Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và tiềm ẩn này, nâng cao hiệu quả
sản suất kinh doanh là vấn đề thiết yếu và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh
nghiệp. Đối với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cũng vậy, để thực hiện tốt
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã tính toán và xây dựng nên hệ
thống các chi tiêu hiệu quả. Để từ đó, phân tích đánh giá chính xác hiệu quả trong các
hoạt động của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Trải qua quá trình hoạt động lâu dài, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông
đã từng bước xây dựng được vị thế của mình trên thị trường và đã đạt được nhiều
thành công trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
một số hạn chế chưa được khắc phục tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông:
cơ cấu vốn chưa hợp lý, khả năng thanh toán thấp, hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí
quản lý cao, khả năng sinh lời còn yếu kém Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Bên cạnh đó cũng rất cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang
vững chắc cho công ty phát huy có hiệu quả.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia tăng này là do công ty tăng cường vay vốn để phục vụ mở rộng sản xuất kinh
Thang Long University Library
39
doanh, dẫn đến tự gia tăng của chi phí lãi vay là 168,98% so với năm trước đó, mà chi
phí lãi vay lại chiếm đa số tỉ trọng chi phí tài chính của công ty, bên cạnh đó, công ty
cũng phải chịu lỗ chênh lệch tỷ giá từ khoản vay nước ngoài phát sinh.
Chi phí bán hàng qua các năm của công ty cũng có sự thay đổi rõ rệt, đó là tăng
liên tục. Năm 2012, chi phí bán hàng tăng 30,94% so với năm trước, và chi phí năm
2013 tăng 73,69% so với chi phí bán hàng năm 2012. Trong đó, chủ yếu là chi phí
nhân viên, khoản chi phí này đã tăng 92,46% so với năm 2012 và đây là chi phí chủ
yếu trong chi phí bán hàng của công ty. Chi phí này tăng mạnh cho thấy công ty đã
đầu tư thêm nhiều vào công tác bán hàng tuy nhiên khoản đầu tư này có vẻ chưa hiệu
quả vì khoản chi phí liên tục tăng và tăng với tốc độ rất nhanh. Công ty cần có các biện
pháp kìm hãm, tối thiểu hóa các khoản chi phí như chi phí bán hàng để tối đa hóa
lợi nhuận.
Mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải tăng cường và nâng cao chất
lượng quản lý doanh nghiệp, do đó, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 30,17%
so với năm 2011 và chi phí quản lý năm 2013 đã tăng nhẹ 17,79%, bao gồm chi phí
nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, các loại
thuế, phí, lệ phí và các khoản chi phí bằng tiền khác.Các khoản chi phí này đều tăng
nhẹ trong năm 2013.
Năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh đến
119,97% và đã tăng trở lại vào cuối năm 2013. Mặc dù trong năm 2013, hầu hết các
khoản chi phí đều biến động tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn
tăng so với năm 2012. Cụ thể lợi nhuận thuần đã tăng 198.307.429 đồng, tương đương
với tăng 192,83% so với năm 2012, lợi nhuận thuần ghi nhận năm 2012 là một con số
âm do các loại chi phí (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp) tăng vượt quá doanh thu của công ty.
Thu nhập khác năm 2012 tăng 23,70% so với năm 2011 và năm 2013, chỉ số thu
nhập khác của công ty giảm 117.803.337 đồng so với năm 2012, tương đương 47,10%.
Khoản thu nhập năm 2013 chủ yếu đến từ thanh lý tài sản cố định và các thu nhập
khác. Bên cạnh việc mua mới các tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh, công ty
đã tiến hành thanh lý một vài tài sản đã hết khấu nhưng vẫn còn giá trị sử dụng.
Trong khi khoản thu nhập khác năm 2013 ghi nhận giảm thì chi phí khác của
công ty lại ghi nhận tăng. So với năm 2012, chi phí khác đã đạt đến 227.795.290 đồng,
tăng 55,69%, toàn bộ chi phí khác phát sinh trong năm đến từ tiền lãi chậm trả bảo
hiểm. Trong năm tới, công ty sẽ phải có chính sách thay đổi để đảm bảo trả bảo hiểm,
đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong công ty.
40
Chi phí khác của công ty phát sinh từ tiền lãi chậm trả bảo hiểm. Năm 2012,
2013, khoản lãi này tăng liên tục. Công ty cần có chính sách hợp lý đảm bảo chi trả
bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công, nhân viên của công ty, gây dựng động
lực cho công nhân viên công ty làm việc có hiệu quả hơn. Từ năm 2011 đến năm 2013,
lợi nhuận khác của công ty liên tục giảm và giảm với tốc độc chóng mặt, năm 2012
giảm 48,66% so với năm trước đó và tiếp tục giảm 191,95% vào năm 2013. Các khoản
chi phí liên tục tăng đồng thời các khoản lợi nhuận giảm mạnh, dẫn đến công ty không
có lợi nhuận kế toán trước thuế, do đó, công ty không phải chịu các khoản chi phí thuế
thu nhập hiện hành, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 0
đồng. Trong các kỳ tiếp theo, công ty sẽ phải có các biện pháp duy trì và tiếp tục tăng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời tối thiểu hóa chi phí trong các khâu
điều hành, quản lý, bán hàng bởi các khoản chi phí này đang ở mức rất cao, cho thấy
công tác sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả.
Thang Long University Library
41
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Việt Nam Đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Số tiền Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
Số tiền Tuyệt đối
Tƣơng
đối (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
83.976.276.756 120.681.834.781 36.705.558.025 43,71 131.995.869.159 11.314.034.378 9,38
Trong đó:
- Doanh thu bán nước sạch 66.626.372.614 81.182.593.879 14.556.221.265 21,85 100.683.976.358 19.501.382.479 24,02
- Doanh thu lắp đặt đường ống
nước
15.578.277.623 37.378.847.325 21.800.569.702 139,94 28.393.986.133 (8.984.861.192) 24,04
- Doanh thu cho thuê nhà 950.965.001 942.506.274 (8.458.727) (0,89) 1.420.564.818 478.058.544 50,72
- Doanh thu bán nước tinh khiết 820.661.518 1.177.887.303 357.225.785 43,53 1.497.341.850 319.454.547 27,12
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
83.976.276.756 120.681.834.781 36.705.558.025 43,71 131.995.869.159 11.314.034.378 9,38
4 Giá vốn hàng bán 64.230.298.727 96.275.682.652 32.045.283.925 49,89 96.319.291.669 43.609.017 0.05
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
19.754.878.029 24.406.152.129 4.660.274.100 23,60 35.676.577.490 11.270.425.361 46,18
6 Doanh thu hoạt động tài chính 36.375.983 25.433.353 (10.942.630) (30,08) 23.713.479 (1.719.874) (6,76)
7 Chi phí tài chính 828.254.068 472.602.111 (355.651.957) (42,94) 1.582.102.883 1.109.500.772 234,76
42
Trong đó:
- Chi phí lãi vay
396.000.000 472.602.111 76.602.111 19,34 1.272.206.810 798.604.699 168,98
8 Chi phí bán hàng 7.760.656.653 10.161.604.650 2.400.947.997 30,94 17.650.094.558 7.488.489.908 73,69
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.678.225.668 13.900.221.224 3.221.995.556 30,17 16.372.628.602 2.472.407.378 17,79
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
515.117.623 (102.842.503) (617.960.126) (119,97) 95.464.926 198.307.429 192,83
11 Thu nhập khác 202.206.182 250.133.701 47.927.519 23,70 132.330.364 (117.803.337) (47,10)
12 Chi phí khác 0 146.315.955 146.315.955 - 227.795.290 81.479.335 55,69
13 Lợi nhuận khác 202.206.182 103.817.746 (98.288.436) (48,66) (95.464.926) (199.282.672) (191,95)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
717.323.805 975.243 (716.348.562) (99,86) 0 (975.243) (100)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
179.330.951 243.811 (179.087.140) (99,86) 0 (2443.811) (100)
16 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
0 0 0 0 0 0
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
537.992.854 731.432 (537.261.422) (99,86) 0 (731.432) (100)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013)
Thang Long University Library
43
2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.3.1. Khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được đánh là lành mạnh hay không trước hết thể hiện ở khả
năng thanh toán. Sau đây là một số các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên qua các con số ở trên, ta có thể
thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở mức thấp. Mặc dù năm 2012, chỉ
tiêu này có khởi sắc, tăng lên 0,79 từ 0,41 của năm 2011, tuy nhiên lại giảm mạnh
xuống chỉ còn 0,27 vào năm 2013. Điều này cho thấy khả năng trả nợ của doanh
nghiệp đang ở mức báo động, đây chính là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp phải
những khó khăn về tài chính, hay chính sách tài trợ của công ty đã không đảm bảo
nguyên tắc cân bằng tài chính. Công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ
cho nợ dài hạn trong khi nợ ngắn hạn chính là các khoản nợ trước mắt phải trả của
công ty, còn lợi ích kinh tế thu được từ tài sản dài hạn cần có thời gian dài.
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn 0,41 0,79 0,27
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,22 0,55 0,21
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,01 0,04 0,002
4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 2,81 1,00 1,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Đây là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
hàng tồn kho bị loại trừ bởi trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là loại tài
sản có tính thanh khoản thấp hơn. Nhìn vào hệ số khả năng thanh toán nhanh qua các
năm, ta có thể nhận thấy các chỉ số năm 2011 và 2013 tương đối thấp, chỉ đạt 0,22 và
0,21, do nợ ngắn hạn các năm này tương đối cao, duy chỉ có năm 2012, công ty thanh
toán được nhiều các khoản nợ ngắn hạn, làm tăng khả năng thanh toán nhanh của
chính công ty. Nguyên nhân do sự tác động của sự biến động tăng khá nhanh của
khoản nợ ngắn hạn, trong khi tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng còn thấp. Công ty sẽ cần
phải có các biện pháp kịp thời để gia tăng tài sản ngắn hạn, duy trì hay tối thiểu hóa
44
lượng hàng tồn kho hoặc giảm thiểu các khoản nợ ngắn và dài hạn, giúp tăng cường
khả năng thanh toán nhanh trong tương lai.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn
bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Các hệ số này ở các năm đều rất thấp, đặc
biệt là năm 2013, hệ số này chỉ đạt 0,002, xấp xỉ bằng 0, quá thấp so với mức trung
bình là 0,13 – 0,15 do tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong
cơ cấu tài sản ngắn hạn, khả năng luân chuyển và thanh toán bằng tiền mặt của công ty
bị thụ động trong khi nợ ngắn hạn các năm tăng nhanh và tăng cao.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng
phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Từ năm 2011 đến năm
2013, hệ số này liên tục giảm, năm 2013, một đồng lãi vay công ty phải trả trong kỳ
được đảm bảo bởi 1 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay do lợi nhuận trước thuế và lãi
vay của công ty ghi nhận 0 đồng, giảm mạnh so với năm 2011. Công ty cần phải làm
tăng hệ số này lên cao, nghĩa là phải giảm tối đa chi phí, gia tăng lợi nhuận trước thuế
và lãi vay, do lãi vay phải trả của công ty khá cao.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty còn rất thấp, và ngày càng thấp hơn
năm trước đó, do cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý, bên cạnh đó, nhiều năm liền
lợi nhuận của công ty thấp hoặc không có lợi nhuận. Điều này ảnh hưởng đến uy tín
của công ty đối với các nguồn vốn vay, công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xin
vay vốn khi cần thiết.
2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản chung
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch (%)
Năm
2013
Chênh
lệch (%)
1
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROA) (%)
0,22 0,0002 (99,91) 0 100
2
Số vòng quay tài sản
(vòng)
0,35 0,39 11,43 0,31 (20,51)
3
Suất hao phí của tài sản so
với doanh thu thuần
2,86 2,60 (9,09) 3,26 25,38
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012,2013 )
Thang Long University Library
45
Từ bảng 2.8, ta có thể thấy:
Năm 2011, tỷ suất sinh lời của tài sản của công ty là 0,22%, nghĩa là trong kỳ,
công ty đầu tư 1 đồng tài sản thì chỉ thu về 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty là rất thấp. Tuy nhiên tỷ suất sinh lời của tài sản còn
tiếp tục giảm vào năm 2012, giảm đến 99,91% so với năm 2011. Tỷ suất sinh lời của
tài sản năm 2013 giảm về con số 0 đồng, nguyên nhân là do năm lợi nhuận sau thuế
qua các năm ngày càng giảm, đặc biệt năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty bằng
0 đồng. Những con số này là hồi chuông báo động về hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty rất yếu kém. Công ty bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư trong kỳ nhưng liên tục thu về
lợi nhuận sau thuế rất thấp và bằng 0, điều này khiến công ty gặp khó khăn trong việc
đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị máy móc, mở rộng
thị phần tiêu thụ bằng khả năng tài chính của công ty.
Vòng quay tài sản của công ty năm 2012 tăng 11,43% so với năm trước, chỉ tiêu
này năm 2013 lại giảm 0,08 vòng so với năm 2012, chỉ đạt 0,31 vòng. Đây là những
con số rất nhỏ, cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng tài sản, tài sản vận
động rất chậm.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2012 của công ty có sự biến
động giảm, cụ thể giảm 9,09% so với năm 2011 do tài sản bình quân năm 2012 tăng
không nhiều trong khi doanh thu thuần tăng mạnh đến 43,71%. Chỉ tiêu này năm 2013
của công ty tăng 25,28% so với năm 2012, chỉ tiêu này khá cao, nghĩa là công ty thu
được doanh thu thuần chỉ xấp xỉ 1/3 số tài sản đầu tư trong kỳ kinh doanh, một lần nữa
chứng minh rằng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn yếu kém.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
a. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.9. Kết quả sử dụng tài sản ngắn hạn
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch (%)
Năm
2013
Chênh
lệch (%)
1 Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn 1,48 0,18 (87,84) 0 100
2 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn 2,32 3,07 32,33 2,83 (7,82)
3 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so
với doanh thu
0,43 0,33 (23,26) 0,35 6,06
4 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so
với lợi nhuận
67,37
53.72
9
79.652 - (100)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 )
46
Năm 2011 công ty hoạt động khá hiệu quả, tỷ suất sinh lời đạt 1,48 nghĩa là công
ty đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 1,48 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên hai năm
trở lại đây tỷ suất này liên tục giảm, năm 2012 chỉ đạt 0,18%, và giảm còn 0% năm
2013. Do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh qua mỗi năm, đồng thời tài sản
ngắn hạn lại không ngừng tăng. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp nghĩa là hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn thấp, đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty chưa cao.
Năm 2012 số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng 32,33% so với năm 2011 nhờ
doanh thu thuần tăng mạnh. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 0,24
vòng so với năm 2012, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty có dấu
hiệu đi xuống, sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ giảm.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu năm 2012 giảm 23,26% so
với năm 2011, chỉ tiêu này năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012, cụ thể, tăng 6,06% do
tài sản ngắn hạn bình quân và doanh thu thuần đều tăng so với năm trước đó. Như vậy,
để có được 1 đồng doanh thu trong kỳ thì công ty cần đầu tư 0,35 đồng tài sản ngắn
hạn, đây là chỉ tiêu khá lạc quan trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn của công ty.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận. Năm 2012, để thu được 1
đồng lợi nhuận sau thuế thì công ty cần bỏ ra đến 53.729 đồng tài sản ngắn hạn bình
quân, tăng 79.652% so vói năm 2011, do lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm quá
bé, chưa đến 1.000.000 đồng. Đây là một con số rất lớn, một minh chứng về sự yếu
kém của hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn của công ty. Do năm 2013 công ty không
có lợi nhuận sau thuế nên không tính toán chỉ tiêu này.
b. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.10. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch (%)
Năm
2013
Chênh
lệch (%)
1 Số vòng luân chuyển
hàng tồn kho (vòng)
3,90 6,14 57,44 8,53 38,93
2 Thời gian 1 vòng quay
hàng tồn kho (ngày)
92,23 58,61 (36,45) 42,22 (27,96)
3 Hệ số đảm nhiệm hàng
tồn kho
0,20 0,13 (35,00) 0,09 (30,77)
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013)
Thang Long University Library
47
Nhìn vào số vòng luân chuyển hàng tồn kho, ta thấy số vòng luân chuyển các
năm liên tục tăng, năm 2012 chỉ số này tăng đến 57,44% so với năm 2011, và năm
2013 số vòng luân chuyển hàng tồn kho đã tăng thêm 38,93% so với năm 2012 do giá
vốn hàng bán liên tục tăng qua các năm trong khi hàng tồn kho biến động không nhiều.
Điều này chứng tỏ hàng tồn kho của công ty vận động khá ổn trong việc góp phần tăng
lợi nhuận cho chính công ty.
Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm 36,45% so với năm 2011 và
tiếp tục giảm 27,96% vào năm 2013 cho thấy sự luân chuyển của hàng tồn kho có dấu
hiệu chững lại. Chỉ số này phụ thuộc vào số vòng luân chuyển hàng tồn kho ở trên.
Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty cũng giảm qua các năm, năm 2012
giảm 35% so với năm 2011. Năm 2013, để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải
bỏ ra 0,09 đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho, giảm 0,04 đồng so với năm 2012, cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho khá tốt.
c. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Năm 2011 tỉ suất sinh lời của tài sản dài hạn của công ty rất nhỏ, đầu tư 1 đồng
tài sản dài hạn chỉ thu về được 0,003 đồng lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất sinh lời của
tài sản tiếp tục giảm, giảm đến 93,33% so với năm 2011, do lợi nhuận sau thuế của
công ty trong năm chỉ đạt 731.432 đồng, lợi nhuận quá nhỏ so với quy mô của tài sản.
Năm 2013, lợi nhuận sau thuế bằng 0 kéo tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn về con số
0. Có nghĩa là trong ba năm liên tục, công ty hầu như không kiếm được lợi nhuận từ
khoản đầu tư vào tài sản cố định.
Sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty cũng giảm liên tiếp qua từng năm,
khả năng tạo ra doanh thu thuần từ tài sản dài hạn giảm. Năm 2012 sức sản xuất của
tài sản dài hạn giảm 4,35% so với năm2011, năm 2013 giảm 22,73% so với năm 2012,
cho thấy sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty đi xuống.
Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu năm 2012 tăng 5,09% do giá trị
tài sản dài hạn bình quân trong kỳ tăng do bản chất tài sản dài hạn đã chiếm phần lớn
cơ cấu tài sản và liên tục tăng trưởng qua mỗi năm, cho thấy tài sản dài hạn của công
ty hoạt động kém hiệu quả, khả năng tạo doanh thu yếu. Năm 2013, suất hao phí của
tài sản dài hạn so với doanh thu tiếp tăng 28,19% so với năm 2012. Như vậy, để có 1
đồng doanh thu, công ty cần phải đầu tư 2,91 đồng tài sản dài hạn. Con số này khá cao,
khiến công ty gặp khó khăn trong việc cân nhắc đầu tư tài sản dài hạn.
Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận năm 2011 và 2012 là những con
số rất lớn, chứng minh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp rất yếu kém. Lợi
nhuận sau thuế từ năm 2011 đến năm 2013 liên tục giảm mạnh trong khi tài sản dài
48
hạn lại liên tục tăng, dẫn đến tình trạng công ty phải đầu tư những khoản tiền lớn vào
tài sản dài hạn nhưng hầu như không thu lại được đồng lợi nhuận nào. Năm 2013
không xác định do lợi nhuận sau thuế bằng 0 đồng.
Bảng 2.11. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản dài hạn
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
(%)
Năm
2013
Chênh
lệch
(%)
1
Tỷ suất sinh lời của tài sản
dài hạn
0,003 0,0002 (93,33) 0 (100)
2
Sức sản xuất của tài sản
dài hạn
0,46 0,44 (4,35) 0,34 (22,73)
3
Suất hao phí của tài sản
dài hạn so với doanh thu
2,16 2,27 5,09 2,91 28,19
4
Suất hao phí của tài sản dài
hạn so với lợi nhuận
336,95 373.787 1108 - -
5
Tỷ suất sinh lời của tài sản
cố định
0,005 0,0003 (94) 0 (100)
6
Sức sản xuất của tài sản
cố định
0,44 0,46 4,55 0,36 (21,74)
7
Suất hao phí của tài sản
cố định
2,28 2,16 (5,26) 2,80 29,63
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 )
Tương tự với tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn, tỷ suất sinh lời của tài sản cố
định năm 2011 và 2012 vốn đã rất nhỏ lại tiếp tục giảm, nguyên nhân tiếp tục đến từ
biến động giảm một cách mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, chỉ tiêu này là
một con số 0 do lợi nhuận sau thuế năm 2013 bằng 0 đồng.
Sức sản xuất của tài sản cố định năm năm 2011 rất nhỏ, cho thấy doanh thu mà
công ty kiếm được trong năm chưa thu hồi được nửa số tiền đầu tư vào tài sản cố định.
Tưởng chừng sức sản xuất của công ty năm 2012 có khởi sắc khi tăng 4,55% so với
năm 2011 nhưng chỉ tiêu này năm 2013 lại giảm đến 21,74% so với năm 2012, cụ thể
đạt 0,36, nghĩa là hiệu quả hoạt động của tài sản cố định tiếp tục giảm.
Thang Long University Library
49
Suất hao phí của tài sản cố định qua các năm có biến động tăng giảm khác nhau,
nhưng nhìn chung sự thay đổi không lớn. Năm 2013 tăng 29,63% so với năm 2012, lên
đến 2,80. Có nghĩa là công ty muốn có 1 đồng doanh thu thì trong kỳ cần phải đầu tư
đến 2,80 đồng tài sản cố định. Con số này khá cao, công ty cần phải có các biện pháp
giảm chỉ tiêu này xuống thấp trong kỳ kinh doanh tới.
2.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch (%)
Năm
2013
Chênh
lệch (%)
1.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu (ROE) (%)
0,35 0,0004 (99,89) 0 (100)
2. Hiệu quả sử dụng lãi vay 2,81 1,00 (64,41) 1,00 0
3. Tỷ suất sinh lời của tiền vay 0,45 0,002 (99,56) 0 (100)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 )
Năm 2011, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đạt 0,35%, lợi nhuận sau thuế khá
thấp so với số vốn chủ sở hữu bỏ ra. Năm 2012, chỉ tiêu này ghi nhận con số rất nhỏ
0,0004% và năm 2013 tỉ suất này bằng 0 do lợi nhuận sau thuế năm 2013 bằng 0 đồng.
Nguyên nhân gây giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là do công ty hoạt động
kém hiệu quả, không tạo ra được lợi nhuận sau thuế. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu công ty cũng đi vào xu hướng tiêu cực.
Hiệu quả sử dụng lãi vay trong hai năm 2012 và 2013 đều bằng 1,00, giảm
64,41% so với năm 2011. Chỉ tiêu này trong hai năm không phải là quá thấp nhưng
cũng không cao, chỉ vừa đủ khả năng thanh toán tiền lãi vay của công ty, nhưng con số
này chưa thực sự an toàn.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay của công ty còn khá là thấp. Khi mang 1 đồng tiền
vay để phục vụ hoạt động kinh doanh thì hầu như không tạo ra được lợi nhuận sau
thuế, thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp rất chậm.
2.3.4. Hiệu quả sử dụng chi phí
Giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các
năm góp phần ổn định tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán. Trong ba năm gần đây, tỷ
suất sinh lời của giá vốn hàng bán đạt cao nhất vào năm 2013, tăng 46,11% so với năm
2012, và thấp nhất vào năm 2012, giảm 17,53% so với năm 2011. Điều này cho thấy
mức lợi nhuận của công ty thu được từ giá vốn hàng bán là khá cao.
50
Bảng 2.13. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh
lệch
(%)
Năm
2013
Chênh
lệch
(%)
1
Tỷ suất sinh lời của giá
vốn hàng bán
30,74 25,35 (17,53) 37,04 46,11
2
Tỷ suất sinh lời của chi
phí bán hàng
(7,96) (1,01) 87,31 0,54 153,46
3
Tỷ suất sinh lời của chi
phí quản lý doanh nghiệp
(5,79) (0,74) 87,22 0,58 178,38
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 )
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng từ năm 2011 đến năm 2013 có dấu hiệu khả
quan, tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này chưa cao nhưng nếu công ty tiếp tục duy trì
tình hình khai thác lợi nhuận trong chi phí bán hàng thì trong tương lai, khi đầu tư 1
đồng chi phí bán hàng, công ty có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn so với con số 0,58
đồng năm 2013.
Tương tự như tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, Tỷ suất sinh lời của chi phí
bán quản lý doanh nghiệp cũng có dấu hiệu đi lên. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 1,32%
lên 0,58% so với con số âm ở năm 2012. Hiện tại, khi bỏ ra 1 đồng chi phí quản lý
doanh nghiệp, công ty mới chỉ thu về 0,58 đồng lợi nhuận. Công ty cần đẩy cao chỉ
tiêu này, nâng cao mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp để tiết kiệm được
khoản chi phí này.
2.4. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
Nƣớc sạch Hà Đông
2.4.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty năm 2013 so với các năm trước đó,
ta thấy một vài kết quả tốt công ty đã đạt được như sau:
- Quy mô vốn kinh doanh lớn cũng như tài sản gia tăng nhanh, cho thấy công ty
đã thực hiện những bước đầu trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
- Việc mở rộng quy mô sản xuất đã cho thấy kết quả tích cực trong việc tăng
doanh thu của công ty.
Thang Long University Library
51
- Toàn bộ tài sản cố định của công ty đều được huy động vào sản xuất kinh
doanh. Đây có thể coi là thành tích của công ty trong việc loại bỏ tài sản cố
định không tham gia vào sản xuất nhưng vẫn tính khấu hao, tránh được tình
trạng ứ đọng vốn kinh doanh của công ty. Hệ thống máy móc được duy trì ổn
định, được bảo dưỡng theo kế hoạch.
- Công ty đã sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ và triển khai đào tạo, nâng cao tay
nghề cho công nhân, chấn chỉnh lại công tác chất lượng tại các công đoạn sản
xuất.
- Thực hiện công tác lập kế hoạch và tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại vật
tư sau kiểm kê, đảm bảo sát thực tế. Đối với các vật tư không dùng, tồn kho, ứ
đọng, mất phẩm chất, nhanh chóng hoàn tất hồ sơ và điều kiện để thanh lý thu
hồi vốn cho công ty.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Mặc dù công ty đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên ta có thể thấy
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn yếu kém, nhiều khiếm khuyết.
Điều này được thể hiện qua hàng loạt các con số biến động trên Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn của công ty nghiêng nhiều về sử dụng nợ phải trả, trong đó
các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Điều này cho thấy khả năng tự
chủ về mặt tài chính của công ty là chưa cao, dẫn đến chi phí lãi vay mà công ty phải
chịu khá lớn, trong đó có những khoản rủi ro thiệt hại về chênh lệch tỷ giá do vay nợ
nước ngoài.
- Khả năng thanh toán:
Có thể nói đây là một trong những điểm yếu của công ty mà công ty cần phải
khắc phục ngay trong thời gian tới. Các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều rất
thấp so với mức trung bình ngành, cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp là rất
yếu, báo trước những rủi ro về mặt tài chính mà công ty có thể gặp phải trong việc trả
nợ các năm tiếp theo. Đồng thời những hệ số này có thể gây khó khăn cho công ty
trong việc xin vay vốn trong tương lai.
- Công tác quản lý chi phí
Đây chính là điểm yếu nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong năm 2013. Mặc dù doanh thu công ty thu về được ghi nhận là khá cao so với các
52
năm trước đó, tuy nhiên các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra còn cao hơn sự biến
động tăng doanh thu của công ty.
Bên cạnh đó, chi phí lãi vay ở mức cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí tài
chính. Do vậy, việc xem xét lại hoạt động huy động vốn hợp lý là việc làm cần thiết
cho công ty trong thời gian sớm nhất.
- Hiệu quả sử dụng tài sản
Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung cho thấy những
năm gần đây, khả năng sinh lời của tài sản bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0, sự luân chuyển
của tài sản là rất chậm. Bên cạnh đó, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
khá cao, cho thấy để có thể tạo ra doanh thu thuần thì công ty phải đầu tư lượng tài sản
gấp nhiều lần doanh thu thuần mà công ty muốn đạt được.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cũng vô cùng yếu kém, tài sản
ngắn hạn không thể tạo ra lợi nhuận sau thuế, vòng quay tài sản ngắn hạn ngắn, phải
đầu tư quá nhiều tài sản ngắn hạn bình quân mới có thể tạo ra được 1 đồng lợi nhuận
sau thuế.
Không chỉ có hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn mà tài sản dài hạn và tài sản cố
định cũng không tránh khỏi tình trạng yếu kém, cụ thể, tài sản dài hạn và tài sản cố
định đều không thể tạo ra lợi nhuận sau thuế, sức sản xuất của tài sản dài hạn tiếp tục
giảm, trong khi suất hao phí so với doanh thu lại tăng.
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cũng vô cùng bi quan, vốn chủ sở hữu
đầu tư cũng không thể thu được đồng lợi nhuận nào. Mặc dù tiền vay của công ty khá
lớn, nhưng công ty lại không lợi dụng được khoản tiền này để sinh lời.
- Hiệu quả sử dụng chi phí
Mặc dù tỉ suất sinh lời của giá vốn hàng bán, tỷ suất sinh lời của chi phí và tỷ
suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp có cải thiện so với năm trước nhưng tỷ
suất sinh lời của tổng chi phí của công ty lại cho thấy con số 0 tròn trĩnh. Công ty
không thu được lợi nhuận từ tổng chi phí đã bỏ ra.
2.4.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, những nguyên
nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chính
doanh nghiệp.
Thang Long University Library
53
- Chính sách quản lý tài chính hiện hành: Qua thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta có thể nhận thấy
nguyên nhân lớn nhất của những hạn chế trong sản xuất kinh doanh của công
ty chính là chính sách quản lý tài chính của công ty. Chính sách quản lý tài
chính hiện hành của công ty cho thấy nhiều vấn đề, điển hình như sự mất cân
đối trong cơ cấu nguồn vốn, công tác quản lý chi phí lỏng lẻo, vay nợ nhiều
dẫn đến chi phí lãi vay lớn, khả năng thanh toán thấp dẫn đến công ty hoạt
động thiếu hiệu quả, trong nhiều năm tạo ra lợi nhuận rất thấp hoặc không có
lợi nhuận.
- Cơ cấu tổ chức công ty: Bên cạnh chính sách quản lý tài chính, không thể
không kể đến tác động của cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Trong những năm
gần đây, công ty đã có những thay đổi cơ bản về bộ máy quản lý, như thuyên
chuyển công tác cán bộ nhân viên đến các địa bàn mới mở rộng phục vụ cung
cấp nước sạch hay chuyển công tác nhân viên từ một số phòng ban sang các
phòng ban khác. Thực tế công tác này cũng gây ra không ít những khó khăn
vướng mắc, điển hình như sự đồng bộ nội bộ các phòng ban cũng như giữa
các phòng ban còn nhiều hạn chế, việc thực hiện nhiệm vụ cấp trên đưa xuống
còn chậm, một số bộ phận trong công ty chưa được phân công hợp lý.
- Trình độ chuyên môn cán bộ, công, nhân viên: Nhìn nhận một cách thực tế,
mặc dù công ty đã đầu tư đào tạo tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cho công
nhân, cán bộ nhân viên trong công ty nhưng trình độ chuyên môn của cán bộ
công nhân viên vẫn còn có những hạn chế. Đó là chất lượng chuyên môn chăm
sóc khách hàng của nhân viên phòng dịch vụ khách hàng, trình độ công nhân
mới được tuyển dụng tại các địa phương mà công ty mới mở rộng địa bàn
phục vụ nước sinh hoạt.
b. Nguyên nhân khách quan
- Thị trường cung cấp nước sinh hoạt là thị trường độc quyền dưới sự quản lý
của Bộ tài chính, do đó công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cũng chịu
tác động trực tiếp từ cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước.
- Sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, công cuộc đô thị hóa ở khắp mọi nơi,
những khu đô thị, khu chung cư, các công trình phục vụ dân sinh, phúc lợi xã
hội, công trình công cộng liên tục được khởi công ở khắp nơi trên cả nước nói
chung, địa bàn cung cấp nước sạch sinh hoạt của công ty nói riêng. Đây chính
là những khách hàng lớn của công ty, đặc biệt, tình hình kinh tế cả nước cũng
tác động trực tiếp đến tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng của các dự án,
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
54
- Nguồn cung ứng: chưa kể đến nguồn cung ứng của nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất, các yếu tố như điện, xăng, dầu cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây, giá xăng dầu,
điện sinh hoạt liên tục tăng, trong khi giá thành nước sinh hoạt chỉ mới được
điều chỉnh tăng một vài lần, dẫn đến các khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh
doanh của công ty tăng, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Thang Long University Library
55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV NƢỚC SẠCH HÀ ĐÔNG
3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh
3.1.1. Định hướng phát triển chung
- Thực hiện đầy đủ mọi quy định về chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Nhà nước. Phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, là tấm gương
sáng cho các thành phần kinh tế khác phấn đấu noi theo Từ đó đề ra các
biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn và phù hợp nhất.
- Luôn coi trọng mọi hoạt động của các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên,
phụ nữ, Có những biện pháp nhằm động viên để các đoàn thể thể hiện vai
trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng công ty nói riêng và đất
nước nói chung.
- Phấn đấu từ nay đến những năm tiếp theo, công ty luôn đạt được danh hiệu
đơn vị điển hình, các đoàn thể đạt danh hiệu xuất sắc.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động máy móc, thiết bị, dây chuyền công
nghệ hiện có, nâng cao chất lượng sản xuất.
- Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường.
- Đào tạo đội ngũ lao động nhằm vận hành tốt dây chuyền sản xuất, ổn định sản
xuất.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án cụ thể nhằm tiết kiệm chi
phí, giảm tối đa tiêu hao vật tư.
- Đầu tư máy móc, thiết bị hiện tại, bảo dưỡng, sửa chữa tốt các máy móc cũ,
đảm bảo chất lượng sản phẩm và sản xuất diễn ra liên tục.
3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh
- Đối với lĩnh vực sản xuất
Tiếp tục duy trì khai thác và cung cấp nước sạch, sản xuất nước tinh khiết,
đá viên tinh khiết phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. Nâng cao chất
lượng nước sạch trước khi dẫn đến đường ống nước sinh hoạt.
Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống máy móc thiết bị trong khai thác
và sản xuất nước sạch cũng như đá và nước tinh khiết.
Tổ chức sản xuất theo quy trình, áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh
Tiếp tục tích cực nghiên cứu thị trường nước tinh khiết.
56
Phát triển các kênh phân phối kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp
thoát nước.
- Đối với lĩnh vực xây dựng, lắp đặt
Tích cực tham gia đấu thầu các hạng mục xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp trong ngành cấp thoát nước trong khả năng của công ty.
Lắp đặt và thay thế hệ thống đồng hồ, hệ thống cấp thoát nước chất lượng
cao trên toàn địa bàn phục vụ.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV
Nƣớc sạch Hà Đông
3.2.1. Thay đổi cơ cấu vốn
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông có quy mô vốn tương đối lớn. Ngoài
phần vốn góp của Nhà nước, công ty còn được vay nợ các khoản nợ dài hạn từ ODA
của Chính phủ Pháp và Ngân hàng thế giới, đầu tư vào các thiết bị máy móc phục vụ
khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch mang lại chất lượng cao. Do vậy, duy trì một
quy mô vốn lớn là việc làm cần thiết để công ty có thể đầu tư theo chiều sâu, nâng cao
chất lượng nước sạch, gây dựng được lòng tin đối với khách hàng.
Tuy nhiên, với cơ cấu về nguồn vốn tiện tại của công ty, nợ phải trả chiếm tỉ
trọng khá cao (trên 60%), trong đó, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn vay từ Ngân
hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quang Trung và các
khoản vay nợ các cá nhân trong công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng thấp (xấp xỉ
40%) làm cho mức độ độc lập và tự chủ về tài chính của công ty còn thấp. Hơn nữa,
con số này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty chưa hiệu quả. Do vậy,
việc nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu là việc làm cấp thiết đối với công ty. Với tình
hình thực tế hiện nay của công ty, không thể thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu vốn bằng
cách giảm tổng nguồn vốn vay, vì việc giảm nguồn vốn vay dẫn đến tình trạng quy mô
vốn giảm, công ty không thể duy trì bình thường các hoạt động kinh doanh như trước.
Tuy nhiên, công ty có thể điều chỉnh cơ cấu vốn vay cho phù hợp. Cụ thể, công ty cần
hạn chế các khoản vay ngắn hạn, đặc biệt hạn chế các khoản vay bằng ngoại tệ, do
chênh lệch tỷ giá sẽ dẫn đến thiệt hại cao và chi phí lãi vay lớn. Bên cạnh đó là công
tác tăng tỷ trọng vay dài hạn, bởi ở thời điểm hiện tại thì khả năng thanh toán của công
ty là rất thấp, công ty đang dùng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Mặt
khác, do công ty không thể nhanh chóng điều chỉnh hợp lý cơ cấu nguồn vốn theo tỷ
trọng vốn chủ trong thời gian ngắn mà cần phải thực hiện qua từng bước một.
Vốn chủ sở hữu có thể được tăng bằng các cách sau:
Thang Long University Library
57
Tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (xin thêm đầu tư từ Nhà nước, huy động
góp vốn trong công ty). Đối với hình thức góp vốn thì còn dựa trên sự nhất
trí của toàn bộ công nhân viên trong chi nhánh và mang tính tự nguyện, nên
khuyến khích cán bộ công nhân viên có tiền nhàn rỗi góp vốn vào công ty.
Để góp vốn được thực hiện tốt, công ty cần có các chủ trương, chính sách
hợp lý, rõ ràng và công khai. Cần tuyên truyền để cán bộ công nhân viên
thấy mục đích của việc góp vốn là nhằm góp phần làm công ty lớn mạnh và
phát triển hơn. Từ đó người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn, tỷ lệ
lãi suất được tính toán trên kết quả kinh doanh nhưng nên cao hơn lãi suất
gửi tiết kiệm và nhỏ hơn lãi suất gửi ngân hàng.
Bổ sung thêm vào quỹ đầu tư và phát triển để đảm bảo công ty có thể phát
triển bền vững.
Tăng cường sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ
thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Vốn lưu động
của công ty cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn và được biểu hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau. Để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thì công ty
phải có đủ vốn để đầu tư vào các giai đoạn, các hình thái và đảm bảo cho các hình thái
đó có mức tồn tại hợp lý, tối ưu và đồng bộ với nhau. Thực tế trong năm 2013, vốn lưu
động của công ty tương đối thấp, công ty giữ quá ít tiền mặt và không đầu tư tài chính
ngắn hạn, điều này làm giảm tính đa dạng trong hoạt động của công ty.
Năm 2013, khoản phải thu khách hàng tăng khá nhiều so với năm 2012 cho thấy
công ty hiện đang bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, vốn bị ứ đọng trong khâu thanh
toán. Hàng tồn kho mặc dù không quá cao nhưng cũng chiếm đén 20,82% tỉ trọng tài
sản ngắn hạn. Những yếu tố này đã kìm hãm tốc độ tăng của hiệu quả sử dụng vốn lưu
động, khiến vốn lưu động giảm 0,06 vòng so với năm 2012. Qua thực tế công ty, để
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty cần phải thực hiện tốt các
biện pháp tổ chức tốt công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng và nợ phải thu khách
hàng. Thực tế, số nợ phải thu khách hàng các năm liên tục tăng. Có thể nói tình hình
thời tiết mỗi năm cũng ảnh hưởng đến lượng nước tiêu dùng trong sinh hoạt của khách
hàng, hơn nữa năm 2013 công ty mở rộng địa bàn cung cấp nước sạch, nhiều khách
hàng là các công ty xây dựng đang thi công trên địa bàn cung cấp nước của công ty,
trong đó có nhiều các công trình phải dừng xây dựng giữa chừng do hết vốn và các
công trình khác đang đi vào hoàn thiện để bàn giao với khách hàng gặp khó khăn trong
khâu thanh toán, do đó số phải thu khách hàng đã lên đến 23.165.665.440 đồng, tăng
58
65,33% so với năm trước đó. Điều này đặt ra các yêu cầu công ty cần phải có các biện
pháp nhanh chóng thu hồi nợ, tránh bị tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán
hiện tại, hoặc xử lý xóa nợ gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể,
công ty cần chủ động có kế hoạch thu hồi nợ, lập và theo dõi danh sách khác hàng nợ,
sắp xếp các đối tượng theo khả năng trả nợ cho công ty trên cơ sở tìm hiều hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, kết hợp với thời hạn công ty dã cho khách
hàng nợ, từ đó công ty có thể chủ động đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn cho
công ty (gửi giấy báo cho khách hàng khi gần dến thời hạn khách hàng trả nợ để khách
hàng chủ động thu xếp thanh toán cho công ty). Việc đôn đốc khách hàng thanh toán
có thể gây tâm lý tiêu cực cho khách hàng nhưng đây là việc nên làm, đặc biệt là đối
với các khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên, vì như vậy sẽ tạo ra lề lối làm việc
khẩn trương, nghiêm túc cho khách hàng khi làm việc với công ty. Bên cạnh đó, đối
với các khoản nợ có khả năng không thu hồi được, công ty cần chú ý theo dõi để lập
dự phòng, nhằm giúp công ty tính toán, hạn chế được rủi ro khi không thu hồi được nợ,
tránh được khó khăn về tài chính cho công ty.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cấu thành vốn kinh doanh của công
ty. Do đó, việc quản lý và sử dụng vốn cố định góp phần tích cực vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty
cần thực hiện:
- Đa dạng hóa các nguồn tài trợ vốn cố định, do hầu hết tài sản cố định công ty
đang sở hữu được tài trợ bởi nguồn vốn vay, điều này đã hạn chế khả năng tự
chủ của công ty trong sản xuất kinh doanh.
- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có: số máy móc thiết bị của
công ty là số máy tóc thiết bị tân tiến, theo công nghệ nước ngoài, do đó năng
lực và công suất của máy rất cao. Công ty cần bố trí các khâu lao động hợp lý,
khoa học, thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, kịp thời sửa chưa để khai thác
tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có, nhằm đảm bảo sản xuất.
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí
Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy các khoản chi phí (chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) tương đối lớn, vượt qua mức tăng doanh của
doanh thu công ty, tuy nhiên công ty không được phép tự do tăng giá vốn do giá vốn
bán nước sạch của công ty là do Nhà nước quản lý và quy định, điều này dẫn đến công
ty trong nhiều năm ghi nhận lợi nhuận trước thuế là rất nhỏ hoặc bằng 0. Chi phí bán
hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của công ty năm 2013, sau đó là chi
phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự gia tăng các khoản chi phí này đầu tiên
Thang Long University Library
59
phải nói đến công tác quản lý chi phí chưa tốt. Để giảm thiểu chi phí, nâng cao lợi
nhuận, công ty cần:
- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cao về tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp
với đặc điểm công ty và đặc điểm kinh tế kỹ thuật.
- Trong sản xuất cần bố trí các công đoạn hợp lý, tránh tình trạng gián đoạn hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra, điều
chỉnh mức lao động và đơn giá tiền lương nhằm tăng năng suất lao động, tăng
thu thu nhập.
- Đối với các khoản chi phí tiếp khách, hội họp, giao dịch, chi phí đối ngoại,
công ty phải xây dựng định mức chi tiêu cụ thể và có quy chế quản lý sử dụng.
- Thường kỳ, cần tiến hành phân tích, đánh giá lại tình hình sử dụng chi phí để
rút ra bài học kinh nghiệm và các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí
trong thời gian tới.
3.2.5. Tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nước tinh khiết và đá
tinh khiết
Thực tế doanh thu bán nước tinh khiết của công ty còn thấp, cho thấy thị trường
tiêu thụ còn nhỏ hẹp. Mặc dù đã tăng so với năm 2012 nhưng doanh thu bán nước tinh
khiết của công ty chỉ đạt 1.497.341.850 đồng, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doan
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngày nay, khách hàng thường có những yêu cầu rất
cao đối với các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, với sản phẩm nước tinh khiết đã
được các cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng, công ty nên xây dựng các biện
pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này
- Thành lập đội ngũ nhân viên thị trường, có nhiệm vụ đi thăm dò, tìm hiểu thị
trường nước sạch, thường xuyên đưa ra các chính sách giá bán cạnh tranh, mở
thêm các nhà phân phối, đại lý và có những chính sách thỏa thuận về giá bán
với nhà phân phối
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ các đại lý về giá, vận chuyển, với những nhà
phân phối quen thuộc có thể cho nợ tiền hàng với mức bảo lãnh thấp hơn hoặc
trong thời gian dài hơn.
3.2.6. Các giải pháp khác
- Tiếp tục hoàn thiện công tác tài chính kế toán trong công ty và thực hiện tốt
việc phân tích tài chính.
Mỗi khi có sự thay đổi về các chính sách tài chính và kế toán của Nhà nước, công
ty cần cập nhật thông tin này để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của mình cho
60
đúng pháp luật. Đồng thời, cần có những buổi tập huấn phổ biến các kiến thức mới về
tài chính kế toán cho cán bộ công nhân viên phòng tài chính – kế toán.
Việc phân tích tài chính của công ty trong những năm qua chưa thực sự được
quan tâm. Thể hiện các phân tích mới chỉ ở các dạng báo cáo tài chính khái quát nhất,
chưa có những báo cáo và những đánh giá thực sự chi tiết về tình hình tài chính cũng
như kế hoạch dài hạn trong tương lai. Vì vậy, công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc
phân tích tài chính nhằm đánh giá đúng hơn vai trò của hoạt động này trong hoạt động
quản lý của công ty. Công ty cần lập kế hoạch tài chính dài hạn nhằm giúp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững, phát triển.
- Chú trọng hơn nữa vào yếu tố con người. Yếu tố con người luôn là yếu tố
quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển lâu dài của công ty. Chính vì vậy,
công ty cần coi trọng công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể
lao động trong công ty. Trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh và các khoản
chi phí tiết kiệm được sẽ giành tỷ lệ thích hợp tăng thu nhập cho người lao
động. Bên cạnh đó,chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động
trong quá trình vận hành máy móc thiết bị và cho cán bộ công nhân viên, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý.
3.3. Kiến nghị với Nhà nƣớc
Nhà nước chính là chủ thể để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh
nghiệp. Hay nói theo cách khác, Nhà nước đong vai là một người trọng tài điều chỉnh
các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy mà Nhà nước cần phải tạo một môi trường
pháp lí công bằng và môi trường kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đồng thời
cũng đóng vai một “người mẹ” để chăm lo cho các doanh nghiệp – “ đứa con cưng của
mình”.
- Xây dựng môi trường pháp lý công bằng và lành mạnh để các doanh nghiệp
cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh và hợp tác với nhau. Đồng thời
cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật để các doanh nghiệp
nghiêm chỉnh chấp hành, tránh việc gian lận làm ăn bất chính.
- Môi trường kinh tế là tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ kìm hãm hay thúc đẩy sự phát
triển của từng lĩnh vực, ngành cũng như các doanh nghiêp, cụ thể: chính sách
phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ
- Vì vậy mà Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có
thể phát triển sản xuất kinh doanh:
Giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ, vì hiện nay nguồn
vống kinh doanh của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của mình.
Thang Long University Library
61
Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, kéo dài thời hạn vay vốn cho doanh
nghiệp. Vì hầu hết các nguồn vốn mà Nhà nước hỗ trợ đều là các nguồn vốn
ngắn hạn, trong khi thời gian hoàn vốn của các dự án lại dài, khi dự án chưa
mang lại doanh thu thì đã phải lo trả nợ. Vì vậy dẫn đến tình trạng vay ngắn
hạn chỉ cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
Cắt giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp vì hiện nay doanh nghiệp vẫn
phải chịu một số loại thuế khá cao.
Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình thị trường trong và ngoài
nước để các doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đặc biệt là vùng sâu
vùng xa. Vì đa phần các mỏ quặng, khoáng sản đều có địa hình vào rất khó
khăn cho việc vận chuyển và khai thác vì vậy làm tăng chi phí, mất nhiều
thời gian và công sức.
Đưa ra những chính sách ưu đãi về sử dụng điện trong sản xuất.
62
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và tiềm ẩn này, nâng cao hiệu quả
sản suất kinh doanh là vấn đề thiết yếu và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh
nghiệp. Đối với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cũng vậy, để thực hiện tốt
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã tính toán và xây dựng nên hệ
thống các chi tiêu hiệu quả. Để từ đó, phân tích đánh giá chính xác hiệu quả trong các
hoạt động của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Trải qua quá trình hoạt động lâu dài, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông
đã từng bước xây dựng được vị thế của mình trên thị trường và đã đạt được nhiều
thành công trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
một số hạn chế chưa được khắc phục tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông:
cơ cấu vốn chưa hợp lý, khả năng thanh toán thấp, hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí
quản lý cao, khả năng sinh lời còn yếu kém Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Bên cạnh đó cũng rất cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang
vững chắc cho công ty phát huy có hiệu quả.
Với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết còn nhiều sai
sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân hạn chế và tìm ra các giải pháp khắc
phục những hạn chế nói trên. Nhưng em cũng mong rằng những giải pháp em đưa ra
sẽ có giá trị tham khảo đối với Công ty, phần nào đưa ra phương hướng hướng cải
thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.
Thang Long University Library
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Luật kinh doanh - Ths Lê Học Lâm, Ths Lê Ngọc Đức
- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch
Đức Hiển
- Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – GS.TS Ngô Thế Chi và PGS.TS
Nguyễn Trọng Cơ
- Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc
- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ
Duy Hào
- Website: www.voer.edu.vn
- Website: www.webketoan.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a18103_5822.pdf