Bên cạnh “điểm cộng” về quy mô vốn, tổng tài sản, hệ thống giao dịch, những ngân hàng
sau sáp nhập, như SHB, HDBank còn cái được lớn khác, như tổng giám đốc SHB
Nguyễn Văn Lê, ghi nhận, là rút ngắn thời gian phát triển kinh doanh để đạt mục tiêu trở
thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn – mà một ngân hàng thông thường
có thể phải mất đến năm năm mớ i đạt được.
Cùng với đó, hoạt động mua bán – sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng mang đến
những “cái được” cho hoạt động ngân hàng nói chung, đó là tránh được những vụ đổ bể
ngân hàng, gây hiệu ứng tiêu cực dây chuyền cho cả hệ thống; hạn chế những lộn xộn
trên thị trường ngân hàng như các cuộc chạy đua lãi suất – phần lớn xuất phát từ những
ngân hàng nhỏ, để rồi kéo theo cả hệ thống .
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài M&S – Sáp nhập và thâu tóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà My
2. Trần Ngọc Uyên Phương
3. Hoàng Thị Khánh Hội
4. Phạm Quốc Kỳ
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về sáp nhập và mua lại
Tại Việt Nam khái niệm sáp nhập, mua lại và hợp nhất được định nghĩa như sau:
Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:
- Sáp nhập doanh nghiệp là: “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập
vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập”. (Điều 153)
- Hợp nhất doanh nghiệp: là “Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất
thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp
nhất” (Điều 152).
Trong Luật Doanh nghiệp lại không đề cập đến hoạt động mua bán doanh nghiệp mà
được nhắc đến trong Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004:
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài
sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
của doanh nghiệp bị mua lại” (Ðiều 17)
Theo Thông tư Số: 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
tổ chức tín dụng có định nghĩa
- Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
- Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
- Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ
chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại , tổ chức tín dụng bị
mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại .
Như thế để có một thương vụ sáp nhập, mua lại hay hợp nhất là các doanh
nghiệp phải cùng loại hình và có sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả
các bên tham gia. Cùng với các quy định về việc thành lập doanh nghiệp mới , việc
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích, ta có cơ sở để xác định hình thức
chính xác một thương vụ.
1.2 Phân loại sáp nhập và mua lại
1.2.1 Phân loại sáp nhập
Dựa trên mức độ liên hệ giữa hai tổ chức
- Sáp nhập theo chiều ngang
Là sự sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp về cùng l ĩnh vực kinh doanh và
cùng thị trường. Công ty bị sáp nhập là đối thủ cạnh tranh trước đây. Đây là loại hình
sáp nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kết quả từ sự sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại
cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố
định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Do vậy, khi hai đối thủ
cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì họ không những làm giảm bớt
cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các
đối thủ còn lại . Đa số các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra trong các ngành ôtô,
dược, viễn thông, dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…
- Sáp nhập theo chiều dọc
Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra giữa các công ty nằm ở những giai đoạn khác nhau
của một quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ hay là khách hàng của nhau. Các công
ty sáp nhập theo chiều dọc có quan hệ người mua-người bán với nhau. Một công ty có
thể sáp nhập với một công ty là nhà cung cấp của nó, gọi là sáp nhập lùi (backward
merger), hoặc một công ty có quan hệ thân cận trong hệ thống phân phối sản phẩm
đến nguời tiêu dùng, gọi là sáp nhập tiến (forward merger). Sáp nhập lùi diễn ra khi
một nhà sản xuất tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp, còn sáp
nhập tiến diễn ra khi một nhà cung cấp nguyên vật liệu, thành phẩm hay dịch vụ tìm
được công ty mua sản phẩm dịch vụ của mình một cách thường xuyên. Sáp nhập theo
chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất
lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn
hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
- Sáp nhập tổ hợp
Sáp nhập tổ hợp là trường hợp xảy ra đối với các công ty hoạt động ở các l ĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh không liên quan tới nhau, không có quan hệ người mua - người
bán và cũng chẳng phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nói cách khác, nếu một cuộc
sáp nhập không rơi vào hai trường hợp sáp nhập theo chiều dọc hoặc sáp nhập theo
chiều ngang thì đó là sáp nhập tổ hợp.
Những công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ lựa chọn
chiến lược liên kết thành lập tập đoàn.
Dựa trên phạm vi lãnh thổ
- Sáp nhập trong nước
Đây là những thương vụ sáp nhập, mua lại giữa các công ty trong cùng lãnh thổ một
quốc gia.
- Sáp nhập xuyên biên
Được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau, là một trong những
hình thức đầu tư trực tiếp phổ biến nhất hiện nay.
1.2.2 Phân loại mua lại
- Mua lại mang tính thù nghịch:
Là một hoạt động mà không được sự ủng hộ của công ty bị mua lại . Việc mua lại có
thể ảnh hưởng xấu đến công ty bị mua lại và đôi khi gây tổn hại đến cả bên mua lại .
Hoạt động này diễn ra khi công ty mua lại thực hiện việc mua lại cổ phiếu của công ty
bị mua lại thông qua phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, mua gom dần cổ phiếu
trên thị trường, và các phương thức khác khi mà không đạt được sự đồng thuận hay
biết trước của ban điều hành công ty bị mua lại . Cổ đông của công ty bị mua lại được
trả tiền hoặc hoán đổi cổ phiếu và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty.
- Mua lại có thiện chí:
Là một hoạt động mà được ban quản lý của công ty bị mua lại đồng ý và ủng hộ trên cơ
sở thương lượng giữa hai bên. Việc mua lại đó có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của
cả hai bên.
1.3 Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại ngân hàng
1.3.1 Thương lượng tự nguyện
Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại
ngân hàng. Khi cả hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ
sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển vượt trội của ngân hàng sáp
nhập ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo hợp đồng sáp nhập. Có
những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động
tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập với nhau tạo thành ngân hàng lớn
hơn, mạnh hơn đủ sức vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao
khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn.
1.3.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việc mua lại bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, ngân
hàng có ý định mua lại tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
hoặc nhận chuyển nhượng của các nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông nhỏ lẻ. Khi việc
thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiệu đủ khối lượng cần thiết để triệu tập cuộc
họp đại hội đồng cổ đông bất thường thì ngân hàng thu mua yêu cầu họp và đề ngị
mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông. Cách thức này đòi hỏi thời gian dài, hơn
nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ có thể
tăng vọt trên thị trường. Ngược lại , nếu cách thức này diễn ra dần dần và trôi chảy,
ngân hàng mua lại có thể đạt được mục tiêu của mình một cách êm thấm mà không
gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đó chỉ phải trả một mức giá thấp
hơn cách thức chào thầu rất nhiều.
1.3.3 Chào thầu
Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tư có ý định mua lại toàn bộ ngân hàng
mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá
cao hơn giá thị trường rất nhiều. Giá chào thầu đó có đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán
thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình.
Hình thức chào thầu thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ
cạnh tranh. Ngân hàng mục tiêu thường là ngân hàng yếu hơn. Tuy vậy, vẫn có một số
trường hợp một ngân hàng nhỏ nuốt được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy
động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiên được vụ thôn tính. Các
ngân hàng mua lại theo hình thức này thường huy động tiền bằng cách:
- Sử dụng thặng dư vốn
- Huy động từ vố cổ đông hiện hữu thông qua phát hành cổp phiếu mới hoặc trả
cổp tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi .
- Vay từ các TCTD
Điểm đáng chú ý trong thương vụ chào thầu là ban quản trị ngân hàng mục tiêu
bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thu mua và
cổ đông của ngân hàng mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường là người đại diên do
đó trực tiếp không nắm đủ số lượng cổ phiếu chi phối) bị gạt ra bên ngoài. Thông
thường ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù
thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà không nhất thiết bị
sáp nhập hoàn toàn vào ngân hàng mua lại . Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình,
ban quản trị ngân hàng mục tiêu có thể chiến đấu lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp,
bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thế đưa ra mức giá mua cổ phần của các cổ đông
hiện hữu đang ngã lòng.
1.3.4 Mua tài sản
Phương thức này cũng gần tương tự như phương thức chào thầu. Ngân hàng
thu mua có thể đơn phương hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của ngân
hàng đó (họ thường tham khảo giá của công ty tư vấn định giá tài sản độc lập chuyên
nghiệp thực hiện). Sau đó các bên sẽ thương thảo để đưa ra các mức giá phù hợp (có
thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà công ty tư vấn định giá tài sản chuyên nghiệp).
Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của phương
thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, hệ thống khách hang nhân
sự, văn hóa daonh nghiệp rất khó được định giá và được các bên thống nhất.
1.3.5 Lôi kéo cổ đông bất mãn
Phương thức này cũng thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính
mang tính thù địch. Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một
bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân
hàng mình. Ngân hàng có lợi thế cạnh trah có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ
phận cổ đông đó. Trước tiên thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần
tương đối lớn (nhưng chưa đủ chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông
của ngân hàng mục tiêu. Sauk hi nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ
triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ
ban quản trị cũ và bầu đại diện ngân hàng thu mua vào hội đồng quản trị mới . Cảnh
giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều
hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngày từ trong điều lệ ngân hàng. Bởi vì mục đích cuối
cùng của ngân hàng thu mua và cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành.
1.4 Sáp nhập và mua lại các ngân hàng trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
1.4.1 Sáp nhập và mua lại ngân hàng trên thế giới
Thực trạng sáp nhập và mua lại ngân hàng trên thế giới
Sáp nhập và mua lại ngân hang là xu thế lớn của ngành ngân hàng và tài chính
trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hằng năm trong các thương vụ
M&A thì ngành tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị. Trên thế giới đã diễn ra
nhiều làn sóng sáp nhập và mua lại ngân hàng.
Mỹ được xem là điển hình cho các vụ M&A ngân hàng trên thế giới . Vào những
năm 50 diễn ra hơn 1.400 vụ thì những năm 60 và 70 giảm đi còn dưới 1.400. Giai đoạn
khủng hoảng ngân hàng xuất hiện năm 1981 vì có quá nhiều khoản nợ xấu ở Châu Mỹ
La Tinh và khu vực sản xuất dầu mỏ, cho vay bất động sản và tài trợ sáp nhập, mua lại .
Đó cũng là thời điểm dẫn dến các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất thế giới diễn ra,
đặc biệt là vào giữa năm 1982 và 1989, trong những năm 80 diễn ra 3.555 vụ sáp nhập,
gấp hai lần các chỉ số của các thập niên trước đó. Thêm vào đó, vào năm 1994, đạo
luật Riegle – Neal được ban hành, hoạt động sáp nhập ngân hàng được nới rộng không
còn giới hạn trong phạm vi tiểu bang mà có thể thực hiện xuyên tiểu bang. Trong thập
niên 90 mỗi năm trung bình cso gần 400 vụ M&A, từ đó tạo ra các tập đoàn tài chính –
ngân hàng khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu với sự chuyển hướng kinh doanh
từ hoạt động cho vay sang hoạt động dịch vụ. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất
tại Mỹ nổ ra vào giữa năm 2007, hoạt động M&A trong ngân hàng xảy ra với tộc độ
nhanh chưa từng thấy. Từ đầu năm 2009 đến 6/6/2009 đã có 37 ngân hàng buộc phải
đóng cửa và bán tài sản của mình. Tính đến hết quý I/2009 FDIC (Quỹ bảo hiểm Tiền
gửi Liên bang) đã đưa trên 300 ngân hàng Mỹ vào diện có vấn đề so với 252 ngân hàng
vào quý 4/2008 – cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2008 và cao nhất trong 15 năm.
Tại Châu Âu, hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng ở châu Âu diễn ra
mạnh mẽ vào những năm thập niên 1990 cùng với sự hình thành và phát triển của Liên
minh tiền tệ châu Âu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tới hoạt động này ở châu Âu
vẫn diễn ra vì cần tạo ra những tổ chức tài chính lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thế
giới đặc biệt là các ngân hàng ở Mỹ. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh không đồng
nhất giữa các quốc gia châu Âu vẫn còn tồn tại , chính vì thế quá trình xây dựng công
đồng châu Âu than một thị trường duy nhất, gần gũi hơn về mặt pháp lý và văn hóa sẽ
tạo điều kiện cho tiến trình sáp nhập diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tại châu Á,vào giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, nền kinh tế
“Bong bóng” Nhật Bản bị vỡ do các khoản nợ xấu phát sinh từ các khoản đầu tư bất
động sản và các khoản đầu tư kém hiệu quả. Để khắc phục tình hình yếu kém trên,
chính phủ Nhật Bản và các ngân hàng thương mại đã thực hiện hàng loạt các hoạt
động sáp nhập và mua lại ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt đọng này không cao
do nên kinh tế Nhật đang vào giai đoạn suy thoái.
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM
ở các nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.2.1 Cần có thông tin và kinh nghiệm cần thiết để nhận diện bên mua tiềm
năng
Bên bán cần thực hiện nhận một cách cụ thể bên mua tiềm năng một cách đầy
đủ trước khi thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại . Cần xác định bên mua về khả
năng tài chính, kế hoạch đầu tư, có mục tiêu và thoái đầu tư cụ thể, có kinh nghiệm
chuyên môn, có lượng thông tin thị trường và các phân tích cần thiết. Bên bán tham gia
vào tiến trình giao dịch một cách tự tin và thực hiện các bước công đoạn hiệu quả
nhất. Hơn thế nữa bên bán sẽ có được sự kiểm soát rủi ro tốt hơn từ phía mình.
Không hiếm khi ngay sau khi thông báo về kế hoạch mua, giá cổ phiếu của công
ty bắt đầu giảm xuống. Đây là thước đo cho thấy rằng thị trường coi việc sáp nhập là
sai lầm.
Các bên cũng cần cẩn trọng với sáp nhập với công ty ngang hang vì khi đó sẽ có
nhiều trở ngại khi một bên phải chấp nhận các hành động, chính sách hay con người
của bên kia.
1.4.2.2 Có một kế hoạch hợp lý cho việc sáp nhập và mua lại để tận dụng cơ
hội khi thực hiện giao dịch
Ngoại trừ một số bên bán tiềm năng có được sự tư vấn ngay từ đầu, không ít
bên bán trước khi đi tới quyết định về giao dịch, ra sức củng cố công ty mình với hy
vọng tài sản hay vốn sẽ được mua với giá cao hơn và giao dịch được thực hiện thuận
lợi hơn. Điều này là cần thiết để hướng công ty tới một vị thế giá trị mới hay nói cách
khác, công ty sẽ có một nền tảng định giá tốt hơn. Tuy nhiên những cải thiện và thay
đổi thường cần nhiều thời gian để thành công. Trong khi đó, cơ hội nắm bắt được bên
mua tiềm năng không phải quá nhiều.
Bên bán cần có một kế hoạch khi muốn thực hiện một giao dịch và phân bố các
công việc cần làm trong từng thời gian cụ thể, xác định những việc cần thực hiện, bỏ
qua những công việc không thực sự cần thiết để tận dụng thời điểm kiếm được bên
mua tiềm năng.
1.4.2.3 Cần sử dụng đội ngũ tư vấn và có tính hợp tác để có một mức giá hợp
lý cho cả hai bên mua và bán
Định giá về lý thuyết, được xem là cơ sở lý luận cần thiết để xúc tiến một giao
dịch tài chính. Tuy nhiên tùy vào tình hình thị trường mà ảnh hưởng của kết quả định
giá có thể được xem xét ở các mức độ quan trọng khác nhau.
Không tồn tại phương pháp tài chính hoàn hảo nào tính toán lợi ích việc sáp
nhập. Phương pháp quy đổi dòng tiền tương lai thường hay được sử dụng nhưng
phức tạp và đôi khi không chính xác. Ngoài ra, còn những sai lầm trong công tác đánh
giá tài sản và các khoản nợ.
Nếu các thỏa thuận chịu nhiều sức ép lơn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ
khác cũng muốn mua lại thường bên mua bắt đầu nhượng bộ. Đến khi các thỏa thuận
được hoàn tất, bên bán bỗng nhiên có nhiều lợi ích và quyền hạn, giá của người chiến
thắng thường cao hơn so với giá thực tế.
Về mặt lý thuyết, hiệu quả đạt được trong M&A là do sự tiết kiệm nhờ quy mô.
Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi ngược lại : điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi
nhánh lại phức tạp hơn, và như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý lại lớn và cồng kềnh hơn.
1.4.2.4 Tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý trước khi thực hiện giao dịch
Khi tiến hành sáp nhập, bên mua phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp
như các quy định của luật pháp về độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, trách
nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán, phân chia lợi nhuận, tính toán các vấn
đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị ngân hàng ngày càng tăng để hấp dẫn nhà đầu tư.
Nếu không phân tích kỹ các vấn đề trên và các yếu tố pháp lý đi kèm thì nguy cơ thất
bại cao
Một số nước, khi sáp nhập các công ty có tổng giá trị tài sản lớn hoặc chiếm một thị
phần lớn sau khi sáp nhập thì cần phải có sự đồng ý của chính phủ do luật về chống
độc quyền. Nếu như công ty vi phạm quy định này, nó sẽ bị xử phạt. Ngoài ra, chính
phủ có thể đưa ra những khuôn khổ hoạt động của công ty trên thị trường, và do vậy
có khi không đem lại lợi ích từ sáp nhập và mua lại hoặc thậm chí đòi hỏi hủy bỏ hợp
đồng thông qua tòa án.
Những thay đổi chủ quan hoặc khách quan từ bên mua, thị trường hoặc môi
trường pháp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình của giao dịch.
1.4.2.5 Chuẩn bị các vấn đề hậu sáp nhập và mua lại để có một thương
vụ thành công
Quá trình hòa nhập các hoạt động kinh doanh, các bộ phận chức năng của các
bên sau khi kết thúc một thương vụ sáp nhập và mua lại có thể xảy ra một số vấn đề
mà hai bên càn chuẩn bị trước để mang đến hiệu quả cho một thương vụ.
Các bên chưa coi trọng thế mạnh sản phẩm, dịch vụ của nhâu, hoặc không
chuyển giao đầy đủ kỹ năng, thế mạnh của từng bên.
Việc không dung hợp giữa các nền văn hóa công ty đôi khi chính là nguyên nhân
thất bại của nhiều cuộc sáp nhập. Các nhà quản lý bên mua thường mắc một sai lầm
lớn khi tự cho mình nhiều quyền hạn hơn trong việc áp đặt sự giám sát khắt khe đôi
khi hơi thái quá của mình đối với bên bán.
Điển hình là trường hợp sáp nhập giữa Nationbank – Bank of America và
Montgonery Securities vào 10/1997. Việc sáp nhập dẫn đến sự nghỉ việc của hầu hết
những chuyên viên đầu tư cuả Montgonery Securities, những người đã rời khỏi công ty
do những bất đồng về quản lý và văn hóa với NationsBank- Bank of America. Nhiều
người trong số họ chuyển sang làm cho Thomas Weisel, đối thủ của Montgonery
Securities, được điều hành bởi người chủ cũ của Montgonery Securities.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1 Sáp nhập ngân hàng thời kỳ sơ khai của hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng:
- Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính.
Từ đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn
bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần của Đảng, Nhà nước, chính thức chuyển cơ chế hoạt động từ 1 cấp trở thành 2 cấp.
(Hệ thống một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ
trung ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm
nhận chức năng quản lý Nhà nước về các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và
thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Kiểu tổ
chức hệ thống ngân hàng như thế này thích hợp với đặc thù của cơ chế quản lý kế hoạch
tập trung bao cấp lúc bấy giờ nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh doanh thì
nó tỏ ra kém hiệu quả và không còn phù hợp nữa. Hệ thống hai cấp bao gồm Ngân hàng
Nhà nuớc và Ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ
thống từ trung ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng. Ngân hàng chuyên doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt
Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt
Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh theo những
lĩnh vực tương ứng với tên gọi.)
Vào những năm 1992-1993, tại khu vực TP.HCM đã xảy ra những vụ sáp nhập NH
mang tính chất sơ khai. Đầu tiên là các cơ sở sản xuất, kinh doanh có huy động vốn bị
vỡ nợ như: Nước hoa Thanh Hương, Đại Thành, Xacogiva..., rồi đến sự phá sản và giải
thể của các hợp tác xã (HTX) tín dụng, quỹ tín dụng kéo dài từ những năm 1989-1990,
đã gây ra những biến động lớn, buộc một số HTX tín dụng còn lại đã hợp nhất hình
thành nên những NH thương mại cổ phần đầu tiên trên địa bàn TP.HCM (ngoại trừ
Eximbank, Saigon Bank và HDB), để thỏa các điều kiện theo khuôn khổ các quy định của
các pháp lệnh về NH. Nếu như năm 1991 chỉ mới có 9 ngân hàng thương mại , trong đó
có đến 4 ngân hàng quốc doanh thì đến năm 1993 số lượng ngân hàng thương mại đã
gia tăng lên đến 56 trong đó có đến 41 ngân hàng thương mại cổ phần. Một số trường
hợp điển hình như:
- Vào ngày 21/12/1991, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập
và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và
sáp nhập với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia.
- Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông thành lập năm 1992, tiền thân là ngân hàng
TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, với trụ sở chính đặt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
- Ngân hàng TMCP Gia Định thành lập năm 1992 trên cơ sở hợp nhất 2 HTX Tín dụng
Bạch Đằng và Kỹ Thương.
- Ngân hàng Tân Việt thành lập năm 1992 trên cơ sở sáp nhập HTX Tín dụng Thống
Nhất (Quận Tân Bình) và HTX Tín dụng Phú Đông (Quận Phú Nhuận).
- Ngân hàng Đệ Nhất thành lập năm 1993 trên cơ sở chuyển đổi HTX Tín dụng Q.5.
- Ngân hàng Quế Đô thành lập trên cơ sở chuyển đổi HTX Tín dụng Phong Phú.
- Ngoài ra còn có sự hình thành của một số ngân hàng khác như: Nam Á, Đại Nam,
Nam Đô, Việt Hoa, Phương Nam, và Nông Thôn An Bình.
Trong thời kỳ những năm 1997-2004, cũng xảy những vụ sáp nhập NH mà chủ yếu
là sáp nhập của NHCP nông thôn vào các NHCP đô thị như các vụ:
- Ngân hàng Phương Nam: Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997, Sáp
nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999, Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân
Định Công Thanh Trì Hà Nội , Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu
Phú, Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
- Ngân hàng Sacombank: Sáp nhập Ngân hàng TMCPNT Thạnh Thắng (Cần Thơ) năm
2001.
- Ngân hàng Đông Á: Sáp nhập Ngân hàng TMCPNT Tân Hiệp (Kiên Giang) năm 2004.
So với các NH khác, Phương Nam trong thời kỳ đó được xem là đã sáp nhập nhiều
NH nông thôn nhất. Những hệ quả sau sáp nhập khá âm thầm, ít có thông tin. Còn
những nguyên do, động cơ trước sáp nhập nghe nói cũng khá tế nhị: có những trường
hợp bất đắc dĩ, bị ép uổng, thậm chỉ chỉ đơn giản là... trừ nợ.
2.2 Việc tham gia vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào NHTM tại Việt Nam
Kết quả tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất khả quan. Cụ thể
hiện có đến 13 NHTMCP có vốn nhà đầu tư nước ngoài tham gia và nhìn chung, 13
NHTM này đều không nằm trong đối tượng của những NH yếu kém, thậm chí phần lớn
thuộc nhóm đầu.
Ví dụ:
STT Ngân hàng Nhà đầu tư Cổ phần nắm
giữ
Tỷ lệ
1 Vietcombank Mizuho Corporate bank .Ltd 347.612.562 15%
2 Viettinbank
The bank of Tokyo_ Mitsubishi UFJ. Ltd 644.389.811 19,73%
IFC Capitalization (Equity) Fund 176.196.847 5,39%
Inter Finance Corporation (IFC) 85.980.341 2,63%
3 Abbank
Maybank 20%
IFC 10%
4 Techcombank HSBC 172.353.345 19,5%
5 Eximbank Sumitomo Mitsui banking corporation 185.329.207 15%
Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam đang
được thực hiện theo nghị định số 69 ban hành ngày 20/04/2007 của Chính phủ. Nghị
định quy định rõ, cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tư, của đối tác chiến
lược và tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực nước ngoài
trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD Việt Nam, Chính phủ đã ban hành đề án 254
với nội dung quan trọng là khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác đầu
tư với các TCTD Việt Nam, và khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia góp vốn mua
cổ phần, sáp nhập hợp nhất vào các TCTD yếu kém của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ
các quy định của pháp luật.
Để cụ thể chủ trương này, vừa qua Vụ đã trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Nghị
định 69 trong đó 2 điểm mà nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm:
(i) Trước đây, theo nghị định 69, một nhà đầu tư nước ngoài được NHNN xem xét
mua cổ phần tại TCTD Việt Nam tối đa là 15% vốn điều lệ TCTD, trong trường hợp cần
thiết trình Chính phủ xin ý kiến về nâng mức sở hữu lên 20%. Tuy nhiên Nghị định 69
sửa đổi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài là đối tác chiến lược của TCTD Việt
Nam được sở hữu 20% vốn cổ phần mà không cần phải trình Chính phủ.
(ii ) Theo nghị định 69, tổng mức sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước
ngoài và người có liên quan tại TCTD không quá 30% vốn điều lệ. Theo tinh thần của đề
án 254, nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ theo hướng, trong trường hợp đặc biệt,
phục vụ quá trình tái cơ cấu, có thể trình Chính phủ cho phép nhà đầu tư tham gia trên
30% vốn điều lệ của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.
Với sự sửa đổi này nếu được thông qua sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư thâm nhập
sâu hơn vào thị trường Việt Nam và ý nghĩa hơn là tham gia vào quá trình tái cơ cấu
TCTD Việt Nam. Việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD là trên cơ
sở tự nguyện và sự lựa chọn đối tác của TCTD Việt Nam. Vì vậy trong thời gian qua các
TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đạt được những thành tựu
đáng kể như: tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ
phần; năng lực quản trị điều hành được cải thiện đáng kể thông qua tái cơ cấu bộ
máy, tư vấn, đào tạo của TCTD nước ngoài, mở rộng nghiệp vụ hoạt động, mở rộng
quan hệ đại lý….
Dự thảo Nghị định thể hiện khá rõ sự lo ngại các tổ chức nước ngoài, nhất là các
ngân hàng thương mại có thể sẽ lũng đoạn hệ thống ngân hàng VN.
Do đó, ngoài quy định khống chế tỷ lệ sở hữu, dự thảo còn quy định: việc mua cổ
phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng,
không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tổ chức tín dụng
Việt Nam và còn quy định: nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chỉ được mua cổ phần
của tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng
khoán.
Tuy nhiên, việc định lượng cụ thể việc ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ
thống tổ chức tín dụng Việt Nam là điều rất khó trên thực tế. Nhiều tổ chức tín dụng
yếu kém hiện nay đang muốn tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc bán cổ phần để giải
quyết hai vấn đề cốt tử, đó là nợ xấu và tính thanh khoản. Việc tìm dòng vốn nội để
bán cổ phần trong bối cảnh thị trường vốn nội địa ảm đạm như hiện nay sẽ rất khó
khăn, do đó, việc tìm dòng vốn ngoại đang được nhiều ngân hàng quan tâm.
Nhiều tổ chức nước ngoài cho rằng, quy định về tỷ lệ sở hữu hiện nay của Ngân
hàng Nhà nước đã không hấp dẫn các tổ chức nước ngoài và họ kiến nghị tỷ lệ này có
thể xem xét nâng lên mức 51% hoặc lên tới 65%.
Khi tỷ lệ sở hữu đạt tới mức này, ngân hàng ngoại mới có thể có được tiếng nói
trong việc xây dựng chiến lược phát triển, kể cả xử lý nợ xấu của ngân hàng nội bởi vì
họ vừa có kinh nghiệm, kỹ năng đánh giá nợ xấu vừa có nguồn vốn để có thể tham gia
vào quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng nội .
2.3 Các diễn biến về Sáp nhập, tâu tóm ngân hàng gần đây:
2.3.1 SCB- Tín Nghĩa- Đệ Nhất
1.1. Thực trạng của các ngân hàng trước khi sáp nhập
a. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
Tại thời điểm cuối năm 2010, SCB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở
Việt nam với vốn điều lệ là 4.184 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản hơn 60 nghìn tỷ, tổng huy động hơn
35 nghìn tỷ, dư nợ cho vay hơn 33 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ xấu của SCB đang có xu hướng tăng cao trong năm 2010. Theo báo cáo tài
chính hợp nhất năm 2010, dư nợ xấu của SCB tại thời điểm cuối năm nằm ở mức 22.55%. Và có
hơn 592 tỷ đồng là nợ có khả năng mất vốn, hơn 2.8 ngàn tỷ đồng là nợ được cơ cấu lại.
Mức trích lập dự phòng của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2010 là hơn 827 tỷ đồng.
Hơn 200 tỷ đồng đầu tư góp vốn dài hạn vào 2 dự án Khu dân cư đồi Thánh Mẫu và dự án
khu đô thị phức hợp Đà Nẵng không hiệu quả, ngân hàng vẫn chưa thu hồi được số tiền đầu tư
này.
Rủi ro thanh khoản của SCB ở mức cao do ngân hàng thực hiện dùng nguồn vốn ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn. Cho vay khách hàng của ngân hàng chủ yếu nằm ở kỳ hạn 3 - 12 tháng
và 1 - 5 năm nhưng nguồn huy động tiền gửi khách hàng của ngân hàng ở 2 kỳ hạn này lại nhỏ
hơn khá nhiều. Cụ thể, cho vay khách hàng ở kỳ hạn 3 - 12 tháng là 7.036 nghìn tỷ đồng nhưng
huy động khách hàng cùng kỳ hạn chỉ là 6.728 nghìn tỷ đồng. Dư nợ cho vay ở kỳ hạn 1 - 5 năm
là 16.97 nghìn tỷ nhưng huy động khách hàng ở cùng kỳ hạn chỉ là 11.74 nghìn tỷ đồng.
SCB đang trong có 717 tỷ đồng dư nợ vay chiết khấu và tái chiết khấu từ ngân hàng nhà
nước. Chứng tỏ thanh khoản của ngân hàng đang rất có vấn đề.
b. Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank)
Tại thời điểm cuối năm 2010, Ficombank là ngân hàng thuộc loại nhỏ nhất trong hệ thống
ngân hàng thương mại. Tổng tài sản chỉ đạt 7.7 ngàn tỷ đồng, vốn điều lệ 2 ngàn tỷ, dư nợ cho
vay chỉ 2.7 ngàn tỷ, nguồn vốn huy động chỉ đạt 2.67 ngàn tỷ. Tổng doanh thu năm 2010 chỉ là
304 tỷ đồng, lợi nhuận 107 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính đến thời điểm 30/06/2010, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng
cũng ở mức khá cao 304 tỷ đồng, chiếm khoảng 23.66 % tổng dư nợ của ngân hàng.
Nợ xấu ở mức khá cao, tại thời điểm 30/06/2010, nợ có vấn đề của Ficombank ở mức 6.43
%.
Hệ thống mạng lưới nhỏ lẻ chỉ bao gồm 1 trụ sở 10 chi nhánh và phòng giao dịch tập trung
toàn bộ ở TP.HCM và 1 chi nhánh ở Hà Nội.
c. Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
T
heo
báo
cáo
tài chính đã được soát xét 9 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, tình
hình nợ xấu của ngân hàng tăng rất nhanh trong 9 tháng đầu năm 2013, từ 0.95% đầu
năm 2011 lên 2.11% vào thời điểm cuối năm. Trong đó có 374 tỷ đồng là nợ không có
khả năng thu hồi.
Dư nợ cho vay có sự chuyển dịch mạnh, dư nợ cho vay hoạt động kinh doanh bất
động sản tăng lên một cách đột biến, từ 0 thời điểm đầu năm lên 2.193 nghìn tỷ đồng vào
cuối năm.
Hệ số
an toàn
vốn tối
thiểu
CAR của
ngân
hàng tại
thời
điểm
30/09/20
11 là
8.75% nằm dưới mức quy định của ngân hàng nhà nước.
1.2. Nguyên nhân chính dẫn đến sáp nhập
Chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh
vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn
hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Các khoản nợ quá hạn
thị trường 1 (TT1) của ngân hàng tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn
của các tổ chức kinh tế. Huy động TT2 đến hạn không chi trả được cũng tăng cao, tạo áp
lực thanh khoản lớn. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn bị mất cân đối lớn do kỳ hạn huy
động tương đối ngắn, nhưng lại cho vay và đầu tư khá dài khiến tình hình tài chính trở
nên nghiêm trọng hơn.
Còn một nguyên nhân sâu xa khác, chính là áp lực từ Nghị định 141/2006/NĐ-CP
ngày 26/01/2011 về việc bắt buộc các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ từ mức
1.000 tỷ đồng đến năm 2008 và nâng lên 3.000 tỷ đồng đến năm 2011. Bởi, khi tăng vốn
điều lệ thì buộc các ngân hàng thương mại tăng tổng tài sản lên mức tương ứng để tránh
lỗ. Vì thế, họ liên tục mở chi nhánh và tìm khách hàng cho vay- điều không dễ dàng, vì
những vị trí đắc địa, khách hàng tốt đã bị những ngân hàng lớn đi trước chiếm giữ, và lối
thoát duy nhất là tìm khách hàng dễ cho vay nhất, dễ kiếm lời nhất, khả năng cung bao
nhiêu vốn cũng hết, đó là bất động sản. Thậm chí, ngay cả cho vay tiêu dùng cũng chảy
vào bất động sản. Do đó, vấn đề đáng quan tâm hơn cả là ngân hàng lấy đâu ra hàng
nghìn tỷ đồng đẻ tăng vốn pháp định, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khóan liên
tục sụt giảm.
Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với
nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV), và cần tới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thông qua khoản vay tái cấp vốn.
Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng của BIDV cho ba nhà băng (tính đến tháng 12/2012)
là trên 2.400 tỷ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỷ
đồng).
1.3. Kết quả sau thương vụ sáp nhập
Sau sáp nhập, ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.583 tỷ đồng, tổng tài sản 144.8
nghìn tỷ đồng và có hơn 230 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài trên khắp từ nam ra bắc.
Hầu hết các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng mạnh, Tổng tài sản của SCB sau sáp nhập
đạt 144.8 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2011 và đạt 149.2 tỷ đồng vào cuối
2012.
Dư nợ của ngân hàng từ 32.4 nghìn tỷ cuối 2010 tăng lên 64.4 cuối 2011 và đạt 87.16
nghìn tỷ vào thời điểm cuối năm 2012. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 12,8% xuống
8,8%, tức giảm hơn 31,4%. Năm 2012, SCB đã có lãi trước thuế 77 tỷ đồng. Tỷ lệ an
tòan vốn đạt 10,7% đáp ứng được quy định của NHNN
Sau hơn 1 năm cơ cấu lại, SCB cho biết, trong quý I/2013, ngân hàng đã thanh toán
bổ sung 6.972 tỷ đồng tiền gốc và 1.639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Số dư
tái cấp vốn của NHNN tại SCB ở thời điểm 31/3/2013 là 2.800 tỷ đồng. NHNN đã có văn
bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay này với thời hạn tối đa 24 tháng, không
tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ.
Như vậy cho đến nay, SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi vay
1.377 tỷ đồng, đưa số dư các khoản vay tái cấp vốn NHNN từ 18.134 tỷ hồi đầu năm
xuống 9.772 tỷ đồng. Còn các khoản vay liên ngân hàng, SCB có số dư các khoản huy
động trên TT2 của ngân hàng ở mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng so với đầu
năm. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả khoản vay hỗ trợ từ BIDV gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và
gần 179 tỷ đồng nợ lãi.
Theo SCB, các khoản vay TT2 giảm trong năm 2012 chủ yếu do ngân hàng thực hiện
cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên TT1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng
để trả bớt nợ liên ngân hàng. Ngân hàng này còn đàm phán, thương lượng thành công với
các tổ chức tín dụng (TCTD) về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn
của SCB. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,7%, đáp ứng được quy định của NHNN.
2.3.2 SHB- Habubank
1.1. Thực trạng của 2 ngân hàng trước sáp nhập
a. Habubank
Trước thời điểm sáp nhập, nợ xấu của Habubank tăng cao, trong đó có hơn 2.75
ngàn tỷ là dư nợ cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin, hiện đang được khoanh và
chờ xử lý và hơn 484 tỷ đồng dư nợ nhóm 5, không còn khả năng thu hồi .
Việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin từng được coi là chính sách
“đón đầu” của Ngân hàng, tuy nhiên việc tập trung cho vay quá nhiều vào nhóm khách
hàng này (tương đương 67.93% vốn điều lệ của Ngân hàng) dẫn đến khi kinh tế suy
thoái, Ngân hàng đã bị ảnh hưởng nặng nề từ việc tập trung tín dụng này.
Ngoài 2.75 ngàn tỷ cho vay, Habubank còn nắm giữ 600 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn
Vinashin, số tiền này không biết bao giờ mới đòi lại được.
Và hậu quả tất yếu, quý 4 năm 2011, Habubank lỗ xấp xỉ 41 tỷ đồng. Nếu tính lũy kế
cả năm 2011, Habubank vẫn lãi 349,8 tỉ đồng song mức lãi đã giảm 27,4% so với năm
2010. Sự thua lỗ trong quý 4 của Habubank có thể được giải thích bởi nhiều nguyên
nhân, trong đó lớn nhất là do hoạt động kinh doanh ngoại hối . Riêng trong quý
IV/2011, khoản lỗ từ hoạt động này của Habubank lên tới 18,6 tỉ đồng, cả năm 2011 lỗ
tới 104,8 tỉ đồng. Cùng kỳ năm 2010, kinh doanh ngoại hối chỉ làm Habubank lỗ 14,2 tỉ
đồng. Tham gia vào thị trường ngoại hối trong tình hình có rất nhiều biến động thì thua
lỗ là chuyện Habubank thua lỗ cũng là điều dễ hiểu. Nguyên nhân gây lỗ thứ hai là chi
phí hoạt động tăng mạnh. Riêng trong quý IV/2011, chi phí này đã tăng gấp 2,3 lần so
với cùng kỳ năm 2010 (từ 111,6 tỉ đồng tăng lên 247,1 tỉ đồng), khả năng rất cao là
Habubank đã lách luật, hạch toán chi phí huy động vốn vào chi phí này. Nguyên nhân lỗ
thứ ba là do trích lập dự phòng. Quý IV/2011 Habubank trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng 132,18 tỉ đồng, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2010.
b. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Cũng như các ngân hàng TMCP khác, năm 2011, dư nợ xấu của SHB cũng có sự gia
tăng khá mạnh. Tổng các khoản nợ có vấn đề ở mức 1.745 ngàn tỷ, chiếm tỷ trọng
5.98% tổng dư nợ. Trong 1.093 ngàn tỷ nợ cần chú ý có 895 tỷ đồng là dư nợ cho Tập
đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đang được khoanh và chờ xử lý.
Mặc dù gặp một số vấn đề về nợ xấu và thanh khoản, nhưng SHB vẫn là một ngân
hàng hoạt động tốt tại điểm mua lại Habubank với vốn điều lệ là 4.815 tỷ đồng, tổng
tài sản xấp xỉ 71 ngàn tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt hơn 29 tỷ, huy động khách hàng ở
mức hơn 34.78 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 753 tỷ đồng, tăng 52.33% so
với năm 2010.
Và cuối cùng, sau khi lấy đi nhiều giấy mực của báo chí cũng như nhiều tin đồn
trái chiều, ngày 07/03/2012, SHB và Habubank đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ số
01/2012 ngày 8/3/2012 HBB - SHB thống nhất việc sẽ sáp nhập theo thông tư số
04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Và chiều ngày
28/04/2012, sau nhiều “cân đo đong đếm” thì cuối cùng các cổ đông Habubank cũng đưa
ra quyết định tán thành phương án sáp nhập vào SHB với tỉ lệ đồng ý trên 85% chính
thức chấm dứt sự tồn tại của thương hiệu Habubank trên thị trường.
1.2. Tình trạng ngân hàng mới sau khi sáp nhập
Hết quý 3 năm 2013, tức 1 năm sau khi sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội (SHB) đã có bước phát triển vượt bậc trở thành một trong những Ngân hàng TMCP
quy mô lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Đến 30/6/2013 tổng tài sản của SHB đạt 104,524 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy
động đạt 92,632 tỷ đồng, trong đó vốn huy động thị trường 1 đạt 79,479 tỷ đồng, dư nợ
cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế đạt 58,478 tỷ đồng, tăng 2.7% so với cuối năm
2012. Lợi nhuận trước thuế hơn 400 tỷ đồng.
Về nợ xấu, Đến 30/6/2013 tỷ lệ nợ xấu của SHB là 9.06%/tổng dư nợ, cao hơn
0.24% so với thời điểm cuối năm 2012. Theo SHB, sở dĩ nợ xấu tăng là do một số khoản
cho vay đồng tài trợ của Habubank trước kia với các TCTD khác đến nay quá hạn, do vậy
SHB chuyển nhóm nợ xấu theo đúng quy định trên cơ sở của ngân hàng đầu mối. Một số
khoản nợ Vinashin chuyển sang nhóm nợ xấu theo đúng quy định phân loại nợ của
NHNN.
Các DN có nợ xấu (nhóm 4 và nhóm 5 phần lớn chuyển từ HBB sang) của SHB
đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, có tài sản đảm bảo là nhà xưởng, bất động sản,
máy móc, thiết bị. Các DN này để xảy ra nợ xấu là do khó khăn về tài chính, năng lực
quản trị điều hành yếu kém, khó khăn thị trường đầu ra... Đối với các khoản nợ tại Tập
đoàn Vinashin và các công ty trực thuộc SHB đã xử lý theo chỉ đạo của Chính phủ và
NHNN, đồng thời đang rà soát, lên phương án xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Như vậy các khoản nợ nhóm 4, nhóm 5 của SHB đều có tài sản đảm bảo và SHB
đang quyết liệt xử lý bằng các giải pháp thích hợp nhằm thu được kết quả tốt nhất. Bên
cạnh đó, tính đến 31/07/2013 SHB đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo qui định của
NHNN với số tiền trích lập dự phòng rủi ro hơn 2,100 tỷ đồng.
Bằng các giải pháp quyết liệt như tái cấu trúc doanh nghiệp, xử lý tài sản đảm bảo,
xem xét miễn giảm lãi suất; cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền nguồn thu của
khách hàng… 6 tháng đầu năm 2013 SHB đã xử lý thu hồi được 2,926 tỷ đồng nợ xấu.
SHB đã có kế hoạch bán một phần nợ xấu cho VAMC. 6 tháng cuối năm, SHB sẽ
xem xét sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng bên cạnh các giải pháp xử lý thu hồi
nợ quyết liệt nêu trên. Do đó nợ xấu của SHB chắc chắn sẽ giảm xuống thấp hơn 5%/tổng
dư nợ đến cuối năm 2013 như kế hoạch đã đề ra.
Về mạng lưới , sau thương vụ nhận sáp nhập HBB, thương hiệu SHB lan tỏa
rộng khắp, mạng lưới kinh doanh được sắp xếp lại hợp lý giúp Ngân hàng phát triển
mạnh thị trường. Tính đến thời điểm 30/6/2013, SHB có 329 điểm giao dịch tại 27 tỉnh
thành trong cả nước và Chi nhánh tại Lào, Campuchia. Hai chi nhánh tại Lào và
Campuchia kinh doanh có lãi, mở rộng khách hàng tại nước sở tại bên cạnh các khách
hàng truyền thống là các Công ty thuộc Tập đoàn Cao su , một số doanh nghiệp lớn của
Việt Nam đầu tư tại Campuchia và Lào.
Với sự hiện diện tại tất cả các địa bàn kinh tế trọng điểm, SHB đã tập trung phát
triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, cho vay DN vừa và nhỏ, tăng thị phần khách hàng cá
nhân. Đến nay gần 2 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp giao dịch tại SHB. Riêng
về huy động nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4.1% (tăng
1,926 tỷ đồng) so với cuối năm 2012, tăng lên đáng kể so với năm 2012. Trong hoạt động
kinh doanh, SHB chú trọng nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong dân cư bởi đó là
nguồn vốn ổn định, bền vững nhất.
Sau sáp nhập 80 đơn vị kinh doanh (trong đó có 19 chi nhánh và 50 phòng giao
dịch) của HBB được sáp nhập vào SHB. Tại thời điểm sáp nhập một số Chi nhánh, phòng
giao dịch tạm ngưng hoạt động do phải tập trung xử lý một số tồn tại. Ngay sau sáp nhập,
hoạt động của các đơn vị này đã được SHB rà soát, đánh giá, khắc phục điểm yếu và có
cơ chế mới thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, SHB đã tổ chức hàng chục khóa đào tạo,
bồi dưỡng quy trình, nghiệp vụ cho cán bộ HBB sau khi chuyển sang SHB. Người lao
động từ HBB chuyển qua SHB đã hòa nhập được văn hóa doanh nghiệp của SHB. Về
mặt tổ chức đã tái cơ cấu, sắp xếp các phòng ban, ổn định tâm lý người lao động. Do đó,
người lao động đã yên tâm trong môi trường lao động mới, tâm huyết với hoạt động của
Ngân hàng. Sau 1 năm, phần lớn các đơn vị của HBB cũ giảm được nợ xấu, kinh doanh
có lãi.
2.4 Đánh giá các thương vụ M&A này (Đánh giá về các bộ chỉ tiêu kết quả kinh
doanh, báo cáo tài chính trước và sau M&A
Dễ nhận thấy các ngân hàng sau khi tham gia sáp nhập, hợp nhất đều có sự tăng lên
đáng kể về mặt lượng nguồn vốn và tài sản. Đơn cử như trong trường hợp đầu tiên
của SCB, được hình thành từ ba ngân hàng với tình hình bi đát về tài chính, rình rập
nguy cơ mất khả năng thanh khoản, tuy nhiên chỉ sau 1 năm hoạt động, ngân hàng đã
nâng tổng mức tài sản lên hơn 149.000 tỷ đồng, gấp gần 2 lần tổng tài sản ban đầu của
SCB, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên hơn 11.000 tỷ, gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của
ngân hàng SCB trước khi hợp nhất. (Hình 1)
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB) giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng). (Nguồn: BCTC các
ngân hàng, CafeF)
Cùng với sự “biến mất” của thương hiệu Habubank một thời , ngân hàng SHB cũng
đứng vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn với 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản
tính đến quý 2/2013 ước đạt khoảng hơn 104.000 tỷ đồng, gấp đôi tổng tài sản của
SHB so với trước khi sáp nhập, nhờ đó SHB đã trở thành 1 trong 10 ngân hàng TMCP
lớn nhất Việt Nam về quy mô và thị phần.
Cũng giống như hai ngân hàng trên, ngân hàng HDbank sau khi sáp nhập cũng dự kiến
sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 8.100 tỷ và ngân hàng PvcomBank cũng nâng tổng tài sản
lên hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương với mức tổng tài sản của SHB hiện nay.
Ẩn sau những “điểm sáng” trên là “sự biến mất” của các tổ chức tín dụng kéo theo sự
hao tổn về tiền bạc và công sức mà các tổ chức tín dụng đã bỏ ra trong quá trình xây
dựng thương hiệu, như Habubank đã tồn tại trên thị trường hơn 20 năm trước khi sáp
nhập.
Đồng thờì, tình trạng “ngắc ngứ” với đống nợ xấu từ các ngân hàng yếu kém là tình
trạng phổ biến của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng SHB mới đây vừa phải giải trình
với UBCKNN về mức chênh lệch lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2013, giảm từ 753.000
tỷ đồng năm 2011 (thời điểm trước khi sáp nhập) xuống còn khoảng 141.000 tỷ đồng
vào quý 2/2013. Nguyên nhân là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm bởi các
món vay quá hạn được chuyển từ Habubank. Tương tự trường hợp của SHB, lợi
nhuận ròng sau thuế của SCB sau 1 năm hợp nhất, cũng giảm rõ rệt, từ 409.000 tỷ
đồng xuống chỉ còn gần 64.000 tỷ.
Hậu quả là hệ số ROA và ROE của các ngân hàng sau sáp nhập giảm liên tục. Đối với
ngân hàng SHB, trước khi sáp nhập, hai chỉ số vẫn ở mức khá cao, tuy nhiên, chỉ sau 1
năm sáp nhập, hai chỉ số này giảm về gần mức 0. Điều này dẫn đến lợi nhuận trên mỗi
cổ phiếu cũng giảm nghiêm trọng, từ 2.382 đồng/ cổ phiếu năm 2010 xuống còn – 363
đồng/ cổ phiếu vào quý 2/2013 sau gần 2 năm sáp nhập. (Hình 4, 5)
Chỉ số ROA, ROE của ngân hàng SHB giai đoạn 2010 – quý 2/2013.
(Nguồn: BCTC các ngân hàng, Vietstock)
Hình 4: Chỉ số ROA, ROE của ngân hàng SCB giai đoạn 2010 – 2012.
(Nguồn: BCTC các ngân hàng, Vietstock)
Tương tự trường hợp SHB, chỉ số ROA, ROE tại ngân hàng SCB cũng giảm từ 0,49%
năm 2010 xuống 0,04% năm 2012 đối với ROA và 5,98% xuống còn 0,56% đối với ROE,
kéo theo sự sụt giảm thu nhập cổ phiếu SCB từ 665 đồng/cổ phiếu xuống còn 60
đồng/cổ phiếu cũng trong giai đoạn này.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết quả đạt được và hạn chế:
Những “điểm cộng”
Bên cạnh “điểm cộng” về quy mô vốn, tổng tài sản, hệ thống giao dịch, những ngân hàng
sau sáp nhập, như SHB, HDBank còn cái được lớn khác, như tổng giám đốc SHB
Nguyễn Văn Lê, ghi nhận, là rút ngắn thời gian phát triển kinh doanh để đạt mục tiêu trở
thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn – mà một ngân hàng thông thường
có thể phải mất đến năm năm mới đạt được.
Cùng với đó, hoạt động mua bán – sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng mang đến
những “cái được” cho hoạt động ngân hàng nói chung, đó là tránh được những vụ đổ bể
ngân hàng, gây hiệu ứng tiêu cực dây chuyền cho cả hệ thống; hạn chế những lộn xộn
trên thị trường ngân hàng như các cuộc chạy đua lãi suất – phần lớn xuất phát từ những
ngân hàng nhỏ, để rồi kéo theo cả hệ thống….
… Và những cái giá phải trả
Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, các ông chủ ngân hàng cũng phải trả những cái
giá không nhỏ!
Trước hết, đó là sự biến mất của một loạt những thương hiệu ngân hàng sau mấy chục
năm gây dựng, như thương hiệu Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Habubank, Tài chính Dầu khí,
Phương Tây và tới đây là Đại Á. Điều đó đồng nghĩa mất mát, hao tổn về tiền bạc, tài
sản, thời gian, trí tuệ, sức lực mà các cổ đông ngân hàng đã bỏ ra.
Một trong những cái giá không nhỏ khác, các ông chủ ngân hàng đang phải gánh sau các
thương vụ mua bán, nhập là giải quyết khối nợ xấu. Chủ tịch HĐQT một ngân hàng sau
sáp nhập thừa nhận, dù đã lường trước độ “xấu”, nhưng việc xử lý những khoản nợ xấu
của ngân hàng sau sáp nhập quả là một thách thức. Và tình trạng mệt mỏi, ngắc ngứ với
mớ nợ xấu phải ôm lại từ các ngân hàng yếu kém là phổ biến với ông chủ các ngân hàng.
Đơn cử như SHB, vừa phải có văn bản giải trình uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sở Giao
dịch chứng khoán Hà Nội về khoản chênh lệch đáng kể lợi nhận sau thuế giữa quý 2 năm
nay với quý 2 năm 2012, là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm bởi các món
vay quá hạn được sáp nhập từ Habubank. Trước đó, kết quả kinh doanh quý 3/2012, SHB
còn gây “choáng” khi công bố kết quả kinh doanh lỗ luỹ kế tới 1.105 tỉ đồng, do các đơn
vị kinh doanh thuộc Habubank lỗ luỹ kế 1.715 tỉ đồng (dù SHB cũ vẫn lãi 610 tỉ đồng).
3.2 Một số kiến nghị
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song các ngân hàng sau sáp nhập vẫn còn
cả một chặng đường dài phía trước, trong đó gian nan nhất là xử lý đống nợ xấu. Các
ngân hàng rất cần nguồn tài chính từ bên ngoài, như trường hợp tập đoàn vàng bạc đá quý
Doji tham gia cơ cấu ngân hàng TienPhong Bank, hay Thiên Thanh mua lại ngân hàng
Đại Tín…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây cho biết, Chính phủ đang xem xét gia tăng sở hữu
của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng, doanh nghiệp, với tỷ lệ sở hữu có thể
lên tới 49%, trong tương lai gần. Các chuyên gia tài chính, ngân hàng, cho rằng đây là
một tín hiệu tích cực, cho hoạt động xử lý nợ xấu cũng như tái cơ cấu ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dsgfa_848.pdf