Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông ngghiệp Nam Hà Nội

MỤC LỤC : Trang LỜI NÓI ĐẦU . Chương I : Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động cơ bản cả Ngân hàng thương mại : 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại : 1.2.1 Khái niệm về cho vay . 1.2.2 Nguyên tắc cho vay . 1.2.3 Phân loại cho vay 1.3 Hiệu quả cho vay : 1.3.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh phản ánh và đánh giá hiệu quả cho vay . 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM : 1.3.3.1 Yếu tố chủ quan 1.3.3.2 yếu tố khách quan . Chương II : Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2007 2.1 Giới thiệu về Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội . 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh : . 2.1.2.1Công tác huy động vốn 2.1.2.2 Công tác tín dụng . 2.1.2.3 Công tác Kế toán – Tài chính . 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : 2.2.1 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : . 2.2.1.1 Doanh số cho vay 2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNN Nam Hà Nội 2.2.1.3 Dư nợ đối với doanh nghiệp tại chí nhánh NHNN Nam Hà Nội 2.2.2 Hệ số sử dụng vốn vay 2.2.3 Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội 2.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội 2.3.1 Đánh giá kết quả đã đạt được 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân : 2.3.2.1 Hạn chế 2.3.2.2 Nguyên nhân Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội : . 3.1 Mục tiêu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh năm 2008 : . 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội 3.2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng 3.2.1.1 Tổ chức thi tuyển nghiêm túc . 3.2.1.2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch . 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng . 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định 3.2.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và xử lý nợ xấu . 3.2.4 Giải pháp tăng cường chất lượng kiểm tra, kiểm soát cho vay . 3.2.5 Giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng . 3.3 Một số kiến nghị . 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 3.3.2 Kiến nghị với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước . KẾT LUẬN . 5 7 7 7 8 10 10 10 11 16 16 18 25 25 29 31 31 31 33 33 36 40 41 41 41 43 44 47 48 49 49 51 51 52 56 56 56 56 57 58 58 59 60 62 63 64 64 65 66 68

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông ngghiệp Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyên truyền quảng cáo, kịp thời tặng quà khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng có tiền gửi lớn, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi và thanh toán Trong năm 2007 Ngân hàng đã mở rộng thêm mạng lưới, phát triển thêm dịch vụ, tăng cường giao lưu thu hút khách hàng mới sử dụng các dịch vụ ngân hàng để tăng thêm tính cạnh tranh, vận dụng lãi suất linh hoạt, đúng đối tượng, đúng thời điểm…không để mất mát khách hàng đã có . Nhờ vậy công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả sau : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 KH2007 31/12/2007 % So với 2006 % So với KH I. Tổng nguồn vốn 7.953 6.686 8.320 105% 124% 1. Nguồn vốn huy động tại đp 5.767 4.500 6.134 106% 136% + Nguồn nội tệ 5.187 3.749 5.562 107% 148% + Ngoại tệ 580 751 572 99% 76% 2. Huy động trái phiếu TW 2.186 2.186 2.186 100% 100% Năm 2007 nguồn vốn Chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8.320 tỷ, trong đó : nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6.134 tỷ đồng, tăng 6% so với 2006 và vượt 36% KH giao. Nguồn nội tệ đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 7 so với năm 2006 và vượt 48% kế hoạch giao. Nguồn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2006 . a. Phân loại theo tính chất của nguồn huy động : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 So với 2006 +/- % 1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD 552 824 572 - 252 69% Tỷ trọng TG, TV TCTD 12,4% 10,3% 6,8% 3,5% 66% 2. Tiền gửi các TCKT 2.489 2.903 3.565 662 123% Tỷ trọng TG TCKT 56% 36,5% 42,8% 6,3% 117% 3. Tiền gửi dân cư 1.398 4.226 4.183 -43 99% Tỷ trọng TG Dân cư 31,6% 53,2% 50,4% -2,8% 95% Tổng 4.439 7.953 8.320 367 105% Thực hiện chủ trương của TSC về giảm dần Tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng. Chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng là 572 tỷ, chiếm 6,8% tổng nguồn và giảm 252 tỷ so với 2006 về mức gần bằng với năm 2005 . Tiền gửi Tổ chức kinh tế có sự tăng mạnh so với 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm Tiền gửi của các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm nhưng đến 31/12/2007, Tiền gửi các tổ chức tài chính là 3.565 tỷ chiếm 42,8% tổng nguồn, tăng 662 tỷ với tổng độ tăng 23% so với năm 2006 Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm 2006. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4.183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,4% tổng nguồn và thấp hơn 43 tỷ so với 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn. b. Phân loại nguồn huy động theo kỳ hạn huy động : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 So với 2006 +/- % 1. TG không kỳ hạn 906 1.189 1.238 49 104% 2. TG có kỳ hạn < 12 tháng 1.364 1.489 1.591 103 107% 3. TG có kỳ hạn >= 12 tháng 2.169 5.275 5.491 215 104% Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 80% 85% 85% 0% 100% Tổng 4.439 7.953 8.320 367 105% Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Nam Hà Nội thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn trung và dài hạn trong cả hai năm đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn ( chiếm 85% tổng nguồn vốn ). Tuy nhiên trong năm 2007 Tiền gửi trung và dài hạn đã tăng 318 tỷ đồng so với năm 2006 . 2.1.2.2 Công tác tín dụng : Với khu vực có nhiều Ngân hàng đóng trên địa bàn, tính cạnh tranh gay gắt, NHNN Nam Hà Nội luôn xây dựng định hướng cho công tác tín dụng là : An toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thơi cương quyết và cứng rắn đối với những khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng . Mở rộng tín dụng luôn gắn liền với coi trọng chất lượng tín dụng. Kiên quyết dừng cho vay đối với đơn vị, cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo) để xảy ra nhiều Nợ quá hạn. Kịp thời xử lý và khi Nợ quá hạn. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay thêm khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau giải ngân. Thường xuyên cử cán bộ Tín dụng biệt phái dài ngày tại đơn vị vay vốn để kịp thời nắm bắt và sử lý thông tin. Ngân hàng đã có chính sách khách hàng phù hợp : Phân loại khách hàng, ưu đãi về lãi suất cho vay, về phí dịch vụ…cho các khách hàng truyền thống, khách hàng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Kiên quyết từ chối cho vay đơn vị khách hàng là doanh nghiệp không duy trì tiền gửi và thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện phối hợp với các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp bạn quản lý luồng tiền của khách hàng . Nhờ vậy công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So với 2006 +/- % II. Tổng dư nợ 3.747 2481 -1.266 66% 1. Dư nợ đp 1.601 1.945 343 121% + Nội tệ 763,5 1.021 257 134% + Ngoại tệ 838 924 86 110% 2. Dự nợ hộ TW 2.146 536 -1.609 25% Năm 2007, công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Nam Hà Nội lại giảm ( giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2.481 tỷ đồng, giảm 1.266 tỷ so với năm 2006 Cơ cấu dư nợ phân loại theo tiền có sự thay đổi so với năm 2006. Nếu năm 2006 dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ ( chiếm 52%) thì năm 2007 sư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra . a. Dư nợ theo thành phần kinh tế : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 So với 2006 TH Tỷ trọng TH Tỷ trọng TH Tỷ trọng +/- % 1.DNNN 876 78% 989 62% 1.207 62% 218 122% 2.DN ngoài ngoài quốc doanh 182 16% 551 34% 475 24% -76 86% 3.Hộ gia đình 61 6% 61 4% 263 14% 202 431% Tổng dư nợ Đp 1.119 1.601 1.945 338 121% Trong hai năm trở lại đây tỷ trọng dự nợ đối với Doanh nghiệp Nhà nước giảm so với 2005 ( giảm 16%). Tuy nhiên, giá trị thực hiện tăng rõ rệt, tăng 218 tỷ đồng so với 2006. Trong năm 2007, tỷ trọng dư nợ đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 10% ( giảm 76 tỷ đồng ) . Nguyên nhân dẫn tới điều này là do năm qua theo hướng của chỉ thị 03 Ngân hàng đã thắt chặt cho các Công ty Chứng khoán vay Ngược lại, Dư nợ đối với Hộ gia đình đã tăng tỷ trọng lên 10% so với 2006, giá trị thực hiện tăng 202 tỷ đồng. b. Dư nợ theo thời hạn : Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 So với 2006 +/- % 1.Ngắn hạn 805 952 863 -89 91% 2. Trung hạn 70 88 108 20 123% 3. Dài hạn 244 561 973 412 174% Tỷ trọng vốn trung và dài dài hạn 28% 41% 56% 15% 137% Tổng dư nợ tại Đp 1.119 1.601 1945 343 121% Năm 2007 , cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị ( thực hiện là 56%, kế hoạch giao là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngân mua Tàu chở dầu cỷa Công ty Vận Tải Biển đông ( tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ đồng), DA Trường ĐH Thăng Long (49 tỷ đồng) 2.1.2.3 Công tác Kế toán – Tài chính : Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So với năm 2006 +/- % I.Tổng thu 556.189 738.093 181.904 133% 1. Thu tín dụng 529.102 691.702 182.600 131% 2. Thu dịch vụ 18.288 18.899 611 103% II. Tổng chi 461.630 646.409 184.779 140% 1. Chi trả lãi 433.362 555.659 122.297 128% 2.Chi phí khác 5.181 23.548 18.367 455% III. Quỹ thu nhập 94.559 91.684 -2.875 97% Tổng thu năm 2007 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu, thu dịch vụ : 18.899 triệu đồng, chiếm 2,6 tổng thu ( bằng 12,20% thu nhập ròng ) Tổng chi năm 2007 là 646.409 triệu đồng, tăng 184779 triệu đồng so với năm trước với năm 2006 với tốc độ tăng 40%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm 86% tổng chi Chênh lệch thu nhập – chi phí ( chưa có lương ) đạt 91.684 triệu đồng, giảm 2.875 triệu đồng so với năm trước 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : 2.2.1 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : 2.2.1.1 Doanh số cho vay : Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1. Doanh số cho vay : 6.916.687 100% 9.821.711 100% 4.367.129 100% - Ngắn hạn 3.230.089 46,7% 3.236.708 32,9% 1.633.076 37,4% - Trung hạn 2.925.762 42,3% 6.131902 62,4% 1.673.310 38,3% - Dài hạn 760.836 11% 453.101 4,7% 1.060.743 24,3% 2. Tốc độ tăng trưởng 42% (55,5%) 3. Số Doanh nghiệp 89 104 81 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng là không ổn định. tốc độ tăng trưởng Doanh số cho vay qua các 3 năm 2005-2007 thay đổi không đều, không ổn định qua từng năm. Năm 2006 tăng 32% so với 2005. Tuy nhiên, tốc độ năm 2007 tăng -55,5%. Số doanh nhiệp xin vay vốn của ngân hàng không duy trì qua các năm mà thay đổi qua các năm. Năm 2005 khách hàng của ngân hàng là doanh nghiệp có 89 , năm 2006 tăng đột biến lên 104 doanh nghiệp. Kết thúc năm 2007 số doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay giảm xuống còn 81 doanh nghiệp ( trong đó có 13 DNNN, 68 DN nhỏ và vừa ). Xét về cơ cấu danh số cho vay theo thời gian thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội có nhiều biến động trong cho vay đối với các khoản vay trung hạn. Năm 2005 tín dụng đối với khoản trung hạn của ngân hàng là 2.952.762 triệu đồng chiếm 42,3% trong tổng cho vay đối với doanh nghiệp năm 2005, năm 2006 tăng 6.131.902 triệu đồng chiếm 62,4 %, đến cuối năm 2007 lại giảm xuống còn 1.673.310 chiếm 38,3%. Đang chú ý là trong khi doanh số cho vay các khoản ngắn và trung hạn giảm giai đoạn 20056-2007, thì khoản vay dài hạn tăng từ 453.101 năm 2006 lên 1.060.743 cuối năm 2007 chiếm 24,3% . Nguyên nhân có sự thay đổi đang kể trong cơ cấu cho vay năm 2007 là vì trong năm 2007 Ngân hàng nhà nước đã tăng cường xiết chặc tín dụng đối với các khoản cho vay đối với chứng khoán bằng Chỉ thị 03. Do đó, ngân hàng đã hạn chế cho một số công ty Chứng khoán cho vay cầm cố chứng khoán ngắn hạn và trung hạn. 2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNN Nam Hà Nội: Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh số thu nợ 6.055.218 9.383.588 5.757152 - Ngắn hạn 2.342.785 3.125.393 1.550.539 - Trung hạn 2.695.497 6.166.544 2.675.252 - Dài hạn 1.016.936 91.621 1.531.361 2. Tốc độ tăng trưởng 55% (38,6%) 3. Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay 87,5% 95,5% 131,8% Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một công việc được Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội quan tâm và đặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh nợ quá hạn. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là an toàn và sinh lời do đó sau khi cho vay ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo thu nợ quá hạn, và với ngân hàng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi. Qua số liệu ở trên ta thấy. Tốc độ tăng trưởng thu nợ luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay 2005-2006 là 42,3%, 2006-2007 là-55,5%, thì tốc độ tăng trưởng thu nợ 2005-2006 là 55%, 2006-2007 là -38,6%. Tỷ lệ doanh số thu nợ / doanh số cho vay cũng đều tăng qua các năm 2005 là 87,5% lên 95,5% năm 2006 và cuối năm 2007 là 131,8%. Điều này trực tiếp làm giảm nợ quá hạn và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng . Kết quả trên cho thấy, mức độ an toàn của các khoản tín dụng của ngân hàng đã tăng lên, doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay làm giảm nợ quá hạn dẫn tới lợi nhuận thu được tăng lên, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp khá tốt. 2.2.1.3 Dư nợ đối với doanh nghiệp tại chí nhánh NHNN Nam Hà Nội: Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1. Tổng dư nợ đối với DN 1.057.793 100% 1.495.946 100% 2.325.310 100% 2. Tổng độ tăng trưởng 41,4% 55,4% 3. Cơ cấu * Phân theo thời hạn - Ngắn hạn 775.622 73,3% 886.937 59,3% 742.878 31,9% - Trung hạn 98.350 9,3% 63.707 4,3% 521.689 22,4% - Dài hạn 183.821 17,4% 545.302 36,4% 1.060.743 45,7% * Phân theo thành phần kinh tế - DNNN 664.625 62,8% 948.596 63,4% 1.341.924 57,7% - ND N & V 393.164 37,2% 546.987 36,6% 983.386 42,3% Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu dư nợ cho vay được coi là thước đo hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc tăng dư nợ. Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi đã đạt được nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng GDP 8,44% năm 2007. GDP/người là 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 48.387 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm có nhiều lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệu hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá cả leo thang, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với năm trước ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất. Dân số trên địa bàn Hà Nội tăng 3,5% so với năm 2006 đạt 3,4 triệu người, diện tích 920 km². Tổng số Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 61.431 Doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006 , số lượng các Ngân hàng Cổ phần cũng tăng lên với tốc độ nahnh. Tất cả những yêu tố trên phần nào tác động đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội đã nhận thức được thực trang trên đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng như đơn giản thủ tục, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng truyền thống… Nhờ thế, dư nợ tại chi nhanh tăng đều qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng ngày một cao, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Nam Hà Nội, dư nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ chiếm 93,7% năm 2007, tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn năm 2006-2007 là 41,4% tăng năm 2006-2007 là 55,4%. Xét về cơ cấu dư nợ đối với doanh nghiệp theo thời hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn giảm trong khi đó dư nơ cho vay trung và dài hạn lại tăng. Trong dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp năm 2007 thì dư nợ cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yêu khoảng 45,7%. Nguyên nhân dư nợ cho vay dài hạn tăng là do trong năm 2007 đã giải ngân các dự án xây dựng nhà máy Dệt-Nhuộm Enzo Việt ( 77 tỷ đồng), dự án Đại học Dân lập Thăng Long ( 49 tỷ đồng), dự án mua tàu chở dầu của Công ty vận tải Biển Đông ( 220 tỷ ) Dự án xây dựng nhà máy Bắc Bình, Cửa Đạt, nhà máy điện Hải Phòng, nhà máy xi măng Cẩm Phả,… Xét về cơ cấu theo thành phần kinh tế : Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đã giảm trong năm 2007 ( 57,7% ) giảm so với năm 2006 (63,4%). Trong khi đó tỷ trọng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2006 36,6% đến cuối năm 2007 là 42,3%. Tỷ trọng này cho thấy ngân hàng đã đi đúng đinh hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là hoạt động tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nộ chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước . 2.2.2 Hệ số sử dụng vốn vay : Đơn vị ; Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh số cho vay 6.916 9.821 4.367 2.Tổng nguồn huy động 4.439 7.953 8.320 3.Hệ số sử dụng vốn vay 155% 123% 52,4% Hệ số sử dụng vốn vay đối với doanh nghiệp chênh lệnh qua từng năm. Tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trên 50%. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là hoạt động cho vay chủ yếu. Đặc biệt trong năm 2005 thì Ngân hàng đã cho vay đối với doanh nghiệp lớn hơn nguồn huy động 155% và năm 2006 123%. Chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm và thu hút được khách hàng là doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực. Kết quả này bước đầu cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong cho vay đối với Doanh nghiệp là không ổn định, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp biến động qua các năm không tương ứng với sự tăng giảm của nguồn huy động. Hệ số sử dụng vốn vay đối với doanh nghiệp luôn ở mức cao và điều đó chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng khi mà doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay mất khả năng thanh toán . Những kết quả trên đây cho thấy phần nàp hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, nhưng ngoài ra hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn thể hiện ở tình hình nợ quá hạn. Để đánh giá chính xác hơn ta nên xem xét đến tình hình nợ quá hạn của Doanh nghiệp. 2.2.3 Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội : Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng, nó làm doanh số thu nợ của ngân hàng giảm, ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh làm phát sinh chi phí cho việc đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn về lâu dài sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn, gây tác động xấu tới kết quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Vì thế, cần phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn nhằm tìm hướng khắc phục hạ tỷ lệ nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng . Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1. Tổng nợ quá hạn 21.155 100% 29.750 100% 26.418 100% - Nhóm 2 18.327 86,6% 1.020 3,4% 1.059 4% - Nhóm 3 1.189 5,6% 28.512 95,8% 1.827 6,9% - Nhóm 4 239 1,1% 98 0,3% 21.302 80,6% - Nhóm 5 1.400 6,7% 120 0,5% 2.230 8,5% 2. Tổng dư nợ đối với Doanh nghiệp 1.057.793 1.495.946 2.230.310 3. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ đối với doanh nghiệp 2,1% 1,9% 1,1% Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy nợ quá hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội tương đối thấp. Tổng dư nợ quá hạn giảm dần qua các năm, năm 2005 là 21.155 triệu đồng , tăng lên 29.750 triệu đồng năm 2006, đến hết năm 2007 tổng dư nợ đối với doanh nghiệp là 26.41 triệu đồngt trong khi tổng dư nợ tăng điều nay dẫn tới Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ đối với doanh nghiệp giảm rõ rệt, cụ thể năm 2005 là 2,1%, giảm xuống còn 1,9% năm 2006, và chỉ còn 1,1% năm 2007 Theo thông kê quốc tế, thì tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ <=2% là ngân hàng có hiệu quả hoạt động tín dụng tốt. Ở Việt Nam tỷ lệ này là 3%. Như vậy, có thể nói hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Nam Hà Nội là rất tốt Nếu xét về cơ cấu nhóm nợ qua các năm thì ngân hàng đang chứa đựng một khả năng mất vốn khá lớn, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong hai năm 2006 và 2007 là tương đương nhau vào khoảng 96% tổng nợ quá hạn, nhưng nếu xét kỷ thì tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 của năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 là 88,3% 2.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : 2.3.1 Đánh giá kết quả đã đạt được : Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội những năm gân đây đạt được những thành tựu hết sức khả quan, cụ thể là : Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp luôn ở mức cao bình quân trong giai đoạn 2005-2007 là 7.035.175 . Dư nợ đối với doanh nghiệp bình quân 3 năm gân đây là 1.626.235 triệu đồng hỗ trợ gần 100 Doanh nghiệp có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cùng với doanh số cho vay là tương đối cao thì ngân hàng đã thanh công trong việc khắc phục và hạn chế được hơn quá hạn trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp, thêm vào đó là nguồn vốn huy động tăng làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng ngày càng được nâng cao. Ngân hàng cũng đã thực hiện thành công mục tiêu của ngân hàng nhà nước là chính sách kinh tế của đất nước là chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước sang cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( DN nhỏ và vừa ) nhằm kích thích phát triển mọi thành phần trong nền kinh tế, xây dựng thành công sự nghiệp Hiện đại hoá đất nước. Dư nợ trung và dài hạn đều có xu hướng tăng lên và dần chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2006-2007, vốn đầu tư trung và dài hạn đã từng bước đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu chất lượng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Có được những kết quả trên là nhờ : Nhờ có sự đoàn kết nhất trí của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng nên đã hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra Sự chỉ đạo chặt chẽ của ban giám đốc, các phòng tổ cùng với sự nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng mà chất lượng của công việc ngày một nâng cao. Thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong tất cả các công việc, do đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Ngân hàng đã chủ động bám sát mục tiêuu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xác định rõ hướng phân bổ tín dụng từ đó lập kế hoạch kinh doanh, xác định đầu tư, mức đầu tư cho từng đối tượng và trực tiếp giao khoán cho các đơn vị thực hiện Tranh thủ sự giúp đỡ của cấp chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền về chủ trương, chính sách cho vay của ngân hàng nông nghiệp . 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế : Bên cạnh những thành tựu đạt được trong 3 năm qua thì hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội đối với doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục biểu hiện ở một số điểm sau : Lực lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, trình độ nghiệp vụ tín dụng còn nhiều hạn chế và không đồng đều, đôi khi công tác bố trí tổ chức cán bộ chưa thực sự hợp lý nên chưa thực sự phát huy được năng lực của họ, một số bộ phận hiệu quả công tác còn thấp. Ngân hàng chưa thực sự có chiến lược đúng đắn để thu hút khách hàng nên số doanh nghiệp tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng con ít ( khoảng 100 doanh nghiệp trong tổng số hơn 60.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ), số doanh nghiệp ngoài quốc dân tăng lên về số lượng nhưng dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ đối với doanh nghiệp Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng những khoản nợ quá hạn chủ yếu là của những năm trước chưa xử lý do. Tốc độ xử lý nợ quá hạn chậm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh chứ không phải là xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ. 2.3.2.2 Nguyên nhân : Những hạn chế trong công tác cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nôi bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau : * ) Nguyên nhân chủ quan : - Từ phía ngân hàng : Việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số chi nhánh ngân hàng cơ sở còn thiếu nghiêm túc, chưa thực hiện tốt việc phân tích phân loại và xử lý nợ đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn. Qua kiểm tra một số phòng giao dịch của chi nhánh vẫn còn hiện tượng nợ đến hạn chưa xử lý kịp thời , nợ quá hạn tồn động từ các năm trước chưa được xử lý . Một số các bộ tín dụng còn chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, thậm chí không tuân theo quy trình nghiệp vụ đã quy định. Việc chỉ đạo cán bộ thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa nghiêm, kém hiệu lực và còn nhiều sơ hở. Việc thẩm định của ngân hàng còn yếu kém, cán bộ tín dụng chưa thẩm định đầy đủ các nội dung. Nhiều dự án có nội dung kinh tế, kĩ thuật rất phức tạp, cán bộ chưa hiểu biết chuyên môn để đánh giá dự án về hiệu quả kinh tế, về cấc khía cạnh chuyên môn khá, mà chủ yếu phân tích dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp tính chính xác không cao. Chuyên gia tư vấn của ngân hàng còn ít về số lượng , lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong việc xử lý kịp thời với những rủi ro bất thường. Ngân hàng chưa thực hiện tốt phương thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Sở dĩ như vậy là vì tỷ lệ cho vay đối với DNNN của Chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, nên tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn, năm 2007 tỷ lệ này là 48%. Mặc dù Chi nhánh đã tập trung, tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo để giảm thấp tỷ lệ này. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định vì đây là các khoản nợ không có tài sản đảm bảo của các DNNN từ trước, nhiều tài sản đảm bảo chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo thấp, nhất là các dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu, nhiều đơn vị Chi nhánh đã ngừng cho vay nên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là DNNN, chủ yếu là đã có quan hệ lâu năm, số lượng không phải là nhiều. Công tác thu hút khách hàng mới còn rất yếu. Việc tiếp nhận khách hàng còn thụ động. Ngân hàng chưa xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu thực tế để thoả mãn khách hàng-chìa khoá để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, mà mới chỉ thực hiện dưới các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo do vậy không thu hút nhiều khách hàng mới khách hàng tiềm năng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay. Thông tin là cơ sở để Ngân hàng quyết định cho vay hay không. Để có thông tin về khách hàng. Ngân hàng có thể thu thập, xử lý hoặc nhận thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, những thông tin mà ngân hàng có được còn hạn chế, những thông tin được cung cấp từ trung tâm chưa kịp đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Việc đánh giá thông tin khách hàng là phải dựa trên tình hình thực tế nhưng thông tin ở đây chủ yếu là trên giấy tờ, sổ sách do các doanh nghiệp cung cấp thường là đã qua xử lý tại cơ sở. Thêm vào đó ngân hàng chưa có bộ phận chuyên thu thập thông tin, việc này vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhiệm, nhưng họ lại chưa được đào tạo về nghiệp vụ này một cách có hệ thống để có thể thu thập thông tin đầy đủ và chính xác. Do đó, Ngân hàng không thu thập được những thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính, mức độ rủi ro, năng lực quản lý vốn vay, năng lực tạo lợi nhuận của khách hàng dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. - Từ phía Doanh nghiệp : Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là các Doanh nghiệp để được Ngân hàng cho vay vốn đã không ngần ngại làm giả số liệu, cung cấp những số liệu không đúng về năng lực cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Số liệu doanh nghiệp cho Ngân hàng là cơ sở quan trọng để cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá khách hàng có đủ điều kiện cho vay vốn hay không. Và với việc cung cấp những số liệu không chính xác dẫn đến kết quả cho vay không thật như mong muốn của ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp như ngày nay yêu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp phải có kiến thức và khả năng quản trị khách hàng tốt. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn ở nước ta đặc biệt là các cán bô lãnh đạo DNNN còn rất hạn chế về học vấn, kiến thức kinh nghiệm thực tế, khả năng điều hành và tổ chức sản xuất. Họ không đủ khả năng xây dựng một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, không tính hết được sự biến động của thị trường , do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NH. * Ngyên nhân khách quan : Trong công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng, khó khăn nhất là quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các ngành chức năng… có liên quan đến hoạt động tín dụng. Cụ thể ngân hàng khổng thể chủ động về mặt thời gian cũng như hiệu quả công việc khi thực hiện một số phần nghiệp vụ liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm khi cho vay tại địa phương, quận và thành phố. Thậm chí không nhận được sự hợp tác từ phía UBND và phường trong khu vực. Sở dĩ có tình trạng này là do việc hướng dẫn thực hiện luật của chính phủ và các ngành có liên quan đến công tác tín dụng còn chậm và thiếu đồng bộ, có thể thấy điều này qua việc hướng dẫn thi hành luật đất đai trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Ngân hàng vì đôi khi khách hàng lại có suy nghĩ Ngân hàng gây khó dễ, tạo nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Thương mại ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ. Khi nước đã là thành viên đầy đủ của WTO thì việc những ngân hàng nước ngoài với những ưu thế về năng lực kinh doanh thực sự, uy tín trên thị trường được vào kinh doanh trên thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ làm cho cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Cạnh tranh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay quy có nhiều cải cách theo hướng thông thoáng, gọn nhẹ những vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp, Sửa đổi, bổ sung nhiều, liên tục có lúc còn biểu hiện sự chủ quan duy ý trí, chưa thực sự quan tâm đến quy luật khách quan, quy luật thị trường, và chuẩn mực quốc tế. Pháp luật về kế toán, thống kê, kiểm toán, về cầm cố thế chấp.. vẫn chưa đầy đủ, kịp thời, còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất cao giữa các văn bản luật. Do đó, tài sản đem thế chấp để vay vốn ngân hàng có thể không được chấp nhận, còn nếu được chấp nhận thì khi doanh nhiệp không trả được nợ việc phát mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giấy tờ. NHNN quản lý, kiểm soát hoạt động NHTM chưa được tốt, chưa chặt chẽ, đầy đủ. Việc quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh, văn bản, vừa cứng nhắc, vừa không cụ thể, lại chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tinh thành thực tế. Nhiều ngân hàng lợi dụng điều đó để làm những việc trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội : 3.1 Mục tiêu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệo tại chi nhánh năm 2008 : Căn cứ vào những kết quả đã đạt được trong năm 2007 và tình hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong năm tới, kế hoạch hoạt động của chi nhánh dự kiến trong năm 2008 với những mục tiêu sau : Tổng dư nợ địa phương tăng 23% Nợ xấu ( nhóm 2 đến nhó năm ) dưới 3% tổng dư nợ Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn : trên 60% dư nợ 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội. 3.2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng : Cho vay là nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng, trình độ, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực không chỉ biết về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến tâm lý học, quản trị học, kế toán, luật học…Để cho vay có hiệu quả đòi hỏi các Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt. Nhất là hiện nay các NHTM đã và đang phát tiến hành cơ cấu lại, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, đòi hỏi các Ngân hàng phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo hiện đại hoá thành công. Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt đông đa năng, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng là rất quan trọng, phát tiến hành thường xuyên, để vừa đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn lực phát triển ngân hàng trong tương lai. 3.2.1.1 Tổ chức thi tuyển nghiêm túc : Ở nước ta hiện nay tình trạng tuyển dụng theo chế độ “ con em trong ngành” còn rất phổ biến nhất là ở các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Điều này là cho vấn đề tuyển dụng vân luôn trong cái vòng luẩn quẩn. Vì thế không riêng gì chi nhánh NHNN Nam Hà Nội mà các ngân hàng khác cần phải đưa ra một chương trình tuyển dụng hợp lý, đảm bảo tuyển chọn được những nhân viên có trình độ kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất phù hợp, tránh tình trạng tuyển dụng theo kiểm “ con ông cháu cha” bất chấp trình độ và phẩm chất Khi tuyển dụng cần đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác cần thiết đối với một cán bộ tín dụng. Để tuyển chọn có chất lượng cần một quy trình tuyển chọn thực hiện qua nhiều vòng. Hình thức truyền thống mà cá ngân hàng áp dụng phổ biến hiện nay là thi trắc nghiệm và phỏng vấn. Một yếu tố rất quan trọng tác động đến chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng là có nhiều đối tượng tiềm năng biết đến đợt thi tuyển không. Để thu hút đông đảo người tham gia thi tuyển, Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo về các chương trình tuyển dụng. 3.2.1.2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch : Để tạo động lực trong quá trình công tác, Ngân hàng nên xây dựng một chính sách lương, thưởng minh bạch, tạo sức cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau. Ngân hàng có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khă năng ứng dụng công nghệ… của nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và rèn luyên nâng cao năng lực nghề nghiệp Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm, các chính sách đãi ngộ khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên, tổ chức cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng có những hoạt động ngoài giờ như thể thao, du lịch, văn nghê.. góp tạo sự gắn bó lâu dài với ngân hàng và hăng hái trong lao động. 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng : Ngân hàng cần xây dựng chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ tín dụng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo. Với các cán bộ trẻ mới vào chủ yếu là đào tạo tại chỗ trên cơ sở một kèm một, họ sẽ cùng làm việc với một cán bộ tín dụng có kinh nghiệm. Học viên sẽ thu được kiến thức thông qua quan sát, tham gia, thảo luận không chính thức sau đó họ sẽ thực hiện công tác độc lập. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, Ngân hàng có thể cử cán bộ tín dụng tham gia dự các khoá đào tạo do NHNN Viêt Nam tổ chức, hoặc tham gia hội thảo, hội nghị về ngân hàng- tài chính…Thường xuyên cập nhật cho cán bộ tín dụng những thay đổi mới nhất vê pháp luật và những tiến bộ, những thay đổi liên quan đến nghiệp vụ 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định Thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của cho vay là có nên cho vay hay không và cho vay như thế nào. Để đưa ra trả lời chính xác cho những câu trả lời trên Ngân hàng cần thiết phải hoàn thiện thẩm định trên các mặt sau. Uy tín của khách hàng phải được đề cập cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các hình thức thức cụ thể là : thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng, qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên các góc độ như động cơ vay, ý chí trả nợ, thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng có thể thẩm định qua khách hàng của khách hàng xin vay vốn. Hoàn thiện thẩm định các nguồn trả nợ của khách hàng. Nguồn trả nợ quan trọng nhất là nguồn từ quyết toán của khoản vay, đây là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay, nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn. Nguồn thứ hai là từ năng lực tài chính của khách hàng, nguồn này sẽ được dùng để trả nợ cho Ngân hàng khi dự án thực hiện không thành công. Nguồn cuối cùng là từ tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả Ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc ngân hàng xác định chính xác nguồn trả nợ của khách hàng có thể giúp ngân hàng giảm rủi ro mất vốn trong hoạt động cho vay. Thu thập, chọn lọc thông tin chính xác có liên quan đến doanh nghiệp đến vay vốn. Cán bộ thẩm định cần đến cơ sở doanh nghiệp thực hiện quá trình thẩm định cơ bản trước khi thực hiện thẩm định tài chính doanh nghiệp bằng cách đến cơ sở doanh nghiệp để quan sát, thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể nhận định sơ qua về tình hình làm ăn của doanh nghiệp, 3.2.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và xử lý nợ xấu : a) Hạn chế nợ quá hạn : Một trong những thành công trong việc nâng cao hiệu quả cho vay là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh nghiệp vụ cho vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Các biện pháp này được thực hiện thường xuyên liên tục, có ý thức từ người điều hành, lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, nhất là cán bộ tín dụng Để hạn chế nợ quá hạn cần thực hiện các công việc sau : - Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cho vay - Thực hiện đầy đủ các quy trình về đảm bảo tiền vay - Tăng cường và nâng vao chất lượng cán bộ tín dụng - Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát - Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng - Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay b) Xử lý nợ quá hạn : Ngân hàng cần thực hiện phân loại nợ quá hạn theo định kỳ. Việc phân loại này rất có ý nghĩa, giúp ngân hàng nắm được tình trạng nợ quá hạn chung và thực trạng từng loại cho vay ở đơn vị, ở từng nhóm khách hàng và ở từng khách hàng cụ thể, trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao. Nợ quá hạn được xem như một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Để xác định được bản chất cần tìm hiểu nguyên nhân của nợ quá hạn. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải liên lạc với doanh nghiệp ngay lập tức và thảo luận về khoản nợ quá hạn này, từ đó đưa ra biện pháp tháo gỡ. Nếu nợ quá hạn là biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì khoản vay đó đã có vấn đề nghiêm trọng có khả năng dẫn đến khả năng mất vốn của ngân hàng. Với khoản vay có tài sản đảm bảo, Ngân hàng tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng gặp khó khăn để tiếp tục khai thác có hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ. Nếu không được, ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý,phối hợp với các Bộ, các ngành có liên quan cho tiến hành thanh toán, phát mại tài sản theo quy định để thu hồi nợ. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không Ngân hàng có thể tuyên bố khách hàng phá sản. Nếu nợ quán hạn có tính chất tạm thời do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoản phỉa thu chậm hơn dự tính, hoặc do việc chậm trễ không lường được trước trong việc chuyển từ sản xuất đến thị trường thì Ngân hàng cần có các biện pháp giups đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạm thời. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại thì ngân hàng thực hiện cơ cấu lại, việc này đòi hỏi ngân hàng phải siết chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu, hoặc cho khách hàng vay thêm. Hạn chế và xử lý nợ quá hạn là vấn đề không mới, nhưng luôn là tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do vậy, tim giải pháp hạn chế nợ quá hạn luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, để giải quyết nợ quá hạn bên cạnh nỗ lực của ngân hàng cân phải có sự giúp đỡ của các ngành có liên quan. 3.2.4 Giải pháp tăng cường chất lượng kiểm tra, kiểm soát cho vay: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay là công cụ vô cùng quan trọng, qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát Ngân hàng có thể phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đồng thời cũng phát hiện, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay như rủi ro đạo đức, rủi ro mất vốn. Các biện pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát cho vay : - Tăng cường những cán bộ kiểm soát có trình độ, để kiểm soát tốt yêu cầu cán bộ kiểm soát phải có trình độ, kinh nghiệm tốt vì thế nên bổ sung cán bộ đã qua nghiệp vụ tín dụng cho phòng kiểm soát. - Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ kiểm soát. - Thường xuyên hoàn thiện và đổi mới công tác kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra. - Cần phân định trách nhiệm rõ ràng đối với cán bộ kiểm soát có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ kiểm soát. - Cần thực hiện phối hợp kiểm tra giữa cán bộ trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định hoặc quản lý tín dụng. 3.2.5 Giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng : a) Giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm : Các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế thị trường sự xâm nhập và liên kết chặt chẽ với nhau tạo điều kiện để cùng phát triển. Ví dụ, Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng có thể vừa vay theo hình thức thấu chi vừa ó thể nhờ ngân hàng quản lý ngân quỹ hộ và thực hiện trả lương qua tài khoản…vì vậy để giữ chân và thu hút khách hàng, ngân hàng cần mở rộng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, không những thế còn giúp ngân hàng tăng thu nhập Các hình thức dịch vụ mà ngân hàng có thể phát triển mở rộng như:dịch vụ tư vấn, dịch vụ thu hộ tiền phạt, tiền điện, nước, điện thoại…dịch vụ kế toán, ngân quỹ, dịch vụ bão lãnh và ký gửi Mở rộng sản phẩm dịch vụ là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và để thực hiện mở rộng các dịch vụ thành công Ngân hàng cần chú ý nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ đang được cá Ngân hàng trong và ngoài nước triển khai, song có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của khách hàng để có những sửa đổi, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược mở rộng dịch vụ với bước đi cụ thể, có định hướng nhằm tránh đầu tư lãng phí, không hiệu quả. b) Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng : Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, các dịch vụ ngân hàng càng ngày càng đa dạng. Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ mà phù hợp cho mình và vì vậy mức độ trung thành của khách hàng đối với mỗi khách hàng cũng có những thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Vì vậy, việc thu hút và giữ chân khách hàng đến ngân hàng được xem là chiến lược trong quá trình phát triển ổn định lâu dài của ngân hàng. Ngần hàng nên xây dựng chuẩn mực trong giao tiếp từ cách “ nói năng, chào hỏi ” đến cách trả lời điện thoại với khách hàng. Thực hiện đào tạo tập huấn cho nhân viên, đồng thời tiến hành đánh giá định kỳ các chuẩn mực này để dần dần hình thành nên nét văn hoá riêng cho ngân hàng 3.3 Một số kiến nghị : 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam : Việc định giá tài sản đảm bảo tiền vay còn nhiều bất cập, cụ thể như giá trị quyền sử dụng đấy theo khung giá đất của nhà nước là còn rất thấp, bên cạnh đó để đảm bảo an toàn không trích rủi ro nên cán bộ tín dụng chỉ có thể cho vay tối đa 55% giá trị của tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay này quá thấp dẫn đến khách hàng phàn nàn rất nhiều…, việc định giá thực tế tài sản cầm cố thế chấp không đáp ứng được vì trình độ của cán bộ Ngân hàng không có khả năng và thẩm quyền để thẩm định giá…Đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam sớm ban hành ác tiêu thức đánh giá giá trị tài sản bảo đảm tiền vay để giúp cho Cán bộ tín dụng thực hiện tốt hơn công việc được giao. Đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng ngành ngề, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh…nhằm giúp cho công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả nhiều hơn. NHNo & PTNT cần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cải tiến, nâng cấp các chương trình ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thôgn tin phục vụ công tác quản lý và điều hành kinh doanh về xử lý dữ liệu, kế toán, thanh toán nội bộ, thanh toán trong nước và quốc tế, hoàn thiện các sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh theo chiến lược khách hàng, và triển khai cho toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cần phải có biện pháp, cơ chế quản lý thanh tra, kiểm tra và quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phải thực hiện quy chế tín dụng chung của Ngân hàng Nhà nước. 3.3.2 Kiến nghị với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh : Doanh nghiệp là đối tác của ngân hàng. Giữa họ có mối quan hệ tương hỗ, qua lại rất chặt chẽ. Hiêu quả hoạt động của bên này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bên kia và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của chi nhánh thì ngoài sự nỗ lực của bản thân ngân hàng những cố gắng của các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp phải thực sự coi ngân hàng là bạn hàng lâu dài, bởi vì Ngân hàng không những cấp vốn cho Doanh nghiệp tiến hàng sản xuất kinh doanh và còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác giúp doanh nghiệp tăng vòng quanh vốn, thuận lợi hơn trong hoạt động, Doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trang bị cho họ đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về quản trị, điều hành. Giúp họ có khả năng xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đồng thời điều hành tốt hoạt động của doanh nghiệp, tăng khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt nhất là trước xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá cả, chất lượng mà còn là cuộc chiến giữa các thương hiệu. Nhưng vấn đề xây dưng thương hiệu chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức, Đầu tư cho thương hiệu còn rất ít, nhiều Doanh nghiệp chưa ý thức được giá trị của thương hiệu. Bởi vậy, để có thể đứng vững và mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình trên thị trường trong nước và quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa đến xây dựng thương hiệu để khuyết trương, quảng bá hình anh của Doanh nghiệp đến Ngân hàng. Tăng cường nghiên cứu thị trường mở rộng thị phần để tăng cường khẳ năng tiêu thụ để tăng lợi nhuận, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng Khi đã được Ngân hàng cấp tín dụng, Doanh nghiệp nên tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết với Ngân hàng. Nỗ lực hết mình để đồng vốn sinh lợi. 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước : Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nâng cao hơn nữa chất lượng thu thập, phân tích và dự báo thông tin tín dụng để các Ngân hàng Thương mại có đủ thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, có thêm cơ sở quyết đinh cho vay được an toàn, hiệu quả Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thống nhất thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo khi cầm cố, thế chấp, bão lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thủ tục giấy tờ chứng nhận sở hữu bất động sản cho rõ ràng Ngân hàng nhà nước có hình thức thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế, tình hình biến động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại trong nước và quốc tế để các NHTM làm cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu phát triển của mình. Cảnh báo sớm những nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng thương mại, có cơ chế bảo vệ các ngân hàng thương mại trước những tin đồn thất thiệt có khả năng gây rủi ro thanh khoản. Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống thanh tra Ngân hàng để phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống, với các giải pháp cơ bản sau : + Hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở, hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng. + Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo. + Hoàn thiện các quy chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực Ngân hàng. Đổi mới phương pháp giám sát hoạt động Ngân hàng, trong đó chú trọng chuyển dần phương pháp thanh tra tuân thủ sang phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và tôn trọng các nguyên tắc, kỷ luật thị trường. + Tăng cường lãnh đạo, nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra Ngân hàng. KẾT LUẬN : Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả và hội nhập kinh tế quốc tế thì bản thân doanh nghiệp phải có một mối quan hệ tốt với các ngân hàng thương mại. Mối quan hệ này giúp các doanh nghiệp có thêm vốn để hoạt động, được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng phục vụ cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động cho vay đối với nhất định, cho vay đối với doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doannh vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả có được thì vẫn còn tồn tại những vướng mắc trong hoạt động cần được giải quyết. Nhưng với chiến lược phát triển lâu dài, hợp lý trong hoạt động tín dụng Chi nhánh sẽ giải quyết được các vướng mắc đó và không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho với đối với doanh nghiệp. Mặc dù còn có những hạn chế về mặt thời gian và trình độ lý luận, thực tiễn. Nên em mong nhận được sự góp ý của cô để hoàn thiện nội dung chuyên đề, góp phần nhỏ vào hoạt động của NHNN Chi nhánh Nam Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hà, các cán bộ phòng tín dụng của Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội.DOC
Luận văn liên quan