Đề tài Nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất

Trong sản xuất PLNC, mặc dù vấn đề công nghệ và thiết bị là vấn đề lớn, rất quan trọng. Tuy nhiên trong những năm qua nhờ sự cố gắng lớn của các nhà khoa học và các doanh nghiệp trong ngành mà đến nay trong sản xuất PLNC chúng ta đã có nhiều thành tựu, giải quyết được cácvấn đề cơ bản về năng suất, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Theo nhiều nhà phân tích, trong giai đoạn hiện nay, điểm “ thắt cổ chai” trong sản xuất PLNC không phải là vấn đề công nghệ hay thiết bị, mà là vấn đề thị trường và một số vấn đề khác.

pdf83 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao tính cạnh tranh và hướng đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc công nghiệp hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, như: đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng rộng rãi các phương thức tổ chức quản lý sản xuất hiện đại, cơ cấu lại lao động, thực hành tiết kiệm”. Ý kiến trên cũng bao hàm các nội dung chính của nhóm 3 giải pháp cụ thể mà các doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao NLCT của sản phẩm và nâng cao hiệu quả SXKD: 1/ Nhóm giải pháp thứ 1: Áp dụng công nghệ (và thiết bị) mới; 49 2/ Nhóm giải pháp thứ 2: Cải tiến quản lý; 3/ Nhóm giải pháp thứ 3: Sử dụng vốn hiệu quả. Đây là những giải pháp quan trọng nhất trong số nhiều giải pháp để góp phần tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Nhưng chính những giải pháp này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp coi trọng đúng mức. 3 nhóm giải pháp này có mối liên quan nhất định với nhau. Hiện nay câu hỏi chung được đạt ra với các doanh nghiệp là “làm thể nào sử dụng hiệu quả nhất đồng vốn và quản lý chặt hơn về tài chính?”. Giải đáp thỏa đáng câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được tối đa vốn vay ngân hàng, có khả năng tăng vòng quay vốn và giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn. Trong tình hình hiện nay do giá các loại nguyên liệu có xu hướng ngày càng tăng cao, nhất là nguyên liệu nhập khẩu, vì thế hầu hết các doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch dự trữ nguyên liệu, phụ tùng thay thế, tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu và vật tư đầu vào nhằm giảm tối đa vốn đầu tư và vốn lưu động phục vụ sản xuất. Bởi vì nếu nếu có cơ số dự trữ hợp lý thì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả. Nếu dự trữ không đủ sẽ gây gián đoạn sản xuất và mất cơ hội thị trường, song nếu dự trữ quá thừa thì sẽ gây lãng phí và có thể tạo ra khoản lỗ đương nhiên khi giá vật tư, nguyên liệu hạ xuống hoặc do giảm phẩm cấp vật tư khi tồn kho lâu dài. Tuy nhiên dự trữ đến mức nào là hợp lý thì lại là một bài toán không dễ giải. Bên cạnh việc sử dụng vốn hiệu quả, các doanh nghiệp còn có điều kiện tích luỹ vốn từ nội bộ, cổ phần hoá, hợp tác, liên doanh để đẩy nhanh các dự án đầu tư, tăng năng lực sản xuất, thực hiện nhóm giải pháp thứ nhất để nâng cao NLCT. Sự chậm trễ trong đầu tư ắt sẽ làm tăng giá thành tài sản cố định và theo đó là tăng mức trả lãi suất đi vay, tăng khấu hao và cuối cùng là tăng giá thành sản phẩm. 50 Ngoài 3 giải pháp chính, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đặc biệt cần liên kết xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực vì đây là một yếu tố có tính quyết định trong quá trình phát triển. Các chuyên gia kinh tế nước ta đều nhất trí rằng việc giảm chi phí đầu vào sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố chủ quan là bản thân doanh nghiệp còn có những yếu tố khách quan nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Đó là cơ chế, chính sách, và hiệu quả quản lý của Nhà nước, tức là những giải pháp mang tính vĩ mô. Theo ông Lê Văn Được, về các giải pháp vĩ mô, Nhà nước cần tập trung một số vấn đề sau: - Tập trung sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. - Tăng cường sự phối hợp ngành trong việc tạo cơ hội cho việc giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp nguyên liệu như điện, than, nước và các dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông, v.v... - Phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. - Có chính sách khuyến khích áp dụng các giải pháp về công nghệ nhằm cơ cấu lại sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp, đặc biệt là lao động có trình độ cao, nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghệ cao. 51 - Rà xét, sửa đổi bổ sung các chính sách thuế, tài chính, giá cả phù hợp với lộ trình hội nhập, tạo điều kiện kiểm soát và hạn chế độc quyền. - Cải cách thủ tục hành chính trong mọi lĩnh vực quản lí. II.3. 3. Thực tế áp dụng các giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm công nghiệp: Ngành Giấy Nhiều doanh nghiệp trong ngành Giấy đã thực hiện cả 3 nhóm giải pháp để tiết kiệm chi phí đầu sản xuất. Thay đổi công nghệ sản xuất: Từ nhiều năm nay, giá nguyên liệu của ngành công nghiệp Giấy tăng cao đã buộc các doanh nghiệp trong ngành đã phải tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí đầu vào nhằm giảm giá thành sản phẩm. Công ty Giấy Tân Mai là một điển hình trong việc áp dụng công nghệ mới cho phép cơ cấu lại nguyên liệu, đưa tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu lên đến 75%. Công ty này đã ký hợp đồng với Công ty nguyên liệu giấy miền Nam và các công ty khác mua hàng trăm nghìn m3 gỗ lai keo để phục vụ kế hoạch sản xuất những năm 2004 và những năm sau. Thay đổi căn bản về nguyên liệu được coi là bước đột phá để Công ty Giấy Tân Mai giảm giá thành. Thay đổi quản lý: Một giải pháp quản lý mà các doanh nghiệp ngành Giấy hay áp dụng, đó là: Bố trí ca sản xuất hợp lý để hưởng giá điện ưu đãi vào giờ thấp điểm. Nhờ cách này, Công ty Giấy Việt Trì đã giảm định mức tiêu hao điện từ 1.000 kWh/tấn sản phẩm xuống còn 789 KWh/tấn sản phẩm chưa kể các định mức 52 khác như hơi, nước, hoá chất... cũng giảm đáng kể, giúp cho giá thành sản phẩm giấy bao bì công nghiệp của Công ty rẻ hơn sản phẩm giấy cùng loại nhập khẩu. Cải thiện tình hình tài chính: Bằng nhiều nỗ lực, các doanh nghiệp trong ngành Giấy đã cố gắng giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn lãi suất cao. Bằng cách này tỷ lệ nợ ngắn hạn của Công ty Giấy Tân Mai giảm còn 49% trong tổng dư nợ. Nếu so với nhiều năm trước đây hàng năm Tân Mai phải trả lãi vay ngân hàng 14 - 16 tỷ đồng thì sau khi áp dụng các giải pháp, lượng vay phải trả lãi vay chỉ giảm trên 50%, đặc biệt giảm được các khoản nợ ngắn hạn có mức lãi cao. Việc giám sát nợ chặt chẽ cũng giúp cho Công ty này giảm được dư nợ của khách hàng, tăng nhanh hiệu quả sử dụng đồng vốn. Ngành Than Tổng công ty Than Việt Nam trước đây (nay là Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam) đã thực hiện cả 3 nhóm giải pháp để tiết kiệm chi phí là áp dụng công nghệ mới, thay đổi cách quản lý và cải tiến công tác tài chính trong SXKD. Cụ thể Tổng Công ty này đã tăng cường phục hồi thiết bị tận thu than, bố trí lại lịch sản xuất hợp lý và thực hiện cơ chế điều hành kế hoạch trên cơ sở khoán chi phí. Trong công tác tài chính, các doanh nghiệp ngành Than đã thực hiện cơ chế thanh toán nhanh (5 ngày/lần), góp phần giảm tiền vay ngân hàng và giảm lãi vay. Ngành Dệt May Trong ngành Dệt May, nhiều doanh nghiệp như Công ty May Việt Tiến, May 10, v.v... cũng chú trọng áp dụng các nhóm giải pháp về đổi mới thiết bị sản xuất và thay đổi quản lý. Một mặt các doanh nghiệp đã liên tục đầu tư thiết bị tự động hoá, đồng thời điều chỉnh lại thời gian sản xuất để không cần tăng ca nhưng năng suất lao động vẫn tăng 15%, lại giảm được suất ăn thêm bữa chiều, giảm chi 53 phí điện nước giờ cao điểm, v.v...Riêng các giải pháp trên đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất một cách hiệu quả. Ngành CNHC Các doanh nghiệp thuộc CNHC, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc VINACHEM cũng rất chú trọng áp dụng các nhóm giải pháp để giảm chi phí trên cơ sở cải thiện tình trạng công nghệ (và thiết bị), tình trạng quản lý và cải thiện tình trạng sử dụng sử vốn. Kết quả đạt được khi áp dụng các nhóm giải pháp là rất rõ ràng, góp phần nâng cao NLCT của các sản phẩm và hiệu quả SXKD chung (xem mục III.1) Ngoài việc áp dụng các giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, để doanh nghiệp phát triển với tốc độ cao, bền vững và đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập, theo ông Lê Văn Được “cần lựa chọn đúng những ngành, những lĩnh vực, những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để tập trung phát triển”. Đây có lẽ cũng là một ý kiến nà các doanh nghiệp có thể tham khảo. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH HÀNG THUỘC CNHC Trong 3 nhóm giải pháp cần thực hiện để nâng cao NLCT của sản phẩm và nâng cao hiệu quả SXKD, thì đối với CNHC nhóm giải pháp kỹ thuật, công nghệ có vai trò hết sức then chốt vì nhìn chung khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong CNHC là công nghệ và thiết bị còn lạc hậu hoặc không đồng bộ. Trong 54 nhiều năm tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong ngành đều thấy rõ những điểm yếu của mình về công nghệ, thiết bị và đã từng bước có các giải pháp khắc phục, chủ yếu bằng đầu tư nâng cấp theo các hướng : 1/ Mở rộng công suất sản phẩm hiện có; 2/ Thay đổi công nghệ (và thiết bị) để nâng cấp sản phẩm hoặc thay đổi sản phẩm; 3/ Cả hai hướng trên. Nhờ quá trình đầu tư nâng cấp, mà đến nay hầu hết các sản phâm của CNHC đã đáp ứng được yêu cầu trong nước, trong đó có một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Dưới đây chúng ta xem xét kết quả đạt được (mở rộng công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất và tăng hiệu quả sản xuất) trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, trong đó chủ yếu là đầu tư nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất tại một số ngành hàng thuộc CNHC. Ngoài ra tại đây cũng nêu lên hướng đầu tư tiếp tục phát triển sản xuất đối với một số sản phẩm trong ngành, trong đó có một số hướng đã được các doanh nghiệp lựa chọn và triển khai thực hiện. III.1. Kết quả đạt được khi triển khainâng cấp công nghệ các ngành sản xuất chủ lực thuộc CNHC III.1.1. Ngành sản xuất sản phẩm phân đạm từ than - Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm: 55 Hiện nay ở nước ta chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất phân đạm từ than ở Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (thuộc VINACHEM). Dây chuyền công nghệ do Trung Quốc giúp xây dựng từ năm 1960. Trước năm 2003 công suất sản xuất của Nhà máy chỉ đạt dưới 10 nghìn tấn urê/năm, giá thành sản xuất cao và trước năm 2000, trong thời kỳ giá urê trên thị trường xuống thấp, Nhà máy đã xuất hiện nguy cơ thua lỗ, đình đốn sản xuất. Sau dự án nâng cấp kỹ thuật-công nghệ hoàn thành vào giữa năm 2003 (khánh thành Dự án cải tạo vào 23/7/2003), Nhà máy đã hoạt động ổn định với công suất sản xuất vượt thiết kế (150 nghìn tấn urê/năm) và trong 2 năm gần đây đều đã đạt công suất 180 nghìn tấn/năm. Chất lượng urê tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: Tác dụng giảm chi phí đầu vàu sản xuất sau khi nâng cấp kỹ thuật đối với sản xuất phân đạm từ than được thể hiện ở giá thành sản phẩm urê có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, sau Dự án cải tạo kỹ thuật, Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc lại có thêm năng lực phát điện đủ để hoạt động toàn bộ các dây chuyền sản xuất của Công ty với giá thấp và có thừa điện bán cho ngành Điện lực. đây cũng là yếu tố quan trọng để giảm chi phí đầu vào sản xuất của Nhà máy Phân đạm. - Hướng cần tiếp tục dầu tư : Tiếp tục nâng cấp công nghệ, thiết bị và mở rộng công suất. Đây là hướng mà Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc lựa chọn và thực hiện. Trong đó : 56 + Nâng cấp công nghệ chủ yếu tập trung vào công nghệ để có thể sử dụng than cám rẻ hơn thay cho than cục. + Tăng công suất, tăng quy mô sản xuất để tận dụng ưu thế về quy mô. III.1.2. Ngành sản xuất sản phẩm supe lân - Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm: Trong các cơ sở sản xuất phân supe lân (tại VINACHEM), vai trò nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm nhờ vào đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, thiết bị và áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật là điều đã được thực tế sản xuất khẳng định. Từ năm 1976 đến nay, Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã 3 lần đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất sản xuất sản xuất supe lân lên 800 nghìn tấn/năm như hiện nay. Song song với đầu tư nâng cấp thiết bị sản xuất supe lân, Công ty đã nâng cấp 3 dây chuyền sản xuất axit sunfuric (tác nhân phản ứng tạo supelân) lên 270 nghìn tấn/năm trên cơ sở thay đổi sang công nghệ sử dụng hoàn toàn nguyên liệu lưu huỳnh và áp dụng quy trình tiếp xúc kép, hấp thụ kép. Việc nâng cấp sản xuất supe lân và axit sunfuric được tiến hành theo từng bước phù hợp với yêu cầu về công suất và chất lượng sản phẩm, nên hoàn toàn không gây xáo trộn lớn trong SXKD của Công ty và cải thiện môi trường sản xuất. Tại Nhà máy Supephôtphat Long Thành (thuộc Công ty Phân bón miền Nam), nhờ được đầu tư xây dựng mới và trên cơ sở mô hình công nghệ từ Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao nên dây chuyền sản xuất đã được thiết kế tương 57 đối đồng bộ ngay từ đầu. Ngoài ra trong các năm 2005-2007 phần sản xuất axit sunfuric của Nhà máy cũng đã được đầu tư nâng cấp công nghệ và mở rộng công suất để đáp ứng yêu cầu. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: Việc nâng cấp thiết bị các dây chuyền sản xuất supe lân và các công trình phụ trợ (như đầu tư dây chuyền đóng bao), v.v...tại các cơ sở sản xuất đã cho phép tăng hiệu suất chuyển hoá, tăng hiệu suất thu hồi bụi quặng apatit, góp phầm giảm chi phí sản xuất do tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất sản xuất, giảm nhân công. Việc đầu tư một tổ hợp phát điện trên cơ sở tận dụng hơi nhiệt thừa trong một số khâu sản xuất (nhất là từ khâu đốt lưu huỳnh) tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cho phép tiết kiệm được 27-30% chi phí mua điện năng cho hoạt động của cả Công ty, góp phần giảm chi phí sản xuất. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, để ngành supe lân tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới, vấn đề chính hiện nay là không phải là nâng công suất, cải tiến chất lượng sản phẩm supe lân đơn hiện có, mà là phải tăng đầu ra cho sản phẩm supe lân đơn và đầu tư chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi sản phẩm để ngành sản xuất phân supe lân tiếp tục phát triển một giai đoạn mới. Đây là các vấn đề vừa mang tính cấp thiết nhưng cũng mang tính lâu dài, quyết định đến sự phát triển của cả ngành sản xuất supelân, cụ thể phải: + Tìm đầu ra cho sản phẩm supe lân đơn (kể cả xuất khẩu) để mở rộng sản xuất phát huy được ưu thế về quy mô sản xuất. 58 + Đầu tư nâng cấp sản xuất các loại phân supe giầu, đặc biệt ưu tiên hướng sử dụng các loại quằng apatit nghèo ( P2O5 25 -30% hoặc thấp hơn). Các hướng trên mới chỉ nằm trong định hướng của các doanh nghiệp trong ngành và hiện nay chưa được triển khai thực hiện. III.1.3. Ngành sản xuất sản phẩm PLNC - Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm: Hiện nay ở nước ta có một số cơ sở sản xuất PLNC, trong đó có 2 cơ sở lớn nhất là Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình (đều thuộc VINACHEM). Nguyên liệu phục vụ sản xuất PLNC ở nước ta là quặng apatit, đỏ sà vân (secpentin), đá thạch anh (quăczit), nhiên liệu là than antraxit Uông Bí (hoặc Vàng Danh) dạng cục có cỡ hạt 25-80mm. Suất phát điểm của công nghệ sản xuất PLNC ở nước ta là công nghệ và thiết bị của Trung Quốc từ năm 1963, công suất ban đầu 20 nghìn tấn PLNC/năm, sử dụng quặng apatit loại 1 và than cốc nhập khẩu. Việc thiếu than cốc đã là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Nhà máy PLNC Văn Điền phải đình đốn sản xuất và phải ngừng hoạt động vào năm 1976. Năm 1979 Nhà máy này cũng chỉ sản xuất được trên 7 nghìn tấn sản phẩm. Trong khi các dự án nghiên cứu cốc hoá than antraxit (sản xuất than cốc gầy) thất bại, việc nghiên cứu áp dụng trực tiếp than antraxit (Vàng Danh, Uông Bí) để chạy lò cao nung PLNC trên cơ sở cải tiến lại trắc đồ và kỹ thuật chạy lò của Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển lại thu được kết quả ngoài sự mung đợi, và năm 1984 toàn bộ 5 lò cao ở Văn Điển đã hoạt động bằng than antraxit trong nước. 59 Trên cơ sở kết quả của Nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển, Nhà máy Phân lân Ninh Bình được xây dựng, cũng chủ yếu là sản xuất PLNC và đi vào sản xuất từ năm 1984 theo công nghệ và nguyên, nhiên liệu tương tự như ở Văn Điển. Sau những năm 1990, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện một loạt biện pháp về kỹ thuật, công nghệ và quản lý trong đó đặc biệt có các giải pháp được cấp bằng Độc quyền sáng chế, và Độc quyền giải pháp hữu ích về công nghệ lò, đóng bánh quặng vụn để tận dụng nguyên liệu, v.v... Kết quả áp dụng các giải pháp đã dẫn đến công suất sản xuất PLNC tăng mạnh: Nếu như khi thành lập Nhà máy PLNC Văn Điển, mỗi lò cao nung PLNC chỉ có công suất 10 nghìn tấn sản phẩm/năm (2 lò có công suất tổng 20 nghìn tấn/năm) thì đến nay công suất sản xuất của các lò nung đã tăng từ 5 đến 10 lần so với ban đầu. Với 5 lò nung hiện có, Công ty PLNC Văn Điển có năng lực sản xuất 400 nghìn tấn PLNC/ năm, còn Công ty Phân lân Ninh Bình với 3 lò có năng lực sản xuất 300 nghìn tấn PLNC/ năm. Về chất lượng sản phẩm, dù sử dụng quặng apatit loại 2 (hàm lượng P2O5 18-25%) nhưng sản phẩm PLNC vẫn đảm bảo hàm lượng P2O5 16,0- 16,5%, khi có nhu cầu có thể sản xuất loại PLNC có hàm lượng P2O5 đến 21%. Mẫu mã sản phẩm PLNC đa dạng (dạng bột mịn và dạng hạt), có tác dụng rất tốt cho nhiều loại đất, đặc biệt là đất chua phèn và đất đồi dốc. PLNC sản xuất tại các doanh nghiệp của VINACHEM không những đạt yêu cầu sử dụng trong nước mà đã được xuất khẩu lô lớn sang một số nước trong khu vực. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: 60 Hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế- kỹ thuật như tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất PLNC tại Văn Điển, Ninh Bình thấp hơn so với của Trung Quốc và Nhật Bản. Cụ thể : tại Văn Điển, tiêu hao cho 1 tấn PLNC chỉ bằng 53% so với của Trung Quốc và bằng 27% so vớ Nhật Bản. Lò nung dùng than antraxit nhưng lượng dùng vẫn thấp hơn so với lượng than cốc dùng (0,25 tấn) tại Trung Quốc. Ngoài ra, cùng với việc tiết kiệm chi phí thông qua tận dụng nguyên liệu vụn, than vụn, quay vòng và sử dụng lại nước thải, tận dụng lại bụi lọc trong các khâu sấy nghiền, v.v..., thì giá thành sản phẩm PLNC Văn Điển hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các loại phân bón chứa lân khác trong nước và trên thế giới. Tại Ninh Bình các chỉ tiêu về sản xuất PLNC cũng tương tự như ở Văn Điển. Do áp dụng các giải pháp kỹ thuật- công nghệ hợp lý mà trong nhiều năm qua số tiền tiết kiệm trong sản xuất hàng năm của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty Phân lân Ninh Bình đã lên đến hàng trăm tỉ đồng về nguyên liệu (quặng apatit secpentin ...), điện và than. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: Theo một số chuyên gia công nghệ phân bón, hiện nay công nghệ và thiết bị sản xuất PLNC ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, trong đó công nghệ và thiết bị sản xuất có những điểm vượt trội so với trình độ chung của khu vực. Vì vậy về cơ bản, trong thời gian trước mắt và tương lai gần, bên cạnh tiếp tục nâng cấp công nghệ và thiết bịđồng bộ, vấn đề then chốt để phát triển sản xuất PLNC ở nước ta là : + Tìm đầu ra cho sản phẩm + Ổn định nguồn nhiên liệu (than antraxit dạng cục) 61 Trong tương lai xa hơn cần phải nghiên cứu công nghệ sử dụng than cám để chạy lò nung để hạ hơn nữa giá thành sản phẩm PLNC. III.1.4. Ngành sản xuất sản phẩm phân NPK - Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm: Ở nước ta ngành sản xuất phân NPK tuy được đầu tư muộn hơn (chủ yếu là sau năm 1975) nhưng công nghệ và thiết bị được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cấp để phù hợp với yêu cầu về sản phẩm. Trong những năm đầu phát triển, ở khu vực phía Nam công nghệ sản xuất phân NPK chủ yếu là công nghệ trộn hạt từ các loại phân bón dạng hạt sẵn có. Công nghệ này cho phép sản xuất các loại phân NPK 3 màu có tổng hàm lượng dinh dưỡng cao với mức đầu tư và chi phí nhân công thấp. Đối với phân NPK loại “một hạt” trong thời gian đầu được sản xuất chủ yếu là loại tổng dinh dưỡng thấp (dưới 18%) và không sấy. Công nghệ sản xuất này cũng có mức đầu tư và chi phí thấp, nhưng sản phẩm có chất lượng không cao và khá phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất phân bón phí Bắc trước năm 2000. Nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất phân bón nước ta, đi tiên phong là Công ty Phân bón và Hoá chất Cần Thơ, sau đó là các doanh nghiệp phân bón khác thuộc VINACHEM, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp khác đã thực hiện đầu tư sản xuất phân NPK loại “một hạt” theo công nghệ tạo hạt dùng thùng quay với hơi nước và tự động hoá nhiều công đoạn sản xuất theo DCS. Đến nay, trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất phân NPK tại các doanh nghiệp lớn ở nước ta không chênh lệch nhau nhiều. Sản phẩm phân NPK sản xuất 62 ngày càng được nâng cao về các đặc trưng kỹ thuật, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: Các dây chuyền sản xuất phân NPK được lắp đặt gần đây đều có tính tự động hoá cao. Tại Công ty Supephôtphat và Hoá chất Lâm Thao, việc chuyển đổi dùng than thay cho dầu tại khâu sấy phân NPK tại Lâm Thao và Hải Dương đã góp phần giảm chi phí sản xuất đáng kể. Các dây chuyền sản xuất phân NPK mới được đầu tư gần đây như tại Cộng ty Phân bón Việt Nhật (công ty liên doanh), các dây chuyền phân NPK tại Lâm Thao, Nhà máy phân bón Long An, Bình Phước (đều thuộc VINACHEM), v.v...đã được đầu tư tự động hoá cao, nên cho khả năng tiết giảm tối đa thất thoát nguyên liệu và năng lượng, giảm chi phí về nhân công, v.v...tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất. - Hướng cần tiếp tục đầu tư : Thực tế trong nhiều năm qua, công nghệ và thiết bị sản xuất phân NPK trong nước đã được định hình. Trong thời gian trước mắt và tương lai gần, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư để tiếp tục phát triển theo định hướng : + Nâng cấp các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu hoặc công suất quá nhỏ. + Đẩy mạnh thị trường (nhất là ở phía Bắc) và thị trường xuất khẩu + Ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất. Trong tương lai xa hơn cần phải nghiên cứu áp dụng các công nghệ tạo hạt mới trên cơ sở urê nóng chảy hoặc kết hợp công nghệ sản xuất phân NPK với sản 63 xuất các loại phân bón khác ( urê, DAP/MAP, v.v...) tại các nhà máy sản xuất phân urê, DAP. III.1.5. Ngành sản xuất sản phẩm cao su Trong ngành sản xuất các sản phẩm cao su, thì các vấn đề về nguyên liệu, nhiên liệu, v.v...là các vấn đề có thể giải quyết mà không gặp nhiều khó khăn vì nước ta nằm trong vùng nguyên liệu cao su tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, và công nghệ cao su cũng không phải là công nghệ đòi hỏi quá nhiều năng lượng. Thực tế, để giải quyết một cách cơ bản việc cấp nguyên liệu cho sản xuất, VINACHEM đã hợp tác tổng thể với Tổng Công ty Cao su Việt Nam về vấn đề sử dụng nguyên liệu của nhau, trong đó có vấn đề cấp nguyên liệu cao su. Để phát triển trước mắt và lâu dài, trong thời gian qua việc đầu tư chiều sâu về công nghệ, thiết bị là yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp trong ngành rất quan tâm. Trong đó vấn đề đầu tư công nghệ sản xuất lốp ôtô được ưu tiên. 5 năm trở lại đây, cả ba doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su của VINACHEM đều đã thực hiện các dự án đầu tư kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất (chủ yếu là lốp ôtô). Những hạng mục này thường được đầu tư này theo cả 2 hướng là: 1/ bổ sung thiết bị để nâng cấp kỹ thuật, mở rộng sản xuất, và 2/ đầu tư công nghệ mới. Đầu tư đã góp phần tăng năng suất sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường (kể cả thị trường xuất khẩu). 64 Hiệu quả của công tác đầu tư nâng cấp và đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong thời gian qua đã được khẳng định bằng các kết quả cụ thể: - Tác dụng nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm: Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC): Trong nhiều năm qua, SRC đã rất quan tâm tăng NLCT của sản phẩm Công ty. Ngoài việc sắp xếp lại sản xuất để khắc phục trì trệ, xây dựng và hoạt động thống nhất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, v.v...Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ công nghệ và thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, góp phần tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trước năm 2003, sản lượng lốp ôtô của SRC thấp, chất lượng lốp ôtô có vấn đề và không ổn định. Nhờ đầu tư công nghệ, thiết bị (máy cán luyện, khuôn, v.v...) trong các năm 2004-2006, SRC đã tăng sản lượng sản xuất từ 200 nghìn lên 500 nghìn lốp ôtô/năm, chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra dây chuyền mới giúp giảm cường độ lao động cho người vận hành trực tiếp, cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo vệ sinh môi trường. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC): DRC đặc biệt hướng sản xuất của mình vào các loại lốp ôtô. Thậm chí ngay trong sản xuất lốp ôtô, DRC cũng đã chọn một hướng đầu tư riêng để phát triển: Đầu tư sản xuất các loại lốp xe đặc chủng cỡ lớn, siêu trọng (các chủng loại đặc chủng ORT ) để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho ngành than và khai thác khoáng sản, các cụm cảng, giao thông, thủy lợi, đồng thời các sản phẩm này cũng là thế mạnh để Công ty tăng xuất khẩu. 65 Để góp phần tăng NLCT của sản phẩm, DRC đã liên tục tiến hành đầu tư nâng công suất lốp ôtô, đặc biệt các chủng loại đặc chủng ORT với các dự án như: Dự án sản xuất lốp ôtô công suất 500 nghìn lốp/năm tại khu công nghiệp Liên Chiểu, Dự án đầu tư sản xuất lốp ôtô cỡ lớn và đầu tư nâng công suất lốp ôtô đặc chủng quy cách 12.0024 trở lên từ 20 nghìn lốp/năm lên 40 nghìn lốp/năm với tổng mức đầu tư trên 136 tỷ đồng, v.v...Hiện nay DRC đang chuẩn bị hợp tác với một số đối tác để sản xuất lốp radial. Hiệu quả đầu tư có ý nghĩa nhất của DRC là từ đầu tư sản xuất các chủng loại đặc chủng ORT. Hiệu quả của dự án này không chỉ đơn thuần về mặt doanh thu, lợi nhuận, mà cao hơn cả là uy tín thương hiệu DRC được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CASUMINA) CASUMINA là một đơn vị sản xuất các sản phẩm cao su lớn nhất của VINACHEM và cũng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp cao su nước ta. Ngay từ năm 2003-2004 CASUMINA đã có kế hoạch đầu tư mở rộng công suất và đầu tư công nghệ mới để sản xuất lốp ô tô radial và tại Biên Hòa - Đồng Nai. Trong quá trình sản xuất, đến nay CASUMINA đã cơ bản đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất tại tại những khâu sản xuất quan trọng nhất hoặc yếu nhất ở các xí nghiệp thành viên của mình (Hóc Môn, Điện Biên, Đồng Nai, Bình Lợi, v.v…) để từng bước cải thiện trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất. Gần đây Công ty đã đầu tư 20 bộ khuôn hình thành và lưu hoá lốp ôtô, thay thế hệ thống máy lưu hóa lốp xe đạp và xe máy hai, ba tầng khuôn bằng máy sáu tầng khuôn, góp phần tăng năng suất lao động tạo điều kiện để có thể tăng nhanh sản lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm với mẫu mã đẹp, hấp dẫn khách hàng, đồng thời 66 giảm mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu và năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra chính các việc đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại lại cho phép cải thiện môi trường sản xuất, bảo đảm sản xuất phát triển bền vững. Nhờ đầu tư công nghệ và thiết bị mà sản lượng các loại săm lốp, trong đó có lốp ôtô của CASUMINA ngày càng tăng với chất lượng sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước tiên tiến (Nhật Bản, Đông Âu), trên cơ sở đó giúp Công ty phát triển xuất khẩu. Đối với đầu tư phát triển công nghệ mới, CASUMINA cũng là doanh nghiệp tiên phong trong ngành. Công ty đã từng bước tiếp cận với công nghệ lốp radian, chuyển dần từ sản xuất lốp bố bán thép sang bố toàn thép, từ cỡ vành nhỏ sang cỡ vành lớn. Mặc dù với nguồn vốn ban đầu hạn hẹp, Công ty vẫn chọn mua thiết bị chuyên dùng của các nước có nền công nghiệp phát triển cao để chất lượng sản phẩm được nâng cao. Đến nay sau rất nhiều cố gắng trong công tác đầu tư, CASUMINA đang dần làm chủ được công nghệ sản xuất lốp ôtô radial và hướng đầu tư nâng cấp trong lĩnh vực sản phẩm này vẫn đang tiếp tục. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: SRC Dây chuyền cán tráng mới còn giúp SRC tiết kiệm 5 tỷ đồng/năm do giảm tiêu hao năng lượng 20%. Tiết kiệm năng lượng (TKNL) là một trong những biện pháp quan trọng của SRC nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trước năm 2000, hàng năm SRC ty phải chi hơn 30 tỉ đồng cho các nguồn năng lượng như: điện, hơi nóng, khí nén. Năm 2000, SRC đã phát 67 động thực hiện chương trình TKNL trong toàn Công ty và có kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn từ 2000 đến 2005. Các giải pháp kỹ thuật khả thi để thực hiện TKNL gồm: Tiết kiệm nước, hơi, khí nén, điện, than và tối ưu hóa thiết kế sản phẩm trên cơ sở thiết kế khuôn mẫu, nghiên cứu các đơn pha chế và chế độ công nghệ sản xuất phù hợp, v.v...bằng các giải pháp rất cụ thể, nhờ vậy SRC đã giảm đáng kể chi phí mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Riêng công trình áp dụng tối ưu hoá thiết kế đã cho phép Công ty giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất lốp ôtô so với trước từ 3% đến 10% hoặc có trường hợp đến 25%. DRC Hiện nay, nhờ sản xuất trên các dây chuyền công nghệ mới đầu tư, DRC đã có thể tăng nhanh sản lượng sản xuất lốp ôtô và theo đó hiệu quả về quy mô sản xuất đã được khẳng định. Ngoài ra, hệ thống công nghệ và thiết bị mới cho phép giảm giá thành sản xuất. Theo tính toán của DRC, giá thành sản phẩm lốp ôtô của Công ty chỉ bằng khoảng 70% giá lốp nhập khẩu. Điều này giúp Công ty tăng NLCT của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất. CASUMINA Việc đầu tư các thiết bị hiện đại, nhất là tại những khâu sản xuất quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất đã có tác dụng tăng năng suất lao động, giảm mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, năng lượng, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: 68 Tuy nằm trong vùng nguyên liệu và thị trường đang phát triển mạnh, nhưng do trình độ sản xuất còn rất hạn chế nên công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su nước ta còn rất nhiều việc phải làm, bao gồm các vấn đề liên quan đến sản xuất và thị trường. Tuy nhiên trong bối cảnh hạn chế về vốn đầu tư và trong một thị trường cạnh tranh hết sức quyết liệt hiện nay khi có hiện diện của nhiều thương hiệu lớn và nổi tiếng, thì các doanh nghiệp trong ngành sản phẩm cao su định hướng đầu tư một cách thực tế hơn: + Nâng cấp công nghệ/ thiết bị ngang tầm khu vực để đảm bảo chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh, đẩy lùi hàng ngoại nhập. Trước mắt tiếp tục đầu tư công nghệ sản xuất lốp radial. + Mở rộng công suất hợp lý để tận dụng ưu thế về quy mô, tăng hiệu quả sản xuất. III.1.6. Ngành sản xuất sản phẩm xút- clo - Tác dụng nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất: Thực tế quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất xút - clo ở nước ta cho thấy nhờ nâng cấp công nghệ, thiết bị mà công suất và chất lượng sản phẩm đã có sự thay đổi rõ rệt. Đến nay trong ngành sản xuất xút-clo nước ta không còn cơ sở nào sử dụng các loại bình điện phân Hooker với anôt grafit và màng cách dung tích nhỏ kiểu cũ. Nhà máy xút- clo tại Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (thuộc VINACHEM) là nhà máy đựơc xây dựng lâu đời nhất ở nước ta (từ năm 1960) cũng đã nâng cấp thiết bị làm nhiều đợt (đợt 1 vào năm 1976, đợt 2 vào năm 1989, đợt 3 vào năm 1993-1994, đợt 4 vào năm 2004), tâp trung chủ yếu vào nâng cấp hệ thống bình 69 điện phân. Ngoài ra hệ thống bơm và cô đặc xút, hệ thống sản xuất axit clohyđric, v.v...cũng được nâng cấp. Hiện nay dây chuyền sản xuất đã được nâng công suất xuat lên 10 nghìn tấn xút/năm, chất lượng các sản phẩm được nâng cao. Tương tự như vậy tại công ty TNHH một thành viên Hoá chất cơ bản miền Nam (thuộc VINACHEM), vấn đề đầu tư nâng cấp sản xuất xút- clo cũng luôn được coi là nhiệm vụ quan trong nhất trong chiến lược phát triển của Công ty. Trong thời gian qua, Công ty đã kết hợp giữa nâng cấp mở rộng năng lực sản xuất với đầu tư chiều sâu sử dụng công nghệ hiện đại. Theo đó từng bước Công ty đã đầu tư thay thế công nghệ điện phân xút từ hệ bình điện phân hệ De Nora thế hệ cũ (dùng anôt titan phủ ruteni và màng cách) sang hệ bình điện phân sử dụng màng trao đổi (ion- membrane). Năm 2002 với tổng mức đầu tư trên 64 tỷ đồng Công ty đã nâng công suất từ 10 nghìn lên 15 nghìn tấn xút/năm cùng các sản phẩm gốc clo tương ứng. Tháng 3/2005 Công ty lại tiếp tục thực hiện dự án nâng cao năng lực sản xuất xút lên 20 nghìn tấn/năm. Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu về xút và các sản phẩm đi từ clo ngày càng cao, công suất sản xuất xút tại Công ty vẫn được tiếp tục mở rộng. Ngoài xút, Công ty cũng mở rộng danh mục các sản phẩm khác (như clo lỏng, CaCl2, PAC, v.v..). Sản phẩm xút của Công ty đạt chất lượng cao (tinh khiết với nồng độ đạt 31,5%). Qua đầu tư mở rộng và nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất, sản xuất xút –clo của các doanh nghiệp thuộc CNHC đã đạt hiệu suất dòng điện cao, góp phần quan trọng vào giảm chi phí sản xuất và tăng NLCT của sản phẩm. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: 70 Qua thực tế sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xút-clo, các chuyên gia trong ngành sản xuất cho rằng các cơ sở sản xuất ở nước ta đều đã xác định hướng tiếp tục đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất xút- clo là: + Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống bình điện phân sang loại sử dụng màng trao đổi ion (membrane). + Nghiên cứu đảm bảo cân bằng clo bằng các phương án tăng sử dụng clo (và cả hyđro) để tăng quy mô sản xuất, tận dụng được nhiều loại sản phẩm từ khâu điện phân, góp phần tăng hiệu quả sản xuất chung. III.1.7. Ngành sản xuất sản phẩm Pin-ac quy - Tác dụng nâng công suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường: Công ty cổ phần Ac quy Tia Sáng (TIBACO) là đơn vị thành viên của VINACHEM chuyên sản xuất acquy chì với công suất thiết kế ban đầu 12 nghìn kWh/năm do Trung Quốc giúp xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 60. Những năm gần đây Công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất trên cơ sở mua sắm thêm các thiết bị mới, hiện đại của châu Âu. Năm 2005 đạt công suất 150 nghìn kWh ac quy/năm, năm 2006 đưa công suất lên 300 nghìn kWh ac quy/năm với hơn 60 chủng loại khác nhau trong đó có cả ac quy khô, kín khí dùng cho ô tô, xe máy và xe đạp điện. Chất lượng sản phẩm được nâng cao. Việc đầu tư chiều sâu tai TIBACO đã giúp Công ty giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về nâng cao công suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số 71 thiết bị do Công ty nghiên cứu và tự thiết kế, chế tạo có giá thành thấp, chỉ bằng 30% thiết bị nhập khẩu cũng góp phần giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả sản xuất. Sản phẩm của TIBACO không những đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước mà còn đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực (Hàn Quốc, Campuchia, Lào), các nước châu Phi (như Kenya) và cả các nước Châu âu (Anh, Séc, Thụy Điển, Nga), v.v... Bên cạnh chương trình đầu tư công nghệ, thiết bị, năm 2005 TIBACO ty đã triển khai dự án “Chương trình phát triển bền vững năm 2005” với mức chi phí 426 triệu đồng với mục tiêu về xử lý khí thải (hơi axit), xử lý nước thải công nghiệp, bụi chì trong sản xuất để tái sử dụng, góp phần tiết kiệm chi phí. Kết quả của thực hiện các dự án đầu tư kể trên đã làm cho môi trường sản xuất cũng được cải thiện rõ rệt, góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sức khoẻ người lao động. Dự án sẽ đem lại kết quả giải quyết tốt vấn đề khí thải và hơi độc( hơi axit, hơi chì, bụi chì, v.v...) trong khâu hóa thành điện cực ac quy và một số công đoạn sản xuất khác, góp phần giảm ăn mòn thiết bị, nhà xưởng, và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, hơi chì trong quy trình sản xuất ắc quy gây độc cho người lao động. Công ty Cổ phần Pin Ac quy Miền Nam (PINACO) là một doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất pin, ắc quy của VINACHEM. Công ty được thành lập từ năm 1976, cổ phần hóa từ 6/2004 và đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán là PAC). Trong nhiều năm qua, PINACO đã tích cực đầu tư chiều sâu, chủ yếu là nâng cấp thiết bị sản xuất pin và ac quy như: đầu tư các công nghệ sản xuất ac quy hiện đại của hãng Jungfer (Áo), đưa vào sử dụng máy hàn chùm 72 cực (COS) của Anh cùng các thiết bị khác nhập từ Âu, Mỹ, đầu tư các dây chuyền sản xuất các loại pin R6, R20, R03 theo công nghệ giấy tẩm hồ và tự chế tạo nâng cấp nhiều thiết bị phục vụ sản xuất. Kết quả đầu tư và nâng cao quản lý đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhân công và chi phí sản xuất. Đến nay PINACO đã đáp ứng được các yêu cầu đa dạng về sản phẩm về pin và ac quy (ac quy thông dụng, ac quy kín khí dùng cho xe gắn máy và ô tô, xe đạp điện, UPS, đèn sạc, các loại pin thông dụng các cỡ, v.v...) Sản phẩm của PINACO đều có tính năng vượt trội, dung lượng và tuổi thọ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế (DIN 43539 của Đức và JIS D5301 - 5302 của Nhật Bản). Sản phẩm pin và ac quy của PINACO hiện chiếm hơn 50% thị phần trong nước, 15% sản lượng ac quy được xuất khẩu sang một số nước và vùng lãnh thôtrong khu vực (Trung Quốc, Campuchia, Hong Kong…) Đồng thời, ac quy PINACO còn được cung cấp cho các hãng xe nổi tiếng hiện có nhà máy ở Việt Nam như: Ford Vietnam, Vietnam Suzuki, Mercedes - Benz Vietnam, Ô tô Trường Hải, Huyndai Vinamotor, Deawoo Vidamco, Mekong Auto, Samco, v.v…Pin Con Ó của PINACO cũng được xuất khẩu sang các quốc gia ở Trung Đông, Australia, Nam Phi, Campuchia, Lào, v.v… Hiện tại Công ty có năng lực sản xuất 1 triệu kWh ac quy/năm và 250 triệu viên pin/năm. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao, PINACO đang đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất Ac quy tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch với năng lực sản xuất 2 triệu kWh ac quy, dự kiến cuối năm 2008 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động giai đoạn 1. - Tác dụng giảm chi phí đầu vào: 73 Việc TIBACO thực hiện và khai thác hiệu quả các dự án đầu tư đã thiết thực làm giảm chi phí đầu vào trong nhiều công đoạn sản xuất như giảm lượng chì đúc sườn cực, cao trát lá cực, giảm điện năng hóa thành từ 5 đến 10%, v.v... Đối với PINACO, bên cạnh phát huy năng lực của công nghệ và thiết bị sản xuất để tiết giảm chi phí sản xuất, cộng với áp dụng các giải pháp về quản lý (đánh giá lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu đầu vào, quản lý khi nhập kho, v.v...) nên chi phí đầu vào sản xuất đã được quản lý sát với các định mức, góp phần tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: Theo ý kiến của các doanh nghiệp trong ngành, việc tiếp tục đầu tư để phát triển ngành pin, ac quy trong tương lai gần đang được các doanh nghiệp triển khai theo các hướng : + Tiếp tục nâng cấp công nghệ, thiết bị để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm để sản phẩm hiện có đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế ; + Nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển sản phẩm mới để khi có điều kiện về thị trường thì có thể đầu tư được ngay. III.1.8. Ngành sản xuất sản phẩm chất giặt rửa - Tình hình phát triển công nghệ Trong CNHC, ngành sản xuất các chất giặt rửa lôi cuốn khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Riêng tại VINACHEM thường xuyên có gần 10 doanh nghiệp có 74 sản xuất các chất giặt rửa, trong đó có 2 doanh nghiệp chuyên sản xuất các chất giặt rửa là Công ty cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO) và Công ty cổ phần Bột giặt NET (NETCO) LIXCO là một đơn vị thành viên của VINACHEM. Tiền thân của LIXCO ngày nay là Công ty Kỹ nghệ Hóa phẩm Huân Huân được thành lập vào năm 1972. Sau nhiều sáp nhập và thay đổi năm 1993 Công ty chính thức thành lập với tên gọi Công ty Bột giặt LIX, sản lượng sản xuất và doanh thu của Công ty liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1998 với sự xuất hiện của các Công ty liên doanh của các tập đoàn đa quốc gia với ưu thế vượt trội về mọi phương diện (kỹ thuật, công nghệ, tài chính, quản lý...), tình hình kinh doanh của Công ty đi vào bế tắc và đứng trên bờ vực thua lỗ, hàng loạt công nhân phải nghỉ việc. Từ năm 2000, công ty bắt đầu quá trình tái cấu trúc, phân tích những điểm yếu của mình để cải tiến năng lực cạnh tranh, chấp nhận gia công cho các Công ty liên doanh để tồn tại và phát triển. Từ đó đến nay là một quá trình vượt dốc gian nan. Tuy nhiên từ năm 2000 đến nay, nhất là từ tháng 10 năm 2003 khi Công ty được cổ phần hoá, doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng trưởng. Cũng chính trong quá trình gia công sản phẩm cho các công ty liên doanh và các công ty nước ngoài, Công ty cũng có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, các phương pháp quản lý hiện đại. Trong các năm gần đây nhờ tăng cường đầu tư một số thiết bị sản xuất (cải tạo nhà bao gói tháp 2, máy đóng gói tự động, xe nâng hàng, v.v..., thiết bị thí nghiệm và một số hạng mục khác), chất lượng sản phẩm được cải thiên và sản lượng, doanh thu của LIXCO có mức tăng trưởng cao. Đến nay sản phẩm của Công ty đã có một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước, đồng thời cũng đã xuất khẩu đến một số quốc gia và khu vực 75 trên thế giới như Đài Loan, Xingapo, Campuchia, New Zealand Madagasca, Nhật Bản, v.v... Những bước đi trong quá trình phát triển sản xuất của Công ty cổ phần Bột giặt NET (NETCO) cũng tương tự như đối với LIXCO. Ngay từ những năm 1990-1995, NETCO đã được xem là một trong những doanh nghiệp nhà nước từ bao cấp bước ra làm ăn thời cơ chế thị trường khá hiệu quả. Sản phẩm của NETCO được tiêu thụ rộng khắp trong cả nước. Thế nhưng sau đó NETCO đã “quên” tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường . Vì thế sản phẩm của NETCO đã dần "nhường" thị phần cho những "đại gia" Tide, OMO, v.v... của các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh và phải chấp nhận gia công sản phẩm cho các liên doanh. Sau những năm 2000, bắt đầu một thời kỳ mới trong sự phát triển của NETCO, đặc biệt sau khi Công ty được cổ phần hoá (7/2003). Phương tiện sản xuất được nâng cấp với một số dây chuyền sản xuất tự động, khép kín và phát huy hiệu quả tốt, góp phần giúp cho Công ty giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất. Công ty đã từng bước phục hồi lại tên tuổi, thương hiệu của mình ngay tại thị trường trong nước. - Hướng cần tiếp tục đầu tư: Trong nhiều năm gần đây ngành sản xuất chất giặt rửa của VINACHEM đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14%-15%. Thị trường các chất giặt rửa hiện nay có tính cạnh tranh rất mạnh. Theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, sản phẩm của các doanh nghiệp chất giặt rửa tại VINACHEM hoàn toàn tương đương về mặt chất lượng với các sản phẩm của các liên doanh vì sản xuất trên 76 cùng mặt bằng công nghệ và hiện nay vấn đề công nghệ sản xuất không không còn là vấn đề quá bức xúc trong phát triển của ngành hàng. Bức xúc nhất trong phát triển của các doanh nghiệp trong ngành là vấn đề phát triển thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị phần. Để tiếp tục phát triển sản xuất, trước mắt các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung: + Nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng + Phát triển thị trường, trong đó điểm mấu chốt vẫn là phát triển thương hiệu. III.2. Giải quyết những điểm chốt của quá trình sản xuất Trên góc độ vi mô, tùy theo điều kiện cụ thể của mình, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp nhất. Đối với sản xuất công nghiệp nói chung và trong các ngành thuộc CNHC nói riêng, ngoài các điều liện về môi trường kinh doanh, các quy định và chính sách của chính quyền, v.v...để thực hiện một quá trình sản xuất hiệu quả, nhà sản xuất cần chú ý đến các yếu tố chính sau đây có liên quan mật thiết và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một loại sản phẩm: Đầu vào: 1- Điều kiện về nguyên liệu; 2- Điều kiện về năng lượng/ nhiên liệu. 77 Quá trình xử lý: 3- Điều kiện về lao động (con người); 4- Điều kiện về công nghệ, thiết bị. Đầu ra: 5- Điều kiện về thị trường. Trong đó nhà sản xuất cần tìm ra những điểm chốt, hay nói cách khác là các chỗ “thắt cổ chai” hạn chế sự phát triển sản xuất. Đây là những chỗ hoặc các yếu tố quan trọng nhưng yếu kém nhất và đang gây ách tắc một khu vực nào đó của quá trình sản xuất. Các điểm chốt này không phải là bất biến mà có thể thay đổi khi điều kiện sản xuất và ngoại cảnh thay đổi. Hiện nay, trên thực tế ngành CNHC nước ta (đại diện là VINACHEM) lại bao gồm nhiều ngành hàng, nhiều lĩnh vực sản xuất cùng hoạt động. Vì vậy đối từng ngành hàng (hay thậm chí đối với từng doanh nghiệp trong ngành hàng) vị trí “thắt cổ chai” cũng khác nhau. Các doanh nghiệp trong mỗi ngành hàng có những điểm chung về công nghệ, thị trường, v.v...và có thể áp dụng một số biện pháp tương tự nhau hoặc bổ sung cho nhau. Tuy nhiên do mỗi doanh nghiệp có những điều kiện và điểm xuất phát riêng nên thực tế giải pháp thực hiện của các doanh nghiệp để nâng cao NLCT và hiệu quả SXKD cũng đa dạng. Nhìn chung khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong CNHC là công nghệ và thiết bị còn lạc hậu hoặc không đồng bộ. Tuy nhiên có những ngành hàng hoặc 78 doanh nghiệp, vấn đề công nghệ và thiết bị lại không bức xúc bằng vấn đề thị trường hoặc nguyên liệu. Thực tế mỗi doanh nghiệp đều có thể nhận ra những “ thắt cổ chai” khi tiến hành SXKD của mình. Giải quyết tốt được những mặt hạn chế ở những khâu này sẽ góp phần ổn định và phát triển sản xuất. Để làm rõ vấn đề này, ở đây chúng tôi nêu lại 2 ví dụ. Ví dụ 1. Trong sản xuất phân đạm từ than (tại Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, khi phân tích các yếu tố chính liên quan đến sản xuất và khả năng phát triển của sản phẩm urê tại đây, có thể nhận thấy các yếu tố về nguyên liệu, nhiên liệu, lao động và thị trường đối với sản phẩm phân urê của Công ty tuy cũng có một số khó khăn, nhưng nhìn chung vẫn dễ giải quyết. Trong khi đó hạn chế về điều kiện công nghệ và thiết bị sản xuất là vật cản rất lớn, kìm hãm Công ty tiếp tục phát triển. Chính nhận thức được điểm yếu về công nghệ và thiết bị sản xuất, mà ngay từ những năm năm 1960, vấn đề nâng cấp công nghệ và thiết bị của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc luôn được đặt ra và thực hiện. Đặc biệt năm 2003, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, dây chuyền sản xuất phân đạm urê tại đây đã được đầu tư nâng cấp kỹ thuật, nâng công suất sản xuất lên 150 nghìn tấn urê/năm. Đến nay công suất dây chuyền sản xuất đã được khai thác đến mức tối đa, đạt 180 nghìn tấn urê/năm và có thêm công suất phát điện. Tuy nhiên công suất dây chuyền sản xuất chính vẫn còn thấp, không tạo được ưu thế về quy mô sản lượng trong khi yêu cầu thị trường về sản phẩm còn rất lớn. Hơn nữa Nhà máy vẫn phải sử dụng than cục với chi phí cao cho lò khí hóa. Để tiếp tục giải quyết điểm “thắt cổ chai” về công nghệ và thiết bị, hiện nay Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tiếp tục đầu tư 79 Dự án mở rộng công suất sản xuất phân đạm urê lên 500 nghìn tấn urê/năm trên cơ sở áp dụng các công nghệ hiện đại, sử dụng than cám thay than cục để tăng hiệu quả. Ví dụ 2: Trong sản xuất PLNC, mặc dù vấn đề công nghệ và thiết bị là vấn đề lớn, rất quan trọng. Tuy nhiên trong những năm qua nhờ sự cố gắng lớn của các nhà khoa học và các doanh nghiệp trong ngành mà đến nay trong sản xuất PLNC chúng ta đã có nhiều thành tựu, giải quyết được các vấn đề cơ bản về năng suất, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Theo nhiều nhà phân tích, trong giai đoạn hiện nay, điểm “ thắt cổ chai” trong sản xuất PLNC không phải là vấn đề công nghệ hay thiết bị, mà là vấn đề thị trường và một số vấn đề khác. Cũng tiến hành phân tích tương tự về các yếu tố cần giải quyết (điểm “thắt cổ chai”) trong phát triển SXKD của các ngành hàng chủ lực thuộc CNHC, có thể sơ bộ đánh giá tình trạng SXKD và hướng cần đầu tư phát triển của một số ngành hàng thuộc CNHC (Bảng 3). Bảng 3. Đánh giá sơ bộ tình trạng SXKD của một số ngành hàng thuộc CNHC 80 STT Ngành hàng Tình trạng công nghệ, thiết bị Tình trạng nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu Thị trường Cần tiếp tục giải quyết 1 Phân đạm từ than - Công nghệ và thiết bị : lạc hậu - Công suất : thấp Bình thường Tốt - Nâng cấp công nghệ/ thiết bị - Mở rộng công suất 2 Supe lân - Công nghệ và thiết bị : lạc hậu - Công suất : đạt yêu cầu Bình thường Có hiện tượng bão hòa - Tìm thêm đầu ra cho sản phẩm supe lân đơn - Sản xuất các loại supe giầu 3 PLNC - Công nghệ và thiết bị : Trung bình - Công suất : đạt - Ng.liệu : Bình thường - Nh. liệu: Chưa phát triển - Tìm thêm đầu ra cho sản phẩm PLNC - Ổn định nguồn 81 yêu cầu Phụ thuộc nhiên liệu (than) 4 Phân NPK - Công nghệ và thiết bị : Trung bình, hầu hết là dây chuyền đầu tư mới theo công nghệ tạo hạt thùng quay dùng hơi nước hoặc nước. - Công suất : đạt yêu cầu - Ng.liệu : Phụ thuộc - Nh. liệu: Bình thường Phát triển không đều - Nâng cấp thiết bị đối các dây chuyền cũ. - Đẩy mạnh thị trường (phía Bắc) - Ổn đinh nguồn nguyên liệu 5 Lốp cao su - Công nghệ và thiết bị : Thiếu công nghệ mới - Công suất : nhỏ Bình thường Bình thường - Nâng cấp công nghệ/ thiết bị - Mở rộng công suất 6 Xút- clo - Công nghệ và thiết bị : Trung bình - Công suất : thấp - Ng.liệu : Phụ thuộc - Năng lượng: Bình Quy mô quá nhỏ Đảm bảo cân bằng clo 82 thường 8 Pin- ac quy - Công nghệ và thiết bị : Trung bình, chủ yếu đầu tư thay thế bằng các thiết bị lẻ, hiện đại để loại bỏ điểm “thắt cổ chai” trong sản xuất - Công suất : thấp - Ng.liệu : Phụ thuộc - Nh. liệu: Bình thường Bình thường. Chủ yếu thị trường trong nước - Nâng cấp công nghệ/ thiết bị cho sp đủ sức cạnh tranh quốc tế - Phát triển các sản phẩm mới 9 Chất giặt rửa - Công nghệ và thiết bị : Trung bình, chủ yếu ầu tư thay thế bằng các thiết bị lẻ, hiện đại để loại bỏ điểm “thắt cổ chai” trong sản xuất - Công suất : đạt yêu cầu - Ng.liệu : Bình thường - Nh. liệu: Bình thường Cạnh tranh mạnh Phát triển thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_21__9188.pdf