Đề tài Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm

Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm ( 70 trang) MỤC LỤC Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH I. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái (DLST)và chương trình du lịch (CTDL). 1.Khái niệm về du lịch sinh thái 2. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch 2.1 Khái niệm về chương trình du lịch 2.2 Phân loại chương trình du lịch 3. Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch 3.1 Nội dung của chương trình du lịch 3.2 Đặc điểm của chương trình du lịch 4.Tính hấp dẫn và khả năng sinh lợi của chương trình du lịch 4.1 Tính hấp dẫn của chương trình du lịch 4.2. Khả năng sinh lợi của chương trình du lịch II. Kinh doanh lữ hành. 1. Khái niệm kinh doanh lữ hành. 2. Bản chất kinh doanh lữ hành. 3. Chức năng và vai trò của kinh doanh lữ hành 3.1. Chức năng 3.2.Vai trò 4. Sản phẩm lữ hành 5. Vai trò và chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 5.1.Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 5.2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 5.3. Phân loại những doanh nghiệp lữ hành Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGCHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH BIỂN “HỘI AN-CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA I. Tổng quan về trung tâm văn hóa: 1. Giới thiệu chung về trung tâm văn hoá Hội An: 2. Qúa trình thành lập và phát triển tại văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ Hội An. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm: 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng hướng dẫn 4. Cơ sở vật chất kỷ thuật tại trung tâm 5. Hệ thống sản phẩm của Trung Tâm II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại trung tâm văn hoá Hội An. 1. Tình hình hoạt động kinh doanh. 1.1. Ngành du lịch và dịch vụ thương mại 1.2. Đội ngũ hướng dẫn viên 2 . Số liệu lượng khách Cù lao Chàm tại trung tâm III. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng khai thác du lịch biển “Hội An-Cù Lao Chàm”tại trung tâm văn hóa trong thời gian qua. 1. Các tour du lịch về biển Hội An-Cù Lao Chàm. 2. Tình hình biến động nguồn khách đến Cù Lao Chàm. 3.Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo cù lao chàm Phần III: MỘT SỐ GIAỈ PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂN “ HỘI AN- CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỘI AN I. Cơ sở đưa ra đề tài: 1. Dựa vào tầm vĩ mô: 1.1.Về nhân tố kinh tế : Khi xét về nhân tố này người ta dựa vào: 1.2. Nhân tố thể chế và pháp lí: 1.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các yếu tố: 1.4. Nhân tố tự nhiên: 1.5. Nhân tố công nghệ và kỷ thuật 2. Môi trường vi mô 2.1.Đối thủ tiềm tàng: bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm năng được đành giá qua ý niệm “rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh”. Có ba nguồn rào cản chính ngăn chặn sự gia nhập: 2.2.Các doanh nghiệp cạnh tranh 2.3.Khách hàng hay du khách 2.4. Nhà cung ứng 2.5. Sản phẩm thay thế II. Một số giải pháp nhằm “nâng cao chất lượng chương trình biển Hội An- Cù Lao Chàm”. Tại trung tâm văn hóa Thành phố Hội An. 1 . Chiến lược và mục tiêu của trung tâm trong thời gian đến 1.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. 1.2 . Mục tiêu phát triển. 1.3. Các tính toán dự báo. 2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giải pháp 2.1. Thuận lợi: 2.2.Khó khăn 3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại biển – đảo Cù Lao Chàm. 3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch. 3.2. Giải pháp về quy hoạch đầu tư phát triển 3.3. Giải pháp về môi trường 3.4. Giải pháp mang tính ngiệp vụ 4. Giải pháp về tuyên truyền xúc tiến quảng bá III. Kiến nghị và Kết luận KẾT LUẬN

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó là Cù Lao Chàm chưa thể có được một bãi rác theo đúng yêu cầu, bỡi lẽ nhiều lý do: không có đất xây dựng, quá gần rừng bảo vệ, chưa tìm được nguồn đầu tư. Nhưng dẫu sao đi nữa, Cù Lao Chàm không thể chấp nhận được rác và bảo tồn biển tồn tại song song. Vì vậy cần có biện pháp giải quyết rác thải tại đây. Cù Lao Chàm là nơi tập trung tàu thuyền rất đông, không những của ngư dân tại đây mà còn của những ngư dân từ nơi khác đến, hoạt động đánh bắt ở đây diễn ra rất mạnh mẽ, do đó khó tránh khỏi việc tràn dầu xuống biển gây những hậu quả rất lớn về môi trường. Do đời sống kinh tế còn thấp, việc vận chuyển vật liệu thựờng gặp nhiều khó khăn nên có nhiều hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh. Đây cũng là vấn đề bức bách, do đó cần quan tâm dến vấn đề này hơn nữa. 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo cù lao chàm Cơ sở lưu trú tại đảo rất hạn chế, hiện tại chỉ có 5 nhà nghỉ với 20 phòng, tiện nghi thiếu thốn, chưa được trang bị những tiện nghi tiêu chuẩn. Đa số du khách đến Cù Lao Chàm đề nghỉ qua đêm ở các bãi tắm cách xa làng, những khách này chủ yếu ở độ tuổi thanh niên thường đi theo đoàn, nhón sinh hoạt cắm trại. Một số khách thì ở trọ trong nhà dân. Cơ sở ăn uống: hiện nay trên đảo có (ít nhất) 9 nhà hàng ăn uống, 19 quán cà phê, 11 quán tạp hóa, 5 quán vừa bán coffee vừa bán tạp háo, cùng với một khu chợ nhỏ ở Bãi Làng và một vài quầy rau hành dọc các ngã đường. Các nhà hàng chủ yếu bán các món ăn chủ yếu từ hải sản như cua đá, vú sao, vú nàng,... chất lượng món ăn và vệ sinh tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, những nhà hàng này có quy mô nhỏ, thiết kế đơn giản, chưa bắt mắt, chưa đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách hàng quốc tế. Các cơ sở vui chơi giải trí: Ngoài trạm văn hóa xã, các thắng cảnh để nghỉ ngơi giải trí, và nhà có karaoke để kinh doanh và tự giải trí ở nhà, thì các cơ sở vui chơi khác hầu như không có gì. Các sản phẩm du lịch sinh thái còn mang tính đơn điệu. Một số sản phẩm du lịch như lặn biển, xem san hô, tắm nắng, tắm biển,v.v. các sản phẩm này chưa nhiều và lặp lại gây sự nhàm chán cho du khách. Phương tiện vận chuyển : Du khách đi lại trên đảo chủ yếu là đi bộ. Tuyến đường thủy từ đất liền ra đảo: xác định được tiềm năng du lịch của Cù Lao Chàm, hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh vận chuyển khách đã tham gia tích cực và tuyến Hội An – Cù Lao Chàm. Phần III: MỘT SỐ GIAỈ PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂN “ HỘI AN- CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỘI AN Cơ sở đưa ra đề tài: 1. Dựa vào tầm vĩ mô: Chất lượng hướng dẫn viên là khi hướng dẫn viên du lịch khi thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình điều có sự liên quan đến doanh nghiệp mà hướng dẫn viên khách hàng mà hướng dẫn viên phải phục vụ và các yếu tố liên quan khác như kinh tế, chính trị, đối thủ cạnh tranh chúng ta phải dựa vào môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô: bao gồm các nhân tố kinh tế, nhân tố thể chế và pháp lí, nhân tố xã hội, nhân tố tự nhiên, nhân tố công nghiệp và kĩ thuật. Tất cả các nhân tố này có tác động lớn đến chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên. Chính vì vậy mà người ta dựa vào môi trường vĩ mô để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển tại Cù Lao Chàm. 1.1.Về nhân tố kinh tế : Khi xét về nhân tố này người ta dựa vào: + Thu nhập của người dân + Tỉ lệ phát triển khách hàng + Lãi xuất và hối xuất + Tỉ lệ lạm phát Sự tác động của nhân tố kinh tế là rất lớn đến tất cả các ngành khác nhau mà đặc biệt là những ngành thoả mãn nhu cầu thứ yếu của con người như du lịch .Việc nhận dạng các tác lực của nhân tố kinh tế gúp cho nhà quản lí doanh nghiệp đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến ngành, doanh nghiệp .Xét trên địa bàn thành, hiện nay thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên . Nền kinh tế Quảng Nam ngay phố HộiAn càng phát triển với xu hướng này thu nhập của người dân có thể tăng cao hơn trong thời gian đến, do nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn và đây là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch khai thác triệt để nguồn khách từ thành phố Hội An. Mặc khác với mức sống của người dân được cải thiện, yêu cầu về chất lượng cuộc sống được nâng cao nên nhu cầu về chất lượng phục vụ tăng lên, điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch nói chung và nhà kinh doanh lữ hành nói riêng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ, quản lý và hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức chương trình du lịch của du khách để có thể khai thác khách và đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn. Đặc điểm về kinh tế Cù Lao Chàm: Sản xuất trên đảo chủ yếu là sản xuất nhỏ, lạc hậu, mang tính chất tự cung, tự cấp. Về thương mại - du lịch - dịch vụ trên đảo còn khá manh mún, nhỏ lẻ. Cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng các nghề: đánh bắt thủy hải sản và nông nghiệp. Do đặc điểm địa chất, địa hình trên đảo với khí hậu thời tiết chưa thuận tiện nên nông nghiệp trên đảo chỉ mang tính chất ước lệ vì không đủ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của nhân dân trên đảo. Phần lớn người dân chủ yếu dựa vào nghề cá nhưng quy mô đánh bắt còn thấp cho dù ngư trường tương đối lớn vì dân cư không có vốn để đủ khả năng đầu tư vào các đội tàu thuyền chuyên phục vụ cho đánh bắt xa bờ. 1.2. Nhân tố thể chế và pháp lí: + Các chính sách của nhà nước và cơ quan chủ quản của nghành. Hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Hội An đã quyết định đưa ngành du lịch trỏ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều sự ủng hộ về đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng như việc mở rộng tuyến đường trong khu phố cổ nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. + Các bộ luật về công ty nói chung và nghành kinh doanh nói riêng + Các văn bản của nhà nước về các lĩnh vực có liên quan + Các hiệp hội người tiêu dung nhà cung ứng các dịch vụ tiêu dùng. Với các yếu tố trên ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch rất lớn, trong nghiệp vụ chuyên môn của hướng dẫn viên, yêu cầu hướng dẫn viên phải có sự hiểu biết rộng về nhân tố này,các dịch vụ cung ứng khác . Các hướng dẫn viên dựa vào những yếu tố trên để thực hiện công việc sao cho không ảnh hưởng đến quá trình công tác của mình, không làm tổn thất lợi ích của công ty cũng như không làm cho khách du lịch phải phàn nàn. Việc hiểu rõ các văn bản pháp luật, các quy chế luật pháp sẽ đem lại cho hướng dẫn viên cách giải quyết tốt khi khách. 1.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các yếu tố: + Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội. Không như trước đây, người phụ nữ lúc nào cũng chỉ lo chăm sóc gia đình. Cùng với sự đi lên của xã hội vai trò của người phụ nữ cũng thay đổi dần ngoài công việc nội trợ họ còn có thể đảm nhiệm cả công việc xã hội. Vì thế vấn đề đi du lịch không còn là những chuyến công tác dành riêng cho nam giới mà phụ nữ họ vẫn có thể tham gia vào những chuyến hành trình đó và họ cũng có thể tự tổ chức cho mình một chuyến du lịch mà không nhất thiết phải có sự trợ giúp của người khác. + Áp lực về nhân khẩu và tăng dân số. + Phong cách sống và ý thức của cộng đồng về du lịch. Các yếu tố này nói lên số lượng dân số của một nước nhiều hay ít và khả năng đi du lịch của người dân cao hay thấp. Điều này ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Với xã hội có lượng người dân đi du lịch thấp sẽ tác động khá lớn đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước bởi du lịch đem lại. Ngoài ra với khách du lịch có ý thức kém về du lịch sẽ tạo cho hướng dẫn viên khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng với sự hiểu biết của người dân nước ta như hiện nay về du lịch thì đây là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp không khói này, vấn đề đi du lịch không chỉ dành cho người có thu nhập cao mà với những người có thu nhập thấp vẫn có thể tổ chức cho mình một chuyến du lịch. Về xã hội: Về Y tế: Dân cư Cù Lao Chàm có được sức khỏe tốt do không khí trong lành, họ hoạt động rất nhiều đặc biệt là với nghề biển. Tuy nhiên, bệnh tật có thể gõ cửa từng nhà, từng người bất cứ lúc nào. Tại Cù Lao Chàm, dịch vụ y tế rất giới hạn, chủ yếu là để sơ cứu kịp thời. Cả đảo hiện có 1 trạm xá y tế nhưng rất giới hạn về thuốc men và trang thiết bị khám chữa bệnh, trạm xá hoạt động với 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 y tá và 2 nữ hộ sinh. Trạm xá này đặt tại Bãi Làng, là công trình kiên cố do tổ chức quốc tế tài trợ nhân đạo với tổng diện tích là 200m2/17 phòng. Vì vậy mà hơn 50% tổng số bệnh tật và tai nạn xảy ra tại Cù Lao Chàm thường được mang vào Hội An chữa trị. * Về giáo dục: Toàn xã hiện có 1 trường mẫu giáo với 4 lớp, 7 giáo viên với 69 trẻ đến trường. Toàn xã cũng có một trường phổ thông cơ sở trong đó có một cơ sở cấp I và cấp II gồm 14 phòng học ở Bãi Làng và một cơ sở cấp I gồm 5 phòng ở Bãi Hương. Toàn đảo hiện có 17 giáo viên tiểu học và 22 giáo viên THCS. Học sinh cấp II ở Bãi Hương phải đi bộ hoặc thuyền cách 4 km lên Bãi Làng để học. Các kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội cho thấy rằng một vài học sinh ở Bãi Làng đặc biệt là ở Bãi Ông là không thể đến được trường cấp II và cấp III Trần Quý Cáp trong Hội An. Nguyên nhân là do thiếu nguồn tài chính, không ham thích học tập, cần phải ở nhà để phụ giúp gia đình… Từ phân tích trên ta thấy, tình hình kinh tế - xã hội tại Cù Lao Chàm còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách tích cực để nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư nơi đây. 1.4. Nhân tố tự nhiên: Trong ngành kinh doanh du lịch nếu như không có tài nguyên du lịch thì không thể xem là kinh doanh du lịch. Khách du lịch đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, công vụ hay nghiên cứu tìm hiểu tham quan đều cần đến tài nguyên du lịch. Nếu tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi hay nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm thì ngành du lịch sẽ xuống cấp, nhưng riêng về du lịch Việt Nam thì có rất nhiều thuận lợi cho ngành này: + Với hàng loạt các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được tôí chức du lịch thế giới UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, các di tích lịch sử của cố đô Huế Và Động Phong Nha, bên cạnh đó chúng ta còn vô số tài nguyên tự nhiên thuận lợi cho du lịch về nghĩ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu như: Đà Lạt, Sa Pa, Chùa Hương, cổ viện Chàm, đền Ngọc Sơn, núi Bà Đen, Rừng Cúc Phương... cùng cả hệ thống động thực vật quý hiếm. Đây là thuận lợi cho du lịch việt nam bởi nó không đơn thuần là du lịch về văn hóa hay du lịch sinh thái mà nó là sự tổng hợp của hai loại hình du lịch này. + Sự góp phần của tài nguyên biển cũng không kém phần quan trọng cho phát triển du lịch của một quốc gia hay một vùng .Quảng Nam là điểm du lịch lý tưởng cho du khách với các khu phố cổ,các làng nghề truyền thống , xưởng thủ công mỹ nghệ ,các món ăn dặc sản đậm đà hương vị xứ quảng. Tất cả những yếu tố trên là điều kiện để trung tâm khai thac khách ngày càng nhiều hơn cho mình. 1.5. Nhân tố công nghệ và kỷ thuật + Sự ra đời của công nghệ mới + Chế độ về bản quyền phát minh + Thương mại hoá công nghệ và kỷ thuật. Mặc dù ngành du lịch được xem là ngành công nghệ không khói và nguồn lao động chủ yếu là nhân lực nhưng với công nghệ và kỷ thuật mới sẽ góp phần vào việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Hướng dẫn viên thường sử dụng sức lực của mình để hướng dẫn, phục vụ khách nhưng với công nghệ cao sẽ giúp cho hướng dẫn viên bớt đi phần công lực của mình và tạo cho hướng dẫn viên có nhiều điều kiện hơn trong việc học hỏi nâng cao kiến thức, hiểu biết về khách du lịch về chương trình mình thực hiện cũng như trong quá trình cần sự giúp đỡ của các bộ phận khác. Công nghệ, kỷ thuật của Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ cùng với mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại lẫn hệ thống giao thông phong phú và đa dạng như: máy bay, tàu thủy, ô tô, tàu lửa...đã tạo cho ngành du lịch có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của du khách. Ngoài những loại hình du lịch truyền thống chúng ta có thể dựa vào công nghệ hiện đaị trên để đưa vào loại hình du lịch du thuyền trên biển hay vòng quanh đất nước bằng tàu hỏa. 2. Môi trường vi mô 2.1.Đối thủ tiềm tàng: bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm năng được đành giá qua ý niệm “rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh”. Có ba nguồn rào cản chính ngăn chặn sự gia nhập: - Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp có vị thế uy tín vững vàng - Lợi thế tuyệt đối về giá thành có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao hoặc do kinh nghiệm lâu năm trong ngành kinh doanh, do bằng sáng chế hoặc bí quyết công nghệ, do chi phí lao động, nguyên vật liệu thấp hoặc do những kỹ xão trong quản lí. - Tác dụng giảm phí theo qui mô bao gồm hiệu quả giảm phí do sản xuất đại trà những sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá do giá chiết khấu với số lượng lớn vật tư nguyên liệu ở đầu vào sản phẩm hoặc do quản bá đại tràn giúp hạ thấp chi phí sản xuất trên từng sản phẩm. 2.2.Các doanh nghiệp cạnh tranh Các doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ như doanh nghiệp vốn đã có vị thế vững vàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh. Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi nhuận càng giảm. Do đó, yếu tố cạnh tranh về giá là một nguy cơ đối với lợi nhuận của công ty. Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động cùng một lĩnh vực: - Cơ cấu cạnh tranh là sự phân bố số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh - Tình hình nhu cầu của thị trường nếu tăng lên làm giảm áp lực cạnh tranh vì nó là cơ hội hàng đầu để mở rộng thị phần của công ty. Ngược lại, nhu cầu có xu hướng giảm là một nguy cơ đáng kể buộc công ty phải chống chọi để bảo vệ thu nhập và thị phần của mình. Rào chắn ngăn chặn doanh nghiệp ra khỏi ngành là sự mất mát khi một doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành. Trong kinh doanh lữ hành, có rất nhiềìu đối thủ cạnh tranh mà trung tâm cần quan tâm và có biện pháp chống lại sự cạnh tranh đó cũng như tạo ra các điểm mạnh để cạnh tranh: + Công ty du lịch xí nghiệp sông hội. + Các coonh ty lữ hành như vietravel,An Phú travel… Điểm mạnh: Quan hệ rộng với nhiều hãng lữ hành và đại lý du lịch ở nước ngoài có uy tín cao. Khai thác khách đường biển mạnh. Điểm yếu: Chưa có khách sạn trực thuộc công ty . Sản phẩm du lịch còn hạn chế. Điểm mạnh của công ty: Có đội ngũ lãnh đạo, tổ chức một cách khoa học. Là đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và quốc rế có uy tín Lịch sử hình thành công ty lâu năm. Khả năng khai thác chương trình trên địa bàn Hôi An tương đối mạnh. Có quy mô tổ chức và hoạt động lớn. Lực lượng lao động và trình độ chuyên môn cao. Hệ thống chi nhánh được phân bố khắp nơi. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực tàu biển. Điểm yếu: Bán chương trình trọn gói rất ít. Khả năng tự khai thác khách chưa cao chủ yếu từ công ty mẹ. 2.3.Khách hàng hay du khách Những đòi hỏi từ phía khách hàng về giá cả, chất lượng đi kèm với dịch vụ hoàn hảo. Điều này khiến chi phí hoạt động tăng thêm tạo nguy cơ cạnh tranh về giá. Nếu khách hàng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá kéo theo tăng lợi nhuận, như vậy doanh nghiệp đã mạnh hơn khách hàng và ngược lại khách hàng sẽ mạnh hơn doanh nghiệp, cụ thể: + Khi khách hàng mua với số lượng lớn, lợi dụng để đòi giảm giá + Khi khách hàng có nhiều khả năng lựa chọn khác nhau + Khách hàng có ưu thế trong chiến lược hội nhập dọc ngược chiều là có thể tự cung ứng vật tư cho mình với phí tổn thấp hơn mua ngoài. Thông thường khách đi du lịch thường đi với số lượng lớn nên việc đòi hỏi giảm giá của khách có khả năng xảy rất lớn vì thế trung tâm cần chính sách tốt trong việc bán chương trình, tránh tình trạng khách đến nhưng lại không mua sản phẩm, đồng thời với hướng dẫn viên cũng cần có yêu cầu trong công tác phục vụ khách, không vì lượng khách quá lớn mà để sai sót ra. 2.4. Nhà cung ứng Không chỉ cung ứng nhiên nguyên vật liệu, tranh thiết bị, sức lao động mà cả công ty tư vấn, cung ứng dịch vụ quảng cáo, vận chuyển và nói chung là cung cấp các yếu tố đầu vào có hoạt động của doanh nghiệp. Có thể xem nhà cung ứng như một nguy cơ khi họ đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp. Ngược lại, nhà cung cấp yếu thường đem lại cho doanh nghiệp cơ hội đạt lợi thế về giá cạnh tranh hoặc về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Trong kinh doanh du lịch khi nhà cung ứng thay đổi giá sẽ làm cho chương trình du lịch của công ty sẽ phải tăng giá theo, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác khi sản phẩm của cơ sở cung ứng bị thay đổi khác với việc quảng cáo, không đáp ứng được nhu cầu của khách cũng làm cho tổ chức du lịch mất uy tín. Vì vậy trung tâm điều hành trung tâm cần chú ý đến công việc đặt nơi ăn, ở,vé tham quan cho du khách để tránh tình trạng mất uy tín của mình và trung tâm cũng cần đào tạo nhân viên phục vụ khách có khả năng ứng phó kịp thời trong những trường hợp này. Ngoài ra trung tâm có thể cho hướng dẫn viên đi khảo sát thựcn tế để xem xét tình hình trước khi ký kết hợp đồng. 2.5. Sản phẩm thay thế Là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh cùng có chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau đối với khách hàng. Sự hiện hữu của sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng tạo thành nguy cơ cạnh tranh giá cả làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong cùng ngành rất đáng kể. Để hạn chế sức ép quan trọng của nguy cơ này, nhà doanh nghiệp cần phải xem xét hết sức cẩn thận khuynh hướng giá cả của các sản phẩm thay thế và dự báo các sản phẩm thay thế trong tương lai. II. Một số giải pháp nhằm “nâng cao chất lượng chương trình biển Hội An- Cù Lao Chàm”. Tại trung tâm văn hóa Thành phố Hội An. 1 . Chiến lược và mục tiêu của trung tâm trong thời gian đến 1.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. Phát triển phải có tính hệ thống Phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã đảo Tân Hiệp, của thành phố Hội An, của tỉnh và phải được đặt trong mối lên hệ chặt chẽ với du lịch cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận. Phát triển bền vững và hài hòa với môi trường Du lịch sinh thái là một cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và Khu bảo tồn biển cùng tham gia. Đó là một phần lý tưởng của chiến lược phát triên bền vững trong đó tài nguyên thiên nhiên có thể được sử dụng như là yếu tố thu hút khách du lịch mà không gây tác hại với thiên nhiên của khu vực. Du lịch sinh thái phải được phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và phải đồng hành với công tác bảo tồn hay nói cách khác là phải cộng sinh với nhau… Cơ bản của phát triển du lịch bền vững và hài hòa với môi trường là cần đánh giá được các tác động đến môi trường và xã hội của mỗi dự án. Đối với tất cả các hoạt động phát triển, kế hoạch khoanh vùng là hết sức cần thiết để xác định được khu vực nào có thể phát triển du lịch được, khu vực nào cần giữ nguyên hiện trang, vừa để bảo vệ thiên nhiên, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương. Việc quy hoạch tái định cư nên ở mức độ nhỏ, khi các công trình xâm lấn khu vực môi trường nhạy cảm, hoặc khi các hoạt động diễn ra trái phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Một điều hết sức lưu ý là tác động đến môi trường không chỉ liên quan trực tiếp đến lượng khách trên đảo, mà còn liên quan đến cơ sở hạ tầng được xây dựng cũng như các hoạt động, sinh hoạt của du khách và người dân địa phương. Do đó, phát triển du lịch bền vững và hài hòa với môi trường có nghĩa là: + Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoanh nuôi, tái sinh phục hồi và giữ gìn toàn vẹn sinh thái .Cần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tránh các tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn tài nguyên nhưng không vượt quá khả năng cho phép để làm biến dạng các nguồn tài nguyên đó, điều đó có nghĩa là phải phát triển bền vững và lâu dài các nguồn tài nguyên để sau này các thế hệ sau có thể gìn giữ và phát huy. + Đảm bảo đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực từ du lịch đến môi trường. Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Hoạt động du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu yếu tố hạt nhân là khách du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi đặc tính của môi trường. Vì vậy, phát triển du lịch Cù Lao Chàm phải đảm bảo sự phát triển môi trường sinh thái tự nhiên, nhân văn, xã hội bền vững với quan điểm phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường bền vững, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập các luồn văn hóa độc hại. + Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng Hiện tại, cuộc sống của người dân trên đảo còn nhiều khó khăn, vì thế phát triển du lịch nơi đây có ý nghĩa rất lớn đến cộng đồng địa phương. Người dân có lợi thì mới tham gia tích cực hơn trong việc bảo tồn tài nguyên. Do đó cần nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường cũng như kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng cho người dân trên đảo. Phát triển DLST ở Cù Lao Chàm phải lên trên cả 3 vùng: vùng biển, vùng bờ và vùng rừng. Hầu hết du khách đến Hội An đều đã đi đến những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như Cố đô Huế, Mỹ Sơn,…Để tránh gây nhàm chán và giữ cân khách ở lại Hội An lâu hơn thì biển đảo Cù Lao Chàm là một điểm đến lý tưởng đối với những du khách thích loại hình DLST. Phát triển du lịch ở đây phải phát triển trên cả 3 vùng: vùng biển,rừng và vùng bờ để tạo điều kiện cho du khách tham quan nhiều điểm, đồng thời tạo ra sự hài hòa giữa 3 vùng. Có như vậy sản phẩm du lịch mới đa dạng, phong phú, mới lôi cuốn du khách lưu trú tại Cù Lao Chàm. Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua kêu gọi đầu tư Là sản phẩm tổng hợp, chất lượng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố cơ sỡ hạ tầng xã hội nên du lịch muốn phát triển bền vững cần phải có sự phát triển đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành hữu quan, đặc biệt là các loại hình giao thông, bến cảng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp điện,… Trong mối tương quan với du lịch, sự phát triển hoàn chỉnh của hệ thống cơ sở hạ tầng càng hợp lý thì việc khai thác các điểm đến càng tối ưu bởi vì yếu tố thuận tiện luôn là một trong những tiêu chuẩn hấp dẫn, quan trong nhất của du lịch. Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch bao gồm chất lượng của cả hệ thống cơ sở hạ tầng. Một điểm tham quan dù hấp dẫn song đường xá đi lại khó khăn thì vẫn không thu hút được khách. Hiên tại, đời sống của người dân trên đảo còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Để phát triển du lịch trên đảo có hiệu quả, đem lại thu nhập cho người dân và người dân là người hưởng lợi từ hoạt động du lịch nhiều nhất, sự cần thiết là phải kêu gọi đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau: + Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà nghĩ, khách sạn, các loại hình vui chơi giải trí. + Kêu gọi đầu tư các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân lẫn du khách: bệnh viện đạt tiêu chuẩn, đường xá, nước sinh hoạt, điện chiếu sáng,… Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. An ninh, trật tự an toàn xã hội là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Khi yếu tố này được bảo đảm sẽ tạo động lực rất lớn cho người dân phất huy hết khả năng của mình trong phát triển du lịch cũng như bảo tồn tài nguyên du lịch của địa phương, đồng thời thúc đẩy nhu cầu du lịch của khách. Hơn nữa, Cù Lao Chàm là một vùng lãnh hải đặc biệt nên quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong các đề xuất, các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển, du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá và quản bá xúc tiến du lịch. 1.2 . Mục tiêu phát triển. Phát triển ngành kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương, nâng cao thu nhập của địa phương, tạo công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Du lịch phải mang nội dung văn hóa sâu sắc, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách chính là nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, do vậy quy hoạch phát triển du lịch phải mang được nôi dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa của Cù Lao Chàm . Phát triển du lịch cần gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường ( kể cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội nhân văn). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cù Lao Chàm góp phần cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng chiến lược cơ bản để hỗ trợ cho việc xúc tiến, lập kế hoạch, phối kết hợp nghiên cứu thống kê, giúp cho sự phát triển của ngành ở thành phố và của Tỉnh trong thời kỳ tới, đồng thời hỗ trợ các ngành khách có liên quan cùng phát triển. Mặt khác, khu du lịch Cù Lao Chàm sẽ cùng với phố cổ Hội An hình thành tuyến du lịch văn hóa – sinh thái độc đáo, đặc sắc, từ đó gia tăng thêm khả năng lưu giữ chân du khách cũng như kích thích khả năng chi tiêu của khách. Cùng với Hội An, trong tương lai, Cù Lao Chàm sẽ là điểm du lịch lý tưởng của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. 1.3. Các tính toán dự báo. Cơ sở lập dự báo: + Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch của Cù Lao Chàm và của Hội An. + Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hội An và của tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. + Định hướng phát triển của du lịch miền Trung. + Xu hướng tăng trưởng nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia. + Tính chất mùa vụ của du lịch Cù Lao Chàm và của thành phố Hội An. Bảng Số: Dự báo số lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm (2010 - 2015) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Lượt Khách 11832 12815 13799 14782 15766 16749 Khách Quốc tế 5468 6247 7026 7805 8584 9363 Khách nội địa 6364 6568 6773 6977 7182 7386 (Nguồn: Phòng thương mại - du lịch thành phố Hội An) Lựa chọn thị trường mục tiêu Sản phẩm du lịch chủ yếu của Cù Lao Chàm là các hình thức du lịch sinh thái, bên cạnh đó có bổ sung thêm các sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch biển, du lịch dã ngoại, du lịch sông nước, du lịch làng quê làng nghề truyền thống. + Thị trường khách quốc tế trọng điểm: Lượng khách quốc tế đến Hội An và Đà Nẵng cũng như Cù Lao Chàm ngày càng nhiều với tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối cao. Đây là những thị trường có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Căn cứ vào xu hướng phát triển trong thời gian đến, dựa vào sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng chi trả, chúng ta phân chia và đánh giá các đoạn thị trường sau: Khách Bắc Mỹ (Canada, Mỹ): Là loại khách có khả năng chi tiêu cao, đi du lịch dài ngày, thích mạo hiểm, tìm tòi, khám phá. Thị trường này có khả năng tăng trưởng cao trong thời gian đến do quan hệ kinh tế, thương mại và hàng không giữa Việt Nam – Mỹ đã được cải thiện và bình thường hóa. Thị trường này có mức doanh thu cao nhưng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Khách Úc: Đây là thị trường mục tiêu mà khu du lịch Cù Lao Chàm cần hướng đến vì tính ổn định cao, ít biến động, tăng trưởng đều đặn hằng năm. Khách Đông Nam Á và Đông Bắc Á: Đây là thị trường triển vọng của Việt Nam nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng. Họ thường đi theo các đoàn lớn và du lịch bằng tàu biển đang là mốt của họ, do đó cần có những nỗ lực để thu hút khách từ các nước này, nhất là khách Nhật, Thái Lan. Khách Tây Âu: Khách Tây Âu có tỷ lệ đi du lịch cao nhất thế giới với khả năng tiêu dùng rất lớn, đặc biệt là khách Pháp. Thị trường này cần được ưu tiên khai thác. Việt Kiều: Đây là nguồn khách quan trọng của Cù Lao Chàm. Lượng khách này về Việt Nam cũng như ở Hội An tập trung vào thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán. Trong tương lai với chính sách mềm dẻo dành cho kiều bào ở nước ngoài, lượng khách này sẽ tiếp tục tăng. Do đó, cần khai thác nguồn khách này có hiệu quả nhất để thu hút nguồn khách tiềm năng tăng doanh thu hằng năm. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giải pháp 2.1. Thuận lợi: Với những thuận lợi về tiềm năng vốn có của Cù Lao Chàm như: bãi biển đẹp kéo dài, bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, đa dạng về sinh học và môi trường trong lành giúp cho Cù Lao Chàm trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch muốn tìm được cảm giác mới lạ. Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan cho đảo và cảo vệ tài nguyên thiên nhiên của con người dân tại vùng đang được nâng cao, kết hợp chặt chẽ giữa việc săn bắt và bảo vệ môi trường cho sinh vật biển. Cù Lao Chàm đã và đang được UBND tỉnh xúc tiến kế hoạch qui hoạch đất đai, xây dựng và qui hoạch đất nhằm phục vụ phát triển nghành du lịch. Các công trình Nhà Hàng-Khách Sạn đang dần mọc lên làm đa dạng hóa việc đáo ứng nhu càu cho du khách khó tính nhất, các trò chơi mới lạ và hấp dẫn cũng dần xuất hiện tại Cù Lao Chàm giúp du khách vui chơi giải trí thêm phần vui vẻ và thích thú. 2.2.Khó khăn Vì là Cù Lao Chàm là một hòn đảo nằm cô lập giữa biển cách biệt với đất liền nên có rất nhiều mặt hạn chế như chưa có đường dây truyền tải điện, mọi hoạt động sinh hoat điện đều bằng máy phát và giá điện tương đối cao. Còn thiếu vốn của còn nhà đầu tư nên tầm hoạt động của Cù Lao Chàm chưa đáp ứng được hết tiềm năng vốn có của mình. Khai thác chưa đúng mức gây lãng phí phí nguồn tài nguyên sinh thái tại Cù Lao Chàm. Các cấp lãnh đạo chưa xúc tiến mạnh về việc trồng dừa nước tại biển Cửa Đại, đây là lá phổi của Cù Lao Chàm giúp lắng đọng phù sa mỗi khi có lụt về. Vì là hòn đảo nằm cô lập nên rác thải là nguy cơ hiểm họa với môi trường có thể gây mất mĩ quan và làm ô nhiễm nguồn tài nguyên biển (đặc biệt ở Hòn Lao) vì thế các cấp lãnh đạo, ban quản lí phải có chính sách phù hợp và hợp lý góp phần làm cho Cù Lao xanh-sạch-đẹp hơn nữa. Các ngư dân và các nhà hàng tại Cù Lao Chàm còn khai thác thủy hải sản quá mức vì cuộc sống, nhiều du khách tham gia lặn biển không mang bao tay và sờ vao các rạn San Hô làm tổn thương các rạn San Hô quí. Các loại hình quảng cáo về Cù Lao Chàm chưa được chú trọng hoặc còn rất sơ xài. Chưa có chú trọng đúng mức đến việc tuyển chọn, quản lý nguồn lực cho hiện tại và tương lai. 3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại biển – đảo Cù Lao Chàm. 3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch. Cù Lao Chàm nổi tiếng là một khu vực có bãi biển đẹp, bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, môi trường trong lành, một khu vực có hệ động thực vật phong phú với tính đa dạng sinh học cao. Song tất cả những yếu tố trên sẽ có thể bị phá vỡ trong một khoảng thời gian không xa nếu nó không được quản lý nghiêm ngặt. Khu du lịch biển đảo Cù Lao Chàm muốn phát triển một cách bền vững phải gắn với việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy tính tự giác và ý thức của mọi thành phần tham gia vào hoạt động du lịch. Nghiên cứu ban hành các qui định, các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế của khu du lịch và chi tiết cho các điểm tài nguyên. Đặc biệt, cần phải nghiên cứu đề ra tiêu chuẩn về số lượng khách tối đa cho từng điểm tài nguyên nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm tài nguyên phải mang tính hợp lý, cơ sở vật chất được xây dựng phải hài hoà với thiên nhiên, hạn chế tối đa sự tác động đến môi trường. Có chính sách phối hợp giữa các ngành và giám sát chặt chẽ nguồn tài nguyên nhằm đảm bảo tính thống nhất và bền vững cho việc tổ chức hoạt động DLST. 3.2. Giải pháp về quy hoạch đầu tư phát triển Về quy hoạch UBND thành phố Hội An có trách nhiệm phối hợp với các ngành và các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Cù Lao Chàm, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, để bổ sung hồ sơ xin thành lập huyện đảo và làm căn cứ để lập các quy hoạch chi tiết theo quy định, nhằm tạo tiền đề cho việc lập các dự án xúc tiến nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn đảo theo hướng chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực về vốn để phối hợp với các đơn vị tư vấn đảm bảo quy hoạch chi tiết được phê duyệt mang tính khả thi cao. Trong thời gian tới, UBND thành phố Hội An cần có định hướng quy hoạch, chỉnh trang, sắp xếp lại các khu dân cư hiện trạng, các cụm dân cư mới đảm bảo khang trang, mỹ quan hơn gắn với việc xác định quy mô, địa điểm các công trình công cộng như trường học, cơ sở y tế,… Về đầu tư phát triển Trong công tác tổ chức triển khai các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng tại đảo, cần phải chú trọng đến định hướng phát triển du lịch, gắn với đảm bảo yêu cầu quốc phòng; đầu tư phải mang tính chiến lược, liên hoàn với quy mô đảm bảo điều kiện phát triển du lịch vùng ven biển đất liền. Về lâu dài, UBND thị xã cần phải chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án và xúc tiến nguồn vốn để đầu tư cấp điện ( từ điện lưới quốc gia ), nước, xử lý chất thải…đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài. Trong thời gian tới cần có những chính sách khuyến khích huy động nguồn vốn từ nhiều thành phần cả trong và ngoài nước, bao gồm: + Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch của thành phố Hội An và của xã đảo Tân Hiệp. Khuyến khích các tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư phát triển du lịch tại đảo, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng năm, thị xã cần bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Cù Lao Chàm trong tổng chi ngân sách và khoản thu vượt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn do địa phương thu, để đầu tư cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch tại Cù Lao Chàm. + Vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác Các Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì cùng với các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn thị xã lập các dự án cơ hội để xúc tiến nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, chương trình Biển Đông – Hải Đảo, các dự án ODA,…nhằm bổ sung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho đảo Cù Lao Chàm. Thành lập quỹ tín dụng nhỏ để giúp nâng cấp các nhà khách hiện có và xây mới các nhà trọ khác, có thể là tạo một quỹ quay vòng để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho du lịch với lãi suất ưu đãi. + Vốn đóng góp của cộng đồng Thu hút sự tham gia của cộng đồng bằng các nguồn lực khác nhau ( vốn, lao động) trong việc khai thác , phát triển du lịch trên đảo. Theo đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ như về đào tạo, khôi phục làng nghề truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hoá cũng như tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. 3.3. Giải pháp về môi trường Để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường là những giá trị đặc trưng của khu du lịch Cù Lao Chàm thì việc đưa ra giải pháp về môi trường là hết sức quan trọng. Nó giúp cho khu du lịch này có thể phát triển bền vững trong tương lai. Bảo vệ đa dạng sinh học biển, đảo là nhiệm vụ vô cùng cần thiết của các cấp, các ngành cũng như người dân trên đảo và du khách, điều này góp phần bảo tồn những giá trị tài nguyên vốn có đồng thời ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch nơi đây. + San hô là môi trường dễ bị tổn thương và phải được bảo vệ tránh xa những tác hại do việc neo đậu tàu thuyền, do đó phải có nơi neo đậu cố định cho tàu thuyền đánh cá và tàu du lịch. Neo đậu trên san hô sẽ bị nghiêm cấm và bị xử phạt theo luật định. Bên cạnh đó, cần có những quy định nghiêm khắc đối với việc đánh bắt những sinh vật biển từ các rạn san hô và sự di chuyển của các phương tiện có tốc độ cao qua các rạn san hô này. + Cần phải ban hành quy định về đánh bắt hải sản riêng đối với Cù Lao Chàm: như là nghiêm cấm tất cả các hành vi dung lưới để đánh bắt trên rạng, nghiêm cấm tất cả các hành vi dung lưới để đánh bắt, tìm cách thay thế dần tiến đến loại bỏ các loại lưới có sức tàn phá cũng như hủy diệt môi trường sống lớn như lưới giả cào, lưới 3 lớp. Cần chuyên môn hóa các ngư cụ đánh bắt, quy định từng loại lưới và kích thước mắt lưới để đánh bắt các loại cá nào, kích cỡ bao nhiêu. Hỗ trợ và khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản trên biển bằng các lồng nuôi. Vận động và sớm hoàn thành kế hoạch nghiêm cấm đánh bắt thủy sản vào mùa sinh sản đối với từng loại. + Thực hiện công việc tuần tra canh gác cần phải gắn liền với việc xử lý các trường hợp vi phạm Pháp luật đối với ngư dân, và trong các trường hợp vi phạm lặp di lặp lại nhiều lần, hoặc các trường hợp vi phạm của các tàu đánh cá. Lực lượng kiểm ngư, bảo vệ nguồn lợi hải sản cần được trang bị phương tiện tuần tra canh gác như các ca nô tuần tra canh gác cao tốc ( như trong trường hợp của các Khu Bảo tồn biển ở các nơi trên thế giới), và phải được hỗ trợ cho công tác tuần tra canh gác này. + Các đặc sản của Cù Lao Chàm như cua đá, rượu tắc kè và bào ngư không nên thương hiệu hóa và quảng cáo trên thị trường, bỡi vì các chủng loại này là những loại đang bị đe dọa, trong khi đó thì chỉ có thể quảng cáo một số hang thực phẩm đồ biển nhất định. + Các vùng lặn ở hầu hết trên thế giới đều có các phao neo để bảo vệ, ngăn cản việc neo đậu bừa bãi của các tàu thuyền trên các vùng rạn. Những phao neo này thường rất dẽ dàng xây dựng ở độ sâu từ 20-30m, riêng đối với 6 vị trí lặn ở Cù Lao Chàm, nơi mà không có nền đáy cát, thì chỉ cần cắm phao ở độ sâu 20m, hoặc cạn hơn. Hiện tại có 3 hẹ thống phao neo được sử dụng: phao cắm, phao nổi và phao xích cung xung quanh các vùng rạn san hô rộng. Đối với Cù Lao Chàm thì chỉ cần dung phao nổi và phao xích cho cả 6 điểm lặn nói chung. Cần phải ngăn chặn việc sờ đụng đến san hô ở hầu hết các điểm lặn và cũng phải yêu cầu người lặn mang bao tay lặn. Biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường tại Cù Lao Chàm + Cần có những biện pháp bảo vệ, phục hồi rừng dừa nước tại Cửa Đại. vì rừng dưa này là lá phổi của Cù Lao Chàm vào mùa luc, nó có thể lắng đọng vphuf sa, hạn chế lượng phù sa theo dong chảy ra đảo, cần có những biện pháp nghiêm cấm phá rừng dừa nước làm ao tôm và tích cực trồng, tái tạo lại rừng dừa này. + Các khu nhà nghỉ nên được xây dựng cách xa biển, ít nhất là xa 50m tính từ mức thủy triều cao nhất và có thể cách xa 200m. Các nha đầu tư và quy hoạch (cả địa phương và nước ngoài) cần tuân thủ các quy định này của địa phương và của tỉnh. + Rác thải và bãi đổ rác thải là vấn đề bức xúc tại Cù Lao Chàm, đặc biệt là ở Hòn Lao. Cần xây dựng hệ thống xử lý rác thải có hiệu quả. Nếu như có sự phân loại rác thải tốt được tham gia tích cực bởi từng hộ gia đình, đối với lượng rác thải ra hàng ngày thì chúng ta có thể có khả năng giải quyết được tồn tại này với một mức độ đầu tư có thể được. Rác thải vô cơ Máy ép rác Đất liền Làm phân Rác thải hữu cơ Hình : Mô hình đề nghị phân loại và xử lý rác thải Chi phí cho hoạt động này cần phải được trang trải bởi thành phố Hội An và cũng có thể được tham gia một phần bởi Công ty Yến Sào. Thùng rác có thể được thiết kế với hình dáng xinh xắn, có thể là hình con vật gần gũi với con người, hình kiểu gốc cây, v .v… nhưng phía dưới phải có bánh xe đẩy để việc di chuyển được thực hiện dễ dàng hơn. Các yêu cầu hiện tại đối với vấn đề rác thải tại đảo là phải có một diện tích đất trống vừa đủ để tập kết rác làm phân hữu cơ, đóng gói rác phân hủy hoặc đốt ở nhiệt độ cao, một hệ thống phân loại va thu gom rác hàng ngày với sự tham gia tích cực của cộng đồng đặc biệt là ở từng hộ gia đình. 3.4. Giải pháp mang tính ngiệp vụ Để khu du lịch biển – đảo Cù Lao Chàm trở thành điểm đến của nhiều du khách trong tương lai thì ngành du lịch phải xác định những giải pháp, bước đi cụ thể đúng đắn sát với tình hình thực tế. Những giải pháp này tạo cho Cù Lao Chàm có một sức mạnh tổng hợp để có hướng phát triển tốt. 4. Giải pháp về tuyên truyền xúc tiến quảng bá Trung tâm Thông tin của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ở Hội An Trung tâm thông tin ở Hội An đã được thành lập, và sẽ phát triển với chức năng là trung tâm thông tin cho cả tỉnh Quảng Nam. Dù vị trí của Trung tâm hơi xa khu vực tập trung của du khách, nhưng việc thành lập một văn phòng du khách cho tỉnh là ý kiến hay. Văn phòng có vẻ hành chính quá, và nên trang trí nội thất giống như một cửa hiệu, tạo không khí thân mật. Do đó, các ghế thép và nhựa cần thay bằng ghế mây và bàn mây tròn để du khách có thể ngồi đọc bản đồ , tờ rơi trước khi hỏi thăm thông tin từ nhân viên văn phòng. Trong phòng cũng cần có bản đồ của tỉnh và các tấm ap-phích. Du khách nên được cho phép, thậm chí được khuyến khích mang theo đồ uống nhẹ như cafe, nước trái cây vào văn phòng, có thê là mua từ một nhà hàng nhỏ đối diện văn phòng, để họ có thể thư giãn trong lúc lên kế hoạch tham quan. Tuy nhiên, cần thấy rằng, để tăng cường xúc tiến cho du lịch Cù Lao Chàm, cần thiết phải thành lập một văn phòng thông tin du khách tại Đà Nẵng, vừa để thông tin về số lượng du khách gia tăng từ Đà Nẵng đến đảo, vừa để tạo lập quan hệ với những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du khách đến đảo Đà Nẵng. Các hoạt động xúc tiến cho Cù Lao Chàm không nên chỉ giới hạn trong tỉnh Quảng Nam và cần tập trung vào các đối tượng chủ yếu sau: + Các hãng lữ hành: tập trung vào các lữ hành như Virour, Danatour, Saigontourist, Vietravel và một số chi nhánh của các hãng lữ hành quốc tế tại Hội An, Đà Nẵng. + Các cơ quan công đoàn, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước: đây là những tổ chức có ảnh hưởng lớn đến khách nội địa, do đó cần chú trọng bằng thư mời. + Các phóng viên báo chí: có thể tổ chức các chương trình du lịch làm quen và mời họ đến tham dự. Ngoài ra, cần chú trọng đến các đối tượng khác như các công ty vận tải, các khách sạn, nhà hàng,... Cần tổ chức cuộc thi thiết kế chọn mẫu biểu tượng (logo) cho đảo. Hiệu quả của việc đưa ra một khẩu hiệu (sologan) tác động đến người tiếp nhận đã được khẳng định, do vậy, cần thiết phải đưa ra một câu khẩu hiệu riêng nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến Cù Lao Chàm và ciệc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, thông điệp cổ động phải thay đổi theo từng chương trình du lịch cụ thể mới thu hút du khách và phản ánh được nội dung chương trình. Có thể đưa ra các câu sologan như: “Cù Lao Chàm – Miền Cổ tích”, “Cù Lao Chàm – Huyền thoại xứ đảo”, “Khám phá đảo xanh quyến rũ”, “Cù Lao Chàm – Mùa cá mới”,... Cách thức, phương tiện quảng bá + Việc tổ chức các chương trình du lịch làm quen cho các phóng viên báo chí, các chủ lữ hành, đại diện của các tổ chức , doanh nghiệp trong nước sẽ có tác động tích cực cho việc quảng bá du lịch Cù Lao Chàm, trước mắt là thu hút khách nội địa. + Tổ chức các cuộc họp báo và báo cáo về vấn đề môi trường của các vhuyeen gia Việt Nam và nước ngoài tại Cù Lao Chàm để hình ảnh Cù Lao Chàm được bạn bè thế giới biết đến. + Thường xuyên tổ chức phát phiếu trưng cầu ý kiến đối với tất cả đối tượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm để có thể nhìn nhận khách quan về du lịch tại đảo, làm cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển loại hình DLST tại đây. + Tổ chức các cuộc thi các môn thể thao dưới nước như bóng chuyền dưới biển, bơi lội và tường thuật trên các đài truyền hình Quảng Nam và Đà Nẵng để thu hút sự quan tâm của khán giả và sâu hơn nữa là hình ảnh biển, đảo Cù Lao Chàm đọng lại trong tâm trí của họ va trong tương lai họ là những khách du lịch tiềm năng tại đây. + Mạng Internet: - Cần phải nhanh chóng tiến hành thiết kế website cho đảo Cù Lao Chàm, trong đó phải đầy đủ và chi tiết về thông tin, hình ảnh minh họa sinh động, thiết kế, bố cục, màu sắc trang trí phải bắt mắt, hấp dẫn người xem. Website này được lập bằng cả 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp. - Trong các website du lịch của tỉnh Quảng Nam, của tị xã Hội An nên dành riêng một mục giới thiệu đến Cù Lao Chàm. Với sự phổ biến của việc sử dụng mạng Internet như hiện nay, hình thức này có thể trở thành kênh thông tin quan trọng nhất để quảng bá du lịch Cù Lao Chàm là việc cần thiết hiện nay. + Truyền hình: bên cạnh những cuốn phim tài liệu mà Quảng Nam cũng như Đà Nẵng đã xây dựng và phát hành, trong thời gian đến, cần xây dựng những cuốn phim tài liệu hoàn thiện hơn để quảng bá vè tiềm năng, sản phẩm du lịch mới cùng với cách nhìn mới về Cù Lao Chàm để giới thiệu trên Đài truyền hình Quảng Nam, Đài truyền hình thành phố Đà Nẵng và cả Đài truyền hình Việt Nam. + Tài liệu cung cấp thông tin cho du khách (sách, báo, tạp chí, tờ bướm quảng cáo,...): Đây cũng được xem là phương tiện được ưa chuộng để quảng bá du lịch. Các tài liệu cung cấp thông tin phải gần gủi với người đọc, không nên sử dụng ngôn ngữ qua quan liêu và phải đảm bảo được mục đích là vừa quảng bá du lịch vừa mang tính chất giáo dục. Các tấm áp phích chỉ nên in một tấm ảnh lớn với dòng tin rõ ràng, dễ đọc, và được in đậm. Quan trọng nhất là cần phải có một loại bản đồ du lịch giới thiệu các khu làng, bãi biển, các rạn bãi đá, cũng như khu vực có rừng, cây cối và vị trí các đền đình, tổ yến. Bản đồ này nên được minh họa bằng các hình vẽ đền, thuyền đánh cá, nhà, dừa, người dân trên biển, chim muông, san hô, cá cũng như rừng núi. Bản đồ nên được in bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cù Lao Chàm cũng cần được giới thiệu trong các tập gấp quảng cáo các thắng cảnh đẹp của Miền Trung Việt Nam – Huế, Mỹ Sơn, Hội An,... Vì vậy, việc xúc tiến Cù Lao Chàm không chỉ nên giới hạn ở các hình thức marketing tập trung cho tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra cũng nên cho ra một loạt các bưu thiếp hình ảnh của đảo với các bãi biển, đền đình, hang yến, các quần đảo, thuyền đánh bắt cá, ... Bưu thiếp là một công cụ xúc tiến tuyệt vời khi du khách chi trả cho việc quảng bá của mình. Có một bưu điện nhỏ ở Tân Hiệp nơi du khách có thể gửi bưu thiếp đi. Chính sách giá: Giá cả các dịch vụ du lịch ở Cù Lao Chàm hiện nay còn nhiều bất hợp lý, do đó, nên vận dụng chính sách giá phân biệt theo từng đối tượng khách (khách quốc tế và khách nội địa) và giá theo mùa (giá trong mùa vụ kinh doanh và giá ngoài mùa vụ kinh doanh). Các đơn vị vận chuyển, các nhà tổ chức tour nên sử dụng các loại giá hợp đồng đối với khách của các trung gian du lịch gởi đến và niêm yết đối với khách lẻ tự tìm đến. Giá hợp đồng nên giảm khoảng 20 – 30% so với giá niêm yết. Đối với dịch vị lưu trú, do vẫn có hiện tượng cạnh tranh hạ giá để giành khách giữa các chủ nhà nghỉ dẫn đến giá dịch vụ này rẻ, do đó cần có một chính sách thống nhất giữa các loại nhà nghỉ, các hộ cho thuê lều trại để tăng được nguồn thu nhập hơn. Cần hỗ trợ một tàu đò hoặc sử dung giá ưu đãi đối với vận chuyển nguyên liệu của cá hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên đảo nhằm góp phần hạ giá dịch vụ này. Dĩ nhiên là giá dịch vụ ăn uống trên đảo sẽ cao hơn so với đất liền với một mức chênh lệch hợp lý. Về việc xây dựng giá tour: những nhà kinh doanh du lịch cần xác định rõ phương châm khách nào – tour đó, đối tượng nào – sản phẩm đó để có thể định ra một chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng. III. Kiến nghị và Kết luận * Kiến nghị với trung tâm văn hóa: Ban giám đốc trung tâm cần thực hiện tốt các biện pháp như:Tổ chức và hoàn thiện chương trinhd du lịch Cù Lao Chàm nói chung và trung tâm vă hóa nói chung. Tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất tại diểm khách đến du lịch và khả năng cung ứng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống,các khu vui chơi giải trí để thu hútđến với trung tâm. Với uy tín và thương hiệu của trung tâm trên địa bàn thành phố Hội An cần tạo nhiều môi quan hệ tốt đẹp vơi các dịch vụ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành trong cả nước và phải đảm bảo cac dịch vụ có chất lượng,đảm bảo mang lại sự hài lòng cho du khách. KẾT LUẬN Trải qua bao thăng trầm của thời gian,Cù Lao Chàm vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo với nguồn tài nguyên du lịch phong phú,từ vùng biển với đa dạng sinh học cao và những dãy đất mịn ven biển đến hệ sinh thái rừng cũng khá phong phú,địa hình đa dạng có rừng,biển,đảo và núi.Bên canh đó,tài nguyên nhân văn cũng rất độc đáo với bề dày lịch sử hàng nghìn năm,được tiếp cận những truyền thuyết đầy ấn tượng phảng phất văn hóa tâm linh của cư dân đương đại kể về thời quá khứ.Từ đây chúng ta sẻ càng yêu quý,trân trọng hơn về di sản văn hóa,di sản thiên nhiên của nhân loại,sẻ có cơ hội suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống,về sinh thái,về sinh quyển,về sự tồn tại,phát triển bền vững của kinh tế,của văn hóa và của bản thân con người. Trong các năm trở lại đây,du lịch Cù Lao Chàm đã có bước chuyển đáng kể,nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng,lượng khách du lịch còn thấp và biến động. Qua những kết quả của cuộc thăm dò ý kiến của khách du lịch cho thấy,mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ cung cấp,cơ sở vật chất kỹ thuật... còn ở mức trung bình và thấp,mặc dù họ đánh giá cao tài nghuyên du lịch nơi đây.Điều này cho thấy,khách du lịch ngày nay không chỉ đi du lịch tham quan đơn thuần mà họ đòi hỏi ngày càng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu khác như sinh hoạt,giải trí,...của điểm đến du lịch. Cù Lao Chàm quả là vùng biển đảo giàu tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả,nhưng rồi đâycác nghị quyết có tầm chiến lược phát triển kinh tế biển dảo cua trung ương và tỉnh Quảng Nam thành phố Hội An sẻ đi vào cuộc sống bà trở thành hiện thực.Nghiã là cả nước, cả tĩnh cả thành phố làm cho Cù Lao Chàm phát triểm trong tương lai bằng cách huy động tổng nguồn lực từ nguồn tài chính,nhân lực,chính sách đặc thù ...thiết chế phục vụ về giáo dục,đào tạo,chắm sóc sức khỏe,về viễn thông,về truyền thông,phát thanh,về truyền hình,về văn hóa,về nươc sạch ,về thu gom xử lý rác thải,thiết lập đường ống dẫn nước thải.Huy vọng sẽcó đường điện ngầm mang nguồn điện ra đảo,giao thông thuận tiện hơn để góp phần lam đẹp hơn và phát triển vùng đảo xinh đẹp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Non Nước Việt Nam (Trung tâm công nghệ thông tin du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam). 2. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 3. Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành 4. Nghiệp vụ thống kê du lịch 5. Các trang web: … 6. Tạp chí du lịch và một số tài liệu khác. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm.doc
Luận văn liên quan