Đề tài Nâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

MỤC LỤC I.Tổng quan về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam2 1.Khái niệm bảo hiểm nhân thọ. 2 2.Sự hình thành và phát triễn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam2 3.Triển vọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam4 4.Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam5 II.Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. 7 1.Khái niệm về cạnh tranh. 7 2.Các hình thức cạnh tranh. 7 3.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 8 III.Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ việt nam.9 1.Nâng cao năng lực tài chính. 9 2.Đa dạng hóa sản phẩm10 3.Cải tiến công nghệ quản lý. 12 4.Ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng. 13 5.Chú trọng phát triển thương hiệu. 13 6.Chú trọng phát triển nguồn nhân lực. 14 7.Đa dạng hóa kênh phân phối15 IV.Kết luận.16 V.Tài liệu tham khảo. 17 I. Tổng quan về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ Nói đến bảo hiểm nhân thọ, thông thường người ta hiểu đó là các hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân. Thực tế, bảo hiểm nhân thọ còn được biết đến như là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp thông qua các loại hình bảo hiểm phổ biến như bảo hiểm cho người chủ chốt, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm cho người lao động. Một doanh nghiệp dù lớn hay chỉ là cơ sở kinh doanh đều phải đối mặt với những vấn đề nhất định. Dưới đây sẽ đề cập đến việc sử dụng bảo hiểm nhân thọ như là giải pháp cho một số vấn đề đó. Chủ một cửa hàng dành cả cuộc đời để tạo dựng, tái đầu tư phần lớn lợi nhuận và đi vay một khoản tiền từ ngân hàng để đầu tư cho cho công việc kinh doanh. Mọi công sức của anh ta có thể vô nghĩa nếu việc kinh doanh đó chẳng có giá trị đối với người nhà anh ta. Tài năng kinh doanh của anh ta giúp phát triển cửa hàng nhưng vợ và con anh ta khó có thể duy trì được cửa hàng nếu chẳng may anh qua đời. Bảo hiểm nhân thọ giúp cho những người thừa hưởng nhận được những thành quả từ lao động của anh ta. Hai người trẻ tuổi mở một cửa hàng bán thuốc và đã phát triển nó thành công nhờ sự hợp tác ăn ý. Một người bị qua đời đột ngột và người kia làm việc cùng người vợ được thừa kế. Do đó anh ta phải làm hầu hết mọi việc nhưng chỉ nhận được một nửa thành quả do mình làm ra. Khi đó một thoả thuận mua-bán của bảo hiểm nhân thọ theo giá trị của công việc kinh doanh sẽ giúp giải quyết tình trạng khó xử này. Một công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có thể rơi vào tình trạng như trên, điều khác duy nhất là không có một giải pháp pháp lý cho trường hợp tử vong của một cổ đông đối tác. Một lần nữa, thoả thuận mua lại cổ phần theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể giải quyết vấn đề này 2. Sự hình thành và phát triễn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007; lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân thọ của người dân Việt Nam. Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG – nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý sau: Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của toàn thị trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng (bằng 0,61% GDP) và năm 2007 ước đạt 1.815 tỷ đồng (bằng 0,16 % GDP). Xin lưu ý, trong giai đoạn từ 2004 đến 2006, thị trường bước vào giai đoạn suy giảm và đã có dấu hiệu hồi phục từ năm 2007. Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2007 đạt 9.485 tỷ đồng (bằng 2,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007: 3.834 nghìn hợp đồng chính (bằng khoảng 4,5% dân số).

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỀ: Môn : NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM GVHD : Thầy TRẦN NGUYÊN ĐÁN Lớp : TC1-K13-VB2 Nhóm : 103 TP.HCM – 2011 MỤC LỤC Tổng quan về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Khái niệm bảo hiểm nhân thọ Nói đến bảo hiểm nhân thọ, thông thường người ta hiểu đó là các hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân. Thực tế, bảo hiểm nhân thọ còn được biết đến như là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp thông qua các loại hình bảo hiểm phổ biến như bảo hiểm cho người chủ chốt, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm cho người lao động. Một doanh nghiệp dù lớn hay chỉ là cơ sở kinh doanh đều phải đối mặt với những vấn đề nhất định. Dưới đây sẽ đề cập đến việc sử dụng bảo hiểm nhân thọ như là giải pháp cho một số vấn đề đó. Chủ một cửa hàng dành cả cuộc đời để tạo dựng, tái đầu tư phần lớn lợi nhuận và đi vay một khoản tiền từ ngân hàng để đầu tư cho cho công việc kinh doanh. Mọi công sức của anh ta có thể vô nghĩa nếu việc kinh doanh đó chẳng có giá trị đối với người nhà anh ta. Tài năng kinh doanh của anh ta giúp phát triển cửa hàng nhưng vợ và con anh ta khó có thể duy trì được cửa hàng nếu chẳng may anh qua đời. Bảo hiểm nhân thọ giúp cho những người thừa hưởng nhận được những thành quả từ lao động của anh ta. Hai người trẻ tuổi mở một cửa hàng bán thuốc và đã phát triển nó thành công nhờ sự hợp tác ăn ý. Một người bị qua đời đột ngột và người kia làm việc cùng người vợ được thừa kế. Do đó anh ta phải làm hầu hết mọi việc nhưng chỉ nhận được một nửa thành quả do mình làm ra. Khi đó một thoả thuận mua-bán của bảo hiểm nhân thọ theo giá trị của công việc kinh doanh sẽ giúp giải quyết tình trạng khó xử này. Một công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có thể rơi vào tình trạng như trên, điều khác duy nhất là không có một giải pháp pháp lý cho trường hợp tử vong của một cổ đông đối tác. Một lần nữa, thoả thuận mua lại cổ phần theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể giải quyết vấn đề này.. Sự hình thành và phát triễn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007; lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân thọ của người dân Việt Nam. Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh – CMG – nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý sau: Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của toàn thị trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng (bằng 0,61% GDP) và năm 2007 ước đạt 1.815 tỷ đồng (bằng 0,16 % GDP). Xin lưu ý, trong giai đoạn từ 2004 đến 2006, thị trường bước vào giai đoạn suy giảm và đã có dấu hiệu hồi phục từ năm 2007. Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2007 đạt 9.485 tỷ đồng (bằng 2,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007: 3.834 nghìn hợp đồng chính (bằng khoảng 4,5% dân số). Về kênh phân phối đại lý: thị trường đã tạo việc làm cho nhiều người lao động. Tổng số đại lý tại cuối năm 2007 là 70.000 người. Về sản phẩm: Đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked). Sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng là một nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của khung pháp lý cho thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Triển vọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn. Các cơ sở cho nhận định này là: Về dân số và nhu cầu đào tạo: Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người-đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005). Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn. Phát triển kinh tế: Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 GDP/người sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm nhân thọ. Xin nhắc lại, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua bảo hiểm nhân thọ mới chiếm 3,45% tổng số tiền tiết kiệm trong khu vực dân cư. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế – xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Chẳng hạn, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Theo hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay có 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam. Trong đó, công ty Prudential có doanh thu cao nhất (chiếm 39%), kế tiếp là Bảo Việt (34%). STT Hội viên Địa chỉ Website 1 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam Tầng 25 Saigon Trade Center 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1,TP HCM 2 Công ty TNHH Bảo hiểm Manulife Việt Nam 75 Hoàng Văn Thái, Quận 7, TP HCM 3 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (VN) Tầng 1, Tòa nhà E-Tower, 364 Đường Cộng Hòa, P13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh 4 Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Tầng 6, Tòa nhà OCEAN Park, Số 1, Đào Duy Anh, Hà Nội 5 Công ty THHH Bảo Hiểm Nhân Thọ ACE Tầng 21, Sun Wah Tower 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP.HCM, Việt Nam 6 Công ty TNHH bảo hiểm Nhân thọ Prevoir Việt Nam Tầng 9, tòa nhà Mặt trời Sông Hồng, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội 7 Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi Việt Nam Lầu 3, Saigon Riversider Office Center 2A-4A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh 8 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam Tầng 9,New World Center, 46-48-50 Phạm Hồng Thái, Q1 TPHCM 9 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam Phòng 1, tầng 4, toà nhà Trung tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 10 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc Tầng 14, Tòa nhà Fideco, số 81-85 Hàm Nghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 11 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif Phòng 903,tháp VincomB-191 Bà Triệu, Hà Nội 12 Công ty TNHH Bảo hiểm  Nhân thọ Fubon VN Tầng 22, tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội www.fubon.com/life_vn Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Khái niệm về cạnh tranh Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, do khái niệm này được sử dụng ở nhiều lãnh vực, nhiều ngành nghề và với nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ trên thương trường trong việc thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Như vậy, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời dựa vào thế mạnh của mình để tự trang bị cho mình những hình thức cạnh tranh phù hợp và linh họat sao cho thích ứng với từng thời kì và mục tiêu khác nhau để vương lên vị thế cao nhất. Các hình thức cạnh tranh Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Philip Crosly – một chuyên gia về chất lượng của Mỹ cho rằng: “Chất lượng hòan toàn không phải là một tài sản mà thực chất là một cái giá mà bạn phải trả để tham gia vào cuộc chơi và nếu bạn không tạo ra chất lượng thì sẽ không ai quan tâm đến bạn nữa.” Như vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải xác định được chất\ lượng là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, đồng thời là phương tiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội được đúng hướng, vững chắc và có hiệu quả cao, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Cạnh tranh về giá sản phẩm Phí bảo hiểm chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm, đó chính là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng thời gian và phương thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó giá cả cũng là một yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm. Chiến lược cạnh tranh bằng giá giúp cho doanh nghiệp bảo vệ và gia tăng thị phần của mình, đồng thời cũng là rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ tiềm năng, và giảm khả năng đe dọa từ phía các sản phẩm có khả năng thay thế. Cạnh tranh về dịch vụ hậu mãi Khi chất lượng hàng hóa, dịch vụ, giá bán là như nhau thì yếu tố cạnh tranh và giành phần thắng là chất lượng dịch vụ sau bán hàng như bảo hành và hậu mãi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vô hình thì điều này càng có ý nghĩa to lớn. Khách hàng sẽ quan tâm tới thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng … Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này, mỗi doanh nghiệp nên dựa vào đặc điểm sản phẩm đang kinh doanh và tiềm lực kinh tế của mình để có những chính sách hợp lý, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh) được xét dưới 3 góc độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh quốc gia hay năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được hiểu là thực lực và lợi thế mà nền kinh tế hay quốc gia đó có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới một cách lâu dài nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của quốc gia mình. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình.. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ vụ thể trên thị trường. Nền kinh tế chỉ có năng lực cạnh tranh ngày càng cao khi có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, và doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao khi có nhiều hàng hóa có năng lực cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa là cơ sở, điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia. Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ việt nam. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia vào thị trường ngày càng đông đã làm cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt (cạnh tranh về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng. đầu tư...). Trong quá trình này, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong nước phải cơ cấu lại bộ máy hoạt động, tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Một số giải pháp mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thường áp dụng như: nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hoá sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, cải tiến công nghệ quản lý, ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng, chú trọng phát triển thương hiệu, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, các chuyên gia và đa dạng hoá kênh phân phối, ... trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Nâng cao năng lực tài chính Năng lực tài chính đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói, điều kiện tài chính là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét đến khi xây dựng, lựa chọn và quyết định một chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực KDBH nói chung KDBH nhân thọ nói riêng thì năng lực tài chính là điều kiện tiền đề vô cùng quan trọng, cho phép các DNBH nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực tài chính là chỉ tiêu hàng đầu trong hệ thống các chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh và xếp hạng các DNBH. Năng lực tài chính được thể hiện qua tổng hợp rất nhiều chỉ tiêu: nguồn vốn, nợ phải trả, các quỹ dự phòng, quỹ dự trữ, lợi nhuận để lại, giá thị trường của cổ phiếu… Nhằm nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có quy định nâng mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ 400 tỷ lên 600 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp được phép triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị thì yêu cầu về mức vốn điều lệ đã góp phải cao hơn mức vốn pháp định từ 200 tỷ đồng trở lên. Muốn nâng cao tiềm lực về tài chính thì trước hết DNBH cần tăng nguồn vốn điều lệ của mình lên, mục tiêu ban đầu là đạt tới mức vốn pháp định mà Nhà nước đã qui định. Các DNBH có thể sử dụng một số biện pháp nhằm tăng nguồn vốn của mình lên: Kêu gọi vốn góp thêm từ các cổ đông. Phát hành cổ phiếu ra thị trường để huy động vốn :nguồn vốn này được tập hợp lại từ những nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ của các tầng lớp dân cư, tạo thành một nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng tài chính của mình. Phương thức huy động vốn này tỏ ra là một phương thức hết sức hữu hiệu mà hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Doanh nghiệp cũng có thể gia tăng nguồn vốn của mình bắng cách bổ sung từ chính nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp: hàng tháng doanh nghiệp sẽ có những khoản lãi từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lợi nhuận này thay vì chia có các cổ đông, công ty sẽ giữ lại (có thể một phần lớn) để bổ sung vào nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn lợi nhuận này cũng góp phần làm tăng tiềm lực về tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu: thay vì trả bằng tiền thì công ty có thể phát hành thêm một số cổ phiếu để trả cổ tức, còn số tiền đáng lẽ dùng được trả cổ tức sẽ được giữ lại để bổ sung vào nguồn vốn cho DNBH. Tăng đựơc vốn lên không những giúp doanh nghiệp tăng khả năng về tiềm lực tài chính, doanh nghiệp có thể nhận các hợp đồng có giá trị lớn, mà còn giúp tạo sự tin tưởng hơn cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm ở công ty. Đa dạng hóa sản phẩm Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không những cạnh với các sản phẩm trong cùng ngành mà còn cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế khác như: tiết kiệm, cổ phiếu,…Vì vậy doanh bảo hiểm nhân thọ phải đa dạng hóa sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu của hầu hết khách hàng. Xu thế lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của người dân hiện nay hướng vào hai nhóm sản phẩm chính. Thứ nhất là nhóm bảo hiểm hỗn hợp. Nhóm này vừa mang tính chất bảo vệ rủi ro vừa tiết kiệm sinh lời, được hoàn trả cả phí bảo hiểm đã đóng và bảo tức tích lũy. Sản phẩm này phù hợp với nhu cầu cho người có một kế hoạch cần thực hiện trong tương lai và cần có nguồn tài chính để thực hiện như: cho con du học, mua căn hộ và lập gia đình cho con. Ngoài ra, gần đây, nhóm bảo hiểm hưu trí cũng đang tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm và trả tiền hưu cho người có thu nhập cao vượt mức trần của bảo hiểm xã hội hiện nay là 20 lần lương tối thiểu. An Sinh Tích Lũy Ngắn Hạn hướng đến những khách hàng nằm trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi, có mức thu nhập ổn định từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm là giúp khách hàng tích lũy một cách đều đặn để nhanh chóng thực hiện các mục tiêu ngắn hạn như kế hoạch kết hôn, việc mua sắm nhà cửa, xe cộ… Đây là sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm hỗn hợp - dòng sản phẩm có doanh thu cao nhất trong nhóm các sản phẩm chính đang có mặt tại thị trường Việt Nam. Thứ hai là nhóm bảo hiểm đầu tư. Trong nhóm này, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, ngoài ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thì phí bảo hiểm được ủy thác cho doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư sinh lời để trả bảo tức theo cam kết và có thể trả thêm bảo tức (có thông báo cho khách hàng kỳ) nếu có kết quả đầu tư tốt. Sản phẩm bảo hiểm này có số tiền bảo hiểm linh hoạt, do đó đóng phí cũng linh hoạt (tăng giảm theo nhu cầu khả năng tham gia bảo hiểm) và có thời gian kéo dài đến trọn đời. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu cho số đông người muốn đầu tư tích lũy nhưng ngại mạo hiểm như đầu tư vào TTCK, bất động sản… Chiến lược kinh doanh chính là các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ có tính nổi trội, khác biệt về chiều sâu và chất lượng dịch vụ Với mục đích mang lại cho khách hàng cơ hội mở rộng quyền lợi và phạm vi bảo hiểm của hợp đồng chính với mức phí hợp lý nhất, những sản phẩm bảo hiểm mới như : bảo hiểm trợ cấp phẫu thuật & điều trị ngoại khoa và bảo hiểm trợ cấp nằm viện ; bảo hiểm cho trẻ em tham gia bảo hiểm sẽ được chăm sóc y tế chất lượng cao trong các trường hợp tai nạn, ốm đau, bệnh tật phải điều trị nội trú. Ngoài ra, với loại bảo hiểm dành cho cả gia đình: cha mẹ và con đều được bảo vệ. Với yếu tố linh hoạt, giúp khách hàng có thể chủ động hoạch định với nhiều lựa chọn về quyền lợi bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm và người bạn đời của mình có thể chọn số tiền bảo hiểm cho chính mình bằng 100%, 200% hoặc 300% số tiền bảo hiểm của con mình theo sản phẩm chính để tăng cường sự bảo vệ tối đa phù hợp với nhu cầu của gia đình. Với sự bảo vệ toàn diện này khách hàng có thể yên tâm về tương lai học vấn của con mình trong mọi hoàn cảnh. Khi cuộc sống êm trôi, bảo hiểm sẽ là người bạn đồng hành giúp khách hàng tích lũy tài chính để trang trải chi phí học tập cho con mình. Khi không may có rủi ro xảy ra với bố mẹ, bảo hiểm sẽ mang lại nguồn tài chính đáng kể để đứa con được tiếp tục nuôi dưỡng trong điều kiện tốt và có thể đi hết con đường học vấn đã được họach định. Đây chính là những điểm ưu việt của loại sản phẩm bảo hiểm gia đình. Hiện nay thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao, các doanh nghiệp bảo hiểm nên tạo ra những sản phẩm có mức phí thấp, đây là phân khúc thị trường rất tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ. Việc ra mắt những sản phẩm bảo hiểm mới không chỉ nhằm góp phần làm đa dạng danh mục sản phẩm, thỏa mãn toàn diện nhu cầu bảo hiểm cho khách hàng mà còn là giải pháp hỗ trợ tích cực cho tư vấn viên “chốt” các sản phẩm chính với khách hàng dễ dàng hơn. Sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình, do đó ngay khi trả tiền mua, khách hàng sẽ không cảm nhận được và thấy được sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Nắm bắt được đặc điểm này, DNBH đã nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ đi kèm, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng đa dạng hoá sản phẩm và liên tục đổi mới sản phẩm bắt nhịp với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Khâu giám định, bồi thường tổn thất cũng là khâu hết sức quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.DNBH với công tác giám định và giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, để khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp. Cải tiến công nghệ quản lý Các doanh nghiệp bảo hiểm nên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý như sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, quản lý và chăm sóc khách hàng, mỗi khách hàng có một tài khoản riêng có thể truy cập vào hệ thống bất kỳ lúc nào để tra cứu thông tin về tài khoản bảo hiểm của mình.…Từ đó giảm được các công việc giấy tờ mất nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng Ngày nay với sự phát triển của thương mại điện tử khách hàng dễ dàng đóng phí bảo hiểm hàng kỳ qua dịch vụ internet-banking, máy ATM. Khách hàng không phải đến công ty và đại lý bảo hiểm để đóng phí đồng thời Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng giảm được số lượng nhân viên đi phát thư và thu tiền từ đó giảm được chi phí quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chú trọng phát triển thương hiệu Thương hiệu là một yếu tố cũng vô cùng quan trọng, việc quảng bá hình ảnh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. KDBH là kinh doanh một sản phẩm dịch vụ vô hình, do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong cạnh tranh là rất cần thiết. Vì vậy các DNBH nói chung và DNBH nhân thọ nói riêng luôn không ngừng quảng bá tên tuổi của mình để gia tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần bảo hiểm của mình. Thương hiệu đuợc định nghĩa là cái tên gắn liền với sản phẩm, với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó, dùng để phân biệt sản phẩm này và sản phẩm cạnh tranh khác trên cùng một thị trường. Nó là một chỉ tiêu mang tính định tính dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, người mua bảo hiểm chỉ nhận được tiền bảo hiểm khi có sự kịên bảo hiểm xảy ra, khi khách hàng đóng tiền mua sản phẩm bảo hiểm chỉ nhận được lời cam kết sẽ được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm từ phía DNBH. Vì vậy, khi quyết định tham gia mua bảo hiểm, khách hàng thường coi trọng tên tuổi, uy tín của các DNBH. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm rất dễ bắt chước do không có sự độc quyền về công nghệ hay kỹ thuật. Khi đó, với những sản phẩm như nhau, DNBH nào có thương hiệu mạnh hơn có thể định mức phí cao hơn, nhưng vẫn có nhiều khách hàng lựa chọn vì họ tin rằng, họ sẽ được đảm bảo an toàn và phục vụ tốt hơn. Hơn nữa, với tâm lý tin tưởng vào doanh nghiệp sẽ tạo động lực để họ tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm. Điều đó tạo cho DNBH lượng khách hàng ổn định, và từ đó làm tăng doanh thu và thị phần trên thị trường bảo hiểm. Cạnh tranh đang ngày càng gay gắt trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ở mọi loại hình sản phẩm dịch vụ. Bối cảnh đó tạo nên sức ép cạnh tranh mãnh liệt về giá cùng với sự đa dạng về các hình thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu, làm cho việc tìm một chỗ đứng cho thương hiệu trở lên ngày càng khó khăn. Hình ảnh, biểu tượng, thương hiệu…của doanh nghiệp là những tài sản vô hình nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Cùng các yếu tố định lượng như nhau về giá của sản phẩm, số vốn của doanh nghiệp…nhưng doanh nghiệp nào có hình ảnh, thương hiệu tốt hơn chắc chắn tạo được năng lực cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp còn lại. Điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình đồng thời với việc xây dựng uy tín cho doanh nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Nguồn lực con người là nhân tố cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNBH và cũng là nguồn lực vô tận, là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Con người là khởi nguồn của mọi sự sáng tạo, đồng thời là người quản lý mọi nguồn tri thức, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của một đất nước, cũng như các doanh nghiệp nói chung và DNBH nói riêng. Cơ cấu nhân sự trong DNBH bao gồm: cán bộ quản lý, nhân viên và những trung gian trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Khi một DNBH có trong tay đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, chuyên nghiệp và sáng tạo trong công việc, có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo sức mạnh đa DNBH vượt qua mọi khó khăn, để chiến thắng trong cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò đầu tàu, quyết định hoạt động hiệu quả của con người trong DNBH, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một cán bộ có đầy đủ năng lực cần thiết, hoạt động có hiệu quả sẽ giảm được chi phí quản lý. Bên cạnh đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên trong DNBH đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả cuối cùng trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Nhân viên bảo hiểm là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hình ảnh của DNBH trong mắt của khách hàng trước hết phải là người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với họ trong quá trình bán sản phẩm, trong việc chăm sóc bằng dịch vụ cụ thể. Mục tiêu này chỉ đạt được khi doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên, hệ thống đại lý có đủ năng lực trình độ về nghiệp vụ, có năng lực thuyết phục cao, có kinh nghiệm hoạt động và có đạo đức nghề nghiệp… "Một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT) muốn thành công bền vững phải chú trọng đến việc phát triển con người, tập trung vào tính chuyên nghiệp trong kinh doanh và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng và cộng đồng", ông Lâm Hải Tuấn, Tổng giám đốc ACE Life chia sẻ với ĐTCK về những yếu tố nâng cao sự phát triển bền vững cho thị trường BHNT Việt Nam. Nhân sự bảo hiểm có vẻ như đang là vấn đề rất "nóng" của các công ty BHNT hiện nay, đặc biệt là vấn đề đào tạo và giữ chân đội ngũ đại lý tư vấn bảo hiểm. Hiện nay, vẫn còn không ít người quan niệm tư vấn bảo hiểm chưa phải là một nghề nghiêm túc. Quan niệm này, một phần do người tư vấn bảo hiểm không được đào tạo bài bản, phần khác chưa xác định đây là một công việc có thể gắn bó lâu dài. Không hiếm gặp những đại lý bảo hiểm chỉ làm việc một thời gian với một doanh nghiệp bảo hiểm nào đó rồi lại chuyển sang làm cho một doanh nghiệp khác. Trong trường hợp đó, họ thường có khuynh hướng tìm kiếm hợp đồng bảo hiểm từ nguồn khách hàng của công ty bảo hiểm họ đã cộng tác trước đây. Để có thể thuyết phục khách hàng tiếp tục tham gia thêm hợp đồng bảo hiểm, họ có thể đưa ra những so sánh không khách quan về sản phẩm bảo hiểm hoặc thậm chí thuyết phục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để tham gia một hợp đồng mới. Điều này, ngoài việc gây thiệt hại cho khách hàng, còn làm khách hàng mất lòng tin vào đạo đức nghề nghiệp của người đại lý, gây tác động tiêu cực đến hình ảnh của người đại lý nói riêng và của ngành BHNT nói chung. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp BHNT cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc huấn luyện và định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ tư vấn bảo hiểm, để họ có thể gắn bó lâu dài với nghề. Bên cạnh đó, chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý kinh doanh từ những đại lý kinh doanh thành công, có đạo đức nghề nghiệp tốt là một giải pháp hữu hiệu để gìn giữ nhân tài gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mình. Sự vào cuộc của ngày càng nhiều công ty BHNT mới có khiến thị trường BHNT trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Cạnh tranh nhìn ở khía cạnh tích cực sẽ là động lực tốt để phát triển và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoàn thiện mình. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp để thành công. Trong lĩnh vực BHNT, niềm tin là yếu tố quyết định. Niềm tin đối với người tư vấn và doanh nghiệp bảo hiểm đưa khách hàng đi đến quyết định tham gia bảo hiểm cũng như duy trì hợp đồng bảo hiểm lâu dài. Để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng thì trước hết, người tư vấn bảo hiểm phải thật sự quan tâm đến quyền lợi khách hàng, hiểu biết sâu sắc về sản phẩm bảo hiểm, xác định đúng nhu cầu khách hàng để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mình. Nếu người tư vấn bảo hiểm xác định mục tiêu của mình là hỗ trợ khách hàng tham gia bảo hiểm đúng với nhu cầu và điều kiện tài chính của khách hàng thì khách hàng đó mới an tâm duy trì hợp đồng bảo hiểm lâu dài. Có như vậy, ngành BHNT mới phát triển bền vững được. Đa dạng hóa kênh phân phối Phát triển được mạng lới chi nhánh, đại lý rộng khắp sẽ tạo cơ hội tốt cho DNBH khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm, bởi tính linh hoạt và tiện lợi sẽ tạo tâm lý cho khách hàng là đựoc phục vụ chu đáo hơn. Khách hàng sẽ ưa thích và an tâm hơn khi tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp có mạng lới chi nhánh, đại lý lớn khắp các tỉnh thành, phục vụ khách hàng được tại nhiều khu vực khác nhau. Hơn thế nữa, hệ thống chi nhánh, đại lý nhiều sẽ góp phần quảng bá tên tuổi và thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn nữa. Do đó, khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn khi xây dựng đựơc hệ thống chi nhánh, đại lý tại nhiều nơi, nhiều vùng miền khác nhau trên toàn quốc. Để thích ứng với xu thế chung của thị trường thì các công ty BHNT đương nhiên sẽ có các dòng sản phẩm hợp thời, liên kết đầu tư chẳng hạn. Tuy nhiên thế mạnh của các công ty BHNT vẫn sẽ là cung cấp sự bảo vệ. Thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính ở các nước phát triển đi trước VN rất xa nhưng tỷ trọng sản phẩm của các công ty BHNT phần lớn vẫn là các sản phẩm  mang tính bảo vệ cao như tử kỳ, trọn đời và tai nạn sức khoẻ. Lợi thế của các công ty BHNT là cơ sở kỹ thuật thống kê, có một kế hoạch đầu tư tài chính dài hạn và kinh nghiệm quản lý rủi ro liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con người vẫn sẽ là lợi thế so với các định chế tài chính khác. Như vậy, trong tương lai gần, các công ty BHNT ở VN cần chú trọng nhiều đến các nhóm sản phẩm  mang tính chất bảo vệ truyền thống hơn, đi kèm đó là những dòng sản phẩm “thời thượng” đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng. Tuy nhiên, không thể nào quên bảo hiểm là một ngành dịch vụ đặc biệt, dịch vụ đem lại cho khách hàng diễn ra trong suốt quá trình trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Lợi ích của BHNT được cảm nhận rõ nhất khi người tham gia (người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) nhận được tiền chi trả bảo hiểm. Vì vậy chất lượng phục vụ từ khâu tư vấn, quản lý hợp đồng, giám định và chi trả quyền lợi sẽ quyết định khách hàng lựa chọn công ty nào khi mà sản phẩm của các công ty hầu như giống nhau. Kết luận. Quá trình cạnh tranh diễn ra liên tục, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên tục thay đổi, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ muốn tồn tại trên thị trường phải luôn đổi mới và không ngừng tìm những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thị trường bảo hiểm phát triển và sôi động cũng làm cho chất lượng dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được chú trọng và tăng cao. Đây cũng là những nhân tố để thúc đẩy thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Tài liệu tham khảo Nguyên lý & thực hành bảo hiểm – Th.S Nguyễn Tiến Hùng Tạp chí Phát triển Kinh tế – 11/2007 3. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực cạnh canh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.doc
Luận văn liên quan