tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo. Các hành động chính sách trong Chương trình PRSC 6 được xây dựng dựa trên nền tảng của Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (SEDP), tập trung vào 4 trụ cột chính: Phát triển kinh doanh, hoà nhập xã hội, tài nguyên thiên nhiên và quản trị nhà nước hiện đại.
Trong phát triển kinh doanh, sẽ hạn chế hơn nữa danh mục các lĩnh vực thuộc diện nhà nước duy trì việc nắm giữ 100% quyền sở hữu; yêu cầu công khai các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Về hòa nhập xã hội, sẽ mở rộng việc áp dụng các chuẩn mực đánh giá giáo viên tiểu học trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các đánh giá thực chứng; thông qua Luật Phòng chống HIV/AIDS và xây dựng các chương trình hành động nhằm mở rộng việc giảm tác hại, chống thành kiến và phân biệt đối xử.
Về tài nguyên thiên nhiên, sẽ ban hành chiến lược nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các chức năng bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, và thúc đẩy các hình thức sở hữu địa phương. Về quản trị điều hành quốc gia hiện đại, sẽ phân bổ minh bạch chi đầu tư của Nhà nước, sử dụng các tiêu chí như dân số, tình trạng nghèo và dân tộc; công khai kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện và kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan này.
Cùng với khoản tín dụng này của WB, nhiều nhà tài trợ đã khẳng định, thông báo ý định sẽ đóng góp cho PRSC 6, trong đó có ADB, EC, Tây Ban Nha, Australia, Canada, Đan Mạch, Anh, Đức, Ailen, Nhật Bản và Hà Lan, với tổng trị giá lên đến 190 triệu USD dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS - Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS - Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS - Quỹ tiền tệ quốc tế IMF - ADB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ WB
a. Tổng quan về WB Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc được thành lập với cơ cấu gồm 5 cơ quan:
(1) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD)
- Thành lập năm 1945
- Số nước hội viên: 184
(2) Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)
- Thành lập năm 1960
- Số nước hội viên: 164
(3) Công ty Tài chính Quốc tế (IFC
- Thành lập năm 1956
- Số nước hội viên: 175
(4) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA
- Thành lập năm 1988
- Số nước hội viên: 162
(5) Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID
- Thành lập năm 1966
- Số nước hội viên: 139
Mục tiêu tôn chỉ hoạt động của Nhóm WB là hỗ trợ sự phát triển và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên.
Để trở thành hội viên của IBRD, một quốc gia trước hết phải là hội viên của IMF.
b. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Chủ tịch, 5 Tổng giám đốc và các cán bộ của WB.
Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên cử một đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc.
Uỷ ban Phát triển: được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho cả 2 Hội đồng Thống đốc của IMF và WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn cho các nước đang phát triển.
Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 GĐĐH được bổ nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và 19 GĐĐH được bầu chọn. Nhiệm kỳ của GĐĐH là 2 năm. Ban GĐĐH chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB, thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ và/hoặc được Hội đồng Thống đốc giao. Việt Nam thuộc Nhóm Đông Nam á gồm 11 nước là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam
Chủ tịch: do Ban GĐĐH lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm; Chủ tịch tham gia vào các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn phụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban GĐĐH và duy trì mối liên hệ với chính phủ các nước hội viên, các GĐĐH, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc. Hiện nay, Chủ tịch Nhóm WB là ông James D. Wolfensohn, người Mỹ, giữ cương vị này từ tháng 6/1995.
Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn phòng đại diện đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch phụ trách các khu vực và các mảng nghiệp vụ
Các tổ chức thành viên của WB tại Việt Nam
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là một bộ phận của một nhóm các tổ chức phát triển lớn gọi là Nhóm Ngân hàng Thế giới.
Nhóm Ngân hàng Thế giới có năm tổ chức thành viên: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm Quốc tế GiảI quyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID). Trong năm tổ chức thành viên này, Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và Công ty Tài chính Quốc tế đang hoạt động cho tiến trình phát triển của Việt Nam.
Nhóm Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho Việt Nam thông qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA. Là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam được hưởng những khoản vay không tính lãi với thời gian ân hạn là mười năm, thời gian trả nợ trong vòng bốn mươi năm và chi phí hành chính dưới một phần trăm.
Ngoài ra, Nhóm Ngân hàng Thế giới còn tài trợ cho Việt Nam thông qua tổ chức hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân của mình là Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Công ty Tài chính Quốc tế IFC trợ giúp phát triển khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua tài chính của dự án, bằng việc huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế, và thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp và Chính phủ.
Việt Nam cũng được hỗ trợ thông qua hoạt động của Chương trình Phát triển Dự án Mê kông MPDF, được thành lập vào năm 1996 để trợ giúp cho việc phát triển khu vực tư nhân trong nước của Việt Nam Chương trình Mê kông có ba phần chính yếu: đánh giá và thúc đẩy đầu tư, xây dựng năng lực và hỗ trợ tài chính từ nguồn tài chính Mê kông của Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Chương trình Phát triển Dự án Mê kông MPDF do một nhóm các nhà tài trợ hỗ trợ tài chính và Công ty Tài chính Quốc tế IFC quản lý.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới -WB)
14:04 | 24/10/2008
World Bank Group Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.. Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức: Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục , IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển; Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo; Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo; Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển và Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư. Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển là tổ chức đầu tiên và chủ yếu của Nhóm Ngân hàng thế giới. Hiện nay Ngân hàng Thế giới có 184 thành viên với 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá 181 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 14,98%, Nhật Bản 10,76%, Đức 6,97%, Anh 5,04%, Pháp 4,2% (1996). IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện IBRD có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay của IBRD. Cá nhân và công ty không được IBRD cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà tổ chức này đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật.Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và nguồn lực con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của IBRD và IDA. IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Có năm thể thức cho vay chủ yếu: 1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm. 2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu. 3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình. 4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác. 5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv. Mục đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo hướng có lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị. Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976. Các Tổng giám đốc. Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định (điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu), lần lượt là: Eugene Meyer (tháng 6 đến tháng 12 năm 1946); John J. McCloy (4-1947–6-1949); Eugene R. Black (1949–1963); George D. Woods (1-1963–3-1968); Robert S. McNamara (4-1968–6-1981); Alden W. Clausen (7-1981–6-1986); Barber B. Conable (7- 1986–8-1991); Lewis T. Preston (9-1991–5-1995); James Wolfensohn (5-1995–6- 2005); Paul Wolfowitz (6-2005-6-2007); Robert Zoellick (6-2007-hiện tại). Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982. Gồm các vị: Anne Krueger - giai đoạn 1982-1986; Stanley Fischer - 1988-1990; Lawrence Summers - 1991-1993; Joseph E. Stiglitz - 1997–2000; Nicholas Stern - 2000–2003; François Bourguignon – 2003 đến nay.
Ngân hàng thế giới WB (World Bank)
Posted on (15.06.2009) by cafenet
Nhiệm vụ của Ngân hàng thế giới WB (World Bank) được ghi rõ trên nhiều tài liệu của Ngân hàng: chống đói nghèo và cải thiện mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển. WB cung cấp các khoản cho vay, các dịch vụ cố vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức cho các nước có thu nhập quốc dân trung bình và dưới mức trung bình. WB thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo việc làm và giúp người nghèo có được các cơ hội việc làm ấy.
Tổng thu nhập của thế giới là hơn 31 ngàn tỷ đôla Mỹ mỗi năm, trong đó có những nước thu nhập bình quân đầu người đạt tới 40 ngàn đôla Mỹ. Thế nhưng 2,8 tỷ dân số thế giới, với hơn một nửa thuộc các nước đang phát triển, đang sống với mức thu nhập dưới 700 đôla Mỹ. Gần một nửa trong số họ, 1,2 tỷ người, chỉ kiếm được chưa đầy 1 đôla Mỹ mỗi ngày.
Công việc của WB là làm cầu nối cho trên hố sâu ngăn cách giàu nghèo này, hướng các nguồn lực từ các nước giàu vào sự phát triển của các nước nghèo. WB hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ các nước phát triển trong việc xây dựng trường học và trung tâm y tế, cung cấp điện nước, phòng chống bệnh tật và bảo vệ môi trường. Năm 2003, WB đã cung cấp 18,5 tỷ đôla Mỹ và hoạt động trên hơn 100 nước đang phát triển, hỗ trợ các nước này trên cả phương diện tài chính và kỹ thuật để giảm đói nghèo.
Với bản chất là một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc với 184 nước thành viên, WB được thành lập trong Đại chiến thế giới thứ 2 tại hội nghị Bretton Woods, New Hampshire, 1-22/7/1944, với mục đích ban đầu là khôi phục châu Âu sau chiến tranh. Khoản cho vay đầu tiên của WB trị giá 250 triệu đôla Mỹ dành cho Pháp vào năm 1947. Ngày nay, tái thiết vẫn là trọng tâm hàng đầu của WB cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ tự nhiên, xung đột vũ trang, cũng như trong các hoạt động nhân đạo khẩn cấp. Tuy nhiên trọng tâm chính yếu của WB hiện tại hướng vào việc giảm đói nghèo. Từ một tổ chức có trụ sở duy nhất tại Washington, D.C. với đội ngũ kỹ sư và nhà phân tích tài chính đồng đều, WB giờ đây đã có đội ngũ nhân viên đa dạng với trình độ đa ngành gồm các nhà kinh tế học, các chuyên gia chính sách công, chuyên gia chuyên ngành, các nhà khoa học xã hội. 40% trong số họ đang làm việc tại các văn phòng của WB tại các nước trên thế giới.
WB ngày một lớn mạnh và trở thành một hệ thống phức hợp dưới hình thức tập đoàn (Group) gồm 5 tổ chức phát triển: Ngân hàng tái thiết và phát triển IBRD (International Bank for Reconstruction and Development), Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (the International Development Association), Công ty tài chính quốc tế IFC (International Finance Corporation), Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương MIGA (Multilateral Investment Guarantee Agency), và Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICSID (International Centre for Settlement of Investment Disputes).
IBRD, tiền thân của WB, cung cấp các khoản cho vay đối với các chính phủ và doanh nghiệp nhà nước cùng với sự bảo đảm của chính phủ (hoặc bảo đảm tối cao – sovereign guarantee). Nguồn tiền cho vay được lấy từ các khoản nợ đã được trả và thông qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn thế giới. IBRD là một trong những tổ chức cho vay được xếp hạng cao nhất trên thị trường quốc tế và vì vậy có khả năng cho vay với mức lãi suất tương đối thấp. Ngân hàng cho các nước vay với lãi suất rất hấp dẫn bằng cách thêm một mức lề (khoảng 1%) vào chi phí cho vay để trang trải các chi phí hành chính.
IDA có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo nhất thông qua các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi và các chương trình tài trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống. Các khoản cho vay dài hạn không lấy lãi của IDA dành cho các chương trình xây dựng chính sách, định chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển bền vững trên cơ sở tôn trọng môi trường và công bằng xã hội.
IFC, với 176 thành viên, thúc đẩy đầu tư bền vững vào khu vực tư nhân ở các phát triển với múc đích giảm đói nghèo và tăng chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân, hỗ trợ các công ty tư nhân lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của MIGA là xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiện cuộc sống người dân. Với tư cách một nhà bảo hiểm quốc tế cho các nhà đầu tư tư nhân và nhà tư vấn cho các nước về đầu tư nước ngoài, MIGA tham gia xúc tiến các dự án với tác động phát triển bền vững lớn nhất bảo đảm các tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội.
ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư thuộc các nước thành viên khác. Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID, không bên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID.
Trong thập kỷ 80, WB đã phải chịu áp lực từ nhiều phía. Vào đầu thập kỷ, Ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô và gia hạn nợ. Đến cuối thập kỷ, các vấn đề xã hội và môi trường nổi lên cùng với sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía xã hội cho rằng WB đã không kiểm soát tốt các chính sách của chính mình trong một số dự án quan trọng.
Để đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Ngân hàng, báo cáo Wapenhans đã được thực hiện và dẫn tới cuộc cải cách ngay sau đó với việc thành lập Ban giám sát (Inspection Panel) nhằm điều tra các chỉ trích đối với WB. Tuy nhiên, chỉ trích vẫn tăng lên, cực điểm là năm 1994 tại Hội nghị thuờng niên ở Madrid, Tây Ban Nha.
Từ đó, WB đã có nhiều tiến triển vượt bậc. 5 tổ chức, định chế, vừa thực hiện độc lập vừa kết hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Báo cáo cho thấy khách hàng hầu hết hài lòng với sự thay đổi trong các cấp dịch vụ của WB, trong sự tham gia của Ngân hàng vào hiệu quả hoạt động của khách hàng cũng như trong chuyển giao và chất lượng.
Hơn bao giờ hết, WB đang giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngân hàng đã gắn bó chặt chẽ với các đối tác và khách hàng trong các trường hợp khẩn cấp, từ việc tái thiết sau xung đột Bosnia đến hỗ trợ hậu khủng hoảng Đông Á, từ cứu trợ sau thảm hoạ Trung Mỹ, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tới Kosovo và Đông Timor. Vùng với 189 nước thành viên hiện nay và nhiều tổ chức khác, WB đang thực hiện mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mới (Millennium Development Goals) cho đến năm 2015 bao gồm các vấn đề giáo dục, sức khoẻ và vệ sinh
Ông Ajay ChhibberNgày 19/9 tại Hà Nội, Hiệp định tài trợ của Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6 (PRSC 6) trị giá khoảng 175 triệu USD đã được ký kết giữa đại diện của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Đây là khoản tín dụng hàng năm có giá trị lớn nhất trong các chương trình PRSC từ trước tới nay. Khoản tín dụng được tài trợ theo hình thức ưu đãi với thời hạn thanh toán của khoản vay là 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 0%, khoản tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình cải cách của Việt Nam. Ông Ajay Chhibber, Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng: Cải cách phát triển khu vực kinh doanh và ngân hàng, quản lý điều hành tốt hơn và hội nhập xã hội đều rất cần thiết để Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010. PRSC 6 sẽ được chuyển thẳng vào ngân sách Chính phủ để hỗ trợ thực hiện các hành động chính sách nhằm mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo. Các hành động chính sách trong Chương trình PRSC 6 được xây dựng dựa trên nền tảng của Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (SEDP), tập trung vào 4 trụ cột chính: Phát triển kinh doanh, hoà nhập xã hội, tài nguyên thiên nhiên và quản trị nhà nước hiện đại. Trong phát triển kinh doanh, sẽ hạn chế hơn nữa danh mục các lĩnh vực thuộc diện nhà nước duy trì việc nắm giữ 100% quyền sở hữu; yêu cầu công khai các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Nhà nước... Về hòa nhập xã hội, sẽ mở rộng việc áp dụng các chuẩn mực đánh giá giáo viên tiểu học trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các đánh giá thực chứng; thông qua Luật Phòng chống HIV/AIDS và xây dựng các chương trình hành động nhằm mở rộng việc giảm tác hại, chống thành kiến và phân biệt đối xử... Về tài nguyên thiên nhiên, sẽ ban hành chiến lược nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các chức năng bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, và thúc đẩy các hình thức sở hữu địa phương. Về quản trị điều hành quốc gia hiện đại, sẽ phân bổ minh bạch chi đầu tư của Nhà nước, sử dụng các tiêu chí như dân số, tình trạng nghèo và dân tộc; công khai kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện và kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan này... Cùng với khoản tín dụng này của WB, nhiều nhà tài trợ đã khẳng định, thông báo ý định sẽ đóng góp cho PRSC 6, trong đó có ADB, EC, Tây Ban Nha, Australia, Canada, Đan Mạch, Anh, Đức, Ailen, Nhật Bản và Hà Lan, với tổng trị giá lên đến 190 triệu USD dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại.
. (Ảnh do WB cung cấ