MỞ ĐẦU
Tín dụng là hoạt động cơ bản nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại ( NHTM ). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, NHTM và các doanh nghiệp có quan hệ ngày càng chặt chẽ với nhau. Hệ thống NHTM cung cấp một lượng vốn vô cùng lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đồng thời thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại đã đóng góp một vai trò lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả. Do vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu nhất thiết đối với mọi ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của hệ thống trung gian tài chính của Việt Nam hiện nay.
NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ trong những năm qua đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay và đã thu được những thành tựu đáng kể. Đóng trên điạ bàn quận Đống Đa với rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn tiềm năng phát triển rất cao; nhu cầu vốn trên địa bàn là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Đây là điều kiện thuận lợi để NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ mở rộng cho vay, nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình cho vay kinh doanh ngắn hạn của Chi nhánh còn gặp một số khó khăn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là phải tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó đểcó thể mở rộng việc cho vay của mình. Do tầm quan trọng của vấn đề và qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ, đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của Thầy PGS - TS Nguyễn Hữu Tài và Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ Phòng Tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánhLáng Hạ, em đã quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:" Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình dịch vụ
- Các dịch vụ thanh toán bao gồm: Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, Chuyển tiền điện tử trong nước
- Chiết khấu, tái chiết khấu
- Dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ
- Đại lý chi trả kiều hối
- Kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ bảo lãnh
- Hợp tác đào tạo quảng cáo
- Các loại hình dịch vụ đặc biệt: Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài, ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc.( Giao dịch online với các khách hàng lớn, Internet- Banking,…)
- Dịch vụ ATM: Phát hành thẻ ATM, Nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch, Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ Ngân hàng.
+ Sử dụng thẻ ATM của NHNo&PTNT Láng Hạ, khách hàng có thể: Rút tiền mặt 24/24 ở tất cả các máy ATM của NHNo&PTNT trên toàn quốc, chuyển khoản và thanh toán hoá đơn tại máy ATM, vấn tin tài khoản, Liệt kê các giao dịch gần nhất, các dịch vụ khác
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ
2.2.1 Công tác huy động vốn
Tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 7275 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng là 23.2%, tăng 1370 tỉ đồng so với năm 2006, vượt 7.2% kế hoạch năm 2007 (KH: 6300 tỉ đồng).
Quy mô nguồn vốn được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Quy mô nguồn vốn theo loại tiền (Đơn vị : tỉ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tỉ trọng(%)
Chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
Tổng nguồn vốn
4024
5905
7275
1881
1370
Tăng trưởng
-10%
46,74%
23.2%
Nội tệ
3136
4854
6230
78
82.2
85.6
1718
1376
Ngoại tệ
888
1052
1045
22
17.8
14.4
164
-7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, đến năm 2007 thì quy mô vốn cả về nội tệ lẫn ngoại tệ đều tăng lên, mức tăng của tiền gửi bằng ngoại tệ nhìn chung tăng, chứng tỏ việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch đã tăng lên đáng kể, đồng thời lượng ngoại tệ chảy vào nước ta cũng khá lớn. Đây là một minh chứng cho việc mở rộng quan hệ của chi nhánh với khách hàng nước ngoài, và nó còn khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng đối với hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn ngoại tệ có xu hướng giảm xuống qua các năm, chi nhánh cần có giải pháp để nâng tỷ lệ này cao hơn vào những năm tới.
Quy mô vốn theo kỳ hạn nguồn (Đơn vị:tỷ đồng)
Nguồn vốn
2005
2006
2007
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
Không kỳ hạn
985
1278
1982
24.48
21.64
27.24
294
704
kỳ hạn<12t
820
859
291
20.38
14.55
4
39
568
kỳ hạn>=12t
2219
3768
5002
55.14
63.81
68.76
1549
1234
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Ta thấy cơ cấu nguồn tiền gửi là chưa hợp lý, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 thấp hơn năm 2005 tuy nhiên tỷ trọng này tăng lên vào năm 2007, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định, tuy ổn định nhưng dễ dẫn đến rủi ro về mặt lãi suất.
Quy mô nguồn vốn theo thành phần kinh tế ( Đơn vị:tỷ đồng)
Thành phần kinh tế
2005
2006
2007
Tỉ trọng(%)
Chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
Tiền gửi dân cư
1491
1771
2367
37
30
32.5
280
596
Tiền gửi TCKT
1444
3550
4528
36
60
62.2
1018
978
Tiền gửi TCTD
88
380
2
5.3
Tiền gửi UTĐT
1000
585
25
10
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Theo số liệu này, nguồn vốn từ dân cư năm 2007 là 2367 tỉ đồng tăng 596 tỉ đồng so với năm 2006, tuy nhiên tỷ trọng còn khá khiêm tốn (32.5%) so vơi tổng nguồn vốn huy động, chi nhánh cần có những biện pháp để nâng tỷ trọng này cao hơn (kế hoạch của TW tỷ trọng này là 42%).
Như vậy, năm 2007 chi nhánh Láng Hạ đã đạt được kết quả khả quan trong hoạt động huy động vốn: với mức tăng trưởng ở mức cao đạt 123% so với năm 2006, vượt 7.2% so với kế hoạch TW giao, trong đó tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và giảm tiền gửi từ TCTD theo đúng định hướng của NHNN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh cũng thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn (295 tỉ đồng) từ việc làm ngân hàng giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ tại các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên môi trường. Đồng thời theo dõi sát biến động lãi suất trên thị trường, làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu AGRIBANK 2007 của TW và các đợt phát hành trái phiếu của chi nhánh đã tạo ưu thế cho chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
2.2.2 Công tác tín dụng
Tổng dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2007 là 2841 tỉ đồng tăng 784 tỉ đồng, tăng 38% so với năm 2007, tăng so với kế hoạch 28% (KH: 2227 tỉ đồng).
Tổng dư nợ được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Dư nợ theo loại tiền (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
Tổng dư nợ
1876
2057
2841
181
784
Nội tệ
1101
978
1452
59
48
51
-123
474
Ngoại tệ
775
1079
1389
41
52
49
304
310
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Năm 2006 có sự tăng trưởng lớn về dư nợ ngoại tệ so với năm 2005 đó là do chi nhánh đã giải ngân một số dự án lớn...Tuy nhiên đến năm 2007 thì tỷ trọng này lại giảm.
Dư nợ theo thành phần kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng)
Thành phần
2005
2006
2007
Tỷ trọng(%)
chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
DNNN
1161
1245
1519
62
61
54
84
274
DNNQD
660
757
1167
35
36
41
97
410
Hộ cá nhân
55
56
155
3
3
5
1
99
(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Ta thấy, tỷ trọng cho vay các DNNN chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Năm 2007 tỷ trọng cho vay các DNNN đã giảm hơn so với năm 2006, 2005 nhưng chưa nhiều. Tỷ trọng cho vay năm 2007 đối với DNNQD đã tăng lên nhưng chưa đáng kể. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang dần dần chuyển hướng cho vay, không tập trung quá nhiều vào các DNNN mà nâng cao dần tỷ trọng cho vay các DNNQD.
Dư nợ theo thời gian. (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2005
2006
2007
06/05
07/06
Nợ ngắn hạn
988
1269
1730
53
62
61
281
461
Nợ trung, dài hạn
888
788
1110
47
38
39
-100
322
(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2007)
Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 đã giảm rất nhiều trong giới hạn cho phép của trung ương (45% trên tổng dư nợ) và tập trung vào cho vay ngắn hạn. Chi nhánh cần có biện pháp cân đối giữa nguồn huy động và thời hạn cho vay cho phù hợp như tăng cho vay trung dài hạn lên 45% trên tổng dư nợ để tránh rơi vào tình trạng không có khả năng hạch toán khi đến hạn. Và đến năm 2007 ngân hàng đã khắc phục được tình trạng này ( Dư nợ trung và dài hạn đạt 44.6%)
Tổng doanh số cho vay thu nợ
Doanh số cho vay tính đến 31/12/2007 đạt 6445.2 tỷ đồng tăng 20.1% so với năm 2006; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng so với các năm trước do chi nhánh đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, tinh thần thái độ phục vụ tận tình đối với khách hàng.
Doanh số thu nợ đạt 5661.2 tỷ đồng (31/12/2006) tăng 9% so với năm 2006. Ta thấy cho vay trung dài hạn tăng lớn hơn tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn nên tốc độ tăng doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số cho vay là điều đương nhiên.
Như vậy trong năm 2007, chất lượng tín dụng cơ bản là tốt, song mức nợ quá hạn có tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân do số nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số khách hàng là Công ty trách nhiệm hữu hạn và vay đời sống mà nguồn trả nợ từ tiền lương, đang gặp khó khăn về tài chính.
2.2.3 Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán Quốc tế
Quy mô mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. (Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
DS mua ngoại tệ
299
369
366
DS bán ngoại tệ
313
372
380
DS thanh toán quốc tế
442
550
540
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh bằng so vơi năm 2006, đạt 100% kế hoạch năm 2007. Phí thu được là 2779 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay. Có được kết quả vượt bậc trên là do Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mạng lại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VNĐ.
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 540 triệu USD năm 2007 bằng 98.2% so với năm 2006, đạt 90% kế hoạch năm 2007 trong đó chuyển tiền là 79 triệu USD, thanh toán L/C là 459 triệu USD.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union: Doanh số chuyển tiền là 896 nghìn USD, giảm 304 nghìn USD so với năm 2006. Phí thu được từ dịch vụ kiều hối là 142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.6% tổng thu dịch vụ.
2.2.4 Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán
Trong năm 2007 công tác kế toán ngân quỹ, đã được đảm bảo an toàn chính xác, kịp thời cho khách, đảm bảo quản lý tốt tài sản, tiền vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao. Tổng doanh số thanh toán năm 2007 đạt 347975 tỷ đồng, bằng 163% năm 2006.
Quy mô tài chính, thanh toán, kế toán ngân quỹ (Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1.Tổng doanh số thanh toán
160537
213482
347975
Tiền mặt (%)
3.306%
2.45%
1.9%
Chuyển khoản (%)
96.7%
97.55%
98.1%
2. Doanh số thanh toán điện tử
Chuyển tiền điện tử đi
75.511
94.425
141.63
Chuyển tiền điện tử đến
75.523
96.17
145.9
Chuyển tiền điện tử liên NH
Thanh toán bù trừ
1123
3. Doanh số thu chi tiền mặt
Doanh số thu tiền mặt
5237
6260
11878
Doanh số chi tiền mặt
5230
6250
11909
4. Doanh số tài chính
Tổng thu
406.718
575.520
808.164
Tổng chi
340.135
498.213
728.676
Tổng thu nhập
67.469
79.648
115.49
Hệ số lương làm ra đạt được
1.7
1.81
1.63
Chi quản lý và công vụ
5182
Thu dịch vụ
9.9
19.2
23.3
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007)
Chênh lệch lãi suất năm 200: lãi suất đầu vào đạt 0,78%, lãi suất đầu ra đạt 1.01%, chêch lệch lãi suất đạt 0,23% cao hơn so với năm 2006 không đạt mức trung ương đề ra (0,4%).
Năm 2007 tổng số thẻ ghi nợ ATM chi nhanh đã phát hành là 16255 thẻ đạt 163% kế hoạch năm 2007. Phí thu được từ dịch vụ thẻ là 313 triệu đồng, chiếm 1.4% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Qua các bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh trên ta thấy quy mô hoạt động của chi nhánh Láng Hạ ngày càng được mở rộng và nâng cao với đầy đủ các hình thức kinh doanh. Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh phản ánh chất lượng cán bộ của chi nhánh đã được nâng cao rõ rệt, cùng với nền tảng của hiện đại hoá công nghệ thông tin tạo cơ sở cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời các số liệu cũng cho thấy được những hạn chế mà chi nhánh cần phải điều chỉnh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong thời gian tới.
* Ta cũng thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua kết quả đã đạt được của các đơn vị trực thuộc như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh các đơn vị trực thuộc
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Đơn vị
Nguồn vốn
Dư nợ
KH 2006
Năm 2005
Năm 2006
% so với
KH 2006
Năm 2005
Năm 2006
% so với
KH
2005
KH
2005
Chi nhánh Bách Khoa
350
392
343
98%
88%
160
86.8
128.0
80%
147%
PGD Phùng Hưng
78
47
70
90%
149%
12
6.9
3.5
29%
51%
PGD SOS
82
52
60
73%
115%
8
7.9
7.0
88%
89%
PGD Trung Kính
65
44
57
88%
143%
10
3
2.6
26%
87%
PGD Hàng Mã
25
10
18
72%
180%
6
4.7
3.5
58%
74%
PGD Đào Tấn
100
66
93
93%
141%
15
18.4
8.8
59%
48%
PGD Hồng Liên
54
28
48
89%
171%
12
11.0
3.5
29%
32%
Chi nhánh Mỹ Đình
420
369
88%
5
1.6
32%
PGD Ng. Phong Sắc
899
Tổng cộng
1.174
635
1058
228
138.7
158.5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006).
2.3 Hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ
2.3.1 Quy trình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ
Quy trình cho vay được tiến hành theo 3 bước:
+ Thẩm định trước khi cho vay
+ Kiểm tra, giám sát trong khi vay
+ Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi vay
Có thể chi tiết theo các nội dung sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay
Bộ hồ sơ cần thiết bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp
+ Quyết định thành lập đối với công ty TNHH một thành viên
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vv…….
- Hồ sơ khoản vay
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất
+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán
+ Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn vv….
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản
+ Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm tài sản
+ Các giấy tờ khác có liên quan vv….
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, xác thực của các loại giấy tờ. Đối với các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, CBTD sẽ tiến hành thẩm tra, phân tích và thẩm định ở các bước sau để đưa ra các quyết định hợp lý
- Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD sẽ kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh
- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về
+Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn
+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuât, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp
+ Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Đánh giá tài sản đảm bảo khoản vay (nếu có)
- Về phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp
+ Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề về từng ngành nghề
+ Tìm hiểu các phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư cùng loại
Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng
- Thông qua trung tâm thông tin tín dụng
- Các bạn hàng đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn / trước đây đã vay vốn
- Các phương tiện thông tin đại chúng các cơ quan pháp luật
Bước5: Phân tích ngành
CBTD phân tích những nôi dung sau để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại
- Xu hướng phát triển của ngành
- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật
- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước
- Những thay đổi về điều kiện lao động
- Chính sách của chính phủ: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
- Vị thế của doanh nghiệp trong ngành
- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại
Bước 6: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn
+ Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu chung về khách hàng
- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý
- Mô hình tổ chức,bố trí lao động của doanh nghiệp
- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo
+ Phân tích, đánh giá khả năng tài chính
Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính ngay cả các báo cáo đã được kiểm toán nhiều khi không phản ánh đúng sự thật, có thể bị điều chỉnh có dụng ý. Việc kiểm tra bao gồm việc xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu…
Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
CBTD sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính thực hiện thông qua việc phân tích kết cấu tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích diễn biến và sử dụng vốn lưu động ròng. Việc phân tích này tạo ra các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn.
Ngoài ra, CBTD sẽ dựa vào các hệ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp qua việc xem xét mối liên hệ giữa các hệ số. Có nhiều quan điểm phân tích tài chính trong mối quan hệ với khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các hệ số được tính toán là: + Hệ số về khả năng sinh lời
+ Hệ số về khả năng tiêu thị sản phẩm
+ Hệ số về hoạt động kiểm soát chi phí
+ Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn
+ Hệ số về khả năng thanh toán
+ Các tỷ lệ hoàn trả
+ Hệ số về đòn bẩy tài chính
Bước 7: Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
CBTD xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau:
- Xem xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các chi nhánh trong hệ thống NHNNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội và của NHNNo & PTNT Việt Nam về : dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn), mục đích của các khoản vay, doanh số cho vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm. Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNNo & PTNT Việt Nam mới được vay mới.
- Xem xét quan hệ tiền gửi: Xem xét sô dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu của doanh nghiệp tại các chi nhánh của NHNNo & PTNT Việt Nam và tại các ngân hàng khác
Bước 8: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt
CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa vào đơn xin vay của doanh nghiệp (số tiền rải ngân, thời hạn, lãi suất dự tính). Lưu ý rằng có thể lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn là không cao như mong muốn nhưng bù lại doanh nghiệp luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao thì cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng.
Bước 9: Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
CBTD sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về phương án sản xuất kinh doanh bao gồm: tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn vay, cơ cấu sản phẩm dịch vụ, nhu cầu vốn. nguồn vốn sử dụng, thời gian thực hiện.
- Đánh giá thị trường tiêu thụ nhằm xem xét tính khả thi của của phương án tiêu thụ sản phẩm, qua đó đưa ra các dự tính về doanh số bán hàng bao gồm: đánh giá về sản phẩm, nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, phương thức và mạng lưới tiêu thụ, các chính sách bán hàng, dự kiến khả năng tiêu thụ
- Đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu, năng lực của tài sản cố định, nguồn nhân lực thực hiện, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất
- Dự tính hiệu quả tài chính của phương án: Kiểm tra kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí,, xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở doanh thu, chi phí, thuế
- Đánh giá kế hoạch vay vốn, trả nợ: Số tiền, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ. Trong đó nhu cầu vay được tính như sau
Bước phân tích phương án sản xuất kinh doanh nhằm làm cơ sở cho việc xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý. các điều kiện cho vay.
Bước10: Kiểm tra thực trạng thực tế và phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
Đối với các doanh nghiệp có uy tín, tình hình tài chính tốt thì ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn. Đối với các trường hợp khác, các khoản vay ngắn hạn được đảm bảo bằng hàng tồn kho, bất động sản hoặc các giấy tờ có giá. CBTD phải kiểm tra thực trạng thực tế của các tài sản này đông thời tiến hành thẩm định giá trị của các tài sản đảm bảo.
Bước11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ xếp loại khách hàng theo các tiêu chí sau: Doanh thu so với năm trước liền kề, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất tài trợ, nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn, tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ theo loại tín dụng đối với từng khách hàng là A, B hay là C, ngân hàng sẽ có các chính sách cho vay khác nhau.
Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập báo cáo thẩm định cho vay. Đây là một tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của doanh nghiệp cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, CB thẩm định lựa chọn linh hoạt nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của của phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra.
Bước13: Tái thẩm định khoản vay
Tuỳ theo quy định của giám đốc NHNNo & PTNT Việt Nam quy định giá trị khoản vay sẽ phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tổ tái thẩm định phải có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình lên tờ trình về việc cho vay hay không cho vay trình lên giám đốc hoặc người được uỷ quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung công việc nêu trên.
Bước14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay:
Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệ với khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay.
Bước15: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán:
CBTD cùng trưởng phòng tín dụng phối hợp với ban kế hoạch tổng hợp để xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với các khoản vay lớn, mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với các khoản vay ngoại tệ, xác định lãi suất cho khoản vay
Bước 16: Phê duyệt khoản vay
Sau khi nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lậo báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay. Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.
Bước 17: Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
Bước 18: Giải ngân và kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước 19: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
2.3.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ
Tỷ trọng của loại hình cho vay ngắn hạn trong những năm vừa qua có xu hướng tăng lên so với cho vay trung và dài hạn. Cụ thể là tăng từ 52.6% ( năm 2005) đến 61.7% ( năm 2006) và giảm nhẹ vào năm 2007 ( là 61%). Ta thấy cho vay ngắn hạn ở ngân hàng này luôn luôn chiếm tỷ trọng trên 50%.
Dư nợ cho vay ( Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Cơ cấu
Năm 2006
Cơ cấu
Năm 2007
Cơ cấu
Dư nợ cho vay
1876
100%
2057
100%
2841
100%
1. Ngắn hạn
988
52.6%
1269
61.7%
1730
61%
2. Trung,dài hạn
888
47.4%
788
38.3%
1110
39%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ 2005-2007)
Cho vay ngắn hạn ở NHNo&PTNT không những tăng về tỷ trọng mà cồn tăng cả về quy mô. Cụ thể là tăng từ 988 tỷ đồng ( năm 2005) đến 1730 tỷ đồng ( năm 2007)
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm
- Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ ngắn hạn: Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2005 là 52.6%, năm 2006 là 61.7%, năm 2007 là 61%. Điều này cho thấy tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đang tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. trong khi đó tỉ trọng cho vay tiêu dùng thì lại tăng lên. Tỉ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình đã tăng từ 5,43% năm 2005 lên 11,76% năm 2006. Đây là kết quả của những nỗ lực của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong việc thực hiện chiến lược mở rộng cho vay tiêu dùng.
Kết cấu dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2005
Cơ cấu
Năm
2006
Cơ cấu
Năm
2007
Cơ cấu
Tổng dư nợ ngắn hạn tại địa phương
988
100%
1269
100%
1730
100%
1. DNNN
749.9
75,9%
880.18
69,3%
906.5
52,4%
2.DNNQD
122.5
12,4%
218.3
17,2%
513.8
29,7%
3. Hợp tác xã
10.87
1.1%
12.82
1.01%
10.4
0.6%
5.Cá nhân, hộ gia đình
104.73
10,6%
157.7
12,43%
299.3
17.3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánhLáng Hạ 2005-2007)
Ngoài ra, qua bảng ta cũng có thể thấy rằng trong cơ cấu cho vay ngắn hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNN là cao nhất. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng cho vay DNNN có xu hướng giảm, và cho vay các DNNQD tăng lên.
+ Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn
Tổng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn năm 2007 là 9.1 tỷ đồng chiếm 42% tổng nợ xấu ( 21.6 tỷ đồng) chủ yếu của DNNQD và cho vay tiêu dùng, đời sống.
2.4 Đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu trên, ta thấy chất lượng cho vay ngắn hạn của NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã có sự cải thiện rõ nét. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 988 triệu đồng ( năm 2005) lên 1730 triệu đồng (năm 2007), tăng 75 %. Để đạt được mức tăng trưởng dư nợ như vậy trước hết là NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã rất tích cực trong việc huy động vốn. Với số vốn huy động tăng trưởng nhanh như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc nâng cao dư nợ cho vay ngắn hạn. Thêm vào đó, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao còn do NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã cải thiện công tác giao dịch với khách hàng, đơn giản hoá thủ tục hồ sơ nên thu hút thêm khách hàng.
Doanh số cho vay, tốc độ tăng trươngr hơn 20%, tương xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn.
Cho vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng thu được lợi nhu ít hơn. Tuy nhiên cho vay ngắn hạn có thời gian ngắn nên ít rủi ro hơn, đặc biệt trong môi trường kinh tế Việt Nam chưa ổn định, tiềm tàng nhiều rủi ro thì việc tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn là rất phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu thấp, ở dưới 2%. Điều này chứng tỏ NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ làm rất tốt công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án vay vốn, lựa chọn được những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt và sử dụng vốn vay hiệu quả. Ngoài ra trong khâu phân tích, thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng đã nghiên cứu và đề ra thời hạn cho vay và thời gian giải ngân hợp lý, kiểm soát khách hàng trong khi vay làm cho các khoản nợ quá hạn giảm xuống.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Tuy đã đạt được một số kết quả đáng tự hào, hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ vẫn còn một số mặt tồn tại cần phải khắc phục
Về kết cấu cho vay của ngân hàng, thì tuy tỉ trọng cho vay DNNN đã có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc độ vẫn rất chậm. Hiện nay tỉ trọng cho vay DNNN vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, năm 2007 là 52,4%. Với thực trạng hiện nay nhiều DNQD làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thì việc tỉ trọng cho vayĐNQD cao sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Thủ tục và thời gian giao dịch tuy đã được đơn giản và rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo được những nguyên tắc an toàn, cẩn trọng nhưng vẫn còn khá rườm rà và mất thời gian khiến cho người vay không có vốn kịp thời cho phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thời gian và thủ tục giao dịch là một yếu tố rất quan trọng nhằm thu hút khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực. Do đó thực trạng trên là một tồn tại mà NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ cần nhanh chóng giải quyết. Ngoài ra một số khoản vay tuy đã được được duyệt nhưng tiến độ giải ngân lại chậm so với dự tính cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm tồn đọng vốn của ngân hàng.
Nhằm tạo hướng để đưa ra các giải pháp khắc phục những yếu kém còn tồn tại, có thể chia nguyên nhân thành 2 loại: về phía ngân hàng và về phía khách hàng
2.4.2.1 Về phía ngân hàng
- Công tác thẩm định tín dụng chưa hiệu quả: Công tác thẩm định đươc thực hiện bằng 3 phương pháp: Thẩm định về hồ sơ, thẩm định thực tế, thẩm định qua các thông tin thu thập được. Đối với công tác thẩm định hồ sơ, một số hồ sơ có thể được doanh nghiệp cố tình thay đổi, CBTD không thể phát hiện được do đó một số đánh giá sẽ bị sai lệch. Phương pháp thẩm định thực tế cũng gặp khó khăn bởi các loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng rất đa dạng trong khi ngân hàng không thực hiện phân công theo hướng chuyên môn hoá đối với từng CBTD. Do đó mỗi CBTD phải thực hiện thẩm định ở các doanh nghiệp có các ngành nghề sản xuất khác nhau, điều đó sẽ gây khó khăn cho các CBTD nhất là CBTD còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Phương pháp thẩm định thứ 3 được thực hiện thông qua các thông tin thu thập được bởi trung tâm thông tin tín dụng hoặc từ các cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên hiện nay trung tâm thông tin tín dụng hoạt động chưa hiệu quả, thông tin còn nghèo nàn, chủ yếu về tình hình tài chính và tình hình vay nợ của ngân hàng. Thông tin thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng tuy phong phú nhưng không đảm bảo tin cậy.
- Hình thức cho vay ngắn hạn chưa phong phú: Muốn nâng cao doanh số cho vay và nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu vay của từng khách hàng.
- Năng lực của CBTD còn hạn chế: CBTD là người trực tiếp tiếp nhận các hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó lập báo cáo thẩm định trình cấp trên xem xét, phê duyệt. Do đó chất lượng thẩm định của CBTD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các khoản vay. Nếu công tác thẩm định của CBTD có sai sót có thể sẽ khiến ngân hàng thực hiện cho vay đối với những doanh nghiệp với phương án sản xuất không hiệu quả.
- Công tác giám sát trong khi vay chưa được thực hiện hiệu quả: Công tác giám sát trong khi vay có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời như ngừng giải ngân, huỷ bỏ hợp đồng tín dụng, hoặc các biện pháp nhắc nhở. Công tác giám sát này sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ gốc và lãi cho các khoản vay, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh phức tạp hiện nay, nhiều khách hàng làm hồ sơ giả để vay vốn nhằm đầu tư cho các mục đích trái pháp luật hoặc mang nhiều rủi ro.
- Việc thực hiện bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập: Hiện nay đối với loại hình cho vay ngắn hạn, NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ chủ yếu thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hàng hoá tồn kho và bất động sản. Tại Việt Nam, thị trường bất động sản không ổn định, giá thị trường lên xuống thất thường, không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó. Do đó ngân hàng cũng gặp khó khăn trong quá trình định giá và xử lý tài sản đảm bảo.
2.4.2.2 Về phía khách hàng
- Hiện nay ở nước ta, thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển đồng thời năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong vốn ngắn hạn. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không tiêu thụ được, khi đó sẽ không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Một lý do khác là đạo đức kinh doanh của các ca nhân và tổ chức khi vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng bằng cách lập các báo cáo tài chính, các phương án sản xuất kinh doanh không đúng thực tế nhằm chiếm được vốn của ngân hàng để đầu tư vào các dự án rủi ro cao. Có trường hợp khách hàng đủ khả năng để trả nợ nhưng cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian sử dụng vốn
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ
3.1 Định hướng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ
3.1.1 Về nguồn vốn
Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn bình quân từ 15- 22% cụ thể nguồn vốn năm 2007 là 4900 tỷ đồng lên 9300 tỷ đồng năm 2010. Trong đó:
- Tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tăng từ 22% năm 2005 lên 40% năm 2010
- nguồn vốn từ dân cư tăng từ 1491 tỷ đồng năm 2005 lên 4200 tỷ đồng năm 2010
- Xây dựng nguồn vốn trên 12 tháng với tỷ trọng 40-5o% tổng nguồn vốn, tăng trưởng cao nguồn vốn không kỳ hạn và dưới 12 tháng do chi phí đầu vào thấp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
3.1.2 Về tín dụng
Tổng dư nợ năm 2010 là 4200 tỷ đồng bằng 224% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%.
- Tăng dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn ở mức từ 41% năm 2006 lên 45% năm 2010
- Nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu nợ xấu < 1% tổng dư nợ.
- Chuển đổi dần cơ cấu cho vay, đến năm 2010 tỷ trọng cho vay khối quốc doanh và ngoài quốc doanh bằng nhau.
3.1.3 Về đối tượng khách hàng
- Tăng số lượng khách hàng có quân hệ nguồn vốn từ 27000 nguời năm 2006 lên 30000 người năm 2010, bình quân hàng năm tăng 1000 người
Số lượng khách hàng vay vốn đến năm 2010 là 2950 người, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-15%.
3.1.4 Về hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới
- Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
- Về nghiệp vụ thẻ
- Triển khai các dịch vụ mới
3.1.5 Các dự kiến về tài chính
- Quỹ thu nhập dự kiến tăng từ 67.5 tỷ năm 2005 lên 124.7 tỷ năm 2010
- Chênh lệch lãi suất tăng từ 0.22% lên 0.3%
3.1.6 Kế hoạch tổ chức đào tạo
- Năm 2010 phấn đấu tăng số phòng giao dịch lên 18 phòng.
- Số lượng cán bộ tăng từ 216 người năm 2007 lên 250 người năm 2010.
- Thực hiện nâng cao trình đọ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo& PTNT Chi nhánh Láng Hạ
3.2.1 Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán:
- Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin đẩy nhanh tốc độ thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng và kế toán khách hàng nhằm tạo điều kiện ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Đảm báo an ninh hệ thống – an toàn dữ liệu phòng chống virus, cập nhật các chương trình mới,…
3.2.2 Giải pháp huy động vốn, thu hút khách hàng và chăm sóc khách hàng
3.2.2.1 Giải pháp huy động vốn
- Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ giải ngân đối với các dự án nước ngoài của các Bộ, ngành
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
- Thực hiện tốt công tác dự đoán, dự báo biến động thị trường để xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp và linh hoạt
3.2.2.2 Giải pháp về chính sách khách hàng
Xây dựng các chính sách ưu đãi về lãi suất, về các tiện ích phục vụ cho khách hàng truyền thống. Tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài với các khách hàng truyền thống thông qua các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đơn vị để phục vụ một cách tôt nhất.
3.2.3 Giải pháp về đầu tư vốn
3.2.3.1 Về tín dụng
- Mở rộng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn hoạt động, cơ cấu vốn hợp lý,…
- Ưu tiên đầu tư vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn, tập trung chủ yếu vào ngành điện và thông tin liên lạc.
- Nâng cao chất lượng tín dụng thông qua coi trọng công tác thẩm định, công tác kiểm soát trong và sau khi cho vay vốn.
3.2.3.2 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn
Thực tế hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ chủ yếu được thực hiện bằng phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức cho vay thấu chi chưa được sử dụng. Khách hàng đến với ngân hàng phải lựa chọn những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp chứ không phải đưa ra yêu cầu về phương thức tín dụng phù hợp với mình để ngân hàng đáp ứng. Do đó khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng còn hạn chế. Thêm vào đó, việc đa dạng hoá các loại hình tín dụng còn có thể giúp NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ giảm thiểu rủi ro và tăng doanh số cho vay. Với những lý do đó, việc đa dạng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn. Với loại hình cho vay ngắn hạn thông qua chiết khấu thương phiếu chưa được phát triển trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhưng tất yếu sẽ phát triển trong tương lai, do đó NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ cần nghiên cứu trước về loại hình cho vay này.
3.2.3.3 Về các hình thức đầu tư khác
Chuyển đổi dần cơ cấu tài sản có theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư trên thị trường tài chính như mua giấy tờ có giá, cổ phiếu,…
3.2.3.4 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin
- Nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Do đó để thẩm định chính xác thì cần thông tin đầy đủ và đúng đắn. Điều đó phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Ngoài những thông tin bắt buộc trong hồ sơ vay vốn, ngân hàng cần thu thập thêm thông tin thực tế để đảm bảo tính khách quan cho thông tin. Các thông tin thu thập rất đa dạng, có khi trái ngược nhau, do đó chỉ sử dụng những thông tin chính thức từ các cơ quan nhà nước, thông tin ngoài thì chỉ sử dụng những thông tin có căn cứ chính xác.
- Nâng cao chất lượng xử lý thông tin: Các thông tin thu thập được đều là trong quá khứ mà mang tính chất thời điểm. Nhưng ngân hàng không chỉ quan tâm tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh mà ở một thời điểm mà cần phân tích doanh nghiệp ở trạng thái động. Ngoài thẩm định doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc thẩm định phương án sử dụng vốn vay. Vì thông qua đó, ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp
3.2.4 Giải pháp về phát triển kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
- Thực hiện chính sách ưu đãi với khách hàng xuất và các chương trình quảng bá chuyển tiền kiều hối để thu hút ngoại tệ, thực hiện kinh doanh đa ngoại tệ đảm bảo cân đối được các ngoại tệ phục vụ khách hàng.
- làm tốt các dịch vụ thanh toán hiện có đặc biệt là thanh toán biên giới và nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán mới.
3.2.5 Giải pháp về thị trường và khách hàng
Thực hiện phân chia thị trường khách hàng thành thị trường vốn, thị trường tín dụng và thị trường dịch vụ để xác định chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh cụ thể.
3.2.6 Giải pháp về tài chính
Thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo đúng yêu cầu, phân tích tình hình tài chính định kỳ, hoàn thiện cơ chế khoán tài chính, tiết kiệm các chi phí quản lý, làm tốt các dịch vụ truyền thống và mới triển khai.
3.2.7 Giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua xây dựng phương án bố trí nhân sự và quy hoạch cán bộ phù hợp mạng lưới hoạt động của chi nhánh, động viên khuyến khích cán bộ tham gia các kỳ thi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn, học tập các văn bản chế độ chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của ngành. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban.
3.2.8 Thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu về NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng như:
Xây dựng phong cách giao dịch hiện đại văn minh lịch sự đối với mỗi giao dịch viên, xây dựng chương trình quảng bá khuyến mại lớn trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các Hội chợ về tiền tệ, tài chính, Ngân hàng,…
3.2.9 Mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Phát triển các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đa tiện ích, mở rộng các dịch vụ làm đại lý phát hàng và thanh toán Quốc tế,…
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tố chức tín dụng đã đi vào cuộc sống được gần 10 năm, từ khi ra đời đến nay đã phát huy được nhiều tác dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên với sự ra đời của các văn bản pháp luật mới (như Bộ luật Dân sự năm 2005, luật doanh nghiệp năm 2005…), một số quy định của nó đã không còn phù hợp với thực tế, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay. Vì bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý cho TCTD xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, đảm bảo cho sự an toàn và phát triển bền vững cho từng TCTD nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Do vậy ngân hàng Nhà nước cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về bảo đảm tiền vay, nhanh chóng phổ biến tới các ngân hàng sự thay đổi, điều chỉnh để các ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm trong từng thời kỳ cụ thể. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền tự chủ cho các ngân hàng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các ngân hàng có thể tránh được một số rủi ro do có sự chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, đồng thời có thể tận dụng những cơ hội khi thời cơ đến. Hiện nay các quy định về chế độ hạch toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản do TCTD tự lựa chọn, cho vay theo chỉ định của Chính phủ chưa cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nên có sự điều chỉnh cho hợp lý. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để cho nó trở thành nơi cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời về khách hàng cho các TCTD. Mục tiêu hoạt động của CIC là giúp các TCTD phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những khả năng rủi ro trong kinh doanh, góp phần xây dựng một hệ thống ngân hàng bền vững. Muốn vậy CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng khoản nợ của khách hàng. Yêu cầu đặt ra khá cao là bắt buộc là các TCTD phải chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin cho CIC. Nếu thông tin về khách hàng không được cập nhật thường xuyên, số liệu phản ánh không kịp thời thì tính pháp lý cũng như giá trị của thông tin do CIC cung cấp ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sự đánh giá. Do vậy để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin do các TCTD báo cáo cũng như quá trình tổng hợp và quản trị kho dữ liệu, cung cấp thông tin, CIC cần phải chuẩn hoá các quy trình, nghiệp vụ, áp dụng chương trình tự động xử lý dữ liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các TCTD phải tham gia vào mạng của CIC và khai thác thông tin để đưa ra đánh giá nợ chính xác và kịp thời. Ngoài nghiệp vụ cung cấp tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của các TCTD. CIC phải được quyền cung cấp kết quả đánh giá phân loại nợ của các TCTD, của đơn vị giám sát có chức năng đánh giá nợ cho các TCTD. Những thông tin do CIc cung cấp đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm bảo tính thời gian. Như vậy để CIC hoạt động thực sự có hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay, tăng cường năng lực cho CIC cả về điều kiện vật chất kỹ thuật, cũng như con người.
3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam.
NHNo & PTNT Việt Nam là cơ quan chủ quản cấp trên của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ, là một trong 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong hoạt động ngân hàng của mình NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay. Đồng thời cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành có liên quan NHNo & PTNT Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể với các chi nhánh phụ thuộc của mình về bảo đảm tiền vay (như quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam; quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD ngày 24/9/2003 quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay…). Đây là những quy định về bảo đảm tiền vay rất cụ thể, là cẩm nang cho hoạt động bảo đảm tiền vay của các chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời cúa các văn bản pháp luật mới điển hình là Bộ luật Dân sự năm 2005 hay quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về quy chế bảo lãnh ngân hàng … các quy định về bảo đảm tiền vay đã có sự thay đổi khá lớn, do vậy NHNo & PTNT Việt Nam cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các chi nhánh trong hệ thống của mình thực hiện một cách thống nhất có hiệu quả các quy định của pháp luật. Đồng thời NHNo & PTNT Việt Nam cần theo dõi sự biến động lãi suất trên thị trường để có kế hoạch điều chỉnh lãi suất cho phù hợp cơ chế quản lý khách hàng của các chi nhánh hiệu quả. Đối với một số khách hàng của các chi nhánh tại các khu đô thị loại I có quan hệ nguồn vốn, tín dụng lâu dài và có uy tín, chi nhánh cần được áp dụng mức lãi suất huy động, lãi suất cho vay và tỷ lệ phí linh hoạt trên cơ sở an toàn vốn, tính toán hiệu quả tài chính đối với từng khách hang đem lại nhằm đảm bảo tính cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt nhất là trong những năm đầu hội nhập nền kinh tế. Việc đăng ký làm ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ODA của các chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam còn chồng chéo gây khó khăn trong việc triển khai hoạt động đối với các bộ ngành, cần có biện pháp khắc phục. NHNo & PTNT Việt Nam cũng nên tập trung làm đầu mối trong việc đi vay của các TCTD không nên để các chi nhánh tự đi vay như hiện nay. Bên cạnh đó về công nghệ thông tin, NHNo & PTNT Việt Nam cần bổ sung các MODUL nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng, các phần mềm kiểm tra thông tin khách hàng, thông tin về tài sản bảo đảm khi khách hàng vay vốn…
3.3.4 Kiến nghị với chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ.
Trên cơ sở khảo sát thực tế tại chi nhánh Láng Hạ, nhận thức được những thành tựu cũng như những tồn tại khó khăn tại chi nhánh trong hoạt động bảo đảm tiền vay, bên cạnh những giải pháp đã đề cập ở trên, em xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:
- Trong công tác chỉ đạo điều hành của chi nhánh phải thường xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo đảm tiền vay, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam, thường xuyên tổ chức họp phòng để nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng, bảo đảm tiền vay để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
- Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhằm trang bị kiến thức, tránh lạc hậu về chuyên môn, pháp luật, các thông lệ quốc tế trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập quốc tế.
- Chi nhánh nên định kỳ tổ chức gặp mặt khách hàng để lắng nghe những ý kiến đánh giá của khách hàng về những việc đã làm được, chưa làm được của chi nhánh, ghi nhận những đóng góp, những mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó mà chi nhánh có thể có những chính sách điều chỉnh hợp lý đáp ứng tốt tâm tư nguyện vọng của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
- Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa chiến lược thu hút khách hàng, tiếp tục củng cố tạo niềm tin với khách hàng truyền thống, tạo sức hút với những khách hàng mới. Trong chiến lược dài hạn chi nhánh cần nâng cao tỷ trọng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân dân cư.
- Chi nhánh cần đúc rút các kinh nghiệm của các chi nhánh khác trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại khác trong nước và trên thế giới, để đề xuất những chính sách hợp lý, phù hợp hoạt động ngân hàng của mình.
3.3.5 Kiến nghị đối với khách hàng.
Khách hàng tìm đến với ngân hàng là lúc họ đang có nhu cầu cần vốn để thực hiện mục tiêu của mình. Nhưng không phải bất kỳ khi nào tìm đến với ngân hàng họ cũng được cấp vốn ngay. Do vậy các khách hàng cần có kiến thức, am hiếu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hoạt động của các ngân hàng. Trên cơ sở tìm hiểu thông tin về ngân hàng, về chính sách lãi suất, chính sách cho vay, các quy định về bảo đảm tiền vay… khách hàng căn cứ vào khả năng của mình để tiến hành vay vốn ngân hàng. Trong quá trình giao kết hợp đồng, khách hàng cần chủ động cung cấp các thông tin đầy đủ, trung thực cho ngân hàng. Và sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã được ký kết khách hàng cần nghiêm túc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Có như vậy thì quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng luôn luôn tốt đẹp, thuận tiện cho các lần vay sau của khách hàng.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi ngân hàng vì hoạt động tín dụng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn cũng là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực. Để nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một sớm một chiều là làm được mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của lãnh đạo Ngân hàng. Trong đề tài này em xin đóng góp một cách nhìn của riêng mình, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ hy vọng sẽ có ý nghĩa với ngân hàng.
Tuy nhiên, để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến chất lượng công tác tín dụng, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của không chỉ bản thân Ngân hàng thương mại mà rất cần phải có sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, ban ngành. Đây là một vấn đề mang tính chất lâu dài và cấp thiết. Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn trước tiên phải là sự cải cách trong nhận thức cuả những người làm công tác tín dụng và sau nữa là sự đổi mới căn bản toàn diện hoạt động ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS – TS Nguyễn Hữu Tài và các cán bộ nhân viên phòng Tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực tập cũng như thực hiện chuyên đề này!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ.docx