MỞ ĐẦU
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại du lịch (XTTMDL) trên địa bàn tỉnh Bến Tre có bước phát triển tích cực, đúng hướng, đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế. Do vậy, hoạt động XTTMDL đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp.
Để định hướng cho hoạt động XTTMDL của tỉnh phù hợp với định hướng chung của cả nước và xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động XTTMDL, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa cho các doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, việc xây dựng Dự án xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 – 2010 là yêu cầu cấp thiết.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan XTTM của tỉnh đứng ra tổ chức để doanh nghiệp có điều kiện tham gia.
- Hội thảo: 90,62% đăng ký tham gia các hội thảo.
- Về đào tạo: khoảng 50% đăng ký tham dự các lớp như: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX, KD; Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực lãnh đạo; Xây dựng và quảng bá thương hiệu; Pháp luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO; Nâng cao nâng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại...
IV- Tổng hợp đề xuất, chọn lọc các nội dung xúc tiến thương mại, du lịch giai đoạn 2007 – 2010:
1. Cung cấp thông tin thị trường
- Mục tiêu: nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại hiệu quả.
- Nguồn thông tin: Mạng Vinanet, các mạng, trang web trên Internet, thông tin từ sách, báo, tạp chí, tình hình thực tế của địa phương.
- Đối tượng phục vụ: các doanh nghiệp, HTX, hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp, nông gia, các ngành, địa phương có liên quan.
- Nội dung bản tin: bao gồm thông tin thị trường thương mại, du lịch trong nước, ngoài nước, hoạt động XTTMDL, cơ hội kinh doanh, các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới ban hành.
- Các loại bản tin phát hành:
+ Bản tin Thương mại Du lịch và hội nhập (1 số/tháng);
+ Bản tin thế giới và cây dừa (1 số/tháng);
+ Thông tin chuyên đề theo yêu cầu của doanh nghiệp;
+ Thông tin thị trường cung cấp cho các nông gia.
2- Xây dựng các ấn phẩm quảng bá:
- Mục tiêu: giới thiệu tình hình thương mại, giới thiệu đất nước, con người, các sản phẩm du lịch của Bến Tre để quảng bá cho khách hàng trong nước, ngoài nước.
- Đối tương tham gia: các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động thương mại du lịch.
- Hình thức quảng bá: các kỳ tham gia hội chợ, khảo sát thị trường trong nước, ngoài nước, giao lưu, gặp gỡ với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam, gởi cho các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài…
- Các loại ấn phẩm quảng bá:
+ Danh bạ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại;
+ Tập sách hướng dẫn du lịch Bến Tre;
+ Trang web ngành Thương mại - Du lịch Bến Tre;
+ Quảng bá thương mại du lịch Bến Tre trên các báo, đài, Internet, các ấn phẩm của các tổ chức XTTM, XTDL trong, ngoài nước.
3. Tham gia hội chợ thương mại trong nước, ngoài nước:
3.1- Hội chợ trong nước:
- Mục đích: Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại du lịch trong nước nhằm giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thương mại du lịch, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng, tìm cơ hội đầu tư, hợp tác sản xuất, kinh doanh thương mại du lịch.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại, du lịch
- Các hội chợ trong nước dự kiến tham gia:
+ Hội chợ Thương mại quốc tế tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM, Cân Thơ ;
+ Hội chợ Thương mại tổ chức tại các thành phố lớn Miền Trung như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Lâm Đồng…;
+ Hội chợ biên giới: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh;
+ Hội chợ biên giới phía Bắc: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh…;
+ Hội chợ, showroom hàng thủ công mỹ nghệ tại TP.HCM;
+ Hội chợ thủy sản Vietfish tại TP.HCM;
+ Hội chợ du lịch và các sự kiện du lịch trong nước.
3.2- Hội chợ ngoài nước:
- Mục đích: nhằm giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, tiến hành giao dịch thương mại, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Đối tượng tham gia: các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh.
- Dự kiến tham gia, hoặc giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ sau đây:
+ Hội chợ hàng Việt Nam Chất lượng cao tại Campuchia;
+ Hội chợ Côn Minh – Trung Quốc;
+ Hội chợ Trung Quốc – ASEAN;
+ Hội chợ thương mại quốc tế tại Hàn Quốc, Dubai, Pháp…;
+ Hội chợ chuyên ngành thủy sản tại Mỹ, Nhật, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha…
4. Tổ chức khảo sát thị trường trong nước, ngoài nước :
4.1- Khảo sát thị trường trong nước :
- Mục đích: nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu chủ trương, chính sách kinh tế cửa khẩu, điều kiện xuất khẩu bằng con đường biên mậu, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phát triển thương mại du lịch, tìm cơ hội liên kết đầu tư phát triển thương mại – du lịch với các doanh nghiệp thành phố, tỉnh bạn.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại, du lịch
- Theo đề xuất của doanh nghiệp, các thị trường cần khảo sát bao gồm:
+ Khảo sát thị trường các tỉnh biên giới phía Bắc: Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh…;
+ Khảo sát thị trường biên giới Tây Nam, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang;
+ Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch với các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Kiên Giang, TP.HCM, Bình Dương;
+ Khảo sát các sản phẩm du lịch của 4 tỉnh: Bến Tre - Tiền Giang – Vĩnh Long - Đồng Tháp – Trà Vinh bàn giải pháp liên kết phát triển;
+ Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các lễ hội, festival, các sự kiện du lịch tổ chức tại các tỉnh, thành phố lớn nhằm đúc kết kinh nghiệm để tổ chức thành công các lễ hội, festival, các sự kiện du lịch của Bến Tre.
4.2- Khảo sát thị trường ngoài nước:
- Mục đích: nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, giao dịch thương mại, tìm cơ hội liên kết đầu tư, mở rộng khách hàng, thị trường xuất khẩu.
- Đối tượng tham gia: các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh.
- Theo yêu cầu của các doanh nghiệp dự kiến tổ chức hoặc giới thiệu doanh nghiệp tham gia khảo sát các thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, DuBai, Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi, EU, Nhật, Hoa Kỳ, Campuchia, Singapore, Malaysia, Thái Lan.
5. Tổ chức, tham dự hội thảo:
- Mục đích: trao đổi thông tin về thị trường, kỹ năng xúc tiến thương mại du lịch, quá trình hội nhập, xây dựng và quảng bá thương hiệu, giải pháp để phát triển thương mại du lịch, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại du lịch .
- Một số chủ đề hội thảo được doanh nghiệp quan tâm là:
+ Cam kết gia nhập WTO và tác động đến các doanh nghiệp;
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu;
+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông sản Bến Tre;
+ Xúc tiến, quảng bá thương hiệu ra thị trường ngoài nước;
+ Tiếp cận và thâm nhập thị trường các nước;
+ Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh;
+ Phát triển du lịch bền vững.
- Giới thiệu cho các doanh nghiệp tham dự các buổi hội thảo do các tổ chức xúc tiến thương mại trong ngoài nước tổ chức.
6. Tổ chức cho doanh nghiệp gặp gỡ, giao thương với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam:
- Mục đích: giúp các doanh nghiệp giao lưu, giới thiệu quảng bá sản phẩm tìm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giới thiệu cho các khách hàng ngoài nước có điều kiện thăm dò, khảo sát, nắm bắt cơ hội kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng của Tỉnh.
7. Huấn luyện đào tạo:
- Mục đích: tổ chức các chương trình huấn luyện ngắn ngày cho các thành phần kinh tế theo hướng hiện đại hóa kỹ thuật thương mại và cập nhật thông tin thị trường, nâng cao kỹ năng quản trị, hội nhập… từng bước xây dựng đội ngũ các doanh nhân có đủ kinh nghiệm và kiến thức thích ứng với trào lưu hội nhập kinh tế thế giới.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại du lịch
- Các nội dung đào tạo ngắn hạn được các doanh nghiệp quan tâm là:
+ Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp phát sinh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO;
+ Pháp luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO;
+ Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+ Nâng cao nâng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực lãnh đạo;
+ Quản trị Marketing - Quản trị tài chánh - Quản trị doanh nghiệp;
+ Xây dựng mối quan hệ khách hàng - Kỹ năng làm việc hiệu quả;
+ Khởi sự doanh nghiệp - Kiến thức tổ chức doanh nghiệp;
+ Nghệ thuật giao tiếp thương lượng trong kinh doanh;
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu;
+ Việt Nam hội nhập - Thị trường trọng điểm - Thị trường tiềm năng;
+ Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong ngoại thương;
+ Quản lý nhà hàng – khách sạn;
+ Phục vụ buồng – bàn;
+ Kiến thức phát triển du lịch sinh thái;
+ Kiến thức du lịch cho cộng đồng dân cư.
8- Tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp:
- Mục tiêu: tư vấn cho doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường, xu hướng mặt hàng, công nghệ, xây dựng và khuyết trương thương hiệu, tài chính, pháp luật, công nghệ thông tin, quản lý… nhằm giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với xu thế hội nhập.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại du lịch.
- Nội dung: mời chuyên gia tư vấn theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
9. Tổ chức các sự kiện tại tỉnh:
- Mục đích: nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh giao lưu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường.
- Chủ trì: thành lập Ban chỉ đạo, UBND tỉnh - Trưởng ban, Sở Thương mại Du lịch - Phó Trưởng ban, các thành viên là các sở ngành, đơn vị có liên quan.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch. phối hợp với doanh nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa xúc tiến.
- Đối tượng tham gia: các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại du lịch trong và ngoài tỉnh, cộng đồng dân cư tại địa phương
- Nội dung: bao gồm các hoạt động: hội chợ thương mại du lịch; hội thảo; tọa đàm; hội thi; giao lưu giữa các doanh nghiệp; lớp học; khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển thương mại du lịch; liên hoan ẩm thực; chương trình ca nhạc…
- Các sự kiện dự kiến tổ chức:
+ Tổ chức Tuần lễ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2007, 2008, 2009;
+ Lễ hội dừa - nhân khánh thành Cầu Rạch Miễu (2008);
+ Tham gia năm du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (2008);
+ Festival Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2010).
10- Các chương trình chuyên đề :
10.1- Chương trình hỗ trợ nông gia thành nhà cung cấp chuyên nghiệp:
- Mục đích: tìm hiểu nhu cầu và tiêu chí để đưa hàng hóa vào các siêu thị, chợ đầu mối, các kênh phân phối, tìm hiểu, hỗ trợ nông gia nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đối tượng tham gia: cơ sở sản xuất nhỏ nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ.
- Nội dung:
+ Cung cấp thông tin thị trường miễn phí;
+ Tổ chức đoàn làm việc với các siêu thị, các nhà phân phối lớn;
+ Khảo sát và làm việc với các nông gia tại tỉnh;
+ Tổ chức đoàn trao đổi kinh nghiệm với các nông gia ngoài tỉnh;
+ Tổ chức các lớp tập huấn về thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
10.2- Chương trình hỗ trợ xây dựng và phát triển mạng lưới cửa hàng tiện ích:
Mục đích: nhằm giúp các hộ kinh doanh của tỉnh tiếp cận, vận dụng và phát triển mô hình bán lẻ hiện đại để từng bước thích ứng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh bán lẻ.
- Nội dung:
+ Tổ chức khảo sát các cửa hàng tiên ích thành công ở các tỉnh/thành;
+ Khảo sát và làm việc với các hộ kinh doanh ở các huyện, thị;
+ Tổ chức các lớp tập huấn về mô hình bán lẻ hiện đại;
+ Kêu gọi các tập đoàn phân phối hỗ trợ xây dựng cửa hàng tiện ích.
10.3- Chương trình hợp tác phát triển tour du lịch 4 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang – Vĩnh Long - Trà Vinh và TP.HCM:
- Mục đích: Thỏa thuận chương trình liên kết phát triển tour du lịch 4 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và TP.HCM
- Đối tượng hưởng lợi: doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch.
- Nội dung:
+ Tổ chức cuộc họp Sở Thương mại Du lịch 4 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh và TP.HCM;
+ Tổ chức Đoàn khảo sát du lịch 4 tỉnh: Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh;
+ Tổ chức Hội nghị: liên kết phát triển tour du lịch 4 tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Vĩnh long - Trà Vinh;
+ Triển khai nâng cấp, xây dựng các sản phẩm du lịch theo tour liên kết.
10.4- Chương trình Liên hoan đàn ca tài tử phục vụ du lịch:
- Mục đích: nâng cao chất lượng ca nhạc tài tử phục vụ du lịch;
- Đối tượng tham gia: các đội ca nhạc tài tử;
- Nội dung chương trình:
+ Phát động Hội thi, thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo;
+ Tổ chức Hội thi.
V- Các phương án XTTMDL giai đoạn 2007–2010:
Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, nhà nước ta chấp nhận luật chơi chung của WTO và khu vực, đương đầu với hệ thống luật pháp phức tạp của các nước, chấp nhận mở cửa thị trường trong điều kiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp. Một số cam kết mở cửa thị trường như: từ 01/01/2007, cho phép doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu như doanh nghiệp Việt Nam; hủy bỏ và không tái áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với tất cả hàng hóa; cam kết giảm thuế nhập khẩu; mở cửa thị trường phân phối nội địa, mở cửa thị trường du lịch. Do vậy thời gian tời, các doanh nghiệp hoạt động thương mại du lịch phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường trong nước và quốc tế.
Cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên yếu tố sau đây:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
Hiểu biết và đáp ứng yêu cầu khách hàng;
Hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ;
Giá trị gia tăng của sản phẩm;
Thương hiệu uy tín của doanh nghiệp;
Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trình độ quản lý doanh nghiệp;
Đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
Mối quan hệ hợp tác, liên kết của doanh nghiệp;
Khả năng thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi.
Qua khảo sát, nhận thấy các yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp Bến Tre còn yếu. Vì vậy, cần phải tăng cường các hoạt động XTTMDL hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Căn cứ vào tình hình xu hướng thị trường, thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu XTTMDL của các doanh nghiệp, các nguồn lực tập trung cho họat động XTTMDL, có 3 phương án XTTMDL để lựa chọn:
Phương án 1: là phương án có quy mô lớn, đầu tư nhiều chương trình XTTMDL với nội dung trãi rộng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh, sâu vào thị trường trong nước, ngoài nước.
Đây là phương án tăng tốc trong điều kiện phải phấn đấu cao, tốn nhiều kinh phí và công sức, đòi hỏi doanh nghiệp và nhà nước phải tập trung đầu tư nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, tận dụng các thời cơ bên ngoài để hỗ trợ cho hoạt động XTTMDL, đồng thời tập trung đầu tư phát triển sản xuất tạo ra nguồn hàng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu tư phát triển du lịch. Phương án 1, nếu thực hiện được sẽ tạo bước đột phá trong hoạt động XTTMDL, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Phương án 2: là phương án tich cực, có quy mô khá, đi sâu vào các chương trình XTTMDL trọng tâm, cấp thiết đối với các doanh nghiệp, kinh phí thực hiện ở mức độ không cao lắm, phù hợp với điều kiện của tỉnh còn hạn chế về nguồn kinh phí. Mặt khác, thực trạng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ còn nhiều hạn chế, cần phải nhanh chóng hỗ trợ khắc phục vươn lên để tiếp cận tốt thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thành công .
Phương án 3: là phương án có quy mô trung bình, chọn ra một số chương trình XTTMDL cốt lõi, cần thiết cho các doanh nghiệp, ít tốn kém. Đây là phương án khả thi. Tuy nhiên, theo phương án này doanh nghiệp sẽ hẩng hụt so với yêu cầu phải tiếp cận thị trường.
Cả ba phương án được trình bày trên đây đều mang tính tích cực, nhằm đạt được mục tiêu phát triển XTTMDL có hiệu quả cao trong thời gian tới. Dựa trên cơ sở các chương trình XTTMDL phong phú như: cung cấp thông tin; quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp; tham gia hội chợ, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; hội thảo; công tác đào tạo; tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất XTTMDL… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động XTTMDL, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, xét về nhu cầu XTTMDL của các doanh nghiệp cũng như các nguồn lực để thực hiện các hoạt động XTTMDL tại địa phương, đặc biệt là nguồn lực tài chính, kinh phí dành cho hoạt động XTTMDL của các doanh nghiệp cũng như kinh phí hỗ trợ XTTMDL của tỉnh còn khá hạn hẹp thì Phương án II là phương án khả thi nhất. Đây là phương án vừa đảm bảo được nhu cầu XTTMDL, đồng thời phù hợp với khả năng thực hiện của các doanh nghiệp và của tổ chức XTTMDL của tỉnh.
VI- Giải pháp:
1- Nhóm giải pháp tạo ra nguồn hàng, sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo tiền đề cho hoạt động XTTMDL:
1.1- Giải pháp phía Nhà nước:
Về tạo nguồn hàng xuất khẩu:
- Tăng cường đầu tư tăng thêm diện tích nuôi thủy sản, trồng dừa, quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái, có chính sách cho vay vốn, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
- Hoàn chỉnh môi trường đầu tư (các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cảng sông - biển, điện, nước, ngân hàng, tín dụng, bưu chính, viển thông…) Khuyến khích và thu hút đầu tư trong ngoài nước đầu tư chế biến các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chế biến, xuất khẩu thủy sản, dừa đã cổ phần hóa. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Về tạo môi trường phát triển du lịch:
Để đảm bảo cho du lịch Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả cao, cần phải đầu tư một cách đồng bộ các lĩnh vực cơ bản sau đây:
- Quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm, các dự án con của quy hoạch để làm căn cứ quản lý và kêu gọi đầu tư;
- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch (đường giao thông, điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và môi trường…);
- Đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa;
- Đầu tư tôn tạo, bảo vệ và phục hồi các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.
1.2- Giải pháp phía các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thương mại:
Để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường tạo điều kiện thực hiện tốt công tác XTTM đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiến hành các giải pháp sau đây:
- Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, bằng biện pháp: xác lập hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp, phân tích, dự báo thị trường và đối thủ cạnh tranh; phân tích, đánh giá đúng thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT; nhằm lựa chọn được cơ hội có khả năng dẫn đến thành công; lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp với hoàn cảnh môi trường và thị trường cũng như điều kiện thực hiện của doanh nghiệp. Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, chuyển từ quản trị tác nghiệp sang quản trị chiến lược. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh, tăng cường liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh để có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai để tăng năng suất, giảm chi phí, phát triển mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay, công nghệ sản xuất, chế biến một số nhà máy chế biến thủy sản, dừa đã lạc hậu so với trình độ tiên tiến trên thế giới, do đó mà chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao, chi phí nguyên liệu và năng lượng lớn, đã dẫn tới giá thành của sản phẩm cao hơn so với sản xuất ở các nước khác. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu.
- Chú trọng đến việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, xem đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp còn chưa có thương hiệu và vì vậy, tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm không cao. Nhiều trường hợp, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng không thua kém gì so với sản phẩm của nước ngoài nhưng do không có thương hiệu nên phải bán với giá thấp hơn và tên tuổi của doanh nghiệp, sản phẩm không được người tiêu dùng trong nước, ngoài nước biết đến, đồng thời gây khó khăn trong hoạt động XTTM và phát triển các sản phẩm mới. Từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách là các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, từng bước xây dựng, đăng ký các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ISO, HACCP, GMP… cải tiến bao bì nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng, nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nguồn nhân lực có trình độ quản lý, nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đó là đào tạo các kỹ năng và kỷ luật, tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân, nâng cao năng suất lao động để góp phần hạ thấp giá thành của sản phẩm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có chính sách thoả đáng để thu hút các nhân tài về làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp du lịch:
- Các doanh nghiệp du lịch nên chú trọng đầu tư các khu, điểm du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung của toàn tỉnh phải tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho doanh nghiệp, hấp dẫn và không trùng lắp với các doanh nghiệp khác, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác các tài nguyên du lịch đồng thời phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững,
- Chú động đến việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong các loại hình hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn: cử người đi học dài hạn tại các trường, trung tâm dạy nghề của ngành hoặc đào tạo tại chỗ. Phối hợp với các tỉnh lân cận và mời giáo viên chuyên nghiệp đến giảng dạy, đây là mô hình hiệu quả vì có điều kiện và thời gian thực hành nghiệp vụ. Các doanh nghiệp nếu có khả năng, cử người có trình độ và năng lực sang các nước phát triển để đào tạo.
2- Nhóm giải pháp đẩy mạnh XTTMDL đến năm 2010:
2.1 – Nhóm giải pháp phía nhà nước:
2.1.1- Giải pháp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa XTTM địa phương với các tổ chức XTTM trong và ngòai nước.
Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan XTTMDL Chính phủ, phi Chính phủ, hiệp hội ngành nghề, tổ chức XTTMDL tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực XTTMDL.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Cục XTTM: (1) về kỹ thuật, chuyên gia, giảng viên để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho doanh nghiệp; (2) Cung cấp thông tin thị trường các nước, dự báo thị trường xuất khẩu cho Trung tâm XTTM các địa phương (3) Mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh và thông báo cho các Trung tâm XTTM tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh gặp gỡ, tiếp xúc; (4) Đào tạo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm XTTM (đào tạo trong nước và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực); (5) Điều phối và liên kết hoạt động các trung tâm XTTM của các địa phương thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban thường niên giữa các cơ quan XTTM cả nước.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch. Cục XTDL về các chương trình XTDL trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch từ 2006 – 2010; Đào tạo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động XTDL của địa phương; Điều phối và liên kết họat động các trung tâm XTTMDL, Trung tâm XTDL của các địa phương thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban thường niên giữa các cơ quan XTDL cả nước.
Phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức triển khai một số chương trình XTTM hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức Tuần lễ DNNVV, lễ hội, hội thảo, hội thi, đào tạo…
Phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để triển khai các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia dành cho các doanh nghiệp.
Phối hợp với các tổ chức XTTMDL tỉnh bạn để triển khai các chương trình XTTMDL liên kết hoặc các chương trình XTTMDL mang tính chất vùng.
Phối hợp với các đơn vị dịch vụ chuyên môn hóa xúc tiến để triển khai các chương trình quảng bá và tổ chức các sự kiện tại tỉnh.
Công tác XTTMDL đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức XTTMDL và cộng đồng doanh nghiệp để tạo lợi thế cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự thống nhất quản lý và hướng dẫn của nhà nước.
Công tác xúc tiến thương mại phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng không phải là nhu cầu đơn lẻ mà được triển khai theo nhóm (nhóm sản phẩm, nhóm doanh nghiệp). Điều này cho phép sử dụng nguồn lực xúc tiến thương mại hạn chế một cách khoa học và hiệu quả.
Đây là mối quan hệ liên kết trên nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống mở, tự nguyện, hành động theo kế hoạch chung được phân công và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.
2.1.2- Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình XTTMDL hỗ trợ doanh nghiệp:
Xây dựng chương trình XTTMDL từ 2007–2010 phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường, điều kiện thực hiện, tham khảo nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện phương châm tổ chức cho các nhóm doanh nghiệp tham gia, triển khai thực hiện chương trình mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Về cung cấp thông tin: Xác định rõ nhu cầu thông tin của các nhóm doanh nghiệp để cung cấp thông tin đúng nhu cầu. Tăng cường cung cấp thông tin đã qua xử lý và thông tin dự báo (trang web). Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động thương mại du lịch trong tỉnh, trong nước những tin tức, sự kiện nổi bật trong tháng thông qua Bản tin Thương mại Du lịch. Cung cấp thông tin chuyên đề về cây dừa, thủy sản… Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp đồng thời cũng nhận thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp.
Về tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài: trước hết phải xác định mục tiêu của chuyến đi, lựa chọn thị trường tiếp cận, chuẩn bị các thủ tục hành chánh, nhân sự, ngân quỹ cho chuyến đi, xây dựng chương trình khảo sát, đối tác phối hợp, công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp (thông tin, sản phẩm giới thiệu quảng bá), tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài, báo cáo kết quả đạt được sau chuyến đi.
Về tổ chức khảo sát thị trường trong nước: căn cứ theo nhu cầu của doanh nghiệp và các địa phương để lựa chọn thị trường khảo sát. Khảo sát thị trường trong nước nên kết hợp nhiều nội dung như khảo sát thương mại kết hợp khảo sát du lịch, tổ chức giao lưu, gặp gỡ và làm việc với doanh nghiệp thành phố, tỉnh bạn, trao đổi kinh nghiệm phát triển thương mại du lịch… với phuơng châm tiết kiện thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao .
Về tham gia hội chợ thương mại quốc tế: trước hết phải xác định quy mô, tính khả thi của hội chợ, nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh về tham gia hội chợ quốc tế, nguồn kinh phí hỗ trợ từ chương trình XTTM trong điểm quốc gia, ngoài nước (nếu có), quan hệ đối tác phối hợp, xây dựng chương trình, chuẩn bị thủ tục, nơi ăn nghỉ, phiên dịch, chuẩn bị cho việc trưng bày trang trí gian hàng, cách tổ chức tiếp đón khách tham quan, công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp (thông tin, sản phẩm giới thiệu quảng bá), báo cáo kết quả đạt được sau chuyến đi.
Về tham gia hội chợ trong nước: trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước, để tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước. Doanh nghiệp cần phải có bước chuẩn bị trước về sản phẩm, thông tin quảng bá, nhân sự quảng bá, tiếp xúc với khách hàng.
Về tổ chức hội chợ thương mại du lịch và các sự kiện tại tỉnh: trước hết phải xác định mục tiêu, nghiên cứu kỹ xu hướng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, khách hàng để chọn chủ đề cho hội chợ hoặc sự kiện, chọn đối tác phối hợp, xây dựng kế họach lần lượt cho các công việc phải làm, dự trù kinh phí, nguồn kinh phí thực hiện, xin phép tổ chức, thực hiện công tác chuẩn bị và triển khai các chương trình. Sau khi kết thúc hội chợ hoặc tổ chức xong sự kiện phải đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.
Về tổ chức hội thảo, hội nghị: xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề hội thảo, hội nghị thiết thực cho các doanh nghiệp, xây dựng kế họach chuẩn bị người thuyết trình, làm thế nào để đạt mục tiêu giới thiệu, tìm giải pháp kinh doanh và nâng cao hình ảnh của các mặt hàng, ngành hàng, doanh nghiệp trong tỉnh. Tiếp tục giữ liên lạc với khách mời sau hội thảo để khai thác các lợi ích tiềm năng mà hội thảo tạo ra.
Tổ chức tập huấn, đào tạo: trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, lựa chọn giảng viên giỏi để trong thời gian ngắn có thể truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp. Kinh phí đào tạo nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại doanh nghiệp đóng góp. Ngoài ra, cũng tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ về đào tạo doanh nghiệp của các tổ chức xúc tiến trong, ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ ...
2.1.3- Tận dụng tối đa chương trình XTTM trọng điểm quốc gia:
- Tỉnh sớm có chủ trương để chủ động phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tham gia các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia hàng năm.
- Tích cực vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của hiệp hội ngành hàng.
- Xây dựng đề án, chương trình tốt, kịp thời, bảo vệ thành công để được trở thành đối tượng được tiếp nhận của chương trình XTTM trọng điểm quốc gia.
2.1.4- Kết hợp có hiệu quả các công cụ XTTMDL, phối hợp giữa XTTMDL với xúc tiến đầu tư:
- Lựa chọn các công cụ XTTM phù hợp với điều kiện môi trường, năng lực của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp.
- Thay đổi các công cụ có yêu cầu cao hơn khi nhận thức khách hàng về sản phẩm đạt tới trình độ nhất định.
- Sử dụng các công cụ xúc tiến hỗn hợp để tối đa hóa hiệu quả của hoạt động XTTM.
- Phối hợp và nâng cao hiệu quả XTTM, XTDL và xúc tiến đầu tư.
2.1.5- Giải pháp phát triển mạng lưới thông tin thương mại:
Để đảm bảo việc cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp có chất lượng, kịp thời và hiệu quả cần có một hệ thống thông tin thương mại, cần chia xẻ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức XTTM và doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ thông tin miễn phí từ tổ chức XTTM mà bản thân doanh nghiệp phải đổi mới trong việc tổ chức công tác thông tin của doanh nghiệp.
Các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin để cung cấp thông tin cho thành viên. Vai trò của hiệp hội là phải nghiên cứu tổng hợp các yêu cầu và thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời có phương án hợp tác, chia xẻ thông thông tin với các tổ chức XTTM.
Hệ thống thông tin của Chính phủ, UBND tỉnh không thể thiếu, tập trung vào việc cải tiến và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tài chính cho phát triển thông tin, phủ sóng rộng trên khắp địa bàn để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng và miễn phí các thông tin cơ bản như: đường lối, chính sách, dự báo trung, dài hạn.
2.1.6- Giải pháp tăng cường nguồn lực cho hoạt động XTTMDL:
- Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động XTTMDL thông qua các nguồn: ngân sách tỉnh, các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia dành cho doanh nghiệp, từ các chương trình, dự án tài trợ cho hoạt động XTTMDL của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức XTTMDL trong và ngoài nước, từ nguồn kinh phí doanh nghiệp đóng góp.
- Về nguồn ngân sách của tỉnh dành cho hoạt động XTTMDL tương xứng với các chương trình XTTMDL được xây dựng sau khi đã cân đối các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, phần hỗ trợ của các tổ chức XTTMDL và phần đóng góp của doanh nghiệp trong tỉnh..
- Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong công tác XTTMDL nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Những hạn chế lớn của nguồn lực hiện nay là thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, về luật pháp quốc tế, về thương mại quốc tế, thiếu các kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại (internet, e-mail, thương mại điện tử…) để có thể tiến hành hoạt động XTTM. Do vậy, cần chú trọng đào tạo, tuyển dụng cán bộ chuyên sâu về XTTM, có trình độ ngoại ngữ, tin học, am hiểu thương mại quốc tế, có khả năng phân tích thông tin, dự báo.
Đối với các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo lại nguồn nhân lực theo yêu cầu nhiệm vụ của công tác XTTM thời gian tới, dựa trên chiến lược ngành hàng cụ thể và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.7- Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động XTTMDL:
Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho họat động XTTMDL như: Trung tâm hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cơ sở hạ tầng về thông tin điện tử…
Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm để tổ chức các sự kiện tại tỉnh như hội chợ, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm của địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XTTMDL, đồng thời cũng thể hiện nét văn minh ngành Thương mại Du lịch của tỉnh.
2.2- Giải pháp XTTMDL đối với các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh. Vấn đề cốt lõi để mở rộng thị trường vẫn là vấn đề sức cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, tiêu chuẩn hóa về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn hiệu, mã số…, sản phẩm du lịch phải độc đáo, hấp dẫn, mới lạ thì công tác XTTM, XTDL mới phát huy tác dụng. Để công tác XTTM, XTDL của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần xác định các công cụ xúc tiến, thứ tự tầm quan trong của từng công cụ và công tác phối hợp giữa các công cụ.
Các công cụ XTTM, XTDL của các doanh nghiệp:
Bán hàng trực tiếp: Mẫu chào hàng - Trưng bày - Hội chợ và triển lãm - Hội nghị bán hàng.
Marketing trực tiếp: Catalogue - Email - Marketing trực tiếp qua điện thoại - Gởi thư.
Quảng cáo: Sách mỏng và tập gấp - Sách niên giám - Biểu tượng và logo - Ấn phẩm - Bao bì ngoài - Phim ảnh.
Quan hệ công chúng: Môi trường thuần nhất - Vận động hành lang - Quan hệ với cộng đồng - Tạp chí của công ty - Hội thảo - Báo cáo năm - Họp báo - Đóng góp từ thiện - Bảo trợ.
Sản phẩm thương mại: Đặc tính nổi trội - Màu sắc bao gói - Nhãn hiệu riêng - Bảo hành và dịch vụ; Sản phẩm du lịch phải mang tính đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
Con người: Am hiểu nghề nghiệp và sản phẩm - Khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ.
Phương tiện: Phương tiện giao dịch và bán hàng - phương tiện liên lạc và truyền thông.
Các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nhiều hơn nữa trong công tác XTTM, XTDL phải xây dựng kế hoạch XTTM, XTDL hàng năm, đồng thời dành ra một khoản kinh phí cho hoạt động XTTM, XTDL, tận dụng tối đa mọi cơ hội mà cơ quan XTTMDL nhà nước dành cho các doanh nghiệp. Để thực hiện các chương trình XTTM, XTDL mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu trước thông tin về thị trường, chuẩn bị sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu, nhân sự quảng bá, tiếp xúc với khách hàng…, làm thế nào để mang lại hiệu quả cáo nhất sau khi tham gia các chương trình XTTMDL.
Các doanh nghiệp nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về XTTM, XTDL và thành lập bộ phận chuyên trách về XTTM, XTDL.
VII- Tổ chức thực hiện:
1- Dự án Xúc tiến Thương mại Du lịch tỉnh Bến Tre từ 2007 – 2010 sau khi được phê duyệt, được tổ chức triển khai rộng rãi đến các ngành, huyện thị, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động thương mại du lịch trong tỉnh.
2- Công tác phối hợp:
- Giao cho Sở Thương mại - Du lịch là cơ quan chủ trì, chỉ đạo cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch tổ chức thực hiện. Thường xuyên báo cáo và xin chỉ đạo của UBND Tỉnh để không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động XTTMDL. Định kỳ 6 tháng một lần, Sở Thương mại Du lịch sẽ chủ trì họp mặt các ngành, các doanh nghiệp rút kinh nghiệm về công tác XTTMDL..
- Các Sở Công nghiệp, Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện thị, các hiệp hội ngành nghề, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình XTTM DL có liên quan đến của ngành, địa phương, hiệp hội.
- Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và nghiên cứu thị trường, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, đồng thời tranh thủ các cơ hội hỗ trợ của nhà nước trung ương và địa phương thông qua các chương trình XTTMDL.
3- Tiến độ thực hiện:
Từ năm 2007-2008:
- Xây dựng và tổ chức triển khai Dự án
- Triển khai thực hiện các chương trình XTTMDL của năm 2007, 2008
- Tổng kết 2 năm thực hiện Dự án Xúc tiến Thương mại Du lịch tỉnh Bến Tre từ 2007 – 2010..
Năm 2009-2010:
- Triển khai thực hiện các chương trình XTTMDL của năm 2009, 2010
- Tổng kết 4 năm thực hiện Dự án Xúc tiến Thương mại Du lịch tỉnh Bến Tre từ 2007–2010.
KẾT LUẬN
Để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các địa phương phải xây dựng cho mình chiến lược để phát triển kinh tế, đồng thời công tác XTTMDL đóng vai trò là động lực vô cùng quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XTTMDL, tỉnh Bến Tre đã chủ trương cho xây dựng Đề án XTTMDL giai đoạn 2007–2010.
Về mặt lý luận, đề tài đã khái quát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về XTTMDL, phân định XTTMDL cấp vĩ mô, vi mô, rút kết kinh nghiệm XTTMDL, phân tích tình hình XTTMDL trong cả nước, đánh giá tình hình XTTMDL của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua - Thuận lợi Khó khăn tồn tại – Nguyên nhân.
Trên cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động XTTMDL của cả nước và tỉnh Bến Tre trong thời gian vừa qua, dự báo tình hình thị trường trong thời gian tới, chủ trương của nhà nước về XTTMDL, mục tiêu của tỉnh về phát triển thương mại du lịch, kết quả tham khảo các doanh nghiệp về nhu cầu XTTMDL, chúng tôi đã xây dựng chương trình XTTMDL của tỉnh Bến Tre giai đọan từ 2007 – 2010 và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện XTTMDL vĩ mô của tỉnh, giải pháp XTTMDL của các doanh nghiệp.
Dự án XTTMDL nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là một trong những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
PHỤ LỤC 1
TỔ CHỨC TUẦN LỄ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI DU LỊCH
Tuần lễ DNNVV lần I:
- Hội chợ thương mại 1998;
- Giao lưu giữa Doanh nghiệp tp. Hồ Chi Minh và Doanh nghiệp Bến Tre;
- Hội thảo: “Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các nhà quản lý và các doanh nghiệp”;
- Hội thi: “Tiếng hát học sinh sinh viên”;
- Lớp học: “Khởi sự doanh nghiệp”;
- Chương trình vui chơi giải trí;
Tuần lễ DNNVV lần thứ II:
- Hội chợ Hàng tiêu dùng năm 2002;
- Giao lưu các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Hội thảo: “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá” và “Vai trò của nữ doanh nhân trong thời kỳ đổi mới”;
- Lớp học: “Quản lý dự án”, “Hiệp định thương mại Việt Mỹ”;
- Hội thi: “Tìm hiểu về lịch sử Bến Tre Đồng Khởi” và “Tiếng hát sinh viên”;
- Chương trình vui chơi giải trí.
Tuần lễ DNNVV lần thứ III:
- Hội chợ Thương mại – Du lịch Đầu tư 2003;
- Giao lưu giữa Doanh nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư;
- Hội thảo: “Xúc tiến đầu tư – XTTM với quá trình hội nhập quốc tế”;
- Lớp học: “Khởi sự doanh nghiệp”, “Lập và quản lý dự án chợ”;
- Tư vấn: “Phục vụ DNNVV trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế, ngân hàng, thương hiệu, xây dựng kế hoạch kinh doanh…”;
- Hội thi: “Nấu ăn những món ăn ngày tết”, cắm hoa;
- Liên hoan: “Những ca khúc truyền thống cách mạng”;
- Chương trình vui chơi giải trí.
Tuần lễ DNNVV lần thứ IV:
- Hội chợ: “Thương mại – Du lịch xuân 2004”;
- Sân khấu hóa lễ hội đồng khởi;
- Hội thảo: “Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền, các tổ chức XTTM và doanh nghiệp trong XTTM”;
- Lớp học: “Kỹ năng XTTM”;
- Hội thi: “Ẩm thực cắm hoa” - Hội trại: “Về nguồn”;
- Chương trình vui chơi giải trí.
Tuần lễ DNNVV lần V:
- Trao huy chương vì sự nghiệp Thương mại – Du lịch;
- Hội chợ: “Thương mại – Du lịch xuân 2005”;
- Triển lãm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Tỉnh;
- Hội thảo: “Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản”;
- Siêu thị mini;
- Triển lãm đề xuất Guiness Bến Tre;
- Hội thi: “Ẩm thực du lịch”;
- Chương trình ca nhạc hàng đêm;
- Chương trình bốc thăm trúng thưởng.
Tuần lễ DNNVV lần VI:
- Hội thảo: “XTTMDL - Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”;
- Toạ đàm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tôn chỉ của DNNVV”;
- Khảo sát nhu cầu XTTMDL của các địa phương;
- Chương trình tham quan nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch biển;
- Chương trình doanh nghiệp tham gia chăm sóc sức khoẻ cộng đồng;
Tuần lễ DNNVV lần VII:
- Hội chợ Thương mại – Du lịch năm 2007;
- Hội thảo "Hỗ trợ thương nhân phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi";
- Chương trình hỗ trợ nông gia thành nhà cung cấp chuyên nghiệp;
- Chương trình ẩm thực du lịch;
- Chương trình ca nhạc hàng đêm;
- Chương trình bốc thăm trúng thưởng.
PHỤ LỤC 2:
THAM GIA HỘI CHỢ TRONG NƯỚC TỪ 2001 - 2006
TT
Tên Hội chợ
Đơn vị tổ chức
DN tham gia
Năm 2001
1
Hội chợ Thương mại Du lịch Đồng Nai
Sở TMDL Đồng Nai
12
2
Hội chợ hàng xuất khẩu TP.HCM - EXPO 2001
Sở Thương mại TP.HCM
10
3
Liên hoan Du lịch “Đất phương Nam”
Sở Du lịch TP.HCM
2
Năm 2002
4
Hội chợ hàng xuất khẩu TP.HCM - EXPO 2002
Sở Thương mại TP.HCM
10
5
Hội chợ Thương mại Du lịch Cà Mau
Sở TMDL Cà Mau
12
6
Hội chợ Thương mại quốc tế Cần Thơ
Công ty Hội chợ Cần Thơ
11
7
Liên hoan du lịch “Hương sắc Miền Nam”
Sở Du lịch TP.HCM
2
Năm 2003
8
Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ TP.HCM - EXPO 2003
Sở Thương mại TP.HCM
10
9
Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM
Báo Sài gòn Tiếp thị
14
10
Hội chợ Thương mại Du lịch Lâm Đồng
Sở DLTM Lâm Đồng
12
11
Festival du lịch ĐBSCL Cần Thơ
Sở Du lịch Cần Thơ
2
Năm 2004
12
Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ TP.HCM - EXPO 2004
Sở Thương mại TP.HCM
10
13
Hội chợ kinh tế thương mại Á – Âu TP.HCM
Công ty Hội chợ CAT
9
14
Hội chợ Nông nghiệp TP.HCM
Sở Thương mại TP.HCM
Năm 2005
15
Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ TP.HCM - EXPO 2005
Sở Thương mại TP.HCM
10
16
Hội chợ triển lãm thương mại TP.HCM
Hiệp hội DN TP.HCM
9
17
Hội chợ OVIFES TP.HCM 2005
Công ty Hội chợ ALPHA
10
18
Hội chợ quốc tế du lịch TP.HCM
Sở Du lịch TP.HCM
4
19
Hội chợ hàng Thương mại Du lịch và công nghệ cao Đà Lạt
Sở Du lịch Thương mại Lâm Đồng
14
Năm 2006
20
Hội chợ triển lãm Mekong Festival An Giang
Sở Du lịch An Giang
10
21
Liên hoan ẩm thực Du lịch tại Festival biển Vũng Tàu
Sở Du lịch Vũng Tàu
8
22
Hội chợ triển lãm Thương mại Du lịch Trà Vinh
Sở Thương mại Du lịch Trà Vinh
6
PHỤ LỤC 3
KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG TỪ 2001 - 2006
TT
Nội dung khảo sát
Đơn vị tổ chức
Số người tham gia
Năm 2002
1
Khảo sát thị trường rau quả Thái Lan
Hiệp hội Trái cây VN
12
Năm 2003
2
Khảo sát thị trường và giao dịch thương mại với các doanh nghiệp tỉnh Vân Nam Trung Quốc
Sở TMDL Lào Cai, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre
2
3
Khảo sát thị trường các tỉnh biên giới phía Bắc
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
25
Năm 2004
4
Khảo sát thị trường và giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Campuchia
Bộ Thương mại
5
5
Khảo sát thị trường và giao dịch thương mại với các doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
6
6
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển TMDL với Đồng Tháp – Kiên Giang
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
14
7
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển TMDL với Bình Dương – Lâm Đồng
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
18
Năm 2005
8
Khảo sát thị trường và giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Đài Loan
Hiệp hội Trái cây VN
5
9
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm tổ chức lễ hội với Lâm Đồng (Festival hoa)
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
40
Năm 2006
10
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch biển với Cần Giờ, Bình Thuận
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
17
11
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển TMDL với Đồng Tháp – Trà Vinh
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
15
12
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm phát triển TMDL với Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
16
13
Khảo sát trao đổi kinh nghiệm về sản xuất rau củ quả cung cấp cho siêu thị
Sở Thương mại Du lịch Trung tâm XTTM
10
PHỤ LỤC 4
TỔ CHỨC HỘI THẢO, TỌA ĐÀM, HỘI THI TỪ 2001 – 2006
TT
Chủ đề hội thảo
Đại biểu
Kết quả đạt được
Năm 2001
1
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
62
Tìm hiểu những quy định của Hiệp định thương mại Việt Mỹ
2
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa
24
Bàn giải pháp đẩy mạnh XK các sản phẩm dừa
3
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX, KD của doanh nghiệp
34
Tăng cường nhận thức doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT
Năm 2002
4
Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc
68
Bàn giải pháp đẩy mạnh XK trái cây sang Trung Quốc
5
Tọa đàm: Khởi sự doanh nghiệp đầu năm
20
Hướng hoạt động của DN trong năm mới
6
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa
21
Bàn giải pháp đẩy mạnh XK các sản phẩm dừa
7
Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và vai trò của nữ doanh nhân trong thời kỳ đổi mới
72
Giải pháp nâng cao cạnh tranh hàng hoá và vai trò của nữ doanh nhân trong thời kỳ đổi mới
Năm 2003
8
Xúc tiến đầu tư – Xúc tiến thương mại với quá trình hội nhập quốc tế
69
Nhận thức vai trò Xúc tiến đầu tư – Xúc tiến thương mại với quá trình hội nhập quốc tế
9
Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX, KD của doanh nghiệp
42
Tăng cường nhận thức doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT
10
Giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng TCMN
22
Bàn giải pháp đẩy mạnh SX, tiêu thụ hàng TCMN
Năm 2004
11
Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền, các tổ chức XTTM và doanh nghiệp trong hoạt động XTTM
65
Ban giải pháp liên kết đẩy mạnh công tác XTTM
12
Phát triển du lịch bền vững
48
Bàn giải pháp phát triển DL bền vững
13
Xây dựng tour du lịch gắn với lễ hội
46
Giải pháp xây dựng tour du lịch gắn với lễ hội
14
Xây dựng trang web ngành TMDL Bến Tre
36
Xây dựng trang web ngành TMDL Bến Tre
Năm 2005
15
Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản
98
Bàn bạc giải pháp để hàng thủy sản Bến tre có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu
16
Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong SX, XK hàng TCMN
50
tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm và liên kết với các DN SX, XK hàng TCMN TP.HCM, Bình Dương
17
Tổ chức Hội thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ
50
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở SX hàng TCMN sáng tạo kiểu dáng mới
Năm 2006
18
Hội Thảo “Xúc tiến Thương mại Du lịch - Giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”
80
Thống nhất về quan điểm và định hướng phát triển xúc tiến thương mại trong thời gian sắp tới
20
Toạ đàm “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Tôn chỉ của DNNVV”
18
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng gian, hàng giả
21
Hội thảo: “Làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả tại thị trường Hoa Kỳ”
36
Cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu một số thông tin về cách tiếp cận thị trường Hoa Kỳ
22
Tổ chức Hội thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ
46
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở SX hàng TCMN sáng tạo kiểu dáng mới
PHỤ LỤC 5
TỔ CHỨC TẬP HUẤN, ĐÀO TẠO TỪ 2001 - 2006
TT
Tên lớp/chuyên đề
Số người
tham gia
Kết quả đạt được
Nhận thức
Hiệu quả đào tạo
Năm 2001
1
Khởi sự doanh nghiệp
60
Khá tốt
Trang bị kiến thức cho các DN mới thành lập
2
Nghiệp vụ marketing cơ bản
55
Khá tốt
Trang bị kiến thức về nghiệp vụ marketing
3
Ứng dụng thương mại điện tử
64
Khá tốt
Trang bị kiến thức về TMĐT
4
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
66
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý KD xăng dầu, gas
Năm 2002
5
Hội nhập kinh tế quốc tế
57
Khá tốt
Trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế
6
Kỹ năng giao tiếp và Nghệ thuật bán hàng
62
Khá tốt
Trang bị kiến thức về giao tiếp và bán hàng
7
Khởi sự doanh nghiệp
58
Khá tốt
Trang bị kiến thức cho các DN mới thành lập
8
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
61
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý xăng dầu, gas
9
Nghiệp vụ quản lý chợ
66
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý chợ
Năm 2003
10
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
59
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý KD xăng dầu, gas
11
Lớp du lịch sinh thái
62
Khá tốt
Trang bị kiến thức về du lịch sinh thái
12
Khởi sự doanh nghiệp
54
Khá tốt
Trang bị kiến thức cho các DN mới thành lập
13
Lập, quản lý dự án và chiến lược thu hút vốn đầu tư
58
Khá tốt
Trang bị kiến thức về lập, quản lý dự án
Năm 2004
14
Xây dựng và đăng ký thương hiệu
86
Khá tốt
Trang bị kiến thức về xây dựng và đăng ký thương hiệu
15
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
54
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý KD xăng dầu, gas
16
Quản lý nhà hàng khách sạn
58
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý nhà hàng khách sạn
17
Khởi sự doanh nghiệp
56
Khá tốt
Trang bị kiến thức cho các DN mới thành lập
18
Xúc tiến thương mại
48
Khá tốt
Trang bị kiến thức về XTTM
Năm 2005
19
Phát triển hiệp hội ngành hàng
46
Khá tốt
Trang bị kiến thức về phát triển hiệp hội
20
Phát triển thương mại điện tử
54
Khá tốt
Trang bị kiến thức về TMĐT
21
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
56
Khá tốt
Trang bị kiến thức về quản lý KD xăng dầu, gas
22
Kiến thức du lịch sinh thái
40
Khá tốt
Trang bị kiến thức về du lịch sinh thái
Năm 2006
23
Tập huấn thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ
50
Khá tốt
Trang bị kiến thức về thiết kế sản phẩm TCMN
24
Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, gas
44
Khá tốt
Trang bị kiến thức trong tồn trữ, vận chuyển, kinh doanh xăng dầu, gas
25
Tập huấn về xây dựng tuyến điểm du lịch
45
Khá tốt
Xây dựng, khai thác và phát triển tuyến điểm du lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Xúc Tiến Thương Mại Tỉnh Bến Tre.doc