Sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta có dịp nhìn lại và phân tích ,đánh giá thực trạng nền kinh tế đất nước, nhằm tìm ra đối sách quản lý, điều hành và xây dựng một chiến lược phát triển quốc gia dựa trên một tầm nhìn theo xu thế phát triển của thời đại và theo qui luật phát triển kinh tế.
Gia nhập WTO là hòa vào xu thế chung của thời đại, đối với ngành Tài chính – Ngân hàng cũng vậy. Đặc biệt đối với ngành Tài chính – Ngân hàng này là một ngành khá nhạy cảm trong nền kinh tế, nên đây là một ngành cần được sự quan tâm của Chính Phủ các nước, cũng như của các nhà làm quản lý. Do vậy ngành Tài chính – Ngân hàng cũng được sự quan tâm của các Sinh Viên ngành kinh tế nói chung và đặc biệt là sự quan tâm của các Sinh Viên chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng. Tôi là một Sinh Viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp cũng không bỏ qua sự quan tâm đó đối thị trường tài chính đầy biến động như hiện nay. Được sự đồng ý của Nhà trường và của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, Tôi được phân công về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định để thực tập một thời gian, Tôi đã lựa chọn được chuyên đề tốt nghiệp thích hợp với mình, đó là chuyên đề “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định”. Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm những phần sau:
Chương I: Lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Chuyên đề tốt nghiệp là một bài viết khá rõ về tình hình thực trạng về thẩm định TCDA của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Bài viết này giúp cho các nhà quản lý và các đọc giả hiểu thêm về thẩm định tài chính dự án một cách khách quan nhất. Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp Tôi đã được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: THS. Lê Hương Lan, và cùng toàn thể các cán bộ của phòng tín dụng thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Tôi xin cảm ơn mọi người đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định” không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy mong được sự góp ý của mọi người để Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (TCDA) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại. 3
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng. 3
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 4
1.2. Thẩm định tài chính dự án của NHTM. 8
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án và thẩm định TCDA. 8
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 25
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 31
2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 31
2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 43
2.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. 45
2.2.2. Thẩm định doanh nghiệp xin vay vốn. 46
2.2.3.Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư .47
2.2.4. Thẩm định về thị trường 48
2.2.5. Thẩm định tình hình tài chính của dự án. 51
2.2.6. Tính toán kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chi phí và lợi nhuận. 53
2.2.7. Xem xét về khả năng tổ chức quản lý. 62
2.2.8. Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. 62
2.2.9. Nhận xét, đề xuất sau khi thẩm định của cán bộ tín dụng. 63
2.2.10.Ý kiến của trưởng phòng tín dụng. 64
2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định 64
2.3.1. Kết quả đạt được. 64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 67
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên. 69
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 74
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 74
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 76
3.2.1. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư. 76
3.2.2. Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. 78
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài. 78
3.2.4. Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định. 78
3.2.5. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định. 79
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 79
3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 79
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước. 80
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chủ quản: 82
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền lương
6
Khấu hao TSCĐ
432
Nhà xưởng
818
Máy móc thiết bị
331
7
Sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ
487
8
Lãi vay
57
Lãi vay vốn cố định
462
Lãi vay vốn lưu động
364
9
Chi phí lưu thông, quảng cáo, tiếp thị 2%CP
98
10
Chi phí quản lý phân xưởng 3%CP
882
TỔNG CỘNG
1.323
Tính toán giá thành in 10.000 biểu mẫu, tờ quảng cáo B2.
Bảng 10 Đơn vị: nghìn đồng
TT
Khoản mục chi phí
Đvt
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1
Nguyên liệu chính
2.381.816
Giấy bãi bằng (39×54) cm
Kg
147
14.800
2.181.816
Mực in
Kg
2,5
40.000
100.000
Dầu
Lít
100.000
2
Nguyên vật liệu phụ
230.000
Keo dán PVC
Kg
0
50.000
Băng dính
cuộn
30.000
Dao trổ, dao lam
Cái
50.000
Bút mực can
Cái
50.000
Giấy can
tờ
0
50.000
3
Nhiên liệu, năng lượng
Kwh
8,4
1.200
10.050
4
Tiền lương công nhân trực tíêp SX
149.899
5
Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn
19%tiền lương
28.481
6
Khấu hao TSCĐ
53.956
Nhà xưởng
21.857
Máy móc thiết bị
32.099
7
Sửa chữa boả trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ
3.777
8
Lãi vay
30.511
Lãi vay vốn cố định
24.038
Lãi vay vốn lưu động
6.473
9
Chi phí lưu thông, quảng cao, tiếp thị 2% CP
57.770
10
Chi phí quản lý phân xưởng 3%CP
86.656
TỔNG SỐ
3.032.945
Gía thành lắp ráp 01 bộ máy vi tính.
Bảng 11 Đơn vị: nghìn đồng
TT
Khoản mục chi phí
Đvt
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1
Nguyên liệu chính
Case
Cái
1
Mainbaord
Cái
1
CPU
Cái
1
Ram
Cái
1
HDD
Cái
1
FDD
Cái
1
CD-Rom
Cái
1
Monitor
Cái
1
Keyboard
Cái
1
Speaker
Bộ
1
2
Nguyên liệu, năng lượng
12.600
Hộp, giấy bọc đóng gói và phụ kiện
Kg
0,7
18.000
12.600
3
Nhiên liệu, năng lượng
Kwh
1
1.200
1.200
4
Tiền lương công nhân trực tiếp SX
283.140
5
Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn
19%tiền lương
53.797
6
Khấu hao TSCĐ
101.916
Nhà xưởng
41.286
Máy móc thiết bị
60.630
7
Sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ
7.134
8
Lãi vay
57.632
Lãi vay vốn cố định
45.405
Lãi vay vốn lưu động
12.227
9
Chi phí lưu thông, quảng cáo, tiếp thị 2%CP
110.348
10
Chi phí quản lý công ty 3%CP
165.523
TỔNG CỘNG
5.793.290
Bảng 12:Tính toán giá thành cho 1 năm sản xuất. Đơn vị: nghìn đồng
KHOẢN MỤC
Thời gian tư khi thực hiện dự án
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8....
1.Nguyên vật liệu chính
19.139.114
20.264.944
21.390.774
22.516.604
22.516.604
22.516.604
22.516.604
22.516.604
+ In trên vải
6.099.600
6.458.400
6.817.200
7.176.000
7.176.000
7.176.000
7.176.000
7.176.000
+ In trên Nilon, Giấy bạc
7.641.579
8.091.084
8.540.588
8.990.093
8.990.093
8.990.093
8.990.093
8.990.093
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
4.547.935
4.815.460
5.082.986
5.350.511
5.350.511
5.350.511
5.350.511
5.350.511
+ Lắp ráp máy tính
850.000
900.000
950.000
1.000.000
1.000.000
1.000.000
1.000.000
1.000.000
2.Nguyên vật liệu phụ
568.079
601.495
634.912
668.328
668.328
668.328
668.328
668.328
+ In trên vải
121.992
129.168
136.344
143.520
143.520
143.520
143.520
143.520
+ In trên Nilon, Giấy bạc
4.774
5.054
5.335
5.616
5.616
5.616
5.616
5.616
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
439.171
465.005
490.838
516.672
516.672
516.672
516.672
516.672
+ Lắp ráp máy tính
2.142
2.268
2.394
2.520
2.520
2.520
2.520
2.520
3. Nhiên liệu động lực
27.088
28.682
30.275
31.868
31.868
31.868
31.868
31.868
+ In trên vải
5.728
6.065
6.402
6.739
6.739
6.739
6.739
6.739
+ In trên Nilon, Giấy bạc
1.909
2.021
2.133
2.246
2.246
2.246
2.246
2.246
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
19.247
20.379
21.512
22.644
22.644
22.644
22.644
22.644
+ Lắp ráp máy tính
204
216
228
240
240
240
240
240
4.Tiền lương
1.122.000
1.188.000
1.254.000
1.320.000
1.320.000
1.320.000
1.320.000
1.320.000
5.BHXH,YT,CĐ:19%tiền lương
213.180
225.720
238.260
250.800
250.800
250.800
250.800
250.800
6.Khấu hao TSCĐ
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
+ Nhà xưởng xây lắp
192.475
192.475
192.475
192.475
192.475
192.475
192.475
192.475
+ Máy thiết bị
282.656
282.656
282.656
282.656
282.656
282.656
282.656
282.656
7.Sửa chữa TX MMTB 7%KH TSCĐ
33.259
33.259
33.259
33.259
33.259
33.259
33.259
33.259
8.Lãi vay
393.450
347.115
284.385
221.655
155.130
99.000
75.000
57.000
+Vốn cố định vay Ngân hàng
189.000
157.815
116.235
74.655
32.130
+Vốn cố định huy động khác
156.000
138.000
114.000
90.000
66.000
42.000
18.000
+Vốn lưu động
48.450
51.300
54.150
57.000
57.000
57.000
57.000
57.000
9.Chi phí LT, QC, TT
441.106
464.769
488.038
511.307
509.712
508.326
507.600
507.060
10.Chi phí quản lý công ty
661.659
697.153
732.057
766.960
764.569
762.489
761.400
760.590
TỔNG CỘNG
23.074.066
24.326.268
25.561.091
26.795.913
26.725.402
26.665.805
26.639.990
26.620.640
Bảng 13:Tổng hợp doanh thu qua các năm. Đơn vị: Nghìn đồng
KHOẢN MỤC
Thời gian từ khi thực hiện dự án
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8….
1.Sản lượng sản phẩm sản xuất
+In trên vải
53.040
56.160
59.280
62.400
62.400
62.400
62.400
62.400
+In trên Nilon, Giấy bạc
490.454
201.658
212.861
224.064
224.064
224.064
224.064
224.064
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
19.094.400
20.217.600
21.340.800
22.464.000
22.464.000
22.464.000
22.464.000
22.464.000
+Lắp ráp máy tính
170
150
190
200
200
200
200
200
2.Gía bán sản phẩm
+In trên vải
138
138
138
138
138
138
138
138
+In trên Nilon, Giấy bạc
47
47
47
47
47
47
47
47
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
0.31
0.31
0.31
0.31
0.31
0.31
0.31
0.31
+Lắp ráp máy tính
5.850
5.850
5.850
5.850
5.850
5.850
5.850
5.850
3.Tổng doanh thu
23.184.641
24.548.443
25.912.246
27.276.048
27.276.048
27.276.048
27.276.048
27.276.048
+In trên vải
7.319.520
7.750.080
8.180.640
8.611.200
8.611.200
8.611.200
8.611.200
8.611.200
+In trên Nilon, Giấy bạc
8.951.357
9.477.907
10.004.458
10.531.008
10.531.008
10.531.008
10.531.008
10.531.008
+Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2
4.919.264
6.267.456
6.615.648
6.963.840
6.963.840
6.963.840
6.963.840
6.963.840
+Lắp ráp máy tính
994.500
4.052.000
1.111.500
1.170.000
1.170.000
1.170.000
1.170.000
1.170.000
Bảng 14:Kết quả sản xuất kinh doanh. Đơn vị: nghìn đồng
CHỈ TIÊU
Thời gian tính từ khi thực hiện dự án
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8….
1.Tổng doanh thu
23.184.641
24.548.443
25.912.246
27.276.048
27.276.048
27.276.048
27.276.048
27.276.048
2.Tổng chi phí sản xuất
23.174.166
24.326.268
25.561.091
26.795.913
26.725.402
26.665.805
26.639.990
26.620.640
+Trong đó: Lãi vay
393.450
347.115
284.385
221.655
155.130
99.000
75.000
57.000
3.Thuế VAT
11.058
22.218
35.115
48.013
55.065
61.024
63.606
65.541
4.Thu nhập chịu thuế
99.518
199.958
316.039
432.121
495.582
549.218
572.452
589.867
5.Thuế thu nhập DN 15%
-
-
23.703
32.409
74.337
82.383
85.868
88.480
+Miễn 2 năm đầu, giảm 50%cho 3 năm tiếp
6.Lãi ròng
99.518
199.928
292.337
399.712
421.244
466.836
486.584
501.387
7.Tổng nguồn trả nợ
574.649
675.089
767.468
874.843
896.375
941.967
961.715
976.518
+Khấu hao TSCĐ hàng năm
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
475.131
+Lợi nhuận sau thuế
99.518
199.958
292.337
399.712
421.244
466.836
486.584
501.387
8.Nghĩa vụ trả nợ
265.000
530.000
530.000
535.000
540.000
200.000
200.000
-
9.Cân bằng sau trả nợ
309.649
145.089
237.468
339.843
356.375
741.967
761.715
976.518
Chỉ tiêu NPV.
- Tổng vốn đầu tư 5.713.680.528
+Vốn tự có, huy động khác 4.213.680.528
+Vốn vay NHNo 1.500.000.000
Bảng 15 Đơn vị: triệu đồng
Dòng tiền
Thời gian thực hiện dự án
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1.Dòng thu
0
920
971
998
1.039
995
984
980
977
977
977
977
977
-KHCB
475
475
475
475
475
475
475
475
475
475
475
475
-Lợi nhuận
100
200
292
400
421
467
487
501
501
501
501
501
-Lãi vốn vay
345
296
230
165
98
42
18
-
-
-
-
-
2.Dòng chi
-5.714
-Xây lắp
-Thiết bị máy móc
3.Dòng tiền chưa CK
-5.714
920
971
998
1.036
995
984
980
977
977
977
977
977
4.Tỉ số chiết khấu
1,00
0,91
0,82
0,74
0,67
0,61
0,55
0,50
0,45
0,41
0,37
0,34
0,31
5.Dòng tiền đã CK
-5.714
833
797
741
700
606
543
490
443
401
363
329
298
NPV
830
(Nguồn: từ hồ sơ vay vốn của khách hàng)
Giải trình: Tỷ số chiết khấu = 1 NPV = Dòng thu × 1 .
(1+0,1)n (1+0,1)n
Hệ số chiết khấu bình quân: 10,4%/năm
Dòng chi = -5.714
=> NPV = 830 > 0 Dự án khả thi.
Xem xét về khả năng tổ chức quản lý.
Hội đồng quản trị Công ty là cơ quan quyền hành cao nhất, quyết định mọi công việc chính của Công ty, Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 người, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty là người đại diện cho Công ty.
Giám đốc Công ty là người điều hành chung, thực hiện các quyết định, nghị quyết của đại hội cổ đông đã đề ra.
Mô hình hoạt động của Công ty cổ phần Nguyên Thảo gồm có phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh, các phòng ban là: Phòng kế hoạch, kỹ thuật, phòng hành chính kế toán, phòng kinh doanh, tổ chức hành chính. Tổng số công nhân dự kiến khoảng 126 người, trong đó trực tiếp là 110 người, gián tiếp là 16 người, chia thành 02 phân xưởng là sản xuất in ấn và lắp ráp máy vi tính.
Lực lượng lao động: Công ty có đội ngũ công nhân, thợ kỹ thuật tay nghề cao được đào tạo cơ bản từ các trường dậy nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng in ấn, lắp đặt thiết bị, có thể đảm bảo khả năng sản xuất kinh doanh các sản phẩm đạt chất lượng tốt. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt khi thực hiện dự án để sau này sẽ kèm cặp cho đội ngũ công nhân mới tuyển dụng thêm để sản xuất sớm đi vào ổn định.
Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo, hoàn thành đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm về in ấn, quảng cáo, mẫu biểu phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nộp ngân sách cho nhà nươc hàng năm, mang lại thu nhập ổn định cho trên 126 lao động có công ăn việc làm. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Nhận xét, đề xuất sau khi thẩm định của cán bộ tín dụng.
Nhận xét: Sau khi thẩm định và xem xét các nội dung có liên quan đến Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo. Cán bộ tín dụng nhận xét như sau:
Tính pháp lý: Đủ điều kiện pháp lý
Tình hình tài chính của doanh nghiệp (qua báo cáo kết quả kinh doanh hai năm liền kề và báo cáo đến thời điểm vay vốn): Tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định hiệu quả và có lãi.
Hiệu quả của dự án: tạo ra lợi nhuận cho công ty, nộp ngân sách cho nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 100 người.
Biện pháp bảo đảm tiền vay: Công ty cổ phần Nguyên Thảo xin vay vốn và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là nhà xưởng, nhà điều hành, các công trình phụ trợ xây dựng trên đất thuê tại khu công nghiệp Hoà Xá, thành phố Nam Định. (cụ thể theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay đã ký).
Đề xuất:
Sau khi thẩm địn hồ sơ vay vốn Công ty cổ phần Nguyên Thảo. Tôi cán bộ tín dụng đồng ý duyệt cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định cho vay của mình.
Phương thức cho vay: Dự án đầu tư - Mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính.
Số tiền duyệt cho vay: 1.500.000.000đ
Thời hạn cho vay: 60 tháng (kể từ ngày nhận món vay đầu tiên).
Thời gian ân hạn trả nợ gốc là: 06 tháng
Lãi suất cho vay: 1,05% tháng (thoả thuận điều chỉnh từng thời kỳ theo sự điều chỉnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và phù hợp với lãi suất thị trường vốn được sự thoả thuận của 2 bên).
Phương thức trả lãi: Cùng với ký trả nợ gốc, có thể trả dần hàng tháng.
Ý kiến của trưởng phòng tín dụng.
Nhận xét về nôi dung thẩm định: Nhất trí với nội dung thẩm định của Cán bộ tín dụng. Đồng ý duyệt cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
Đề suất duyệt cho vay:
Phương thức cho vay: Dự án đầu tủ - mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính.
Số tiền duyệt cho vay: 1.500.000.000đ
Thời hạn cho vay: 60 tháng ( kể từ ngày nhận món vay đầu tiên).
Thời gian ân hạn trả nợ gốc là: 06 tháng.
Lãi suất cho vay: 1,05%tháng (thoả thuận điều chỉnh từng thờ kỳ theo sự điều chỉnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và phù hợp với lãi suất thị trường vốn được sự thoả thuận của 2 bên).
Phương thức trả lãi: Cùng với kỳ trả nợ gốc, có thể trả dần hàng tháng.
Đánh giá chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Kết quả đạt được.
Thành tựu phải kể đến đầu tiên trong hoạt động thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định là việc thẩm định tất cả các dự án đề nghị vay vốn bất kể dự án thuộc lĩnh vực hay loại hình doanh nghiệp nào. Điều này cho thấy công tác thẩm định TCDA đã được nâng cao về mọi mặt, từ chỗ còn lúng túng, thụ động trong công tác thẩm định đến nay chi nhânh đã vận dụng phương pháp thẩm định mang tính khoa học với cách nhìn toàn diện hơn, kỹ thuật thẩm định được điều chỉnh dần cả về phương pháp luận và thực tiễn.
Chính vì vậy thẩm định TCDA tại chi nhánh đã góp phần mở rộng quy mô hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng giảm rủi ro và nợ quá hạn, tư đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng một cách đáng kể đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
Báo cáo dư nợ cho vay đối với dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2007
Bảng 16 Đơn vị: triệu đồng
STT
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dư nợ trong bảng cân đối kế tài khoản kế toán
Tổng số
Trung hạn
Dài hạn
Nợ xấu
A
Các dự án của doanh nghiệp nhà nước
8.519
8.519
0
0
1
Đào tạo, sát hạch lái xe
3.800
3.800
0
0
2
Chế biến lâm sản
1.349
1.349
0
0
3
Xây dựng cầu yên định
1.750
1.750
0
0
4
Xây dựng trường phổ thông trung học
120
120
0
0
5
Xây dựng nhà văn hóa
1.500
1.500
0
0
B
Các dự án của các công ty cổ phần
77.030
29.232
17.798
0
1
KD, XD giao thông, thủy lợi, hạ tầng
3.150
3.150
0
0
2
Sản xuất kinh doanh hàng may mặc
41.984
0
41.984
0
3
KD, XD công trình giao thông, SX
2.670
0
2.670
0
4
KD chế phẩm sinh học, chất tẩy rửa
2.972
2.972
0
0
5
Đóng tàu thủy
3.000
3.000
0
0
6
KD thiết bị giáo dục
250
250
0
0
7
Xây dựng nhà máy hóa chất
22.504
19.360
3.144
0
8
KD thiết bị điên, máy văn phòng
500
500
0
0
C
Các dự án của công ty TNHH
253.556
225.656
27.900
0
D
Các dự án của doanh nghiệp tư nhân
6.530
0
6.530
0
E
Các dự án của hợp tác xã
1.000
1.000
0
0
TỔNG CỘNG
346.635
264.407
82.228
0
(Nguồn từ báo cáo dư nợ cho vay đối vơi dự án đầu tư)
Thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định được thực hiện theo một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học nên chất lượng thẩm định cao. Đa số các dự án mà Ngân hàng tài trợ đều hoạt động tốt, khách hàng thực hiện hoàn trả vốn và lãi vay theo đúng cam kết với Ngân hàng. Việc thẩm định TCDA chính là căn cứ để ban lãnh đạo xem xet, quyết định có nên cho vay hay không nếu cho vay thi cho vay bao nhiêu, lãi suất và thời gian cho vay như thế nào. Dự án đầu tư được xem xét và thẩm định kỹ càng trước khi cho vay sẽ hạn chế rủi ro ngay từ đầu.
Những thành tựu mà Ngân hàng đạt được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
-Về đội ngũ cán bộ: Các cán bộ thẩm định được bố trí phụ trách thích hợp với từng quy mô sản xuất của đơn vị loại hình sản xuất. Với những dự án đầu tư xin vay, cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra, xem xet mọi phương diện của dự án, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có đầu tư hay không. Xuất phát từ đây mà cán bộ thẩm định đưa ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh giúp việc thu nợ đạt kết quả cao.
Ngân hàng cũng đã chú ý đến phân tích các ngành mà các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh. Vì không một cán bộ thẩm định nào có thể hiểu tường tận về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, nên tại Ngân hàng đã thực hiệnchuyên môn hoá lĩnh vự cho vay và giao dịch với một phân đoạn cụ thể, mỗi một cán bộ thẩm định phụ trách một số doanh nghiệp nhất định. Chính nhờ đó, cán bộ tín dụng am hiểu về một số chỉ tiêu chung của ngành để so sánh, đối với các chỉ tiêu đó ở doanh nghiệp.
-Về trang thiết bị: Cán bộ thẩm định được trang bị máy vi tính với các phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã hỗ trợ cho hoạt động thẩm định, tăng độ chính xác, giảm bớt thời gian thẩm định (như phần mềm IPCAS).
-Về thông tin trong thẩm định: Là một doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ giao dịch rộng với nhiều doanh nghiệp và cơ quan khác trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định tương đối dồi dào. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu phân tích thị trường, sách báo tạp chí, thông tin từ các bạn hàng, các cơ quan cấp trên của doanh nghiệp vay vốn, thông tin từ các NHTM khác, thông tin từ NHNo&PTNT Việt Nam, từ trung tâm cung cấp thông tin tín dụng CIC của NHNN. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như: phỏng vấn người đi vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở … nên chất lượng của thẩm định TCDA không ngừng được nâng cao.
- Về phương pháp và kỹ thuật thẩm định: Việc thẩm định TCDA của Ngân hàng ngày càng mang tính khoa học, hiện đại. Trong thời gian gần đây Ngân hàng đã tổ chức cho cán bộ thẩm định đi học tại các lớp đào tạo về thẩm định dự án do NHNo&PTNT Việt Nam và một số tổ chức quốc tế tổ chức. Do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA hiện đại như: NPV, IRR, điểm hoà vốn có tính đến giá trị thời gian của các dòng tiền đã được áp dụng và xem như chỉ tiêu quan trọng trong công tác thẩm định.
Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Tuy nhiên đây không phải là tất cả những gì mà Ngân hàng mong muốn, điều đó đòi hỏi một sự không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả, vai trò của công tác thẩm định TCDA, góp phần bảo đảm cho chất lượng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng lên…, tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.
Những hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù chi nhánh đã tiến hành thẩm định 100% những dự án vay vốn nhưng chất lượng thẩm định TCDA cón chưa cao. Nhiều tờ trình thẩm định chưa đị sâu đánh giá mặt tài chính một cách khách quan, khoa học toàn diện chính xác. Do vậy kết luận về mặt TCDA còn chưa mang tính thuyết phục cao đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhiều dự án sau khi được đầu tư hiệu quả hoạt động kém sản phẩm làm ra không có nguồn trả nợ nên Ngân hàng phải dãn nợ, gia hạn nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nay, trong đó có một phần do công tác thẩm định TCDA còn có những tồn tại, bất cập.
Tồn tại về phương pháp thẩm dịnh, tính toán các chỉ tiêu tài chính.
Khi thẩm định Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc dự kiến “đời dự án” trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồi vốn. Ví dụ như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế có liên quan đến dự án… Như vậy đã dẫn đến sự biến động về thời hạn cho vay hoặc quyết định cho vay không chính xác.
Trong quá trình thẩm định TCDA Ngân hàng chưa hiểu đúng bản chất của thẩm định tài chính. Do đó, Ngân hàng đã quá tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án qua việc tính toán nguồn trả nợ bằng khấu hao + lợi nhuận ròng và dừng lại ở đó. Ngân hàng rất ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án đầu tư. Điều này là chưa chính xác theo đúng mục tiêu của thẩm định tài chính thì cả dự án có hiệu quả tài chính chắc chắn có khả năng trả nợ và khi có vấn đề chỉ còn là thời gian trả nợ. Xuất phát từ quan điểm như vậy, Ngân hàng đã lựa chọn các dự án đầu tư không dựa nhiều vào các hiệu quả NPV, IRR… Nếu theo phương châm này, một dự án thường có thời gian khấu hao và thời gian trả nợ là khác nhau, ví dụ 10 năm và 5 năm. Khi hàng năm các doanh nghiệp phải lấy tất cả các nguồn khấu hao + chi phí lãi vay trong 5 năm đầu trả nợ cho Ngân hàng không đủ nhưng 5 năm tiếp theo không phải trả doanh nghiệp có thể có một tổng lợi nhuận lớn xét về tổng thể các chỉ số NPV, IRR vẫn cho phép dự án thực hiện. Như vậy, Ngân hàng sẽ không cho vay và làm cho dự án không thực hiện được. Có những dự án Ngân hàng tính cả hai nhóm khấu hao + lợi nhuận để lại hàng năm với tỷ lệ khả lớn nên đến nhiều khi trả doanh nghiệp không trả nợ được, phải gia hạn nợ.
Việc tính toán về doanh thu, chi phí của dự án trong các năm thường giống nhau và hầu như dựa theo số liệu mà dự án đưa ra mà không hề tính toán tới sự biến động về giá cả nguyên vật liệu (giá nguyên vật liệu có thể tăng lên trong các năm tới); giá bán sản phẩm ( có thể giảm xuống do tình hình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác), các chi phí khác cũng có thể biến động nhất là đối với những dự án có thời gian hoạt động dài. Việc tính toán đôi khi chỉ đảm bảo đủ khoản mục nhưng chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý. Điều này dễ dẫn đến đánh giá sai về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Một chỉ tiêu rất quan trọng và phổ biến nhằm đánh giá rủi ro về mặt tài chính của dự án đầu tư là chỉ tiêu độ nhạy của dự án không được thực hiện. Nó cho phép ta biết được những biến động về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư khi có một hoặc một số nhân tố thay đổi. Cho nên quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xet ở trạng thái tĩnh. Không đi sâu xem xet những thay đổi có thể có của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến đổi của nền kinh tế, của thị trường( như biến đổi giá, lãi suất chiết khấu, lạm phát giá cả, tăng giảm vốn đầu tư…). Chính vì vậy, chưa chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng xấu tới hoạt động của dự án để có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ để hạn chế các rủi ro.
Tồn tại trong khâu thu thập và sử dụng thông tin số liệu.
Thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định tuy có thể khai thác được từ nhiều nguồn song thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án. Trong quá trình sử dụng thông tin khi thẩm định, đa phân lại chưa được qua kiểm tra trong khi đó các yếu tố tác động đến thông tin lại thường xuyên biến động.
Nguyên nhân của những hạn chế trên.
Những tồn tại trên do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng.
Về dội ngũ cán bộ thẩm định trong Ngân hàng.
Đa số các cán bộ thiếu sự quan tâm tới chính xác của thông tin, số liệu nêu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị vay vốn.
Cán bộ có trình độ về tin học còn hạn chế do đó không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ. Họ mới chỉ sử dụng máy tính ở một mức độ đơn giản như soạn thảo, thao tác các chương trình quản lý của minh…. mà chưa biết khai thác sâu hơn các tính năng cao cấp của chương trình và các chương trình chuyên biệt khác (Microsoft Project, Risk Master, một số chương trình kế toán ACSoft, Effect,..).
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định dự án còn chưa làm được nhiều, chưa có một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ cán bộ thẩm định ở chi nhánh. Công tác thẩm định là một công tác vất vả đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực. Khi đưa ra một quyết định phải có một trình độ tổng hợp cao. Những cán bộ làm công tác này mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của quá trình thẩm định.
Phương pháp thẩm định hiệu quả TCDA.
Gía trị thời gian của tiền chưa được xem xét một cách thực sự. Các phương pháp NPV, IRR chưa được sử dụng theo đúng nghĩa của nó, gây nhiều hạn chế cho việc nâng cao vai trò công tác thẩm định TCDA.
Về thông tin: Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. Nguồn thông tin chủ yếu là từ đơn vị vay vốn, không kiểm tra tính chính xác, tin tưởng của nguồn số liệu. Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng làm giảm chất lượng của thẩm định TCDA.
Mặc dù phòng thông tin điện tử đã được xác lập nhưng Ngân hàng chưa có một chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể nào đưa ra để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho thẩm định tín dụng vay vốn.
Về vấn đề tổ chức: chưa phát huy được vai trò của hội đồng thẩm định trong công tác kiểm tra chất lượng thẩm định. Hội đồng thẩm định chỉ thẩm định các món vay có số vốn lớn.
Công tac marketing: Nhìn chung các cán bộ tín dụng đã làm việc hết mình song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ có thái độ tạo cho khách hàng đánh giá không tốt về phong cách làm việc dẫn đến hiệu quả không cao.
Nguyên nhân khách quan.
-Doanh nghiệp chủ dự án.
Các doanh nghiệp do trình độ yếu kém, hạn chế có khi đặt mua phải các thiết bị, công nghệ lạc hậu của nước ngoài, thiết bị không phù hợp với yêu cầu của dự án, hoặc không đồng bộ, hoặc giá quá cao dẫn đến sản phẩm làm ra chất lượng thấp hoặc giá bán quá cao (do tăng chi phí), không cạnh tranh được dẫn đến không thực hiện được kế hoạch doanh thu và không thực hiện đúng nghĩa vụ tra nợ cho Ngân hàng.
Một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính họ, sẵn sàng làm mọi chuyện để rút vốn của Ngân hàng. Bằng những thủ đoạn như lập dự án giả để lấy tiền sử dụng sai mục đích, đưa ra mức doanh thu quá cao để làm tăng tính khả thi của dự án…
Một số dự án vay vốn Ngân hàng chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất… Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây chuyền, hoặc toàn doanh nghiệp.
-Nền kinh tế.
hiện nay nước ta đã gia nhập WTO hơn 1 năm, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động rất lớn bởi nền kinh tế ở khu vực và trên thế giới. vì vậy ảnh hưởng của nền kinh tế tác động đến công tác thẩm định là điều không thể tránh khỏi. Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng tác động tới thẩm định. Các cơ quan chủ quản ban hành các văn bản và quy định còn chồng chéo, chưa cụ thể. Năng lực thẩm định dự án đầu tư ở các cơ quan ban ngành cũng như cấp chủ quản còn hạn chế và chủ yếu mới chỉ là hình thức và trên mặt kinh tế xã hội. Do vậy khi dự án mang đến Ngân hàng xin tài trợ thi mặt tài chính của dự án hoàn toàn do Ngân hàng thẩm định nên không có được sự so sánh, tham khảo đánh giá kinh nghiệm.
-Một số nguyên nhân khác.
Chưa có một tiêu chuẩn đối với công tác thẩm định. Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành, cạnh tranh, công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu. Trình độ năng lực của cán bộ Ngân hàng thẩm định dự án chưa đạt yêu cầu, chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án lớn phức tạp. Bên cạnh đó quan hệ của các NHTM Việt Nam chưa chặt chẽ chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Nhà nước về thẩm định chưa tốt. Thông tin tổng hợp từ NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam về tình hình xu hướng phát triển trong các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ và thẩm định.
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc đại đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thực sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu, hoặc sử dụng tài sản. Do đó trong việc thế chấp và xử lý thế chấp vay vốn, Ngân hàng khó khăn phức tạp nhiều khi bị ách tắc. Hiệu quả của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mãi tài sản, cầm cố bảo lãnh, chưa bảo vễ được quyề lợi chính đáng của Ngân hàng.
-Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện đã có trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) thực hiện song chưa cập nhật và không chính xác. Việc sắp xếp thứ tự doanh nghiệp theo năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh… một cách chính xác là căn cứ quan trọng để Ngân hàng có bỏ vốn đầu tư của mình, các doanh nghiệp xếp hạng cao thì mức độ rủi ro đầu tư càng nhỏ. Chính vì vậy các NHTM ở Việt Nam rất vất vả để lựa chọn ra các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao để tài trợ cho những dự án của họ.
Trên đây là những đánh giá, nhận định tình hình thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Trong công tác nay, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, việc phân tích, đánh giá các nguyên nhân đó chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA. Vấn đề này được nghiên cứu ở phần tiếp theo của đề tài này.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH
Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Vị thế và thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam(Agribank) ngày càng được khẳng định trong và ngoài nước, bằng chứng là tháng 10/2007 Agribank được Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng đứng đầu trong TOP 200 doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2008 là năm Agribank đánh dấu mốc tuổi 20. Agribank sẽ tập trung sức toàn hệ thống xây dựng thành tập đoàn tài chính, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp...
Bên cạnh chiến lược mở rộng đầu tư theo hướng tập đoàn Ngân hàng – tài chính đa năng, mục tiêu chiến lược lâu dài của Agribank là tập trung đầu tư mạnh hơn cho nông nghiệp, nông thôn với khách hàng chính là hộ nông dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Duy trì tỷ lệ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn từ 65% - 70% tổng dư nợ. Đây là thị trường truyền thống đã tạo nên sức mạnh và vị thế của Agribank ngày hôm nay. Trở thành tập đoàn Ngân hàng – tài chính đa năng, đa sở hữu là giải pháp tốt nhất để tăng cường quy mô, tiềm lực về tài chính, liên kết và phát huy sức mạnh, lợi thế so sánh về mạng lưới và tính đa dạng trong kinh doanh, giúp Agribank có điều kiện phục vụ ngày càng tốt hơn khu vực nông nghiệp, nông thôn theo đường lối của Đảng, Chính phủ. Với quy mô lớn nhất trong hệ thống các NHTM về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lươi, Agribank luôn có đủ sức mạnh vừa tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Góp chung với những định hướng và chuẩn bị của NHNo&PTNT Việt Nam, trong năm qua chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã đạt được những thành quả vô cùng khích lệ xứng đáng làm “bàn chân vững chắc” để cho Agribank phát triển thành tập đoàn Ngân hàng – tài chính đa năng.
Định hướng hoạt động cho vay: Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả. Dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của Nhà nươc, các dự án phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn. Việc tăng trưởng tín dụng phải đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống tỷ lệ cho phép.
Định hướng công tác thẩm định TCDA: Thẩm định TCDA với tư cách là một hoạt động có khâu tổ chức điều hành, quy trình cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện riêng nên trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã đưa ra những định hướng cho công tác thẩm định TCDA như sau:
-Thẩm định TCDA phải đi dôi với công tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, ra soát phân loại nghiệp, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém thua lỗ có khả năng trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để đảm bảo an toàn tín dụng.
-Thẩm dịnh TCDA phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó chặt chẽ với lợi ích của dự án.
-Công tác thẩm định TCDA phải được quán triệt trong toàn hệ thống không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà còn cả các bộ phận khác với những mưc độ yêu cầu cho công việc khác nhau.
-Quan tâm đào tạo quy hoạch và bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định, tạo điều kiện cử đi học các lớp cao học, đại học, bằng hai và các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thẩm định TCDA do NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức.
-Thẩm định TCDA phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay với cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.
-Thẩm định TCDA phải được tiến hành cùng với các mặt khác của dự án, không đề cao tuyệt đối mặt nào.
Qua tìm hiểu mục tiêu và định hướng của công tác thẩm định TCDA nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung ta thấy việc nâng cao chất lượng thẩm định TCDA là hết sức cần thiết nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Qua việc phân tích thực trạng công tác thẩm định TCDA ở các phần trước, thấy được những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế đó. Nhất là trong điều kiện hiện nay những bất ổn về thị trường tài chính trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thì nâng cao công tác thẩm định dự án là một “liều kháng sinh” tốt nhất để các Ngân hàng tự mình thích nghi với thị trường đầy rủi ro như hiện nay. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư.
Thông tin, số liệu là căn cứ để tính toán trong công tác thẩm định. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin chính là nâng cao chất lượng thậm định TCDA.
Các biện pháp thu thập thông tin.
Thông tin từ doanh nghiệp vay vốn rất quan trọng, ngoài thông tin từ các báo cáo tài chính, dự án mà doanh nghiệp trình Ngân hàng, cán bộ thẩm định cũng cần phải thu thập thông tin từ phỏng vấn người đại diện của doanh nghiệp. Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng… Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào cácthông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây… Ngân hàng cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã gửi Ngân hàng trong hồ sơ vay vốn.
Ngoài thông tin về doanh nghiệp, chi nhánh cũng phải chú trọng đến công tác dự báo như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, khuynh hướng phát triển của ngành, địa phương. Đối với các nguồn tin ngoài ngành, Ngân hàng cần có những văn bản thỏa thuận để thu nhập thông tin với các trung tâm thông tin của các Bộ, ngành như: Trung tâm thông tin của Tổng cục thống kế, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ tài chính, Tổng cục thuế…
Các biện pháp xử lý và lưu trữ thông tin.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà thông tin có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, áp lực về nhu cầu thông tin thẩm định ngày càng gia tăng từ phía Ngân hàng, hoạt động thông tin thẩm định không thể không sử dụng máy tính phục vụ cho hoạt động của mình. Theo đó cần trang bị và đổi mới phương tiện làm việc nhất là hệ thống máy tính, thiết bị mạng, nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trính thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Phải thực hiện được chức năng thu thập, xử lý và kiểm tra, đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác dữ liệu cho người sử dụng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đi từ thu thập các nguồn thông tin đến lưu trữ và xử lý các số liệu, sẽ tạo bước chuyển biến mới cho hoạt động thông tin tín dụng và ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA.
Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định.
Tại các nươc phát triển trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định TCDA đã được hiện tại hoá. Các thông tin, số liệu về tình hình tài chính đều được xử lý qua máy tính với các phần mềm ứng dụng riêng đem lại kết quả nhanh và chính xác. Do đó rút ngắn thời gian thẩm định, chất lượng thẩm định tăng, giảm rủi ro cho các quyết định tài trợ của Ngân hàng.
Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong các phòng tín dụng đề có máy tính nhưng chủ yếu được sử dụng để đánh văn bản, không có các phần mềm chuyên biệt phục vụ cho công tác thẩm định. Vì vậy để năng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA thì cần thiết chi nhánh phải trang bị máy tính hiện đại cho cán bộ thẩm định, thực hiện việc nối mạng, cập nhật với phần mềm tính toán để tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR…
Phương pháp thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài.
Những mối quan hệ khách hàng lâu dài cũng giúp cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác thẩm định, một khách hàng truyền thống của Ngân hàng luôn có những quan hệ trước kia, như có tài khoản trong Ngân hàng, nhờ thu, nhờ thanh toán hộ, mở L/C… sẽ là những thông tin đầy đủ chính xác nhất. Thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài sẽ giảm được chi phí trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp, giảm thời gian thẩm định. Tuy vậy những mối quan hệ lâu dài như kiểu này là mất rất nhiều thời gian.
Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.
Tổ chức điều hành công tác thẩm định cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nếu tổ chức điều hành tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, kết hợp được năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định trong Ngân hàng.
Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo xắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Trong phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Không nên phân cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh của Ngân hàng như hiện nay mà nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phục trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định.
Khi phân công công việc cho các cán bộ thẩm định, chi nhánh cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Chi nhánh cũng nên có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với công tác thẩm định nhằm tránh những sai sót và nhất là ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai của cán bộ thẩm định, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trong công tác thẩm định TCDA, con người – cán bộ thẩm định là nhân tố trung tâm. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định TCDA. Cán bộ thẩm định có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt thì công tác thẩm định có chất lượng cao, những nhận xét, đánh giá đưa ra thường chính xác giúp Ngân hàng có quyết định tài trợ đúng đắn. Ngược lại, thì kết quả thẩm định thường giúp Ngân hàng có quyết định tài trợ đúng đắn. Ngược lại, thì kết quả thẩm định thường không cao, rất dễ dẫn đến sai lầm trong quyết định tài trợ của Ngân hàng. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA thì Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, đúc rút kinh nghiệm cũng như trau dồi đạo đức của các cán bộ làm công tác này.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam nên tổ chức những hội nghị về công tác thẩm định trong toàn hệ thống một cách thường xuyên nhằm trao đổi kinh nghiêm, rút ra những bài học trong thầm định dự án đầu tư. Đồng thời qua đây cũng tăng cường sự hợp tác, trao đổi giữa các chi nhánh trong hệ thống.
Xây dựng phương án nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, phối hợp với các tổ chức quốc tế, hoặc các nước có trình độ thẩm định hiện đại để mở các lớp đào tạo về trình độ thẩm định. Việc đào tạo phải được tiến hành thường xuyên và rộng khắp đến các cán bộ trong toàn hệ thống. Song song với công tác đào tạo, NHNo&PTNT Việt Nam cũng nên tổ chức những cuộc thi cán bộ thẩm định giỏi thường xuyên và có những động viên, khích lệ xứng đáng đối với những cán bộ đạt danh hiệu này.
Ngoài ra để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định trong các chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định cũng nên có những quy định cụ thể về chế độ tuyển dụng trong các chi nhánh, để việc tuyển dụng đảm bảo trong sạch lành mạnh, lựa chọn được những người có đủ trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp vào làm công tác thẩm định.
Làm được những điều trên là NHNo&PTNT Việt Nam đã nâng cao được chất lượng thẩm định TCDA đầu tư trong hệ thống nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Nam Định nói riêng.
Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, vấn đề thông tin cũng là vấn đề rất cần thiết và quan trọng. NHNN là đầu mối thu thập thông tin và cung cấp cho các NHTM, giúp họ có nhận định đúng, chuẩn xác, có cơ sở thẩm định trước khi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Hiện nay NHNN có hai trung tâm thông tin Ngân hàng là: và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đặt tại vụ tín dụng NHNN và có chi nhánh tại NHNN các tỉnh thành phố. CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn và phát huy được những vai trò có bản. Những đòi hỏi của ngành Ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này như sau:
-Thứ nhất, bắt buộc NHTM thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia vào CIC như: cung cấp thường xuyên, kịp thời các biến động về số dư (tiền gửi, tiền vay) của khách hàng, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật, chính xác; cung cấp hồ sơ kinh tế doanh nghiệp đầy đủ, thường xuyên và định kỳ đảm bảo có thể phân tích được tình hình tài chính, đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, đa dạng hóa thông tin đầu ra, thực hiện các nghiệp vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp. Đánh giá khách hàng theo các chỉ tiêu dư nợ, về quan hệ tín dụng, từ đó có được thông tin đầu ra chất lượng, phục vụ tích cực cho công tác thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định TCDA.
Để nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cũng như chất lượng các nguồn thông tin, cần thành lập những công ty tư vấn chuyên mua, bán thông tin. Tách biệt vai trò quản lý Nhà nước của ngân hàng và vai trò kinh doanh thông tin tín dụng của các công ty tư vấn.
Ngoài ra NHNN cần phải có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan để xây dựng hệ thống tiêu thức và phân loại doanh nghiệp thống nhất. Từ đó mới thiết lập được các quan hệ ràng buộc vào chế độ ưu đãi, cho vay hợp lý đối với các doanh nghiệp. Tránh tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng, các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản lại xếp loại khác nhau gây khó khăn cho công tác thẩm định, xét duyệt cho vay vốn đầu tư cũng như công tác quản lý.
NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về luật ngân hàng, đặc biệt là những điều thấy còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. đồng thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác thẩm định, NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định.
Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chủ quản:
Đối với Chính phủ:
Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua pháp luật các chính sách mà NHTM lại là một chủ thể kinh tế nên chịu ảnh hưởng nhất định của sự quản lý này. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định TCDA Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh nghiêm túc. Cụ thể là:
- Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo hệ thống trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó hạn chế phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của dự án cũng như của doanh nghiệp có dự án. Điều này có tác dụng giúp ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ dự án nói chung.
- Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp chỉ cho tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thật sự cần thiết, tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng thẩm định TCDA. Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì Chính phủ nên quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn. Đặc biệt Chính phủ cần có quy định nghiêm khắc hơn nữa đối với các doanh nghiệp cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
- Hàng năm Chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng ngành thực hiện không đồng nhất: có hiện tượng có dự án thừa và thiếu trong các ngành, vùng khác nhau. Và đôi khi để thực hiện được các dự án Chính phủ áp dụn các phương pháp khuyến khích hay chỉ định ngân hàng tài trợ cho dự án ấy. Điều này làm cho công tác thẩm định tại ngân hàng trở nên khó khăn bởi đôi khi việc thẩm định biết rõ là hiệu quả của dự án không cao nhưng ngân hàng vẫn phải tài trợ và khi rủi ro xảy ra ngân hàng là người phải gánh chịu. Nên chăng Chính phủ cần tôn trọng kết quả thẩm định của ngân hàng khi thẩm định các dự án thuộc Chính phủ, hoặc là đối với các dự án mà Chính phủ chỉ chỉ định tài trợ thì khi rủi ro xảy ra thì Chính phủ nên gánh một phần trách nhiệm.
-Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức tư vấn, thẩm định dự án phát triển, nhằm làm cho hoạt động đầu tư theo dự án của nước ta ngày càng khoa học và hệ thống. Đồng thời cũng cần nâng cao năng lực, trình độ của những người làm công tác thẩm định dự án tại các cơ quan Nhà nước, buộc họ phải có trách nhiệm với các quyết định đã đưa ra. Đảm bảo cho các dự án khi đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược của các ngành, vùng tránh tình trạng dự án đang hoạt động thì phải dừng lại gây khó khăn cho công tác thu hồi vốn của ngân hàng.
Đối với các cơ quan chủ quản.
Hiện nay việc thẩm định tại các bộ, cơ quan chủ quản đối với các dự án đôi khi còn rất sơ sài thiếu căn cứ thực tế, việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án nhiều khi không chính xác. Bởi vậy Bộ, các cơ quan chủ quản cần nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định TCDA của các doanh nghiệp thuộc mình quản lý để các NHTM có thể xem đây là tài liệu quan trọng để tham khảo trong quá trình thẩm định TCDA.
Các Bộ, cơ quan chủ quản cần hệ thống hóa các thông tin liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, đặc biệt là các thông tin như định mức giá, định mức kinh tế kỹ thuật của từng lĩnh vực cụ thể. Hàng năm nên công bố các thông tin này qua sách báo, các trung tâm thông tin như CIC để giúp các NHTM thuận tiện trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin khi thẩm định dự án.
KẾT LUẬN
Thẩm định tài chính dự án là một trong những khâu quan trọng trong việc cho vay của Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ. Thẩm định tài chính dự án mang lại một cách nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, và dòng tiền do dự án mang lại trong tương lai. Có thể nói Ngân hàng cần phải ngày càng nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đáp ứng nhu cầu của xã hội và cho lợi ích của Ngân hàng. Thông qua đó Ngân hàng giảm thiểu được những khoản nợ xấu.
Năm 2008 thị trường tài chính Việt Nam đang biến động mạnh mẽ, việc cho vay vốn của Ngân hàng hiện nay đang được giảm bớt, đa số các Ngân hàng hiện nay cho vay đối với những khách hàng quen thuộc, đối với những khách hàng mới thường rất e dè, thận trọng. Do đó thẩm định tài chính dự án tốt sẽ phần nào quản lý được rủi ro của Ngân hàng, giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay.
Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này là sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: THS. Lê Hương Lan, và sự giúp đỡ của các cán bộ trong chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2006), giáo trình NHTM, Nhà xuất bản Thống kê.
PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2005), giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Lao đông – Xã hội.
PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), giáo trình Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.
PGS.TS. Lưu Thị Hương (2005), giáo trính Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê.
PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006) Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê
Frederic S.Minshkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật – 2001.
Tạp Chí Ngân hàng (Ranking Review) số 5 ngày 3/2008.
Thời báo kinh tế Việt Nam số ra hàng ngày.
Hồ sơ xin vay vốn của Công ty cổ phần Nguyên Thảo, và một số hồ sơ xin vay vốn của các Công ty khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định.DOC