Đề tài Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc

Có thể nói, thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín d ụng của ngân hàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần có những phương pháp, áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý. Phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Hạn chế những khoản nợ xấu và nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế rất quan trọng. Ngân hàng là chiếc cầu nối luôn chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHNo & PTNT Nghi Lộc cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cần chú trọng đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể hoạt động tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định đóng góp vào sự lớn mạnh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3657 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 + Căn cứ vào nghị định số 51/1999/ NĐ - CP ngày 8/7/1999 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước. + Căn cứ nghị định số 02/2001/NĐ - CP ngày 9/1/2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành bộ Luật lao động và Luật giáo dục về dạy ngành nghề. + Căn cứ quyết định số 776/2001/QĐ - BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề. - Hồ sơ pháp lý của dự án : + Hợp đồng cho thuê đất do sở Tài nguyên – Môi trường cấp cho công ty cổ phần Hương Giang. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 16100000213 do sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp. + Quyết định số 02 – 07 / QĐ - TB – HĐQT ngày 20/4/2004 phê duyệt dự án đầu tư Trung tâm đào tạo dạy nghề xưởng sửa chữa bảo hành, bảo trì phòng trưng bày và bán sản phẩm ô tô. +Các giấy tờ hợp lệ khác về năng lực pháp lý của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Hương Giang. - Sự cần thiết phải đầu tư + Qua khảo sát trên thị trường công ty thấy được nhu cầu thực tế của thị trường về dịch vụ mua bán, sửa chữa ô tô tại tỉnh Nghệ An. + Với hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới dọc quốc lộ 1A, vị trí công ty chính là cửa ngõ đi lại giữa các trung tâm kinh tế du lịch của tỉnh Nghệ An (Vinh – Cửa Lò) nên rất thuận tiện cho việc quảng bá giới thiệu và tiêu dùng sản phẩm. B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 20 + Việc tập trung phát triển ở Nghi Lộc là khu vực có nhiều dự án đã và đang được thực hiện, nhận được nhiều ưu đãi trong việc cung cấp vốn. Trong tương lai khu vực sẽ là nơi phát triển rất mạnh của tỉnh Nghệ An cả về thu nhập, dân số và thu nhập đầu người. Đây là vùng có dân số trẻ, là điều kiện thuận lợi để thu hút học sinh học nghề và nguồn lao động. + Công ty cổ phần Hương Giang đựợc thành lập bởi các thành viên đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sửa chữa ô tô, dày dặn kinh nghiệm. Và hiện nay công ty cũng đang là một đại lý của Huyndai tại khu vực Bắc miền Trung nên nguồn hàng cho trưng bày và tiêu dùng là ổn định và có giá cả cạnh tranh. - Năng lực của chủ đầu tư Chủ đầu tư là công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Hương Giang - Ông Nguyễn Hoàng Tuấn hiện đang là Tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, là một người có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh ô tô và hoạt động maketing. - Bà Phan Thị Mai là phó giám đốc kinh doanh và nhân sự từng làm việc lâu năm trong sở Công thương Nghệ An nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh. - Ông Nguyễn Hồng Lĩnh là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty . Ông say mê với ô tô từ khi còn là một cậu học sinh, ông là một trong những người sáng lập ra công ty và phụ trách tất cả những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. - Công ty là một đơn vị hoạt động động theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có tài khoản mở tại NHTM. - Người đại diện doanh nghiệp có đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự. Giám đốc là người quản lý, điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty có uy tín trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên địa bàn - Theo đánh giá của đơn vị việc trung tâm đào tạo và trưng bày tại Nghi Lộc sẽ có nhiều cơ hội phát triển Tình hình hoạt động và thu xếp vốn của công ty cho dự án Công ty thành lập từ năm 2005 nhưng chưa đi vào hoạt động nên chưa có doanh thu sang năm 2006 đơn vị bắt đầu tiến hành khởi công xây dựng trung tâm đào tạo. Trong giai đoạn 1 đơn vị tiến hành xây dựng trung tâm đào tạo dạy nghề sửa chữa, bảo hành bảo trì trưng bày và bán sản phẩm ô tô với tổng vốn đầu tư là 11.000.000.000. Bảng 3 : kế hoạch vay vốn của công ty(đơn vị : đồng) S TT Nguồn Vốn Tổng số Tỷ lệ B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 21 1 Vốn đầu tư cố định 11.000.000.0 00 100% - Vốn tự có 7.000.000.00 0 63.6 % - Vốn vay agribank Nghi Lộc 3.500.000.00 0 31.8 % - Vốn khác 500.000.000 4.6% Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT Nghi Lộc a2) Thẩm định chi tiết - Thị trường tiêu thụ và sản phẩm của dự án Dự án nằm trên trục đường giao thông quan trọng tập trung một số khu công nghiệp và khu dân cư nên có lưu lượng phương tiện đi lại rất lớn. Thêm vào đó là nhu cầu rất lớn về phương tiện giao thông cũng như học nghề của nhân dân trong và ngoài huyện Nghi Lộc, và thành phố Vinh mở rộng nên Dự án được đánh giá là có tiềm năng phát triển trong tương lai. Sản phẩm : + Đối với nhà trưng bày sản phẩm – Xưởng sửa chữa, bảo hành thiết bị phụ tùng ô tô. Công ty xây dựng mặt bằng rộng để phục vụ nhu cầu trưng bày – kinh doanh ô tô và sản phẩm dịch vụ sau bán hàng như sửa chữa xe, làm mới xe, bảo hành thiết bị và phụ tùng xe. + Đối với Trung tâm đào tạo dạy nghề : Sản phẩm của dự án sẽ là trường đào tạo dạy nghề cho học viên với mô hình đào tạo tiên tiến, hiện đại phù hợp với sự phát triển của công nghệ với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và nhiệt tình. + Căn cứ vào sự nghiên cứu thị trường và khả năng kinh doanh của công ty, chương trình kinh doanh dự kiến của dự án được thể hiện qua bảng sau Bảng 4 : Công xuất tiêu thụ của dự án S TT Tên sản phẩm Năm 1 Năm 2 Năm 3trở đi(năm sx ổn định) 1 - Sửa chữa bảo hành thiết bị phụ tùng - Ô tô 200xe/năm 300xe/năm 400xe/năm 2 Số học sinh dự kiến đào tạo nghề 200-250 học sinh / năm 300- 500 học sinh/ năm 700 học sinh / năm B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 22 Nguồn phòng tín dụng Ngân hàng huyện Nghi Lộc Giá của sản phẩm : Giá thể hiện tính cạnh tranh của sản phẩm, một sản phẩm tốt là sản phẩm có giá cạnh tranh và vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế. Vì đây là một dự án dài hạn nên giá cả sẽ có sự biến động qua các năm nhưng giá đưa ra trong dự án là một con số cố định nên để có thể đánh giá tính hợp lý của giá sản phẩm các cán bộ thẩm định dựa vào tình hình biến động giá cả trên thị trường sau đó xem xét đưa ra giá hợp lý rồi đối chiếu với giá mà chủ đầu tư đưa ra đã hợp lý hay chưa. Cụ thể về nhận xét của cán bộ thẩm định về dự án : hiện nay thị trường ô tô và phụ tùng ô tô ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, Việt Nam hạn chế nhập khẩu ô tô chính vì vậy giá ô tô ở nước ta rất cao so với các nước trên thế giới kể cả những hãng ô tô có loại xe sản xuất trong nước như Toyota, merceds, Honda do phụ tùng nhập ngoại phải chịu thuế cao nhưng không vì thế mà nhu cầu ô tô trong nước giảm đi. Khách hàng sẽ được giảm giá khi đặt hàng trước cho công ty. Khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc qua email. Mọi thông tin sẽ được nhân viên bán hàng cung cấp đầy đủ. Đây chính là hình thức mới của công ty được thực hiện ngay khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Hình thức tiếp thị quảng bá sản phẩm : Sau khi đưa vào hoạt động phòng trưng bày là nơi để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. Tất cả sản phẩm của công ty sẽ được trưng bày mẫu tại đây và bộ phận bán hàng sẽ nhận đặt hàng. Sau khi dự án hoàn thành công ty sẽ cho đăng quảng cáo sản phẩm tại Báo Nghệ An để sản phẩm có thể đến với khách hàng trong và ngoài huyện, trung tâm dạy nghề sẽ được nhiều học viên biết đến và tìm đến học. Hằng năm vào các dịp lễ lớn công ty sẽ có chương trình khuyến mại miễn phí bảo hành xe. Một chiến dịch chăm sóc khách hàng hợp lý sẽ giúp cho việc bán sản phẩm càng ngày càng tốt hơn. Đối thủ cạnh tranh : Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh và bán ô tô nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt trên địa bàn huyện Nghi Lộc chưa có một công ty nào kinh doanh dịch vụ mua bán, sửa chữa ô tô và trường dạy nghề sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chính vì vậy thị trường chứa rất nhiều tiềm năng và công ty không có nhiều đối thủ cạnh tranh. - Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự của dự án Cơ cấu của công ty gồm các phòng ban, ngoài ra dự án còn có Showroom trưng bày ô tô và trung tâm dạy nghề + 2 showroom trưng bày ô tô + Trung tâm đào tạo dạy nghề B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 23 + Dự án hoàn thành dự kiến có khoảng 100 lao động trực tiếp là công nhân và công ty cam kết sử dụng 70% lao động địa phương. + Lao động gián tiếp là 40 người trong đó có 20 giảng viên dạy nghề còn lại là văn thư, bảo vệ và quản đốc phân xưởng Tổ chức quản lý sản xuất và lao động: + Công ty Hương Giang đã có kinh nghiệm quản lý và kinh doanh từ nhiều năm với hơn 50 công nhân có tay nghề bậc cao nhiệt tình trong công việc. Ban giám đốc của công ty là người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng và có bằng đại học về quản lý, nên việc tổ chức điều hành công ty là rất chặt chẽ và khoa học. Ban giám đốc đã sát sao chỉ đạo công việc, tất cả các công trình đều được giao cho các phó giám đốc hoặc tổ trưởng phụ trách và chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc về tiến độ của công trình. - Phân tích kỹ thuật của dự án Phương án đề xuất: Diện tích toàn khu đất là : 10.000m2 , được chia ra + Diện tích đất để xây dựng xưởng sửa chữa, bảo hành thiết bị ô tô : 3.500m2 + Diện tích để xây dựng trung tâm đào tạo nghề là 1.700 m2 + Diện tích để xây dựng phòng trưng bày sản phẩm 1000 m2 + Còn lại 3800 m2 mặt đất trống để làm nhà để xe nhân viên, đường nội bộ, vườn hoa cây cảnh và rãnh thoát nước +Trung tâm dạy nghề: tổng diện tích 1.700 m2. Công trình phải đảm bảo chỗ học lý thuyết cho 200 học sinh và chỗ học thực hành cho 200 học sinh khác kết hợp với phòng chờ giáo viên trong cùng một thời điểm. + Móng bằng bê tông cốt thép mác bê tông 200, đất nền yếu nên có thể đóng cọc + Chọn khấu độ thống nhất cho hợp đất là 4m + Cốt thép AI, AII +Vì kèo thép hình ( nên có thể dùng vì kèo hiện tại nên phù hợp với thiết kế) + Mái lợp tôn Austnam + Tòa nhà trưng bày sản phẩm – Xưởng sửa chữa bảo hành thiết bị, phụ tùng Giải pháp xây dựng : Đây là khu trưng bày sản phẩm đòi hỏi phải có mặt bằng rộng đặt tại mặt tiền khu đất nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Kết cấu 2 tầng có thiết kế và trang bị kỹ thuật hiện đại với diện tích mặt bằng xây dựng là 1000 m2 .Tiếp sau khu trưng bày sản phẩm là khu sửa chữa, bảo hành thiết bị, phụ tùng ô tô. Khu nhà được đặt các máy đo dung lượng ắc qui, máy cân bánh lốp, B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 24 máy ép thủy lực, đồng hồ đo áp suất nén động cơ...Công trình này nằm ở trung tâm khu đất của dự án, diện tích xây dựng là 3.500m2. Kết cấu của công trình là nhà đổ cột trụ xây gạch, nền bê tông cốt thép, mái lợp tôn có hệ thống chống nóng . Phương án kỹ thuật thiết bị: Trang thiết bị được nhập từ Cộng hòa Liên bang Đức, ô tô nguyên chiếc được cung cấp bởi Vinaxuki và Huyndai Danh mục các thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa được nhập với giá trị khoảng 2,2 tỷ đồng. - Thẩm định tài chính của dự án Xác định tổng vốn đầu tư: + Tổng nhu cầu vốn : 11.000.000.000VNĐ + Vốn tự có : 7.000.000.000 VNĐ + Vốn vay ngân hàng NHNo & PTNT Nghi Lộc : 3.500.000.000 VNĐ Lãi vay tính 0.85%/ tháng tương đương với 10.2%/ năm( tính theo lãi suất đơn). Số vốn này sẽ được đầu tư vào việc xây dựng xưởng sửa chữa, bảo hành thiết bị ô tô, trung tâm dạy nghề và nhà trưng bày sản phẩm. Thời gian vay là 4 năm ( 48 tháng) bắt đầu vay từ tháng 11/2005 Tính hiệu quả của dự án: Ô tô tải của dự án được tính khấu hao trong vòng 5 năm và theo phương pháp đường thẳng Do đó khấu hao trong 1 năm của dự án =11000000000 5 =2200000000đ B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 25 Bảng 5 : Bảng dự trù kết quả kinh doanh của dự án trong 5 năm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Nămthứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Công suất hoạt động 65% 75% 80% 90% 90% 1.Tổng doanh thu 10200 12000 13500 13500 13500 2.Tổng chi phí 10047 10100 11000 11000 2796.508 -Nguyên vật liệu 5200 5250 5500 5500 5500 - Lương 887.6 900.2 1000 1000 1000 -Khấu hao 600 600 600 600 600 -Lãi Ngân hàng 297.5 281.112 205.224 129.336 35.6 Chi phí sản xuất 2682 2530.8 2500 2500 2500 -Thuế 15.3 190 350 350 350 -chi phí khác 305,1 425 693 693 693 3.lợi nhuận trước thuế 153 1900 2500 2500 2500 4. Thuế thu nhập DN 38,25 475 625 625 625 5. LN sau B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 26 thuế 114.75 1425 1875 1875 1875 6. Kinh phí hoànvốn(5 +Khấu hao) 1071.75 2400 2832 2832 2832 ( Nguồn : Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc) Từ bảng 5 cho thấy dự án của công ty Hương Giang đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ngay từ năm đầu đi vào sử dụng và ngày càng tăng qua các năm. Lịch trả nợ Ngân hàng: + Nguồn trả nợ cho Ngân hàng được lấy từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm trong đó lấy từ khấu hao là 60%=36 triệu đồng, Lấy từ lợi nhuận thuần bình quân hàng năm là 25% =0.25*2832= 708 triệu đồng + Thời gian trả nợ Ngân hàng(t): t = 000.000.708000.000.36 000.000.500.3  = 4.7043 ( năm)56 tháng Như vậy công ty sẽ trả nợ Ngân hàng trong vòng 56 tháng, thời gian ân hạn bắt đầu từ ngày nhận nợ là 2 tháng, đây là thời gian mà công ty chỉ trả lãi vay mà chưa trả gốc cho ngân hàng, bắt đầu từ tháng thứ 3 mỗi tháng công ty sẽ phải trả gốc vay là 744trđ + lãi vay. Lịch trả nợ của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Bảng lịch trả nợ Ngân hàng của công ty STT Trả gốc Trả lãi Năm 2007 744 297.5 Năm 2008 744 281.112 Năm 2009 744 205.224 Năm 2010 744 129.336 Năm 2011 524 35.6 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc ) Như vậy về mặt tài chính chi nhánh nhận định: B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 27 Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Hương Giang có mức doanh lợi cao, các số liệu đầy đủ, tình hình dự án tài chính lành mạnh, dự án có đủ căn cứ để khẳng định được khả năng hoàn trả nợ đó là dựa trên lợi nhuận và khấu hao được hình thành từ bản thân dự án. Các chỉ tiêu tài chính của dự án IRR của dự án của công ty Hương Giang được thể hiện qua bảng sau: IRR =    0.79046 0.27 0.01 27 0.79046 25.4913 % Như vậy IRR = 27% > lãi suất vay ngân hàng là 10.2% chứng tỏ dự án này có lãi. Bảng 7 : Bảng tính IRR của dự án Đơn vị: Triệu đồng Năm CFo Bi-Ci r1 = 27% r2 =28% 0 11000 HSCK PV(Bi-Ci) HSCK PV(Bi -Ci) 1 420.15 0.78740 330.82611 0.78125 328.242 2 477.142 0.62 295.82804 0.61035 291.2236 3 506.35 0.48819 247.19501 0.47684 241.448 4 553.042 0.3844 212.58934 0.37253 206.025 5 582.635 0.30268 176.35196 0.29104 169.57 Tổng 1262.7904 1236.5087 NPV1=0.79046 NPV2= -25.4913 (nguồn: phòng tín dụng chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc Bảng 8 : Các chỉ tiêu tài chính của dự án Các chỉ tiêu tài chính Số liệu dự án đạt/ không đạt NPV (10 năm) 4,776 tỷ đồng đạt B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 28 IRR (10 năm) 16% đạt PBP 8.2 năm đạt Tài sản đảm bảo Toàn bộ dự án (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc ) Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ đem lại mức lợi nhuận hàng tháng cho công ty khoảng 16.0897 triệu đồng, sẽ tạo việc làm thường xuyên cho lao động, nâng cao sức cạnh tranh, uy tín của công ty trên thị trường, dự án sẽ đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước thông qua tổng số thuế phải nộp mỗi năm: Năm thứ nhất là : 53.55triệu đồng Năm thứ hai là : 665triệu đồng Năm thứ ba là : 975 triệu đồng Năm thứ tư là : 975triệu đồng Năm thứ năm là : 975triệu đồng Mặt khác dự án sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển thị trường xây dựng đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các công trình đường giao thông, cầu, nhà cao tầng đồng thời nâng cao chất lượng của các công trình này, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. - Đánh giá và kiến nghị Qua quá trình thu thập thông tin, xem xét và tính toán NHNo & PTNT Nghi Lộc nhận thấy việc đầu tư là có hiệu quả về nhiều mặt. + Dự án mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư trong suốt thời gian dự án + Đóng góp một khoản đáng kể cho ngân sách nhà nước +Tạo ra nhiều công việc cho người lao động góp phần giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở địa phương + Trung tâm đào tạo sẽ đào tạo cho hàng trăm công nhân lành nghề mỗi năm. Góp phần giúp người lao động tìm được công việc ổn định, lâu dài Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, tăng trưởng cao. Dự án có tính khả thi cao, khấu hao và lợi nhuận thu được từ dự án có đủ khả năng trả nợ, thời gian hoàn vốn của dự án nhanh. Ngoài ra dự án còn tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế vững, đi đúng định hướng mà tỉnh và huyện đề ra. Mặt khác bản thân công ty Hương Giang là khách hàng có uy tín của Ngân hàng trong giao dịch vay nợ sòng phẳng không có nợ quá hạn. Do vậy chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc đã kết luận: + Dự án đạt yêu cầu các chỉ tiêu phi tài chính + Dự án đạt các chỉ tiêu về pháp lý, sản phẩm, nhân sự và công nghệ + Các chỉ tiêu tài chính của dự án đạt yêu cầu về tài sản đảm bảo là toàn bộ dự án sẽ được đánh giá thêm B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 29 + Dự án đươc tiến hành trong khu vực khuyến khích đầu tư, mang lại số lượng lớn công ăn việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội Kết luận của phòng tín dụng: đồng ý cho vay b) Đánh giá công tác thẩm định dự án của công ty Hương Giang Qua việc trình bày bản báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất của công ty Hương Giang trên đây do cán bộ tín dụng của chi nhánh tiến hành thẩm định có thể thấy một số vấn đề sau: - Những mặt đạt được + Quy trình thẩm định do Ngân hàng No&PTNT Việt Nam ban hành đã được chi nhánh tiến hành một cách khoa học bởi cán bộ tín dụng của Ngân hàng, chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các bước từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin đến khâu thẩm định dự án. + Đã tiến hành việc kiểm tra đánh giá tính trung thực của số liệu, tính toán đúng phương pháp các chỉ tiêu. Chi nhánh cũng đã quan tâm đến việc thu thập một số thông tin bên ngoài nguồn số liệu do doanh nghiệp cung cấp. + Khi thẩm định về mặt tư cách pháp nhân, tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo thẩm định đã đưa ra được những giấy tờ số liệu cần thiết chứng minh doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, tình hình tài chính của doanh nghiệp đủ điều kiện xin vay vốn. + Báo cáo thẩm định đã khẳng định được sự cần thiết của dự án đầu tư là phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. + Báo cáo thẩm định đã tính được chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án, đây là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh quy mô lãi mà dự án đem lại. Ngoài ra trong báo cáo thẩm định còn cho biết lợi nhuận thu được hàng năm của dự án, đây là những chỉ tiêu cơ bản nói lên tính khả thi của dự án. + Trong báo cáo thẩm định đã đưa ra thời gian cho vay, nguồn trả nợ vay của dự án. Đây là những chỉ tiêu hết sức quan trọng để thấy được khả năng trả nợ của dự án, trong báo cáo thẩm định cũng đã đề cập đến yếu tố thời gian của tiền. + Ngoài ra báo cáo thẩm định còn nêu lên được hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, khẳng định được lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội đồng thời cũng là yếu tố để khẳng định tính khả thi của dự án. Tuy nhiên báo cáo thẩm định này vẫn còn những hạn chế cần được thẳng thắn nhìn nhận và rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp hoàn thiện hơn trong công tác thẩm định tại chi nhánh NHNo & PTNT Nghi Lộc. - Một số hạn chế của báo cáo thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất của công ty Hương Giang + Về mặt thông tin: Mặc dù cán bộ phụ trách dự án đã rất tích cực trong việc thu thập thông tin, nhưng các thông tin về thị trường, về mặt kỹ thuật của B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 30 ô tô móc vẫn còn rất sơ sài. Những thông tin này chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp cung cấp không qua đánh giá thực tế nên độ tin cậy không cao. + Khi phân tích hiệu quả tài chính của dự án mới chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn mà chưa chú ý đến phần tích luỹ do dự án đem lại sau khi thu hồi vốn đầu tư. Không chú ý đến vòng đời kinh tế của dự án tức là độ dài thời gian mà dự án đó tồn tại, hay nói cách khác trong báo cáo thẩm định đó không quan tâm tới thời gian hoạt động của dự án sau khi đã khấu hao hết mà chỉ quan tâm đến dự án trong 5 năm đầu. + Mới chỉ tính được một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án là NPV, tuy nhiên trong việc tính toán chỉ tiêu này bản thân nó vẫn còn những hạn chế là NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, khi lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại, NPV không cho biết tỷ lệ sinh lời mà bản thân dự án đem lại nên phải kết hợp với chỉ tiêu IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ) để đánh giá tính khả thi của dự án, nhưng trong báo cáo thẩm định dự án của công ty Hương Giang thì cán bộ thẩm định của chi nhánh đó không tính đến chỉ tiêu này. Chỉ tiêu IRR của dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Hương Giang được tính toán như sau: Trong quá trình thẩm định dự án cán bộ tín dụng đã không sử dụng phương pháp độ nhạy, vì dự án được thực thi và đi vào hoạt động trong tương lai sẽ có nhiều yếu tố bất định có thể xảy ra mà khi tiến hành xây dựng dự án, người lập dự án đã không lường hết được. Do đó sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy sẽ khẳng định được tính vững chắc của dự án, nhưng cán bộ thẩm định của chi nhánh đã không sử dụng phương pháp này. Chi nhánh cần phải áp dụng phương pháp này trong công tác thẩm định của tất cả các dự án đề nghị vay vốn trung và dài hạn. Việc thẩm định dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty Hương Giang trên đây đã bộc lộ nhiều mặt cả ưu điểm và khuyết điểm. Qua đó nó cũng phản ánh được phần nào công tác thẩm định dự án nói chung của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc. 2.1.4. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc 2.1.4.1. Kết quả đạt được Về quy trình thẩm định: + Công tác thẩm định tại chi nhánh luôn được thực hiện một cách khoa học theo quy trình hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư do NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra. Với mỗi dự án xin vay vốn đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành thẩm định trên các khía cạnh như: tư cách pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự án… Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một khía cạnh cụ thể của dự án. Trong quá trình thẩm định B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 31 không thể cùng một lúc thực hiện thẩm định được tất cả các nội dung, mà phải thực hiện theo các bước, kết luận của bước này làm cơ sở phân tích ở bước tiếp theo. Số khách hàng xin vay vốn nhiều, với mục đích vay vốn khác nhau. Do vậy chi nhánh đó không thể áp dụng rập khuôn một quy trình thẩm định cho mọi dự án mà cán bộ tín dụng tại chi nhánh đó tìm tòi, nghiên cứu những quy trình riêng phù hợp với từng dự án, tránh lãng phí thời gian thẩm định vào những nội dung không cần thiết. Về phương pháp thẩm định: + Phương pháp tính toán trong thẩm định dự án ngày nay càng mang tính khoa học trong phân tích tài chính của dự án đó chú ý đến việc tính toán các chỉ tiêu: IRR, NPV, quan tâm đến giá trị thời gian của tiền nên hiệu quả tài chính của dự án đó được xác định chính xác hơn. Về nội dung thẩm định Những nội dung cần thẩm định trong dự án đều được qui định khá chi tiết Vấn đề thông tin: + Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn ngày càng phong phú. Là căn cứ để tính toán và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư chính xác hơn. Trước đây nguồn thông tin thu thập được chủ yếu từ khách vay vốn. Ngân hàng dựa vào số liệu đó để tính toán các chỉ tiêu nên mức độ chính xác của các đánh giá rút ra từ những chỉ tiêu này là không đảm bảo, nhiều khi Ngân hàng dường như nhắc lại những luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Ngày nay nguồn thông tin thu thập được phong phú hơn, ngoài nguồn do khách hàng cung cấp, Ngân hàng còn có thể thu thập thông tin về dự án từ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, từ các đối tác làm ăn với khách hàng, từ trung tâm tín dụng, trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro… + Về trình độ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho cán bộ làm công tác thẩm định trau dồi kiến thức nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định vừa trẻ vừa năng động, họ đều cố gắng trong việc nắm vững các chủ trương, mục tiêu, chính sách, định hướng phát triển của nhà nước, cũng như các nghị quyết thông tư trong các lĩnh vực có liên quan. Từ đó tạo ra một đội ngũ cán bộ hoàn toàn có khả năng thẩm định dự án đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh. + Công tác thẩm định đã đạt được yêu cầu về tính kịp thời: các dự án mà ngân hàng tiếp nhận đã được các cán bộ thẩm định hoàn thành phân tích đúng thời hạn đảm bảo nhanh chóng trả lời cho doanh nghiệp để không bị lỡ cơ hội đầu tư của họ. B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 32 Nhờ những kết quả đạt được trên mà công tác thẩm định đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn chi nhánh. Bên cạnh những mặt đã đạt được công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc còn những tồn tại sau. 2.1.4.2. Những mặt hạn chế - Về nội dung thẩm định Tất cả các dự án gửi đến Ngân hàng xin vay vốn đều được tiến hành thẩm định, tuy nhiên chất lượng thẩm định không đồng đều. Bên cạnh những dự án được xem xét nghiêm túc và toàn diện vẫn còn không ít những dự án mà việc thẩm định chỉ mang tính xem xét hời hợt, trong nhiều dự án Ngân hàng chỉ dựa vào phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đơn giản như tính lãi ròng mà dự án đem lại trong một năm nhất định, thời hạn thu hồi vốn vay và số tiền thu một năm, bỏ qua phương pháp phân tích giá trị hiện tại NPV,IRR hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Đây là phương pháp xác định hiệu quả đầu tư tương đối chính xác vì nó có tính đến yếu tố thời gian của tiền, đến thời gian hoạt động của dự án. Nhiều dự án Ngân hàng chỉ thẩm định trong mấy năm đầu khi dự án đi vào hoạt động khi mà khách hàng vẫn còn nợ Ngân hàng, còn thời gian sau đó dự án có lãi hay lỗ thì Ngân hàng lại không xem xét đến. Hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng không chỉ được xem xét ở việc nó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn xem xét cả ở việc nó đem lại lợi nhuận gì cho doanh nghiệp vay vốn nữa. Đôi khi kết luận về hiệu quả của dự án được cán bộ thẩm định đưa ra chỉ dựa trên khả năng trả nợ, trên việc phân tích thị trường, trên mối quan hệ của Ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn mà chưa thực sự chú ý đến bản thân dự án. Việc phân tích thị trường sản phẩm của nhiều dự án vẫn còn sơ sài đánh giá còn mang tính hình thức. Trong phân tích kỹ thuật của dự án, Ngân hàng hầu như không có kinh nghiệm, chủ yếu vẫn dựa vào phần phân tích trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án do doanh nghiệp gửi đến. Nên nhiều khi ngân hàng đã không xác định được chính xác tiên tiến phù hợp của máy móc thiết bị của từng dự án. Trong phân tích tài chính của dự án, một nội dung có ý nghĩa lớn là phân tích độ nhạy của dự án. Việc phân tích độ nhạy chính là phương pháp đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án. Nhưng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc nội dung này chưa được chú ý đến trong công tác thẩm định, đặc biệt đối với những món vay không lớn lắm. Việc thẩm định dự án vay vốn của công ty Hương Giang trên đây là một ví dụ. - Về thông tin B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 33 Việc thu thập thông tin là yếu tố cơ bản để tiến hành thẩm định, tuy nhiên ở chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc cán bộ thẩm định chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn do ngân hàng điều tra chỉ dừng ở việc xem xét trong sổ sách giao dịch ở trung tâm CIC (trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam). Tình hình chung hiện nay là một số doanh nghiệp nhà nước quyết toán và duyệt quyết toán chậm. Số tiền quyết toán chưa được kiểm toán nên việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo của các doanh nghiệp cung cấp thường chỉ có tính tương đối. Ngoài ra một số doanh nghiệp tư nhân thường lên đồng thời 2 cân đối lỗ riêng và lãi riêng. Để đối phó với cơ quan thuế tài chính thì doanh nghiệp sẽ sử dụng cân đối lỗ để chịu thuế thấp, đối với ngân hàng xin vay vốn thì doanh nghiệp lại sử dụng cân đối lãi. Do đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp. - Về đội ngũ cán bộ thẩm định Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc tuy đã được thành lập từ lâu nhưng do kinh tế của huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa thời gian chưa lâu. Vì vậy những doanh nghiệp phát triển với nhu cầu vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh còn chưa nhiều, vì vậy nghiệp vụ của cán bộ thẩm định chưa được trau dồi nhiều. Tuy đã có nhiều cố gắng song đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Nghi Lộc hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đủ mạnh. Chi nhánh chưa thực hiện được việc đào tạo và đào tạo lại, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo một cách có hệ thống về nghiệp vụ thẩm định cũng như các kiến thức có liên quan. Mặt khác các cán bộ thẩm định tại chi nhánh mới chỉ được đào tạo trong lĩnh vực kinh tế, chưa được đào tạo cơ bản về kỹ thuật. Thiếu kiến thức về lĩnh vực này nên khía cạnh thẩm định kỹ thuật đối với những dự án lớn thường phải đi thuê các chuyên gia tư vấn điều này đã gây ra nhiều hạn chế đối với công tác thẩm định tại chi nhánh. - Về trang thiết bị Hệ thống máy tính được trang bị đầy đủ tuy nhiên các tính năng vẫn chưa được khai thác triệt để mới chủ yếu dùng để soạn thảo và tính toán mà chưa sử dụng các phần mềm hiện đại vào phân tích dự báo, chưa sử dụng một hệ thống quản trị dữ liệu đa dạng và đủ mạnh để quản lý việc lưu trữ thông tin Thẩm định tín dụng là công việc phức tạp ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn theo sự phức tạp của các hoạt động kinh tế. Những thành tựu đã đạt được tại chi nhánh Nghi Lộc trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định. Đánh giá những yếu điểm một cách khách quan và tìm ra các biện pháp khắc phục B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 34 là rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng tại chi nhánh, nó sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững đi lên của toàn chi nhánh. 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc 2.2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc năm 2012 Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điện kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định. Vì vậy công tác thẩm định phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành. Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng đã đưa ra định hướng giải pháp như sau : + Xác định phương hướng nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tín dụng. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng. + Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định, phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. + Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. + Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. 2.2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Lộc Chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Nghi Lộc chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố như : quy trình thẩm định, phương pháp thẩm định, vấn đề thông tin và xử lý thông tin, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ làm cán bộ làm công tác thẩm định và một số yếu tố khác như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý... Do đó việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng là việc nâng cao chất lượng của các yếu tố trên. 2.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng - Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định + Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 35 công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. - Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định - Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần : + Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ tín dụng. + Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... + Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. + Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp. - Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng + Việc trang bị và đổi mới hệ thống máy tính, thiết bị mạng sẽ phục vụ tốt nhất cho quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác dữ liệu phục vụ tốt nhất công tác thẩm định. Do đó ngân hàng cần thực hiện hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng và cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ tin học đồng nhất nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Tăng chất lượng việc thu thập thông tin + Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp... Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. + Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp như : từ bạn hàng, cơ quan chủ quản doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây. Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 36 thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đó gửi ngân hàng trong hồ sơ vay vốn. - Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát Kiểm tra, kiểm soát là việc hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó : + Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra. + Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác. - Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn + Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn : biện pháp này thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng. + Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào... xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. + Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. 2.2.2.2. Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng - Đẩy mạnh công tác huy động vốn + Ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra một mức lãi suất huy động hợp lý, vừa có tính cạnh tranh nhưng cũng đồng thời hấp dẫn khách hàng. Cần đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn là điều kiện hàng đầu để mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 37 + Cần đưa ra một biên độ lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động, đảm bảo không quá cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. - Tăng cường công tác tiếp thị + Ngân hàng nên tiếp xúc việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng. + Chủ động tiếp cận từng khách hàng, chọn lọc những nhóm khách hàng phù hợp, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới từng khách hàng nhằm đem lại lòng tin, sự tin tưởng của họ với ngân hàng. + Định kỳ mở hội nghị khách hàng, từ đó có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh. Ngoài ra ngân hàng có thể thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin liên quan. Qua đó giúp ngân hàng rút ra những dữ kiện hữu ích cho việc xây dựng phương án hành động, ứng xử thích hợp. - Mở rộng địa bàn đầu tư + Chủ động nghiên cứu, tìm kiếm những thị trường tiềm năng để mở thêm những chi nhánh ngoại tỉnh. Đồng thời xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh, tích cực mở rộng huy động vốn trong các doanh nghiệp, cơ quan... để thu hút khoản tiền nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi. - Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ + Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, về chi phí thanh toán cho các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các đầu mối xuất khẩu có nguồn ngoại tệ lớn. + Đối với các doanh nghiệp có cân đối ngoại tệ xuất lớn hơn nhập thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì ngân hàng nên cam kết đảm bảo cung ứng ngoại tệ kịp thời khi doanh nghiệp có nhu cầu. - Có chính sách ưu đãi về lãi suất + Đối với những khách hàng tiềm năng, ngân hàng nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ưu đãi nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài. Khuyến khích những khách hàng này sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. + Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách hàng thì ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra. - Xây dựng chiến lược khách hàng + Chiến lược khách hàng là vấn đề mang tính trọng tâm, quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để công tác huy động vốn và cung ứng tín dụng hoạt động một cách có hiệu quả thì ngân hàng cần sớm có B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 38 phòng chăm sóc khách hàng riêng, hoạt động chuyên sâu nhằm triển khai chính sách khách hàng một cách có hiệu quả và đi vào nề nếp. + Với phương châm hoạt động “ khách hàng là thượng đế “, “ mọi khách hàng là bạn đồng hành “, ngân hàng phải cho khách hàng thấy được những tiện ích, quyền lợi khi họ giao dịch với ngân hàng. 2.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng thẩm định tín dụng 2.3.1. Kiến nghị với nhà nước Chất lượng công tác thẩm định ngoài việc phụ thuộc vào bản thân chi nhánh, còn phụ thuộc vào môi trường pháp lý, kinh tế ở bên ngoài. Nhằm giúp cho công tác thẩm định dự án đầu tư ở các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Nghi Lộc nói riêng đạt được hiệu quả cao nhà nước cần : - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý ổn định, đề ra các quy chế luật pháp liên quan đầu tư, sản xuất kinh doanh và đặc biệt cần ban hành một số văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như các văn bản sửa đổi bổ sung một số điều trong các văn bản đó ban hành, nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp, hộ sản xuất.. yên tâm sản xuất, là cơ sở vững chắc trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến thẩm định tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng tại ngân hàng. - Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của nhà nước. - Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn duy trì sản xuất trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn. - Nhà nước cần sắp xếp lại toàn bộ chính sách đối với doanh nghiệp, lọc ra cái nào đó đi vào cuộc sống, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào cần phải thực hiện. - Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, không nên có những chính sách phân biệt đối xử quá lớn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, để ngân hàng có thể công bằng hơn khi xem xét hai loại hình doanh nghiệp này theo những tiêu chuẩn thực tế khi cho vay. - Các cơ quan chức năng của nhà nước như BKH&ĐT, Bộ tài chính, cơ quan thuế và tổng cục thống kế... cần công bố những số liệu chính xác, minh bạch về sự hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời chính phủ cũng như các bộ nghành cơ quan thành lập các tổ chức chuyên thu thập, đánh giá thông tin và xếp loại các doanh nghiệp của ngành một cách chính xác nhằm giúp B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 39 cho ngân hàng có được nguồn thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính cũng như uy tín doanh nghiệp đề nghị vay. - Nhà nước thực hiện những điều trên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng tại các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Nghi Lộc nói riêng. 2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước - NHNN là cơ quan điều hành trực tiếp của các ngân hàng thương mại nên cần phải hỗ trợ cho công tác thẩm định của các ngân hàng thương mại về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định. NHNN cần đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, những thông tin từ trung tâm này có độ chính xác cao và độ tin cậy cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng thương mại. - NHNN cần tiến hành thường xuyên những buổi hội thảo về công tác thẩm định nhằm tổ chức đánh giá báo cáo kinh nghiệm trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thương mại, để từ đó hoàn thiện thêm các phương pháp tiên tiến trong công tác thẩm định, cần tổ chức các khóa học thường kỳ cho các cán bộ thẩm định của các ngân hàng do những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định từ WB, IMF... giúp cho cán bộ thẩm định của ta có những kiến thức kinh nghiệm mới nhằm nâng cao công tác thẩm định của mình. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) : bắt buộc NHTM thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia vào CIC và đa dạng hóa thông tin đầu ra, thực hiện các nghiệp vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp. - NHNN cần nghiên cứu kỹ các biến động, hướng phát triển của tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế để đưa ra mức lãi suất cho vay cơ bản phù hợp, ổn định, các NHTM sẽ dùng nó để tính lãi suất cho vay riêng đối với từng khách hàng. 2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - NHNo & PTNT Việt Nam cần xây dựng hệ thống, quy trình thẩm định mới, rõ ràng cụ thể hơn. Quy trình mới phải đầy đủ nội dung, thông tin cập nhật, phương pháp tiến hành thẩm định tiên tiến, ngoài ra cần đưa ra một số chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. - Đảm bảo các thông tin được thông suốt, chính xác kịp thời giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống bằng việc tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của hệ thống. B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 40 - NHNo & PTNT Việt Nam cần xây dựng các phương án biện pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định, có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng nhân viên làm công tác thẩm định trong hệ thống. Định kỳ tổ chức các buổi gặp mặt, hội thảo giữa các cán bộ thẩm định của các chi nhánh trong toàn hệ thống để họ có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng nâng cao trình độ của mình. - NHNo& PTNT Việt Nam cần xây dựng những chính sách khen thưởng thoả đáng đối với các cán bộ tín dụng có những thành tích suất sắc đem lại lợi ích cho các chi nhánh cũng như cho toàn hệ thống. Có như thế mới có động lực thúc đẩy các cán bộ thẩm định phát huy hết năng lực của mình cũng như tích cực trong việc tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi người. Kết luận Có thể nói, thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần có những phương pháp, áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý. Phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Hạn chế những khoản nợ xấu và nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế rất quan trọng. Ngân hàng là chiếc cầu nối luôn chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHNo & PTNT Nghi Lộc cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cần chú trọng đến việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể hoạt động tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định đóng góp vào sự lớn mạnh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bài báo cáo thực tập đã thực hiện được những nội dung chính đó là : - Khái quát về NHNo & PTNT Nghi Lộc - Công tác thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc - Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc. Với những kiến thức của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đoàn Thị Ngọc Hân và các cô chú, anh chị trong NHNo & PTNT huyện B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp GVHD: §oµn ThÞ Ngäc H©n SVTH: NguyÔn ThÞ LÖ H»ng MSSV: 0854027212 41 Nghi Lộc, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài em thực hiện còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô bộ môn tài chính – ngân hàng, các cô chú anh chị đang công tác để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nghi Lộc năm 2009 – 2011 2. Báo cáo thẩm định tại NHNo & PTNT Nghi Lộc 3. Các văn bản pháp lý của nhà nước từ trung ương tới địa phương 4. PGS .TS Nguyễn Thị Mùi (2008), giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. 5. Tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ. 6. Luật các tổ chức tín dụng. 7. Webside:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_p1_1_1__0812.pdf
Luận văn liên quan