Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 -Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn

Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp Nhà Nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 thuộc Tổng Công Ty Xây dựng Trường Sơn” đã bước nào phân tích và hệ thống hóa các vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng sử dụng vốn tại Công ty 185, khóa luận tốt nghiệp đã đưa ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của quá trình này dưới gốc độ tổng vốn, vốn cố định và vốn lưu động. Hệ thống các giải pháp đưa ra các giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, có kiến nghị với nhà nước, ngành Xây dựng và T ổng công ty Xây dựng Trường Sơn. Để hoàn thiện đề tài này, ngoài năng lực bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều các thầy cô và các cô chú, anh chị tại Công ty 185. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thạc sĩ Đặng Thành Cương và các anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của Công ty 185 đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 -Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72.000.368 26.710.403.965 36,98 23.124.166.692 23,37 A. Nợ phải trả 48.246.872.370 68.705.743.880 85.484.108.497 20.458.871.510 42,4 16.778.364.617 24,42 I. Nợ ngắn hạn 46.965.132.628 60.171.173.859 85.484.108.497 13.206.041.231 28,12 25.312.934.638 42,07 II. Nợ dài hạn 1.281.739.742 8.534.570.021 9.329.371.432 7.252.830.279 565,9 794.801.411 9,31 B. Nguồn vốn CSH 23.990.557.341 30.242.089.796 36.587.891.871 6.251.532.455 26,06 6.345.802.075 20,98 I. Vốn chủ sở hữu 23.981.423.711 30.239.922.826 37.219.822.826 6.258.499.115 26,1 6.979.900.000 23,08 II. NKP và quỹ khác 9.133.630 2.166.970 -631.930.955 -6.966.660 -76,27 -634.097.925 -29262 (Nguồn: BCĐKT Công ty185 năm 2009 – 20011) 17 Để hiểu rõ về các khoản nợ ngắn hạn của Công ty do đâu mà có, ta đi nghiên cứu phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty qua các năm. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ ngắn hạn năm 2009 - 2011 Năm 2009 9,55% 21,78% 41,93% 18,76% 7,97% Vay vµ nî ng¾n h¹n Ph¶i tr¶ ng­êi b¸n Ng­êi mua tr¶ tiÒn tr­íc Ph¶i tr¶ néi bé C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c N¨m 2010 4.03% 15.40% 54.90% 19.90% 5.81% N¨m 2011 1.80% 12.20 % 65.90 % 14.90 % 5.30% (Nguồn: BCTC Công ty 185 năm 2009 – 2011) Qua biểu đồ trên có thể thấy, trong ba năm qua đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn tài trợ ngắn hạn của Công ty. - Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nợ ngắn hạn, và có xu hướng giảm dần, năm 2009 chiếm 9,55%, năm 2010 chiếm 4,03% sang năm 2011 giảm chỉ còn 1,8%. Công ty đã phần nào thanh toán các khoản vay ngắn hạn. - Khoản người mua trả tiền trước tăng từ 41,93% năm 2009 lên 65,90% năm 2011, Công ty tạo dựng được uy tín cho khách hàng, và Công ty có yêu cầu bên khách hàng tạm ứng lớn hơn để thi công dự án công trình. - Khoản phải trả nội bộ giảm từ 18,76% xuống còn 14,90%, Công ty đã giảm vay mượn từ Tổng công ty. 18 - Khoản phải trả người bán giảm, đây là nguồn vốn không phải trả chi phí Công ty chưa tận dụng hết lợi thế của mình để chiếm dụng vốn từ người bán, hay khả năng thanh toán của Công ty tốt, tạo dựng uy tín với người bán. * Nguồn vốn chủ sở hữu: Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng và từ lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng hơn 6 tỷ đồng so với năm 2009 chủ yếu là do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2011, vốn chủ sở hữu cũng tăng nhẹ hơn 6 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng là 23,08%. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ tăng tình chủ động của Công ty, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cho vay. Tuy nhiên các quỹ dự phòng của Công ty còn được duy trì ở mức quá thấp, hoặc không trích lập nên không phát huy được vai trò của nó. Công ty cần chú ý hơn trong việc trích lập và sử dụng các quỹ dự phòng đặc biệt trong giai đoạn ngành giao thông nói riêng và nền kinh tế nói chung có nhiều biến động. Qua phân tích trên ta thấy, vốn kinh doanh của Công ty được đảm bảo chủ yếu bằng nợ ngắn hạn (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ). Nguồn vốn do Công ty tự bổ sung mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với nợ phải trả. Công ty cần phải có những biện pháp để tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu để cơ cấu vốn của doanh nghiệp an toàn hơn. Qua bảng 2.1 có thể thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có những biến động nhẹ trong hai năm qua, giữ tỷ lệ 78% trên tổng tài sản. Tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn mô hình tài trợ phù hợp để sử dụng vốn có hiệu quả. Công ty tài trợ cho tài sản dài hạn đã sử dụng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, Công ty lựa chọn mô hình này nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu ngắn hạn. Bên cạnh đó ta có thế nhận ra rằng Công ty không có hoạt động đầu tư vào bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, vì Công ty là một công ty con của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn phụ trách về mạng thi công các công trình cầu đường, về mạng 19 đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn do một công ty con khác thuộc Tổng công ty phụ trách. Qua bảng 2.3 ta thấy: Trong hai năm qua, tài sản ngắn hạn của Công ty giữ ở mức ổn định. Năm 2010 TSNH tăng so với năm 2009 là hơn 21 tỷ đồng tỷ lệ tăng 37,45%. Trong đó hàng tồn kho tăng hơn 17 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 87,68%. Các khoản phải thu tăng do năm 2011 Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xét trong điều kiện do DTT cũng tăng mạnh thì việc tăng các khoản phải thu và GVHB là điều dễ hiểu. Trong khi đó tiền và tương đương tiền có biến động nhẹ, năm 2010 tăng gần 3 tỷ đồng so với năm 2009 với tỷ lệ 33,95%, tiền và tương đương tiền tăng vì xí nghiệp muốn đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất phục vụ cho năm 2011, năm 2011 giảm hơn 3 tỷ đồng với tỷ lệ 32,05% vì Công ty tiến hành thanh toán các khoản nợ. 20 Bảng 2.3: Biến động về tài sản của Công ty 185 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So với năm 2009 So với năm 2010 Mức tăng % Mức tăng % A. Tài sản ngắn hạn 56.945.354.922 78.270.768.565 95.647.419.026 21.325.413.643 37,45 17.376.650.461 22,2 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.043.438.043 10.774.129.314 7.320.847.768 2.730.691.271 33,95 -3.453.281.546 -32,05 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.604.728.811 27.368.169.806 45.123.253.098 -236.559.005 -0,86 17.755.083.292 64,87 IV. Hàng tồn kho 19.427.467.080 36.461.061.207 40.549.648.385 17.033.594.127 87,68 4.088.587.178 11,21 V.Tài sản ngắn hạn khác 1.869.720.988 3.667.408.238 2.653.669.775 1.797.687.250 96,15 -1.013.738.463 -27,64 B. Tài sản dài hạn 15.292.074.789 20.677.065.111 26.424.581.342 5.384.990.322 35,21 5.747.516.231 27,8 I. Tài sản cố định 15.299.644.559 20.492.476.095 25.803.933.429 5.192.831.536 33,94 5.311.457.334 25,92 II. Bất động sản đầu tư - - - - - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - IV. Tài sản dài hạn khác 62.430.230 184.589.016 620.647.913 122.158.786 195,7 436.058.897 236,2 Tổng tài sản 72.237.429.711 98.947.833.676 122.072.000.368 26.710.403.965 36,98 23.124.166.692 23,37 21 Biến động về cơ cấu của TSNH trong ba năm qua như sau: Biểu đồ 2.3: Cơ cấu TSNH năm 2009 - 2011 N¨m 2007 14.12% 48.48% 34.12% 3.28% TiÒn vµ T§T C¸c KPT ng¾n h¹n Hµng tån kho Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c N¨m 2008 7,65% 47,18% 42,39% 2,77% N¨m 2009 7,65% 47,18% 42,39% 2,77% (Nguồn: BCTC Công ty185 năm 2009 – 2011) Qua biểu đồ trên có thể thấy, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH của Công ty là hàng tồn kho, và các khoản phải thu ngắn hạn (chủ yếu là phải thu khách hàng), đây là số vốn Công ty bị chiếm dụng. Hiện tại Công ty áp dụng chính sách thi công xong giai đoạn nào hoạch toán giai đoạn đó nên việc thu hồi nợ từ khách hàng không gặp nhiều khó khăn và vốn của Công ty tránh được tình trạng bị chiếm dụng hơn. Hàng tồn kho của Công ty vào cuối năm 2009 chiếm tỷ trọng bé hơn năm 2010 và 2011, bởi Công ty đã mua và tích trữ các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho việc thi công công trình và chờ tăng giá. Đặc điểm của nguyên vật liệu chủ yếu là sắt, thép, xi măng, bê tông- có giá rất lớn và biến động tăng gia mạnh trong hai năm qua, nên Công ty tăng HTK để tránh việc tăng giá của nguyên vật liệu và sự hao mòn tổn thất, chí phí vận chuyển, do vậy đây cũng là một hình thức tiết kiệm chi phí cho Công ty và nâng cao hiểu quả sử dụng vốn. Tài sản dài hạn: Trong hai năm qua TSDH của Công ty đều tăng, chủ yếu là do tăng tài sản cố định. TSDH năm 2010 tăng so với năm 2009 hơn 5 tỷ Năm 2009 ă 2010 Năm 2011 22 đồng với tỷ lệ là 35,21%, năm 2011 tăng so với năm 2010 gần 6 tỷ đồng với tỷ lệ 27,8%. Tài sản dài hạn của Công ty trong hai năm qua tăng là do Công ty mua thêm máy móc thiết bị, dây chuyên thi công.. từ đó tăng năng lực sản xuất của Công ty. 1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định. HS sử dụng VCĐ = bqVCD DTT Bảng 2.4: Vốn cố định Đơn vị: đồng Năm/ chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DTT 59.736.752.749 89.579.260.718 103.417.726.369 Số VCĐ đầu kỳ 15.521.819.834 15.299.644.559 20.492.476.095 Số VCĐ cuối kỳ 15.299.644.559 20.492.476.095 25.803.933.429 Số VCĐ bình quân 15.410.732.197 17.896.060.327 23.148.204.762 HS sử dụng VCĐ 3,88 5,01 4,47 Hàm lượng VCĐ 0,26 0,20 0,22 (Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC Công ty 185 năm 2009-2011) Qua ba năm 2009 – 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định được cải thiện rõ rệt từ 3,88 năm 2009; tăng lên 5,01 năm 2010; sang năm 2011 giảm còn 4,47. Doanh thu thuần tăng đều trong ba năm qua, bên cạnh đó vốn cố đinh cũng tăng song song với doanh thu, nói lên xí nghiệp đầu tư tài sản cố định có hiệu quả, tăng năng suất lao động tạo ra thêm nhiều doanh thu cho Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh ngày càng được nâng cao. b. Hàm lượng vốn cố định Hàm lượng VCĐ = DTT bq VC§ Sè Từ bảng 2.4 ta thấy hàm lượng vốn cố định trong doanh thu thuần luôn chiếm một tỷ trong tương đối. Cụ thể, năm 2009 thì cứ một đồng doanh thu thuần thì có 0,26 đồng vốn cố định. Năm 2010, tỷ lệ này là 1 đồng doanh thu 23 thuần có 0,20 đồng vốn cố đinh đóng góp. Năm 2011 tăng nhẹ lên 0,22 đồng vốn cố đinh đống góp trong 1 đồng doanh thu thuần. Lý do khiến cho tỷ trọng hàm lượng vốn cố định trong một đồng doanh thu thuần tạo ra có biến động nhẹ là : - Đầu năm 2009 dây chuyền công nghệ mới, máy móc thiết bị mới phục vụ việc thi công đã được bắt đầu đưa vào sản xuất, làm cho tiến độ thi công diễn ra đúng tiến độ và kỹ thuật, điều đó làm cho doanh thu thuần của Công ty tăng. - Công ty đã thanh lý và nhượng bán những thiết bị khồng cần dùng, đẫ khấu hao hết hoặc lạc hậu không phục vụ được cho qua trình thi công công trình. c. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động Từ số liệu bảng 1.2 ta có kết quả sau: Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động vốn cố định Năm/ chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguyên giá Đồng 39.334.222.973 47.510.389.641 57.470.593.027 Hao mòn lũy kế Đồng -24.034.578.414 -27.017.913.546 -31.666.659.598 Hệ số hao mòn TSCĐ Số lần -0,61 -0,57 -0,55 Tỷ suất đầu tư TSCĐ % 21,18 20,71 21,14 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Số lần 1,56 1,69 1,58 (Nguồn: tính toán dựa trên BCTC Côngty 185 năm 2009-2011) * Hệ số hao mòn tài sản cố định. Hệ số hao mòn TSCĐ = TSC§ gi¸ nNguyª KHLK tiÒn Sè Hệ số hao mòn tài sản cố định phản ánh việc Công ty có quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất. Trong 3 năm qua Công ty luôn giữ cho hệ số này tiến gần 1. 24 Điều này nói lên Công ty đã thực hiện kế hoạch trang thiết bị mới trong vòng 8 năm kể từ năm 2004 và sẽ kết thúc vào năm 2012, và đồng thời Công ty đầu tư tài sản mới nhằm phục vụ việc sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc đổi mới trang thiết bị đã mang lại cho Công ty những cơ hội kinh doanh lớn hơn, thi công công trình đúng thời hạn, đúng kỹ thuật yêu cầu, và kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Năng suất hoat động của tài sản cố định đang dâng được đổi mới, nâng cao hơn. * Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư TSCĐ = ns¶ tµi Tæng TSC§ x 100% Tỷ suất đầu tư tài sản cố định cho biết mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp, tức là trong một đồng tài sản của Công ty có bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản cố định. Trong 3 năm qua tỷ suất này luôn ở mức ổn định 20% - 21%, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tăng lên, điều này tạo năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài, tăng sức cạnh tranh, do Công ty thấy việc đầu tư tài sản cố định mang lại hiểu quả trong thi công sản xuất cho Công ty, tăng doanh thu thuần. Mặt khác đặc điểm ngành nghề đòi hỏi cần tài sản cố định lớn để đảm bảo việc thi công, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tàn sản. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = bqTSC§ VCSH Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định phản ánh số vốn cố định tự có của Công ty đã dùng để tài trợ, mua sắm và đổi mới trang thiết bị cho Công ty, tức là một đồng vốn chủ sở hữu thì có bao nhiêu đồng dùng đầu tư vào tài sản cố định. Trong 3 năm 2009 – 2011 tỷ suất tự tài trợ cho tài sản cố định có biến động nhẹ, năm 2009 là 1,56; năm 2010 là 1,69; nắm 2011 là 1,58. Tỷ suất này càng lớn thì càng chứng tỏ tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng lớn càng vững mạnh, khả năng hoàn trả các khoản nợ càng tốt. * Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐbq = bqVC§ LNST 25 Bảng 2.6: Hệ số sinh lời VCĐ Đơn vị: đồng Năm/ chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 LNST 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 Số VCĐ bình quân 15.410.732.197 17.896.060.327 23.148.204.762 Hệ số sinh lời VCĐ 0,55 0,74 0,93 (Nguồn: tính toán dựa trên BCTC Côngty 185 năm 2009-2011) Từ bảng 2.6 ta thấy tỷ suất sinh lời tài sản cố định của công ty qua các năm như sau: Năm 2009, cứ 1 đồng VCĐ bình quân của công ty tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận. Năm 2010, cứ 1 đồng VCĐ bình quân tạo ra 0,74. Và năm 2011 tăng lên là 0,93. Như vậy tỷ suất sinh lời tăng dần trong ba năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày một tốt hơn. 1.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động * Số vòng quay vốn lưu động: L = bq §VL DTT * Số ngày một vòng quay vốn lưu động. K = L 360 Bảng 2.7: Vòng quay vốn lưu động Năm/ chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DTT Đồng 59.736.752.749 89.579.260.718 103.417.726.369 VLĐ bình quân Đồng 55.301.871.536 67.608.061.744 86.959.093.796 L Vòng 1,08 1,32 1,19 K Ngày 333 272 303 (Nguồn: tính toán dựa vào BCTC Công ty 185 năm 2009-2011) 26 Qua kết quả tính toán cho thấy, số lần luân chuyển của vốn lưu động tăng nhẹ theo các năm. Năm 2009 đạt 1,08 vòng; năm 2010 đạt 1,32 vòng sang năm 2011 giảm nhẹ xuống 1,19 vòng. Việc tăng số lần luân chuyển này đã giảm thời gian luân chuyển vốn lưu động từ 333 ngày năm 2009 xuống 272 ngày năm 2010 và tăng lên 303 ngày vào năm 2011, điều đó chưa thể nói Công ty làm ăn chưa tốt, vốn lưu động bị chiếm dụng nhiều hơn. Mà ta cần phải nói tới ngành nghề mà Công ty sản xuất, thi công công trình cầu đường ngành đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian lâu, nên việc thu hồi vốn lâu hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. So với chỉ số ngành là 0.7 đây là một điều đáng mừng cho Công ty. Công ty có kết quả khá tốt, cho thấy năng lực hoạt động và sử dụng vốn càng ngày được hoàn thiện hơn. b. Số vốn tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động VLĐTK = 360 DTT x (K 1 – K 0 ) Đây là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiểu quả sử dụng vốn, có ý nghĩa giúp cho nhà quản lý hiểu biết một cách đầy đủ hơn về công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động. Bảng 2.8: Số vốn lưu động tiết kiệm được Năm/ chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DTT Đồng 59.736.752.749 89.579.260.718 103.417.726.369 K 1 Ngày 333 272 303 K 0 Ngày 345 333 272 VLĐ tiết kiệm được Đồng -1.991.225.092 -15.178.708.066 8.905.415.326 (Nguồn: tính toán dựa trên BCKQHTKD Công ty 185 năm 2009-2011) Năm 2009 và 2010 tốc độ vòng quay vốn lưu động có tăng trưởng nhẹ đem lại kết quả kinh doanh khá tốt. Mức vốn tiết kiệm được trong 2 năm này là một con số đáng kể. Năm 2009 Công ty đã tiết kiệm được gần 2 tỷ đồng, năm 2010 tiết kiệm hơn 15 tỷ đồng, sô vốn tiết kiệm này Công ty có thể sử dụng đầu tư cho việc sản xuất thi công công trình diễn ra tốt hơn, đầu tư ngắn hạn khác tăng thu nhập cho xí nghiệp. Năm 2011 phải tăng thêm vốn lưu động vì Công ty mở rông quy mô, nhận nhiều dự án thi công (đường 5 đi Hải Phòng, ở Hà Nam, ở Đà Nẵng...) nên cần thêm vốn cho sản xuất. 27 c. Hàm lượng sử dụng vốn lưu động Hàm lượng VLĐ = DTT bq VL§ Sè Hàm lượng vốn lưu động năm 2009 là 0,93; năm 2010 là 0,75 và năm 2011 là 0,84. Hàm lượng vốn lưu động đóng góp trong 1 dồng DTT có xu hướng giảm đi trong 3 năm qua. Cứ 1 đồng doanh thu thuần có 0,93 đồng vốn lưu động năm 2009, năm 2010 có 0,75 đồng vốn lưu động, sang năm 2011 tăng lên 0,84 đồng. Đây là đặc điểm của ngành nghề kinh doanh của Công ty, Công ty tập trung vốn cho việc thi công công trình dự án. d. Chỉ tiêu phản khoản phải thu * Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu: được đánh giá qua hai chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. - Vòng quay khoản phải thu Vòng quay CKPT = bq CKPT DTT - Số ngày kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền trung bình = CKPT quay Vßng 360 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khoản phải thu Năm/ chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DTT 59.736.752.749 89.579.260.718 103.417.726.369 Các KPT đầu kỳ 30.973.609.801 27.604.728.811 27.368.169.806 Các KPT cuối kỳ 27.604.728.811 27.368.169.806 45.123.253.098 Các KPT bình quân 29.289.169.306 27.486.449.309 36.245.711.452 Vòng quay các KPT 2,04 3,26 2,85 Kỳ thu tiền trung bình 176,51 110,46 126,17 (Nguồn: Tính toán dựa trên BCĐKT Công ty 185 năm 2009-2011) 28 Kết quả tính toán cho thấy tốc độ vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 và 2011 vòng quay các khoản phải thu tương đối thấp chỉ đạt 2,04 vòng và 2,85 vòng. Nhưng năm 2010 đã tăng lên 3,26 vòng chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty đã đạt nhưng thành công đáng kể. Hơn nữa, nếu năm 2009 phải mất 177 ngày mới đòi hết nợ thì năm 2010 chỉ trong 110 ngày là thu hồi xong nợ. Điều này không chỉ giúp Công ty nhanh chóng giải phóng được nhanh số vốn bị chiếm dụng,mà còn đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm ở mức cao năm 2009 và 2010 là 38,21% và 27,66% đến năm 2011 tăng lên 36,96% chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (theo số liệu ở bảng 2.1). Nhất là khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 95% trong các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là công tác thu hồi nợ chưa có biện pháo tích cực và bắt buộc đối với khách hàng dây dưa, trì hoãn trả nợ. * Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. - Số vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay HTK = bq HTK b¸n hµng vènGi¸ - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay HTK = HTK quay Vßng 360 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hàng tồn kho Năm/ chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá vốn hàng bán Đồng 46.603.950.744 68.801.737.833 75.829.980.765 HTK đầu kỳ Đồng 17.608.797.590 19.427.467.080 36.461.061.207 HTK cuối kỳ Đồng 19.427.467.080 36.461.061.207 40.549.648.385 HTK bình quân Đồng 18.518.132.335 27.944.264.144 38.505.354.796 Vòng quay HTK Vòng 2,52 2,46 1,97 Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 143,05 146,22 182,8 (Nguồn: tính toán dựa trên BCTC Công ty 185 năm 2009-2011) 29 Vòng quay hàng tồn kho phản ánh thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Hệ số này càng lớn thể hiện tình hình tiêu thụ và việc tổ chức quả lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt. Qua bảng phân tích trên ta thấy, lượng hàng tồn kho bình quân trong 3 năm 2009-2011 biến động mạnh ở mức 18.518.132.335 lên tới 38.505.354.796 tăng hơn 20 tỷ đồng. Vòng quay hàng tồn kho đạt 2,52 vòng nhưng 2 năm sau có xu hướng giảm xuống chỉ còn 2,46 vòng năm 2010, sang năm 2011 được 1,97 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho thấp do đặc điểm ngành nghề sản xuất, ngành xây dựng đòi hỏi hàng tồn kho lớn (nguyên nhiện vật liệu, thép, xi măng) để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiến độ thi công đúng tiến độ đề ra. Mặt khác công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự tốt, cần có biện pháo nâng cao trong việc quản lý tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu. * Vòng quay đồng tiền. So với hàng tôn kho và các khoản phải thu, tiền mặt dù chiếm tỷ trong không lớn trong tài sản lưu động. Song ảnh hưởng của nó trong quá trình sản xuất là không thể phủ nhận. Vòng quay tiền mặt = bqmÆt TiÒn thuÇn thu Doanh Vòng quay tiền mặt năm 2009 là 8,70; năm 2010 là 9,52; năm 2011 là 11,43, nhận thấy 3 năm qua vòng quay tiền mặt tăng, cụ thể là năm 2010 tăng 0,82 vòng và năm 2011 tăng 1,91 vòng so với năm 2010. Việc vòng quay tiền mặt tăng làm hiểu quả sử dụng tiền mặt cũng tăng theo. Vì lượng tiền mặt qua các năm tăng mạnh và đồng thời doanh thu cũng tăng lên, hệ số vòng qua tiền mặt theo đó tăng theo chứng tỏ rằng cách sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh. Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tiền mặt có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp nói chung. * Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐbq = bqVL§ LNST 30 Bảng 2.11: Hệ số sinh lời VLĐ Đơn vị: đồng Năm/ chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 LNST 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 Số VLĐ bình quân 55.301.871.536 67.608.061.744 86.959.093.796 Hệ số sinh lời VLĐ 0,15 0,20 0,25 (Nguồn: tính toán dựa theoBCTC Công ty 185 năm 2009-2011) Từ bảng 2.11 ta thấy tỷ suất sinh lời tài sản lưu động của công ty qua các năm như sau: Năm 2009, cứ 1 đồng VLĐ bình quân của công ty tạo ra 0,15 đồng lợi nhuận. Năm 2010, cứ 1 đồng VLĐ bình quân tạo ra 0,20. Và năm 2011 tăng lên là 0,25. Như vậy tỷ suất sinh lời tuy chưa cao, nhưng đã tăng dần qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày một tốt hơn. 1.1.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Để đánh giá được cụ thể hơn các thành quả mà Công ty đã đạt được thì phải thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Dưới đây, là những chỉ tiêu đã được chọn lựa rất tổng hợp và tiểu biểu nhất. a. Vòng quay vốn kinh doanh. Vòng quay VKD = bq VKD DTT Bảng 2.12: Vòng quay vốn kinh doanh Đơn vị: đồng Năm/ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh thu thuần 59.736.752.749 89.579.260.718 103.417.726.369 VKD đầu kỳ 69.180.207.984 72.237.429.711 98.947.833.676 VKD cuối kỳ 72.237.429.711 98.947.833.676 122.072.000.368 VKD bình quân 70.708.818.848 85.592.631.694 110.509.917.022 Vòng quay VKD 0,85 1,05 0,94 (Nguồn: tính toán dựa trên số liệu BCTC Công ty 185 năm 2009-2011) 31 Từ bảng phân tích trên nhận thấy, vòng quay vốn kinh doanh của Công ty trong ba năm qua đều thấp. Năm 2009, vốn kinh doanh quay được 0,85 vòng; năm 2010 là 1,05, năm 2011 là 0,94 vòng. Điều đo chưa có thể nói rằng các năm qua Công ty kinh doanh không hiệu quả, mà do đặc điểm ngành nghề của Công ty là thi công công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm, đấy là vấn đề chung cho mọi doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, nói lên vòng quay luân chuyển vốn của Công ty tại sao lại thấp. Mặc dù vậy, hoạt đông sản xuất thi công vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của Công ty. b. Các chỉ tiêu suất sinh lời. * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế Công ty là một công ty con của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, mọi hoạt động sản xuất thi công của Công ty đều được báo cáo lên Tổng công ty, và ta nhận thấy một điều trong bảng 1.1 là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty không trực tiếp nộp cho cơ quan thuế, mà Công ty nộp lợi nhuận trước thuế lên trên Tổng công ty, lúc đó Tổng công ty cân đối kế toán với các công ty con khác rồi mới thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Tổng công ty. Vì vậy khi phân tích chỉ số tỷ suất sinh lời của lợi nhuận trước thuế và sau thuế ta chỉ phần tích chỉ số lợi nhuận trước thuế để xem xét tình hình sản xuất thi công của Công ty. Tỷ suất LN = bq VKD thuÕ tr­ícLN Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Đơn vị: đồng Năm/ chỉ tiêu 2009 2010 2011 Lợi nhuận truớc thuế 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 VKD bình quân 70.708.818.848 85.592.631.694 110.509.917.022 Tỷ suất lợi nhuận 0,121 0,156 0,194 (Nguồn: tính toán dựa trên bảng BCKQHĐKD Công ty 185 năm 2009-2011) Giai đoạn 2009- 2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng dần với tốc độ 0.036/năm. Tình hình sản xuất thi công của Công ty ngày một tốt hơn, lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn. Cụ thể năm 2011 tăng hơn 8 tỷ 32 với tốc độ tăng 61,16%. Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và việc đầu tư đã thực sự có hiệu quả, làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế cao. * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. ROE = bq VCSH thuÕ sauLN Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Đơn vị : đồng Năm/ chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lợi nhuận sau thuế 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 VCSH bình quân 19.660.291.322 27.116.323.569 33.414.990.834 Tỷ suất lợi nhuận VCSH 0,43 0,49 0,64 (Nguồn : Theo BCKQKD và BCĐKT Công ty 185 năm 2009 – 2011) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong ban năm qua có xu hướng tăng dần. Năm 2009 là 0,43; năm 2010 là 0,49; năm 2011 là 0,64. Một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại 0,43 đồng (2009); 0,49 đồng (2010); 0,64 đồng (2011) lợi nhuận sau thuế. Hiểu quả sử dụng vốn của Công ty tốt trong kinh doanh, nói lên lý do tại sao vốn chủ sở hữu của Công ty tăng vốn chủ sở hữu trong 3 năm qua. Công ty cần quan tâm và phát huy tiềm lực kinh doanh của mình. 1.2 Đánh giá về tình hình sử dụng vốn của Công ty 185 1.2.1 Những thành công Sau một quá trình tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất thi công của Công ty và qua những phân tích trên ta thấy Công ty 185 những năm vừa qua đã đạt được một số thành tích nhất định trong quá trình sử dụng vốn. - Công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu TSCĐ hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm. 33 - Tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao, công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định của mình trong việc sử dụng. - Năm 2010, Công ty đã phát triển mạnh, nhờ trình độ của các nhà quản lý trong việc tổ chức và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và biết chớp thời cơ kinh doanh mà Công ty đã thu được những thành tích ấn tượng. Quy mô vốn của Công ty tăng 37,45% so với năm 2009. Doanh thu bán hàng, doanh thu thuần tăng 49,96%. Lợi nhuận sau thuế tăng 55,7%. Năm 2010 là một năm đầy biến động giá cả khiến cho nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp và bị thua lỗ, có nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, thi công các công trình. Điều đó cho thấy thành tích rất lớn của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động đều được nâng cao rõ rệt. - Năm 2011 tình hình hoạt động trên đà của năm 2010 có tăng trưởng chậm hơn 2010. Quy mô tiếp tục được mở rộng. Doanh thu thuần tăng 15,45%, lợi nhuận sau thuế tăng 61,16% so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng VCĐ tiếp tục được nâng cao. Quản lý chi phí doanh nghiệp tốt, tốc độ tăng của chí phí quản lý chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp. - Cơ cấu nguồn vốn của Công ty có tỷ lệ nợ cao, Công ty sử dụng thành công đòn bẩy tài chính, kinh doanh thành công và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng lên, góp phần vào sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. - Công ty tiếp tục đầu tư đổi mới tài sản cố định một cách hợp lý. Những TSCĐ mới đầu tư đều hoạt động rất hiệu quả và phát huy tác dụng. Góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí. Làm tăng năng suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Trong giai đoạn 2009 – 2011 tình hình giá cả thị trường biến động leo thang, đã làm cho giá vật tư đầu vào của Công ty tăng nhanh như: giá thép, giá xi măng, giá xăng và các nguyên vật liệu khác, thêm nữa lương cơ bản của công nhân viêc cũng được điều chỉnh tăng liên tục. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của Công ty. Tuy vậy, doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty trong các năm vẫn có xu hướng tăng lên. - Tình hình doanh thu phát triển nhanh qua các năm, khắc phục được tình trạng khó khăn trong năm trước. - Trích lập đầy đủ quỹ khen thưỏng phúc lợi. Điều đó thể hiện tình hình kinh doanh tốt. Sự quan tâm của ban giám đốc tới nhân viên là động lực động viên toàn thể Công ty đoàn kết nỗ lực phát triển Công ty. 34 - Thu nhập bình quân đầu người lao động liên tục tăng, đảm bảo mức sống cho người lao động và không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Công ty thực hiện đầy đủ các quy chế về trả lương, khen thưởng, bảo hiểm xã hội, công đoàn đối với người lao động, giữ vững an toàn lao động, quan tâm đời sống cán bộ công nhân viên. - Từ kết quả đạt được trong những năm trước, giúp công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín trên thương trường. Điều này giúp công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình 1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty vẫn còn những hạn chế trong quá trình huy động và sử dụng vốn sau: - Kết cấu nguồn vốn của Công ty còn mất cân đối. Tỷ lệ nợ chiếm 66,79% trong tổng nguồn vốn năm 2009, chiếm 69,44% năm 2010 và 70,03% năm 2011. Đáng chú ý nợ phải trả của Công ty chủ yếu là phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp sẽ làm giảm tính tự chủ của Công ty. Hệ số nợ cao là con dao hai lưỡi, việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ là một mối nguy cho Công ty nếu tình hình kinh tế suy thoái và Công ty kinh doanh không có lãi. - Công ty chưa trích lập các quỹ dự phòng cần thiết. Số dư đầu năm và cuối năm các quỹ dự phòng như: dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tài chính đều bằng 0. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty nếu xảy ra tình trạng không thu hồi được nợ, hàng tồn kho tăng, giá hàng bán trên thi trường giảm, Công ty sẽ mất đi sự chủ động khi xảy ra các biến cố như vậy. - TSCĐ có xu hướng tăng, Công ty tăng cường đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. Nhưng việc thu hồi vốn chưa hợp lý, chưa có biện pháp đánh giá lại TSCĐ khi thị trường có biến động. Công ty còn tận dụng các TSCĐ cũ, không đem lại hiệu quả cao làm cho việc thi công kém hiệu quả. Công ty cần bổ sung thêm vốn đầu tư TSCĐ và sử dụng đúng mục đích. TSCĐ chưa được bảo dưỡng sửa chữa đúng chu kỳ bảo dưỡng của mỗi loại TSCĐ. - Phải thu khách hàng có xu hướng tăng, mặc dù năm 2010 phải thu khách hàng đã giảm so với năm 2009, năm 2011 lại tăng mạnh và chiếm tỷ lệ 35 cao trong VLĐ của Công ty, từ đó phát sinh chi phí quản lý, theo dõi thu hồi, làm ứ đọng vốn. Từ đó làm tăng chi phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Số vòng quay của các khoản phải thu, hàng tồn kho còn thấp do đặc điểm ngành nghề, bên cạnh đó Công ty cần có những biện pháp chính sách đối với khách hàng và hàng tồn kho để việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Nguyên nhân những hạn chế trên là do: - Vốn góp chủ sở hữu còn thấp. Tỷ lệ vốn góp chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn của Công ty. Công ty chưa chủ động tìm kiếm nguồn vốn huy động cả bên trong và bên ngoài Công ty để nâng cao khả năng tự chủ về tài chính. - Công ty chưa chú trọng đến việc quản trị tiền mặt. Do chưa nhận thức đúng về quản trị tiền mặt, nên nhiều người nghĩ rằng quản trị tiền mặt chỉ là việc đưa ra quyết định để tiền mặt ở quỹ và tiền gửi ngân hàng bao nhiêu là hợp lý. Tuy nhiên quản trị tiền mặt đòi hỏi nhà quản trị phải nghiên cứu và đưa ra những quyết đinh đầu tư tài chính ngắn hạn vào những tài sản có khả năng thanh toán cao, vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tức thì vừa sinh lợi. - Mô hình tổ chức quản lý của Công ty chưa hợp lý, bộ phân tài chính của Công ty vẫn được gộp với bộ phận Kế toán, chưa nhận thức được hết vai trò quan trọng của quản trị tài chính. - Công ty còn chủ quan thờ ơ với việc phòng ngừa rủi ro nên không trích lập các quỹ dự phòng. - TSCĐ của Công ty chưa khai thác hết giá trị của tài sản, chưa có những biện pháp khấu hao, kế hoạch sử dụng phù với với từng loại tài sản. Chưa xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiểu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định. Chưa có tính toán hiệu quả kinh tế giữa việc tự mua sắm TSCĐ và đi thuê. - Công ty chưa thực hiện tốt công tác thu hồi và quản lý các khoản nợ, do đánh giá khả năng tài chính của khách hàng chưa tốt là cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. - Trình độ lao động của người công nhân còn thấp do chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân. Hoặc cử cán bộ công nhân viên đi học ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động. 36 Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY 185 - TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN 2.1. Định hướng phát triển của Công ty 185 Binh đoàn 12 - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Bộ quốc phòng kế tục truyền thống vẻ vang đã mở hàng nghìn km đường mới, xây dựng hàng trăm cây cầu, trở thành nhà thầu xây dựng cầu đường lớn của Việt Nam. Binh đoàn 12 gắn liền với truyền thồng bộ đội Trường Sơn, nhiệm vụ xây dựn g lại đường Trường Sơn - con đường chiến lược phục vụ chiến tranh, thành con đường xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế đất nước. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức biên chế và các lực lượng của binh đoàn, là doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng, tự hoạch toán, tự trang trải, có 2 nhiên hiệu: Binh đoàn 12 (sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng); Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (sử dụng trong giao dịch kinh tế). Công ty 185 là công ty con của Tổng công ty thực hiện các dự án của Tổng công ty giao xuống. Hiện nay, Công ty đang thực hiện một số công trình trọng điểm của Nhà nước có khối lượng lớn và yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Thời đại này là thời đại xây dựng kinh tế, phải chấp nhận cạnh tranh. Mà muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải đạt được 3 yếu tố quan trọng nhất: vốn, trình độ về khoa học công nghệ, quản lý. Công ty không ngừng đổi mới, đổi mới những cái cũ, đổi mới cái cần đổi mới trước. Mục tiêu trong những năm tới của Công ty là hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, khoa học để giúp nhà quản trị trong công tác quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế một cách chính xác, kịp thời và giám sát hoạt động của từng bộ phận, từng đội sản xuất. - Nâng cao trình độ quản lý, khai thác triệt để khả năng trình độ hiện có, tiếp tục học hỏi chuyên môn để đưa ra tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Sắp xếp, bố trí cán bộ phòng ban nghiệp vụ và bộ máy theo hướng gọn nhẹ tinh thông nghiệp vụ, chuyên môn tham mưu giúp lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ. - Tăng cường quản lý, đặc biệt là quản lý và thực hiên tiết kiệm chi phí. 37 - Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở công tác an toàn lao động ở nơi thi công công trình và làm tốt hơn nữa công tác trang bị phòng hộ cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện nghiêm túc theo đúng luật lao động hiện hành. - Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đảm bảo mức thu nhập bình quân của người lao động. - Hoàn thành kế hoạc đổi mới trong trang bị hiện đại, tiến độ thi công nhanh, đúng kỹ thuật đề ra. Muốn đạt được kế hoạch trên thì Công ty phải thực hiên tốt công tác nâng cao hiểu quả sử dụng các nguồn lực, trong đó VKD đóng vai trò quan trọng. 2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 2.2.1 Cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty Theo phân tích như ở chương 1 có thế thấy Công ty đang duy trì một cơ cấu vốn mạo hiểm, trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng và Công ty làm ăn có lãi thì đòn bẩy tài chính sẽ giúp Công ty tăng nhanh tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nhưng hiện nay nền kinh tế suy thoái,thế giới đang có nhiều biến động, tình hình kinh doanh của Công ty thuận lợi nhưng để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tránh rủi ro và khả năng thanh toán Công ty không nên duy trì hệ số nợ cao. - Phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu: tăng vốn chủ sở hữu bằng cách tăng vốn đầu tư mới của chủ sở hữu, tăng tỷ suất lợi nhuận để lại để tái đầu tư. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ nâng cao tính tự chủ, giảm hệ số nợ một cách tương đối, giảm áp lực tài chính từ việc trả nợ, giảm phụ thuộc vào Tổng Công ty, người bán. - Huy động triệt để nguồn vốn bên trong: huy động tối đa nguồn vốn bên trong bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuân để lại tái đầu tư, sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định, thanh lý từ những tài sản vật tư thừa, ứ đọng. - Huy động thông qua hình thức liên doanh liên kết: liên doanh liên kết với các doanh nghiệp xây dựng như Tổng Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông, Tổng Công Ty Sông Đà-giúp đỡ để vững chắc chuyên tâm vào thi công công trình xây dựng. Thực hiện hình thức này sẽ có thuận lợi là giải quyết khó khăn về vốn, về máy móc thiết bị, tận dụng những kinh nghiệm trong quản lý và trong sản xuất. Việc liên kết thu hút vốn đầu tư, tăng cường năng lực sản xuất là một giải pháp quan trọng song cũng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi Công ty phải thận trọng xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề liên quan 38 vừa đảm bảo quyền chủ động của Công ty, đảm bảo hiểu quả cao của việc hợp tác liên doanh liên kết. 2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - Thi công tập trung, ví dụ tập trung trong một đơn vị địa lý, nó sẽ giúp dễ quản lý, điều hành nhân công dễ và chi phí vận chuyển trang thiết bị sẽ giảm xuống đáng kể. Nếu Công ty nhận công trình mỗi nơi một cái thì việc điều hành quản lý bị phân tán không tập trung. - Tăng cường công tác quản lý bảo dưỡng TSCĐ: Mặc dù đối với Công ty là thực hiện hoạch toán độc lập, quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng TSCĐ tự chịu trách nhiệm, sử dụng đòn bẫy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gín máy móc thiết bị và xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những người gầy thiết hại TSCĐ của Công ty. - Tăng cường việc thu hồi vốn cố định: cần đổi mới theo hướng phân loại rõ các loại tài sản và áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp, đánh giá lại giá trị TSCĐ. Không chỉ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng mà tùy vào đặc điểm kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư… có thể lựa chọn phương pháp khấu hao lũy tiến hay khấu hao nhanh, đặc biệt đối với các tài sản nhanh bị lạc hậu về công nghệ. Việc xác định mức và tỷ lệ khấu hao của những TSCĐ do Tổng công ty đầu tư và giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc quản lý cần căn cứ vào thực tế sử dụng và tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Tránh tình trạng Tổng công ty xác định mức chi phí khấu hao quá cao trong khi đơn vị quản lý và sử dụng trực tiếp chưa khai thác hết công suất của tài sản tạo sức ép về giá, làm giảm khả năng cạnh tranh. - Tăng cường đổi mới TSCĐ: là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa, tăng năng suất lao động. Công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiểu quả cao nhằm thu hồi vốn định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho TSCĐ mới. 2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp: nhằm tránh lãng phí để quá tình kinh doanh đạt hiệu quả. Công ty cần có kế hoạch xem xét và đánh giá lại hoạt động quản lý doanh nghiệp nhằm làm tăng lợi nhuận, tránh tình trạng sử dụng lãng phí vốn trong khi nhu cầu vốn đang rất cần thiết. - Nâng cao chất lượng công trình: chất lượng công trình gắn kết chặt chẽ với giá trị công trình và uy tín của Công ty. Do vậy trong quá trình thi công cho tới khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, công tác kiểm tra cần được tiến hành liên tục và thường xuyên. 39 - Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất: Công ty nên tập trung lực lượng thi công, áp dụng phương pháp thi công tiên tiến, sử dụng rộng rãi các công nghệ mới, nâng cao mức độ cơ giới hóa để rút ngắn thời gian làm việc của mỗi giai đoạn thi công. Đồng thời tổ chức thi công hợp lý, nhanh gọn, dứt điểm, giữ vững tiến độ và sự cân đôi nhịp nhàng trong sản xuất góp phần giảm bớt gián đoạn giữa các bước thi công. - Kế hoạch hóa việc sử dụng vốn: cần cân đối giữa nhu cầu vốn, xác đinh nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạc huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích dự đoán thị trường, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của Công ty. Công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, theo dõi và quản lý nợ phải thu một cách chính xác và khoa học nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng. Công ty cần theo dõi thu hồi các khoản “ phải thu khách hàng” bởi đây là khoản phải thu lớn nhất, có giá trị và ảnh hướng tới trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến tốc độ luân chuyển của đồng vốn. Đồng thời tránh hiện tượng bị chiếm dụng vốn và gây hiện tượng thất thoát vốn. Có một số biện pháp thu hồi nợ như sau: - Mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, từng khoản nợ ở từng thời điểm, chú ý xem xét các khoản nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn. - Phân loại từng khách hàng, có chích sách hợp lý với từng khách hàng. - Tăng cường sử dụng chiết khấu thanh toán đối với khách hàng trả tiền ngay và trả tiền trước thời hạn. 2.2.4 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng - Khoán chi phí và tiến độ (áp dụng cho cán bộ công nhân viên). Nâng cao tính cá nhân của các chỉ huy trưởng công trường, giúp giảm sức ép lên doanh nghiệp, vì các dự án xây dựng có 3 vấn đề rất quan trọng là: tiến độ, chất lượng và chi phí. Giảm tiến độ là tiết kiệm được chi phí. Kích thích người lao động làm việc hiệu quả. - Cung cấp thị trường lao động chất lượng, tránh tình trạng dư thừa nhân công, thiếu việc làm mà vẫn trả lương, vẫn đề này nên chủ động liên kết với các đơn vị khác, khi lao động dư thừa thì cung cấp cho họ, vừa có chi phí mà lại không phải trả lương. 40 - Công ty cần cử các cán bộ, công nhân viêc đi học tại các trường, cơ sở đào tạo, các trường sĩ quan quân đội. - Tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày về kinh nghiệm sản xuất, bồi dưỡng khả năng quản lý cho cán bộ công nhân viêc ngay tại đơn vị. Phổ biến kiến thức, các chế độ, các quy định hiện hành nhằm cập nhật thông tinh và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Ngoài ta, Công ty nên quan tâm đến đời sống của công nhân viên, có những đòn bẩy về kinh tế để thúc đẩy người lao động để người lao động luôn gắn bó với Công ty và làm việc say mê từ đó, có lợi cho chính họ và công ty. 2.2.5 Trích lập các quỹ dự phòng theo đúng quy định Kinh doanh trong cơ chế thị trường, những rủi ro biến động giá cả trong nền kinh tế luôn khiến cho doanh nghiệp có thể gặp khó khăn bất cứ lúc nào. Các quỹ dự phòng là nguồn để Công ty chủ động trong việc bù đắp phần thiếu hụt khi gặp rủi ro. Để vốn của Công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong mọi trường hợp có biến động về giá cả thì công ty phải thường xuyên quan tâm trích lập các quỹ này với mức ổn định và theo quy định hiện hành. Năm vừa qua tình hình trích lập các quỹ của Công ty không được tốt, số dư cuối năm của các quỹ đều bằng 0. Để khắc phục tồn tại này và trích lập diễn ra được hợp lý có các biện pháp sau: - Tăng mức trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh đối với các khoản nợ phải thu có khả năng không thu được. - Tăng mức trích lập quỹ trợ cấp mât việc làm. - Tăng mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi để có thể động viên kịp thời những cán bộ, công nhân viên có thành tích lao động tốt. 2.3 Kiến nghị 2.3.1 Kiến nghị với Nhà nước Công tác quản lý và sử dụng vốn, khả năng khai thác đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty có thực sự phát huy được hiểu quả hay không không những chỉ phụ thuộc vào trình độ quản lý cán bộ hay việc tổ chức thực hiện của Công ty mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tốc như chế độ chính sách, quy chế tài chính, môi trường hoạt động. - Nhà Nước cần có những chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô tạo điều kiện để các dự án đầu tư, các công trình xây dựng có thể tiếp tục triển khai. Có biện pháp kích cầu để tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển theo xu hướng xã hội. 41 - Nhà Nước phải nghiên cứu điều chỉnh ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và chế độ kế toán phù hợp với ngành xây dựng phù hợp để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3.2 Kiến nghị với ngành xây dựng Cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành có liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính… xây dựng một chính sách đào tạo hợp lý, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho thị trường xây dựng. - Bộ Xây dựng nên cùng với Bộ Tài chính có chính sách giúp bình ổn giá của vật liệu xây dựng. - Bộ Tài chính nên có chính sách hỗ trợ vốn vay, giảm lãi suất cho vay, giảm giá thu nhập doanh nghiệp. - Giá thép ngày càng tăng mạnh, nguyên liệu thép là một trong những vật liệu quan trọng trong việc thi công xây dựng, vì vậy cần có chiến lược phát triển ngành thép trong nước, bình ổn giá cả. 2.3.3 Kiến nghị với Tổng công ty .- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ví dụ: khi công ty nhận được một dự án xây dựng, dự đoán, phân tích thấy dự án này tiềm năng kinh tế tốt, công ty có thể góp vốn với một đơn vị sản xuất khác dưới dạng cổ phần dự án, như vậy công ty không mất chi phí xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng, bù lại có thể nâng cao tính chủ động trong sản xuất và kiếm tiền từ việc cùng kinh doanh vật liệu cho dự án này. - Ngoài thi công ra chuyển sang một số lĩnh vực kinh doanh chất xám có chi phí thấp, rủi ro nhỏ như làm đơn vị quản lý dự án hoặc tư vấn giám sát. - Nâng cao khả năng tập trung phân tích kỹ một gói thầu, phân tích được sự biến động của thời giá. Thấy dự án khả thi thì nhận thầu, tránh tình trạng cái gì cũng nhận thầu, làm ứ đọng vốn, chi phí cao. 42 KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp Nhà Nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 thuộc Tổng Công Ty Xây dựng Trường Sơn” đã bước nào phân tích và hệ thống hóa các vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng sử dụng vốn tại Công ty 185, khóa luận tốt nghiệp đã đưa ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của quá trình này dưới gốc độ tổng vốn, vốn cố định và vốn lưu động. Hệ thống các giải pháp đưa ra các giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, có kiến nghị với nhà nước, ngành Xây dựng và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn. Để hoàn thiện đề tài này, ngoài năng lực bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều các thầy cô và các cô chú, anh chị tại Công ty 185. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thạc sĩ Đặng Thành Cương và các anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của Công ty 185 đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Do thời gian thực tập có hạn nên khóa luận của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để e có thể rút kinh nghiệm trong những lần sau. Em xin chân thành cảm ơn 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2011 Công ty 185 Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn. 2. Bảng cân đối kế toán năm 2009-2011 Công ty 185 Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn 3. PGS,TS. Lưu Thị Hương, PGS,TS. Vũ Duy Hào, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 4. PGS,TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính. 5. Quy chế, điều lệ của Công ty 185 6. TS. Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang (2010), Giáo trình Phân tích Hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 7. Tài chính học: Tác giả 8. Trang WEB    44 NHẬT KÍ THỰC TẬP Thời gian : từ 06/02/2012 đến 30/3/2012 Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Lớp : 49B2-TCNH Trường : Đại học Vinh Địa điểm thực tập: Công ty 185- Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn Thời gian Nội dung công việc Địa điểm Người phụ trách 06/02/2012 Đến liên hệ và bắt đầu thực tập tại Công ty 185 07/02/2012 Tìm hiểu tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 08/02/2012 Tìm hiểu đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý Công ty Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 09/02/2012 Tìm hiểu và đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 10/02/2012 Tìm hiểu và đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 11/02/2012 Tìm hiểu những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt đông kinh doanh của Công ty.Xem xét và lựa chọn đề tài thực tập Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 12/02 - 25/02/2012 Trên cơ sở các dữ liệu đã tìm hiểu được tiến hành viết báo cáo phần 1 và làm đề cương phần 2 26/02/2012 Nộp báo cáo thực tập phần 1 và làm đề cương phần 2 45 05/03 - 08/03/2012 Tiếp tục thực tập đợt 2, nhận báo cáo thực tập phần 1đồng thời lấy số liệu về hoàn thiện phần 2 Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 09/03 - 10/03/2012 Xem xét những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện đối với công tác nâng cao sử dụng VKD đã chọn làm đề tài. 11/03 – 15/03/2012 Hoàn thiện báo cáo thực tập phần 2 16/3/2012 Nộp và chỉnh sửa phần 2 17/03 – 22/03/2012 Hoàn thiện phần 2 và xin ý kiến nhận xét về quá trình thực tập Phòng tài chính kế toán Nguyễn Thị Kim Ngân 23/03 – 31/03/2012 Kết thúc quá trình thực tập và nộp báo cáo thực tập Xác nhận của đơn vị thực tập 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_hai_1782.pdf
Luận văn liên quan