Sau quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đức Phú giai
đoạn 2010-2012 cùng với một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty, sau đây, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị để hoàn thiện, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại công ty trong giai đoạn sắp tới.
Trong thời gian tới, công ty nên mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực du lịch lữ
hành như tạo lập các tour du lịch trọn gói cho khách hàng, kinh doanh vận tải du lịch.
Đây là một ngành hứa hẹn có nhiều tiềm năng trong môi trường kinh doanh hiện nay
nhưng đòi hỏi một sự nỗ lực của cả công ty.
Công ty sẽ luôn chú trọng việc phát triển nhân sự, là nòng cốt cho sự thành công
của công ty. Ngoài chính sách phúc lợi, chế độ lương, thưởng ngày càng tốt thì công ty
còn khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty sẽ tuyển
dụng thêm nhiều nhân viên có năng lực và giữ chân những nhân viên có thành tích làm
việc xuất sắc trong công ty.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thu khá tốt nhưng đến năm 2011, do
thay đổi chiến lược kinh doanh nên tỷ suất này giảm đáng kể. Trong tình hình kinh tế
khó khăn lại mở rộng kinh doanh tăng trưởng nóng thì dấu hiệu thu được lợi nhuận là
tốt cho doanh nghiệp và dấu hiệu tăng trưởng trong tương lai. Sang đến năm 2012, tình
hình kinh doanh của công ty rất tốt, do công ty đã đi vào ổn định, doanh thu thuần từ
hoạt động cung cấp dịch vụ không cao như trong năm 2011 nhưng công ty không phát
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010-2011
Chênh lệch
2011-2012 2010 2011 2012
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
(ROS)
3,16 0,20 54,91 (2,96) 54,71
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA)
1,42 0,84 22,79 (0,58) 21,95
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE)
2,57 1,49 47,15 (1,08) 45,66
54
sinh giá vốn hàng bán nên doanh thu không bị giảm trừ nhiều. Thêm vào đó, lợi nhuận
ròng tăng một phần do sự tăng trưởng của hoạt động tài chính khác tạo nên nguồn
doanh thu lớn hơn trong hai năm 2010 và 2011. Điều này làm cho tỷ suất sinh lời trên
doanh thu tăng lên 54,71% đạt 54,91%. Bởi vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ và hoàn
thiện công tác quản lý nợ đặc biệt là các khoản nợ xấu để tránh thất thoát doanh thu.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài
sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
của công ty là 0,84% giảm 0,58% so với năm 2010 đạt 1,42%. Điều này cho ta thấy,
cứ một đồng tài sản thì có 0,0084 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2011 và năm 2010 là
0,142 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trên 0 có nghĩa
là công ty vẫn sử dụng tốt các nguồn tài sản để tạo ra lợi nhuận cho mình tuy nhiên
năm 2011 tỷ suất này có xu hướng giảm là do lợi nhuận ròng của công ty năm 2011
giảm nhiều so với năm 2010. Tổng tài sản bình quân có tăng nhưng do lợi nhuận ròng
thấp khiến cho chỉ số này càng thấp. Năm 2012, tỷ suất này tăng mạnh lên đến 22,79%
là do sự tăng trưởng của lợi nhuận ròng. Điều này cho thấy tình hình tài chính của
công ty khả quan hơn hai năm trước. Lợi nhuận ròng tăng cao làm cho hiệu quả sử
dụng tài sản cũng tăng lên. Điều này có được là do công ty tăng cường quản lý nợ tuy
có làm phát sinh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng có thể thu hồi được khoản
nợ đọng lớn.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng
doanh thu thuần chủ sở hữu sẽ thu về cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Trong khi năm 2010, tỷ suất này đạt 2,57% nhưng đến năm 2011 đã giảm xuống chỉ
còn 1,49%, nghĩa là giảm 1,08%. Điều này cho thấy trong cả hai năm, công ty đều làm
ăn rất tốt, tỷ suất sinh lời trên vốn đều dương nghĩa là công ty thu về lợi nhuận sau
thuế và có tình hình kinh doanh tốt. Song bên cạnh đó, dấu hiệu tỷ suất sinh lời giảm
cho thấy mức dộ hoạt động hiệu quả của công ty đang đi xuống do biến động về khủng
hoảng tài chính toàn cầu tác động đến cả nền kinh tế. Năm 2012, công ty thay đổi
chiến lược kinh doanh tập trung tăng cường nguồn VCSH từ nguồn lợi nhuận thu được
đã đưa vào khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đồng thời lợi nhuận ròng
tăng cao nên tỷ suất này tăng lên đến 45,66% so với năm 2011 đạt 47,15%. Đây là dấu
hiệu cho thấy công ty đã sử dụng tốt nguồn VCSH của mình để tạo ra lợi nhuận.
Nhận xét
Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty luôn có xu hướng tăng kéo theo đó là
sự tăng trưởng của khả năng sinh lời. Đặc biệt là trong năm 2012, tình hình kinh
doanh của công ty có nhiều khởi sắc khi lợi nhuận ròng tăng lên làm cho cả ba tỷ suất
ROS, ROA, ROE đều tăng lên. Điều này phản ánh trình độ quản lý của công ty tốt và
công ty đã bắt kịp đà tăng trưởng đã được manh nha từ năm 2011. Năm 2012, lợi
Thang Long University Library
55
nhuận ròng thu được đáng kể từ nguồn thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh chính là
bán vé máy bay cùng với sự phát triển của hoạt động tài chính. Bởi vậy, công ty cần
mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh sinh lời khác để tăng doanh thu cũng như
tăng cường hoàn thiện bộ máy kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bán vé vì đây vẫn
là nguồn thu chính tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.3.6. Phân tích tổng hợp tài chính bằng phân tích Dupont
Phân tích tổng hợp tài chính là đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài
chính mà các nhà phân tích có thể thực hiện. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử
dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu
quả truyền thống. Đẳng thức Dupont là một công cụ tốt cho phép phân tích trực quan
các số liệu tài chính như tỷ suất thu hồi tài sản hay tỷ suất đầu tư. Sau đây là chỉ tiêu
ROE được tính áp dụng theo công thức 1.4 trong ba năm 2010, 2011, 2012 của công ty
TNHH Đức Phú.
ROE2010 =
49.428.846
1.565.176.350
x
1.565.176.350
3.478.052.135
x
3.478.052.135
1.923.495.845
x 100%
= 0,03 x 0,45 x 1,81 x 100% = 2,44%
ROE2011 =
29.111.262
14.915.274.601
x
14.915.274.601
6.787.629.237
x
6.787.629.237
1.952.607.107
x 100%
= 1,95 x 10
-3
x 2,20 x 3,48 x 100% = 1,49%
ROE2012 =
1.605.994.847
2.925.020.642
x
2.925.020.642
7.045.942.194
x
7.045.942.194
3.405.994.847
x 100%
= 0,55 x 0,42 x 2,07 x 100% = 47,82%
Nhận xét
Nhìn chung ta thấy cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh
doanh thì góp phần tạo ra được rất ít đồng lợi nhuận sau thuế và có xu hướng giảm dần
trong các hai năm 2010 và 2011. Đây cũng là chỉ số quan trọng và thiết thực nhất đối
với chủ sở hữu. Cụ thể là năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chỉ thu được
2,44% đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 1,49% và trong năm
2012, hiệu quả sử dụng vốn đã tăng lên đáng kể đạt 47,82%. Điều này chứng tỏ rằng
hiệu quả kinh doanh của công ty tăng đáng kể cũng như trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp cao. Do đặc thù kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào khoản nợ
phải trả chiếm tỷ trọng lớn nên trong năm 2012 do vốn chủ sở hữu tăng nên đã làm
cho hệ số nhân vốn tăng làm cho ROE tăng. Để đánh giá kỹ lưỡng về sự thay đổi của
ROE, chúng ta sẽ bóc tách từng chỉ tiêu ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
56
Bảng 2.13: Tính toán Dupont
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010-2011 Năm 2011-2012
PM1 % 3 0,195
PM2 % 0,195 55
PM % (2,81) 54,81
AU1 lần 0,45 2,20
AU2 lần 2,20 0,42
AU lần 1,75 (1,78)
EM1 lần 1,81 3,48
EM2 lần 3,48 2,07
EM lần 1,67 (1,41)
ROA % (0,92) 22,68
ROE % (0,95) 46,36
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty Đức Phú giai đoạn 2010-2012)
Nhận xét
Trong hai năm 2010 và 2011, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty
giảm 0,95% trong đó nguyên nhân làm giảm ROE là do sự giảm sút của PM tức là tỷ
suất sinh lợi của doanh thu thuần thấp. Điều này chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu
không được sử dụng hiệu quả, kết quả kinh doanh kém. Mặt khác, hai chỉ số làm tăng
ROE là vòng quay tổng tài sản (AU) và hệ số nhân vốn chủ sở hữu (EM) lại tăng
không đáng kể, không đủ để bù đắp cho khoản chênh lệch lợi nhuận sau thuế trong hai
năm. Bởi vậy để tăng tỷ suất lợi nhuận cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu, công ty nên chú trọng tăng PM có nghĩa là phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết
kiệm chi phí, tăng cường các hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, tăng phí các
dịch vụ đi kèm như: hoàn vé, hủy vé, thay đổi ngày giờ bay, nối chuyến, thay đổi
thông tin trong vé máy bay,... Cùng với đó, công ty cần giữ tốc độ tăng trưởng ổn định
của vòng quay tổng tài sản đặc biệt là vòng quay của tài sản ngắn hạn, tăng quy mô
của khoản mục này. Hệ số nhân vốn của công ty trong giai đoạn này được đánh giá là
khá ổn định.
So sánh tình hình tài chính trong hai năm 2011 và 2012, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh 46,36% trong đó nguyên nhân làm tăng ROE là
do sự giảm sút lớn của vòng quay tổng tài sản (AU) và hệ số nhân vốn chủ sở hữu
(EM). Để khắc phục tình hình kinh doanh của kỳ trước, năm 2012, lợi nhuận sau thuế
tăng lên đáng kể so với năm 2011 nên chỉ số PM tăng do công ty có nguồn khách hàng
ổn định hơn và chiến lược marketing xúc tiến bán có hiệu quả. Năm 2011, doanh thu
thuần của công ty rất lớn lên đến 14.915.274.601 đồng mà lại bị giảm trừ giá vốn hàng
Thang Long University Library
57
bán nên lợi nhuận sau thuế không cao khiến tỷ suất sinh lợi của doanh thu PM thấp.
Tuy nhiên, do công ty tăng trưởng nóng trong năm 2011 khi mở rộng kinh doanh đã
làm cho vòng quay tổng tài sản giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến
sự sụt giảm này chính là do sự giảm sút của doanh thu thuần, tuy nhiên điều này vẫn
chưa đánh giá hết được quy mô tài chính của công ty vì lợi nhuận thuần của công ty
vẫn tăng và công ty làm ăn có lãi. Trong các năm tới, công ty cần tăng vòng quay tổng
tài sản bằng cách tăng doanh thu thuần và tiết kiệm chi phí cũng như hoàn thiện công
tác quản lý khoản phải thu hiệu quả. Ngoài ra, chỉ số nhân vốn chủ sở hữu EM cũng
làm giảm rất nhiều ROE của công ty. Để khắc phục tình trạng trên cần tăng hệ số nhân
vốn bằng cách tăng tổng tài sản hoặc giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu hoặc vừa tăng tổng tài
sản vừa giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu một cách hợp lý. Nâng cao hiệu quả kinh doanh
bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư.
Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc
vay tiền để đầu tư của công ty là hiệu quả.
2.4. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của công ty TNHH Đức
Phú với đối thủ cạnh tranh tiêu biểu
Đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty TNHH Đức Phú là phòng vé Tân Hồng
và phòng vé Thanh Tâm với cùng loại hình kinh doanh, cùng quy mô, cùng dịch vụ, và
đối tượng khách hàng. Đây cũng là một trong những đại lý hàng đầu của Tổng công ty
Hàng không Việt Nam Khu vực phía bắc.
Bảng 2.14: So sánh một số chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Đức Phú với đối
thủ cạnh tranh trong năm 2012
Chỉ tiêu Đức Phú Tân Hồng Thanh Tâm
Doanh thu (triệu đồng) 1606 1826 1231
ROA (%) 22,79 20,86 10,25
ROE (%) 47,15 35,42 15,06
ROS (%) 54,91 82,76 46,33
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng 2.14 ta thấy kết quả kinh doanh của công ty TNHH Đức Phú là tương
đối tốt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên cùng một phân khúc thị trường là thị
trường các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Năm 2012, doanh thu của công ty đạt được lớn
hơn của đại lý Thanh Tâm và ít hơn đại lý Tân Hồng. Hai đại lý trên có nguồn doanh
thu rất ổn định từ việc kinh doanh bán vé trong khi đó kinh doanh bán vé của công ty
TNHH Đức Phú năm 2012 cũng đạt doanh thu cao và có nguồn doanh thu tăng từ hoạt
động đầu tư tài chính. Điều này cho thấy, tình hình kinh doanh của công ty khá khả
quan, khi các đại lý trong ngành vẫn có nguồn thu ổn định từ việc bán vé. Tỷ suất sinh
58
lời trên tổng tài sản ROA của công ty Đức Phú là khá cao do công ty có nguồn tài sản
cố định và nguồn phải thu khách hàng lớn. Công ty Tân Hồng cũng là công ty lâu năm
trong nghề, được thành lập năm 2004 nên khối lượng TSCĐ cũng khá lớn, do vậy dù
doanh thu cao hơn Đức Phú nhưng tổng tài sản của họ luôn lớn làm giảm ROA. Công
ty Thanh Tâm do mới gia nhập ngành năm 2008 nhưng lượng khách hàng của họ khá
ổn định bởi vậy ROA của họ được đánh giá cao trong ngành. Đối với tỷ suất ROE, có
thể thấy công ty Đức Phú có ROE cao nhất trong ba công ty, lớn hơn 11,73% so với
Tân Hồng và 32,09% so với Thanh Tâm. Sở dĩ có doanh thu lớn hơn nhưng ROE của
Tân Hồng thấp như vậy là do họ có nguồn VCSH cao hơn so với Đức Phú. Tỷ suất
sinh lời trên doanh thu thuần ROS của công ty Đức Phú là khá cao do doanh thu từ
hoạt động bán vé máy bay tăng. Năm 2012, tình hình kinh tế chung không có mấy
khởi sắc, nhu cầu giảm sút nên có thể thấy các công ty cạnh tranh vẫn có tình hình
kinh doanh khả quan, tỷ suất ROS của họ khá cao và đến từ nguồn doanh thu bán vé.
Đặc biệt là đại lý Tân Hồng có tỷ suất ROS rất cao đạt 82,76% lớn hơn của đại lý Đức
Phú là 27,85% cho thấy lợi nhuận họ thu được rất lớn do đây là đại lý lâu năm và có
thị phần lớn hơn.
Nhận xét
Qua phân tích một số chỉ tiêu với các đối thủ cạnh tranh cho thấy công ty luôn
đủ sức đương đầu và cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn khách hàng luôn
có hạn và công ty phải cố gắng tận dụng năng lực marketing của mình để thu hút
khách hàng. Bởi vậy, trong giai đoạn tới, công ty cần nỗ lực cải thiện tình hình bán
vé máy bay của mình để tăng doanh thu cũng như tăng thị phần và tăng sức cạnh
tranh trên thị trường.
2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đức Phú giai
đoạn 2010-2012
Để giúp công ty đánh giá tình hình chung để đưa ra những định hướng phù hợp
trong những năm tới, chúng ta cần có một công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc phân tích
về hiệu quả kinh doanh đó là ma trận SWOT. Thông qua ma trận SWOT tại bảng 2.14,
ta sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty
TNHH Đức Phú từ đó tìm những giải pháp phù hợp cho công ty nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đầy biến động, môi trường kinh
doanh và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục như ngày nay.
Thang Long University Library
59
Bảng 2.15: Phân tích ma trận SWOT Công ty TNHH Đức Phú
STRENGTHS – Những điểm mạnh WEAKNESSES – Những điểm yếu
- Chất lượng dịch vụ của công ty TNHH
Đức Phú tốt, từ khi thành lập đến nay,
không có sự khiếu nại nào từ khách hàng.
- Đại lý đặt ở quận Hoàn Kiếm trung tâm
thủ đô Hà Nội gần với nhiều cơ quan, văn
phòng làm việc,... thuận tiện cho việc giao
dịch, trao đổi.
- Công ty trong ba năm gần đây luôn làm
ăn có lãi, có năng lực tài chính lành mạnh
nên giữ được uy tín và tạo điều kiện tốt
cho việc vay vốn ngân hàng.
- Công ty có đầu tư liên doanh mở nhà
hàng vào năm 2012 làm tăng lợi nhuận do
nhận lãi từ các hoạt động khác.
- Các chính sách quản lý nợ, các khoản
phải thu, chính sách tín dụng luôn được
thay đổi theo tình hình thực tế và có hiệu
quả.
- Công ty có tự chủ về tài chính thấp, phụ
thuộc nhiều vào các khoản phải thu khách
hàng và phải trả người bán.
- Kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố khách quan bên ngoài như:
khách hàng, nhà cung cấp,...
- Công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ
phục vụ khách hàng chưa thật sự tốt.
- Địa điểm kinh doanh ở tầng 2 tòa nhà
South Pacific nên bảng hiệu treo ở trên
cao, khó thu hút tầm nhìn của khách hàng.
- Sức ép doanh số của các hãng hàng
không luôn khiến công ty phải đau đầu do
sự lệ thuộc vào nguồn cung ứng vé máy
bay.
- Công ty luôn phải tuân theo và bắt kịp
với những quy định, chính sách của các
hãng hàng không.
OPPORTUNITIES – Những cơ hội THREATS – Những thách thức
- Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói
chung và kinh tế Việt Nam nói riêng dự
báo tăng nhu cầu khách hàng.
- Ngành dịch vụ du lịch lữ hành ngày càng
phát triển sẽ tăng doanh thu cho các dịch
vụ vận tải trong đó có hàng không.
- Hãng hàng không quốc gia Việt Nam gia
nhập Liên minh hàng không Sky Team
năm 2010 giúp gia tăng lợi ích cho khách
hàng.
- Mục tiêu của Vietnam Airlines là trở
thành một hãng hàng không hàng đầu
trong khu vực với đội ngũ máy bay lên
đến 115 chiếc vào năm 2015 và mạng lưới
điểm đến rộng khắp làm tăng lượng khách
hàng.
- Sự gia nhập của các đại lý cấp một, cấp
hai, cấp ba,... làm giảm doanh số bán
hàng của công ty.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ về doanh số và
khách hàng của các đại lý cấp một trực
thuộc Văn phòng Vietnam Airlines Khu
vực phía Bắc.
- Khó khăn trong việc tuyển dụng nhân
lực có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sử
dụng hệ thống bán vé máy bay của hãng
cũng như giữ chân những nhân viên có
năng lực.
- Khó khăn trong việc dự báo tình hình
kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như các
chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
60
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH ĐỨC PHÚ
3.1. Mục tiêu của công ty TNHH Đức Phú trong năm 2013
Năm 2013, công ty TNHH Đức Phú về cơ bản sẽ phấn đấu hoàn thành các kế
hoạch như sau:
Công ty TNHH Đức Phú sẽ tập trung làm tốt công tác thị trường bằng các chính
sách, biện pháp linh hoạt, mềm dẻo để thu hút khách hàng, giữ vững thị trường khách
truyền thống, tăng cường khai thác nguồn khách mới, nâng cao chất lượng phục vụ
cũng như uy tín của công ty.
Về quản lý các công cụ nợ và các khoản phải thu, công ty sẽ hoàn thiện bộ máy
quản lý đồng thời đưa ra những chính sách tài khóa phù hợp với biến động chung của
năm. Vì cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ phải trả còn cơ cấu tài
sản lại phụ thuộc vào các khoản phải thu nên việc nâng cao trình độ quản lý được xem
là rất quan trọng đối với công ty đặc biệt là quản lý nợ xấu và các khoản nợ khó đòi.
Công ty sẽ tăng nguồn vốn điều lệ của mình. Khoản vốn điều lệ này có thể kêu
gọi từ các cổ đông ban đầu hoặc gia nhập thêm cổ đông để tăng vốn. Nguồn vốn tăng
thì công ty mới có đủ tiềm lực để thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn cũng như
tăng khả năng thanh toán của công ty.
Về vấn đề nhân lực, công ty chú trọng đào tạo nghiệp vụ hơn nữa đặc biệt là
nghiệp vụ bán vé vì đây là lĩnh vực kinh doanh đặc thù cần có năng lực thực sự. Các
nhà quản lý của công ty cần tạo kế hoạch nâng cao chất lượng nhân lực một cách cụ
thể cũng như cho nhân viên hưởng các chế độ đãi ngộ hợp lý.
Về tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, đặc biệt là
các tiền và các khoản tương đương tiền lớn làm giảm cơ hội đầu tư sinh lời của công
ty. Công ty cân nhắc các cơ hội đầu tư có mức độ rủi ro thấp bởi công ty vẫn phải duy
trì khả năng thanh toán với khách hàng và các hãng hàng không. Các cơ hội này sẽ
giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Tuy nhiên cần phải thận trọng khi ra quyết định
đầu tư trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
3.2. Cách khắc phục những hạn chế tại công ty TNHH Đức Phú
Qua phân tích SWOT tại bảng 2.15, công ty TNHH Đức Phú xác định mục tiêu
chiến lược cho sự phát triển của công ty sử dụng những điểm mạnh khắc phục những
điểm yếu để tận dụng các cơ hội và đẩy lùi những thách thức trong những năm tới như
sau:
Công ty cần phát huy sức mạnh thương hiệu là một trong những đại lý hàng đầu
của Vietnam Airlines, kinh nghiệm và uy tín trong nghề trên thị trường miền Bắc nói
riêng và thị trường Việt Nam nói chung để nỗ lực tăng thị phần, tăng doanh thu. Đồng
thời công ty tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho
Thang Long University Library
61
khách hàng với mục tiêu khách hàng là trên hết. Công ty nên tăng nguồn vốn chủ sở
hữu và hoàn thiện các chính sách quản lý công nợ và các khoản phải thu, thay đổi
chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế của thị trường để tăng tính tự chủ về mặt tài
chính. Thêm vào đó, công ty cần mở rộng đầu tư để tăng doanh thu từ các hoạt động
khác. Việc tăng thị phần, phát triển bán sẽ giúp công ty giảm sức ép cạnh tranh của các
đại lý khác cũng như chống lại sự đe dọa gia nhập ngành của các đại lý khác đồng thời
tăng uy tín của công ty với các hãng hàng không chính là các nhà cung cấp.
Trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực du lịch lữ hành
như tạo lập các tour du lịch trọn gói cho khách hàng, kinh doanh vận tải du lịch. Đây
là một ngành hứa hẹn có nhiều tiềm năng trong môi trường kinh doanh hiện nay nhưng
đòi hỏi một sự nỗ lực của cả công ty.
Công ty sẽ luôn chú trọng việc phát triển nhân sự, là nòng cốt cho sự thành công
của công ty. Ngoài chính sách phúc lợi, chế độ lương, thưởng ngày càng tốt thì công ty
còn khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty sẽ tuyển
dụng thêm nhiều nhân viên có năng lực và giữ chân những nhân viên có thành tích làm
việc xuất sắc trong công ty.
Công ty sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa vào hoạt động marketing để quảng bá cho
hình ảnh của công ty. Đây là bước quan trọng nhất trong khâu bán hàng vì nhờ quá
trình marketing, công ty mới thu hút được khách hàng đến mua vé máy bay tại công ty.
Công ty có kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng cũng như ký kết được
nhiều hợp đồng cung cấp vé máy bay dài hạn đối với các doanh nghiệp và tổ chức có
uy tín.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh tại Việt Nam luôn được đánh giá là môi trường
khá ổn định. Trong giai đoạn gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ít nhiều
gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Song Việt Nam vẫn là quốc gia có mức độ
tăng trưởng cao trên thế giới và đang từng bước khắc phục trong giai đoạn hậu khủng
hoảng. Ngành dịch vụ ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, đặc biệt là dịch vụ kinh
doanh du lịch lữ hành. Khi kinh tế khó khăn, con người thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu
du lịch, đi lại ngày càng giảm. Dịch vụ hàng không vốn được coi là phương tiện xa xỉ,
tuy tiết kiệm thời gian nhưng giá vé máy bay lại khá cao khiến ngành này gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam luôn có chính sách mở rộng cách cửa ra khắp bạn bè
năm châu nên ngành du lịch tại Việt Nam luôn hứa hẹn và đầy tiềm năng. Cùng với đó,
Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích đầu tư vào phát triển du lịch nên ngành du
lịch có dấu hiệu khởi sắc. Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam đã
góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngành vận tải hàng không. Ngoài dịch vụ du lịch,
ngành hàng không còn giúp cho việc mở rộng giao lưu, tăng cường hợp tác, kinh
doanh xuất nhập khẩu cho Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Công ty nên tận
62
dụng những cơ hội này để phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như luôn
có những phương án dự phòng đặc biệt là dự phòng tài chính để đảm bảo khả năng
thanh toán cũng như uy tín của công ty.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đức Phú
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty
trong nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta như hiện nay. Căn cứ
vào mục tiêu hoạt động của công ty, cũng như những hạn chế còn tồn tại, tác giả đưa
ra những giải pháp chủ yếu như sau:
3.3.1. Các biện pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty TNHH Đức Phú
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực vốn
Năng lực vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty. Điều này
không những quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này không những quan trọng đối
với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà
cung cấp, ngân hàng cho vay,... Nếu khả năng tự chủ tài chính của công ty lớn mạnh sẽ
tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, từ đó tạo thuận lợi cho công ty về nhiều
mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn trong kinh doanh của công ty.
Một trong số những giải pháp nâng cao tính tự chủ của công ty là tăng nguồn vốn
chủ sở hữu đó là tiến hành cổ phần hóa công ty. Cổ phần hóa là hướng đi đúng đắn để
huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả
quản lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của công ty. Cổ phần hóa chính là tạo
điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Công ty cần huy động nguồn
vốn từ chính người lao động của mình để góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi
nhuận giữ lại,... từ đó, làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. Ngoài ra, khi thực hiện cổ
phần hóa thì phần vốn do ngân sách Tổng công ty Hàng không Việt Nam cấp sẽ có chi
phí sử dụng là lãi cổ phần được trích từ lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn như hiện nay.
Vì vậy, công ty vẫn có một khoản lợi nhuận để tăng vốn thực hiện tái đầu tư.
3.3.1.2. Giải pháp xây dựng chính sách các khoản phải thu khách hàng
Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty ở trên, ta đã thấy được tình
trạng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua
các năm. Điều đó cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty chưa hiệu quả, cần phải
sớm khắc phục. Tuy nhiên, công ty không thể cùng một lúc thu hồi toàn bộ số nợ, mà
cần có kế hoạch thu hồi nợ một cách khoa học và chính xác. Trước hết, công ty cần
nhanh chóng thu hồi các khoản “Phải thu khách hàng” bởi đây là một khoản có giá trị
khá lớn, chiếm gần như toàn bộ các khoản phải thu. Trong khi ký kết hợp đồng với
khách hàng, công ty cần cần phải xem xét tình hình tài chính của khách hàng, soạn
thảo chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhất là vấn đề cấp vốn và vấn đề thu hồi
Thang Long University Library
63
vốn trong nghiệm thu và giao quyết toán. Sau đây là chính sách tín dụng đề xuất với
công ty theo phân loại khách hàng.
Nhóm 1: khách hàng nhỏ lẻ, khách vãng lai đem lại cho công ty nguồn doanh thu
thấp. Đối với nhóm này, công ty cần thắt chặt chính sách tín dụng do những khách
hàng này có độ rủi ro trong kinh doanh cao.
Nhóm 2: khách hàng trung bình, đã có mối quan hệ kinh tế với công ty, tuy
nhiên, nguồn doanh thu từ nhóm này không ổn định. Công ty nên áp dụng chính sách
giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng lớn.
Nhóm 3: Khách hàng lớn, doanh thu mang lại cho công ty cao và ổn định. Công
ty nên mở rộng hoạt động kinh doanh với nhóm khách hàng này, vì đây là những
khách hàng quen thuộc, có uy tín trên thị trường nói chung và với công ty nói riêng.
Việc mở rộng chính sách tín dụng giúp công ty mở rộng mối quan hệ với nhóm khách
hàng này, đồng thời có cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới.
Bảng 3.1: Chính sách đề xuất quản lý các khoản phải thu theo phân loại khách
hàng của công ty TNHH Đức Phú năm 2013
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bên cạnh đó, đối với những khoản thu mà công ty nhận thấy khó có thể thu hồi
lại, hoặc quá thời hạn thu hồi mà vẫn không thể thu hồi được, công ty có thể áp dụng
biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Như vậy, sẽ giảm rủi
ro không thu hồi được vốn bị chiếm dụng.
3.3.2. Các biện pháp hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Đức Phú
Hoạt động marketing là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động kinh doanh
của công ty TNHH Đức Phú. Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, hoạt động Marketing
có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty, do khách hàng đang giữ vai
trò yếu tố trung tâm, quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hoạt động marketing chỉ thật sự đem lại hiệu quả khi nó được triển khai và phát triển
toàn diện từ việc nhận thức vai trò của nó đến việc kiện toàn bộ máy hoạt động, hoàn
thiện hệ thống marketing, tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường
mục tiêu và hoàn thiện chiến lược marketing hỗn hợp.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, việc hoàn thiện hoạt động marketing sẽ
có kết quả làm tăng kết quả đầu ra, sử dụng hợp lý chi phí đầu vào, chi phí đầu vào có
thể tăng nhưng tốc độ tăng kết quả đầu ra cao hơn chi phí đầu vào nhiều lần.
Nhóm khách
hàng
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng doanh thu so với
tổng doanh thu (%)
Tỷ lệ doanh thu chƣa
thu hồi đƣợc (%)
1 19 20 35
2 34 37 40
3 47 43 25
64
3.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy marketing của công ty TNHH Đức Phú
Để hoàn thiện bộ máy hoạt động marketing, công ty TNHH Đức Phú cần thực
hiện một số biện pháp cụ thể như: tạo đủ quyền lực cho bộ phận marketing; đảm bảo
tính thích ứng của dịch vụ tới thị trường; đảm bảo phục vụ khách hàng được tốt nhất;
đảm bảo thương hiệu được quảng bá và tạo được niềm tin ở người tiêu dùng. Con
người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định marketing từ đó ảnh hưởng
đến tình hình kinh doanh của công ty. Bởi vậy, công ty sẽ tăng cường đào tạo, huấn
luyện đội ngũ nhân viên marketing và cho họ tham gia các khóa học ngắn hạn để trau
dồi thêm kiến thức.
3.3.2.2. Tăng thị phần của công ty TNHH Đức Phú
Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Vì thị phần ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên mọi công ty dù lớn hay nhỏ thường muốn gia tăng
thị phần.
Hiện nay, có hai mươi lăm đại lý cấp một trực thuộc Văn phòng Vietnam
Airlines Khu vực phía Bắc luôn cạnh tranh nhau gay gắt về thị phần thị trường bán vé
máy bay tại miền Bắc. Trong đó, có mười đại lý hàng đầu chiếm đến hơn 50% doanh
số vé máy bay tiêu thụ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Công ty TNHH Đức
Phú vinh dự luôn đứng trong “Top 10 đại lý hàng đầu” của Tồng công ty.
Bàng 3.2: Thị phần của các đại lý hàng không tại khu vực miền Bắc năm 2012
Tên đại lý Địa chỉ Thị phần
Biển Đông Số 65 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 12%
Quốc Bảo 82A Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 10,5%
Tân Hồng Số 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 9,8%
Thuận An Số 26 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 9,2%
Thanh Tâm 102-B1 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội. 8,8%
Đức Phú Tầng 2 tòa South Pacific, 73 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 8,6%
Đại Gia Số 36 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 7,5%
Fansipan Số 190 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. 6,1%
Nam Thanh 51 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 4,3%
Blue Sky 79 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. 3,2%
Bạch Dương 47B Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. 2,5%
Các đại lý
khác
17,5%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam)
Thang Long University Library
65
Công ty TNHH Đức Phú có thể gia tăng thị phần bằng nhiều cách khác nhau như
thay đổi dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải
thiện hệ thống phân phối. Một số định hướng nhằm tăng thị phần của công ty như sau:
Bán nhiều hơn cho khách hàng hiện tại
Thông thường thì việc bán nhiều hơn cho khách hàng cũ sẽ dễ hơn rất nhiều so
với việc tìm kiếm khách hàng mới. Áp dụng quy luật “20/80” trong trường hợp này, có
nghĩa là cần tập trung vào 20% đối tượng khách hàng đã mang lại 80% thu nhập cho
công ty. Các biện pháp tiếp thị có thể sử dụng như đưa ra các chương trình miễn phí
các dịch vụ đi kèm như: nối chuyến, hoàn vé máy bay, thay đổi thông tin do sự sai lệch
từ khách hàng,... hay chăm sóc khách hàng thường xuyên bằng quà tặng là chính
những ưu đãi về vé máy bay giá rẻ hay vé thưởng dành cho các khách hàng hiện tại để
họ mua nhiều hơn.
Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau
Sử dụng các loại kênh tiếp thị khác nhau cũng là một các khác để gia tăng thị
phần. Kênh tiếp thị ở đây sẽ bao gồm cả kênh truyền thông và kênh phân phối. Về
kênh truyền thông thì công ty có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận khách
hàng mục tiêu như truyền hình, báo chí, radio, internet, mạng xã hội, Hay về kênh
phân phối thì có thể mở rộng sang các kênh hiệu quả khác mà công ty chưa khai thác
tốt như bán vé máy bay trực tuyến qua website của công ty hoặc cho phép mở thêm
các đại lý cấp hai trực thuộc và được điều phối bởi nhà lãnh đạo công ty.
Tiếp cận thị trƣờng mới
Tiếp cận thị trường mới là một các khác để gia tăng thị phần. Với công ty hiện tại
mới chỉ kinh doanh tại khu vực phía Bắc mà hầu hết là thị trường Hà Nội. Công ty nên
đầu tư đặt các điểm kinh doanh, phân phối khác ở các khu vực lân cận hay ngoại thành
Hà Nội. Lưu ý là chọn địa điểm kinh doanh tại những thành phố, quận, huyện, đường
phố lớn có nhiều cơ quan đoàn thể và thu nhập trung bình của người dân ở mức khá ổn
định thì họ mới có điều kiện mua vé máy bay bởi vé máy bay có giá thành không hề rẻ.
Đa dạng hóa dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm có nghĩa là phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch
vụ mới, hay nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm hiện tại. Ngoài việc kinh doanh bán
vé máy bay, công ty nên mở rộng kinh doanh các dịch vụ đi kèm có liên quan đến
hàng không. Điển hình là kinh doanh dịch vụ xe đưa đón hành khách lên sân bay, công
ty sẽ liên kết với các hãng taxi để bán vé đi xe taxi cho khách. Khi khách mua vé máy
bay, nhân viên kinh doanh sẽ trực tiếp hỏi khách hàng có muốn sử dụng dịch vụ đi
kèm này không sau đó ghi lại hành trình và thu phí từ khách hàng. Các khoản phí do
bán vé taxi này sẽ là lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ quy định với
các hãng taxi. Điều này vừa giúp công ty có thêm một việc kinh doanh sinh lời, vừa
66
tăng lợi ích cho khách hàng, vừa tạo điều kiện cho các hãng taxi có thêm nguồn khách
hàng tiềm năng.
3.3.2.3. Tăng cường các hoạt động marketing
Công ty TNHH Đức Phú cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại,
hướng đến khách hàng mục tiêu. Các giải pháp cụ thể để thu hút khách hàng như sau:
Quảng cáo
Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, công ty TNHH Đức Phú cần
cung cấp các thông tin về dịch vụ, chất lượng và sự tiện ích dịch vụ của mình rộng rãi.
Công ty nên lựa chọn hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
như tivi, báo chí, tham gia các sự kiện được tổ chức rộng rãi, qua hình thức phát tờ rơi.
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, công ty TNHH Đức Phú nên hoàn
thiện website công ty với hình thức bắt mắt và nội dung phong phú. Đại bộ phận người
tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, khi có nhu cầu về một hàng hoa dịch vụ để tìm
kiếm thông tin trên internet, cũng như đặt mua hàng hoá-dịch vụ thông qua điện thoại
hoặc internet. Vì vậy, nếu công ty TNHH Đức Phú không cung cấp thông tin đầy đủ
về các dịch vụ của mình với hình thức phong phú, sẽ làm đánh mất phần lớn cơ hội
của công ty. Hiện nay, công ty TNHH Đức Phú chưa có website chính thức nên công
ty cần mở rộng kinh doanh bán vé trực tuyến hoặc mở tổng đài trực tuyến trên internet
để giải quyết các thắc mắc của khách hàng. Ngoài phát triển website, công ty TNHH
Đức Phú nên áp dụng các hình thức quảng cáo trên các trang báo mạng được mọi
người yêu thích như vnexpress.vn, eva.vn,...
Khuyến mại
Khuyến mại cũng là một nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng. Công ty
TNHH Đức Phú nên áp dụng nhiều hình thức khuyến mại khác nhau như hình thức
khuyến mại trên giá vé máy bay vào mùa du lịch, khuyến mại tặng thẻ tích điểm,
khuyến mại tặng phiếu bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng sử dụng dịch vụ của
công ty TNHH Đức Phú, khuyến mại theo chương trình tri ân khách hàng thân thiết
như giảm giá 10% vào mùa du lịch, giảm giá mừng thành lập công ty TNHH Đức
Phú,... Các kế hoạch giảm giá phải được tính toán kỹ vào từng thời điểm hợp lý bởi
phòng kinh doanh, dựa trên các số liệu của các mùa kinh doanh trước.
Cung ứng dịch vụ hỗ trợ
Lựa chọn những nhân viên có hiểu biết, nhiệt tình để hỗ trợ khách hàng qua
internet và điện thoại cũng như tư vấn khách hàng trực tiếp. Dịch vụ này của công ty
TNHH Đức Phú còn rất yếu. Công ty TNHH Đức Phú nên thành lập một tổ chăm sóc
khách hàng trong phòng tiếp thị với số máy điện thoại và hòm e-mail công bố rộng rãi
trên website của công ty. Khách hàng khi muốn biết thêm thông tin thì có thể gọi nhờ
tư vấn cho quyết định đặt dịch vụ của mình.
Thang Long University Library
67
Marketing chiến lƣợc theo hành vi mua của khách hàng
Qua việc tiến hành một cuộc nghiên cứu thị trường tại Văn phòng Bộ Quốc
phòng, địa chỉ số 1 đường Nguyễn Tri Phương, phường Quán Thánh, quận Ba Đình,
Hà Nội năm 2012 dưới hình thức điều tra bằng bảng hỏi, công ty thu thập và đánh giá
được một số thông tin về khách hàng từ đó xem xét đâu là yếu tố tác động lớn đến
hành vi mua của khách hàng. Mẫu của việc nghiên cứu là 100 người làm việc tại Văn
phòng Bộ Quốc phòng, họ giữ những vị trí khác nhau tại cơ quan, ở nhiều độ tuổi và
có năng lực tài chính khác nhau trong đó có người đã sử dụng dịch vụ của công ty, có
người chưa sử dụng. Công việc điều tra thị trường của công ty mang lại một số phân
tích đáng chú ý sau:
Bảng 3.3: Hình thức mua vé mà khách hàng ƣa chuộng
STT Hình thức mua vé máy bay Tỷ lệ
1 Mua vãng lai 5%
2 Cơ quan mua 4%
3 Mua qua người quen 6%
4 Mua trực tuyến tại các website của các hãng hàng không 15%
5 Mua tại trụ sở của các hãng hàng không 10%
6 Mua qua các đại lý bán vé máy bay 50%
7 Mua qua điện thoại, giao vé tận nhà 10%
(Nguồn: Phòng marketing công ty TNHH Đức Phú)
Qua cơ cấu của bảng trên có thể rút ra một vài kết luận là khách hàng ưa chuộng
hình thức mua vé máy bay qua các đại lý bán vé nhất chiếm đến 50%. Sau đó là hình
thức mua vé trực tuyến bởi vậy công ty TNHH Đức Phú nên chú trọng đầu tư thiết kế
website bắt mắt, hiện đại, thân thiện với người sử dụng để có thể mở rộng mạng lưới
bán vé, tăng doanh số bán hàng. Tiếp đến là mua qua điện thoại và giao vé tại nhà
chiếm 10%, đây cũng là lợi thế của công ty khi việc giao vé tận nhà là hoàn toàn miễn
phí. Tuy nhiên công ty cần tăng cường công tác marketing qua điện thoại để thu hút
thêm khách hàng.
Marketing chiến lƣợc theo phân loại khách hàng
- Marketing cho khách hàng là doanh nghiệp
Khi marketing cho khách hàng là doanh nghiệp, công ty cần tập trung vào tính
tiện ích của dịch vụ mà mình cung ứng bằng cách chú trọng hơn vào đặc điểm chuỗi
giá trị mà khách hàng nhận được như việ nên đưa vào những thông tin mang tính chiều
sâu như tỷ lệ chiết khấu, chính sách bán chịu của công ty. Công ty không chỉ cung ứng
dịch vụ bán vé máy bay mà còn phát triển các dịch vụ đi kèm như: gửi vé và hóa đơn
về địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng, nối chuyến bay, thông báo thay đổi hành trình
68
bay,... Công ty cũng cần phải nắm rõ bộ phận mua vé máy bay của doanh nghiệp đối
tác gồm những ai và vai trò của họ ở đâu trong quá trình thu mua cũng như sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp.
- Marketing cho khách hàng cá nhân
Khi marketing tới người tiêu dùng, công ty thường tập trung vào lợi ích của dịch
vụ mang lại. Quyết định của họ thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhiều hơn.
Marketing cho người tiêu dùng còn khác biệt ở chỗ họ đòi hỏi sự tiện lợi khi sử dụng
dịch vụ. Do đó, công ty nên bày trí văn phòng phù hợp, trang nhã cũng như lựa chọn
địa điểm kinh doanh thuận tiện cho người mua. Khách hàng cá nhân không muốn phải
bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về lợi ích, thay vì vậy công ty cần phải chỉ rõ cho họ
thấy lợi ích cụ thể là gì. Chiến lược marketing hiệu quả nhất sẽ tập trung vào kết quả
và lợi ích cụ thể mà dịch vụ công ty mang lại nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
3.3.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng và trình độ nguồn nhân lực của công ty
TNHH Đức Phú
3.3.3.1. Chế độ đào tạo và chính sách đãi ngộ
Bảng 3.4: Trình độ lao động của công ty TNHH Đức Phú
(Nguồn: Phòng quản trị hành chính)
Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ bán vé, bồi dưỡng kỹ năng
chuyên môn cho nhân viên. Hàng năm, phòng quản trị hành chính sẽ lập ra danh sách
các nhân viên làm việc tốt, có tay nghề để tiếp tục nâng cao tay nghề cho họ thông qua
các khóa học trên Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Các khóa học này thường là
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bán vé và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng không.
Các nhân viên sẽ thi và được cấp chứng chỉ hành nghề khi kết thúc khóa học. Chứng
chỉ có thời hạn trong hai năm, nên cứ hai năm một lần công ty lại lập danh sách đưa
nhân viên đi học chuyên môn và thi lấy chứng chỉ hành nghề. Những nhân viên được
cử đi học sẽ được công ty thanh toán mọi khoản học phí, lệ phí phát sinh trong suốt
quá trình học tập và hưởng lương theo quy định nếu họ là những nhân viên có thành
tích làm việc tốt và làm việc trên hai năm tại công ty. Đối với những nhân viên làm
việc dưới hai năm tại công ty, công ty sẽ chỉ thanh toán một phần học phí đào tạo theo
quy định.
TT Trình độ
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%)
2012 2011 2012 2011
1 Cử nhân kinh tế 10 08 33,33 30,77
2 Cử nhân kế toán 05 05 16,67 19,23
3 Cử nhân quản trị kinh doanh 05 05 16,67 19,23
4 Cử nhân tài chính 10 08 33,33 30,77
Tổng cộng 30 26 100 100
Thang Long University Library
69
Đối với cán bộ quản lý, công ty thường cho họ tham gia các khóa đào tạo ngắn
hạn để nâng cao trình độ quản lý, trau dồi thêm kỹ năng lãnh đạo và thấu hiểu nhân
viên. Các lớp đào tạo và tập huấn ngắn hạn sẽ giúp họ nâng cao kỹ năng quản lý công
việc, quản lý khách hàng, quản lý con người. Cụ thể là năm 2012, công ty đã cử hai
nhân viên phòng tiếp thị đi học khóa đào tạo internet marketing của Hiệp hội
Marketing Việt Nam về các giải pháp marketing hiệu quả trong thời đại mới. Định kỳ
hàng năm, toàn bộ nhân viên của công ty đều tham gia một khóa đào tạo kỹ năng làm
việc nhóm trong ba ngày.
3.3.3.2. Định hướng phát triển nhân sự
Nhân lực là yếu tố cốt lõi dẫn đến hành công của công ty. Bởi vậy, công ty
TNHH Đức Phú luôn chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự và có chính sách đãi ngộ
tốt với nhân tài là những nhân viên giỏi, có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra, công ty
mong muốn sẽ thu hút được nhiều nhân viên có năng lực cũng như duy trì việc tăng
cường đào tạo, giữ chân các nhân viên giỏi là nòng cốt hiện tại trong công ty.
Trong tương lai, công ty sẽ tăng lượng nhân sự trong công ty do mở rộng kinh
doanh và thực hiện chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng đã quy định để nhân
viên có thể gắn bó lâu dài với công ty. Đồng thời công ty sẽ tạo môi trường làm việc
năng động để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình cũng như tạo cơ hội
thăng tiến cho nhân viên.
Công ty nên tuyển thêm các cộng tác viên. Có thể nói, công tác viên ở đây cũng
như nhân viên thời vụ. Tuy nhiên, cộng tác viên cho một công ty hay tổ chức được
tuyển dụng lâu dài. Có nghĩa là có thể xem cộng tác viên như lực lượng dự bị của công
ty. Lương làm việc của cộng tác viên thường trả theo giờ, theo kì, hoặc theo từng
“chiến dịch” làm việc. Và tất nhiên, mức lương này sẽ thấp hơn nhân viên chính thức,
tiết kiệm được ngân sách của công ty khá đáng kể. Tiếp theo, khi đã được mang chức
danh cộng tác viên, tức là người đó đã trở thành người của công ty. Người đó sẽ được
nhìn, làm và rồi “truyền miệng” thương hiệu của công ty mình làm đến người thân, gia
đình, bạn bè, từ đó, tạo được lòng tin vững vàng. Số lượng nhân viên chính thức của
công ty tuy không nhiều, nhưng cộng tác viên thường được tuyển với số lượng lớn.
Lợi ích từ cách làm này mang lại đối với công ty là không nhỏ. Tuy nhiên, muốn áp
dụng chiến lược “cộng tác viên” hiệu quả, cần có sự chuẩn bị tốt và kĩ càng trong khâu
tuyển chọn.
Thông qua định hướng phát triển nhân sự trong dài hạn, công ty sẽ không ngừng
đẩy mạnh kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty với phong cách
làm việc chuyên nghiệp.
70
3.4. Kiến nghị đối với lãnh đạo công ty TNHH Đức Phú
Sau quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đức Phú giai
đoạn 2010-2012 cùng với một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty, sau đây, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị để hoàn thiện, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại công ty trong giai đoạn sắp tới.
Trong thời gian tới, công ty nên mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực du lịch lữ
hành như tạo lập các tour du lịch trọn gói cho khách hàng, kinh doanh vận tải du lịch.
Đây là một ngành hứa hẹn có nhiều tiềm năng trong môi trường kinh doanh hiện nay
nhưng đòi hỏi một sự nỗ lực của cả công ty.
Công ty sẽ luôn chú trọng việc phát triển nhân sự, là nòng cốt cho sự thành công
của công ty. Ngoài chính sách phúc lợi, chế độ lương, thưởng ngày càng tốt thì công ty
còn khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty sẽ tuyển
dụng thêm nhiều nhân viên có năng lực và giữ chân những nhân viên có thành tích làm
việc xuất sắc trong công ty.
Công ty sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa vào hoạt động marketing để quảng bá cho
hình ảnh của công ty. Đây là bước quan trọng nhất trong khâu bán hàng vì nhờ quá
trình marketing, công ty mới thu hút được khách hàng đến mua vé máy bay tại công ty.
Công ty có kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng cũng như ký kết được
nhiều hợp đồng cung cấp vé máy bay dài hạn đối với các doanh nghiệp và tổ chức có
uy tín.
Công ty cần tăng nguồn VCSH để tái đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời hoàn
thiện các công tác thu hồi và quản lý các khoản nợ. Công ty cũng nên cân đối lại
nguồn vốn của mình, giảm sự lệ thuộc vào các khoản nợ cũng như các khoản phải thu
khách hàng. Năng lực tự chủ về tài chính của công ty còn thấp nên cần tăng cường kêu
gọi đầu tư từ các nguồn dài hạn.
Ngoài ra, công ty nên kiến nghị lên Tổng công ty Hàng không Việt Nam để có
thêm nhiều ưu đãi hơn đặc biệt là ưu đãi về việc đặt cọc tại hãng. Bởi khoản nợ phải
trả người bán của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn nên công ty cần tiết chế,
giảm khoản nợ này xuống để cơ cấu vốn bền vững hơn, tránh rủi ro về tài chính, khả
năng thanh toán cho công ty.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển tuy không dài nhưng cũng đem lại
nhiều thành tựu cho công ty trong thời gian qua, đã góp phần giúp công ty khẳng định
vị thế trên thị trường. Mục tiêu của hoạt động của công ty là kinh doanh thương mại,
dịch vụ trong lĩnh vực bán vé máy bay hưởng hoa hồng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho
công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo việc làm, thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước, phát triển công ty ngày một lớn mạnh.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua công ty TNHH Đức Phú đã có rất nhiều nỗ lực trong
công tác quản lý nói chung, công tác quản lý tài chính nói riêng nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả này đạt được là do doanh nghiệp luôn
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống
cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Nhìn về mặt tổng quát, doanh nghiệp vẫn luôn
đảm bảo được độ an toàn trong kinh doanh, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời đạt ở mức
trung bình khá nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cao như mong muốn.
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm, tất cả
các mục tiêu hay giải pháp mà doanh nghiệp đề ra mục đích cuối cùng đều nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt trong tình hình kinh tế vẫn đang chìm sâu vào suy thoái
như hiện nay, khi mà hiệu quả kinh doanh của các công ty đều sa sút thì phân tích hiệu
quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đang vô cùng cấp thiết.
Qua một số phần nhận xét và phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công
ty TNHH Đức Phú cùng với sự cố gắng của bản thân, kết hợp những lý luận đã học
với tình hình thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp có tính chất tham khảo
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Phú. Trong khuôn khổ của
bài khóa luận tốt nghiệp, bước đầu em phân tích tình hình tài chính trên cơ sở tài liệu
sẵn có của công ty và đề ra một số giải pháp mang tính chủ quan. Để đề xuất được
những kiến nghị có hiệu quả trong thực tiễn cần có những nghiên cứu sâu hơn.
Mặc dù chỉ là bước đầu tìm hiểu một cách tổng quát nhưng em đã phần nào nắm
bắt được nguyên tắc hoạt động của một doanh nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ,
từ đó em đã đối chiếu, củng cố kiến thức đã được học và biết thêm nhiều kiến thức
thực tế sẽ giúp ích cho em rất nhiều khi bắt đầu vào công việc thực sự.
Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn là cả một quá trình tích lũy và kinh
nghiệm. Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh
khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, em luôn cố gắng để hoàn thiện bài luận một cách
chân thực và chính xác nhất với tình hình hiện tại của công ty. Em rất mong nhận được
những ý kiến của các thầy, các cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn và có đầy đủ căn cứ khoa học góp phần giúp ích cho công việc sắp tới. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình cùng các cô chú, anh
chị làm việc tại công ty TNHH Đức Phú đã giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bùi Xuân Phong (1999), Phân tích hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông,
NXB Giao thông, Hà Nội, tr.12.
2. Chu Thị Thu Thủy (2012), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng
Long, Hà Nội.
3. Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh
nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.375-425.
4. Ngô Thị Quyên (2012), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng
Long, Hà Nội.
5. Nguyễn Năng Phúc (2012), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.200.
6. Nguyễn Thanh Hải (2001), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, NXB Đại học Thương mại,
Hà Nội, tr.27-47.
7. Nguyễn Thị Minh An (2001), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, tr.21-31.
8. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao
Động, Hà Nội, tr.84.
9. Nguyễn Văn Thụ (1999), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp vận tải và du lịch, NXB trường Đại học Giao thông vận tải và du lịch, Hà
Nội, tr.15.
10. Phạm Ngọc Kiểm (2002), Thống kê doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.27.
11. Phan Đức Dũng (2008), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.102.
12. Samuelson P. (1981), Kinh tế học tập 1, NXB Quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr.21.
13. Võ Văn Nhị (1999), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm trong doanh
nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.33.
14. Vũ Lệ Hằng (2012), Bài giảng tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng Long,
Hà Nội.
Tiếng Anh:
15. Richards A Brealey & Steward C. Myers (2001), Fundamentals Corporate
Finance 3
th
Edition, Macgraw Hill, pg.12-80.
16. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield & Jeffrey Jaffe (2005), Corporate Finance 7
th
Edition, Macgraw Hill, pg.32-53.
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a17280_2088.pdf