Đề tài Ngành công nghiệp hoá dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về ăn, mặc ở của người dân Việt Nam đang không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Do đó, ngành Hoá dầu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống của mỗi chúng ta vì nó góp phần không nhỏ trong việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đó. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng Việt Nam sẽ có được một ngành công nghiệp Hoá dầu theo đúng nghĩa của nó trong tương lai gần. Một mặt, Việt Nam đang có trong tay những điều kiện thuận lợi làm nền tảng cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia như nguồn tài nguyên dầu và khí dồi dào hay một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Nhưng mặt khác, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất hay môi trường đầu tư đều là những trở ngại mà chúng ta khó có thể vượt qua trong một sớm một chiều. Hơn nữa, xây dựng ngành Hoá dầu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ là một bài toán khá phức tạp đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách bởi các biện pháp bảo hộ truyền thống sẽ sớm trở nên vô hiệu. Vì vậy, sự đánh giá công bằng hơn và sự tập trung phát huy nội lực của toàn xã hội, một mô hình phát triển đúng đắn, những chính sách phát triển và bảo hộ hợp lý, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia có ngành Hoá dầu phát triển hơn sẽ là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành Hoá dầu Việt Nam tiến xa hơn nữa. Và đến lượt mình, ngành Hoá dầu sẽ đem lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành kinh tế khác như ngành Dệt may, ngành Nhựa, ngành Xây dựng

doc119 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành công nghiệp hoá dầu non trẻ của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện tượng độc quyền và làm méo mó môi trường cạnh tranh trong nước. Hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là lượng hàng nhập khẩu không được vượt quá một số lượng nhất định. Hạn ngạch thường được đưa ra dựa trên quyết định thống nhất giữa các quan chức Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan sau khi xem xét và phân tích tình hình cung cầu cho giai đoạn tiếp theo. Trước đây, Trung Quốc áp dụng biện pháp này cho rất nhiều mặt hàng dầu và hoá dầu nhưng trước yêu cầu của các quốc gia thuộc WTO, hiện Trung Quốc chỉ còn duy trì hạn ngạch với một số ít mặt hàng hoá dầu- chủ yếu là hàng sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, phải thừa nhận răng biện pháp này đã rất hữu hiệu trong việc bảo vệ thị trường Trung Quốc khỏi sự tràn ngập thái quá của dầu thô nhập khẩu, kiểm soát được các yếu tố đầu vào cho ngành Hoá dầu. Giấy phép nhập khẩu Hiểu một cách đơn giản, khi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu một hàng hoá nào đó thì phải được Bộ, ngành có liên quan cấp phép. Tuy nhiên, điều kiện để được cấp phép của mỗi nước mỗi khác. Nếu điều kiện lỏng, đương nhiên là việc nhập khẩu sẽ diễn ra đơn giản hơn. Nhưng nếu điều kiện nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ hạn chế được nhập khẩu. Với sự biến hoá này, giấy phép nhập khẩu cho đến nay vẫn là biện pháp được ưu chuộng ở Trung Quốc đi đôi với biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Những mặt hàng hoá dầu phải nhập khẩu theo hạn ngạch của Trung Quốc thì cũng sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu. Như đã đề cập ở mục II, Trung Quốc đã tuyên bố tự động hoá cơ chế cấp phép nhưng đồng thời lại thắt chặt các điều kiện cấp phép. Vì vậy, việc nhập khẩu tưởng chừng sẽ đơn giản hơn nhưng trên thực tế vẫn còn những giới hạn nhất định. Hạn ngạch thuế quan Biện pháp này có nghĩa là Chính phủ sẽ đưa ra các mức thuế khác nhau cho những lượng hàng nhập khẩu khác nhau. Nếu nhập khẩu một khối lượng hàng trong mức quy định thì thuế nhập khẩu sẽ thấp nhưng nếu nhập khẩu quá mức quy định đó thì lượng hàng vượt quá quy định sẽ chịu một mức thuế khác và mức thuế này thường rất cao. Các doanh nghiệp Thái Lan đã từng đề xuất với Chính phủ sử dụng biện pháp này để bảo hộ ngành Hoá dầu khi Thái Lan buộc phải giảm thuế nhập khẩu theo cam kết với AFTA nhưng Chính phủ Thái Lan đã không phê chuẩn. Tuy nhiên, đây sẽ là một công cụ bảo hộ hiệu quả, nhất là đối với các quốc gia thành viên của WTO vì các quy định của WTO cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan. Trợ giá Đây là một biện pháp cũng khá linh hoạt vì nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Có khi trợ giá là một khoản tiền trợ giá mà Chính phủ trực tiếp giao cho doanh nghiệp như trong trường hợp của Hàn Quốc khi khủng hoảng dầu mỏ thế giới nổ ra. Khoản trợ giá này đã giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc giảm thiểu được phần nào những tác động làm tăng chi phí sản xuất do đó giúp doanh nghiệp giữ được mức giá cạnh tranh để tiếp tục mở rộng sản xuất. Có khi trợ giá lại thể hiện ở những ưu đãi đầu tư mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp. Như trong trường hợp của Thái Lan, Bộ đầu tư Thái Lan đã cho các doanh nghiệp được hưởng rất nhiều ưu đãi khi tham gia các dự án hoá dầu như: miến thuế nhập khẩu máy móc, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, cho phép doanh nghiệp trích những khoản khẩu hao đặc biệt để giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn và để giảm thuế phải nộp, miễn thuế cho những hàng hoá được coi là nguyên liệu cho sản xuất … Những cách trợ giá gián tiếp như vậy sẽ còn đóng vai trò là động lực khuyến khích, thu hút đầu tư. Bảo hộ bằng biện pháp này là khá hiệu quả. Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt Biện pháp này sẽ có vai trò vô cùng quan trọng khi một quốc gia chính thức tham gia vào thị trường thế giới vì các biện pháp bảo hộ khác đã trở nên vô hiệu hoặc bị hạn chế. Các doanh nghiệp Thái Lan đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ vì thực hiện mở cửa thị trường mà chưa có một đạo luật chống bán phá giá có hiệu quả. Lo lắng này là hoàn toàn hợp lý vì một khi đã giảm bớt các hàng rào bảo hộ, nguy cơ bị các quốc gia phát triển hơn bán phá giá hàng hoá vào nước mình sẽ đe doạ sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và nguy cơ này là không thể tránh khỏi. Trung Quốc đã sớm nhận ra vai trò của thuế chống bán phá giá khi xác định mục tiêu của mình là gia nhập WTO. Có thể nói là Trung Quốc đã thành công trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá để bảo vệ các ngành sản xuất của mình trong đó có ngành Hoá dầu tuy còn có nhiều ý kiến của các nước khác cho rằng đạo luật chống bán phá giá của Trung Quốc còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp với quy định của WTO. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP I. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam Ngành Hoá dầu là một ngành công nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì những lí do chủ quan và hoàn cảnh kinh tế đất nước, Việt Nam chưa thể xây dựng được một khu liên hợp hoá dầu cho riêng mình. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và với mục đích xây dựng một ngành công nghiệp mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tổng công ty dầu khí Việt Nam rất ủng hộ cho việc từng bước phát triển ngành Hoá dầu, từ sản xuất các sản phẩm “hạ nguồn” bằng sản phẩm “trung gian” nhập khẩu đến sử dụng các nguyên liệu trong nước với việc xây dựng các khu liên hợp hoá dầu dựa vào tài nguyên dầu và khí sẵn có của quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của Việt Nam là xây dựng ngành Hoá dầu phát triển toàn diện từ “thượng nguồn” đến “hạ nguồn”. Theo Tổng công ty dầu khí Việt Nam, dựa vào nhu cầu thị trường, cân bằng về tài nguyên và tình hình phát triển của khu vực, các dự án hoá dầu của Việt Nam dự kiến sẽ được phát triển theo 3 giai đoạn: Từ 2000 đến 2005: Xây dựng Khu liên hợp hoá dầu số 1: kết hợp với nhà máy lọc dầu số 1 ở Dung Quất cung cấp đầu vào cho ngành nhựa, sản phẩm chính sẽ là PP, LAB… Xây dựng Khu liên hợp hoá dầu số 2: sử dụng khí khai thác được từ Bà Rịa- Vũng Tàu, cung cấp nguyên liệu cho ngành nhựa, cho sản xuất phân bón…, sản phẩm chính là DOD, PVC, PS, PET, Amonia- Urea… Từ 2005 đến 2010: Xây dựng Khu liên hợp hoá dầu số 3: kết hợp với nhà máy lọc dầu số 2, cung cấp nguyên liệu cho ngành nhựa, sản xuất sợi tổng hợp, sản phẩm chính là PP, PTA, PET, SM… Cân nhắc việc xây dựng khu liên hợp điện đạm Cà Mau Xây dựng một trung tâm xử lý khí tự nhiên ở phía Nam: tập trung vào sản xuất phân bón, phát điện nếu điều kiện về tài nguyên cho phép Sau năm 2010: Xây dựng khu liên hợp hoá dầu số 4: kết hợp với một nhà máy lọc dầu mới để cung cấp nguyên liệu cho ngành nhựa, sản xuất sợi tổng hợp, phân bón và các lĩnh vực khác, sản phẩm chính là PP, PTA, PET, SM, VCM, PVC, PS, PE, … Hiện nay, Petrovietnam đã thực hiện các dự án sau: Dự án thành lập công ty liên doanh LG VINA Chemical Các bên tham gia: Petrovietnam liên doanh với công ty LG Chemical của Hàn Quốc Chi phí đầu tư: 12,5 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất và kinh doanh DOP từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu Công suất: 30.000 tấn DOP/ năm Dự án Phú Mỹ Urea Các bên tham gia: Petrovietnam đầu tư 100% vốn Chi phí đầu tư: 486 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất phân Urea từ khí đồng hành và khí thiên nhiên của Việt Nam cung cấp cho thị trường nội địa Công suất: 740 nghìn tấn/ năm Dự án thành lập công ty liên doanh nhựa và hoá chất Phú Mỹ Các bên tham gia: Petrovietnam Gas (PVGC) góp 43% vốn, Petroliam Nasional Berhad của Malaysia (Petronas) góp 50% vốn và công ty Dịch vụ và Cung ứng Vật Tư Kỹ Thuật XNK tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Tramasuco) góp 7% vốn Chi phí đầu tư: 70 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất và kinh doanh bột nhựa PVC, VCM, Ethylene Dichloride và Chloral Alkali Công suất: 100.000 tấn/ năm và dự kiến sẽ nâng lên 200.000 tấn/ năm trong thời gian tới Ngoài ra, Petrovietnam đang nỗ lực triển khai các dự án sau: Dự án LINEAR ALKYL ZENZENE (LAB) Các bên tham gia: Petrovietnam liên doanh với Taminadu Petroproduct ltd. của Ấn Độ Chi phí đầu tư: 132 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất LAB từ n-paraffin của nhà máy lọc dầu Dung Quất Công suất: 80.000 tấn/ năm Dự án khu liên hợp Khí- Điện- Đạm Cà Mau: Các bên tham gia: Petrovietnam đầu tư 100% vốn Chi phí đầu tư: khoảng 1.092 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất phân Urea và sản xuất điện từ khí đồng hành và khí tự nhiên của Việt Nam để cung cấp cho thị trường nội địa Công suất: 800.000 tấn/ năm và 720 MW Dự án POLYPROPYLENE Chi phí đầu tư: 100 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất PP từ nguyên liệu của nhà máy lọc dầu Dung Quất để phục vụ cho thị trường trong nước Công suất: 110.000 tấn/ năm Dự án POLYSTYRENE Chi phí đầu tư: 15 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất PS dựa trên nguồn nguyên liệu là styrene monomer nhập khẩu để cung cấp cho thị trường nội địa Công suất: 30.000 tấn/ năm trong đó có 15.000 tấn GPPS và 15.000 tấn HIPS Dự án POLYETHYLENE: Chi phí đầu tư: 320 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất PE từ khí đồng hành và khí thiên nhiên của Việt Nam để cung cấp cho thị trường nội địa Công suất: 350.000 tấn LDPE và HDPE một năm Dự án POLYESTER: Chi phí đầu tư: 120 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất PET dựa trên PTA và MEG nhập khẩu và nếu có thể sẽ sử dụng các sản phẩm của nhà máy lọc dầu số 2 để đáp ứng thị trường nội địa Công suất: 100.000 tấn PET/ năm Bên cạnh đó, ngành dầu khí Việt Nam còn có các dự án cần tiến hành khác bao gồm: Nhà máy lọc dầu số 1: Công suất: 6,5 triệu tấn/ năm Chi phí đầu tư: 13.200 tỉ đồng Nhà máy lọc dầu số 2: Công suất: 6,5 triệu tấn/ năm Chi phí đầu tư: 13.200 tỉ đồng Ngành hoá chất cũng có các dự án sau: “Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp các tỉnh phía Nam đến năm 2010”_ Bộ Công nghiệp_ 1/ 1999 Nhà máy Methanol Công suất: 660.000 tấn/ năm Chi phí đầu tư: 330 triệu USD Nhà máy sợi tổng hợp PES, PA: Công suất: 100.000 tấn PES và 60.000 tấn PA một năm Chi phí đầu tư: 200 triệu USD Nhà máy cao su tổng hợp SBR và BR: Công suất: 80.000 tấn/ năm Chi phí đầu tư: 200 triệu USD Ngành dệt may có hai dự án: Petrovietnam và Vinatex_ “Dự án Polyester- Nghiên cứu tiền khả thi”_ 2001 Dự án của công ty HUALONG (Malaysia) Các bên tham gia: công ty HUALONG của Malaysia đầu tư 100% vốn Chi phí đầu tư: 242 triệu USD Hoạt động chính: sản xuất xơ và sợi polyester và một số sản phẩm khác từ nguyên liệu chính là PTA và EG nhập khẩu Công suất: 45.000 tấn xơ- sợi PS/ năm trong đó có 24.000 tấn sợi DTY và 21.000 tấn xơ polyester Thời gian đi vào hoạt động: năm 1997. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra nên cho đến nay, công ty Hualong chỉ tiến hành nhập khẩu sợi POY từ Malaysia để sản xuất 24.000 tấn sợi DTY một năm, các hạng mục sản xuất khác hiện vẫn đang bị trì hoãn Dự án của tập đoàn FORMOSA (Đài Loan) Các bên tham gia: FORMOSA đầu tư 100% vốn Hoạt động chính: sản xuất polyester từ PTA và MEG… Công suất: 2520 tấn hạt chip polyester, 77.700 tấn xơ polyester, 15.840 tấn sợi chỉ thô polyester SDY, 23.040 tấn sợi polyester dún DTY II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai Cung cầu về bột nhựa tổng hợp PVC hiện là sản phẩm hoá dầu duy nhất mà Việt Nam có thể tự sản xuất với công suất lớn sẽ có nhu cầu ngày càng tăng do tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng (hơn 60% ứng dụng của PVC là phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng). Dự tính tốc độ tăng trưởng bình quân của cầu là 15%. TPC Vina dự định nâng công suất lên 120 nghìn tấn/ năm trong thời gian tới (khoảng năm 2004). Tuy nhiên, chỉ với 2 nhà máy sản xuất là TPC Vina và PMPC (công ty liên doanh nhựa và hoá chất Phú Mỹ) thì chắc chắn trong tương lai, sẽ có sự thiếu hụt về cung trong nước đối với PVC và nhập khẩu do đó sẽ tăng lên. Tình hình cung cầu bột nhựa PVC có thể được tổng kết như sau: Bảng18: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ PVC giai đoạn 2002-2010 đơn vị: nghìn tấn 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Mức tiêu thụ 165 190 218 250 288 330 380 437 500 Sản xuất trong nước 130 200 220 220 220 220 220 220 220 Nhập khẩu 35 -10 -2 30 68 110 160 217 280 Nguồn: Lê Công Thanh, Nguyễn Hoàng Đức_ “Sản xuất và kinh doanh bột nhựa PVC: cơ hội và thách thức”_ 2003 Nếu Việt Nam thực thi được các dự án hoá dầu đã nêu ở trên thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất được 350 nghìn tấn PE (bao gồm HDPE và LDPE), 110 nghìn tấn PP, 30 nghìn tấn PS một năm. Nếu tính bình quân theo đầu người thì mỗi người dân sẽ tiêu thụ 4,1kg PE, 1,3kg PP và 0,35kg PS một năm nhưng trên thực tế với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, chắc chắn mức riêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 cao hơn những con số đã nêu và phần thiếu hụt sẽ được bù đắp bằng hàng nhập khẩu. Hiện nay, khi Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều đang dư về cung, Việt Nam sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lí tưởng cho hàng hoá của họ. Cung cầu về sợi tổng hợp Mục tiêu hiện nay của Việt Nam là đẩy mạnh sự phát triển của ngành dệt may. Để phát triển ngành dệt may, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị được giao, Tổng công ty Dệt may đã trình Chính phủ “Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt- may”. Căn cứ vào nhu cầu nội địa, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các chính sách và cơ chế phát triển ngành dệt- may Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược này theo Quyết Định số 55/2001 QD-TTg ngày 23/4/2001. Nội dung dự báo tình hình sản xuất và nhu cầu xơ- sợi polyester (đầu vào chủ yếu cho ngành dệt may) của thị trường Việt Nam đến năm 2010 được tóm tắt như sau: Bảng 19: Dự báo sản xuất và tiêu thụ xơ- sợi polyester giai đoạn 2005-2010 đơn vị: nghìn tấn/ năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xơ Polyester Nhu cầu 120 133 148 164 182 200 Khả năng sản xuất Formosa 77,7 77,7 77,7 77,7 77,7 77,7 Petrovietnam +Vinatex 42,9* 56,1* 66* 66 66 Tổng sản lượng 77,7 120,6 133,8 143,7 143,7 143,7 Sản xuất – Nhu cầu -67,7 -12,4 -14,2 -20,4 -38,5 -56,3 Sợi Polyester Nhu cầu 300 336 376 421 472 500 Khả năng sản xuất Hualong 24 24 24 24 24 24 Formosa 38,9 38,9 38,9 38,9 38,9 38,9 Petrovietnam +Vinatex 42,9* 56,1* 66* 66 66 Tổng sản lượng 62,9 105,8 119 128,9 128,9 128,9 Sản xuất – Nhu cầu -237,1 -230,3 -257 -292,6 -343,2 -371,1 (*) Công suất hoạt động: năm 2006 là 65%, năm 2007 là 85% và năm 2008 là 100%. Nguồn: Vinatex_ “Chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010”_2000. Từ số liệu tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng với khả năng sản xuất của Hualong, Formosa và cả Petrovietnam- Vinatex thì đến năm 2006, mức sản xuất xơ mới đáp ứng được 90,6% nhu cầu xơ và 31,5% nhu cầu sợi của thị trường trong nước. Tới năm 2010, nếu không tiếp tục thực hiện nhiều dự án đầu tư khác vào lĩnh vực này thì mức sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 72% nhu cầu về xơ và 26% nhu cầu về sợi của thị trường trong nước. Khoảng cách xa giữa sản xuất và nhu cầu sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu tràn vào trong nước và sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu sẽ ngày một cao. Cung cầu về cao su tổng hợp Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm về cao su tổng hợp như SBR và BR còn rất xa lạ trong khi xu hướng hiện nay trên thế giới là sử dụng cao su tổng hợp để bù đắp sự thiếu hụt ngày một tăng về cao su tự nhiên. Nếu dự án sản xuất SBR và BR của Petrovietnam được thực hiện đúng tiến độ thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất được bình quân 80 nghìn tấn SBR và BR một năm. Tức là chỉ với khả năng sản xuất trong nước thì mỗi người dân mỗi năm chỉ tiêu thụ chưa đến 1kg SBR và BR. Trong khi đó, do lượng xe máy của Việt Nam quá nhiều và do công nghiệp sản xuất ôtô đang trên đà phát triển, mức sản xuất đó sẽ không đủ để đáp ứng được nhu cầu trong nước và nhập khẩu vẫn tiếp tục là giải pháp cho các nhà sản xuất xăm, lốp xe. Nói tóm lại, với các dự án xây dựng ngành Hoá dầu như hiện nay, năng lực sản xuất các sản phẩm hoá dầu trong nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng mạnh trong tương lai về các sản phẩm hoá dầu nói chung và nhựa PVC, sợi tổng hợp nói riêng. Vì thế, phát triển ngành Hoá dầu để mở rộng năng lực sản xuất là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, với tiến độ thực thi dự án chậm chạp vì những khó khăn đã nêu trong chương I, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có một ngành Hoá dầu hoàn thiện của riêng mình. III. Kiến nghị Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu Trong điều kiện hiện nay, khi thế giới chưa tìm ra được những nguyên liệu thay thế hiệu quả cho các chế phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên thì ngành Hoá dầu sẽ vẫn là một ngành công nghiệp cơ bản vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển của quốc gia. Ngành Hoá dầu liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lượng và nguyên liệu cho một quốc gia. Nó đảm bảo cho quốc gia đó có điều kiện để phát triển một nền công nghiệp toàn diện hơn. Từ nhiều năm trở lại đây, trong các văn kiện Đại hội Đảng hay trong các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước luôn là câu khẩu hiệu nhưng ngành Hoá dầu lại chưa được nhìn nhân đúng với tầm quan trọng của nó . Mô hình phát triển ngành Hoá dầu Việt Nam do Petrovietnam đưa ra có vẻ giống với cách mà Trung Quốc đã xây dựng ngành Hoá dầu của họ. Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng như chế độ xã hội, con người, văn hoá, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố cạnh tranh khác. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn chúng ta khi thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào ngành Hoá dầu. Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hàng đầu của thế giới. Dân số hơn 1 tỷ dân hứa hẹn hàng tỷ đôla lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Thật vậy, bình quân mỗi người Trung Quốc sử dụng hàng chục kg chất dẻo một năm và nhu cầu thì sẽ vẫn tăng lên do Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn phát triển kinh tế rầm rộ nên đầu tư vào Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm hoá dầu với sản lượng lên tới con số triệu tấn là chuyện bình thường mà thậm chí vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các nhà sản xuất tận dụng được tối đa hiệu quả sản xuất theo quy mô. Cho dù thuế nhập khẩu của Trung Quốc thấp thì đầu ra cho các nhà sản xuất trong nước vẫn được đảm bảo. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất theo quy mô sẽ là bài toán khó cho Việt Nam vì các nhà sản xuất chỉ sản xuất được tối đa vào trăm tấn một năm. Nếu thuế suất nhập khẩu thấp thì hàng trong nước dễ dàng bị hàng nhập khẩu bóp nghẹt. Hơn nữa, Trung Quốc đã tự phát triển công nghệ lọc dầu của riêng mình trong khi Việt Nam chưa có một nhà máy lọc dầu nào. Trung Quốc gia nhập WTO khi đã có đạo luật chống bán phá giá riêng trong khi Việt Nam đang nỗ lực gia nhập WTO nhưng lại chưa xây dựng được luật chống bán phá giá, gặp phải những trường hợp bán phá giá vẫn lúng túng trong khâu xử lý. Vì thế, học tập mô hình phát triển của Trung Quốc có vẻ không hợp lý. Thiết nghĩ, Việt Nam nên học tập mô hình phát triển của các quốc gia có quy mô thị trường giống với mình hơn như Thái Lan kết hợp với học hỏi những gì thật sự cần thiết cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia từ phía Trung Quốc như các biện pháp bảo hộ phi thuế khá hiệu quả của họ, tránh rập khuôn. Mô hình phát triển phải là mô hình trong dài hạn. Tức là các chính sách, chiến lược đặt ra luôn phải là các chính sách, chiến lược dài hạn để đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư rất lớn giai đoạn ban đầu. Đồng thời, phải có sự nhanh nhạy trong nắm bắt, dự đoán những biến động của thị trường trong và ngoài nước để có sự điều chỉnh thích hợp khi cần thiết, tránh cứng nhắc, bảo thủ dẫn đến lãng phí vốn. Mô hình phát triển này phải đặt vai trò của Chính phủ lên hàng đầu trong giai đoạn xây dựng ngành và vai trò của Chính phủ sẽ giảm dần khi ngành bước vào giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc hay Hàn Quốc đều minh chứng cho thực tế này. Cần phải xác định ngay từ đầu rằng ngành Hoá dầu không phải là ngành phục vụ chính cho mục đích xuất khẩu mà mục tiêu hàng đầu của ngành là thoả mãn thị trường nội địa. Ngành Hoá dầu sẽ là một trong những ngành chủ chốt giúp thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu một cách hiệu quả, nâng sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước khi tham gia vào thị trường quốc tế. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực Thứ nhất, các DNNN sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoá dầu phải có được một lực lượng lao động nòng cốt gồm các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, quản lý giỏi và những công nhân, kỹ sư có khả năng thích ứng với các qui trình sản xuất áp dụng công nghệ cao để tạo nên sức mạnh trí tuệ cần thiết về mọi mặt trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Đội ngũ cán bộ này cần được tạo điều kiện phát triển tốt cả về vật chất, tinh thần lẫn điều kiện làm việc. Như chúng ta đã thấy, Thái Lan là nước rất coi trọng vai trò của đội ngũ lao động trong ngành Hoá dầu. Họ biết rằng để đạt hiệu quả cao khi xây dựng một ngành công nghiệp mới lạ thì ngay từ những khâu ban đầu như lập kế hoạch phát triển, lựa chọn địa điểm đầu tư … cần phải có sự tư vấn, góp ý từ các chuyên gia đầu ngành của thế giới, thậm chí phải nhờ đến các quốc gia cạnh tranh. Các DNNN của Thái Lan như NPC hay PTT đều chiêu mộ các chuyên gia trong và ngoài nước bằng nhiều chính sách ưu đãi. DNNN của Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm này của các doanh nghiệp nước bạn. Thứ hai, DNNN cần có điều kiện cần và đủ để tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về sự phát triển cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời thụ hưởng lợi ích chính đáng từ những kết quả đó. Đây sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thành công hay thất bại đều liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp. Các DNNN ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Thái Lan đều áp dụng biện pháp này và cho đến nay, đó vẫn là những doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu của họ. Thứ ba, DNNN cần được cung cấp những thông tin những thông tin về thị trường, những thông tin mang tính vĩ mô một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Thiếu thông tin là một điểm yếu cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đã không ít lần gây ảnh hưởng đến cả một ngành kinh tế chứ không chỉ riêng một vài doanh nghiệp. Điểm yếu này là do tác động của cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các cấp quản lý có liên quan như các cơ quan thống kê, các thương vụ, các cơ quan thương mại… không nhạy bén trong nắm bắt và tổng hợp thông tin dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chỉ hoạt động theo cảm tính mà thiếu định hướng chỉ đạo. Nguyên nhân chủ quan là bản thân doanh nghiệp không chủ động tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau, quá ỷ lại vào sự hướng dẫn của các cơ quan chủ quản. Khắc phục được điểm yếu này, DNNN sẽ có thể huy động tốt các nguồn lực một cách đúng đắn phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, an toàn và bền vững. Các DNNN tham gia ngành Hoá dầu thường là các Tổng công ty Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu thư tư là cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tổng công ty này sao cho vừa đảm bảo phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động và nội lực của từng doanh nghiệp thành viên, vừa đảm bảo sự tồn tại vững mạnh của các Tổng công ty với tư cách là một tập đoàn kinh tế mạnh. Các doanh nghiệp thành viên cần được tạo điều kiện để vừa độc lập, lại vừa liên kết chặt chẽ về tài chính, thị trường, công nghệ và lợi ích kinh tế. Một mặt, các lĩnh vực kinh doanh làm ăn có hiệu quả cần được ưu tiên đầu tư các nguồn lực cần thiết để có thể phát triển mạnh. Mặt khác, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả phải có cơ chế giải quyết dứt điểm tránh tình trạng dây dưa gây lãng phí các nguồn lực. Mô hình độc lập trong một khối thống nhất đã được tập đoàn LG của Hàn Quốc thực hiện thành công, đưa tập đoàn này phát triển vững mạnh, vượt qua giai đoạn khủng hoảng đầy khó khăn. Thực vậy, các công ty con có tính độc lập cao nên hoạt động của công ty này không làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khác, do đó, sự thất bại của một công ty sẽ không tạo ra tác động dây chuyền tới toàn bộ tập đoàn. Nhờ vậy, LG đã không gặp phải thất bại đau đớn như Daewoo. Hay như trong trường hợp của các tập đoàn Thái Lan khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp do khủng hoảng, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả có cơ chế rõ ràng để giải quyết là hoặc bán đi cho tập đoàn khác, hoặc đóng cửa, giải thể. Thư năm, DNNN cũng nên thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Nhà nước lúc này chỉ nên nắm cổ phần chỉ huy chứ không nhất thiết phải nắm 100% vốn. Làm như vậy vừa đảm bảo vai trò của Nhà nước vừa phát huy tính làm chủ của người lao động, vừa huy động được nguồn lực từ nhân dân. Cuối cùng, DNNN cần được hoạt động trong môi trường khuyến khích phát triển xét trên khía cạnh pháp lý và kinh tế, tránh hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế, quan hệ tín dụng (như đã diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua). Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng các chính sách một cách kịp thời trên cơ sở những vấn đề thực tế nảy sinh trong cuộc sống (như chính sách thuế, lãi suất, tỉ giá, chế độ tiền lương …). Trong đó, vấn đề cực ký quan trọng và cấp bách hiện nay là cơ chế, chính sách tạo vốn cho đầu tư phát triển vì ngành Hoá dầu đòi hỏi vốn rất lớn. Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước để vốn đầu tư được an toàn. Bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, vừa nuôi dưỡng, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới không ngừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu Như đã khẳng định, thành phần kinh tế Nhà nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, ngành công nghiệp Hoá dầu lại là một ngành công nghiệp cơ bản nên thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là một bộ phận không thể tách rời và mang tính quyết định. Tuy nhiên, thành phần kinh tế Nhà nước cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để có thể thích nghi và phát triển trong cơ cấu thị trường hiện nay. Các Tổng công ty 90, 91 nên được cơ cấu lại cho hợp lý và phát triển theo mô hình tập đoàn công nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, như vậy sẽ đem lại sự phát triển toàn diện cho lĩnh vực hoá dầu. Hơn nữa, ngành Hoá dầu là ngành đòi hỏi vốn lớn nên giai đoạn ban đầu cần phải có sự đóng góp của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước không chỉ đóng góp bằng tiền đầu tư mà còn bằng uy tín, cơ chế, chính sách của mình để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và từ các đối tác nước ngoài. Các công ty hoá dầu có thể là các công ty cổ phần trong đó cổ phần chỉ huy vẫn thuộc sở hữu của các DNNN còn các thành phần kinh tế khác có thể tham gia đóng góp phần vốn còn lại. Làm như vậy vừa giảm bớt gánh nặng về vốn cho DNNN vừa huy động được sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác. Ngành Hoá dầu có khả năng đem lại lợi nhuận cao nên nếu có chính sách ưu đãi hợp lí chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, điều kiện tiên quyết là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố cấp uỷ, nâng cao tính tiên phong của Đảng viên trong doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quan liêu, tham nhũng, tha hoá và biến chất. Một bộ máy quản lý trong sạch làm tăng uy tín của toàn doanh nghiệp. Tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nước ngoài vì các doanh nghiệp này vừa có nguồn vốn lớn, lại vừa dày dặn kinh nghiệm. Doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ là đối tác quan trọng của Việt Nam vì thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn quá xa lạ với khái niệm “ngành Hoá dầu” trong khi các doanh nghiệp Châu Mỹ, Châu Âu và nhiều doanh nghiệp Châu Á đã có bề dày hàng chục năm trong ngành Hoá dầu. Họ hơn chúng ta cả về vốn, về công nghệ, về kiến thức chuyên môn và về khả năng quản lý kinh doanh. Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả hơn. Giả dụ nếu chúng ta thu hút được đầu tư từ tập đoàn hoá dầu hàng đầu của Hoa Kỳ, các tập đoàn này sẽ đứng về phía Việt Nam trong việc tạo áp lực với các quốc gia khác nhằm kéo dài thời hạn áp dụng các quy định về bảo hộ cho riêng ngành Hoá dầu trong khi vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định với các mặt hàng khác. Điều này là vô cùng quan trọng nếu Việt Nam thực sự muốn xây dựng ngành Hoá dầu của riêng mình. Ngành Hoá dầu đòi hỏi thời gian hoàn vốn ít nhất là 8 năm, nếu bắt đầu từ ngay bây giờ thì đến 2006, chúng ta chưa thể hoàn vốn cho các dự án đầu tư trong khi đã phải dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ, liệu các doanh nghiệp trong nước có đứng vững được trước sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài đã hết thời hạn khấu hao? Vì thế cần phải coi trọng đầu tư nước ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư Để thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, Việt Nam phải tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư hiện nay. Thứ nhất, Việt Nam phải biết tự quảng cáo cho mình. Nội dung quảng cáo chính là các thế mạnh, tiềm năng cho ngành Hoá dầu mà Việt Nam có được. Phương tiện quảng cáo chính là các cơ quan thương vụ tại nước ngoài, là các cuộc hội thảo kêu gọi đầu tư nước ngoài, là các diễn đàn doanh nghiệp… Tự quảng cáo cho mình cũng là một cách để khẳng định với nhà đầu tư rằng đây sẽ là vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm và các nhà đầu tư sẽ có được sự hợp tác hết mình từ phía Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam cần nỗ lực giảm các chi phí sản xuất hiện đang ở mức cao so với các nước khác xuống ngang bằng hoặc cố gắng thấp hơn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại sẽ làm lưu thông hàng hoá nhanh chóng hơn, giảm chi phí vận chuyển. Cụ thể là: cần xây dựng những cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn tăng cường các trang thiết bị bốc dỡ hàng để giảm chi phí, thời gian bốc dỡ hiện tại xây các tuyến đường cao tốc có chất lượng cao và hợp lí hoá việc phân luồng, phân tuyến và giờ xe chạy để hàng có thể được tập kết ở đích đến một cách nhanh nhất xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí từ ngoài khơi vào đất liền để cung cấp trực tiếp cho các nhà máy lọc hoá dầu và lọc tách khí Thủ tục cấp đất cho dự án đầu tư cần được đơn giản hoá để các doanh nghiệp nhanh chóng thực thi các dự án và giảm chi phí đàm phán “chính thức” và “không chính thức”. Khung giá thuê đất cần rõ ràng, công bằng cho các nhà đầu tư. Cơ chế hai giá nên dần được loại bỏ. Giá điện hiện nay cao hơn hoặc bằng của Mỹ và các quốc gia Châu Âu cũng làm chi phí sản xuất tăng cao nên cũng cần xem xét lại. Giá cước bưu chính viễn thông cần phải điều chỉnh thêm nữa và công nghệ áp dụng cũng cần được cải tiến để bắt kịp với các quốc gia trong khu vực, tạo sự tiện lợi cho nhà đầu tư. Thứ ba, cần phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư đầu tư vào ngành Hoá dầu ví dụ như: miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, máy móc công nghệ cao phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm hoá dầu miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian dài hơn so với quy định chung cho phép doanh nghiệp trích khấu hao lớn hơn quy định hiện hành để rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể kịp thời tham gia hội nhập mà vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh cao của hàng hoá, đồng thời, khấu hao cao sẽ giảm thuế đánh vào doanh nghiệp và coi như đây là một khoản trợ giá gián tiếp mà Chính phủ dành cho doanh nghiệp đàm phán với các tổ chức quốc tế để các doanh nghiệp sản xuất hoá dầu có được thời hạn chuẩn bị dài nhất có thể trước khi thực sự áp dụng các quy định về thương mại tự do, kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy Chính phủ Thái Lan đã phải thay đổi kế hoạch rất nhiều lần để bảo vệ các doanh nghiệp hoá dầu dù các doanh nghiệp của nước này đã có thời gian phát triển tương đối lâu dài, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã qua thời gian khấu hao tạo mối quan hệ liên kết lâu dài giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ, cụ thể là giữa nhà sản xuất “thượng nguồn” với các nhà sản xuất “trung gian” và “hạ nguồn”, giữa các nhà sản xuất “hạ nguồn” với các nhà sản xuất thuộc các ngành có liên quan như ngành nhựa, dệt may, xây dựng bằng việc ký kết các hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự lưu thông dầu ra và đầu vào được liên tục các hợp đồng dài hạn được ký kết cần có công thức tính giá ổn định mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt khi cần thiết để các doanh nghiệp vừa kinh doanh có lãi lại vừa ổn định, nếu thị trường diễn biến xấu thì có thể cả hai phía cùng nên gánh vác một phần khó khăn, đây sẽ là một biện pháp xan xẻ rủi ro trong kinh doanh, làm giảm bớt ảnh hưởng cua rủi ro đối với mỗi ngành. Thứ tư, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành. Luật pháp Việt Nam hiện nay nhiều điều luật còn chưa mang tính dự đoán, giải quyết được các vấn đề khó khăn chưa xác định được trong tương lai mà chỉ chạy theo sự thay đổi của thị trường, giải quyết những gì đã diễn ra trên thực tế. Đạo luật cần thiết phải xây dựng hiện nay là luật chống bán phá giá vì đây sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên của WTO. Nhiều nhà kinh doanh đã cho rằng WTO là sân chơi của Mỹ, Mỹ nắm quyền điều khiển các quốc gia thành viên nên cần phải tìm hiêu kỹ về đạo luật chống bán phá giá đang rất phát huy hiệu quả của Mỹ để từ đó xây dựng đạo luật của riêng Việt Nam. Có như vậy Mỹ sẽ khó có thể chỉ chích đạo luật của chúng ta như cách Mỹ đang nói về đạo luật chống bán phá giá của Trung Quốc. (Phần phụ lục sẽ giới thiệu vài “bí quyết” để sống còn với bộ máy chống bán phá giá của Mỹ). Thứ năm, các văn bản pháp luật, các chính sách mà Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đưa ra phải mang tính nhất quán và phải được thông báo tới doanh nghiệp trước khi ban hành để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, cần tránh hiện tượng thay đổi bất chợt làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần được coi trọng, được phát biểu ý kiến về những thay đổi trong chính sách, luật pháp vì ý kiến của doanh nghiệp là những đóng góp mang tính thiết thực nhất Thứ sáu, cần nâng cao hiệu quả của thị trường vốn trong nước mà cụ thể là thị trường chứng khoán. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói chung của Việt Nam đến năm 2010 cần bình quân mỗi năm 5 tỷ USD, con số này là quá lớn nếu chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Vì thế, thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn trực tiếp và dài hạn cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ngành Hoá dầu nói riêng. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã rất thành công khi chuyển các doanh nghiệp hoá dầu lớn của Nhà nước là CNPC, Sinopec và Cnooc thành doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp này thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước đã huy động được hàng tỉ USD vốn đầu tư dài hạn. Thứ bảy, Nhà nước nên nới lỏng các quy định về bảo lãnh (ưu tiên bảo lãnh) cho các cơ sở sản xuất vay vốn nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo môi trường. Thứ tám, cần phải đảm bảo sự công bằng khi tiếp cận các nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tránh tình trạng ưu tiên doanh nghiệp Nhà nước và gây khó dễ cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Cuối cùng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài thành phần kinh tế quốc doanh được tiép cận nguồn tín dụng ngân hàng, cần đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây là tài sản thế chấp lớn nhất mà các doanh nghiệp này có được. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước Chính sách bảo hộ được coi là một công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ nền kinh tế, nền công nghiệp nội địa do có sự chênh lệch giữa nước này với nước khác về trình độ sản xuất hay về một số sản phẩm nhất định. Chính sách bảo hộ và mức độ bảo hộ cũng không phải giống nhau, đồng đều cho tất cả các nước mà với mỗi loại sản phẩm, mỗi nước có hàng nhập khẩu vào nước mình cũng phải có các chính sách khác nhau: thí dụ nước này chỉ hạn chế hoặc cấm vận một số hàng hoá của một số nước nhất định nhưng lại vẫn mở cửa với các nước khác. Ví dụ như việc Trung Quốc áp dụng các mức thuế chống bán phá giá khác nhau cho các doanh nghiệp khác nhau của các quốc gia khác nhau. Ngay cả ở một số nước phát triển, chính sách bảo hộ vẫn được sử dụng như một công cụ mạnh và đắc lực trong quản lý kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bảo hộ quá mức và quá lâu cũng gây tác hại tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế nội địa. Ngành Hoá dầu sẽ là một trong những ngành rất cần được bảo hộ vì vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm phát triển còn ít, thời gian phát triển quá ngắn, thời gian khấu hao dài. Tích cực bảo hộ ngành Hoá dầu trước khi mở toang cửa vào năm 2006 là việc cấp bách, thiết thực để xây dựng và bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ này. Nếu không, việc thua trên sân nhà là khó tránh khỏi và ngành Hoá dầu non trẻ sẽ sớm thui chột ngay từ khi mới được nhen nhóm. Trước mắt, mục tiêu của chính sách bảo hộ ngành Hoá dầu là: bảo hộ cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được trên thế mạnh so với hàng nước ngoài trên thị trường trong nước vì nhiều nước đã và đang có ngành Hoá dầu dư về cung so với cầu trong nước nên đang đẩy mạnh xuất khẩu sang nước khác đánh thuế cao vào các sản phẩm nhập khẩu mà trong nước cũng đang sản xuất được và mức thuế này sẽ thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào cung cầu thực tế của thị trường (các dự đoán mang tính vĩ mô phải chính xác, nhạy bén và được một hội đồng gồm nhiều chuyên gia đưa ra hàng năm) Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam có thể áp dụng trong thời gian ngắn là hàng rào thuế quan, quyền mậu dịch, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ giá như đã nêu ở phần IV của chương II. Tuy nhiên, những biện pháp như thuế quan, quyền mậu dịch, giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu sẽ không còn hiệu lực kể từ năm 2006 và thị trường Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn đối với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Hàng hoá dầu của Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ có điều kiện để thâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn nhiều so với hiện nay. Trong khi đó, Singapore với vai trò là một nước xuất khẩu trung gian của Nhật và Đài Loan bằng việc đóng gói lại và gia công cũng sẽ là mối đe doạ cho sản xuất trong nước. Vì vậy, lúc đó Việt Nam sẽ không chỉ là thị trường mở cho các nước trong ASEAN mà còn là thị trường mở của nhiều quốc gia khác trên thế giới có cơ sở sản xuất ở các nước này. Một lần nữa, chúng ta cần phải khẳng định rằng Việt Nam cần phải có những biện pháp bảo hộ hiệu quả và hợp lệ khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Các hình thức trợ giá nên khéo léo và kín đáo hơn, chẳng hạn dưới dạng công cụ khuyến khích đầu tư . Đồng thời, thuế chống bán phá giá cần nhanh chóng được xây dựng và đưa vào thực tiễn. Một biện pháp không mấy hợp lệ nhưng nhiều nước vẫn áp dụng đó là đàm phán thương mại giữa các quốc gia, trên cơ sở trao đổi những lợi ích kinh tế mà cả hai bên cùng có lợi. Nếu được Mỹ tác động giúp đỡ, có thể Việt Nam sẽ được phép duy trì hàng rào bảo hộ với các sản phẩm hoá dầu trong thời gian dài hơn. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu Muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn và để đuổi kịp các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải chiến thắng thời gian. Muốn vậy, phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới. Thực tế cho thấy cũng đã có nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam nắm bắt được nhanh chóng cách vận hành các công nghệ hoá dầu hiện đại. Công nghệ cao đem lại năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt, ngang bằng với các quốc gia khác. Sản phẩm hoá dầu là những sản phẩm rất cần phải có chất lượng tốt vì có như vậy thì sản phẩm của các ngành ứng dụng sản phẩm hoá dầu làm nhân tố đầu vào mới được đảm bảo về khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, nếu công nghệ trong ngành Hoá dầu thấp sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo an toàn cho người lao động. Phải tránh vết xe đổ của nhiều ngành công nghiệp khác trong thời gian vừa qua khi ồ ạt nhập các thiết bị đã qua sử dụng và lạc hậu của nước ngoài gây lãng phí các nguồn lực của đất nước. Nhiều người quan niệm rằng máy móc công nghệ hiện đại sẽ gây ra hiện tượng dãn thợ, giảm công ăn việc làm nhưng cần phải khẳng định rằng đây là một quan niệm sai lầm. Những hậu quả trên chỉ mang tính cục bộ và nhất thời. Về lâu dài và xét một cách toàn diện, công nghệ hiện đại trước hết sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp áp dụng, doanh nghiệp đó có khả năng phát triển mở rộng quy mô thì sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm mới. Hơn nữa, ngành Hoá dầu phát triển với chất lượng sản phẩm tốt sẽ là động lực thúc đẩy các ngành có liên quan và các dịch vụ phục vụ cho ngành có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất có hiệu quả hơn, tiềm năng mở rông quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các ngành liên quan đến ngành Hoá dầu đều là ngành sử dụng nhiều lao động và là ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay của Việt Nam. Nhà nước cần cho phép doanh nghiệp trích một phần doanh số bán cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời phân phối ưu tiên các nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ngành Hoá dầu nói riêng. Muốn thu hút nhân tài đầu quân cho ngành Hoá dầu, Nhà nước cần phải thay đổi các chính sách về thuế nhập khẩu công nghệ, vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Hoá dầu sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập của người lao động trong ngành, chí ít phải cao hơn của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân cũng cần có những sửa đổi để doanh nghiệp nước ngoài không do dự khi thuê lao động Việt Nam. Để chuẩn bị một đội ngũ lao động có trình độ cao cho ngành Hoá dầu, những sinh viên học sinh theo học ngành này cần có các ưu đãi sau: Nâng số suất học bổng cho đào tạo kỹ sư, công nhân hoá dầu. Nguồn đầu tư cho các khoá học này có thể huy động từ Nhà nước và cả các doanh nghiệp trong ngành. Cử sinh viên hay nghiên cứu sinh đến những nước có ngành Hoá dầu phát triển để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường có đào tạo công nhân, kỹ sư hoá dầu đồng thời cải cách, nâng cấp giáo trình đào tạo lên ngang tầm với các quốc gia có ngành Hoá dầu phát triển. Cần thành lập các hiệp hội hoá dầu khi điều kiện chín muồi và các hiệp hội này sẽ có vài trò: là cơ quan ngôn luận của các doanh nghiệp trong ngành là trung tâm trao đổi thông tin về thị trường, công nghệ là cơ sở đào tạo, nâng cao kiến thức của các kỹ sư trong ngành là trung tâm tư vấn cho doanh nghiệp về phương pháp, kỹ thuật sản xuất và các dịch vụ thiết bị công nghệ trong nước và trên thế giới. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp nên liên kết chặt chẽ với nhau. Viện nghiên cứu sẽ là chìa khoá để chúng ta làm chủ công nghệ hiện đại vì các chuyên gia của viện nếu được hỗ trợ hợp lý sẽ có khả năng nghiên cứu, hấp thụ công nghệ hiện đại của nước ngoài rồi trên cơ sở đó phát triển công nghệ cho riêng Việt Nam với chi phí rẻ hơn, tính hiệu quả cao hơn. Bằng cách này mà trước đây, Trung Quốc đã tự phát triển được công nghệ lọc dầu của riêng mình và sau này còn có thể chuyển giao công nghệ tự nghiên cứu cho các nước khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia muốn giữ bí mật công nghệ của nước mình và đưa ra các chính sách quản lý công nghệ nghiêm ngặt. Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc trước đây cũng chỉ có thể dựa vào các giấy phép công nghệ của nước ngoài để phát triển công nghệ trong nước hơn là dựa vào hy vọng chuyển giao công nghệ khi thực hiện liên doanh với nước ngoài cho nên Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này. Tự phát triển bước đầu về công nghệ có thể làm thay đổi cách nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài và do đó, làm họ bớt do dự khi đem công nghệ hiện đại của mình vào Việt Nam. KẾT LUẬN Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về ăn, mặc ở của người dân Việt Nam đang không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Do đó, ngành Hoá dầu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong đời sống của mỗi chúng ta vì nó góp phần không nhỏ trong việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đó. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng Việt Nam sẽ có được một ngành công nghiệp Hoá dầu theo đúng nghĩa của nó trong tương lai gần. Một mặt, Việt Nam đang có trong tay những điều kiện thuận lợi làm nền tảng cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia như nguồn tài nguyên dầu và khí dồi dào hay một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Nhưng mặt khác, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất hay môi trường đầu tư đều là những trở ngại mà chúng ta khó có thể vượt qua trong một sớm một chiều. Hơn nữa, xây dựng ngành Hoá dầu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ là một bài toán khá phức tạp đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách bởi các biện pháp bảo hộ truyền thống sẽ sớm trở nên vô hiệu. Vì vậy, sự đánh giá công bằng hơn và sự tập trung phát huy nội lực của toàn xã hội, một mô hình phát triển đúng đắn, những chính sách phát triển và bảo hộ hợp lý, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia có ngành Hoá dầu phát triển hơn sẽ là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành Hoá dầu Việt Nam tiến xa hơn nữa. Và đến lượt mình, ngành Hoá dầu sẽ đem lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành kinh tế khác như ngành Dệt may, ngành Nhựa, ngành Xây dựng… TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. TS. NGND. Bùi Xuân Lưu, TS. Nguyễn Hữu Khải, Giảng viên Tô Trọng Nghiệp, THS. Nguyễn Xuân Nữ_ “Giáo trình Kinh tế Ngoại thương”_ NXB Giáo dục_ 1997 GS. PTS. NGND. Bùi Xuân Lưu, TS. Nguyễn Hữu Khải, THS. Nguyễn Xuân Nữ_ “Giáo trình Thuế và Hệ thống thuế ở Việt Nam”_ Trường Đại hoc Ngoại Thương_ 1998 Kazumitsu SAEKI, Kimito FANATSU và Kazutoshi TANABE_ Analytical Sciences February 2003, Vol. 19: “Discrimination of Poly(vinyl chloride) Samples with Different Plasticizers and Prediction of Plasticizer Contents in Poly(vinyl chloride) Using Near-infrared Spectroscopy and Neural-network Analysis”_ The Japan Scosiety for Analytical Chemistry_ Tháng 2 năm 2003 www.plasticsindustry.org/industry/defs.htm I Boustead_ “Ecoprofiles of plastics and related intermediates”_ NXB AMPE, Bỉ_ 1999 LGChem_ “LG Plasticizers”_ LG Chem_ 2002 “Chemicals at the heart of life”_ ATOFINA’s Public Affairs_ Tháng 2 năm 2002 “PVEP”_ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam_ Tháng 4 năm 2002 www.faqs.org/faqs/sci/chem-faq/part6/section-1.html www.lgchem.com.kr www.petrovietnam.com.vn/internet/Promotion.nsf/EXP2002/PROEXPVII.htm#Cur Võ Thị Thanh Lộc_ Tài liệu trao đổi số 35 của CAS: “Những ảnh hưởng của AFTA tới nền kinh tế Việt nam”_ CAS (Centre for ASEAN Studies) và CIMDA (Centre for International Management and Development Antwerp) phát hành_ Tháng 10/ 2003 “Cước, phí quá cao, hàng Việt Nam kém sức cạnh tranh”_ Báo Người lao động số 2835 ra ngày thứ 5, 28/10/2003 “Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp các tỉnh phía Nam đến năm 2010”_ Bộ Công nghiệp_ Tháng 1 năm 1999 www.business-in-asia.com/vn_interview.html Bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc được thực hiện bởi Christopher W. Runckel, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ www.us-asean.org/Vietnam/VN_report_02.doc Báo cáo chi tiết về nội dung của cuộc hội nghị “Đầu tư và Thương mại Việt Nam 2002” do Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại phối hợp với US ASEAN Business Council đồng tổ chức ngày 25 và 26 tháng 4 năm 2002 tại khách sạn New World TP Hồ Chí Minh www.undp.org.vn/projects/vie97016/reports/obj6/final/doc Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của International Finance Corporation và World Bank_ “Vietnam: Attracting more and better Foreign Direct Investment”_ Tháng 4 năm 1999 Niên giám nhựa Việt Nam 2000 Niên giám nhựa Việt Nam 2002 Niên giám thống kê Kinh tế Việt Nam 2002_ NXB Thống kê_ 2003 Lê Công Thanh, Nguyễn Hoàng Đức_ “Sản xuất và kinh doanh bột nhựa PVC: cơ hội và thách thức”_ Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “Viện Dầu Khí: 25 năm xây dựng và trưởng thành”_ 2003 Trương Đình Hợi_ “Khả năng sản xuất ethylene và nhựa Polyethylene từ các nguồn nguyên liệu dầu khí của Việt Nam”_ Tuyển tập báo cáo Hội nghị “Viện Dầu Khí: 25 năm xây dựng và trưởng thành”_ 2003 Petrovietnam và Vinatex_ “Dự án Polyester- Nghiên cứu tiền khả thi”_ 2001 Vinatex_ “Chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010”_ 2000 Laurids S. Lauridsen_ “Policies and Institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand I”- The basic industry strategy in petrochemical Vol. 9 (working paper No. 14)_ CAS và CIMDA_ 1999 Ajarin và Pattanapanchai_ “Where is the Thai petrochemical industry heading?”_ Ấn phẩm đặc biệt hàng năm của PTIT_ 1993 An Bossier, Ludo Cuyvers, Orose Leelakulthanit và Danny Van Den Bulcke_ “Vinylthai: A case study on the Competitive Strategy at Entry and the Impact of Changes in the Economic Environment”_ ASEAN Business Case Studies No. 16_ CAS và CIMDA phát hành_ Tháng 5 năm 1999 www.Oxychem.com/html Báo cáo thường niên 1992-1997 của TPC và báo cáo thường niên của Vinythai 1994-1997 www.3-eee.net 3E Information Development and Consultant_ “Chinese Petrochemical Quarterly”_ Quý 3 năm 2001 www.chinaonline.com Đại diện thương mại Hoa Kỳ_ “2001 National Trade Estimate Report on Foreign Trade Barriers”_ 2001 www.chinabig.com “Investment Opportunity in Petrochemical Industry”_ 2002 www.tdctrade.com/report/indprof_030404.htm Jia Mulan_ “Petrochmical Industry to fluctuate this year”_ 21/04/2003 www.vitrade.com/china/chinanews_brieing_oil_industry.htm “China’s Petroleum Industry”_ 2002 www.chinabig.com/en/report/energy03-4.htm Interfax_ “China’s Petrochemical Industry after entry into WTO”_ 2003 www.pwc.com/extweb/newcolth.wf/docid/DAEAC284C0445C7985256A850074D778 Allan Zhang_ Phần II của Báo cáo China’s Energy Industry: “The Energy Industry after WTO Accession”_ 2000 www.lgchem.com.kr lgchem_ “Background of Anti-dumping Issue”_ Tháng 6 năm 2003 Oh Young Seok_ “The Petrochemical Industry in Northeast Asia and Methods for Intra-country Cooperation”_ KIET Industry Economic Review Vol.9 No.5_ Tháng 9 và 10 năm 2001 “The Petrochemical Industry in Korea”_ Hydrocarbon Asia_ Tháng 10 năm 2002 Sang Sun Woo_ “Outlook for the Industry in Korea”_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docPhu luc 3.doc
Luận văn liên quan