Đề tài Nâng cao năng suất lao động của công ty Dệt may Thái tuấn và Một số công ty khác
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hưởng ứng chủ trương phát nội lực, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Nhiều Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng những nhà máy hiện đại, công nghệ cao thúc đẩy mạnh sản xuất, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mà phát triển kinh tế suy cho cùng là phát triển của lực lượng sản xuất (gồm tư liệu sản xuất và người lao động).
Vì vậy muốn kinh tế kinh tế phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất trong đó cùng với việc bảo tồn và xử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, khoa học và công nghiệp, đặc biệt là trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến vì đó là những động lực chủ yếu để nâng cao năng suất lao động. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường cùng với tác động của quy luật giá trị cạnh tranh cung cầu kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động đã mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh.
- Vậy thì thế nào là nâng cao năng suất lao động?
- Để nâng cao năng suất lao động ta phải làm gì?
- Tình hình nâng cao năng suất lao động trong các Công ty ở nước ta như thế nào?
- Nâng cao năng suất lao động đã giúp gì cho sự phát triển kinh tế cũng như thu nhập quốc dân?
Những câu hỏi trên là những thắc mắc của em về vấn đề nâng cao năng suất lao động. Và qua hai kỳ học về môn kinh tế chính trị các thầy cô trong khoa đã giải đáp cho em thắc mắc đó. Những gì em trình bày ở tiểu luận này là những kiến thức em đón nhận từ các bài giảng của thầy cô cùng với sự tham khảo các tài liệu và vận dụng thức tế. Em viết bài tiểu luận này mong muốn trình bày hiểu biết của mình về lý luận kinh tế của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sẽ được các thầy cô, những người đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tiểu luận này, góp ý kiến phê bình, bổ khuyết để em có được bài tiểu luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
B. NỘI DUNG
I. THẾ NÀO LÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG?
Trước hết lao động được coi là sự tiêu hoá sức lực của con người nói chung. Lao động sản xuất hàng hoá có hai mặt là lao động cụ thể và lao động trìu tượng trong đó lao động trìu tượng tạo nên giá trị hàng hoá. Giá trị hàng hoá đã do lao động trìu tượng tạo nên, thì số lượng giá trị của hàng hoá tất phải đo bằng thời gian lao động. Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá càng dài thì số lượng giá trị của hàng hoá càng lớn. Quyết định số lượng giá trị của hàng hoá phải là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Vì vậy thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá trong điều kiện bình thưoừng của xã hội với kỹ năng trung bình, cường độ lao động trung bình. Trong khi đó lượng giá trị của hàng hoá là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Mà thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động cùng với lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết sản xuất ra hàng hoá càng giảm lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm thì thời gian cần thiết để sản xuất càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Như vậy muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống thì ta phải tăng năng suất lao động.
Nói một cách cụ thể: Nâng cao năng suất lao động là tăng năng suất sản xuất của người lao động hay nói cách khác là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết, kèm theo nâng cao năng lực sản xuất là nâng cao về máy móc, khoa học kỹ thuật tiên tiến để làm tăng sản phẩm.
Nhưng tăng năng suất lao động không phải là tăng cường độ lao động. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động khác nhau. Đối với lượng giá trị của hàng hoá, cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của người lao động. Khi lao động tăng thì lượng lao động bị hao phí trong một đơn vị thời gian cũng gia tăng và lượng sản phẩm được taọ ra tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5580 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao năng suất lao động của công ty Dệt may Thái tuấn và Một số công ty khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hưởng ứng chủ trương phát nội lực, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Nhiều Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng những nhà máy hiện đại, công nghệ cao thúc đẩy mạnh sản xuất, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mà phát triển kinh tế suy cho cùng là phát triển của lực lượng sản xuất (gồm tư liệu sản xuất và người lao động).
Vì vậy muốn kinh tế kinh tế phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất trong đó cùng với việc bảo tồn và xử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, khoa học và công nghiệp, đặc biệt là trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến vì đó là những động lực chủ yếu để nâng cao năng suất lao động. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường cùng với tác động của quy luật giá trị cạnh tranh cung cầu kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động đã mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh.
Vậy thì thế nào là nâng cao năng suất lao động?
Để nâng cao năng suất lao động ta phải làm gì?
Tình hình nâng cao năng suất lao động trong các Công ty ở nước ta như thế nào?
Nâng cao năng suất lao động đã giúp gì cho sự phát triển kinh tế cũng như thu nhập quốc dân?
Những câu hỏi trên là những thắc mắc của em về vấn đề nâng cao năng suất lao động. Và qua hai kỳ học về môn kinh tế chính trị các thầy cô trong khoa đã giải đáp cho em thắc mắc đó. Những gì em trình bày ở tiểu luận này là những kiến thức em đón nhận từ các bài giảng của thầy cô cùng với sự tham khảo các tài liệu và vận dụng thức tế. Em viết bài tiểu luận này mong muốn trình bày hiểu biết của mình về lý luận kinh tế của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sẽ được các thầy cô, những người đã hướng dẫn giúp em hoàn thành tiểu luận này, góp ý kiến phê bình, bổ khuyết để em có được bài tiểu luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
B. NỘI DUNG
I. THẾ NÀO LÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG?
Trước hết lao động được coi là sự tiêu hoá sức lực của con người nói chung. Lao động sản xuất hàng hoá có hai mặt là lao động cụ thể và lao động trìu tượng trong đó lao động trìu tượng tạo nên giá trị hàng hoá. Giá trị hàng hoá đã do lao động trìu tượng tạo nên, thì số lượng giá trị của hàng hoá tất phải đo bằng thời gian lao động. Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá càng dài thì số lượng giá trị của hàng hoá càng lớn. Quyết định số lượng giá trị của hàng hoá phải là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Vì vậy thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá trong điều kiện bình thưoừng của xã hội với kỹ năng trung bình, cường độ lao động trung bình. Trong khi đó lượng giá trị của hàng hoá là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Mà thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động cùng với lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết sản xuất ra hàng hoá càng giảm lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm thì thời gian cần thiết để sản xuất càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Như vậy muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống thì ta phải tăng năng suất lao động.
Nói một cách cụ thể: Nâng cao năng suất lao động là tăng năng suất sản xuất của người lao động hay nói cách khác là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết, kèm theo nâng cao năng lực sản xuất là nâng cao về máy móc, khoa học kỹ thuật tiên tiến để làm tăng sản phẩm.
Nhưng tăng năng suất lao động không phải là tăng cường độ lao động. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động khác nhau. Đối với lượng giá trị của hàng hoá, cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của người lao động. Khi lao động tăng thì lượng lao động bị hao phí trong một đơn vị thời gian cũng gia tăng và lượng sản phẩm được taọ ra tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi.
Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động nó khác xa với tác động cũng như nâng cao năng suất lao động là nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật, máy móc tân tiến sự quản lý sản xuất cũng như sự hiểu biết sáng tạo của người lao động trong sản xuất và cả nâng cao tăng lên về số lượng sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
II. LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG?
(Các biện pháp nâng cao năng suất lao động)
Như pần trên ta đã nói về nâng cao năng suất lao động thì ta có thể nói rằng nâng cao năng suất lao động là một mặt thể hiện được trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động, một mặt thể hiện là một động lực để phát triển kinh tế là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ suất lợi nhuận cũng như tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vây là phải có những biện pháp nào để nâng cao năng suất lao động?
Như ta đã biết: Khoa học và công nghệ là thành tựu văn minh nhân loại nhưng hiệu quả sử dụng khoa học công nghệ lại tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước. Nếu biết lựa chọn công nghệ phù hợp với tiềm năng, nguồn lực của đất nước trình độ vận dụng vào quản lý thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Nó không chỉ là một động lực cho sự phát triển kinh tế mà nó còn là một nền tảng vững chắc và chủ chốt cho việc nâng cao năng suất lao động.
Muốn vậy thì cần phải có chính sách khoa học công nghệ đúng đắn, tạo những điều kiện cần thiết khuyến khích sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng trưởng mở rộng hợp tác, liên kết chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến để hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới.
Nâng cao năng suất lao động là quá trình làm tăng năng lực sản xuất của người lao động, tăng năng suất của máy móc và làm tăng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Do vậy sẽ làm giảm chi phí lao động xã hội cần thiết để chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm.
Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm môt cách nhanh nhất. Áp dụng máy móc hiện đại sẽ giải phóng nặng nhọc nguy hiểm, giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí về tiều lương đồng thời kéo dài đó là chất lượng sản phẩm sẽ không ngừng tăng lên. Đưa những thành tựu về công nghệ thông tin vào trong sản xuất cũng như quản lý.
Đưa máy vi tính vào trong hệ thống điều hành sản xuất để tăng độ chính xác, chặt chẽ và nhanh gọn. Nó là một trong những cánh tay đắc lực cho cán bộ để quản lý tốt hơn.
Nâng cao trình độ của công nhân: là một hoạt động không ngừng để nâng cao trình độ tổ chức quản lý, sử dụng lao động. Vì khi biết tổ chức quản lý khi sử dụng lao động hợp lý khoa học sẽ làm giảm lãng phí ngày công, giúp công nhân phát huy khả năng năng lực của mình, say mê hơn trong công việc đồng thời phát minh ra những sáng kiến trong công việc cũng như sản phẩm.
III. TÌNH HÌNH NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY DỆT MAY THÁI TUẤN VÀ MỘT SỐ CÔNG TY KHÁC.
1. Tình hình kinh tế của thời buổi sơ khai của Công ty Dệt may Thái Tuấn.
Hưởng ứng chủ trương phát huy nội lực phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Công ty đã mạnh dạn đón nhận và xem đó là cẩm nang cho hành động và đi đến quyết định "Phải xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp dệt với mục tiêu trước mắt là bằng mọi cách phải nhanh chóng sản xuất ra những sản phẩm thay thế hàng nhập để phục vụ người tiêu dùng và tiết kiệm ngoại tệ cho nước nhà".
Từ một mảnh ruộng nhiều phèn, sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả tại phường Đông Hưng Thuận - huyện Hooc Môn (trước đây) Công ty đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy hiện đại với công nghệ của Nhật Bản. Đầu quý 2/1995 quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt số 1với diện tích khoảng 6.000m2 trên tổng diện tích mặt bằng là 21.000m2 với chi phí đầu tư 5 triệu USD. Đến đầu tháng 04/1996. Nhà máy dệt số 1 đã đi vào sản xuất những mét vải mộc đầu tiên chính thức giới thiệu với thị trường trong nước một loại sản phẩm cao cấp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam - Vải Gấm - đáp ứng nhu cầu vải cao cấp của người tiêu dùng.
Với một quá trình hình thành khó khăn và gian nan như vậy. Tại sao Công ty dệt may Thái Tuấn lại có được một thương hiệu nổi tiếng như ngày hôm nay?....
2. Quá trình hội nhập kinh tế, Công ty đã đưa khoa học hiện đại vào nền sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
Ngay từ buổi đầu thành lập Công ty dệt may Thái Tuấn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại theo công nghệ của Nhật Bản.
Từ tháng 04/1997, Công ty đã tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy Nhuộm trên diện tích 2.600m2 nhằm khép kín quy trình sản xuất.
Sau ba năm hoạt động có hiệu quả. Tháng 03/1999 Công ty tiếp tục đầu tư phân xưởng Dệt số 2, với tổng diện tích khoảng 2.800m2. Tổng vốn đầu tư cho dự án này khoảng 8,6 tỷ đồng và 2,6 triệu USD để sản xuất ra những sản phẩm cao cấp mà trong nước hoàn toàn chưa sản xuất được.
Đầu tháng 7/2001: Bằng nguồn lợi nhuận, khấu hao tích luỹ qua các năm Công ty Thái Tuấn quyết định mua lại Công ty Dệt T & TT với giá trị trên 20 tỷ đồng. Với tên gọi là Nhà máy Dệt 2 được xây dựng trên tổng diện tích 20.000m2 gồm 350 máy móc thiết bị hiện đại toạ lạc tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc - Bình Chánh nâng sản lượng lên 10 triệu mét/năm. Cho đến nay Công ty vừa trực tiếp sản xuất, vừa trực tiếp kinh doanh các sản phẩm của chính mình và hiện giờ Công ty Dệt may Thái Tuấn đã trở thành thương hiệu lớn tại Việt Nam. Điều đó đã nhờ sự tổ chức quản lý đúng đắn, hợp lý cùng sự liên tục thay đổi cải tiến, áp dụng khoa học tiên tiến để góp phần nâng cao năng suất lao động.
Và điều đáng nói ở đây là Công ty luôn tiếp thu những công nghệ khoa học tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với đội ngũ công nhân được đào tạo có tay nghề, trình độ cao. Do vậy Công ty luôn luôn xuất hiện những sản phẩm dệt may mới.
3. Những sự quản lý chặt chẽ, hợp lý trong khâu áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật đã giúp Công ty được những gì?
( Kết quả của nâng cao năng suất lao động).
Chính sự liên tục cải tiến, áp dụng khoa học tiên tiến. Nâng cao tay nghề công nhân góp phần rất lớn vào nâng cao năng suất lao động, góp phần cho Công ty đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Tổng sản lượng sản xuất qua các năm hơn 20 triệu mét
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 60%.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm đạt 35% trên vốn chủ sở hữu.
Từ 6/1966 đến 12/2001 nộp ngân sách 86 tỷ, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Liên tục trong 5 năm đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và năm 2004 thương hiệu Thái Tuấn đã giành được giải nhất hàng Việt Nam Chất lượng cao.
Doanh thu hàng năm luôn tăng.
+ Năm 1998: 100,3 tỷ đồng, đạt 124,29% so với năm 1997
+ Năm 1999: 194,3 tỷ đồng, đạt 194,28% so với năm 1998
+ Năm 2000: 217,6 tỷ đồng, đạt 111,62% so với cả năm 1999.
+ Năm 2001: 220 tỷ đồng
+ Năm 2002: 264 tỷ đồng.
Giải quyết việc làm cho hơn 1200 lao động với tay nghề cao trình độ cao.
Với con số đáng lưu ý và luôn không ngừng tăng như vậy ta có thể nhận ra rằng: Nâng cao năng suất lao động là một động lực mạnh mẽ giúp cho nền kinh tế sản xuất không ngừng phát triển.
4. Công ty Xi măng Hà Tiên.
Công ty xi măng Hà Tiên là một trong những Công ty sản xuất xi măng nổi tiếng ở Việt Nam. Điều đó đã nhờ vào sự quản lý có đầu óc với sự áp dụng có khoa học những công nghệ hiện đại:
Hệ thống nghiền xi măng đồng bộ với chu kỳ khép kín hiện đại, khả năng cung ứng cho thị trường 300.000 tấn/năm.
Phối liệu tự động bằng hệ thống cân bằng định lượng được điều khiển bởi máy vi tính với độ chính xác cao.
Phòng thử nghiệm với trang thiết bị hiện đại chính xác do CHLB Đức, Italia và Trung Quốc cung cấp đội ngũ kỹ sư, kiểm nghiệm viên được đào tạo chuyên ngành.
Máy đóng bao với hệ thống cân điện tử chính xác.
Với những điều kiện chủ chốt như vậy mà năng suất lao động của Công ty luôn luôn cao.
C. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động. Được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để tạo ra một sản phẩm cũng như là một động lực không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế.
Trong thời buổi kinh tế hiện nay, nước ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt. Do vậy ta phải đưa ra được những đường lối đúng đắn để phát triển và ta nhận thấy rằng:
" Nâng cao năng suất lao động đã đóng vai trò rất lớn trong sản xuất hàng hoá cũng như thu nhập quốc dân nói riêng và sự phát triển kinh tế của nước ta cũng như thế giới nói chung"
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách kinh tế học phổ thông
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin
3. Sách kinh tế học Mác -Lênin
4. Các tài liệu sách báo khác
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng suất lao động của công ty Dệt may Thái tuấn & Một số công ty khác.doc