+ Xã Mỹ Yên có tuyến quốc lộ 37 chạy qua nên khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
+ Có diện tích đất đai khá rộng là là điều kiện cơ bản và tốt nhất để phát triển nông nghiệp. Đất đai tương đối màu mỡ nên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng nông - lâm nghiệp, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau.
+ Có diện tích ao hồ sông suối khá lớn tạo cho vùng có một nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu tương đối đầy đủ.
+ Nguồn lao động của xã có kinh nghiệm, cần cù chịu khó trong sản xuất. Đồng thời có đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình hết lòng giúp đỡ bà con trong xã.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Xã Mỹ Yên Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp.
+Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
+Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
3. YÊU CẦU
Đánh giá đúng, khách quan khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy.
Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
Định hướng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi:
+Về mặt không gian: xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
+Về mặt thời gian: Từ ngày 15/08-20/08/2011.
+Về mặt nội dung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân tích, phát hiện những thuận lợi, khó khăn; những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận: Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+Nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp.
+Nghiên cứu các khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu.
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
+Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu nhằm so sánh được sự biến động và tìm nguyen nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+Phương pháp điều tra phỏng vấn
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được. Đồng thời với việc sử dụng bảng hỏi đóng là việc kết hợp sử dụng một số câu hỏi mở, phỏng vấn sâu nông dân và cán bộ quản lý.
+Phương pháp kế thừa:
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.
+Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất chưa sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai.
+Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN, LN…)/ Tổng diện tích đất đai.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Phân loại đất nông nghiệp
Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm:
Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa –lúa, lúa –màu, màu –màu,…
Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu…
Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.
Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất.
Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.
Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng.
Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá…
Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối.
1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Những hang hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển.
Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị.
Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hang hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
- Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà Nước
Nông nghiệp là ngành kinh tế có quy mô lớn nhất của nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tổng thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn
Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức tự cấp tự túc đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4%diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1.224m2/người. Trong đó:
+Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6% diện tích đất nông nghiệp.
+Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3% diện tích đất nông nghiệp.
+Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng (so với năm 1993 tăng 2.351,9 nghìn ha). Trong đó, tỷ trọng diện tích cây hàng năm giảm (bằng 76,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích trồng cây lâu năm tăng (bằng 14,9 % diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2 % diện tích đất nông nghiệp 1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000).
1.3.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều khiện tự nhiên, kinh tế -xã hội. Những đặc điểm đó là;
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, bao gồm: các loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu. môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngọi cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt.
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi nữa thì cũng đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Đây là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón rất khác nhau giữa các thời kỳ cảu quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường.
2. QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẨT NÔNG NGHIỆP
2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lut, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái.
Khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa hoc trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.
Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
Bền vững về xã hôi: thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống xã hội.
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động…) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:
Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau.
Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để gữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.
2.2. Về hiệu quả sử dụng đất
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả người ta sẽ nghĩ đến công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vj sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xa hội là có tác động tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù kinh tế.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đấu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp…Phát triển theo chiều sâu là đỷ mạnh việc áp dung khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinhn tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước.
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạc thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét moois quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao đông thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao.
3.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA
3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Mỹ Yên – Đại Từ - Thái Nguyên
Mỹ Yên là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, cách thị trấn Đại Từ khoảng 10 km và nằm ở phía nam huyện. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía bắc giáp xã Khôi Kỳ; phía nam giáp xã Văn Yên; phía đông giáp xã Lục Ba.
Toàn bộ diệ tích xã là một thung lũng nằm giữa chân núi Tam Đảo. Địa hình bị chia cắt bởi các con suối như suối Cầu Hu, Cầu Hủng và suối Cầu Chì. Vì thế vào mùa mưa bão thường xảy ra lũ ống, lũ quét. Giao thông đi lại khó khăn gây cản trở cho quá trình đi lại trao đổi kinh tế của người dân. Có những cánh đồng nhỏ và hẹp nằm dưới chân núi rất khó để sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp sử dụng máy móc trong sản xuất.
Mỹ Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 22-27C. Độ ẩm trung bình từ 70-80%. Khí hậu nhiệt đới ẩm cùng với sự hoạt động của gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông tạo điệu kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới điển hình cũng như tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm vói lượng mua lớn cũng gây ra không ít khó khăn trở ngại trong sản xuất như dịch bệnh bùng phát, ngập úng vào mùa mưa, giá rét sương muối vào mùa đông…
Xã Mỹ Yên có diện tích tự nhiên là 3400 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 280 ha, đất trồng chè là 130 ha, rừng sản xuất là 1400 ha, còn lại thuộc vườn quốc gia Tam Đảo.
Khung cảnh buổi sáng Mỹ Yên
Cảnh người dân đi làm đồng
3.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội xã Mỹ Yên – Đại Từ - Thái Nguyên
Là một xã vùng sâu còn nhiều khó khăn thuộc huyện Đại Từ Mỹ Yên luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà Nước.
Toàn xã Mỹ Yên có 1462 hộ dân với 6179 nhân khẩu, sinh sống trong 25 xóm (Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2011). Trong đó có một xóm cách xa trung tâm xã nhất là 4.5 km (xóm Thuận Yên). Đường giao thông đi lại khó khăn, ban đầu mới làm được đoạn đường bê tông đi tới xóm Đồng Cháy, Đầm Ghành, Đầm Phán. Còn lại những xóm khác đường chủ yếu là đường đá, đường đất đi lại rất khó khăn. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là Tày, Nùng, Dao, Thái, Kinh. Trong đó dân tộc kinh là chủ yếu. Hiện nay số người trong độ tuổi lao động của xã rất ít do phần lớn thanh niên trong xã hoặc là đi học hoặc đi làm xa nhà.
Đồng chí Nguyễn Quang Khê PCT UBND xã Mỹ Yên
Về giao thông, thủy lợi – xây dựng cơ bản:
Trong 6 tháng đầu năm, xã đã cho nhân dân tu sửa, nạo vét 6.5km kênh mương nội đồng và đắp vai, đập để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất; đang tiếp tục đôn đốc nhà thầu hoàn thành tuyến đường vành đai để đưa vào sử dụng; tiếp tục quy hoạch khu dân cư xóm Đồng Cạn và sân vân động xã; vận động nhân dân xóm Việt Yên hiến đất để thông đường giao thông tuyến vành đai Tam Đảo và đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.
Về sản xuất CN – TTCN: Về tiểu thủ công nghiệp, địa phương vẫn duy trì nhịp độ phát triển. Tuy nhiên sản xuất TTCN địa phương vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa sản xuất tập trung, sản phẩm không mang tính cạnh tranh. Giá trị TTCN 6 tháng ước đạt theo giá trị hiện hành bằng 589.400.000đ.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ MỸ YÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM XÃ MỸ YÊN
1.1 Phương hướng sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm xã Mỹ Yên
Để hoàn thành kế hoạch kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp năm 2011, Ủy Ban Nhân Dân xã Mỹ Yên đã kịp thời xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2011.
Mục tiêu kế hoạch về tổng diện tích gieo cấy lúa là 270 ha, năng suất 55,5 tạ/ha, sản lượng 1498,5 tấn. Trong đó: Diện tích lúa thâm canh cao sản là 140 ha, năng suất trên 57 tạ/ha; diện tích cấy lúa lai 45 ha. Mục tiêu tổng diện tích gieo trồng cây màu là 83 ha. Trong đó:
Cây ngô: 10 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 40 tấn
Khoai lang: 5 ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 35 tấn
Đậu tương: 8 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 11,2 tấn
Lạc: 10 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 9 tấn
Sắn: 8 ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 120 tấn
Đậu, đỗ: 5 ha, năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 35 tấn
Củ đậu: 2 ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng 12 tấn
Rau các loại: 35 ha, năng suất 110 tạ/ha, sản lượng 385 tấn
Các giải pháp thực hiện mục tiêu sản xuất bao gồm giải pháp về tổ chức sản xuất, kỹ thuật và chính sách.
Về tổ chức sản xuất:
Xây dựng kế hoạch sản xuất các loại cây trồng vụ xuân đảm bảo theo khung thời gian tốt nhất, trong đó cây lúa chủ yếu là gieo cấy trà xuân muôn.
Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật gieo trồng…
Thực hiện các mô hình trình diễn về giống lúa mới, mô hình thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích để tuyên truyền khuyến cáo nhân ra diện rộng
Tập trung chỉ đạo điều tiết và tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ đảm bảo chủ động cấy hết diện tích lúa theo kế hoạch đề ra.
Về kỹ thuật: Đối với cây lúa:
Thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật gieo cấy vụ xuân năm 2011. Trong đó, trà lúa xuân muộn chiếm 95 – 97 % diện tích. Thực hiện tốt biện pháp che phủ nilon cho mạ, không để mạ chết rét.
Thời vụ: Gieo mạ từ ngày 21/01 đến ngày 25/01/2011. Cấy từ ngày 08/02 đến ngày 25/02/2011, tuổi mạ 3 – 4 lá.
Mật độ cấy: Lúa thuần: Cấy 50 khóm/m2, mỗi khóm từ 2 – 3 dảnh; lúa lai: cấy từ 40 – 45 khóm/m2 mỗi khóm từ 1 – 2 dảnh.
Đối với cây ngô: Thời vụ ngô từ ngày 04/02 đến ngày 25/02/2011.
Trong sản xuất vụ xuân cần tập trung chỉ đạo, mở rộng diện tích cây trồng các loại cây có hiệu quả như đậu tương, lạc, củ đậu, dưa hấu…
Về chính sách:Thực hiện trợ giá giống lúa lai, cho sản xuất theo mức trợ giá của huyện và tỉnh nhằm tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Mức hỗ trợ về kinh phí như sau: ngân sách tỉnh hỗ trợ trợ giá giống lúa: 45 ha x 27.7 sào x 10.000 đồng/sào = 12.465.000 đồng. Hỗ trợ phân bón kali cho lúa lai với mức hỗ trợ là 10.000 đồng/sào. Ngân sách huyện hỗ trợ lúa lai các loại : 45 ha x 27.7 sào/ha x 20.000 đồng/sào = 24.930.000 đồng. Ngô lai các loại: 10 ha x 27.7 sào/ha x 4.000 đồng/sào = 1.108.000 đồng. Hỗ trợ tập huấn, xây dựng một mô hình giống lúa chất lượng cao và một mô hình đậu tương mới.
1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 xã Mỹ Yên
1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm 2011, diện tích gieo cấy của toàn xã Mỹ Yên là 270ha/267ha = 101% cùng kỳ; năng suất đạt 56 tạ/ha; sản lượng = 1512 tấn. Trong đó, lúa lai cấy được 33ha/45ha = 73% kế hoạch = 117 % cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây mầu vụ xuân là 10 ha. Diện tích ngô xuân là 5 ha, năng suất =40 tạ/ha, sản lượng = 20 tấn. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 6 tháng đầu năm bằng 1675,5 tấn bằng 50,8 % kế hoạch năm. Chăm sóc thâm canh 102 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 65 tạ/ha, sản lượng bằng 464,1 tấn bằng 70% kế hoạch năm.
Về rừng sản xuất, đã cấp giống và phân bón cho nhân dân trồng, chăm sóc 36,1 ha tại 5 xóm (Bắc Hà 1, Bắc Hà 2, Bắc Hà 3, Việt Yên, Đồng Cháy). Triển khai mô hình thâm canh cây keo Tai tượng 25 ha tại 6 xóm ( Suối Chì, Lò Gạch, Đồng Cạn, Trại Cọ, Đầm Pháng, Đầm Gành).
1.2.2 Chăn nuôi
Đầu năm đàn gia súc mắc bẹnh dịch trên diện rộng kéo dài đến tháng 4. Tỷ lệ đàn gia súc, gia cầm giảm so với kế hoạch. Số gia súc, gia cầm hiện có như sau:
+ Đàn bò: 34/100 con = 34 % KH = 30,9 % cùng kỳ
+ Đàn trâu: 587/1100 con = 53,3 % KH 57,5 % cùng kỳ
+ Đàn lợn: 2013/3200 con = 62,9 % KH = 66,6 cùng kỳ
+ Đàn dê: 162/100 con = 162 % KH = 231% cùng kỳ
+ Đàn gia cầm: 25.553/32.000 con = 79,8 % KH = 83,7 % cùng kỳ
Hiện trên địa bàn xã Mỹ Yên đang tiến hành xây dựng và đưa vào thử nghiệm 02 mô hình chăn nuôi theo chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011. Cụ thể: xây dựng 01 chăn nuôi gà xương đen và 01 mô hình chăn nuôi lợn rừng theo hướng ATSH đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Giúp cho các hộ nông dân có thêm lựa chọn các hình thức chăn nuôi phù hợp , có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, giảm chi phí đầu tư để từ đó lựa chọn đưa vào sản xuất và từng bước nhân rộng trên toàn xã.
Mô hình chăn nuôi lợn rừng thử nghiệm trên quy mô 01 hộ. Số lượng là 15 con/hộ. Mô hình chăn nuôi gà xương đen: quy mô 01 hộ; số lượng 600con/hộ.
Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 07/2011 đến tháng 12/2011.
Mô hình nuôi gà xương đen được thực hiện tại thôn Đồng Cháy, xã Mỹ Yên. Mô hình chăn nuôi lợn thực hiện tại xóm La Hang, xã Mỹ Yên.
Các hộ tham gia thực hiện phương án được Nhà nước hỗ trợ 80 % kinh phí mua con giống, đối ứng 20 %. Hỗ trợ 100 % kinh phí tham quan học tập, điều tra, tổng kết, chỉ đạo mô hình. Hỗ trợ một phần thức ăn cho mô hình gà trong 20 ngày đầu. Hỗ trợ thuốc tiêm phòng thú y cho mô hình gà Newcatson, Gumboro, cúm gia cầm. Hộ dân được hưởng lợi sản phẩm sau khi bán. Tổng kinh phí thực hiện phương án là 117.550.000 đồng. Trong đó, kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 100.000.000 đồng. Kinh phí hộ nông dân tự đối ứng là 17.550.000 đồng. Kinh phí thực hiện là kinh phí Nhà nước cấp từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2011.
2. DIỆN TÍCH, CƠ CẤU VỐN ĐẤT VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích tự nhiên đất đai trong ranh giới hành chính của xã là 3392,60 ha. Số nhân khẩu trong xã (năm 2010) là 6050. Như vậy bình quân đất tự nhiên của xã là 0,56 ha/người
Đất nông nghiệp: 2959,32 ha, chiếm 87,23 % tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp của xã là 0,50 ha/người.
Đất phi nông nghiệp: 252,02 ha, chiếm 7,43 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng: 181,26 ha, chiếm 5,34 % tổng diện tích đất tự nhiên.
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ MỸ YÊN
TT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích đất tự nhiên
3392,60
100
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
2959,32
87,23
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
1001,74
33,85
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
321,66
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
320,57
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1,09
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
680,08
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1948,08
65,85
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
166,08
1.2.2
Đất rừng đặc dụng
RDD
1782,50
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
9,0
0.3
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
181,26
5.34
2.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
0,13
2.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
181,13
2.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Số liệu ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của xã năm 2010 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên của xã (87,23). Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp là khá cao (65,85). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 33,85 %. So với diện tích đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm một diện tích rất nhỏ (0,3 %). Phần lớn lao động trong xã đều sản xuất nông nghiệp, vì thế bố trí cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơm vị diện tích đất đai bằng việc sử dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng định mức đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết cho người dân.
Biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất của xã Mỹ Yên năm 1010
Mỹ Yên là một xã nông nghiệp với 87,23 % diện tích đất nông nghiệp. Lao động chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Trong khi đó một diện tích đất chưa sử dụng khá lớn (5,34 %) chưa được khai thác triệt để. Đây chủ yếu là đất đồi núi gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, tương lai có thể tận dụng nguồn đất này phục vụ cho việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm ( chè, keo… ). Như vậy diện tích đất nông nghiệp của xã vẫn có thể mở rộng thêm nếu có chính sách, biện pháp sử dụng thích hợp.
CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, CƠ CẤU MÙA VỤ
Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 2.959,32 ha, chiếm 87,23 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất lúa có diện tích là 321,66 ha chiếm 10,87 % diện tích đất nông nghiệp và 32,11 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu giống cây trồng chính trên địa bà xã bao gồm:
Lúa: Khang dân 18, Hương thơm số 1, SH 2, và các giống lúa lai như: Syn 6, Q ưu số 1, Bio 404, Nhị ưu 838…
Ngô: CP999, NK66, LVN44, MX4…
Lạc, đậu tương: giống địa phương
Khoai lang,sắn,củ đậu: giống địa phương
Chè:
Hiện nay trên địa bàn xã Mỹ Yên cây chè là cây trồng khá thích hợp với đồng đất nơi đây. Diện tích đất vườn tạp có địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho việc phát triển các giống chè cành. Mặt khác, có thể mở rộng diện tích đất đồi để trồng các giống chè thích hợp với địa hình. Tính trên toàn xã Mỹ Yên thì có 5 xóm có diện tích trồng chè lớn nhất là các xóm: Thuận Tính trên toàn xã Mỹ Yên thì có 5 xóm có diện tích trồng chè lớn nhất là các xóm: Thuận Yên, Việt Yên, Bắc Hà 1, Bắc Hà 2, Bắc Hà 3. Cây chè cũng là cây trồng lâu năm trên địa bàn xã, nếu có chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển thì cây chè sẽ đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho địa phương.
Bảng một số loại hình sử dụng đất chính xã Mỹ Yên:
STT
Tên cây trồng
Kiểu sử dụng
1
Lúa
Chuyên canh (Lúa xuân, lúa mùa)
Luân canh (Lúa- ngô đông)
2
Ngô
Luân canh (Lúa- ngô)
3
Chè
Chuyên canh
Xen canh ( Chè – keo)
Cơ cấu vật nuôi trên địa bà xã bao gồm:
Tên vật nuôi
Gia súc
Trâu, Bò, Lợn, Dê…
Gia cầm
Gà, Vịt, Ngan,
Thủy sản
Cá, tôm
TỶ LỆ SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1995 – 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Diện tích đất nông nghiệp
Ha
1832,14
2588,54
2598,97
2959,32
Tổng diện tích đất tự nhiên
Ha
3356,88
3400
3400
3392,6
Tỷ lệ sử dụng đất
%
54,58
76,13
76,44
87,23
Từ bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ sử dụng đất của xã ở mức khá và đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
Nguyên nhân có xu hướng tăng như vậy là do những chính sách của xã trong việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ diện tích đất bỏ trống chưa sử dụng.
Việc tăng như vậy là hợp lý chứng tỏ sự khai thác ngày càng triệt để quỹ đất của xã phù hợp với điều kiện tiềm năng của địa phương về nông nghiệp.
5. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH
Bảng diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính xã Mỹ Yên năm 2009
Loại cây
Diện tích
(Ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Lúa
549,48
54,22
2978,9
Ngô
88
41,4
348,52
Chè
102
65
663
Qua tìm hiểu thấy rằng lúa, ngô và chè là 3 loại cây trồng chính trên địa bàn xã. Trong đó, cây lúa là cây lương thực chủ chốt trong cơ cấu cây trồng của xã. Diện tích lúa năm 2009 gấp 6,2 lần diện tích ngô, gấp 5,4 lần diện tích chè. Đồng thời sản lượng lúa gấp 8,5 lần sản lượng ngô. Cây lúa có vai trò rất quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống của người dân.
Bảng biến động diện tích đất trồng lúa theo mục đích sử dụng giai đoạn 1995 – 2010.
Đơn vị: ha
Năm
1995
2000
2005
2010
Diện tích
266,95
285,94
281,60
320,57
Biểu đồ biến động diện tích đất trồng lúa xã Mỹ Yên giai đoạn 1995 – 2010
Đơn vị: ha
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy diện tích đất trồng lúa theo mục đích sử dụng có sự thay đổi. Nhìn chung có xu hướng tăng. Diện tích đất trồng lúa năm 2010 là 320,57 ha tăng 53,62 ha so với năm 1995.
Bảng diện tích gieo trồng lúa theo loại giống vụ xuân năm 2011
Đơn vị: Ha
Tổng diện tích lúa
270
Diện tích lúa
Giống khang dân
Giống lúa lai
Giống lúa nếp
216,28
32,22
21,5
Biểu đồ cơ cấu diện tích lúa vụ xuân năm 2011 xã Mỹ Yên
Đơn vị: %
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy khang dân là giống lúa có diện tích gieo trồng chiếm trên 80 % tổng diện tích gieo trồng lúa vụ xuân trên địa bà xã. Đây là giống lúa thích hợp với đồng đất nơi đây cho năng suất, chất lượng tốt nên được bà con gieo trồng với diện tích chủ yếu. Diện tích lúa trung bình của mỗi xóm là 10,8 ha. Thì trung bình diện tích lúa khang dân của mỗi xóm đã chiếm 8,65 ha.
Bảng diện tích, năng suất sản lượng lúa vụ xuân và vụ mùa năm 2009
xã Mỹ Yên
Chỉ tiêu so sánh
Diện tích
(Ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Lúa vụ xuân
270
55,44
1496,9
Lúa vụ mùa
279,48
53
1482
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, cơ cấu mùa vụ cây lúa chỉ có hai vụ là vụ xuân và vụ mùa. Trong đó lúa vụ xuân có năng suất và sản lượng cao hơn vụ mùa. Nguyên nhân bởi vì điều kiện thời tiết của vụ xuân ít mưa bão, sâu bệnh phá hoại hơn…
6. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN
Trong khoảng thời gian thực tế tại địa bàn xã Mỹ Yên từ ngày 15/08 đến ngày 20/08/2011, nhóm thực tế của chúng tôi đã tiến hành công việc điều tra, thu thập tài liệu thông tin liên quan đến đề tài nhóm nghiên cứu. Trong đó, công việc không thể thiếu đó là tiến hành điều tra, phỏng vấn bao gồm cả phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Với khoảng thời gian khá hạn hẹp, nhóm của chúng tôi đã phỏng vấn bằng bảng hỏi 71 hộ gia đình. Trong đó: thôn Đầm Phán là 15 hộ, thôn Đầm Gành là 27 hộ, thôn Đồng Cháy là 24 hộ, thôn Đồng Cạn là 2 hộ và thôn Trại Cọ là 3 hộ. Theo như thông tin nhóm điều tra thu thập được thì phân loại kinh tế hộ gia đình trong tổng số 71 hộ dân điều tra có 29 hộ kinh tế thuộc loại khá, 40 hộ kinh tế trung bình và 2 hộ nghèo.
Qua quá trình tìm hiểu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Mỹ Yên, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, về cơ cấu đất và đất nông nghiệp ta có thể thấy: đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai của xã (chiếm 87,23 % diện tích đất tự nhiên), trong đó, đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm 65,85 % ); đồng thời, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ chính trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. Điều này có thể thấy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. Sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của đại bộ phận người dân. Mặt khác, diện tích đất trồng lúa theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã có xu hướng tăng qua các năm. Điều này sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. Trong cơ cấu đất tự nhiên thì diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn (chiếm 5,34 %), ta có thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ số đất này. Tỷ lệ sử dụng đất của xã có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này có ý nghĩa lớn đối với một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Mỹ Yên.
Thứ hai, về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, ta thấy các đặc điểm sau: cơ cấu cây trồng còn nghèo nàn, chủ yếu là cây lúa, cây ngô, và cây chè. Trong đó, cây lúa là cây chủ đạo. Với khoảng thời gian khá hạn hẹp, nhóm của chúng tôi đã phỏng vấn bằng bảng hỏi 71 hộ gia đình. Trong đó: thôn Đầm Phán là 15 hộ, thôn Đầm Gành là 27 hộ, thôn Đồng Cháy là 24 hộ, thôn Đồng Cạn là 2 hộ và thôn Trại Cọ là 3 hộ. Theo như thông tin nhóm điều tra thu thập được thì phân loại kinh tế hộ gia đình trong tổng số 71 hộ dân điều tra có 29 hộ kinh tế thuộc loại khá, 40 hộ kinh tế trung bình và 2 hộ nghèo. Diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ điều tra là xấp xỉ 6 sào/hộ. Hộ có diện tích trồng lúa nhiều nhất là trên một mẫu, ít nhất cũng có 2 sào.(1 sào bằng 360 m2).
Đối với cây lúa thì cơ cấu mùa vụ lại chỉ có hai vụ là vụ xuân và vụ mùa, vụ còn lại thường bỏ trống. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết, mưa nhiều, hầu hêt các cánh đồng đất bị thụt, ngập úng không thể cấy lúa được. Một số ít ruộng trên cao có thể trồng luân canh lạc, đậu tương,… Trong số hai vụ sản xuất lúa (vụ xuân và vụ mùa) thì vụ xuân có năng suất, sản lượng tốt hơn cần được quan tâm phát triển thành vụ chính. Trong cơ cấu giống lúa thì giống khang dân là giống được người dân sử dụng để gieo cấy trong hầu hết diện tích. Đây là giống lúa có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đồng đất tại địa phương cần được duy trì trong sản xuất.
Đối với cây chè, hiện trên địa bàn xã tồn tại hai giống chè. Một là giống chè mới có năng suất chất lượng tốt mới được đưa vào trồng thử. Hai là giống chè do người dân đã trồng lâu năm. Tuy nhiên, giống chè mới lại chỉ thích hợp với địa hình đất bằng phẳng như đất vườn mà không thích hợp với đất đồi – loại đất chiếm phần lớn diện tích còn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả. Giống chè chiếm diện tích lớn tại địa phương hiện nay đã già cỗi, năng suất, chất lượng kém, cần phải được thay thế bằng giống chè phù hợp hơn. Trong số 71 hộ chúng tôi điều tra thì có 51 hộ có trồng chè, tuy nhiên diện tích nhỏ không đáng kể.
Về cơ cấu vật nuôi trên địa bà xã có trâu, bò, lợn là chủ yếu. Tuy nhiên, số lượng còn hạn chế và chỉ phổ biến trong phạm vi nông hộ nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, là chính, không có mục đích bán. 54/71 hộ chúng tôi điều tra có hoạt động chăn nuôi. Trong đó: nuôi lợn trung bình mỗi hộ là 5 con. Gia đình nuôi nhiều nhất là 40 con, ít nhất là 01 con. Về chăn nuôi gà, trung bình mỗi hộ nuôi 12 con, gia đình nuôi nhiều nhất là khoảng 40 con, ít nhất là 2 con. Về trâu, bò, có tất cả 18 con. Vịt, ngan không đáng kể.
Về mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp hầu như không có. Nguyên nhân do gia súc, gia cầm trong địa bàn xã mấy năm trước bị dịch bệnh bùng phát hiện vẫn chưa thể phục hồi lại.
Về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, qua điều tra 71 hộ dân cho thấy tỷ lệ áp dụng các biện pháp chọn giống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân đầu tư máy móc trong sản xuất lần lượt là 26,1 %, 27,8 %, 31,8 % và 14,3 %. Tất cả các hộ dân đều sử dụng ít nhất một trong những biện pháp trên trong sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng giữa các biện pháp có sự chênh lệch nhau, nhưng không nhiều chỉ có việc đầu tư máy móc trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất là ít được lựa chon. Nguyên nhân do diện tích đất sản xuất của các hộ dân không nhiều, manh mún, sản xuất mang mục đích sử dụng là chính, việc đầu tư máy móc lại tốn kém nên hầu hết các gia đình đều đi thuê.
Trong số những hộ nông dân được hỏi thì 67% sản phẩm nông nghiệp là ra với mục đích gia đình sử dụng, 33% với mục đích bán, không có xuất khẩu.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra,chúng tôi còn tập hợp được một số ý kiến, mong muốn của bà con nông dân. Người dân mong muốn các cấp chính quyền quan tâm đến nhân dân hơn, cán bộ khuyến nông thường xuyên tổ chức khảo sát thăm đồng ruộng hơn, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ. Đồng thời các hộ nông dân cũng rất mong muốn thay đổi thường xuyên các giống mới, có năng suất chất lượng cao và phổ biến tới người dân, cũng như có quá trình thử nghiệm giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Hội khuyến nông xã thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn cách sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; mặt khác hướng dẫn nông dân các thao tác cụ thể trên đồng ruộng. Qua tìm hiểu, người dân phản ánh rằng họ thấy mức vốn được vay để đầu tư phát triển kinh tế còn ít, lãi suất còn cao, thời gian cho vay ngắn. Vì vậy người dân mong muốn giảm lãi suất cho vay và tăng thời hạn cho vay. Một vấn đề được rất nhiều hộ dân phản ánh là giá phân bón xã bán cho người dân cao hơn giá bán ngoài thị trường, đề nghị giảm giá thành phân bón…
Tóm lại, nông nghiệp tại địa phương vẫn mang tính chất cổ truyền, cây lúa gần như chiếm thế độc canh. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu với mục đích gia đình sử dụng. Số ít sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra với mục đích bán vì số lượng các mô hình chăn nuôi cũng như số lượng vật nuôi còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chưa có sự đầu tư phát triển nên năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chưa có thị trường tiêu thụ. Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN- ĐẠI TỪ- THÁI NGUYÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ YÊN – ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Giải pháp về chính sách:
Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ cấp vật tư cho nông dân.
Về phía chính quyền xã: có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.
Giải pháp về thị trường
Xây dựng củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm những chức năng như cung cấp thông tin, giá cả thị trường đến người sản xuất.
Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua tại các thôn.
Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.
Giải pháp về tín dụng:
Thành lập các tổ tín dụng
Kết hợp với các ngân hàng trong địa bàn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay.
Ưu tiên cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội và có lãi suất hợp lý.
Giải pháp kỹ thuật
Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao các công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.
Xây dựng các mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng các mô hình trên địa bàn xã.
Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Hợp tác xã nên nghiên cứu kỹ giống mới trước khi đưa vào sản xuất để tránh hiện tượng giống bị bệnh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng trên địa bà xã.
Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi. Bê tong hóa đường gio thông trong xã
Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã.
2. ĐỀ XUẤT NHỮNG LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Cơ sở đề xuất những loại hình sử dụng đất và mô hình sản xuất chăn nuôi có triển vọng tại địa phương
2.1.1 Cơ sở đề xuất những loại hình sử dụng đất có triển vọng
Những khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ và của địa phương.
Tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương.
Hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất.
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.
Các quy định của pháp luật về đất đai và các chủ trương, chính sách của huyện, xã.
Dựa và trình độ thực tế của các nông hộ tại địa phương.
2.1.2 Cơ sở đề xuất những mô hình sản xuất chăn nuôi có triển vọng
Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2011
Thực tế tiềm năng sản xuất chăn nuôi của địa phương
Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất chăn nuôi đem lại
2.2. Đề xuất những loại hình sử dụng đất và mô hình chăn nuôi có triển vọng tại địa phương
2.2.1 Những loại hình sử dụng đất có triển vọng
Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý không những giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà còn hạn chế được các yếu tố bất lợi và phát huy các yếu tố thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất và sản lượng cao, giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập của người dân, khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây trồng và các nguồn lực của địa phương. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Mỹ Yên, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, đồng thời căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp đem lại và trình độ thâm canh của người dân địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất như sau:
Loại hình sử dụng đất đông xuân – lúa mùa với các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai trong vùng như: Khang dân 18, Hương thơm số 1, SH 2, và các giống lúa lai như: Syn 6, Q ưu số 1, Bio 404... , ở các diện tích đất chủ động tưới tiêu nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực.
Loại hình sử dụng đất hè thu – ngô đông vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân vừa tăng tỷ lệ sử dụng đất.
Loại hình sử dụng đất ngô đông xuân – ngô hè thu với các giống ngô cho năng suất cao như: CP999, NK66, LVN44, MX4...
2.2.2 Những mô hình chăn nuôi có triển vọng
Việc từng bước mở rộng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp là xu hướng phát triển chung của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong đó việc quan tâm, xây dựng phát triển các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương, chúng tôi xin đề xuất một số mô hình sản xuất chăn nuôi như sau:
Mô hình chăn nuôi gà xương đen và nuôi lợn rừng. Đây là mô hình chăn nuôi đang trong quá trình thử nghiệm tại địa phương. Việc thử nghiệm thành công mô hình này sẽ mở ra một hình thức chăn nuôi mới để nhân rộng trên địa bà xã đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Mô hình chăn nuôi kết hợp: VAC. Trong quá trình điều tra thực tế tại địa phương, nhóm thực tế thấy mô hình chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi (lợn, gà) với nuôi cá, đồng thời trồng cây ăn quả rất có triển vọng tại địa phương. Ngoài ra có thể kết hợp nghề làm đậu, nấu rượu. Bã đậu, bã rượu có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi có tận dụng để xây dựng bể khí Bioga phục vụ cho đun nấu, sinh hoạt gia đình lại bảo vệ môi trường.
Mô hình nuôi cá. Một diện tích khá lớn đất ruộng trũng trên địa bàn xã không thể sản xuất vào mùa mưa do đất bị thụt, hiệu quả sản xuất thấp, ta có thể chuyển số diện tích đất này sang đào ao thả cá. Như vậy có thể tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng đất khi mà địa phương chưa tìm ra giải pháp tối ưu. Diện tích đất này vẫn bị bỏ trống không thể cấy lúa, đây là một khó khăn rất lớn tạo cho cơ cấu mùa vụ của cây lúa chỉ có hai vụ.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thuận lợi:
Xã Mỹ Yên có tuyến quốc lộ 37 chạy qua nên khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
Có diện tích đất đai khá rộng là là điều kiện cơ bản và tốt nhất để phát triển nông nghiệp. Đất đai tương đối màu mỡ nên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng nông - lâm nghiệp, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau.
Có diện tích ao hồ sông suối khá lớn tạo cho vùng có một nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu tương đối đầy đủ.
Nguồn lao động của xã có kinh nghiệm, cần cù chịu khó trong sản xuất. Đồng thời có đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình hết lòng giúp đỡ bà con trong xã.
Khó khăn:
Mỹ Yên là xã có diện tích đất đai chủ yếu là đồi núi, thời tiết khắc nghiệt như lạnh giá, sương muối vào mùa đông, ngập lụt vào mùa mưa...ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Giao thông đi lại còn khó khăn, giao thông đường lối xóm còn chưa được bê tông hóa nhiều.
Ngành nghề dịch vụ, công nghiệp còn ít, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã còn thấp.
Chưa có dịch vụ bao tiêu sản phẩm, giá cả mùa vụ biến động liên tục còn phụ thuộc vào tư thương . Một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng giá (phân bón,thuốc trừ sâu).
Cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất thập, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu phục vụ mục đích sử dụng.
Về tình hình sản xuất nông nghiệp
Về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bà xã Mỹ Yên có một số kết luận sau:
Các mặt đạt được: Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp đều được hoàn thành.
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình sản xuất nông nghiệp xã nhà có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao phẩm chất tốt đã được đưa vào gieo trồng, bên cạnh đó, kết hợp các phương thức canh tác hợp lý nên đã mang lạ hiệu quả khá cao.
Biết kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lý, tăng diện tích các cây trồng chính tại địa phương.
Tiềm năng đất đai được khai thác từng bước có hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm.
Đưa vào sản xuất một số giống mới phù hợp với điều kiện của xã cho thu nhập cao. Đưa vào thử nghiệm một số mô hình chăn nuôi có triển vọng.
Các mặt còn hạn chế:
Cơ cấu cây trồng chưa phát triển đa dạng ra toàn xã mà chỉ phát triển theo vùng.
Một số vùng đất còn bỏ hoang hay sản xuất kém hiệu quả vẫn chưa có kế hoạch chuyển đổi.
Hệ thống giao thông thủy lợi và kênh mương nội đồng còn chưa đáp ứng hết nhu cầu tưới tiêu của diện tích gieo trồng nên tỷ lệ sử dụng còn thấp.
Đất đai sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.
Việc sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp, tính hàng hóa rất thấp. Việc tiếp cận thị trường và phát triển nền sản xuất hàng hóa còn lúng túng, bị động.
Số lượng, quy mô các mô hình sản xuất, chăn nuôi, mô hình trang trại kinh tế còn khiêm tốn.
KIẾN NGHỊ
Đối với các cấp chính quyền:
Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về việc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện việc phân vùng sản xuất theo hướng tập trung.
Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trang thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào sản xuất.
Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các bộ địa phương, nhất là cán bộ lamg công tác khuyến nông tại các hợp tác xã.
Cần quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng bê tông hóa, đảm bảo đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất, xúc tiến việc tìm đầu ra cho thị trường nông sản.
Đối với người nông dân: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân càn tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong việc sản xuất từ sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tích cực tham gia và ủng hộ các chủ trương, chính sách của địa phương về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đât, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình luân canh xen canh mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo trình kỳ họp thứ 13 HĐND xã khóa XVII (nhiệm kỳ 2004 – 2011)
Báo cáo trình kỳ họp thứ 14 HĐND xã khóa XVII (nhiệm kỳ 2004 – 2011)
Báo cáo trình kỳ họp thứ 2 HĐND xã khóa XVIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016)
Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2005 xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2006 xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2010 xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2011 xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Phiếu thu thập thông tin về diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ xuân năm 2011
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nang_cao_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_xa_my_yen_huyen_dai_tu_tinh_thai_nguyen_563.doc