NHNN cần giám sát hoạt động quản trịRRTK một cách chặt chẽhơn nữa, tránh
hiện tượng các NHTM đến khi có rủi ro mới tiến hành quản trịRRTK. Đồng thời
NHNN phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình thanh khoản của các NHTM
thông qua hệthống các NHNN tại các tỉnh thành phố. Ban hành các mẫu biểu vềcác
chỉsốthanh khoản, tính toán khảnăng thanh khoản và khảnăng chi trảcho các
NHTM một các hợp lý, đơn giản và hiệu quả.
NHNN cần đưa ra tiêu chuẩn chung cho các chỉsốthanh khoản đểcác NHTM
tính toán và duy trì trạng thái thanh khoản một cách hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn
thanh khoản cho toàn hệthống NHTM Việt Nam.
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là do năm 2009 hệ thống ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho nên ngân hàng Agribank Chi
nhánh Đồng Nai cũng không nằm trong ngoại lệ.
Dựa vào bảng số liệu 2.10 ta thấy ngân hàng Agribank Đồng Nai không có tiền
gửi thanh toán tại các TCTD khác, do đó đây là một điểm mà ngân hàng cần phải khắc
phục vì tiền gửi thanh toán tại các TCTD là tài sản có tính thanh khoản khá cao và có
tỷ suất sinh lời cao hơn tiền mặt, vì vậy đây cũng là một phương án đầu tư vừa có thể
sinh lợi, vừa đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.
b. Chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn sinh lời (chỉ tiêu năng lực cho vay) H4
Biểu đồ 2.7: Biến động của chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn sinh lời (H4) và dư nợ
của Agribank Đồng Nai trong giai đoạn 2008-2009
96.87%94.44%
2,341,603,371,400
2,182,417,487,513
93.00%
93.50%
94.00%
94.50%
95.00%
95.50%
96.00%
96.50%
97.00%
97.50%
2008 2009 NĂM
2,100,000,000,000
2,150,000,000,000
2,200,000,000,000
2,250,000,000,000
2,300,000,000,000
2,350,000,000,000
2,400,000,000,000
VND
H4
DƯ NỢ
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy chỉ số H4 năm 2009 tăng so với năm 2008, cụ
thể là tăng 2,42%. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng (107%) cao
51
hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có (105%). Chỉ số H4 cao, dư nợ tín dụng
chiếm hơn 90% tổng tài sản có, thể hiện ngân hàng kém về mặt thanh khoản, vì tín
dụng được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng
cũng là rủi ro khá nguy hiểm đối với các ngân hàng và cũng là nguyên nhân dẫn đến
không ít RRTK cho các ngân hàng tại Mỹ vào năm 2008. Do đó ngân hàng cần cơ cấu
lại tỷ trọng các dịch vụ kinh doanh nhằm giảm bớt tỷ trọng tín dụng, tăng đầu tư vào
các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn như cổ phiếu, trái phiếu...
Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm 2009 tăng hơn 159 tỷ đồng cũng cho thấy
được rằng tuy thị trường tín dụng đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế
giới nhưng ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai vẫn có sự tăng trưởng về tín
dụng. Điều này khẳng định được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, bên cạnh
đó lãi suất cho vay năm 2009 giảm hơn so với năm 2008, cụ thể là ngày 22 tháng 12
năm 2008 lãi suất cho vay là 12,5%/năm nhưng đến tháng 2 năm 2009 lãi suất cho vay
trung bình của các NHTM đều ở mức 8%/năm, đây cũng là một yếu tố thúc đẩy dư nợ
tín dụng của ngân hàng tăng lên.
c. Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản H5
Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản của Agribank chi nhánh Đồng Nai khá thấp
chỉ đạt 0,04% và gần như không đổi trong hai năm 2008 và 2009, điều này là do chứng
khoán kinh doanh của ngân hàng chỉ đạt giá trị 1.033 tỷ đồng và không đổi trong hai
năm. Chứng khoán kinh doanh là một tài sản có tính thanh khoản khá cao nhưng lại
chiếm tỷ trong nhỏ trong tài sản có của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng đang thiếu
nguồn cung thanh khoản.
Bên cạnh đó, chứng khoán kinh doanh đều là chứng khoán chính phủ, do vậy có
tỷ suất sinh lời thấp hơn so với chứng khoán được mua bán trên thị trường. Vì vậy,
ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai cần phải bổ sung thêm chứng khoán kinh
doanh đặc biệt là chứng khoán thị trường, nhằm tăng cường tính thanh khoản cho ngân
hàng và tăng tỷ suất sinh lợi cho chứng khoán kinh doanh.
52
d. Tỷ số thành phần tiền biến động H6
Biểu đồ 2.8: Biến động của tỷ số thành phần tiền biến động (H6) và tiền gửi
không kỳ hạn của Agribank Đồng Nai trong giai đoạn 2008-2009
7.60% 9.96%
207,920,734,675
231,785,240,768
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
2008 2009 NĂM
195,000,000,000
200,000,000,000
205,000,000,000
210,000,000,000
215,000,000,000
220,000,000,000
225,000,000,000
230,000,000,000
235,000,000,000
VND
H6 TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Chỉ số H6 của ngân hàng tăng từ 7,6% năm 2008 lên 9,96% vào năm 2009 cho
thấy tính ổn định của tiền gửi giảm, do tiền gửi không kỳ hạn là khoản nợ phải trả
ngay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng, nên làm cho ngân hàng có nguy cơ RRTK
cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ H6 chưa đến 10% tổng tiền gửi vẫn là tỷ lệ thấp nên việc cần
thiết là phải duy trì tỷ lệ này dưới 10%. Chỉ số H6 tăng là do tiền gửi khách hàng cuối
năm 2009 giảm 409 tỷ đồng, chỉ đạt 85% so với năm 2008, và tiền gửi không kỳ hạn
cuối năm 2009 tăng 23 tỷ đạt 111% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009
nền kinh tế Việt nam chịu hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới nên tiền gửi của
khách hàng giảm mạnh, mặc khác việc giá vàng tăng giảm liên tục với biên độ giao
động lớn, như ngày 11 tháng 11 năm 2009 chỉ riêng trong buổi sáng các công ty kinh
doanh vàng đã phải điều chỉnh giá trên 10 lần và đặc biệt hơn cả là mức điều chỉnh
mỗi lần lên tới 100 đến 200 nghìn đồng/lượng, giá vàng đạt đến hơn 29 triệu đồng môt
lượng, đã hấp dẫn các nhà đầu tư rút tiền gửi từ ngân hàng chuyển sang đầu tư vào
vàng. Do khủng hoảng kinh tế và biến động của thị trường nên nhiều nhà đầu tư quyết
53
định tích trữ tiền gửi dưới dạng không kỳ hạn, nhằm tạo sự linh hoạt trong đầu tư, vì
vậy cũng làm cho tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng tăng lên.
e. Tỷ lệ tài sản có sinh lời H7
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ tài sản có sinh lời Agribank Đồng Nai trong giai đoạn 2008-
2009
95.10%
96.95%
94.00%
94.50%
95.00%
95.50%
96.00%
96.50%
97.00%
2008 2009
H7
NĂM
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tài sản có sinh lời của ngân hàng tăng từ 95,1%
lên 96,95%, tăng 1,86%. Vì tài sản có sinh lời bao gồm dư nợ cho vay có khả năng thu
được lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các
khoản đầu tư khác... nên việc dư nợ tín dụng năm 2009 tăng cũng làm cho tỷ lệ tài sản
có sinh lời tăng lên. Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Đồng Nai khá cao, trên 95%
nên ta có thể nói tính thanh khoản của ngân hàng đang dược đảm bảo bởi các tài sản
có sinh lời.
Kết luận:
Qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản ta có thể nhận thấy được ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai tuy đang không có khó khăn
về thanh khoản (trạng thái thanh khoản dương) nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản
khá cao, tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản khá thấp so với tỷ trọng các tài sản có tính
thanh khoản kém. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng rất dễ mất khả năng thanh
54
khoản do không thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt một các nhanh chóng. Bên
cạnh đó các chỉ số thanh khoản của toàn hệ thống (được phân tích tại mục 2.2) cũng
rất kém nên khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng khó có thể điều chuyển thanh khoản
trong hệ thống, nhất là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính hay rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất... vì đây là những rủi ro thường có tính lan truyền trong toàn bộ hệ
thống. Khi đó toàn bộ hệ thống sẽ đối mặt với RRTK và dễ dẫn đến tổn thất lớn hay có
thể dẫn đến phá sản.
Thật vậy, vào những tháng đầu năm 2008 hệ thống NHTM đã có sự căng thẳng
về vấn đề thanh khoản do NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng nông
nghiệp cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng đó. Đứng trước nguy cơ RRTK, ngân
hàng đã đưa ra mức phí điều hòa vốn nội tệ cho các chi nhánh cấp II trong tỉnh và
phòng giao dịch Tân Hòa, theo đó ngân hàng nông nghiệp tỉnh sẽ thu của đơn vị thiếu
vốn 1,3%/tháng (Văn bản số 563 NHNoĐN-KHKD).
Vì vậy, việc quản trị RRTK là một vấn đề cấp thiết cần được ngân hàng quan
tâm và chú trọng không chỉ tập trung tại Hội sở chính mà còn phải phân tán ra các chi
nhánh cấp I có lượng huy động lớn và có mạng lưới hoạt động với quy mô lớn (hội sở
cấp tỉnh)
2.3.2. Nhận định về quản trị RRTK tại NH Agribank Chi Nhánh Đồng Nai
2.2.2.1, Những mặt tích cực
a. Nguồn vốn huy động lớn và ổn định
Biểu đồ 2.10: Biến động của tiền gửi khách hàng tại Agribank Đồng Nai trong
giai đoạn 2008-2009
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
1/2
00
8
3/2
00
8
5/2
00
8
7/2
00
8
9/2
00
8
11
/20
08
1/2
00
9
3/2
00
9
5/2
00
9
7/2
00
9
9/2
00
9
11
/20
09
Tháng
Triệu Đồng
Tiền gửi
khách
hàng
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng) [7]
55
Qua biểu đồ trên ta thấy ngân hàng Agribank Đồng Nai có nguồn vốn huy động
lớn và khá ổn định, là một trong những ngân hàng lớn nhất của Tỉnh nên được sự tín
nhiệm khá tốt của khách hàng. Lãi suất cho vay của ngân hàng thường thấp hơn các
NHTM cùng địa bàn do có các chính sách cho vay ưu đãi (tính đến 31/12/2009 dư nợ
cho vay được hỗ trợ lãi suất là 2.090,26 tỷ đồng, với hơn 39.000 khách hàng được hỗ
trợ), giải ngân nhanh chóng.... Do đó thu hút được những nhà đầu tư lớn, cũng như
những khách hàng cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà ngân hàng có hoạt
động kinh doanh khá ổn định, từ đó bảo đảm được khả năng sinh lợi của tài sản, từ đó
làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
b. Hệ thống thanh toán IPCAS II
Ngân hàng được trang bị hệ thống thanh toán IPCAS II (The modernization of
Interbank Payment and Customer Accounting System) đây được xem là một chương
trình thanh toán hiện đại nhất được áp dụng tại NHTM Việt Nam. Hệ thống IPCAS II
đã hỗ trợ cho ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý rủi ro và quản lý tài sản. Chương
trình này giúp cho ngân hàng có thể giao dịch một cửa, đảm bảo việc giao dịch được
thực hiện một các nhanh chóng, nhờ đó tăng thêm uy tín của ngân hàng đối với khách
hàng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, hệ thống IPCAS II được xây dựng theo mô hình quản lý tập trung,
cho phép tập trung vốn do vậy có thể kiểm soát và điều động vốn trong hệ thống ngân
hàng một cách chủ động và hiệu quả, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền, tăng vòng
quay vốn khả dụng. Việc xây dựng theo mô hình quản lý tập trung đã giúp cho việc
quản lý rủi ro được thực hiện một cách dễ dàng, các thông tin từ các chi nhánh trong
toàn bộ hệ thống được tập trung lại và xử lý rủi ro tại Ủy ban quản lý rủi ro ở tại Hội
sở chính.
Thông tin được truyền đi trên toàn hệ thống một cách nhanh chóng qua tiện ích
nhắn tin nhanh qua IPCAS nên đảm bảo khả năng xử lý các tình huống rủi ro một cách
nhanh nhất. Các giao dịch được lưu trữ trên hệ thống với đầy đủ các thông tin về người
thực hiện, thời gian thực hiện, hoàn thành hay không hoàn thành... kể cả các giao dịch
hủy, sửa chữa đều được lưu lại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót và mất mát
cho ngân hàng, đây là một yếu tố khá quan trọng trong việc quản lý rủi ro.
56
c. Kênh thông tin liên lạc với khách hàng
Ngân hàng đã thiết lập được hệ thống thông tin một cách liên tục với các khách
hàng lớn, các khách hàng có lượng tiền gửi thanh toán lớn. Khi khách hàng có nhu cầu
rút tiền mặt với giá trị lớn, khách hàng sẽ liên lạc thông báo trực tiếp với bộ phận ngân
quỹ trước khi đến ngân hàng, điều này giúp cho bộ phận ngân quỹ có thể cân đối
lượng tiền mặt đang có và có thể bổ sung lượng tiền mặt một các nhanh chóng bằng
cách điều chuyển từ các chi nhánh gần nhất, vay NHNN, vay các TCTD khác... Việc
này giúp cho ngân hàng tránh được việc thiếu hụt tiền mặt, thực hiện giao dịch một
cách nhanh chóng và không làm mất đi lòng tin của khách hàng, nhất là những khách
hàng truyền thống của ngân hàng.
d. Hệ thống kiểm soát
Agribank Đồng Nai đã xây dựng một hệ thống kiểm soát rất tốt, kiểm soát cả
hai giai đoạn trong khi thực hiện giao dịch và sau khi thực hiện giao dịch. Nhờ có hệ
thống kiểm soát này mà ngân hàng có thể xử lý nhanh chóng các tình huống khẩn cấp
vì vậy có thể tránh được những rủi ro trong giao dịch (rủi ro tín dụng, rủi ro từ tư cách
của cán bộ ngân hàng...) từ đó tránh dẫn đến những hậu quả xấu cho ngân hàng. Đây
cũng là một yếu tố góp phần hạn chế RRTK cho ngân hàng.
2.2.2.2, Hạn chế còn tồn tại
a. Chưa có bộ phận quản trị RRTK
Ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai hiện nay vẫn chưa có bộ phận quản
trị RRTK mà việc quản trị RRTK của ngân hàng được quản lý tập trung toàn hệ thống
tại Ủy ban quản lý rủi ro được đặt trong hội sở chính. Vì ngân hàng không có bộ phận
quản trị RRTK một các trực tiếp nên nguy cơ gặp khó khăn trong thanh khoản là rất dễ
xảy ra, đặc biệt là khi có khủng hoảng hay những yếu tố tác động từ bên ngoài làm cho
ngân hàng không thể kịp thời thông tin và điều chuyển vốn một cách nhanh chóng, khi
đó RRTK sẽ xảy ra và gây ra tổn thất cho ngân hàng.
b. Chưa xây dựng mô hình dự báo về thanh khoản
Ngân hàng vẫn chưa xây dựng được mô hình dự báo về RRTK, chưa rích lập
dự phòng RRTK mà bộ phận kế toán – ngân quỹ chỉ tiến hành theo dõi các lượng tiền
ra vào trong ngày và một số món tiền lớn được thông báo trước của hôm sau. Chi
57
nhánh chưa có sự ước lượng về các chỉ số thanh khoản, chưa tính toán và theo dõi diễn
biến của tỷ lệ khả năng chi trả cho từng loại tiền, vàng.
c. Chưa đề ra các giải pháp và chính sách quản trị RRTK
Ngân hàng chưa có các giải pháp và chính sách trong việc kiểm soát và duy trì
khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ, vàng. Chưa thiết lập được một tỷ lệ tài sản
thanh khoản trong tổng tài sản và chính sách quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có
giá có khả năng thanh khoản cao. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác quản trị
RRTK vì tài sản thanh khoản chính là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế
RRTK cho ngân hàng.
2.4. CÁC THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÂN TÍCH
2.4.1. Thành tựu
Báo cáo đã phân tích được tình hình thanh khoản của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, so sánh tình hình thanh khoản của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn với các NHTM khác tại Việt Nam. Báo cáo đi sâu nghiên cứu,
phân tích tình hình quản trị RRTK của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Đồng Nai thông qua các chỉ tiêu thanh khoản.
Báo cáo phân tích tình hình thanh khoản, đồng thời nêu được những nguyên
nhân dẫn đến tình hình thanh khoản đó trong từng thời kỳ, diễn biến của thanh khoản
gắn với diễn biến của các yếu tố tác động, đây là tiền đề để đưa ra những giải pháp
quản trị RRTK cho ngân hàng.
Không chỉ phân tích tình hình thanh khoản, báo cáo còn phân tích những điểm
mạnh và hạn chế trong quản trị RRTK tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Đồng Nai, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn tại trong quá trình quản trị RRTK, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTK
tại ngân hàng.
2.4.2. Hạn chế
Thời gian lao động thực tế khá ngắn, chỉ trong thời gian bốn tháng để tiếp cận
được bộ máy quản lý cũng như thu thập các số liệu thực tế về công tác quản trị RRTK
tại ngân hàng là một vấn đề rất khó. Bài báo cáo còn hạn chế bởi một vài số liệu về
58
quản trị của ngân hàng không được công bố ra bên ngoài cũng như các khâu trong
quản lý thanh khoản tại ngân hàng còn chưa được rõ ràng.
Ngân hàng chưa có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể, do đó các số liệu về quản trị
RRTK vẫn chưa được tính toán và tổng hợp. Vì vậy, bài báo cáo còn khá hạn chế về số
liệu, đặc biệt là các số liệu về tỷ lệ khả năng chi trả, do không có số liệu cơ sở để tổng
hợp và tính toán.
Các tài liệu tham khảo về đề tài quản trị RRTK còn khá hạn chế, với nhiều tài
liệu tương đối giống nhau và chỉ giới hạn trong việc nêu ra các lý thuyết về thanh
khoản, chưa có sự vận dụng trong thực tế.
Các đề tài nghiên cứu đi trước cũng rất hạn chế về số lượng và việc công bố
trên mạng thông tin công cộng cũng rất hạn chế, do đó báo cáo khó có thể vận dụng
các kết quả nghiên cứu trước đây làm tiền đề cho bài báo cáo, đồng thời khó có thể rút
được kinh nghiệm từ các đề tài trước để hoàn chỉnh các gốc độ phân tích.
59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của bài báo cáo đã giới thiệu đôi nét về ngân hàng Agribank chi
nhánh Đồng Nai, đi sâu phân tích tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ
đó rút ra được nhận xét về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng Agribank.
Từ tình hình thanh khoản của ngân hàng Agribank, bài báo cáo đã đi sâu phân tích tình
hình thanh khoản của ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai, qua việc phân tích các
chỉ số thanh khoản, báo cáo kết luân được tình hình yếu kém về khả năng thanh khoản
của ngân hàng, từ đó nêu lên các nguyên nhân của tình hình thanh khoản, làm tiền đề
cho các giải pháp được nêu ra tại chương 3.
Chương 2 còn nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị
RRTK tại ngân hàng Agribank Đồng Nai từ đó góp phần đưa ra những biện pháp khắc
phục những hạn chế và phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
quản trị RRTK tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng đề cập đến những
thành tựu và hạn chế của quá trình phân tích thanh khoản, làm tiền đề và kinh nghiệm
cho các nghiên cứu vấn đề quản trị RRTK sau này.
60
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI NH AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
3.1 . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NH AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI NĂM 2010
3.1.1. Định hướng chung năm 2010 [7]
• Tập trung huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội, chú
trọng huy động nguồn vốn ổn định, nguồn vốn giá thấp để đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.
• Tiếp tục ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu và thị trường
nông nghiệp, nông thôn. Duy trì quan hệ với các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả trên địa bàn, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp xuất khẩu.
• Mở rộng các hoạt động thanh toán quốc tế, các hoạt động có thu dịch vụ
để tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập.
• Tăng cường quảng cáo, tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ của Agribank,
quảng bá thương hiệu Agribank đến mọi vùng miền.
• Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn minh công sở đến từng chi nhánh,
từng người lao động.
• Thực hiện tốt công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến
khích nhân viên tự học
• Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.
3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2010 [7]
3.1.2.1, Nội tệ
Vốn huy động tăng 1.290 tỷ (+14,2%) so với kế hoạch năm 2009, đạt số dư 10.
390 tỷ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 62% trên tổng nguồn vốn huy động.
61
Tổng dư nợ (bằng nguồn vốn NHNo) tăng 724 tỷ (11,5%) so với kế hoạch năm
2009, số dư đạt 7.081 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trung hạn đạt 32,4% trên tổng dư
nợ, tỷ lệ dư nợ dài hạn bằng 1% trên tổng dư nợ, dư nợ cho vay nông nghiệp – nông
thôn là 50%, dư nợ cho vay đơn vị xuất khẩu là 510 tỷ, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến
nhóm 5) là 3% trên tổng dư nợ.
3.1.2.2, Ngoại tệ
Vốn huy động tăng 3.600 ngàn USD (+12,8%) so với kế hoạch năm 2009. Đạt
số dư 31.600 ngàn USD. Trong đó tiền gửi dân cư là 65% trên tổng nguồn vốn huy
động.
Tổng dư nợ tăng 2.500 USD (+8,06%) so với kế hoạch năm 2009, số dư đạt
33.500 ngàn USD. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trung hạn là 32,2% trên tổng dư nợ, tỷ lệ dư
nợ dài hạn là 8,5% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 3% trên
tổng dư nợ.
3.2 . GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
KHOẢN TẠI NH AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2.1.1, Mô hình dự báo thanh khoản theo sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của
NHNN
Báo cáo xây dựng mô hình dự báo theo phương pháp nguồn và sử dụng
nguồn với các bước như sau:
Bước 1: Dự báo dư nợ và tiền gửi khách hàng (ĐVT: triệu đồng)
Sử dụng chương trình Eviews 5.1 thiết lập mô hình dự báo dư nợ và tiền gửi
khách hàng qua việc thu thập số liệu về dư nợ và tiền gửi khách hàng qua các tháng
trong giai đoạn 2008-2009.
Xây dựng mô hình dự báo dư nợ tín dụng cho ngân hàng, do chỉ xét trong thời
gian một tháng nên giả sử các yếu tố khác (tăng trưởng cung tiển, tăng trưởng kinh tế
GDP...) không đổi trong ngắn hạn thì mô hình dư nợ tín dụng của ngân hàng chịu sự
tác động của lãi suất cơ bản như sau:
CHOVAY = a + b*LSCB
62
Trong đó:
CHOVAY là dư nợ tín dụng của cuối tháng dự báo
LSCB là lãi suất cơ bản do NHNN ban hành
a và b là hai hệ số của phương trình.
Bảng 3.1:Mô hình mối liên hệ giữa dư nợ tín dụng và lãi suất cơ bản của Agribank
Đồng Nai
Dependent Variable: CHOVAY
Method: Least Squares
Date: 05/07/10 Time: 08:27
Sample: 2008M01 2009M12
Included observations: 24
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2539986. 53545.70 47.43585 0.0000
LSCB -2275973. 562350.7 -4.047248 0.0005
R-squared 0.426788 Mean dependent var 2331203.
Adjusted R-squared 0.400733 S.D. dependent var 90828.71
S.E. of regression 70312.63 Akaike info criterion 25.23895
Sum squared resid 1.09E+11 Schwarz criterion 25.33712
Log likelihood -300.8673 F-statistic 16.38022
Durbin-Watson stat 0.970114 Prob(F-statistic) 0.000538
Ta có mô hình:
CHOVAY = 2.539.985,532 – 2.275.972,901*LSCB (1)
Với độ tin cậy 95%, mô hình có ý nghĩa thống kê.
Xây dựng mô hình dự báo tiền gửi khách hàng, giả định các yếu tố khác (khác
(tăng trưởng thu nhập cá nhân, tăng trưởng cung tiền...) không đổi trong ngắn hạn mô
hình dự báo tiền gửi khách hàng chịu sự tác động của lãi suất cơ bản như sau:
TIENGUI = c + d*LSCB
Trong đó:
TIENGUI là tiền gửi khách hàng vào thời điểm cuối tháng dự báo
LSCB là lãi suất cơ bản
c và d là hai hệ số của phương trình.
63
Bảng 3.2:Mô hình mối liên hệ giữa tiền gửi khách hàng và lãi suất cơ bản của
Agribank Đồng Nai
Dependent Variable: TIENGUI
Method: Least Squares
Date: 05/07/10 Time: 09:28
Sample: 2008M01 2009M12
Included observations: 24
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2159930. 119636.5 18.05411 0.0000
LSCB 3509736. 1256453. 2.793368 0.0106
R-squared 0.261817 Mean dependent var 2481890.
Adjusted R-squared 0.228263 S.D. dependent var 178828.9
S.E. of regression 157098.6 Akaike info criterion 26.84679
Sum squared resid 5.43E+11 Schwarz criterion 26.94496
Log likelihood -320.1615 F-statistic 7.802906
Durbin-Watson stat 0.852550 Prob(F-statistic) 0.010594
Ta có mô hình:
TIENGUI = 2.159.929,756 + 3.509.736,065*LSCB (2)
Với độ tin cậy 95%, mô hình có ý nghĩa thống kê.
Bước 2: Xác định khe hở thanh khoản (ĐVT: triệu đồng)
Khe hở thanh khoản = (1) – (2)
= 380.055,776 – 5.785.708,966*LSCB
Vậy mô hình dự báo khe hở thanh khoản là:
Khe hở thanh khoản = 380.055,776 - 5.785.708,966*LSCB
Khi có mô hình dự báo ta dễ dàng dự báo được khe hở thanh khoản khi có lãi
suất cơ bản.
Nếu lãi suất cơ bản mà NHNN ban hành là 7% thì khe hở thanh khoản sẽ là
-24.943,85 tỷ đồng, tiến hành chạy độ nhạy để phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi
suất cơ bản đến thanh khoản:
64
Bảng 3.3:Ảnh hưởng của lãi suất cơ bản đến khe hở thanh khoản
ĐVT: triệu đồng
Lãi suất cơ bản Khe hở thanh khoản
-24.943,85
1% 322.198,68
2% 264.341,59
3% 206.484,50
4% 148.627,41
5% 90.770,32
6% 32.913,23
7% -24.943,85
8% -82.800,94
9% -140.658,03
10% -198.515,12
11% -256.372,21
12% -314.229,29
13% -372.086,38
14% -429.943,47
15% -487.800,56
16% -545.657,65
17% -603.514,74
18% -661.371,83
19% -719.228,92
20% -777.086,01
Vùng màu xanh là vùng có khe hở thanh khoản dương, là lúc ngân hàng cần có
các chiến lược đầu tư khoản thặng dư vào những tài sản sinh lợi.
Ngược lại vùng màu đỏ là vùng có khe hở thanh khoản âm, tức là lúc này ngân
hàng phải có chiến lược gia tăng nguồn cung thanh khoản một cách kịp thời, nhầm
tránh được RRTK.
Phương pháp trên thường được sử dụng trong những giai đoạn thị trường tiền tệ
có biến động lớn, như trong năm 2008, lãi suất cơ bản được NHNN sửa đổi nhiều lần,
đặc biệt là giai đoạn tháng 11 và tháng 12 năm 2008 thì NHNN đã có sự thay đổi lãi
suất cơ bản hai lần trong một tháng. Vì vậy việc phân tích bằng phương pháp trên sẽ
cho ngân hàng một cách tính toán khe hở thanh khoản một các linh hoạt, không cần
phải phụ thuộc vào các yếu tố như dữ liệu tổng hợp... Tuy nhiên phương pháp này
cũng chỉ mang tính chất tương đối vì như phần giới thiệu thì báo cáo đã giả sử các yếu
tố khác của nền kinh tế là không đổi. (xem thêm phần phụ lục 4)
65
3.2.1.2, Dự báo thanh khoản theo sự biến động của nguồn vốn huy động và
nhu cầu vay tiềm năng
Trong một số giai đoạn nhất định của năm, mức lãi suất cơ bản của NHNN ban
hành là không đổi, như bốn tháng đầu năm 2010, lãi suất cơ bản vẫn giữ ở mức
8%/năm. Khi đó việc dựa vào lãi suất cơ bản của NHNN sẽ không còn chính xác cho
việc dự báo, vì vậy ta cần có một phương pháp dự báo không phụ thuộc vào lãi suất cơ
bản. Sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn để dự báo tổng nhu cầu thanh khoản
cho ngân hàng, với phương pháp này ngân hàng sẽ dựa trên cơ sở số liệu biến động
của các yếu tố như tài sản nợ huy động, nhu cầu cho vay tiềm năng của các tháng
trước đây để dự báo cho các tháng trong tương lai. Phương pháp này giúp ngân hàng
linh hoạt trong việc xây dựng các chiến lược quản lý thanh khoản cho các tháng tới.
Sử dụng các số liệu tổng hợp các tháng năm 2008 và 2009, bằng chương trình
Eview 5.1 ta sự báo các chỉ tiêu tài sản nợ huy động các tháng của năm 2010.
Dự báo số liệu tiền gửi không kỳ hạn
Phương trình dự báo tiền gửi không kỳ hạn theo thời gian:
TGKHONGKH = a + b*T
Trong đó:
TGKHONGKH là tiền gửi không kỳ hạn
T là thứ tự của tháng (T=1 là tháng 1 năm 2008)
a và b là hai hệ số của phương trình.
66
Bảng 3.4:Mô hình tiền gửi không kỳ hạn của Agribank Đồng Nai theo thời gian
Dependent Variable: TGKHONGKH
Method: Least Squares
Date: 05/08/10 Time: 22:52
Sample: 2008M01 2009M12
Included observations: 24
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 156162.8 14899.68 10.48095 0.0000
T 3772.703 1042.760 3.617997 0.0015
R-squared 0.373039 Mean dependent var 203321.6
Adjusted R-squared 0.344541 S.D. dependent var 43677.77
S.E. of regression 35361.71 Akaike info criterion 23.86430
Sum squared resid 2.75E+10 Schwarz criterion 23.96247
Log likelihood -284.3716 F-statistic 13.08990
Durbin-Watson stat 0.604835 Prob(F-statistic) 0.001524
Phương trình dự báo tiền gửi không kỳ hạn theo thời gian như sau:
TGKHONGKH = 156.162,77 + 3.772,70*T
Dự báo số liệu tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Phương trình dự báo tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn theo thời gian:
TKKKH = a + b*T
Trong đó:
TKKKH là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
T là thứ tự của tháng (T=1 là tháng 1 năm 2008)
a và b là hai hệ số của phương trình.
67
Bảng 3.5:Mô hìnhtiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Agribank Đồng Nai theo thời
gian
Dependent Variable: TKKKH
Method: Least Squares
Date: 05/09/10 Time: 10:35
Sample (adjusted): 2008M01 2009M12
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 3302.762 363.8237 9.269431 0.0000
T -77.58174 25.46235 -3.046920 0.0059
R-squared 0.296759 Mean dependent var 2402.667
Adjusted R-squared 0.264793 S.D. dependent var 1007.031
S.E. of regression 863.4704 Akaike info criterion 16.43945
Sum squared resid 16402784 Schwarz criterion 16.53762
Log likelihood -195.2734 F-statistic 9.283719
Durbin-Watson stat 1.292885 Prob(F-statistic) 0.005914
Phương trình dự báo tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn theo thời gian như sau:
TKKKH = 3.302,76 – 77,58*T
Dự báo số liệu tiền gửi tiết kiệm khác
Phương trình dự báo tiền gửi tiết kiện khác theo thời gian:
TKKHAC = a + b*T
Trong đó:
TKKHAC là tiền gửi tiết kiệm khác
T là thứ tự của tháng (T=1 là tháng 1 năm 2008)
a và b là hai hệ số của phương trình.
68
Bảng 3.6:Mô hình tiền gửi tiết kiệm khác của Agribank Đồng Nai theo thời gian
Dependent Variable: TKKHAC
Method: Least Squares
Date: 05/09/10 Time: 10:33
Sample (adjusted): 2008M01 2009M12
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 658118.0 36761.55 5.447803 0.0000
T -11010.14 2572.773 -4.279485 0.0003
R-squared 0.454284 Mean dependent var 62642.92
Adjusted R-squared 0.429478 S.D. dependent var 115508.6
S.E. of regression 87246.96 Akaike info criterion 25.67053
Sum squared resid 1.67E+11 Schwarz criterion 25.76870
Log likelihood -306.0463 F-statistic 18.31399
Durbin-Watson stat 0.274816 Prob(F-statistic) 0.000305
Phương trình dự báo tiền gửi tiết kiệm khác theo thời gian như sau:
TKKHAC = 658.818,07 – 11.010,14*T
Với mức ý nghĩa 95% thì các mô hình trên đều có ý nghĩa thống kê.
69
Thực hiện như trên đối với các nguồn huy động vốn còn lại trong bảng sau:
Tháng X/2010 Số dư bình quân
Tỷ lệ
DTBB DTBB
Nguồn ổn định thấp (1)+(2)+(3)+(4)+(5)
Tiền gửi không kỳ hạn (1)
Tiền gửi kỳ hạn 12-24
tháng (2)
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn
12 đến 24 tháng (3)
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn
trên 24 tháng (4)
Phát hành giấy tờ có giá (5)
Nguồn ổn định vừa (6)+(7)+(8)
Tiền gửi kỳ hạn dưới 12
tháng (6)
Tiền gửi tiết kiệm dưới
12 tháng (7)
Tiền gửi tiết kiệm khác (8)
Nguồn ổn định cao (9)+(10)+(11)+(12)+(13)
Tiền gửi không kỳ hạn
của TCTD (9)
Tiền gửi có kỳ hạn của
TCTD (10)
Tiền gửi kỳ hạn 24 tháng (11)
Tiền gửi vốn chuyên
dùng (12)
Tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn (13)
(X: là tháng mà ngân hàng muốn dự báo thanh khoản)
(Kiểm định sự phụ thuộc của các nguồn vốn huy động vào lãi suất xin xem
thêm phần phụ lục 5)
Tiến hành dự báo nhu cầu tiền vay tiềm năng của tháng X tương tự như với tiền
gửi không kỳ hạn.
Dự báo tổng nhu cầu thanh khoản
Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động = 95% (Nguồn ổn định thấp – Dự
trữ bắt buộc) + 30% (Nguồn ổn định vừa – Dự trữ bắt buộc) + 15% (Nguồn ổn định
cao – Dự trữ bắt buộc)
Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động + Nhu
cầu tiền vay tiềm năng
70
Dự báo tổng nhu cầu thanh khoản tháng 5/2010 (xem phần phụ lục 6)
3.2.2. Đề xuất giải pháp quản trị RRTK
Để quản trị RRTK tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
tỉnh Đồng Nai, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp
vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị
thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và
hạn chế RRTK một cách tốt nhất.
3.2.2.1, Giải pháp quản trị thanh khoản hỗn hợp
Ngân hàng kết hợp dự trữ tài sản có tính thanh khoản và đi vay hay ký các hợp
đồng thỏa thuận về tín dụng đối với các TCTD khác, các nhà đầu tư... Tuy nhiên ngân
hàng cần phải biết nên dự trữ tài sản có tình thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài
trợ từ bên ngoài nhiều hơn, do đó ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp.
Theo những phân tích về tình hình thanh khoản của ngân hàng (chương hai), dự
báo khe hở thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản (mục 3.2.1) thì ngân hàng đang
đứng trước nguy cơ thiếu hụt thanh khoản là khá lớn, bên cạnh đó các tài sản thanh
khoản của ngân hàng còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, trước hết ngân hàng cần đầu tư
các tài sản có tính thanh khoản cao.
a. Đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao
Chứng khoán thanh khoản
Theo phân tích tại chương hai về chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản thì ta có thể
thấy được ngân hàng hiện đang dự trữ chứng khoán thanh khoản với tỷ lệ khá thấp chỉ
bằng 0,04% tổng tài sản có, do đó ngân hàng cần phải đầu tư vào chứng khoán thanh
khoản (chứng khoán kinh doanh). Theo tỷ lệ Marketable Securities / Assets của khảo
sát 120 ngân hàng tại Mỹ từ năm 1991 đến năm 2005 là 0,23% [8], tỷ lệ này gần giống
với chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Giả sử tài sản có của
ngân hàng không đổi, thì ngân hàng Agribank Đồng Nai cần phải nâng giá trị chứng
khoán thanh khoản lên 5.314 triệu đồng, tức là tăng 4.281 triệu đồng hay tăng 415% so
với năm 2009.
71
Bảng 3.7:Chứng khoán thanh khoản và chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản trước và
sau khi tăng tỷ lệ đầu tư
ĐVT: triệu đồng
2009 Sau khi tăng tỷ lệ đầu tư (+/-) % thay đổi
Chỉ tiêu chứng
khoán thanh
khoản
0,04% 0,23% 0,19% 415%
Chứng khoán
thanh khoản 1.033 5.314 4.281 415%
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 3.1: Biến động của Chứng khoán thanh khoản và chỉ tiêu chứng khoán
thanh khoản trước và sau khi tăng tỷ lệ đầu tư
ĐVT: triệu đồng
1,033
5,315
0.23%
0.04%
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
1 2
0.00%
0.05%
0.10%
0.15%
0.20%
0.25%
Chứng khoán
thanh khoản
Chỉ tiêu chứng
khoán thanh
khoản
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Bên cạnh đó thì chứng khoán thanh khoản của ngân hàng tất cả đều là chứng
khoán của chính phủ, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn so với các chứng khoán trên thị
trường (chứng khoán sẵn sàng để bán). Ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư vào chứng
khoán thị trường vì những chứng khoán này được giao dịch tại sàn giao dịch nên có
tính thanh khoản rất cao, có thể bán nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Tuy nhiên vì các chứng khoán này được giao dịch trên thị trường nên sự biến động giá
của các chứng khoán là vô cùng lớn. Ngân hàng phải có một bộ phận phụ trách nghiên
72
cứu và theo dõi các khoản đầu tư chứng khoán trên thị trường nhằm hạn chế rủi ro sụt
giá chứng khoán và mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho ngân hàng từ việc chứng khoán
tăng giá.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có của Agribank Đồng
Nai năm 2009
ĐVT: triệu đồng
97%
3%
Dư nợ tín dụng
Tài sản có khác
(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)
Ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng của dư nợ trên tổng tài sản có vì dư nợ tín
dụng là tài sản có tín thanh khoản rất thấp, do vậy ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư
sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng. Vậy nếu như tổng tài
sản có là không đổi thì ngân hàng nên chuyển vốn đầu tư từ tín dụng sang đầu tư
chứng khoán thanh khoản. Khi đó, dư nợ giảm 4.281 triệu đồng và chiếm tỷ trọng
90,11% (H4 giảm 6,76%) so với tổng tài sản có. Như vậy việc chuyển đổi tài sản có
tính thanh khoản cao sang đầu tư thành tài khoản có tính thanh thanh thấp đã làm tăng
tính thanh khoản cho ngân hàng.
Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải có nhiều biện pháp nhằm nhắc nhở, đôn
đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro
và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh mới, từ đó làm tăng tín thanh khoản của dư nợ tín
dụng vì các khoản vay có khả năng thu hồi cao.
73
Tiền gửi tại các TCTD khác
Ngân hàng hiện tại vẫn chưa có tiền gửi tại các TCTD khác, thay vì dự
trữ thanh khoản bằng tiền mặt, ngân hàng có thể gửi lượng tiền mặt dư thừa tại các
TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Đây là tài sản thanh khoản có tính
thanh khoản cao, lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, bên cạnh đó tiền gửi tại các
TCTD còn giúp cho ngân hàng có thể thanh toán dễ dàng các khoản tiền giao dịch
giữa các ngân hàng. Khi có khó khăn thanh khoản ngân hàng có thể dễ dàng rút các
khoản tiền gửi này để chi trả cho những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ cần thanh
toán ngay... Đây là chiến lược dữ trữ mà hầu hết các ngân hàng đều lựa chọn.
b. Tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài
Việc sử dụng nguồn tại trợ từ bên ngoài phải được cân nhắc hết sức cẩn thận vì
nếu ngân hàng dựa vào khả năng đi vay trên thị trường tiền tệ để đáp ứng thanh khoản
quá nhiều thì cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản, vì khi mà nhà đầu
tư giảm niềm tin đối với ngân hàng thì ngân hàng không thể vay các khoản vay mới và
không được phép tuần hoàn các khoản vay cũ, khi đó ngân hàng sẽ không có nguồn
cung để đáp ứng cho nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn.
Tiền gửi khách hàng có kỳ hạn
Tại ngân hàng Agribank Đồng Nai thì tài sản nợ chủ yếu là tiền gửi của khách
hàng, trong đó thì các khoản tiền gửi có xác suất rút tiền cao lại có chi phí thấp so với
các khoản tiền gửi ổn định. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể,
trong đó chú trọng các khoản vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay ngắn
hạn do có xác suất rút tiền cao.
Ngân hàng cần có nhiều loại hình tiền gửi linh hoạt, nhiều chương trình khuyến
mãi, dự thưởng cho loại hình tiền gửi trung và dài hạn để có thể thu hút được khách
hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải củng cố lòng tin của khách hàng khi gửi tiền tại
ngân hàng bằng các dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và các cam kết vững chắc về hoàn trả
tiền gửi cho khách hàng. Từ đó xây dựng được lòng tin của khách hàng, thu hút được
nhiều nguồn vốn huy động dài hạn và ổn định, tránh tình trạng mất lòng tin của khách
hàng và rút vốn hàng loạt.
Vay từ NHNN
74
Đây là nguồn cung thanh khoản phổ biến nhất của các NHTM nhà nước, khi có
trình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống NHNN sẽ bơm tiền vào hệ thống bằng
cách cho các NHTM vay để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Khi lãi suất cơ bản tăng thi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cũng tăng, do đó khi
áp dụng biện pháp vay NHNN phục vụ cho thanh khoản thì ngân hàng cần phải có kế
hoạch vay cụ thể, nhằm tránh được sự gia tăng của chi phí sử dụng vốn.
Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cấp thiết khi ngân hàng đứng trước nguy cơ phá
sản vì RRTK vì khi vay NHNN thì bản thân ngân hàng sẽ ỷ lại và không xây dựng cho
mình cơ chế quản lý cũng như dự báo thanh khoản, và khi vay quá nhiều thì hạn mức
tín dụng của ngân hàng tại NHNN sẽ cạn kiệt và khi có rủi ro xảy ra đột biến thì ngân
hàng không thể vay thêm để có thể chi trả cho các khoản nợ.
Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển theo
nền kinh tế thị trường, NHNN phải hạn chế vai trò điều tiết của mình đối với các
NHTM, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các NHTM trong nước và các
NHTM có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy việc phụ thuộc vào NHNN là một phương án
cần phải hạn chế và chỉ sử dụng khi đã xảy ra rủi ro.
Vay trên thị trường liên ngân hàng
Vay trên thị trường liên ngân hàng cũng là một biện pháp nhằm bổ sung nguồn
thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi có khó khăn thanh khoản xảy ra thì các
NHTM trong hệ thống điều có khó khăn về vốn nên lãi suất thị trường liên ngân hàng
sẽ cũng được đẩy lên cao. Giữa tháng 2 năm 2008, lãi suất liên ngân hàng đã lên cao
tới 30%, cũng cho thấy được thực trạng thiếu thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do
đó khi có RRTK xảy ra trên toàn hệ thống thì phương pháp này khó có thể áp dụng
được. Do đó các NHTM nói chung và ngân hàng Agribank Đồng Nai nói riêng nên
xem xét thời điểm sử dụng biện pháp này sao cho đạt hiệu quả cao với chi phí thấp
nhất.
3.2.2.2, Các giải pháp khác
Bộ phận quản lý rủi ro
Ngân hàng phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể, hiện tại bộ phận chịu trách
nhiệm về quản lý RRTK là phòng kế toán và ngân quỹ còn bộ phận chịu trách nhiệm
75
về rủi ro tín dụng là phòng kế hoạch kinh doanh. Các rủi ro trong ngân hàng có mối
liên kết với nhau vì vậy ngân hàng cần có một bộ phận quản lý rủi ro chung toàn ngân
hàng, từ đó có thể quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống hơn các rủi ro trong ngân
hàng. RRTK còn là hậu quả của những rủi ro khác, do đó việc quản lý chặt chẽ các rủi
ro trong ngân hàng cũng giúp phòng ngừa và hạn chế RRTK.
Bộ phận quản lý rủi ro phụ trách tính toán các chỉ tiêu thanh khoản như tỷ lệ
khả năng chi trả, chỉ số tiền mặt, chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản... bên cạnh đó bộ
phận này cần tính toán các khoản đầu tư tài sản thanh khoản sao cho hợp lý, đa dạng
hóa các khoản vay và đầu tư cho thanh khoản, nhằm hạn chế rủi ro cho các khoản vay
và đầu tư, tính toán các khoản vay sao cho chi phí thấp nhưng vẫn có tính ổn định.
Bộ phận quản lý rủi ro nên kết hợp với bộ phận ngân quỹ để theo dõi nguồn tiền
mặt lưu thông của ngân hàng, từ đó đưa ra những biện pháp quản trị RRTK một cách
nhanh chóng và chính xác.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
Những rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp và chất lượng nghiệp vụ của các
nhân viên ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng có tể dẫn đến rủi ro thanh
khoản. Một nhân viên yếu kém về nghiệp vụ có thể sẽ gây rủi ro trong quá trình giao
dịch, gây mất mát, thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời nhân viên có nghiệp vụ, năng lực
kém cũng sẽ gây mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những yếu tố trên
đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần
phải có một đội ngũ nhân viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời cần có
những công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiêp vụ của nhân viên sao cho phù
hợp với sự phát triển của ngân hàng.
Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên không chỉ cần giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà
còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất nhằm hạn chế những
rủi ro có thể xảy ra do nhân viên tham ô, thâm lạm công quỹ... gây rủi ro về thanh
khoản cũng như gây mất lòng tin với khách hàng.
Do đó, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân viên
một cách khoa học hơn nhằm làm cho chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng được
nâng cao, từ đó hạn chế được rủi ro thanh khoản xuất phát từ trình độ năng lực và đạo
đức của nhân viên.
76
Công bố thông tin
Ngân hàng cần công bố thông tin rộng rãi trên báo, đài và các phương tiện đại
chúng. Việc công bố thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về quản trị rủi ro
tại ngân hàng sẽ làm gia tăng lòng tin của công chúng đối với ngân hàng, tránh được
những thông tin lệch lạc, phản cảm, tin đồn không tốt về ngân hàng. Từ đó hạn chế
được việc rút vốn của khách hàng do lo ngại về vấn đề rủi ro. Bênh cạnh đó, việc công
bố thông tin về ngân hàng một cách rộng rãi cũng sẽ là một chiến lược quảng bá tốt
thương hiệu của ngân hàng, thu hút khách hàng mới đến với ngân hàng.
Hạn chế tình trạng rút tiền trước hạn
Tại các NHTM Việt Nam trước đây những rủi ro thanh khoản xảy ra chủ yếu là
do khách hàng đến ngân hàng rút tiền trước hạn, như rủi ro thanh khoản với ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu vào năm 2003. Do đó việc hạn chế tình trạng rút tiền
trước hạn là một yêu cầu cần thiết trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản. Ngân
hàng cần có các chính sách nhằm khuyến khích, ưu đãi và tư vấn cho các khách hàng
lợi ích khi rút tiền đúng hạn cũng như những thiệt hại có thể xảy ra khi rút tiền trước
hạn. Từ đó ngân hàng có thể hạn chế được việc khách hàng rút tiền trước hạn, đồng
thời xây dựng được một niềm tin vững chắc hơn đối với khách hàng.
3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM
3.3.1. Đối với Hội sở chính
Hội sở chính cần có các văn bản yêu cầu các chi nhánh cấp I có nguồn vốn huy
động và dư nợ cho vay có giá trị lớn nên thiết lập bộ phận quản trị rủi ro tại chi nhánh.
Điều này có thể giúp cho các chi nhánh linh hoạt hơn trong việc xử lý các rủi ro và các
biến động trên thị trường. Bên cạnh đó, hội sở cần có các văn bản quy định về các chỉ
số thanh toán cũng như các tỷ lệ chi trả phải đạt được cho các chi nhánh, nhằm đảm
bảo và duy trì khả năng thanh khoản cho các chi nhánh lớn, từ đó làm giảm RRTK
trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, hội sở cần có sự cân đối các chỉ tiêu thanh khoản cho toàn hệ thống,
đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống và khi có tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra
77
tại một chi nhánh thì việc điều động vốn trở nên dễ dàng hơn, tránh tình trạng thiếu
thanh khoản lan nhanh trên toàn hệ thống.
3.3.2. Đối với NHNN
3.3.2.1, Giám sát hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM
NHNN cần giám sát hoạt động quản trị RRTK một cách chặt chẽ hơn nữa, tránh
hiện tượng các NHTM đến khi có rủi ro mới tiến hành quản trị RRTK. Đồng thời
NHNN phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình thanh khoản của các NHTM
thông qua hệ thống các NHNN tại các tỉnh thành phố. Ban hành các mẫu biểu về các
chỉ số thanh khoản, tính toán khả năng thanh khoản và khả năng chi trả cho các
NHTM một các hợp lý, đơn giản và hiệu quả.
NHNN cần đưa ra tiêu chuẩn chung cho các chỉ số thanh khoản để các NHTM
tính toán và duy trì trạng thái thanh khoản một cách hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn
thanh khoản cho toàn hệ thống NHTM Việt Nam.
3.3.2.2, Ban hành văn bản qui định về quản trị RRTK tại các NHTM
Ngoài quy định 457 ban hành ngày 19 tháng 4 năm 2005 thì đến nay NHNN
vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào về vấn đề tổ chức quản trị RRTK tại NHTM
Việt Nam.
Quy định 457 chỉ quy định về việc đảm bảo khả năng chi trả cũng như quy định
về nguồn vốn tối thiểu đối với các NHTM. Quy định 457 không đề cập đến việc các
NHTM Việt Nam phải xây dựng một mô hình thanh khoản như thế nào, các tỷ lệ thanh
khoản cụ thể, quy định về đảm bảo các tài sản thanh khoản tại ngân hàng đều chưa
được đề cập đến. Vì vậy NHNN cần có các văn bản quy định cụ thể về vấn đề quản trị
RRTK tại NHTM và các hình thức xử lý cụ thể khi các NHTM cố ý duy trì tình trang
thanh khoản kém. Đồng thời cần phải có những hướng dẫn cụ thể về quản trị RRTK
cũng như các hình thức quản trị RRTK sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của hệ
thống NHTM Việt Nam.
3.3.2.3, Kiểm soát việc thành lập các NHTM một cách chặt chẽ
Việc các NHTM mới được thành lập ngày càng gia tăng cũng mang lại rủi ro
khá cao cho hệ thống ngân hàng. NHNN cần giám sát, kiểm tra các NHTM mới thành
lập về nguồn vốn tự có, khả năng thanh khoản, khả năng chi trả... nhằm đảm bảo tính
78
thanh khoản của các ngân hàng này. Từ đó tránh được nguy cơ các NHTM mới thành
lập thiếu thanh khoản dẫn đến phá sản và làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các
NHTM Việt Nam.
3.3.3. Đối với Chính phủ
3.3.3.1, Hoàn thiện hệ thống pháp lý về ngân hàng
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về ngân hàng theo xu hướng hội
nhập với quốc tế, nghĩa là các điều luật về ngân hàng phải phù hợp với thông lệ quốc
tế, từ đó giúp các ngân hàng Việt Nam có thể tham gia thị trường quốc tế một cách dễ
dàng, phù hợp với xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế quốc
tế.
Hệ thống pháp lý về ngân hàng phải rõ ràng, minh bạch. Trong đó các quy định
đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng phải được đặt lên hàng đầu.
3.3.3.2, Cổ phần hóa NHTM nhà nước
Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước nhằm giúp
cho các NHTM nhà nước có thể tăng nguồn vốn tự có một cách nhanh chóng, từ đó
đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, hạn chế RRTK do không đủ nguồn vốn
để chi trả cho các khoản nợ đến hạn trả.
Việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước giúp cho các ngân hàng này hoạt động
một các độc lập trên thị trường, không còn có ỷ lại vào sự tài trợ của NHNN. Từ đó
các ngân hàng phải xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro, nhất là quản trị
RRTK một cách chặt chẽ và độc lập. Việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước còn buộc
các ngân hàng này phải có những chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Cổ phần hóa các NHTM nhà nước cũng là một chính sách phù hợp với xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các NHTM
trong và ngoài nước.
79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của bài báo cáo đã khái quát về định hướng phát triển của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai năm 2010 và các chỉ
tiêu kế hoạch của mà ngân hàng phải đạt được trong năm 2010. Từ định hướng đó báo
cáo đã đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTK nhằm giúp cho ngân hàng
phát triển một cách bền vững, an toàn.
Trong các giải pháp, báo cáo cũng đề xuất hai mô hình dự báo thanh khoản
nhằm giúp cho ngân hàng có thể dự báo trước tình hình RRTK cũng như có thể xây
dựng kế hoạch quản trị thanh khoản một cách phù hợp nhất với từng thời kỳ. Từ các
dự báo, báo cáo đã đề xuất biện pháp quản trị RRTK theo phương pháp quản trị thanh
khoản hỗn hợp, nhằm khắc phục những hạn chế, đã được phân tích tại chương 2, trong
việc quản trị RRTK tại ngân hàng.
Chương 3 của bài báo cáo còn đề xuất các giải pháp về bộ phận quản trị
RRTK, về việc công bố thông tin ra bên ngoài và về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ
nhân viên ngân hàng, nhằm hạn chế những nguyên nhân có thể dẫn đến RRTK cho
ngân hàng. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và chính
phủ nhằm hoàn thiện các cơ sở về chính sách pháp luật, an toàn về nguồn vốn và nâng
cao hiệu quả quản trị RRTK không chỉ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Đồng Nai mà còn đối với các NHTM tại Việt Nam.
80
KẾT LUẬN
Dựa trên những cơ sở lý luận về quản trị RRTK đã được học trong môn học
quản trị NHTM, báo cáo đã áp dụng các lý thuyết về thanh khoản và quản trị thanh
khoản vào thực tiễn nhằm phân tích tình hình quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng.
Qua phân tích, báo cáo đã cho thấy tình hình thanh khoản kém của các NHTM
Việt Nam và đặc biệt là của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng
Nai. Đồng thời với tình trạng kém thanh khoản thì tại các NHTM Việt Nam thì vấn đề
quản trị RRTK còn rất kém. Đây là một vấn đề cấp thiết tuy nhiên vẫn chưa được quan
tâm đúng mức.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt các ngân
hàng trên thế giới thì tại Việt Nam các vấn đề về quản trị RRTK đã được quan tâm
hơn, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa vào ứng dụng trong thực tiễn một các hoàn thiện. Vì
vậy, thông qua các phân tích và các giải pháp đề xuất trong báo cáo này, tôi mong rằng
có thể góp một phần nào đó đưa quá trình quản trị RRTK đi sâu hơn vào thực tế hoạt
động tại ngân hàng. Đưa quá trình quản trị RRTK áp dụng vào thực tiễn nhằm làm cho
hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai nói riêng, phát triển một cách an toàn và bền vững
hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_quan_tri_rui_ro_thanh_khoan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_chi_1228.pdf