Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn tis Việt Nam

Trong giai đoạn kinh tế thị trường mở cửa hiện nay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp trong nước phải đương đầu với nhiều thức thách lớn. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, quản lý và sử dụng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng. Đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của Tài sản lưu động cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả Tài sản lưu động của doanh nghiệp, tôi nhận thấy: Vấn đề sử dụng Tài sản lưu động sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn TIS Việt Nam”. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn quá trình tìm hiểu sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty và những kết quả thu được sẽ là những đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới.

pdf60 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn tis Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự biến động khoản phải thu khách hàng lại đi ngược lại quy luật biến động của của khoản thu ngắn hạn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng khoản tiền này ta đi xét chỉ tiêu sau: Bảng 2.3. So sánh khoản phải thu khách hàng với doanh thu thuần Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần 973.323.674 1.069.188.229 1.296.017.728 Phải thu khách hàng 358.853.200 433.830.000 597.050.383 Phải thu khách hàng/doanh thu thuần 37% 41% 46% (Nguồn: Số liêu tác giả tính toán từ bảng cân đối kế toán) Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho công ty, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về công ty. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, công ty cần tăng lượng hàng mới, điều này kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì công ty sẽ có đủ số tiền cần thiết để nhập hàng theo yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. Dựa vào bảng trên ta có thể đưa ra những nhận xét về việc sử dụng quản lý khoản phải thu khách hàng của công ty TNHH TIS như sau: Năm 2011, so với doanh thu thuần, phải thu khách hàng chiếm tới 37%, tức cứ có được 100 đồng doanh thu thì khách hàng nợ 37 đồng. Con số này tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Có thể thấy rằng, công ty đã thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thương mại, cho khách nợ tiền hàng với lãi suất thấp. Tỷ số phải thu khách hàng/doanh thu thuần trong năm 2012 là 41% và năm 2013 là 54%. Như vậy, số lượng vốn mà công ty bị chiếm dụng là không hề nhỏ. Có thể nói, với việc nới lỏng tín dụng thương mại đối với khách hàng như con dao hai lưỡi. Ưu điểm là công ty tạo dựng được mối quan hệ lâu dài nhằm giữ chân khách hàng từ đó tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên trước sự bất ổn của nền kinh tế khi mà các doanh nghiệp là các đối tác 27 khách hàng chủ yếu là trong ngành xây dựng cũng đang đang gặp khó khăn, thì đây là một chính sách được coi là mang lại rủi ro cao. Công ty cần có thăm dò và tìm hiểu rõ khả năng trả nợ khách hàng để đưa ra quyết định cho nợ hay không. - Hàng tồn kho: Năm 2012 khoản mục hàng tồn kho của công ty là 597.897.236 đồng, tăng 160.344.012 đồng so với năm 2011, cao nhất trong 3 năm gần đây. Năm 2012 công ty gặp khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm. Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt của chính phủ) đã tác động kìm hãm dức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những khó khăn này không chỉ công ty TNHH TIS Việt Nam nói riêng găp phải mà ngành kinh doanh thương mại nói chung trong nước đang tìm những hướng đi mới để khắc phục trên thị trường tiêu thụ. Sự tăng lên của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của khoản này trong tổng tài sản lưu động cũng tăng lên khi mà năm 2012 nó chiếm tới 29,65% so với tổng TSLĐ. Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty có những dấu hiệu khả quan hơn đặc biệt lượng hàng từ tồn đọng từ năm 2012 đã được giảm một lượng đáng kể, hàng tồn kho năm 2013 giảm 33,43% so với năm 2012. Trong nền kinh tế vẫn còn khó khăn và bất ổn như hiện nay thì việc tích trữ nhiều hàng hóa trong kho sẽ gây trở ngại cho việc thu hồi vốn của công ty. Tuy vậy công ty vẫn duy trì lượng cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục tránh hiện tượng “cháy hàng” tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh. 2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam Tài sản lưu động thể hiện phần vốn của doanh nghiệp đầu tư vào các hạng mục tài sản có tính luân chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trong vòng một năm (hoặc một chu kì kinh doanh). Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chủ yếu giúp đánh giá tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động từ đó đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để xem xét tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản lưu động của công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lƣu động Để đánh giá tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty ta đi xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động hay số vòng quay tài sản lưu động. Đây là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động. Để đánh giá chính xác hơn về tốc độ luân chuyển TSLĐ của công ty so sánh với số vòng quay tài sản lưu động trung bình ngành thương mại qua bảng sau: Thang Long University Library 28 Bảng 2.4. Tốc độ lƣu chuyển tài sản lƣu động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSLĐ bình quân của công ty Đồng 1.803.004.502 1.980.530.165 1.907.112.386 Doanh thu thuần trung bình ngành Đồng 37.113.527 36.424.363 39.763.155 TSLĐ bình quân của ngành Đồng 11.691.968 12.594.241 14.032.342 Vòng quay TSLĐ của công ty Vòng 0,54 0,54 0,68 Vòng quay TSLĐ trung bình ngành Vòng 3,17 2,89 2,64 (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ bảng cân đối kế toán và [7]1) Qua bảng số liệu về các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, ta có thể rút ra nhận xét: Vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong hai năm 2011 và 2012, số vòng quay TSLĐ không thay đổi và ở giữ nguyên là 0,54 vòng. Con số này cho biết trong hai năm 2011 và 2012 cứ một đồng TSLĐ tạo ra 0,54 đồng doanh thu cho công ty. Năm 2013 số vòng quay TSLĐ là 0,68 vòng, tức là trong năm 2013 cứ một đồng TSLĐ thì tạo ra được nhiều hơn 0,14 đồng doanh thu so với năm 2012. Tuy số vòng quay TSLĐ của công ty đang có xu hướng tăng lên nhưng so với các công ty hoạt động trong ngành thương mại hiện nay có thể nhận thấy rằng vòng quay TSLĐ của công ty là rất thấp. Số vòng quay TSLĐ trung bình ngành dao động từ 2 đến 3. Tuy nhiên con số này ở công ty lại thấp hơn 1. Điều này cho thấy năng lực hoạt động tài sản lưu động của công ty còn thấp gây nên sức tạo doanh thu của tài sản lưu động là chưa cao hay công tác quản lý. Để thấy rõ được các yếu tố làm giảm tính hiệu quả việc sử dụng tài sản lưu động của công ty ta xem xét các chỉ tiêu tiếp theo. - Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Các khoản phải thu của công ty TNHH TIS Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản lưu động trong ba năm vừa qua, do đó hiệu quả của công tác quản lý các khoản phải thu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói chung. Vòng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết, qua đó chúng ta 1 Tính toán của tác giả dựa trên bảng số liệu kết quả kinh doanh và cân đối kế toán trung bình ngành thương mại 29 có thể đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng của công ty. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Bảng 2.5. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Số tiền Tăng so với năm 2011 Số tiền Tăng so với năm 2012 Doanh thu thuần Đồng 973.323.674 1.069.188.229 9,85% 1.296.017.728 21,22% Các khoản phải thu bình quân Đồng 813.923.568 874.913.074 7,49% 694.011.666 (20,68)% Vòng quay các khoản phải thu Vòng 1,20 1,22 1,67% 1,87 53,28% Kỳ thu tiền bình quân Ngày 301,04 294,59 (2,14)% 192,78 (34,56)% (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ bảng cân đối kế toán) Trong những năm vừa qua vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên. Năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu là 1,20 vòng. Năm 2012 là 1,22 vòng tăng 1,67% so với năm 2011. Năm 2013, số vòng quay các khoản phải thu có sự biến động lớn tăng 53,28% so với năm 2012. Mức tăng này có được là do các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2013 giảm 24,52% so với năm 2012. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm không bao gồm sự giảm của khoản phải thu khách hàng vì khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng 163.220.383 đồng so với năm 2012. Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn là do trong năm 2011 công ty có phát sinh khoản phải trả trước cho người bán là 300.000.000 đồng. Năm 2011 và 2012 đều phát sinh khoản phải thu khác là do trong hai năm này một khoản giá trị tài sản thiếu chưa xác định được rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý. Trong năm 2013 không có phát sinh nào ngoài khoản phải thu khách hàng. Tuy sự biến động của vòng quay các khoản phải thu ít phụ thuộc vào khoản phải thu khách hàng tuy vậy nhìn vào số liệu trên ta có thể Thang Long University Library 30 thấy rằng các khoản phải thu bình quân là quá cao so với doanh thu bán hàng của công ty. Số vòng quay các khoản phải thu cuả công ty là thấp. Điều này sẽ khiến công ty dễ rơi vào tình trạng thanh khoản kém khi bị nợ nhiều dẫn đến thiếu tiền và tương đương tiền. làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Kỳ thu tiền bình quân của công ty có xu hướng giảm dần so trong những năm gần đây. Cụ thể, như năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 301,04 ngày; năm 2012 là 294,59 ngày giảm so với năm 2011 là 6,45 ngày; năm 2013 kỳ thu tiền bình quân là 192,78 ngày giảm so với năm 2012 là 101,81 ngày tương ứng với tỷ lệ là 34,56%. Số ngày thu các khoản thu ngắn hạn của công ty là khá lớn. Việc thu hồi các khoản phải thu của công ty diễn ra chậm tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực trong năm 2013. Trong những năm tới, đòi hỏi công ty cần nâng cao chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ cũng như kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu khác. - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho.... Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị Tăng so với 2011 Giá trị Tăng so với 2011 Hệ số thanh toán hiện hành 6,46 4,05 (37,36) % 5,67 40,13 % Hệ số thanh toán nhanh 5,01 2,85 (43,14) % 4,42 55,09% Hệ số thanh toán tức thời 1,32 0,92 (29,87) % 1,93 109,02 % (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ bảng cân đối kế toán) + Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số này phản ánh cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 4,05 tức là năm 2012 cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có 6,46 đồng TSLĐ có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Con số này giảm 37,36% so với 31 năm 2011. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn và tài sản lưu động năm 2012 đều tăng so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của Tài sản lưu động. Có thể nhận thấy hệ số thanh toán hiện hành năm 2013 tăng lên nhiều so với năm 2012 cụ thể là 40,13%, đạt ở mức là 5,67. Khả năng thanh toán hiện hành tăng nguyên nhân là do năm 2013 nợ ngắn hạn giảm. Cụ thể khoản phải trả người bán giảm 192.526.600 đồng, bên cạnh đó lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, khoản tiền này công ty dùng để đầu tư cho tài sản cố định. + Hệ số thanh toán nhanh: So với năm 2011, năm 2012 khả năng thanh toán nhanh giảm từ 5,01 xuống còn 2,85. Có sự chênh lệch này là do tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 trong tổng tài sản lưu động của công ty là khá cao. Hàng tồn kho năm 2012 chiếm 29,65% trong cơ cấu tài sản lưu động, trong khi năm 2011 con số này là 22,5%. Năm 2013, lượng hàng tiêu thụ của công ty tăng giúp cho hàng tồn kho giảm đi 28,64% so với năm 2012. Điều này khiến cho khả năng thanh toán nhanh năm 2013 đạt 4,42 lần tăng 40,13% so với năm 2012. Lượng hàng tồn kho tác động trực tiếp đên khả năng thanh toán nhanh của công ty. Đây là khoản có tính thanh khoản thấp vì vậy việc tiêu thụ hàng nhanh sẽ giúp cho khả năng thanh toán nhanh càng cao, công ty càng có lợi. + Hệ số thanh toán tức thời So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện hành hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời dao động trong khoảng từ 1 đến 2 được coi là rất tốt. Năm 2011, hệ số thanh toán tức thời của công ty là 1,32 cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 1,32 đồng tiền mặt chi trả cho khoản nợ ấy. Với con số này có thể nhận định rằng khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đang được duy trì một cách hiệu quả và an toàn. Hệ số thanh toán tức thời trong năm 2012 là 0,92 giảm đi 29,87% so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên năm 2013, hệ số thanh toán tức thời tăng lên đến con số là 1,93 cho thấy việc công ty đang tích trữ khá nhiều tiền mặt, công ty tăng thêm một khoản tiền mặt dự trữ so với năm 2012 là 151.720.738 đồng nhằm một phần đầu tư cho TSCĐ ngoài ra lượng tiền mặt dữ trữ tăng giúp cho việc thanh toán tiền hàng diễn ra nhanh hơn tạo uy tín đối với các nhà cung cấp. Tuy nhiên lượng tiền mặt dự trữ lên đến con số trên 600 triệu sẽ gây ra lãng phí dư thừa làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cũng như khả năng sinh lời của công ty. Thang Long University Library 32 Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của trung bình ngành Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ ngắn hạn Đồng 9.269.236 11.168.802 12.171.894 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,28 1,20 1,21 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,77 0,71 0,72 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,17 0,23 0,27 (Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp [7]) Qua các việc phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty, ta có thể thấy các hệ số thanh toán của công ty là quá cao. Ví dụ như theo các chuyên gia kinh tế hệ số thanh toán ngắn hạn mức hợp lý là 2 thì hệ số này của công ty TNHH TIS lại đều trên 4. Năm 2013 khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả khoản nợ ngắn hạn của tài sản lưu động có chiều hướng đang tốt lên. Tuy nhiên nếu đem so sánh với chỉ số trung bình ngành thì ta nhận thấy rằng công ty, hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh của công ty cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Hệ số này của công ty là quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản lưu động quá nhiều (Tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,...), ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Thông thường đối với các doanh nghiệp thì hệ số thanh toán hiện hành cao có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản lưu động, thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải trả thanh toán. Tuy nhiên quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của công ty bị cột chặt vào tài sản lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. - Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.8. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 HTK bình quân Đồng 433.725.775 517.725.230 497.949.890 Vòng quay hàng tồn kho của công ty Vòng 1,12 0,97 1,25 Vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành Vòng 8,13 6,67 5,96 (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ bảng cân đối kế toán và [7]) 33 Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm ở năm 2012 nhưng lại tăng ở năm 2013. Có thể nói năm 2012 là một năm tình hình tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn vì vậy khiến số vòng quay hàng tồn kho năm của công ty có giảm 0,15 so với năm 2011. Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy nhu cầu sản phẩm của công ty giảm trên thị trường. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng qua từng năm. Mức tăng này là do công ty vẫn duy trì lượng hàng nhập mới để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng mới. Bên canh đó giá cả đối với những mặt hàng như cao su tĩnh điện hay một số các thiết bị trong xây dựng, lắp ráp, bảo hộ trong xây dựng đây là những nguồn hàng được nhập khẩu có xu hướng tăng giá nên khiến giá vốn hàng bán của công ty có sự tăng lên như vậy. Đối với một năm xuống dốc của nền kinh tế thì điều này trở nên dễ hiểu khi mà việc xây dựng trững lại nhu cầu về thiết bị lắp ráp cũng như bảo hộ trong xây dựng cũng từ đó mà giảm. Nhưng đến năm 2013, tình hình tiêu thụ của công ty đã được có những dấu hiệu cải thiện một cách rõ rệt. Điều này được thể hiện qua số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 1,25 vòng. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Công ty đã khai thác mọi tiềm năng để nhằm tăng doanh số bán hàng lên như việc nới lỏng tín dụng đối với khách hàng thân thiết. Đối với các khách hàng không thuộc nội thành Hà Nội, công ty có ưu tiên giảm 50% cước vận tải vận chuyển hàng hóa cho các khách hàng có phương tiện vẫn chuyển. Đây là một chiến lược mới nhằm tạo dựng mối quan hệ lâu năm đối với các đối tác. Năm 2013 là một năm nền kinh tế trong nước có những dấu hiệu phục hồi, việc tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cũng biến động theo tích cực. Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho của công ty ta so sánh với chỉ số vòng quay trung bình ngành. Rõ ràng có thể nhận thấy con số khá chênh lệch. Vòng quay hàng tồn kho của công ty tuy đã có tín hiệu tăng lên tuy nhiên so với trung bình ngành thì đây là con số khá khiêm tốn. Sức mua và nhu cầu thị trường vẫn chưa thật sự sôi nổi, điều này gây việc tích tụ hàng hóa ở các công ty, đặc biệt đối với công ty nhỏ như công ty TNHH TIS Việt Nam. Hàng hóa nhập về chưa bán được gây ứ đọng hàng tạo những chi phí phát sinh như bảo quản hàng, chi phí lưu kho,.... điều này làm giảm lợi nhuận cho công ty. - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng trên thực tế, cái doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Để đánh giá rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài lưu động của công ty TNHH TIS Vệt Nam ta xét đến hệ số sinh lời của tài sản lưu động. Hệ số sinh lời tài Thang Long University Library 34 sản lưu động cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản lưu động. Bảng 2.9. Hệ số sinh lời của tài sản lƣu động Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Số tiền Tăng so với 2011 Số tiền Tăng so với 2012 LNST 142.814 968.253 577,98 % 1.178.604 21,72 % TSLĐ bình quân 1.803.004.502 1.980.530.165 9,85 1.907.112.386 (3,71) Hệ số sinh lời TSLĐ 0,0001 0,0005 506,70 % 0,0006 26,41 % (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ bảng cân đối kế toán) Năm 2012, cả TSLĐ bình quân và LNST đều tăng lên so với năm 2011, đặc biệt là LNST tăng 577,98%. Hệ số sinh lời TSLĐ tăng tương ứng theo sự biến động của LNST. Năm 2013, tuy TSLĐ bình quân có giảm một lượng nhỏ so với năm 2012 nhưng có thể thấy LNST tăng lên 21,72% điều này làm cho hệ số sinh lời TSLĐ cũng tăng lên đáng kể. Bảng số liệu về Hệ số sinh lời TSLĐ cho ta biết rằng, năm 2011 cứ một đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,0001 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 cứ một đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,0005 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2013 là 0,0006 đồng. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng chứng tỏ khả năng sinh lời từ TSLĐ ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ đang ngày càng có hiệu quả. Tuy đã có những dấu hiệu tích cực nhưng có thể thấy hệ số này vẫn thấp, đòi hỏi công ty phải có những giải pháp để nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua việc tìm hiệu thực trạng sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta có thể có những đánh giá tổng quan như sau: - Thành công đạt đƣợc của công ty trong giai đoạn 2011-2013 Doanh thu và lợi nhuận tăng qua từng năm. Doanh thu năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011 thì năm 2013 tăng với tỷ lệ là 12,40%, năm 2013 tăng 26,10% so với năm 2012. Trong khi đó lợi nhuân sau thuế năm 2012 cũng tăng với tỷ lệ cao là 577,98% so với năm 2011; năm 2013, lợi nhuân sau thuế là 1.178.604 đồng tăng 21,72% so với năm 2012. Doanh thu từ việc kinh doanh bán hàng tăng trưởng mạnh từ năm 2012 và tiếp tục tăng cao trong năm 2013. Đây là kết quả có được từ nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty đặc biệt là chiến lược thu hút khách hàng qua website riêng của công ty. Tạo điều kiện cho khách hàng có thể cập nhập được tình trạng hàng trong kho một cách nhanh nhất. Công ty có một đội ngũ nhân lực trẻ nắm bắt công nghệ hiện đại, cập nhập thông tin nhanh chóng. Điều này giúp ích cho không chỉ cho việc kinh doanh nói chung mà còn trong việc sử dụng tài sản lưu động của công ty. Với việc nghiên cứu khách hàng công ty có thể xác định được khả năng trả nợ của khách từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý. Ngoài ra, việc bán hàng và đặt hàng diễn ra nhanh chóng và được xử lý chính xác tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu và giao dịch một cách nhanh chóng và yên tâm. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có nhũng dấu hiệu tốt trong ba năm gần đây khi mà năm 2011- 2013 là giai đoạn nền kinh tế đi xuống trầm trọng, tuy nhiên lượng bán ra của công ty vẫn khá là khả quan. Bên cạnh tốc độ doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng thì hàng tồn kho đã giảm kể ở năm 2013. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được khẳng định khi mức sinh lợi từ TSLĐ luôn lớn hơn 0. Công ty họat động kinh doanh có lãi trong giai đoạn 2011-2013 và đó là thực sự rất tốt trong bối cảnh không phải doanh nghiệp nào cũng duy trì được điều này. Khoản vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng 3,33% so với năm 2012 và khi khoản này tăng công ty sẽ tự chủ được trong việc sử dụng TSLĐ của mình, không bị sức ép vay nợ từ bên ngoài. Đây là khoản đầu tư được coi là nỗ lực lớn để mở rộng quy mô kinh doanh của ban quản lý công ty. Kỳ thu tiền bình quân của công ty có xu hướng giảm dần. Trong hai năm 2011 và 2012, kỳ thu tiền bình quân là ở mức tương đối cao tuy nhiên đến năm 2013 số ngày Thang Long University Library 36 thu tiền giảm đến hơn 100 ngày 2. Cho thấy công ty rút được kinh nghiệm sau 2 năm lỏng lẻo trong việc quản lý khoản phải thu khách hàng. Dấu hiệu cho thấy, ban quản lý của công ty đã chú trọng sát sao hơn trong việc thu hồi tài sản cũng như kiểm soát các khoản thất thoát do khâu quản lý nội bộ tạo ra. Khoản tiền mặt tăng và chiếm một bộ phận lớn trong việc cấu thành nên tài sản lưu động cũng là vấn đề tốt cho công ty giúp khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đang được duy trì một cách hiệu quả và an toàn. Không những công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu chi trả với khách hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên cũng như giúp cho khả năng thanh toán tức thời của công ty được cải thiện tốt hơn. - Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công đạt được thì trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty vẫn còn tồn đọng những mặt hạn chế cần khắc phục cũng như nguyên nhân như sau: - Từ năm 2009 - 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng đột biến. Song do sức ép thị trường nhiều doanh nghiệp phá sản hay sát nhập. Sức ép của thi trường cùng lượng nhu cầu tiêu thụ cũng giảm. Vì vậy công ty TNHH TIS Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn nhất định để mở rộng thị trường thu hút khách hàng mới. Đây được coi là một thách thức lớn đối với công ty. - Khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn 3. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Do công ty thuộc loại hình doanh nghiệp TNHH hai thành viên nên việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn của đầu tư chủ sở hữu sẽ làm giảm khả năng sinh lời cho chủ doanh nghiệp. Sử dụng nhiều vốn chủ cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp có độ lớn của đòn bẩy tài chính nhỏ, rủi ro thấp nhưng nhưng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có khả năng tăng chậm. Nhu cầu vốn cho các hoạt động là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại có hạn. Hơn nữa, việc tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay là khá khó khăn, không phải lúc nào công ty muốn là cũng có thể vay được vốn, do đó đôi lúc công ty cũng gặp phải khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Khó khăn lớn nhất trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ như công ty TNHH TIS Việt Nam là hệ thống báo cáo tài chính chưa được thực sự quan tâm nên số liệu phản ánh chưa chính xác, chưa được kiểm toán theo quy định. Vì thế các tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định đề nghị xin vay của công ty, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định cho vay cũng như chất lượng khoản vay 2 Phân tích các chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu (Trang 30) 3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty (Trang 24) 37 - Các khoản phải thu ngắn hạn trong hai năm 2011 và 2012 giữ con số khá cao. Nguyên nhân do các khoản công nợ chưa thu hồi được cũng như hai năm này phát sinh khoản thu do tài sản thiếu chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân. Điều này làm công ty bị chiếm dụng một khoản vốn không nhỏ, giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.4 Hạn chế này là do khâu quản lý tài sản của công ty chưa thực tốt. - Phải thu khách hàng chiếm một bộ phận không nhỏ trong nguồn tài sản lưu động của công ty. Dựa trên việc phân tích hệ số Phải thu khách hàng/Doanh thu thuần, có thể thấy công ty cho khách hàng nợ tiền hàng khá nhiều 5. Một khoản vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng mạnh tới khả năng thanh toán của công ty. Công ty TNHH TIS Việt Nam với vốn đầu tư khiêm tốn, năm 2013 vốn đầu tư chủ sở hữu chỉ trên 1 tỷ 8, với việc tích cực sử dụng chính sách nới lỏng nhằm thu hút khách hàng mua và sử dụng hàng hóa dịch vụ của công ty thì đây được coi là một chính sách khá mạo hiểm. Chưa kể trong tình hình kinh tế còn khó khăn các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ thì viếc nới lỏng tín dụng cho khách hàng là một việc công ty cần cân nhắc kỹ. - Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của Công ty còn thấp. Nguyên nhân là một phần là do cơ chế quản lý các nguồn tài sản lưu động chưa thật sự hợp lý. Nguồn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản tuy nhiên chưa phát huy được hiệu quả một cách tối ưu. Các nguồn lực chưa phân bổ hợp lý. Vòng quay TSLĐ của công ty thấp so với trung bình ngành. 6. Vì vậy công ty cần có đưa ra được những biện pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả sử dụngtài sản lưu động của công ty. - Khả năng thanh toán hiện hành của công ty là tương đối lớn so với chỉ số trung bình ngành. Hệ số quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản lưu động quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty7. Do việc đánh giá nhu cầu tài sản lưu động: nếu xác định nhu cầu sử dụng tài sản lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa tài sản gây ứ đọng và lãng phí vốn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. - Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty không ngừng tăng lên là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên con số này năm 2013 là hơn 600 triệu đồng, là con số khá lớn. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao 4 Phân tích dựa trên các chi tiêu tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (Trang 32-33) 5 Phân tích khoản phải thu khách hàng (Trang 26) 6 Tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động (Trang 27-28) 7 So sánh khả năng thanh toán của công ty với trung bình ngành (Trang 32) Thang Long University Library 38 này một cách có hiệu quả. Công ty TNHH TIS Việt Nam chưa thực sự khai thác một cách triệt để các nguồn lực từ bên ngoài, các khoản tiền nhàn rỗi với dự trữ lớn chưa được đầu tư thích hợp, mất giá do lạm phát, lãng phí, không phát huy hết được khả năng sinh lời từ khoản vốn lưu động này. Một vài các nguyên nhân khách quan khác tác động tới tình hình kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty như do tác động của nền kinh tế thị trường: Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra do chính sách vĩ mô của Nhà nước thay đổi như về chế độ, hệ thống pháp luật, thuế,Cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 39 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH TIS VIỆT NAM 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH TIS Việt Nam Sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hay không hiệu quả liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty, đến tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh và hình ảnh uy tín của Công ty trên thị trường. Song song với việc tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hiện nay, vấn đề quan trọng khác chính là khâu tạo vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty cùng với kiến thức tích lũy được, có thể thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trước tiên ta phải hiểu và làm rõ được thực trạng sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ đó, ta mới thấy được tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp để góp phần làm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Cụ thể trong trường hợp công ty TNHH TIS Việt Nam. Do đặc điểm công ty TNHH TIS Việt Nam kinh doanh đa dạng nhiều sản phẩm từ các nguyên liệu xây dựng, thiết bị bảo hộ, thiết bị xây dựng công trình nhà cửa,.nên việc quản lý gặp không ít khó khăn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thì công ty đã chú trọng đầu tư vào lực lượng lao động bằng việc nâng cao chất lượng lao động, bên cạnh đó là có những đãi ngộ cao đối với nhân lực có trình độ. Công ty cũng xác định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì cần phải quản lý tốt và sử dụng tài sản đúng mục đích. Có những định hướng phát triển Công ty giúp công ty có thể định hướng được nhu cầu về vốn để từ đó có sự đầu tư phân bổ hợp lý. Công ty luôn thận trọng trong việc quản lý các nguồn vốn lưu động đặc biệt khả năng chi trả người bán để có thể chủ động trong nền kinh tế thị trường. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành, ngoài ngành thì công ty luôn chú trọng đầu tư có hiệu quả vào tài sản để đạt lợi nhuận cao nhất có thể. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty TNHH TIS Việt Nam Ở chương 2 chúng ta đã đi nghiên cứu về đặc điểm của công ty TNHH TIS Việt Nam cũng như tình hình tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Sau khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ta đã tìm ra hạn chế của công ty và chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế đó. Ở phần này dựa trên những kiến thức đã được học cũng như quá trình tích lũy được sau thời gian thực tập tại công ty em xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Thang Long University Library 40 3.2.1. Hoàn thiện quản lý các khoản phải thu Các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản lưu động.8 Các khoản phải thu lớn không phải là thể hiện sự kém hiệu quả mà cái quan trọng là thời gian thu hồi của nó. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả, công ty cần thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thời gian thu tiền như sau: Trong các hợp đồng với khách hàng phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Ví dụ: nếu thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Công ty có thể từ chối ký hợp đồng với các khách hàng nợ khó đòi. Đôn đốc các nhân viên kinh doanh tiến hành thu nợ kịp thời không để tình trạng nợ lâu. Cần khai thác tối đa các nguồn vốn trong khả năng cho phép để tài trợ cho tài sản lưu động. Bổ sung và đầu tư vốn sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh và có hiệu quả là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bởi không ai hiểu thị trường kinh doanh có hiệu quả bằng doanh nghiệp, doanh nghiệp là người chủ yếu quyết định mức độ và thời gian khắc phục tồn tại nêu trên. 3.2.2 Quản lý sử dụng tiền mặt có hiệu quả Trong quá trình kinh doanh luôn có một lượng tiền mặt nhất định trong quỹ, tiền gửi của công ty tại tài khoản ở các ngân hàng. Nó được công ty sử dụng để trả lương, nhập hàng và trả các khoản nợ, trả tiền thuế,.Như chúng ta đã phân tích ở trên do công ty tích trữ một lượng tiền mặt khá lớn vào năm 2013 là hơn 600 triệu đồng nên đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty 9. Vì tích trữ nhiền tiền mặt nên công ty đã làm mất đi cơ hội đầu tư thu lời. Dưới đây em xin đưa ra hai giải pháp để quản lý sử dụng tiền mặt có hiệu quả hơn: - Việc đầu tiên công ty cần làm là lập bảng theo dõi tình hình thu chi của doanh nghiệp mình để từ đó có cơ sở định mức dự trữ tiền phù hợp với nhu cầu của công ty. Trong thời điểm hiện tại công ty vẫn đang phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ, cụ thể là phân phối các thiết bị máy móc ngành xây dựng và hàn nối, bảo hộ lao động.. vì vậy không cần lượng tiền mặt tích trữ lớn chỉ nên tích trữ từ 20% đến 30% tiền mặt trong mục tiền và tương đương tiền. - Thay vì tích trữ một lượng tiền mặt lớn như vậy thì công ty nên chuyển một phần tiền mặt sang tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, trái phiếu. Hiện nay sau khi Chính phủ ra quyết định nâng tỷ giá USD lên đã làm cho giá USD trên thị trường tăng 8 Cơ cấu tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013 (trang 27-28) 9 Phân tích khả năng thanh toán tức thời (Trang 34) 41 trở lại sau một thời gian trầm lắng. Đây có thể coi là kênh đầu tư tốt trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra có thể gửi tiền tại ngân hàng với lãi suất thấp nhưng là phương pháp đem lại rủi ro thấp và tránh được sự lãng phí khi dự trữ tiền mặt. Công ty hoàn toàn có thể sử dụng một khoản trong số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn). 3.2.3. Quản lý tốt hàng tồn kho Xác định mức hàng nhập dự trữ tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và không làm ứ đọng vốn của công ty. Cần có các phương pháp xác định lượng dự trữ thường xuyên cho từng loại mặt hàng trên để đảm bảo cho việc phân phối hàng được tiến hành bình thường. Tuy số vòng quay hàng tồn kho của công ty khá thấp so với trung bình ngành nhưng đối với đặc điểm riêng của công ty thì trong thời điểm hiện nay công ty nên duy trì mức dự trữ hàng tồn kho như vậy. Bởi vì một phần không nhỏ các sản phẩm của công ty là sản phẩm nhập khẩu, trong khi đó tỷ giá USD đang có xu hướng gia tăng. Việc dự trữ tồn kho hợp lý sẽ giúp công ty giảm được chi phí sản xuất làm hạ giá thành tăng tính cạnh tranh. 3.2.4. Quản lý và sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả Để tăng lợi nhuận công ty cần phải xem xét lại cách quản lý và sử dụng chi phí của mình. Cụ thể như sau: - Nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính toán mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí trong Công ty nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. - Tiết kiệm về chi phí lao động: Xây dựng định mức hao phí lao động phù hợp luật pháp, Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, bảo đảm tốc độ tăng của năng suất cao hơn tốc độ tăng của tiền lương. 3.2.5. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân Trong quá trình sản xuất, con người là nhân tố quan trọng. người công nhận có nhiệm vụ trực tiếp biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra cán bộ quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm mới đưa ra quyết định một cách khoa học chính xác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là trình độ chuyên môn là vấn đề vô cùng quan trọng. Giải pháp đưa ra là: - Đối với cán bộ lãnh đạo, họ đều là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn, một số người đã qua đào tạo bài bản, một số người trưởng thành qua kinh nghiệm học hỏi. Chính vì vậy mà thời điểm hiện nay có thể vẫn đáp ứng được yều cầu lãnh đạo nhưng trong tương lai ban lãnh đạo đòi hỏi phải có tầm nhìn xa trông rộng, nhanh nhạy với thời cuộc. Những nhân viên trẻ cần được bồi dưỡng về khả năng ứng Thang Long University Library 42 biến trong kinh doanh đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh, những người trực tiếp giao dịch với đối tác và khách hàng. - Đối với nhân viên quản lý là trưởng các phòng ban, Công ty nên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để bổ xung kiến thức, đặc biệt là các kiến thức công nghệ thông tin. Tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên đi học thêm các lớp ở bên ngoài (Ví dụ: Học cao học, học tại chức, văn bằng 2). - Ưu tiên tuyển những nhân viên thuộc phòng kinh doanh ngoài chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết thì thành thạo cả lĩnh vực công nghệ thông tin. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước - Hỗ trợ vốn tín dụng, lãi suất Vốn là một yếu tố không thể thiếu để công ty hay một doanh nghiệp để sản xuất và kinh doanh. Nó quyết định tới quy mô của một doanh nghiệp, quyết định tời các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Với một lượng vốn nhất định thì ta sẽ có một lượng tài sản tương đương. Do vậy để có thể mua sắm đầu tư cho tài sản, nhà xưởng Công ty cần phải đi vay để có thể triển khai việc đầu tư hoặc thực hiện các dự án. Hiện nay chi phí đi vay thì còn rất cao và việc tiếp cận các nguồn vốn này còn gặp nhiều khó khăn nên nó đã ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. Đối với các loại hình doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn như công ty thì chính người đứng đầu công ty là giám đốc có quyền hạn pháp luật và chịu trách nhiệm với khoản vốn đầu tư. Do vậy việc tăng vốn điều lệ của công ty đôi khi gặp khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng như năm vừa qua đã gây ra cho các doanh nghiệp nói chung hay công ty nói riêng nhiều khó khăn. Do vậy Nhà nước cần có các khoản vay với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các Công ty và doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng và vực dậy nên kinh tế trong những năm tới. - Cải cách thủ tục hành chính của nhà nƣớc và tổ chức tín dụng: Các thụ tục hành chính ở nước ta hiện nay vần còn rườm rà điều này gây ra cho doanh nghiệp một số khó khăn nhất định khi xin vay vốn. Làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian đôi khi có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của công ty. Vì vậy để tạo kiện cho các doanh nghiệp thì nhà nước cần hoàn thiện hơn công tác thủ tục hành chính để khì doanh nghiệp tiến hành được thuận lợi và không bị nhũng nhiễu và hạch sách. Để vay được vốn tại các tổ chức tín dụng công ty phải tiếp cận rất khó khăn từ nguồn vốn đến thủ tục, các yếu tố về thế chấp Do vậy các ngân hàng nhà nước cần 43 tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn, thì hành các chính sách tiền tệ hợp lý để giúp doanh nghiệp có thể khai thác hết tiềm năng của mình. 3.3.2. Kiến nghị đối với công ty Kiến nghị thứ nhất: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Khi bỏ ra một lượng chi phí là công ty đã bỏ ra một lượng tiền vốn của mình. Chính vì vậy, chi phí bỏ ra phải đúng mục đích. Chí phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp tham gia vào việc quản lý kinh doanh nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty không ngừng tăng trong các năm gần đây dù số lượng nhân viên là không có biến động. Công ty cần phải giảm được tối thiểu các khoản mục chi phí này là phải quản lý chặt chẽ và tăng hiệu quả làm việc của bộ phận gián tiếp. Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý và khuyến khích người lao động trực tiếp một cách hợp lý tạo điều kiện cho họ đạt năng suất cao nhất. Kiến nghị thứ hai: Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của công ty ra thị trường Quảng cáo và tiếp thị là một trong các chính sách Marketing hiện đại đã không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhất là, đối với lĩnh vực họat động kinh doanh thương mại của công ty. Do đó, tăng cường cho công tác quảng cáo và tiếp thị nhằm giúp cho công ty mở rộng hơn nữa đến các đối tượng tiêu dùng. Đây là một chiến lược nhằm tạo dựng hình ảnh cho công ty, dành một khoản chi phí khoảng 7 - 10 triệu/năm sẽ góp phần giúp thúc đẩy lượng hàng bán của công ty. Hiện nay, quảng cáo có thể được tiến hành qua các kênh truyền hình và qua phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, nó mới có sức hấp dẫn với người tiêu dùng, chi phí cho hoạt động này tương đối lớn tuy nhiên lợi ích mang lại cho công ty là rất lớn. Công ty nên thực hiện việc Marketing trưc tiếp tìm kiếm thông tin các khách hàng tiềm năng. Các hình thức phổ biến của marketing trực tiếp là: marketing bằng catalog, marketing bằng thư trực tiếp, gửi email giới thiệu về sản phẩm và báo giá cụ thể một cách thường xuyên, marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh, báo và tạp chí, mua hàng trực tuyến. Tích cực tiềm kiếm đối tác, tìm kiếm nguồn khách hàng trên nhiều nước hơn nữa thông qua việc bán hàng trên mạng, tham gia các hội trợ có tầm cỡ quốc tế. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt cao và kinh nghiệm của nhân viên phụ trách. Kiến nghị thứ ba: Tăng cường công tác huy động vốn vay Những lý luận chung về TSLĐ khẳng định vai trò then chốt của TSLĐ cho sự phát triển hay thành bại của mỗi doanh nghiệp. TSLĐ là điều kiện đầu tiên mà doanh Thang Long University Library 44 nghiệp có thể hoạt động và là trung tâm chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có TSLĐ đủ lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, huy động vốn từ các nguồn khác nhau một việc các công ty nên cân nhắc. Với đặc điểm loại hình doanh nghiệp là trách nhiệm hữu hạn, quy mô khá nhỏ thì Công ty có thể vay từ các quỹ tín dụng, ngân hàng. Hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng là khá khó khăn do tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tín dụng như tính pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, tài sản không khả mãi, giá trị đảm bảo thấp Do vây, công ty cần minh bạch các Báo cáo tài chính, có tài sản bảo đảm tốt để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trên cơ sở những phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH TIS Việt Nam, chương 3 cả khóa luận đã nêu ra một số giải pháp cũng như kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty nói riêng cũng như nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung. Phần đầu của chương là định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Phần chính của chương là những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu dộng được nêu ra gắn liền với những tồn tại, hạn chế đã được nêu ở kết luận chương 2. Và cuối cùng là một số đề xuất kiến nghị đối với nhà nước và công ty để các giải pháp được thực hiện. Trên đây là một số giải pháp em đưa ra rất mong được công ty quan tâm và xem xét thực hiện để hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ngày càng được tốt hơn. KẾT LUẬN CHUNG Trong những năm qua mặc dù gặp phải muôn vàn khó khăn thử thách nhưng do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, Công ty TNHH TIS Việt Nam đã không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty vẫn còn có một số tồn tại, cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao. Qua tìm hiểu thực tế, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về vấn đề thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công Ty TNHH TIS Việt Nam.. Đây là một vấn đề đòi hỏi phải xem xét trên nhiều mặt. Do trình độ lý luận và thời gian thực tập có hạn nên bài viết này sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS.Trần Đình Toàn, các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH TIS Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Huyền Trang Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 của Công ty TNHH TIS Việt Nam 2. Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH TIS Việt Nam giai đoạn 2011-2013 của Công ty TNHH TIS Việt Nam Phụ lục 01. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH TIS Việt Nam Đơn vị: Đồng (Nguồn: tác giả tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán 2011-2013) Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Chỉ tiêu 2011-2012 2012-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TÀI SẢN TÀI SẢN NH 1.797.765.576 2.016.459.196 1.944.601.133 71.858.063 3,70 (218.693.620) (10,85) TÀI SẢN DH 398.164.339 295.655.495 168.691.895 126.963.600 75,26 102.508.844 34,67 TỔNG TÀI SẢN 2.195.929.915 2.312.114.691 2.113.293.028 198.821.663 9,41 (116.184.776) (5,03) NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 317.026.210 498.291.160 301.012.656 197.278.504 65,54 (181.264.950) (36,38) Nợ ngắn hạn 317.026.210 498.291.160 301.012.656 197.278.504 65,54 (181.264.950) (36,38) Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.878.903.705 1.813.823.531 1.812.280.372 1.543.159 0,09 65.080.174 3,59 Nguồn vốn, quỹ 1.860.000.000 1.800.000.000 1.800.000.000 0 0 60.000.000 3,33 Vốn đầu tư của CSH 1.860.000.000 1.800.000.000 1.800.000.000 0 0 60.000.000 3,33 Nguồn kinh phí khác 18.903.705 13.823.531 12.280.372 1.543.159 12,57 5.080.174 36,75 TỔNG NGUỒN VỐN 2.195.929.915 2.312.114.691 2.113.293.028 198.821.663 9,41 (116.184.776) (5,03) Thang Long University Library Phụ lục 02. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TIS Việt Nam Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 973.323.674 1.069.188.229 1.296.017.728 95.864.555 9,85 226.829.499 21,22 2.Giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần 973.323.674 1.069.188.229 1.296.017.728 95.864.555 9,85 226.829.499 21,22 4. Giá vốn hàng bán 687.584.920 701.799.817 822.884.920 14.214.897 2,07 121.085.103 17,25 5. Lợi nhuận gộp 285.738.754 367.388.412 473.132.808 81.649.658 28,57 105.744.396 28,78 6. Doanh thu tài chính 0 0 0 0 0 0 0 7. Chi phí tài chính 55.143.000 56.540.000 60.177.000 1.397.000 2,53 3.637.000 6,43 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 230.515.336 310.070.208 411.515.336 79.554.872 34,51 101.445.128 32,72 9. Lợi nhuận thuần 80.418 778.204 1.440.472 697.786 867,70 662.268 85,10 10. Thu nhập khác 510.000 842.800 671.000 332.800 65,25 (171.800) (20,38) 11. Chi phí khác 400.000 330.000 540.000 (70.000) (17,50) 210.000 63,64 12. Lợi nhuận khác 110.000 512.800 131.000 402.800 366,18 (381.800) (74,45) 13. Lợi nhuận trước thuế 190.418 1.291.004 1.571.472 1.100.586 577,98 280.468 21,72 14.Thuế TNDN 47.605 322.751 392.868 275.147 577,98 70.117 21,72 15. Lợi nhuận sau thuế 142.814 968.253 1.178.604 825.440 577,98 210.351 21,72 ( Nguồn: số liệu tác giả tính toán dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Xuân (2013), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Dân Trí 2. Lê Thị Xuân (8-2012), Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 3. Đinh Hồng Đức (2013), Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần LICOGI 19, đại học Thăng Long. 4. Vũ quang Hòa (2012), Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở công ty Giày Thượng Đình. 5. Tác giả Đỗ Thu Hồng (2012), Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc. 6. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – 7. Báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối kế toán ngành thương mại: ar=-1, Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa20241_1444.pdf
Luận văn liên quan