Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác thẩm định Ngân hàng cần phải có những
giải pháp đồng bộ với sự giúp đỡ từ nhiều phía trong thời gian dài. Vì vậy, trong
giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề tài "Nâng cao chất lượng thẩm
định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
chi nhánh Nghệ An" chỉ đề cập tới các vấn đề sau
- Tổng quan về ngân hàng BIDV chi nhánh Nghệ An. Tình hình ho ạt đọng
kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây cũng như hoạt động cho vay của
chi nhánh
- Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng ĐT & PT NATừ đó, rút ra được những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án và đề
xuất một số kiến nghị.
55 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EBIT/ Chi phí lãi vay 1.25 1.64 1.29
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp trên ta có thể rút ra
một số nhận xét như sau:
- Về chỉ tiêu khả năng thanh toán:
Tất cả các chỉ tiêu thanh toán đều < 1 và chưa có dấu hiện được cải thiện qua
3 năm qua. Chỉ tiêu thanh toán hiện hành năm 2008 là 0.93, năm 2009 là 0.91 và
năm 2010 là 0.95. Chỉ tiêu thanh toán tức thời năm 2010 chỉ đạt 0.044. Nguyên
nhân các chỉ tiêu thanh toán đều ở mức thấp và có xu hướng giảm là do nợ ngắn
hạn năm 2010 ở mức cao và cao hơn giá trị tài sản ngắn hạn.
- Về chỉ tiêu năng lực hoạt động:
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động đều giảm trong ba năm qua. Cụ
thể: Vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 1.23 vòng năm 2009 là 1.56 vòng
năm 2010 là 0.77 vòng. Nguyên nhân các chỉ tiêu hoạt động đều giảm là do vốn
lưu động hàng tồn kho và các khoản phải thu bị ứ đọng.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 30
- Về chỉ tiêu cân nợ:
Mặc dù nợ phải trả các năm của công ty đều ở mức cao nhưng hệ số nợ cả 3
năm qua đều > 1, như vậy tổng giá trị tài sản của công ty có thể đảm bảo cho
các khoản nợ phải trả.
- Về chỉ tiêu khả năng sinh lời:
Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh sinh lời đều giảm trong 3 năm qua, ngoại trừ
chỉ tiêu LNG/DTT. Chỉ tiêu này năm 2008 là 0.119, năm 2009 đạt 0.101 và năm
2010 đạt 0.141. Tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại đều giảm, thể hiện kết quả kinh
doanh năm qua của công ty không được cải thiện, khả năng sinh lời thấp. Tuy
nhiên hệ số thanh toán lãi năm 2010 vẫn đạt 1.29 điều này phản ánh khả năng trả
lãi tiền vay từ lợi nhuận của công ty vẫn được đảm bảo. Thực tế cũng cho thấy,
trong năm qua công ty luôn thanh toán các khoản lãi vay tại ngân hàng đầy đủ và
đúng hạn.
3.2.3 Thẩm định phi tài chính dự án:
Sự cần thiết phải đầu tư:
Máy móc, thiết bị hiện có của công ty đang được khai thác triệt để tại các
công trường đang thi công dơ dang từ bắc vào nam như cầu Vĩnh Tuy- Hà Nội,
cầu Xà No- Hậu Giang….nên rất khó khăn trong việc di chuyển thiết bị từ công
trình này sang công trình khác năm 2011 với việc đẩy mạnh thi công để đảm bảo
tiến bộ công trình, công ty sẽ phải huy động tối đa công suất của máy móc thiết
bị tại tất cả các công trình. Tuy nhiên chỉ với số lượng máy móc thiết bị hiện có
của công ty sẽ không đáp ứng yêu cầu thi công các công trình trong năm 2010 và
các năm sau.
Do đó công ty cần thiết phải đầu tư thêm 1 số máy móc trong năm 2011,
không những để đảm bảo tiến độ thi công mà đồng thời làm tăng năng lực đấu
thầu, cạnh tranh của công ty.
Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự
án.
Thiết bị đầu tư được đưa vào sử dụng để thi công các công trình hiện có
với giá trị hợp đồng trên 500 tỷ và sẽ phục vụ thi công các công trình trúng thầu
trong năm tiếp theo.
Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào:
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị máy xây dựng.
Do đó thiết bị đầu tư được tổ chức mời thầu đấu thầu rộng rãi tạo điều kiện cho
công ty mua được thiết bị đảm bảo các thông số kĩ thuật và chất lượng đề ra.
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án:
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 31
Dự án đầu tư đã được hội đồng quản trị công ty thông qua và được chấp
thuận của cơ quan chủ quản là tổng công ty XDCTDT 4. Về tổ chức thực hiện,
các phòng ban công ty phối hợp, thông báo đấu thầu lựa chọn thiết bị thông qua
mở chấm thầu. Nhà thầu được chọn sẽ trình HĐQT duyệt, sau đó thông qua tổng
giám đốc tổng công ty XDCTGT 4. Việc tổ chức mời thầu và mở chấm thầu
công khai.
Về quản lý thực hiện, máy móc thiết bị sau khi được đầu tư sẽ giao cho
công nhân vận hành thi công các công trình theo chế độ quản lí tài sản cố định.
Kết quả thẩm định tài chính dự án
Thẩm định quy mô tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Bảng 2.7: Tổng mức vốn đầu tư
Phương án NV Giá trị Tỷ trọng Cơ cấu đầu tư Tỷ trọng
Vốn tự có 4.834 30% Xây dựng 0%
Vay 11.280 70% Thiết bị 100%
Tổng (đã loại trừ
VAT)
16.114 100% 16.114 100%
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
- Tổng mức đầu tư dự án được duyệt: 16.920 trđ
- Nguồn đầu tư: vốn vay 70% và vốn tự có 30% tổng mức đầu tư
- Nguồn vốn tự có:
Công ty sử dụng quỹ đầu tư phát triển năm 2010, trích khấu hao TSCĐ năm
2010 để tái đầu tư và 1 phần từ tạm ứng trước của quỹ đầu tư.
Qua thẩm định, chi tiết nguồn vốn tự có như sau: Quỹ đầu tư phát triển: 630
trđ; trích khấu hao TSCĐ tái đầu tư: 670 trđ; tạm ứng cho các công trình cầu Phù
Đổng, Đông Trù, đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng: 3800 trđ- đây là 1 phần chi
phí về thiết bị thi công được ứng trước. Do đó nguồn vốn tự có của công ty là
khả thi.
- Nguồn trả nợ: Nguồn khấu hao thiết bị, nguồn lợi nhuận từ dự án.
- Giá dầu điezen: 11.000 đ
Xác định doanh thu
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 32
Bảng 2.8: Doanh thu
Khoản mục Năm hoạt động
1 2 3 4 5 6 7
Doanh thu DA
Bộ xe đúc hẫng 560 560 560 560 560 560 560
TB dầm SuperT 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050
Cần cẩu bánh xích 840 840 840 840 840 840 840
Máy bơm bê tông 700 700 700 700 700 700 700
Xe ôtô tải gắn cẩu 874 874 874 874 874 874 874
Xe ôtô con 560 560 560 560 560 560 560
Máy phát điện 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050
Cọc ván 840 840 840 840 840 840 840
Cộng doanh thu 6.474 6.747 6.747 6.747 6.747 6.747 6.747
VAT đầu ra 647 647 647 647 647 647 647
DT gồm VAT 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh
Khoản mục Năm hoạt động
1 2 3 4 5 6 7
1. Tổng DT 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
2. CPHĐ 5.521 5.409 5.111 4.814 4.516 4.218 3.945
Chi phí sản xuất 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706 1.706
Khấu hao 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068
Lãi vay VCĐ 1.184 1.083 812 541 271 0 0
Lãi vay VLĐ 289 279 252 225 198 171 171
3. TN trước thuế 1.601 1.712 2.010 2.308 2.606 2.903 3.176
4. Thuế thu
nhập
400 428 502 577 651 726 794
5. Lãi ròng 1.200 1.284 1.507 1.731 1.954 2.178 2.382
6. LN tích lũy 1.200 2.485 3.992 5.723 7.677 9.855 12.237
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 33
Xác định dòng tiền dự án
Bảng 2.10: Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư
Khoản mục
Năm
đầu tư
Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7
1. Ngân lưu vào 806 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
a. Tổng doanh
thu
7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
b. Hoàn thuế
VAT
806
2. Ngân lưu ra 16.114 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872 2.872
a. Chi đầu tư 16.114
b. Chi phí SX 1.995 1.985 1.958 1.931 1.904 1.877 1.877
c. Thuế VAT 477 477 477 477 477 477 477
d. Thuế TNDN 400 428 502 577 651 726 794
3. NCF (1-2 ) (15.309) 4.249 4.231 4.184 4.137 4.042 4.042 3.974
4. NPV 4.271
5. IRR 19%
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
Bảng 2.11: Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư
Khoản mục Năm
đầu tư
Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7
1. Ngân lưu vào 12.086 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
- Tổng doanh thu 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121 7.121
- Hoàn thuế VAT 806
2. Ngân lưu ra 16.114 6.313 6.229 6.006 5.782 5.559 3.080 3.148
- Chi phí đầu tư 16.114
- Chi phí SX 1.995 1.985 1.958 1.931 1.904 1.877 1.877
- Trả nợ vay 3.440 3.339 3.068 2.797 2.527 0 0
- Thuế VAT 477 477 477 477 477 477 477
- Thuế TNDN 400 428 502 577 651 726 794
3. NCF (1-2) (4.029) 809 892 1.116 1.339 1.562 4.042 3.974
4. NPV 3.782
5. IRR 30%
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp )
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 34
Các chỉ tiêu tài chính
Theo kết quả thẩm định:
NPV = 4.271
IRR = 19% ( > chi phí sử dụng vốn 10.95%, lãi suất vay bình quân 11.75% )
Qua tính toán các thiết bị đầu tư nói trên là có hiệu quả, có khả năng thu hồi
vốn.
Thời gian trả nợ = Số tiền cho vay/ nguồn trả nợ = 11.280/2.256= 5
=> Thời gian cho vay xác định: 5 năm
Khảo sát độ nhạy:
Bảng 2.12: Khảo sát độ nhạy
1- Khi năng suất TB thay đổi
TT Chỉ
tiêu
PACS Mức thay đổi
-20% -19% -10% -5% -1%
1 NPV 4.271 (160) 61 2.055 3.163 4.049
2 IRR 19% 11% 11% 15% 17% 19%
3 NPV 3.782 (502) (288) 1.640 2.711 3.568
4 IRR 30% 10% 11% 20% 25% 29%
2 - Khi giá nhiên liệu thay đổi:
TT Chỉ
tiêu
PACS Mức thay đổi
20% 40% 60% 80% 90%
1 NPV 4.271 3.896 3.467 2.984 2.447 2.158
2 IRR 19% 19% 18% 17% 16% 15%
3 NPV 3.782 3.420 3.005 2.538 2.019 1.739
4 IRR 30% 28% 26% 24% 22% 20%
3- Khi huy động ca máy thay đổi:
TT
Chỉ
tiêu
PACS Mức thay đổi
-21% -20% -10% -5% -3%
1 NPV 4.271 (159) 52 2.161 3.216 3.638
2 IRR 19% 11% 11% 15% 17% 18%
3 NPV 3.782 (501) (297) 1.742 2.762 3.170
2 IRR 30% 10% 11% 20% 25% 27%
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 35
4- Khi TMĐT thay đổi:
TT Chỉ
tiêu
PACS
Mức thay đổi
5% 10% 14% 15% 16%
1 NPV 4.271 2.956 1.577 428 134 (162)
2 IRR 19% 16% 14% 12% 11% 11%
3 NPV 3.782 2.469 1.092 (56) (350) (646)
4 IRR 30% 22% 16% 12% 11% 10%
Cơ sở: Khảo sát trên các yếu tố nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới hiệu quả dự
án như: yếu tố năng suất thiết bị giảm, giá nhiên liệu tăng, số ca máy huy động
giảm và tổng mức đầu tư tăng.
+ Năng suất thiết bị giảm: Nếu năng suất huy động thực tế giảm 20%, các
yếu tố khác giữ nguyên thì dự án không có hiệu quả.
+ Giá nhiên liệu thay đổi: Giá nhiên liệu hầu như không ảnh hưởng đến hiệu
quả dự án.
+ Khi huy động ca máy giảm dưới 21%, các yếu tố khác giữ nguyên thì dự
án không hiệu quả.
+ Khi tổng mức đầu tư tăng tren 16% dự án không có hiệu quả.
Phân tích rủi ro:
- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Không có đủ khối lượng công việc
để máy móc thiết bị thi công, dẫn đến không phát huy được hiệu quả máy móc
thiết bị. Trong năm 2011 giá trị sản lượng kế hoạch là 180.000 trđ nên khối
lượng công trình luôn đáp ứng cho máy móc thiết bị thi công, rủi ro ở khoản này
không đáng kể.
- Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào: Thiết bị mua về không đảm bảo
chất lượng do có một số thiết bị mua chất lượng 80%, nếu kiểm định không tốt
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sử dụng.
- Rủi ro về tai nạn, hư hỏng hoặc sự cố đối với máy móc thiết bị trong quá
trình sử dụng.
3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh:
Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định tính toán một
số hạng mục chưa thật hợp lí, còn mang tính chủ quan như:
- Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC) ngân hàng tính theo
công thức:
WACC = ( % vốn vay x 10.5% ) + (% vốn tự có x 12%) = 10.95%
+ Lãi vay theo thông số đầu vào năm đầu là 10.5% và các năm còn lại là
12% nên phải lấy trung bình chứ không phải lấy 10.5% như ngân hàng đang áp
dụng
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 36
+ Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân, lãi vay phải tính sau thuế
+ Chi phí sử dụng vốn tự có ngân hàng dựa trên lãi suất tiết kiệm bình quân
12 tháng để đưa ra một con số tương đối. điều này chưa phù hợp
- Tính tổng mức đầu tư không thuế VAT và các chi phí như chi phí sửa
chữa, chi phí khác ngân hàng đã áp dụng mức thuế là 5%, trong khi thông
số đầu vào cho mức thuế VAT là 10%
- Khi tính doanh thu dự án, cán bộ thẩm định đã đồng nhất doanh thu của
một số thiết bị giống nhau trong khi mỗi thiết bị có thông số đầu vào khác
nhau
- Khi tính ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư, ngân hàng áp dụng lãi suất
chiết khấu là 12%, điều này mang tính ước lệ
- Không đề cập tới giá trị thanh lí khi hoàn thành dự án
Dùng bảng tính EXCEL tính toán lại những mục còn chưa hợp lí cho
kết quả sau:
Tổng mức đầu tư không thuế VAT là: 16.920/1.1 = 15.382 (trđ)
- Khấu hao = Tổng MĐT x tỉ lệ khấu hao trung bình
= 15.382 x 15.53% = 2.235 triệu
- Nợ gốc trả hàng năm = Tổng vốn vay/ 5 năm = 10.767/5 = 2.153 triệu
- Chi phí lãi vay = Dư nợ đầu kì x mức lãi hàng năm
CP lãi năm 1 = 10.767 x 10.5% = 1.331 triệu
CP lãi năm 2 = 8.614 x 12% = 1.034 triệu
CP lãi năm 3 = 6.464 x 12% = 775 triệu
CP lãi năm 4 = 4.307 x 12% = 517 triệu
CP lãi năm 5 = 2.153 x 12% = 258 triệu
Hiệu chỉnh doanh thu = ( Đơn giá x số ca làm việc x số lượng )/ 1.000.000
- TB thi công dầm super T = 350 triệu
- Ô tô con = 500 triệu
- TB máy phát điện = 640 triệu
- Cọc ván thép = 600 triệu
Tổng doanh thu sau khi hiệu chỉnh là 5.570( gồm VAT )
Hiệu chỉnh chi phí sữa chữa và chi phí sửa chữa khác, áp dụng mức thuế
VAT là 10%
CPSC = ( % trên mức đầu tư từng thiết bị x số lượng)/ 1.1
- Bộ xe đúc hẫng:
CPSC = ( 5,25% x 3.400 x 1)/ 1.1 = 162 tr
CPSC khác = (5% x 3.400 x 1)/1.1 = 155 tr
- TB thi công dầm Super T:
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 37
CPSC = ( 3% x 2000 x 1)/1.1 = 55 tr
CPSC khác = ( 6% x 2000 x 1)/1.1 = 109 tr
- Cần cẩu thủy lực:
CPSC = ( 3.8% x 3.500 x 1)/1.1 = 160 tr
CPSC khác = ( 5% x 3.500 x 1)/1.1 = 123 tr
- Máy bơm bê tông:
CPSC = ( 6.5% x 2700 x 1)/1.1 = 93 tr
CPSC khác = ( 5% x 2700 x 1)/1.1 = 91 tr
- Ô tô tải:
CPSC = ( 4.35% x 1250 x 1)/1.1 = 49 tr
CPSC khác = ( 6% x 1250 x 1)/1.1 = 69 tr
- Ô tô con:
CPSC = ( 2.5% x 550 x 1)/1.1 = 13 tr
CPSC khác = ( 3.8% x 550 x 1)/1.1 = 19 tr
- Máy phát điện:
CPSC = ( 3.3% x 260 x 1)/1.1 = 16tr
CPSC khác = ( 5% x 260 x 1)/1.1 = 24 tr
- Cọc ván thép:
CPSC = ( 3% x 3000 x 1)/1.1 = 82 tr
CPSC khác = ( 5% x 3000 x 1)/1.1 = 136 tr
Tổng chi phí hoạt động sau khi hiệu chỉnh là 1.865 triệu
Chi phí lãi = cp lãi vay VCĐ + cp lãi VLĐ
Năm 1 = 1.430 tr, năm 2 = 1.324 tr, năm 3 = 1.039 tr, năm 4 = 775 tr,năm 5 =
471 tr, năm 6 = 187 tr, năm 7 = 187 tr
Thuế VAT = VAT đầu ra - VAT đầu vào
= Doanh thu x 10% - chi phí HĐ x 10% = 320 triệu
Thu nhập trước thuế và thuế TNDN
TN trước thuế = Doanh thu – chi phí HĐ – khấu hao – CP lãi
Thuế TNDN = TN trước thuế x 25%
TN trước thuế năm 1 = 41 triệu, thuế TNDN = 10 triệu
TN trước thuế năm 2 = 147 triệu, thuế TNDN = 37 triệu
TN trước thuế năm 3 = 431 triệu, thuế TNDN = 108 triệu
TN trước thuế năm 4 = 716 triệu, thuế TNDN = 179 triệu
TN trước thuế năm 5 = 1000 triệu, thuế TNDN = 250 triệu
TN trước thuế năm 6,7 = 1.284 triệu, thuế TNDN = 321 triệu
Sau khi tính toán lịa những chỉ tiêu trên, ta có thể lập lại dòng ngân lưu dự
án như sau:
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 38
Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư sau khi hiệu chỉnh
Khoản mục
Năm
đầu tư
Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7
1. Ngân lưu vào 1.538 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570
a. Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570
b. Hoàn thuế
VAT
1.538
2. Ngân lưu ra 15.382 2.195 2.222 2.293 2.364 2.435 2.506 2.506
a. Chi đầu tư 15.382
b. Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865
c. Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320
d. Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321
3. NCF (1-2 ) (13.844) 3.375 3.349 3.278 3.207 3.135 3.064 3.064
Tính lại lãi suất chiết khấu dự án dựa trên mô hình CAPM
- Tính WACC
+ Chi phí lãi vay bình quân 5 năm :
D = ( 10.5% x 1 + 12% x 4)/ 5 = 11.7%
+ Chi phí sử dụng vốn vay tự có trường hợp có nợ vay ( giả sử không có lạm
phát) có thể xác định dựa trên lãi suất sinh lời đòi hỏi dự tính của công ty E(r).
Để tính E(r) ta sử dụng mô hình CAPM với công thức:
E(ri) = rf + ßi [E(rM) – rf ]
- rf là lãi suất phi rủi ro tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ. Hiện
tại lãi suất trái phiếu chính phủ tương đương khoảng 5% (rf = 5%)
- E(rM) là lợi suất dự tính của thị trường được xác định dựa trên lãi suất cơ
bản do NHNN công bố tại thời điểm thẩm định dự án, khoảng 8%
- Xác định ß của công ty, ta chạy hồi quy lợi suất trung bình suất sinh lợi
trung bình theo tháng của cổ phiếu C92 với suất sinh lợi trung bình theo tháng
của Vn-Index:
Dựa vào bảng thông kê tỷ suất sinh lợi trung bình theo tháng của C92 và Vn-
Index, chạy hồi quy ta xác định được ß của công ty là 1.18 ( xem phần phụ lục).
Theo công thức ta xác định được E(ri)
E(ri) = rf + ß [E(rM) – rf]
= 5% + 1.18x (8% - 5%) = 8.54%
- Ta có lãi suất sử dụng vốn vay: d = 11.7%, chi phí sử dụng vốn tự có của
doanh nghiệp: e = 8.7%
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 39
Vậy: WACC = E x e + D x d x(1-t)
= 30%x8.54% + 70%x11.7% x (1-0.25) = 9%
NPV của dự án theo quan điểm tổng đầu tư là 2.414 triệu đồng
IRR của dự án là 14%
Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư sau hiệu chỉnh
Khoản mục
Năm
đầu tư Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7
1. Ngân lưu vào 12.305 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570
- Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570
- Hoàn thuế VAT 1.538
2. Ngân lưu ra 15.382 5.479 5.409 5.221 5.034 4.847 2.506 2.506
- Chi phí đầu tư 15.382
- Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865
- Trả nợ vay 3.284 3.187 2.929 2.670 2.412 0 0
- Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320
- Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321
3. NCF (1-2) (3.076) 91 162 394 536 724 3.064 3.064
Theo quan điểm chủ đầu tư, sau khi hiệu chỉnh NPV của dự án là 1.776 triệu
đồng, IRR là 18%.
Sau khi hiệu chỉnh, theo 2 quan điểm dự án vẫn đảm bảo NPV > 0 và IRR>
WACC, không ảnh hưởng gì tới quyết định ban đầu của ngân hàng song dự án ít
hiệu quả hơn.
4. Đánh giá công tác thẩm định:
4.1. Ưu điểm:
- Đã thẩm định được những chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho quyết định
cuối cùng, có phân tích độ nhạy dự án trên cơ sở những phân tích về mức thay
đổi của các yếu tố đầu vào.
- Khi tính toán dòng ngân lưu, cán bộ thẩm định tính dựa trên cả 2 quan
điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư
- Đội ngũ cán bộ thẩm định hầu hết là những người tốt nghiệp đại học và
có học về chuyên ngành thẩm đinh nên được tyrang bị nền kiến thức tốt về hoạt
động thẩm định, có khả năng tiếp thu những thay đổi, ứng dụng nhanh nhạy công
nghệ thẩm định mới.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 40
4.2. Nhược điểm
- Việc thẩm định một số nội dung của dự án còn sơ sài, nặng tính hình
thức, theo chủ quan của cán bộ thẩm định. Điều này có thể làm tăng rủi ro không
thu hồi vốn đầu tư đúng kế hoạch.
- Đánh giá dòng tiền ở trạng thái tĩnh mà không phản ánh được những tác
động khách quan khó lường lên dòng tiền qua từng năm, qua từng giai đoạn của
dự án.
- Nguồn thông tin thẩm đinh chủ yếu dựa vào chính khách hàng cung cấp
- Sau khi giải ngân xong, công tác thẩm định thường ít được chú trọng
- Kết quả hoạt động thẩm định mang lại chưa tương xứng với tiềm năng
của Ngân hàng, và còn có những dự án không hiệu quả đi vào hoạt động. Trên
thực tế, có nhiều dự án không khả thi, phương án sản xuất kinh doanh, phương
án trả nợ không tốt, nhưng Ngân hàng vẫn cho vay vì dự án có tài sản thế chấp
lớn.
- Nhiều dự án rất khả thi, có đầy đủ điều kiện là một dự án sẽ hoạt động rất
hiệu quả nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, và lại thêm chủ dự án là những
công ty TNHH nên Ngân hàng không giám cho vay. Bởi vì khi xảy ra rủi ro, đặc
biệt là với chủ dự án là công ty TNHH thì Ngân hàng rất khó thu hồi vốn và
không có người thay thế chịu trách nhiệm về khoản vay đó. Vì vậy mà hoạt động
thẩm định nhiều khi đã bỏ qua rất nhiều dự án tốt, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao
cho Ngân hàng.
Tất cả những hạn chế trên không thể quy kết trách nhiệm một cách đơn giản
được. Mà để hiểu được lý do tại sao lại tồn tại, tại sao lại chưa sử lý được những
hạn chế đó thì chúng ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đồng thời cũng từ việc hiểu rõ hạn chế và nguyên nhân của vấn đề thì mới tìm ra
được hướng đi đúng. Vì vậy, trước khi có những giải pháp khắc phục khó khăn
phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ hai góc độ chủ quan và khách quan.
4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Sự thiếu hụt thông tin
Trong công tác thẩm định tài chính dự án thông tin là một trong những nhân
tố có tính chất quyết định. Vậy mà theo tình trạng hiện nay thì thông tin hạn chế
cả về số lẫn chất lượng.
Khi thẩm định, thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thông tin
từ bên ngoài phục vụ cho công tác thẩm định, quyết định cho vay hiện đều do
chính khách hàng cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác như báo chí, đài…
Việc mua thông tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 41
hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện, kể cả tại Hội sở Trung ương.
Chính vì vậy, việc thẩm định cho vay gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần
nào bị hạn chế. Còn nguồn thông tin nội bộ, nó hết sức quan trọng để phục vụ
cho công tác quản lý. Tuy nhiên, do chất lượng các loại báo cáo không cao, tỷ lệ
sai lệch với thực tế nhiều khi khá lớn vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
điều hành quản lý. Ngoài ra, thực tế cho thấy việc cho vay và quản lý khoản vay
hiện được tiến hành khá độc lập bởi riêng phòng tín dụng. Sự chia sẻ thông tin
và phối kết hợp giữa các phòng với nhau còn yếu (nhất là tại các chi nhánh lớn).
- Quy trình, nội dung thẩm định chưa chặt chẽ
Quy trình thẩm định tuy đã được thống nhất trong toàn ngành ngân hàng
những vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục.
+ Thẩm định dòng vào và dòng ra còn chưa sát với thực tế.
Trong các dự án khi tính toán doanh thu và chi phí, Ngân hàng thường dựa
vào mức công suất dự kiến và giá bán dự kiến sau khi tham khảo tình hình tiêu
thụ sản phẩm cùng loại, định hướng phát triển của ngành, dự báo nhu cầu thị
trường. Vì vậy trên thực tế, không thể nói là ngân hàng đã có một kết quả dự
tính chính xác được, nhất là trong nền kinh tế thị trường tình hình luôn biến
động khó lường trước.
Ngoài ra, còn phải nói tới cách tính khấu hao của dự án. Ngân hàng dự tính
giá trị thu hồi cuối cùng của dự án sau đó được trừ khỏi phần giá trị ban đầu rồi
chia cho số năm để có thể có được mức khấu hao hàng năm.
Như vậy là thiếu tính chính xác và tính hợp lý. Từ sự thiếu chính xác trong
cách tính doanh thu, chi phí và khấu hao nói trên dẫn đến ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án, làm cho chất lượng công tác thẩm định tài
chính dự án không cao.
+ Thẩm định luồng tiền không tuân thủ một cách triệt để giá trị thời gian của
tiền.
+ Việc đưa ra chỉ tiêu tài chính tiêu chuẩn là rất khó vì ngân hàng chưa xây
dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề. Vì
vậy khi Ngân hàng đánh giá chỉ tiêu tài chính chỉ là trên góc độ tương đối. Ngoài
ra việc tính các chỉ tiêu tài chính vẫn luôn tồn tại những nhược điểm đã nêu ở
phần trước
+ Phân tích độ nhạy của dự án còn mang nặng tính chủ quan
- Một số dự án khi thẩm định cán bộ tín dụng đã bỏ qua nhiều bước để đơn
giản hóa, quy trình được rút gọn, với những dự án đơn giản việc thẩm định chỉ
dừng lại ở phòng quan hệ khách hàng chứ không thực hiện tái thẩm định tại
phòng quản lí rủi ro.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 42
- Hầu hết cán bộ phòng quan hệ khách hàng và quản lí rủi ro đều rất trẻ là
những người trực tiếp thẩm định dự án, ít kinh nghiệm thực tế cũng như kinh
nghiệm trong việc thẩm định, thường dựa trên cơ sở lí thuyết là chủ yếu.
Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống thông tin giữa các Ngân hàng chưa phát triển
Nhìn chung chất lượng thẩm định dự án trong ngành ngân hàng chưa cao,
nhất là chưa có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước với các
ngân hàng thương mại cũng như giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong
việc cung cấp thông tin trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh
vực cụ thể. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà
nước tuy đã ra đời vài năm nay nhưng cũng chưa thực hiện được đầy đủ vai trò
của mình trong việc hỗ trợ các ngân hàng. Điều này cũng góp phần vào việc làm
giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án của các ngân hàng nói chung và ngân
hàng đầu tư và phát triển nói riêng.
- Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan
rất chặt chẽ với các quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà
hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ,
thiếu tính ổn định, thủ tục còn rườm rà. Điều đó đã làm cho công tác thẩm định
của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Trong tình hình hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng song các cơ chế, chính
sách về quản lý đầu tư, về tính công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp,
về các quy định trong hoạt động tín dụng,…còn rất yếu nên đã gây trở ngại cho
hoạt động thẩm định. Ngoài ra, công tác thẩm định dự án cũng đang gặp một số
khó khăn về chính sách trong thực hiện cho vay, đặc biệt là vấn đề bảo đảm tiền
vay. Tình trạng thiếu trung thực và năng lực hạn chế của các chủ đầu tư.
- Kiến thức của khách hàng xin tài trợ về quản lý kinh doanh, về pháp luật
còn thấp, trình độ lập dự án còn yếu dẫn tới dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ
khoa học, đã gây nên không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự án nói chung
và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng. Vì vậy, chất lượng thẩm định tài
chính dự án cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Ngoài ra, có những dự án khả thi nhưng do năng lực điều hành sản xuất kinh
doanh của chủ đầu tư kém, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả
là dự án khả thi nhưng khi thực hiện lại không thành công. Và cũng có trường
hợp chủ dự án là giám đốc các công ty tư nhân, công ty TNHH gặp tai nạn bất
ngờ, không có người thay thế chịu trách nhiệm thì mặc dù dự án có khả thi như
thế nào, Ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro đó. Đồng thời chất lượng thẩm định dự
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 43
án bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc Ngân hàng ngại
cho vay đối với các thành phần này. Và vì vậy, nhiều khi Ngân hàng đã bỏ lỡ rất
nhiều dự án có chất lượng tốt.
- Nền kinh tế trong nước những năm vừa qua có nhiều biến động phức tạp
hạn chế khả năng phân tích đánh giá của cán bộ thẩm định trong khi đó cán bộ
thẩm định thường áp dụng máy móc quy trình và các chỉ tiêu có sẵn, ít đi khảo
sát thực tế do vậy rủi ro từ việc cho vay là rất cao.
5. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA
trong hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV
5.1. Định hướng nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động cho vay và thẩm định
trong thời gian tới
Đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay, loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn
thu nhập cao nhất cho ngân hàng vẫn là tín dụng. Mà hoạt động của chi nhánh
phải luôn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy mục tiêu của chiến lược sử
dụng vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Nghệ An trong những năm tới là "tăng
trưởng - an toàn - hiệu quả".
Để tiếp tục phát huy được những thành quả đã được và thực hiện thành
công mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong thời gian tới hoạt động cho vay tại chi
nhánh được định hướng như sau:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuấ phát từ việc xác
định đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án.
Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính và là yếu tố quyết
định góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của chi nhánh.
- Ngân hàng tận dụng mọi thời cơ để mở rộng tín dụng, đặc biệt nâng cao tỷ
trọng tín dụng đầu tư trung và dài hạn nợ, trong đó ngân hàng rất chú trọng tới
hoạt động cho vay theo dự án. Bám sát định hướng của Nhà nước về chiến lược
phát triển kinh tế, sớm tiếp cận với các dự án, các chương trình kinh tế trọng
điểm để chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia hoặc tham gia theo phần, đồng
tài trợ với các ngân hàng thương mại khác để phát huy sức mạnh về vốn, kinh
nghiệm cũng như hạn chế rủi ro. Tiếp tục mở rộng các đối tượng cho vay nhằm
khai thác mọi tiềm năng trong nền kinh tế, có cơ chế thoả đáng trong chính sách
tín dụng cho mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, với thế mạnh về vốn chi nhánh sẽ tập
trung một tỷ trọng vốn thích đáng đầu tư vào các dự án lớn thuộc các doanh
nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Còn đối với các đối
tượng khách hàng khác Ngân hàng cũng nên thực hiện các chính sách mềmdẻo
để thu hút những khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 44
nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ bên cạnh việc củng cố đội
ngũ khách hàng truyền thống.
- Chi nhánh cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng khác. Vì vậy
Ngân hàng cần nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những ưu thế và sự khác biệt
như cạnh tranh bằng công cụ lãi suất, phí giao dịch hấp dẫn, phong cách phục vụ,
công tác marketing…đặc biệt đối với các khoản vay lớn, các dự án có tính khả
thi và độ an toàn cao. Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn được đầu tư
vào các dự án có hiệu quả không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế mà cũng cần đến
hiệu quả về mặt xã hội của dự án, đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thực chất của
việc mở rộng tín dụng chính là lấp đầy những khoảng trống mà do sự hạn chế
trong việc cho vay nên ngân hàng đã bỏ sót những khách hàng, những dự án tốt.
Do đó, Ngân hàng cần phải thẩm định tốt để hoạt động tín dụng không những
được mở rộng mà còn được nâng cao chất lượng. Đặc biệt là phải nâng cao chất
lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án: Các phòng chức năng
trong công tác thẩm định của ngân hàng sẽ được phát triển mạnh về số lượng và
chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng được chỉ đạo, điều
hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng.
Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng
hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
- Công tác thẩm định tài chính dự án phải phù hợp với tính đa dạng trong
đầu tư, thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức
khác nhau. Công tác thẩm định tài chính phải trở thành một thế mạnh trong cạnh
tranh và kinh doanh, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng.
Đặc điểm của cho vay dự án là rủi ro cao do thời gian vay vốn thường là dài
hạn. Và để hạn chế rủi ro, chi nhánh tiến hành:
- Cho vay đối với các dự án đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định, phải có
khả năng thu hồi vốn và thể hiện rõ hiệu quả đầu tư.
- Kiểm tra, tính toán cẩn thận tính hiệu quả của dự án trên cơ sở nắm
chắc thông tin về doanh nghiệp đồng thời chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn để có biện
pháp phòng ngừa.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay hay nói cách
khác,cán bộ của chi nhánh cần phải thẩm định dự án trong từng giai đoạn từ khi
xem xét tiếp nhận hồ sơ đến khi vận hành và kết thúc dự án đầu tư.
Trên cơ sở phân tích lý luận và quan sát thực tế công tác thẩm định tín dụng
tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, nhận định nguyên nhân và những
tồn đọng chủ yếu trong quá trình thẩm định với tư cách như một nhà đầu tư.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 45
5.2. Giải pháp
5.2.1. Giải pháp về phương pháp thẩm định
Thẩm định một cách kỹ lưỡng vốn đầu tư
Các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định
mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước hay qua viện
nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả ở thị trường trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự
án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn
đầu tư, trong một số trường hợp có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết để tính
toán chính xác mức vốn đầu tư cũng như các chi phí liên quan phát sinh của dự
án.
Cần tính toán doanh thu và chi phí của dự án một cách sát thực và thực tế
- Muốn tính chính xác doanh thu của dựa án, các cán bộ thẩm định phải xác
định được xu hướng mức biến động về lợi nhuận, sự đảm bảo nguồn cung cấp,
nguồn tiêu thụ. Ngân hàng cần phải nghiên cứu thị trường trên các mặt như:
quan hệ cung cầu của sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đói tượng,
phương thức tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường,
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, ngân hàng có thể sử dụng mô hình phân tích
SWOT, mô hình PORTER.
- Việc tính toán chi phí sản phẩm kinh doanh phải được tham khảo quy
định của Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trường.
Các loại chi phí như: quản lí doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê
đất, thuê chuyên gia ngân hàng không nên chấp nhận mặc nhiên theo cách tính
toán của doanh nghiệp hay tùy tiện nâng lên để an toàn hơn.
- Khi xác định NCF của dự án, cán bộ thẩm định cần lưu ý đến việc thu gồi
giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động kinh doanh
Nên xem chỉ tiêu NPV là yếu tố quan trọng nhất để đưa ra quyết định cuối
cùng
Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án
LSCK bằn với chi phí vốn bình quân (WACC), nó thể hiện chi phí cơ hội của
các nguồn vốn tham gia vào dự án. Đây là vấn đề khó khăn nhất của một dự án.
Ngân hàng cần coi dong tiền của dự án là nguồn trả nợ duy nhất cho mình
Dòng tiền là nguồn tiền khả dụng đẻ trả nợ ngân hàng, là tiền mặt chứ không
phải là nguồn từ khấu hao TSCĐ hay từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp,
bởi vì đó chỉ là những số liệu trên sổ sách kế toán, lợi nhuận cao chưa chắc khả
năng thanh toán cao. Vì vậy, quan điểm nguồn trả nợ duy nhất của doanh nghiệp
là dòng tiền mặt cần được tiêu chuẩn hóa trong ngân hàng. Theo đó, số liệu mà
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 46
ngân hàng quan tâm là tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp và căn cứ để lập
lịch trình trả nợ cần dựa vào chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp.
Tăng cường công tác thu nhập và xử lý thông tin
Thông tin nên được thu thập từ nhiều nguồn và phải kiểm tra chính xác độ tin
cậy của thông tin:
- Qua hồ sơ dự án
- Khảo sát thực tế tìm hiểu giá cả tình hình cung cầu
- Qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào của dự án
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng từ các cơ quan quản lí nhà nước,
quản lí doanh nghiệp
- Qua báo cáo nghiên cứu hội thảo chuyên đề về ngành nghề
- Dự án đầu tư cùng loại
Cán bộ phòng quan hệ khách hàng và quản lí rủi ro phải kết hợp trao đổi
thông tin, khảo sát thực tế nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu thêm.
5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định: các cán bộ
thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị
trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, phải là người có
kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thẩm định; phải có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp tốt. Muốn làm được điều đó, chi nhánh cần tập trung vào các công
việc sau:
- Cán bộ quản lý nhân sự căn cứ vào yêu cầu công việc của từng bộ phận,
từng nghiệp vụ xác định nhu cầu nhân sự cho từng phòng, có kế hoạch sắp xếp,
điều chuyển nhân sự hợp lý hơn, dự báo số nhân viên tăng giảm trong tương lai.
- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Công
tác tổ chức thi tuyển phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng.
- Những người vượt qua được kỳ thi tuyển phải qua thời gian thử việc thích
hợp để đánh giá khả năng ứng dụng các kiến thức trong công việc thực tế. Hết
sức tránh việc thuyên chuyển cán bộ: kế toán, kiểm ngân, văn thư sang làm công
tác thẩm định.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ cho
cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định cần được cập nhật các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đát
nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của nhà nước về
quản lý đầu tư và xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực
liên quan.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 47
- không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức mỗi cán bộ thẩm định, cần quy
định mức khen thưởng xứng đáng với một dự án phức tạp được thẩm định tốt,
hoạt động hiệu quả, đồng thời phải có mức phạt thích đáng rong các trường hợp
vi phạm nguyên tắc tín dụng, cấu kết với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
- Tiến hành đánh giá trình độ cán bộ tín dụng thường xuyên qua hoạt động
thực tiễn và thi tuyển định kỳ để có kế hoạch điều chuyển vị trí công tác cũng
như xét duyệt mức lương hợp lý.
5.2.3. Giải pháp về trang thiết bị ngân hàng
- Cần trang bị cho bộ phận thẩm định đầy đủ phương tiện máy móc để có thể
truy cập, xử lý thông tin lớn, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, phức
tạp với số liệu tính toán lớn.
- Cần nghiên cứu lắp đặt một hệ thống máy tính mạng cục bộ giữa các bộ
phận thẩm định và các bộ phận khác để phục vụ việc truyền tin báo cáo, khai
thác thông tin.
- Cập nhật những phần mềm tiên tiến hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính
dự án hoặc trao đổi thông tin.
5.2.4. Giải pháp về tổ chức điều hành
Thực tế cho thấy, với tư cách tổ chức và quản lý như hiện nay chi nhánh chưa
tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan. Để tạo điều kiện tốt
hơn nữa cho việc phat triển hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thẩm định
tài chính dự án nói riêng, chi nhánh nhất thiết phải kiện toàn lại bộ máy, điềuu
chỉnh lại hình thức quản lý theo đúng ý tưởng thành lập ban đầu. Việc quản lý
tập trung, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng một chi nhánh có tầm cỡ lớn
như chi nhánh tại Nghệ An đòi hỏi những yêu cầu hết sức khắt khe về quy chế
hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cán bộ quản lý. Điều đó không dễ
dàng thực hiện và đòi hỏi những chi phí về thời gian, tiền của, công sức không
nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có làm được điều đó chi nhánh – NHĐT & PT NA mới có
thể tạo được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận trong hệ thống, phát
huy được tiềm lực và các thế mạnh của một cánh tay phải đắc lực trong một hệ
thống ngân hàng đồ sộ như NHĐT & PTNA.
5.3. Kiến nghị
5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hoàn thiện
trung tâm thông tin tín dụng Trung ương, nâng cao vai trò điều phối, chủ động
trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin cho
hoạt động thẩm định tài chính có hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 48
chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn
nghành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng
cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.
5.3.2. Kiến nghị với khách hàng
Ngân hàng thường căn cứ vào các thông tin mà chủ dự án phân tích, cho nên
mức độ chính xác của thông tin có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với
kết quả thẩm định. Vì vậy, Ngân hàng đề nghị chủ đầu tư cần có thái độ hợp tác
chặt chẽ hơn với ngân hàng. Chủ đầu tư phải đưa ra thông tin đảm bảo tính
trung thực, và có trách
nhiệm đối với những thông tin cung cấp làm cơ sở cho công tác thẩm định:
- Các chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xây dựng và lập dự án
đúng nội dung quy định của các văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu rư xây dựng
cơ bản. Chủ đầu tư phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án như: bảng
tính vốn đầu tư theo khoản mục, bảng tính huy động vốn hoạt động, bảng tính
khả năng trả nợ theo cả gốc và lãi. Các chủ đầu tư phải tính toán đầy đủ các chi
phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn lưu động, chi phí bổ sung đói với những dự án
có vòng đời kéo dài, đây là những vấn đề mà hiện nay khách hàng chưa thực
hiện đúng yêu cầu của chi nhánh
- Các chủ đầu tư cần tự nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư,
cần nhận thức đúng vai trò, vị trí công tác thẩm định dự án khi quyết định đầu tư
để có những dự án thực sự hiệu quả. Khi thi công dự án cần đảm bảo đúng
những nội dung đã lập ra trong dự án theo đúng kế hoạch, cần phối hợp với chi
nhánh giả quyết những vấn đề trong quá trình thi công của doanh nghiệp.
5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
Vai trò của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói
riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát
triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động
của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật…Vì vậy, Chính phủ
và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài,
tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách.
Các bộ ngành thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ
thuật của ngành do mình quản lý. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi
ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi
cơ quan chức năng. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng
mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.
Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế
độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 49
những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch
trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm
định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Chính phủ cũng nên
xem xét đến việc cho Ngân hàng và doanh
nghiệp tự thoả thuận giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Bởi vì, suy cho cùng,
hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cũng như việc đi bán hàng. Nếu
chủ hàng đồng ý bán hàng thì sẽ phải tự tìm cách thu hồi tiền và cũng sẽ phải có
rủi ro xảy ra.
5.3.4. Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và ngân hàng ĐT&PT
Nghệ An
- BIDV Nghệ An cần tăng cường tổ chức các khóa học ngắn hạn, các lớp
tập huấn đẻ thẩm định dự án đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm
công tác thẩm định nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm đinh
tài chính dự án nói riêng.
- Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án
đầu tư phù hợp để có thể căn cứ vào đó mà thực hiện.
- Các dự án được thẩm định tại các phòng QHKH cần được thẩm định lại
tại phòng QLRR
- Định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm để làm bài học chung trong
lĩnh vực đầu tư.
- BIDV cần chú trọng hơn công tác tái thẩm định sau khi cho vay
- Đề nghị NHĐT&PTVN cần thành lập một mạng lưới thông tin, thông
nhất mẫu báo cáo thẩm định trong toàn chi nhánh NHĐT&PT.
- NHĐT & PTVN cần có sự chỉ đạo thống nhất tù Trung ương đến các chi
nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng
ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó,
NHĐT&PTVN cần tích lũy các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế
cùn với việc sưu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn. Tập hợp thông tin về
chất lượng phát triển của các ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các
ngành trên toàn quốc sẽ được NHĐT & PTVN xây dựng thành hệ thống thông
tin của ngành và đưa lên mạng nôi bộ.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 50
KẾT LUẬN
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn cho sự phát triển đó càng
tăng mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng phát triển cùng với sự
phát triển của nền kinh tế. Mà để hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn thì việc
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đóng vai trò quan trọng. Trong
thời gian gần đây, hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thuận lợi, đó là môi
trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng
bước được dỡ bỏ .
Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác thẩm định Ngân hàng cần phải có những
giải pháp đồng bộ với sự giúp đỡ từ nhiều phía trong thời gian dài. Vì vậy, trong
giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề tài "Nâng cao chất lượng thẩm
định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
chi nhánh Nghệ An" chỉ đề cập tới các vấn đề sau
- Tổng quan về ngân hàng BIDV chi nhánh Nghệ An. Tình hình hoạt đọng
kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây cũng như hoạt động cho vay của
chi nhánh
- Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay của Ngân hàng ĐT & PT NATừ đó, rút ra được những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án và đề
xuất một số kiến nghị.
Em hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị được đề cập trong đề tài
này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
dự án của Ngân Hàng ĐT & PT NA.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Bích Thủy
người đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình viết chuyên đề này cùng toàn thể
cán bộ nhân viên Ngân Hàng ĐT & PT NA.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 51
PHỤ LỤC
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán công ty 492
TT Chỉ tiêu Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tỷ lệ
09/08
Tỷ lệ
10/09
I Tài sản
105.2
90.6
122.1
-13.9
34.6
A Tài sản NH
81.97
65.6
99.2
-20
51.3
1 Tiền mặt
1.47
3.540
4.59
140.8
29.6
2 Các khoản phải thu
38.9
21.24
29.7
-45.4
39.7
3 Hàng tồn kho
40.6
38.9
63.8
-4.2
63.8
4 Tài sản NH khác
944
1.84
1.17
94.5
-36.1
B Tài sản DH
23.3
25.1
22.8
7.9
-9.1
1 TSCĐ
21.73
22
19.1
1.3
-13.4
2 Tài sản DH khác
1.53
3.1
3.76
101.8
22
II Nguồn vốn
105.2
90.6
122
-13.8
34.6
A Nợ phải trả
96.5
75.8
107.7
-21.4
42
1 Nợ ngắn hạn
88
72.3
104.9
-17.9
45.2
2 Nợ dài hạn
8.46
3.5
2.7
-58.4
-23.3
B Vốn CSH
8.7
1
4.83
14.35
69.8
-3.2
1 Nguồn vốn CSH
8.7
14.8
14.1
70
-5
2 Quỹ khác
26
26
287
0
103
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 52
Bảng 2: Lịch khấu hao
Khoản mục Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5 6 7
1. Giá trị
TSĐK
16.114 13.773 11.432 9.091 6.750 4.409 2.068
2. ĐT mới
16.114
3. KH trong
kỳ
2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068
- Thiết bị 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.341 2.068
- Xây lắp 0 0 0 0 0 0 0
4. KH tích lũy
2.341 4.682 7.023 9.364 11.705 14.046 16.114
5. TSCK
16.114 13.773 11.432 9.091 6.750 4.409 2.068 0
Bảng 3: Lịch trả nợ hàng năm
Khoản mục Năm hoạt động
0 1 2 3 4 5
1. Dư nợ đầu kỳ
11.280 9.024 6.768 4.512 2.256
2. Nợ phát sinh
trong kỳ
11.280
3. Trả lãi trong
kỳ
0 1.184 1.083 812 541 271
4. Trả nợ gốc
trong kỳ
0 2.256 2.256 2.256 2.256 2.256
5. Tổng mức trả
nợ
0 3.440 3.339 3.068 2.797 2.527
6. Dư cuối kỳ
11.280 9.024 6.768 4.512 2.256 0
7. Khả năng trả
nợ
1.6 1.6 1.7 1.8 1.9
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 53
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ lệ
09/08
Tỷ lệ
10/09
Tổng sản lượng 142.106 130.189 128.292 -8,4% -1,45%
Tổng doanh thu 101.189 101.940 63.464 0,74% -37,7%
Doanh thu thuần 101.189 101.940 63.464 0,74% -37,7%
Giá vốn hàng bán 89.182 91.620 54.546 2,73% -40,5%
Lợi nhuận gộp 12.007 10.320 8.918 -14% -13,6%
DT hoạt động TC 65 89 52 37% -41,5%
CP hoạt động TC 5.272 4.494 4.253 -14,75% -6%
CP lãi vay 5.272 4.466 4.107 -14,75% -8%
CP bán hàng 0 0 0 0
CP quản lí DN 2.533 3.166 3.242 25% 2,4%
LN thuần từ
HĐKD
4.267 2.748 1.475 -35,6% -34%
Thu nhập khác 1.130 790 210 -30% -73,4%
CP khác 4.095 661 476 -84% -27,9%
LN khác -2.966 129 -266 104% -30,6%
LNTT 1.302 2.878 1.208 121% -58%
Thuế TNDN 0 403 169 -58%
LNST 1.302 2.475 1.040 90% -58%
Bảng 5: Suất sinh lợi cổ phiếu trung bình/ tháng
C92 VN-INDEX C92 VN-INDEX
Tháng 01/2010 -12,18% -7,06% Tháng 01/2011 -9,09% -3,23%
Tháng 02/2010 -24,68% -22,84% Tháng 02/2011 -11,43% -17,40%
Tháng 03/2010 -46,99% -18,64% Tháng 03/2011 -9,35% 13,33%
Tháng 04/2010 -3,62% 026% Tháng 04/2011 1,06% 8,18%
Tháng 05/2010 -9,56% -20,56% Tháng 05/2011 18% 22,28%
Tháng 06/2010 -9,43% -2,09% Tháng 06/2011 20,97% 5,13%
Tháng 07/2010 -44,16% 10,19% Tháng 07/2011 26,24% 8,55%
Tháng 08/2010 70,97% 20,57% Tháng 08/2011 -13,48% 16,85%
Tháng 09/2010 -12,44% -17,73% Tháng 09/2011 35,53% 6,06%
Tháng 10/2010 -39,49% -23,63% Tháng 10/2011 66,32% 3,19%
Tháng 11/2010 -6,09% -9,72% Tháng 11/2011 -29,10% -10,25%
Tháng 12/2010 -0,91% 0,29%
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
2. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình Lập và quản lý dự án, NXB
thống kê.
3. Văn bản hướng dẫn thẩm định – Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An.
4. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường Tài chính,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ Ngân hàng-Thị trường Tài chính, NXB Tài
chính .
6. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2010), Giáo trình Thẩm định tài chính dự án,
NXB tài chính
7. Tổng quan về quá trình thẩm định, Ngân Hàng ĐT & PT NA.
8. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của Ngân Hàng ĐT & PT NA.
9. Tin tức online:
10. Bộ tài chính: www.mof.gov.vn.
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang MSSV: 0854027440
GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_hoan_chinh_bao_cao_4527.pdf