Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế

Mặc dù chỉ là một DN bia địa phương với xuất phát điểm thấp, nhưng suốt 20 năm qua, nhờ có cách làm hiệu quả, Công ty Bia Huế đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ban lãnh đạo nhà máy đã đặt ra quyết tâm làm sao phải vừa duy trì được thương hiệu truyền thống của riêng mình, không lệ thuộc vào các DN khác nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng không thể không kể đến đó là việc dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm khách hàng, thì công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vì đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Kinh doanh trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt thì công ty nào có hiệu quả kinh doanh tốt thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh.

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
606242 2035948938 2053075610 370342696 22.23 17126672 0.84 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 691281414 615212407 628268352 -76069007 -11.00 13055945 2.12 3. Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 4. Giá vốn hàng bán 543027289 716143058 748089957 173115769 31.88 31946899 4.46 5. Lợi nhuận gộp 431297539 704593473 676717301 273295934 63.37 -27876172 -3.96 6. Doanh thu hoạt động tài chính 11210365 26517942 38572921 15307577 136.55 12054979 45.46 7. Chi phí tài chính 4861593 11947181 26384573 7085588 145.75 14437392 120.84 8. Chi phí bán hang 153987552 279005461 245630895 125017909 81.19 -33374566 -11.96 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 42297175 43759282 32015812 1462107 3.46 -11743470 -26.84 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 241361584 396399491 411258942 155037907 64.23 14859451 3.75 11. Thu nhập khác 460348 3752858 977076 3292510 715.22 -2775782 -73.96 12. Chi phí khác 4083140 8049072 5793838 3965932 97.13 -2255234 -28.02 13. Lợi nhuận khác -3622792 -4,296,214 -4,816,762 -673422 18.59 -520548 12.12 14. Lợi nhuận trước thuế 237738792 392103277 406442180 154364485 64.93 14338903 3.66 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 40440695 82199029 106058663 41758334 103.26 23859634 29.03 16. Lợi nhuận sau thuế 197298097 309904248 299854572 112606151 57.07 -10049676 -3.24 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 50 Qua bảng phân tích số liệu ta thấy: Tổng doanh thu và doanh thu thuần tăng lên qua 3 năm điều này kéo theo lợi nhuận của công ty tăng lên. Năm 2010 so với năm 2009, doanh thu thuần tăng 45,82% và lợi nhuận trước thuế tăng lên 64,93% lợi nhuận sau thuế tăng 57,07%. Điều này cho thấy năm 2010 là năm hoạt động kinh doanh thành công của công ty khi các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều tăng lên rất mạnh. Các khoản chi phí cũng như giá vốn của công ty năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng lên là là điều tất yếu của công ty trong năm qua khi mà công ty đang mở rộng sản xuất tăng quy mô sản lượng, mở rộng thị trường kinh doanh, giá vốn tăng 31,88%, chí phí bán hàng tăng 81,19%, chí phí quản lý doanh nghiệp tăng 3,46% và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên rất lớn 136.55%. Theo đó thuế mà công ty phải nạp cho ngân sách sách nhà nước cũng tăng lên rất lớn 103,26% gấp đôi so với năm 2009 vì vậy mà công ty là nguồn thu ngân sách lớn nhất cảu tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một thành tích chủ quan của công ty trong việc đầu tư cơ sở vật chất, mỡ rộng quy mô sản xuất. trong giai đoạn này mặc dù nên kinh tế biến động lớn do cuộc khủng hoảng của kinh tế tài chính toàn cầu mà công ty vẫn tăng lợi nhuận và mức tăng tương đối ổn định. Đây là một thành quả lớn. Trong tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế tài chính cũng như lạm phát tăng cao khiến sức mua của người tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng. Tình hình đó đã ảnh hưởng bất lợi đến rất nhiều công ty trong nước và quốc tế, nhiều công ty đã phải phá sản, các xí nghiệp phải đóng cửa cắt giảm quy mô hoạt động. Trong tình hình đó công ty Bia Huế cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, cụ thể trong năm qua 2011 mặc dù doanh thu, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng nhưng mức tăng rất nhỏ, doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,29% (tương ứng tăng 4,070727 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế tăng 3,66%(tương ứng tăng 14,338903 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 3,24%(tương ứng giảm 10,049676tỷ đồng), lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lên đáng kể. Thuế đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng lên 29,03% tương ứng tăng 23,86 tỷ đồng trong khi đó các khoản chi phí giảm đáng kể. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 51 Tóm lại, qua 3 năm 2009-2011 doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể góp phần thúc đẩy công ty phát triển mạnh mẽ, qua đó công ty có thể cạnh tranh một cách lành mạnh với các đối thủ trên thị trường. Nhờ vậy vốn đầu tư được bổ sung, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiên. Có được những kết quả như vậy là do sự năng động sáng tạo của toàn thể công nhân viên và năng lực quản lý tốt, linh hoạt của ban quản trị công ty. Hy vọng rằng trong tương lai công ty Bia Huế sẽ duy trì được những tiềm năng sẳn có, hạn chế những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để không ngừng nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 52 Bảng 2.6 :Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công tyTNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ĐVT:1000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45,82 4070727 0,29 Lợi nhuận trước thuế 237738792 392103277 406442180 154364485 64,93 14338903 3,66 Tổng tài sản bình quân 910937961 1009581160 1175337602 98643199 10,83 16575642 16,42 Sức sản xuất của tổng tài sản( lần) 1,07 1,41 1,21 0,34 31,57 -0,19 -13,86 Doanh lợi tài sản (lần) 0,26 0,39 0,35 0,13 48,82 -0,04 -10,96 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 53 Sức sản xuất của tổng tài sản(SSXtts): SSXtts= Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh lợi tài sản( ROA): ROA=Lợi nhuận trước thuếTổng tài sản Từ bảng phân tích ta thấy SSXtts, ROA của công ty qua 3 năm tương đối cao, SSXtts năm 2010 so với 2009 tăng 0,34 tương ứng tăng 31,57% còn ROA tăng 0,13% tương ứng tăng 48,82% là do công ty đã khai thác tối ưu hơn công suất của các thiết bị mà trong năm 2008 công ty đã đầu tư nhưng chưa tận dụng được công suất được, cùng với việc máy móc thiết bị của công ty ngày càng được đầu tư hiện đại và trình độ kĩ thuật của công nhân đã được nâng cao, sử dụng thành thạo các máy móc nên đã nâng cao năng suất lao động rất nhiều. Năm 2011 SSXtts, ROA đều giảm trong đó: SSXtts giảm 0,19 tức là giảm 13,86%, ROA giảm 0,04 tức là giảm 10,96% do năm 2011 mức tăng của doanh thu, lợi nhuận chậm hơn mức tăng của tổng tài sản. 2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chiếm tỉ lệ lớn trong công ty TNHH Bia Huế (chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn). Vì thế việc sử dụng nguồn vốn CSH một cách có hiệu quả luôn luôn là yêu cầu đòi hỏi ban quản trị công ty phải thực hiện được, tránh để thất thoát, lãng phí, không hiệu quả. Điều này đặt ra cho ban quản trị công ty Bia Huế phải đề ra chiến lược phát triển và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Để phân tích tình hình sử dụng vốn CSH của công ty Bia Huế, ta phân tích biến động của chỉ tiêu sức sản xuất của vốn CSH( vòng quay vốn CSH) và doanh lợi vốn CSH( sức sinh lợi của vốn CSH) thể hiện qua bảng sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 54 Bảng 2.7:Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45,82 4070727 0,29 Lợi nhuận sau thuế 197298097 309904248 299854572 112606151 57,07 -10049676 -3,24 Vốn CSH 573256971 585863121 563328601 12606150 2,20 -22534520 -3,85 Sức sản xuất của vốn CSH( lần) 1,70 2,43 2,53 0,73 42,68 0,104 4,30 Doanh lợi vốn CSH( lần) 0,34 0,53 0,53 0,18 53,69 0,003 0,63 (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 55 Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu (SSXvcsh, vòng quay vốn CSH): SSXvcsh= Doanh thu thuần Vốn CSH Doanh lợi vốn CSH(ROE): ROE=Lợi nhuận sau thuếVốn CSH SSXvcsh , ROE cho biết 1 đồng vốn CSH đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu lại được 1,7 đồng doanh thu và tạo ra 0,34 đồng lợi nhuận. Năm 2010, cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu lại được 2,43 đồng doanh thu và tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận. Năm 2011, cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu lại được 2,53 đồng doanh thu và tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận. Theo bảng phân tích cho thấy SSXvcsh , ROE tăng qua 3 năm đặc biệt là năm 2010 SSXvcsh tăng mạnh với mức tăng 0,73 tương ứng tăng 42,68%, ROE tăng 0,18 tức là tăng 53,69% mức tăng này là do mức doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh hơn rât nhiều so với mức tăng của vốn CSH, đó là kêt quả của việc tăng sản lượng mở rộng quy mô thị trường kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2011 thì mức tăng này đã có dấu hiệu chậm lại, doanh thu năm 2011 tăng không nhiều(tăng 0,29% so với 2010), mức lợi nhuận thì giảm trong khi vốn CSH cũng giảm. Điều này phản ánh mức biến động khó khăn thị trường trong nước và quốc tế trong năm qua như khủng hoảng kinh tế, lạm phátCông ty cần có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong thời gian tới để làm tăng sức mua đang yếu do lạm phát tăng cao của thị trường hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 56 2.2.1.3 Hiệu sử dụng tài sản cố định Mỗi doanh nghiệp đều có những TSCĐ nhất định theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, nhưng để khai thác tiềm năng, công suất tối ưu của chúng thì phải phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp Để phân tích tiềm năng sử dụng tài sản cố định ta phải tiến hành phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả quả sử dụng tài sản cố định có hợp lý không. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 57 Bảng 2.8 :Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: 1000đ CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 Lợi nhuận trước thuế 237738792 392103277 406442180 154364485 64.93 14338903 3.66 Giá trị TSCĐbq 478448553 549331198 657869321 70882645 14.82 108538123 19.76 Sức sản xuất của TSCĐ (lần) 2.04 2.59 2.17 0.55 27.00 -0.421 -16.26 Sức sinh lợi của TSCĐ (lần) 0.5 0.71 0.62 0.22 43.65 -0.096 -13.44 (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 58 Sức sản xuất của TSCĐ(SSXtscd): SSXtscd= Doanh thu thuần Giá trị TSCĐbq Sức sinh lợi của TSCĐ(SSLtscd): SSLtscd= Lợi nhuận trước thuế Giá trị TSCĐbq Theo bảng phân tích ta thấy SSXtscd, SSLtscd năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 cụ thể mức tăng tương ứng là 0,55 và 0,22 tương ứng tăng 27% và 43,65%, mức tăng này là do mức doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh( 45,82% và 64,93%) so với mức tăng nhẹ của Giá trị TSCĐbq(14.82%) điều này cho thấy việc sử dụng TSCĐ tương đối hiệu quả trong năm 2010. Tuy nhiên SSXtscd, SSLtscd năm 2011 giảm so với năm 2010 cụ thể mức giảm tương ứng là 0.421 và 0.096 tương ứng giảm 16.26% và 13.44%, mức giảm này là do mức tăng của doanh thu, lợi nhuận ( 0,29% và 3,66%) không bằng mức tăng của Giá trị TSCĐbq(19.76%) điều này đặt ra cho doanh nghiệp phải quản lý việc sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả hơn khai thác công suất của tài sản tối ưu đồng thời cần đào tạo trình độ công nhân để có thể sử dụng thành thạo các tài sản, nâng cao năng suất của chúng. 2.2.1.4 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Tài sản lưu động thể hiện một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là toàn bộ tiền hay hiện vật có chu kỳ luôn chuyển. Trong một chu kì kinh doanh việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là rất cầ thiết. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta cần tính các chỉ tiêu: sức sản xuất tài sản lưu động và sức sinh lời tài sản lưu động. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 59 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: 1000đ (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 Lợi nhuận trước thuế 237738792 392103277 406442180 154364485 64.93 14338903 3.66 Giá trị TSLĐbq 426374839 457270905 516774676 30896066 7.25 59503771 13.01 Sức sản xuất của TSLĐ( lần) 2.29 3.11 2.76 0.82 35.97 -0.35 -11.26 Sức sinh lợi của TSLĐ( lần) 0.56 0.86 0.79 0.3 53.79 -0.071 -8.28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 60 Sức sản xuất của TSCĐ(SSXtsld): SSXtsld= Doanh thu thuần Giá trị TSLĐbq Sức sinh lợi của TSLĐ(SSLtsld): SSLtsld= Lợi nhuận trước thuế Giá trị TSLĐbq Từ bảng phân tích ta thấy rằng SSXtsld, SSLtsld năm 2010 so với 2009 tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 0,82 và 0,3 tương ứng tăng 35.97% và 53,79%, điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ của công ty trong năm 2010. Trong năm 2011 SSXtsld, SSLtsld giảm so với năm 2010 cụ thể mức giảm lần lượt là 0,35 và 0,071 tương ứng giảm 11,26% và 8,28% điều này cho thấy việc sử dụng tài sản lưu động năm 2011 chưa hiệu quả bằng năm 2010. Nhìn chung năm 2010 SSXtsld, SSLtsld tăng là do mức tăng của doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn mức tăng của tài sản lưu động, năm 2011 SSXtsld, SSLtsld giảm là do mức tăng của doanh thu và lợi nhuận ít hơn mức tăng của tài sản lưu động 2.2.2 Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Chí phí sản xuất kinh doanh là vấn đề mà mọi công ty, doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm và đặt lên hàng đầu, bởi lẻ một doanh nghiệp thành công cần phải tìm được cách giảm thiểu chi phí một cách tối ưu để nâng cao được lợi nhuận của mình. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, có những chi phí gián tiếp trong sản xuất, có những chi phí trong và ngoài sản xuấtVì thế, việc nắm rõ sự biến động của từng loại chi phí cụ thể mới có thể biết được những chi phí nào là hợp lý, những chi phí nào là không hợp lý để có thể điều chỉnh tránh sự lãng phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong những năm sau. Để phân tích biến động của chi phí ta dùng phương pháp so sánh chi phí có sự điều chỉnh của doanh thu: ±∆C = C1 – C0* D1 D0 Trong đó: C0, C1 là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm trước và năm sau D0, D1 là doanh thu thuần năm trước và năm sau Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 61 Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 2. Tổng chi phí 739312016 1038907801 1025736664 299595785 40.52 -13171137 -1.27 - Giá vốn hàng bán 543027289 716143058 748089957 173115769 31.88 31946899 4.46 - Chi phí bán hàng 153987552 279005461 245630895 125017909 81.19 -33374566 -11.96 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 42297175 43759282 32015812 1462107 3.46 -11743470 -26.84 2. Lợi nhuận khác 111690377 235246179 213,615,083 123555802 110.62 -21631096 -9.20 - Thu nhập khác 460348 3752858 977076 3292510 715.22 -2775782 -73.96 -Chi phí khác 4083140 8049072 5793838 3965932 97.13 -2255234 -28.02 4. Lợi nhuận trước thuế 237738792 392103277 406442180 154364485 64.93 14338903 3.66 5. Chi phí thuế TNDN hiện hành 40440695 82199029 106058663 41758334 103.26 23859634 29.03 6. Lợi nhuận sau thuế 197298097 309904248 299854572 112606151 57.07 -10049676 -3.24 (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 62 Ta tính mức biến động của tổng chi phí ±∆C: ±∆C2010/2009= 1038907801 – 739312016*(1420736531/974324828)= -39138820 ±∆C2011/2010= 1025736664 – 1038907801*(1424807258/1420736531)= -16147839.5 Trong đó mức biến động của giá vốn: ±∆CGV2010/2009=716143058 – 543027289*(1420736531/974324828) = -75685996 ±∆CGV2011/2010=748089957 – 716143058*(1424807258/1420736531) = 29894989.4 Mức biến động của chi phí bán hàng: ±∆CCPBH2010/2009=279005461 - 153987552*(1420736531/974324828) = 54464595 ±∆CCPBH2011/2010=245630895 - 279005461*(1424807258/1420736531)= -34173978.9 Mức biến động của chi phí quản lý doanh nghiệp: ±∆CCPQL2010/2009=43759282 - 42297175*(1420736531/974324828) = -17917420 ±∆CCPQL2011/2010=32015812 - 43759282*(1424807258/1420736531)= -11868850.1 Từ kết quả tính toán trên ta thấy mức biến động của tổng chi phí có sự điều chỉnh của doanh thu năm 2010 so với năm 2009 có sự giảm xuống tương đối lớn giảm 39138820 nghìn đồng( trên 39 tỷ đồng), đây là một đấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt công tác quản lý chi phí trong năm 2010 mặc dù công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên rất khó khăn trong việc quản lý chi phí. Sự giảm xuống này là do: - Giá vốn hàng bán năm 2010 giảm 75685996 nghìn đồng (khoảng 75,686 tỷ đồng) so với năm 2009, điều này có thể cho thấy rằng công ty đã tìm được nhà cung ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá cả thấp hơn năm 2009, năng suất lao động của công nhân đã tăng lên giúp giảm thiểu chi phí trên mỗi sản phẩm. - Chi phí bán hàng năm 2010 tăng 54464595 nghìn đồng(khoảng 54,464 tỷ đồng) so với năm 2009, điều này cho thấy công ty chưa làm tốt công tác quản lý chi phí phát sinh trong hoạt động bán hàng khi mà tốc độ tăng chi phí bán hàng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, gây lãng phí cho doanh nghiệp khoảng 54,464 tỷ đồng. Vì thế, công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn chi phí này trong những năm sau - Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 17917420 nghìn đồng( khoảng 17, 917 tỷ đồng) so với năm 2009, đây là một thành công của ban quản trị công ty đã giúp công ty tiết kiệm được một khoảng tiền lớn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 63 Mức biến động của tổng chi phí có sự điều chỉnh của doanh thu năm 2011 so với năm 2010 giảm 16147839,5 nghìn đồng ( trên 16 tỷ đồng), điều này đã giúp công ty tiêt kiệm một khoản chi phí tương đối lớn khi mà năm 2011 là năm nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, lạm phát gia tăng khiến chi phí đầu vào cũng như mọi chi phí khác cũng gia tăng. Sự giảm xuống của chi phí trong năm qua là do: -Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 29894989,4 nghìn đồng(khoảng 29,984 tỷ đồng) so với năm 2010. Đó là xu hướng chung của mọi công ty khi mà thị trường 2011 đang gánh chịu khủng hoảng và lạm phát. -Chi phí bán hàng năm 2011 giảm xuống 34173978.9 nghìn đồng (khoảng 34,174 tỷ đồng) so với năm 2010 điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt hơn chi phí bán hàng so với năm 2010. - Chi phí quản lý doanh nhiệp năm 2011 giảm 11868850.1 nghìn đồng( khoảng 11,868 tỷ đồng). Nhìn chung mức biến động của tông chi phí dói sự điều chỉnh của doanh thu qua 3 năm đều giảm. Đây là thành công chung của công ty cũng như của ban quản lý công ty trong 3 năm qua. Tuy nhiên công ty cần làm tốt công tác thu mua nguyên vật liệu đầu vào với giá cả hợp lý hơn để giảm thiểu giá vốn hàng bán trên mỗi sản phẩm của công ty và quản lý tốt hơn sự phát sinh của chi phí bán hàng. 2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 Trong mọi tổ chức, yếu tố con người là yếu tố quan trọng và tiên quyết đến sự thành bại của tổ chức đó. Chính vì vậy, trước hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn.Vấn đề này cũng là vấn đề mà Công ty Bia Huế hết sức quan tâm. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng lao động của Công ty hiện nay, ta phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân năm và lợi nhuận tạo ra bởi một lao động một năm của Công ty qua 3 năm từ 2009 đến 2011. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 64 Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: 1000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 1000đ 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 197298097 309904248 299854572 112606151 57.07 -10049676 -3.24 Tổng số lao động Người 546 551 558 5 0.92 7 1.27 NSLĐ bình quân/năm Nghìn đồng/người 1784477.71 2578469.20 2553418.03 793991.50 44.49 -25051.18 -0.97 lợi nhuận/lao động/năm Nghìn đồng/người 361351.83 562439.65 537373.78 201087.83 55.65 -25065.87 -4.46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 65 Qua bảng phân tích trên ta thấy: -Năng suất lao động bình quân một năm của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 793991.50 nghìn đồng/người (tăng 793,991 triệu đồng/người) tương ứng tăng 44,49%, lợi nhuận sau thuế tạo ra bởi một lao động một năm năm 2010 so với năm 2009 tăng 201087.83 nghìn đồng/người( tăng 201,087 triệu đồng/người) tương ứng tăng 55,65%. Đây là mức tăng tương đối lớn cho thấy hiệu quả sử dụng lao động trong năm qua của công ty là rất tốt, NSLD được cải thiện rất nhiều. Đó là hiệu quả của việc nâng cao chất lương đội ngũ công nhân viên cũng như áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Năng suất lao động bình quân một năm của công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm 25051,18 nghìn đồng/người (giảm 25,051 triệu đồng/người) tương ứng giảm 0,97%, lợi nhuận sau thuế tạo ra bởi một lao động một năm năm 2011 so với năm 2010 giảm 25065,87 nghìn đồng/người( giảm 25,065 triệu đồng/người) tương ứng giảm 4,46%. Tuy mức giảm này là nhỏ nhưng công ty cũng cần phải cải thiện chỉ tiêu này hơn để có thể giảm thiểu chi phí trên mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 2.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp. Vì thế mọi công ty đều hướng đến chỉ số này nằm ở mức cao nhất có thể. Chỉ số đo lượng khả năng thanh toán phổ biến nhất là: thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh. Ta xem xét biến động của những chỉ số này qua bảng sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 66 Bảng 2.12: Phân tích khả năng thanh toán của Công Ty Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Tài sản lưu động 1000đ 426374839 457270905 516744676 30896066 7,25 59503771 13,01 Hàng tồn kho 1000đ 86774080 117001936 122512006 30227856 34,84 5510070 4,71 Nợ ngắn hạn 1000đ 302528825 367791573 568649102 65262748 21,57 200857529 54.61 Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 1,41 1,24 0,80 -0,17 -11,78 -0,44 -35,32 Khả năng thanh toán nhanh lần 1,12 0,93 0,69 -0,20 -17,58 -0,23 -25,06 (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 67 Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm tương đối thấp và giảm qua 3 năm. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh năm 2009 lần lượt là 1,41 và 1,12 chỉ số này thấp hơn rất nhiều so với chỉ số trung bình của một doanh nghiệp sản xuất( thường nằm trong khoảng 2-3 là tốt), điều này là do tỉ trọng của nợ ngắn hạn tương đối cao so với tài sản lưu động, tỉ trọng hàng tồn kho cũng lớn. Điều này cho thấy công ty tương đối gặp khó khăn về vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh và phụ thuộc nhiều và các khoản vay ngắn hạn. Năm 2010 chỉ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh lần lượt là 1,24 và 0,93 giảm đi so với năm 2009, chỉ số thanh toán ngắn hạn giảm o,17 tương ứng giảm 11,78%, chỉ số thanh toán nhanh giảm 0,2 tương ứng giảm 17,58% so với năm 2009, điều này là do tốc độ tăng của TSLĐ (tăng 7,25%) chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 21,57%) và hàng tồn kho (tăng 34,84%). Năm 2011 chỉ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh lần lượt là 0,8 và 0,69 giảm xuống so với năm 2010, chỉ số thanh toán ngắn hạn giảm o,44 tương ứng giảm 35,32%, chỉ số thanh toán nhanh giảm 0,23 tương ứng giảm 25,06% so với năm, điều này là do tốc độ tăng của TSLĐ (tăng 7,25%) chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 21,57%) và hàng tồn kho (tăng 34,84%) Tóm lại, qua 3 năm chỉ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của công ty thấp và dần trong từng năm, điều này thể hiện sự khó khăn về vốn của công ty. Trong thời điểm thị trường đang cạnh tranh gay gắt, các đối thủ trên thị trường rất mạnh về khả năng tài chính và tiềm lực rất dồi dào cùng với việc mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty cần rất nhiều vốn. Vì thế việc giải quyết nhu cầu về vốn của công ty lúc này là rất cấp bách. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 68 2.2.4.2 Phân tích chỉ tiêu khả năng hoạt động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 Các chỉ số về khả năng hoạt động cho biết doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Các chỉ số khả năng hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân Để phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ta xem xét qua bảng sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 69 Bảng 2.13: Phân tích khả năng hoạt động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: 1000đ (Nguồn: Phòng kế toán, công ty TNHH Bia Huế) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 974324828 1420736531 1424807258 446411703 45.82 4070727 0.29 Giá vốn hàng bán 543027289 716143058 748089957 173115769 31.88 31946899 4.46 Tiền và tương đương tiền 278582258 224600137 329084125 -53982121 -19,38 104483988 46,52 Hàng tồn kho 86774080 117001936 122512006 30227856 34,84 5510070 4,71 Các khoản phải thu 46845267 15499882 22377129 -31345385 -66.91 6877247 44.37 Vòng quay tiền (lần/năm) 3,50 6.33 4.33 2,83 80,86 -2.00 -31.55 Vòng quay hàng tồn kho (lần/năm) 6.26 6.12 6.11 -0.14 -2.192 -0.01 -0.24 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 17.31 3.93 5.65 -13.38 -77.31 1.73 43.96 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 70 Qua bảng phân tích chỉ số khả năng hoạt động ở bảng trên ta thấy: - Vòng quay tiền giảm qua 3 năm, năm 2009 vòng quay tiền là 3,50 lần/năm sang năm 2010 vòng quay này tăng lên 6,33 lần/năm tương ứng tăng 80,86% so với năm 2009, sang năm 2011 vòng quay này giảm xuống còn 4,33 lần/năm tương ứng giảm 31,55 % so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty, cho thấy lượng tiền mặt ở trong công ty còn tương đối nhiều, gây lãng phí một lượng vốn. - Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm của công ty bia Huế tương đối đồng đều sự biến động là rất nhỏ, chỉ số này qua 3 nam lần lượt là 6,26; 6,12; 6,11. Tuy nhiên công ty cần nâng cao chỉ số này lên một cách hợp lý bởi chỉ sô này cao cho thấy hàng hóa của công ty được tiêu thụ nhanh và là cơ sở để công ty mạnh lợi nhuận, nhưng chỉ số này cao quá cũng không tốt vì công ty có thể không xoay sở kịp trước nhu cầu tăng đột biến của thị trường và sẽ dễ bị mất khách hàng vào tay đối thủ. - Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số dùng để đánh giá khả năng thu tiền thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày của công ty, chỉ số này phản ánh chính sách bán chịu của công ty. Từ bảng ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2009 là 17,31 ngày sang năm 2010 chỉ số này giảm xuống còn 3,93 ngày tương ứng giảm 77,31% điều này là do khoản phải thu của công ty giảm 66,91% và doanh thu tăng lên 45,82% so với năm 2009. Sang năm 2011 kỳ thu tiền bình quân tăng nhẹ lên 5,65 ngày. Công ty cần thu hẹp kỳ thu tiền bình quân, bởi chỉ số này càng dài càng thể hiện sự yếu kém trong việc thu hồi nợ và doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 71 Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công TNHH Bia Huế 3.1 Đánh giá chung về hiệu quả, kết quả sản xuất chung của công ty 3.1.1 Những kết quả đạt được - Công ty TNHH Bia Huế là một công ty có hơn 20 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường Bia. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã tạo được vị trí của mình trên thị trường, doanh thu hàng năm ngày càng tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước và lợi nhuận ngày càng tăng, việc công đang đứng vững và ngày càng phát triển là một thành công đáng khích lệ không chỉ đối với Công ty TNHH Bia Huế mà còn đối với Tỉnh Thừa thiên Huế. - Là một doanh nghiệp trước đây cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ban đầu nghèo nàn, đội ngũ cán bộ công nhân đang còn yếu đến nay công ty đã tạo lập được cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đầu năm 2010 công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bia ở cơ sở Phú Bài với dây chuyền công nghệ được đầu tư hiện đại đã góp phần làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẫm lên cao hơn. Hiện nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nhiệt huyết với công việc, luôn hoàn thành tốt công việc được giao. - Qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tạo mối quan hệ với nhiều cơ quan chức năng và được sự ủng hộ của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND Thành Phố Huếđã tạo điều kiện, phối hợp, giúp đỡ công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. - Trong những năm qua công ty luôn tạo điều làm việc tốt nhất cho công nhân viên, các chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động theo các mức tương đối cao so với mặt bằng chung của xã hội. Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, và các khoản thuế khác. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sĩ, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ xóa nhà tạm cho huyện nghèo A Lưới, hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh, giúp đỡ những cá nhân, tập thể gặp khó khăn trong cuộc sống và Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 72 công tác, hỗ trợ Quỹ bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo, v.v..Ngoài ra công ty còn là nhà tài trợ chính cho mỗi kì lễ hội Festival Huế. 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại Ngoài những kết quả đã đạt được công ty còn những hạn chế nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau: - Vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty Bia Huế là vấn đề khó khăn mà công ty cần phải giải quyết trong thời gian tới. - Mặc dù đã quan tâm hơn trong công tác đào tạo cán bộ và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Công tác nghiên cứu, dự báo biến động thị trường của công ty thực hiện chưa hiệu quả và cần được cải thiện trong thời gian tới. - Trong phương trình (doanh thu - chi phí= lợi nhuận), muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỉ trọng khá cao, đó là do chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. - Công ty cần cải thiện các chỉ số tài chính như chỉ số khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản hơn. 3.1.3 Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới  Định hướng trong ngắn hạn - Tăng cường công tác Sales và Marketing, nghiên cứu dự báo biến động phức tạp của thị trường, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và quảng bá hình ảnh của Công ty Bia Huế - Bổ sung cơ cấu sản phẩm của Công ty thêm nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.  Định hướng trong dài hạn - Phát triển Công ty Bia Huế thành một trong những công ty có năng lực sản xuất từ 300- 400 triệu lít/năm và là một trong 2 công ty bia có năng lực sản Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 73 xuất hàng đầu Việt Nam. Phát triển thương hiệu Huda thành một thương hiệu được kính trọng và thu hút nhất trong lĩnh vực kinh doanh rượu, bia, nước giải khát tại Việt Nam và trên thế giới - Xây dựng hình ảnh Công ty Bia Huế là một thương hiệu uy tín, tin cậy trong lòng người tiêu dùng. - Tiến hành xây dựng một cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh - Mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành phía Bắc và phía Nam. Trong đó đặc biệt chú trọng các tỉnh, thành phía Nam. 3.2 Giải pháp Từ những vấn đề khó khăn, vấn đề còn tồn tại ở trên, đề tài xin đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau: 3.2.1 Biện pháp tăng doanh thu - Doanh nghiệp phải chú trọng vào sản xuất những sản phẫm có chất lượng cao để cạnh tranh, sản phẫm chủ lực đem lại phần lớn doanh thu của công ty. - Duy trì củng cố các khách hàng truyền thống và đồng thời không ngừng tìm kiếm thị trường mới như thị rường miền bắc và miền nam -Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẫm của mình với các khách hàng trong nước cũng như quốc tế để tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu sản phẫm mới. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu biến động thị trường để đề ra chiến lược tiêu thụ sản phẫm của công ty. 3.2.2 Biện pháp quản lý chi phí - Tăng cường hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, với giá cả hợp lý để giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động của công nhân nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán bình quân trên một sản phẫm. - Kiễm soát chi phí bán hàng một cách hiệu hơn, tận dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển. Có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nhân viên bán hàng, tìm kiếm thị trường để họ nhiệt tình với công việc. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 74 - Kiễm soát chi phí quản lý doanh nghiệp: Cần xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, cần xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hay lãng phí tài sản của doanh nghiệp. 3.2.3 Biện pháp cải thiện chỉ số tài chính - Hàng tồn kho là yếu tố quan trọng với công ty. Công ty cần xây dựng kế hoạch hàng tồn kho, chính sách dự trữ nguyên liệu cho hợp lý nhằm tránh bị ứ đọng vốn cũng như cần đảm bảo mức tồn kho hợp lý để có đủ lượng hàng dự trữ phục vụ cho năm sau để nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh. - Hàng năm, vốn vay của công ty cao nên chi phí tài chính luôn cao dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động này lỗ. Vì vậy, công ty cần tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Công ty cần phải cải thiện chỉ số khả năng thanh toán để thông qua nó ta có thể thu hút được vốn đầu tư. 3.2.4 Biện pháp quản lý vốn và tài sản Vốn là vấn đề khó khăn hiện tại của công ty và công ty cần có biện pháp quản lý sử dụng vốn hiệu quả hơn như: - Đối với vốn lưu động: Tăng vòng quay hàng tồn kho để hạn chế vốn bị ứ đọng và xác định mức tồn kho hợp lý, xây dựng và hoàn thiện định mức các loại vật tư nguyên liệu đầu vào, đổi mới chính sách thu hồi nợ từ các khoản phải thu, xác đinh nhu cầu và huy động vốn hợp lý - Đối với vốn cố định: Đánh giá lại giá trị thực của TSCĐ, hoàn thiện chế độ khấu hao TSCĐ, đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh lý nhượng bán các TSCĐ không còn sử dụng để thu hồi lại vốn kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 75 Phần III: Kết luận và Kiến nghị 1. Kết luận: Mặc dù chỉ là một DN bia địa phương với xuất phát điểm thấp, nhưng suốt 20 năm qua, nhờ có cách làm hiệu quả, Công ty Bia Huế đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ban lãnh đạo nhà máy đã đặt ra quyết tâm làm sao phải vừa duy trì được thương hiệu truyền thống của riêng mình, không lệ thuộc vào các DN khác nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng không thể không kể đến đó là việc dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm khách hàng, thì công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vì đây là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Kinh doanh trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt thì công ty nào có hiệu quả kinh doanh tốt thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Công ty Bia Huế là công ty lớn hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm công ty đóng góp vào phần lớn ngân sách của tỉnh, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của tỉnh, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế”, tôi rút ra một số kết luận sau đây: - Hiệu quả hoạt động kinh sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Huế ngày càng nâng cao hơn qua các năm, điều này làm cơ sở cho công ty nâng cao năng lực cạnh tranh lên rất nhiều. - Quy mô sản xuất của công ty ngày càng tăng về cả mặt số lượng lẫn chất lượng, chủng loại sản phẫm ngày càng đa dạng hơn phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng sản xuất, máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại hơn, trình độ chuyên môn của công nhân viên được nâng cao giúp công ty cải thiện năng suất lao động. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 76 - Công ty đã và đang xây dựng một thương hiệu đáng tin cây trong lòng người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước. Sản phẩm bia Huda truyền thống của công ty đã trở thành một sản phẩm quen thuộc, thiết yếu với nhiều người tiêu dùng - Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn mà công ty gặp phải mà đề tài đã nêu ở trên thì khó khăn lớn nhất của công ty lúc này là vấn đề thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Những vấn đề được nghiên cứu và xây dựng trong đề tài sẽ không đánh giá được hết hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do giới hạn về thời gian và trình độ, tôi hy vọng rằng thông qua những kết quả thực hiện được trong đề tài này có thể đóng góp một phần nào cho Công ty. 2. Kiến nghị 2.1 Đối với công ty Bia Huế - Cần tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình hoạt động của mình - Quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty để tạo nguồn động lực, khích lệ họ dồn hết tâm huyết trong công việc - Sản phẩm công ty phải luôn lấy chất lượng hàng đầu, an toàn vệ sinh thực phẩm - Tìm ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm của bản thân công ty trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh - Luôn luôn lấy lợi ích khách hàng làm hàng đầu, làm tiền đề cho hoạt động kinh doanh của mình - Công ty cần đầu tư nhiều vào công tác quảng cáo tiếp thị - Công ty cần bổ sung thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động. 2.2. Đối với Nhà nước - Nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc sản xuất bia kém chất lượng, mất vệ sinh - Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh lành mạnh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 77 cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng. xây dựng một hệ thống pháp luật hợp lý, đặc biệt là hệ thống luật thương mại. - Nhà nước cần quản lý chặt chẽ trong việc hàng nhái, hàng giả, ngăn chặn các hình thức khuyến mãi, quảng cáo trái pháp luật. - Trong thời kỳ gia nhập nền kinh tế thế giới, nhà nước cần có những chính sách mỡ cửa hợp lý, tạo điều kiện cho công ty cũng như các công ty trong ngành học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhiều hơn nữa. - Do hoạt động sản xuất của ngành phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khi có sự biến động về tỷ giá hoặc khi giá cả trên thị trường nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng đáng kể chi phí giá vốn của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần sớm quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất bia. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 78 Mục Lục Phần I: Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................... 2 2.1 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 2.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 3 4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..................................................... 3 4.3 Phương pháp phân tích................................................................................. 3 Phần II:Nội dung đề tài ....................................................................................... 4 Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ......................................................................................................... 4 1.1 Lý luận cơ bản về doanh nghiệp ................................................................. 4 1.1.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................ 4 1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................................... 6 1.2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................................. 6 1.2.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh ......................................... 7 1.2.3 Phân loại các loại hiệu quả ....................................................................... 8 1.2.4 Ý nghĩa, vai trò của đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp........................................................................................................ 10 1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................................... 11 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................................... 15 1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 15 1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................... 18 1.4 Tổng qua về Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty bia ở Việt Nam........................................................................................................................ 21 1.4.1 Thị trường bia Việt Nam hiện nay ........................................................ 21 1.4.2 Thị phần các nhà sản xuất bia Việt nam ............................................. 23 Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế.................................................................................................................. 26 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Bia Huế..................................................... 26 2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bia Huế.................................................................................................................. 26 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ........... 28 2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức dây truyền sản xuất của công ty Bia Huế ................................................................................................... 31 2.1.4 Sản phẩm của công ty ............................................................................. 34 2.1.5 Nguồn lực của công ty............................................................................. 37 2.1.5.1 Tình hình lao động ................................................................................ 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 79 2.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế ........................... 48 2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ........................................................................................................................ 51 2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ........................................................ 51 2.2.2 Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.......... 60 2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ......................................................................................... 63 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính .............................................................. 65 Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công TNHH Bia Huế ............................................................ 71 3.1 Đánh giá chung về hiệu quả, kết quả sản xuất chung của công ty .... 71 3.1.1 Những kết quả đạt được .......................................................................... 71 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại......................................................................... 72 3.1.3 Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới ............................ 72 3.2 Giải pháp ........................................................................................................ 73 3.2.1 Biện pháp tăng doanh thu ....................................................................... 73 3.2.2 Biện pháp quản lý chi phí ....................................................................... 73 3.2.3 Biện pháp cải thiện chỉ số tài chính ...................................................... 74 3.2.4 Biện pháp quản lý vốn và tài sản........................................................... 74 Phần III: Kết luận và Kiến nghị...................................................................... 75 1. Kết luận: .......................................................................................................... 75 2. Kiến nghị.......................................................................................................... 76 2.1 Đối với công ty Bia Huế .............................................................................. 76 2.2. Đối với Nhà nước......................................................................................... 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 80 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Thị phần sản lượng các nhà sản xuất bia tại Việt nam (12/2010)................................................................................................................ 23 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Bia Huế29 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bia của Công ty TNHH Bia Huế .............. 33 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm sản phẩm của công ty Bia Huế ................................... 34 Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 40 Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 43 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm (2009 – 2011) ........................................................................................................ 46 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của công ty bia Huế qua 3 năm 2009-2011 Bảng 2.6 :Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công tyTNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ................................................................................................ 52 Bảng 2.7:Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 ............................................................................... 54 Bảng 2.8 :Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ......................................................................................... 57 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ......................................................................................... 59 Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011 .......................................................... 61 Bảng 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 ................................................................................................. 64 Bảng 2.12: Phân tích khả năng thanh toán của Công Ty Bia Huế qua 3 năm 2009- 2011.................................................................................................... 66 Bảng 2.13: Phân tích khả năng hoạt động của công ty Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 .............................................................................................................. 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Duy Tiến 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp DT: Doanh thu TNHH: Trách nhiệm hữu hạn GTTSL: Giá trị tổng sản lượng LN: Lợi nhuận CSH: Chủ sở hữu TSCĐ: Tài sản cố định TSCĐbq: Tài sản cố định bình quân TSLĐ: Tài sản lưu động TSLĐbq: Tài sản lưu động bình quân TSDH: Tài sản dài hạn NSLĐ: Năng suất lao động LNST: Lợi nhuận sau thuế P.X: Phân xưởng ĐTTC: Đầu tư tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty_tnhh_bia_hue_785.pdf
Luận văn liên quan