Việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động không còn là vấn đề mới của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử
dụng hiệu quả vốn lưu động giúp doanh nghiệp sử dụng nó một cách có hiệu quả, từ
đó nâng cao khả năng vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có
thể tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có thể cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Qua quá trình được thực tập tại công ty TNHH Việt Trung, em đã tìm hiểu và
biết được những ưu, nhược điểm của công ty trong quá trình sử dụng vốn lưu động tại
công ty. Với kiến thức đã học ở trường cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao được hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty nhằm giúp công ty phát triển vững mạnh trong tương
lai
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2011 Năm 2012
Tài sản ngắn hạn 11.144.272.81 12.743.271.190 8.29.427.720
Nợ ngắn hạn 13.273.643.079 18.240.686.443 14.097.430.530
Hàng tồn kho 34.7.230 1.304.28.49 7.7.879
Hệ số thanh toán hiện hành 0,83 0,70 0,59
Hệ số thanh toán nhanh 0,8 0,63 0,54
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi
bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn. Năm 2010, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,83
đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,7 đồng
tài sản ngắn hạn, giảm 0,13 đồng so với năm 2010. Năm 2012, 1 đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bởi 0,5 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,11 đồng so với năm 2011. Khi
hệ số thanh toán nhanh < 1 chứng tỏ rằng công ty mất khả năng thanh toán các khoản
nợ trong ngắn hạn. Trong 3 năm gần đây, hệ số thanh toán hiện hành của công ty luôn
< 1 và đang có xu hướng giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang gặp
phải những vấn đề khó khăn về tài chính. Nguyên nhân chính là do trong 3 năm gần
đây công ty luôn quản lý tài sản ngắn hạn theo chính sách mạo hiểm tức là lấy nguồn
vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn.
Hệ số thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao
nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Năm 2010, 1 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bởi 0,8 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Năm
2011 là 0,63 đồng giảm 0,17 đồng so với năm 2010. Năm 2012 hệ số này là 0,54 giảm
0,09 đồng so với năm 2011. Trong 3 năm gần đây hệ số này cũng có xu hướng giảm
và cũng như hệ số thanh toán hiện hành thì hệ số này cho thấy khả năng thanh toán
trong ngắn hạn của công ty là rất thấp và công ty có xu hướng phải vấn đề về khủng
hoảng tài chính.
2.3. Thực trạng quản lý vốn lƣu động tại công ty TNHH Việt Trung 2010-2012
2.3.1. Thực trạng quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Việt Trung
2.3.1.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Việt Trung
36
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Từ biểu đồ ta có thể thấy được các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2010, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm
75,82%, năm 2011 là 77,69%. Năm 2011 tỷ trọng các khoản phải thu tăng 1,87% so
với năm 2010. Do năm 2011 các khoản phải thu khách hàng của công ty giảm 6,85%
nhưng khoản phải trả người bán năm 2011 tăng 100%. Tốc độ tăng của các khoản phải
trả người bán lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu khách hàng đã làm tỷ trọng
các khoản phải thu năm 2011 lớn hơn năm 2010. Năm 2012, tỷ trọng các khoản phải
thu giảm 16,72% so với năm 2011. Do năm 2012 các khoản phải thu khách hàng giảm
40,65%, trả trước cho người bán giảm 72,47%, các khoản phải thu khác giảm 100% so
với năm 2011. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 chiếm 11,59% trong cơ
cấu tài sản ngắn hạn, năm 2011 chiếm 5,34%, năm 2012 chiếm 18,24%. Năm 2011, tỷ
trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 6,25% so với năm 2010. Năm 2012, tỷ
trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 12,9% so với năm 2011. Việc tăng dự
Thang Long University Library
37
trữ tiền và các khoản tương đương tiền sẽ làm tăng khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của công ty nhưng lại làm mất đi cơ hội đầu tư kiếm lời trên thị trường của
công ty. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2010 là 4,8%, năm 2011 là 10,24%, năm 2012 là
8,5%. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2011 và năm 2012 cao hơn so với năm 2010 do năm
2011 và năm 2012 doanh thu từ bán hàng của công ty tăng lên do đó để đáp ứng nhu
cầu thì công ty đã phải tăng số lượng hàng dự trữ trong kho. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
khác năm 2010 là 7,8%, năm 2011 là 6,73%, năm 2012 là 12,4%. Năm 2011 tỷ trọng
tài sản ngắn hạn khác giảm 1,07% so với năm 2010 là do năm 2011 công ty tiến hành
thanh lý toàn bộ số máy tính của công ty do lỗi thời. Năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn
hạn khác tăng 5,67% so với năm 2011 do năm 2012 sau khi xây dựng xong trụ sở mới
công ty đã mua 10 chiếc máy tính mới, mua điều hòa lắp tại các phòng của công ty,
ngoài ra còn có bàn ghế nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng lên so với năm 2011.
2.3.1.2. Thực trạng quản lý tiền mặt tại công ty TNHH Việt Trung
Biểu đồ 2.5. Tình hình tiền mặt tại công ty TNHH Việt Trung
ĐVT: Đồng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty là 1.291.243.750 đồng
trong đó, tiền mặt tại quỹ công ty là 1.65.234.729 đồng và tiền gửi ngân hàng là
226.009.021 đồng. Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 610.900.453
đồng tương ứng với 47,31% so với năm 2010 trong đó lượng tiền mặt dự trữ tại quỹ
của doanh nghiệp là 600.03.047 đồng và tiền gửi ngân hàng là 80.308.250 đồng. Năm
2012, tiền và các khoản tương đương tiền là 1.58.536.001 đồng tăng 848.192.714
đồng tương ứng với 124,67% so với năm 2011. Trong đó tiền gửi mặt tại quỹ công ty
là 1.324.473.483 đồng tiền gửi ngân hàng là 186.062.528 đồng. Mặc dù công ty có mở
tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, tuy nhiên cả 3 năm đều cho thấy việc nắm giữ
các khoản tiền mặt trong quỹ của công ty nhiều hơn lượng tiền gửi ngân hàng. Với
38
lượng tiền mặt trong quỹ của công ty lớn giúp công ty có thể thanh toán được những
tình huống cấp bách nhưng nó lại đem lại bất lợi đó là khả năng sinh lời của các khoản
tiền trong quỹ là bằng 0. Hiện nay, hầu hết mọi công ty đều thực hiện các giao dịch
thanh toán thu chi qua ngân hàng, ngoài việc thuận lợi thì tài khoản của doanh nghiệp
tại các ngân hàng có thể sẽ nhận được một mức lãi suất mặc dù mức lãi suất này không
cao nhưng vẫn có khả năng sinh lời không như các khoản tiền được quản lý tại quỹ
của công ty. Công ty nên áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để có thể dự đoán
được nhu cầu tiền mặt một cách chính xác, từ đó công ty có thể dùng lượng tiền mặt
dư thừa mang đi đầu tư để mang lại một nguồn lợi nhuận cho công ty.
2.3.1.3. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Việt Trung
Biểu đồ 2.6. Tình hình hàng lưu kho tại công ty TNHH Việt Trung
ĐVT: Đồng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Cũng như các doanh nghiệp khác, mục đích giữ hàng trong kho của công ty là
để đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa ngay lập tức của khách hàng. Hàng tồn kho của
công ty năm 2010 là 34.7.230 đồng, năm 2011 là 1.304.28.49 đồng. Năm 2011
hàng tồn kho tăng 770.052.319 đồng tương ứng với 144,0% so với năm 2010. Do
năm 2011 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng
bán nên chứng tỏ rằng số lượng sản phẩm của công ty bán ra là nhiều hơn và để đáp
ứng nhu cầu mua hàng của khách hàng thì công ty đã tăng lượng hàng hóa dự trữ trong
kho. Tuy nhiên, đến năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 7.7.879 đồng giảm
628051670 đồng tương ứng với 48,14% so với năm 2011. Chi phí lưu kho chiếm một
phần không nhỏ trong phần chi phí của công ty và từ đó nó làm giảm đi khoản lợi
nhuận của công ty. Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng nên kho của doanh nghiệp
chủ yếu là dự trữ sắt, thép, xi măng. Để quản lý kho công ty phải bỏ ra không ít các
khoản chi phí như chi phí cho bộ phận quản lý kho, chi phí hao mòn tự nhiên của các
Thang Long University Library
39
vật liệu xây dựng, hàng tháng công ty còn phải trả tiền lương cho nhân viên bảo vệ
trông kho. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các sản phẩm vật tư nông nghiệp như các
máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là những sản phẩm đòi hỏi nguồn vốn rất
lớn. Vì vậy, việc dự trữ trong kho quá lâu sẽ làm ứ đọng vốn của công ty ngoài ra còn
phát sinh các chi phí trong đó chi phí do lỗi thời về công nghệ là khoản chi phí lớn
nhất. Hiện tại, công ty chưa áp dụng mô hình quản lý kho, do đó trong thời gian tới
công ty nên áp dụng một số mô hình quản lý kho để có thể xác định được chính xác
nhất lượng hàng lưu kho nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
2.3.1.4. Thực trạng quản lý khoản phải thu tại công ty TNHH Việt Trung
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ các khoản phải thu tại công ty TNHH Việt Trung
ĐVT: Đồng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Từ biểu đồ ta thấy khoản phải thu khách hàng trong cả 3 năm chiềm phần lớn
trong các khoản phải thu. Năm 2010 chiếm 96,45%, năm 2011 chiếm 76,68%, năm
2012 là 89,07% các khoản phải thu. Năm 2011, các khoản phải thu là 9.899.20.428
đồng tăng 1.449.991.261 đồng tương ứng với 17,16% so với năm 2011. Trong đó phải
thu khách hàng giảm 558.330.770 đồng tương ứng với 6,85% so với năm 2010. Mặc
dù trong năm 2011 doanh thu từ bán hàng hóa dịch vụ của công ty tăng 62,07% so với
năm 2011 nhưng các khoản phải thu khách hàng giảm chứng tỏ rằng năm 2011 công ty
đã có những chính sách bán hàng hợp lý để giảm khả năng chiếm dụng vốn của khách
hàng đối với công ty. Các khoản ứng trước cho người bán là 2.008.322.031 đồng tăng
100% so với năm 2010. Phần tăng lên của các khoản phải thu là do phần tăng các
khoản ứng trước cho người bán đây cũng là một khoản vốn mà công ty bị người bán
chiếm dụng vì vậy nó làm giảm đi cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác của công ty. Vì
40
vậy, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp có những chính sách sao cho có lợi cho
mình nhất. Năm 2012, các khoản phải thu của công ty là 5.058.120.068 đồng giảm
4.841.500.360 đồng tương ứng với 48,91% trong khi đó năm 2012 doanh thu từ cung
cấp hàng hóa của công ty cũng tăng so với năm 2011. Ngoài ra khoản ứng trước cho
người bán năm 2012 là 2.801.922 đồng giảm 1.455.520.109 đồng tương ứng với
72,47% đồng thời các khoản phải thu khác giảm 100% so với năm 2011. Điều này
chứng tỏ rằng năm 2012 các chính sách quản lý nợ của công ty đang ngày càng có
hiệu quả. Từ đó, giảm được một phần vốn không nhỏ bị nhà cung cấp và khách hàng
chiếm dụng.
Chính sách tín dụng tại công ty TNHH Việt Trung
Cũng như các công ty khác để đảm bảo rằng khi cung cấp hàng hóa cho khách
hàng công ty đều thu được tiền. Công ty TNHH Việt Trung cũng có một số những quy
định đối với khách hàng. Sau đây là chính sách tín dụng mà công ty TNHH Việt Trung
đã áp dụng:
Đối với người mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng.
Đối với khách hàng là các công ty xây dựng thì tùy theo số lượng mua hàng sẽ
được công ty cung cấp tín dụng. Đối Với những hóa đơn có trị giá từ 30 triệu
đồng đến 50 triệu đồng công ty sẽ cho khách hàng nợ trong vòng 10 ngày. Với
những hóa đơn từ 50 đồng triệu đến 70 triệu công ty thường cho nợ 20 ngày.
Những hóa đơn có giá trị trên 70 triệu đồng trở nên sẽ có thời gian nợ là 30 ngày.
2.3.1.5. Một số chỉ tiêu dánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH
Việt Trung
Bảng 2.6. Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vòng quay TSNH Vòng 5,1 7,2 12
Thời gian luân chuyển VLĐ Ngày 71 50 30
Tỷ suất sinh lời TSNH % 0,2 0,8 1,5
Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012
Vòng quay tài sản ngắn hạn: Cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn quay vòng
được mấy lần. Năm 2010, tài sản ngắn hạn của công ty quay đươc 5,1 vòng. Năm 2011
đã tăng lên là 7,2 vòng tăng 2,1 vòng so với năm 2010. Năm 2011, tốc độ tăng của
doanh thu thuần là 2,07 % và tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 14,35% so với năm
2010. Tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nên
vòng quay tài sản ngắn hạn đã tăng với năm 2010. Năm 2012 là 12 tăng 4,8 vòng so
với năm 2011. Do năm 2012 doanh thu thuần tăng 9,33% trong khi đó tài sản ngắn hạn
giảm 34,90%. Ngoài ra vòng quay TSNH ngắn hạn còn cho biết 1 đồng tài sản ngắn
Thang Long University Library
41
hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2010, 1 đồng tài sản ngắn hạn
tạo ra 5,1 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 7,2
đồng doanh thu thuần. Năm 2012, 1 đồng tài sản ngắn hạn đã tạo ra 12 đồng doanh thu
thuần. Điều này cho thấy, năm 2012 hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tốt
hơn năm 2010 và năm 2011.
Thời gian luân chuyển TSNH: Cho biết tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn là
nhanh hay chậm. Năm 2010, vòng quay TSNH là 5,1 vòng tương ứng với thời gian
luân chuyển là 71 ngày. Năm 2011 tài sản ngắn hạn quay được 7,2 vòng tương ứng với
thời gian thực hiện một luân chuyển là 50 ngày giảm 21 ngày/1 kỳ luân chuyển so với
năm 2010. Năm 2012, vòng quay là 12 vòng tương ứng với thời gian cho một kỳ luân
chuyển là 30 ngày giảm 21 ngày/ 1 kỳ luân chuyển so với năm 2011. Như vậy, có thể
nói trong 3 năm gần đây, công ty đã có rất nhiều cố gắng để có thể tăng được số vòng
quay TSNH tương ứng với đó làm giảm thời gian luân chuyển TSNH.
Tỷ suất sinh lời TSNH : Cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Năm 2010, 100 đồng TSNH chỉ tạo ra được 0,2 đồng lợi nhuận. Năm
2011 trong 100 đồng TSNH chỉ có 0,8 đồng lợi nhuận, và năm 2012 trong 100 đồng
TSNH thì có 1,5 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời TSNH của công ty đang tăng lên
nhưng vẫn ở mức rất thấp. Nó phản ánh mức lợi nhuận của công ty trong 3 năm là rất
thấp.
Mức tiết kiệm vốn lƣu động tại công ty TNHH Việt Trung
Bảng 2.7. Mức luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần VNĐ .330.11.29 91.293.487.273 99.809.777.29
Vốn lưu động VNĐ 11.144.272.851 12.743.271.190 8.296.427.720
Vòng quay VLĐ Vòng 5,1 7,2 12
Thời gian luân
chuyển VLĐ
Ngày 71 50 30
Mức tiết kiệm
tuyệt đối
VNĐ
(3.320.645.726) (5.135.480.584)
Mức tiết kiệm
tương đối
VNĐ
(5.832.639.464) ( 5.544.987.646)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 2011 là (3.320.645.726) đồng cho biết để đạt được
mức doanh thu như năm 2010 thì công ty cần một lượng vốn lưu động ít hơn năm
2010 là 3.320.645.726 đồng. Năm 2012 mức tiết kiệm tuyệt đối là (5.135.480.584)
42
đồng có nghĩa là để đạt được mức doanh thu như năm 2011 công ty cần bỏ ra một
lượng vốn lưu động ít hơn so với năm 2011 là 5.135.480.584 đồng.
Mức tiết kiệm tương đối: Năm 2011 là (5.832.639.464) đồng cho biết với mức
vốn lưu động không đổi so với năm 2010 thì doanh thu tăng lên 5.832.639.464 đồng so
với năm 2010. Năm 2012, với mức vốn lưu động không đổi so với năm 2011, thì
doanh thu của công ty tăng lên 5.544.987.646 đồng so với năm 2011. Mức tiết kiệm
tương đối cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang dần được cải
thiện.
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn khác
Bảng 2.8. Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn khác
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vòng quay các khoản phải thu vòng 6,7 9,3 19,7
Thời gian thu tiền trung bình ngày 54 39 18
Vòng quay hàng tồn kho vòng 103 67,3 142,5
Thời gian luân chuyển kho trung
bình
ngày 3 5 3
Chu kỳ kinh doanh ngày 57 44 21
Nguồn: Bảng cấn đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012
Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2010 là 6,7 vòng tới năm 2011 là 9,3 vòng
tăng 2,6 vòng so với năm 2010. Do năm 2011, doanh thu thuần tăng 62,07% trong khi
các khoản phải thu tăng 17,16% so với năm 2010. Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn
tốc độ tăng của các khoản phải thu nên vòng quay các khoản phải thu tăng. Năm 2012
chỉ số này là 19,7 vòng tăng 10,4 vòng so với năm 2011. Năm 2012 doanh thu thuần
tăng 9,33% trong khi các khoản phải thu giảm 48,91% . Vòng quay các khoản phải thu
tăng chứng tỏ rằng doanh nghiệp thu được tiền một cách nhanh hơn và chứng tỏ rằng
chính sách tín dụng của doanh nghiệp áp dụng là hiệu quả.
Thời gian thu tiền trung bình: Năm 2010 là 54 ngày tới năm 2011 là 39 ngày
giảm 15 ngày so với năm 2010 và năm 2012 là 18 ngày giảm 21 ngày so với năm
2011. Trong 3 năm gần đây thời gian thu tiền trung bình có xu hướng giảm đây là một
dấu hiệu tốt với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được các
khoản tiền của khách hàng và nó làm giảm thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng
đối với doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho: Cho biết một năm kho của công ty quay được bao
nhiêu lần. Năm 2010, kho của công ty được luân chuyển là 103 vòng , năm 2011 chỉ
tiêu này là 67,3 vòng giảm 35,7 vòng so với năm 2010. Do năm 2011, chi phí giá vốn
tăng 59,3% và hàng tồn kho tăng 144,05% so với năm 2010. Mức độ tăng của giá vốn
Thang Long University Library
43
nhỏ hơn mức độ tăng của hàng tồn kho nên vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm
so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tiêu này là 142,5 vòng. Do năm 2012 giá vốn hàng
bán tăng 9,72% trong khi hàng tồn kho giảm 48,14% so với năm 2011, điều này đã
làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng 75,2 vòng so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn
kho càng lớn chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty càng có hiệu quả. Trong
cả 3 năm chỉ số này của công ty là khá cao chứng tỏ rằng lượng hàng hóa mà công ty
bán được là rất lớn.
Thời gian luân chuyển kho trung bình: Cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng
trong kho được luân chuyển một lần. Năm 2010, 3 ngày thì kho lại được luân chuyển
một lấn đến năm 2011 là 5 ngày tăng 2 ngày so với năm 2010. Năm 2012 là 3 ngày
giảm 2 ngày so với năm 2011. Thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty trong
cả 3 năm đều rất ngắn điều này chứng tỏ rằng số lượng hàng hóa mà công ty bán cho
khách hàng là lớn. Việc thời gian luân chuyển kho trung bình ngắn làm giảm các chi
phí liên quan tới việc quản lý kho giảm. Tuy nhiên, việc thời gian này quá ngắn có thể
dẫn tới tình trạng công ty không sẵn sàng có đủ hàng hóa để bán cho khách hàng.
Chu kỳ kinh doanh: Là khoảng thời gian tính từ lúc mua hàng về để bán đến khi
bán được hàng hóa và thu tiền về. Năm 2010, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là
57 ngày, năm 2011 là 44 ngày giảm 13 ngày so với năm 2010. Năm 2012 là 21 ngày
giảm 23 ngày so với năm 2011. Chu kỳ kinh doanh giảm do đồng thời cả thời gian thu
tiền trung bình và thời gian luân chuyển kho trung bình đều giảm. Chu kỳ kinh doanh
giảm đồng nghĩa với việc khoảng thời gian kể từ lúc mua hàng hóa và sau đó bán hàng
hóa rồi thu tiền về ngày càng được rút ngắn. Điều này giúp trong một năm hoạt động
kinh doanh của công ty được lặp lại nhiều lần và làm tăng doanh thu bán hàng của
công ty.
2.3.2. Thực trạng quản lý nợ ngắn hạn tại công ty TNHH Việt Trung
2.3.2.1. Kết cấu nợ ngắn hạn công ty TNHH Việt Trung
44
Biểu đồ 2.8. Kết cấu nợ ngắn hạn
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010-2012
Từ biểu đồ ta có thể thấy được vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong các khoản nợ
ngắn hạn. Năm 2010, vay ngắn hạn chiếm 68,85% nợ ngắn hạn, năm 2011 là 81,75%,
năm 2012 thì vay ngắn hạn chiếm tới 99,9% nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn của công ty là
toàn bộ phần vay lãi ngân hàng. Năm 2010, chi phí lãi vay của doanh nghiệp chỉ là
183.014.021 đồng đến năm 2011 đã tăng lên 2.037.171.670 đồng tăng 1.854.157.649
đồng tương ứng với 1.031,1 % so với năm 2010. Năm 2012, chi phí lãi vay là
2.205.805.923 đồng tăng 8,28% so với năm 2011. Tuy nhiên, vay ngắn hạn lại giảm
821.000.000 đồng giảm 5,51% so với năm 2011. Điều này nói lên chi phí lãi vay ngân
hàng ngày càng tăng do chi phí sử dụng vốn ngày càng cao. Đây là một vấn đề rất khó
khăn cho không chỉ công ty nói riêng mà toàn thể các doanh nghiệp nói chung khi mà
việc xin vay vốn thì khó khi vay được thì lãi suất thì cao. Phải trả người bán năm 2010
Thang Long University Library
45
là 4.370.893.588 đồng chiếm 32,93% tới năm 2011. Năm 2012, phải trả người bán đều
bằng 0. Phải trả người bán là khoản công ty chiếm dụng được của người bán. Đây là
khoản chiếm dụng mà công ty không phải mất chi phí trả lãi. Tuy nhiên, trong 2 năm
gần đây công ty lại không được hưởng khoản tín dụng của nhà cung cấp. Do năm
2011, 2012 khi mà nền kinh tế khó khăn chi phí lãi vay cao thì nhà cung cấp đã thắt
chặt các khoản tín dụng cho người mua để có thể có vốn kinh doanh. Người mua trả
tiền trước là khoản mà công ty chiếm dụng được của khách hàng đây là khoản mà
công ty không phải bỏ ra bất kỳ một khoản chi phí nào để có nó. Tuy nhiên, cả 3 năm
khoản này của doanh nghiệp đều bằng 0 do khi cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng có
rất nhiều các công ty khác nên khác hàng có nhiều sự lựa chọn, do đó công ty không
thể chiếm dụng vốn của khách hàng. Thuế và các khoản phải nộp là khoản mà doanh
nghiệp tạm chiếm dụng của nhà nước bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, phí lệ phí và các khoản phải nộp khác. Năm 2010, khoản này chiếm
0,22% khoản nợ ngắn hạn nhưng tới năm 2011 chỉ chiếm 0,16% và năm 2012 giảm
xuống chỉ còn 0,1% nợ ngắn hạn. Năm 2012, do khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra ít
hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp nên số thuế giá trị gia tăng của
doanh nghiệp (17.318.594) đồng doanh nghiệp sẽ được khấu trừ tiếp vào kỳ nộp thuế
sau. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 7.430.530
đồng đây là lý do khoản này chỉ chiếm có 0,1% nợ ngắn hạn.
2.3.2.2. Chi phí của các khoản nợ ngắn hạn tại công ty TNHH Việt Trung
Chi phí nguồn vay ngắn hạn: Do công ty không sử dụng nguồn vay dài hạn nên
toàn bộ chi phí nguồn ngắn hạn là chi phí lãi vay. Năm 2010, chi phí của nguồn vay
ngắn hạn là 183.014.021 đồng. Năm 2011, chi phí bình quân của nguồn vay ngắn hạn
là 13,67%. Sang tới năm 2012, chi phí bình quân của nguồn vay ngắn hạn là 15,66%.
Chi phí sử dụng vốn bình quân ngày càng có xu hướng tăng do trong những năm gần
đây nề kinh tế rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, để tiếp cận được với các nguồn vốn vay
thì công ty phải trả chi phí ngày càng cao điều này làm cho nguồn lợi nhuận của công
ty khi mà chi phí lãi vay là chi phí chiếm phần lớn trong doanh nghiệp
Chi phí các khoản phải trả: Đây là khoản chi phí mất đi khi công ty không biết
tận dụng những chính sách của nhà cung cấp. Năm 2010, công ty được nhà cung cấp
cho hưởng chính sách tín dụng 2/20 net 50. Sang tới năm 2011, 2012 do khó huy động
nguồn vốn kinh doanh nên nhà cung cấp không cho công ty một ưu đãi nào và thường
công ty phải trả tiền ngay sau khi lấy hàng. Nhưng vào thời điểm mua hàng năm 2010
công ty đã không có đủ tiền để trả cho nhà cung cấp để hưởng mức chiết khấu. Do đó,
ta có chi phí của khoản tín dụng thương mại năm 2010 là
46
Kb=
Như vậy vì không có tiền thanh toán nên công ty đã mất đi một khoản chi phí
27.43% do không tận dụng khoản chiết khấu mà nhà cung cấp.
2.3.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ ngắn hạn tại công ty TNHH Việt
Trung
Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hệ số chi trả lãi vay % 1,16 1,05 1,07
Tỷ suất sinh lời NNH % 0,17 0,54 0,9
Vòng quay các khoản phải trả vòng 12,8 3000,5 13.115,9
Thời gian trả nợ TB ngày 28 0,12 0,03
Thời gian quay vòng tiền ngày 29 43,88 20,97
Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012
Hệ số chi trả lãi vay: Dùng để đánh giá khả năng hoàn trả các khoản lãi vay hàng
năm của công ty. Hệ số này càng cao chứng tỏ rằng khả năng chi trả các khoản lãi vay
càng lớn và công ty không gặp phải khó khăn về tài chính. Năm 2010 hệ số này là
1,16. Năm 2011, hệ số này là 1,05 lần nhỏ hơn năm 2012 là 0,11 lần. Do năm 2011
EBIT tăng 1.944.279.303 đồng tương ứng với 913,2% trong khi đó chi phí lãi vay tăng
1.854.157.49 đồng tương ứng với 1013,12%. Tốc độ tăng của EBIT nhỏ hơn tốc độ
tăng của lãi vay nên đã làm giảm hệ số chi trả lãi so với năm 2010. Năm 2012, hệ số
này là 1,07 lần. Năm 2012, EBIT tăng 202.944.390 đồng tương ứng với 9,41% so với
năm 2011 và chi phí lãi vay tăng 168.634.253 đồng tương ứng 8,28% so với năm
2011. Do tốc độ tăng của EBIT lớn hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay do đó hệ số chi
trả lãi vay năm 2012 tăng 0,2 lần so với năm 2011. Trong 3 năm ta thấy rằng năm
2010 khả năng trả nợ của công ty là cao nhất. Đây cũng là một hệ số mà các ngân hàng
rất quan tâm khi cho các doanh nghiệp vay bởi nó cho thấy rằng khả năng trả các
khaonr nợ đúng hạn của công ty. Hệ số này càng cao thì khả năng vay nợ càng lớn.
Tỷ suất sinh lời nợ ngắn hạn: Cho biết trong 100 đồng nợ ngắn hạn thì mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010, 100 đồng nợ ngắn hạn tạo ra 0,17 đồng lợi
nhuận. Đến năm 2011, 100 đồng nợ ngăn hạn tạo ra 0,54 đồng lợi nhuân tăng 0,37
đồng so với năm 2010. Do năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 341,4% trong khi nợ
ngắn hạn tăng 37,42% , vì tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn mức độ tăng
của nợ ngắn hạn nên hệ số này tăng lên so với 2010. Năm 2012, 100 đồng nợ ngắn hạn
tạo ra 0,9 đồng lợi nhuận tăng 0,36 đồng so với năm 2011. Năm 2012, lợi nhuận sau
thuế tăng 28,59% trong khi đó nợ ngắn hạn giảm 22,71. Trong 3 năm gần đây hệ số
Thang Long University Library
47
này đang có xu hướng tăng nhanh cho thấy hiệu quả sử dụng nợ ngắn hạn của công ty
ngày càng tăng.
Thời gian trả nợ trung bình: Cho biết khoảng thời gian trung bình các công ty
phải thanh toán các khoản nợ. Năm 2010 của công ty chỉ tiêu này là 28 ngày nhưng tới
năm 2011 chỉ còn 0,12 ngày giảm 27,88 ngày. Do năm 2010 công ty được chiếm dụng
một khoản vốn của nhà cung cấp nhưng tới năm 2011 thì khoản phải trả người bán
bằng 0 nên đã làm cho thời gian trả nợ trung bình của công ty giảm mạnh. Năm 2012
chỉ tiêu này là 0,03 ngày giảm 0,09 ngày so với năm 2011. Do năm 2012, không
những công ty không chiếm dụng được của nhà cung cấp mà các khoản thuế chiếm
dụng của nhà nước cũng bị giảm. Gần như trong 2 năm 2011 và năm 2012 công ty
không chiếm dụng được vốn nhà cung cấp đây là 1 điều rất không tốt cho công ty khi
mà công ty phải thanh toán cho nhà cung cấp ngay khi giao hàng nó làm cho công ty
gặp khó khăn về tài chính.
Thời gian quay vòng tiền: Phản ánh thời gian từ khi chi tiền thực tế mua hàng
hóa cho đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa cho khách hàng. Năm 2010, thời
gian quay vòng tiền là 29 ngày, năm 2011 thời gian quay vòng tiền là 43,88. Mặc dù,
trong năm 2011 chu kỳ kinh doanh giảm 13 ngày so với năm 2010, tuy nhiên thời gian
trả nợ trung bình lại giảm 27,88 ngày so với năm 2010 điều này làm cho thời gian
quay vòng tiền năm 2011 tăng 14,39 ngày so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tiêu này là
20,97 giảm 22,91 ngày so với năm 2011 do năm 2011 thời gian trả nợ trung bình giảm
0,09 ngày nhưng chu kỳ kinh doanh giảm 23 ngày đã làm cho thời gian quay vòng tiền
năm 2012 giảm so với năm 2011.
2.3.3. Tình hình Vốn lưu động ròng tại công ty TNHH Việt Trung
Bảng 2.10. Tình hình vốn lưu động ròng
Năm 2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn 11.144.272.81 12.743.271.190 8.29.427.720
Nợ ngắn hạn 13.273.643.079 18.240.686.443 14.097.430.530
VLĐR (2.129.370.220) (5.497.415.250) (5.801.002.810)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012
Từ bảng 2.4 ta có thể thấy VLĐR của 3 năm 2010, 2011, 2012 đều nhỏ hơn 0.
Điều này cho ta thấy TSNH < NNH chứng tỏ rằng một phần nguồn vốn ngắn hạn đã
tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Năm 2010, đã sử dụng 2.129.370.220 đồng nợ
ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định, năm 2011 là 5.497.415.250 đồng, năm 2012 là
5.801.002.810 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty đang theo đổi chính sách quản lý cấp
tiến. Với chính sách cấp tiến doanh nghiệp có thể sẽ làm giảm chi phí của công ty do
chi phí của nguồn ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn dài hạn dẫn tới tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn ngắn hạn là những nguồn có phải hoàn trả
48
sau một năm hay sau một chu kỳ kinh doanh mà công ty lại đầu tư vào TSCĐ là những
tài sản thu hồi vốn thông qua mức khấu hao hằng năm bởi vậy thời gian thu hồi vốn sẽ
dài. Do đó, doanh nghiệp sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để giảm
bớt rủi ro trong trường hợp VLĐR < 0 là các doanh nghiệp thường áp dụng chính sách
quản lý nợ thận trọng tuy nhiên công ty lại quản lý nợ theo trường phái cấp tiến. Điều
này làm cho chính sách quản lý cấp tiến gặp rủi ro càng cao.
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty TNHH Việt Trung
Trong giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt
là sự đóng băng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới ngành xây dựng và ảnh
hưởng trực tiếp tới việc cung cấp các vật liêu xây dựng của công ty. Tuy nhiên, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn được duy trì và tăng trưởng đó là có sự cố
gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Tuy nhiên sau khi phân tích về khả
năng quản lý vốn lưu động của công thì công ty vẫn gặp phải một số vấn đề về quản lý
vốn lưu động..
2.4.1. Những kết quả đạt đươc
Vượt lên sự khó khăn của nền kinh tế khi mà hàng loạt các doanh nghiệp phải
đóng cửa thì công ty TNHH Việt Trung vẫn tồn tại và phát triển. Biểu hiện là lợi
nhuận của công ty trong giai đoạn 2010-2012 vẫn tăng trưởng.
Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn ở mức thấp. Nhưng trong những năm gần đây hệ
số này đang tăng lên, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
công ty ngày càng tốt hơn.
Công ty đang có chiến lược chuyển từ chính sách quản lý tài sản theo chính sách
cấp tiến. Việc quản lý tài sản theo trường phái cấp tiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
công ty hơn do chiến lược cấp tiến như chi phí giảm dẫn tới EBIT cao hơn.
Thời gian luân chuyển kho ngắn chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty
diễn ra một cách liên tục và làm giảm các chi phí liên quan tới việc lưu kho.
Thời gian thu tiền trung bình thấp chứng tỏ rằng thời gian công ty bị khách hàng
chiếm dụng vốn là ngắn và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều
này giúp công ty nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tiếp cho hoạt động kinh doanh
tiếp theo. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý vì khách hàng có thể tìm người bán khác
trên thị trường mà cho họ hưởng những chính sách tín dụng tốt hơn.
2.4.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty TNHH Việt Trung vẫn còn một số
tồn tại cần khắc phục.
Hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh giảm trong giai đoạn
2010-2012. Việc gặp phải vấn đề về khả năng thanh toán ảnh hưởng đến khả năng
Thang Long University Library
49
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của công ty,
làm cho khả năng huy động các nguồn ngắn hạn khó khăn hơn.
Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận ròng là rất lớn do công tác quản lý chi
phí chưa tốt.
Mức độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp đối với công ty ngày càng lớn do các
khoản trả trước cho người bán có xu hướng tăng trong khi các khoản phải trả người
bán đang giảm. Điều này đã làm cho công ty mất cơ hội đầu tư trên thị trường để kiếm
lợi nhuận cho mình.
Công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý nào vào vấn đề quản lý kho hay quản
lý các khoản phải thu. Cách xây dựng chính sách tín dụng của công ty còn khá đơn
giản chỉ dựa vào những ý kiến chủ quan của công ty.
Nguyên nhân
Khả năng thanh toán hiện hành và khă năng thanh toán nhanh giảm là do công ty
đang theo đuổi chính sách quản lý vốn lưu động cấp tiến, lấy nguồn vay ngắn hạn để
đầu tư vào nguồn dài hạn. Điều này sẽ khiến công ty gặp phải vấn đề về tài chính trong
ngắn hạn.
Chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty là rất lớn do trong quá trình
kinh doanh của công ty đã phát sinh rất nhiều các khoản chi phí đã làm mặc dù doanh
thu rất cao nhưng mức lợi nhuận lại rất thấp.
Ngày này khi hoạt động kinh doanh khó khăn để có vốn kinh doanh thì các nhà
cung cấp cũng thắt chặt chính sách tín dụng của mình hơn do vậy lượng vốn mà nhà
cung cấp chiếm dụng của công ty đang có xu hướng tăng lên.
Do trình độ nguồn nhân lực còn thấp kém nên công ty chưa thể áp dụng được
những mô hình quản lý phức tạp cũng như chưa xây dựng được cho mình một chính
sách tín dụng hợp lý.
50
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT TRUNG
3.1. Định hƣớng phát triển của công ty TNHH Việt Trung
3.1.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh của công ty TNHH Việt Trung
Thuận lợi
Công ty đã hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng từ năm 2006. Đến nay đã
được 7 năm, do vậy công ty TNHH Việt Trung cũng đã có những kinh nghiệm kinh
doanh nhất định cũng như một lượng khách hàng trung thành của mình. Năm 2013,
khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi. Nếu có những chính sách quản lý tốt
thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ có những thành công nhất định.
Năm 2013, để khôi phục lại thị trường bất động sản trong nước thì nhà nước sẽ
có những chính sách, những biện pháp thúc đẩy ngành xây dựng phát triển, từ đó tạo
cơ sở cho ngành cung cấp vật liệu xây dựng cũng phát triển.
Hiện nay, đã có rất nhiều những phần mềm quản lý mang lại hiệu quả cao cho
các doanh nghiệp. Nếu đào tạo được đội ngũ quản lý trình độ cao có thể áp dụng
những phần mềm đó vào trong doanh nghiệp thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công
tác quản lý
Khó khăn
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới bị rơi vào tình trạng khủng hoảng
về kinh tế. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Thị trường bất động sản đóng băng đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng khi mà hàng loạt các chung cư, cũng như nhà ở
không bán được và hàng loạt các công trình bị ngừng xây dựng do thiếu vốn. Nó đã
làm ảnh hưởng lớn tới nghành cung cấp vật liệu xây dựng khi vì không có đầu ra dẫn
tới tình trạng tồn kho, ứ đọng vốn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong những năm gần đây, thị trường vật liệu xây dựng phải chụi áp lực cạnh
tranh rất lớn với những nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu vào Việt Nam.
Với sự khó khăn chung của nền kinh tế thì chi phí sử dụng vốn vay là rất lớn, do
đó đã làm tăng chi phí của công ty nên cao làm cho lợi nhuận của công ty thấp.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH Việt Trung trong thời gian tới
Trong thời gian tới công ty TNHH Việt Trung đang cố gắng trở thành nhà cung
cấp nguyên vật liệu xây dựng hàng đầu trong khu vực bằng cách cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất.
Trong năm 2013, nền kinh tế đã bớt khó khăn hơn và đang có dấu hiệu của sự
phục hồi. Vì vậy, trong năm 2013 công ty đã có quyết định xây dựng thêm nhà kho
Thang Long University Library
51
mới để mở rộng hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng ngay khi
nền kinh tế được phục hồi và phát triển.
Hỗ trợ cho nhân viên của công ty tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức
và khả năng quản lý để trong thời gian tới công ty sẽ sử dụng một số mô hình quản lý
trong quản lý kho, quản lý các khoản phải thu, quản lý tiền để hoạt động kinh doanh
mang lại hiệu quả cao hơn.
Xây dựng lại các chính sách tín dụng dựa trên những cơ sở khoa học nhằm đưa ra
những chính sách tín dụng vừa có lợi cho công ty và vừa có lợi cho khách hàng.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty
TNHH Việt Trung
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
Để chủ động trong việc quản lý vốn lưu động và sử dụng một hiệu quả, trước mỗi
năm kế hoạch công ty cần phải có những căn cứ khoa học như: Kế hoạch sản xuất kinh
doanh, sự biến động của thị trường, trình độ và năng lực quản lý để lập kế hoạch VLĐ
vừa hợp lý, vừa tiết kiệm.
Nếu lượng VLĐ dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây khó khăn trong
quá trình luân chuyển vốn kinh doanh. Thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất như: Không
đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mất uy tín với khách hàng, không thu hút được
thêm khách hàng mới. Ngược lại, nếu nhu cầu VLĐ dự tính quá cao sẽ gây lãng phí, ứ
đọng vốn, làm tăng các khoản chi phí và dẫn tới ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Do vậy, yêu cầu mỗi doanh nghiệp đó là làm thế nào để xác định được chính xác
nhu cầu VLĐ của mình. Đối với công ty TNHH Việt Trung có thể xác định nhu cầu
VLĐ theo phương pháp sau:
Phƣơng pháp ƣớc tính nhu cầu vốn lƣu động bằng tỷ lệ phần trăm trên
doanh thu
Căn cứ vào báo cáo của công ty TNHH Việt Trung trong năm 2011, 2012 ta tiến
hành xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch như sau
52
Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán đã tính số dư bình quân năm 2012
ĐVT: Đồng
Tài sản Số dƣ bình quân Nguồn vốn Số dƣ bình quân
A.Tài sản ngắn hạn 10.519849455 A.Nợ phải trả 16169584865
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.10443654 I.Nợ ngắn hạn 16169584865
II.Các khoản phải thu
ngắn hạn
7.478.870.248 1.Vay ngắn hạn 14.500.500.000
III.Hàng tồn kho 990.602714 2.Phải trả người bán 0
IV.Tài sản ngắn hạn
khác
94594139 3.Chi phí phải trả 1.65.000.000
4.Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
18.558.486,5
B.Tài sản dài hạn 7.392.539.413,5 B.Vốn chủ sở hữu 1.743.330.382
Tổng cộng 17.912.388.868,5 Tổng cộng 17.912.388.868,5
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Việt Trung doanh thu thuần
năm 2012 của công ty là 99.809.777.29 đồng. Dưới đây ta có bảng tỷ lệ các khoản
mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu:
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
Đ VT: %
Tài sản
Tỷ lệ trên
doanh thu
Nguồn vốn
Tỷ lệ trên
doanh thu
I.Tiền và các khoản tương đương
tiền
1,11 1.Vay ngắn hạn 14,53
II.Các khoản phải thu 7,49 2.Phải trả người bán 0
III.Hàng tồn kho 0,99 3.Chi phí phải trả 1,65
IV.Tài sản ngắn hạn khác 0,95
4.Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
0,02
Tổng 10,54 Tổng 16,2
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Kết quả ở bảng trên cho thấy. Để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần cần phải
tăng thêm 0,1054 đồng vốn. Một đồng doanh thu thuần tăng lên thì công ty huy động
Thang Long University Library
53
0,162 đồng. Kết quả trên cho thấy rằng, công ty đang huy động thừa nguồn vốn, ta có
mức vốn tiết kiệm được là:
0,1054 0,162 =( 0,0566) đồng
Kết quả cho thấy để tăng một đồng doanh thu công ty có thể tiết kiệm được
0,0566 đồng vốn lưu động.
Theo Dự báo của công ty năm 2013 doanh thu thuần sẽ tăng 5% so với năm
2012. Như vậy nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2013 tiết kiệm được là
99.809.777.29 0,0566 = 5931.65.084 đồng
3.2.2. Quản lý kết cấu Vốn lưu động
3.2.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền là một khoản mục để đáp ứng nhu cầu thanh
toán trong ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, đây là một khoản mục không sinh lời cho
công ty. Vì vậy, công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp
để có thể kiểm soát được các khoản chi không cần thiết để từ đó có thể dự báo một
cách chính xác lượng tiền mặt cần dự trữ sao cho hợp lý nhất. Từ đó, các khoản tiền
thừa công ty có thể đầu tư tài chính ngắn hạn. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang
có những bước chuyển biến, công ty có thể đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn.
Nó vừa mang lại lợi nhuận cho công ty, hơn nữa chứng khoán ngắn hạn là chứng
khoán có tính thanh khoản rất cao. Vì vậy, khi không đủ nhu cầu tiền mặt thì công ty
có thể dễ dàng bán lại trên thị trường.
3.2.2.2. Quản lý các khoản phải thu khách hàng
Phải thu khách hàng là một trong những khoản mục quan trọng nhất trong các
khoản phải thu. Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa thật sự sử dụng một chính sách nào
có cơ sở khoa học để quản lý khoản mục này. Mặc dù, hình thức cấp tín dụng nhằm
giúp công ty thu hút được khách hàng nhưng hầu như công ty chỉ xây dựng chính sách
tín dụng cho khách hàng đều dựa trên ý kiến chủ quan của bản thân những người xây
dựng nó. Hiện nay, công ty cho khách hàng dựa vào số lượng hàng hóa cung cấp. Tuy
nhiên, hình thức này lại không mang lại hiệu quả cho công ty do không có một sở khoa
học nào khi công ty xây dựng nó. Do vậy, việc đang cấp tín dụng đưa ra một chính
sách tín dụng phù hợp với công ty là một điều hết sức quan trọng. Có 2 yếu tố ảnh
hưởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng và
uy tín của khách hàng
Phân tích năng lực tài chính của khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng là khả năng khách hàng hoàn trả các khoản nợ
cho công ty. Phân tích năng lực tài chính là bước hết sức quan trọng để xem xét có nên
54
cấp tín dụng hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại công ty gần
như không quan tâm tới. Một số lưu ý khi phân tích tín dụng cho khách hàng:
Tiểu sử mua hàng của khách hàng và thái độ trả nợ của khách hàng trong
những lần mua hàng trước. Công ty cần có những phần mềm quản lý, lưu trữ lịch
sử mua hàng của khách hàng, từ đó có thể xây dựng được danh sách những khách
hàng thân thiết của công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có tốt không? Có đủ để thanh
toán các khoản nợ khi đến hạn cho công ty hay không?
Dựa vào kết quả trả nợ của khách hàng vào năm 2012 công ty có thể quyết định
chính sách tín dụng cho năm 2013 như sau:
Bảng 3.3. Mức độ hoàn trả nợ của khách hàng
Nhóm khách hàng
Tỷ trọng trong các khoản
phải thu khách hàng
Mức độ hoàn trả nợ
đúng hạn
Các doanh nghiệp mới
cấp tín dụng
20% 17%
Các doanh nghiệp đã cấp
tín dụng từ trước
80% 70%
Tổng 100% 87%
Nguồn: phòng kế toán
Với 3% nhóm khách hàng là các doanh nghiệp mới cung cấp tín dụng lần đầu
không hoàn trả nợ đúng hạn công ty cần ngừng cung cấp tín dụng. Còn 17% còn lại
công ty sẽ xem xét và quyết định cấp tín dụng ở những lần mua hàng tiếp theo dựa trên
thái độ trả nợ của khách hàng đó là đến hạn khách hàng tự giác trả nợ hay công ty phải
liên tục gọi tới nhắc nhở khi đến hạn. Một điều quan trọng nữa là tình hình kinh doanh
của khách hàng có tốt không.
Với nhóm mua hàng là các doanh nghiệp đã được công ty cấp tín dụng từ trước
70% số khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ được công ty tiếp tục cung cấp tín dụng. 10%
khách hàng còn lại công ty cần chú ý đến số ngày mà khách hàng thanh toán muộn.
Nếu là lý do khách quan như vì một số lý do nào đó mà tiền của khách hàng chưa về
nên khách hàng không thể trả đúng hạn và ngay sau khi tiền về khách hàng ngay lập
tức thanh toán cho công ty thì đối với những khách hàng như vậy công ty có thể vẫn
tiếp tục cung cấp tín dụng cho khách hàng.
Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng công ty cần theo dõi sát sao các khoản nợ
chứ không chờ đến hạn thanh toán mới bắt đầu quan tâm tới khoản nợ. Ngoài ra công
ty cần xếp hạng nhóm nợ để có thể có những biện pháp quản lý nợ tốt nhất. Bảng 3.4
dưới đây là bảng xếp hạng nhóm nợ của công ty TNHH Việt Trung trong năm 2012
Thang Long University Library
55
Bảng 3.4. Xếp nhóm nợ tại công ty TNHH Việt Trung năm 2012
Nhóm nợ
Tỷ lệ khoản phải thu so với
doanh số bán chụi (%)
Nhóm 1 87%
Nhóm 2 5%
Nhóm 3 3%
Nhóm 4 3%
Nhóm 5 2%
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 3.4 công ty có thể thấy được mức độ rủi ro của các khoản phải thu khách
hàng của công ty. Với tỷ lệ nợ xếp vào nhóm 1 tương đối cao đã làm giảm rủi ro khi
cung cấp tín dụng cho khách hàng. Với những nhóm nợ quá hạn trên công ty cần có
những biện pháp để có thể thu hồi được công ty cần áp dụng nhiều biện pháp như luôn
luôn thúc giục khách hàng hoàn trả có thể là từng phần nếu khách hàng không có khả
năng hoàn trả được toàn bộ khoản nợ tại một thời điểm. Đặc biệt đối với những khoản
nợ thuộc nhóm 4, nhóm 5 công ty có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật, đồng thời đối
với những khoản nợ quá hạn công ty cần trích lập dự phòng để không gặp phải vấn đề
về tài chính khi mà khách hàng không hoàn trả được nợ.
3.2.2.3. Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một trong những dự trữ quan trọng của công ty để đáp ứng nhu
của khách hàng. Tuy nhiên, dự trữ thế nào cho đủ đang là bài toán khó đối với các
doanh nghiệp nói chung và đối với công ty nói riêng. Việc dữ trữ quá nhiều hàng tồn
kho sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều khoản chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu
quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty chưa sử dụng một phương pháp nào để
xác định lượng hàng cần dự trữ tròn kho mà công ty chỉ xác định dựa vào ý kiến chủ
quan của mình. Như chương 1 đã đề cập, mô hình EOQ để quản lý hàng tồn kho để
mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên áp dụng mô hình này
vào công tác quản lý kho của mình.
Hàng tồn kho của công ty có rất nhiều các vật liệu xây dựng khác nhau, tuy
nhiên sắt xây dựng là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong năm 2012, doanh thu từ việc bán sắt
xây dựng chiếm 50% tổng doanh thu từ việc bán hàng. Với số liệu phòng kế toán của
công ty cung cấp ta có thể áp dụng mô hình EOQ để tính được số lượng sắt dự trữ tối
ưu cho công ty
56
Nhu cầu sắt trong năm 2012 của công ty là 4300 tấn
Chi phí cho một lần đặt hàng 1.000.000 đồng/ 1lần đặt hàng
Chi phí lưu kho của sắt của 1 tấn bằng 3% giá mua là 3.300.000/1 tấn
Nguồn: Phòng kế toán
Từ những số liệu trên ta có thể tính toán được lượng sắt dự trữ tối ưu của công ty
Q
* = 51 tấn
Số lượng dự trữ trong kho của doanh nghiệp năm 2012 có giá trị bằng 70% giá
trị hàng tồn kho của công ty tương ứng với 43 tấn. Như vậy khi áp dụng mô hình EOQ
vào việc quản lý sắt trong công ty ta thấy công ty đã dự trữ kho nhỏ hơn mức dự trữ
kho tối ưu. Điều này làm cho công ty không có khả năng đáp ứng khi nhu cầu của
khách hàng tăng đồng thời chưa tối thiểu hóa các chi phí. Do vậy, trong năm 2013 để
đạt được những hiệu quả tối ưu thì công ty nên áp dụng mô hình EOQ không những
quản lý sắt xây dựng mà còn quản lý các hàng hóa khác của công ty
3.2.3. Một số biện pháp khác
Thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin đã có rất nhiều các phần mềm ứng dụng
cho công tác quản lý trong doanh nghiệp như quản lý khách hàng, quản lý nhân sự,
quản lý bán hàng. Vì vậy, công ty có thể áp dụng các phần mềm công nghệ để nâng
cao hiệu quả quản lý. Từ đó có thể tiết kiệm được chi phí đồng thời tăng hiệu quả kinh
doanh
Nhân tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó góp
phần không nhỏ quyết định tới sự thành công của doanh nghiêp. Vì vậy, đào tạo một
nguồn nhân lực ở các cấp quản lý có trình độ cao đồng thời luôn tạo ra động lực, khích
lệ nhân viên làm việc sẽ tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong
ngành
- Hộ trợ chi phí cho nhân viên tham gia vào các khóa học chuyên sâu về quản lý
để nâng cao trình độ của bản thân
- Khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên bằng các thường xuyên tổng kết
những kết quả đạt được của công ty. Từ đó, khen thưởng những nhân viên có thành
tích suất sắc để nâng cao động lực làm việc và để cho các nhân viên khác phấn đấu
theo.
- Mỗi dịp hè hay lễ tết tổ chức cho nhân viên đi chơi để tăng tình đoàn kết cho
nhân viên trong công ty.
3.3. Một số kiến nghị với nhà nƣớc
Lãi suất đi vay: Hiện nay, khi nền kinh tế còn gặp nhiều những khó khăn. Để
phát triển được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đưa nền kinh tế đi
Thang Long University Library
57
lên, nhà nước cần yêu cầu ngân hàng nhà nước giảm mức lãi suất cho vay để các
doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay cũng như tiếp cận với chi
phí vay một cách hợp lý nhất.
Đưa thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng đóng băng: Xem xét kỹ lại
các dự án đang tạm thời ngừng xây dựng do thiếu vốn, sau đó cấp vốn cho những công
trình mà đánh giá là mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như về xã hội. Để dần đần khôi
phục lại thị trường bất động sản.
Bảo vệ ngành vật liệu xây dựng trong nước: Bằng cách áp dụng các hàng rào kỹ
thuật như tăng thuế, hạn chế nhập khẩu, thậm chí tiến hành kiện các doanh nghiệp
nước ngoài nếu họ bán phá giá vào Việt Nam. Ngoài ra, không cấp vốn cũng như hỗ
trợ cho những công trình sử dụng nguyên vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ nước
ngoài.
Có những chính sách ưu đãi: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, đồng thời giảm
thuế VAT đầu ra cho các sản phẩm vật liệu xây dựng để kích thích cầu tiêu thụ.
58
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động không còn là vấn đề mới của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử
dụng hiệu quả vốn lưu động giúp doanh nghiệp sử dụng nó một cách có hiệu quả, từ
đó nâng cao khả năng vững mạnh về tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có
thể tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có thể cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Qua quá trình được thực tập tại công ty TNHH Việt Trung, em đã tìm hiểu và
biết được những ưu, nhược điểm của công ty trong quá trình sử dụng vốn lưu động tại
công ty. Với kiến thức đã học ở trường cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao được hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty nhằm giúp công ty phát triển vững mạnh trong tương
lai.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như do kiến thức còn chưa sâu và thiếu kinh
nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong nhận được
sự quan tâm và góp ý của các quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Ngô Thị
Quyên cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn kinh tế trường đại học Thăng long và
các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Việt Trung đã giúp đỡ để em có thể hoàn
thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Nương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Bùi Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Hoàng Nam (2006), quản trị tài chính doanh
nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Hải Sản (2005), quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thồng Kê, Hà Nội
3. TS Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê,
Hà Nội.
4. Th.s Ngô Thị Quyên (2012), Slide bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1, đại
học thăng Long
5. Luận văn trường đai học Thăng Long
6. Các website
www.tailieu.vn
www.google.com.vn
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a17166_2803.pdf