Từnhững thực tếthu được khi sản xuất phân lân nung chảy từquặng
apatit loại II, các cán bộkỹthuật Việt Nam cho rằng khi sản xuất với lò
nhỏ, dùng quặng loại II có kích thước nhỏhơn (10 -30mm) sẽít vỡ
vụn hơn như phía bạn dùng loại 10 -70mm, nên có thểsửdụng trực
tiếp quặng loại II cho sản xuất photpho vàng ở quy mô lò nhỏ mà
không cần phải thiêu kết quặng.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính: trầm tích,
macma và guano. Hơn 80% sản lượng quặng photphat trên thế giới là
từ quặng photphat trầm tích.
Thông thường các quặng photphat nguồn gốc macma là quặng apatit,
còn quặng photphat trầm tích đa số là photphorit.
Photphorit được định nghĩa khác nhau tùy theo từng tác giả. Về mặt địa
chất - thạch học, photphorit là một loại đá trầm tích có ít nhất từ 33 đến
50% các khoáng vật canxi photphat thuộc nhóm apatit (Bone
phosphate of Lime, viết tắt là BPL) ở dạng ẩn tinh hoặc vi tinh. Tùy
theo bản chất khoáng vật photphat có trong đá, hàm lượng P2O5 tương
ứng tối thiểu là 12 - 18%. Tuy nhiên, nếu có công nghệ tuyển phù hợp
và kinh tế thì hàm lượng P2O5 trong quặng photphorit có thể chấp nhận
dưới 10%.
Khoáng vật photphat trong đá trầm tích thường có sự biến đổi giữa
floapatit Ca10Â (PO4)6 F2 và cacbonat floapatit hay francolit kèm theo sự
thay thế đồng hình CO2-3 cho PO3-4, ngoài ra Ca2+ cũng có thể được
thay thế bởi Na+, Mg2+ và F- thay thế bởi OH-.
Sự thay thế PO3-4 bằng CO2-3 gây nên những biến đổi đáng kể thông số
tinh quặng a của tinh thể apatit. Khi tỷ số mol CO2-3/PO3-4 tăng từ 0
đến0,3 thì agiảm xuống từ3,7 0 đến3,2 0Ã…. Khi hiện tượng thay
thế PO3-4 bởi CO2-3 tăng lên thì kích thước các tinh thể khoáng vật
photphat sẽ giảm đi và độ hòa tan của chúng trong xitrat và axit sẽ tăng
lên.
Quặng photphat - cacbonat là kiểu quặng photphorit trầm tích khá phổ
biến trên thế giới.
Ngoài ra, còn loại trầm tích cũng có liên quan đến công nghệ làm giầu
là trầm tích có hàm lượng P2O5 cao nhưng chứa sắt và nhôm với thành
phần khoáng là crandallit Ca(Fe, Al)3 (PO4)2 (OH)5 . 3H2O và millisit
Ca (Na, K) (Fe, Al)6 (PO4)4 (OH)9 . 3H2O như các trầm tích ở bồn
Georgina (Queensland, Australia) và Núi Weld (Tây Australia).
Quặng apatit (photphat nguồn gốc macma) thường có kích thước tinh
thể lớn hơn và do công nghệ tuyển có hiệu quả hơn nên có thể sử dụng
quặng chất lượng thấp hơn nhiều so với quặng photphorit trầm tích.
Người ta chia quặng apatit thành các loại quặng giầu (trên 18% P2O5)
trung bình (8 - 18% P2O5) quặng nghèo (5 - 8% P2O5) và rất nghèo (3
- 5% P2O5).
Quặng apatit Lào Cai thực chất là một kiểu metaphotphorit trầm tích
biển nhưng đã bị biến chất. Đây là loại quặng photphat - cacbonat ở
dạng hỗn hợp francolit hoặc floapatit với đolomit. Do biến chất và
phong hóa, francolit biến đổi thành floapatit do mất CO2. Tuy có nguồn
gốc trầm tích nhưng do bị biến chất nên kích thước tinh thể floapatit
của metaphotphorit Lào Cai xấp xỉ bằng kích thước tinh thể floapatit
của quặng apatit - nephelin Khibin (Kola) có nguồn gốc macma và
không có hiệu quả rõ rệt khi nghiền quặng apatit Lào Cai bón trực tiếp
cho cây trồng.
II. TRỮ LƯỢNG VÀ ĐẶC TÍNH QUẶNG PHOTPHAT
Theo số liệu tính trữ lượng quặng photphat, hiện toàn thế giới có trữ
lượng 63,1 tỷ tấn (tính theo P2O5), trong đó 91,6% (57,8 tỷ tấn) là
quặng photphorit và 8,4% (5,3 tỷ tấn) là quặng apatit.
Sơ đồ trên hình 1 giới thiệu sự phân bố trữ lượng quặng photphat ở các
nước chính trên thế giới.
1. Marốc: 60,7%;
2. Mỹ: 8,3%
3. SNG: 4,8%;
4. Sahara: 4,4%
5. Tuynidi: 2,4%;
6. Các nước châu Phi khác: 13,1%
7. Châu Á: 2,7%;
8. Châu Úc: 3,6%
Trữ lượng quặng photphat ở những mỏ đang khai thác có thể sẽ được
tăng lên do mở rộng thăm dò thêm ở các vỉa, sườn quặng, tăng độ sâu
hoặc giảm quy cách quặng để tận dụng các loại quặng nghèo hơn.
Mặt khác, người ta vẫn không ngừng thăm dò, phát hiện thêm các mỏ
mới.
Tại Việt Nam, quặng phốtphát chủ yếu tồn tại ở dạng apatit tại Lào Cai.
Trữ lượng của quặng apatit Lào Cai có thể lên tới trên 1 tỷ tấn. Tuy
nhiên cần được tiếp tục tiến hành thăm dò địa chất để đánh giá lại trữ
lượng. Theo thiết kế của Liên Xô trước đây, khu mỏ Lào Cai được chia
làm 2 phần: Khu đông và Khu Tây.
Như chúng ta đã biết sau khi khai thác hết vỉa quặng loại I đến ranh
giới phong hóa hóa học thì phần dưới ranh giới này là quặng loại II và
loại IV.
Quặng loại II là quặng apatit - cacbonat, quặng loại IV là quặng apatit -
cacbonat - thạch anh, nằm sâu so với mặt đất từ 20 - 30m đến 100 -
150m, có bề dày thay đổi từ 2 đến 15m.
So với quặng loại I thì quặng loại II ít được nghiên cứu về địa chất hơn
nhiều, chỉ có ở khu mỏ cũ Cóc Cáng được thăm dò tỉ mỉ. Chủ yếu mới
đánh giá sơ bộ ở độ sâu cách mặt đất tới 100m và một số lỗ khoan sâu
250m, cá biệt ở lỗ khoan số 510 còn gặp quặng ở cao độ âm 500m. Sau
nhiều năm thăm dò tới nay đã có nhiều ý kiến cho thấy trữ lượng tài
nguyên được đánh giá trước đây là chưa chính xác vì đã dựa vào các số
liệu khoan thăm dò chưa đủ về số lượng lỗ khoan, và mật độ lỗ khoan
thăm dò đúng ra là phải dày hơn tới 2 chục lần so với đã tiến hành.
Quặng apatit loại IV ở khu trung tâm đã được thăm dò tỉ mỉ từ cao độ
+120m trở lên.
Thành phần hóa học chính của quặng apatit loại II và loại IV tại Lào
Cai đã được nghiên cứu về quy luật phân bố từ cao độ trên ± 0 đến -
200m.
Giữa hàm lượng MgO và P2O5 có tương quan tỷ lệ nghịch. Hàm lượng
chất không tan và P2O5 của quặng loại II cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch,
song nhìn chung, hàm lượng chất không tan ít biến đổi theo chiều sâu.
Chất lượng quặng loại II ở Khu giếng đông cao hơn ở Khu Giếng
Tây (bảng 1).
Về đặc tính, quặng apatit loại II Lào Cai cũng tương tự như các quặng
của mỏ đgianutac (vùng Karatan, Cadăctan), Jhamarkotra (Ấn độ),
Guizhou (Trung Quốc). Còn quặng apatit loại IV Lào Cai cũng tương
tự các quặng Mussoorie (Ấn độ), Nam Florida (Hoa Kỳ), Utah (Hoa
Kỳ). Các loại quặng này đều có nguồn gốc trầm tích.
Quặng Jhamarkotra chứa khoảng 35% francolit và 60% dolomit, 3%
quaczit, quặng Guizhou chứa khoảng 48% francolit và 50% dolomit;
quặng Mussoorie chứa khoảng 45% canxit, 35% francolit, 10% quaczit
và 5% dolomit. Quặng Nam Florida chứa tới 60% quartz, khoáng
photphat là francolit, còn dolomit và một ít canxit. Quặng phía tây Hoa
Kỳ - Utah cũng giống quặng Nam Florida, chứa francolit là khoáng
photphat nguyên sinh, canxit và dolomit tạo thành đá cacbonat.
Thành phần hóa học chính của một số loại quặng photphat nghèo trên
thế giới và Việt Nam được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hóa học của một số loại quặng photphat (%)
Tên quặng P2O5 MgO SiO2 CO2 Khoáng vật
đi kèm
Jhamarkotra (Ấn Độ)
Guizhou (Trung Quốc)
Mussoorie (Ấn Độ)
Nam Florida (Hoa Kỳ)
Utah (Hoa Kỳ)
đgianưtac (Cadăctan)
Quặng loại II Lào
Cai (Khu giếng đông)
18,7
22,9
19,9
8,9
24,4
19,7
24,5
10,1
8,0
1,4
1,1
2,0
3,3
3,7
3,3
1,7
13,2
74,5
21,0
25,4
11,3
-
-
38,4
-
-
6,7
12,3
đolomit
đolomit
đolomit, vôi,
silic
đolomit,
silic
đolomit, vôi,
silic
đolomit,
Quặng loại II Lào
Cai (Khu giếng Tây)
Quặng loại III* Lào Cai
Quặng loại IV Lào Cai
20,2
16,5
10,6
6,6
2,1
5,2
10,7
47,5
33,8
14,8
4,5
18,1
silic
đolomit,
canxit, silic
đolomit,
canxit, silic
Thạch anh,
muscovit
Thạch anh,
dolomit,
canxit
* Fe2O3: 2 - 3%; Al2O3: 3 - 4%
III. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG QUẶNG PHOTPHAT
1. Tình hình khai thác quặng photphat
Ở một số nước phát triển công nghiệp photphat là ngành kinh tế rất
được chú trọng. Năm 1988 các nước sản xuất được 164,1 triệu tấn
quặng photphat, từ năm 1960 đến 1990, mức tăng trung bình đạt 3,3%
năm, sau đó bị giảm do sự khủng hoảng ở các nước thuộc Liên Xô cũ,
đến năm 1995 toàn thế giới đạt sản lượng 137,8 triệu tấn (hình 5). Dự
báo đến năm 2040 mức tăng trung bình hàng năm từ 1 đến 2%.
Người ta chia ra làm 3 nhóm nước sản xuất quặng photphat. Nhóm 1
gồm các nước có sản lượng trên 10 triệu tấn/ năm, nhóm 2 gồm những
nước có sản lượng trên 1 triệu tấn/ năm và nhóm 3 là những nước có
sản lượng dưới 1 triệu tấn/ năm.
Theo số liệu năm 1995, nhóm 1 gồm 4 nước: Mỹ, Trung Quốc, Marốc,
SNG sản xuất được 102,415 triệu tấn, chiếm 74,3% sản lượng của thế
giới. Nhóm 2 gồm 9 nước: Tuynidi, Gioocđani, Ixraen, Braxin, Nam
Phi, Tôgô, Xiri, Xênêgan, Ấn độ sản xuất 29,889 triệu tấn, chiếm
21,7% sản lượng thế giới. Nhóm 3 có 16 nước, sản xuất 5,521 triệu tấn,
chiếm 4% sản lượng thế giới (hình 6), gồm các nước: Ai Cập, Angiêri,
Phần Lan, Mexico, Cộng hòa DCND Triều Tiên, Nauru, Việt Nam, đảo
Thiên Chúa Giáng Sinh (Ấn Độ dương), Irắc, Vênêduyela, Dimbabuê,
Pêru, Côlômbia, Srilanca, Pakistan, Australia.
Về sử dụng, số lượng quặng photphat dùng trong nước chiếm 78%, còn
22% dành cho xuất khẩu. Trong đó phần lớn quặng photphat có chất
lượng thấp dùng cho sản xuất ở trong nước, quặng giầu dùng để xuất
khẩu (bảng 2).
Bảng 2. Tỷ lệ quặng photphat dùng trong nước và xuất khẩu *
Loại quặng, % BPL/ % P2O5 Đối tượng sử dụng
£ 65 /
£ 29,7
66 - 68
/
30,2 -
31,1
69 -
72 /
31,6 -
32,9
73 - 77
/
33,4 -
35,2
> 78 /
³ 35,7
Sử dụng trong
nước, %
Xuất khẩu, %
95,9
4,1
86,6
13,4
27,9
72,1
55,3
44,7
59,1
40,9
* Số liệu năm 1995
Hiện nay quặng photphat chủ yếu được dùng để sản xuất phân bón, chỉ
có khoảng 10% dùng để sản xuất các hóa chất kỹ thuật. Trong số 90%
lượng quặng để sản xuất phân bón có tới 75% là chế biến bằng axit
sunfuric, còn 15% chế biến bằng axit nitric hoặc hỗn hợp các axit.
2. Khuynh hướng sử dụng hợp lý quặng photphat và tối ưu hóa cấp
hạt khi tuyển nổi quặng nghèo
Do quặng photphat là tài nguyên không tái tạo lại được nên người ta
phải nghĩ đến việc sử dụng một cách hợp lý nhất để kéo dài thời gian
tồn tại của những trữ lượng đã biết. Đó là công việc không những của
các nhà kỹ thuật mà là cả của các nhà quản lý vĩ mô.
Cho đến nay những khuynh hướng chính về sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên quý giá này là:
- Mở rộng tiêu chuẩn chất lượng quặng phù hợp với các đối tượng sử
dụng. Điều này đồng nghĩa với việc đưa ra nhiều chủng loại quặng
thích hợp với các phương pháp chế biến hóa học khác nhau. Theo đó
người ta giảm tiêu chuẩn về độ mịn đối với quặng dùng để sản xuất axit
photphoric trích ly, ngược lại, lại tăng tiêu chuẩn về độ mịn đối với
quặng dùng để sản xuất supephotphat đơn, supephotphat kép; tăng tiêu
chuẩn về lượng tạp chất đối với quặng dùng sản xuất axit photphoric
trích ly.
- Dùng quặng giầu để sản xuất axit photphoric trích ly, sau đó dùng axit
này để phân giải quặng nghèo để sản xuất dimonocanxi photphat.
- Quặng chất lượng thấp không dùng sản xuất diamoni photphat (DAP)
được thì đem dùng để sản xuất supephotphat giầu.
- Trộn quặng giầu với quặng nghèo để được loại quặng có tỷ lệ tạp chất
nhất định đáp ứng yêu cầu chế biến hóa học.
- Dùng vi sinh vật để phân giải hợp chất chứa lân có trong quặng nghèo.
- Lựa chọn công nghệ làm giầu thích hợp với thành phần khoáng vật
của từng loại quặng và sử dụng hợp lý các khoáng đi kèm.
đây là các hướng cơ bản và hiện tại người ta đang phát triển không
ngừng các hướng mới. Tùy theo từng loại quặng, có thể áp dụng những
phương pháp làm giầu riêng như: sàng, rửa, đãi, tuyển từ, tuyển tĩnh
điện, xử lý nhiệt (nung), tuyển nổi, xử lý hóa học, hoặc kết hợp các
phương pháp nêu trên.
Ở Nga, quặng apatit - nephelin không những là nguyên liệu cho sản
xuất phân lân mà còn để sản xuất nhôm, xôđa, kali, xi măng, flo, stronti
và các nguyên tố đất hiếm khác.
Còn quặng Kovđor là quặng manhetit - apatit, chứa trung bình 7,0 -
7,8% P2O5, sau khi tách từ ướt, nâng lên 7 - 13% P2O5 rồi cô đặc và
khử slam loại 0,044mm trong xyclon thủy lực, bã được nghiền đến (40
- 42%) - 0,074mm, khử slam loại 0,01mm rồi tuyển nổi. Tinh quặng
apatit Kovdor có hàm lượng flo thấp, dưới 1%.
Ở mỏ Phalabowa ở Nam Phi có 3 dạng quặng chứa apatit: piroxen,
phoskorit và cacbonatit (7,0 - 11,5% P2O5), ngoài khoáng có ích là
apatit, quặng còn chứa manhetit và đồng sunfua. Cả 3 kiểu quặng được
làm giầu theo những công đoạn riêng: tuyển nổi đồng sunfua và tách từ
đối với manhetit, sau đó tuyển nổi photphat. Nhờ sơ đồ công nghệ hợp
lý người ta sản xuất được 6 loại tinh quặng apatit từ 36 đến 40% P2O5.
Ở Braxin có 7 xí nghiệp công suất từ 500 đến 1100 ngàn tấn/ năm tinh
quặng. Người ta làm giầu quặng cacbonat apatit có thành phần khoáng
hỗn tạp gồm apatit, canxit, dolomit, manhetit và mica. Quặng được
nghiền đến 0,3mm, sau khi tách từ, khử slam loại 0,02mm rồi tuyển nổi
khoáng photphat. Đuôi thải dùng sản xuất xi măng pooclăng hoặc để
cải tạo đất.
Ở Phần Lan, mỏ Silinhavi khai thác quặng apatit nghèo 4 - 5% P2O5.
Thành phần khoáng apatit 10%, canxi và dolomit 20%, mica 65%,
khoáng silicat khác 5%. Tinh quặng thu được chứa 35 - 36% P2O5, ở
dạng bánh có độ ẩm 8%, dùng để sản xuất axit photphoric trích ly, đuôi
thải dùng để sản xuất canxit bón ruộng và sản xuất mica.
Ở mỏ đoron (Dimbabuê) người ta khai thác quặng apatit với tạp chất là
manhetit, chứa 4 - 13% P2O5 (trung bình 8% P2O5). Người ta tuyển
bằng cách rửa, đập chọn lọc, tách từ và tuyển nổi phần không có từ tính.
Phần này được nghiền đến -0,18mm, khử slam đến 0,04mm. Trước đây
người ta sản xuất loại tinh quặng chứa đến 41% P2O5, hiện nay giảm
xuống còn 35%.
Đối với những quặng photphat chứa cacbonat và silic (bảng 1) người
ta áp dụng 2 chế độ tuyển: tuyển nổi cacbonat và tuyển nổi
photphat (Đối với quặng chứa nhiều silic). Thí dụ quặng
Jhamarkotra (Ấn Độ) và Guizhou (Trung Quốc) được áp dụng công
nghệ tuyển nổi cacbonat đơn dùng axit béo làm chất tập hợp và cùng
với chất tạo bọt, dùng các axit khoáng để duy trì pH = 3,5 - 4,5. Tinh
quặng đạt 34 - 38% P2O5, 0,8 - 1% MgO, hệ số thu hồi tới 70 - 90%.
Đối với quặng chứa nhiều silic như quặng ở Nam Florida và Tây Hoa
Kỳ (tương tự quặng loại IV Lào Cai) còn thêm một bước tuyển
photphat để tách silicat. Tinh quặng chứa 29 - 30% P2O5, 0,8 - 1%
MgO, 12% chất không tan. Thực thu P2O5 đạt 75 và 89% tương ứng.
Tính chọn lọc khi tuyển nổi cacbonat/ photphat cho thấy với những
quặng chứa đolomit, phạm vi pH thích hợp là từ 3,5 - 4,5, đối với
quặng chứa nhiều canxit pH thích hợp là 5,0 - 5,5. Điều đó chứng tỏ
tính phản ứng của canxit với axit mạnh hơn so với dolomit.
Quặng Karatau có hàm lượng P2O5 thấp (21 - 22%) sau khi khai thác
được đập, nghiền rồi qua tuyển nổi theo hai giai đoạn để nâng hàm
lượng P2O5 lên 28 - 29%. Giai đoạn tuyển nổi cacbonat dùng axit
photphoric để điều chỉnh pH môi trường, sau đó tuyển nổi photphat.
Sau này người ta đã nghiên cứu tuyển nổi kết hợp tuyển huyền phù.
Về tuyển nổi apatit loại II và loại IV Lào Cai: Trong công trình hợp tác
nghiên cứu giữa Công ty Thiết kết Mỏ Hóa chất (Việt Nam) và Viện
Nghiên cứu nguyên liệu Khoáng hóa (Liên bang Nga) các nhà nghiên
cứu đã thử nghiệm áp dụng chế độ tuyển ngược để tuyển nổi các
khoáng cacbonat trong môi trường axit photphoric (pH ~ 5), chất tập
hợp là axit béo và đã cho kết quả tốt. Với mẫu quặng ở Mỏ Cóc (Khu
giếng đông) sau tuyển nổi tinh quặng chứa 34,75% P2O5, 1,95% MgO,
thực thu P2O5 đạt 81,1%. Nếu thêm công đoạn tuyển tinh cation sử
dụng thuốc tập hợp amin, có thể nâng hàm lượng P2O5 lên 37,5%.
Còn theo sơ đồ tuyển nổi thuận, tinh quặng chỉ đạt 34,3% P2O5, 2,4%
MgO với mức thực thu P2O5 là 77,1%.
Đối với mẫu quặng ở Khu giếng Tây, hiệu quả tuyển nổi thấp hơn. Khi
áp dụng công nghệ tuyển nổi ngược, tinh quặng thu được chứa 26,6%
P2O5, 2,8% MgO, thực thu P2O5 là 75,6%. Theo chế độ tuyển thuận,
tinh quặng đạt 30,4% P2O5, 3,4% MgO, thực thu P2O5 là 59,2%.
Nếu kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi có thể cho hiệu quả kinh tế
hơn.
Theo phương án tuyển trọng lực một giai đoạn, từ mẫu quặng ở Khu
giếng đông, khi kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi ngược thu được
tinh quặng chứa 34,9% P2O5, 1,4% MgO, thực thu P2O5 là 81,7%. Đối
với quặng ở Khu giếng Tây người ta thu được tinh quặng chứa 30,5%
P2O5, 3,5% MgO, thực thu P2O5 đạt 79,6%.
Theo phương án tuyển trọng lực hai giai đoạn sẽ thu được hai loại sản
phẩm là cấp tỷ trọng nặng và tinh quặng tuyển nổi.
Từ mẫu quặng Khu giếng đông người ta thu được sản phẩm gồm cấp tỷ
trọng nặng chứa 32,1% P2O5, 3,7% MgO, thực thu P2O5 46,7% và tinh
quặng tuyển nổi chứa 32,3% P2O5 , 1,9% MgO, thực thu P2O5 là 38,9%.
Còn từ mẫu quặng Khu giếng Tây cho sản phẩm gồm cấp tỷ trọng nặng
31,4% P2O5, 3,6% MgO, thực thu P2O5 31,6% và tinh quặng tuyển nổi
chứa 28,3% P2O5, 3,8% MgO, thực thu P2O5 đạt 50,5%.
Đối với các mẫu quặng IV khi tuyển nổi người ta thu được tinh quặng
chất lượng thấp hơn, chỉ đạt khoảng 14 - 20% P2O5, thực thu P2O5 đạt
25 - 42%. Khi tuyển trọng lực có thể nhận được các sản phẩm giầu
hơn: 24,5% P2O5, 5,8% MgO, thực thu P2O5 đạt 53,8%.
Ngoài những phương pháp tuyển nổi đã nêu trên, chúng tôi muốn đề
cập đến phương pháp tuyển nổi quặng apatit chứa nhiều sắt và nhôm,
có liên quan đến quặng apatit loại III Lào Cai.
Như ở phần đầu đã giới thiệu, với quặng photphat ở Núi Weld (Tây
Australia) có thành phần khoáng là crandallite, nếu theo chế độ tuyển
nổi dùng thuốc tập hợp anion, chất tạo bọt và chất đè chìm natri silicat
thì cũng có thể nâng hàm lượng P2O5 trong tinh quặng từ 18% lên 36%,
nhưng rất khó tách sắt. Để giải quyết vấn đề này người ta đã trộn axit
béo và chất tạo bọt để tuyển nổi tách sắt ở pH 9,8. Tác nhân đè chìm
chọn lọc của natri silicat được hiệu chỉnh cho phù hợp bằng cách thay
đổi tỷ lệ Na : Si hoặc trộn natri silicat với muối kim loại đa hóa trị. Thí
dụ:
- Khi tuyển thô, pH 11 (Na : Si = 3,3)
- Tuyển vét, pH 11
- Hai giai đoạn tuyển tinh, pH 8,8 (dùng muối canxi silicat Ca : Si =
0,4)
Phối hợp hai giai đoạn tuyển tinh cho sản phẩm đạt 38,6% P2O5, tỷ
lệ P2O5 / Fe2O3 + Al2O3 = 13,7 (theo tiêu chuẩn phải lớn hơn 10). Thu
hồi P2O5 tới trên 80%.
Thu hồi apatit có thể nâng cao hơn nếu nghiền quặng đến kích thước
90% qua sàng 105 àm và khử slam (vì hạt quá mịn có bề mặt lớn sẽ
hấp phụ và tiêu hao nhiều thuốc tập hợp). Còn chế độ tuyển nổi nữa,
tương tự cũng được áp dụng, nhưng có bổ sung thêm ete glucol để phân
tán và đè chìm gơtit (sắt oxit). Theo chế độ này thu hồi P2O5 tới 85%,
hàm lượng Fe2O3 trong tinh quặng giảm tới 0,9%.
Khi dùng nước cứng trong quá trình tuyển nổi sẽ có ảnh hưởng đến quá
trình do nước cứng phản ứng với natri silicat và làm giảm tác dụng của
chất tạo bọt, vì vậy người ta phải bổ sung thêm polysacarit để ổn định
chất tạo bọt.
Ở Udơbekistan có quặng photphat Trung - Kưzưcum với thành phần
khoáng đi kèm chủ yếu là canxit. Quặng nguyên khai chứa 17% P2O5,
0,83% MgO, 15% CO2 chủ yếu từ canxit. Người ta làm giầu bằng cách
rửa. Sau rửa, tinh quặng đạt 24% P2O5, 9,1% CO2, 0,83% R2O3. Nếu
đem nung, tinh quặng sẽ chứa 25% P2O5, 1,3% CO2, đạt yêu cầu cho
sản xuất supephotphat đơn.
Khi chế biến bằng axit sunfuric thì yêu cầu về thành phần tạp
chất (Fe2O3, Al2O3, MgO) rất chặt chẽ. Thí dụ trong sản xuất axit
photphoric trích ly không cô đặc, yêu cầu hàm lượng P2O5 trong quặng
photphat không được nhỏ hơn 28%, tỷ lệ Fe2O3/ P2O5 không lớn hơn
0,08 và tỷ lệ Fe2O3 + Al2O3/ P2O5 không lớn hơn 0,12. Khi Fe2O3/
Al2O3 bằng 2 : 1, CO2/ P2O5 không lớn hơn 0,08. Khi sản xuất axit
photphoric cô đặc người ta còn giới hạn tỷ lệ MgO/ P2O5 không lớn
hơn 0,07. Trong công nghệ sản xuất axit photphoric trích ly tiên tiến có
thể dùng những loại quặng photphat có nhóm hạt +0,16mm tới 20%
hoặc lớn hơn nữa, nhưng không có những hạt có kích thước micromet.
Ngược lại, đối với sản xuất supephotphat cần tinh quặng -0,1mm. Khi
chế biến quặng apatit bằng axit nitric thì yêu cầu về chất lượng quặng
có thể giảm hơn: hàm lượng P2O5 trong quặng không nhỏ hơn 24%, tỷ
lệ Fe2O3/ P2O5 không lớn hơn 0,15.
Vấn đề tối ưu hóa chất lượng tinh quặng photphat cho những mục đích
sử dụng khác nhau sẽ tạo khả năng nâng cao thu hồi P2O5 hàng hóa khi
làm giầu quặng và tăng sản lượng tinh quặng cho sản xuất.
Số liệu trong bảng 3 phản ánh những chỉ tiêu cơ bản về điều kiện tuyển
nổi, chất lượng tinh quặng và khối lượng sản phẩm ở một số
nước (năm 1998).
Từ những thí dụ nêu trên thấy rằng hàm lượng P2O5 và độ hạt cần thiết
của tinh quặng được xác định trước tiên bởi thành phần vật chất của
quặng, (trong đó chủ yếu là mức độ xâm nhiễm của các khoáng) và tính
năng kỹ thuật của thiết bị, chủ yếu là máy tuyển nổi.
Thí dụ, khi tuyển nổi hỗn hợp quặng ở mỏ Phalaborwa (Nam Phi)
người ta gia công tinh quặng apatit với cấp hạt lớn. Khi nạp vào máy
tuyển Wemko có thể tích 23m3, quặng có độ hạt + 0,425mm không lớn
hơn 16%, tương ứng với điều kiện bóc kết hạch khoáng apatit, nên
lượng tinh quặng sản phẩm hàng hóa có kích thước + 0,15mm vượt trên
30%.
Dùng loại tinh quặng thô này để sản xuất axit photphoric theo công
nghệ dihidrat ở các nhà máy Richards Bay và Fedmis
Phalaborwa (Nam Phi), ở Riene (Pháp) đạt hiệu quả cao, mức thu hồi
đạt 95 - 96%.
Kết cấu thiết bị của quá trình sản xuất do hãng Pragon Rupel và Rhone
Poulanc/ Speichim (quy trình DIPLO) thiết kế. Theo trường hợp ở
Nam Phi, sự phân giải quặng photphat xảy ra trong thiết bị trích ly
vuông nhiều ngăn, bùn phản ứng chảy tràn từ ngăn này sang ngăn khác.
Trường hợp ở Pháp, thiết bị trích ly là hai bình hình trụ.
Ở Nga nhờ những giải pháp kỹ thuật tối ưu hóa sự phân phối dòng chảy
tại khâu phân giải và nạp ướt tinh quặng apatit, chế độ sunfat hai zôn là
những tiền đề để chuyển sang sử dụng tinh quặng apatit thô hơn trong
sản xuất axit photphoric trích ly.
Để đạt được sự tách hoàn toàn khoáng apatit và tiến hành quá trình
tuyển nổi trong điều kiện tối ưu, chỉ cần nghiền quặng đến độ hạt +
0,15mm (25 - 28%). Sau khi tuyển nổi tinh quặng chứa khoảng 20%
cấp hạt + 0,16mm. Năng suất máy nghiền tăng 23%, chất lượng tinh
quặng không thay đổi, thực thu P2O5 tăng 1 - 2%.
Trong điều kiện sản xuất tinh quặng apatit tiêu chuẩn có lượng hạt trên
sàng 0,16mm là 11,5% đã giảm được lượng bi thép 20%, thuốc tuyển
30%, điện 10% và nước tăng 20%. Giá thành phân xưởng của tinh
quặng giảm 13,5%. Nếu chuyển sang chế độ có cấp hạt còn lại trên
sàng 0,16mm đến 20% thì giá thành phân xưởng có thể giảm 20% do
giảm tiêu hao trong công đoạn khử nước.
3. Một số hướng cụ thể sử dụng quặng photphat nghèo
3.1. Sử dụng trực tiếp quặng photphat nghèo làm phân bón
3.1.1. Sản xuất supephotphat giầu
Trước đây ở Udơbekistan người ta sản xuất amôphot từ quặng
photphorit Karatau, do quặng nghèo (25,13% P2O5), mođun CaO :
P2O5 cao tới 1,59 dẫn đến tiêu hao nhiều axit sunfuric và tăng lượng bã
thải photphogip. Ngoài ra do nhiều tạp chất cacbonat sinh nhiều bọt khi
sản xuất axit photphoric trích ly, lượng chất không tan lớn nên khó lọc,
tạp chất magie làm giảm tính chất lý hóa học của axit sản phẩm.
Chi phí sản xuất 1 tấn P2O5 ở dạng axit photphoric trích ly từ quặng
photphorit Karatan nguyên khai đắt gấp 2 lần khi sản xuất từ tinh quặng
apatit Khibin. Vì vậy amôphot của Udơbekistan không cạnh tranh được
với thị trường bên ngoài.
Chính vì lẽ đó người ta phải nghĩ cách tổ chức sản xuất supephotphat
giầu ngay trên những thiết bị sản xuất amophôt. Axit photphoric trích
ly dùng để sản xuất supephotphat giầu với tỷ lệ H2SO4 : H3PO4 = 1,4 : 1,
tổng lượng axit bằng 120% so với lượng tính lý thuyết. Bùn được trung
hòa bằng amoniăc rồi sấy khô. Sản phẩm dạng hạt có thành phần hóa
học sau (%): 32,3 P2O5 tổng, 31,5 P2O5 hữu hiệu, 25,6 P2O5 tan trong
nước, 19,5 SO3, 18,5 CaO tổng, 14,5 CaO hữu hiệu.
Người ta đã tính rằng sản xuất supephotphat giầu giảm tiêu hao axit
sunfuric cho 1 đơn vị P2O5 từ 18 - 20% so với sản xuất amophốt; giảm
lượng photphogip thải 35 - 45%.
3.1.2. Sản xuất phân lân dạng đimonocanxi photphat
Ở CHLB Nga trước đây dạng phân lân đơn chủ yếu là supephotphat
kép. Sản xuất supephotphat kép gồm 2 giai đoạn: ở giai đoạn 1 người ta
điều chế axit photphoric trích ly từ tinh quặng apatit Khibin; trong giai
đoạn 2 dùng axit này để phân giải tinh quặng photphorit, chủ yếu là
photphorit Kingitsep chứa 28% P2O5.
Nhưng ở CHLB Nga còn lượng lớn quặng photphorit chất lượng thấp
chưa được sử dụng với số lượng dự báo là 860 triệu tấn P2O5. Trong đó
dạng kết hạch chứa hàm lượng trung bình 11,4% P2O5 lại chiếm tới
77% trữ lượng các loại quặng photphorit; dạng biến chất trao đổi tàn dư
chứa 15,1% P2O5 chiếm 14% trữ lượng.
Khi làm giầu các loại quặng này chỉ thu được tinh quặng chứa 19 - 23%
P2O5 và nhiều tạp chất oxit sắt, nhôm, không thích hợp để sản xuất
supephotphat đơn và kép.
Để sử dụng được những loại quặng photphorit này người ta đưa ra
phương án sản xuất loại phân bón mới đimonocanxi photphat (ĐMCP)
theo công nghệ không thùng hóa thành. ĐMCP là hỗn hợp chủ yếu của
hai muối monocanxi photphat và đicanxi photphat có đặc tính nông hóa
tương tự supephotphat kép, chứa 43 - 44% P2O5 hữu hiệu.
Khi sản xuất ĐMCP với hàm lượng 43% P2O5 hữu hiệu thì chi phí đầu
tư và vận hành, lưu thông và sử dụng của một đơn vị khối lượng vật lý
tương tự supephotphat kép.
Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là:
- Thay thế một phần P2O5 của axit photphoric đất tiền bằng P2O5 của
nguyên liệu photphat rẻ tiền hơn với mục đích giảm đáng kể giá thành
cho 1 đơn vị P2O5 hữu hiệu trong phân bón.
- Sử dụng được loại tinh quặng photphat chất lượng thấp, với trữ lượng
lớn ở nước cộng hòa.
Điểm khác nhau của ĐMCP và supephotphat kép ở chỗ: trong ĐMCP
tỷ lệ P2O5 tan trong nước với P2O5 hữu hiệu chỉ khoảng 50%, trong khi
ở supephotphat kép là từ 85 đến 95%. Người ta đã nghiên cứu đặc tính
nông hóa của cây trồng và nhận thấy trong giai đoạn phát triển ban đầu
cây trồng hấp thụ lượng P2O5 hòa tan trong nước, sau đó có thể hấp thụ
được cả P2O5 tan trong xitrat. Điều này càng có ý nghĩa với điều kiện
khí hậu ở nước ta, phân bón ở dạng hòa tan trong nước thường bị rửa
trôi trước tiên.
Sản xuất ĐMCP có thể giảm được 20 - 25% lượng axit photphoric so
với supephotphat kép.
Hình 7 biểu diễn sự phân giải Ca3 (PO4)2 của nguyên liệu photphat
bằng H3PO4 với tỷ lệ P2O5 axit/ P2O5 nguyên liệu cho 1 tấn P2O5 sản
phẩm thay đổi từ 0 đến 1. Khi tỷ lệ P2O5 axit/ P2O5 nguyên liệu bằng 1 :
2 (0,33) thì sản phẩm thu được là đicanxi photphat CaHPO4, khi tỷ lệ
này bằng 2 : 1 (0,66) sản phẩm là monocanxi photphat (Ca(H2PO4)2,
tương tự sản phẩm supephotphat kép. Khoảng giữa của hai sản phẩm
này với tỷ lệ từ 0,33 đến 0,66 là đimonocanxi photphat, rõ rệt nhất là
khi tỷ lệ P2O5 axit/ P2O5 nghiện bằng 1 : 1 (0,5).
Tùy theo lượng axit photphoric trích ly dùng cho sản xuất người ta thu
được những sản phẩm với chất lượng khác nhau, gồm 5 loại: loại cao
cấp chứa 40% P2O5 hữu hiệu, loại 1 - 34%, loại 2 - 30%, loại 3 - 22%,
loại 4 - 18%.
Để có con số so sánh trực quan có thể tham khảo các số liệu sau đây:
Chi phí sản xuất và sử dụng đMCP được sản xuất từ quặng photphoric
Asin (22,5% P2O5) chứa 31,5% P2O5 hữu hiệu là 6.930 rúp/T P2O5 hữu
hiệu. Với sản phẩm chứa 43% P2O5 hữu hiệu - 7.080 rúp/ T P2O5 hữu
hiệu. Đối với quặng photphorit Viascơ - Camscơ (23,15% P2O5) khi sản
xuất đMCP chứa 43% P2O5 hữu hiệu, chi phí sản xuất và sử dụng là
7.090 rúp/ T P2O5 hữu hiệu. Đối với photphorit Egorep - 7.040 rúp/ T
P2O5 hữu hiệu. Trong khi sản xuất supephotphat kép từ photphorit
Kigicep - 7.840 rúp/ T P2O5 hữu hiệu. Nghĩa là hiệu quả kinh tế đạt
khoảng 800 rúp/ T P2O5 hữu hiệu.
3.2. Trộn quặng nghèo với quặng giầu
Ở Trung Quốc, trữ lượng quặng photphat chất lượng thấp cũng rất lớn,
người ta đã phải sản xuất supephotphat đơn từ những loại quặng chứa
26 - 28% P2O5.
Trong sản xuất supephotphat đơn, lượng các tạp chất trong quặng
photphat nguyên liệu cần phải đảm bảo như sau: MgO/ P2O5 < 5 - 8%,
R2O3/ P2O5 < 8 - 12%.
Bảng 4 nêu thành phần hóa học của một số loại quặng apatit của Trung
Quốc.
Bảng 4. Thành phần hóa học của một số quặng apatit Trung Quốc
Thành phần Tên
mỏ
P2O5 Fe2O3 Al2O3 MgO MnO CaO SiO2 F SO4 CO2
Vân
Nam
Miên
Triển
Túc
Thông
30,00
30,41
24,84
0,81
0,41
3,41
0,24
0,71
2,38
3,85
4,00
0,73
-
0,67
0,14
46,91
50,16
33,46
4,11
0,30
20,45
2,66
3,35
2,72
-
0,20
0,23
9,88
11,84
0,14
Muốn sử dụng được quặng Túc Thông người ta phải trộn với quặng
Miên Triển theo tỷ lệ 1 : 1 để được loại quặng phù hợp với yêu cầu nêu
trên (bảng 5).
Bảng 5. Thành phần hóa học của hỗn hợp quặng apatit
P2O3 Fe2O3 Al2O3 MgO MnO CaO SiO2 F SO4 CO2
27,63 1,91 1,54 2,36 0,40 41,81 10,38 3,03 0,21 5,99
3.3. Sản xuất photpho vàng
Khi khai thác khoáng sàng Karatau dạng cacbonat apatit tương tự
quặng apatit II Lào Cai, người ta chia ra làm 5 loại nguyên liệu chính:
1. Quặng photphorit giầu (> 28,7% P2O5) được nghiền thành bột để
chế biến theo phương pháp axit.
2. Quặng photphorit trung bình (23 - 28,7% P2O5) dùng để sản xuất
photpho vàng.
3. Quặng photphorit nghèo (15 - 23% P2O5) được trộn với quặng trung
bình để sản xuất photpho vàng.
4. Quặng photphat - silic (10 - 15% P2O5, 40 - 55% SiO2) tương tự
quặng apatit loại IV Lào Cai, cũng dùng để trộn với quặng trung bình
cho sản xuất photpho vàng.
5. Đá silic được sử dụng làm chất trợ dung trong sản xuất photpho vàng.
Việc đưa vào sử dụng công nghiệp toàn bộ nguyên liệu quặng photphat,
photphat silic và đá silic đã làm phong phú thêm tài nguyên của vùng
mỏ và tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, chi phí về điện năng và nguyên liệu chiếm gần
80% giá thành của photpho vàng. Để nâng cao chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
trong sản xuất, cần chuẩn bị nguyên liệu cho tốt. Các sơ đồ công nghệ
sản xuất photpho vàng chỉ khác nhau về phương pháp chuẩn bị nguyên
liệu.
Yêu cầu chủ yếu đối với nguyên liệu là đồng đều về kích thước hạt, về
thành phần khoáng và tính chất cơ lý. Trong thực tế sản xuất người ta
áp dụng 3 sơ đồ chuẩn bị nguyên liệu như sau: sấy hoặc nung quặng
cục kích thước 10 - 70mm; thiêu kết quặng có kích thước 0 - 10mm và
vê viên rồi thiêu kết quặng bột kích thước 0 - 0,074mm.
Trước đây nhà máy Quybisep ở thành phố Toliati (Nga) là nhà máy
duy nhất sản xuất photpho ở Nga dùng quặng photphorit Karatau làm
nguyên liệu, sau này do tình hình kinh tế không ổn định, việc khai thác
quặng bị giảm sút, người ta phải nghiên cứu sử dụng tinh quặng apatit
Kovdor và tận dụng loại photphorit dưới sàng còn tồn đọng khi sản
xuất photpho trong thời gian trước với lượng gần 3 triệu tấn.
Người ta đã nghiên cứu thiêu kết quặng photphat trong lò quay. Kết
quả thu được tốt nhất là khi bổ sung vào nguyên liệu quặng photphat
0,5 - 0,7% tinh quặng apatit Kovdor hoặc photphorit chứa > 27% P2O5,
0,1 - 0,2% cacbon (than) cho mỗi phần trăm của nhóm 0 - 0,5mm
trong khối nguyên liệu 0 - 10mm.
Phương pháp tạo viên và thiêu kết quặng đã làm giảm đáng kể bụi của
khí lò, giảm nhiệt độ bắt đầu thăng hoa photpho đồng thời giảm hệ số
tiêu hao nguyên liệu và điện năng so với dùng quặng cục (bảng 6).
Bảng 6. So sánh đặc điểm quá trình trong lò điện khi thay đổi nguyên
liệu vào lò
Nhiệt độ quá trình thăng
hoa, oC
Nguyên liệu
Bắt đầu Kết thúc
Thu hồi
P4
10-3 kg
Lượng
bụi
10-3
kg/m3
Tạo viên
MK = 0,85
MK = 0,93
MK = 1,01
Quặng đzantac (vùng
Karatau) nguyên khai
1280
1260
1280
1410
1390
1350
1400
1540
38
42
38
43
2,4
2,6
2,7
5,6
SiO2
MK: chỉ số axit của xỉ lò = ---------
CaO
Bảng 7. So sánh chỉ tiêu của lò điện khi dùng quặng cục và quặng vụn
thiêu kết
Chỉ tiêu Tạo viên
và
thiêu kết
Quặng cục
Tralactan (Karatau)
Tiêu hao
Nguyên liệu photphat (khô, đã sàng)
T/T P4
Quaczit tính theo 95% SiO2, T/TP4
Than cốc 84% C, T/T P4
điện cho lò, MWh/ T P4
Photphat vụn qua sàng, %
Vật liệu ra
Xỉ T/T
Ferophotpho T/T
Bụi tĩnh điện T/T
P4
Khí lò m3/T
8,3
3,3
1,54
14,4
17,0
9,5
0,18
0,47
2850
85,7
12,4
1,7
1,75
18,24
7,3
12,4
0,08
0,74
4250
88,1
Photpho, %
Công suất làm việc của lò MW
Năng suất lò, T/h
Nhiệt độ cửa ra từ lò, oC
Hàm lượng P2O5 trong xỉ, %
Chỉ số axit của xỉ
Chất lượng sản phẩm
Photpho (P4), %
Asen (As), %
26,2
1,82
200 - 400
1,9
0,8
99,94
0,006 -
0,007
25,2
1,38
220 - 280
1,4
0,77
99,8
0,019 - 0,025
3.4. Sử dụng vi sinh vật để phân giải quặng photphat
Ngoài những phương pháp hóa học chế biến quặng apatit thành phân
bón, người ta còn dùng vi sinh vật để chuyển phần lân khó hòa tan
thành dạng hữu hiệu. Sản phẩm của quá trình chế biến quặng photphat
thông qua công nghệ sinh học được gọi là phân lân vi sinh.
Người ta có thể dùng những chủng vi sinh vật trực tiếp phân giải
photpho khó hòa tan như chủngBacillus, Pseudomonas, Candida,
Penicillium... hoặc dùng những chủng vi sinh vật có khả năng oxi hóa
lưu huỳnh để sinh ra axit tự do làm tác nhân hòa tan quặng photphat.
Trong quá trình hoạt động vi sinh vật còn sinh ra các enzim có tác dụng
kích thích sinh trưởng cây trồng.
Ở Braxin người ta trộn quặng photphat với lưu huỳnh và dùng chủng
Thiobacillus Thioxidaus để điều chế sản phẩm gọi là Biosuper. Hiệu
quả của loại phân bón này cao hơn bột photphorit 10 - 20%. Khi dùng
quặng photphat Gafsa mức độ oxi hóa đạt 26 - 30%, cho sản phẩm
chứa P2O5 tan trong nước cao và hiệu lực của phân bón xấp xỉ hiệu lực
của supephotphat kép.
Ở nước ta, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam đã tuyển chọn được 3
chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân, mức độ chuyển hóa lân
trong quặng apatit đã đạt 7 - 11%.
Năm 2001, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã giao cho Viện Hóa
học Công nghiệp chủ trì đề tài Nghiên cứu thăm dò điều chế phân lân
vi sinh từ quặng apatit nghèo.
Trong quá trình nghiên cứu đã dùng chủng vi khuẩn thuộc
nhómThiobacillus. Kết quả cho thấy sau 9 tuần hiệu suất hòa tan quặng
apatit loại III Lào Cai đạt 48,69%, sau 12 tuần đạt 50,02%, trong khi ở
mẫu đối chứng không dùng chủng vi sinh vật cho kết quả tương ứng là
11,37% và 15,62%.
Như vậy kết quả bước đầu là rất khả quan, cần được tiếp tục tiến hành
nghiên cứu ở quy mô lớn hơn.
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG QUẶNG APATIT NGHÈO
LÀO CAI
1. Đối với quặng apatit nghèo ở tầng phong hóa
Năm 1987 trong một công trình nghiên cứu, tác giả Lê Thanh Sơn sau
khi phân tích sự biến đổi hàm lượng P2O5 của quặng apatit loại I, và
loại III và thấy ở ranh giới giữa các thân quặng có tồn tại một lớp
quặng tương đối giầu (24 - 28% P2O5) với bề dầy đáng kể mà trước đây
tính vào quặng loại III. Tác giả đã xác định lại ranh giới quặng loại I
theo các phương án hàm lượng biên 22%, 23%, 24%, 26% và 28%
P2O5 và rút ra kết luận: hàm lượng biên tối ưu là 24% P2O5.
Như vậy bề dầy của vỉa quặng sẽ tăng lên. Theo tính toán với hàm
lượng biên 24% P2O5, đối với khu có một vỉa quặng loại I trữ lượng
quặng sẽ tăng 32,75%; khu vực có hai vỉa quặng trữ lượng quặng sẽ
tăng 82,83% so với phương án hàm lượng biên 28% P2O5.
Tác giả cũng đã tính toán hàm lượng trung bình của vỉa 1 (KS5) là
34,02%, của vỉa 2 (KS6) là 31,31%. Nếu tính đến trị số nghèo quặng
10% trong khai thác thì hàm lượng P2O5 trong quặng tương ứng là
32,92% và 30,48%.
đề xuất này gợi mở một giải pháp sử dụng được loại quặng có chất
lượng thấp hơn quặng loại I nhưng lại giầu hơn quặng loại III để sản
xuất supephotphat.
Về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng về mặt kinh tế,
theo chúng tôi cần được tính toán kỹ lưỡng hơn, với lý do như sau:
- Khi dùng quặng apatit với chất lượng ~ 30% P2O5 để sản xuất đại trà,
supephotphat sẽ có hàm lượng P2O5 hữu hiệu thấp hơn tiêu chuẩn đã
đăng ký.
- Chúng ta còn phải vận chuyển quặng apatit vào Long Thành với
quãng đường hơn 1500 km, xét về mặt kinh tế vận chuyển quặng chất
lượng thấp hơn là không có lợi.
Năm 2002 Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã giao cho Viện Hóa học
Công nghiệp và Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm Thao nghiên
cứu sản xuất supephotphat từ quặng apatit chất lượng thấp 28 - 30%
P2O5.
Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy quặng apatit chất
lượng thấp (28 - 30% P2O5) hoàn toàn có thể dùng để sản xuất
supephotphat.
Khi dùng tiêu chuẩn axit H2SO4 100% so với tính lý thuyết để phân giải
quặng apatit, nồng độ axit 57 - 59%, thời gian ủ ở kho chỉ cần 10 ngày,
thì nhận được sản phẩm supephotphat chứa 14,5% P2O5 hữu hiệu thích
hợp cho sản xuất phân bón hỗn hợp NPK hàm lượng thấp (5 - 10 - 3).
Nếu muốn nâng cao hàm lượng P2O5 hữu hiệu trong supephotphat theo
tiêu chuẩn TC P01-2001 hoặc TCVN 4440 - 87 chỉ cần bổ sung thêm
một lượng phân monoamoniphotphat (MAP) với lượng 5 - 5,5kg/100kg
quặng vào khâu nghiền quặng hoặc vào thùng trộn quặng với axit
H2SO4.
để thực hiện giải pháp này, Công ty Apatit Việt Nam nên khai thác hai
loại quặng apatit nguyên khai: loại chứa 32 - 33% P2O5 để sản xuất
supe thương phẩm bình thường và chuyển đi Long Thành; loại quặng
chứa 28 - 30% P2O5 chỉ để điều chế supephotphat làm nguyên liệu cho
sản xuất phân bón hỗn hợp NPK.
Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm Thao nên dành riêng một
xưởng để sản xuất supephotphat từ quặng apatit chất lượng thấp cung
cấp cho các cơ sở sản xuất NPK, chủ yếu dùng tại Công ty.
Sản lượng của loại supephotphat này vào khoảng 350.000 T/năm đủ để
sản xuất 500.000T phân hỗn hợp NPK 5 - 10 - 3 ở phía Bắc.
Khi cần cung cấp supephotphat theo tiêu chuẩn cho thị trường chỉ cần
bổ sung thêm MAP.
Theo phương án này thì sẽ không gây xáo trộn về chất lượng
supephotphat trên thị trường, không phải thay đổi tiêu chuẩn, chỉ là sự
thay đổi trong nội bộ của ngành.
2. Đối với quặng apatit chưa phong hóa
2.1. Sử dụng trực tiếp quặng apatit nghèo để sản xuất phân lân nung
chảy
Công trình nghiên cứu sử dụng trực tiếp quặng apatit loại II vào sản
xuất phân lân nung chảy của tác giả Lê Lân và cộng sự tại Viện Hóa
học Công nghiệp đã được áp dụng vào sản xuất từ năm 1970. Công
nghệ vẫn được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về kết cấu và vận trình lò
nung và về phối liệu nên đến nay đã đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật cao, giá thành hạ, nguyên nhiên liệu hoàn toàn ở trong nước.
Tuy nhiên dạng phân bón này rất ít hòa tan trong nước nên lượng sử
dụng bị hạn chế. Hiện tại cả nước chỉ sử dụng khoảng 400 - 500 ngàn
tấn năm.
Các cơ sở sản xuất phân lân nung chảy đang nỗ lực nghiên cứu để giảm
giá thành sản xuất hoặc tăng cường chế biến tiếp như sản xuất phân
NPK, trộn với supephotphat để được loại phân bón vừa chứa lân hòa
tan trong nước vừa chứa lân tan trong axit xitric, xitrat; đồng thời tăng
mở rộng thị trường để tiêu thụ ngày càng nhiều hơn phân lân nung chảy
cho các vùng cây công nghiệp, các vùng đất chua phèn...
Chúng tôi cho rằng trong vòng 5 năm tới sản lượng phân lân nung chảy
có thể lên tới 1 triệu tấn/ năm.
Hiện tại công suất ở 2 cơ sở sản xuất phân lân nung chảy ở Văn điển và
Ninh Bình là vào khoảng 400 ngàn tấn/ năm và có thể nâng lên 500
ngàn tấn/ năm một cách dễ dàng nếu có nhu cầu.
Lượng còn lại khoảng 500 ngàn tấn/ năm cần được tổ chức sản xuất tại
khu mỏ apatit để tận dụng các loại quặng khác như tảng sót, quặng
apatit loại IV vào sản xuất. Những loại quặng này tuy có hàm lượng
P2O5 thấp nhưng lại chứa tới 30 - 50% SiO2, 5 - 7% MgO, 13 - 18%
CO2 nên vừa là nguyên liệu lại vừa là phụ gia cho sản xuất phân lân
nung chảy, bớt được lượng phụ gia secpentin, khi vào lò nung chúng
được khử CO2 (thực chất cũng là được làm giầu).
Số liệu thực nghiệm sản xuất tại Văn điển và Ninh Bình (năm 1997)
cho thấy có thể thay thế 30% quặng apatit loại II bằng quặng tảng sót,
khi đó giảm được 35 - 40% quặng secpentin.
Nếu dùng quặng apatit loại IV trong sản xuất phân lân nung chảy cũng
có thể thay thế được 40 - 50% quặng apatit loại II.
Ngoài ra, quặng tảng sót cũng có thể tận dụng cho sản xuất photpho
vàng (khi có sản lượng lớn).
2.2. Nghiên cứu tuyển quặng apatit loại II và loại IV
Như phần trên chúng tôi đã giới thiệu vấn đề làm giầu một số loại
quặng apatit tương tự quặng loại II và IV Lào Cai và kết quả bước đầu
về nghiên cứu tuyển quặng loại II Lào Cai. Theo chúng tôi, cần tiếp tục
tiến hành nghiên cứu làm giầu không những quặng apatit loại II mà cả
loại IV, vì ở các nước người ta đã áp dụng vào sản xuất ở quy mô công
nghiệp. Với trình độ KHCN ngày càng tiến bộ, chúng tôi hy vọng rằng
chúng ta hoàn toàn thu được kết quả tốt.
2.3. Sản xuất photpho vàng
Ở Việt Nam, năm 1981 Viện Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (nay là
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất) đã xây dựng dây chuyền sản
xuất thực nghiệm photpho với công suất 50 T/năm. Trong quá trình
nghiên cứu cũng đã sử dụng quặng apatit loại I và loại II.
Tuy nhiên vì điều kiện kinh phí hạn hẹp nên chưa đánh giá được đầy đủ
các mặt kinh tế - kỹ thuật khi dùng quặng apatit loại II.
Năm 1980 Liên Xô có giúp ta lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật về hướng
phát triển công nghiệp apatit và photpho ở Việt Nam, trong đó có phần
về sản xuất photpho vàng đi từ nguyên liệu là quặng apatit loại II Lào
Cai.
Qua nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm, phía bạn đã kết luận
quặng apatit cục loại II (10 - 70mm) khi nung nóng bị vỡ vụn gấp 2 lần
so với quặng ở Nga do chứa 12 - 15% cacbonat và do cấu trúc của
quặng. Khi vê viên rồi nung quặng cũng bị vỡ vụn nhiều, độ bền của
viên không đạt 80 kG/ viên. Do đó phía bạn đưa ra công nghệ thiêu kết
quặng ở 1300oC, như vậy sẽ đảm bảo phân hủy cacbonat và khử nước
đạt tới 95 - 100%, cấu trúc của khoáng thay đổi tạo điều kiện thuận lợi
cho phản ứng trong lò photpho. Điều này hoàn toàn đúng khi sản xuất
ổn định với quy mô lớn.
Từ những tính toán công nghệ, phía bạn đã đưa ra chỉ tiêu cho sản xuất
1T photpho vàng với lò có công suất 35.000T/ năm như sau:
Bảng 8. Chỉ tiêu tiêu hao cho 1T photpho vàng
Số TT Chỉ tiêu Tiêu hao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nguyên vật liệu chính
Apatit loại II (0 - 10mm), T
Quaczit (10 - 10mm), T
Than cốc (25 - 40mm), T
Than antraxit (0 - 8mm), T
điện cực, T
Sôđa, T
Vôi, T
Poliacrilaxit, kg
Phèn nhôm, kg
11,58
2,07
1,58
2,00
0,09
0,2
0,02
0,43
0,06
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
Năng lượng
điện công nghệ, KWh
điện động lực, KWh
Nước tuần hoàn, m3
Hơi, T
Nitơ, Hm3
Không khí nén, m3
Mazut, T
Chất thải
Xỉ, T
Ferophotphat, T
Khí lò từ lò photpho, Hm3
13.900
2190
540
3,0
500
150
0,1
9,6
0,12
3.000
Từ những thực tế thu được khi sản xuất phân lân nung chảy từ quặng
apatit loại II, các cán bộ kỹ thuật Việt Nam cho rằng khi sản xuất với lò
nhỏ, dùng quặng loại II có kích thước nhỏ hơn (10 - 30mm) sẽ ít vỡ
vụn hơn như phía bạn dùng loại 10 - 70mm, nên có thể sử dụng trực
tiếp quặng loại II cho sản xuất photpho vàng ở quy mô lò nhỏ mà
không cần phải thiêu kết quặng.
Xuất phát từ những luận điểm này, năm 1991 các cán bộ Viện Hóa học
Công nghiệp và Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã lập luận
chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng dây chuyền sản xuất photpho vàng
tại Lào Cai, công suất 1000 T/năm.
Trong tính toán dùng cả loại phối liệu từ quặng I và cả quặng II. Giá
thành 1 T sản phẩm từ quặng apatit loại I (30 - 33% P2O5) là
10.329.560đ, từ quặng apatit loại II (22 - 23% P2O5) là 10.838.321đ.
Với quặng apatit loại II (26 - 28% P2O5) giá thành giảm còn
9.981.574đ vì theo kinh nghiệm của thế giới cứ giảm 1% P2O5 trong
quặng photphat thì chi phí điện năng tăng lên 3 - 5%.
Nếu giá bán tại thời điểm đó là 1450 USD/T thì vẫn còn hiệu quả,
nhưng do lúc đó chưa có hợp đồng xuất khẩu nên luận chứng KTKT
không được duyệt.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những tài liệu nêu trên đến nay vẫn còn
giá trị nhất định.
2.4. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật phân giải lân
Về lâu dài, hướng sử dụng vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải
quặng photphat là một trong những hướng cần được quan tâm đúng
mức.
Vừa qua Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam mới chỉ cho một đề tài
nghiên cứu thăm dò về khả năng này, kết quả bước đầu như vậy là rất
khả quan, cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để đánh giá hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật đầy đủ các mặt.
PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MỎ
KHAI THÁC - TUYỂN QUẶNG PHOTPHAT
Đầu tư của mỏ Florida
Ngàn USD
Nội dung Máy Thiết bị Lắp đặt Tổng cộng
Mỏ và vận tải
Xí nghiệp rửa
Tuyển nổi
Nước
Thuốc tuyển
Lọc và sấy
13.860
-
-
-
-
-
6.730
7.600
8.750
640
1.800
4.630
7.870
10.140
12.990
2.200
1.980
2.500
28.460
17.740
21.740
2.840
3.780
7.130
Phụ cấp khu vực
Khác
-
550
1.900
6.360
3.200
13.010
5.100
19.920
Cộng từng phần 14.410 38.410 53.890 100.710
Cơ sở hạ tầng
Xây dựng (21%)
Chạy thử
đất và mặt bằng
15.600
25.680
15.000
21.700
Cộng từng phần 184.690
Phí vốn tài chính
Tổng đầu tư cố định
Vốn quay vòng (*)
18.470
203.160
12.000
Tổng đầu tư 215.160
(*) Chi phí vận hành 4 tháng
Đầu tư của mỏ ở Marốc
Ngàn USD
Nội dung Máy Thiết bị Lắp đặt Tổng cộng
Mỏ
Rửa
Sấy
Kho
Phụ cấp khu vực
Khác
155.250
-
-
-
-
-
50.000
10.640
29.440
30.000
7.000
7.000
50.000
12.770
16.000
70.000
13.000
13.000
255.250
23.410
45.440
100.000
20.000
20.000
Cộng từng phần 155.250 147.080 191.770 494.100
Xây dựng (20%)
Cơ sở hạ tầng
100.000
100.000
Chạy thử 70.000
Cộng từng phần 764.100
Phí vốn tài chính
Tổng đầu tư cố định
Vốn quay vòng
76.500
840.600
50.000
Tổng đầu tư 890.600
Đầu tư của mỏ Phalabowa - Nam Phi
Ngàn USD
Nội dung Máy Thiết bị Lắp đặt Tổng
cộng
Mỏ 12.000 11.500 4.050 27.550
Britageus
Moagem
Tuyển tinh
Nước
Thuốc tuyển
Lọc
Sấy
Phụ cấp khu vực
-
-
-
-
-
-
-
-
7.950
6.000
12.000
5.000
1.000
5.000
10.000
2.300
9.720
9.000
18.000
15.000
1.160
10.000
5.000
3.880
17.670
15.000
30.000
20.000
2.160
15.000
15.000
6.180
Cộng từng phần 12.000 60.750 75.810 148.560
Chi khác (10%)
Chi phí trực tiếp - Cộng
từng phần
Cơ sở hạ tầng
14.860
163.420
25.000
Cộng từng phần 188.420
Xây dựng (20%)
Chạy thử (20%)
37.680
37.680
Cộng từng phần 263.780
Phí vốn tài chính
đầu tư cố định
Vốn quay vòng
26.400
290.180
17.000
Tổng đầu tư 307.180
Đặc tính kỹ thuật của từng nhà máy tuyển
Nội dung Braxin Florida Marốc Nam Phi
Lượng quặng, ngàn T/ năm 18.216 7.360 14.400 15.180
Lượng tinh quặng, T/ năm
Tính theo BPL (%)
Sản lượng theo BPL, ngàn
T/n
Số máy
Sản lượng trung bình, T/năm
Tỷ lệ khoáng/ BPL
Tỷ lệ làm giầu/ quặng
Tỷ lệ vật liệu/ BPL
Tiêu thụ năng lượng Kwh/ T
BPL
đầu tư/ T BPL
Tính theo quặng (% BPL)
Thu hồi BPL (%)
2.742
79,3
2.174
5
434,8
8,38
0,6
13,4
139,4
189,0
19,9
60,4
1.600
70,7
1.131
1
1.131
6,51
1,6
16,9
59,8
152,2
24,2
63,5
14.400
70,5
10,152
4
2.538
1,42
3,4
6,2
14,4
77,2
70,5
> 90
2.440
79,7
1.945
1
1.945
7,8
-
5,0
84,3
126,4
19,3
66,4
Chi phí sản xuất cho 1T tinh quặng Florida (80% công suất)
Ngàn USD/T
1. Chi phí biến đổi
1.1. Quặng
1.2. Vật liệu tiêu thụ
1.3. điện năng
1.4. Bản quyền tác giả
2. Chi phí cố định
2.1. Vận hành
2.2. Bảo dưỡng
2.3. Vật liệu bảo dưỡng và hao hụt
2.4. Chi phí gián tiếp
3. Giá trị phụ phẩm
4. Chi phí sản xuất cho tinh quặng ẩm
5. Chi phí nhiên liệu để sấy
10,53
1,72
2,97
0,39
1,78
2,00
2,79
5,42
15,61
11,99
(1,41)
26,19
1,35
6. Chi phí sản xuất cho tinh quặng khô
7. Khấu hao
8. Giá thành công nghiệp
9. Lợi nhuận
10. Giá bán tính toán
27,54
11,72
39,26
22,44
61,70
Sản lượng 2.742,4 ngàn tấn/ năm
So sánh giá FOB tại mỏ, USD/T BPL (80% công suất)
Hạng mục Florida Marốc Nam Phi Braxin
Quặng
điện năng
Nhiên liệu
Vật liệu tiêu thụ
Bảo dưỡng
7,85
2,99
3,73
6,96
2,69
6,10
0,72
3,40
-
0,53
6,89
2,52
3,01
4,59
4,92
13,28
3,75
1,70
2,17
6,05
Công vận hành
Gián tiếp và trực tiếp
Chi phí vận hành
Phụ phẩm
Chi phí sản xuất
Khấu hao
Giá thành công nghiệp
Lợi nhuận
Giá bán tính toán
1,68
4,16
30,06
-
30,06
13,48
43,54
22,42
65,96
0,30
4,47
15,52
-
15,52
8,54
24,06
10,52
34,58
2,43
5,98
30,34
-6,57
23,77
10,00
33,77
18,96
52,73
2,24
7,33
36,52
-1,78
34,74
14,78
49,52
28,30
77,83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IU. D. Trernencô. Hướng tối ưu hóa chất lượng tinh quặng apatit
Kola. Công nghiệp Hóa chất (tiếng Nga), 1999, số 11, trang 56.
2. M.A. Angelova. Tình hình sản xuất nguyên liệu photphat trên thế
giới. Công nghiệp Hóa chất (tiếng Nga), 1997, số 3, trang 15.
3. G.A. Golovanov. Những thay đổi về sản xuất tinh quặng apatit
Khibin. Công nghiệp Hóa chất (tiếng Nga), 2001, số 9.
4. S.M. Tagzưev, B.M. Beglov. Xây dựng công nghệ sản xuất
supephotphat từ photphorit Tackur theo phương pháp thùng hóa thành.
Công nghiệp Hóa chất (tiếng Nga), 2002, số 7, trang 7.
5. S.M. Tagzưev, B.M. Beglov. Nghiên cứu quá trình điều chế
supephotphat giầu từ quặng photphorit karatau nguyên khai. Công
nghiệp Hóa chất (tiếng Nga), 2002, số 4, trang 21.
6. V.V. Korsunov. Hiệu quả của việc sử dụng nguyên liệu photphat
chất lượng thấp trong sản xuất phân lân. Công nghiệp Hóa chất (tiếng
Nga), 2001, số 5, trang 10.
7. Công nghiệp phân bón (tiếng Trung Quốc), 1990, số 1, trang 19.
8. Lê Thanh Sơn. Đặc điểm điều kiện địa chất thành tạo mỏ apatit Lào
Cai, đánh giá triển vọng, phương hướng tìm kiếm thăm dò. Tóm tắt
luận án TS Khoa học địa lý - địa chất. Hà Nội - 1987.
9. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp
1970 - 1985.
10. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu điều chế phân lân vi
sinh từ quặng apatit nghèo. Viện Hóa học Công nghiệp, 2001.
11. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sản xuất
supephotphat từ quặng apatit chất lượng thấp (28 - 30% P2O5). Viện
Hóa học Công nghiệp, 2002.
12. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_12__2197.pdf