Đề tài Nâng cao cơ hội việc làm qua sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng

NÂNG CAO CƠ HỘI VIỆC LÀM QUA SÀN GIAO DỊCH VIỆC LÀM ĐÀ NẴNG TÓM TẮT Dựa trên số liệu khảo sát từ các phiên giao dịch tại sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng, các phân tích thống kê làm rõ các đặc điểm của cung cầu lao động trên địa bàn Đà Nẵng và mô hình xác suất Probit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tiền lương Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động. ABSTRACT Based on the surveys on candidates participating in transactions at Da Nang Job Trading Floor, the statistical analyses reveal the features of labor supply and demand in Da Nang and the Probit model is employed to examine the determinants of employment probability such as education, qualification, experience, wage and so on. In addition, some policy implications are proposed to promote employment opportunities for laborers. 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Thông tin thị trường lao động giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với sự vận hành và phát triển của thị trường lao động mà còn đối với quá trình hoạch định và thực thi các chính sách về lao động. Khi thông tin về cung, cầu, quan hệ cung cầu đầy đủ sẽ nâng cao cơ hội và hiệu quả của các quyết định lựa chọn giao dịch trên thị trường lao động. Thực tiễn phát triển của thị trường lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là thông qua hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm đã cho thấy quá trình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn mặc dù lực lượng lao động đang gia tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng. Những khó khăn này một phần là do cả người tìm việc và các doanh nghiệp tuyển dụng đang thiếu thông tin về thị trường lao động. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng cơ hội giao dịch việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các ứng viên và các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng và Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: Các ứng viên dự tuyển và các doanh nghiệp tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng đến từ thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khác. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lý luận về sàn giao dịch việc làm (GDVL) 2.1.1. Khái niệm Sàn GDVL - Nơi tổ chức tiếp nhận đăng ký tìm việc, đăng ký học nghề, đăng ký tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua hệ thống máy tính (website). - Nơi tổ chức kết nối việc làm, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, tổ chức cho các doanh nghiệp phỏng vấn, tuyển lao động trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm và giới thiệu người lao động đến các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. 2.1.2. Hoạt động của sàn GDVL - Các hoạt động giới thiệu và quảng cáo về kết quả sản xuất, kinh doanh và xu hướng phát triển của cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề - Các hoạt động tuyển dụng lao động: cung cấp hồ sơ  tiếp nhận hồ sơ của người lao động  tổ chức phỏng vấn và tuyển chọn lao động  Ký kết hợp đồng lao động; - Các hoạt động đăng ký và tuyển sinh thanh niên học nghề: cung cấp hồ sơ  tiếp nhận hồ sơ  giới thiệu nghề và tiếp nhận người học nghề. - Các hoạt động tư vấn về chính sách, pháp luật lao động- việc làm và dạy nghề. - Tổ chức các diễn đàn theo từng chuyên đề.

pdf7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao cơ hội việc làm qua sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 8 NÂNG CAO CƠ HỘI VIỆC LÀM QUA SÀN GIAO DỊCH VIỆC LÀM ĐÀ NẴNG ENHANCING EMPLOYMENT OPPORTUNITIES THROUGH DA NANG JOB TRADING FLOOR SVTH: Lê Phan Hồng Châu, Phạm Thị Thùy Ngân Lớp 33K04, Trường Đại học Kinh tế GVHD: ThS. Ông Nguyên Chương Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Dựa trên số liệu khảo sát từ các phiên giao dịch tại sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng, các phân tích thống kê làm rõ các đặc điểm của cung cầu lao động trên địa bàn Đà Nẵng và mô hình xác suất Probit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tiền lương…Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động. ABSTRACT Based on the surveys on candidates participating in transactions at Da Nang Job Trading Floor, the statistical analyses reveal the features of labor supply and demand in Da Nang and the Probit model is employed to examine the determinants of employment probability such as education, qualification, experience, wage and so on. In addition, some policy implications are proposed to promote employment opportunities for laborers. 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Thông tin thị trường lao động giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với sự vận hành và phát triển của thị trường lao động mà còn đối với quá trình hoạch định và thực thi các chính sách về lao động. Khi thông tin về cung, cầu, quan hệ cung cầu đầy đủ sẽ nâng cao cơ hội và hiệu quả của các quyết định lựa chọn giao dịch trên thị trường lao động. Thực tiễn phát triển của thị trường lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là thông qua hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm đã cho thấy quá trình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn mặc dù lực lượng lao động đang gia tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng. Những khó khăn này một phần là do cả người tìm việc và các doanh nghiệp tuyển dụng đang thiếu thông tin về thị trường lao động. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng cơ hội giao dịch việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các ứng viên và các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng và Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: Các ứng viên dự tuyển và các doanh nghiệp tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng đến từ thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khác. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 9 - Phương pháp nghiên cứu: khảo sát-phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lý luận về sàn giao dịch việc làm (GDVL) 2.1.1. Khái niệm Sàn GDVL - Nơi tổ chức tiếp nhận đăng ký tìm việc, đăng ký học nghề, đăng ký tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua hệ thống máy tính (website). - Nơi tổ chức kết nối việc làm, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, tổ chức cho các doanh nghiệp phỏng vấn, tuyển lao động trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm và giới thiệu người lao động đến các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. 2.1.2. Hoạt động của sàn GDVL - Các hoạt động giới thiệu và quảng cáo về kết quả sản xuất, kinh doanh và xu hướng phát triển của cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề - Các hoạt động tuyển dụng lao động: cung cấp hồ sơ  tiếp nhận hồ sơ của người lao động  tổ chức phỏng vấn và tuyển chọn lao động  Ký kết hợp đồng lao động; - Các hoạt động đăng ký và tuyển sinh thanh niên học nghề: cung cấp hồ sơ  tiếp nhận hồ sơ  giới thiệu nghề và tiếp nhận người học nghề. - Các hoạt động tư vấn về chính sách, pháp luật lao động- việc làm và dạy nghề. - Tổ chức các diễn đàn theo từng chuyên đề. 2.2. Thực trạng phát triển sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay Từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 12 năm 2009, sàn giao dịch việc làm tại Đà Nẵng đã tổ chức 64 phiên giao dịch: - Về phía cầu lao động: thu hút được 4862 lượt đơn vị tham gia tuyển dụng lao động, với 98.166 lượt lao động cần tuyển trong đó phân chia theo nhu cầu về trình độ: 7.225 đại học (chiếm 7,4%), 3.059 cao đẳng (3,6%), 13.397 trung cấp (13,6%), 10.518 công nhân kỹ thuật (10,7%) và 63.517 lao động phổ thông (64,7%); - Về phía cung lao động: Thu hút được khoảng 83.000 lượt người tham gia với gần 54.000 phiếu đăng ký tìm việc; - Về kết quả chắp nối: có hơn 26.000 lao động được phỏng vấn sơ tuyển (với tỷ lệ 31,5% so với tổng số lượt người tham gia, 26,6% so với nhu cầu tuyển dụng, và 48,7% so với tổng số phiếu đăng ký), trong đó phân chia theo trình độ lao động: 5.531 đại học (chiếm 21.2%), 2.247 cao đẳng (8.6%), 9.349 trung cấp (35,8%), 2.414 công nhân kỹ thuật (9,3%) và 6.554 lao động phổ thông (25.1%). Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp qua sàn giao dịch có sự khác biệt lớn theo trình độ qua các năm; Bảng 3 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trình độ thấp thông qua kênh tuyển dụng này. Cụ thể là năm 2006 và năm 2009 nhu cầu lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất (tương ứng 68,2% và 64,5%) và và lao động trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng thấp nhất (tương ứng 2,4% và 4,4%) (xem thêm Bảng 1). Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 10 Bảng 1: Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ lao động qua sàn giao dịch việc làm, 2006-2009 (Đơn vị tính: %) Chia theo trình độ 2006 2007 2008 2009 2006-2009 Đại học 11,2 6,6 8,0 4,4 7,4 Cao đẳng 2,4 3,2 4,4 4,4 3,6 Trung cấp 9,8 8,5 20,6 16,8 13,6 Công nhân kỹ thuật 8,4 14,2 9,2 9,9 10,7 Lao động phổ thông 68,2 67,5 57,8 64,5 64,7 Lớn nhất 68,2 67,5 57,8 64,5 64,7 Nhỏ nhất 2,4 3,2 4,4 4,4 3,6 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Tuy nhiên, tỷ số đáp ứng (Tỷ số đáp ứng được đo lường bằng tỷ số giữa số lượt chắp nối so với số lượng cần tuyển) có sự khác biệt theo trình độ qua các năm; Hình 1 cho thấy có một xu hướng là trình độ lao động càng cao thì khả năng đáp ứng thông qua sàn giao dịch càng cao. Cụ thể là năm 2006 và năm 2009 tỷ số đáp ứng của lao động trình độ đại học cao nhất (tương ứng 154,3% và 171%) và tỷ số đáp ứng của lao động phổ thông thấp nhất (tương ứng 20,3% và 10,7%) (Xem thêm Hình 1). Bên cạnh đó, trong hai năm 2008 và 2009, đối với trình độ đại học có 33/44 phiên với tỷ số đáp ứng lớn hơn 100% và trình độ cao đẳng tương ứng là 32/44 phiên, trong khi đó đối với lao động phổ thông chỉ có 1/44 phiên; điều này phần nào cho thấy sự mất cân đối cung cầu lao động theo trình độ mà cụ thể hơn đó là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. (Đơn vị tính: %) 154.3 146.5 111.7 171.0 20.3 11.1 16.2 10.7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 Năm (%) Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Hình 1: Tỷ số đáp ứng theo trình độ lao động 2006-2009 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Mặt khác, tỷ lệ phỏng vấn so với nhu cầu tuyển dụng (Tỷ lệ phỏng vấn so với nhu cầu tuyển dụng được đo lường bằng tỷ số giữa số lượt được phỏng vấn sơ tuyển so với số lượng cần tuyển) cũng có sự khác biệt theo trình độ qua các năm; Hình 2 cho thấy có một xu hướng là trình độ lao động càng cao thì khả năng được lựa chọn phỏng vấn thông qua sàn giao dịch càng cao. Cụ thể là năm 2006 và năm 2009 tỷ lệ phỏng vấn so với nhu cầu tuyển dụng của lao động trình độ đại học cao nhất (tương ứng 71,5% và 88,3%) và của lao Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 11 động phổ thông thấp nhất (tương ứng 13,9% và 8,3%). Điều này cho thấy, mặc dù nhu cầu về lao động phổ thông lớn nhưng khả năng tham gia và đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển dụng của lao động phổ thông còn thấp; thêm nữa lao động phổ thông gặp hạn chế trong việc tự cung cấp các thông tin về bản thân. Trong khi đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn tuyển dụng nhưng có một đặc điểm đáng được chú ý đó là rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động có trình độ đại học và cao đẳng vào làm việc ở các vị trí có chuyên môn khác hoặc với nhu cầu trình độ thấp hơn. Hình 2: Tỷ lệ phỏng vấn so với nhu cầu tuyển dụng theo trình độ lao động 2006-2009 (Đơn vị tính: %) 71.5 85.2 66.2 88.3 13.9 9.2 10.6 8.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2006 2007 2008 2009 Năm (%) Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Qua phân tích cho thấy các đặc điểm cơ bản về khả năng tìm kiếm và giải quyết việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm: Có một xu hướng là trình độ lao động càng cao thì khả năng đáp ứng thông qua sàn giao dịch càng cao, tuy nhiên trình độ lao động càng cao thì khả năng được lựa chọn thông qua chắp nối càng thấp; Kênh tuyển dụng qua sàn giao dịch là kênh đáp ứng cho nhu cầu về nguồn lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật, song vẫn còn mang tính thời vụ; Cơ sở dữ liệu về lao động-việc làm còn thiếu và chưa được cập nhất kịp thời, cùng với những hạn chế về khả năng cung cấp và tư vấn các thông tin thị trường dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao. 2.3. Đánh giá khả năng tìm việc của người lao động thông qua sàn giao dịch 2.3.1. Đặc điểm cung cầu lao động qua các phiên giao dịch Thông qua phân tích thống kê số liệu khảo sát phiên giao dịch việc làm ngày 17/4/2010, cho thấy các đặc điểm cơ bản: Theo đặc điểm giới tính, tỷ lệ lao động nữ so với nam đăng ký tại sàn giao dịch là 1,5 lần, điều này cho thấy sàn giao dịch việc làm là kênh thuận lợi đối với lao động nữ . Về phân bố theo vùng, lao động ngoại tỉnh có xu hướng tham gia sàn giao dịch việc làm ngày càng nhiều hơn, cụ thể là tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm 51% trong tổng số các ứng viên tham gia. Điều này cho thấy sàn GDVL thành phố Đà Nẵng đang có sức hút rất lớn đối với lao động từ các địa phương lân cận. Theo trình độ học vấn, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 32%, tiếp đó là Đại học chính qui chiếm 28%, Cao đẳng chiếm 27%, lao động phổ thông chiếm 16%, công nhân kỹ thuật chiếm 5%. Tương ứng với 83% lao động đã qua đào tạo và chỉ có 17% chưa qua đào tạo. Điều này cho thấy có sự thay đổi nhanh trong đặc điểm của lực Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 12 lượng lao động khi tham gia thị trường là cần phải được đào tạo chuyên môn. Nhìn chung lao động hiện nay khi tham gia sàn giao dịch có các văn bằng hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất cao. Số lao động có văn bằng ngoại ngữ từ bằng B trở lên chiếm 58%, và bằng B tin học trở lên chiếm 83%. Những người có kinh nghiệm làm việc chiếm hơn 50% trên tổng số lao động đăng ký tại sàn, trong đó lao động có kinh nghiệm trên 36 tháng chiếm gần 1/6 tổng ứng viên. Điều này lý giải một phần về tình trạng chuyển đổi việc làm của những lao động có kinh nghiệm là họ mong muốn tìm được công việc tốt hơn khi đã có khả năng thích nghi với công việc. 2.3.2. Mô hình xác suất đánh giá khả năng được tuyển dụng của các ứng viên tham gia sàn giao dịch việc làm 2.3.3. Mô hình xác suất và các biến trong mô hình: Mô hình hồi quy Probit là một hàm phi tuyến cho phép xác định sự tác động của các yếu tố X tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X xảy ra iiiii XFXZPIIPXYPP 2121 *1 F: Hàm phân phối chuẩn hóa tích lũy CDF: 22 2 2/ 2 10 XX eXF Sử dụng mô hình xác suất Probit để phân tích khả năng được tuyển dụng của các ứng viên tham gia sàn giao dịch, với biến phụ thuộc là xác suất một ứng viên được tuyển dụng (ứng viên được tuyển dụng có giá trị bằng 1 và ứng viên không được tuyển dụng có giá trị bằng 0), biến giải thích gồm các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm được việc làm. P(ứng viên được tuyển dụng=1)=f(tuổi, giới tính, quê quán, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng khác, mức lương yêu cầu, đăng ký qua sàn) 2.3.4. Phân tích kết quả mô hình: Từ kết quả mô hình xác suất được xác định ở Bảng 2, có thể phân tích các xu hướng và ý nghĩa về sự thay đổi của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của xác suất ứng viên được tuyển dụng. Các hệ số ước lượng của các biến Tuổi, Trình độ tin học, Số tháng kinh nghiệm, Mức lương yêu cầu không có ý nghĩa thống kê, trong khi đó các hệ số ước lượng của các biến Giới tính, Trình độ học vấn, Đăng ký qua sàn có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số ước lượng của biến Giới tính là -0.2 cho thấy rằng xác suất được tuyển dụng của nam thấp hơn nữ; Hệ số ước lượng của biến Trình độ học vấn là 0.1 cho thấy rằng xác suất được tuyển dụng có quan hệ đồng biến với trình độ học vấn; và hệ số ước lượng của biến Đăng ký qua sàn là 0.4 cho thấy nếu ứng viên tham gia đăng ký tuyển dụng bằng cách cung cấp các thông tin của ứng viên cho trung tâm dịch vụ việc làm sẽ làm tăng khả năng được tuyển dụng hay nói cách khác ứng viên đăng ký quan sàn giao dịch có cơ hội được tuyển dụng cao hơn ứng viên không đăng ký quan sàn giao dịch. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 13 2.3.5. Bảng 2: Kết quả ước lượng của mô hình xác suất cơ hội được tuyển dụng Biến giải thích Biến phụ thuộc: xác suất ứng viên được tuyển dụng dF/dx Std. Err. Z P>z x-bar [ 95% C.I. ] Tuổi -0.005697 0.018966 -0.3 0.764 23.9851 -0.04287 0.031476 Giới tính -0.1951875 0.084992 -2.16 0.03 0.402985 -0.36177 -0.02861 Trình độ học vấn 0.0925188 0.052838 1.75 0.08 3.55224 -0.01104 0.19608 Trình độ ngoại ngữ -0.0910353 0.055669 -1.64 0.101 2.31343 -0.20014 0.018074 Trình độ tin học -0.0545834 0.054505 -1.00 0.317 1.86567 -0.16141 0.052245 Số tháng kinh nghiệm 0.0037694 0.004446 0.85 0.396 16.3881 -0.00494 0.012483 Mức lương yêu cầu -0.0661403 0.080467 -0.82 0.412 1.83507 -0.22385 0.091573 Đăng ký qua sàn 0.3927202 0.065547 3.75 0.000 0.746269 0.26425 0.52119 3. Kết luận Sàn giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng tổ chức đã mang lại những hiệu quả thiết thực, trở thành địa chỉ quen thuộc của người tìm việc làm và nhà tuyển dụng, tuy vậy, cần phải tiếp tục được đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm. Đối với sàn giao dịch việc làm: Mở rộng qui mô của các phiên giao dịch thông qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh, hoạt động của website giao dịch việc làm tới đông đảo người lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua báo chí, phương tiện truyền thông; Đối với đơn vị tuyển dụng lao động: Các tiêu chí tuyển dụng cơ bản cần được cập nhật theo hướng tiêu chuẩn hóa và cụ thể hóa; Đối với người lao động: Nâng cao chất lượng lao động bằng việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc phù hợp với thực tiễn; Đối với các cơ quan quản lý: Thực thi chính sách hỗ trợ ngân sách cho các trung tâm dịch vụ việc làm theo kết quả hoạt động của các phiên giao dịch, và từng bước tự chủ về ngân sách hoạt động theo nguyên tắc thu phí của người sử dụng lao động và người lao động theo cơ chế thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo Kết quả chợ việc làm các năm 2006, 2007, 2008, 2009, Ban Tổ chức Chợ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng. [2] Báo cáo “Thông số nhân lực trực tuyến quý IV/2009”, VietnamWorks.com [3] Basic Econometrics, 4th ed., Gujarati, D., McGraw Hill, New York, 2003. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 14 [4] “Nâng cao cơ hội việc làm qua sàn giao dịch việc làm tại Đà Nẵng”, Trương Bá Thanh và Ông Nguyên Chương, Hội thảo quốc tế “Công Nghệ Đào tạo và Môi trường nghề nghiệp ở Việt Nam”-Huế, tháng 3 năm 2010. [5] "Xu hướng việc làm Thành phố Đà Nẵng”, công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). [6] Sàn giao dịch việc làm: Hiệu quả và những vấn đề đặt ra, [7] Bắc Ninh: Năm 2009, giải quyết việc làm cho 22.670 lao động, Cập nhật ngày: 31/12/2009, Nam-2009-giai-quyet-viec-lam-cho-22-670-lao-dong/language/vi-VN/Default.aspx

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNâng cao cơ hội việc làm qua sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng.pdf
Luận văn liên quan