MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Vai trò của đội ngũ lao động và sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 3
I. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 3
1.Khái niệm đội ngũ 3
2. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 3
2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 3
2.1.1.Khái niệm độ ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 3
2.1.2. Đặc điểm lao động và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.1.2.1. Đặc điểm lao động của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 5
2.1.2.2.Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý 5
2.2. Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 6
2.2.1.Khái niệm 6
2.2.2.Phân loại 7
2.2.3. Đặc điểm đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
II.Chất lượng đội ngũ lao động và các yếu tố ảnh hưởng 8
1.Chất lượng đội ngũ lao động 8
1.1.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 8
1.1.1.Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 8
1.1.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 8
1.1.2.1.Trình độ của cán bộ quản lý 8
1.1.2.2.Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý 9
1.1.2.3.Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý 11
1.2.Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh 11
1.2.1.Khái niệm 11
1.2.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh 2
2.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ lao động 13
2.1.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 13
2.1.1.Yếu tố về đào tạo và phát triển 13
2.1.2.Yếu tố về tuyển dụng và lựa chọn cán bộ quản lý 14
2.1.3.Yếu tố về tiền công,chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật 17
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh 18
2.2.1.Yếu tố đào tạo lao động sản xuất - kinh doanh 18
2.2.2.Yếu tố tiền công, chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật 23
III.Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong doanh nghiệp 25
1. Đối với lao động quản lý 25
2. Đối với lao động sản xuất – kinh doanh 25
Chương II: Thực trạng đội ngũ lao động ở Công ty Đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI 26
I.Tổng quan về Công ty 26
1.Giới thiệu chung về công ty 26
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28
2.1.Chức năng 28
2.2.Nhiệm vụ 28
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29
4.Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty 34
II.Thực trạng chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty Đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI 37
1.Tình hình về lao động và chất lượng lao động ở Công ty 37
2. Đánh giá chung về chất lượng lao động ở Công ty 43
3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty 44
3.1.Công tác đào tạo 44
3.2.Công tác tuyển chọn nhân lực ở Công ty 45
3.3.Tiền lương và chế độ đãi ngộ của Công ty 47
3.3.1.Tiền lương cho người lao động 47
3.3.2.Chế độ đãi ngộ 50
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI 52
I.Yêu cầu nâng cao chất lượng lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI. 52
1.Nhu cầu về lao động quản lý 52
2.Nhu cầu về lao động sản xuất kinh doanh 53
II.Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI 54
1. Đào tạo nhân lực 54
1.1.Các định hướng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gắn 1.2.Nội dung chính của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI 55
1.2.1.Xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 55
1.2.2.Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo chuẩn nâng cao chất lượng đào tạo. 56
1.3.3.Xây dựng đội ngũ đầu đàn cơ sở 57
1.2.4.Đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ,có năng lực chuyên môn làm lực lượng kế thừa cho nguồn nhân lực của Công ty. 57
2.Tuyển chọn nhân lực ở Công ty 58
3.Giải pháp về tiền lương 60
4.Giải pháp tạo động lực tinh thần cho người lao động 61
5.Một số giải pháp khác 61
Kết luận 62
Danh mục tài liệu tham khảo 63
Phụ lục .64
NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng - PIDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
130.871.578.029
154.679.708.723
174.429.523.250
Giá vốn hàng bán
11
121.252.335.618
144.281.466.1978
165.876.516.680
Lợi nhuận về bán hang
và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
9.619.251.411
10.398.242.526
8.553.006.570
Doanh thu hoạt động tài chính
21
52.062.709
186.646.244
62.500.382
Chi phí tài chính
22
1.077.812.253
856.357.280
1.077.816.609
Trong đó:lãi vay phải trả
23
Chi phí bán hàng
24
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
7.467.605.004
8.246.112.673
6.012.603.783
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
(30=20+21-22-24-25)
30
1.125.896.863
1.464.418.817
1.525.086.560
Thu nhập khác
31
20.102.813
514.762.367
972.086.485
Chi phí khác
32
76.484.930
623.302.100
923.986.365
Lợi nhuận khác
(40=31-32)
40
(56.382.123)
(108.539.733)
48.118.120
Tổng lợi nhuận trước
thuế (50=30+40)
50
1.069.514.730
1.355.879.084
1.573.204.680
Thuế thu nhập DN phải nộp
51
299.464.125
379.646.144
440.497.310
Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
770.050.612
976.232.940
1.132.707.370
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI)
Qua bảng thống kê kết quả kinh doanh qua 3 năm từ 2004 – 2006 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 770.050.612 đồng, đến năm 2005 là 976.232.940 đồng, tăng 206.182.328 đồng so với 2004; năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 1.123.707.370 đồng, tăng 147.474.430 đồng so với 2005 và tăng 353.656.758 đồng so với 2004. Lợi nhuận khác mà Công ty thu về năm 2006 là 48.118.120 đồng, trong khi đó năm 2004 và 2005 do chi phí khác lớn hơn thu nhập khác nên phần này ở Công ty bị âm.
Công ty có được kết quả kinh doanh như vậy là do:
-Thuận lợi:
+Tổng công ty tiếp tục tạo cơ chế chủ động cho đơn vị, đây là cơ sở giúp Công ty chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh.
+Do có thương hiệu trong lĩnh vực xây lắp điện, công tác thị trường ở Công ty phát triển tốt nên đã ký nhiều hợp đồng có giá trị.
+Đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết với công việc, vững vàng trong điều kiện khó khăn và đoàn kết nội bộ tốt.
+Công ty luôn chú trọng tới việc chăm lo đời sống của CBCNV trong công ty.
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn gặp không ít khó khăn, cụ thể là:
+Khách quan: yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là do giá dầu, giá vàng thế giới tăng kéo theo giá của các vật liệu cho xây lắp điện cũng tăng; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đơn vị trong và ngoài ngành điện có cùng chức năng và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh với Công ty.
+Chủ quan: do hạn chế về vốn, công ty phải vay ngân hàng nên hiệu quả kinh doanh còn thấp, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ huy thi công có kinh nghiệm còn thiếu; các trang thiết bị thi công còn thiếu, phải thuê ngoài thiếu tính chủ động.
Mặc dù gặp những khó khăn như vậy, nhưng với nỗ lực của toàn thể CBCNV công ty đã hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty giao.
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty Đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
1. Tình hình về lao động và chất lượng lao động ở Công ty
Do đặc tính của ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và sản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi côngDo vậy lực lượng lao động của công ty có sự biến động khá lớn. Số lao động của công ty dao động ở khoảng 300 người, có sự dao động theo từng thời điểm.
Ta có bảng thống kê số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm:
Bảng 2.3: Số lượng CBCNV của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
So sánh
04/03
(%)
So sánh
05/04
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
A.Theo thời
hạn hợp đồng
150
100%
200
100%
293
100%
75.00%
68.26%
1.Hợp đồng dài
hạn
27
18.00
35
17.5
80
27.3
77.14
43.75
2.Hợp đồng1
Năm
30
20.00
50
25.00
90
30.72
60.00
55.56
3.lao động thời
vụ
93
62.00
115
57.5
123
41.98
80.87
93.49
B.Theo trình độ
lao động
150
100%
200
100%
293
100%
75.00%
68.26%
1.Trên đai học
5
3.33
8
4.00
10
3.41
62.5
80.00
2. Đại học
70
46.67
85
42.5
98
33.44
82.35
86.73
3.Cao đẳng
35
23.33
45
22.5
85
29.01
77.78
52.94
4.Trung cấp
15
10.00
20
10.00
35
11.96
75.00
57.14
5.Công nhân
kỹ thuật cao
5
3.33
10
5.00
22
7.51
50.00
45.45
6.Công nhân
kỹ thuật
10
6.67
14
7.00
18
6.14
71.43
77.78
7.Công nhân
sản xuất
10
6.67
18
9.00
25
8.53
55.56
72.00
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển Điện lực và hạ tầng - PIDI)
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sử dụng lao động ở Công ty trong 3 năm từ 2003 đến 2005 có sự tăng lên đáng kể:
Năm 2004 tăng 50 người so với năm 2003, tương đương với tăng 25%. Trong đố số lượng lao động dài hạn tăng 8 người, tương ứng với tăng 22.86%; số lượng lao động hợp đồng 1 năm tăng 20 người, tương ứng với tăng 40%, số lượng lao động thời vụ tăng 22 người, tương ứng với tăng 19.13%.
So sánh năm 2005 và 2004 ta thấy: số lượng lao động tăng 93 người tương ứng với tăng 31.74%. Nguyên nhân là do lao động dài hạn tăng 45 người, tương ứng với tăng 56.25%; lao động hợp đồng năm tăng 40 người, tương ứng với tăng 44.44% và lao động thời vụ tăng 8 người, tương ứng tăng 6.51%.
Chất lượng lao động không ngừng tăng lên qua các năm để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Số lao động có trình độ trên đại học xu hướng tăng: tăng từ 5 người năm 2003 lên 10 người 2005, những người này thường giữ chức vụ lãnh đạo trong công ty. Số lao động có trình độ đại học ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động hợp đồng ở Công ty, số lao động có trình độ đại học chiếm hơn 1/3 tổng số lao động toàn công ty. Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp cũng tăng lên, năm 2005 lực lượng này chiếm 40.97% lao động toàn công ty. Mặc dù số lượng lao động có trình độ đại học tăng nhưng so với quy mô lao động trong các năm thì tỷ trọng lao động có trình độ đại học giảm đi. Công nhân kỹ thuật cao có tăng qua các năm nhưng với số lượng ít và chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2005 lực lượng này chiếm 7.51%.
Công ty có độ ngũ các kỹ sư, cử nhân trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất. Đây là lực lượng nòng cốt, quan trọng, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, áp dụng những kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, tạo sức bật, tạo thương hiệu của Công ty trên thị trường, tạo sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Trong năm 2006 tổng số lao động của công ty là 300 nhân viên kể cả lao động quản lý, qua bảng số liệu trên ta thấy lao động có trình độ trung cấp trở lên ở Công ty là 122 người chiếm khoảng 40.67%. Trong đó, những người có trình độ trên đại học chiếm 3.67%, những người này thường giữ những chức vụ quan trọng trong Công ty như Giám đốc Công ty, Phó giám đốc Công ty, trưởng phòng. Mặc dù có trình độ cao nhưng những cán bộ làm việc lâu năm ở Công ty (trên 15 năm), có kinh nghiệm, có kỹ năng lại rất ít, chỉ khoảng 16 người, chiếm khoảng 13.11% tổng số lao động có trình độ và khoảng 5.33% lao động toàn Công ty. Số lao động có trình độ làm việc với thời gian ngắn, mới vào công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động có trình độ, chiếm 52.46%.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu lao động theo trình độ ở Công ty năm 2006
Cơ cấu lao động ở Công ty năm 2006
Lao động phổ
thông 59.33%
Cao đẳng và
trung cấp
7%
Đại học
30%
Trên đại học
3.67%
Cơ cấu lao động theo chức năng ở Công ty là hình thức phân công lao động dựa vào vai trò, chức năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI được chia thành các nhóm chức năng chính, được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo chức năng ở Công ty
Lao động quản lý ở Công ty chiếm 36.67% trong tổng số lao động trong đó bộ máy lãnh đạo chiếm 25.73%, tương đương 8.33% tổng số lao động toàn Công ty; công nhân viên văn phòng và bảo vệ chiếm 40.91% tương đương với 15% tổng số lao động toàn Công ty; nhân viên quản lý kinh tế và kỹ thuật chiếm 36.36% tương đương với 13.33% lao động toàn Công ty.
Lãnh đạo Công ty vừa là thầy, vừa là bạn và là đồng nghiệp của nhân viên, tạo cho nhân viên nhiều cơ hội tiếp cận với đối tác, khách hàng, hiểu được cách thức phát triển và nhu cầu của chính doanh nghiệp mình. Lãnh đạo Công ty là tạo nên sức mạnh văn hóa, tinh thần và niềm tin để nhân viên làm việc và sáng tạo, là hình mẫu cho nhân viên noi theo. Các nhân viên sẽ theo đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bản lĩnh thị trường và quan trọng là họ biết tự tin vào mình hơn người khác tin vào họ.
-Lao động quản lý nhân sự là những người lãnh đạo, quản lý nhân sự ở Công ty bao gồm giám đốc, phó giám đốc điều hành, trưởng phòng tổ chức – hành chính.Với vai trò đặc biệt của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự tồn tại của Công ty thì vai trò của đội ngũ quản lý nhân lực càng trở lên quan trọng hơn. Đội ngũ này có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty, đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời đưa ra các chương trình, chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
-Lao động quản lý kinh tế và kỹ thuật ở Công ty bao gồm những người làm công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành các kỹ thuật sản xuất cùng với những người làm công tác tài chính kế toán của Công ty. Đó là phó giám đốc tài chính, phó giám đốc cơ điện, phó giám đốc hạ tầng, trưởng phó phòng kế hoạch đầu tư, trưởng phó phòng tài chính kế toán, các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật ở các xí nghiệp, các đội sản xuất. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh tương đối chính xác, nhằm từng bước hạ giá thành, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
Lao động sản xuất trực tiếp ở chiếm 63.33% lao động toàn Công ty: họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình thi công, thiết kế và lắp đặt các công trình do Công ty đảm nhận.
Công ty đã tổ chức cho lao động học tập nội quy, quy định an toàn lao động, tổ chức thi sát hạch định kỳ theo quy định. Toàn thể công nhân lao động đã được Công ty tạo điều kiện trong lao động:
-Người lao động trong Công ty đều được trang bị bảo hộ như mũ, khẩu trang, dây bảo hiểm khi thi công tại vị trí cao…
-Trong thời gian làm việc tại công trình xây dựng người lao động phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động
Lãnh đạo Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn về kỹ thuật cho lao động khi có trang thiết bị mới được nhập về.
Bảng 2.4: Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006
TT
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
THEO NGHỀ
SL
THEO BẬC
Bậc 3/7
Bậc 4/7
Bậc 5/7
Bậc 6/7
1
Công nhân kỹ thuật điện
120
30
50
28
12
2
Công nhân kỹ thuật xây dựng
30
5
5
15
5
3
Công nhân cơ khí
52
10
23
15
4
4
Lái cẩu
8
8
5
Lái xe tải
8
8
6
Nhân viên thí nghiệm
12
Cộng
230
61
80
66
23
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI)
Qua bảng trên ta thấy công nhân kỹ thuật của Công ty có tay nghề cà kỹ năng tương đối cao có số lượng tương đối lớn,chiếm tỷ lệ 66.67%, tuy nhiên công nhân có bậc 6/7 ở Công ty chiếm số ít, khoảng 10% công nhân kỹ thuật của Công ty và khoảng 7.67% lao động toàn Công ty.
2. Đánh giá chung về chất lượng lao động ở Công ty
Chất lượng lao động ở Công ty ngày càng được nâng cao cả về năng lực và phẩm chất. Lao động ở Công ty trong những năm gần đây được trẻ hóa.Ta có bảng thống kê số lượng lao động theo độ tuổi ở Công ty.
Bảng 2.5: Lao động theo độ tuổi ở Công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tuổi < 30
75
105
146
150
Tuổi từ 30 – 50
45
75
130
138
Trên 50
30
20
17
12
Tổng
150
200
293
300
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng –PIDI )
Qua bảng số liệu ta thấy, độ tuổi lao động ở Công ty tương đối trẻ và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đội ngũ lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là lực lượng trẻ có sự nhiệt tình, năng động sáng tạo, gắn bó với công việc. Họ là những người có lòng nhiệt huyết, khát khao vươn lên, muốn cống hiến, muốn khẳng định bản thân. Do vậy đây là lực lượng vô cùng quan trọng trong việc tiên phong đi đầu, tiếp thu và áp dụng những kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật hiện đại để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nhằm áp dụng vào quá trình sản xuất.
Tuy nhiên nhược điểm của đội ngũ lao động trẻ này là thiếu kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa vững. Mặc dù vậy, đội ngũ lao động này sẽ là lực lượng nòng cốt của Công ty trong tương lai.
Lao động ở độ tuổi tù 30 – 50 chiếm số lượng tương đối lớn ở Công ty. Đây là lực lược lao động đang ở trong thời kỳ đỉnh cao cả năng lực và trí tuệ.
Lao động quản lý ở Công ty ngày càng hoàn thiện kỹ năng quản lý, năng lực điều hành Công ty ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm.Ban lãnh đạo Công ty dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình, đồng thời họ cũng dựa vào thị trường để đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời trước sự thay đổi không ngừng của các yếu tố trên thị trường.
Lao động sản xuất – kinh doanh ở Công ty cũng ngày càng tự hoàn thiện mình để đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao của công việc, đáp ứng với đòi hỏi của thị trường, của ngành nghề.
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty
3.1. Công tác đào tạo
Cùng với sự phát triển của ngành điện Việt Nam, Công ty Đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng trong các năm qua luôn không ngừng đổi mới và phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực tư vấn thiết kế, thương mại, hạ tầng, xây lắp, bảo hành sửa chữa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội đất nước.
Công tác đào tạo và đào tạo lại trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Các hình thức đào tạo chuyên môn từ công nhân, kỹ thuật viên trung cấp đến kỹ sư đều được Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng gửi đi đào tạo hoặc đào tạo trực tiếp. Lực lượng bổ sung từ số sinh viên mới tốt nghiệp hàng năm nhận công tác tại Công ty cũng đáng kể, góp phần làm cho đội ngũ lao động của Công ty ngày một phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Việc bồi dưỡng, huấn luyện, nâng bậc hàng năm được thực hiện chặc chẽ, có bồi dưỡng lý thuyết, kèm cặp tay nghề và sát hạch nghiêm túc cho mọi đối tượng công nhân kỹ thuật. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, ngoại ngữ, vi tính, tổ chức các chuyên đề khoa học, hội thảo của các nhà cung cấp cũng được quan tâm, phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Thông qua hợp tác quốc tế, Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng hàng năm đã tổ chức nhiều đoàn tham quan, học tập ở nước ngoài từ các nước trong khu vực đến các quốc gia khác. Đồng thời Công ty tổ chức và tạo điều kiện tham gia lớp học Tiến sĩ cho các cán bộ chủ chốt, các khóa đào tạo ngắn hạn và các khóa đào tạo tại chức tại các trường đại học đối với các cán bộ quản lý các cấp.
“Năm 2006 Công ty cử 30 cán bộ thuộc các lĩnh vực kế toán, quản trị kinh doanh, kỹ sư điện, kỹ sư xây dựng…đi học tại các trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa.. “6 Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cho người lao động được cử đi học. Tuy nhiên các khoá học vẫn chưa thật sâu sát và cón quá ngắn, thường chỉ từ 3 đến 5 tháng, thời gian ngắn thì các cán bộ dược ửu đi học thường không có điều kiện tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, kinh phí của Công ty cho đào tạo nguòn nhân lực còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng nhiều CBCNV muốn tham gia các lớp học chuyên nghiệp, dài hạn phải tự bỏ tiền túi ra. Điều này gây không ít trở ngại cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty.
3.2.Công tác tuyển chọn nhân lực ở Công ty
Tuyển chọn nhân lực ở Công ty rất quan trọng vì chọn ra người đáp ứng được với yêu cầu của công việc. Nếu Công ty tuyển chọn được người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo, có kinh nghiệm trong các công việc về xây lắp, điện và cơ điện thì sẽ nhanh chóng quen công việc ở Công ty, không mất thời gian phải đào tạo lại.
Giám đốc Công ty có quyền quyết địng tối cao đối với việc tuyển dụng nhân sự, là người phê duyệt và ra quyết định tuyển dụng nhân sự trong toàn Công ty, kể cả lao động phụ và lao động phổ thong. Mọi đối tượng và hình thức tuyển dụng đều phải th ông qua sự phê duyệt của giám đốc. Cùng với giám đốc, phòng tổ chức – hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho Công ty. Đây là nơi lập kế hoạch, xác định nhu cầu nhân sự của các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty, là nơi phân tích, xem xét đề trình lên giám đốc các nhu cầu tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng nhân sự. Đồng thời đây cũng là bộ phận chính thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự sau khi được giám đốc phê duyệt và quyết định chương trình tuyển dụng.
Với sự mở rộng quy mô Công ty, “năm 2007 công ty cần tuyển thêm 20 lao động có trình độ đại học, cao đẳng để bổ sung vào đội ngũ lao động quản lý cho các phòng ban và 55 lao động sản xuất cho các xí nghiệp”5. Sau khi xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự, Công ty tiến hành thông báo trên các kênh tuyển dụng truyền thông như các trung tâm giới thiệu việc làm, thông qua CBCNV trong công ty. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công ty tiến hành xem xét, phân loại hồ sơ dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản.Những ứng viên có hồ sơ được lựa chọn thông qua một vòng phỏng vấn sẽ lựa chọn ra những ứng viên tốt nhất.
Những ứng viên này sẽ được Công ty ký hợp đồng thử việc và tiền hành thử việc trong thời gian là 2 tháng. Sau thời gian thử việc, căn cứ vào kết quả thử việc cũng như yêu cầu của từng vị trí, Công ty sẽ th ông báo kết quả tuyển dụng cho các ứng viên.
Công tác tuyển dụng của Công ty còn một số điểm Công ty làm chưa thực sự tốt và hiệu quả không cao:
Thứ nhất, trong quá trình tuyển mộ Công ty không thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, Internet, các báo ra hàng ngày…Điều này khiến cho nguồn tuyển dụng hạn chế, không thu hút được nhân tài tham gia tuyển dụng, mà người tham gia tuyển dụng thường là những người thân quen, con ông cháu cha. Trong khi đó những người thực sự có trình độ, có năng lực muốn tham gia tuyển dụng lại không biết thông tin. Điều này khiến cho công tác tuyển dụng thường gặp phải khó khăn và kết quả không cao
Thứ hai, phương thức tuyển dụng của Công ty còn quá đơn giản, quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hồ sơ và một số câu hỏi giản đơn thông thường về chuyên môn và xã hội. Thêm vào đó, việc ưu tiên con em cán bộ trong công ty và sự đánh giá chủ quan của người xét tuyển nên kết quả là chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực không cao. Khi chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực không tốt, làm cho Công ty phải tốn thời gian thêm và chi phí cho việc đào tạo lại.
3.3. Tiền lương và chế độ đãi ngộ của Công ty
3.3.1. Tiền lương cho người lao động
*Nguồn hình thành quỹ lượng:
-Từ kết quả sản xuất – kinh doanh hàng năm của Công ty
-Từ quỹ lương dự phòng
*Cơ sở phân phối tiền lương
-Kết quả công việc của người lao động đạt được theo khối lượng chất lượng công việc được giao
-Ngày công, giờ công
-Tính quan trọng, phức tạp của công việc được giao
-Kinh nghiệm, thâm niên, khả năng thăng tiến…
*Phương pháp tính lương
-Công ty thực hiện trả lương hàng tháng cho người lao động vào 2 kỳ:
+Kỳ 1 là lương tạm ứng; vào ngày 14 – 18 hàng tháng, được thanh toán và ký nhận vào bảng lương ở phòng Tài chính - Kế toán của Công ty.
+Kỳ 2 là lương được tính cụ thể vào chức danh, mức độ phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn.
-Tiền lương nhận thực ở kỳ 2 là tiền lương tháng trừ đi lương tạm ứng kỳ 1, trừ đi thi đua và tiền đóng BHXH, cộng tiền lương bổ sung nếu có. Nhận được vào ngày 3 – 5 tháng sau.
*Cách tính lương
-Đối với lương kỳ 1: thể hiện số lương đóng BHXH, tiền lương kỳ này gọi là lương tạm ứng. Lương tạm ứng chỉ thanh toán cho cá đối tượng đi làm lớn hơn hoặc bằng 65% tổng số ngày công hoặc thanh toán 1/2 mức lương tạm ứng cho lao động đi làm từ 50 – 65% tổng số ngày công, còn lại thì không được thanh toán.
Lương tạm ứng ở Công ty cố định theo tỷ lệ lương của từng CBCNV trong Công ty, cụ thể mức tiền tạm ứng:
+Giám đốc công ty: 2.500.000 đồng
+Phó giám đốc công ty:2.000.000 đồng
+Trưởng phòng, phó phòng, quyền trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp: 1.200.000 đồng
+Tổ trưởng, cán bộ:8.000.000 đồng
+Công nhân, nhân viên bếp, bảo vệ…:5.000.000 đồng
-Đối với lương kỳ 2 có công thức tính:
L = T*Đ trong đó L: tổng lương của mỗi cá nhân
T: tổng điểm; T = G*H với G: điểm thi đua;
H: hệ số đánh giá công việc
Đ: đơn giá
Điểm thi đua G được tính căn cứ trên bình xét thi đua, hàng tháng hội đồng thi đua của Công ty sẽ căn cứ vào bình xét thi đua của các đơn vị để quyết định xếp loại.
Đ1=(công A*1+công B*0.7+công C*0.6): công đủ trong tháng
Hệ số đánh giá công viêc H không cố định, thay đổi theo từng tháng, căn cứ vào các yếu tố sau:
+Đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo phân công nhiệm vụ trong tháng
+Công việc là đơn giản hay phức tạp
+Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+Chấp hành tốt sự phân công của người quản lý, làm việc có trách nhiệm, tự giác cao….
Đơn giá Đ bằng lương bình quân tháng nhân tổng số người bình quân có mặt chia tổng điểm của các bộ phận.
Ưu điểm và nhược điểm
-Ưu điểm:
+Lương của lao động bộ phận sản xuất trực tiếp là như nhau, cùng làm công việc như nhau thì hưởng lương như nhau.
+Khuyến khích lao động ở bộ phận gián tiếp, phân biệt được người làm việc tốt và người làm việc chưa tốt để ưu đãi, khuyến khích, nhân rộng cá nhân tốt, giúp đỡ người làm việc chưa tốt, do đó cải thiện chất lượng lao động, chất lượng công việc.
-Nhược điểm: hội đồng thi đua mất thêm thời gian để đánh giá công việc cũng như giải quyết những thắc mắc vì cần công bẳng, chính xác và quyết đoán trong đánh giá.
Công ty đã thực hiện chi trả lương cho người lao động trên cơ sở định mức lao động và định biên lao động đã được Tổng công ty phê duyệt đơn giá tiền lương là 45đồng/1000đồng doanh thu.
3.3.2. Chế độ đãi ngộ
Với quá trình xây dựng và phát triển Công ty hơn 10 năm qua,bên cạnh việc không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho sản xuất. Công ty đặc biệt chú ý đến đời sống của CBCNV trong công ty, ngoài việc thực hiện tốt chế độ tiền lương, Công ty còn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến chế độ đãi ngộ người lao động.
Nhằm nâng cao thể lực và đời sống văn hoá, tinh thần cho CBCNV, Công ty thường xuyên quan tâm đến các hoạt động, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao cho CBCNV toàn Công ty. Công ty còn tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho người lao động. Các chế đọ đối với người lao động như: lễ tết, ốm đau, trợ cấp khó khăn…đều được Công ty thực hiện đầy đủ theo thoả ước lao động tập thể. Trang bị đồng phục mùa hè cho khối lao động gián tiếp và quy định ngày mặc trong tuần, tạo nét văn hóa thống nhất trong toàn Công ty. Đã tiến hành thủ tục quy định và ra quyết định nâng lương năm 2006 cho 35 CBCNV, năm 2007 cho 42 CBCNV. Các hoạt động này không những tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người lao động sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, giúp cho họ có tinh thần thoải mái hơn, hưng phấn hơn và làm việc hiệu quả hơn, đồng thời có tác dụng thu hút cũng như giữ chân những nhân viên giỏi - những nhân tài của Công ty.
Bên cạnh hoạt động giải trí Công ty còn thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho người lao động. Tiến hành chăm sóc và khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động.
Ngay từ đầu năm Công ty đã tổ chức cho công nhân học tập nội quy, quy phạm an toàn lao động và tổ chức thi sát hạch định kỳ theo quy định. Toàn bộ công nhân lao động làm việc trong Công ty đều được trang bị bảo hộ lao động theo quy định.
Hàng tháng Công ty tiến hành khen thưởng cho các nhân và tập thể xuất sắc. Hoạt động này có tác dụng kích thích sự phấn đấu thi đua của toàn bộ CBCNV trong Công ty, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc và năng suất của người lao động.
Để nâng cao chất lượng lao động, Công ty cần có các giải pháp nâng cao chất lượng lao động.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ HẠ TÂNG - PIDI
I. Yêu cầu nâng cao chất lượng lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, chất lượng lao động là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy Công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải có đội ngũ lao động có chất lượng đảm bảo và đáp ứng với các yêu câu ngày càng cao của thị trường.
1. Nhu cầu về lao động quản lý
Với sự hình thành và phát triển của Công ty trong thời gian hơn 10 năm, với đa dạng các lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động tương đối rộng,ngành nghề kinh doanh tương đối đa dạng,nhu cầu về số lượng lao động quản lý ở Công ty tương đối lớn, vào khoảng 40% tổng số lao động. Sở dĩ, Công ty có nhu cầu lớn như vậy là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, mặt khác Công ty muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cần phải có những cán bộ quản lý có đủ đức và tài để kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình thực hiện của công nhân Công ty.
Về chất lượng lao động quản lý phải ngày càng được nâng cao, người làm công tác quản lý ở Công ty trong thời gian tới cần phải có dự đoán, dự báo nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý, có tầm nhìn chiến lược, có nhân cách và nhân thân tốt, gắn bó với Công ty, phấn đấu hết mình vì sự phát triển của Công ty, đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi của cá nhân, phản ứng nhanh nhạy với thị trường, biết tiếp thu những ý kiến đóng góp của CBCNV trong Công ty để đưa ra những chính sách, chủ trương phát triển Công ty kịp thời, đúng lúc. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý phải có năng lực, có tầm nhìn chiến lược trong định hướng phát triển, nhạy bén trong kinh tế thị trường...
2. Nhu cầu về lao động sản xuất kinh doanh
Do đặc thù của công việc,lao động sản xuất kinh doanh của Công ty thường xuyên có sự biến động, số lượng lao động không ổn định. Sở dĩ có hiện tượng trên là do đặc điểm kinh doanh của Công ty chủ yếu là các công trình về điện. Do vậy, Công ty thuê thêm lao động từ bên ngoài vào làm với thời gian ngắn. Tuy nhiên những lao động sản xuất kinh doanh trong biên chế của Công ty, ký hợp đồng lao động dài hạn với Công ty phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, có tay nghề cao trong công việc, yêu nghề, có tâm huyết trong công việc. Đối với số lao động trực tiếp, nhất là những công nhân trẻ, những thanh niên trưởng thành từ nông thôn, có nguyện vọng làm việc lâu dài ở đơn vị, chịu khó học hỏi và có tay nghề vững, đơn vị sẽ đào tạo tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở các trường chuyên ngành để họ có kiến thức chuyên môn và trau dồi thêm kinh nghiệm, từng bước đảm trách những phần việc quan trọng như lắp đặt thiết bị, thí nghiệm điện tại các đường dây và trạm... Đồng thời, sắp xếp lại các đội sản xuất theo hướng tinh gọn, năng động, đảm bảo thi công công trình đạt chất lượng, tiến độ và an toàn.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn và thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, có khả năng tìm tòi,học hỏi,tư duy sáng tạo và độc lập trong công tác,có khả năng làm việc độc lập hoặc khi có yêu cầu thì làm việc theo nhóm. Đội ngũ công nhân được đào tạo bài bản, có tác phong công nghiệp,có trách nhiệm trong công việc.
II. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
1. Đào tạo nhân lực
Đào tạo là phương tiện hữu ích để hợp lý hoá quá trình lao động, nâng cao năng suất lao động. Chất lượng lao động không thể duy trì và phát triển nếu không có sự đào tạo một cách thường xuyên. Đào tạo và nâng cao trình độ là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Đào tạo đội ngũ lao động ở Công ty là việc rất cần thiết và không thể thiếu.
1.1. Các định hướng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gắn với việc sử dụng lao động tại đơn vị sản xuất kinh doanh điện: - Có kế hoạch trung và ngắn hạn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp quy hoạch tổng thể ngành điện, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Liên kết và hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành điện, trong và ngoài nước để đa dạng hóa các loại hình đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho Công ty.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn tại cơ sở có kỹ năng chuyên môn, tay nghề cao có khả năng thực hiện công tác đào tạo tại chỗ, huấn luyện và kèm cặp công nhân mới.
- Đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ, có năng lực chuyên môn làm lực lượng kế thừa và phát huy tốt các công tác của các bậc đàn anh đi trước, áp dụng được nhu cầu cán bộ cho ngành điện trong tương lai.
1.2. Nội dung chính của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
1.2.1. Xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Mục tiêu đào tạo: đào tạo song hành và đón đầu với tốc độ phát triển ngành điện và một số ngành có liên quan, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực. Đào tạo được một đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn, có năng lực công tác đáp ứng được yêu cầu công việc trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
-Xây dựng kế hoạch đào tạo trung và ngắn hạn:
Kế hoạch đào tạo khi triển khai thực hiện phải đạt được một số yêu cầu sau:
+Đào tạo đúng người, đúng việc
+ Mọi CBCNV dù ở vị trí công tác nào cũng phải qua đào tạo chuyên môn công tác đó
+ Trong quá trình công tác, cán bộ làm công tác quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ phải ít nhất qua một lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Sau các khóa bồi dưỡng, nâng cao, học viên phải chứng tỏ được năng lực của mình qua việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc tại cơ sở.
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực trong Công ty để xác định các đặc điểm và tính chất các nhóm cần đạo tạo.
+Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý
+Nhóm cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
+Nhóm cán bộ kỹ thuật
+Nhóm cán bộ kinh doanh và dịch vụ khách h àng
+Nhóm cán bộ hành chính
Hoạch định các hình thức đào tạo hợp lý theo đặc điểm và tính chất công việc của từng nhóm đào tạo trên:
+Đào tạo tập trung
+Đào tạo theo địa chỉ sử dụng
+Đào tạo tại chức
+Đào tạo,bồi dưỡng ngắn ngày
+Đào tạo thông qua hội nghị,hội thảo,tham quan,khảo sát…
Phối hợp với các cơ sở đào tạo để xây dựng các danh mục ngành nghề cần đào tạo, chương trình đào tạo sao cho phù hợp và sát thực với công việc tại cơ sở.
Chọn lọc đối tượng đào tạo; tổ chức giám sát việc đào tạo; đánh giá chất lượng đào tạo thông qua sự phản ánh 2 chiều từ người lao động và người sử dụng lao động.
1.2.2. Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo chuẩn nâng cao chất lượng đào tạo.
- Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng luôn có chính sách để thu hút nhân tài về cho công ty như thường xuyên liên hệ với các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng .... để tuyển dụng những kỹ sư tài năng phục vụ cho sự phát triển của Công ty.
-Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên viên,kỹ sư xây dựng.
-Xây dựng chương trình đào tạo chuẩn cho từng chức danh công việc tại cơ sở.
- Hỗ trợ một số cơ sở đào tạo trang thiết bị thực hành nhằm nâng cao chất lượng thực hành cho học viên của Công ty.
- Tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về phát triển điện lực và hạ tầng ở một số nước phát triển.
1.2.3. Xây dựng đội ngũ đầu đàn cơ sở
Để nâng cao hiệu quả của một số khóa đào tạo công nhân, giảm chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình đào tạo,Công ty từng bước đưa dần một số hạng mục huấn luyện công nhân kỹ thuật,công nhân kinh doanh về cho đơn vị thực hiện.
Việc đào tạo tạo chổ là phương pháp tiếp cận hữu hiệu nhất giúp người công nhân mới vào nghề nắm bắt được công việc một cách nhanh chóng, kết hợp được kiến thức sách vở với thực tế hiện trường, vận dụng những điều đã học vào thực tế vận hành thiết bị, quy trình công tác chuyên môn tại cơ sở . . .
Các việc cần thiết là:
- Đào tạo một đội ngũ cán bộ đầu đàn năng động, nhạy bén, có kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thực tế quản lý và vận hành, có khả năng truyền đạt hướng dẫn để kèm cặp các công nhân mới, thực hiện tốt các yêu cầu của việc đào tạo tại chỗ.
- Đầu tư xây dựng bộ phận đào tạo đơn vị, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh từng đơn vị.
-Trao đổi kinh nghiệm tổ chức và tài liệu giảng dạy trong lĩnh vực này.
1.2.4. Đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ,có năng lực chuyên môn làm lực lượng kế thừa cho nguồn nhân lực của Công ty.
Cùng với việc hội nhập kinh tế khu vực là việc đầu tư trang bị cho ngành điện các quy trình vận hành, các phương pháp quản lý công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các công ty điện lực và hạ tầng trong nước và trong khu vực cả về chất lẫn về lượng. Để đón đầu quá trình cạnh tranh đó đòi hỏi ngành điện phải có một lực lượng kế thừa được đào tạo bài bản, trang bị kỹ năng tốt để có thể kế thừa tất cả kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước, đồng thời có khả năng tiếp cận với các phương pháp quản lý, vận hành hệ thống điện hiện đại…
2. Tuyển chọn nhân lực ở Công ty
Để tuyển chọn được lao động đáp ứng được với yêu cầu của Công ty, công ty cần thực hiện việc tuyển chọn lao động qua các bước sau:
Hình 3.1: Sơ đồ quá trình tuyển chọn nhân lực ở Công ty
Xác định vị trí cần tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Nhận và xử lý hồ sơ
Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn chính thức
Khám sức khoẻ
Thử việc
Tiếp nhận chính thức
-Xác nhận vị trí cần tuyển dụng: bước này tìm ra nhu cầu tuyển dụng ở vị trí nào Công ty, yêu cầu công việc như thế nào…
-Thông báo tuyển dụng: Công ty thông báo tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tuyển dụng đầy đủ, ngắn gọn, chi tiết về thông tin và yêu cầu cho người lao động biết.
-Nhận và xử lý hồ sơ: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ để loại những hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu của Công ty.
-Phỏng vấn sơ bộ: từ phỏng vấn này có thể loại những người không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt so với người khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa nhận ra.
-Phỏng vấn chính thức: giai đoạn này cũng tìm hiểu và đáng giá lao độngvề các phương diện: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn có phù hợp với công việc không.
-Khám sức khoẻ: để xem ứng viên có đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ
-Thử việc: sau khi phỏng vấn, Công ty sẽ ký hợp đồng thử việc với người lao động, thời gian thử việc, lương thử việc căn cứ vào tính chất công việc và trách nhiệm của người đó.
-Tiếp nhận chính thức: sau thời gian thử việc, Công ty căn cứ vào kết quả thực hiện công việc và tham khảo ý kiến của những người lao động cùng làm với người thử việc sẽ quyết định có tiếp nhận chính thức hay không.
Nếu thực hiện được các bước tuyển dụng một cách đầy đủ, chặt chẽ và có hệ thống thì Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI sẽ có một đội ngũ nhân viên có năng lực và do đó công việc sẽ có kết quả cao hơn.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, Công ty cần có chính sách giữ chân người có năng lực. Làm tốt việc này Công ty sẽ tiết kiệm một khoản chi phí lớn để thay thế người đã rời đi.
3. Giải pháp về tiền lương
Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái nhưng cũng đồng thời là một trong những nguyên nhân gây ra trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ Công ty mà ra đi.
Hiện nay ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI tiền lương vẫn được coi là thu nhập chính của người lao động. Công ty đã cố gắng sử dụng hình thức trả lương sao cho phù hợp với giá trị của công việc và kết quả lao động. Tuy nhiên, hệ thống trả lương của Công ty vẫn dựa vào lương cấp bậc và lương chức danh. Điều này khiến cho tiền lương chưa thực sự tạo động lực cho người lao động khi làm việc và không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Hơn nữa tiền lương vẫn mang tính chất bình quân đối với người lao động trong Công ty. Để khắc phục nhược điểm này, công ty nên xây dựng một hệ thống trả lương dựa trên yêu cầu công việc và kết quả thực hiện công việc hơn là dựa trên cấp bậc, chức danh, nhiệm vụ như hiện nay. Việc này thực hiện được căn cứ vào kết quả đánh giá công việc và đánh giá thực hiện công việc kết hợp với kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương. Hai yếu tố này là cơ sở để trả lương theo đống góp của người lao động cho công ty một cách chính xác, do đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động làm việc với năng suất cao, khuyến khích cho người lao động nâng cao trình độ, tay nghề.
Bên cạnh đó, Công ty nên có cách tính tương đối dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng để người lao động có thể nhanh chóng tính được lương của mình trong từng trường hợp cụ thể. Điều này, làm cho CBCNV trong công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tại từng thời điểm.
Tiền lương trung bình của công ty hiện nay còn thấp, chưa đảm bảo cho người lao động có tích luỹ. Nếu có thể công ty nên tăng lương cho CBCNV để tạo điều kiện cho người lao động cải thiện đời sống, yên tâm công tác, có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề.
4. Giải pháp tạo động lực tinh thần cho người lao động
Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về đời sống tinh thần càng đòi hỏi bức thiết hơn. Nếu công ty biết quan tâm đến đời sống tinh thần của CBCNV sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả lao động, tận tuỵ trong công việc và tạo động lực cho sự phát triển.
Để tạo động lực tinh thần cho người lao động, Công ty phải thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động như tạo môi trường làm việc, môi trường tâm sinh lý thuận lợi cho quá trình lao động. Công ty nên có khu thể thao cho CBCNV sau giờ làm việc căng thẳng có thể tham gia chơi, tập luyện thể lực, đồng thời Công ty có thể tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao giữa các cá nhân, phòng, ban trong công ty. Công ty có thể tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại cho CBCNV trong Công ty .
5. Một số giải pháp khác
-Thường xuyên tổ chức, kiểm tra và thi tay nghề cho CBCNV trong Công ty, điều này làm cho CBCNV trong công ty luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, nâng cao tay nghề cho CBCNV qua các cuộc thi như vậy, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo tìm ra được nhược điểm của mỗi CBCNV từ đó có hính thức bổ sung kiến thức kịp thời.
-Tổ chức các cuộc trao đổi ý kiến của CBCNV trong công ty với ban lãnh đạo công ty nhằm đưa ra mong muốn và nguyện vọng của họ với ban giám đốc công ty.
Việc nâng cao chất lượng lao động có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp với mục đích chính là nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như là phẩm chất đạo đức cho người lao động và quản lý ở Công ty. Hiện nay, công tác nâng cao chất lượng lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng - PIDI đã được sự quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh đạt được kết quả cao như mong muốn thì chúng ta không thể chỉ quan tâm đến cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn phải quan tâm đến vấn đề lao động trong Công ty. Đặc biệt với Công ty hoạt động trong ngành mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây như tư vấn, thiết kế xây lắp các công trình điện…như Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI thì chất lượng của đội ngũ lao động cần phải được quan tâm đặc biệt. Những nhà cán bộ quản trị nhân lực cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, tuyển chọn nhân lực ở Công ty, có làm được điều này thì chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu của thị trường.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế đề tài chỉ phân tích được một số vấn đề về lao động và chất lượng lao động ở Công ty. Mong rằng đề tài có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng lao động ở Công ty.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Bùi Đức Tuân và các cô chú, anh chị trong Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI trong quá thực tập tốt nghiệp tại Công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cảnh Chắt (2007), Nguyên lý quản lý: Thành công bắt đầu từ đây, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
2. Đinh Tiến Dũng (2003), Hiệu quả hoạt động của lao động quản lý, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội
3. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
4. PGS.TS. Lê Văn Tâm – TS. Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
5. Th.S. Bùi Đức Tuân (2005), Giáo trình kế hoạch kinh doanh, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
6. Mai Ngọc Cường (2003), Điều tra thực trạng cán bộ quản lý doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch- đầu tư.
7. Nguyễn Ngọc Quân và Vũ Hoàng Ngân, “Một số đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 11, 2004
8. Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng (2007), Hồ sơ doanh nghiệp.
PHỤ LỤC
Bảng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (năm 2006)
TT
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
VÀ KỸ THUẬT THEO NGHỀ
SL
THEO THÂM NIÊN
>5 năm
>10năm
>15năm
I
Trên đại học
11
3
2
6
1
Thạc sỹ quản trị kinh doanh
11
3
2
6
II
Đại học
90
45
35
10
1
Kỹ sư hệ thống điện
12
5
5
2
2
Kỹ sư tự động hoá
5
1
4
3
Kỹ sư thiết bị điện
5
1
4
4
Kỹ sư kinh tế năng lượng
5
2
1
2
5
Kỹ sư kinh tế giao thông
2
2
6
Kỹ sư cơ khí
2
2
7
Kỹ sư cơ khí ô tô
4
2
2
8
Kỹ sư xây dựng
5
4
1
9
Kỹ sư thuỷ lợi
1
1
10
Kiến trúc sư
7
3
2
2
11
Kũ sư tin học
2
2
12
Kỹ sư điện tử
2
2
13
Cử nhân tài chính kế toán
16
6
8
2
14
Cử nhân quản trị kinh doanh
thương mại
8
5
3
15
Cử nhân quản trị kinh doanh
công nghiệp
4
3
1
16
Cử nhân kinh tế ngoại thương
7
5
2
17
Cử nhân luật
1
1
18
Cử nhân kinh tế lao động
2
2
III
Cao đẳng và trung cấp
21
16
5
0
1
Cao đẳng hệ thống điện
10
10
2
Cao đẳng ngân hàng
2
2
3
Tinh học xây dựng
1
1
4
Trung cấp xây dựng
2
2
5
Trung cấp kế toán
3
1
2
6
Trung cấp ngân hàng
3
2
1
Tổng số
122
64
42
16
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI)
Danh sách các hợp đồng tiêu biểu
thực hiên từ năm 2002 đến nay
(Các hợp đồng có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên)
TT
SỐ HỢP ĐỒNG
CHỦ ĐẦU TƯ
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ
THỰC HIỆN
(1000 VNĐ)
KHỞI CÔNG
HOÀN
THÀNH
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Năm 2002
1
BQLDA huyện Gia Lâm
TC toàn bộ dự án XD 12 phòng
học trường TH Ninh Hiệp – Gia Lâm
1.140.410
05/2002
09/2002
2
BQLDA huyện Gia Lâm
TC 15 phòng học trường PTCS
Yên Viên – Gia Lâm
1.512.433
05/2002
12/2002
3
BQLDA huyện Gia Lâm
TC toàn bộ phần XL DA XD 15
phòng học trường tiểu học
Ngô Gia Tự
1.522.255
05/2002
11/2002
4
BQLDA huyện Gia Lâm
XD 18 phòng học trường THCS
Ngô Gia Tự -Gia Lâm
2.053.800
12/2002
12/2003
5
BQLDA huyện Gia Lâm
TC toàn bộ phần xây lắp của DA
cải tạo nâng cấp đường liên xã từ
quốc lộ 1 đi xã Yên Viên –Gia Lâm
4.205.790
12/2002
05/2003
Năm 2003
1
BQLDA 134/BCA
XL HT cấp thoát nước TTTDTT
BCA Thanh Liệt – Thanh Trì
4.456.620
09/2003
05/2004
2
BQL ĐT và XD
Sở TDTT Hà Nội
Mua sắm và lắp đặt thiết bị cho
công trình:Khu GARA để xe &
thoát nước sân vận động Hà Nội
4.681.000
11/2003
03/2004
Năm 2004
Tổng công ty
NEWTATCO
Thi công xây lắp khối nhà C,
hạ tầng, PCCC thuộc công trình
trụ sở làm việc các công ty thành
viên PIDI và DETIPORT
1.852.240
06/2004
12/2004
Năm 2005
1
Kho 703
Cục kỹ thuật Hải quân
Cải tạo nâng cấp giai đoạn 1 kho vũ
khí đạn dược 703 - cụa kỹ thuật
Hải quân
1.574.676
11/2005
04/2006
2
BQLDA 134 - BCA
Xây lắp hạng mục sân đường nội bộ
khu A và khu B thuộc khu TT
ngoài trời công trình: trung tâm
huấn luyện và thi đấu TDTT –
CAND (Thanh trì – Hà Nội)
2.979.063
11/2005
03/2006
Năm 2006
1
06/HĐ – XD
Trạm giam Phú Sơn
Xây dựng phân trại số 6 - trại giam
Phú Sơn 4 - cục V26
(Cổ Lũng–Phú Lươn –Thái Nguyên)
19.978.864
12/2006
11/2008
2
595/HĐKT trường
văn hoá I – BCA
Khu học nghiệp vụ (khu B)- trường
văn hoá I - BCA
(Lương Sơn – Thái Nguyên)
1.631.910
11/2006
04/2007
3
1414/HĐKT-NĐHP Công
ty cổ phần nhiệt điện HP
San lấp nhà máy chính – DA nhà
máy nhiệt điện Hải Phòng
38.867.026
12/2006
05/2008
4
Học viện Hành chính
quốc gia
Nhà ăn + sân TT 2 tầng công trình:
Học viện hành chính quốc gia –
phân viện Thừa Thiên Huế
2.495.377
12/2006
05/2008
Năm 2007
1
BQLDA đầu tư xây dựng
trường CĐ CNTT
Hữu Nghị Việt Hàn
Đường công cộng vào trường,
giao thông nội bộ, thoát nước
tiểu cảnh
8.746.625
09/2007
02/2008
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY LẮP ĐIÊN
Năm 2002
1
Công ty điện lực tp HN
Cải tạo TBA hội trường Ba Đình
2.234.540
07/2002
11/2002
2
BQLDA 678
Hệ thống điện mạng ngoài sở chỉ
huy BQP
9.570.420
08/2002
12/2002
3
BQLDA 98 - Bộ Tổng TM
Xây dựng 02 TBA & hệ thống
điện hạ thế Khu chung cư K300 –
TP HCM
4.271.051
05/2002
02/2003
4
BQL công trình
Trường Sa
Thi công hệ thống điện mạng ngoài
DA RADA cảnh giới biển tầm xa
6.703.529
12/2002
12/2003
5
Thông tấn xã Việt Nam
Cung cấp lắp đặt TBA & máy phát
điện
1.657.773
06/2002
11/2002
Năm 2003
1
BQLDA 678
Lắp đặt cáp ngầm trung thế, tủ
điện, TBA khô - Khu A thuộc hạng
mục điện hạ tầng, công trình
hạ tầng kỹ thuật khu
A/SCH-CQBQP(DA5-678)
33.959.381
12/2003
06/2004
2
BQLDA Sân bay
Đông Tác
Hệ thống điện sân bay Đông Tác
2.500.000
08/2003
12/2003
3
Công ty đóng tàu
Hồng Hà
Hệ thống điện và TBA nhà máy Z137 – công ty Đóng tàu Hồng Hà
2.032.202
12/2003
03/2004
4
Bệnh viện Hữu Nghị HN
Cung cấp, lắp đặt TBA 250KVA
phòng khám TW 5 – 34 Hoàng Diệu
1.121.345
10/2003
12/2003
Năm 2004
1
BQLDA 678
Hệ thống điện (tuyến cáp ngầm
trung thế) trạm phân phối trung
tâm, mạch vòng 1 và các TBA
thuộc công trình: HTKT khu A/ Sở chỉ
huy - CQBQP (DA5/678)
6.784.291
04/2004
07/2004
2
BQL văn phòng trụ sở toà án
Quân sự TW
Xây lắp TBA toà án quân sự TW
10.581.866
01/2004
03/2004
3
BQLDA số 2 thuộc BQL
làng văn hóa các
dân tộc VN
Thi công hạng mục bãi đỗ xe khu
vực cổng A công trình hạ tầng kỹ
thuật chung làng văn hoá các dân
tộc Việt Nam
13.891.700
08/2004
10/2005
4
BQLDA 134 - BCA
Hệ thống điện mạng ngoài TT
huấn luyện thi đấu TDTT CAND
7.604.649
09/2004
07/2005
5
Văn phòng BCA
Nâng công suất TBA D66A, cải tạo
hệ thống điện hạ thế văn phòng BCA
1.170.574
11/2004
02/2005
6
Văn phòng BCA
Xây lắp hệ thống điện trụ sở chỉ
huy Tổng cục VI - BCA
1.297.956
10/2004
02/2005
7
Tổng cục đo lường chất
lượng
Cung cấp, xây dựng và lắp đặt tuyến
cao thế và TBA - tổng cục tiêu chuẩn
đo lường chất lượng
1.631.953
11/2004
04/2005
8
Bệnh viện
TW quân đội 108
Mua sắm và lắp đặt máy phát điện
dự phòng và máy biến áp
5.754.890
12/2004
03/2005
9
Khu di tích Phủ Chủ tịch
Cải tạo hệ thống điện cao thế
1.385.716
12/2004
02/2005
10
Văn phòng Bộ VHTT
Cung cấp và lắp đặt TBA 1000KVA
nhà B KTXSV các trường VHNT và di chuyển TBA 180KVA trường múa
1.954.801
12/2004
03/2005
11
Văn phòng bộ VHTT
Xây lắp TBA 1000KVA, hệ thống điện
hạ thế và máy phát điện dự phòng
2.898.016
12/2004
05/2005
12
Công ty dược và TTBYT
Quân đội/TCHC
Đầu tư xây dựng XN sản xuất thuốc
đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN xí
nghiệp dược phẩm 120
1.913.175
12/2004
05/2005
Năm 2005
1
BQLDA xây dựng
trụ sở tạp chí cộng sản
TBA 630A và máy phát điện dự
phòng 100KVA
1.246.945
01/2005
03/2005
2
Văn phòng bộ VHTT
Cung cấp và lắp đặt TBA 320KVA
và tuyến trục hạ thế - tt bồi dưỡng cán
bộ và thực nghiệm công tác văn hóa
1.686.636
01/2005
03/2005
3
Nhà máy in tiền Quốc gia
Cải tạo & nâng công suất TBA TX-3
4.532.123
01/2005
05/2005
4
Tổng cục xây dựng
lực lượng CAND
Xây lắp dự án 2 trung tâm điện ảnh
công an nhân dân
2.472.146
02/2005
06/2005
5
Bệnh viện TW
quân đội 108
Cung cấp và lắp đặt thiết bị hệ thống
điện dự phòng và TBA – TT kỹ thuật
cao và chuyên sâu
5.754.890
02/2005
07/2005
6
BQLDA S9 - TCII
Thi công xây dựng TBA, tuyến cáp
ngầm và máy phát điện dự phòng
DA 59/TCII
7.775.024
04/2005
12/2005
7
Văn phòng BCA
Xây lắp TBA 400KVA 22/0.4KV
V14 – V26 tại Hoàng Mai – Hà Nội
1.079.777
05/2005
08/2005
8
Sư đoàn 372- binh chủng
phòng không không quân
Xây dựng đường dây trung thế 35KV –
sân bay Thọ Xuân – Thanh Hoá
4.117.934
11/2005
03/2006
9
Công ty Tân Cảng
Quy hoạch lưới điện trung thế tại cảng
Cát Lái
1.007.159
12/2005
03/2006
10
Văn phòng viện khoa học
và Công nghệ Việt Nam
Cấp điện cao thế và TBA; hạ ngầm
ĐZ 10KV qua khu thử nghiệm công
nghệ Nghĩa Đô
2.090.501
11/2005
04/2006
11
BQLDA 678/BQP
Giao nhận thầu xây lắp hạng mục
điện mạch vòng II và các TBA khu B
thuộc công trình: hạ tầng kỹ thuật
sở chỉ huy - BQP
26.524.617
12/2005
08/2006
12
Khu di tích phủ Chủ Tịch
Thi công xây lắp TBA
1.867.034
12/2005
03/2006
Năm 2006
1
BQL DA A45
ĐH Thuỷ Lợi
Xây dựng TBA, cung cấp và lắp
đặt 2 MBA và 1 MPĐ dự phòng
1.952.548
03/2006
06/2006
2
Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam
Thi công xây lắp dự án cung cấp, lắp
đặt TBA 1000KVA và MPĐ dự phòng
5.771.942
04/2006
08/2006
3
BQLDA Từ Liêm
Xây lắp và thiết bị hạng mục cấp điện
công trình: khu nhà ở di dân giải phóng.
10.728.285
06/2006
08/2006
Năm 2007
1
BQLDA hạ tầng Tản Ngạn
Thi công gói thầu số 18a
2.824.100
03/2007
06/2007
2
Công ty cổ phần kinh doanh
Và xây dựng nhà
Thi công lắp đặt tuyến cáp ngầm
24KV, TBA 250KVA
1.393.555
03/2007
06/2007
3
Công ty liên doanh nước
sạch Hà Nội
Lắp đặt 2 TBA 400KVA- 22/0.4KV
và đường dây cao thế từ nguồn đến 2
TBA SH3 & SH7
1.791.000
05/2007
06/2007
4
Công ty cổ phần
Đức Hoàng
THi công lắp đặt hệ thống điện và
chiếu sáng đèn đường – khu ao cá
phường Cao Thắng – TP Hạ Long
3.535.606
07/2007
12/2007
(Nguồn: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI)
MỤC LỤC
Phụ lục ……………………………………………………………………….64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng - PIDI.DOC