Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới

MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình, công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ở thành phố Đồng Hới thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của đô thị ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho KT-XH thành phố không ngừng tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh và cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những tồn đọng và hạn chế như: đầu tư manh mún, dàn trải .dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước. Đồng Hới là một thành phố có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư (VĐT) nói chung và đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết. Về yếu kém trong đầu tư và sử dụng vốn NSNN, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhận định: “Đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, thất thoát nhiều. Lãng phí chi tiêu NSNN còn nghiêm trọng”. Nghị quyết của Đại hội nêu rõ: “Phải xoá bỏ cơ chế “xin cho”, nếu còn cơ chế này thì sẽ phát sinh tiêu cực Đồng thời phải cải cách thủ tục hành chính, phân cấp đầu tư hợp lý. Trong lĩnh vực XDCB phải chấn chỉnh từ khâu dự toán, thiết kế đến thi công”. Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu, cần phải sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể giải quyết triệt để cùng một lúc. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB, tác giả đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới" để làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thuộc NSNN cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những lý luận về sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. - Xây dựng chỉ tiêu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn XDCB thuộc NSNN ở thành phố Đồng Hới. - Chống thất thoát vốn NSNN trong đầu tư XDCB. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XDCB thuộc NSNN ở thành phố Đồng Hới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn của NSNN cho đầu tư XDCB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB, bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NSNN do thành phố Đồng Hới quản lý đầu tư vào xây dựng cơ bản từ năm 2001 đến 2007. - Về không gian Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới. - Về thời gian + Số liệu thứ cấp: đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB từ năm 2001 - 2006. + Số liệu sơ cấp: điều tra các công trình đang xây dựng từ năm 2001 đến 2007 có sử dụng vốn NSNN, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới từ nay đến năm 2015. 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian - Phương pháp điều tra, thu thập sơ cấp từ các đơn vị cơ sở, sử dụng các phép kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN về đầu tư XDCB. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 3.4. Kết cấu luận văn Tên luận văn " Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới" Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về đầu tư XDCB và vai trò vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới thời kỳ 2001 - 2007. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới.

doc134 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội giai đoạn 2006 - 2010 cần khoảng 3.699 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 cần 3.158 tỷ đồng và giai đoạn 2015 - 2020 cần 6.123 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2010 thành phố đạt đô thị loại 2. 4.2. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VĐT - XDCB CỦA NSNN Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN cần phải quán triệt các quan điểm sau: Thứ nhất: kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT. Kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, ở sự thay đổi chi phí sản xuất... Lợi ích xã hội của VĐT, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội khác như mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường... Theo đó lợi ích xã hội của VĐT, ngoài lợi ích kinh tế vừa kể trên còn bao gồm những sự thay đổi về các điều kiện sống và lao động, về môi trường sống, về sử dụng thời gian tự do, về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, về khả năng quốc phòng và đảm bảo an ninh, về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc. Việc phân biệt hai lợi ích này mang tính cân đối và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phân biệt 2 lợi ích này trong nhiều trường hợp khá dễ dàng, nhưng nhiều trường hợp trở nên khó khăn. Mặt khác lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trong nhiều trường hợp có sự tương thích, bổ sung cho nhau, nhưng ở những trường hợp khác lại xung đột với nhau. Khi xem xét hiệu quả sử dụng VĐT XDCB cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội. Trong rất nhiều trường hợp có sự xung đột xảy ra giữa 2 loại lợi ích như vậy, về nguyên tắc lợi ích xã hội theo đó có hiệu quả xã hội được ưu tiên hơn. Thứ hai: kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích để xem xét hiệu quả sử dụng VĐT XDCB. Hệ thống kinh tế được xem là hệ thống có tầng bậc. Theo các quan điểm khác nhau “nó được chia thành 8 tầng, 5 tầng hoặc 3 tầng” [24]. Lý thuyết mục tiêu vạch rõ rằng: “Trên mỗi tầng bậc bất kỳ đang xét đến phải luôn luôn tồn tại các mục tiêu của các tầng bậc khác, những mục tiêu của chính tầng bậc đang xét phải được coi trọng nhất” [24]. Nếu nền kinh tế được chia thành 3 tầng theo quan điểm chính thống của nước hiện nay thì tầng cao nhất là “toàn bộ nền KTQD”. Tầng này ngoài việc coi trọng nhất mục tiêu của mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của 2 tầng còn lại. Mục tiêu của tầng kinh tế “tập thể” cũng vậy trong khi coi trọng nhất mục tiêu của tầng mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của “toàn bộ nền KTQD” và mục tiêu của tầng kinh tế “cá nhân hộ gia đình”. Tương tự tầng kinh tế “cá nhân hộ gia đình” cũng phải quan tâm mục tiêu của 3 tầng, tuy nhiên mục tiêu của nó được coi trọng nhất. Với vai trò con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của hệ thống quản lý mục tiêu cá nhân người lao động được coi là lao động trực tiếp, mạnh mẽ nhất kích thích hoạt động kinh tế đặt hiệu quả cao. Chính vì lẻ đó mà Đảng ta nhấn mạnh kết hợp chặt chẽ 3 lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân người lao động là lao động trực tiếp. Thứ ba: hiệu quả sử dụng VĐT cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng VĐT. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư là những giai đoạn chí phí về VĐT rất lớn nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu lợi ích từ các dự án, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT của 2 giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự toán..., nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư XDCB đảm bảo thời gian thi công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB. Trong giai đoạn đưa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án được thực hiện các lợi ích KT - XH từ dự án được thu nhận những chi phí chủ yếu là chi phí vận hành. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý lao động, quản lý tài chính, quản lý tiêu thụ sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao, vốn sản xuất được tiết kiệm, sản phẩm tiêu thụ nhanh, giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VĐT. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả VĐT cần phải được xem xét toàn diện cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Thứ tư: đặc biệt coi trọng yếu tố con người khi xem xét đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB. Nhận thức đúng vị trí con người có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT. Xét về hệ thống con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhưng lại là khách thể có nhận thức (khác với các khách thể khác như: nhà xưởng, mày móc...) nên phản ứng của con người sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lường trước được. Điều này đòi hỏi các chính sách nhất nhất là chính sách về kinh tế phải quan tâm đúng mức đến con người lao động, đồng thời cũng có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con người. Xét về hệ thống sản xuất, con người vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của hệ thống này. Mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện chỉ ra rằng việc nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đến lượt nó chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất. Chính vì vậy mà khi xây dựng mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001 - 2005, Đảng ta chú trọng đặc biệt yếu tố con người. Việc chú trọng yếu tố con người thể hiện ở việc chú ý đầu tư cải thiện mức sống của nhân dân: đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở, môi trường sống và làm việc, chăm sóc y tế, đầu tư cho các chương trình xoá đói, giảm nghèo... Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức các lợi thế về như: lao động nhiều, tiền công rẻ chỉ là tạm thời và mất đi rất nhanh. Cho nên đầu tư cho người là đầu tư cho trí tuệ thông qua đầu tư cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Thứ năm: kết hợp nội lực và ngoại lực khi xem xét hiệu quả Trong bối cảnh hiện nay khi xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ thì kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có ý nghĩa hết sức quan trọng để sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, sự kết hợp đó được thể hiện ở chỗ: Huy động triệt để các nguồn lực trong nước, tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực ngoài nước. Để thực hiện phương châm nói trên trước hết phải tạo lập môi trường đầu tư phù hợp đủ sức hấp dẫn khuyến khích mạnh dạn đầu tư trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư cho một nền kinh tế phát triển hướng ngoại, theo đó hướng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đầu tư đúng mức vào giáo dục và đào tạo... Đó là điều kiện để một mặt đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, xuất khẩu vốn và xuất khẩu lao động, mặt khác, có thể tiếp cận tốt nhất về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Thực hiện tốt sự kết hợp nói trên cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế là yếu tố rất quan trọng trong sử dụng VĐT. 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 4.3.1. Về quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra - Đẩy mạnh công tác lập, rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng các quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược và đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH. - Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2020, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500; hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các phường, xã và quy hoạch ngành. Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện theo quy định. 4.3.2. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt - Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thành phố như: bố trí vốn đầu tư phù hợp cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong XDCB. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành. - Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các ngành, vùng.. hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Trước hết là trong công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phát huy xã hội hoá đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích thực hiện xã hội hoá đầu tư xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN. Có giải pháp xử lý, hạn chế tình trạng các dự án không thực hiện đúng cam kết huy động các nguồn vốn khác, chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Không bố trí công trình xây dựng mới đối với những dự án trên địa bàn xã, phường, vượt quá tổng mức dư nợ cho phép. 4.3.3. Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tư. Quản lý chặt chẽ về quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình, quy phạm, đơn giá, chế độ chi theo quy định, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình. - Tổ chức tốt công tác đấu thầu, tăng nhanh tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tư vấn, thi công và giám sát. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu, nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng nhận thầu nhưng triển khai không hiệu quả hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực thi công xây dựng công trình; chỉ định thầu không đúng quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu. - Kiện toàn, sắp xếp lại, đào tạo, tăng cường trang bị nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế hoạt động từ đơn vị hành chính sự nghiệp sang đơn vị tự chủ hạch toán đối với các Ban Quản lý dự án; đảm bảo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý theo quy định của pháp luật xây dựng. - Xây dựng cơ chế tiết kiệm (mức giảm giá) đối với các công trình, dự án được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu theo quy định; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương làm cơ sở cho việc lập dự toán, quyết toán công trình xây dựng. - Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, việc chấp hành quy trình, quy phạm, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. 4.3.4. Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công - Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; xây dựng áp dụng quy chế tuyển chọn cơ quan tư vấn thẩm định dự án trên cơ sở cạnh tranh rộng rãi, chú trọng sử dụng tư vấn quốc tế đối với các công trình trọng điểm. - Tăng cường thẩm định về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát. Xác định rõ trách nhiệm của chủ quản đầu tư, chủ dự án, tư vấn thiết kế; thẩm định dự án; cá nhân, đơn vị tổ chức thi công. - Rà soát các tổ chức tư vấn về năng lực chuyên môn và tư cách chủ thể, sắp xếp chuyển sang hoạt động độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về thiết kế và chất lượng công tác tư vấn. Kiên quyết thu hồi đăng ký hành nghề của các đơn vị không đảm bảo năng lực, trình độ. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch để thu hút tạo điều kiện huy động các đơn vị tư vấn có trình độ cao vào hoạt động tại thành phố Đồng Hới. - Đăng tải các thông tin cụ thể về các đơn vị tư vấn, năng lực thiết bị kỹ thuật và quản lý của các đơn vị thi công trên các phương tiện thông tin của thành phố, nhất là trên trang thông tin điện tử của thành phố. - Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án. Lựa chọn giám đốc điều hành dự án là người có đủ điều kiện về năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo qui định. 4.3.5. Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản - Cải cách hành chính, nghiêm túc thực hiện quy chế “Một cửa” liên thông, hiện đại, theo hướng đi vào thực chất nhằm chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác đầu tư. - Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo hướng “liên thông”, rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. 4.3.6. Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng cơ bản - Công khai, minh bạch hoá quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch VĐT (vốn kế hoạch tập trung, vốn sự nghiệp), danh mục dự án công trình đầu tư; thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. - Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư để cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị. - Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB. 4.3.7. Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản - Nghiêm túc thực hiện các quy định của luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đến quyết toán ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư các dự án, công trình bằng nguồn vốn ngân sách, nhằm ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong việc thi công xây dựng, nhất là những công trình trọng điểm, công trình lớn để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư. Phối kết hợp công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí bảo đảm đạt hiệu quả cao. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, lãng phí. - Các ngành, địa phương, đơn vị, chủ đầu tư phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư XDCB đối với dự án, công trình do ngành, địa phương, đơn vị thực hiện. - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai minh bạch về địa điểm, nguồn vốn, thời gian, đơn vị xây dựng; phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công chức, các đoàn thể xã hội trong việc giám sát công tác XDCB. - Tăng cường giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân để phát hiện tham nhũng, lãng phí. Các tổ chức, đơn vị bố trí hòm thư tố giác tham nhũng, lãng phí ở đơn vị mình; khi có đơn thư tố giác cần tổ chức kiểm tra, thanh tra, điều tra, kết luận kịp thời và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. 4.3.8. Chú trọng công tác đào tạo Theo các Nghị định mới của Chính phủ về XDCB, hiện nay các dự án thuộc xã, phường giao cho các xã, phường làm chủ đầu tư nên hiệu quả đưa lại rất thấp. Theo như kết quả điều tra, giải pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tư chiếm tỷ trọng khá cao 28 %. Có thể khẳng định rằng trình độ quản lý và kiến thức về xây dựng không có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng vốn, thuê tư vấn cũng như giám sát công trình. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư phân cấp về cho xã, phường trình độ hiểu biết về xây dựng, về đấu thầu hạn chế. Vì vậy, cần có những lớp học nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư là vấn đề rất cần thiết. Nắm rõ được Luật và kiến thức về quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XDCB trên địa bàn. 4.3.9. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư - Công tác đền bù GPMB phải hoàn thành mới được phép triển khai dự án, tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ. Trước khi tiến hành đền bù phải tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của người bị ảnh hưởng đồng ý phương án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện. - Áp dụng cơ chế đền bù lấy của người được lợi thế mới đền bù cho người bị ảnh hưởng (đặc biệt trong đền bù xây dựng giao thông đô thị). Nếu làm tốt việc này thì không những dự án đỡ tốn chi phí đền bù mà nhà nước còn được khoản chênh lệch đáng kể (chênh lệch giữa người được hưởng lợi do có lợi thế so sánh mới với người bị ảnh hưởng). - Thành phố cần tập trung chỉ đạo sát sao, kiên quyết với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là Ban giải phóng mặt bằng tái định cư thuộc UBND thành phố. Không cho thực hiện những dự án mà phương án GPMB di dân không khả thi. - Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm để từ đó áp dụng cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hưởng tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng VĐT cho dự án. - Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN VĐT XDCB là yếu tố tiền đề vật chất quan trọng, đóng vai trò quyết định để tiến hành hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với thành phố Đồng Hới và còn đối với tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. Thành phố Đồng Hới là trung tâm của tỉnh Quảng Bình, có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn phá. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển KT - XH của thành phố. Tuy nhiên, trong những năm qua đặc biệt khi Đồng Hới được công nhận là thành phố loại 3, thành phố Đồng Hới như trở mình thức giấc, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ xây dựng trên địa bàn ngày càng nhiều, nhiều dự án đầu tư của tỉnh trong thời gian qua là đầu tư đúng hướng đã và đang phát huy hiệu quả, làm cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới còn nhiều yếu kém, VĐT XDCB thuộc NSNN còn bị thất thoát và lãng phí nhiều, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nhiều dự án không đúng hướng nên khi dự án đưa vào khai thác không phát huy hiệu quả. Việc rút ra những nguyên nhân của những thành công và những yếu kém kết hợp với kinh nghiệm quản lý VĐT XDCB của các tỉnh và một số nước là hết sức quan trọng giúp tác giả đề xuất những giải pháp sát với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB thuộc NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2006 - 2015. Luận văn nghiên cứu những vấn đề phức tạp và cấp bách nhất hiện nay và là mối quan tâm của các cấp, các ngành. Trong khả năng của tác giả còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả đề tài kính mong và cảm ơn sự tham gia góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và độc giả để luận văn được hoàn thiện. 2. KIẾN NGHỊ - Về phía nhà nước - Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tư XDCB là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó. - Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp. - Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. - Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB. - Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản. - Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật. - Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng luật Ngân sách, cụ thể là hai dòng Ngân sách đầu tư XDCB và chi thường xuyên cần được quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước chi cho XDCB. - Về phía địa phương - Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho thành phố làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, phường để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng. - UBND tỉnh sớm có quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án. - Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án. - Giao sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình… - Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và đề xuất dự án đầu tư hạ tầng nông nghiệp nông thôn. - UBND tỉnh giao cho sở Xây dựng, sở Tài chính phối hợp các ban ngành liên quan xây dựng đơn giá XDCB trên địa bàn tỉnh sớm để áp dụng cho từng quý. - Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các công ty tư vấn hiện đang trực thuộc các sở, ngành nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các công ty tư vấn và tránh hiện tượng vừa quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 2/2/2005, Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ quản lý sử dụng vốn ĐT-XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. BQLDA Đầu tư & xây dựng (2001-2007), UBND thành phố Đồng Hới, Báo cáo hoạt động ĐT - XDCB Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NxB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Cục Thống kê (2001-2007), Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình Bùi Mạnh Cường. ĐT-XDCB Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam Hồ Sỹ Chi (1986), Các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Đầu tư. Luận án PTS kinh tế.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chính phủ (2005), Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình Chính phủ (2005), Nghị định 112/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của NĐ16/2005NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình Chính phủ (2006), Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng Nguyễn Quang Dong (2003), Bài giảng Kinh tế lượng. NXB Thống kê Quản lý dự án công trình xây dựng (2007), NxB Lao động & Xã hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế đầu tư . NxB Giáo dục, Hà nội Phòng Thống kê UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Niên giám Thống kê thành phố Đồng Hới Phòng Kế hoạch -Tài chính UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Báo cáo kế hoạch phân bổ vốn ĐT-XDCB Phòng Kế hoạch -Tài chính UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Báo cáo tình hình thu chi ngân sách Phòng Kế hoạch -Tài chính UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Báo cáo tình hình thanh quyết toán vốn ĐT-XDCB Phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Báo cáo tình hình quản lý, thẩm định, phê duyệt dự án ĐT-XDCB. Phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Đồng Hới (2005-2006-2007), Báo cáo số liệu xây dựng trên địa bàn do phòng quản lý đô thị thẩm định KT-KT, TKKT, TKBVTC, TDT . Quốc hội, Luật Đấu thầu, Số 61/2005/QH61 ngày 29/11/2005. Quốc hội, Luật Xây dựng, Số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003. Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước, Số 01/2002/QH ngày 16/12/2002. Hoàng Hữu Hoà (chủ biên), Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế. Hội đồng bộ trưởng (1990), Sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo Nghị định 232/CP. Lê Bộ Lĩnh (1997), Asean trong nền kinh tế thế giới, Những vấn đề kinh tế thế giới . Phạm Quang Long (2007), Một số giải pháp hoàn thiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Huế. Dương Thị Bình Minh (2005), Bài giảng Tài chính công. NxB Tài chính. Karl Marx, Tư bản (1963), Nxb Sự thật, Hà Nội. Phân tích kinh tế dự án đầu tư (2007), NxB Tài chính. Lập dự án đầu tư (2005), NxB Thống kê. Hồ Đăng Thức, Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu.Viện Toán học. Lê Minh Thông (2002), Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư – xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Học viện tài chính. UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Dự án VS-MT thành phố Đồng Hới. UBND thành phố Đồng Hới (2001-2007), Kế hoạch phát triển KT-XH T.P Đồng Hới. UBND thành phố Đồng Hới, Quy hoạch phát triển KT-XH T.P Đồng Hới 2001-2010 định hướng đến 2020. UBND thành phố Đồng Hới, Quy hoạch chung thành phố Đồng Hới đến năm 2020. UBND thành phố Đồng Hới, Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Trần Văn Sơn (2006), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương (Lấy ví dụ ở Nghệ An), Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân. UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Kế hoạch & Đầu tư (2003), đề tài “Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Quảng Bình, (Chủ nhiệm) Mai Văn Nhị . Website: Trung tâm thông tin KT-CT-XH tỉnh Quảng Bình; thành phố Đồng Hới. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phiếu số:....... Những điều ghi trên phiếu sẽ được giữ kín PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước Đầu tiên cho phép tôi được gửi lời chào trân trọng nhất đến Ông/ Bà ! Tôi tên là Trương Quang Tứ - là sinh viên của trường Đại học Kinh Tế Huế. Nhằm phục vụ cho khoá học của mình, hiện tôi đang nghiên cứu đề tài "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản địa ở thành phố Đồng Hới". Với tư cách là người hiểu biết, có kiến thức và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, những ý kiến và sự giúp đỡ của Ông/ Bà thông qua phiếu điều tra này là nền tảng giúp chúng tôi có thể tiến hành được nghiên cứu của mình. Chúng tôi xin cam kết với ông/bà rằng: tất cả những thông tin thu được từ phiếu điều tra sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, không sử dụng cho mục đích khác, chỉ dùng làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình. I. MỘT VÀI THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN …………………………………………………………………… 1.1. Giới tính: Nam Nữ: 1.2. Tuổi:........................................ 1.3. Trình độ văn hoá: ......................................................................................... 1.4. Trình độ chuyên môn: Công nhân kỹ thuật lành nghề ; Trung cấp Đại học ; Trên đại học ; 1.5. Đơn vị công tác:…………………………………………………………… 1.6. Chức vụ:…………………………………………………………………….. 1.7. Xin ông (bà) cho biết tên MỘT công trình xây dựng mà ông/bà đã làm Công trình :………………………………………………………………….............. Câu1. Xin ông/bà cho biết chi tiết thêm về công trình mà ông/bà vừa đề cập đến (xin vui lòng nhắc lại tên công trình:……………………………………………) 1. (i) Chủ đầu tư: /(ii) cấp phê duyệt 2. Nguồn vốn: 3. (i)Giá trị dự toán duyệt /(ii)Giá trúng thầu Trong đó: (iii)- Chuẩn bị đầu tư (iv) - Xây lắp (v) - Thiết bị (vi) -Quản lý dự án/chi phí khác 4. Giá quyết toán: (i) - Tổng giá trị: (ii) - Chuẩn bị đầu tư (iii) - Xây lắp (iv) - Thiết bị (v) - XDCB khác (vi) Giá trị có chênh lệch với dự toán ( nếu có) ?......................................... (vii) Xin cho biết lý do:................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 5. Thời gian thi công theo hợp đồng: /ngày 6. Thời gian hoàn thành: /ngày 7. Trường hợp đặc biệt: (i) - Công trình không hoàn thành Có Không (ii) Nếu CÓ, xin ông/bà cho biết nguyên nhân: ................................................................................................................................. ............................................................................................................................... (iii) - Công trình hoàn thành nhưng không sử dụng Có Không (iv) Nếu CÓ xin ông/bà cho biết nguyên nhân:………................................ ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TRÌNH XDCB ÔNG/ BÀ ĐÃ LÀM: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI Câu hỏi 1: Xin ông/bà vui lòng đánh dấu √ vào ô mà ông/bà cho là phù hợp nhất ở bảng dưới đây Thang điểm được cho từ 1 đến 5, trong đó: - 1 là điểm số thấp nhất nếu ông/bà hoàn toàn không đồng tình với vấn đề được đưa ra, - 5 là điểm số cao nhất nếu ông bà hoàn toàn đồng tình với vấn đề được đưa ra. Các vấn để chủ yếu Xin hãy đánh dấu √ vào ô mà ông/bà lựa chọn 1 5 1. Vốn cho công trình được đáp ứng kịp thời 1 5 2.Việc lập dự án cho các công trình luôn được thực hiện 1 5 3. Phê duyệt dự án đúng theo quy định và nhanh chóng 1 5 4. Chất lượng thiết kế kiến trúc được đảm bảo 1 5 5. Chất lượng thiết kế kỹ thuật được đảm bảo 1 5 6. Chất lượng thẩm định thiết kế kỹ thuật được đảm bảo 1 5 7. Chất lượng thẩm định dự toán được đảm bảo 1 5 8. Chất lượng hồ sơ mời thấu được đảm bảo 1 5 9. Quy trình chọn thầu công bằng 1 5 10. Ký kết hợp đồng đúng quy định 1 5 11. Thời gian thi công được đảm bảo 1 5 12. Chất lượng xây dựng công trình được đảm bảo 1 5 13. Chất lượng giám sát được đảm bảo 1 5 14. Trích tiền bảo hành đúng quy định 1 5 15. Sửa chữa trong thời gian bảo hành nhiều 1 5 16. Sửa chữa sau bảo hành nhiều 1 5 17. Công trình được đưa vào sử dụng đúng tiến độ 1 5 18. Công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng 1 5 19. Có nhiều (ít) hạng mục không sử dụng 1 5 20. Thanh toán công trình luôn kịp thời 1 5 21. Quyết toán công trình đúng quy định : Có Không Nếu Không, tại sao?................................................................................................................... 22. Quyết định/kết luật của kiểm toán/xuất toán nhiều(ít) Nhiều ít Nếu Ít, tại sao ?.................................................................................................................. 23. Nhiều(ít) khó khăn/trở ngại đối với bên B và bên A trong thực hiện sử dụng vốn NSNN trong XDCB Nhiều ít Nếu Nhiều, tại sao ?.................................................................................................................. Câu hỏi 2: Xin ông/bà vui lòng đánh dấu √ vào ô mà ông/bà cho là phù hợp nhất ở bảng dưới đây Thang điểm được cho từ 1 dến 5, trong đó: - 1 là điểm số thấp nhất nếu ông/bà hoàn toàn không đồng tình với vấn đề được đưa ra - 2 là điểm số ít đồng tình - 3 là điểm số bình thường - 4 là điểm số đồng tình - 5 là điểm số cao nhất nếu ông bà hoàn toàn đồng tình với vấn đề được đưa ra. Các vấn để chủ yếu Xin hãy đánh dấu √ vào ô mà ông/bà lựa chọn I. Công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra 1. Chất lượng công tác quy hoạch được đảm bảo 1 2 3 4 5 2. Chất lượng công tác GPMB được đảm bảo 1 2 3 4 5 3. Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB hàng năm luôn được thực hiện 1 2 3 4 5 4. Công tác lập dự án XDCB được thực hiện đúng theo quy định 1 2 3 4 5 5. Công tác thẩm định dự án đúng theo quy định 1 2 3 4 5 6. Việc phê duyệt thiết kế và dự toán trong công tác XDCB được thực hiện đúng theo quy định 1 2 3 4 5 7. Công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư XDCB đảm bảo đúng quy định 1 2 3 4 5 8. Công tác đấu thầu XDCB của cơ quan ông/bà đã và đang thực hiện đúng quy định 1 2 3 4 5 II. Các chính sách kinh tế 1. Các chính sách khuyến khích đầu tư XDCB được thực hiện tốt 1 2 3 4 5 2. Sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật rất cao 1 2 3 4 5 3. Tính phù hợp của các chính sách chế độ trong XDCB sát với thực tiễn 1 2 3 4 5 4. Chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến đầu tư XDCB 1 2 3 4 5 4. Công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện việc XDCB của cơ quan Nhà nước đảm bảo công bằng 1 2 3 4 5 5. Công tác chỉ định thầu của công trình được thực hiện đúng quy định 1 2 3 4 5 6. Phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB sát với thực tiễn 1 2 3 4 5 III. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 1. Định mức vốn đầu tư XDCB sát với thực tế 1 2 3 4 5 2. Việc thực hiện đơn giá được đảm bảo 1 2 3 4 5 3. Công tác nghiệm thu, giám sát đúng theo quy định 1 2 3 4 5 4. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư đúng theo quy định 1 2 3 4 5 IV. Các công trình đầu tư XDCB được khai thác một cách hiệu quả 1 2 3 4 5 Câu hỏi 3. Theo ông/bà để có được (công tác lập dự án sử dụng/công tác thẩm định...) nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước có gặp tồn tại, vướng mắc nào không? Có Không Nếu Có, những vướng mắc/tồn tại nào theo ông/bà cần được tháo gỡ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu hỏi 4. Theo ông, bà cần có những giải pháp nào để quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả và ít bị thất thoát. Giải pháp 1 …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… Giải pháp 2 …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… Giải pháp 3 …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… Giải pháp 4 …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… Giải pháp 5 …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… III. Xin ông/bà có một vài nhận xét về tình hình sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện nay đã đạt hiệu quả chưa? Về mặt kinh tế:………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về mặt xã hội:………………………………………………………………...... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Về mặt môi trường:…………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Thành phố cần phải làm gì để có thể xúc tiến đầu tư được tốt hơn trong thời kỳ hội nhập ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cám ơn sự hợp tác của quí ông/bà ! Xin trân trọng kính chào ! PHỤ LỤC 2 I. Kết quả chạy mục 1 câu 1, kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test m2c1_1 m2c1_2 m2c1_3 m2c1_4 m2c1_5 m2c1_6 m2c1_7 m2c1_8 m2c1_9 m2c1_10 m2c1_11 m2c1_12 m2c1_13 m2c1_14 m2c1_15 N 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 Normal Parameters Mean 3.5600 4.7600 4.6000 4.6800 4.9200 4.3600 4.8400 4.6800 4.9200 4.3600 4.6000 4.6000 4.6000 4.3600 3.0800 Std. Deviation 1.9395 .9596 1.2122 1.0962 .5657 1.4813 .7918 1.0962 .5657 1.4813 1.2122 1.2122 1.2122 1.4813 2.0187 Most Extreme Differences Absolute .411 .539 .529 .535 .536 .507 .540 .535 .536 .507 .529 .529 .529 .507 .349 Positive .267 .401 .371 .385 .444 .333 .420 .385 .444 .333 .371 .371 .371 .333 .329 Negative -.411 -.539 -.529 -.535 -.536 -.507 -.540 -.535 -.536 -.507 -.529 -.529 -.529 -.507 -.349 Kolmogorov-Smirnov Z 2.907 3.810 3.743 3.782 3.792 3.586 3.819 3.782 3.792 3.586 3.743 3.743 3.743 3.586 2.469 Asymp. Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 m2c1_16 m2c1_17 m2c1_18 m2c1_19 m2c1_20 N 50 50 50 50 50 Normal Parameters Mean 2.8400 4.7600 4.9200 3.4800 3.6400 Std. Deviation 2.0138 .9596 .5657 1.9613 1.9141 Most Extreme Differences Absolute .360 .539 .536 .401 .421 Positive .360 .401 .444 .277 .256 Negative -.318 -.539 -.536 -.401 -.421 Kolmogorov-Smirnov Z 2.542 3.810 3.792 2.834 2.979 Asymp. Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 a Test distribution is Normal. b Calculated from data. II. Kết quả chạy mục 1 câu 1, kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test m2c2_1 m2c2_2 m2c2_3 m2c2_4 m2c2_5 m2c2_6 m2c2_7 m2c2_8 m2c2_9 m2c2_10 m2c2_11 m2c2_12 N 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 Normal Parameters Mean 4.1800 3.6600 3.6400 4.3400 4.5200 4.5400 4.3200 4.4800 3.6000 4.1000 3.9200 3.7000 Std. Deviation .8003 1.1537 .9424 .8478 .6773 .5425 .6833 .6465 .8330 .8631 .6952 .8631 Most Extreme Differences Absolute .247 .177 .249 .282 .361 .362 .260 .349 .284 .251 .306 .256 Positive .189 .156 .191 .218 .239 .280 .260 .211 .216 .179 .274 .204 Negative -.247 -.177 -.249 -.282 -.361 -.362 -.260 -.349 -.284 -.251 -.306 -.256 Kolmogorov-Smirnov Z 1.748 1.254 1.759 1.993 2.551 2.558 1.840 2.471 2.011 1.778 2.162 1.810 Asymp. Sig. (2-tailed) .004 .086 .004 .001 .000 .000 .002 .000 .001 .004 .000 .003 m2c2_13 m2c2_14 m2c2_15 m2c2_16 m2c2_17 m2c2_18 m2c2_19 m2c2_20 N 50 50 50 50 50 50 50 50 Normal Parameters Mean 4.2400 4.2200 4.1200 3.7400 3.9800 4.1600 4.0800 4.3400 Std. Deviation .6247 .7365 .7461 .6642 .8449 .8172 .7516 .6884 Most Extreme Differences Absolute .310 .243 .256 .312 .289 .248 .318 .291 Positive .310 .237 .244 .248 .231 .178 .282 .229 Negative -.250 -.243 -.256 -.312 -.289 -.248 -.318 -.291 Kolmogorov-Smirnov Z 2.189 1.715 1.811 2.208 2.047 1.754 2.246 2.059 Asymp. Sig. (2-tailed) .000 .006 .003 .000 .000 .004 .000 .000 a Test distribution is Normal. b Calculated from data III. Kết quả chạy phần giải pháp Descriptive Statistics N Mean Std. Deviation Minimum Maximum Percentiles 25th 50th (Median) 75th giai phong 50 .3000 .4629 .00 1.00 .0000 .0000 1.0000 Dinh muc 50 .1400 .3505 .00 1.00 .0000 .0000 .0000 quy hoach 50 .1600 .3703 .00 1.00 .0000 .0000 .0000 van ban 50 .1200 .3283 .00 1.00 .0000 .0000 .0000 nang luc 50 .2800 .4536 .00 1.00 .0000 .0000 1.0000 giai phong Observed N Expected N Residual .00 35 25.0 10.0 1.00 15 25.0 -10.0 Total 50 quy hoach Observed N Expected N Residual .00 42 25.0 17.0 1.00 8 25.0 -17.0 Total 50 van ban Observed N Expected N Residual .00 44 25.0 19.0 1.00 6 25.0 -19.0 Total 50 nang luc Observed N Expected N Residual .00 36 25.0 11.0 1.00 14 25.0 -11.0 Total 50 Dinh muc Observed N Expected N Residual .00 43 25.0 18.0 1.00 7 25.0 -18.0 Total 50 Test Statistics giai phong Dinh muc quy hoach van ban nang luc Chi-Square 8.000 25.920 23.120 28.880 9.680 df 1 1 1 1 1 Asymp. Sig. .005 .000 .000 .000 .002 a 0 cells (.0%) have expected frequencies less than 5. The minimum expected cell frequency is 25.0. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trương Quang Tứ, xin cam đoan rằng:       - Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.       - Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.  Tác giả luận văn Trương Quang Tứ LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.        Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy (cô) giáo, và các cán bộ công chức Trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo - Tiến sĩ Hoàng Văn Liêm, Trường Đại học Kinh tế Huế là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo UBND thành phố Đồng Hới, các đồng nghiệp, các sở - ban - ngành, các Ban quản lý dự án, đơn vị thi công trong lĩnh vực XDCB trên địa bàn thành phố đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để có đủ thời gian và hoàn thành khoá học, thực hiện thành công luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn !        Xin chân thành cám ơn !         Trương Quang Tứ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NGHĨA BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án BOT Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao BTO Xây dựng - Chuyển giao - Khai thác BT Xây dựng - Chuyển giao CQĐT Cơ quan đầu tư CNH - HDH Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa CN Công nhân CBKT Cán bộ kỹ thuật CN - XD Công nghiệp - Xây dựng DNNN Doanh ngiệp nhà nước ĐTPT Đầu tư phát triển ĐT XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KKĐT Khuyến khích đầu tư KTQD Kinh tế quốc dân KT - XH Kinh tế - Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương NGO Tổ chức phi chính phủ NTXL Nhà thầu xây lắp NTTKDT Nhà thầu thiết kế dự toán NTTC Nhà thầu thi công ODA Nguồn vốn hổ trợ chính thức QLDA Quản lý dự án QSDĐ Quyền sử dụng đất TKKT Thiết kế kỹ thuật TDT Tổng dự toán TVBQLDA Tư vấn ban quản lý dự án TVGS Tư vấn giám sát TVTK Tư vấn thiết kế TVDA Tư vấn dự án TSCĐ Tài sản cố định UBND Uỷ ban nhân dân UBMTTQVN Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới 49 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn ĐT XDCB giai đoạn 2000 - 2005 54 Sơ đồ 1.1. Trình tự trong hoạt động đầu tư 12 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới 55 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 36 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 42 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt iii Danh mục các bảng biểu v Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vi Danh mục các hình ảnh vi Mục lục vii PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản 4 1.1.2. Vai trò, đặc điểm và nội dung của đầu tư XDCB 5 1.1.2.1. Vai trò của đầu tư XDCB 5 1.1.2.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB 7 1.1.2.3. Các bước của quá trình đầu tư XDCB 11 1.1.3. Chức năng của đầu tư xây dựng cơ bản 15 1.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn NSNN vào đầu tư XDCB 17 1.1.4.1. Vốn NSNN 17 1.1.4.2. Khái niệm hiệu quả VĐT XDCB 19 1.1.4.3. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả VĐT xây dựng cơ bản 20 1.1.4.4. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT XDCB 21 1.1.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách vào đầu tư XDCB 27 1.2. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÓ HIỆU QUẢ 31 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 31 1.2.2. Kinh nghiệm một số nước khác 32 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Đồng Hới 36 2.1.1.1. Vị trí địa lý 36 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo 37 2.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt 38 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 38 2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 40 2.1.2.1. Nguồn lao động, dân số và thu nhập 40 2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất. 41 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng thành phố Đồng Hới 43 2.1.2.4. Về sản xuất kinh doanh của thành phố Đồng Hới 47 2.1.2.5. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố 53 2.1.2.6. Đặc điểm cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố 53 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 56 2.1.3.1. Thuận lợi 56 2.1.3.2. Khó khăn 57 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57 2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 57 2.2.2. Các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu 57 2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 58 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 59 3.1. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2000 - 2006 59 3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN thành phố Đồng Hới giai đoạn 2001 - 2006 60 3.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Đồng Hới từ năm 2001 - 2006 60 3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Đồng Hới 61 3.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới 62 3.3.1.1. Thông tin chung về người được và các đơn vị phỏng vấn 63 3.3.1.2. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của các biến phân tích 65 3.3.2. Những nguyên nhân thành công trong việc sử dụng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới 77 3.3.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong việc sử dụng VĐT XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới 79 3.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 92 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 93 4.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 2001 - 2005 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015 - 2020 93 4.1.1. Mục tiêu tổng quát 93 4.1.2. Các mục tiêu cụ thể 95 4.2. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VĐT - XDCB CỦA NSNN 97 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 100 4.3.1. Về quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch đề ra 100 4.3.2. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phù hợp với quy hoạch được duyệt 101 4.3.3. Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình 102 4.3.4. Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công 102 4.3.5. Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản 103 4.3.6. Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng cơ bản 103 4.3.7. Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 104 4.3.8. Chú trọng công tác đào tạo 105 4.3.9. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư 105 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107 1. KẾT LUẬN 107 2. KIẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới.doc
Luận văn liên quan