Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang gặp phải vô vàn những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất chính của mình. Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong vấn đề lãi vay, cũng như tận dụng được những chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ hành chính, cải cách lề lối làm việc, phân công nhiệm vụ công khai do các thủ tục hiện nay tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả, gây mất thời gian. Tiếp tục cải thiện các cơ chế, đổi mới chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hóa các DN nhà nước, các tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần bám sát quá trình triển khai các cam kết quốc tế về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên. Như vậy, ta có thể thấy tình hình thu hồi các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp của doanh nghiệp cũng biến động qua các năm, nhưng có thể thấy doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ nhanh và gia tăng lượng vốn ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản cao hơn cho khách hàng. - Hàng lưu kho Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng hàng tồn kho của công ty Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13 Hệ số lưu kho (lần) 2,07 5,10 2.21 3,03 (2,89) Thời gian luân chuyển kho trung bình (ngày) 176,33 71,57 165,16 (104,76) 93,59 (Nguồn : Phòng Kế Toán) Thang Long University Library 48 Theo tính toán trên ta thấy: Hệ số hàng lưu kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Hệ số hàng lưu kho của năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 5,10 vòng và 2,21 vòng so với năm trước. Do trong năm 2012 so với năm 2013 Công ty bán được nhiều hàng hơn, giá vốn hàng bán tăng lên và tăng nhanh hơn so với hàng tồn kho. Mức tăng trưởng của hệ số lưu kho năm 2012 chênh lệch 3,03 vòng và nhiều hơn so với năm 2013 với mức chênh lệch là 2,89 vòng. Điều này cho thấy, đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp vẫn có những bước tăng trưởng nhỏ trong năm 2013 là một nỗ lực không hề nhỏ, giúp cho công ty tiếp tục duy trì và phát triển. Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày hay số ngày trung bình của một vòng quay kho là bao nhiêu.Từ những số liệu nêu trên ta có thể thấy tồn kho trung bình đang có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2013, chỉ tiêu này tăng 93,59 ngày so với năm 2012 và năm 2012 có thời gian luân chuyển cao nhất là thấp nhất 71,57 ngày. Như vậy, thời gian luân chuyển kho của doanh nghiệp cho thấy tình hình khắc phục khó khăn trong thời buổi kinh tế bất ổn này. Những năm gần đây, thời gian luân chuyển kho trung bình tăng nhưng cũng không quá nhiều. Tóm lại, do hàng tồn kho của công ty được duy trì ở mức cao nên hệ số lưu kho thấp và thời gian luân chuyển kho trung bình dài hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp làm giảm khả năng luân chuyển vốn, vốn bị ứ đọng quá lâu làm tăng chi phí liên quan tới lưu trữ và bảo quản kho. - Các khoản phải trả Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13 Hệ số trả nợ (vòng) 10,71 5,88 7,58 (4,83) 1,70 Thời gian trả nợ trung bình (ngày) 34,08 62,07 48,15 27,99 (13,92) (Nguồn : Phòng Kế Toán) Đây là tài khoản thuộc nguồn vốn ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh các khoản phải thu ngắn hạn, là một bộ phận của vốn lưu động. Hệ số trả nợ năm 2011 là 10,71 vòng cho thấy trong 1 năm, vòng quay các khoản phải trả của công ty là 10,71. Năm 2012 hệ số này giảm so với năm trước đó là 4,83 vòng đạt mức 5,88 vòng, điều này cho thấy tình hình khả năng trả nợ của công ty bị giảm 49 xuống so với năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì hệ số trả nợ tăng nhẹ 1,70 vòng và lên mức 7,58 vòng. Năm 2013, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nguồn tiền dùng cho trả nợ không có nhưng công ty vẫn giảm được vòng quay của hệ số trả nợ cho thấy công ty đã kinh doanh khá tốt so với các công ty cùng ngành. Năm 2013, công ty đã có gắng đạt được hiệu suất làm việc hiệu quả, chi phí bỏ ra hợp lý và không khiến các khoản phải trả của doanh nghiệp trong tình trạng nợ lâu ngày. 2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Bảng 2.15.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 12-13 Khả năng thanh toán ngắn hạn 3,44 4,53 8,51 1,09 3,98 Khả năng thanh toán nhanh 1,33 1,30 3,20 (0,03) 1,90 Khả năng thanh toán tức thời 0,29 0,30 0,49 0,01 0,19 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế Toán) Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ được đảm bảo trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó. Từ bảng trên ta thấy: + Năm 2011, chỉ tiêu bằng 3,44 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 3,44 đồng tài sản ngắn hạn. + Năm 2012, chỉ tiêu bằng 4,53 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 4,53 đồng tài sản ngắn hạn. + Năm 2013, chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 8,51 đồng tài sản ngắn hạn. + Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn của các tài sản lưu động thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Theo đó, năm 2011 và năm 2012, khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn ở mức khá thấp là 3,44 lần và 4,53 lần. Tuy nhiên con số này đang ở mức lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty ở mức chấp nhận được. Nguyên nhân của việc này là do tài sản ngắn hạn của công ty luôn ở mức cao, hàng tồn kho của công ty tương đối lớn nhưng nợ ngắn hạn của công ty lại thấp hơn nên chỉ tiêu này còn ở mức thấp. Đến năm 2013 thì khả năng thanh toán ngắn Thang Long University Library 50 hạn tăng nhanh hơn 3,98 lần, đạt mức 8,51 lần. Năm 2013, chỉ tiêu khả năng thanh toán tăng nhanh là do, nợ ngắn hạn giảm mạnh trong khi tài sản ngắn hạn tăng nhanh. Công ty trong cả giai đoạn 2011-2013, khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn tài sản lưu động của công ty thành tiền tăng lên. Đây là một yếu tố thuận lợi đối với doanh nghiệp, cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp khá tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. + Năm 2011, chỉ tiêu thanh toán nhanh bằng 1,33 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn công ty có thể sử dụng 1,33 đồng TSNH để thanh toán mà không cần bán hàng tồn kho. + Năm 2012, chỉ tiêu thanh toán nhanh bằng 1,30 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn công ty có thể sử dụng 1,30 đồng TSNH để thanh toán mà không cần bán hàng tồn kho. + Năm 2013, chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn khi đến hạn công ty có thể sử dụng 3,2 đồng TSNH để thanh toán mà không cần bán hàng tồn kho. + Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng nhanh chóng đáp ứng của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2010 tỷ lệ này đạt mức 1,33 lần, đây là một con số tương đối tốt đối với doanh nghiệp. Điều này cho thấy, hàng tồn kho của doanh nghiệp khá nhiều khiến cho tài sản lưu động giảm mạnh tới vậy, nhưng tài sản lưu động sau khi trừ đi hàng tồn kho vẫn lớn hơn 1, cho thấy đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.Tiếp theo, những năm 2011 thì mức chênh lệch so với năm trước đấy là giảm 0,03 lần. Tuy nhiên, mức giảm nhẹ trong khả năng thanh toán nhanh của năm 2011 cho thấy hàng tồn kho của công ty rất lớn nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cá khoản vay ngắn hạn mà không cần phải dùng tới hàng tồn kho. Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh tăng 1,9 lần đạt mức 3,2 lần. Con số này tuy có biến động qua năm 2011-2012, nhưng nhìn chung là chỉ số này vẫn khá thấp so với khả năng thanh toán ngắn hạn, điều này cho thấy công ty đang có mức hàng tồn kho rất cao. Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng đáp ứng nhanh trước các khoản nợ đến hạn của vốn lưu động tại công ty là rất tốt, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải huy dùng tới hàng tồn kho. + Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong giai đoạn năm 2010-2012, doanh nghiệp chỉ giữ khả năng này ở mức rất thấp, cho thấy doanh nghiệp khá hạn chế và kém linh hoạt hơn. Do đó, năm 2010, chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,29 lần, ở năm 2011 với chỉ ở mức 0,30 lần và tính đến năm 2012 thì mức chênh lệch này cũng dần 51 được cải thiện với tỷ lệ tăng nhẹ 0,19 lần và đạt mức 0,49 lần. Đây là con số khá mờ nhạt của doanh nghiệp, chứng tỏ dù doanh nghiệp nắm giữ nhiều khoản mục có tính thanh khoản cao nhưng vẫn không thể đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Bởi lẽ, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời lại kém nên doanh nghiệp trở nên bế tắc trong việc trả nợ của doanh nghiệp. 2.3.5. Vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng hay TSLĐ thường xuyên là tài sản mà công ty thực có, đảm bảo chắc chắn cho công việc kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp do đã được loại trừ đi các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Đây là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Bảng 2.16. Vốn lưu động ròng tại Công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Công thức Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 11-12 Vốn lưu động ròng TSLĐ – Nợ ngắn hạn 9.473.969.375 10.257.043.982 783.074.607 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế Toán) Vốn lưu động ròng tại công ty trong giai đoạn năm 2010 – 2012 có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang thừa vốn dài hạn và có quá nhiều vốn ngắn hạn dẫn đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trở nên khó khăn hơn với doanh nghiệp. Năm 2011, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp ở mức 9.473.969.375 VNĐ và năm 2012, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp cũng đạt mức 10.257.043.982 VNĐ. Như vậy, vốn lưu động ròng của công ty trong giai đoạn này đều dương cho thấy các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo an toàn bằng các tài sản lưu động, khả năng thanh toán của công ty không được đảm bảo ở mức an toàn. Doanh nghiệp không cần có những động thái tác động đến các nguồn vốn dài hạn để làm giảm vốn ngắn hạn, giảm thiểu tình trạng vốn lưu động ròng quá thấp như hiện nay. 2.4.1. Những kết quả đạt được Qua quá trình nghiên cứu và phân tích các dữ liệu và các chỉ số tài chính nói chung và vốn lưu động nói riêng, ta thấy Công ty đã đạt được những thành tích sau Trong những năm qua, doanh nghiệp đã tạo được những ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư với hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp luôn được đánh giá khá cao. Nhờ vậy, doanh nghiệp luôn được hỗ trợ về nhiều lĩnh vực khiến doanh Thang Long University Library 52 thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, quy mô hoạt động kinh doanh cũng ngày càng được nâng cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kí hết các hợp đồng với số lượng lớn. Về các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đã phân tích ở trên cho thấy chiều hướng tích cực trong việc sử dụng và quản lý vốn lưu động một cách hợp lý, sức sinh lời của vốn lưu động cũng tăng phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra các chỉ tiêu về hệ số đảm nhiệm và mức tiết kiệm vốn lưu động cũng ngày càng được cải thiện tích cực hơn. Doanh nghiệp đã đưa ra những chính sách kinh doanh như nới lỏng chính sách các khoản phải thu, tăng hoa hồng cho đại lý hết sức phù hợp giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Trong các chỉ tiêu về thời gian thu nợ và thời gian luân chuyển kho trung bình đều đưa ra những con số hết sức khả quan, doanh nghiệp đã có những hoạt động kinh doanh tích cực và chủ động hơn trong mọi tình huống. Điều này giúp doanh nghiệp có các khoản phải thu, hàng hóa lưu kho không bị ứ đọng lớn, giảm thiệt hại đến chi phí của doanh nghiệp. Trong năm 2011, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng được đảm bảo hơn, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp với các khoản vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo tiền đề để tiếp tục phấn đấu, gây dựng thêm được lòng tin của các đối tác kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp khác nhau, tạo uy tín giúp cho Công ty có thêm đối tác và khách hàng trung thành. Doanh nghiệp có xu hướng theo đuổi chính sách cấp tiến đem đến nhiều nguồn lợi nhuận trong việc giảm chi phí, thời gian quay vòng tiền được rút ngắn, đem lại cho quản lý VLĐ có doanh thu sự kiến cao hơn; chi phí lãi vay thấp hơn sẽ làm cho EBT cao hơn. Qua phân tích cơ cấu quản lý vốn lưu động, doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền và các tài khoản tương đương tiền đang có xu hướng giảm và tỷ trọng của các khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn so với những năm trước đó. 53 2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tích đạt được, doanh nghiệp cũng còn khá nhiều hạn chế cần khắc phục. Qua đó, Công ty nên đưa ra nguyên nhân của những hạn chế này để tìm cách khắc phục. 2.4.2.1. Những hạn chế cần khắc phục Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp còn ở mức khá cao, tuy có sự giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa ở mức hoàn hảo để doanh nghiệp có thể kích thích khả năng đầu tư, quay vòng vốn hợp lý hơn. Thời gian thu tiền trung bình của doanh nghiệp còn nhiều biến động, năm 2012 đã giảm và đạt hiệu quả cao hơn nhưng đến năm 2013 thì thời gian này lại tăng lên. Đây là thời gian mà doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nên nếu thời gian càng lâu thì doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn. Thời gian trả nợ trung bình của doanh nghiệp có trạng thái không ổn định khi liên tục tăng giảm trong những năm qua. Năm 2012, con số phản ánh thời gian chiếm dụng vốn của Công ty khác với doanh nghiệp là khá thấp so với thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Như vậy, chính sự chênh lệch này đã khiến cho doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn, Tuy năm 20132, con số này có tăng lên nhưng không đáng kể, đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp giải quyết mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp khá khả quan trong những năm 2011 và năm 2012, nhưng đến năm 2013 thì khả năng này giảm xuống đáng kể. Điều này phản ánh khả năng thanh toán này không mấy ổn định với doanh nghiệp. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng không gây ấn tượng với những số liệu quá thấp so với mặt bằng chung. Hơn nữa, năm 2013 khả năng này còn giảm xuống, phản ánh tình hình bế tắc hiện tại của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng phản ánh số vốn mà công ty thực có, các chỉ số vốn lưu động lại âm cho thấy các khoản nợ ngắn hạn không được đảm bảo an toàn bằng các tài sản lưu động. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp cần tăng các khoản nợ dài hạn và hạn chế các khoản nợ ngắn hạn để doanh nghiệp gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chi trả đủ số nợ ngắn hạn. Chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp đang có xu hướng cấp tiến là một trong những chính sách gặp rất nhiều rủi ro, sự ổn định của nguồn vốn là không cao. Thang Long University Library 54 Cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có tỷ lệ khoản mục tiền và các tài sản tương đương tiền quá cao, điều này dẫn đến nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề lạm phát khiến đồng tiền mất giá, khả năng sinh lời lại rất kém nên đây là hạn chế khá lớn của doanh nghiệp. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2013 cho thấy doanh nghiệp đã để khoản mục phải thu khách hàng hơi cao và phần nào khiến cho doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá lâu. Điều này đặt ra vấn đề cần đánh giá mức độ đáng tín dụng của doanh nghiệp để biến thách thức thành cơ hội phát triển đầu tư cho doanh nghiệp. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động bị suy giảm và ở mức cao là do doanh nghiệp đã duy trì hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở mức khá thấp, tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa đạt mức tuyệt đối. Thời gian thu tiền của doanh nghiệp vẫn ở mức khá cao và còn nhiều biến động lên xuống là do các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp để cho khách hàng nợ quá nhiều và thời gian thu nợ khách hàng kéo dài khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Thời gian trả nợ trung bình của doanh nghiệp tăng cao hơn so với thời gian thu tiền của doanh nghiệp là do giá vốn hàng bán và chi phí chung quản lý và bán hàng tăng lên theo cơ chế thị trường nên dẫn tới tình trạng mất kiểm soát của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh vào năm 2013 là do tài sản lưu động của doanh nghiệp giảm dần theo chính sách cấp tiến của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp muốn cân bằng lại tình trạng không quá lệ thuộc vào tài sản ngắn hạn mà cân đối tỷ lệ để phù hợp với phương thức kinh doanh hiện tại. Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá thấp là do các sản phẩm hàng tồn kho quá ít, lại có khả năng thanh khoản kém nên không thể bù đắp được các khoản nợ ngắn hạn. Hơn nữa, tài sán lưu động của doanh nghiệp cũng không thể bù đắp đủ khoản mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đang ở mức âm và còn giảm mạnh hơn ở năm 2013 là do doanh nghiệp duy trì quá nhiều các khoản vốn ngắn hạn mà hạn chế các khoản vốn dài hạn. Điều này khiến cho hiểu quả sự dụng vốn của doanh nghiệp không mấy hiệu quả. 55 Chính sách quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp đang theo xu hướng cấp tiến với nhiều rủi ro nhưng cũng đem đén nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính vì doanh nghiệp không muốn duy trì tài sản lưu động ở mức cao, nhất là khả năng chiếm dụng tài sản lưu động phần lớn là tiền và các khoản mục tương đương tiền. Doanh nghiệp duy trì khoản mục phải thu khách hàng ở mức cao vì đây là những khách hàng thân thuộc, có mối quan hệ làm ăn lâu dài và không thể thiếu của doanh nghiệp. Do đó mà doanh nghiệp đã chấp nhận để khoản mục này cao lên để nhằm có được lòng tin của đối tác và cùng hợp tác lâu dài hơn. Thang Long University Library 56 Kết luận chương 2. Qua quá trình phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan và qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính, ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thực sự hiệu quả. Vốn lưu động của công ty còn quá lớn chủ yếu là hàng tồn kho, phải thu khách hàng, phải thu khác... Bên cạnh đó, tại công ty đây là những khoản mục tài sản thuộc vốn lưu động có thời gian quay vòng khá lớn dẫn tới thời gian quay vòng tiền của công ty bị kéo dài. Điều này khiến cho việc sử dụng vốn của công ty bị kém hiệu quả và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khi đánh giá tác động của hiệu suất sinh lời của vốn lưu động so với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bằng phương pháp Dupont, ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động là rất lớn. Chính vì vậy, công ty cần có các biện pháp cải tiến để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động tới tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tại chương 3 của khóa luận, em xin được trình bày một số kiến nghị để cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan. 57 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH MINH LAN 3.1. Định hướng phát triển vốn của công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan trong những năm tới 3.1.1. Khái quát môi trường kinh doanh của công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan 3.1.1.1. Thuận lợi Trong bối cảnh đất nước đổi mới đang ngày một phát triển, tốc độ đô thị hóa là vô cùng nhanh chóng khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại sản phẩm sơn có thêm nhiều điều kiện để kinh doanh do nhu cầu của khách hàng tăng. Hơn nữa, với lợi thế từ khi gia nhập WTO – vận hội mới với những cơ hội mới nhưng cũng đầy cách thức. Đây là dịp để công ty có thêm những đối tác nước ngoài muốn được sử dụng sản phẩm mà công ty đem lại. Các công ty có khả năng tiếp cận với nguồn hàng hóa sơn tốt, nâng cao tầm hiểu biết về các nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thiện hơn khả năng của doanh nghiêp. 3.1.1.2. Khó khăn Kinh tế nước ta vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, khiến cho mọi doanh nghiệp đều không muốn có những động thái quá gay gắt dẫn đến rủi ro xấu nhất cho doanh nghiệp nên họ ngại đầu tư và có tâm lý cầm chừng. Chính điều đó, vô hình chung đã biến thành áp lực cho việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khiến cho kinh tế càng thêm bế tắc. Ngoài ra, chí phí công nhân, chi phí mua ngoài ngày càng tăng cao, hay như vấn đề lạm phát, lãi suất đi vay quá cáo khiến cho doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cung cấp thêm các trang thiết bị hiện đại hay như thuê nhân công có trình độ cao với giá thấp Bên cạnh đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh luôn coi đây là một lĩnh vực khác biệt nhưng lại được nhiều tiếng vang, độ nhận biết lớn nên đã có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với ngành nghề này. Thang Long University Library 58 - Tình hình buôn bán hàng ngoại, hàng nhập lậu với diễn biến phức tạp, các hàng nhập lậu được vận chuyển qua biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang vào thị trường trong nước. Công ty phải đối mặt với việc xử lý các loại hàng giả, hàng nhái có giá rẻ hơn trên thị trường. - Chính sách hội nhập tạo điều kiện cho các đối thủ mạnh tham gia vào thị trường trong nước, tình hình kinh doanh sẽ trở nên gay gắt hơn đối với doanh nghiệp. - Giá cả các mặt hàng trong nước có biến động tăng, các mặt hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện, nước tăng lên, làm tăng tỷ lệ lạm phát làm giá cả hàng hóa của công ty tăng lên. Ngoài ra giá xăng dầu, điện, nước tăng cũng làm gia tăng các chi phí của doanh nghiệp. 3.1.2. Định hướng phát triển vốn và vốn lưu động của công ty Dựa vào tình hình môi trường kinh doanh của công ty Minh Lan ta có thể được những thuận lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt. Trong những định hướng phát triển của công ty trong tương lai thì vấn đề về vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Trong năm 2013 do tình hình kinh tế gặp nhiều bất ổn, doanh nghiệp phải gồng mình để vượt qua những khó khăn, duy trì phát triển ở mức thấp nhưng vẫn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn ở mức ổn định. Nhưng với tình hình kinh tế khó khăn còn kéo dài doanh nghiệp cần đưa ra những định hướng phát triển vốn lưu động tốt hơn cho doanh nghiệp. Công ty luôn chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng nhất giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, tránh tình trạng gia tăng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu về vốn tăng quá cao. Tiếp tục nâng cao doanh thu, đảm bảo lợi ích của chủ sử hữu, giữ vững thị phần trên thị trường. Công ty cũng có những chính sách cung cấp các sản phẩm một cách hợp lý, không để tình trạng cho vay một cách đại trà, giảm nhu cầu chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp có khả năng luân chuyển vốn hiệu quả hơn. Trong tương lai, doanh nghiệp cần định hướng cho mình cách thức để huy động vốn lưu động, giúp cho doanh nghiệp có được nguồn lực dồi dào hơn. Vốn lưu động có thể được huy động từ nguồn vốn đi vay, vốn chủ sở hữu hày nguồn lợi nhuận để lại. Để xác định được điều này, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp để có thể đưa ra những cách thức hợp lý nhất của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng thế mạnh về sáng tạo và sự hiểu biết của mình về thị trường trong nước để huy động lượng vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây có thể là 59 những nhà đối tác thương mại về vật liệu xây dựng nói chung và sơn nói riêng lớn trên thế giới muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam hay là những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại sơn để tìm được cơ hội cho riêng mình. Doanh nghiệp cần có những chính sách đầu tư nhiều hơn vào các tài sản tài chính ngắn hạn khác với khả năng sinh lời lớn để quay vòng lượng vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có những chính sách quản lý tín dụng khách hàng một cách hiệu quả để tránh tình trạng tồn tại các khoản phải thu khách hàng quá lâu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và trong quản lý tài chính nói chung nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh là: Doanh nghiệp hoạt động hướng tới hiệu quả kinh tế, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, đúng phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, kế toán thống kê Kế hoạch hoá vốn lưu động Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêu cầu không thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch, khoa học. Cũng vậy, kế hoạch hoá vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch hoá vốn lưu động trong các doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưu động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian. Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn Thang Long University Library 60 lưu động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản suất và khâu lưu thông. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý một mặt bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn, không gây nên tình trạng căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch nguồn vốn lưu động Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm. Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng. Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như: Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại). Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết cón có những nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng. Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với 61 vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quỹ, tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ. Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết chú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu. Quản lý vốn lưu động được thực hiện theo các mô hình đã được trình bày trong phần “các nhân tố lượng hoá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp”. Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi vận dụng các mộ hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh Thang Long University Library 62 hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính. Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp. Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Sau khi phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể thấy công xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan hoạt động khá ổn định, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên không tránh khỏi những vấn đề khó khăn còn tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công tác quản lý sử dụng vốn, cụ thể là vốn lưu động. Với những kiến thức đã học và sự đánh giá của bản thân em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan như sau: 63 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Như đã những phân tích nêu trên, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy xác định được như cầu về vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiện tại doanh nghiệp chưa áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động mà chủ yếu vẫn chỉ dựa trên kinh nghiệm, tình hình sản xuất kinh doanh của kì trước và sự đảm bảo của dòng tiền mạnh mẽ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tính toán cụ thể sẽ giúp cho công ty ước lượng trước được nhu cầu trong tương lai, giảm được mức chênh lệch giữa việc ước lượng và thực tế phát sinh. Từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động động hơn trong công tác phân bổ vốn lưu động, cho vay cũng như đi vay để có thời gian chiếm dụng vốn hợp lý và thu hồi vốn một cách hiệu quả hơn. Do đó, công ty có thể áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động như sau: Phương pháp ước tính nhu cầu vốn lưu động bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Đây là phương pháp dựa vào các yếu tố tạo thành vốn lưu động như: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, với doanh thu thuần của năm 2013 để tính doanh thu và nhu cầu VLĐ cho năm 2014. Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toàn đã tính số dư bình quân năm 2013 Đơn vị: Đồng Tài sản Số dư bình quân Nguồn vốn Số dư bình quân A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.623.754.629 A. NỢ PHẢI TRẢ 1.366.710.647 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 675.298.141 I. Nợ ngắn hạn 1.366.710.647 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.556.999.139 1. Vay ngắn hạn 30.073.822 III. Hàng tồn kho 7.232.300.902 1. Phải trả người bán 1.328.722.257 IV. Tài sản ngắn hạn khác 159.156.447 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 7.914.568 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.064.057.845 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.321.101.827 TÀI SẢN 12.687.812.474 NGUỒN VỐN 12.687.812.474 (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library 64 Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty sơn ASC Venusia Việt Nam, doanh thu thuần năm 2013 đạt được là 16.003.859.304 VNĐ. Dưới đây ta có bảng tính toán tỷ lệ các khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu: Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu Đơn vị tính: % Tài sản Tỷ lệ trên doanh thu Nguồn vốn Tỷ lệ trên doanh thu I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,22 1. Vay ngắn hạn 0,19 II. Các khoản phải thu 22,23 1. Phải trả người bán 8,54 III. Hàng tồn kho 45,19 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 0,05 IV. Tài sản ngắn hạn khác 0,99 Tổng 72,63 Tổng 8,78 (Nguồn: Phòng Kế toán) Từ bảng trên cho ta thấy để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần cần phải tăng thêm 0,7263 VNĐ vốn lưu động; và 1 đồng doanh thu thuần tăng lên thì công ty chiếm dụng được 0,0878 VNĐ nguồn vốn. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên công ty cần số vốn lưu động ròng là: 0,7263 – 0,0878 = 0,6385 (VNĐ). Giả sử doanh thuần của công ty năm 2014 tăng lên 10% so với năm 2013 thì nhu cầu vốn lưu động của công ty là: 16.003.859.304 x 1,1 x 0,6385 = 11.240.310.582 (VNĐ) 3.2.2. Quản lý cơ cấu vốn lưu động 3.2.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Tiền mặt luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong vốn lưu động của công ty, liên quan đến nhiều hoạt động đặc biệt và nó có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời của công ty. Chính vì vậy, công ty cần xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng trong những trường hợp cấp thiết vừa tránh mất đi chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt. Hơn nữa, công ty chưa chú trọng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi tức thời trước 65 mắt. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi trước mắt càng lớn. Đối với vốn bằng tiền tuy đã tích lũy tăng dần qua các năm nhưng vẫn đạt giá trị thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Do đó công ty cần chú trọng khoản huy động vốn bằng tiền từ các khoản thu nhiều hơn nữa để tăng khả năng thanh toán lên cao hơn. Bên cạnh đó, để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền công ty có thể sử dụng các biện pháp dưới đây: - Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu và vạch rõ quy luật của việc thu – chi. - Ngoài ra, công ty nên có những biện pháp rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản nợ, kéo dài thời gian trả những khoản phải trả. Tuy nhiên việc kéo dài thời gian trả nợ có thể làm doanh nghiệp mất đi uy tín, chính vì vậy cần tìm ra thời gian chiếm dụng vốn một cách hợp lý để vừa rút ngắn thời gian quay vòng tiền mà vẫn giữ được uy tín cho doanh nghiệp. 3.2.2.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn Trong một nền kinh tế đang ngày càng có sự cạnh trạnh mạnh mẽ từ các đối thủ, các doanh nghiệp đua nhau tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho bản thân nhằm đẩy mạnh doanh thu. Và một trong số các biện pháp hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là hình thành chính sách tín dụng, chính sách bán chịu với mục đích nâng cao sức mua của khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này đem lại những mặt hạn chế, đó là gia tăng các khoản phải thu và chi phí cho việc thu nợ của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng của công ty được cấp thông qua kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ với khách hàng, do đó quy mô của khoản mục phải thu khách hàng đang ở mức cao và có xu hướng tăng trong tương lai. Do đó, việc đưa ra một chính sách tín dụng cụ thể là rất cần thiết. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là khả năng tài chính và uy tín của khách hàng. Trước hết, doanh nghiệp cần có những phân tích năng lực tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho khách hàng đó không. Trước mắt, doanh nghiệp mới chỉ xem xét trên góc độ trực quan chứ chưa có biện pháp nào cụ thể. Do đó, công ty cần đưa ra một bộ máy chuyên biệt để thẩm định mức độ an toàn trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Thang Long University Library 66 Công ty cần có những biện pháp xác định quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để tránh tình trạng dự trữ thiếu hoặc thừa gây ảnh hưởng đến vốn lưu động đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp. Để ước tính chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi, Công ty có thể dựa vào phương pháp: Phương pháp 1: Ước tính nợ khó đòi dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh Chi phí nợ khó đòi = Số dư nợ cuối kỳ phải thu khách hàng x Tỷ lệ nợ khó đòi Phương pháp 2: Ước tính nợ khó đòi dựa vào bảng cân đối kế toán Chi phí nợ khó đòi = Số dư cuối kỳ phải thu khách hàng x Tỷ lệ nợ khó đòi Trong công tác thu hồi nợ, công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để có thể biết được khoản nợ nào sắp đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả nợ. Sau khi đã lập bảng theo dõi các khoản phải thu, công ty cần theo dõi các khoản nợ này: - Đối với những khoản nợ sắp đến hạn: Công ty cần sẵn sàng các bản ký kết, hợp đồng hợp pháp, hợp lệ để tiến hành thu hồi nợ. - Đối với những khoản nợ quá hạn: Công ty cần có những biện pháp hợp lý để dự phòng nợ phải thu khó đòi theo tỷ lệ quá hạn. Mức trích lập áp dụng theo thông tư 228/TT- BTC ban hành ngày 07/12/2009. Cụ thể: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng tới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm tới dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm tới dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên. 3.2.2.2. Quản lý hàng tồn kho Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm hàng hóa thương mại doanh nghiệp có khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty. Do vậy, việc cấp thiết mà công ty cần phải làm đó là có phương pháp quản lý hàng tồn kho thật tốt với một số phương pháp sau: - Lập kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết theo từng tháng, quý và kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm khi nhập về cũng như lượng sản phẩm còn tồn đọng để tránh tình trạng không thể tái sử dụng được nữa. 67 - Bảo quản tốt hàng tồn kho, tránh tình trạng sản phẩm bị hư hỏng và làm giảm giá thành sản phẩm. Đầu tư quản lý hàng tồn kho với đội ngũ làm việc nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Đây là khoản mục phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi của doanh nghiệp nên công ty cần áp dụng mô hình EOQ để phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa theo lý thuyết chương 1 với phần quản lý dự trữ, tồn kho doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng mô hình EOQ để quản lý khoản mục này tốt nhất. 3.2.3. Các biện pháp khác 3.2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, doanh nghiệp cần có những công nghệ hiện đại để đi đầu xu hướng, cũng cấp những dịch vụ tối ưu để mở rộng khách hàng mục tiêu của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đề cao việc sáng tạo, phát minh ra những công thức mang tính đột phá, giảm chi phí về việc mua bản quyền khoa học Ngoài ra, doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất kinh doanh cũng góp phần giảm thiểu chu kỳ kinh doanh, chi phí hoạt động. 3.2.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên Với tiền thân là công ty Minh Lan, doanh nghiệp luôn có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý. Doanh nghiệp có những chính sách đãi ngộ hợp lý trong công ty, nhân viên làm việc với mức lương phù hợp với năng lực mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của công ty là những người tài giỏi và có nhiệt huyết. Họ dám đương đầu với thử thách, đưa công ty ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trên nhiều lĩnh vực, giúp công ty có được những thành công như ngày hôm nay. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có những khóa đào tạo giúp nâng cao tay nghề với chế độ hết sức hấp dẫn khiến cho tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên luôn yêu nghề và hào hứng với doanh nghiệp. Thường xuyên có những hoạt động văn hóa, giao lưu trong nội bộ công ty cũng như những hội nghĩ lớn giúp cán bộ công nhân viên nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghề và làm việc hăng say, đạt hiệu quả cao. 3.3.2.3. Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài Thang Long University Library 68 Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác là điều vô cùng quan trọng. Trong từng tình huống, các mối quan hệ uy tin này có thể trở thành phao cứu sinh cho các doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp là khách hàng Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì khách hàng chính là những yếu tố vô cùng quan trọng. Công ty với lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thương mại luôn đem lại cho khách hàng ấn tượng với tác phong nhanh chóng, linh hoạt trong mọi tình huống. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể nhận được rất nhiều những lợi ích tốt đẹp từ phía khách hàng đem lại. Doanh nghiệp có thể thu được doanh thu ổn định và nhanh chóng với uy tín và chất lượng dịch vụ ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Khách hàng luôn an tâm với các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nên có thể thoải mái và dễ chịu hơn với việc tăng giá mua, trả tiền trước hay mua với số lượng lớn để có được sản phẩm ưa thích. Đối với doanh nghiệp là nhà cung cấp Doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ mua bán và thanh toán hợp lý với các nhà cung cấp, tránh tình trạng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có uy tín giúp các nhà cung cấp làm việc nhanh chóng, giao hàng đúng hẹn, gia tăng các khoản chiết khấu. Doanh nghiệp có thể tạm thời trì hoãn các khoản phải người bán để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn có những cam kết đáng tin cậy để có sự hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 bên để cùng nhau phát triển. Doanh nghiệp không được chiếm dụng vốn quá lớn trong thời gian quá cao đối với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, công ty cũng tránh dẫn đến tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp để không bị quá phụ thuộc vào họ trong thời buổi kinh tế khó khăn như ngày nay. - Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể thiếu các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Khi doanh nghiệp tạo được uy tín với các tổ chức này sẽ giúp họ có được thuận lợi hơn trong việc cho vay cũng như đi vay, các hình thức hỗ trợ mua hàng, đặt hàng thanh toán bằng chuyển khoản sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, các tổ chức này có thể coi là đòn bẩy giúp vực dậy cả một doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong thời buổi kinh tế như hiện nay, doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để hoạt động kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp cần những khoản vay từ ngân hàng, các khoản lợi ích từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Ngoài ra, trong tình hình khó khăn như hiện này, các thủ tục đi vay ngân hàng khá phức tạp. Để tận dụng được thời cơ cũng như là 69 việc huy động vốn được nhanh chóng thì mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề đó. 3.2.4. Định hướng phát triển của công ty TNHH xây dựng thương mại và du lịch Minh Lan Dựa vào tình hình tài sản, nguồn vốn; tình hình kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế, công ty cần có những định hướng phát triển kinh doanh như sau: - Công ty nên chú ý hơn tới lượng hàng tồn kho tránh để hàng tồn kho chiếm giá trị quá lớn gây ra trường hợp ứ đọng vốn và chậm luân chuyển hàng tồn kho và giảm chi phí lưu kho. Ngoài ra giảm lượng hàng tồn kho còn giúp cho công ty tăng khả năng thanh toán nhanh, giảm được rủi ro trong thanh toán. - Đối với các khoản phải thu công ty cần có các chính sách xử lý linh hoạt hơn để thu hút khách hàng. - Công ty cũng cần giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn để tăng khả năng chủ động về vốn của mình. - Công ty nên khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng để tăng doanh số và lợi nhuận của mình. - Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ, so sánh về giá cả hàng hóa công ty đang kinh doanh với giá cả đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán đầu ra hợp lý, sao cho tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm đến mực thấp nhất đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể được. - Áp dụng các hình thức khuyến mãi đối với khách hàng mua số lượng lớn. - Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nhà đối với khách hàng truyền thống nhằm củng cố mối quan hệ lâu bền với khách hàng. - Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng, đối với khách hàng mới có tiềm năng nên bán giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu. - Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu sản phẩm, có khả năng tư vấn tốt cho khách hàng, có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường. 3.2.5. Một số kiến nghị với Nhà nước Trong ngành kinh doanh thương mại hàng hóa sơn thành phẩm thì công ty luôn nằm trong số những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và để lại dấu ấn to lớn cho sự phát triển của ngành trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Để doanh nghiệp ngày một phát triển hơn nữa thì những chính sách của nhà nước cũng đóng góp một phần to lớn giúp hỗ trợ và tạo điều kiện cho công ty phát triển. Thang Long University Library 70 Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang gặp phải vô vàn những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất chính của mình. Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong vấn đề lãi vay, cũng như tận dụng được những chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ hành chính, cải cách lề lối làm việc, phân công nhiệm vụ công khai do các thủ tục hiện nay tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả, gây mất thời gian. Tiếp tục cải thiện các cơ chế, đổi mới chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hóa các DN nhà nước, các tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần bám sát quá trình triển khai các cam kết quốc tế về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính Ngoài ra, hiện nay đối với các doanh nghiệp thì việc lãi suất biến động cũng như là vẫn đề lạm phát đang khiến các doanh nghiệp kinh doanh trong tình thế rất bấp bênh. Bởi lẽ, lương vốn thiếu hụt khiến cho các doanh nghiệp phải tiến hành đi vay, nhưng lãi suất cao hoặc biến động quá lớn sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ, các khoản nợ bị gia tăng. Vấn đề lạm phát khiến doanh nghiệp gặp tình trạng bất ổn tròn việc nắm giữ tiền và các khoản tương đương tiền trở nên thiếu hụt, do đồng tiền mất giá quá cao. Hơn nữa, việc duy trì những tài khoản có tình thanh khoản như tiền mặt là không thế thiếu. Doanh nghiệp cần những chính sách hợp lý từ Nhà nước như kiềm chế lạm phát ở con số thấp, áp dụng mức trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp một cách phù hợp nhất. Trên đây là một số những kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả thực sự, công ty cần có sự kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp và sự quyết tâm của toàn công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18665_3335.pdf
Luận văn liên quan