Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài khoá luận, em đã nghiên cứu đƣợc một số nội dung chính sau: Một là, khoá luận đã hệ thống hoá đƣợc một số cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh; lựa chọn phƣơng pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp với các nhân tố thích hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Đồng thời khóa luận cũng trình bày khái quát những thời cơ và thách thức của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Chính những tác động này đã tạo nên tính cấp thiết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

pdf93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhờ vào nguồn nhân lực. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, đã bắt đầu cạn kiệt. Duy chỉ có một loại tài nguyên không cạn kiệt, đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực Việt Nam ta rất dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh, thích ứng tốt với môi trƣờng làm việc. Nếu đƣợc đào tạo bài bản, có chiến lƣợc hợp lý, có sự quản lý đúng đắn thì sẽ phát huy hiệu quả cao trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay. Do vậy, Tisco cần có những biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân viên chức của mình. 2.1. Lập kế hoạch dài hạn về nhân lực Công tác quản lý nhân lực là công tác thƣờng xuyên, lâu dài do vậy cần có kế hoạch cụ thể. Để lập kế hoạch phù hợp với công ty, đáp ứng đƣợc yêu cầu cần thiết, bộ phận có trách nhiệm cần căn cứ vào vào một số tiêu chí cụ thể nhƣ sau: - Nhu cầu từng loại cán bộ lãnh đạo hàng năm và dài hạn (lãnh đạo cấp cao, cấp trung, cấp thấp). - Nhu cầu về kỹ sƣ, công nhân, nhân viên bậc cao. - Kế hoạch tuyển chọn hàng năm và tiêu chí cho từng loại. - Các chính sách về nhân sự (lƣơng, thƣởng…). Dựa trên những tiêu chí này, công ty sẽ hoạch định rõ nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng từng loại nhân lực khác nhau, để có kế hoạch tuyển dụng đào tạo, có tiêu chí đánh giá cụ thể. 2.2. Công tác đào tạo nhân lực Từ các kế hoạch đã đặt ra, hàng năm bộ phận nhân sự phải là ngƣời đứng ra tổ chức các khoá đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, lao động. Nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo cần gắn với thực tế, ứng dụng tốt chứ không phải là các khoá học mang tính chất hàn lâm hay học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. 59 - Trƣớc hết cần chú ý đến việc đào tạo lại cán bộ lãnh đạo các cấp. Do môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên biến động, các phƣơng pháp và phƣơng tiện quản lý cũng luôn đổi mới nên cần chú trọng phƣơng pháp này để cập nhật trình độ quản lý. Mặt khác, để thích ứng môi trƣờng cạnh tranh quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ cần có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trƣờng thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế. Nội dung đào tạo cần chú ý đến những lĩnh vực này hơn. Nếu còn thiếu kinh nghiệm, Tisco có thể mời các tổ chức tƣ vấn đánh giá về nhân sự để hỗ trợ, chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của từng ngƣời, đồng thời vạch ra chƣơng trình đào tạo, giám sát hoạt động và giúp đánh giá mức độ tiến bộ hàng năm của các ứng viên. - Đối với nguồn nhân lực mới tuyển dụng (thƣờng là lao động trẻ, mới ra trƣờng) cần giáo dục nâng cao ý thức lao động, kỷ luật lao động, lòng tự hào về công ty, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, giáo dục về văn hoá doanh nghiệp... Đây là nguồn lao động kế cận, sẽ trở thành nòng cốt sau này nên cần sớm tìm hiểu, phát hiện nhân tài để xây dựng chƣơng trình đào tạo hợp lý, đảm bảo nguồn nhân lực trong tƣơng lai. - Đối với nhân viên làm việc từ hai năm trở lên cần tiếp tục đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc để nâng cao kỹ năng, nâng cao năng suất và chất lƣợng, cho đi đào tạo ở các trƣờng trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc, tiếp thu các phƣơng pháp sản xuất mới ứng dụng vào sản xuất của công ty. Nhƣng đồng thời phải tiến hành đánh giá đào tạo, tức là việc áp dụng nhƣ thế nào về các kiến thức mới đƣợc học vào thực tế công việc. Tránh tình trạng đi tham quan học tập tràn lan nhƣng thực tế thì rất ít các kinh nghiệm tốt đƣợc triển khai áp dụng. - Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của ngƣời lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ công ty. Biện pháp này sẽ giúp công ty dễ điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm đƣợc chi phí tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động. Chƣơng trình đào tạo cần phải cụ thể đối với từng đối tƣợng thì hiệu quả mới cao. Đồng thời với việc đào tạo là phải tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, lao động hiện có. Cần phát hiện ngƣời có năng lực, bố trí họ vào những 60 công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ, năng lực sở trƣờng. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý, lao động tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trƣờng. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công tác mà chƣa cần đến việc đào tạo. Một vấn đề quan trọng giúp công tác đào tạo có hiệu quả là công ty cần cung cấp kinh phí đầy đủ cho hoạt động này. Một loạt các biện pháp trên nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hoạt động đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 2.3. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và các cấp dƣới Lãnh đạo phải là ngƣời có đạo đức lối sống đẹp, phải luôn gần gũi với cấp dƣới, nắm bắt tâm tƣ tình cảm của họ để có chính sách thoả đáng, làm thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần cho mọi thành viên. Lãnh đạo nếu đối xử tốt với nhân viên thì họ sẽ nhiệt tình, cống hiến cho lợi ích của công ty. Đồng thời lãnh đạo cũng cần tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động với công ty bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lƣơng thƣởng theo hƣớng khuyến khích ngƣời lao động có những đóng góp tích cực cho công ty,... 3. Đầu tƣ đổi mới công nghệ Vấn đề trình độ công nghệ thấp kém đã kéo theo một loạt các vấn đề tồn tại cho công ty Gang Thép Thái Nguyên nhƣ: dây chuyền công nghệ lạc hậu có công suất thấp, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng kém, mẫu mã không đa dạng, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng, năng suất lao động kém,... Để giải quyết một loạt các vấn đề trên, việc đầu tƣ đổi mới nâng cao trình độ công nghệ là vô cùng cần thiết với sự phát triển của Tisco trong tƣơng lai. Đồng thời với việc đổi mới công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng cần đƣợc quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện đổi mới công nghệ phù hợp với thực tế thị trƣờng và khả năng sản xuất của Tisco. 3.1. Công nghệ sản xuất 61 Từ cuối năm 2001, tuy Tisco đã hoàn tất cải tạo kỹ thuật giai đoạn I nhƣng năng lực luyện gang, luyện thép, đúc liên tục và cán của công ty hiện nay vẫn mất cân đối. Năng lực sản xuất thép là gần 250.000 tấn/năm trong khi năng lực cán thép là 600.000-750.000tấn/năm. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn về phôi đúc, vào cuối tháng 9/2007 vừa rồi, công ty đã chính thức đi vào thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II (2006-2009) với tổng vốn đầu tƣ khoảng 4000 tỷ đồng, đƣa công suất thiết kế dây chuyền sản xuất phôi thép tăng thêm 500.000 tấn/năm. Mục tiêu của dự án đầu tƣ giai đoạn II là: - Trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và các khả năng cung cấp nguyên liệu trong nƣớc, đồng thời huy động nguồn vốn ƣu đãi trong nƣớc và vốn ODA của nƣớc ngoài, đầu tƣ thiết bị mới với công nghệ Lò cao – Lò thổi - Đúc liên tục hiện đại để sản xuất thêm 500.000 tấn phôi thép/năm, nâng năng lực sản xuất phôi thép của công ty cả 2 giai đoạn đạt 750.000 tấn/năm. - Hàng năm, có đủ phôi cấp cho sản xuất thép cán của công ty với giá thành rẻ hơn phôi nhập khẩu (chỉ phải nhập phôi để cán thép hình cỡ lớn) tiết kiệm ngoại tệ cho đất nƣớc, tạo ra ƣu thế cạnh tranh trong tƣơng lai. - Tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân gang thép và góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lƣợc phát triển ngành Thép đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Thực hiện mục tiêu đó, dự án mở rộng giai đoạn II nhập các thiết bị: khai thác mỏ quặng, tuyển quặng, 1 lò cốc 45 buồng, 1 máy thiêu kết 100m2, hệ thống nguyên liệu, 1 lò cao 485m3, 1 lò chuyển 50 tấn/mẻ, 1 lò LF 55 tấn, 1 lò trộn nƣớc gang 600 T, 1 máy đúc liên tục phôi vuông 4 dòng R8m và hệ thống phụ trợ dùng chung. Sản phẩm phôi thép cacbon thông thƣờng và hợp kim thấp kích cỡ vuông 150mm và 120mm. 30 Dự án sẽ áp dụng các biện pháp tiên tiến để bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu nồng độ thải của vật ô nhiễm (các chất thải rắn, chất thải lỏng, khí, bụi, tiếng ồn...) đảm bảo tiêu chuẩn thải tƣơng đƣơng với các tiêu chuẩn của Việt Nam. Nhờ sử dụng công nghệ lò thổi oxy nên giá phôi thép sản xuất ra dự kiến sẽ thấp hơn nhiều so với giá phôi thép hiện nay. 30 Báo cáo khả thi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Tisco. 62 Dự án mở rộng này sẽ nâng cao năng suất sản xuất của Tisco, chủ yếu vẫn là sản xuất thép xây dựng. Nhƣng hiện tại, thị trƣờng có nhu cầu lớn với thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguội. Những sản phẩm này hiện nay Tisco vẫn chƣa sản xuất đƣợc. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần nghiên cứu, đƣa công nghệ sản xuất những sản phẩm này vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. 3.2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần thiết có sự nỗ lực quyết tâm từ hai phía, đó là từ phía Tisco và phía Tổng công ty Thép Việt Nam. Về phía Tisco, ban lãnh đạo phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đối với sự tồn tại của công ty. Nếu nhƣ Tisco không nhanh chóng và thƣờng xuyên cải tiến đổi mới sản phẩm thì sẽ có doanh nghiệp khác đƣa ra sản phẩm mới, thay thế thị phần công ty ngay lập tức. Vấn đề ở chỗ ai nhanh hơn ai. Khi đã ý thức đƣợc vấn đề, ban lãnh đạo sẽ tập trung mọi nguồn lực để hình thành và đẩy mạnh công tác này hơn, kể cả khi biết rằng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm là mạo hiểm và có độ rủi ro cao. Về phía Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty cũng phải thấy tầm quan trọng của công tác này để từ đó hoạch định ra những chính sách và biện pháp phù hợp để hỗ trợ Tisco. Chẳng hạn nhƣ có chính sách biện pháp hỗ trợ công ty hình thành nên bộ phận, phòng ban, trung tâm nghiên cứu phát triển của Tổng công ty hoặc tại công ty thông qua việc đào tạo nhân lực, trang bị máy móc thiết bị nghiên cứu, thông tin... Để thành công trong phát triển kinh tế giai đoạn hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay thì không một quốc gia nào, không một doanh nghiệp nào lại không dựa vào tiềm lực khoa học công nghệ. Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, từ đó tiến tới đổi mới công nghệ phù hợp sẽ giúp cho Tisco vững vàng phát triển hơn trong giai đoạn hội nhập. 4. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh Thời gian qua thị trƣờng thép diễn biến phức tạp, giá các nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, làm tăng giá thành sản phẩm, trong khi giá bán lại không tăng đáng kể làm ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tisco. Để khắc phục khó 63 khăn đó, công ty cần tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm, cắt giảm chi phí, tiết kiệm trong sản xuất, trong quản lý và lƣu thông phân phối. Tuy nhiên việc làm đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đối với đội ngũ lao động về ý nghĩa cần thiết của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Cần khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý… Việc đầu tƣ đổi mới công nghệ cũng sẽ góp phần làm giảm lƣợng nhiên liệu tiêu hao, tránh lãng phí. Trong từng khâu hoạt động của công ty, cần quán triệt tƣ tƣởng và biện pháp cụ thể để góp phần tạo nên hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí. 4.1. Quản lý nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu đầu vào chiếm một chi phí rất lớn, đặc biệt trong tình trạng cần nhập nhiều phôi thép nhƣ hiện nay của công ty. Do vậy việc khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại Thái Nguyên và các tỉnh khác ở Việt Nam để sản xuất phôi thép là điều cực kỳ cần thiết. Ngoài các mỏ quặng sẵn có, Tisco cần tiến hành khai thác các mỏ sắt khác nhƣ mỏ sắt Tiến Bộ (mỏ có trữ lƣợng khoảng 24.170.000 tấn, trong đó cấp B+C 22.510.000 tấn, cấp D có 1.660.000 tấn). Hiện tại, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II đang đi vào khai thác mỏ sắt mới này. Việc cân đối giữa nguồn nguyên liệu tự có và đi nhập là quan trọng, quyết định cho việc có giảm đƣợc chi phí đầu vào cho Tisco hay không. Theo nhƣ báo cáo khả thi của dự án giai đoạn II, để sản xuất đƣợc 500.000 tấn phôi thép, công ty sẽ tiến hành khai thác 300.000 tấn tinh quặng giàu tại mỏ Tiến Bộ (Thái Nguyên), khai thác và thu mua ở nơi khác trong nƣớc 440.000 tấn. Việc tự khai thác ở địa phƣơng đƣợc gần một nửa số quặng cần sẽ khiến cho chi phí vận chuyển giảm đi đáng kể. Đồng thời, việc tự sản xuất đƣợc 750.000 tấn phôi sẽ giúp cho công ty giảm chi phí nhập phôi nƣớc ngoài với giá phôi nhập cao hơn 64 trong nƣớc khoảng 50 USD/tấn.31 4.2. Khâu sản xuất Trong khâu sản xuất này có nhiều biện pháp để giảm chi phí. Điển hình là việc mở rộng quy mô sản xuất. Quy mô càng lớn thì doanh nghiệp càng có điều kiện sản xuất và lao động theo hƣớng phân công chuyên biệt hoá do đó năng suất lao động cao và chi phí giảm. Ngoài ra, công ty cần tiến hành: - Rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế-kỹ thuật, đƣa các chỉ tiêu tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Khoán định mức tiết kiệm đối với từng đơn vị thành viên, từng công đoạn sản xuất, yêu cầu đơn vị phải tìm các biện pháp để giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật tƣ, năng lƣợng. - Giao định mức kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm, hạ giá thành cho từng đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế- kỹ thuật mới ban hành. Hàng quý xét duyệt và áp dụng cơ chế thƣởng phạt về tăng giảm giá thành từ quỹ tiền lƣơng. - Rà soát tạm dừng các hạng mục sửa chữa lớn chƣa thật sự cần thiết, kiểm soát chặt chẽ chi phí sửa chữa để hạn chế các chi phí phát sinh. 4.3. Khâu quản lý vật tƣ Các phƣơng tiện cơ bản của quản lý vật tƣ là thu mua, sản xuất, phân phối đƣợc nhìn nhận một cách tổng hợp. Trong đó, quản lý giá mua vật tƣ đƣợc thực hiện trên cơ sở chào giá cạnh tranh. Các chủng loại vật tƣ có giá trị lớn nhƣ phôi thép, thếp phế đều tuân thủ chỉ đạo của công ty mẹ. Có thể nói, sự phân phối và kiểm soát chặt chẽ luồng vật tƣ cho phép công ty tiết kiệm chi phí, giảm lƣợng hàng tồn kho. Đặc biệt, quản lý hệ thống hàng tồn kho đúng thời gian và số lƣợng có tác dụng rất lớn. Đối với vấn đề này, công ty có thể nghiên cứu và ứng dụng một phƣơng pháp quản lý hàng tồn kho hiện đại đang đƣợc dùng ngày càng phổ biến trên thế giới, đó là phƣơng pháp Just-In-Time. Có thể hiểu khái quát về phƣơng pháp này nhƣ sau : Chiến lƣợc Just-In-Time (JIT) đƣợc gói gọn trong một câu: "Đúng sản phẩm với đúng số lƣợng tại đúng nơi vào đúng thời điểm". Trong sản xuất, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lƣợng đúng bằng số lƣợng 31 Số liệu tổng hợp từ Báo cáo khả thi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Tisco. 65 mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối đƣợc lập kế hoạch chi tiết từng bƣớc sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Phƣơng pháp “nhập vừa đủ để sản xuất” này sẽ làm giảm đáng kể lƣợng hàng tồn kho. Lƣợng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng: một là, tiết kiệm không gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho; hai là, lƣợng tồn kho lớn sẽ là nguồn dự trữ lớn để khắc phục sự mất cân đối trong sản xuất, điều này làm nhà sản xuất ỷ lại không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao. Muốn áp dụng phƣơng pháp này cần tiến hành rất nhiều công tác đồng bộ, trong đó yêu cầu quan trọng nhất là phải có đƣợc những nhà cung cấp đáng tin cậy. Theo truyền thống, ngƣời mua kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng hàng mang đến. Nhƣng thực chất, việc kiểm tra chất lƣợng hàng hóa đƣa đến đƣợc xem là không hiệu quả vì nó không đƣợc tính vào giá trị sản phẩm. Do đó việc đảm bảo chất lƣợng đƣợc chuyển sang ngƣời cung cấp. Các nhà cung cấp phải đảm bảo khả năng cung cấp vào bất kỳ thời điểm nào, chất lƣợng cao, thời điểm giao hàng chính xác. Xét về tình hình cung ứng đầu vào của Tisco hiện nay, yêu cầu này không phải là quá khó để thực hiện. Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và ngƣời cung cấp. Nếu không đạt đƣợc điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu quả. 4.4. Khâu lƣu thông phân phối và tiếp thị sản phẩm - Thực hiện khoán chi phí bán hàng cho các chi nhánh, trên cơ sở xây dựng chi phí bán hàng cụ thể, chi tiết nhƣ : tiết kiệm chi phí xăng dầu, tiếp khách, hội nghị, chi phí uốn bẻ, bốc xếp, vận chuyển…, tăng cƣờng công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện. - Trong việc tiếp thị, công ty có thể áp dụng chiến lƣợc tiếp thị không phân biệt. Tức là công ty không cần nhớ đến những khách hàng khác nhau với những nhu cầu khác nhau mà chỉ cần áp dụng phƣơng pháp phục vụ khách hàng trung bình khá 66 nhạy cảm với giá cả của sản phẩm Tisco. Chiến lƣợc này phù hợp với sản phẩm thép, vì thực chất nhu cầu về thép là giống nhau, không có sự phân biệt nhiều giữa các phân khúc thị trƣờng. Chiến lƣợc này sẽ giúp giảm chi phí tiếp thị cho công ty. 4.5. Khâu quản lý Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát cụ thể từng khoản mục tại các đơn vị và văn phòng công ty ; sửa đổi, ban hành mới các quy chế về tiết kiệm nhƣ khoán chi phí, điện thoại, tiếp khách, hội nghị, quy chế quản lý và sử dụng xe đi công tác…Đồng thời tổ chức sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hoá cho các đơn vị thành viên để kịp tiến độ của kế hoạch đề ra. 5. Tăng cƣờng công tác marketing Với bất kỳ doanh nghiệp nào, công tác marketing cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong môi trƣờng cạnh tranh quyết liệt nhƣ hiện nay, công tác marketing càng cần thiết hơn. Để có thể phát triển hoạt động marketing thì công ty cần chú ý đến các biện pháp sau : 5.1. Công tác nghiên cứu thị trƣờng Nghiên cứu thị trƣờng sẽ giúp công ty khai thác hết tiềm năng của mình cũng nhƣ thoả mãn tất cả nhu cầu của khách hàng nếu không có đƣợc đầy đủ các thông tin chính xác của thị trƣờng về giá cả, cung cầu hàng hoá…Từ đó công ty sẽ đề ra đƣợc những phƣơng án chiến lƣợc và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Quá trình nghiên cứu thị trƣờng là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trƣờng kinh doanh, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, tìm đƣợc biện pháp thích hợp với công ty. Để công tác nghiên cứu thị trƣờng đạt hiệu quả cao, Tisco cần kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn và phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng. Trình tự nghiên cứu có thể nhƣ sau: xác định mục tiêu nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, xác định và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thực hiện điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo. Công tác nghiên cứu thị trƣờng cần những cán bộ chuyên môn có nghiệp vụ tốt. Việc đào tạo đƣợc những cán bộ đó là chiến lƣợc lâu dài. Trong thời gian 67 trƣớc mắt, nếu nhƣ công ty chƣa kịp chuẩn bị nhân lực thì có thể tiến hành thuê các công ty chuyên làm công tác nghiên cứu thị trƣờng. Việc lựa chọn công ty nào cũng cần lƣu ý: nghiên cứu thị trƣờng trong nƣớc cần các công ty nội địa, nghiên cứu thị trƣờng nƣớc ngoài cần các công ty uy tín lớn trên thế giới để đảm bảo những yêu cầu đã đặt ra. Nếu không có sự lựa chọn đúng đắn sẽ khiến công ty chịu chi phí lớn mà hiệu quả không cao. 5.2. Chiến lƣợc phân phối và tổ chức mạng lƣới bán hàng Nhiệm vụ phát triển kênh phân phối cần đƣợc xác lập và điều khiển bởi cấp cao nhất công ty. Kênh phân phối cần đƣợc đầu tƣ về vật chất tiền bạc và nhân lực tƣơng xứng với mục tiêu công ty đã đề ra. Cách tổ chức quản lý hiện đại ngày nay là kênh phân phối dọc. Tƣ tƣởng cơ bản của hệ thống kênh phân phối dọc là: - Trong kênh có nhiều thành viên khác nhau, các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trƣờng bên ngoài. - Trong kênh phải có một tổ chức giữ vai trò ngƣời chỉ huy, ở đây là ban lãnh đạo công ty. Quản lý giữa các tổ chức hay thành viên kênh phải đảm bảo chặt chẽ đến mức tạo ra sự lƣu thông thông suốt của hàng hoá và các dòng chảy khác trong kênh từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và ngƣợc lại. Để tạo lập đƣợc kênh phân phối dọc nhƣ vậy, Tisco cần quan tâm đến các hoạt động cụ thể sau: - Đầu tƣ cho việc thiết kế, xây dựng hệ thống kênh hoàn hảo tối ƣu về chiều dài (số cấp độ trung gian của kênh) và chiều rộng (số lƣợng thành viên ở cùng một cấp độ của kênh), số lƣợng kênh đƣợc sử dụng và tỷ trọng hàng hoá đƣợc phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của công ty, các yếu tố thuộc trung gian phân phối, thị trƣờng khách hàng và các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô của kinh doanh. - Sau khi thiết kế đƣợc cơ cấu kênh phân phối tối ƣu, công ty phải biến nó thành hiện thực, nghĩa là phát triển mạng lƣới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển, quản lý nó. Trong quá trình phát triển mạng lƣới, tuyển chọn, thu hút các thành viên kênh cũng nhƣ quá trình quản lý kênh, công ty không chỉ 68 đơn thuần đầu tƣ tiền bạc mà phải có những kế sách khôn ngoan kiên trì, mềm dẻo khai thác những khía cạnh văn hoá tập quán truyền thống của từng địa phƣơng. - Tisco cần kịp thời xử lý có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột trong kênh, giải quyết các xung đột ngay từ khi mới phát sinh. Muốn vậy, công ty phải thực hiện phân loại chúng. Với mỗi loại xung đột có những biện pháp xử lý thích hợp: thoả thuận về mục tiêu cơ bản, thành lập hội đồng phân phối, sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phán xử. - Công ty cũng cần thƣờng xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống kênh một cách có văn bản và kịp thời. 5.3. Công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin, xúc tiến hỗn hợp phải hƣớng tới ba mục tiêu là thông tin, thuyết phục, gợi nhớ. Tƣ tƣởng chủ đạo của các thông điệp đƣa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm tới khách hàng. Ngoài ra, công ty cần quảng cáo uy tín của mình và tính nổi trội của các dịch vụ đi kèm nhƣ khả năng cung cấp hàng nhanh chóng, bán hàng theo mã vạch đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng trong giao dịch. Trong quá trình thực hiện quảng cáo tuyên truyền, công ty cần lƣu ý: - Xác định rõ đối tƣợng tác động là ai, là ngƣời mua tiềm năng, ngƣời sử dụng hiện tại, ngƣời quyết định mua hàng hay ngƣời có tác động ảnh hƣởng, cá nhân hay tổ chức. - Xác định mục tiêu cần đạt đƣợc. Mục tiêu phải đạt có thể chỉ là thông báo hoặc mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm Tisco cùng với sự phục vụ của công ty, hoặc chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ có thể nhớ đến sản phẩm của công ty. - Lựa chọn các phƣơng án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền tin, xúc tiến hỗn hợp. Có nhiều phƣơng pháp xác định ngân sách nhƣ : tuỳ theo khả năng, phần trăm trên doanh số, phƣơng pháp ngang bằng cạnh tranh, phƣơng pháp theo mục tiêu, phƣơng pháp phân tích, so sánh. 69 - Trong việc quyết định các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp cũng cần lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lƣợc. - Tổ chức thực hiện các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Trong quá trình tổ chức phải chú ý đến luật pháp và quy định của Nhà nƣớc về lĩnh lực này nhƣ ngôn ngữ, biểu tƣợng, nội dung và các hình thức không đƣợc phép. - Kiểm soát, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lƣợc khi cần thiết. Công ty cần hết sức chú trọng đến các dịch vụ trƣớc, trong và sau khi bán hàng nhƣ dịch vụ chào hàng, bảo hành sản phẩm, cung ứng đồng bộ có đảm bảo, vận chuyển đến tay ngƣời tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo theo yêu cầu khách hàng với chất lƣợng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Công ty cần hoàn thiện ban dịch vụ khách hàng để xử lý các khiếu nại và điều chỉnh, cung ứng các dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất. II. GIẢI PHÁP VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ TISCO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Hoàn thiện chính sách Nhà nƣớc Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Đảng và Chính phủ đã nhận thức đƣợc vấn đề này nên trong thời gian qua đã luôn nỗ lực thực hiện các cam kết cải cách, điều đó đƣợc thể hiện rõ nét trong các văn kiện quan trọng nhƣ: Nghị quyết Đại hội IX, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. Trên cơ sở định hƣớng quan trọng này, các nhà hoạch định chính sách có thể triển khai các chính sách, các quy định nhằm xây dựng một chiến lƣợc tổng thể về hội nhập kinh tế với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa phƣơng, các doanh nghiệp khẩn trƣơng sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo sự hội nhập hiệu quả.  Xây dựng thể chế Nhà nƣớc đẩy mạnh việc xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng, tạo dựng thể chế cho thị trƣờng các yếu tố sản xuất phát triển. Quan tâm cả 5 chức năng cơ bản của thể chế đó là xác định phƣơng hƣớng, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, giám sát và xử lý tranh chấp, bảo đảm thể chế có hiệu lực thực sự và đƣợc thực hiện nghiêm túc. 70  Hoàn thiện chính sách, xây dựng luật mới và chính sách mới Nhà nƣớc cần tiếp tục nâng cao nhận thức đổi mới tƣ duy, hình thành các chính sách mới đồng bộ về kinh tế thị trƣờng, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế thị trƣờng thành công thì giai đoạn mới này đòi hỏi phải có một quyết sách mới đẩy nhanh việc xây dựng đầy đủ, đồng bộ nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc: “Minh bạch, nhất quán và dự báo đƣợc” nhằm đáp ứng đòi hỏi của WTO: - Cần có chính sách hỗ trợ công ty cũng nhƣ các doanh nghiệp thép trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tính hiệu quả ngay trong bƣớc đi đầu tiên khi thực hiện các cam kết WTO. Xây dựng chính sách hỗ trợ hoặc hạn chế và xác định các hƣớng phát triển tầm trung hạn và dài hạn để doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp. - Tiếp tục cải thiện chính sách thƣơng mại và đầu tƣ, thay đổi chế độ nhập khẩu theo hƣớng hiện đại hoá và làm tăng tính minh bạch của hệ thống thuế quan, các hàng rào phi thuế quan. Đặc biệt đối với các biện pháp phi thuế quan, Chính phủ cần thiết lập hệ thống các biện pháp phi thuế quan hoàn chỉnh, đồng bộ cho phép sử dụng linh hoạt, hài hoà với mục tiêu bảo hộ nhƣng có kỳ hạn. - Cần xây dựng các chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ tự vệ và xây dựng quy chế xuất xứ hàng hoá làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ thƣơng mại với các quốc gia. - Tạo điều kiện cho Tisco và các doanh nghiệp thép có khả năng cạnh tranh về quy mô bằng việc đẩy nhanh tiến độ chƣơng trình cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có quy mô và năng lực sản xuất đúng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa. - Sớm khắc phục sự bất cập và những mâu thuẫn giữa các bộ luật với nhau, điển hình nhƣ bộ luật Thƣơng mại và luật Môi trƣờng mâu thuẫn đã gây khó khăn lớn cho việc nhập thép phế của Tisco, hay nhƣ Quy chế thép xây dựng hiện nay còn nhiều bất cập, gây nên phản ứng không đồng tình của giới doanh nghiệp. 71 - Tình hình thực tiễn hiện nay của nƣớc ta cho thấy còn thiếu nhiều luật, chính sách mới. Đặc biệt cấp thiết nhất là sớm hoàn thiện và ban hành luật Cạnh tranh nhằm tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng, vì vậy việc tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh là nhằm phát huy những ƣu điểm và hạn chế những nhƣợc điểm của hoạt động cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, của ngƣời tiêu dùng và của cả nền kinh tế.  Phát huy tính năng động của Tisco và các doanh nghiệp thép Hỗ trợ doanh nghiệp chủ yếu bằng chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tối thiểu hoá những chính sách ƣu tiên, ƣu đãi. Càng ban hành nhiều chính sách ƣu đãi càng tạo ra môi trƣờng khập khiễng, Nhà nƣớc hao tổn tài lực, doanh nghiệp tốn công chạy cửa, tiêu cực, tham nhũng có đất phát triển. Khuyến khích mở rộng cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Cần có pháp luật kiểm soát đi tới xoá bỏ độc quyền, mở rộng cạnh tranh. Cần tiến hành rà soát loại bỏ các yếu tố, các khâu độc quyền tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển. Nhất quán quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử trong luật pháp, chính sách và cả thái độ ứng xử của công chức lúc thi hành công vụ. 2. Tăng cƣờng hỗ trợ tài chính Tài chính là vấn đề nan giải bức thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, Nhà nƣớc cần có những biện pháp tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhƣng cũng cần thống nhất quan điểm rằng, với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng thì phải đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, chấm dứt cơ chế “xin, cho” với việc cấp phát vốn từ ngân sách. Để làm đƣợc điều này, các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các loại nguồn vốn khác nha. Vì vậy, các giải pháp chủ yếu là: * Nhà nƣớc cần sớm quy hoạch, định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này là rất quan trọng trong việc khuyến khích các chủ doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh. Chính phủ cần nắm bắt kịp thời thực trạng doanh 72 nghiệp và nắm bắt các hoạt động hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức quốc tế từ đó quy các nguồn vốn này vào một đầu mối để quản lý, doanh nghiệp sẽ dễ tiếp cận khi cần vay vốn. Trên thực tế, hiện nay chỉ có một số quỹ hỗ trợ thực sự có hiệu quả đối với các doanh nghiệp. * Tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ quá trình tự do hoá thƣơng mại, cần phải tăng tính linh hoạt của các nguồn lực, đặc biệt là vốn giữa các ngành để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong điều kiện các ngân hàng thƣơng mại và các ngân hàng Nhà nƣớc thừa vốn nhƣng các doanh nghiệp lại thiếu vốn, ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng Nhà nƣớc cần có những chính sách giải quyết phù hợp: - Cải cách thủ tục thẩm định tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán đƣợc quốc tế thừa nhận, đƣa ra các khuyến khích nhằm làm tăng khả năng sinh lời vốn tín dụng. - Đảm bảo hoạt động ngân hàng thận trọng và an toàn bằng khuôn khổ luật pháp, quy định và giám sát. - Ban hành quy chế tạo lòng tin cho khách hàng, cải tiến các dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại. - Nới lỏng việc quản lý ngoại hối, đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục thế chấp và chuyển nhƣợng đất đai. Các ngân hàng nên thay đổi và bổ sung quá trình xét duyệt cho vay, không nên quá coi trọng tài sản thế chấp, vì trong những năm qua tài sản thế chấp đã chứng tỏ không phải là vật đảm bảo vay tiền phù hợp và duy nhất, mà nên cho vay dựa vào thực trạng doanh nghiệp. Cho vay cần chú ý đến khả năng, nhu cầu, thực trạng của doanh nghiệp để có tín dụng phù hợp với họ. - Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp. Quỹ này đóng vai trò nhƣ một tổ chức trung gian giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, là một định chế tài chính phi lợi nhuận nằm trong hệ thống ngân hàng và sự giám sát của ngân hàng Nhà nƣớc. * Ngoài hệ thống ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc nên quan tâm đến việc thành lập các công ty cho thuê tài chính, các doanh nghiệp có thể đề nghị các công ty này thuê tài sản và bất động sản mà họ dự kiến, ký hợp đồng với các công ty cho 73 thuê tài chính và có sự hứa hẹn về bán tài sản tuỳ theo tình hình. Đây là cách thức cung cấp vốn rất khả thi cho doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay. * Tiếp tục cải cách các chính sách tài chính theo hƣớng phù hợp với các cam kết quốc tế, minh bạch, dễ dự đoán. Đó là việc tiếp tục hoàn thiện các luật thuế và triển khai thực hiện các sắc thuế để cùng lúc có thể đạt đƣợc các mục tiêu: tăng thu ngân sách, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích luỹ để mở rộng sản xuất. * Nhà nƣớc cần có các biện pháp quản lý giá cả những mặt hàng độc quyền nhằm giảm chi phí đầu vào nhƣ giá cƣớc vận tải, giao thông, thông tin điện, nƣớc,...để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trƣờng bằng giá cả sản phẩm. 3. Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin Để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong môi trƣờng hiện nay, Tisco cũng nhƣ các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến phát triển công nghệ và xây dựng hệ thống thông tin. Trong bƣớc đầu khó khăn, Nhà nƣớc cần tăng tỉ lệ chi ngân sách cho khoa học công nghệ và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp. - Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác đào tạo, bổ sung, tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên viên ở các bộ, ngành làm công tác hội nhập. Đồng thời có cơ chế tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận này một cách chặt chẽ hơn. - Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần mở rộng chƣơng trình giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với những nguyên tắc của nền kinh tế hội nhập, những cơ hội và thách thức với họ, những kinh nghiệm các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới đã thành công trong hội nhập, những điển hình trong nƣớc chuẩn bị tốt cho hội nhập... để tạo ra tâm lý tích cực chuẩn bị hội nhập trong toàn nền kinh tế. - Nhà nƣớc cần có chính sách và tạo điều kiện để hình thành nên các “làng khoa học”, “chợ công nghệ”, khu công nghệ cao để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận mua bán công nghệ, và để các ứng dụng của nghiên cứu khoa học nhanh chóng đi vào sản xuất. Việc xây dựng “chợ công nghệ” có thể tham khảo mô hình của Trung Quốc hiện nay với một loạt các chính sách đồng bộ nhƣ: các quy định pháp lý về hoạt động của chợ, hình thức và địa điểm của chợ, những đối tƣợng tham gia chợ, các chế tài khuyến khích và đảm bảo quyền lợi của các bên mua và bán,.. 74 - Các quy định về xuất nhập khẩu công nghệ cũng cần có những cải tiến để sự di chuyển của nguồn lực sản xuất này thực sự dễ dàng, đúng với yêu cầu của tự do hoá thƣơng mại và hội nhập quốc tế. - Áp dụng biện pháp tin học hoá vào hoạt động kinh doanh thông qua việc hoà mạng với hệ thống thông tin đã có trên thế giới. Nhà nƣớc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng tin học có thể nối mạng với Internet nhằm thu thập thông tin ở thị trƣờng. Cụ thể có thể tiến hành một số giải pháp sau:  Thành lập các ngân hàng dữ liệu về các loại hình doanh nghiệp, về thị trƣờng, công nghệ, thể chế…để cung cấp hoặc bán cho các doanh nghiệp thƣờng xuyên với giá thấp. Điều này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh nhƣng vừa hạn chế đƣợc những tiêu cực, những hiện tƣợng lừa đảo trong kinh doanh…  Xây dựng website của tỉnh, thành phố và một số website chuyên ngành. Nối mạng giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc với doanh nghiệp. Cập nhật hàng tuần (tháng, quý, năm) và thông báo rộng rãi những thông tin về pháp luật, chính sách quy định của Nhà nƣớc; thông tin về nhu cầu, về tình hình biến động giá cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc…  Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu và sử dụng các phƣơng tiện quản lý thông tin hiện đại, tiếp cận với mạng Internet để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại trong nƣớc và ngoài nƣớc. - Dƣới tác động của khoa học công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm xuất hiện hình thức thƣơng mại tiên tiến- thƣơng mại điện tử. Doanh nghiệp nƣớc ta tuy quy mô còn nhỏ và hoạt động trên một thị trƣờng hạn chế, nhƣng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thƣơng mại điện tử, nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử có thể tiến hành từng bƣớc, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến kinh doanh, dƣới hình thức mở website quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trƣờng và bán hàng trên mạng,...Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng. 4. Phát triển nguồn nhân lực 75 Cho đến nay, lao động có trình độ giáo dục cao và giá rẻ vẫn đƣợc xem là lợi thế so sánh lớn của Việt Nam so với nhiều nƣớc đang phát triển khác trên thế giới nói chung và so với một số nƣớc trong khu vực nói riêng. Tuy nhiên việc khai thác triệt để lợi thế này để trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, công nghệ hiện đại thƣờng sử dụng rất ít lao động, do vậy lao động dồi dào, giá rẻ không còn là lợi thế trong tƣơng lai nữa. Một nền kinh tế tri thức không chỉ đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến mà nó còn là sự phát huy trình độ dân trí để tiếp nhận tri thức. Vì vậy để tiếp tục phát huy ƣu thế so sánh về lao động, các giải pháp cần thực hiện ngay là: - Cần có những cải cách mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo, cùng lúc chú trọng xây dựng mặt bằng dân trí chung kết hợp với xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao và đào tạo nhân tài. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nội dung đào tạo để phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện đại của thế giới trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo kỹ sƣ thực hành và công nhân lành nghề. - Gắn chặt đào tạo với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Các trƣờng, trung tâm đào tạo ngoài việc căn cứ vào nhu cầu sử dụng của xã hội để xác định chỉ tiêu tuyển sinh còn có thể nhận đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời tạo ra mối liên kết giữa thị trƣờng sức lao động với các đơn vị sản xuất kinh doanh, với các trung tâm xúc tiến việc làm và các cơ sở đào tạo nghề. - Coi trọng đào tạo nghề, nhằm khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ, tăng dần chất lƣợng của đội ngũ lao động, tiết kiệm chi phí xã hội và giảm dần sức ép đối với các trƣờng đại học. - Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ, các dự án và chuyên gia quốc tế, các công ty nƣớc ngoài trong đào tạo tại chỗ, nhanh chóng nâng cao tay nghề của lao động. - Các doanh nghiệp cũng tự xác định cho mình nhiệm vụ đào tạo thông qua đào tạo tại chỗ, không dừng lại ở chỗ chỉ nâng cao tay nghề, mà còn phải dành kinh phí để đào tạo lực lƣợng lao động kế cận cho chiến lƣợc phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, các giải pháp trình bày trên đây chỉ là một phần nhỏ và chỉ mang tính khái quát định hướng. Việc tìm ra các biện pháp cụ thể thiết thực hơn cần có sự nghiên 76 cứu sâu rộng, đầu tư lớn về tài chính và công sức. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng lâu dài nên Tisco và các doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình cụ thể, phán đoán những diễn biến của thị trường để có quyết sách phù hợp hơn, xác thực hơn. Đồng thời Nhà nước cũng cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ này, bởi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ quyết định sự hưng vong của riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế quốc dân. KẾT LUẬN Việc phân tích, đƣa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Gang Thép Thái Nguyên nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ là yêu cầu cấp bách thƣờng xuyên đối với các nhà nghiên cứu quản lý kinh tế và ban lãnh đạo từng doanh nghiệp. Để làm tốt công việc này cần có các giải pháp đồng bộ từ hai phía, phía Nhà nƣớc và phía doanh nghiệp. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài khoá luận, em đã nghiên cứu đƣợc một số nội dung chính sau: Một là, khoá luận đã hệ thống hoá đƣợc một số cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh; lựa chọn phƣơng pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp với các nhân tố thích hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Đồng thời khóa luận cũng trình bày khái quát những thời cơ và thách thức của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Chính những tác động này đã tạo nên tính cấp thiết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hai là, sử dụng khung lý thuyết đã trình bày để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Nhìn chung Tisco là công ty có năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhƣng trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế nhƣ hiện nay Tisco đã bộc lộ những mặt còn yếu kém. Hiện tại Tisco còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ: trình độ công nghệ còn thấp kém so với các doanh nghiệp liên doanh và so với trình độ trung bình của thế giới, nguồn 77 nhân lực có kỹ thuật cao còn hạn chế, chi phí sản xuất kinh doanh lớn, hoạt động marketing còn yếu...Những yếu kém này sẽ gây nhiều khó khăn cho Tisco trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Ba là, trên cơ sở thực trạng đó, khóa luận đã đƣa ra những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Tisco từ phía công ty: hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đầu tƣ đổi mới công nghệ, tích cực giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng hoạt động marketing. Đồng thời khóa luận cũng trình bày các giải pháp từ phía Nhà nƣớc: hoàn thiện chính sách, hỗ trợ về tài chính, công nghệ, cải tiến giáo dục đào tạo phát triển nhân lực. Qua việc phân tích trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể là công ty Gang Thép Thái Nguyên, em hy vọng từ đó có thể hiểu hơn về năng lực cạnh tranh, góp phần đƣa ra những biện pháp cho các doanh nghiệp thép nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, Nhà nƣớc sẽ còn tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật theo hƣớng giảm sự bảo hộ. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, thống nhất trong chiến lƣợc phát triển vì lợi ích chung, tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh, nhƣ vậy mới có thể tự bảo vệ mình, đứng vững trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ khoa học và đào tạo -Viện chiến lƣợc phát triển, Tổ chức phát triển công nghệ liên hiệp quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính – Vụ Chính sách tài chính (2003), Những điều cần biết và khả năng cạnh tranh về giá cả một số hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ ASEAN trong khi thực hiện cắt giảm thuế tham gia hội nhập AFTA/ASEAN, Nxb Tài chính, Hà Nội. 3. C.Mác (1978), Các Mác – AngGhen toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội. 4. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Công ty Gang Thép Thái Nguyên – Ban Quản lý dự án (2005), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II công ty Gang Thép Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6. Công ty Gang Thép Thái Nguyên (2000 – 2006), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng nhiệm vụ, Thái Nguyên. 7. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đễ (2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001- 2010, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 9. Hiệp hội thép Việt Nam, Bản tin nội bộ các tháng năm 2006, Hà Nội. 10. Trần Thanh Lâm (2006), Quản trị công nghệ, Nxb Văn hóa Sài Gòn, tp. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Ngọc (1980), Tìm hiểu công nghệ luyện thép, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 12. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội. 13. Tạp chí Công nghiệp, Chuyên san công nghiệp thép Việt Nam trên con đƣờng hội nhập (2000). 79 14. Võ Trí Thành (2001), Báo cáo chuyên đề “Những quan niệm và khung khổ phân tích tính cạnh tranh”- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, Hà Nội. 15. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại của Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 16. Thái Thanh, Nâng cao năng lực cạnh tranh: Cần làm từ nhiều phía, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 3/7/2003, tr11và 51, Tp. Hồ Chí Minh. 17. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, Nxb Thế giới, Hà Nội. 18. Từ điển thuật ngữ kinh tế học(2000), Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr 349, Hà Nội. 19. Nguyễn Quốc Việt (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 20. Adam J.H (1993), Longman dictionary of business English, Longman York Press. 21. John N. Petroff (1993), Handbook of MRP II and JIT- Strategies for Total Manufacturing Control, Prentice Hall. 22. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Firms in Global Industries, The Competitive Advantage of Nations New Introduction, The Free Press. 23. Paul Krugman (1994), International Economics, MIT press. Website 24. truy cập ngày 05/09/2007. 25. truy cập ngày 25/09/2007. 26. 8, truy cập ngày 01/10/2007. 80 27. truy cập ngày 20/09/2007. 28. truy cập ngày 28/09/2007. 29. truy cập ngày 03/10/2007. 30. truy cập ngày 3/10/2007. 31. truy cập ngày 29/09/2007. 32. truy cập ngày 05/10/2007. 33. truy cập ngày 28/09/2007. 34. truy cập ngày 05/10/2007. 35. thời gian truy cập 10/2007. 36. truy cập ngày 29/09/2007. 37. thời gian truy cập 9-10/2007. 38. truy cập ngày 30/09/2007. 39. truy cập ngày 27/09/2007. 40. AA8B8475FC3CE9?action=VIEW&id=2627, truy cập ngày 06/10/2007. 81 PHỤ LỤC Bảng 1: Tính chất cơ lý của các sản phẩm thép Tisco Nhóm mác thép Đƣờng kính Giới hạn chảy Giới hạn đứt Độ dãn dài CT38 6  8 240 380 25 SD 295A D10  D40 295 440  660 16 20MnSi D10  D40 300 500 19 CT51 D10  D40 300 500 19 SD390 D10  D40 390  510 560 16 25Mn2Si D10  D40 390 560 14 Nguồn: Phòng quản lý chất lượng của Tisco. Bảng 2: Tiêu chuẩn chất lƣợng một số sản phẩm của Tisco Quy cách Loại hàng Tiêu chuẩn sản phẩm Mác thép Độ bền kéo Thép cuộn và thép thanh Cuộn, thanh TCVN 1651-85 CT33-CT42 380 - 480 Thép vằn D10-D40 Thanh TCVN 1651-85 “ JIS-G 3112 “ CT51 20MnSi SD295A SD390 >500 “ 440-600 >560 Thép hình - Thép góc L25 đến L130 - Thép I100 đến I160 - Thép C65 đến C160 Thanh TCVN 1656-93 TCVN 1656-75 TCVN 1654-75 JIS G3192-1994 CT33-CT42 “ SS540 SS400 340 - 520 “ >540 400 - 510 Nguồn: Phòng quản lý chất lượng của Tisco. 82 Bảng 3. Dự tính tiêu dùng vật liệu thép ở các vùng Nội dung Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Số lƣợng (ngàn tấn) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngàn tấn) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngàn tấn) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngàn tấn) Tỉ lệ (%) Tổng nhu cầu 6.470 100 10.000 100 16.000 100 20.000 100 Miền nam 3.235 50 5.000 50 8.000 50 10.000 50 Miền Bắc 2.588 40 4.000 40 6.400 40 8.000 40 Miền Trung 647 10 1.000 10 1.600 10 2.000 10 Thép cán cây dài 3.550 55 5.000 50 7.200 45 8.000 40 Miền nam 1.775 50 2.500 50 3.600 50 4.000 50 Miền Bắc 1.420 40 2.000 2.880 40 3.200 40 Miền Trung 355 10 500 10 720 10 800 10 Thép cán dẹt 2.920 45 5.000 50 8.800 55 12.000 60 Miền nam 1.460 50 2.500 50 4.400 50 6.000 50 Miền Bắc 1.168 40 2.000 40 3.520 40 4.800 40 Miền Trung 292 10 500 10 880 10 1.200 10 Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam. 83 Bảng 4: Tiêu thụ theo kênh phân phối năm 2006 của Tisco TT Hộ tiêu thụ ĐVT Kế hoạch năm 2006 Thực hiện năm 2006 Tỷ lệ % so với KH So với năm 2005 Tổng Tấn 450.000 473.330 100,00 105,05 I Kênh 1: CN, cửa hàng và đơn vị Tấn 300.000 356.000 119,54 122,32 A Chi nhánh, cửa hàng Tấn 275.000 320.000 118,68 121,26 Cn Hà Nội Tấn 155.000 172.000 109,77 126,62 Cn Nghệ An Tấn 40.000 40.000 93,10 114,63 Cn Quảng Ninh Tấn 35.000 28.000 86,47 117,74 Cn Thanh Hoá Tấn 30.000 40.000 137,91 105,04 Xn phế liệu kim loại Tấn 30.000 24.300 81,00 145,50 Cn Đà Nẵng Tấn 15.000 15.700 104,99 134,12 B Các đơn vị thành viên Tấn 25.000 31.000 129,05 124,91 II Kênh 2: khách hàng truyền thống Tấn 72.500 67.000 92,55 51,25 III Kênh 3: các đơn vị trong VSC Tấn 2.000 3.200 160,75 71,34 IV Kênh 4: nhà phân phối các tỉnh Tấn 20.000 16.900 84,52 135,34 V Kênh 5: đại lý hoa hang Tấn 20.000 14.450 72,23 135,92 VI Kênh 6: Xuất khẩu Tấn 15.000 15.700 104,46 400,05 Nguồn:Báo cáo tiêu thụ năm 2006 của Tisco. 84 Bảng 5: Năng lực và kế hoạch sản xuất thép cán của Tisco Nguồn: Báo cáo khả thi dự án mở rộng giai đoạn II của Tisco. Bảng 6: Năng lực và kế hoạch sản xuất phôi thép của Tisco Nguồn: Báo cáo khả thi dự án mở rộng giai đoạn II của Tisco. Thuyết minh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010 Năng lực Sản lƣợng Năng lực Sản lƣợng dự tính Năng lực Sản lƣợng dự tính Năng lực Sản lƣợng dự tính Xƣởng cán hiện có 330 330 330 330 330 330 330 330 Xƣởng cán cao tốc xây mới - - 400 350 400 400 400 400 Cộng 330 330 730 680 730 730 730 730 Thuyết minh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 ~ 2010 Năng lực Sản lƣợng dự tính Năng lực Sản lƣợng dự tính Năng lực Sản lƣợng dự tính 2006 2010 Sản xuất thép hiện có 250 250 250 250 250 250 250 Xƣởng thép xây mới 500 500 500 Tổng cộng 250 250 250 250 750 650 750

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3919_2198.pdf
Luận văn liên quan