Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tác nghiệp trong các Ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại 1.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm về rủi ro 1.1.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 1.1.3 Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tác nghiệp 1.1.3.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp 1.1.3.3 Hậu quả của rủi ro tác nghiệp 1.2 Quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro 1.2.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp 1.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong xu thế thời đại ngày nay 1.2.3 Nội dung công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tác nghiệp 1.2.3.2 Đo lường rủi ro tác nghiệp 1.2.3.3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro tác nghiệp 1.2.3.4 Báo cáo rủi ro tác nghiệp 1.2.3.5 Kiểm soát rủi ro tác nghiệp 1.2.3.6 Phân bổ vốn cho quản lý rủi ro tác nghiệp 1.3 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính quốc tế. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính quốc tế 1.3.1.1. Bài học từ sự đổ vỡ của Ngân hàng Barings năm 1995 1.3.1.2. Basel II và vấn đề quản trị rủi ro tác nghiệp 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản tri rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới 1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HANG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETINBANK) 2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCTVN 2.1.1 Huy động vốn 2.1.2. Tín dụng 2.1.3 Hoạt động đầu tư 2.1.4. Kết quả kinh doanh 2.2 Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank 2.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của Vietinbank 2.2.2.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ 2.2.2.2. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài 2.2.2.3. Dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ 2.2.2.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) 2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLRR tác nghiệp 2.2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank 2.2.4.1 Kết quả đạt được 2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG III: GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) 3.1 Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 3.1.1 Định hướng chung về hoạt động và phát triển của VietinBank 3.1.2 Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách 3.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp 3.2.3 Nguồn nhân lực 3.2.4 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 3.2.5 Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro 3.2.6 Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện 3.3 Kiến nghị, đề xuất 3.3.1 Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Bộ ngành có liên quan 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3857 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền 1860 tỷ, ký hợp đồng tín dụng cam kết cho vay 5000 tỷ công trình Thủy điện Sơn La. Dự án vệ tinh viễn thông Vinasat có tổng mức đầu tư 108 triệu USD, dự án xi măng Bỉm Sơn tổng đầu tư hơn 4000 tỷ đồng… Trong những năm gần đây, nhu cầu của người dân về vốn để sản xuất kinh doanh và phục vụ mua sắm hàng tiêu dùng rất nhiều nắm bắt được nhu cầu đó NHCTVN đã chú trọng phát triển dihcj vụ cho vay đối tượng là khách hàng cá nhân. Bao gồm các dịch vụ cho vay: Cho vay kinh doanh, sản xuất Cho vay phát triển kinh tế gia đình Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác Cho vay tiêu dùng Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy…) Trong danh mục các khoản tín dụng của NHCTVN ngày một đa dạng. Tổng dư nợ ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2009Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCTVN đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,11%. Đồng thời với sự tăng trưởng của tín dụng, năm 2009 cũng là năm thành công của cả hệ thống VietinBank trong việc đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược HĐQT đề ra. Kết quả chất lượng tín dụng của VietinBank đã nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% ( năm 2008 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% ( năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong các năm gần đây NHCTVN đã phát triển mạnh các loại dịch vụ ngoài các dịch vụ truyền thống đó là: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Dihcj vụ ngân hàng thu phí, dịch vụ Chi trả kiều hối. NHCTVN còn phát triển rất đa dạng dịch vụ ngân hàng mới như: Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ trả lương qua máy ATM, dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ trả tiền kiều hối tại nhà. Dịch vụ SMS Banking cho phép khách hàng tra cứu thông tin về số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, lãi suất, tỷ giá, địa chỉ máy ATM, nhận thông báo số dư biến động tài khoản của mình… qua điện thoại di động thông qua hệ thống tin nhắn SMS. Dịch vụ Vntopup cho phép chủ thẻ ATM trích tiền từ tài khoản để nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước thông qua hệ thống tin nhắn SMS; Dịch vụ Mobile Banking… 2.1.3 Hoạt động đầu tư Về hoạt động đầu tư trên thị trường liên ngân hàng: Đến 31/12/2009, đầu tứ trên thị trường liên ngân hàn của VietinBank đạt 25.045 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2008, trong đó, tiền tệ và ngoại tệ gửi tại các tổ chức tín dụng khác đạt 22.499 tỷ đồng và cho vay các tổ chức tín dụng khác là 1.546 tỷ đồng Về đầu tư chứng khoán: Tổng đầu tư vào chứng khoán năm 2009 là 39.276 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào chứng khoán nợ ( bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, kỳ phiếu. trái phiếu của tổ chức tín dung, tổ chức có uy tín) là 39,10 tỷ đồng và chứng khoán là 173 tỷ đồng. Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2009, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 1.464 tỷ đồng, tăng 61,3% so với năm 2008. Vốn góp được đầu từ vào một số tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. 2.1.4. Kết quả kinh doanh NHCTVN luôn đi tiên phong trên mọi lĩnh vực nên kết quả kinh doanh rất tốt. Năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau: Bảng 2.3. Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ qua các năm Nguồn NHCTVN Đơn vị: triệu VNĐ Danh mục Lợi nhuận Năm 2005 Lợi nhuận Năm 2006 Lợi nhuận Năm 2007 Lợi nhuận Năm 2008 Thu từ CV Tín dụng 344.805 557.307 1.091.429 1.538.110 Thu từ DV 170.179 272.684 437.656 571.597 Tổng LN 514.984 829.991 1.529.085 2.109.707 2.2 Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của VietinBank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc VietinBank Quản trị rủi ro tác nghiệp là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đén thời điểm này chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định về quản trị toàn bộ rủi ro tác nghiệp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạc định chính sách cũng đã thấy được tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại, cụ thể các văn bản sau: Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “ Quy chế về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Quy định này khống chế các tỷ lệ về vốn, sử dụng vốn để các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quy định này yêu cầu các Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC ≥ 8% Giới hạn tín dụng đối với khách hàng Tỷ lệ về khả năng chi trả Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Giới hạn góp vốn mua cổ phần Việc đặt ra các giới hạn này nhằm mục đích làm cho các Tổ chức tín dụng chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về “Phòng chống rửa tiền”; Văn bản số 281/NHNN-TTR ngày 30/6/2006 của NHNN về việc “Hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung của nghị định số 74”. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa chung Các biện pháp nhận biết khách hàng Đưa ra cac mức giao dịch phải báo cáo Các dấu hiệu của giao dịch bị coi là đáng ngờ Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền Thành lập Trung tâm phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam có chức năng làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin Nghị định này quy định các biện pháp phòng chống rửa tiền, đó cũng chính là các biện pháp phòng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, an ninh quốc gia. Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Đây chính là quản lý rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Quy định này có nguyên tắc chung: Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về an toàn hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức tín dụng, của khách hàng, lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Để quản lý một cách hiệu quả những rủi ro phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử tổ chức tín dụng cần: Nhận dạng những yếu tố có thể phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai; Phân tích và xác định các tác động và hậu quả có thể phát sinh khi rủi ro xảy ra; Phân nhóm các loại rủi ro, xác định phương hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro, đặc biệt lưu ý đến quản lý an ninh mạng và bảo vệ thông tin, xác định mức tổn thất tối đa có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra rủi ro, không triển khai các loại hình hoạt động ngân hàng điện tử đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa rủi ro vượt ngoài khả năng hiện có; Thường xuyên đánh giá kiểm tra kết quả và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm toán và cập nhật quy trình quản lý rủi ro. Những nguyên tắc chung được cụ thể cho từng hoạt động, từng quan hệ của ngân hàng như sau: + Quản lý rủi ro trong nội bộ Tổ chức tín dụng bao gồm: Xây dựng phương án hoạt động ngân hàng điện tử; Chính sách quản lý rủi ro; Phân định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn; Bảo vệ dữ liệu, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ. + Quản lý rủi ro trong giao dịch với khách hàng, bao gồm: Nguyên tắc giao dịch, các nguyên tắc trong quan hệ khách hàng. + Quản lý rủi ro đối với bên thứ ba, bao gồm: Đánh giá bên thứ ba, dữ liệu; + Quản lý rủi ro trong các trường hợp xảy ra sự cố, bao gồm: phòng ngừa sự cố, kiểm soát và khắc phục sự cố. Những quy định này là cơ sở cho các Tổ chức tín dụng xây dựng những quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử từ đó giúp các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng nói riêng hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và cũng chính là giảm rủi ro do hệ thống gây ra. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”. Quy chế đã nêu ra các yêu cầu hoạt động của phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ là: Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Tổ chức tín dụng đều phải được nhận dạng, đo lường đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, Tổ chức tín dụng phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra nội bộ phù hợp. Quy chế có các nội dung cơ bản sau: Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kiểm tra, đánh giá độc lập về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là: Đánh giá độc lập tính thích hợp và sự tuân thủ của chính sách, thủ tục, quy trình đã được thành lập trong các tổ chức tín dụng; Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Quy chế có các nội dung cơ bản sau: Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ Các yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ Tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ Sự ra đời của hai quy chế 36, 37 này cho thấy một sự thay đổi khác biệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán so với trước đây, đó là: + Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, liên tục ngay tại từng bộ phận nghiệp vụ, thay vì trước kia có bộ phận kiểm toán tách biệt, chỉ kiểm tra theo định kỳ và mang tính hậu kiểm nhiều hơn. Quy định này sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được những hoạt động đang xảy ra một cách dễ dàng hơn và có những biện pháp xử lý thích hợp, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra mới phát hiện. Vì hơn ai hết những người làm việc ngay tại bộ phận nghiệp vụ sẽ hiểu rõ hơn các dấu hiệu bất thường, các biến cố và các rủi ro có thể xảy ra. + Yêu cầu, mục đích kiểm tra được chỉ ra rõ ràng đó là: Phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đặt ra, thay vì trước kia các công tác kiểm tra chỉ kiểm tra sau khi xảy ra các rủi ro. + Hệ thống kiểm toán được thực hiện trong nội bộ Tổ chức tín dụng nên đã đánh giá được tính tuân thủ của các chính sách và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, thay vì trước đây chỉ có kiểm toán bên ngoài và kiểm toán hàng năm theo quy định của Nhà nước. Những sự thay đổi trên thể hiện sự đổi mới trong công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ để tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế và từ đó cũng giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán trong quản lý rủi ro hoạt động thực hiện được tốt hơn. 2.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của Vietinbank. Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, mạng lưới phân bổ, số lượng người lao động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, Vietinbank đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên cả 3 lĩnh vực tín dụng, thị trường và rủi ro tác nghiệp. Đối với rủi ro tác nghiệp, tại Vietinbank đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc 7 nhóm đấu hiệu đã được trình bày ở trê, cụ thể là: 2.2.2.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ. Thực tế những năm gần đây, tại Vietinbank đã xảy ra một số sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức của của cán bộ. Các hành vi gian lận thường liên quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kho quỹ…Ví dụ như: vụ việc cán bộ điện toán tại chi nhánh lợi dụng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền truy cập hệ thống của mình xâm nhập vào chương trình, thay dổi dữ liệu, tạo các giao dịch giả và giả mạo chứng từ để rút tiền Ngân hàng. Tổng số tiền mà cán bộ này rút được của ngân hàng lên khoảng 3 tỷ đồng, tuy nhiên sự việc này dã được Vietinbank phát hiện kịp thời và đã thu hồi được tổng số tiền bị chiếm đoạt bị trái phép. 2.2.2.2. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài Rủi ro tác nghiệp liên quan đến yếu tố bên ngoài chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực tín dụng, và nghiệp vụ thẻ và máy ATM, nghiệp vụ ngân quỹ. Các hành vi gain lận liên quan đến yếu tố bên ngoài trong lĩnh vực tín dụng thường là các trường hợp khách hàng đã giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn; khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng thủ đoạn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người, rồi giả làm hồ sơ vay vốn ngân hàng bằng cách nhờ người khác giả mạo tên của những người là chủ sở hữu trên giấy chứng quyền sở hữu đất đứng tên vay vốn, dùng hình ảnh của những người này làm giả giấy xác nhận mất chứng minh thư có xác nhận của cơ quan công an; khách hàng đứng tên vay vốn với tư cách là người đại diện vay vốn tiêu dùng cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên khi đã nhận được tiền giải ngân, không phát tiền cho người vay theo danh sách, mà chữ ký của những người này để chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay. Hành vi gian lận bên ngoài liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu là các trường hợp khách hàng mang tiền giả trộn lẫn với tiền nộp vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc chuyển đổi ngoại tệ giả ra đòng nội tệ. Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi như cắt tiền thật, can dán thành tiền rách nát với số lượng lớn hơn để đổi lấy tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. Các rủi ro do hành vi phạm tội của các đối tượng bên ngoài liên quan đến các nghiệp vụ thẻ và máy ATM là một hiện tượng gặp phải khá phổ biến trong thực tế hoạt động như trường hợp các đối tượng người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để rút tiền tại ngân hàng ở Việt Nam, các đối tượng phạm tội do sử dụng thẻ trộm cắp được hoặc do chủ thẻ sơ ý đánh mất hoặc thậm chí là các hành vi đục phá máy ATM để lấy trộm tiền. Tất cả những vụ việc trên đều đã được phát hiện và đưa ra xử lý trước pháp luật, những cá nhân và đơn vị vi phạm đã bị xử lý, ngân hàng đã và đang nỗ lực để thu hồi lại số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt. 2.2.2.3. Dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ Rủi ro liên quan đến các sai sót trong tác nghiệp của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất và có nguy cơ tổn thất cao nhất trong các loại rủi ro mà Vietinbank đã phải gánh chịu. Các sai sót tác nghiệp của cán bộ bao gồm: Sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn. Các sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn bao gồm: mở tài khoản khi hồ sơ của khách hàng chưa đủ thông tin; chưa thực hiện quét hình ảnh, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng lên mạng; sai sót trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của khách hàng trên các chứng từ giao dịch; sai sót của giao dịch viên trong quá trình nhập dữ liệu vào chương trình như chọn sai màn hình, sai sản phẩm, hạch toán nhầm tài khoản và tính phí nhầm; không phát hiện được tiền giả khi thực hiện thu ngân (năm 2007 là có 60 trường hợp cán bộ thu ngân không phát hiện tiền giả, con số này năm 2008 là 54 và năm 2009 là 40 trường hợp. Tất cả các trường hợp này nhân viên thu ngân đều đã phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng)… Có thể thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Những sai sót này mặc dù đã giảm được qua các năm, nhưng lại là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao, mà nguyên nhân cơ bản nhất của những sai sót này chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chưa được nghiêm, do sự cẩu thả của giao dịch viên trong quá trình thao tác nghiệp vụ. Sai sót trong nghiệp vụ Chuyển tiền bao gồm: Sai sót trong việc tính và thu các loại phí không đúng theo quy định của ngân hàng (tính cả năm 2008 có 2561 trường hợp tính nhầm phí, tăng 150% so với năm 2007); sai sót trong hồ sơ của khách hàng như số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên lệnh chuyển tiền không khớp nhau ( năm 2007 xảy ra 645 trường hợp, năm 2008 xảy ra 532 trường hợp); lập nhiều lệnh chuyển tiền di có cùng một nội dung (năm 2007 ghi nhận 23 trường hợp, năm 2008 là 16 trường hợp); ghi sai tên đơn vị thụ hưởng…. Những sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu do nguyên nhan chủ quan của cán bộ. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến người thụ hưởng nếu không được kiểm soát viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn dến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mát tiền. Sai sót trong nghiệp vụ thẻ và máy ATM. Các sai sót trong nghiệp vụ thẻ liên quan đến tác nghiệp của cán bộ đã xảy ra tại Vietinbank như việc cán bộ không thực hiện chấm báo cáo máy ATM hàng ngày; hiện thượng nhập tiền vào máy không đủ cơ cấu loại tiền vẫn xảy ra tại một số chi nhánh, với tổng số 27 lần trong năm 2008, giảm 30% so với năm 2007. Cá biệt có trường hợp cán bộ nhầm lẫn khi tiếp quỹ máy ATM, đặt nhàm tham số cơ cấu các loại tiền dẫn đến tới thiệt hại cho ngân hàng. Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ. Các sai sót xảy ra nhiều nhất trong nghiệp vụ này là vẫn đề thu chi, vấn đề chuyển tiền và quản lý sử dụng ấn chi và nhầm lẫn trong việc thu chi tiền. Hiện tượng ấn chỉ quan trọng hỏng do viết sai, in sai xảy ra thường xuyên tại các chi nhánh và phòng giao dịch (năm 2007 có 598 ấn chỉ quan trọng viết sai, in sai, giảm so với năm 2006); Những dấu hiệu rủi ro liên quan đến việc thu chi tiền của cán bộ quỹ cũng như không phát hiện được tiền giả, nhầm lẫn trong việc phân loại tiền và tiền mặt không được đóng gói niêm phong và sắp xếp đúng quy định; Chi trả tiền thừa hoặc thiếu so với đề nghị của khách hàng. Sai sót trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán. Sai sót thường gặp trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán là thiếu chữ ký, dấu của khách hàng; thiếu chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ giao dịch; Năm 2008 xảy ra 1765 trường hợp, giảm 51% so năm 2007). Một dấu hiệu rủi ro khác liên quan đến luân chuyển chứng từ và hạch toán kế toán đó là việc gửi chậm chứng từ giao dịch từ các Phòng giao dịch, quầy tiết kiệm về hội sở các Chi nhánh so với thời gian quy định. Năm 2008 xảy ra gần 5000 lần, giảm 25% so với năm 2008, việc nộp chậm chứng từ về bộ phận kế toán tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho công tác hậu kiểm cyar bộ phận kế toán, không phát hiện kịp thời những sai sót tác nghiệp để khắc phục. Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng chủ yếu là các sai sót trong vấn đề tuan thủ quy chế điều hành của Hội sở chính tại các chi nhánh và sai sót trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ như thẩm định hồ sơ và ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tiếp nhận và định giá tài sản đảm bảo, phân loại nợ… Sai sót trong nghiệp vụ Điện toán. Sai sót trong nghiệp vụ điện toán tiềm ẩn rủi ro cao nhất là sai sót trong quá trình quản lý User, password. Những sai sót này trên thực tế xảy ra không nhiều tại Vietinbank. Hiện tượng sử dụng User, passwword chung giữa các giao dịch viên, kiểm soát và cán bộ điện toán đã giảm được đáng kể, năm 2008 ra 10 trường hợp, giảm 52% so với năm 2007. Năm 2009 các sai sót liên quan đến nghiệp vụ điện toán đã được Vietinbank khắc phục triệt để. Ngoài các sai sót liên quan đến quản lý User, Password, các dấu hiệu rủi ro khác liên quan đến nghiệp vụ này cũng vẫn còn xảy ra tại Vietinbank như: việc bảo trì, bảo dưỡng máy tính tại một số các chi nhánh vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, năm 2008 có trên 500 máy tính cá nhân chưa được bảo trì, bảo dưỡng đúng thời gian quy định, giảm 7% so với năm 2007; cũng trong năm 2008 xuất hiện 114 trường hợp máy tính cá nhân cài đặt các chương trình không phải do bộ phận điện toán thực hiện. 2.2.2.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) Các dấu hiệu rủi ro liên quan đén hệ thống CNTT xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của Vietinabnk do ngân hàng sử dụng hàm lượng CNTT khá lớn. Sự an toàn và hoạt động thông suốt của hệ thống CNTT là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vietinbank đã triển khai hiện đại hóa cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống bằng hệ thống core- banking do nhà thầu SiverLeck cung cấp 2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLRR tác nghiệp Để không ngừng phát triển và tiến tới hội nhập quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng công thương. Từ tháng 3/2006 mô hình tổ chức mới của NHCT bắt đầu đi vào hoạt động, theo đó một số nghiệp vụ mới cũng được thực hiện để phù hợp với thông lệ quốc tế. Một trong những nghiệp vụ đó là quản lý rủi ro tác nghiệp (QLRRTN), đây là một nghiệp vụ không xa lạ đối với các nước tiên tiến nhưng lại rất mới mẻ với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và VietiinBank nói riêng. Khối quản lý rủi ro VietinBank đã xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng: Phòng QLRR TD và đầu tư Phòng QLRR TTruong và tác nghiệp Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng quản lý nợ vấn đề Phòng chế độ TD và đầu tư KH doanh nghiệp QLRR thị trường KH định chế T/C QLRR tác nghiệp Khối quản trị rủi ro bao gồm 5 phòng ban có trách nhiệm quản trị các loại rủi ro khác nhau bao gồm : rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tác nghiệp: + Phòng QLRR thị trường và tác nghiệp tại trụ sở chính là đầu mối tổng hợp toàn hệ thống, tham mưu cho Hội đồng rủi ro tác nghiệp về công tác QLRR tác nghiệp. + Phòng chế độ tín dụng và đầu tư + Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư + Phòng quản lý nợ có vấn đề + Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó, phòng kế hoạc và hỗ trợ Alco có trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất và ngoại hối, phòng pháp chế phụ trách quản trị các rủi ro pháp lý. Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh, Sở giao dịch là đơn vị đầu mối thực hiện công tác QLRR tác nghiệp tại Chi nhánh, Sở giao dịch.  Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt động công tác QLRR tác nghiệp của toàn hệ thống VietinBank. Các phòng ban tại Trụ sở chính, Trung tâm công nghệ thông tin; các phòng ban tại các Chi nhánh, Sở giao dịch là những đơn vị trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình QLRR tác nghiệp tại bộ phận mình. Chức năng của phòng QLRR tác nghiệp tại trụ sơ chính bao gồm: Tham mưu giúp cho Banh lãnh đạo VietinBank về quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh như : xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp… Xây dựng và đề xuất các chuẩn mực kiểm soát và hỗ trợ quá trình triển khai Xác định các loại rủi ro của hệ thống thông qua quá trình tự đánh giá rủi ro và kiểm soát, các báo cáo kiểm toán nội bộ/ độc lập, báo cáo kiểm soát nội bộ và cacsc bộ hồ sơ rủi ro. Xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của VietinBank. Đo lường khả năng xảy ra rủi ro, đánh giá tác động và những thay đổi của rủi ro. Phân loại, sắp xếp theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao cho các đơn vị, các mặt nghiệp vụ của VietinBank. Giám sát các rủi ro, xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống VietinBank Theo dõi, tổng hợp, đề xuất giải pháp xử lý đối với tất cả các sự cố rủi ro tác nghiệp. Xây dựng và lưu trữ bộ dữ liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp của VietinBank qua các thời kỳ. Thực hiện đánh giá và rà soát rủi ro đối với những sản phẩm mới và sản phẩm hiện thời. Theo dõi việc thực hiện các kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kiểm tra, kiểm toán bên ngoài về công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chế độ liên quan đến rủi ro tác nghiệp của VietinBank Nghiên cứu xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tác nghiệp Nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng các chuẩn mực của Basel II trong quản lý rủi ro tác nghiệp. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro tác nghiệp cho cán bộ trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.2.3.2 Xác định và đo lường rủi ro. Trách nhiệm trong việc xác định rủi ro được VietinBank quy định cho tất cả các đơn vị chức năng trong toàn hệ thống. Quá trình xác định rủi ro bao gồm 4 nội dung: Xác định dẫu hiệu rủi ro tác nghiệp: Các đơn vị nghiệp vụ cơ sở thực hiện xác định rủi ro tác nghiệp bao gồm: tự đánh giá nguy cơ rủi ro, nguồn gốc của rủi ro, đối tượng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ theo dõi rủi ro. Việc đánh giá xác định rủi ro tác nghiệp dựa trên 5 tiếu chí: rủi ro liên quan đến cán bộ; rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc, rủi ro liên quan đến cơ chế, quy trình nghiệp vụ của bộ phận kinh doanh, rủi ro liên quan đến hệ thống hỗ trợ, rủi ro liên quan đến các yếu tố bên ngoài Xác định các sự cố rủi ro tác nghiệp: Theo quy định hiện hành, các đơn vị có trách nhiệm chủ động trong việc xác định các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khi có bất kỳ sự cố rủi ro tác nghiệp xảy ra, các đơn vị phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý kịp thời và báo cáo ngay về tru sở chính ( Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp) Xác định các giao dịch nghi ngờ, bất thường: Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp phối hợp với các phòng nghiệp vụ đưa ra. Xác định rủi ro đối với sản phẩm mới: Ở VietinBank, trước khi một sản phẩm mới được triển khai để cung ứng cho khách hàng, luôn được bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp và các bộ phận khác có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá và xem xét đầy đủ các yếu tố rủi ro của sản phẩm. Sau đó tiến hành lượng hóa những rủi ro để xác định mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gánh chịu. Xác định gới hạn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và đề ra biện pháp quản trị rủi ro tương ứng cho từng loại rủi ro. Trên cơ sở các loại rủi ro tác nghiệp đã được xác định, ngay tại các đơn vị nghiệp vụ cơ sở tiến hành đo lường theo hai phương pháp: phương pháp đo lường định tính và phương pháp đo lường định lượng 2.2.3.3 Giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp. Sau khi đã xác định và đo lường được từng loại rủi ro, trên cơ phân tích các loại rủi ro đó, cùng với việc tổng hợp các văn bản chỉ đạo của trụ sở chính VietinBank, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Nội dung của kế hoạch giảm thiểu rủi ro tác nghiệp bao gồm: Đối với rủi ro có thể chấp nhận được: đưa ra các biện pháp đển giảm thiểu rủi ro và không để vượt quá giới hạn cho phép Đối với rủi ro không thể chấp nhận được: đưa ra các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định Đào tạo hoặc tập huấn nghiệp vụ - điều này diễn ra khá thường xuyên đều đặn hàng năm trên cả hệ thống VietinBank Kế hoạch sửa chữa các lỗi, sai sót Các hành động phòng tránh rủi ro hoặc dừng hoạt động có thể gây ra rủi ro. Xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro đối với các sự cố bất ngờ; Mua bảo hiểm hoặc thực hiện các biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro. 2.2.3.4 Giám sát rủi ro tác nghiệp Theo quy định của nội bộ VietinBank, trưởng các đơn vị là người trực tiếp thực hiện giám sát quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp tại đơn vị mình được giao phụ trách Nội dung giám sát: Theo dõi hoạt động triển khai công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tại đơn vị. Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh rủi ro xảy ra. Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về QLRR tác nghiệp theo quy định. 2.2.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank. 2.2.4.1 Kết quả đạt được. Do đặc điểm của rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ẩn khó có thể xác định được hoặc dự đoán trước, nên công tác quản lý rủi ro tác nghiệp là một trong những công tác khó khăn nhất của NHTM. Với các NHTM Việt Nam, công tác này lại còn khó khắn hơn. Do đây là khái niệm khá mới mẻ. Vietinbank là một trong những NHTM đầu tiên ở Việt Nam thành lập bộ phận Quản lý rủi ro, trong đó chức năng quản lý rủi ro tác nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng Ban lãnh đaok của Vietinbank đã sớm nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro tại Vietinbank. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, Vietinbank đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là: Thứ nhất, có thể khẳng định rằng cách thức tiếp cận cũng như những phương pháp Vietinbank đang sử dụng để quản lý rủi ro tác nghiệp là đúng hướng theo thông lệ tốt nhất về quản lý rủi ro. Thứ hai, Vietinbank đã bước đầu xây dựng được khung quản lý rủi ro tác nghiệp phù hợp với thực tiễn hoạt động, đó chính là việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp; Các quy định và quy trình cụ thể về nhận diện, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro. Thứ ba, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp đã tạo bước đột phá về nhận thức của cán bộ, người lao động trong Vieinbank về rủi ro tác nghiệp; qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong quá trình thao tác nghiệp vụ, hạn chế tối đa rủi ro. Thứ tư, thông qua công tác quản lý rủi ro tác nghiệp mà hệ thống các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ của Vietinbank được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ. Thứ năm, Vietinbank đã xây dựng được thư viện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu, qua đó góp phần nhận diện được chính xác hơn các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thứ sau, các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp từng bước đã được hạn chế. Mặc dù Vietibank hàng năm đều tăng quy mô hoạt động, nhưng những sai sót tác nghiệp của cán bộ đã được giảm qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về rủi ro tác nghiệp mà Vietinbank phải gánh chịu không lớn, chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của các bộ- một trong những loại rủi ro khó dự đoán và kiểm soát nhất. Thứ bẩy, trên cơ sở các báo cáo tổn thất, Vietinabnk cũng đã xây dựng được khi dữ liệu về tổn thất trong lịch sử hoạt động trong 5 năm trở lại đây. Kho dữ liệu tổn thất chính là tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ về quản lý rủi ro cũng như là cơ sở cho phép Vietinbank áp dụng phương pháp đo lường về vốn dành cho rủi ro tác nghiệp tiên tiến hơn, khi các quy định, chuẩn mực này chính thức được áp dụng tại Việt nam. 2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của Vietinbank cũng còn có những điểm hạn chế, dó là: Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của Vietinbank mới hướng đến được yêu cầu tuân thủ nhiều hơn là việc đào tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vietinbank chưa xác định được giới hạn rủi ro có thể chấp nhạn được cho từng mảng nghiệp vụ vì nhiều lý do khác nhau. Do đó rất khó đánh giá chính xác hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro. Hiện tại ở cấp độ chi nhánh, phòng quản lý rủi ro thực hiện đồng thời cả 2 chức năng: Quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp, chưa thành lập được bộ phận làm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp chuyên trách. Việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm mất đi tính chất chuyên môn hóa, và do vậy rất khó mang lại hiệu quả cao. Hoạt động nghiệp vụ của Vietinbank vẫn đang trao quyền khá lớn cho các chi nhánh dẫn tới công tác quản lỷ rủi ro khó thực hiện tập trung hóa tại H.O Các dữ liệu, chỉ tiêu để đánh giá, phân tích rủi ro được thu thập hoàn toàn thủ công, quá trình tổng hợp rất khó khă. Hiện tại các kênh thông tin báo cáo của Hội sở chính chủ yếu do chi nhánh cung cấp qua đường công văn giấy tờ, nặng nề về hành chính, không đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác và khách quan. Công cụ đo lường rủi ro tác nghiệp còn khá đơn giản, thiếu những mô hình dự báo, ước lượng tiên tiến. Các công cụ quản lý rủi ro chưa được phát triển, hiện tại Vietinbank đã triển khai công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Tự đánh giá và kiểm soát; báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp; Báo cáo sự cố mà ma trận rủi ro tác nghiệp, rà soát và phê duyệt sản phẩm mới; theo dõi khắc phục những ghi nhận của kiểm toán, bảo hiểm. Nguyên nhân. Những hạn chế nêu trên của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của Vietinbank xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Thứ nhất, do thiếu vắng các quy định, định hướng, hướng dấn về quản lý rủi ro tác nghiệp từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Thứ hai, do hạn chế về mô hình kinh doanh: theo mô hình của ngân hàng hiện đại thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tổ chức theo từng mảng, như: mảng bán buôn, mảng bán lẻ, mảng kinh doanh tiền tệ…Mỗi mảng có một phó tổng giám đốc phụ trách. Tuy nhiên mô hình kinh doanh của Vietinbank vẫn tổ chức theo các chi nhánh, dạng hỗn hợp, làm tấc cả các chức năng kinh doanh, chính vì vậy với mô hình tổ chức kinh doanh hiện tại, Vietinbank chưa hoàn toàn áp dụng được mô hình quản lý rủi ro chuẩn. Thứ ba, do hạn chế về công nghệ, hiện tại ở Việt Nam nói chung và ở Vietinbank nói riêng chưa có phầm mềm quản lý rủi ro tác nghiệp; Chưa có chương trình phần mềm để chiết xuất dữ liệu, các thông tin quản lý rủi ro từ hệ thống ngân hàng cốt lõi. Thứ tư, do sự phối kết hợp giữa các Ban, phòng tại hội sở chính chưa thực sự tốt và hiệu quả. Về nguyên tắc, các ban, trung tâm có liên quan tại hội sở chính phải phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp trong việc cung cấp thông tin đầu vao cho hoạt động quản trị rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế VietinBank chưa xây dựng được cơ chế phối kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận chức năng, do vậy chỉ khi nào Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đầu vào cho hoạt động QLRR thì các Ban, phòng ban, trung tâm mới cung cấp kết quả. Quá trình này làm cho việc cung cấp thông tin không đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả. Thứ năm, do một bộ phận nhỏ cán bộ, công nhân viên trong hệ thống chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý rủi ro tác nghiệp; từ đó dẫn tới chủ quan, công tác báo cáo chưa được quan tâm và mang tính hình thức, thậm chí có chi nhánh còn báo cáo không trung thực tình trạng rủi ro tác nghiệp của chi nhánh => hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng thông tin đầu vào không đầy đủ, không phản ánh đúng thực trạng rủi ro tác nghiệp của toàn hệ thống. Thứ sáu, do tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển đa dạng các sản phẩm bảo hiểm, trong nhiều trường hợp VietinBank muốn mua bảo hiểm cho các hoạt động nghiệp vụ của mình thì cũng khó khăn và không thể triển khai ( ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có hoạt động bảo hiểm tiền gửi, chưa có các hoạt động bảo hiểm thanh toán, bảo hiểm trợ thương mại) CHƯƠNG III GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) 3.1 Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank 3.1.1 Định hướng chung về hoạt động và phát triển của VietinBank Năm 2010 mặc dù kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục, tuy nhiên đây vẫn là một năm còn nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế và lợi thế so sánh của ngân hàng, ban lãnh đạo VietinBank đã thống nhất xác định định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 như sau: Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng thông qua nâng cao năng lực tài chính, công nghệ và quản trị rủi ro. Không ngừng thay đổi tư duy quản trị theo hướng áp dụng các chuẩn mực tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại/ hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh năm 2010, tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng đến năm 2015, xây dựng VieetjinBank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao theo phương châm “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững” 3.1.2 Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank Hiệp định Basel II là chuẩn mực quốc tế về các nguyên tắc quản trị rủi ro đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu từ 6/2004 một số nước trên thế giới đã triển khai áp dụng có hiệu quả. Do vậy, để công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của VietinBank có hiệu quả đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất. VietinBank đã định hướng cụ thể đối với công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống như sau: Sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh để quản lý rủi ro theo đúng mô hình thông lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện quản lý rủi ro tốt nhất Xây dựng hệ thống các chính sách, quy định, quy trình quản lý rủi ro để đảm bảo quản lý rủi ro tác nghiệp phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày, từ nhân viên đến lãnh đạom kiểm tra rà soát được toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các rủi ro tác nghiệp và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời. Tăng cường, củng cố quản trị rủi ro tác nghiệp thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để. Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực giúp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp thông qua việc lưu chuyển thông tin đánh giá hoạt động trên quy mô toàn hệ thống, quản lý khách hàng tốt hơn… Thành lập hệ thống cảnh báo về rủi ro tác nghiệp định kỳ, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin quản lý rủi ro cho các cấp lãnh đạo để bảo đảm các cấp lãnh đạo giám sát được đầy đủ các hoạt động rủi ro của toàn hệ thống Xây dựng hệ thống cảnh báo thường xuyên để giúp cho các đơn vị trong hệ thống chủ động phòng ngừa rủi ro. Tăng cường giáo dục về tư tưởng, quy chế, nội quy cán bộ, công nhân viên trong toàn hệ thống để mọi người hiểu rõ các loại rủi ro tác nghiệp liên quan có thể xảy ra đối với bản thân và cách thức hạn chế phòng ngừa hiệu quả nhất. Việc phân cấp quản lý cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng cấp quản lý rủi ro tác nghiệp. phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản lý tầm chiến lược, cấp quản lý điều hành và cấp tổ chức thực hiện. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank Quản trị rủi ro tác nghiệp là một công tác còn khá mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy để áp dụng và thực hiện có hiệu quả theo đúng thông lệ quốc tế thì cần có các bước đi, giải pháp cụ thể. Qua tham khảo hiệp định Basel II, kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp ở một số nước, va các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tác nghiệp; căn cứ vào thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank như sau: 3.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách. VietinBank cần hoàn thiện các quy định hướng dẫn thực hiện trong nội bộ hệ thống; để giúp cho việc triển khai các văn bản do Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành một cách nhanh chóng, chính xác, và đúng đắn. Bên cạnh đó VietinBank cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế chính sách về quản trị rủi ro tác nghiệp cho riêng mình. Các chính sách ban hành về quản trị rủi ro tác nghiệp phải phù hợp với các quy định của Chính phủ, ngân hàng nhà nước; phải đẩy đủ, mang tính đồng bộ, tính kịp thời, tính cải tiến và luôn luôn được tuân thủ trong suốt quá trình hợp động và phải bắt kịp với xu thế của thế giới. CácHệ thống cơ chế chính sách về quản trị rủi ro tác nghiệp phải bao gồm: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống. Chiến lược này phải đưa ra những định hướng rõ ràng về hai vấn đề chính. Thứ nhất: về nhận dạng các loại rủi ro tác nghiệp chủ yếu của VietinBank. Thứ hai: về mức rủi ro chấp nhận đối với từng loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của VietinBank Xây dựng các quy định quản lý rủi ro tác nghiệp : quy định này quy định cụ thể công việc thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank bao gồm các quá trình: xác định, đo lường, quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát rủi ro tác nghiệp. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp. Xây dựng quy chế hoạt động của các ủy ban, hội đồng quản lý rủi ro tác nghiệp. Xây dựng quy định trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tác nghiệp của VietinBank. Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro trong đó có nội dung quản trị rủi ro tác nghiệp làm cơ sở pháp lý cho toàn hệ thống thực hiện. Xây dựng các chế tài hướng dẫn việc chấp hành các quy định quản lý rủi ro tác nghiệp , quy định cụ thể việc xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp không tự giác chấp hành đúng quy định, che giấu sai sót. Xây dựng hệ thống các công cụ để quản lý rủi ro tác nghiệp phù hợp với hoạt động của VietinBank từ hội sở chính đến các chi nhánh, phòng ban gồm : công cụ phát hiện sớm, chuẩn mực kiểm soát, báo cáo sự cố, báo cáo chỉ số rủi ro chính, quy trình rà soát và phê duyệt sản phẩm mới. Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về quản lý rủi ro toàn hệ thống. 3.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp Trong tương lai VietinBank cần xây dựng mô hình quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo mô hình sau: Mô hình 3.1 Mô hình cấu trúc tổ chức hoạt động quản trị rủi ro HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ RỦI RO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP ỦY BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN QLRR TÍN DỤNG QLRR THỊ TRƯỜNG QLRR SỔ SÁCH NGÂN HÀNG QLRR TÁC NGHIỆP Hội đồng quản lý rủi ro: hoạt động dưới quyền chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Mục đích của hội đồng này là đảm bảo cho VietinBank luôn duy trì khung quản lý rủi ro một cách thận trọng và hiệu quả, giám sát tất cả các loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp .Kiểm soát việc phân quyền và thực hiện chức năng quản lý rủi ro đối với các ủy ban liên quan. Trách nhiệm của HDDQL rủi ro là: đảm bảo việc tuyên bố chính sách quản lý đối với mỗi loại rủi ro đều được HĐQL rủi ro chuẩn bị để hội đồng quản trị phê duyệt, Đảm bảo chính sách quản lý rủi ro đã được thực hiện nghiêm chỉnh; quản lỷ nguồn vốn trích dự phòng rủi ro của VietinBank; Đảm bảo đã xây dựng hạn mức hợp lý đối với rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng; rà soát hoạt động của các ủy ban rủi ro. Ủy ban quản lý rủi ro tác nghiệp: Ủy ban này hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc, hoặc phó tổng giám đốc. Mục đích của ủy ban này là: giám sát một cách tích cực quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp trong phạm vi ngân hàng. Trách nhiệm của ủy ban này là: chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý rủi ro tác nghiệp, xây dựng quy trình và các văn bản hướng dẫn quản lý rủi ro hoạt động để cụ thể hóa chính sách của hội đồng quản trị, báo cáo kịp thời chính xác. Các phòng, ban trong các đơn vị của hệ thống VietinBank: Tham gia soạn thảo cac quy định quản lý rủi ro tác nghiệp cho một số nghiệp vụ khi được ban lãnh đạo yêu cầu; kiểm soát và giám sát toàn bộ quá trình quản lý rủi ro tại bộ phận mình; báo cáo kịp thời, chính xác cho phòng ban quản lý rủi ro tác nghiệp tại đơn vị mình. Phòng, tổ quản lý rủi ro tại chi nhánh: có nhiệm vụ làm tham mưu; giúp ban lãnh đạo đơn vị tổ chức, thực hiện công tác quản lý rủi ro tại đơn vị; tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng ban trong đơn vị; xác định, đo lường, giám sát và quản lý rủi ro tác nghiệp của toàn đơn vị. 3.2.3 Nguồn nhân lực Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng số một. Nó quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chính tổ chức đó mà tổ chức ngân hàng trong đó VietinBank không phải là ngoại lệ. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ cán bộ - nhân viên – những người “sở hữu” rủi ro tác nghiệp phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc. Muốn như thế Vietinbank phải chú trọng hai công tác: Chính sách tuyển dụng: phải phù hợp để đảm bảo nguồn cán bộ có chất lượng ngay từ đầu vào. Chính sách đào tạo cán bộ: Hàng năm phân bổ chi phí cho đào tạo hợp lý nhằm mục đích du trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. VietinBank tuy đã thành lập một trung tâm đào tạo, đó là bước khởi đầu tốt, tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp: tổ chức đào tạo, tập huấn theo hình thức mở các lớp học theo từng vùng, miền; đào tạo qua thông tin tuyên truyền trên web nội bộ, bản tin, tạp chí của VietinBank; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề quản lý rủi ro. 3.2.4 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hàm lượng công nghệ thông tin cao, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có công tác quản trị rủi ro . Muốn thế VietinBank cần: Thứ nhất: đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ. Diều này có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài. Thành lập bộ phận quản lý rủi ro đối với hệ thống công nghệ thông tin nằn trong trung tâm tin học của VietinBank. Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hay mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến. 3.2.5 Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro Rủi ro tác nghiệp có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; do vậy văn hóa quản lý rủi ro là toàn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và hanh vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản trị rủi ro. Những nội dung cần có trong xây dựng văn hóa quản lý rủi ro của VietinBank bao gồm: Ý thức cảnh giác về rủi ro tác nghiệp của cán bộ lãnh đạo đến nhân viên ngân hàng Các nguyên tắc trong nhận diện, chấp nhận và ứng xử đối với rủi ro Các nguyên tấc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro Tính công khai minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài 3.2.6 Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức về trang bị công cụ lao động; định mức về sử dụng không gian ơi làm việc… để hỗ trợ cho cán bộ thực hiện tác nghiệp một cách hiệu quả nhất Thực hiện rà soát thường xuyên tình trạng cơ sở vật chất hiện đang quản lý để có kế hoạch đầu tư bổ sung, thay thế hay dự phòng đảm bảo trang bị đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh . 3.3 Kiến nghị, đề xuất Để những giải pháp trên có thể áp dụng nhanh chóng và có hiệu quả trong điều hành quản trị rủi ro tác nghiệp, tôi xin nêu một số kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan. 3.3.1 Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Bộ ngành có liên quan Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các Ngân hàng thương mại; như luật các Tổ chức tín dụng quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại, quy định về giao dịch đảm bảo…nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt; cũng như biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi đẻ các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới. 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Một là Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp: Để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong đó có VietinBank áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành quy định cũng như lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong quản lý rủi ro Ngân hàng Hai là, quy định về hệ số anh toàn vốn tối thiểu theo quyết định 457 là một bước tiến quan trọng trong việc hướng dẫn các Ngân hàng thương mại hướng đến quản trị rủi ro theo thông lệ. Tuy nhiên hệ số anh toàn vốn tối thiểu trong quy định này mới chỉ được tính trên cơ sở tài sản có tín dụng điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp cũng là 2 mảng rủi ro rất lớn trong hoạt động ngân hang thì hầu như chưa đề cập tới. Do vậy cần thiết phải có những nghiên cứu chỉnh sửa quyết định này để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế. qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ cũng như giúp cho các ngân hàng thương mại tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro. Ba là, Ngân hàng nhà nước nên ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tác nghiệp. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh. MôC LôC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.doc
Luận văn liên quan