Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam(79 trang)
Lời nói đầu
Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. Khái niệm cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia lớn trên thế giới đã xuất hiện trong một hai thập kỉ gần đây đã khiến cho các quốc gia còn lại cũng phải liên tục tiến hành cải cách thuế nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên các lĩnh vực thương mại mậu dịch, lực lượng lao động .
Đối với Việt Nam trong thời gian tới, khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và tiếp tục sau khi Việt Nam được gia nhập WTO phát huy hiệu lực thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để có thể theo kịp và bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời cũng có thể đạt được các mục tiêu về kinh tế-xã hội-chính trị mà Nhà nước đã đề ra.
Trong mười năm gần đây, hệ thống thuế nước ta đã có rất nhiều thay đổi; nhiều sắc thuế mới đã ra đời, các sắc thuế có từ trước cũng được sửa đổi nhằm thích nghi với điều kiện mới. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1991, cho đến nay qua năm lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu nhằm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong những minh chứng cho công cuộc cải cách thuế của Việt Nam.
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó đã được khẳng định khi nhìn vào lịch sử phát triển thuế thu nhập cá nhân ở các nước phát triển. Việt Nam đang trên con đường phát triển và thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế không thể thiếu được. Nó sẽ sớm khẳng định được vai trò và chức năng của mình là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một việc làm cần thiết từ bây giờ.
Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính công-Thuế, em rất mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về thuế. Đề tài “ Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” mà em dự định nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho em để được nghiên cứu sâu hơn về thuế, trong đó đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Em hi vọng sau khi viết đề tài này, với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn em là TS. Nguyễn Thị Bất và các cô chú trên Tổng cục thuế, nơi em thực tập, em sẽ bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa những kiến thức và hiểu biết của mình về thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng.
CHƯƠNG 1
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế
thu nhập cá nhân
1.1 Các vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh trên thu nhập của các cá nhân trong từng thời kì.
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế xuất hiện tương đối sớm. Lần đầu tiên nó xuất hiện ở nước Anh vào năm 1799. Đầu tiên nó đã bị phản đối rất nhiều, bản thân thủ tướng nước Anh William Pitt năm 1798 đã từng nói “ Thật là nhục nhã và xấu hổ đối với cơ quan thuế và hình ảnh của một quốc gia khi bắt một quí ông hay một quí cô phải nói với ai đó về thu nhập của họ”. Nhưng chỉ một năm sau thì chính ông đã phải thay đổi quan điểm, và thuế thu nhập cá nhân đã ra đời. Ở Mỹ, thuế thu nhập cá nhân đã xuất hiện trong thời kì chiến tranh 1812, và nó cũng dựa vào điều luật thuế của nước Anh năm 1798. Sau 1815, nó lại bị xoá bỏ ở Mỹ do Nhà nước không có nhu cầu tăng thu ngân sách. Nhưng cho đến năm 1862, thuế thu nhập cá nhân lại quay trở lại nước Mỹ sau khi Bộ luật thuế 1862 được tổng thống Licoln phê chuẩn, nó nhằm mục đích cung cấp nguồn tài chính cho cuộc nội chiến của nước Mỹ . Ở một số nước khác thuế thu nhập cá nhân cũng xuất hiện từ khá sớm, nước Nhật năm 1887,Trung Quốc năm 1936 còn Hàn Quốc thì loại thuế này ra đời muộn hơn vào năm 1974 . Vậy thuế thu nhập cá nhân là gì, nó có những đặc điểm và vai trò gì mà khiến các quốc gia đặc biệt quan tâm và đưa nó thành một sắc thuế trong hệ thống thuế?
1.1.2 Các loại hệ thống thu thuế thu nhập cá nhân
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân thường được tổ chức theo hai mô hình: hệ thống tổng thể ( global system ) và hệ thống riêng biệt ( schedular system ).
Hệ thống tổng thể: sử dụng một thuế suất để tính nghĩa vụ thuế cho thu nhập từ các nguồn khác nhau. Tạo điều kiện cho công bằng dọc.
Hệ thống riêng biệt: sử dụng các thuế suất khác nhau cho thu nhập từ các nguồn khác nhau
Hầu hết các quốc gia đều chọn hệ thống tổng thể.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ thống riêng biệt cũng có thể được vận dụng kết hợp, nhằm đảm bảo tính linh hoạt cao hơn và có ảnh hưởng đến những động cơ khuyến khích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay phù hợp với yêu cầu quản lí đặc thù riêng biệt của từng nguồn thu nhập.
Về cơ sở của việc tính thuế: để hướng đến mục tiêu công bằng dọc, các nước thường qui định thu nhập bình quân làm căn cứ tính thuế theo 2 cơ sở:
Thu nhập bình quân chịu thuế được xác định theo từng cá nhân. Mỗi cá nhân được chọn làm cơ sở tính thuế. Cách tính đơn giản, dễ áp dụng những mục tiêu công bằng đạt được chưa cao. Các nước áp dụng theo cách tính này, thường kèm theo các qui định khấu trừ hay chước giảm theo gia cảnh một số chi phí nhất định cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình.
Thu nhập bình quân chịu thuế xác định theo hộ gia đình. Thu nhập bình quân/người/hộ gia đình sẽ là thu nhập tính thuế. Số thuế thu sẽ sát với khả năng nộp thuế của các cá nhân và qua đó mục tiêu công bằng có khả năng đạt được nhiều hơn. Tuy nhiên, cách thu này hoàn toàn không đơn giản và đòi hỏi nhiều điều kiện mới có thể tổ chức quản lí thu tốt.
1.1.3 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu điều tiết của thuế sẽ căn cứ vào cụ thể nguồn gốc phát sinh của các khoản thu nhập và căn cứ vào đặc điểm cư trú hay một số đặc điểm khác tuỳ theo luật của từng nước. Thông thường các nước vẫn sử dụng nguyên tắc cư trú để đánh thuế thu nhập cá nhân. Quan niệm về nơi cư trú giữa các quốc gia gần như là tương đồng. Nó có những nội dung cơ bản sau: (i) có nơi ở chính tại quốc gia đó hoặc có thời gian sống ở đó từ 183 ngày trở lên hoặc lâu hơn những nơi khác. Thời gian này có thể thay đổi theo qui định của từng quốc gia (ii) Hành nghề chính tại quốc gia đó, tức là phần lớn thu nhập của đối tượng được tạo ra từ những hoạt động này (iii) Có trung tâm lợi ích kinh tế tại quốc gia đó, tức là có phần vốn đầu tư chủ yếu hoặc có trụ sở hoạt động ở quốc gia đó. Thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản thu nhập theo qui định của Nhà nước sau đó được khấu trừ đi các khoản chi phí khác được phép khấu trừ theo qui định của Nhà nước. Nhà nước sẽ có một danh mục các khoản thu nhập mà phải tính vào thu nhập chịu thuế, đồng thời sẽ có một danh mục khác liệt kê các chi phí được phép khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế. Ví dụ ở Pháp thì người ta chia ra làm tám loại thu nhập. Ta có thể kể tóm tắt ở đây: thu nhập từ cho thuê bất động sản; thu nhập từ tiền lương .; thu nhập từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; thu nhập của một số lãnh đạo doanh nghiệp; thu nhập từ hoạt động phi thương mại; thu nhập từ bán tài sản; thu nhập từ đầu tư động sản. Còn ở Việt Nam, người ta chia thu nhập chịu thuế ra làm hai loại là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên; trong đó thu nhập thường xuyên có năm loại thu nhập chịu thuế và thu nhập không thưòng xuyên có sáu loại thu nhập chịu thuế. Ta sẽ trình bày chi tiết hơn về nội dung thuế của Việt Nam ở chương sau. Ngoài ra, có những trường hợp các cá nhân có thu nhập phát sinh ở nước ngoài mà đã nộp thuế một phần ở nước ngoài, thì khi đó việc khấu trừ thuế nộp ở trong nước sẽ phụ thuộc vào hiệp định kí kết giữa quốc gia đó và bên nước ngoài về việc tránh đánh thuế trùng. Các đối tượng không cư trú tại quốc gia đó thì sẽ chỉ có nghĩa vụ nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập phát sinh tại quốc gia đó.
Do đối tượng nộp thuế đồng thời cũng chính là đối tượng chịu thuế nên thuế thu nhập cá nhân được xếp vào loại thuế trực thu. Phạm vi điều chỉnh của luật thuế thu nhập cá nhân là rất rộng lớn và do đặc điểm đối tượng chịu thuế trực tiếp phải nộp thuế nên sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và thái độ của dân cư là hết sức to lớn. Không giống như các loại thuế gián thu, ví dụ thuế tiêu dùng, khoản thuế được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của người mua về khoản thuế mình phải nộp, thuế trực thu có thể hiểu bóng bẩy là Nhà nước trực tiếp thò tay vào túi chúng ta và lấy tiền của ta ra, điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mạnh về tâm lí của người nộp thuế. Chính vì vậy, mỗi khi chính phủ có những thay đổi trong chính sách thuế TNCN như việc điều chỉnh thuế suất và thay đổi phạm vi các đối tượng được miễn giảm thuế thì đều gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân cư. Ví dụ ở Mỹ vừa qua, khi tổng thống George Bush quyết định giảm mức lãi suất thuế TNCN từ nay cho đến năm 2006 và giảm dần các đối tượng được miễn giảm thuế, nó lập tức đã gây ra những phản ứng rất gay gắt. Bởi vì họ cho rằng sự giảm thuế suất thì chỉ nhằm vào các bậc thuế ở mức thu nhập cao, tức là nó đem lại lợi ích cho tầng lớp giàu có và vó thu nhập cao trong xã hội, còn đối với tầng lớp dân cư có mức thu nhập trung bình và thấp thì chính sách thuế của Tổng thống dường như không đem lại cho họ điều gì. Mà nó cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách chính phủ có thể giảm đi, các hoạt động mang tính phúc lợi xã hội mà chủ yếu nhằm hỗ trợ người nghèo do đó cũng sẽ giảm đi. Hoặc ngay như tại Việt Nam, khi Pháp lệnh thuế TNCN lần đầu tiên đi vào thực hiện 1-4-1991, các cá nhân người nước ngoài làm việc và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam phản ứng cũng khá quyết liệt khi thấy rằng thuế suất thuế TNCN đối với họ là quá cao, do lúc đó thu nhập trung bình của nước ta vẫn còn thấp còn trong khi đó lương trả cho các chuyên gia nước ngoài thì cao hơn nhiều so với trong nước. Sau này,chúng ta đã phải liên tục sửa đổi bổ sung nội dung pháp lệnh nhằm đảm bảo phù hợp hơn. Tuy nhiên cho đến nay, sau năm lần sửa đổi bổ sung nội dung pháp lệnh thì chúng ta vẫn còn nhiều điều phải bàn. Ở đây, ta muốn khẳng định lần nữa là thuế TNCN mang đặc điểm là loại thuế trực thu và phạm vi điều tiết rất rộng nên nó có ảnh hưởng rất mạnh đến tâm lí của dân cư.
Thuế thu nhập cá nhân thông thường là loại thuế lũy tiến. Các nước thường xây dựng một biểu thuế luỹ tiến, các bậc ứng với mức thu nhập càng cao thì có mức thuế suất biên càng cao. Do đó những người có thu nhập càng cao thì phải chịu mức thuế đóng góp cao hơn so với những người có mức thu nhập thấp hơn. Nó góp phần đảm bảo tính chất công bằng trong phân phối xã hội, công bằng ở đây là công bằng theo chiều dọc. Biểu thuế luỹ tiến được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc đánh thuế dựa vào khả năng nộp thuế của các cá nhân khác nhau. Những người có thu nhập cao thì có nhiều khả năng nộp thuế cao hơn những người có thu nhập thấp và ngược lại. Tư tưởng đánh thuế dựa vào khả năng nộp thuế của Nhà vua Writ - vị vua nước Anh vào thế kỉ thứ 17- đã là cơ sở cho sự phát triển rất sớm của các biểu thuế luỹ tiến. Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính chất luỹ tiến mạnh hay yếu của biểu thuế. Khoảng cách này mà càng lớn thì mức độ lũy tiến của biểu thuế càng cao và ngược lại.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế phức tạp và mang tính trung lập đối với cơ cấu kinh tế. Do đặc điểm là điều tiết lên thu nhập của dân cư, phạm vi điều tiết rất rộng nên việc quản lý đối với loại thuế này là hết sức khó khăn. Nó dễ gây phản ứng của người nộp thuế. Đồng thời do tính chất phân tán và động của đối tượng chịu thuế và nguồn thuế nên công tác quản lí thu rất khó khăn. Chính vì đặc điểm này mà chi phí hành thu của thuế thu nhập cá nhân rất cao.Ngoài ra, nó điều tiết lên thu nhập chứ không phải là lên tiêu dùng nên nó không có tác động trực tiếp đối với một ngành kinh tế cụ thể nào cả. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách sâu sắc thì thuế thu nhập cá nhân vẫn có những tác động nhất định đối với cơ cấu nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng như là một công cụ thuế đắc lực trong chính sách tài khóa quốc gia, nó ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế, do đó nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với cơ cấu kinh tế.
1.1.4 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân càng cao thì thuế thu nhập cá nhân ngày càng góp phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách Nhà nước. Chúng ta biết rằng thuế thu nhập cá nhân thu được dựa vào mức thu nhập của dân cư. Thu nhập của dân cư càng cao thì nó cũng đồng nghĩa với mức thu từ thuế TNCN sẽ tăng. Điều đó chỉ có thể có được khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP lớn. Thông thường, ở những nước càng phát triển thì tỉ trọng đóng góp của thuế trực thu càng lớn, trong đó thuế TNCN chiếm tỉ trọng khá cao. Ta có thể thấy được điều đó qua số liệu một số nước phát triển trong khối OECD “năm 1980 tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân của các nước trong khối OECD là 10,9% GDP, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 1995 là 10,4%” . Ta cũng có thể xem cấu trúc thuế trong khối OECD từ năm 1980-1995 để từ đó thấy được vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nguồn thu ngân sách chính phủ hàng năm ở những nước phát triển.
Bảng 1- Thay đổi cấu trúc thuế trong khối OECD từ 1980-1995
Đơn vị tính:%
Sắc thuế 1980 1985 1990 1995
Thuế thu nhập cá nhân 32 30 30 27
Thuế thu nhập công ti 7 8 8 8
Bảo hiểm xã hội 25 25 25 25
Thuế tài sản 5 5 5 5
Thuế tiêu dùng chung 14 16 17 18
Thuế hàng hóa và DV khác 17 16 15 15
(Nguồn OECD Revenue Statistic)
Còn ở những nước đang phát triển, đời sống người dân chưa cao, thu nhập trung bình mới chỉ đủ cho các hoạt động sinh hoạt cần thiết của người dân và tiết kiệm ra một phần nhỏ. Số lượng những người có thu nhập cao, giàu có trong xã hội thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong xã hội, đại bộ phận dân cư là có thu nhập và mức sống còn thấp so với dân cư các nước phát triển. Chính vì vậy, khả năng đóng góp thuế TNCN cho Nhà nước ở các nước đang phát triển vẫn còn rất thấp. Ví dụ ở Trung Quốc là một nước đang phát triển nhưng có mức độ phát triển cao thì thuế TNCN chỉ chiếm 13,4% năm 1994 và 16,3% năm 1996 tổng số thu; trong khi đó nguồn thuế TNCN ở Mỹ đạt xấp xỉ 48% năm 1994 trên tổng số thu các loại thuế và phí; còn ở nước ta thì con số này là 0,87% năm 1994 . Nhìn vào số liệu, ta có thể thấy rằng thuế TNCN thu được tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của nền kinh tế, với thu nhập trung bình của dân cư. Thuế TNCN do đó tất yếu sẽ dần trở thành một nguồn thu quan trọng hàng đầu trong nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ta biết rằng mỗi một đơn vị thu nhập bao gồm hai phần: đơn vị tiêu dùng và phần còn lại là đơn vị tiết kiệm. Khi bạn có thu nhập là một triệu đồng, bạn phải nộp thuế giả sử là 100.000, bạn còn lại 900.000 trong đó bạn tiêu dùng hết 800.000 còn 100.000 bạn dành tiết kiệm. Nếu như không có thuế thu nhập cá nhân, bạn có quyền tiêu dùng 850.000 và tiết kiệm 150.000; Nếu như khoản thuế nộp không sử dụng trong chi tiêu chính phủ thì có nghĩa là tiết kiệm quốc gia trong trường hợp trước là 200.000 (100.000+100.000); còn ở trường hợp sau thì tiết kiệm quốc gia chỉ là 150.000 bằng chính với tiết kiệm khu vực tư nhân. Khi tiết kiệm tăng thì sẽ có nhiều nguồn vốn hơn dành cho đầu tư vào trang thiết bị máy móc. Theo phân tích mô hình của nhà kinh tế học Solow thì tỉ lệ tiết kiệm quốc gia có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và ổn định kinh tế lâu dài. Nó cung cấp nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hay nghiên cứu khoa học để có thể tăng sản lượng trong tương lai. Nhật Bản là minh chứng rõ nét nhất cho thấy ảnh hưởng của tiết kiệm đối với sự phát triển kinh tế. Việc sử dụng thuế TNCN là một công cụ điều tiết giữa tiêu dùng và tiết kiệm, tránh những tiêu dùng xa hoa mà thay vào đó là đầu tư vào tư bản và con người, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là càng tăng thuế TNCN thì sẽ càng tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia. Chúng ta cũng đã đề cập ở trên là thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng mạnh đến tâm lí và phản ứng của dân cư. Nếu chúng ta cố gắng duy trì mức thuế suất thuế TNCN cao thì sẽ không khuyến khích người lao động tham gia sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vậy là vì người lao động cảm thấy khi họ lao động vất vả để kiếm tiền thì ngay sau khi nhận tiền họ đã phải trả một phần lớn thu nhập đó cho Nhà nước. Do đó họ sẽ không còn động lực cao trong lao động và kiếm tiền. Đây cũng là một nguyên nhân để giải thích tại sao một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, nơi mà có mức điều tiết thu nhập giữa người giàu và người nghèo cao, trong xã hội có mức phúc lợi cao trên thế giới thì hiện nay lại tụt hậu về kinh tế hơn so với một số nước Tây Âu, nơi mà sự điều tiết về thu nhập không mạnh mẽ bằng; điều tương tự cũng xảy ra giữa Mỹ và Canada. Theo các nhà kinh tế giải thích thì một phần nguyên nhân là do việc điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao quá lớn đã dẫn đến mất động lực của người lao động hoặc người lao động sẽ chuyển sang làm việc ở những nước khác có mức thuế TNCN thấp hơn. Do đó, năng suất lao động đã không tăng mạnh như đáng lẽ nó có thể. Chúng ta cần có một mức thuế suất vừa phải và hợp lí để đảm bảo việc tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia nhưng đồng thời vẫn duy trì được nỗ lực và động cơ làm việc của người lao động.
Thuế thu nhập cá nhân góp phần đảm bảo tính công bằng và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Một chức năng quan trọng của thuế là nhằm đảm bảo tính công bằng và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Trong các loại thuế thì thuế TNCN thể hiện rõ nét nhất vai trò này. Do đặc điểm là thuế đánh trên thu nhập của các cá nhân cùng với tính chất luỹ tiến của thuế TNCN đã thu hẹp được khoảng cách về thu nhập giữa các cá nhân có mức thu nhập cao và các cá nhân có mức thu nhập thấp. Đây là quan điểm công bằng theo chiều dọc, những người có khả năng nộp thuế càng cao thì sẽ nộp nhiều thuế hơn và ngược lại. Nó khác so với quan điểm công bằng theo chiều ngang là tất cả mọi người sẽ nộp thuế cùng với một tỉ lệ như nhau. Các khoản thuế thu được sau đó có thể được chính phủ sử dụng để trợ giúp lại những người có mức thu nhập thấp. Trên lí thuyết đây là một loại thuế rất ưu việt trong việc điều hòa thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Tuy nhiên trên thực tế nó vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng mở rộng hơn. Người ta đặt ra câu hỏi là liệu chính sách thuế TNCN có thực sự đem lại sự phân phối công bằng hơn cho xã hội hay là nó không có tác dụng gì cả hay nếu có thì là không đáng kể. Và một vấn đề nữa cũng được đem ra tranh cãi giữa các nhà kinh tế về tính công bằng của chính sách thuế. Người ta đặt câu hỏi là liệu hiệu quả công bằng mà chính sách thuế đem lại có xung đột với hiệu quả kinh tế hay không. Chúng ta đã biết rằng bất cứ một hoạt động nào cũng chứa đựng trong nó hai tác dụng; tác dụng hiệu quả kinh tế và tác dụng về hiệu quả công bằng. Hiệu quả kinh tế là việc sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực của xã hội mà từ đó có thể tạo ra tổng lợi ích cho xã hội là lớn nhất, còn hiệu quả công bằng quan tâm đến việc phân phối tổng lợi ích xã hội đã thu được cho các thành viên trong xã hội. Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả công bằng thường xảy ra những mâu thuẫn đối nghịch, được cái này thì phải hi sinh cái còn lại. Chính vì vậy, đối với các nước đang phát triển, bài toán được đặt ra là nên đưa vấn đề nào lên ưu tiên, hiệu quả kinh tế hay công bằng. Các nước chấp nhận một cái bánh to và chia không đều hay một cái bánh nhỏ và chia đều? Để đánh giá hiệu quả kinh tế thì người ta có nhiều công cụ để tính toán, nhưng để đánh giá hiệu quả công bằng thì là một vấn đề hết sức khó khăn vì bản thân nó đã là một khái niệm trừu tượng. Thế nào là công bằng? Rất khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh để tất cả mọi người thống nhất. Bạn trồng trong vườn của mình một vườn hoa rất đẹp và rất thơm, rất nhiều người trầm trồ khen ngợi vườn hoa của bạn và mỗi buổi chiều thường sang vườn hoa nhà bạn để thưởng thức. Nhưng có một người hàng xóm của bạn bị bệnh về đường hô hấp sang phàn nàn với bạn rằng hương hoa nhà bạn làm anh ta cảm thấy khó chịu và đòi bạn phá vườn hoa đó đi. Câu hỏi đặt ra là bạn nên để nguyên đó hay phá vườn hoa đi, có cách lựa chọn nào là công bằng không? Vấn đề công bằng càng trở nên phức tạp hơn khi phân tích về chính sách thuế TNCN. Người có thu nhập cao thắc mắc tại sao họ phải đóng thuế nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn họ. Họ nói rằng bởi vì tôi lao động nhiều hơn, hoặc trước đây tôi phải vất vả học hành, bỏ chi phí thời gian và tiền của để có thể làm được những công việc đòi hỏi trình độ hơn, do đó tôi có thu nhập cao hơn những người lười lao động hoặc không chịu khó vươn lên là điều tất nhiên. Do đó tiền thuế thu nhập mà mọi người phải đóng phải là như nhau. Cách giải thích này cũng hoàn toàn có cơ sở của nó. Nhưng ngược lại, người có thu nhập thấp lại lí luận rằng vì tôi không có cơ hội nhận được việc làm tốt, vì trước đây gia đình tôi khó khăn nên tôi không có điều kiện đi học đại học . những người có thu nhập cao hơn là do họ có những điều kiện thuận lợi và may mắn hơn tôi, do đó cần phải lấy một phần thu nhập của họ để hỗ trợ chúng tôi bù đắp vào sự không may mắn và không thuận lợi mà chúng tôi đã gặp phải. Lí luận của những người này cũng không sai. Nếu cho họ mọi điều kiện y hệt như người có thu nhập cao thì họ chắc sẽ cũng có một mức thu nhập tương tự. Vậy cách đánh thuế như thế nào là công bằng? Liệu chính sách thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến đã là công bằng với những người có thu nhập cao hay chưa? Và biểu thuế lũy tiến với các bậc thuế như vậy đã là công bằng hay chưa? Các chính phủ đều chấp nhận và coi một biểu thuế lũy tiến là công bằng hơn cho tất cả, tất nhiên nó cũng phải hi sinh quyền lợi của một số ít để đảm bảo quyền lợi số đông. Việc điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập sẽ là công cụ để chính phủ điều chỉnh mức công bằng lệch về phía nào, người có thu nhập cao hay người có thu nhập thấp. Chúng ta cần phải hiểu ở đây ý nghĩa công bằng chỉ là mang tính tương đối, nó công bằng cho một bộ phận dân cư nhưng nó cũng là không công bằng cho một bộ phận dân cư khác. Chính sách thuế TNCN được xây dựng nhằm mục đích là đem lại sự công bằng cao nhất cho xã hội trong điều kiện có thể, tất nhiên là nó cũng cần phải đảm bảo các mục tiêu khác của xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được các Chính phủ ở các nước phát triển sử dụng rộng rãi trong việc điều hành chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế khác. Do thuế TNCN chiếm một phần lớn nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong chính sách tài khóa của chính phủ các nước. Chính sách tài khóa của chính phủ là chính sách sử dụng chi tiêu chính phủ và thuế là hai công cụ cơ bản để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để từ đó kích cầu và đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại; còn khi nền kinh tế đang ở thời kì phát triển quá nóng so với mức bình thường thì chính phủ lại giảm chi tiêu của mình hoặc tăng thuế để làm giảm tổng cầu. Chính phủ có thể điều chỉnh các loại thuế khác nhau căn cứ theo diễn biến chu kì kinh doanh, nhưng loại thuế được điều chỉnh chủ yếu vẫn là thuế thu nhập, có thể là thuế thu nhập công ti hoặc thuế thu nhập cá nhân. Mức sản lượng của nền kinh tế tương ứng với tổng mức thu nhập của chính nó, do đó để điều chỉnh mức sản lượng người ta có thể điều chỉnh mức thu nhập của dân cư, từ đó điều chỉnh tổng cầu và đưa nền kinh tế đến mức sản lượng mong muốn. Khi tăng thuế thu nhập thì thu nhập thực tế của dân cư giảm đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu của dân cư do đó tổng cầu giảm, sản lượng cân bằng của nền kinh tế giảm; còn khi giảm thuế thì điều ngược lại sẽ xảy ra. Mức độ ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân sẽ phụ thuộc vào độ co giãn của thu nhập đối với sự thay đổi của thuế suất. Nếu độ co giãn là nhạy cảm thì chỉ cần thay đổi thuế suất một tỉ lệ nhỏ cũng có thể làm thay đổi tổng cầu một lượng đáng kể; ngược lại nếu là không nhạy cảm thì tổng cầu sẽ thay đổi không đáng kể. Thuế thu nhập cá nhân cũng là loại thuế được sử dụng chủ yếu trong việc thanh toán nợ của chính phủ. Nếu thế hệ chúng ta chi tiêu nhiều hơn so với mức thu thì đồng nghĩa với việc thế hệ sau chúng ta sẽ phải gánh chịu thuế thu nhập cá nhân cao hơn để thanh toán các khoản nợ nần đó. Bên cạnh chức năng là một công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tài khoá của chính phủ, việc quản lí thuế TNCN cũng giúp Nhà nước trong quản lí giám sát thu nhập của dân cư, từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về mức sống và thu nhập của dân cư nhằm đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp hơn. Để tiến hành thu thuế thu nhập của dân cư thì chính phủ cũng phải xây dựng một hệ thống thuế để tiến hành thu và cũng là để giám sát việc thu nộp. Vì vậy chính phủ có thể nắm rõ được tình hình thu nhập của toàn bộ dân cư. Khi làm được điều này, chính phủ sẽ có thể đánh giá chính xác hơn về thực trạng nền kinh tế, sự phân bố thu nhập trong dân cư và còn rất nhiều yếu tố khác nữa, từ những đánh giá này mà chính phủ có thể đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp hơn như là các chính sách về việc làm, chính sách bảo hiểm trợ cấp xã hội .
Thuế thu nhập cá nhân làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ và quyền của mình đối với Nhà nước. Điều này ta có thể thấy rõ nét khi đem so sánh về ý thức con người giữa các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức . với các nước đang phát triển như Indonesia, Lào hay như bản thân Việt Nam. Do ở các nước phát triển, hệ thống thuế trực thu đã phát triển và hầu hết mọi người dân đều phải tự tính thuế và nộp thuế cho mình, do đó quan niệm về thuế của họ rất rõ ràng, họ cảm thấy mình có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước của mình. Họ cảm thấy tự hào khi nộp thuế vì biết mình đã đóng góp cho Nhà nước. Tất nhiên cũng có nhiều trường hợp trốn thuế nhưng đây chỉ là những trường hợp cá biệt. Còn ở những nước đang phát triển thì sao? Khái niệm nộp thuế cho Nhà nước còn là điều hết sức mới lạ đối với rất nhiều người. Họ không biết mình phải nộp thuế. Hàng ngày chúng ta vẫn phải nộp thuế, nhưng do là thuế gián thu nên chúng ta không biết. Khi phải tính và nộp thuế trực thu thì nhiều người không hề thấy thoải mái chút nào. Chính vì không phải tự tính thuế và nộp thuế cho mình nên ý thức thuế của người dân ở những nước đang phát triển là rất thấp. Minh chứng đơn giản là việc dân cư đi qua cầu phải nộp phí, lệ phí; có phải ai cũng nộp không, nếu trốn nộp được thì họ cũng sẽ sẵn sàng làm ngay cho dù đó chỉ là một khoản tiền rất nhỏ. Nhìn những nước phát triển, dù không có người thu tiền phí và lệ phí thì người đi qua những nơi mà phải nộp phí và lệ phí vẫn tự giác bỏ đồng xu vào chỗ thu tiền rồi mới đi qua. Cũng chính vì sự nhận thức về nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của người dân những nước đang phát triển thấp hơn người dân những nước phát triển cho nên ý thức về quyền con người của họ cũng thấp hơn. Những người càng có ý thức về nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước càng cao thì họ càng có ý thức về quyền của mình đối với Nhà nước cao hơn, họ đòi hỏi Nhà nước cũng phải thực hiện lại những nghĩa vụ đối với họ. Chính vì vậy, ta có thể thấy rằng sự phát triển của thuế thu nhập cá nhân cũng là một bước đánh dấu sự phát triển về nhận thức và văn hóa của con người. Đi kèm với sự phát triển về kinh tế bao giờ cũng là sự phát triển về con người.
1.2 Quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.1 Nội dung của quản lý thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân hết sức phức tạp, nó khó khăn hơn rất nhiều so với quản lý các sắc thuế khác. Do cơ sở thuế ở đây là thu nhập của các cá nhân, các khoản thu nhập thì hết sức phong phú và đa dạng, đối tượng nộp thuế thì phân tán . nên việc quản lý được các khoản thu nhập của dân cư là hết sức khó khăn. Chính vì khó khăn trong công tác quản lý thu nhập nên công tác tính thuế thu nhập cá nhân càng trở nên khó khăn hơn.
Muốn quản lý tốt thuế thu nhập cá nhân thì trước hết chúng ta cần phải hoàn chỉnh nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân. Sau khi có các văn bản qui định về thuế thu nhập cá nhân thì đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Nhiệm vụ của công tác này là đảm bảo việc thực hiện tốt các qui định về thuế thu nhập cá nhân trong văn bản pháp luật, đồng thời từ quá trình thực hiện sẽ rút ra được những khúc mắc, những vấn đề chưa hợp lý để đề xuất lên cơ quan làm luật nhằm nghiên cứu điều chỉnh lại cho phù hợp. Chính vì sự ràng buộc chặt chẽ giữa văn bản qui định về thuế thu nhập cá nhân và công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, nên khi đề cập đến nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, ta không thể không đề cập đến công tác xây dựng văn bản pháp luật qui định về thuế thu nhập cá nhân.
(i) Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn bản pháp luật nói chung là phải đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ. Điều này càng đúng hơn đối với quá trình xây dựng văn bản pháp luật qui định về thuế, bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân. Nguyên tắc này rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả thực hiện của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Ngoài yêu cầu cơ bản này thì văn bản thuế thu nhập cá nhân phải qui định sao cho đảm bảo được nguồn thu ngân sách đã được đề ra. Đó là các qui định về mức thuế suất, về các bậc thu nhập trong biểu thuế suất . Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh kinh tế thì cần phải có sự điều chỉnh đảm bảo sự phù hợp của biểu thuế với tình hình kinh tế-xã hội cũng như yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách. Qui định trong văn bản thuế TNCN cũng cần phải đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và cả xã hội. Nó đóng vai trò là phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội nhưng nó cũng đồng thời phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Bởi vì mức thuế phải nộp có ảnh hưởng không nhỏ đối với động cơ và sự phấn đấu làm việc của người lao động. Tất nhiên, xây dựng một sắc thuế TNCN hoàn chỉnh mà có thể thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy, mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế TNCN cho nước mình thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào hiệu quả và chi phí kinh tế để quyết định xem cần chú trọng vào vấn đề nào hơn.
(ii) Đối với công tác quản lý thu thuế thì trước hết chúng ta cần phải xây dựng Bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân. Một đội ngũ cán bộ thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu thuế TNCN là điều cần thiết nếu như chúng ta muốn thực hiện thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Đội ngũ này cần phải tổ chức lại một cách thống nhất, đồng bộ và có khoa học. Nếu làm được điều này thì chúng ta sẽ vừa tiết kiệm được chi phí cho công tác quản lý thu thuế đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác thu thuế.
(iii) Công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đặc biệt quan trọng ở khâu quản lý thu nhập của các đối tượng nộp thuế. Nếu quản lý tốt được thu nhập của người lao động thì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân chắc chắn cũng sẽ được thực hiện tốt. Vậy thì cần phải làm gì trong công tác quản lý thu nhập của đối tượng nộp thuế? Rõ ràng chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động. Để từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp thuế là bao nhiêu. Muốn thực hiện tốt điều này thì chúng ta cần phải có chế độ giám sát các khoản thu nhập một cách chặt chẽ. Cần phải có chế độ sổ sách kế toán, chứng từ đầy đủ chặt chẽ, tất cả các khoản chi trả thu nhập cần phải được làm sáng tỏ trong sổ sách kế toán. Khi đó cơ quan thuế sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc xác định cũng như kiểm tra thu nhập của người lao động. Đồng thời để tạo thuận lợi cho công tác giám sát kiểm tra các đối tượng nộp thuế thì cơ quan thuế cần phải tiến hành cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập. Sau khi cấp mã số thuế thì cơ quan thuế có thể giám sát các đối tượng qua mã số thuế của họ, nhờ đó mà tránh được tình trạng thiếu sót các đối tượng nộp thuế đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.
(iv) Sau khi quản lý được thu nhập của các đối tượng nộp thuế thì cơ quan tiến hành công tác tính thuế và các đối tượng phải nộp thuế sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế. Việc tính thuế và nộp thuế có thể được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là thông qua cơ quan uỷ nhiệm thu, hay là cơ quan chi trả thu nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế mà làm việc trong đơn vị mình và có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của đối tượng nộp thuế thì cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập trước thuế của đối tượng nộp thuế để đem nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan chi trả thu nhập sẽ được hưởng một khoản tiền theo tỉ lệ trên số thuế thu được và nộp cho cơ quan thuế. Cách thứ hai là đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập của mình và tự tính mức thuế mình phải nộp. Sau đó, các đối tượng nộp thuế sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế cho cơ quan thuế hay cơ quan có chức năng thu thuế. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối tượng nộp thuế phải nộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế cũng như cơ quan uỷ nhiệm thu.
(v) Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân không chỉ dừng lại ở việc thu thuế đầy đủ đúng như qui định, nó còn cần phải phát hiện ra những bất cập, thiếu sót trong qui định về nội dung luật thuế cũng như những qui định trong công tác quản lý kê khai nộp thuế. Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, cơ quan sẽ dễ dàng tìm ra những sai sót trong quá trình lập chính sách, đồng thời cũng sẽ dễ tìm ra những cách thức phương pháp quản lý thuế tốt nhất, thuận tiện nhất, đơn giản nhất và tất nhiên đảm bảo được yêu cầu thu đủ và kịp thời. Qua đó cơ quan thuế có thể kiến nghị lên cấp trên xem xét để từ đó có thể hoàn thiện tốt hơn Luật thuế TNCN và công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân.
1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế TNCN
Như chúng ta đã đề cập trong phần vai trò của thuế TNCN, ta có thể thấy rằng sắc thuế có một tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống thuế của mọi quốc gia.Nó được đánh giá cao trong vai trò tạo nguồn thu trong ngân sách và vai trò điều tiết thu nhập của dân cư, đồng thời nó cũng được xem là công cụ thuế đắc lực trong việc thực hiện chính sách tài khóa của chính phủ. Chính vì tầm quan trọng của sắc thuế này nên chúng ta cần thiết phải tổ chức tốt công tác quản lý thuế TNCN. Quản lý tốt là quản lý sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Các mục tiêu đó thông thường bao gồm các mục tiêu về số thu thuế, số đối tượng nộp thuế phải đầy đủ, đảm bảo sự công bằng trong quá trình thu nộp thuế đồng thời cũng phải tối thiểu chi phí cho công tác tổ chức quản lý thu. Đồng thời việc quản lý tốt thuế TNCN cũng sẽ góp phần giám sát tốt thu nhập của dân cư, tránh được các khoản thu nhập ngầm phi pháp. Việc quản lý tốt sẽ khuyến khích người dân hiểu và tự giác thực hiện tốt việc kê khai và nộp thuế. Nó cũng sẽ góp phần đưa sắc thuế này thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.3.1 Nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Muốn thực hiện tốt thì trước hết nội dung Luật phải thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu. Đây mới là những điều kiện bước đầu để có một hệ thống Luật không có khe hở và mâu thuẫn, tránh những trường hợp do Luật có khe hở và các đối tượng lợi dụng để trốn thuế. Còn muốn có một Luật thuế hoàn chỉnh, có thể phát huy tối đa hiệu quả đối với toàn bộ xã hội và nền kinh tế thì chúng ta còn cần có những nghiên cứu toàn diện về mặt kinh tế và xã hội để từ đó xây dựng biểu thuế hợp lí, phát huy có hiệu quả nhất đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
1.2.3.2 Bộ máy hành thu của cơ quan thuế
Đây là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành tính thuế và thu thuế đối với các đối tượng có nghĩa vụ phải nộp thuế. Hiệu quả hoạt động của Bộ máy hành thu phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ thu thuế và cách thức tổ chức đội ngũ này. Một đội ngũ cán bộ thu thuế có trình độ và nghiệp vụ thuế tốt cộng với phẩm chất đạo đức tốt là một điều kiện hết sức quan trọng đối với bộ máy của cơ quan thuế. Đồng thời với việc sắp xếp tổ chức đội ngũ cán bộ khoa học, có phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng thì sẽ càng góp phần tăng tính hiệu quả của Bộ máy hành thu. Quá trình thanh tra công tác thu nộp thuế thường xuyên của cấp trên cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện nghiêm túc của cơ quan thu thuế cấp cơ sở cũng như của người nộp thuế. Đồng thời Bộ máy hành thu của cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường sự gắn kết với các cơ quan nơi các đối tượng nộp thuế làm việc và có thu nhập. Mối dây liên kết càng chặt chẽ sẽ càng làm giảm đi những khai báo sai của đối tượng chịu thuế đồng thời cơ quan thuế cũng sẽ dễ dàng phát hiện những sai phạm hơn.
1.2.3.3 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng và ứng dụng các tiến bộ khoa học về tin học và mạng
Muốn có một hệ thống thu thuế phát triển thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng là điều kiện không thể thiếu được. Việc sử dụng tài khoản rộng rãi trong dân cư, giảm bớt việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp cho cơ quan thuế giảm bớt khối lượng những công việc không cần thiết đồng thời cũng giảm bớt các hiện tượng tiêu cực do việc kiểm tra trên tài khoản sẽ đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với kiểm tra tiền mặt. Một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại sẽ giúp giảm bớt các chi phí về đi lại, sổ sách giấy tờ . Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin đã đem lại những ứng dụng vô cùng quí giá và công tác thu thuế cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu biết sử dụng những thành tựu này.
1.2.3.4 Cơ quan luật pháp
Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp thực hiện được nghiêm minh thì sẽ đảm bảo việc vi phạm luật sẽ giảm đi. Các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn, bởi họ biết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện.
1.2.3.5 Tình hình kinh tế và mức sống người dân
Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, nếu số đối tượng nộp thuế thu nhập nhiều thì sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại nếu có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
1.2.3.6 Trình độ dân trí
Trình độ dân trí tỉ lệ thuận với ý thức về trách nhiệm nộp thuế.
1.3 Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nước trên thế giới
Trong phần này chúng ta sẽ đi xem xét và nghiên cứu luật thuế thu nhập cá nhân và tính chất quản lý thu thuế ở một số nước trên thế giới. Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ rút ra được câu trả lời tại sao họ lại áp dụng như vậy, áp dụng được trong điều kiện hoàn cảnh nào. Từ đó, căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam, chúng ta có thể đề ra được những biện pháp nhằm xây dựng tốt nhất Luật thuế thu nhập cá nhân.
1.3.1 Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Anh
Nước Anh chính thức đưa thuế thu nhập cá nhân vào trong hệ thống Luật thuế là vào năm 1799, dưới thời thủ tướng William Pitt, nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh với Napoleon. Đến nay, sau hai trăm năm lịch sử, thuế thu nhập cá nhân ở nước Anh đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình.
(i) Về nội dung Luật thuế
Thu nhập tính thuế
Nước Anh qui định tất cả các cá nhân cư trú trên lãnh thổ nước Anh, nhận được các khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước Anh thì sẽ phải kê khai thu nhập và tính thuế thu nhập. Các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ tiền công, bao gồm cả tiền thưởng; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; cổ tức từ cổ phần; lãi đầu tư và gửi ngân hàng; tiền trợ cấp tìm việc.
Bảng 2- Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân nước Anh
Thu nhập chịu thuế (Ê/tháng ) Thuế suất(%)
0-1880 10
1880-29400 22
29400- 40
Nguồn: www.irs.org.uk
Mức chước giảm cá nhân là 4535 Ê, tức là 4535 Ê thu nhập đầu tiên sẽ không bị đánh thuế, đơn vị thu nhập thứ 4536 trở đi mới bắt đầu bị tính thuế. Ngoài ra, còn có các mức chước giảm gia cảnh khác nữa, ví dụ đối với người già thì mức chước giảm là 5990 Ê ( 65-74 tuổi) và 6260 Ê ( 74 tuổi trở lên).
(ii) Về tổ chức quản lý thu thuế
Nước Anh áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn để tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân ( PAYE- Pay As You Earn ). Phương pháp này đã được sử dụng từ năm 1944. Thu nhập của người lao động sẽ được khấu trừ đi khoản thuế mà họ phải đóng, khi đó khoản thu nhập mà người lao động nhận được là khoản thu nhập sau thuế. Cơ quan chi trả thu nhập cho người lao động sẽ khấu trừ và nộp lại thuế cho cơ quan thuế. Tuy nhiên hiện nay cách thức này đang gặp một số vấn đề bất cập do những biến đổi về xã hội. Trước đây, người lao động thường làm việc gắn với chủ, nhưng bây giờ thì việc thay đổi việc làm, có nhiều nghề một lúc, tự làm hay là làm công việc nửa ngày đã dẫn đến việc thu thuế bằng cách khấu trừ tại nguồn tỏ ra không thực sự hiệu quả.
1.3.2 Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở nước Mỹ
(i) Về nội dung Luật thuế
Thu nhập tính thuế
Mỹ đánh thuế thu nhập cá nhân người trong nước và người nước ngoài trên cơ sở thu nhập toàn thế giới. Đối với người nước ngoài không là đối tượng cư trú thì chỉ nộp thuế trên phần thu nhập phát sinh có nguồn gốc từ Mỹ. Các khoản thu nhập do làm việc trên đất Mỹ đều phải chịu thuế thu nhập; các khoản thu nhập do chuyển nhượng tài sản và thu nhập đầu tư; các khoản thu nhập từ tiền lãi, cổ tức, tiền cho thuê và tiền bản quyền có nguồn gốc từ Mỹ . Đồng thời, các khoản chi phí liên quan đến công việc tạo ra thu nhập cũng sẽ được khấu trừ: công tác phí, chi phí cần thiết cho công việc, tuy nhiên tổng tất cả các khoản khấu trừ này không được phép vượt quá 2% thu nhập gộp sau khi điều chỉnh. Ngoài ra, trong luật còn qui định cụ thể một số loại chi phí khác được khấu trừ.
Bảng 3- Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ
Đối với hai vợ chồng khai chung một tờ khai:
Thu nhập chịu thuế( $/năm) Thuế suất(%)
0-45200 15
45200-109250 27.5
109250-166500 30.5
166500-297350 35.5
297350- 39.1
Đối với hai vợ chồng nộp tờ khai riêng:
Thu nhập chịu thuế( $/năm) Thuế suất(%)
0-22600 15
22601-54625 27.5
54625-83250 30.5
83250-148675 35.5
148675- 39.1
Đối với người độc thân:
Thu nhập chịu thuế( $/năm) Thuế suất(%)
0-27050 15
27050-65550 27.5
65550-136750 30.5
136750-297350 35.5
297350 39.1
Đối với người chủ gia đình:
Thu nhập chịu thuế( $/năm) Thuế suất(%)
0-36250 15
36250-93650 27.5
93650-151650 30.5
151650-297350 35.5
297350- 39.1
Nguồn: Đề tài nghiên cứu thuế thu nhập cá nhân của TPHCM
Nước Mỹ cũng áp dụng việc chước trừ gia cảnh. Ví dụ, hai vợ chồng cùng khai thì được khấu trừ $7200, $4300 cho người độc thân, $6350 cho chủ gia đình và $3600 cho hai vợ chồng khai riêng. Ngoài ra, còn có một số qui định cụ thể hơn về các đối tượng được chước trừ gia cảnh.
(ii) Về tổ chức quản lý thu thuế
Nước Mỹ áp dụng khấu trừ tại nguồn đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Đối với các khoản thu nhập khác (thu nhập kinh doanh cá thể, lãi tiết kiệm hay cho vay, cổ tức) không thuộc diện khấu trừ tại nguồn thì phải được kê khai hàng quí trên cơ sở tạm khai, tạm nộp vào các ngày 15/4, 15/6, 15/9, 15/12 là hạn chót.
1.3.3 Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thái Lan.
(i) Về nội dung Luật thuế
Thu nhập tính thuế
Thái Lan đánh thuế thu nhập cá nhân người trong nước và người nước ngoài đối với thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập do hoạt động kinh doanh thực hiện trên đất Thái Lan, bất kể các khoản thu nhập này nhận được bên trong hay bên ngoài lãnh thổ Thái Lan. Thu nhập chịu thuế ở Thái Lan bao gồm các khoản thu nhập do cung cấp dịch vụ trên đất Thái Lan, tiền lương, tiền công, tiền hưu bổng, tiền cho thuê nhà, tiền chi trả hộ;các khoản thu nhập từ chuyển nhượng tài sản và thu nhập đầu tư (có một số ngoại lệ như thu nhập do chuyển nhượng cổ phần của một công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán thì được miễn thuế, thu nhập do chuyển nhượng công phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc thì người nộp thuế có thể lựa chọn hoặc nộp thuế khấu lưu theo thuế suất cố định là 15% và khỏi phải cộng thu nhập này vào thu nhập cá nhân để nộp thuế thu nhập); thu nhập từ tiền lãi gửi ngân hàng, hay cho công ti tài chính vay chịu thuế khấu lưu theo thuế suất cố định 15% và được khấu trừ vào số thuế thu nhập phải nộp. Các khoản chi phí liên quan đến công việc không được khấu trừ. Khấu trừ đối với tiền đóng BHXH tối đa là Bht 300.000 ; tiền lãi vay để mua nhà hoặc xây nhà được trừ tối đa là Bht 10000.
Bảng 4- Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Thái Lan
Thu nhập chịu thuế( Bht/năm) Thuế suất(%)
0-100.000 5
100.000-500.000 10
500.000-1.000.000 20
1.000.000-4.000.000 30
4.000.000- 37
Nguồn: Đề tài nghiên cứu thuế thu nhập cá nhân của TPHCM
Thái Lan cũng xem xét tới miễn giảm gia cảnh. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương được hưởng khoản chước giảm cá nhân bằng 40% tiền lương, nhưng không quá Bht 60.000; mỗi cá nhân được hưởng các khoản khấu trừ là Bht 30.000 cho bản thân mình và cho vợ ( chồng); Bht 15.000 cho mỗi đứa con và Bht 12.000 cho mỗi đứa con được đi học ở trường được Nhà nước công nhận.
(ii) Về tổ chức quản lý thu thuế
Thái Lan sử dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, các phụ cấp khác, các thu nhập từ cổ tức . Số thuế nộp bên ngoài Thái Lan không được xem là khấu trừ thuế trừ khi có hiệp định thuế. Năm tính thuế là năm dương lịch và mọi người đều phải nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày 31/3 năm sau.
1.3.4 Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Singapore
Các cá nhân thường trú tại Singapore thuộc đối tượng chịu thuế có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với các khoản: thu nhập phát sinh tại Singapore, hoặc xuất phát từ Singapore; thu nhập bên ngoài Singapore được nhận tại Singapore. Đối với những người không thường trú được thuê mướn tại Singapore thì thu nhập có từ việc làm trong thời gian không quá 60 ngày trong 1 năm thì được miễn thu thuế, không áp dụng với các đối tượng phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp và các giám đốc không thường trú của các công ty thường trú tại Singapore, còn làm việc trên 60 ngày và dưới 183 ngày thì áp dụng mức thuế suất thống nhất 15% trên tổng số thù lao, nếu mức thuế phải trả không thấp hơn mức mà người thường trú phải chi trả trong điều kiện tương tự.
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ph¶i nép thuÕ lµ 200.000 VN§; cßn ë gia ®×nh thø hai th× mçi ngêi sÏ nép lµ 100.000 VN§, c¶ hai ngêi nép lµ 200.000 VN§. Nh vËy lµ thu nhËp sau thuÕ cña gia ®×nh thø nhÊt chØ lµ 4.800.000 VN§; cßn gia ®×nh thø hai th× lµ 7.800.000 VN§. Sè lîng thµnh viªn hai gia ®×nh lµ nh nhau. Ngêi con trai gia ®×nh thø nhÊt ph¶i lµm viÖc vÊt v¶ h¬n ®Ó ch¨m sãc mét ngêi cha giµ, cßn hai vî chång trÎ th× cïng lµm viÖc vµ kiÕm tiÒn; c¶ hai trêng hîp tríc con m¾t ph¸p luËt ®Òu bÞ ®iÒu tiÕt bëi thuÕ thu nhËp lµ nh nhau. Ph¶i ch¨ng ®· cã tÝnh c«ng b»ng ë ®©y cha? Trong mét x· héi hiÖn ®¹i, tr¸ch nhiÖm ch¨m sãc ngêi giµ kh«ng chØ thuéc vÒ con c¸i mµ b¶n th©n x· héi còng ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm g¸nh v¸c sù ch¨m sãc ®ã. Theo luËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë c¸c níc ph¸t triÓn nh Ph¸p, Mü... th× biÓu thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp sÏ ®îc x©y dùng dùa vµo hoµn c¶nh vµ t×nh tr¹ng vÒ h«n nh©n( Mü), nh vËy sÏ bao gåm mét sè biÓu thuÕ vµ ¸p dông møc chíc trõ gia c¶nh ®èi víi tõng trêng hîp kh¸c nhau; hoÆc cã thÓ x©y dùng mét biÓu thuÕ duy nhÊt, nhng khi tÝnh thu nhËp th× ngêi ta tÝnh cho c¶ hé gia ®×nh, c¨n cø vµo sè lîng ngêi ®i lµm vµ sè lîng ngêi ¨n theo mµ ngêi ta x¸c ®Þnh sè phÇn trong tõng hé theo qui ®Þnh cña LuËt; sau ®ã chia tæng thu nhËp cho sè phÇn vµ x¸c ®Þnh ®îc møc thu nhËp t¬ng øng víi mçi thµnh viªn trong gia ®×nh; møc thu nhËp nµy sÏ chÝnh lµ møc thu nhËp bÞ ®iÒu tiÕt bëi biÓu thuÕ thu nhËp (Ph¸p). C¸ch thøc tÝnh thuÕ nµy sÏ ®¶m b¶o h¬n cho c¸c gia ®×nh mµ chØ cã mét ngêi ®i lµm vµ cã sè lîng ngêi ¨n theo lín. Nã ®¶m b¶o tÝnh c«ng b»ng vµ nh©n ®¹o khi x©y dùng luËt.
VÊn ®Ò thø hai ta cÇn ®Ò cËp ë ®©y lµ viÖc ph©n chia ra lµm biÓu thuÕ ¸p dông ®èi víi ngêi níc ngoµi vµ biÓu thuÕ ¸p dông ®èi víi ngêi ViÖt Nam. RÊt nhiÒu bµi b¸o ®· viÕt vÒ vÊn ®Ò nµy, vµ ®a sè lµ kh«ng ñng hé vµ muèn duy tr× chØ mét biÓu thuÕ. Tuy nhiªn, theo ý kiÕn cña riªng t«i th× viÖc x©y dùng hai biÓu thuÕ ¸p dông cho ngêi níc ngoµi vµ ngêi ViÖt Nam t¹i thêi ®iÓm hiÖn t¹i lµ phï hîp. T¹i sao? Thø nhÊt lµ thu nhËp níc ta cßn thÊp h¬n rÊt nhiÒu so víi thu nhËp ë níc ngoµi, chÝnh v× vËy khi ngêi lao ®éng níc ngoµi sang lµm viÖc níc ta th× ®ång nghÜa víi viÖc níc ta ph¶i tr¶ møc l¬ng t¬ng xøng víi møc l¬ng mµ ngêi ®ã cã thÓ nhËn ®îc ë níc hä. Th«ng thêng, nh÷ng ngêi níc ngoµi sang lµm viÖc níc ta ®Òu lµ nh÷ng chuyªn gia trong c¸c lÜnh vùc mµ chóng ta cßn yÕu vµ chóng ta cÇn hä. NÕu nh x©y dùng mét biÓu thuÕ duy nhÊt ¸p dông chung cho c¶ ngêi ViÖt Nam vµ ngêi níc ngoµi th× sÏ lÊy møc thu nhËp cña biÓu thuÕ ®èi víi ngêi ViÖt Nam hay lµ ®èi víi ngêi níc ngoµi lµm chuÈn. NÕu lÊy biÓu thuÕ ngêi ViÖt Nam lµm chuÈn th× hái ngêi níc ngoµi sÏ cßn muèn sang lµm viÖc t¹i ViÖt Nam kh«ng, vµ khi ®ã hËu qu¶ cña nã ®èi víi nÒn kinh tÕ lµ nh thÕ nµo khi c¸c ngµnh cÇn nh÷ng chuyªn gia giái kh«ng cã. NhiÒu ý kiÕn cho r»ng do cã hai biÓu thuÕ suÊt, nªn c¸c doanh nghiÖp khi tuyÓn ngêi, nÕu ph¶i tr¶ møc l¬ng sau thuÕ lµ nh nhau th× hä sÏ chän ngêi níc ngoµi chø kh«ng chän ngêi ViÖt Nam. Do ®ã sÏ kh«ng khuyÕn khÝch ®îc lao ®éng ViÖt Nam. Nhng chóng ta còng cÇn ph¶i ®Æt c©u hái lµ nh÷ng t×nh huèng nh vËy cã x¶y ra nhiÒu kh«ng hay chØ lµ mét con sè h·n h÷u? Ngîc l¹i, nÕu lÊy biÓu thuÕ cña ngêi níc ngoµi lµm chuÈn th× hái sè ngêi ViÖt Nam ph¶i ®ãng thuÕ thu nhËp sÏ cã mÊy ngêi, khi ®ã nguån thu ng©n s¸ch tõ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n sÏ cßn ®îc bao nhiªu? ChÝnh v× vËy, viÖc x©y dùng mét biÓu thuÕ thèng nhÊt t¹i thêi ®iÓm hiÖn t¹i lµ cha cã tÝnh kh¶ thi. TÊt nhiªn, trong t¬ng lai, khi mµ ®iÒu kiÖn vÒ nÒn kinh tÕ vµ thu nhËp cña d©n c ph¸t triÓn ®Õn mét møc nhÊt ®Þnh th× chóng ta cã thÓ thu hÑp dÇn kho¶ng c¸ch vÒ møc khëi ®iÓm thu nhËp chÞu thuÕ vµ c¸c bËc vµ tiÕn ®Õn mét biÓu thuÕ thèng nhÊt.
Mét vÊn ®Ò n÷a lµ vÒ møc thuÕ suÊt cña níc ta hiÖn nay. Kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c bËc thuÕ suÊt ®Òu b»ng 10%, do ®ã møc ®iÒu tiÕt ®èi víi nh÷ng ngêi cã thu nhËp cµng cao th× cµng lín. Khi ®ã tèc ®é t¨ng cña thuÕ thu nhËp ph¶i nép khi thu nhËp t¨ng sÏ cµng lín. So víi c¸c níc kh¸c trªn thÕ giíi th× biÓu thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cña níc ta ®îc xÕp vµo lo¹i cao.
B¶ng 13- ThuÕ suÊt biªn cao nhÊt cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n
ë mét sè níc
§¬n vÞ tÝnh:VN§
Níc
Sè bËc thuÕ suÊt
Møc thuÕ suÊt
Thu nhËp chÞu thuÕ khëi ®iÓm
Thu nhËp chÞu thuÕ cao nhÊt
Khëi ®iÓm so víi b×nh qu©n GDP
Cao nhÊt so víi b×nh qu©n GDP
Ph¸p
7
64.815.000
729.106.667
0.17
1.96
Ai CËp
4
20-40%
10.955.882
70.117.647
0.57
3.65
Ên §é
3
10-30%
17.406.542
52.219.626
2.72
8.15
NhËt
4
10-37%
412.500.000
2.250.000.000
0.85
4.66
Indonesia
5
5-35%
45.959.284
367.674.275
4.54
36.29
Trung Quèc
9
5-45%
1.436.145
179.518.072
0.13
16.06
Hµn Quèc
4
10-40%
125.632.378
1.005.059.022
1.06
8.46
Thai Lan
5
5-37%
40.161.725
1.606.469.003
1.23
49.01
Australia
5
53.640.000
496.666.667
0.18
1.64
§øc
11
82.777.778
993.333.333
0.21
2.58
ViÖt Nam
6
10-50%
36.000.000 (cho ngêi VN)
180.000.000
6.1
30.51
96.000.000 ( cho ngêi níc ngoµi)
1.440.000.000
Nguån: §Ò ¸n thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cña TPHCM
Xu thÕ thuÕ suÊt biªn cao nhÊt ngµy cµng gi¶m, kho¶ng c¸ch thuÕ suÊt biªn ngµy cµng ®îc thu hÑp l¹i khi c¸c bËc thu nhËp t¨ng thÓ hiÖn râ nÐt nhÊt trªn biÓu thuÕ thu nhËp cña mét sè níc ph¸t triÓn qua c¸c n¨m. Môc ®Ých cña viÖc nµy lµ nh»m khuyÕn khÝch nç lùc lµm giµu cña c¸c c¸ nh©n trong x· héi. Bëi v× theo quan ®iÓm hiÖn ®¹i, mét møc thuÕ suÊt nhá ®èi víi ngêi giµu còng ®· t¹o ra mét nguån thu ®¸ng kÓ, nÕu t¨ng lªn cao qu¸ sÏ dÉn ®Õn viÖc ngêi lao ®éng gi¶m nç lùc lµm viÖc, tøc lµ lµm gi¶m thu nhËp cña hä. Kho¶ng c¸ch thuÕ suÊt biªn thu hÑp l¹i khi bËc thuÕ cµng cao còng ph¶n ¸nh ®iÒu ®ã. HiÖn nay, theo ý kiÕn chñ quan cña riªng t«i, møc thuÕ suÊt cña ViÖt Nam cßn ë møc cao, vµ b¶n th©n viÖc ph©n bËc thuÕ suÊt còng cha hîp lÝ. ViÖc thuÕ suÊt qu¸ cao sÏ chØ lµm cho ngêi nép thuÕ t×m mäi c¸ch ®Ó trèn thuÕ. §ång thêi viÖc x¸c ®Þnh c¸c møc thu nhËp ë tõng bËc thuÕ còng lµ hÕt søc quan träng. Th«ng thêng ngêi ta thêng c¨n cø vµo GDP b×nh qu©n ®Çu ngêi ®Ó ®a ra c¸c møc thu nhËp ë tõng bËc. NÕu chóng ta ®Ó møc thu nhËp khëi ®iÓm tÝnh thuÕ vµ møc thu nhËp cao nhÊt cao nh hiÖn nay th× thuÕ suÊt thùc sÏ kh¸c xa rÊt nhiÒu so víi thuÕ suÊt cao. §ång thêi ph¹m vi ®¸nh thuÕ sÏ bÞ thu hÑp l¹i. So s¸nh gi÷a c¸c níc th× ta thÊy ViÖt Nam lµ mét níc cã møc thu nhËp khëi ®iÓm chÞu thuÕ còng nh møc thu nhËp cao nhÊt lín h¬n so víi GDP b×nh qu©n ®Çu ngêi rÊt nhiÒu lÇn. Trong khi c¸c níc møc thu nhËp dao ®éng quanh GDP b×nh qu©n th× ViÖt Nam lín h¬n 6 lÇn ®èi víi thu nhËp khëi ®iÓm vµ 30 lÇn ®èi víi thu nhËp cao nhÊt. Nh vËy, chÝnh s¸ch thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë ViÖt Nam vÉn cha mang tÝnh chÊt chung cña x· héi mµ míi chØ lµ gãi gän trong mét nhãm ngêi ®Æc biÖt. VËy th× ph¶i ch¨ng lµ môc tiªu cña chÝnh s¸ch thuÕ thu nhËp c¸ nh©n kh«ng ®¶m b¶o tÝnh c«ng b»ng x· héi.
ThuÕ ph¶i nép = -( suÊt miÔn thu)+ ( møc thuÕ suÊt c¬ b¶n)*( thu nhËp chÞu thuÕ)
R= -b + (t*Y)
ThuÕ suÊt: t = t-
C¸c níc trªn thÕ giíi thêng x©y dùng theo m« h×nh thuÕ thu nhËp lòy tiÕn víi mét møc thuÕ suÊt cña nhµ kinh tÕ Jame Mirrless. Nã cã thÓ lµ mét gi¶i ph¸p tèi u cho c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch thuÕ, võa ®¶m b¶o hiÖu qu¶ c«ng b»ng x· héi ®ång thêi ®¶m b¶o hiÖu qu¶ kinh tÕ. Ta cã thÓ tr×nh bµy tãm t¾t néi dung chÝnh cña m« h×nh nµy. ThuÕ thu nhËp lòy tiÕn víi mét thuÕ suÊt cã thÓ ®îc hiÓu lµ lo¹i thuÕ kÕt hîp mét suÊt miÔn thu chung cho tÊt c¶ ngêi lao ®éng vµ mét thuÕ suÊt.
M« h×nh nµy sÏ võa ®¶m b¶o ®îc tÝnh lòy tiÕn cña biÓu thuÕ suÊt, võa ®¬n gi¶n, vµ ®· ®îc x©y dùng ë rÊt nhiÒu níc nh Thôy §iÓn, Anh hay Canada. §©y còng cã thÓ lµ mét m« h×nh ®Ó chóng ta cã thÓ xem xÐt, nghiªn cøu. ë ®©y, ta muèn tr×nh bµy viÖc duy tr× thuÕ suÊt cao vµ kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c bËc thuÕ suÊt lµ ®Òu nhau nh cña chóng ta hiÖn nay ®· thùc sù hîp lÝ cha? Bªn c¹nh ®ã, viÖc ®¸nh thuÕ thu nhËp bæ sung ®èi víi phÇn thu nhËp trªn 15 triÖu ®ång sau khi ®· nép thuÕ cã ph¶i lµ qu¸ gß Ðp ®èi víi nh÷ng ngêi cã thu nhËp cao kh«ng? Nã g©y cho nh÷ng ngêi cã thu nhËp cao t©m lÝ lµ Nhµ níc kh«ng muèn cho hä giµu cã vµ t×m c¸ch giíi h¹n mét møc thu nhËp mµ hä cã thÓ nhËn ®îc. §©y còng lµ mét vÊn ®Ò mµ c¸c nhµ lµm luËt sÏ cÇn ph¶i xem xÐt tØ mØ khi x©y dùng LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n trong thêi gian tíi.
VÒ tæ chøc qu¶n lÝ thu thuÕ
MÆc dï sè thuÕ thu nhËp c¸ nh©n thu ®îc ®· t¨ng ®¸ng kÓ trong thêi gian qua nhng cã ph¶i nã ®· ph¶n ¸nh thùc sù kh¶ n¨ng cã thÓ ®ãng gãp cña toµn bé x· héi cha? Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn néi dung Ph¸p lÖnh th× cã ph¶i ®· th«ng suèt, tr«i ch¶y hay cha? Ta sÏ xem xÐt tÊt c¶ c¸c mÆt nµy ®Ó cã thÓ nhËn xÐt mét c¸ch kh¸ch quan vÒ viÖc thùc hiÖn néi dung Ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao, cã thÓ rót ra nh÷ng mÆt cha lµm ®îc, nh÷ng khã kh¨n vÊp ph¶i khi thùc hiÖn tõ ®ã ®a ra nh÷ng ®Ò xuÊt hoµn thiÖn h¬n n÷a LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n.
VÒ vai trß cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n trong thêi gian qua, ngoµi chøc n¨ng lµ huy ®éng nguån thu trong ng©n s¸ch Nhµ níc, th× thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cha thÓ hiÖn râ nÐt c¸c chøc n¨ng kh¸c mµ ta ®· ®Ò cËp ë ch¬ng 1. MÆc dï t¨ng trëng kinh tÕ trong mÊy n¨m qua lu«n ë møc cao nhng do xuÊt ph¸t ®iÓm cña nÒn kinh tÕ níc ta cßn qu¸ thÊp, GDP trªn ®Çu ngêi vÉn cßn thÊp h¬n rÊt nhiÒu so víi c¸c níc trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi (sè liÖu GDP/ngêi ë trang bªn), v× vËy møc ®é ®ãng gãp vµo Ng©n s¸ch Nhµ níc vÉn cßn ë møc thÊp, xem xÐt tØ lÖ gi÷a thuÕ thu nhËp c¸ nh©n thu ®îc víi GDP vµ tæng sè thuÕ thu ®îc th× tØ lÖ ®ã lµ rÊt nhá bÐ; chiÕm cha ®Õn 0,5% GDP vµ cha ®Õn 3% tæng sè thuÕ thu ®îc. Chóng ta míi chØ t¨ng vÒ gi¸ trÞ tuyÖt ®èi, cßn khi ®em so s¸nh t¬ng ®èi th× sù gia t¨ng vÉn lµ kh«ng ®¸ng kÓ. ChÝnh v× ®iÒu nµy nªn thuÕ thu nhËp vÉn cha thÓ ph¸t huy ®îc c¸c chøc n¨ng kh¸c cña m×nh. Vai trß lµ c«ng cô trong chÝnh s¸ch tµi khãa cña chÝnh phñ, hay lµm t¨ng tØ lÖ tiÕt kiÖm quèc gia vµ t¹o ra c«ng b»ng trong x· héi chØ cã thÓ ®¹t ®îc khi thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®· trë thµnh mét nguån thu quan träng trong ng©n s¸ch chÝnh phñ.
B¶ng 14- GDP b×nh qu©n ®Çu ngêi ë mét sè níc
Tªn níc
GDP b×nh qu©n ®Çu ngêi ( USD )
So víi ViÖt Nam
1993
1999
Sè lÇn
USD
1993
1999
1993
1999
NhËt B¶n
20830
23480
17.8
13.4
19660
21725
Hång K«ng
20420
21830
17.5
12.4
19250
20075
Singapore
20050
27740
17.1
15.8
18880
25985
Hµn Quèc
9860
12445
8.4
7.1
8690
10690
Malaixia
5856
7370
5.0
4.2
4686
5615
Th¸i Lan
5170
6020
4.4
3.4
4000
4265
Philipin
2890
3330
2.5
1.9
1720
4625
In®«nªxia
2650
2940
2.3
1.7
1480
1185
ViÖt Nam
1170
1755
1.0
1.0
_
_
Nguån: T¹p chÝ ASIA VEEK sè ra ngµy 21/1/2000
Theo b¸o c¸o cña UNDP th× ViÖt Nam ®øng thø 133 trong 174 níc so s¸nh vµo n¨m 1997 Nguån: Kinh tÕ vµ Dù b¸o sè 5/2001
.
Bªn c¹nh hoµn c¶nh kh¸ch quan do nÒn kinh tÕ cha ph¸t triÓn, b¶n th©n ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao vÉn cha ®îc thùc hiÖn nghiªm chØnh. Nã vÊp ph¶i rÊt nhiÒu khã kh¨n trong thùc tÕ, trong ®ã khã kh¨n vÒ mÆt qu¶n lÝ thu nhËp cña c¸c ®èi tîng nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cã thÓ ®îc kÓ ®Õn ®Çu tiªn. RÊt nhiÒu c¸c kho¶n thu nhËp cña d©n c mµ Nhµ níc cha x¸c ®Þnh ®îc vµ còng cha ®Ò ra ®îc biÖn ph¸p g× ®Ó cã thÓ kiÓm tra ®îc thu nhËp vµ nguån thu nhËp cña d©n c. §ã lµ do mét lo¹t nguyªn nh©n, kh¸ch quan cã vµ chñ quan còng cã. Chóng ta sÏ tr×nh bµy díi ®©y mét sè bÊt cËp trong c«ng t¸c qu¶n lÝ thu thuÕ ®ang n¶y sinh hiÖn nay, mµ cã thÓ coi lµ nguyªn nh©n cho viÖc nguån thu tõ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n vÉn cha thùc sù ph¸t huy hÕt tiÒm n¨ng s½n cã cña nã.
(i) HiÖn nay, thu nhËp cña rÊt nhiÒu ngµnh nghÒ nh gi¶ng d¹y, ca h¸t, luËt s, m«i giíi...cha ®îc c¬ quan thuÕ qu¶n lÝ. C¸c kho¶n thu nhËp nµy theo qui ®Þnh cña Ph¸p lÖnh th× ph¶i kª khai ®Ó tÝnh tæng thu nhËp tõ ®ã x¸c ®Þnh møc thuÕ thu nhËp ph¶i nép. Nhng do hiÖn nay Nhµ níc còng nh c¬ quan thuÕ cha thùc hiÖn gi¸m s¸t c¸c ho¹t ®éng nµy mét c¸ch chÆt chÏ do ®ã c¸c ®èi tîng hÇu hÕt ®Òu kh«ng kª khai c¸c kho¶n thu nhËp nµy khi tÝnh thuÕ thu nhËp. C¬ quan thuÕ thêng ñy nhiÖm thu cho Së Th¬ng m¹i, Së V¨n hãa th«ng tin, Së Lao ®éng, Së C«ng an vµ c¸c ban ngµnh cã tr¸ch nhiÖm qu¶n lÝ c¸c ®èi tîng nµy lµm nhiÖm vô khÊu trõ thuÕ. Nhng râ rµng biÖn ph¸p nµy tá ra kh«ng cã hiÖu qu¶. VÒ phÝa c¸c c¬ quan qu¶n lÝ c¸c ®èi tîng nµy, hä kh«ng chuyªn s©u trong lÜnh vùc qu¶n lÝ thuÕ, ®ång thêi c¸c h×nh thøc chi tr¶ cho ho¹t ®éng ñy nhiÖm thu còng cha tá ra cã søc hÊp dÉn ®Ó c¸c c¬ quan lµm nhiÖm vô ñy nhiÖm thu nhiÖt t×nh trong c«ng t¸c qu¶n lÝ thu nhËp cña ngêi lao ®éng do ngµnh m×nh qu¶n lÝ. VÒ phÝa c¸c c¸ nh©n cã nghÜa vô nép thuÕ còng cha cã nh÷ng nhËn thøc ®Çy ®ñ vÒ nghÜa vô kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp. C¸c kho¶n thu nhËp ®ãng gãp phÇn chñ yÕu vµo thu nhËp l¹i kh«ng ph¶i lµ thu nhËp tõ tiÒn l¬ng, mµ ®ã l¹i lµ c¸c kho¶n thu nhËp tõ tiÒn thëng vµ bæng léc kh¸c kh«ng mang tÝnh ®Òu ®Æn, do ®ã cµng khã cho c¬ quan thuÕ trong viÖc gi¸m s¸t kiÓm tra. Mét sè lîng lín c¸ nh©n ®¸ng lÏ ph¶i nép thuÕ th× hiÖn nay vÉn cha ph¶i ®ãng thuÕ thu nhËp, mµ sè ®ã l¹i tËp hîp kh¸ lín lµ c¸c c¸n bé lµm viÖc trong khu vùc Nhµ níc. Tõ ®ã, ta cã thÓ thÊy r»ng con sè thuÕ thu nhËp c¸ nh©n thu ®îc theo tÝnh to¸n vÉn cha ph¶n ¸nh ®óng kh¶ n¨ng ®ãng gãp cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®èi víi ng©n s¸ch Nhµ níc. Ngoµi viÖc rÊt nhiÒu ®èi tîng ®¸ng lÏ ph¶i nép thuÕ bÞ bá sãt th× ngay c¶ trong nh÷ng ngêi nép thuÕ thu nhËp th× hä còng cha khai b¸o chÝnh x¸c sè thu nhËp thùc tÕ mµ hä nhËn ®îc. Hä b»ng c¸ch nµy c¸ch kh¸c ®Òu t×m c¸ch khai b¸o gi¶m thu nhËp cña hä trong khi ®ã c¬ quan thuÕ vÉn cha cã biÖn ph¸p g× tá ra thùc sù hiÖu qu¶ trong viÖc thÈm tra nh÷ng khai b¸o cña hä ®· chuÈn x¸c hay cha.
(ii) Kh«ng chØ ®èi víi c¸c ®èi tîng nh trªn ta ®· ®Ò cËp, b¶n th©n c¸c ®èi tîng lµ ngêi níc ngoµi vµ ngêi lao ®éng ViÖt Nam lµm trong c¸c doanh nghiÖp níc ngoµi hay c¸c v¨n phßng ®¹i diÖn còng cha ®îc qu¶n lÝ mét c¸ch ®Çy ®ñ. §¬n cö nh ë TPHCM, hiÖn nay cã kho¶ng 4000 ngêi níc ngoµi lµm viÖc thuéc diÖn ph¶i kª khai thuÕ, nhng chØ qu¶n lÝ ®îc 2972 ngêi. Sè liÖu phßng qu¶n lÝ xuÊt nhËp c¶nh chØ ra hµng n¨m cã kho¶ng 15.000 ®Õn 20.000 ngêi níc ngoµi xuÊt nhËp c¶nh vµo Thµnh phè trong diÖn ph¶i kª khai nép thuÕ thu nhËp. Chóng ta vÉn cha qu¶n lÝ ®îc mét sè ®èi tîng lín nµy. Nguyªn nh©n cña vÊn ®Ò nµy lµ do hiÖn nay c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt ®Ó qu¶n lÝ vÒ c tró vµ nh÷ng khai b¸o vÒ thu nhËp còng nh ngêi lao ®éng ë c¸c v¨n phßng ®¹i diÖn, c¸c chi nh¸nh níc ngoµi cßn hÕt søc s¬ sµi vµ thiÕu chÆt chÏ. Nh÷ng qui ®Þnh b¾t buéc c¸c v¨n phßng ®¹i diÖn ph¶i kª khai ®Çy ®ñ ngêi níc ngoµi lµm viÖc, kª khai khi cã nh÷ng thay ®æi ngêi lµm hay tuyÓn thªm ngêi lµm hiÖn nay lµ cha cã.Tr¸ch nhiÖm x¸c nhËn ®· ®ãng thuÕ thu nhËp ®Çy ®ñ ®èi víi c¸c VP§D còng cha ®îc x¸c lËp, do ®ã c¬ quan thuÕ kh«ng cã biÖn ph¸p xö lÝ nÕu c¸c ®èi tîng nµy kh«ng kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp cho nh©n viªn cña hä. §èi víi ngêi lao ®éng ViÖt Nam th× còng x¶y ra nh÷ng t×nh huèng t¬ng tù. Nh÷ng khai b¸o vÒ ngêi lao ®éng chØ cã khi míi më VP§D, cßn trong thêi gian ho¹t ®éng th× mäi thay ®æi c¬ quan thuÕ ®Òu kh«ng ®îc th«ng b¸o, c¸c hîp ®ång lao ®éng chØ cÇn th«ng qua Së lao ®éng, chÝnh v× vËy, c¬ quan thuÕ rÊt khã kh¨n trong viÖc qu¶n lÝ sè ®èi tîng nµy, vµ tÊt yÕu lµ mét sè lîng ®¸ng kÓ c¸c c¸ nh©n ®· trèn kh«ng ph¶i nép thuÕ. Theo íc lîng cña Së Th¬ng m¹i, sè lîng ngêi ViÖt Nam ®ang lµm viÖc t¹i c¸c VP§D dao ®éng tõ 8.000 ®Õn 15.000 ngêi, thu nhËp cña hä tõ 100 USD ®Õn 500 USD, c¸ biÖt cã nh÷ng ngêi hëng l¬ng ®Õn 4000 USD, th× sè thuÕ thu ®îc trªn Thµnh phè so víi kh¶ n¨ng ®¸ng lÏ thu ®îc lµ rÊt thÊp, mét møc thÊt thu thuÕ rÊt lín.
(iv) Ngay c¶ ®èi víi c¸c c¸ nh©n lµm viÖc trong c¸c c¬ quan s¶n xuÊt kinh doanh cã ®¨ng kÝ kª khai nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cho lao ®éng cña c¬ së m×nh th× c¬ quan thuÕ còng cha kiÓm tra ®îc mµ chñ yÕu vÉn dùa vµo tê khai b¸o cña c¸c ®¬n vÞ uû nhiÖm thu. §èi víi c¸c ®¬n vÞ chi tr¶ thu nhËp mµ kh«ng ph¶i nép thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp hay VAT th× viÖc ñy nhiÖm thu gÇn nh kh«ng ®îc thùc hiÖn, c¸c ®èi tîng th× kh«ng tù gi¸c trùc tiÕp ®Õn c¬ quan thuÕ ®Ó kª khai nép thuÕ. §iÒu nµy t¹o nªn sù mÊt c«ng b»ng trong nghÜa vô nép thuÕ.
(v) Mét bÊt cËp n÷a lµ hiÖn nay cha cã mét bé phËn thuÕ chuyªn tr¸ch trong lÜnh vùc thu thuÕ thu nhËp c¸ nh©n. §èi víi c¸c c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh th× hä kª khai ®ång thêi víi c¸c lo¹i thuÕ kh¸c, Phßng thu thuÕ TNDN vµ VAT mµ trùc tiÕp qu¶n lÝ doanh nghiÖp sÏ kiªm lu«n nhiÖm vô qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n. Sè thu nµy chiÕm mét tØ lÖ nhá trong tæng sè thu tõ doanh nghiÖp, do vËy kh«ng ®îc phßng thu thuÕ ®Çu t nhiÒu vµo viÖc qu¶n lÝ. ViÖc thu thuÕ th«ng qua c¬ quan ñy nhiÖm thu th× cha ®îc thùc hiÖn nghiªm tóc do b¶n th©n c¬ quan ñy nhiÖm thu cha nhËn thøc ®îc hÕt tr¸ch nhiÖm cña m×nh, ®ång thêi c¬ quan thuÕ còng cha cã nh÷ng biÖn ph¸p khuyÕn khÝch h÷u hiÖu ®Ó c¬ quan ñy nhiÖm thu nhiÖt t×nh trong c«ng t¸c nµy.
(vi) Thªm vµo ®ã, qu¸ tr×nh thanh to¸n ë ViÖt nam vÉn chñ yÕu lµ thanh to¸n trùc tiÕp b»ng tiÒn mÆt. ViÖc thanh to¸n qua tµi kho¶n t¹i Ng©n hµng míi chØ phæ biÕn ë c¸c c¬ quan níc ngoµi, ë ®ã ngêi lµm viÖc ®îc c«ng ti thanh to¸n qua chuyÓn kho¶n. Cßn ®èi víi khu vùc Nhµ níc vµ khu vùc t nh©n th× viÖc thanh to¸n vÉn chñ yÕu b»ng tiÒn mÆt. ChÝnh v× ®Æc ®iÓm nµy mµ viÖc kiÓm so¸t thu nhËp cµng trë nªn khã kh¨n ®ång thêi nã còng t¹o ®iÒu kiÖn cho viÖc trèn thuÕ dÔ dµng h¬n.
(vii) ý thøc cña ngêi d©n vÒ nghÜa vô nép thuÕ kÐm còng lµ mét nguyªn nh©n quan träng gi¶i thÝch t¹i sao thuÕ thu nhËp c¸ nh©n hiÖn nay nãi riªng vµ c¸c s¾c thuÕ kh¸c nãi chung hiÖn nay khi thùc hiÖn vÉn cßn nhiÒu bÊt cËp tõ phÝa ngêi nép. Nã còng xuÊt ph¸t tõ hai phÝa, phÝa c¬ quan Nhµ níc vµ phÝa c¸c c¸ nh©n nép thuÕ. C¬ quan Nhµ níc cha cã nh÷ng biÖn ph¸p tuyªn truyÒn gi¸o dôc ®èi víi ngêi d©n vÒ ý thøc tr¸ch nhiÖm nép thuÕ. RÊt nhiÒu tÇng líp cã thu nhËp cao trong x· héi khi ®îc ®iÒu tra vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n th× tá ra hoµn toµn xa l¹ vµ kh«ng hiÓu g× vÒ nã c¶. C¶ nh÷ng c¬ quan chi tr¶ nhiÒu khi còng cè t×nh lµm lê ®i vµ kh«ng thùc hiÖn nghÜa vô khÊu trõ thuÕ t¹i nguån. Tõ ®ã mét thãi quen t©m lÝ xÊu lµ nép thuÕ kh«ng ph¶i lµ ®iÒu b¾t buéc, trèn ®îc th× trèn ®· h×nh thµnh vµ ®iÒu nµy lµ hÕt søc nguy h¹i. Cßn vÒ phÝa ngêi cã nghÜa vô nép thuÕ, do luËt ph¸p cha cã nh÷ng chÕ tµi nghiªm kh¾c, ®ång thêi do tr×nh ®é d©n trÝ cßn thÊp nªn hä kh«ng hÒ cã ý thøc trong viÖc kª khai vµ nép thuÕ.
Do tÊt c¶ nh÷ng yÕu tè nµy nªn sè thu tõ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®îc b¸o c¸o hµng n¨m vÉn cha ph¶n ¸nh ®óng thùc chÊt vÒ kh¶ n¨ng nép thuÕ thu nhËp cña níc ta. Con sè ®ã cã thÓ lín h¬n nhiÒu nÕu nh c«ng t¸c kª khai vµ thu nép thuÕ ®îc thùc hiÖn mét c¸ch nghiªm tóc vµ ®Çy ®ñ. ViÖc thèng kª kh«ng chÝnh x¸c vµ ®Çy ®ñ thu nhËp cña toµn bé d©n c sÏ cßn ¶nh hëng lín ®Õn hiÖu qu¶ cña viÖc lËp c¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ. Trong thêi gian tíi th× Nhµ níc cÇn ph¶i quan t©m nhiÒu h¬n ®èi víi viÖc qu¶n lÝ thu nhËp cña d©n c, nã kh«ng chØ ®¬n thuÇn phôc vô cho c«ng t¸c thu thuÕ thu nhËp mµ nã cßn hç trî c¸c nhµ kinh tÕ trong viÖc dù b¸o chÝnh x¸c c¸c t¸c ®éng cña chÝnh s¸ch kinh tÕ, tõ ®ã ®a ra nh÷ng chÝnh s¸ch phï hîp.
ë ch¬ng 2, chóng ta ®· nghiªn cøu vÒ néi dung Ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao. Tõ ®ã ta còng ®· rót ra ®îc mét sè vÊn ®Ò cÇn quan t©m khi x©y dùng LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n trong thêi gian tíi. Bªn c¹nh ®ã, chóng ta còng xem xÐt c«ng t¸c thùc hiÖn Ph¸p lÖnh trong thêi gian qua. Qua c¸c n¨m th× sè thu ®· t¨ng ®¸ng kÓ, ®iÒu ®ã cho thÊy sù cè g¾ng cña ngµnh thuÕ níc ta trong viÖc thùc hiÖn néi dung Ph¸p lÖnh. Tuy nhiªn, nh÷ng kÕt qu¶ chóng ta ®· ®¹t ®îc vÉn cßn rÊt h¹n chÕ do c¸c nguyªn nh©n chñ quan hay kh¸ch quan. BiÕt ®îc c¸c nguyªn nh©n nµy, chóng ta sÏ ph¶i t×m ra nh÷ng gi¶i ph¸p kh¶ thi vµ cã hiÖu qu¶, tõng bíc hoµn chØnh LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n, trong c¶ v¨n b¶n vµ trong c¶ thùc tÕ khi thùc hiÖn. C¸c ý kiÕn nµy sÏ ®îc tr×nh bµy ë ch¬ng 3- Mét sè ®Ò xuÊt nh»m hoµn thiÖn chÝnh s¸ch vµ biÖn ph¸p qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n
Ch¬ng 3
Nh÷ng kiÕn nghÞ nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë ViÖt Nam
Tríc t×nh h×nh thùc hiÖn Ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao trong thêi gian võa qua mµ chóng ta ®· nghiªn cøu ë trªn, ®Ó kh¾c phôc ®îc c¸c mÆt h¹n chÕ vµ ph¸t huy nh÷ng thµnh tùu chóng ta ®· ®¹t ®îc, t«i xin ®îc ®a ra ®©y nh÷ng ®Ò xuÊt cña m×nh. Nh÷ng ®Ò xuÊt cña t«i ®îc xuÊt ph¸t trªn c¬ së x©y dùng LuËt thuÕ TNCN thËt ®¬n gi¶n, râ rµng vµ chÆt chÏ. Do hÖ thèng thuÕ níc ta cßn rÊt nhiÒu yÕu kÐm, muèn c¶i c¸ch ®îc th× cÇn ph¶i thùc hiÖn trong mét thêi gian dµi. ChÝnh v× vËy, trong ng¾n h¹n, muèn thùc hiÖn tèt qu¶n lý thuÕ TNCN th× chóng ta chØ cã thÓ c¶i c¸ch néi dung luËt nh»m gi¶m bít khã kh¨n trong c«ng t¸c qu¶n lý thuÕ TNCN cña ngµnh thuÕ. §ång thêi ®©y còng lµ xu thÓ cña cuéc c¶i c¸ch thuÕ trªn thÕ giíi trong thËp kØ 90. Kinh nghiÖm cho thÊy mét luËt thuÕ cµng phøc t¹p bao nhiªu, cµng mong muèn thùc hiÖn ®îc ®Çy ®ñ c¸c môc tiªu vÒ c«ng b»ng mét c¸ch tuyÖt ®èi th× kÕt qu¶ thùc tÕ chØ lµ sù mÐo mã trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn. Sù c«ng b»ng th× cha thùc hiÖn ®îc bao nhiªu, trong khi ®ã cµng trêng hîp trèn thuÕ hoÆc dùa vµo khe hë cña luËt ®Ó tr¸nh thuÕ, chi phÝ cho qu¶n lý thu thuÕ ®Òu t¨ng lªn. So s¸nh gi÷a hiÖu qu¶ vµ chi phÝ th× c¸c quèc gia ®Òu thÊy r»ng cÇn ph¶i ®¬n gi¶n luËt ®i, nhê ®ã mµ qu¸ tr×nh thùc hiÖn sÏ ®îc thuËn lîi vµ hiÖu qu¶ h¬n.
PhÇn 1: KiÕn nghÞ viÖc x©y dùng néi dung LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n
PhÇn 2: KiÕn nghÞ vÒ tæ chøc thùc hiÖn LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n
3.1 KiÕn nghÞ x©y dùng néi dung LuËt
Thu nhËp chÞu thuÕ
Chóng ta cÇn ph¶i cè g¾ng bao qu¸t hÕt c¸c lo¹i thu nhËp. Muèn lµm ®îc ®iÒu nµy th× ngay c¶ trong c¸ch ph©n lo¹i néi dung thu nhËp chÞu thuÕ th× chóng ta còng cÇn ph¶i tr×nh bµy mét c¸ch cã hÖ thèng. HiÖn nay, mét sè lo¹i thu nhËp vÉn cßn cha ®îc xÕp vµo thu nhËp chÞu thuÕ, ®ã lµ thu nhËp tõ c¸c ho¹t ®éng ®Çu t vèn, göi l·i tiÕt kiÖm, tõ c¸c ho¹t ®éng kinh doanh c¸ thÓ vµ mét sè lo¹i thu nhËp kh¸c. TÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng nµy ®Òu ®em l¹i thu nhËp cho c¸c c¸ nh©n kh«ng kh¸c g× so víi thu nhËp tõ tiÒn l¬ng hay mét sè h×nh thøc kh¸c, chÝnh v× vËy kh«ng cã lÝ g× chóng l¹i n»m ngoµi ph¹m vi ®iÒu tiÕt cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n. ViÖc bæ sung thªm c¸c lo¹i thu nhËp nµy sÏ gãp phÇn ®¶m b¶o tÝnh c«ng b»ng còng nh t¨ng thu cho ng©n s¸ch Nhµ níc.
Theo kinh nghiÖm cña c¸c níc th× chóng ta nªn chia thu nhËp theo tÝnh chÊt nguån h×nh thµnh thu nhËp.
+ TiÒn l¬ng, tiÒn c«ng lao ®éng, tiÒn thëng, tiÒn trî cÊp
+ Thu nhËp tõ s¶n xuÊt kinh doanh c«ng th¬ng nghiÖp
+ Thu nhËp tõ c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh trong n«ng nghiÖp
+ Thu nhËp tõ ho¹t ®éng cho thuª nhµ ®Êt
+ Thu nhËp tõ c¸c ho¹t ®éng phi th¬ng m¹i, hµnh nghÒ tù do
+ Thu nhËp tõ chuyÓn dÞch bÊt ®éng s¶n, cæ phÇn, cæ phiÕu
+ Thu nhËp kh¸c tõ l·i tiÕt kiÖm, l·i cæ phÇn, cæ phiÕu, tróng sè...
Mét vÊn ®Ò n÷a trong néi dung thu nhËp chÞu thuÕ lµ chóng ta kh«ng nªn ph©n biÖt gi÷a thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng thêng xuyªn. Chóng nªn tÝnh gép thµnh tæng toµn bé thu nhËp thay v× t¸ch riªng ra thµnh thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng thêng xuyªn. §iÒu nµy sÏ lµm ®¬n gi¶n viÖc tÝnh thuÕ h¬n, ngêi nép thuÕ sÏ chØ ph¶i kª khai c¸c kho¶n thu nhËp m×nh nhËn ®îc trong n¨m råi tõ ®ã tÝnh thuÕ theo mét biÓu thuÕ chung duy nhÊt, ®èi víi c¬ quan thuÕ th× còng sÏ bít mét c«ng ®o¹n ph©n lo¹i vµ kiÓm tra viÖc kª khai thuÕ thu nhËp lµ thu nhËp thêng xuyªn hay kh«ng thêng xuyªn. H¬n n÷a, c¨n cø ®Ó ph©n chia thµnh thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng thêng xuyªn lµ kh«ng râ rµng. ChÝnh v× vËy, nã cµng t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c ®èi tîng t×m c¸ch ho¸n chuyÓn thu nhËp thêng xuyªn thµnh thu nhËp kh«ng thêng xuyªn nh»m gi¶m bít sè lîng thuÕ thu nhËp ph¶i ®ãng. C¸ch tÝnh thuÕ thu nhËp kh«ng thêng xuyªn lµ c¨n cø vµo thu nhËp ph¸t sinh tõng lÇn chø kh«ng ph¶i lµ theo n¨m, do ®ã c¸c møc thu nhËp lÎ tÎ díi møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ sÏ kh«ng ph¶i chÞu thuÕ thu nhËp, mÆc dï nÕu gép chóng l¹i th× cã thÓ chóng sÏ vît møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ. §©y lµ mét ®iÒu m©u thuÉn. Thùc tÕ ë mét sè níc trong qu¸ tr×nh x©y dùng luËt thuÕ nãi chung ®Òu cho thÊy viÖc x©y dùng luËt mét c¸ch qu¸ phøc t¹p víi môc ®Ých ®¶m b¶o tÝnh c«ng b»ng cao thêng tá ra kh«ng cã hiÖu qu¶ nh mong muèn, mµ ngîc l¹i nã cßn t¹o ra nhiÒu kÏ hë ®Ó nh÷ng kÎ trèn thuÕ lîi dông. Xu híng x©y dùng mét luËt thuÕ thËt ®¬n gi¶n, tr¸nh phøc t¹p kh«ng cÇn thiÕt vµ chÆt chÏ lµ hîp lÝ h¬n c¶.
BiÓu thuÕ suÊt thuÕ thu nhËp
VÒ x©y dùng biÓu thuÕ suÊt, em cã hai quan ®iÓm nh sau.
Quan ®iÓm thø nhÊt lµ chóng ta nªn xem xÐt viÖc x©y dùng biÓu thuÕ thu nhËp c¸ nh©n víi mét møc thuÕ suÊt, møc thu nhËp chÞu thuÕ khëi ®iÓm lµ 0. §iÒu ®ã cã nghÜa lµ bÊt cø ai cã thu nhËp ®Òu ph¶i cã nghÜa vô nép thuÕ theo mét tØ lÖ cè ®Þnh trªn tæng thu nhËp. Nã dùa vµo quan ®iÓm x©y dùng biÓu thuÕ c«ng b»ng theo chiÒu ngang, chø kh«ng ph¶i lµ c«ng b»ng theo chiÒu däc nh biÓu thuÕ lòy tiÕn. Quan ®iÓm nµy cña em dùa trªn nh÷ng luËn cø sau. Thø nhÊt ®ã lµ tÝnh ®¬n gi¶n trong chÝnh s¸ch thuÕ thu nhËp c¸ nh©n. Chóng ta ®· biÕt hÖ thèng thuÕ níc ta cßn rÊt yÕu kÐm, kh¶ n¨ng qu¶n lý thu thuÕ cßn rÊt nhiÒu h¹n chÕ. Trong khi ®ã, thuÕ thu nhËp c¸ nh©n lµ mét s¾c thuÕ hÕt søc phøc t¹p, ngay c¶ ®èi víi nh÷ng níc ph¸t triÓn cã hÖ thèng rÊt tèt th× sù thÊt tho¸t thu thuÕ tõ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n lµ rÊt lín, nh ë Ph¸p hµng n¨m thÊt tho¸t lµ tõ 15-25% NSNN. §Ó thùc hiÖn tèt s¾c thuÕ nµy trong ®iÒu kiÖn hÖ thèng thu thuÕ níc ta cßn yÕu th× biÖn ph¸p duy nhÊt lµ lµm ®¬n gi¶n trong néi dung LuËt thuÕ. Chóng ta ®· biÕt sù khã kh¨n vµ phøc t¹p cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n phÇn lín lµ do biÓu thuÕ cña nã lµ lòy tiÕn, mçi møc thu nhËp kh¸c nhau sÏ chÞu mét møc thuÕ suÊt biªn kh¸c nhau. §Ó ®¬n gi¶n LuËt thuÕ th× chóng ta cã thÓ x©y dùng biÓu thuÕ mét møc thuÕ suÊt. Khi ®ã chóng ta sÏ chØ cÇn sö dông ph¬ng ph¸p khÊu trõ t¹i nguån, mçi khi c¬ quan chi tr¶ thu nhËp th× hä sÏ ph¶i khÊu trõ kho¶n thu nhËp ®ã l¹i theo mét tØ lÖ nhÊt ®Þnh ®Ó nép l¹i cho c¬ quan thuÕ. Sù ®¬n gi¶n trong x©y dùng luËt thuÕ còng lµ xu híng cña thÕ giíi. Trong thêi gian gÇn ®©y, hÇu hÕt c¸c níc ®ang ph¸t triÓn ®Òu tiÕn hµnh c¶i c¸ch thuÕ nh»m lµm ®¬n gi¶n néi dung LuËt thuÕ còng nh c«ng t¸c tæ chøc. ThuÕ thu nhËp c¸ nh©n ngµy cµng ®îc gi¶m bít sè bËc thuÕ suÊt còng nh møc thuÕ suÊt xuèng, sè c¸c trêng hîp ®îc miÔn gi¶m còng gi¶m ®i rÊt nhiÒu. Cßn xÐt vÒ tÝnh c«ng b»ng th× s¾c thuÕ nµy x©y dùng trªn quan ®iÓm c«ng b»ng theo chiÒu ngang.Chóng ta kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i x©y dùng biÓu thuÕ theo quan ®iÓm c«ng b»ng theo chiÒu däc. C¸c s¾c thuÕ nh thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp còng x©y dùng theo biÓu thuÕ mét thuÕ suÊt. TÝnh c«ng b»ng theo chiÒu ngang hay chiÒu däc cã nh÷ng ®Æc ®iÓm kh¸c nhau khi ph©n tÝch vÒ mÆt lÝ thuyÕt, nhng trªn thùc tÕ th× cha ch¾c nã ®· ®óng nh chóng ta mong muèn. §iÒu quan träng lµ chóng ta cÇn ph¶i c¨n cø vµo t×nh h×nh thùc tÕ, c¨n cø vµo chi phÝ thu thuÕ còng nh sè thuÕ thu ®îc mµ quyÕt ®Þnh xem c¸ch thøc nµo hiÖu qu¶ h¬n.
Ngîc l¹i, nÕu chóng ta vÉn ¸p dông theo biÓu thuÕ lòy tiÕn nh hiÖn nay th× theo t«i nªn h¹ thÊp møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ xuèng ®ång thêi h¹ thÊp møc thuÕ suÊt khëi ®iÓm xuèng. C¬ së cho ý kiÕn nµy lµ viÖc h¹ thÊp møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ xuèng sÏ t¨ng kh¶ n¨ng bao qu¸t thu nhËp cña toµn bé d©n c. §ång thêi viÖc h¹ thÊp møc thuÕ suÊt t¬ng øng víi møc khëi ®iÓm míi sÏ cã ¶nh hëng kh«ng ®¸ng kÓ ®Õn thu nhËp sau thuÕ cña ngêi lao ®éng. VÝ dô nÕu h¹ thÊp møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ xuèng møc 1.500.000 VN§ vµ møc thuÕ suÊt biªn t¬ng øng lµ 5% th× thuÕ thu nhËp cña ngêi cã thu nhËp hµng th¸ng lµ 2.000.000 VN§ sÏ chØ lµ 25.000 VN§. Theo kÕt qu¶ ®iÒu tra x· héi häc cña Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh thùc hiÖn n¨m 2000 t¹i ba thµnh phè Hµ Néi, §µ N½ng, Thµnh phè Hå ChÝ Minh th× møc thu nhËp b×nh qu©n ë ba vïng sÏ nh sau:
B¶ng 15- §iÒu tra vÒ møc thu nhËp trung b×nh cña d©n c
Tiªu chÝ
Hµ Néi
Hå ChÝ Minh
§µ N½ng
Sè tuyÖt ®èi
Tû träng (%)
Sè tuyÖt ®èi
Tû träng (%)
Sè tuyÖt ®èi
Tû träng (%)
1. NghÒ nghiÖp
- C¸n bé, c«ng nh©n viªn
323
18.7
223
21.5
76
15
-Ngêi kinh doanh
123
7.1
178
17.1
80
15.8
-Häc sinh, sinh viªn
298
17.3
189
18.2
101
20
-NghÒ kh¸c
979
56.8
449
43.2
248
49.1
2. Thu nhËp hµng th¸ng
-Díi 500.000
377
21.9
150
14.4
171
33.9
-Tõ 500.000- 1 triÖu
849
44.9
436
42.0
194
38.4
-Tõ 1 triÖu- 5 triÖu
499
25.8
427
41.1
131
25.9
- Trªn 5 triÖu
43
2.5
26
2.5
9
1.8
Nguån: §Ò ¸n x©y dùng thuÕ TNCN TPHCM
Cã thÓ íc tÝnh møc thu nhËp b×nh qu©n th¸ng:
Hµ Néi
(400.000*377)+(750.000*849)+(3.000.000*499)+(6.000.000*43) =2.542.550.000 =>thu nhËp b×nh qu©n lµ 2.542.550.000/1768=1.438.093 VN§
Thµnh phè Hå ChÝ Minh
(400.000*150)+(750.000*436)+(3.000.000*427)+(6.000.000*26)
=1.824.000.000=>thu nhËp b×nh qu©n lµ 1.824.000.000/1039=1.755.534 VN§
§µ N½ng
(400.000*171)+(750.000*194)+(3.000.000*131)+(6.000.000*9)
=660.900.000=>thu nhËp b×nh qu©n lµ 660.900.000 /505=1.308.712 VN§
Víi møc thu nhËp b×nh qu©n nh vËy, theo t«i chóng ta nªn ®a møc thu nhËp khëi ®iÓm chÞu thuÕ lµ 1.500.000 VN§. Nh vËy, kh¶ n¨ng bao qu¸t cña thuÕ thu nhËp c¸ nh©n sÏ réng h¬n nhiÒu. Møc thu nhËp cao nhÊt lµ 15.000.000 nh hiÖn nay, lín gÊp 10 lÇn so víi thu nhËp b×nh qu©n lµ mét con sè phï hîp vµ t¬ng ®ång ®èi víi biÓu thuÕ ë c¸c níc ®ang ph¸t triÓn.
VÊn ®Ò thø hai trong biÓu thuÕ lµ viÖc x¸c ®Þnh kho¶ng c¸ch thuÕ suÊt biªn gi÷a c¸c bËc thuÕ. Theo ý kiÕn t«i th× chóng ta nªn më réng kho¶ng c¸ch thuÕ ë c¸c bËc ®Çu, sau ®ã thu hÑp l¹i ë nh÷ng bËc cao. Gi¶i thÝch cho quan ®iÓm nµy lµ nh÷ng ngêi cã møc thu nhËp thËt cao th× mét sù gia t¨ng nhá cña thuÕ suÊt biªn còng ®· t¹o ra mét sù gia t¨ng lín vÒ tiÒn thuÕ ph¶i nép. NÕu duy tr× kho¶ng c¸ch cao gi÷a c¸c bËc thuÕ suÊt th× nh÷ng ngêi cã thu nhËp thËt cao sÏ ph¶i nép mét kho¶n tiÒn thuÕ lín vît xa so víi nh÷ng ngêi ë møc thu nhËp chÞu thuÕ kÒ cËn anh ta. TÝnh luü tiÕn nh vËy sÏ lµ qu¸ cao ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao, ngêi lao ®éng sÏ trùc tiÕp so s¸nh gi÷a sè thuÕ hä ph¶i ®ãng ë bËc tríc víi sè thuÕ hä ®ãng ë bËc sau, kho¶ng c¸ch nµy cµng xa th× sÏ khiÕn hä thÊy lao ®éng ®Ó t¹o thu nhËp thªm cña hä sÏ ®em l¹i hiÖu qu¶ kh«ng cao. ChÝnh v× vËy, ®éng lùc lao ®éng sÏ gi¶m sót, vµ ®ã lµ ®iÒu mµ c¸c nhµ x©y dùng LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n kh«ng muèn. V× vËy, theo ý kiÕn cña t«i, x©y dùng mét biÓu thuÕ suÊt kho¶ng n¨m bËc thuÕ, thuÕ suÊt ban ®Çu lµ 5%, ph©n bæ kho¶ng c¸ch tõng bËc theo biªn ®é réng ë bËc thÊp, hÑp ë c¸c bËc cao lµ mét biÓu thuÕ hîp lÝ vµ nã còng lµ phæ biÕn ë hÇu kh¾p c¸c níc trªn thÕ giíi. Cßn cô thÓ tõng bËc thuÕ suÊt biªn lµ bao nhiªu th× cÇn ph¶i cã sù nghiªn cøu mét c¸ch khoa häc.
VÒ viÖc ph©n biÖt biÓu thuÕ suÊt gi÷a ngêi ViÖt Nam vµ ngêi níc ngoµi th× theo t«i, t¹i thêi ®iÓm hiÖn t¹i chóng ta vÉn ph¶i duy tr×. Chóng ta sÏ cè g¾ng thu hÑp dÇn kho¶ng c¸ch gi÷a møc khëi ®iÓm chÞu thuÕ vµ thèng nhÊt mét biÓu thuÕ suÊt chung, nhng ®iÒu ®ã cßn phô thuéc vµo møc ®é ph¸t triÓn cña níc ta, phô thuéc vµo thu nhËp trung b×nh cña ngêi lao ®éng. Khi nh÷ng ®iÒu kiÖn vÒ møc thu nhËp cha t¬ng ®ång th× viÖc ¸p dông mét biÓu thuÕ suÊt chung thèng nhÊt lµ ®iÒu cha nªn lµm.
3.2 KiÕn nghÞ vÒ x©y dùng c¬ cÊu tæ chøc thùc hiÖn LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n
3.2.1 C«ng t¸c kª khai, thu nép thuÕ
C«ng t¸c kª khai vµ thu nép thuÕ lµ mét phÇn v« cïng quan träng quyÕt ®Þnh ®Õn hiÖu qu¶ thùc hiÖn cña ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp hiÖn nay. BÊt cËp tån t¹i chñ yÕu ë kh©u nµy. Do cha cã biÖn ph¸p tæ chøc kª khai thùc sù khoa häc vµ cã hiÖu qu¶ thùc tÕ nªn thÊt tho¸t trong thu thuÕ lµ rÊt lín. Ph¬ng ph¸p khÊu trõ t¹i nguån lµ cÇn thiÕt vµ quan träng trong c«ng t¸c thu thuÕ nhng nã cha ®ñ. Theo ý kiÕn cña riªng t«i th× chóng ta nªn ®ång thêi ¸p dông ph¬ng ph¸p khÊu trõ t¹i nguån vµ ph¬ng ph¸p qu¶n lÝ thu nhËp t¹i ®Þa ph¬ng. Ph¬ng ph¸p khÊu trõ t¹i nguån duy nhÊt kh«ng thÓ nµo ®¶m b¶o ®îc viÖc thu thuÕ mét c¸ch ®Çy ®ñ. Thay vµo ®ã, viÖc tÝnh thuÕ nªn ®a vÒ cho c¸c ®éi thuÕ ë ®Þa ph¬ng cïng ®¶m nhiÖm. C¸c c¸ nh©n hµng th¸ng sÏ cã nhiÖm vô kª khai toµn bé thu nhËp cña m×nh, sau ®ã sÏ nép thuÕ cho c¬ quan thuÕ ®Þa ph¬ng. C¬ quan thuÕ víi ®éi ngò c¸n bé cã kinh nghiÖm sÏ lµm nhiÖm vô kiÓm tra c¸c khai b¸o cña c¸c c¸ nh©n. ViÖc kiÓm tra t¹i ®Þa ph¬ng sÏ dÔ dµng ®îc thùc hiÖn h¬n th«ng qua viÖc c¨n cø vµo møc sèng vµ møc chi tiªu cña c¸c hé gia ®×nh. TÊt nhiªn ®©y chØ lµ mét c¸ch x¸c ®Þnh t¬ng ®èi, nhng nã còng sÏ gióp phÇn nµo cho c¬ quan thuÕ trong viÖc x¸c ®Þnh c¸c ®èi tîng ®Ó kiÓm tra l¹i tÝnh chÝnh x¸c cña viÖc kª khai. C¸c c¬ quan chi tr¶ thu nhËp sÏ ph¶i cã nghÜa vô tr¶ lêi chÝnh x¸c cho c¬ quan thuÕ vÒ c¸c kho¶n thu nhËp cña ngêi lao ®éng. ViÖc qu¶n lÝ nµy ®ßi hái ph¶i cã m· sè thuÕ cho mçi c¸ nh©n ngêi lao ®éng. §ång thêi víi c¸ch qu¶n lÝ thuÕ ë khu vùc ®Þa ph¬ng n¬i c¸c c¸ nh©n c tró sÏ gióp c¬ quan thuÕ x¸c ®Þnh chÝnh x¸c h¬n vÒ kh¶ n¨ng thu nhËp cña c¸c c¸ nh©n th«ng qua møc sèng cña gia ®×nh anh ta. TÝnh kh¶ thi vµ hiÖu qu¶ cña ph¬ng ph¸p nµy cã thÓ kiÓm tra th«ng qua viÖc thùc hiÖn thÝ ®iÓm ë mét sè khu vùc d©n c. NÕu nh nã tá ra hiÖu qu¶ vµ kh¶ thi th× chóng ta nªn ¸p dông sím vµ réng r·i.
3.2.2 Chóng ta cÇn ph¶i hoµn thiÖn l¹i hÖ thèng thu thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao. HiÖn nay,c«ng t¸c qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®îc thùc hiÖn theo hai c¸ch. Víi c¸c ®èi tîng lµm viÖc t¹i c¬ quan chi tr¶ thu nhËp do c¬ quan thuÕ cÊp côc hay cÊp chi côc qu¶n lý th× ®¨ng lý kª khai thuÕ thu nhËp c¸ nh©n víi c¸c cÊp qu¶n lý thuÕ t¬ng øng. Cßn ®èi víi c¸c c¬ quan chi tr¶ thu nhËp kh«ng thuéc ®èi tîng do c¬ quan thuÕ qu¶n lý thu thuÕ GTGT, thuÕ TNDN th× kª khai ®¨ng ký thuÕ thu nhËp c¸ nh©n t¹i Côc thuÕ tØnh n¬i ®¬n vÞ ®ãng trô së. Nhng do sè ®èi tîng ë trêng hîp thø hai chiÕm phÇn lín, v× vËy chóng ta cÇn ph¶i t×m mét biÖn ph¸p qu¶n lý co hiÖu qu¶ víi sè ®èi tîng nµy tèt h¬n. Ph¬ng ph¸p qu¶n lý hiÖn nay tuy cã thuËn lîi lµ ®¬n gi¶n cho c¶ phÝa c¬ quan thuÕ vµ c¬ quan chi tr¶ cã ®èi tîng thuéc diÖn chÞu thuÕ thu nhËp, nhng tríc t×nh h×nh hiÖn nay, khi mµ thu nhËp cña d©n c ®· t¨ng cao, ®èi tîng cã thu nhËp cao n»m ngoµi khu vùc kinh doanh lµ kh¸ lín th× ph¬ng ph¸p nµy ®· kh«ng thÓ khai th¸c triÖt ®Ó ®îc nguån thu, bá sãt rÊt nhiÒu ®èi tîng. Sù mÊt b×nh ®¼ng do viÖc bá sãt ®èi tîng nép thuÕ sÏ ¶nh hëng kh«ng tèt ®Õn nh÷ng ngêi nép thuÕ vµ kh«ng khuyÕn khÝch hä tù gi¸c kª khai. ChÝnh v× vËy, t«i thÊy cÇn ph¶i x©y dùng phßng chuyªn tr¸ch trong nhiÖm vô qu¶n lÝ kª khai c¸c doanh nghiÖp vµ c¸c c¸ nh©n thuéc diÖn nép thuÕ thu nhËp. Víi ®éi ngò c¸n bé ®îc ®µo t¹o chuyªn s©u vµ chØ cã nhiÖm vô qu¶n lÝ trong lÜnh vùc nµy sÏ gióp cho viÖc qu¶n lÝ ®îc chÆt chÏ, ®ång bé vµ cã hiÖu qu¶ h¬n.
3.2.3 Chóng ta ph¶i cã sù ph©n c«ng tr¸ch nhiÖm vµ quyÒn h¹n râ rµng. Mçi c¸ nh©n ph¶i ®îc ph©n c«ng nh÷ng c«ng viÖc mét c¸ch cô thÓ chi tiÕt vµ sau ®ã mäi vÊn ®Ò liªn quan hä sÏ ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm tríc c¬ quan thuÕ. C¸c thñ tôc giÊy tê hµnh chÝnh cÇn cè g¾ng ®¬n gi¶n, gän nhÑ. §©y lµ vÊn ®Ò kh«ng chØ cña riªng ngµnh thuÕ mµ nã cßn lµ ®Æc ®iÓm chung cña hÖ thèng c¬ quan hµnh chÝnh ë níc ta hiÖn nay. §iÒu nµy ®· g©y ra l·ng phÝ rÊt lín cho x· héi. NÕu kh«ng gi¶i quyÕt ®îc vÊn ®Ò nµy th× nÒn kinh tÕ níc ta sÏ bÞ k×m h·m vµ khã cã thÓ ph¸t triÓn ®îc. V× vËy, theo t«i vÊn ®Ò quan träng ®Çu tiªn mµ chóng ta cÇn ph¶i lµm lµ c¶i c¸ch hµnh chÝnh Bé m¸y thuÕ cña níc ta vµ nãi réng h¬n lµ c¶i c¸ch toµn bé Bé m¸y hµnh chÝnh cña níc ta hiÖn nay. ChØ khi ®ã th× c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ x· héi nãi chung vµ nãi riªng ë ®©y lµ viÖc tæ chøc thùc hiÖn LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n míi ®¹t ®îc hiÖu qu¶ cao.
3.2.4 §Ó thuËn tiÖn cho c«ng t¸c qu¶n lÝ thu, chóng ta còng cÇn ph¶i thùc hiÖn c«ng t¸c ®¨ng kÝ thuÕ vµ cÊp m· sè thuÕ cho c¸c ®èi tîng. ViÖc quyÕt ®Þnh cÊp m· sè thuÕ cho tÊt c¶ nh÷ng ngêi lao ®éng cã thu nhËp ph¶i kª khai hµng n¨m còng cha thùc sù cÇn thiÕt v× sè ngêi cã møc thu nhËp cha ®Õn møc ph¶i ®ãng thuÕ lµ chiÕm tØ träng lín; nhng ngîc l¹i nÕu chØ cÊp m· sè thuÕ cho nh÷ng ®èi tîng cã kª khai thu nhËp vµ ®Õn møc ph¶i nép thuÕ th× còng cha hîp lÝ. Sù biÕn ®éng thu nhËp lµ mét ®iÒu t¬ng ®èi phæ biÕn trong thêi k× kinh tÕ thÞ trêng do c¸c c¸ nh©n cã sù chuyÓn ®æi nghÒ nghiÖp thêng xuyªn h¬n, lµm nhiÒu nghÒ mét lóc. Theo ý kiÕn cña riªng t«i, chóng ta nªn ¸p dông ®¨ng kÝ cÊp m· sè thuÕ c¨n cø vµo ngµnh nghÒ. §èi víi nh÷ng ngµnh nghÒ mµ theo ®iÒu tra trong x· héi lµ cã møc thu nhËp cao, cã thÓ qua møc nép thuÕ th× chóng ta yªu cÇu tÊt c¶ c¸c ®èi tîng nµy ®Òu ph¶i kª khai. VÝ dô mét sè ngµnh nghÒ nh ca sÜ, gi¸o viªn, kiÕn tróc s, luËt s, t vÊn thiÕt kÕ... vµ c¸c hé thuéc diÖn kinh doanh c¸ thÓ, doanh nghiÖp t nh©n. Trong ®ã, c¸c c¸n bé c¬ quan Nhµ níc ®Òu ph¶i cã nghÜa vô kª khai thu nhËp hµng n¨m, c¸c c¬ quan Nhµ níc ph¶i cã tr¸ch nhiÖm gióp ®ì c¬ quan thuÕ trong viÖc khÊu trõ phÇn thuÕ thu nhËp cña c¸n bé c¬ quan m×nh. ChØ cã thÓ lµm tèt c«ng t¸c qu¶n lÝ thu nhËp cña d©n c nÕu chóng ta lµm tèt tÊt c¶ c¸c c«ng viÖc nµy.
3.2.5 Qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n muèn cã hiÖu qu¶ th× nã cÇn ph¶i ®îc thùc hiÖn ®ång thêi víi sù gi¸m s¸t cña cÊp c¬ së. Mäi ho¹t ®éng thu nhËp cña con ngêi ®Òu diÔn ra hoÆc ë n¬i lµm viÖc hoÆc ë n¬i sinh sèng. Do vËy, c«ng t¸c qu¶n lÝ thu nhËp n¬i ngêi lao ®éng sinh sèng lµ hÕt søc cÇn thiÕt. Qu¶n lÝ theo c¸ch nµy sÏ ®Æc biÖt h÷u Ých trong viÖc qu¶n lÝ ®èi víi c¸c c¸ nh©n hµnh nghÒ tù do, kh«ng cã n¬i lµm æn ®Þnh. C¬ quan thuÕ còng cã thÓ c¨n cø vµo møc sèng, møc tiªu dïng cña c¸c hé gia ®×nh ®Ó tiÕn hµnh kiÓm tra tÝnh chÝnh x¸c trong viÖc kª khai thu nhËp. Muèn thùc hiÖn tèt ®iÒu nµy th× chóng ta kh«ng thÓ kh«ng chó träng quan t©m ®Õn vai trß cña c¸c tæ chøc qu¶n lÝ x· héi ë ®Þa ph¬ng. Sù kÕt hîp gi÷a c¬ quan thuÕ vµ c¬ quan qu¶n lÝ ®Þa ph¬ng lµ hÕt søc cÇn thiÕt nÕu nh muèn thùc hiÖn tèt viÖc qu¶n lÝ thu nhËp cña d©n c. Tuy nhiªn, chóng ta còng sÏ cã thÓ gÆp ph¶i hiÖn tîng s¸ch nhiÔu tõ phÝa c¸n bé thuÕ vµ c¸c c¸n bé ®Þa ph¬ng ®èi víi ngêi d©n. ChÝnh v× vËy, cÇn cã nh÷ng v¨n b¶n ®¶m b¶o viÖc thùc hiÖn lµ trªn tinh thÇn x©y dùng kiÓm tra ®«n ®èc thùc hiÖn ®óng nh÷ng qui ®Þnh trong chÝnh s¸ch thuÕ thu nhËp, kh«ng cho phÐp ®ã lµ c¸i cí ®Ó g©y phiÒn hµ cho ngêi d©n.
3.2.6 Sù kÕt hîp chÆt chÏ gi÷a c¬ quan thuÕ víi c¸c c¬ quan chøc n¨ng kh¸c trong viÖc qu¶n lÝ thuÕ thu nhËp còng kh«ng thÓ ®îc xem nhÑ. C¸c c¬ quan chøc n¨ng nh Së Th¬ng m¹i, Së Lao ®éng, Së C«ng an, Së V¨n hãa-Th«ng tin, Së Ngo¹i vô... còng cÇn ph¶i x¸c ®Þnh râ tr¸ch nhiÖm cña m×nh trong viÖc phèi kÕt hîp víi c¬ quan thuÕ ®Ó thùc hiÖn nhiÖm vô qu¶n lÝ c¸c ®èi tîng nép thuÕ thu nhËp.
3.2.7 Chóng ta còng cÇn ph¶i thêng xuyªn phæ biÕn, tuyªn truyÒn, vËn ®éng vµ gi¸o dôc vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®Ó mäi ®èi tîng nép thuÕ am hiÓu vÒ ph¸p luËt vµ tù gi¸c thùc hiÖn luËt thuÕ. §©y lµ mét vÊn ®Ò hÕt søc quan träng. Chóng ta cÇn ph¶i gi¸o dôc ý thøc ph¸p luËt cña d©n c, trong ®ã ®Æc biÖt lµ thÕ hÖ trÎ. Nh÷ng ch¬ng tr×nh gi¸o dôc ph¸p luËt tõ trong trêng häc lµ ®iÒu hÕt søc bæ Ých. Níc ta ®îc xem lµ mét trong sè nh÷ng níc mµ d©n c cã ý thøc vÒ luËt ph¸p nãi chung thuéc d¹ng kÐm trªn thÕ giíi. Muèn kh¾c phôc ®îc nhîc ®iÓm nµy th× kh«ng cã c¸ch g× kh¸c lµ chóng ta ph¶i ®a gi¸o dôc ph¸p luËt vµo trong häc ®êng. §ång thêi, chóng ta còng cÇn cã c¸c ch¬ng tr×nh giíi thiÖu vµ tuyªn truyÒn vÒ ph¸p luËt nãi chung cho ®«ng ®¶o d©n c ®îc biÕt, tr¸nh t×nh tr¹ng nh ®èi víi Ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp hiÖn nay, rÊt nhiÒu ngêi khi ®îc hái th× hoµn toµn xa l¹ víi vÊn ®Ò nµy.
3.2.8 §Ó thùc hiÖn tèt néi dung Ph¸p lÖnh, chóng ta còng cÇn ph¶i ban hµnh nh÷ng chÕ tµi vµ qui ®Þnh vÒ viÖc xö ph¹t ®èi víi c¸c trêng hîp vi ph¹m. HiÖn nay, níc ta cha cã LuËt tè tông thuÕ vô, chÝnh v× ®iÒu nµy ®· khiÕn cho rÊt nhiÒu tæ chøc, c¸ nh©n coi thêng vµ kh«ng thùc hiÖn c¸c qui ®Þnh trong LuËt thuÕ. Theo ®iÒu tra th¨m dß th× cã tíi 60.19% sè ngêi ®îc hái cho r»ng chóng ta kh«ng thùc hiÖn ®îc tèt c¸c qui ®Þnh trong luËt lµ do sù kÐm nghiªm minh cña luËt ph¸p, cßn 20.5% th× cho r»ng lµ ý thøc ngêi d©n vÒ thuÕ cha cao, sè cßn l¹i th× cho r»ng lµ do luËt qui ®Þnh cha hîp lÝ vµ khoa häc nªn hiÖu qu¶ thùc hiÖn cßn thÊp.
3.2.9 Sù ph¸t triÓn cña hÖ thèng ng©n hµng còng nh nh÷ng biÖn ph¸p cña Ng©n hµng vµ Kho b¹c Nhµ níc nh»m gi¶m chi tiªu tiÒn mÆt còng lµ mét nh©n tè hÕt søc quan träng ®èi víi hiÖu qu¶ cña viÖc qu¶n lÝ thu thuÕ thu nhËp cña c¬ quan thuÕ. Nh chóng ta ®· tr×nh bµy ë ch¬ng 2, viÖc sö dông tiÒn mÆt phæ biÕn ë níc ta ®· g©y ra nhiÒu khã kh¨n trong c«ng t¸c qu¶n lÝ nguån thu nhËp cña d©n c. Muèn chuyÓn dÇn sang viÖc sö dông tµi kho¶n sÐc thay cho tiÒn mÆt ®ßi hái ph¶i cã nh÷ng c¬ chÕ qui ®Þnh cô thÓ tõ phÝa Ng©n hµng Nhµ níc vµ Kho b¹c Nhµ níc. Nh÷ng qui ®Þnh vÒ h×nh thøc thanh to¸n tiÒn l¬ng ph¶i qua tµi kho¶n sÐc còng nªn dÇn dÇn ¸p dông ë níc ta. Bªn c¹nh ®ã, hÖ thèng ng©n hµng th¬ng m¹i, n¬i mµ c¸c kh¸ch hµng sÏ më tµi kho¶n sÐc, còng cÇn ph¶i ph¸t triÓn h¬n n÷a ®Ó ®¸p øng ®îc nhu cÇu thanh to¸n qua tµi kho¶n cña d©n c. ViÖc thanh to¸n qua tµi kho¶n sÐc ph¶i hÕt søc thuËn tiÖn vµ ®¬n gi¶n th× míi cã thÓ khuyÕn khÝch ngêi d©n sö dông. NÕu nh c¸c chi phÝ vÒ thêi gian, thñ tôc qu¸ phøc t¹p th× ngêi d©n sÏ kh«ng høng thó g× trong viÖc sö dông tµi kho¶n sÐc, ngîc l¹i nÕu nã thuËn tiÖn th× sÏ rÊt khuyÕn khÝch bëi v× nã an toµn h¬n nhiÒu so víi viÖc gi÷ tiÒn mÆt trong tói. Gi¶m thanh to¸n b»ng tiÒn mÆt mµ sö dông réng r·i thanh to¸n qua tµi kho¶n sÏ kh«ng chØ phôc vô cho ho¹t ®éng qu¶n lÝ thu nhËp cña d©n c trong viÖc kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp mµ nã cßn tiÕt kiÖm rÊt nhiÒu chi phÝ cho x· héi. V× vËy, chóng ta cÇn cè g¾ng sím cã nh÷ng qui ®Þnh vµ biÖn ph¸p cô thÓ nh»m khuyÕn khÝch thanh to¸n qua tµi kho¶n.
3.2.10 Sù ph¸t triÓn nh vò b·o cña khoa häc c«ng nghÖ, trong ®ã ®Æc biÖt lµ c«ng nghÖ th«ng tin liªn l¹c vµ m¹ng ®iÖn tö ®· ®em l¹i rÊt nhiÒu øng dông tiÖn Ých cho x· héi. ViÖc vËn dông nh÷ng thµnh tùu vÒ khoa häc c«ng nghÖ nh lµ tin häc, c«ng nghÖ m¹ng vµo c«ng t¸c qu¶n lÝ thuÕ sÏ gióp cho c¬ quan thuÕ rÊt nhiÒu. Sù chÝnh x¸c, nhanh gän, ®¬n gi¶n trong c«ng t¸c thu nép thuÕ sÏ lµ ®iÒu kiÖn tèt ®Ó LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ®îc thùc hiÖn cã hiÖu qu¶. Mét m¹ng líi m¸y tÝnh nèi kÕt gi÷a tÊt c¶ c¸c c¬ quan thuÕ trªn toµn bé l·nh thæ quèc gia sÏ gióp cho viÖc x¸c ®Þnh th«ng tin nh m· sè thuÕ, sè thuÕ ph¶i nép, ®· nép vµ tÊt c¶ c¸c th«ng tin kh¸c vÒ c¸ nh©n nép thuÕ chØ thùc hiÖn trong vµi phót. So s¸nh víi viÖc qu¶n lÝ b»ng giÊy tê v¨n b¶n nh hiÖn nay th× thùc sù nã lµ mét bíc tiÕn kh¸ xa.
3.2.11 Ngoµi ra, ®Ó thuÕ thu nhËp c¸ nh©n sím trë thµnh mét nguån thu quan träng cña Nhµ níc th× ChÝnh phñ cÇn cã nh÷ng chÝnh s¸ch ®Ó ph¸t triÓn m¹nh mÏ kinh tÕ vµ ®êi sèng cña ngêi d©n. Chóng ta ®· ph©n tÝch ë trªn r»ng nguån thu tõ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n phô thuéc rÊt nhiÒu vµo thu nhËp thùc tÕ cña d©n c. ë nh÷ng níc ph¸t triÓn th× thuÕ trùc thu lµ thuÕ cã tØ träng cao trong nguån thu ng©n s¸ch, ngîc l¹i ë nh÷ng níc ®ang ph¸t triÓn th× thuÕ gi¸n thu l¹i chiÕm tØ träng cao h¬n. Nã ph¶n ¸nh møc thu nhËp cña d©n c ë nh÷ng níc ®ang ph¸t triÓn thÊp h¬n so víi nh÷ng níc ph¸t triÓn. Chóng ta cÇn ph¶i tËp trung ph¸t triÓn kinh tÕ, cè g¾ng ®a nÒn kinh tÕ b¾t kÞp víi c¸c níc trong khu vùc råi tiÕn xa h¬n. Vµ ®ã còng chÝnh lµ môc tiªu lín lao nhÊt mµ chóng ta ®ang phÊn ®Êu theo ®uæi vµ x©y dùng- môc tiªu d©n giµu, níc m¹nh, x· héi c«ng b»ng vµ v¨n minh.
ThuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao lµ mét s¾c thuÕ míi ë níc ta. Mêi n¨m h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña s¾c thuÕ nµy qu¶ thùc lµ hÕt søc ng¾n ngñi. Nh÷ng bÊt cËp trong qu¸ tr×nh x©y dùng LuËt vµ thùc hiÖn lµ ®iÒu kh«ng thÓ tr¸nh khái. Nhng víi quyÕt t©m x©y dùng vµ hoµn chØnh s¾c thuÕ nµy, chóng ta hi väng r»ng s¾c thuÕ nµy sÏ sím trë thµnh mét s¾c thuÕ thùc sù cã hiÖu qu¶ vµ sÏ ph¸t huy tèi ®a c¸c chøc n¨ng vµ vai trß cña nã. §iÒu ®Æc biÖt quan träng lµ chóng ta cÇn ph¶i ®a s¾c thuÕ nµy thµnh mét s¾c thuÕ phæ th«ng, ®¹i ®a sè d©n c sÏ hiÓu biÕt vÒ nã vµ thÊy m×nh cã nghÜa vô ®èi víi viÖc nép thuÕ thu nhËp. Muèn lµm ®îc ®iÒu nµy th× cÇn ph¶i hÕt søc nhÊn m¹nh ®Õn viÖc c«ng b»ng, tøc lµ kh«ng ®Ó phæ biÕn nh÷ng c¸ nh©n mµ ®¸ng lÏ ph¶i nép thuÕ nhng vÉn trèn thuÕ mµ kh«ng cã sù can thiÖp cña luËt ph¸p, nÕu cã th× sè ®èi tîng nµy chØ lµ mét con sè rÊt nhá vµ h·n h÷u. ChØ cã nh vËy th× míi t¹o ®îc niÒm tin vµ viÖc nghiªm tóc thùc hiÖn cña c¸c ®èi tîng nép thuÕ.
KÕt luËn
Nh vËy, sau ba ch¬ng nghiªn cøu vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n, chóng ta ®· ®Ò cËp ®Õn mét sè vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n nãi chung vµ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë ViÖt Nam.
Tríc hÕt, chóng ta cã thÓ ch¾c ch¾n r»ng thuÕ thu nhËp c¸ nh©n lµ mét s¾c thuÕ hÕt søc cÇn thiÕt ®èi víi mäi quèc gia. Nã mang ý nghÜa c¶ vÒ mÆt kinh tÕ, x· héi vµ chÝnh trÞ. Kh«ng mét ai cã thÓ phñ nhËn ®îc nh÷ng vai trß tÝch cùc mµ nã ®em l¹i cho x· héi.
ë ViÖt Nam, s¾c thuÕ nµy míi ra ®êi ®îc h¬n mêi n¨m, nhng nã còng ®· ®¹t ®îc nh÷ng thµnh tùu nhÊt ®Þnh, thu ng©n s¸ch hµng n¨m tõ thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao ®· t¨ng m¹nh qua c¸c n¨m, sè ngêi ®¨ng ký, kª khai nép thuÕ thu nhËp còng kh«ng ngõng t¨ng lªn. C¸c v¨n b¶n qui ®Þnh vÒ thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao ®îc söa ®æi, bæ sung vµ ngµy cµng hoµn thiÖn cho phï hîp víi hoµn c¶nh thùc tÕ cña kinh tÕ vµ x· héi.
Tuy nhiªn, bªn c¹nh ®ã, do nh÷ng nguyªn nh©n chñ quan vµ kh¸ch quan, ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp c¸ nh©n vÉn cha thùc sù ph¸t huy hÕt vai trß vµ chøc n¨ng cña nã.
Nguyªn nh©n kh¸ch quan cã thÓ lµ do nÒn kinh tÕ níc ta cha thùc sù ph¸t triÓn, ®êi sèng cña d©n c vÉn cßn ë møc thÊp, do vËy kh¶ n¨ng huy ®éng nguån thu tõ thu nhËp cña d©n c kh«ng cao. Thªm vµo ®ã, ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp c¸ nh©n míi ra ®êi, do vËy nã cha ®îc sù nhËn thøc vµ thùc hiÖn réng r·i cña d©n c. Nh÷ng tiÒn ®Ò c¨n b¶n cho viÖc thùc hiÖn tèt c«ng t¸c qu¶n lý thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë níc ta vÉn cßn rÊt h¹n chÕ, ®ã lµ viÖc sö dông tiÒn mÆt réng r·i trong d©n c, nh÷ng øng dông khoa häc kü thuËt trong c«ng t¸c qu¶n lý thuÕ cha ®îc sö dông...
Nhng viÖc thùc hiÖn ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cha thùc sù hiÖu qu¶ nh kh¶ n¨ng cña nã chñ yÕu lµ do nh÷ng nguyªn nh©n chñ quan. Nh÷ng nguyªn nh©n ®ã xuÊt ph¸t tõ phÝa c¬ quan lµm luËt, c¬ quan thuÕ, mét sè c¬ quan kh¸c cã liªn quan ®Õn qu¸ tr×nh thu nép thuÕ, vµ ý thøc cña nh÷ng ngêi cã nghÜa vô kª khai vµ nép thuÕ. C¸c v¨n b¶n ph¸p luËt hiÖn nay vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cßn mét sè vÊn ®Ò cha thùc sù hîp lý. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, c¬ quan thuÕ cha t×m ra c¸ch tæ chøc thu thuÕ ®èi víi c¸c c¸ nh©n cã nghÜa vô kª khai vµ nép thuÕ mét c¸ch cã hiÖu qu¶, rÊt nhiÒu ®èi tîng nép thuÕ ®· bÞ bá sãt. Nguyªn nh©n nµy còng mét phÇn lµ do c¸c c¬ quan chi tr¶ thu nhËp cha thùc hiÖn nghiªm tóc nhiÖm vô khÊu trõ phÇn thuÕ thu nhËp tõ thu nhËp cña ngêi lao ®éng trong ®¬n vÞ hä qu¶n lý. Mét sè ngµnh nghÒ nh ca sÜ, gi¸o viªn, thiÕt kÕ... th× thu nhËp cña hä cha ®îc c¬ quan thuÕ gi¸m s¸t qu¶n lý. Sè ngêi tù gi¸c kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n kh«ng nhiÒu, phÇn lín lµ nh÷ng ngêi chñ tr¬ng trèn kh«ng ph¶i nép thuÕ ®îc th× trèn. ChÝnh v× lÝ do nµy, cho nªn ®Õn nay, thuÕ thu nhËp c¸ nh©n vÉn cha ph¸t huy ®îc hÕt vai trß cña nã.
§Ó kh¾c phôc nh÷ng bÊt cËp ®ang tån t¹i trong ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao vµ qu¸ tr×nh thùc hiÖn cña nã, chóng ta cÇn cã nh÷ng söa ®æi mét c¸ch ®ång bé trªn c¶ ph¬ng diÖn v¨n b¶n ph¸p luËt vµ c«ng t¸c tæ chøc thu nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n.
§èi víi v¨n b¶n qui ®Þnh vÒ thuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao hiÖn nay, chóng ta nªn ®iÒu chØnh l¹i sao cho bao qu¸t ®îc hÕt c¸c kho¶n thu nhËp cña d©n c, xo¸ bá sù ph©n biÖt gi÷a thu nhËp thêng xuyªn vµ thu nhËp kh«ng thêng xuyªn, thu hÑp dÇn kho¶ng c¸ch vÒ biÓu thuÕ gi÷a ngêi níc ngoµi vµ ngêi ViÖt Nam tiÕn dÇn ®Õn thèng nhÊt mét biÓu thuÕ chung. Thªm vµo ®ã, chóng ta nªn h¹ thÊp møc thu nhËp khëi ®iÓm chÞu thuÕ nh»m bao qu¸t ®îc réng r·i h¬n tÇng líp d©n c nép thuÕ, ®ång thêi cã kh¶ n¨ng t¨ng ®îc nguån thu cho ng©n s¸ch. VÒ møc thuÕ suÊt, chóng ta nªn thu hÑp dÇn kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c bËc thuÕ suÊt ë møc thu nhËp tõ thÊp ®Õn cao. C¨n cø tÝnh thuÕ còng cÇn ph¶i quan t©m ®Õn yÕu tè gia c¶nh cña ngêi nép thuÕ.
VÒ c«ng t¸c tæ chøc thùc hiÖn, chóng ta nªn x©y dùng ®éi ngò c¸n bé chuyªn tr¸ch trong lÜnh vùc qu¶n lý viÖc kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n. C«ng t¸c qu¶n lý cÇn kÕt hîp ë c¶ n¬i c¸c c¸ nh©n lµm viÖc vµ n¬i c tró nh»m ®¶m b¶o tÝnh chÝnh x¸c vµ ®Çy ®ñ. Sù kÕt hîp gi÷a c¸c c¬ quan qu¶n lý ®èi tîng lao ®éng vµ c¬ quan thuÕ cÇn ph¶i ®îc t¨ng cêng, c«ng t¸c tuyªn truyÒn phæ biÕn gi¸o dôc vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n còng ph¶i ®îc chó träng h¬n n÷a. §ång thêi chóng ta còng cÇn ph¶i t¨ng cêng ho¹t ®éng thanh to¸n b»ng sÐc vµ qua chuyÓn kho¶n, h¹n chÕ viÖc sö dông tiÒn mÆt. Cã nh vËy th× c«ng t¸c qu¶n lý thu nhËp cña d©n c míi cã thÓ thùc hiÖn ®îc tèt.
Víi ®Ò tµi “ Mét sè vÊn ®Ò vÒ thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë ViÖt Nam”, em mong muèn thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë ViÖt Nam sÏ ph¸t triÓn vµ sím trë thµnh mét s¾c thuÕ quan träng trong hÖ thèng thuÕ ViÖt Nam, ph¸t huy tèt nh÷ng vai trß vµ chøc n¨ng cña nã ®Ó ®a nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn liªn tôc vµ æn ®Þnh ®ång thêi ®¶m b¶o ®îc sù c«ng b»ng trong x· héi.
Mét lÇn n÷a, em xin ch©n thµnh c¸m ¬n sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña c« gi¸o híng dÉn em lµ TS. NguyÔn ThÞ BÊt vµ c¸c c« chó trªn Tæng côc thuÕ n¬i em thùc tËp.
Sinh viªn
NguyÔn ViÖt Hng
Danh môc tµi kiÖu tham kh¶o
Ph¸p lÖnh thuÕ thu nhËp c¸ nh©n c¸c n¨m 1991,1994,1997,1999 vµ 2001 cïng c¸c NghÞ ®Þnh, Th«ng t híng dÉn.
Gi¸o tr×nh Qu¶n lý thuÕ-§H Kinh tÕ quèc d©n
Gi¸o tr×nh Tµi chÝnh häc vµ ThuÕ cña trêng §¹i häc Tµi chÝnh KÕ to¸n
T¹p chÝ ThuÕ Nhµ níc
C¸c t¹p chÝ kh¸c nh T¹p chÝ Nghiªn cøu Kinh tÕ, Tµi chÝnh-KÕ to¸n, Kinh tÕ vµ dù b¸o...
C¸c bµi ph©n tÝch vÒ thuÕ ë c¸c trang web trªn m¹ng.
LuËt thuÕ thu nhËp c¸ nh©n cña Mü, Anh, Canada vµ mét sè níc kh¸c trªn thÕ giíi.
Principles of Economics- GregoryMankiw
§Ò tµi: ThuÕ thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhËp cao: Thùc tr¹ng vµ viÖc hoµn thiÖn chÝnh s¸ch, biÖn ph¸p qu¶n lý thu 12-2001
C¬ quan chñ tr× ®Ò tµi: Côc thuÕ Thµnh phè Hå ChÝ Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.DOC