Đề tài Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

Thương mại điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết cho chiến lược kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của CNTT và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hóa mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức, giữa các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, không một quốc gia nào không chịu tác động của công nghệ thông tin, và cũng không một lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội nào nằm ngoài phạ m vi tác động của công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã ra đời và phát triển dựa trên sự thay đổi như vũ bão của công nghệ thông tin.

pdf116 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên trƣờng quốc tế trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ ở Việt Nam hiện nay, chi phí luôn là một vấn đề quan trọng. Sự đầu tƣ ban đầu cho việc chấp nhận công nghệ mới là sự nặng ghánh hơn cho các công ty nhỏ hơn là các công ty lớn. Chi phí cho một hệ thống máy tính hiện đại và truy cập Internet là một rào cản không nhỏ cho việc thực hiện thƣơng mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp SMEs xem khoản chi phí đầu tƣ cho CNTT và TMĐT là quá lớn mà lại không có thu hồi ngay. Điều này đã làm hạn chế sự quan tâm và mạnh dạn của doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng TMĐT ở nƣớc ta. 84 4.2. Đánh giá về tỷ trọng doanh thu từ ứng dụng thƣơng mại điện tử Nhƣ kết quả khảo sát cho thấy, tỷ trọng đầu tƣ cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang dần ở mức 5-15%. Nguyên nhân chủ yếu là do những đóng góp thực tế của ứng dụng thƣơng mại điện tử đối với doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2005, chỉ có 7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu. Đến năm 2007, con số này đã chiếm tới 37,2% diện đối tƣợng đƣợc điều tra. Tỷ trọng doanh thu từ thƣơng mại điện tử đang dịch chuyển về ngƣỡng trên dƣới 15%, và sự dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các điều chỉnh tƣơng ứng về nguồn vốn đầu tƣ cho thƣơng mại điện tử. Biểu đồ 14: Doanh thu từ ứng dụng thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp qua các năm Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thƣơng 85 Biểu đồ 15: Tƣơng quan giữa đầu tƣ và doanh thu từ hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp năm 2007 Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thƣơng 4.3. Đánh giá về xu hƣớng của các doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phƣơng tiện điện tử Một kết quả đáng kể nữa là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về tƣơng lai của TMĐT trong tƣơng lai. Đa số các doanh nghiệp đều có cái nhìn rất khả quan về tác động của thƣơng mại điện tử đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nói riêng. 62,5% doanh nghiệp nhận định doanh thu từ các đơn hàng sử dụng phƣơng tiện điện tử sẽ tăng, 34,2% cho rằng mức đóng góp này sẽ không thay đổi và chỉ có 3,3% đánh giá theo chiều hƣớng giảm. Cách nhìn này cho thấy triển vọng ứng dụng cũng nhƣ xu hƣớng đầu tƣ thích đáng cho thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp sẽ ngày càng sáng sủa. Bảng 9: Dự đoán của doanh nghiệp về doanh thu từ các đơn hàng qua phƣơng tiện điện tử Năm Tăng Giảm Không thay đổi 2007 62,5% 3,3% 34,2% 2006 57,4% 4,3% 38,3% 2005 37,2% 1,3% 61,5% Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thƣơng Theo cơ cấu loại hình giao dịch, giao dịch thƣơng mại điện tử B2B mặc dù ít hơn về số lƣợng nhƣng lại chiếm ƣu thế áp đảo về giá trị, với bình quan 67% doanh thu thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp là do các đơn đặt hàng B2B đem lại. Con số này khẳng định hƣớng đi tƣơng lai trong việc phát triển ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp là giao dịch giá trị lớn giữa các đối tác kinh doanh theo phƣơng thức B2B, phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới. 86 4.4. Đánh giá về tác động của TMĐT đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh tỷ lệ đóng góp đáng ghi nhận cho doanh thu, thƣơng mại điện tử còn có nhiều tác động mạnh mẽ khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài yếu tố định lƣợng, còn có rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả ứng dụng thƣơng mại điện tử. Dƣới đây là đánh giá của các doanh nghiệp về tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2007. Bảng 10 Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2004 – 2007 Các tác động Điểm bình quân * 2004 2005 2006 2007 Mở rộng kênh tiếp xúc với KH hiện có 2,90 3,23 3,03 2,90 Thu hút khách hàng mới 2,60 2,90 3,30 2,81 Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp 3,20 3,22 2,23 2,87 Tăng doanh số 1,90 1,94 2,25 2,44 Tăng lợi nhuận & hiệu quả hoạt động 2,00 1,90 2,78 2,52 Giảm chi phí kinh doanh 2,67 2,46 Tăng khả năng cạnh tranh 2,89 2,44 * Tính trên thang điểm 4 Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thƣơng Từ bảng trên ta thấy, đa số các doanh nghiệp đánh giá rất cao tác động “Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” và “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có”. Hai tiêu chí này dẫn đầu trong nhiều năm cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục đề cao website nhƣ một công cụ xúc tiến thƣơng mại hiệu quả. Những lợi ích khác mà ứng dụng TMĐT đem lại nhƣ 87 tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, giảm chi phí kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, v.v… của hai năm 2006, 2007 tăng mạnh so với giai đoạn 2005 trở về trƣớc.Tuy nhiên, sự thay đổi không đáng kể của các lợi ích này giữa năm 2007 và 2006 cho thấy TMĐT còn chƣa thực sự chuyển sang hẳn giai đoạn phát triển mới – giai đoạn mua bán, ký kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến. 4.5. Đánh giá về trở ngại cho ứng dụng thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam Nếu trong những năm trƣớc, vấn đề nhận thức luôn đƣợc coi là trở ngại hàng đầu đối với việc triển khai thƣơng mại điện tử trên diện rộng, thì đến năm 2007 trở ngại này đã đƣợc xếp xuống vị trí thứ ba theo đánh giá của doanh nghiệp. Nổi lên vị trí đầu bảng trong danh sách các trở ngại là vấn đề an ninh an toàn giao dịch. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng thời gian qua, khi các cơ quan, tổ chức xã hội và các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã hoạt động tích cực nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và doanh nghiệp về thƣơng mại điện tử. Song, mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Khi việc đƣa ứng dụng thƣơng mại điện tử vào từng lĩnh vực cụ thể cũng nhanh chóng làm bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn an ninh mà ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp chƣa có kinh nghiệm xử lý khi gặp phải. 88 Bảng 11: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng thƣơng mại điện tử Các trở ngại Điểm bình quân* 2005 2006 2007 Nhận thức 3,32 3,23 2,74 Thanh toán điện tử 3,27 3,19 2,84 An ninh, an toàn - 2,78 2,90 Pháp lý 3,11 2,64 2,55 Môi trƣờng xã hội và tập quán kinh doanh 3,09 2,45 2,48 Nhân lực CNTT 2,95 2,45 2,54 Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,32 * Tính trên thang điểm 4 Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2007 của Bộ Công thƣơng Từ việc đánh giá những trở ngại cho TMĐT, kết quả khảo sát cũng cho thấy những thay đổi trong nhận thức của doanh nghiệp đối với những vấn đề cần ƣu tiên khi triển khai thƣơng mại điện tử. Vấn đề thanh toán luôn đƣợc coi là trở ngại trong nhiều năm, cho thấy mức độ quan tâm cũng nhƣ nhu cầu của doanh nghiệp về một hạ tầng thanh toán hiện đại phục vụ cho hoạt động thƣơng mại điện tử. Ngoài ra, những vấn đề an ninh an toàn của giao dịch trực tuyến, bảo vệ dữ liệu cá nhân,… cũng đang nổi lên nhƣ một khó khăn chung của các nƣớc, ngay cả đối với những nƣớc có nền thƣơng mại điện tử phát triển. Vấn đề bảo mật trong thanh toán và tính riêng tƣ của các giao dịch trên mạng là chìa khóa cho việc chấp nhận rộng rãi và ứng dụng thƣơng mại điện tử. 89 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM 1.1. Quan điểm phát triển TMĐT của Việt Nam Ngày 15/09/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 với quan điểm: * Phát triển thƣơng mại điện tử góp phần thúc đẩy thƣơng mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn đầy hứa hẹn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nƣớc ta đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế cao trong giai đoạn này và coi trọng phát triển thƣơng mại mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu, là một yếu tố quan trọng để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO góp phần mở ra nhiều cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Thị trƣờng nội địa sẽ mở cửa hơn cho các đối tác nƣớc ngoài, đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trƣờng toàn cầu. Để nắm bắt đƣợc cơ hội này, không cách nào hơn là các doanh nghiệp triển khai ứng dụng TMĐT để tận dụng những lợi ích do hình thức thƣơng mại này mang lại: mở rộng thị trƣờng, tiết kiệm thời gian giao dịch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng, vv… 90 * Nhà nƣớc đóng vai trò tạo lập môi trƣờng pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử, đồng thời cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thƣơng mại điện tử. Trong ứng dụng và phát triển TMĐT, doanh nghiệp là lực lƣợng nòng cốt và tiên phong. Chính họ là ngƣời quyết định có tham gia TMĐT hay không, tham gia vào lúc nào và nhƣ thế nào. Tuy nhiên, TMĐT ứng dụng vào hoạt động kinh doanh có thể phát triển đƣợc hay không lại không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Cần phải có môi trƣờng thuận lợi để việc ứng dụng TMĐT có thể phát huy đƣợc tác dụng và hiệu quả của nó. Nói cách khác, Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, vv… Đồng thời, Nhà nƣớc cũng phải đóng vai trò là khách hàng lớn của các doanh nghiệp trong giao dịch điện tử. Về các dịch vụ công mà Nhà nƣớc có thể cung cấp nhằm hỗ trợ TMĐT, các dịch vụ chủ yếu bao gồm: dịch vụ hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tƣ điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, vv… Thiếu các dịch vụ này, TMĐT khó có thể phát triển toàn diện và mạnh mẽ. * Việc phát triển thƣơng mại điện tử cần đƣợc gắn chặt chẽ với các việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghệ thông tin và truyền thông là nền tàng cơ sở ban đầu của TMĐT. Trong những năm vừa qua, công nghệ thông tin và truyền thông nƣớc ta đã phát triển khá nhanh, đƣa TMĐT nhanh chóng hòa nhập vào đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp và hứa hẹn trở thành trụ cột chính của phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm tới. Vì thực tế này, phát triển ứng dụng TMĐT cần phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công onghệ thông tin và truyền thông. Đây là một quan 91 điểm phát triển hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển chung của toàn thế giới. Kế hoạch tổng thể đề ra 4 mục tiêu chủ yếu cho thƣơng mại điện tử vào năm 2010: - Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp”. - Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của thƣơng mại điện tử và tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình “doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp với doanh nghiệp”. - Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình “doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng” hoặc “ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng”. -Các chào thầu mua sắm Chính phủ đƣợc công bố trên Trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch thƣơng mại điện tử trong mua sắm Chính phủ. 1.2. Định hƣớng phát triển TMĐT của Việt Nam từ nay đến 2010  Chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin, thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 202013 Việt Nam luôn xác định công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc ƣu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng phát triển Việt Nam với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, Doanh nghiệp điện tử, giao dịch và TMĐT để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. Theo đó, công nghệ thông tin và truyền thông đƣợc ứng dụng mạnh mẽ trong những ngành dịch vụ kinh tế có tình hội nhập cao nhƣ viễn 13 Ngày 06/10/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg về Chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020. (Chi tiết tại website của Bộ Công thƣơng: 92 thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du dịch, thuế,…, 50-70% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trƣờng, giám sát, tự động hóa các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng sản phẩm, v.v…  Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển, giai đoạn 2005 – 201014 Mục tiêu của đề án này là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trƣờng công nghiệp công nghệ thông tin, Đề án đặt ra 5 nhiệm vụ: - Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin. - Tƣ vấn cho doanh nghiệp lực chọn giải pháp, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Triển khai các chƣơng trình đào tạo kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Phối hợp với cơ quan chức năng nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ về các chính sách, chế độ tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. - Xây dựng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp từ xa Các chính sách khác: 14 Ngày 29/07/2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010. (Chi tiết tại website của Bộ Công thƣơng: 93 + Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010: Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan chính phủ, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng truyền thông và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý. + Dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam: Mục đích: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, đào tạo, điều chỉnh một số vấn đề về chính sách viễn thông và công nghệ thông tin cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và yêu cầu hội nhập dựa trên vốn vay Ngân hàng Thế giới. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Giải pháp từ phía Nhà Nƣớc * Hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT, tuyên truyền và hƣớng dẫn các doanh nghiệp, tạo lập môi trƣờng thuận lợi nhằm thu hút và khuyến khích doanh nghiệp tham gia ứng dụng thƣơng mại điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ của Thƣơng mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ và tích cực. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển cao hơn thì vai trò của Nhà nƣớc phải đƣợc thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử. Nếu thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thƣơng mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và phía các cơ quan Nhà nƣớc cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát của hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử. 94 Trong quá trình hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập sâu rộng với thế giới với tƣ cách là thành viên của WTO, APEC, Việt Nam đang tích cực tham gia và ủng hộ “Chƣơng trình hành động chung” mà khối APEC đã đƣa ra về thực hiện “Thƣơng mại phi giấy tờ” vào năm 2005 đối với các nƣớc phát triển và năm 2010 đối với các nƣớc đang phát triển. Nƣớc ta cũng chủ động bƣớc vào lộ trình tự do hóa của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo “Các nguyên tắc chỉ đạo Thƣơng mại điện tử” mà các nƣớc đã thông qua. Chính vì thế, những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hòa nhập và theo kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Sau hiệu lực của Luật Giao dịch điện tử, môi trƣờng pháp lý cho TMĐT đã tƣơng đối đƣợc hoàn thiện nhờ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hƣớng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật CNTT15. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp không gặp trở ngại trong vấn đề pháp lý đối với hoạt động kinh doanh ứng dụng thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cũng cần nhanh chóng ban hành thêm các Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, các cá nhân; Luật chống thƣ rác; Luật bảo hộ các sản phẩm số, tên miền,v.v… Một vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để các văn bản Luật cũng nhƣ dƣới Luật đến đƣợc tới các doanh nghiệp và giúp họ hiểu rõ và thực hiện đúng những quy định của Pháp luật. Điều này đòi hỏi Nhà nƣớc và các Cơ quan có liên quan tích cực tuyên truyền, phổ biến dƣới các hình thức khác nhau nhƣ qua các phƣơng tiện truyền thông, thông tin đại chúng, qua các lớp học phổ biến về TMĐT,… Bên cạnh việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TMĐT, cần quan tâm tới việc rà soát các văn bản đã ban hành. Thực tế chỉ ra rằng, nhiều hoạt động liên quan đến TMĐT đã đƣợc quy định tại một số văn bản pháp quy, nhƣng khi ban hành chƣa tính đến những đặc thù của môi trƣờng mạng nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong TMĐT 15 Một số văn bản đã đƣợc nêu tại phần Cơ sở pháp lý cho Thƣơng mại điện tử trong chƣơng II. 95 và trở thành lực cản cho doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến quản lý, chuyển nhƣợng tên miền, quản lý website, quản lý quảng cáo thƣơng mại thông qua các phƣơng tiện điện tử cần phải đƣợc thay đổi để tạo thuận lợi hơn nữa cho TMĐT. Một nhiệm vụ quan trọng nữa đối với các Cơ quan Nhà nƣớc đó là công bố rộng rãi các Kế hoạch hay Đề án phát triển Thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng định hƣớng đúng con đƣờng ứng dụng TMĐT vào sản xuất – kinh doanh. TMĐT có liên quan tới nhiều đối tƣợng, từ cơ quan lập pháp, tƣ pháp và hành pháp tới các doanh nghiệp, trƣờng đại học, từ trung ƣơng tới địa phƣơng. TMĐT cũng là nơi giao thoa của nhiều lĩnh vực chuyên môn nhƣ CNTT, viễn thông, thƣơng mại, sở hữu trí tuệ, v.v… Trong khi chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc dài hạn phát triển TMĐT cần gấp rút xây dựng và ban hành kế hoạch trung hạn. Các Kế hoạch tổng thể cũng nhƣ Đề án phát triển TMĐT không thể chỉ là sản phẩm của một cơ quan nào mà cần phải đƣợc đông đảo các đối tƣợng trên phạm vi cả nƣớc tham gia góp ý và chung tay thực hiện. Cũng cần phải thấy rõ CNTT và truyền thông cũng nhƣ mọi hoạt động thƣơng mại khác diễn ra hết sức mau lẹ, khi triển khai Kế hoạch tổng thể cần có sự linh hoạt cao, thƣờng xuyên đánh giá tình hình và hàng năm điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp với thực tiễn. * Nhanh chóng cung cấp và phát triển mạng lƣới các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới thƣơng mại Các cơ quan nhà nƣớc cần đẩy mạnh hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới thƣơng mại. Tập trung vào những dịch vụ công đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của xã hội, có lƣợng giao dịch nhiều hoặc quy trình triển khai thuận lợi cho giao dịch trực tuyến, đặc biệt các dịch vụ quan tới xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tƣ. Công việc này cần bắt đầu từ việc rà 96 soát, thống kê, phân loại các dịch vụ công mà mỗi cơ quan đang cung cấp, sau đó công khai quy trình giải quyết các dịch vụ này trên website của cơ quan. Tiếp theo, cần phân tích các giai đoạn trong quy trình để xác định khả năng đƣa các dịch vụ công này lên mạng, lập dự án để triển khai. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nƣớc cần tăng cƣờng cung cấp thông tin kinh tế thƣơng mại cho doanh nghiệp thông qua websitevà đa dạng hóa các hình thức trao đổi thông tin với doanh nghiệp và công dân thông qua diễn đàn tại các website, đối thoại trực tuyến, hội nghị truyền hình trực tuyến. * Xây dựng và đẩy mạnh các chƣơng trình đào tạo về thƣơng mại điện tử Đứng trƣớc xu thế ứng dụng thƣơng mại điện tử ngày càng phổ biến, nguồn nhân lực có kỹ năng về lĩnh vực này sẽ là một yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Sự khan hiếm nhân lực có trình độ sẽ xảy ra nếu công tác đào tạo, phổ cập thƣơng mại điện tử không đƣợc đẩy mạnh. Việt Nam cần phải có chiến lƣợc nâng cao nhận thức và đào tạo nhân lực về CNTT và TMĐT phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp kinh doanh điện tử thông qua những khóa đào tạo miễn phí và hội thảo về TMĐT, bảo mật và tính riêng tƣ, các chƣơng trình trao thƣởng và các trung tâm thông tin nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lãnh đạo chƣa có nhận thức sâu sắc về các bƣớc triển khai TMĐT, họ e ngại khi phát triển loại hình kinh doanh này. Do vậy, việc tiến hành xây dựng một chƣơng trình hay một tổ chức đào tạo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao đƣợc nhận thức về TMĐT là điều rất cần thiết. Các chƣơng trình đào tạo, hỗ trợ, xúc tiến TMĐT phải gắn kết với các vƣớng mắc thực tế về mặt kỹ thuật và công nghệ trong tác nghiệp kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tự tin khi phát triển kinh doanh TMĐT ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Vấn đề đào tạo là một vấn đề phải nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nƣớc một cách thiết thực và mạnh mẽ, để chúng ta có đƣợc lớp ngƣời đủ 97 khả năng làm chủ công nghệ, và tham gia tích cực vào thƣơng mại điện tử, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. * Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông Nhà nƣớc nên tích cực khuyến khích đầu tƣ vào công nghệ thông tin – viễn thông, phục vụ cho sự phát triển của thƣơng mại điện tử. Viễn thông hiện đại sẽ làm tăng số ngƣời nối mạng Internet, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và giảm chi phí cho thƣơng mại điện tử của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng cần khắc phục với viễn thông nƣớc ta hiện nay là tốc độ đƣờng truyền thấp và chi phí cao. Trong điều kiện hạn chế về vốn, thiếu thốn về công nghệ thì giải pháp kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài có chính sách ƣu đãi thích hợp, tăng lợi nhuận đủ hấp dẫn là một biện pháp cần xem xét để thực hiện. Hiện nay ở nƣớc ta, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) đƣợc thành lập là do sự chỉ định của Nhà nƣớc. Tính độc quyền của các ISP cao, duy trì một môi trƣờng mang tính cạnh tranh thấp, vì vậy dẫn tới chất lƣợng dịch vụ bị hạn chế, phí dịch vụ cao và số lƣợng dịch vụ ít. Nhà nƣớc nên mở rộng hơn bằng cách cho phép các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực này. Nhƣ vậy, chất lƣợng và giá cung cấp dịch vụ Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ quyết định đƣợc việc các khách hàng có chọn nhà cung cấp dịch vụ đó hay không. Ngƣời đƣợc lợi sẽ là những ngƣời nối mạng, thông qua đó, phần nào kích thích đƣợc sự phát triển của Internet và thƣơng mại điện tử. Ngoài ra, Nhà nƣớc nên chú trọng đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp phần mềm, tăng cƣờng bảo hộ bản quyền cho các sản phẩm phần mềm trong nƣớc. Có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp tham gia tích cực vào ngành công nghiệp trí tuệ này, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. * Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử 98 Để có thể phát triển TMĐT một cách toàn diện, đòi hỏi phải có một hệ thống thanh toán điện tử hoàn chỉnh. Cho đến nay, thanh toán điện tử ở Việt Nam mặc dù đã có sự quan tâm của Chính phủ, song khoản đầu tƣ này còn hạn chế để có thể tạo ra những chuyển biến đáng kể đối với một hệ thống thanh toán còn quá lạc hậu nhƣ ở nƣớc ta. Để chuẩn bị cơ sở vững chắc cho những ứng dụng rộng rãi của TMĐT, Nhà nƣớc nên đầu tƣ hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa theo các hƣớng nhƣ: - Hỗ trợ, đầu tƣ, khuyến khích trong việc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và nâng cao nhận thức về vấn đề này. Nhà nƣớc nên tăng cƣờng đầu tƣ phát triển những ứng dụng về công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ đào tạo các cán bộ ngân hàng nắm vững kiến thức về mạng và công nghệ thông tin. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cho chính các ngân hàng, họ phải thấy đƣợc những lợi ích, tầm quan trọng trong việc khẩn trƣơng chuẩn bị và phát triển hình thức thanh toán này. - Hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc đẩy mạnh hình thức thanh toán dúng thẻ ở Việt Nam. Tập trung phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến những lợi ích của việc thanh toán thẻ để khuyến khích sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. - Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử để khuyến khích các ngân hàng áp dụng hình thức này. Khi xem xét nghiên cứu hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử cũng cần lƣu ý thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. * Tuyên truyền, phổ biến về vấn đề an ninh, an toàn mạng Vấn đề an ninh, an toàn trong thƣơng mại điện tử đang đƣợc đánh giá là trở ngại hàng đầu cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Nếu Nhà nƣớc ra sức khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh mà lại không có những biện pháp đi kèm nhằm hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn của phƣơng thức sẽ gây ra cho doanh nghiệp nói riêng 99 và toàn bộ nền kinh tế nói chung thì vô hình chung, chúng ta đã làm TMĐT trở thành con dao hai lƣỡi có tác động tiêu cực tới kinh tế – xã hội. Theo xu hƣớng chung của thƣơng mại điện tử toàn cầu, trong những năm tới, vấn đề dữ liệu cá nhân sẽ nổi lên nhƣ một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của TMĐT, đặc biệt là các giao dịch giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng. Việt Nam cần có kế hoạch rõ ràng và kịp thời để hạn chế tới mức cao nhất những trở ngại mà các doanh nghiệp còn gặp phải khi triển khai và phát triển TMĐT trong sản xuất – kinh doanh. Năm 2007, Việt nam đã tham gia tích cực với các thành viên của APEC triển khai một số hoạt động cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong năm nay, Nhà nƣớc và các cơ quan chuyên trách cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp và dân chúng về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo, khóa học, đặc biệt là triển khai mạnh mẽ hoạt động dán nhãn tín nhiệm các website thƣơng mại điện tử. 2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Đứng trƣớc bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp nƣớc ta cần phải nhanh chóng thấy đƣợc vai trò mũi nhọn của mình trong công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc. TMĐT là chìa khóa để các doanh nghiệp bƣớc vào cuộc đua lớn mang tính chất toàn cầu. Tuy nhiên, TMĐT hiện nay vẫn còn là một vấn đề nóng và nan giải ở Việt Nam. Doanh nghiệp nƣớc ta cần phải giải quyết rất nhiều câu hỏi trƣớc mắt để vƣợt qua những khó khăn trong quá trình ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Thành công bằng phƣơng thức kinh doanh thƣơng mại điện tử phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, không ai khác, chính doanh nghiệp sẽ là ngƣời trực tiếp quyết có quyết định đầu tƣ nâng cao hiệu quả áp dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập sâu rộng của đất nƣớc hay không. 100 2.2.1. Giải pháp cải thiện và nâng cao cơ cấu đầu tƣ CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam * Trang bị hệ thống máy tính hiện đại trong doanh nghiệp Căn cứ vào kết quả cuộc khảo sát của Vụ Thƣơng mại Điện tử (Bộ Công thƣơng), chúng ta đã biết, năm 2007, tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số doanh nghiệp điều tra. Mặc dù đã có những tiến bộ so với các năm trƣớc, tuy nhiên, đây vẫn là một tỷ lệ khá khiêm tốn trƣớc bối cảnh hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay. Máy tính là thiết bị không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT. Do đó, để thực hiện tốt đƣợc quá trình khai thác các ứng dụng của TMĐT, thì hệ thống máy tính phải đƣợc trang bị tốt, hiện đại. Việc mua sắm máy tính để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh thể hiện đƣợc mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp đối với thƣơng mại điện tử. Máy tính cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phƣơng thức kinh doanh điện tử. Một vấn đề nữa cần phải quan tâm là hệ thống máy tính của các doanh nghiệp phải đƣợc nâng cấp thƣờng xuyên, nắm bắt đƣợc những tiến bộ của khoa học – công nghệ, tránh bị lạc hậu và trì trệ. Cấu hình máy tính phục vụ sản xuất – kinh doanh phải là những máy tính có cấu hình cao, nhanh và mạnh để quá trình xử lý dữ liệu không bị gián đoạn. Khi CNTT thay đổi hàng giờ nhƣ hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật nhanh nhạy các sản phẩm hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, thuận tiện hơn trong sản xuất – kinh doanh. Việc trang bị và nâng cấp máy tính cần phải diễn ra một cách rộng rãi và toàn diện trên các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. Sự chênh lệch giữa các ngành với nhau khiến quá trình kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Ở nƣớc ta hiện nay, các ngân hàng, công ty luật và tƣ vấn là những đơn vị dẫn đầu về trang bị hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT và TMĐT. Chính vì vậy, vấn đề nhận thức về 101 vai trò của TMĐT hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp khác. Sự tƣ duy tiến bộ, hiện đại về thời cuộc và sự cần thiết phải thay đổi hay cải tiến phƣơng thức kinh doanh truyền thống sẽ giúp các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn để mạnh dạn đầu tƣ cơ sở vật chất cho CNTT và TMĐT. * Đầu tƣ kết nối Internet tốc độ cao cho hệ thống máy tính của doanh nghiệp Khi đã trang bị đƣợc hệ thống máy tính – phần cứng thiết yếu, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ kết nối Internet – môi trƣờng cần thiết cho ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên, để hiện đại hóa quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp nên chú trọng kết nối Internet với tốc độ đƣờng truyền cao nhƣ dịch vụ ADSL, hạn chế sử dụng đƣờng truyền riêng hay điện thoại. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang phƣơng thức kết nối Internet ADSL. Song, với sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm để kịp thời ứng dụng những phƣơng thức kết nối mới và hiệu quả hơn. * Xây dựng và phát triển website của doanh nghiệp - Xây dựng website hiệu quả Xây dựng website là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp có thể tham gia thƣơng mại điện tử toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời điểm hiện nay thì việc tạo lập một website ấn tƣợng là hết sức quan trọng, bởi website đóng vai trò nhƣ một văn phòng ảo của doanh nghiệp, là bộ mặt của doanh nghiệp, nó góp phần xây dựng uy tín, đẳng cấp cho doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, thiết kế một trang web không phải là khó. Điều quan trọng là làm sao trang web đƣợc thiết kế có sức hấp dẫn, tiện dụng, và khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận ra doanh nghiệp, nhớ tới website của doanh nghiệp trong hàng triệu các website khác. Để xây dựng đƣợc một website hiệu quả, các doanh nghiệp nên chú ý một số điểm nhƣ: 102 + Tạo đặc trƣng riêng: + Hạn chế số lần nháy chuột + Rút ngắn thời gian tải xuống của website + Thiết kế nội dung website Doanh nghiệp có thể tự xây dựng các trang web hoặc thuê những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Bƣớc đầu, doanh nghiệp nên giới thiệu về mặt hàng, dịch vụ và những thông tin về doanh nghiệp của mình; đƣa vào trang web những thông tin giao dịch nhƣ: số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail hoặc trang liên hệ,… đó là những thông tin tối thiểu mà đối tác hay khách hàng muốn biết. - Mở rộng và phát triển website trên phạm vi toàn cầu Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đối tƣợng khách hàng mà doanh nghiệp hƣớng tới không chỉ là ngƣời tiêu dùng trong nƣớc mà cả ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên, làm thế nào để trang web của doanh nghiệp đến đƣợc với mọi đối tƣợng truy cập từ các nƣớc khác nhau, doanh nghiệp phải quan tâm tới ngôn ngữ cho website. Nhƣng mỗi ngôn ngữ lại gắn với một nền văn hóa khác nhau, do đó, doanh nghiệp phải chú ý xây dựng website với ngôn ngữ phù hợp theo đặc trƣng của từng nền văn hóa bằng cách: Xác định thị trƣờng mục tiêu; Xây dựng ngôn ngữ cho website; Lựa chọn nhà dịch thuật;… Tóm lại, với một website phong phú về nội dung, hình thức và ngôn ngữ thể hiện, tất cả các hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp nhƣ: xúc tiến thƣơng mại, kinh doanh, giao nhận và tạo dựng các mối quan hệ cộng đồng đều đƣợc phát triển, mở rộng và nâng cao do có khả năng tiếp cận với những đối tƣợng khác hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chú ý cập nhật website thƣờng xuyên để khách hàng có thể tiếp cận đƣợc những thông tin mới nhất về doanh nghiệp, sản phẩm cũng nhƣ các dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đầu tƣ phát triển website để website trở thành kênh giao tiếp thƣờng xuyên với khách hàng và là ngƣời bán hàng tích cực của doanh nghiệp. 103 * Đầu tƣ sử dụng phần mềm và đào tạo cho doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp nƣớc ta vẫn còn tập trung nhiều vào việc đầu tƣ và khai thác các ứng dụng, lợi ích thu đƣợc dựa trên các thiết bị phần cứng mà chƣa chú trọng và quan tâm nhiều tới việc triển khai các phần mềm chuyên nghiệp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong đơn vị mình, ví dụ nhƣ: Phần mềm quản trị nội dung (content management software); Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM); Phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP); Phần mềm quản lý tri thức (knowledge management software); Phần mềm quản trị kênh cung cấp (SCM);… Khi quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp nên lựa chọn triển khai những sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp chính thống, có bản quyền; tạo điều kiện tốt thuận lợi cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT của doanh nghiệp Một cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cũng sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả nếu thiếu những ngƣời sử dụng chuyên nghiệp và thành thạo. Đây là yêu cầu về việc đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về CNTT và TMĐT của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, nắm bắt nhanh các kỹ thuật thƣơng mại điện tử, sử dụng những ngƣời có hiểu biết sâu rộng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để quản lý, kiểm soát các giao dịch thƣơng mại điện tử. Đồng thời, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ cách thức vận hành tổ chức thƣơng mại điện tử để có thể đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cũng nhƣ có thể quản lý đƣợc hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện ứng dụng thƣơng mại điện tử trong sản xuất kinh doanh. Cuộc khảo sát của Vụ Thƣơng mại Điện tử năm 2007 đã cho thấy sự quan tâm đầu tƣ của các doanh nghiệp cho việc phát triển nguồn nhân lực trực tiếp 104 ứng dụng và triển khai thƣơng mại điện tử, góp phần nân cao hiệu quả đầu tƣ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn chuyển sang mức ứng dụng cao hơn thì phải đầu tƣ nhiều hơn nữa cho việc phát triển nguồn nhân lực. Vì xét cho cùng, ở thời đại nào, cho dù Khoa học – công nghệ có hiện đại thế nào thì con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất. Các doanh nghiệp có thể cử cán bộ tham gia các chƣơng trình đào tạo về thƣơng mại điện tử tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc hoặc các khóa tập huấn về TMĐT do các cơ quan quản lý nhà nƣớc tổ chức. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể khai thác nhiều tài liệu hƣớng dẫn về thƣơng mại điện tử trực tuyến, học tập kinh nghiệp triển khai và phát triển mô hình TMĐT thành công của các doanh nghiệp khác ở nƣớc ta và trên thế giới,… 2.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển chiến lƣợc ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp Song song với việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lƣợc ứng dụng TMĐT trên cơ sở gắn chặt chiến lƣợc này với chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của mình. Khi xây dựng chiến lƣợc, các doanh nghiệp cần xác định rõ sự phát triển hết sức mau lẽ của công nghệ thông tin và truyền thông tác động một cách cực kỳ sâu sắc và mau lẹ tới mọi mặt của kinh tế xã hội toàn thế giới, có thể làm thay đổi cấu trúc các ngành kinh tế cũng nhƣ của từng doanh nghiệp. Một vấn đề cần chú ý khi xây dựng chiến lƣợc ứng dụng TMĐT đó là thƣơng hiệu của doanh nghiệp trong TMĐT. Thƣơng hiệu là một tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp bị thất bại là do không củng cố đƣợc tên tuổi của mình trên mạng. Vấn đề thƣơng hiệu trong thƣơng mại điện tử rất phức tạp và dễ gặp rắc rối hơn so với trong kinh doanh truyền thống, vì trong thƣơng mại truyền thống, thƣơng hiệu thƣờng có tính chất khu vực nhƣng trên Internet lại không tồn tại các khu vực truyền thông. Tính toàn 105 cầu của Internet có thể gây ra những tranh cãi về thƣơng hiệu. Thêm vào đó, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn là một vấn đề lớn đang tồn tại và có nguy cơ ngày càng gia tăng khi thƣơng mại điện tử ngày một phát triển. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tham gia vào thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm ra cho mình một chiến lƣợc xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu của mình. Đồng thời, chiến lƣợc ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp cũng cần phù hợp với mức phát triển chung của chính phủ điện tử và hạ tầng CNTT trên cả nƣớc. Các doanh nghiệp cần bám sát các chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình phát triển công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử của cơ quan quản lý nhà nƣớc khi xây dựng chiến lƣợc ứng dụng và phát triển TMĐT của mình, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lƣợc cho phù hợp với tình hình mới. 2.2.4. Giải pháp tích cực tham gia các sàn giao dịch TMĐT Hiện nay, số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chƣa có điều kiện đầu tƣ lớn cho việc ứng dụng thƣơng mại điện tử là không nhỏ. Trong khi đó, việc tham gia các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử mang lại lợi ích cao với đầu tƣ thấp cả về trang thiết bị và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tích cực tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT loại hình B2B và B2C của Việt Nam cũng nhƣ của các nƣớc khác trên thế giới. Tham gia sàn giao dịch là một giải pháp giúp các doanh nghiệp giảm nhẹ đƣợc trở ngại về chi phí. Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch sẽ đƣợc hỗ trợ về đào tạo, cho cả ngƣời quản lý và ngƣời triển khai, để họ có thể chủ động tạo cho mình một gian hàng trực tuyến, bằng các công cụ trong sàn giao dịch. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ đƣợc cung cấp thông tin và tƣ vấn về các văn bản, chính sách, các quy định và tập quán thƣơng mại quốc tế, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sàn giao dịch cũng là diễn đàn cho các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi, học hỏi 106 kinh nghiệm, hỏi đáp những vấn đề đang quan tâm. Nhƣ vậy, có thể nói, sàn giao dịch thƣơng mại điện tử giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với thƣơng mại điện tử một cách chủ động, kể cả trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế. Tham gia sàn giao dịch điện tử còn giúp nâng cao uy tín, tạo dựng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Các bạn hàng nƣớc ngoài sẽ biết đến, tìm hiểu, quan tâm và có thể ký đƣợc nhiều hợp đồng giá trị cao, mở rộng hoạt động sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.5. Giải pháp tuân thủ quy định của Pháp luật và tích cực tham gia các tổ chức xã hội về TMĐT Thƣơng mại điện tử đang trên đà phát triển nhanh ở Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế trở nên sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Yêu cầu về một nền thƣơng mại điện tử hiện đại đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động tham gia và triển khai kế hoạch ứng dụng phƣơng thức kinh doanh này. Hệ thống pháp luật có liên quan đến thƣơng mại điện tử đã hình thành, tƣơng đối hoàn thiện và có thể đƣợc bổ sung liên tục. Các doanh nghiệp cần thƣờng xuyên tìm hiểu các quy định của Chính phủ và các cơ quan có liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến, bao gồm các quy định về chứng từ điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thƣơng hiệu và tên miền, xử phát hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp,v.v… Các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ theo các quy định của Luật pháp về các vấn đề liên quan đến TMĐT. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên chủ động phát huy quyền lợi của mình trong việc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nƣớc đăng tải công khai và trực tuyến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thƣơng mại điện tử, đóng góp ý kiến một cách trực tiếp hoặc thông qua các Tổ chức nhƣ Vecom hay VCCI để nâng cao chất lƣợng của các văn bản đó. 107 Việc tham gia các tổ chức xã hội về thƣơng mại điện tử giúp các doanh nghiệp có cơ hội hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh trực tuyến, chia sẻ chi phí triển khai các ứng dụng và hạ tầng công nghệ, bảo vệ nhau trƣớc các tranh chấp phát sinh trong môi trƣờng kinh doanh mới, tăng cƣờng sức mạnh nhờ có tiếng nói chung,v.v… Không chỉ tham gia các tổ chức trong nƣớc, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và tham gia các tổ chức thƣơng mại điện tử thế giới và khu vực. Chẳng hạn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng liên quan tới trao đổi dữ liệu có thể tìm hiểu và tham gia Liên minh các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử châu Á (Pacific Asia Ecommerce Aliance – PAA), các doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân và dán nhãn tín nhiệm website nên tham gia các hoạt động của Liên minh các nhà dán nhãn tín nhiệm châu Á - Thái Bình Dƣơng (Asia Trustmark Aliance – ATA), v.v… 108 KẾT LUẬN Thƣơng mại điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết cho chiến lƣợc kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của CNTT và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hóa mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức, giữa các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, không một quốc gia nào không chịu tác động của công nghệ thông tin, và cũng không một lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội nào nằm ngoài phạm vi tác động của công nghệ thông tin. Thƣơng mại điện tử đã ra đời và phát triển dựa trên sự thay đổi nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin. Những lợi ích to lớn mà thƣơng mại điện tử mang lại cho nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua đã khẳng định vai trò ngày một quan trọng của nó đối với từng quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Phƣơng thức thƣơng mại truyền thống dần đƣợc thay thế bởi thƣơng mại điện tử, xóa mờ ranh giới địa lý trong buôn bán quốc tế nhờ khả năng giao dịch trực tuyến liên tục và không hạn chế, góp phần thúc đẩy sự lƣu thông của hàng hóa trên toàn thế giới, lật một trang mới trong quá trình phát triển của kinh tế quốc tế. Với những vai trò không thể phủ nhận đó, thƣơng mại điện tử đã, đang và sẽ còn tiếp tục phát triển hết sức nhanh chóng trong tƣơng lai. Đây còn là xu hƣớng tất yếu của thƣơng mại thế giới trong thế kỷ XXI. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức sâu sắc vấn đề này để từ đó đề ra chiến lƣợc áp dụng và nâng cao hiệu quả của thƣơng mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp không tính đến xu thế này sẽ khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và hƣớng tới “nền kinh tế số hóa”, nhất là khi ngành công nghệ thông tin đang phát triển chóng mặt nhƣ hiện nay. Mặc dù đã thu đƣợc kết quả đáng khích lệ trong mấy năm gần đây, nhƣng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chủ động hơn nữa trong khâu 109 chuẩn bị và đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, bồi dƣỡng, đào tạo nhân lực có trình độ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đứng vứng trong nền kinh tế thế giới. Điều quan trọng và cũng là giải pháp tốt nhất với doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay là xây dựng đƣợc cho mình một kế hoạch ứng dụng thƣơng mại điện tử phù hợp với sự phát triển nhanh chóng các nƣớc trên thế giới. Bởi với tính hiệu quả của mình, TMĐT có thể đi cùng với chiến lƣợc và chính sách phù hợp cho phép các công ty vừa và nhỏ cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn và nhiều vốn. Một khi đã có nhận thức và chiến lƣợc đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ khai thác và phát huy đƣợc hết những lợi ích mà thƣơng mại điện tử đem lại, tạo dựng và khẳng định đƣợc vị thế cũng nhƣ thƣơng hiệu của mình, góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc nói riêng và thế giới nói chung. Trong kỷ nguyên thông tin, thƣơng mại trên Internet là một công cụ hữu hiệu cho việc tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển. TMĐT hứa hẹn đem lại sự kinh doanh tốt hơn, hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ sự phát triển kinh tế bền vững cho các nƣớc đang phát triển. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và các ấn phẩm: 1. THS. Dƣơng Tố Dung (2005), Sổ tay kiến thức thƣơng mại điện tử, công ty TMĐT VEC. 2. Phạm Hữu Khang (2006), Xây dựng và triển khai ứng dụng thƣơng mại điện tử, NXB Lao động – Xã hội. 3. THS. Nguyễn Văn Thoan, Bài giảng thƣơng mại điện tử, Đại học Ngoại Thƣơng. 4. UNCTAD, Information Economy Report 2007 – 2008. 5. Vụ Thƣơng mại Điện tử – Bộ Thƣơng Mại (2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam 2004, 2005, 2006, 2007. Website: 1. Cổng Thƣơng mại Điện tử Quốc gia – ECVN 2. Phòng Thƣơng mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 3. Sàn giao dịch Thƣơng mại Điện tử Việt Nam (Vnemart) 4. Vụ Thƣơng mại điện tử – Bộ Thƣơng Mại 5. Tổng cục Thống kê 6. Diễn đàn phát triển Thƣơng mại Liên hợp Quốc ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line - Đƣờng thuê bao kỹ thuật số bất đối xứng AFACT Asia Pacific Council for Trade Facilitation and Electronic Business – Hội đồng Châu á - Thái Bình Dƣơng về Thuận lợi hóa thƣơng mại và Kinh doanh điện tử AFTA ASEAN Free Trade Area – Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia – Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng ASEAN Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hộ các Quốc gia Đông Nam á B2B Business to Business – Giao dÞch gi÷a doanh nghiÖp víi doanh nghiÖp B2C Giao dÞch gi÷a doanh nghiÖp víi ng-êi tiªu dïng B2G Giao dÞch gi÷a doanh nghiÖp víi c¬ quan ChÝnh phñ CNTT C«ng nghÖ th«ng tin CRM Customer relationship management software – PhÇn mÒm qu¶n trÞ quan hÖ kh¸ch hµng ECSG Electronic Commerce Steering Group – Nhãm chØ ®¹o vÒ Th-¬ng m¹i ®iÖn tö cña APEC ECVN Vietnam e-Commerce Portal – Cæng Th-¬ng m¹i ®iÖn tö Quèc gia EDI Electronic Data Interchange – Trao ®æi d÷ liÖu ®iÖn tö EU European Union – Liªn minh Ch©u ¢u ERP Enterprise resource planning – KÕ ho¹ch nguån lùc doanh nghiÖp G2C Government to Customer – Giao dÞch gi÷a c¬ quan ChÝnh phñ iii vµ ng-êi tiªu dïng G2G Government to Government – Giao dÞch gi÷a c¸c c¬ quan ChÝnh phñ víi nhau ICT Information Communication Technology – C«ng nghÖ th«ng tin vµ TruyÒn th«ng ISP Internet Service Provider – Nhµ cung cÊp dÞch vô Internet OECD Organisation for Economic Cooperation and Development – Tæ chøc hîp t¸c vµ ph¸t triÓn kinh tÕ TM§T Th-¬ng m¹i §iÖn tö SCM Supply chain management software – PhÇn mÒm qu¶n trÞ kªnh cung øng UNCITRAL The United Nations Commission on International Trade Law – ñy ban Liªn Hîp Quèc vÒ luËt Th-¬ng m¹i §iÖn tö Vnemart Vietnam Business Portal – Sµn giao dÞch Th-¬ng m¹i §iÖn tö ViÖt Nam iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng: Trang Bảng 1 Một số chỉ tiêu về mức độ sử dụng thiết bị di động của Việt Nam trong tƣơng quan với thế giới 42 Bảng 2 So sánh phân bổ máy tính trong doanh nghiệp 2 năm 2006 - 2007 52 Bảng 3 Mức trung bình máy tính trong doanh nghiệp phân theo ngành 53 Bảng 4 Mục đích sử dụng website trong doanh nghiệp 57 Bảng 5 Tỷ lệ doanh nghiệp có website theo lĩnh vực kinh doanh 59 Bảng 6 Đặc điểm và tính năng TMĐT của website doanh nghiệp 60 Bảng 7 Mức độ tham gia sàn giao dịch của doanh nghiệp 62 Bảng 8 Tình hình ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp 79 Bảng 9 Dự đoán của doanh nghiệp về doanh thu từ các đơn hàng qua phƣơng tiện điện tử 81 Bảng 10 Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh (2004 – 2007) 82 Bảng 11 Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng thƣơng mại điện tử 84 v Danh mục biểu: Trang Biểu đồ 1 Phân bổ máy tính trong doanh nghiệp năm 2007 51 Biểu đồ 2 Mức độ tiếp cận Internet của doanh nghiệp qua các năm 54 Biểu đồ 3 Chuyển biến trong hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp (2004 - 2007) 55 Biểu đồ 4 Các hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp 55 Biểu đồ 5 Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2007 57 Biểu đồ 6 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 58 Biểu đồ 7 Tần suất cập nhật thông tin trên website của doanh nghiệp 61 Biểu đồ 8 Tình hình đào tạo CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp 63 Biểu đồ 9 Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thƣờng xuyên cho công việc 64 Biểu đồ 10 Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT 65 Biểu đồ 11 Tỷ lệ đầu tƣ cho TMĐT trên tổng chi phí hoạt động thƣờng niên (2005 - 2007) 76 Biểu đồ 12 So sánh cơ cáu đầu tƣ CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp năm 2005 và 2007 77 Biểu đồ 13 Tình hình triển khai một số phần mềm ứng dụng qua các năm 78 Biểu đồ 14 Doanh thu từ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp 80 Biểu đồ 15 Tƣơng quan giữa đầu tƣ và doanh thu từ hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4281_4492.pdf
Luận văn liên quan