Đề tài Một vài phân tích về tình trạng việc làm của thanh niên Việt Nam

Đề tài: Một vài phân tích về tình trạng việc làm của thanh niên Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM I. LAO ĐỘNG – NỀN TẢNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Định nghĩa lao động 2. Lao động – nền tảng của các hoạt động kinh tế 3. Nhu cầu việc làm của thanh niên II. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1. Định nghĩa thị trường lao động 2. Các đặc trưng của thị trường lao động 3. Cân bằng trong thị trường lao động III.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LÀM TRONG THANH NIÊN 1. Môi trường kinh tế – xã hội 2. Quan niệm về việc làm của thanh thiếu niên 3. Ảnh hưởng của lứa tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật và vùng kinh tế tới việc làm trong thanh thiếu niên IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1. Sức ép về tăng trưởng trong lao động thanh thiếu niên 2. Sức ép từ vấn đề giải quyết việc làm trong thanh thiếu niên 3. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong đó có đóng góp của nhóm lao động thanh niên CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NUỚC VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM, VÀ GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM CHO THANH NIÊN NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Một số chính chính sách của Nhà nước có liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động ở Việt Nam hiện nay 1.1. Chính sách chung 1.2. Các chính sách riêng 2. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên Việt Nam những năm gần đây 2.1. Phát triển kinh tế tạo ra nhiều việc làm 2.2. Hỗ trợ việc làm qua các dự án vay vốn tạo việc làm 2.3. Về việc xuất khẩu lao động 2.4. Hỗ trợ việc đào tạo nghề cho thanh niên 2.5. Các chính sách thúc đẩy giao dịch việc làm – Trung tâm giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM 1. Các tiêu chí đánh giá 1.1. Quy mô lao động thanh niên có việc làm 1.2. Tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi 1.3. Việc làm theo giới tính 1.4. Việc làm theo khu vực kinh tế 1.5. Ảnh hưởng của khu vực sống tới tỷ lệ có việc làm của thanh niên 2. Đánh giá chung 2.1. Mặt được 2.2. Mặt hạn chế 2.3. Nguyên nhân CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG THANH NIÊN Ở NƯỚC TA I. GIỚI THIỆU CHUNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH LOGISTIC 1. Mô hình Logistic – phương pháp Golberger 2. Mô hình Logistic – phương pháp Berkson III. ÁP DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC VÀO VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VIỆC LÀM THANH NIÊN VIỆT NAM 1. Các biến số trong mô hình 2. Kết quả mô hình 3. Nhận xét IV. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài phân tích về tình trạng việc làm của thanh niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn trong khi khả năng tạo việc làm của nền kinh tế chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lực lượng lao động thanh niên. Theo tổng hợp từ kết quả điều tra lao động – việc làm qua các năm, nhìn chung, quy mô lực lượng lao động thanh niên vẫn có xu hướng tăng, tuy không đáng kể nhưng lao động thanh niên vẫn đóng vai trò là một trong những lực lượng lao động chính (chiếm trên 30% lực lượng lao động, cao hơn so với các nước công nghiệp), do đó, giải quyết việc làm cho lao động thanh niên không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội đơn thuần mà còn mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Sức ép đối với từng vùng là khác nhau, ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội khác. Sức ép từ vấn đề giải quyết việc làm trong thanh thiếu niên. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế ILO, để xem xét một cách tổng thể về thực trạng việc làm, đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi mà khu vực nông thôn thường chiếm tỷ lệ cao, việc xem xét đồng thời hai chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việc làm là hết sức cần thiết. Về bản chất, thiếu việc làm là thất nghiệp bán phần trong khi thất nghiệp là thất nghiệp toàn phần. Tại Việt Nam, thất nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn), đặc biệt trong lao động thanh niên luôn ở mức cao trong những năm qua. Theo quan niệm phổ biến nhất hiện nay, những người thất nghiệp là những người không làm việc trong giai đoạn tham chiếu, hiện đang tìm việc và sẵn sàng làm việc. Xét trên bình diện cả nước, thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, đến năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chỉ còn 4,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên ở khu vực thành thị tương đối cao, vẫn ở mức trên dưới 10%. Đây là xu hướng chung phổ biến trên thị trường lao động Việt Nam và hiện vẫn chưa được cải thiện nhiều. Đồ thị 1.2. Quy mô lực lượng lao động thanh niên giai đoạn 1998-2008 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra LĐVL 1998-2005, điều tra thực trạng VL và thất nghiệp 2006, 2007, điều tra biến động dân số, nguồn lao động và KHH gia đình 2008 Từ năm 1998 đến nay, tuy tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên ở khu vực thành thị có biến động tăng giảm nhưng không đáng kể, tỷ lệ này tăng cao nhất vào năm 1999 (13,4%) sau đó có xu hướng biến động tăng giảm không đều qua các năm và thấp nhất vào năm 2008 (10,1%), trong khi tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị trên toàn quốc chỉ chiếm 4,7% (năm 2008). Hiện cả nước có hàng triệu thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định trong khi nền kinh tế chưa đạt tới tốc độ tăng trưởng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm, là sức ép đối với các chính sách an sinh xã hội của nước ta (ví dụ, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp), làm giảm nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội làm giảm lợi thế về nguồn nhân lực đang ở trong độ tuổi tràn đầy sức sống cả về thể lực và trí lực để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cũng là mầm mống kéo theo những tệ nạn xã hội, gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng và xã hội. Ở khu vực nông thôn trong những năm qua, do quá trình đô thị hoá nhanh, việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp lớn cộng với công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn làm gia tăng quy mô lao động thiếu việc làm trong khu vực nông thôn, trong đó có cả lao động thanh niên. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc năm 2006, số thanh niên nông thôn thiếu việc làm là 850.000 người (chiếm 7% lao động thanh niên nông thôn), trong đó nhóm tuổi 20 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 40,4%), nhóm tuổi 15 - 19 (khoảng 33,7%) và thấp nhất là nhóm tuổi 25 - 29 (25,9%). Đến năm 2007, cả nước có 1.240 nghìn lao động thanh niên nông thôn thiếu việc làm, chiếm tỷ lệ 10,2%, trong đó các nhóm tuổi 15-19, 20-24 và 25-29 lần lượt chiếm 28,8%, 47,9% và 23,3%, trong khi tỷ lệ thiếu việc làm của lao động ở khu vực nông thôn trên cả nước chỉ là 6,1%. Với quy mô lao động thanh niên nông thôn chiếm ¾ lực lượng lao động thanh niên như hiện nay, thì tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên cao như trên phản ánh sự kém phát triển của thị trường lao động Việt Nam nói chung, thị trường lao động thanh niên nói riêng. Thanh niên dễ có nguy cơ rơi vào nghèo đói, việc làm không được bảo vệ.... Xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong đó có đóng góp của nhóm lao động thanh niên. Nghề nghiệp và việc làm luôn là vấn đề bức xúc nhất của thanh niên trong thời kỳ mới, đặc biệt trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều cơ hội về phát triển kinh tế, tự do thương mại, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng tuy nhiên cũng kéo theo sự cạnh tranh gay gắt hơn, yêu cầu về việc làm cao hơn của các doanh nghiệp và xã hội trong khi chất lượng của lao động thanh niên Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thực hiện quá trình đô thị hóa đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng phi nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hoá cũng làm thu hẹp diện tích sử dụng đất nông nghiệp (theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, trong giai đoạn 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi khoảng 366.440 ha, trong đó để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39.556 ha, xây dựng hạ tầng là 136.175 ha,...chiếm 3,89% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng) trong khi quy mô lao động nông thôn, trong đó có lao động thanh niên tăng, dẫn đến tình trạng người lao động không có đất canh tác, năng suất lao động chưa được cải thiện, thời gian nông nhàn tăng, một bộ phận thanh niên nông thôn bị thiếu việc làm, một bộ phận có xu hướng rời nông thôn lên thành phố kiếm sống với những nghề nặng nhọc, không cần có kỹ năng nghề nghiệp như khuân vác, phụ xe, rửa xe máy, làm công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp...việc làm không ổn định. Do áp lực của nền kinh tế thị trường và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp thường tuyển dụng lao động với yêu cầu ngày càng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và đặc biệt là kinh nghiệm (yếu tố đa phần thanh niên thường thiếu) trong khi hệ thống giáo dục - đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, có tới 50% lao động thanh niên khi vào làm tại các doanh nghiệp phải đào tạo lại trước khi làm việc. Mặt khác, phần đông lao động thanh niên sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học (thường tập trung ở khu vực thành thị) có xu hướng ở lại các thành phố để tìm việc làm, chấp nhận việc làm không phù hợp với chuyên môn, lương thấp, các điều kiện lao động không đảm bảo...Đây là sự lãng phí lớn đối với đất nước, hơn nữa gây mất cân đối trong phát triển, phân bố kinh tế, lao động giữa các vùng và miền khác nhau, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong khi thiếu hụt trầm trọng lao động có chất lượng để phát triển khu vực nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NUỚC VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM, VÀ GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM CHO THANH NIÊN NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. Một số chính chính sách của Nhà nước có liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động ở Việt Nam hiện nay. 1.1. Chính sách chung: Trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, nhiều cơ chế, chính sách về việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng đã được ban như: các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Quỹ quốc gia về việc làm, các chương trình và Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương, tổ chức dịch vụ việc làm, đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm thất nghiệp.... Các chính sách này của Chính phủ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, cho mọi đối tượng lao động, trong đó có ưu tiên đối với các đối tượng lao động yếu thế (lao động là người dân tộc thiểu số, lao động vùng sâu, vùng xa, lao động thanh niên, lao động nữ,...). Các chính sách này bước đầu đã góp phần hình thành môi trường thuận lợi, tạo mở nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều văn bản chính sách được ban hành vẫn còn chồng chéo, việc triển khai thực hiện chậm, chưa quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, nhiều thanh niên chưa tiếp cận được với các chính sách, các điều kiện, cơ hội để học nghề và giải quyết việc làm. Nhiều chương trình, dự án cho lao động thanh niên được phê duyệt nhưng tiến độ triển khai chậm, chưa tạo ra sự gắn kết trong việc thực hiện các chính sách về dạy nghề và tạo việc làm. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội giao cho thanh niên làm chủ chưa nhiều trong khi những bất cập về cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực hiện. Mặt khác, tạo việc làm cho người lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, là kết quả của sự huy động tổng thể nhiều nguồn lực cho nên hiện nay vẫn chưa có cơ chế, chính sách đặc thù riêng về tạo việc làm cho từng vùng nhất định mà chủ yếu chỉ có các chính sách của địa phương căn cứ vào thực tiễn để xây dựng các chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh tạo việc làm trên địa bàn đồng thời, lồng ghép vào chính sách chung. 1.2. Các chính sách riêng Trên cơ sở các chính sách chung của Chính phủ, các địa phương đã chủ động ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn về việc làm cho người lao động, trong đó đặc biệt chú trọng đến lao động thanh niên. Nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh đã được ban hành như các chính sách ưu đãi về vốn, cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên từng địa bàn, các chính sách phát triển các khu công nghiệp, chính sách phát triển các làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,…đã góp phần phát triển kinh tế, tạo mở nhiều việc làm cho thanh niên nói riêng, lao động nói chung. Nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho lao động thanh niên trong giai đoạn 2006-2010, nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm địa phương giai đoạn 2006-2010, tập trung vào các dự án, hoạt động về hỗ trợ phát triển kinh tế tạo việc làm, cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và Quỹ giải quyết việc làm địa phương, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu lao động, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm...đưa nội dung tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng vào trong Nghị quyết, chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của địa phương về tạo việc làm cho lao động thanh niên. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên Việt Nam những năm gần đây. Những chính sách trên đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho thanh niên nước ta thời gian qua. 2.1. Phát triển kinh tế tạo ra nhiều việc làm. Với sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực công nghiệp và xây dựng (tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 41,61% trong 2007 so với 41,52% năm 2006, tốc độ tăng trưởng của khu vực này năm 2007 cũng đạt 10,6%)và dịch vụ (8,68%/năm nâng giá trị đóng góp vào GDP từ 38,08%/ năm 2006 lên 38,14%/năm trong năm 2007), thu hút đầu tư nước ngoài lớn,.... đã góp phần đẩy mạnh tạo việc làm cho lao động nói chung, cho thanh niên trong từng vùng nói riêng. Qua số liệu tổng hợp cho thấy, về cơ bản, quy mô tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng có xu hướng tăng, chủ yếu thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội (chiếm khoảng 77% tổng số việc làm được tạo ra hàng năm), trong đó khoảng 65% là đối tượng thanh niên, tuy nhiên, năm 2008, do tác động của khủng hoảng, nhu cầu lao động của thị trường lao động nước ngoài có xu hướng giảm nên xuất khẩu lao động năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Việc làm chủ yếu được tạo ra từ khu vực công nghiệp và dịch vụ (chiếm từ khoảng 80% tổng số việc làm được tạo ra hàng năm), góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Một số địa phương giải quyết nhiều việc làm cho lao động như Hà Nội (gần 300.000 lao động), Hải Phòng (trên 130.000 lao động), Hải Dương (trên 100.000 lao động), trong đó ở Hà Nội, tạo việc làm cho thanh niên chiếm khoảng 75%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại một số bất cập trong giải quyết việc làm cho thanh niên: Lao động thanh niên tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn nhưng phát triển kinh tế nông thôn còn ít được quan tâm, khả năng tạo việc làm của khu vực nông thôn thấp… Việc làm cho thanh niên chủ yếu là trong các ngành công nghiệp xây dựng (thu hút lớn lao động phổ thông), các ngành dệt may, da giày, công nghiệp chế biến nên thu nhập thấp, tính ổn định chưa cao (năm 2008, do tác động của khủng hoảng tài chính, nhiều lao động thanh niên mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị tăng). Một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội dành riêng cho thanh niên như chương trình, dự án xây dựng đảo thanh niên Bạch Long Vĩ, thanh niên xung phong phát triển các vùng nông thôn, khó khăn … mới chỉ được triển khai trên phạm vi hẹp, chưa được nhân rộng. Thanh niên có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh chưa được hỗ trợ, hướng dẫn về quy trình, thủ tục, ít được tạo cơ hội vay vốn tín dụng ưu đãi… 2.2. Hỗ trợ việc làm qua các dự án vay vốn tạo việc làm. Nhằm hỗ trợ tạo việc làm, đặc biệt từ khu vực phi chính thức thông qua dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Với nguồn vốn bổ sung mới hàng năm khoảng 250 tỉ đồng, Quỹ đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 350.000 lao động mỗi năm, trong đó lao động thanh niên chiếm 40% (khoảng 140.000 LĐ), riêng các dự án từ nguồn cho vay theo kênh T.Ư Đoàn năm 2008 thu hút được 3.397 lao động. Cộng với số vốn thu hồi từ giai đoạn trước chuyển sang và Quỹ giải quyết việc làm địa phương (nhiều địa phương đã trích ngân sách địa phương thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương như Hà Nội cũ (gần 99 tỷ đồng), Hải Phòng (20 tỷ đồng), Hà Tây (18,8 tỷ đồng), Hưng Yên (1,2 tỷ đồng) và Hải Dương (gần 4,8 tỷ đồng, thực hiện cho vay hàng nghìn dự án, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, trong đó số lao động thanh niên nông thôn chiếm khoảng 40-45%. Nhiều mô hình tạo việc làm cho thanh niên hiệu quả từ nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm đã được triển khai như: mô hình thanh niên lập nghiệp tại đảo Bạch Long Vỹ, câu lạc bộ nữ doanh nghiệp trẻ tại Hải Phòng; mô hình tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn, phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn tại Hải Dương; hình thành vùng trồng cây ăn quả Lập Thạch, phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, làng nghề ở Bình Xuyên tại Vĩnh Phúc; khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Đông Anh, Gia Lâm và Từ Liêm gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương tại Hà Nội... Có thể nói tạo việc làm cho thanh niên thông qua các dự án tín dụng vi mô, đặc biệt là ở khu vực nông thôn là một trong những giải pháp thích hợp trong điều kiện kinh tế của nước ta nhưng hiệu quả chưa thực sự cao: Các dự án cho thanh niên nông thôn vay chủ yếu là các dự án nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 50%), thường là các dự án cải tạo vườn tạp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu,…nên hiệu quả tạo việc làm chưa cao, chủ yếu chỉ tăng thêm thời gian làm việc. Nhiều dự án vay vốn của thanh niên, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề do thanh niên làm chủ, có nhu cầu vay vốn để phát triển, mở rộng sản xuất nhưng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm mới chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn của thanh niên. Thủ tục vay vốn đối với thanh niên phức tạp, mất nhiều thời gian từ khâu xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án, nhiều dự án không được duyệt vay do lo ngại thanh niên chưa có kinh nghiệm, trình độ quản lý hạn chế, khả năng gặp rủi ro trong kinh doanh cao. 2.3. Về việc xuất khẩu lao động. Bên cạnh việc đẩy mạnh tạo việc làm, trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương các tỉnh quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tích cực người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp, hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ và giáo dục định hướng (Quảng Ninh với mức 800.000 đồng/người…), cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay xuất khẩu lao động, hỗ trợ khám sức khoẻ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài... Giai đoạn 2006 đến 2008, một số địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh đưa được trên 3.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm. Nhìn chung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vùng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào về chất lượng lao động cũng như nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong vùng: Quy mô lao động thanh niên đi xuất khẩu lao động có xu hướng giảm, nguyên nhân một phần do những đặc thù kinh tế - xã hội nước ta (kinh tế tương đối phát triển, chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao =>cơ hội việc làm cũng nhiều hơn...), bên cạnh đó là công tác thông tin, tuyên truyền chưa được chú trọng thường xuyên, chưa đầy đủ và cập nhật nhằm đem lại hình ảnh toàn diện và tích cực về hoạt động xuất khẩu lao động (ngay như Hà Nội, trong giai đoạn 2006-2008, tổng số lao động được các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đưa được khoảng 150.000 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng lao động thành phố chỉ chiếm chưa đầy 5%). Lao động thanh niên đi xuất khẩu lao động phần đông là lao động phổ thông làm công việc phụ giúp gia đình và lao động trong các ngành xây dựng, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp hạn chế. Tâm lý thanh niên vẫn còn muốn gắn bó với gia đình, đồng thời chỉ thích đi xuất khẩu lao động tại các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản trong khi bản thân trình độ còn nhiều hạn chế, nhiều thị trường như Malaysia, khu vực Trung Đông.…phù hợp với lao động thanh niên nông thôn nhưng không được quan tâm nhiều. 2.4. Hỗ trợ việc đào tạo nghề cho thanh niên. Mặt khác, trong những năm qua do tốc độ đô thị hoá nhanh (trên 30%/năm) cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, một số lượng lớn diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2001-2006, một số lượng lớn diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi, tập trung chủ yếu tại Hà Nội cũ (7.776 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha), Hải Phòng (4.638 ha), Hải Dương (3.146 ha), Bắc Ninh (470 ha), ảnh hưởng tới việc làm của gần 400.000 lao động nông nghiệp, trong đó, đối tượng lao động thanh niên chiếm khoảng 45%. Do đó, các tỉnh đã chủ động ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn như: Hải Dương (hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo các mức 50%, 100%, tối đa không quá 1 triệu đồng/người), Vĩnh Phúc (dạy nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu lao động cho thanh niên với mức 350.000 đồng/người, hỗ trợ kinh phí đưa lao động thanh niên đi làm việc ở ngoại tỉnh theo các mức 200.000 đồng, 300.000 đồng và 500.000 đồng/người), Bắc Ninh (hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động thanh niên, các quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư tạo việc làm), Hải Phòng (hỗ trợ học nghề và hướng nghiệp với mức 2 triệu đồng/lao động, hỗ trợ 20 – 30% chi phí đào tạo nghề bậc 2 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng dưới 500 và trên 500 lao động...), Hà Nội (hỗ trợ chuyển nghề cho lao động thanh niên...); yêu cầu các doanh nghiệp tại vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhận lao động thanh niên vào làm việc, phát triển các ngành dịch vụ phục vụ gần các khu công nghiệp, sử dụng lao động thanh niên nông thôn ... Những chính sách này bước đầu đã góp phần ổn định, giải quyết việc làm cho số lao động thanh niên vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động thanh niên nông thôn, tuy nhiên, còn một số hạn chế nhất định: Hầu hết các chính sách mới chỉ tập trung vào hoạt động dạy nghề cho thanh niên, vấn đề tạo việc làm cho thanh niên sau học nghề chưa thực sự hiệu quả, chưa được quan tâm, dạy nghề không gắn với việc làm. Các lớp dạy nghề chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn, dạy những nghề có sẵn, không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng như khả năng của bản thân lao động thanh niên, tính định hướng trong dạy nghề kém. Quy định các doanh nghiệp sử dụng đất phải nhận lao động vào làm việc nhưng phần đông lao động (được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc được doanh nghiệp tổ chức đào tạo) với chất lượng thấp, kỷ luật, giờ giấc làm việc không nghiêm, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5. Các chính sách thúc đẩy giao dịch việc làm – Trung tâm giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, nâng cao hơn nữa hiệu quả kết nối giao dịch việc làm, các địa phương trên toàn quốc đã thực hiện đa dạng hoá các hoạt động giao dịch việc làm, từ hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm, điểm hẹn việc làm, ngày việc làm, sàn giao dịch việc làm... tại hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc, đặc biệt là hoạt động tổ chức sàn giao dịch việc làm tại các Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến nay, nhiều địa phương đều đã tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất đa dạng từ 03 phiên/tháng (Hà Nội mới), 01 phiên/tháng (Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh), 01 phiên/quý (Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hưng Yên), bình quân một phiên giao dịch thu hút từ 30 đến 100 doanh nghiệp, từ 1.500-2.000 lao động tham gia, trong đó lao động thanh niên chiếm tỷ lệ 80-90%, đặc biệt, tại Hà Nội, mỗi phiên giao dịch có gần 100 doanh nghiệp và 6.000-7.000 lao động tham gia, chủ yếu là thanh niên. Số lao động bình quân được tuyển thông qua sàn giao dịch từ 400-500, trong đó số được tuyển trực tiếp qua sàn chiếm 70%, số được hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp sau phiên giao dịch chiếm 30%. Số lao động được tư vấn về việc làm, học nghề, pháp luật lao động tại sàn từ 600-700; số lao động đăng ký học nghề tại sàn từ 400-500. Hoạt động giao dịch việc làm tại các sàn giao dịch việc làm đã đóng vai trò quan trọng trong kết nối việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là cho lao động thanh niên ở khu vực thành thị nhưng vẫn tồn tại những bất cập: Hoạt động giao dịch việc làm mới chỉ diễn ra với tần suất 1lần/tháng, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị (chỉ chiếm 25% lao động thanh niên), một bộ phận lớn thanh niên nông thôn chưa được tiếp cận với thông tin thị trường lao động. Các giao dịch chỉ diễn ra tại Trung tâm giới thiệu việc làm (thường ở nơi đặt trụ sở), gây khó khăn cho lao động ở những nơi cách xa đồng thời hiệu quả tuyên truyền, thông tin chưa cao. Họat động tư vấn, giới thiệu việc làm chỉ dừng ở mức thông tin ban đầu, kết nối người lao động và người sử dụng lao động, khả năng tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho lao động thanh niên hầu như chưa có. Thông tin về nhu cầu lao động, khả năng cung cấp lao động chưa công khai, minh bạch; một số Trung tâm giới thiệu việc làm tập trung quá nhiều vào hoạt động dạy nghề (chỉ là một chức năng phụ của Trung tâm). THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM. Các tiêu chí đánh giá. 1.1. Quy mô lao động thanh niên có việc làm: Theo kết quả điều tra lao động-việc làm, điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp, điều tra biến động dân số, lao động và kế hoạch hoá gia đình,…nhìn chung, quy mô việc làm của lao động thanh niên có biến động tăng giảm nhưng không đáng kể và có xu hướng tăng. Đồ thị 2.1. Quy mô lao động thanh niên có việc làm Đơn vị: lao động Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra LĐVL 2005, điều tra thực trạng VL và thất nghiệp 2006, 2007. Qua biểu đồ cho thấy, quy mô lao động thanh niên có việc làm giảm từ 13,843,585 triệu lao động năm 1997 lên 14,855,986 triệu lao động năm 2007. Tỷ lệ lực lượng lao động thanh niên trong tổng lực lượng lao động năm 2007 là 28,5% nhưng tỷ lệ lao động thanh niên có việc làm trên tổng số lao động có việc làm chỉ chiếm 27,5%. Đặc biệt năm 2007 do tác động tích cực của tình hình kinh tế, lượng lao động có việc làm nói chung và lực lượng lao động thanh niên có việc làm nói riêng đã tăng mạnh. 1.2. Tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam ta thấy trong 3 nhóm tuổi của thanh niên thì tỷ lệ có việc làm tăng dần theo độ tuổi. Bảng 2.1. Tỷ lệ có việc làm phân theo nhóm tuổi Đơn vị: % Nhóm tuổi Tổng 15 – 19 20 – 24 25 - 29 Có việc làm 21,78 23,94 21,87 67,59 Không có việc làm 22,68 8,32 1,41 32,41 Tổng 44,46 32,26 23,28 100 Nguồn: VHLSS 2004 Ở nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi tỷ lệ có việc làm là 21,78% trong khi tỷ lệ không có việc làm (bao gồm cả thất nghiệp và không hoạt động kinh tế) là 22,68%. Việc tỷ lệ người không có việc làm tương đối cao so với tỷ lệ người có việc làm của nhóm tuổi này được hiểu là do thanh niên trong độ tuổi này phần lớn còn đang học trong các trường PTTH nên họ chưa đi làm. Ở nhóm tuổi từ 20 – 24, tỷ lệ người không có việc làm là 8,32% chỉ còn bằng 1/3 so với tỷ lệ người có việc làm (23,94%). Việc giảm tỷ lệ giữa 2 nhóm người này là do nhiều thanh niên học hết cấp 3 đã không tham gia học tiếp ở các trường đại học, dạy nghề mà họ đã bắt đầu đi làm -> tỷ lệ có việc làm/ tỷ lệ không có việc tăng tương đối. Nhóm tuổi từ 25 – 29, hầu hết thanh niên trong độ tuổi này đều đã có việc làm chiếm tỷ lệ 21,87% so với 1,41% số thanh niên chưa có việc làm. Điều này là đúng với thực tế vì thanh niên trong độ tuổi này hầu hết đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, các trường nghề và tham gia lao động, số còn lại chủ yếu là còn học tiếp bậc cao hơn và tạm thời chưa tìm được công việc… 1.3. Việc làm theo giới tính. Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng mới có tác động tích cực đến lao động thanh niên có việc làm tuy nhiên chất lượng việc làm vẫn con thấp.. Bảng 2.2. Tỷ lệ có việc làm của thanh niên phân theo giới tính Đơn vị: % Giới tính Tổng Nam Nữ Có việc làm 35,46 32,13 67,59 Không có việc làm 16,60 15,81 32,41 Tổng 52,06 47,94 100 Nhìn chung, tỷ lệ thanh niên có việc làm của nước ta tương đối cao (chiếm 67,59%, nam là 35,46% và nữ là 32,13%); nếu không kể đến chất lượng của công việc. Tỷ lệ số người không có việc làm trong thanh niên của nước ta là 32,41% bao gồm những thanh niên đang theo học trong các cơ sở giáo dục(1) ,những thanh niên thất nghiệp và những thanh niên không hoạt động kinh tế; một tỷ lệ không phải là quá cao với một nước đang phát triển. Tỷ lệ có việc làm của thanh niên nam có cao hơn của nữ có thể lý giải là do ở độ tuổi này có nhiều công việc cần đến sức khỏe phù hợp hơn với nam giới (như nghề xây dựng, hầm mỏ…) 1.4. Việc làm theo khu vực kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là sự gia tăng của các ngành công nghiệp và xây dựng, đã góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động thanh niên. Năm 2006, lao động thanh niên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 38,4%, công nghiệp, xây dựng là 34,9% và dịch vụ là 26,7%, đến năm 2007, cơ cấu này lần lượt là 47,9%, 27,1% và 25%, (trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng là 38,1%, 38,6%, 23,3%; vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 34,6%, 40,2% và 25,2%,). Đây là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong thời gian qua với sự phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ góp phần tạo nhiều việc làm từ 2 khu vực này, đặc biệt là khu vực công nghiệp, đây cũng là khu vực thu hút lao động thanh niên vào làm việc nhiều nhất. Lao động thanh niên hoạt động trong khu vực công nghiệp tăng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến 25,4% (nhóm tuổi 20-24 chiếm 11,5%), xây dựng 12,7% (nhóm tuổi 20-24 chiếm 7,4%) và hoạt động dịch vụ thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (chiếm 8,7%). Đặc biệt, trong khu vực thành thị, tỷ lệ lao động thanh niên làm nông nghiệp chỉ chiếm 2,4%, tỷ lệ này ở nông thôn vẫn còn tương đối cao 45,3% trong khi 72,7% lao động sống ở khu vực nông thôn, do đó, để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, trong đó có lao động thanh niên. 1.5. Ảnh hưởng của khu vực sống tới tỷ lệ có việc làm của thanh niên. Sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế mới cả ở ven các đô thị lớn và ở các vùng nông thôn đã góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho lao đông thanh niên nước ta. Tuy nhiên trong thực tế còn gặp nhiều vấn đề mà “cung”, “cầu” lao động chưa gặp nhau; điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới tỷ lệ thanh niên có việc làm ở nước ta. Bảng 2.3. Tỷ lệ thanh niên có việc làm theo khu vực sống. Đơn vị: % Khu vực sống Tổng Nông thôn Thành thị Có việc làm 55,43 12,16 67,59 Không có việc làm 21,27 11,14 32,41 Tổng 76,70 23,30 100 Nguồn: VHLSS2004 Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ thanh niên có việc làm toàn quốc là 67,59% trong đó khu vực nông thôn chiếm 1 tỷ lệ lớn (đến 55,43%) hơn rất nhiều so với khu vực thành thị (12,16%).Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là tuy tỷ lệ thanh niên có việc làm của nước ta là cao nhưng đã bao gồm cả những thanh niên nông thôn với các công việc mang tính mùa vụ và thực chất họ là những người có việc làm nhưng lại thiếu việc làm do công việc không đáp ứng được thời gian họ sẵng sàng bỏ ra cũng như thu nhập. 2. Đánh giá chung: 2.1. Mặt được: Về cơ bản, hệ thống chính sách về việc làm nói chung, việc làm nói riêng cho lao động thanh niên đã tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên tìm việc làm và tự tạo việc làm, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống; nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và xã hội ngày càng nâng cao trong việc tạo việc làm cho thanh niên theo hướng bền vững, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm được thực hiện, sự phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ...đã góp phần quan trọng sử dụng tiềm năng trong thanh niên, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của toàn vùng cũng như đóng góp vào thành tựu chung của cả nước; Dự án vay vốn tạo việc làm, đưa lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã góp phần quan trọng tạo việc làm cho lao động thanh niên, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhiều mô hình thanh niên phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản...được triển khai thực hiện và nhân rộng, giúp thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; Các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động được triển khai, đặc biệt, hoạt động giao dịch việc làm trên vùng ngày càng đa dạng, sôi nổi, hiệu quả, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng, đặc biệt là lao động trẻ; hoạt động hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên, học sinh, thanh niên ngày càng rộng khắp, với sự tham gia tích cực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Nhiều chương trình, hoạt động khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm được phát động như chương trình khởi sự doanh nghiệp, tổ chức các diễn đàn giữa người lao động với các doanh nghiệp, tư vấn cho thanh niên lập các dự án phát triển kinh tế, tự tạo việc làm, các chương trình thanh niên xung kích phát triển đảo Bạch Long Vỹ,... 2.2. Mặt hạn chế. Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên chưa được quan tâm thích đáng, kể cả lao động thanh niên ở thành thị và nông thôn; hiệu quả tạo việc làm cho lao động thanh niên từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, những chương trình, dự án tạo việc làm cho thanh niên quy mô còn nhỏ hẹp, chưa được nhân rộng triển khai. Chuyển dịch cơ cấu lao động thanh niên chậm, phần đông thanh niên làm việc ở khu vực nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, là khó khăn, thách thức lớn đối với vùng trong giải quyết việc làm cho số thanh niên này. Chất lượng lao động thanh niên tuy ở mức cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thanh niên nông thôn và thanh niên thành thị; đặc biệt lao động thanh niên còn hạn chế về tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhất là thanh niên nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên ở khu vực nông thôn còn ở mức cao, nếu không được quan tâm, giải quyết tốt, một mặt sẽ gây lãng phí nguồn lực thanh niên có chất lượng, mặt khác sẽ dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực xã hội khác. Các hoạt động vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm tính bền vững và hiệu quả chưa cao, tỷ lệ dự án vay vốn theo hộ gia đình còn lớn, vốn vay của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế, mặt khác, kinh nghiệm của thanh niên còn thiếu nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả thực hiện; xuất khẩu lao động phần đông là lao động phổ thông, trình độ tay nghề, ý thức kém... Các hoạt động giao dịch việc làm chủ yếu mới diễn ra tại khu vực thành thị, nơi có thị trường lao động tương đối phát triển, còn khu vực nông thôn rộng lớn chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết thanh niên nông thôn không có được thông tin thị trường lao động đầy đủ, ít được tiếp cận với các cơ hội việc làm. Các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên mới chỉ dừng lại ở mức tư vấn, thông tin, chưa đưa ra được những định hướng cũng như cung cấp thông tin dự báo về thị trường lao động cho thanh niên. 2.3. Nguyên nhân: Các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên chậm được xây dựng, chưa có chính sách cụ thể về việc làm cho lao động thanh niên từng vùng, các chính sách chỉ mang tính chung chung, tính thực tiễn, cập nhật chưa cao. Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách về việc làm nói chung, việc làm cho lao động thanh niên nói riêng chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số địa phương à vấn đề quan trọng số 1 là phải hoàn thiện cơ chế, chính sách. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, các ngành kinh tế chưa gắn với kế hoạch đào tạo lao động và tạo việc làm cho lao động, trong đó có lao động thanh niên; khu vực nông thôn ít được quan tâm đầu tư thích đáng;…à vấn đề quan trọng thứ 2 là phát triển kinh tế gắn với tạo việc làm cho thanh niên. Sự bất cập trong hệ thống giáo dục: phần đông là các ngành nghề về quản lý, kinh tế, xã hội trong khi thiếu trầm trọng các ngành nghề kỹ thuật; hệ thống quản lý giáo dục đào tạo và dạy nghề còn nhiều chồng chéo, bất cập cùng với những hạn chế của thanh niên về thể lực, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của thanh niên à vấn đề quan trọng thứ 3 là phải phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên. Nguồn ngân sách đầu tư cho dạy nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với quy mô lao động thanh niên, nguồn vốn hạn hẹp nhưng lại được sử dụng thiếu hiệu quả, nguồn vốn vay không đến tay lao động, không đáp ứng nhu cầu vay vốn, thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi phức tạp à vấn đề quan trọng thứ 4 là phải nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm cả về cơ chế, thực hiện và nguồn lực. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tìm kiếm việc và lựa chọn nghề nghiệp thích hợp của lao động thanh niên. Trên thực tế, hầu như không có hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên, chủ yếu trên cơ sở gợi ý và khả năng của gia đình chứ không dựa vào mối liên hệ mật thiết với các cơ sở đào tạo, các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm à vấn đề quan trọng thứ 5 là phải định hướng nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên. Thị trường lao động chưa phát triển, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, các hoạt động giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thấp, thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu theo ngành, nghề, độ tuổi, khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa được phổ biến rộng à vấn đề quan trọng thứ 6 là hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận thanh niên, đặc biệt là thanh niên thành thị vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào gia đình cũng như cộng đồng và xã hội, chưa thấy được trách nhiệm của bản thân trong tạo và tự tạo việc làm à vấn đề quan trọng thứ 7 là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên trong vùng về việc làm và tìm kiếm việc làm. CHƯƠNG III ÁP DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG THANH NIÊN Ở NƯỚC TA GIỚI THIỆU CHUNG. Sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư 2004 (VHLSS 2004)của Tổng cục thống kê (GSO). CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH LOGISTIC. Mô hình logistic là mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả bởi vì khi nghiên cứu kinh tế lượng người ta nhận thấy trong đời sống hiện nay có rất nhiều hiện tượng, quá trình mà khi thiết lập mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc khó có thể lượng hóa được nên cần phải dùng đến cả biến giả để mô tả. Mô hình Logistic – phương pháp Golberger. Trong mô hình này các được xác định bằng: X = (1,X2); Xi = (1,X2i); β = (β1,β2) Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình trên được gọi là hàm phân bố Logistic. Trong hàm này, khi X, β nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1. pi phi tuyến với cả X và các tham số β. Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng. Người ta dùng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β. Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 và 1, Y có phân bố nhị thức, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n dạng sau đây: Đặt t* = , t* là vectơ hai chiều (số hệ số hồi quy). Ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β, ta có: (1.2) Phương trình trên phi tuyến đối với β, người ta sử dụng phương pháp Newton Raphson để giải hệ phương trình này. I(β) được gọi là ma trận thông tin. Nếu như là nghiệm của S(), khai triển Taylor tại β, ta có: Ta có quá trình lặp như sau: Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn , ta tính được S() và I(), sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây: Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ. Do I(β) là dạng toàn phương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại. Tương ứng với , ta có + là ma trận hiệp phương sai của . Chúng ta sử dụng ma trận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê khác. Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được ước lượng xác suất Kết hợp với (1.3) ta có: Phương trình này dùng đẻ kiểm nghiệm lại các Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau: Mô hình Logistic – phương pháp Berkson. Phương pháp này xác định bằng cách tuyến tính hóa: Đặt (1.4) L không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số. Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi. Giả sử rằng mẫu có Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm của pi là = . Chúng ta dùng để ước lượng mô hình = Ln() = Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi(1-pi). Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩn N(0,1/(Nipi(1-pi))). Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước lượng của phương sai này: = . Từ đây ta rút ra các bước sau đây: Bước 1: Với mỗi Xi ta tính = , = Ln(), và = Ni(1-) Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau: = + Xi + ui Li* = β1 + β2 Xi* + vi ÁP DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC VÀO VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VIỆC LÀM THANH NIÊN VIỆT NAM. Các biến số trong mô hình. Biến phụ thuộc: y (1: có việc làm, 0: không có việc làm). Những người xét trong mô hình là những người thuộc nhóm tuổi từ 15 – 29 tuổi. Các biến độc lập: tuoi: nhóm tuổi đang xét; là biến giả với. d1=0 từ 14-19 d1=1 tu 20-29 d2=0 tu 20-24 d2=1 tu 25-29 gioitinh: giới tính. Nam: 1; Nữ: 0 tdhv: trình độ giáo dục. Đi học: 1; Không học: 0 tdcmkt: trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có bằng nghề: 0; Không bằng nghề: 1 vung: vùng. Nông thôn: 1; Thành thị: 0 honnhan: hôn nhân. Có gia đình: 1; Chưa gia đình: 0 Kết quả mô hình. Bảng 3.1. bảng ước lượng Bảng 3.2. Một số kiểm định về mô hình Từ bảng trên ta có thể thấy được tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là 73,80% Từ bảng ước lượng ta thấy hệ số của các biến đều có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số hoàn toàn phù hợp với thực tế. Theo mô hình logit ảnh hưởng của biến Xk tới pi được tính bằng: Các giá trị pi và 1-pi > 0 do vậy xác suất để y04 nhận giá trị bằng 1 sẽ giảm khi βk 0. Do vậy ta chỉ cần nhìn vào hệ số βk để đưa ra nhận xét. nhận xét. Kết quả ước lượng hoàn toàn phù hợp với các phân tích thống kê ở trên. + Về biến giới tính (gioitinh): ta có thể thấy ở độ tuổi thanh niên, tỷ lệ có việc làm ở nam giới cao hơn nữ giới thể hiện ở hệ số βk > 0. Điều này có thể lý giải là ở độ tuổi thanh niên, có nhiều công việc đòi hỏi cần đến sức khỏe cũng như thời gian phù hợp với nam hơn nữ. Hơn nữa nữ giới trong độ tuổi này nhiều người đã sinh con nên tạm thời họ không tham gia làm việc. + Về biến tuổi (tuoi): ở nhóm tuổi cao hơn thì khả năng có việc làm càng tăng. Điều này có thể lý giải là trong nhóm tuổi thanh niên từ 15 – 29 tuổi thì ở mức tuổi thấp (15 – 19 ) thì lực lượng thanh niên chủ yếu còn đang đi học PTTH, nhóm tuổi từ 20 – 24 thanh niên tập trung trong các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề nên cũng tham gia ít vào các hoạt động sản xuất, nhóm tuổi từ 25 – 29 tỷ lệ có việc làm trong thanh niên cao nhất vì đây là độ tuổi mà hầu hết họ đã tốt nghiệp các trường giáo dục và dạy nghề nên sẽ tham gia vào các công việc sản xuất. + Về số năm đi học (gdpt): hệ số βk < 0 chứng tỏ khi đầu tư vào việc học thì thanh niên sẽ không tham gia vào các doanh nghiệp sản xuất dẫn tới ảnh hưởng ngược chiều này. + Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (tdcmkt): khi được đào tạo nghề các thanh niên sẽ khó tham gia đồng thời vào việc sản xuất vật chất; tuy nhiên do các khóa đào tạo nghề thường là các khóa ngắn hạn nên xét trong độ tuổi từ 15 – 29 thì vẫn có sự ảnh hưởng cùng chiều của trình độ nghề tới tỷ lệ có việc làm. + Về hôn nhân (honnhan): do hệ số βk < 0 chứng tỏ sau khi kết hôn thì tỷ lệ thanh niên có việc làm sẽ tăng, điều này có thể hiểu là sau khi kết hôn thì ý thức về trách nhiệm gia đình, gánh nặng cuộc sống...đòi hỏi thanh niên phải có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. + Ảnh hưởng của khu vực (khuvuc): hệ số βk < 0 có thể kết luận rằng tỷ lệ thanh niên có việc làm ở nông thôn nhiều hơn thanh thị (hay tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên thành thị cao hơn thanh niên ở nông thôn). Điều này có thể lý giải là tại các vùng nông thôn thanh niên có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp hay các nghề thủ công (mặc dù công việc không đáp ứng được thời gian và thu nhập) còn ở thành thị số nhà máy đòi hỏi lao động thanh niên là có hạn nhưng mật độ dân lại đông dẫn đến tỷ lệ thanh niên không có việc làm cao. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT. Đề tài này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm trong thanh niên Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề “nóng” của nước ta hiện nay do dân số nước ta là dân số trẻ với tỷ lệ thanh niên cao, đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động mạnh đến thanh niên – lứa tuổi tương đối nhạy cảm dễ bị tác động. Dựa vào bảng kết quả mô hình logistic ta có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ có việc làm trong thanh niên và do đó có thể đưa ra các chính sách vĩ mô tác động lên đối tượng này. Tỷ lệ hoạt động kinh tế của nam giới (15 – 29 tuổi) cao chứng tỏ có nhiều công việc phù hợp hơn với nam giới do vậy để tăng tỷ lệ có việc làm và nâng cao chất lượng công việc thì cần tập chung đầu tư vào giáo dục dạy nghề cho đối tượng này. Hơn nữa, để dần có công bằng giới cũng như phát triển toàn diện và tận dụng nguồn lực tối đa thì ta cũng cần phải chú trọng đến đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, chế biến…) phù hợp với nữ giới. Tỷ lệ có việc làm khu vực thành thị còn thấp đặt ra yêu cầu phải tăng cường các khu công nghiệp, khu chế xuất…phù hợp với thanh niên thành thị, hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục ý thức cho thanh niên thành thị để họ tự giác tham gia vào các công việc sản xuất tạo của cải vật chất cho xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động…Đối với khu vực nông thôn, tuy tỷ lệ có việc cao nhưng công việc chủ yếu vẫn là nông nghiệp và các nghề phụ nên độ ổn định không cao và chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi về thu nhập cũng như thời gian họ sẵn sàng bỏ ra. Do vậy, tại những vùng nông thôn nên phát triển các làng nghề, khu công nghiệp chế biến…ngoài ra nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn, phát triển thị trường giúp tiêu thụ các sản phẩm thủ công, chế phẩm có xuất xứ từ khu vực này. Việc đô thị hóa ngày một tăng dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm mà thay vào đó là các khu chế xuất, các khu công nghiệp…lao động nông thôn nói chung và lao đông thanh niên nói riêng sẽ rất dễ bị thất nghiệp nếu họ không được nhận vào làm ở các khu công nghiệp đó. Để hạn chế tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn ngày một tăng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lao động nông thôn để họ có thể làm việc trong các nhà máy này; chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp ngoài việc giải quyết việc làm còn đem cho họ thu nhập cao hơn, nâng cao ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp ngoài ra tránh hiện tượng di dân ồ ạt ra các thành phố để kiếm việc… Khi đầu tư phát triển, nhà nước nên tạo điều kiện để tất cả các thành phần kinh tế đều được tham gia nhằm tận dụng hết nguồn lực cũng như ổn định xã hội. Những hạn chế trong nghiên cứu: Về số liệu: việc đánh giá tác động của trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở đây chỉ mang ý nghĩa định tính do ta xét các biến này cho cả một nhóm tuổi từ 15 – 29 hơn nữa ngay cả khi một người đang đi học họ vẫn có thể đi làm thêm…mà theo giả thiết của mô hình hồi quy logistic thì các biến độc lập phải là các biến không có sai số đo lường…cũng tương tự như vậy đối với biến hôn nhân (trong VHLSS hôn nhân được chia làm 6 nhóm: chưa, đang, góa, ly hôn, ly thân và thiếu số) Về các biến ảnh hưởng: ở đây em phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm trong thanh niên (có việc, không có việc) với 6 yếu tố ảnh hưởng sử dụng bộ số liệu VHLSS, tuy nhiên thực tế còn nhiều biến khác cũng có thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ này như ảnh hưởng của số nhân khẩu, thu nhập (có thể tính thu nhập theo giờ), hay khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)…mà do thời gian có hạn nên em chưa thể đưa vào mô hình. Cũng có một số biến có ảnh hưởng đến tỷ lệ có việc làm mà trong VHLSS chưa đề cập đến như lạm phát... Về mô hình phân tích: ở đây em giả định tỷ lệ có việc làm tuân theo hàm số logistic và chủ định thực hiện việc ước lượng theo hàm này. Tuy nhiên trong thực tế có thể không đúng mà cần các kiểm định để đưa ra dạng hàm cũng như phải xác định kích thước mẫu…Việc phân tầng các yếu tố ảnh hưởng cũng là một vấn đề cần quan tâm xem xét mà ở đây chưa nói đến… Hướng phát triển tiếp theo: nếu có điều kiện và thời gian thực hiện đề tài này ở mức cao hơn hướng tiếp theo của em là xem xét đến nhiều biến tác động đến tỷ lệ có việc làm hơn và có thể áp dụng các phương pháp phân tích đa tầng (hierarchical models). MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Cơ cấu lao động thanh niên 7 Đồ thị 1.1. Cân bằng cung cầu lao động trong cạnh tranh hoàn hảo. 10 Đồ thị 2.1. Quy mô lao động thanh niên có việc làm 25 Bảng 2.1. Tỷ lệ có việc làm phân theo nhóm tuổi 25 Bảng 2.2. Tỷ lệ có việc làm của thanh niên phân theo giới tính 26 Bảng 2.3. Tỷ lệ thanh niên có việc làm theo khu vực sống. 28 Bảng 3.1. Bảng ước lượng 36 Bảng 3.2. Một số kiểm định về mô hình 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế lao động - NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2007. 2. Giáo trình "Thống kê thực hành"_Tg: Ngô Văn Thứ _ NXB khoa học và kỹ thuật, 2005. 3. "Giáo trình kinh tế luợng nâng cao" _ Tg: Nguyễn Quang Doong _ NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 4. "Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý" _ Tg: A. Silem _ NXB lao động - xã hội. 5. Thực trạng việc làm thất nghiệp 1996 - 2006, Tổng cục thống kê. 6. Ấn phẩm: "Các xu huớng việc làm Việt Nam"_ILO, Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thôn g tin thị truờng lao động, Cục Việc Làm, Bộ LĐTB & XH, 2009. 7. Một số Webside thông tin về lao động, việc làm… ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột vài phân tích về tình trạng việc làm của thanh niên Việt Nam.doc
Luận văn liên quan