Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng Đại Nam

Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý vốn kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc tìm ra các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một yêu cầu tất yếu và vô cùng cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp thông qua đề tài:“Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp Cổ phần Xây dựng Đại Nam”. Em đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra một số biện pháp với mong muốn góp phần vào nỗ lực chung của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng thêm lợi nhuận. Với thời gian thực tập có hạn cùng với kiến thức kinh nghiệm chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng Đại Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 12,27% 170.392.099 157,93% 37.449.702 13,46% 2. Tiền trong ngân hàng 593.406.853 84,62% 1.302.607.148 81,56% 2.258.184.167 87,73% 709.200.295 119,51% 955.577.019 73,36% (Nguồn: Bản cân đối kế toán của công ty các năm 2011, 2012, 2013) 52 2.2.2.3. Quản lý các khoản phải thu Dựa vào bảng 2.5, ta thấy được tình hình biến động cũng như tỷ trọng của các khoản phải thu của doanh nghiệp. Ta thấy doanh nghiệp không có các khoản phải thu dài hạn. Qua các năm, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng lên, năm 2012 khoản phải thu ngắn hạn đã tăng 2.357.314.444 đồng tương ứng với 167,26% , đến năm 2013 giá trị các khoản phải thu tăng 1.624.108.448 đồng tương ứng 43,12% so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do từ các khoản phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu. Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn trong cả 3 năm, tỷ trọng phải thu khách hàng chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản phải thu c.ho thấy doanh nghiệp thường xuyên sử dụng chính sách bán hàng trả chậm đối với khách hàng của mình. Năm 2011 đến năm 2012, phải thu khách hàng tăng 1.367.668.625 đồng tương ứng 167,77%. Năm 2012 doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động, ký kết thêm nhiều hợp đồng mới, doanh nghiệp đã chủ động nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng dẫn tới việc khoản phải thu tăng lên. Đối với những khách hàng lần đầu ký hợp đồng với doanh nghiệp, doanh nghiệp ưu tiên áp dụng chính sách tín dụng 1/10 net 30, có nghĩa là trong thời gian 10 ngày đầu, nếu khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sẽ được hưởng chiết khấu 1%, còn lại khách hàng phải hoàn thanh nghĩa vụ thanh toán trong vòng 30 ngày; với những khách hàng quen thuộc, có thời gian làm việc với doanh nghiệp từ 2 năm trở lên và có khả năng thanh toán tốt, doanh nghiệp ưu tiên áp dụng chính sách tín dụng 3/15 net 45 tức là trong 15 ngày đầu nếu khách hàng hoàn thanh nghĩa vụ thanh toán sẽ được hưởng chiết khấu 3%, nếu không thời hạn hoàn thành nghĩa vụ thanh toán được nới ra thành 45 ngày . Sau năm 2012, doanh nghiệp bắt đầu quản lý chặt chẽ hơn việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, thu hẹp đối tượng cấp tín dụng. Doanh nghiệp chỉ áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng có thời gian làm việc với doanh nghiệp từ 1 năm trở lên, thanh toán đúng hạn trong quá khứ. Bộ phận quản lý các khoản phải thu sẽ xem xét giá trị hợp đồng cùng với khả năng thanh toán của khách hàng để áp dụng chính sách tín dụng phù hợp. Năm 2013 giá trị khoản phải thu của dianh nghiệp tăng 1.015.668.458 đồng tương ứng với 46,53% so với năm 2012. Bộ phận quản lý các khoản phải thu phối hợp chặt chẽ với phòng quản lý kinh doanh và phòng tài chính – kế toán theo dõi sát sao công nợ với khách hàng, nhắc nhở khách hàng khi gần đến hạn thanh toán. Trước hạn thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp sẽ gửi yêu cầu thanh toán đến khách hàng để khách hàng có thời gian chuẩn bị trả tiền. Đến hạn thanh toán, phòng kế toán kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng để xem khách hàng đã trả tiền chưa, kết hợp với bên ngân hàng kiểm tra, xác minh nếu có sự sai lệch trong việc chuyển tiền. Sau một tuần nếu khách hàng chưa thanh toán, bộ phận quản Thang Long University Library 53 lý kinh doanh tiếp tục nhắc nhở khách hàng. Sau một tháng nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán, bộ phận quản lý kinh doanh có những biện pháp tích cực hơn như đến tận nơi đốc thúc khách hàng thanh toán, bắt đầu tĩnh lãi nếu khách hàng chậm thanh toán Việc nới lỏng các chính sách tín dụng khiến doanh nghiệp phải đề phòng nguy cơ không thu hồi được vốn từ khách hàng và tốn nhiều chi phí quản lý nợ hơn. Giá trị khoản trả trước cho người bán cũng chiếm một tỷ lệ gần như cố định trong cả 3 năm từ 2011 đền năm 2013, đây là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để nhập máy móc, thiết bị về nhưng chưa nhập kho số máy móc, thiết bị này. Giá trị số máy móc, thiết bị này được tính toán dựa trên thực tế số hợp đồng đã ký với khách hàng cùng với số lượng hàng thực tế còn lưu trong kho. Các khoản phải thu khác bao gồm một số chi phí phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng như là phí lưu kho, bến bãi khi nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài về. Trong năm 2012, bên vận chuyển làm hư hại một lô máy móc thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển nên phải đền bù thiệt hại toàn bộ lô hàng đó cho doanh nghiệp. Năm 2013, doanh nghiệp cho một đơn vị bạn cùng ngành mượn một số lượng hàng hóa do thiếu hàng trong thời hạn 6 tháng và được cam kết hoàn trả toàn bộ giá trị vật tư này vào đầu năm 2014. 54 Bảng 2-5: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.409.391.226 100% 3.766.705.670 100% 5.390.814.117 100% 2.357.314.444 167,26% 1.624.108.448 43,12% 1. Phải thu khách hàng 815.185.172 57,84% 2.182.853.797 57,95% 3.198.522.254 59,33% 1.367.668.625 167,77% 1.015.668.458 46,53% 2. Trả trước cho người bán 374.425.738 26,57% 1.080.571.839 28,69% 1.448.257.931 26,87% 706.146.101 188,59% 367.686.092 34,03% 3. Các khoản phải thu khác 219.780.316 15,59% 503.280.034 13,36% 744.033.932 13,80% 283.499.719 128,99% 240.753.898 47,84% (Nguồn: Bản cân đối kế toán của công ty các năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library 55 2.2.2.4. Quản lý hàng tồn kho Năm 2012, 2013, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cung cấp và lắp đặt máy móc, do vậy cần đầu tư một lượng lớn vốn vào hàng tồn kho. Đây cũng là khoản mục chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động. Tỷ trọng và giá trị hàng tồn kho tăng dần qua các năm. Năm 2012, hàng tồn kho đạt 3.828.875.556 đồng, tăng 2.320.782.989 đồng tương ứng 185,89%. Năm 2013 giá trị hàng tồn kho tăng thêm 665.528.676 đồng, tương ứng 17,38% so với năm trước. Tăng hàng tồn kho kéo theo tăng chi phí lưu kho và quản lý kho. Doanh nghiệp thường lên dự toán hàng tồn kho từ đầu kỳ, liên tục kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay khách hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư nhiều vào hàng lưu kho lại làm chậm vòng quay kinh doanh của doanh nghiệp, nếu để hàng hóa lưu kho quá lâu sẽ tốn thêm các chi phí như chi phí quản lý, chi phí lưu trữ, chi phí thanh lý hoặc cải tiền hàng đã lỗi thời. Cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm, tỷ trọng cũng như giá trị của các khoản mục này luôn thay đổi và không theo xu hướng nào cố định. Hàng hóa trong kho luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng tồn kho, ở đây đối với doanh nghiệp là các nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị trong ngành, năm 2011 tổng giá trị hàng hóa trong kho của doanh nghiệp là 629.370.905 đồng, đến năm 2012 giá trị này tăng thêm 1.181.450.396 đồng tương ứng với 187,72%, nguyên nhân của sự tăng lên đột biến này là do doanh nghiệp ký kết được thêm nhiều hợp đồng mới với khách hàng khiến cho nhu cầu dự trữ gia tăng đột biến, doanh nghiệp không để xảy ra trường hợp hàng tồn kho bằng không hoặc thiếu hàng hóa. Năm 2013, lượng hàng hóa trong kho của doanh nghiệp được tăng lên có tổng giá trị là 2.297.994.100 đồng, tăng 487.172.800 đồng tương ứng tăng 26,90%, tỷ lệ tăng giảm đi vì lượng hàng hóa năm 2012 nhập về vẫn còn. Doanh nghiệp cũng có những biện pháp tính toán, quản lý hàng hóa trong kho có hiệu quả hơn, tuy việc dự trữ nhiều hàng hóa trong kho giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nó lại là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh. Các tài sản thuộc khoản mục hàng tồn kho được quản lý dựa trên tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng hóa trong kho chủ yếu là máy móc và thiết bị, định kỳ 1 tháng 1 lần bộ phận quản lý kho sẽ đi kiểm tra tình hình máy móc thiết bị lưu kho, kịp thời sửa chữa nếu phát hiện có hỏng hóc do điều kiện bảo quản (bị chuột cắn, khô dầu, đóng bụi vào các bánh xích). Hàng hóa được nhập về một phần là được khách hàng đặt tiền trước, một phần là doanh nghiệp nhập về dự trữ đề phòng trường hợp phải đổi hàng do lỗi kỹ thuật, phần còn lại là các linh kiện máy móc. Doanh nghiệp không dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng vì lý do không đủ khả năng bảo quản, thường khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, doanh nghiệp 56 xác định lượng hàng cần thiết sau đó đặt hàng với các nhà cung cấp. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có một số những biến động, giá trị sản xuất kinh doanh dở dang năm 2011 là 487.912.301 đồng, đến năm 2012 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng thêm 578.844.007 đồng tương ứng 118,64%, điều này cho thấy đến hết năm 2012, nhiều hợp đồng vẫn chưa được hoàn thành và bàn giao công trình cho khách hàng. Sang năm 2013, giá trị sản xuất kinh doanh dở dang này lại tăng thêm 170.097.147 đồng tương ứng 15,95% so với năm trước, tỷ lệ tăng ít hơn năm 2012 vì nhiều hợp đồng đang được thức hiện trong năm 2012 đã được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng. Bên cạnh đó có một số công trình xây dựng hay hợp đồng lắp đặt máy móc tuy đã hoàn thành xong nhưng lại chưa bàn giao cho khách hàng do đang trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu được xếp vào khoản mục thành phẩm. Thành phẩm chiếm tỷ trọng từ dưới 10% trong tổng vốn lưu động tuy nhiên cũng cần đẩy mạnh công tác bàn giao cho khách hàng, nhanh chóng thu tiền về. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, ta thấy phần lớn vốn lưu động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, phù hợp với quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có những biện pháp làm giảm các khoản phải thu hiệu quả hơn nữa, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro thu hồi vốn. Cần có những biện pháp duy trì tỷ trọng hàng tồn kho ở mức vừa phải, tránh để ứ đọng vốn và hư hại mất mát đối với hàng hóa trong kho, sử dụng hiệu quả và nâng cao mức lợi nhuận. Thang Long University Library 57 Bảng 2-6: Cơ cấu hàng tồn kho của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 III. Hàng tồn kho 1,508,092,568 37.74% 3,828,875,556 38.80% 4,494,404,232 32.74% 2,320,782,989 153.89% 665,528,676 17.38% 1. Hàng hóa 629,370,905 15.75% 1,810,821,300 18.35% 2,297,994,100 16.74% 1,181,450,396 187.72% 487,172,800 26.90% 2. Chi phí SXKD dở dang 487,912,301 12.21% 1,066,756,308 10.81% 1,236,853,455 9.01% 578,844,007 118.64% 170,097,147 15.95% 3. Thành phẩm 390,809,362 9.78% 951,297,948 9.64% 959,556,676 6.99% 560,488,586 143.42% 8,258,729 0.87% (Nguồn: Bản cân đối kế toán của công ty các năm 2011, 2012, 2013) 58 2.2.3. Thực trạng quản lý vốn cố định của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 2.2.3.1. Quy mô và kết cấu vốn cố định Bên cạnh việc đầu tư vốn vào tài sản lưu động thì đầu tư vào tài sản cũng là một hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng vốn lưu động trong trong tổng vốn kinh doanh cũng có nghĩa là tỷ trọng vốn cố định bị giảm đi. Tuy tỷ trọng vốn cố định giảm đi nhưng tổng lượng vốn cố định đều tăng cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Bảng số kiệu 2.7 đã thể hiện cho chúng ta biết điều đó. Dựa vào bảng 2.2 ta thấy giá trị vốn cố định năm 2012 tăng 42,54% so với năm 2011, điều đó cho ta thấy bên cạnh việc đầu tư vốn vào tài sản lưu động, doanh nghiệp cũng đầu tư vốn vào các tài sản cố định nhằm tăng năng suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2013, tỷ lệ tăng này lại giảm xuống còn 3,85% cho thấy trong năm 2013, doanh nghiệp không đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định, giá trị tăng thêm là do sau khi điều chỉnh giá của một số tài sản như nhà kho, bất động sản. Trong cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp, tỷ trọng vốn đầu tư cho tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. trong cả 3 năm giá trị tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp đều chiếm tỷ trọng trên 85% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định. Tỷ trọng của tài sản cố định vô hình lại giảm đi, năm 2011 tỷ trọng tài sản cố định hình là 13,72%, 2012 tỷ trọng của tài sản này là 9,35% và năm 2013 là 7,91% do không có thêm tài sản mới. Tỷ trọng của các tài sản dài hạn khác vì thế lại tăng lên từ 0,78% năm 2011 đến 3,90% năm 2012 và năm 2013 đạt 6,64%. Thang Long University Library 59 Bảng 2-7: Cơ cấu tài sản cố định của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 1 TSCĐ hữu hình 1.269.558.688 85,50% 1.836.116.870 86,75% 1.878.223.029 85,45% 566.558.181 44,63% 42.106.160 2,29% - Nguyên giá 3.400.000.000 3.750.000.000 4.100.000.000 350.000.000 10,29% 350.000.000 9,33% - Giá trị hao mòn luỹ kế (2.130.441.312) (1.913.883.130) (2.221.776.971) 216.558.181 (10,16%) (307.893.840) 16,09% 2 TSCĐ vô hình 203,723,336 13.72% 197,898,475 9.35% 173,864,765 7.91% 59,886,671 37.62% 20,741,802 9.47% - Nguyên giá 300,000,000 300,000,000 300,000,000 20,000,000 6.67% 50,000,000 15.63% - Giá trị hao mòn luỹ kế - 96,276,664 - 102,101,525 - 126,135,235 59,886,671 -28.32% - 29,258,198 28.99% 3 Tài sản dài hạn khác 11,581,939 0.78% 82,545,888 3.90% 145,949,689 6.64% 5,252,418 9.36% 18,628,289 30.35% Tổng cộng 1.484.863.963 100% 2.116.561.233 100% 2.198.037.483 100% 631.697.270 42,54% 81.476.250 3,85% (Nguồn: Bản cân đối kế toán của công ty các năm 2011, 2012, 2013) 2.2.3.2. Quản lý tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp bao gồm những máy móc thiết bị phục vụ cho việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc. Bên cạnh đó là bất động sản do chủ sở hữu góp vốn khi thành lập doanh nghiệp. Năm 2012, doanh nghiệp đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt máy móc, thiết bị làm cho nguyên giá của tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tăng từ 3.400.000.000 đồng lên 3.750.000.000 đồng. Sang năm 2013, doanh nghiệp mua thêm một chiếc xe tải có tài trọng 5 tấn đã qua sử dụng phục vụ cho việc vận chuyển máy móc, thiết bị làm chi nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng lên 4.100.000.000 đồng. Chủ yếu tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp đều có thời gian dử dụng trên 2 năm, do đó bên cạnh sự tăng lên của nguyên giá, còn có sự tăng lên của giá trị hao mòn lũy kế. Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định hữu hình năm 2011 được ghi nhận là 2.130.441.312 đồng, năm 2012 hao mòn lũy kế giảm đi còn 1.913.883.130 đồng, cho thấy năm 2012 một số tài sản cố định của doanh nghiệp đã được trích hết khấu hao. Đến năm 2013, giá trị hao mòn lại tăng lên 2.221.776.971 đồng do một số tài sản cố định mới được đầu tư thêm nay được trích khấu hao. Trong lương lai, doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn sẽ mua sắm thêm tài sản cố định, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, máy móc và các tài sản cố định khác. Để có hiệu quả sử dụng tài sản cố định tốt hơn, ban Giám đốc cần có các biện pháp làm giảm hao mòn tài sản cố định, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa sản xuất để có thẻ đảm bảo hiệu quả sử dụng về lâu về dài. Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp bao gồm quyền sử dụng đất và một bằng sang chế về máy bơm nước do chính giám đốc doanh nghiệp phát minh. Doanh nghiệp mua quyền sử dụng một mảnh đất trong vòng 6 năm từ năm 2010 để làm kho chứa máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải. Nguyên giá tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 300.000.000 đồng, trong khi đó quyền sửa dụng đất theo luật kế toán không được trích khấu hao, vậy giá trị khấu hao của tài sản cố định vô hình là khấu hao của bằng sáng chế của doanh nghiệp tăng khiến cho giá trị của tài sản này giảm đi. Tài sản dài hạn khác thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn cố định của doanh nghiệp và có sự biến động về giá trị qua các năm. Tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp bao gồm chi phí đào tạo chuyên gia và một số chi phí trả trước dài hạn khác. Cụ thể, năm 2011 giá trị tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp là 11.581.939 đồng, đến năm 2012 doanh nghiệp đưa một số kỹ sư có triển vọng ra nước ngoài đào tạo nhằm phục vụ cho công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo hành máy móc làm cho giá trị của khoản mục này tăng lên đạt 82.545.888 đồng. Năm 2013 doanh nghiệp tiếp tục đầu tư các khóa đào tạo nhân viên quản lý, công nhân lắp máy nâng cao trình độ chuyên môn của họ, giá trị của khoản mục này tăng lên đạt 145.949.689 đồng. Tuy giá trị của những hoạt động này chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhưng điều này mang lại những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng công viêc, tạo uy tín tốt cho doanh nghiệp. Thang Long University Library 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 2.2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn chung Bảng 2-8: Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Vòng quay vốn vòng 2,82 1,80 1,71 Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn kinh doanh % 20,62 12,26 14,31 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) % 16,68 9,20 10,74 Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đầu tiên ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Bẳng 2.4 cho ta thấy một số các chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vòng quay vốn là chỉ tiêu cho biết vốn kinh doanh trong chu kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hoặc bao nhiêu lần. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Năm 2011, vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được 2,82 vòng đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống là 1,80 vòng và năm 2013 là 1,71 vòng. Số vòng quay vốn kinh doanh giảm đi cho thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm đi. Lý do là vì mặc dù doanh thu thuần và vốn kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu thuần lại ít hơn nhiều tỉ lệ tăng của vốn kinh doanh (bảng 2.1 và 2.2) nên chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm đi. Cho thấy việc đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ. Dựa vào bảng 2.8, năm 2011 cứ 100 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đầu tư sẽ tạo ra 20,62 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2012 là 12,26 đồng và năm 2013 là 14,31 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh giảm rồi lại tăng cho thấy tuy lợi nhuận trước thuế là dương nhưng trong năm 2012, doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn nhất định, chi phí bị tăng lên khiến cho tỷ lệ tăng của lợi nhuận trước thuế thấp hơn tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh, nhìn chung làm tỷ suất này giảm xuống. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lợi trên một đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy trong cả 3 năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 0 vì doanh nghiệp làm ăn có lãi. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là 16,68%, năm 2012 tỷ số này giảm xuống là 9,2%, đến năm 2013 tỷ số này tăng lên và đạt 10,74%, tức là cứ 100 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra lần lượt trong các năm là 16,68 đồng, 9,20 đồng và 10,74 đồng lợi nhuận sau thuế, nguyên nhân là do mặc dù ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm đều tăng cả vềgiá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, nhưng ta cũng thấy được tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán, các chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng khiến cho tỷ suất này giảm. 2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Bảng 2-9: Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn Đồng 3.996.005.744 9.868.235.969 13.727.563.323 Nợ ngắn hạn Đồng 1.470.546.231 5.963.212.320 8.194.093.626 Hàng tồn kho Đồng 1.508.092.568 3.828.875.556 4.494.404.232 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Đồng 701.299.008 1.580.891.402 2.573.918.123 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 2,72 1,65 1,68 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 1,69 1,01 1,13 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,48 0,27 0,31 Nhìn vào bảng trên, ta thấy được một số chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phản ảnh khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là 2,72 lần, năm 2012 và 2013 hệ số này giảm xuống còn 1,65 và 1,68. Nguyên nhân khiến cho hệ số này giảm là do tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hơn so với tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho ta biết khả năng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 1,69 có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,69 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán mà không phải bán hàng tồn kho, năm 2012 giảm xuống còn 1,01 đồng tài sản ngắn hạn và đến năm 2013 tăng lên là 1,13 đồng tài sản ngắn hạn. Tuy giá trị tuyệt đối của tài sản ngắn hạn, tài sản tiền và Thang Long University Library tương đương tiền đều tăng về giá trị tuyệt đối nhưng về mặt giá trị tương đối, tị lệ tăng không như nhau khiến cho các hệ số trên có biến động. Nói chung so với năm 2011 thì các hệ số này đều giảm cho ta thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bị giảm đi. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết với lượng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011 có 0,48 đồng giá trị tiền và các khoản thương đương tiền để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, năm 2012 giảm xuống còn 0,27 đồng và năm 2013 tăng lên là 0,31 đồng. Do lượng tiền mặt dự trữ tại doanh nghiệp là không cao, tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các khoản phải trả nên giá trị của hệ số này luôn nhỏ hơn 1 trong cả 3 năm. Nhóm chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản Bảng 2-10: Chỉ tiêu phân tích khả năng quản lý tài sản của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Doanh thu thuần Đồng 15.478.080.124 21.516.527.512 27.190.212.072 Phải thu khách hàng Đồng 815.185.172 2.182.853.797 3.198.522.254 Nợ ngắn hạn Đồng 1.470.546.231 5.963.212.320 8.194.093.626 Hàng tồn kho Đồng 1.508.092.568 3.828.875.556 4.494.404.232 Giá vốn hàng bán Đồng 13.311.148.907 18.499.910.355 22.975.729.201 Hệ số thu nợ Lần 10,98 5,71 5,04 Thời gian thu nợ trung bình Ngày 32,78 63,02 71,37 Hệ số lƣu kho Lần 8,83 4,83 5,11 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Ngày 40,79 74,51 70,42 Hệ số trả nợ Lần 9,46 3,24 2,95 Thời gian trả nợ trung bình Ngày 38,04 110,97 122,01 Thời gian luân chuyển tiền Ngày 35,53 26,56 19,78 Hệ số thu nợ phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số thu nợ của doanh nghiệp giảm dần cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu cũng giảm dần đồng thời thời gian thu nợ trung bình của doanh nghiệp cũng tăng lên từ 32,78 ngày năm 2011 lên 63,02 ngày năm 2012 và 71, 3 ngày năm 2013. Do ảnh hưởng của chính sách nới lỏng tín dụng của doanh nghiệp mà khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp đã tăng 167,77% trong năm 2012 khiến cho thời gian thu nợ trung bình năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011, sang đến năm 2013 doanh nghiệp đã có những chính sách thắt chặt tín dụng, quản lý lại và đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn để cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó khiến kho thời gian thu nợ trung bình có tăng nhưng tỷ lệ tăng ít hơn nhiều so với năm 2012. Đây là một dấu hiêu không tốt khi doanh nghiệp khó thu hồi được các khoản nợ, thời gian thu tiền bị kéo dài và vốn bị chiếm dụng lâu làm tăng áp lực huy động vốn để đầu tư dẫn đến rủi ro nợ xấu của doanh nghiệp có thể tăng. Hệ số lƣu kho (hay số vòng quay hàng tồn kho) cho ta biết số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ, hệ số lưu kho càng cao thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho của doanh nghiệp càng cao. Số vòng quay trong 1 kỳ năm 2011 của doanh nghiệp là 8,83 vòng, năm 2012 hệ số này giảm xuống còn 4,83 vòng, năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên là 5,11 vòng, số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 và 2013 thấp hơn năm 2011 là gì giá trị tăng lên các năm 2012 và 2013 của giá vốn hàng bán nhiều hơn giá trị tăng lên của hàng tồn kho. Đồng nghĩa với đó là thời gian luân chuyển hàng tồn kho tăng lên, năm 2011 thời gian luân chuyển hàng tồn kho là 40,79 ngày, năm 2012 số ngày cho 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên là 74,51 ngày và năm 2013 giảm xuống còn 71,37 ngày. Điều này cho thấy một phần vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng ở hàng tồn kho, bên cạnh đó là không khiểm soát được sự tăng lên của chi phí làm tăng giá vốn hàng bán. Doanh nghiệp cần có những chính sách nhằm thúc đẩy công tác bán hàng, làm giảm thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng như có những biện pháp quản lý hàng tồn kho thật hiệu quả đảm bảo không phát sinh nhiều chi phí lưu kho. Hệ số trả nợ phản ánh khả năng giải quyết các khoản phải trả nói chung của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Năm 2011 hệ số này là 9,46, năm 2012 hệ số này giảm xuống còn 3,24 và năm 2013 là 2,95. Hệ số này giảm là do tỷ lệ tăng của các khoản phải trả nhiều hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán và các chi phí quản lý chung. Hệ số trả nợ giảm đông nghĩa với thời gian trả nợ trung bình tăng cho thấy việc doanh nghiệp càng ngày càng tăng việc chiếm dụng vốn bằng cách chậm thanh toán đối với một số nhà cung cấp. Thời gian luân chuyển tiền cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng. Nhìn vào bảng trên ta thấy thời gian luân chuyển tiền của doanh nghiệp giảm dần theo thời gian, năm 2011 là 35,53 ngày, năm 2012 là 26,56 ngày và năm 2013 là 19,78 ngày. Thời gian luân chuyển tiền giảm do áp lực từ thời gian luân chuyển hàng tồn kho và thời gian thu nợ tăng, trong khi đó thời gian trả nợ cũng bị kéo dài. Doanh nghiệp luôn phải trích quỹ tiền mặt để đáp ứng khả năng thanh toán các khoản phải trả trong khi chờ thu tiền từ phía khách hàng Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2-11: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Thang Long University Library Đơn vị 2011 2012 2013 Số lần luân chuyển vốn lƣu động Vòng 3,87 2,18 1,98 Kỳ luân chuyển vốn lƣu động Ngày 92,94 165,11 181,75 Hàm lƣợng vốn lƣu động 0,26 0,46 0,50 Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động % 22,87 11,17 12,46 Mức tiết kiệm vốn lƣu động tƣơng đối Đồng 4.313.644.084 1.256.792.025 Số lần luân chuyển vốn lƣu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay vốn lưu động thực hiện trong 1 kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy số lần luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm đi cụ thể là năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 3,87 vòng, năm 2012 số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 2,18 vòng và năm 2013 là 1,98 vòng. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vốn vào tài sản lưu động, làm cho lượng tài sản lưu động không được sử dụng hết làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn lưu động vị ứ trệ làm cho vòng quay vốn giảm đi. Kỳ luân chuyển vốn lƣu động là thời gian trung bình của một vòng quay vốn lưu động, bằng nghịch đảo số vòng quay vốn lưu động trong 1 kỳ. Số vòng quay vốn lưu động qua các năm giảm dần làm thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng dần. Năm 2011 kỳ luân chuyển vốn lưu động là 92,94 ngày, năm 2012 kỳ luân chuyển vốn tăng lên đột biến 165,11 ngày do doanh thu thuần năm 2012 chỉ tăng 39,01% so với năm 2011 trong khi tổng vốn lưu động tăng những 146,95%, năm 2013 là 181,75 ngày. Điều này cho ta thấy tốc độ chu chuyển vốn lưu động ngày càng chậm đi. Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp, chính sách giải phóng lượng vốn lưu động bị ứ đọng này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hàm lƣợng vốn lƣu động này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần cần đầu tư bao nhiêu vốn lưu động. Năm 2011 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,26 đồng vốn lưu động, năm 2012 là 0,46 đồng và năm 2013 là 0,50 đồng. Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ nên yêu cầu hàm lượng vốn lưu động cao. Điều này cũng được thể hiện trong chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta thấy trong 3 năm, hàm lượng vốn lưu động có xu hướng tăng lên, cho thấy doanh nghiệp đã áp dụng phần nào có hiệu quả chính sách đầu tư vốn vào tài sản lưu động của mình. Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động, nó cho biết mỗi đông vốn lưu động đầu tư trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, tỷ suất sinh lời vốn lưu động là 22,87% cho thấy cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động sẽ tạo ta 22,87 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 chỉ số này giảm đi còn 11,17% do tỷ lệ tăng của vốn lưu động lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ suất sinh lời vốn lưu động tăng lên, 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra 12,46 đồng lợi nhuận sau thuế, vẫn thấp hơn so với năm 2011. Do tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh ngày càng tăng. Mức tiết kiệm vốn lƣu động tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Mặc dù doanh nghiệp có tổng mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần) kỳ kế hoạch lớn hơn kỳ báo cáo nhưng lại có vốn lưu động kỳ kế hoạch lớn hơn kỳ báo cáo. Do vậy doanh nghiệp không có số vốn lưu động tiết kiệm nào. Mức tiết kiệm vốn lƣu động tƣơng đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Nhưng ta lại thấy doanh nghiệp có kỳ luân chuyển vốn kế hoạch lớn hơn kỳ luân chuyển vốn báo cáo, tức là tốc độ luân chuyển vốn lưu động bị chậm đi. Do đó mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối ta tính ra được là lượng vốn lưu động bị lãng phí do tốc dộ luân chuyển vốn bị giảm đi. Lượng vốn năm 2012 bị lãng phí do chậm tốc độ luân chuyển vốn là 4.313.644.084 đồng, năm 2013 con số này giảm xuống là 1.256.792.025 đồng, cho thấy doanh nghiệp phần nào khắc phục được những lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn bị chậm đi. 2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2-12: Chỉ tiêu phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Doanh thu thuần Đồng 15.478.080.124 21.516.527.512 27.190.212.072 Vốn cố định Đồng 1.484.863.963 2.116.561.233 2.198.037.483 Nguyên giá Đồng 3.700.000.000 4.070.000.000 4.470.000.000 Khấu hao lũy kế Đồng 2.271.263.895 2.014.819.042 2.351.971.082 Hiệu suất sử dụng vốn cố định % 10,42 10,17 12,37 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định % 4,18 5,29 6,08 Hệ số hao mòn tài 0,61 0,50 0,53 Thang Long University Library sản cố định Hệ số hàm lƣợng vốn cố định 0,10 0,10 0,08 Tỷ suất sinh lời vốn cố định % 61,55 52,08 77,79 Bảng 2.12: Chỉ tiêu phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp CP Xây dựng Đại Nam giai đoạn 2011 – 2013 Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Năm 2011, 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra 10,42 đồng doanh thu thuần, năm 2012 con số này giảm đi là 10,17 đồng, đến năm 2013 con số này lại tăng lên 12,37 đồng. Điều này cho ta thấy năm 2013 hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được nâng lên so với các năm trước. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó ta có thể đánh giá được trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Năm 2011, cứ 1 đồng tài sản cố định có thể tạo ra 4,18 đồng doanh thu thuần, năm 2012 là 5,29 đồng và năm 2013 con số này đạt 6,08 đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên cho ta thấy trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp qua các năm càng ngày càng được nâng cao. Hoạt động quản lý tài sản lưu động phát huy hiệu quả tốt. Hệ số hao mòn tài sản cố định một mặt phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của tài sản cố định ở thời điểm đánh giá. Hệ số hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi trong giai đoạn 2011 – 2013 doanh nghiệp không có đầu tư đáng kể nào cho tài sản cố định, cho thấy doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo trì các tài sản cố định của mình, không để tình trạng hỏng hóc nghiêm trọng xảy ra làm tăng tốc độ hao mòn tài sản. Hệ số hàm lƣợng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần, bằng nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn cố định. Năm 2011 và 2012, để tạo ra 1 đồng doanh thu chỉ cần 0,1 đồng vốn cố định, năm 2013 con số này giảm đi còn 0,8 đồng cho thấy hàm lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua là không đáng kể. Giai đoạn 2011 – 2013 hệ số hàm lượng vốn cố định càng thấp cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. Tỷ suất sinh lời vốn cố định phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định, nó cho biết mỗi đông vốn cố định đầu tư trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 tỷ suất sinh lời vốn cố định của doanh nghiệp là 61,55% cho thấy cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ta 61,55 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 giảm đi còn 52,08 đồng do tỷ lệ tăng của vốn cố định cao hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế so với năm 2011, đến năm 2013 tỷ suất sinh lời vốn cố định tăng lên, 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ta 77,79 đồng lợi nhuận sau thuế, do tỷ lệ tăng của vốn cố định giai đoạn 2012 – 2013 chỉ là 3,85%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẠI NAM 2.3.1. Ƣu điểm trong quản lý vốn của doanh nghiệp Trong giai đoạn 2011 - 2013, mặc dù ảnh hưởng kinh tế vĩ mô rất khó khăn nhưng nhờ hoạt động quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh tốt nên doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định: Trong cả 3 năm, quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tăng trưởng và dần ổn định, doanh thu các năm tăng lên so với năm trước, đồng thời, kết cấu tài sản của doanh nghiệp vẫn ở mức bền vững, với chính sách tài trợ vốn sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đem lại nguyên tắc an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, không để xuất hiện nợ xấu, nợ quá hạn, giữ vững được uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá cao, giúp cho doanh nghiệp tránh gặp phải tình trạng phụ thuộc về mặt tài chính vào bên ngoài, đồng thời, doanh nghiệp cũng tận dụng được một phần nguồn vốn từ chiếm dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo cho cuộc sống cán bộ công nhân viên ổn định và dần dần nâng cao. 2.3.2. Nhƣợc điểm trong quản lý vốn của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tuy có tăng qua các năm, tuy vậy vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế mà trong thời gian tới doanh nghiệp cần khắc phục một cách triệt để, tránh thất thoát lãng phí vốn. Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chưa hợp lí: Tỷ trọng vốn lưu động so với vốn cố định chênh lệch rất nhiều và quy mô vốn của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành thấp hơn rất nhiều. Mặc dù vốn lưu động cần được đầu tư nhiều nhưng lại chưa được quản lý đúng mức nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động những năm 2012 và 2013 thấp hơn năm 2011. Bên cạnh đó các tài sản cố định cũng cần được đầu tư nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho doanh nghiệp. Công tác lập kế hoạch xác định nhu cầu và kế hoạch huy động vốn lưu động chưa được chú trọng. Quy mô vốn lưu động tăng nhưng số vốn ứ đọng chiếm dụng nhiều ( hàng tồn kho, các khoản phải thu). Khả năng sử dụng vốn còn kém linh hoạt, chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Vốn bằng tiền đang ngày càng gia tăng đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời, khả năng thah toán nhanh nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Từ đó cho thấy doanh nghiệp đã đánh mất cơ hội đầu tư và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hút được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác giữ tiền mặt nhiêu sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm tính linh hoạt trong luân chuyển ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Thang Long University Library Lượng hàng tồn kho chiếm quá nhiều trong tỷ trọng vốn lưu động gây ra hiện tượng ứ đọng vốn tăng lên quá cao mặc dù có giảm nhưng giảm không đáng kể. Điều này làm tăng chi phí quản lý và chi phí huy động nguồn tài trợ, đồng thời làm vốn bị ứ đọng, làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động châm lại, không sinh lời, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn kinh doanh. Công tác quản lý các khoản phải thu có nhiều chuyển biến tiêu cực hơn. Nhìn vào sâu bên trong có thể thấy rõ khoản phải thu khách hàng đang tăng lên rất nhanh, nguyên nhân do doanh nghiệp đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng. Cho nên doanh nghiệp cần xem xét tình hình cụ thể tránh hiện tượng nợ khó đòi và gây ứ đọng vốn ở khâu này. Chỉ ra những mặt hạn chế hiện nay của doanh nghiệp là một bước để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương lại. Hy vọng trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ có nhưng giải pháp tốt để khắc phục những mặt hạn chế này. CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẠI NAM 3.1 XÁC ĐỊNH LẠI NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU VỐN KINH DOANH Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn, hợp lý nhu cầu vốn lưu động càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì: nhu cầu vốn lưu động cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. Đồng thời để đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Trong những năm qua doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức tới việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho mình. Với việc đầu tư một lượng vốn lớn như đã phân tích ở phần hai làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn lưu động, kiến nghị doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là phương pháp xác định nhu cầu tài chính ngắn hạn có mức độ chính xác cao và cũng dễ dàng áp dụng. Doanh nghiệp chỉ cần nắm vững đặc thù sản xuất kinh doanh của mình và tìm hiểu mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở số liệu năm kế hoạch rồi mục tiêu của doanh nghiệp trong năm tới là có thể biết có cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay không, cần đạt được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế rồi từ đó doanh nghiệp cần tăng bao nhiêu giá trị sản lượng để xác định doanh thu ước tính cho năm kế hoạch rồi dùng tỷ lệ phần trăm xác định nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh trong kỳ tới. Cụ thể phương pháp này được tính theo các bước như sau: Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn chiếm dụng bình quân trong kỳ thực hiện Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ. Bước 3: Tính tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu theo công thức: Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu = (Nợ phải thu+HTK) - Nợ chiếm dụng Doanh thu Doanh thu Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn cho năm kế hoạch trên cở sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch = Doanh thu dự kiến năm kế hoạch x Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch Thang Long University Library Cụ thể, ta có thể tính được nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2014 như sau (giả sử doanh thu dự kiến năm 2014 đạt 30 tỷ đồng): Tính số dư bình quân các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn chiếm dụng bình quân trong năm 2013 và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ. Số dư % so với doanh thu Các khoản phải thu 5.390.814.117 19,83 Hàng tồn kho 4.494.404.232 16,53 Vốn chiếm dụng 4.356.093.626 16,02 Tính tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu = (5.390.814.117+4.494.404.232) - 4.356.093.626 27.190.212.072 27.190.212.072 = 0,2033 Nhu cầu vốn cho năm kế hoạch trên cở sở doanh thu dự kiến năm 2014 là: Nhu cầu VLĐ cho năm 2014 = 30 tỷ x 0,2033 = 6.099.000.000 (đồng) Nhu cầu vốn lưu động năm 2014 ta tính được là 6.099.000.000 đồng. Từ đây, doanh nghiệp có thể định hướng được nguồn trang trải nhu cầu vốn lưu động của mình như từ vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn ngân hàng, 3.2 ĐẢM BẢO MỨC DỰ TRỮ TIỀN HỢP LÝ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI Thực tế hiện nay, doanh nghiệp quản lý vốn tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền mặt. Điều đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp nên thực hiện một số biện pháp sau đây: Thứ nhất: Doanh nghiệp cần xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt một cách hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong hoạt động:  Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng. Hàng tháng kế toán liệt kê các khoản phải chi bằng tiền mặt, dự trữ lượng tiền sát với thực tế. Khi có nhu cầu tiền mặt phát sinh đột biến, doanh nghiệp có thể sử dụng séc thanh toán để thay cho tiền mặt. Séc thanh toán cũng giúp cho việc giảm thiểu dự trữ tiền mặt, giảm tối đa chi phí giữ tiền. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan. Hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện các giao dịch của mình tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển, đây là một ngân hàng có uy tín tốt, có mức lãi suất vừa phải giúp doanh nghiệp có một nơi tốt để vay vốn.  Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ ( hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận). Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi, chính xác.  Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu giữa số dư sổ sách kế toán của doanh nghiệp và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu có. Thứ hai: Doanh nghiệp cần lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản thu và các khoản chi bằng tiền của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền nhằm đảm bảo thường xuyên có khả năng thanh toán. Các bảng này được lập dựa vào kế hoạch doanh thu và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian tới và tình hình thực tế trong năm vừa qua. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp tiến hành lập dự báo chi tiết cho nhu cầu vốn bằng tiền trong năm tới, tìm ra các biện pháp để tạo ra sự cân đối. Thứ ba: Khi đã áp dụng hiệu quả quy trình quản lý tiền mặt như trên, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp có thể bị thừa tiền hoặc thiếu tiền mặt, doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình hình:  Biện pháp cần làm khi thiếu tiền mặt: đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng HTK; giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với nhà cung cấp; bán các tài sản thừa không sử dụng; hoãn thời gian mua sắm và hoạch định lại các khoản đầu tư; sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn.  Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các khoản thấu chi; sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều kiện rút gốc linh hoạt; đầu tư vào những tài sản tài chính có tính thanh khoản cao (như trái phiếu chính phủ); đầu tư vào cổ phiếu ngắn hạn...  Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn: thanh toán các khoản vay dài hạn 3.3 QUẢN LÝ CHẶT CHẼ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐẶC BIỆT LÀ PHẢI THU KHÁCH HÀNG Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong các khoản phải thu, do vậy quản lý hiệu quả các khoản phải thu là rất cần thiết đối với doanh Thang Long University Library nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tránh để tình trạng nợ phải thu trở thành quá hạn hoặc khó đòi thêm nữa các khoản phải thu quá lớn làm vốn bị ứ đọng lâu, không sinh được lời. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng nên doanh nghiệp có thể không thu hồi toàn bộ nợ ngay được. Tuy nhiên có thể thu hồi nợ từng phần và thu hồi một cách khoa học, vừa đảm bảo không có nợ xấu, tránh ứ đọng vốn, vừa không làm phát sinh khoản chi phí để bù đắp nợ khó đòi. Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp cụ thể sau:  Doanh nghiệp cần phải kiểm soát thường xuyên và theo dõi sát sao tình hình tài chính của từng khách hàng, từ đó có những biện pháp và áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp với khách hàng như chiết khấu cho một tỷ lệ phần trăm nhất định khuyến khích khách hàng, chủ đầu tư thanh toán sớm mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả 2 bên.  Ngay từ thời điểm ký hợp đồng doanh nghiệp cần xác định điều kiện thanh toán cho các khách hàng của mình đó là: Thời hạn thanh toán tính từ ngày người người bán giao hàng cho người mua và người mua có nghĩa vụ phải trả các khoản nợ đối với người bán, thời hạn thanh toán là dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng lô hàng, doanh nghiệp cần áp dụng lãi suất quá hạn 120% đối với các khoản nợ quá hạn để từ đó gây sức ép với khách hàng, tránh xuất hiện nợ xấu. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải được thực hiện. Khoản trích lập này dựa vào tình hình thực tế các khoản phải thu của doanh nghiệp,và theo đúng quy định của pháp luật, trích lập dự phòng các khoản phải thu làm cho doanh nghiệp có được sự chủ động về vốn hơn trong tình huống khách hàng không có khả năng thanh toán nợ. KẾT LUẬN Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý vốn kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc tìm ra các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một yêu cầu tất yếu và vô cùng cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp thông qua đề tài:“Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp Cổ phần Xây dựng Đại Nam”. Em đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra một số biện pháp với mong muốn góp phần vào nỗ lực chung của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng thêm lợi nhuận. Với thời gian thực tập có hạn cùng với kiến thức kinh nghiệm chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ngô Thị Quyên đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, em cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, cảm ơn Ban lãnh đạo Doanh nghiệp Cổ phần Xây dựng Đại Nam cùng các anh chị trong phòng Tài chính - kế toán của công ty đã giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa15373_3452.pdf
Luận văn liên quan