Đề tài Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY KHU VỰC CHÂU Á . I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong khu vực châu á . 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy . 2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy . 2.1. Thị trường bột giấy . 2.2. Thị trường giấy loại 2.3. Thị trường giấy thành phẩm . III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy trong thời gian tới 1. Thị trường giấy 2. Thị trường bột giấy . Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam . 1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy Việt Nam 2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây 1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam 2. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam 2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước 2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài . 3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài . 3.1. Thị trường nhập khẩu . 3.2. Kim ngạch nhập khẩu . III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam 1. Khó khăn . 1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy . 1.2. Công nghệ lạc hậu . 1.3. Trình độ quản lý yếu kém . 1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài 1.6. Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 2. Thuận lợi 2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn 2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn 2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư . Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC . I. Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực . 1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam 2. Các cơ hội 3. Các thách thức . II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 1. Về phía Nhà nước 1.1. Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy . 1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy 1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường . 1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy . 2. Về phía doanh nghiệp . 2.1. Nâng cao trình độ công nghệ 2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm . 2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại KẾT LUẬN . TÀI LIỆU THAM KHẢO .

doc96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, giống vật nuôi cây trồng... Về công khai hoá Việt Nam phải công khai hoá các chính sách, luật lệ, quy định về chế độ thương mại, thủ tục hành chính có liên quan và bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận một cách thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó. Tiến trình hội nhập kinh tế đa diện và đa lộ trình của Việt Nam sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội, thuận lợi đan xen với những thách thức, rủi ro cần được nhận dạng rõ để chủ động tận dụng và đối phó. Ngành giấy cũng không nằm ngoài lộ trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam. Trong năm nay, theo đúng những cam kết khi gia nhập AFTA, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế của hàng loạt mặt hàng nhập khẩu, trong đó có các mặt hàng giấy. Thuế nhập khẩu các mặt hàng giấy giảm từ 40-50% xuống còn 20% và tiếp tục giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Cũng như các ngành khác, tiến trình hội nhập đã đem đến cho ngành giấy những cơ hội thực sự để phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ngành giấy trước những thách thức không nhỏ cần phải vượt qua. 2. Các cơ hội Thứ nhất, các doanh nghiệp trong ngành giấy có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy chế MFN, NT,...) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh. Khi hội nhập AFTA, các doanh nghiệp giấy được xâm nhập vào một thị trường rộng lớn trên 500 triệu dân, đặc biệt một số nước như Brunây, Malaixia, Singapo lại dành riêng cho Việt Nam một số ưu đãi riêng ngoài thuế ưu đãi dành cho hội nhập. Như vậy, thị trường tiềm năng cho các sản phẩm giấy của Việt Nam đã mở rộng ra rất nhiều, nhất là khi châu Á được đánh giá là một trong những khu vực có nhu cầu về các sản phẩm giấy cao nhất thế giới. Hiện nay, thuế nhập khẩu của các trang thiết bị nhập vào Việt Nam đã được cắt giảm sẽ giúp các doanh nghiệp giấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thiết bị mới hơn với mức giá thấp hơn, giảm bớt được phần nào nỗi lo muôn thuở của các doanh nghiệp giấy Việt Nam. Thứ hai, hội nhập mở ra cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến của các cường quốc về công nghiệp giấy như Inđônêxia, Thái Lan,... để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam. Thứ ba, quá trình hội nhập sẽ mang lại những cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài. Đây là một yếu điểm của không ít doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giấy nói riêng. Việc mở mang, phát triển tốt quan hệ đối tác với nước ngoài sẽ quyết định rất nhiều đến đường hướng phát triển và sự thành bại của doanh nghiệp. Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả trong và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh là một lợi ích dễ nhận thấy khi bước vào hội nhập, nhất là với một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lâu dài như ngành giấy. Các khoản đầu tư hàng năm của Nhà nước cho ngành giấy còn quá ít so với đòi hỏi thực tế, nên các nguồn tài chính huy động từ các kênh khác sẽ rất cần thiết cho các doanh nghiệp giấy để tiến hành hiện đại hoá, đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và trong khu vực. Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, ngành giấy sẽ học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực vốn còn rất hạn chế của ngành. Thứ sáu, nhìn chung các doanh nghiệp giấy sẽ được hưởng nhiều lợi ích quan trọng từ quá trình tự do hoá và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng hơn. 3. Các thách thức Thứ nhất, nguy cơ phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh do năng lực cạnh tranh kém là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra với không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy. Nhiều doanh nghiệp giấy của Việt Nam phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng này, bởi vì phải cạnh tranh trong điều kiện hết sức khó khăn, cả từ phía bản thân các doanh nghiệp (quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản lý kém, hàng hoá, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh... ) lẫn từ phía Nhà Nước (môi trường chính sách vĩ mô, hệ thống luật pháp, việc thực thi và năng lực của đội ngũ cán bộ có nhiều bất cập), nhất là khi ngành giấy đã được bao cấp quá nhiều trong những năm qua. "Đứa con cưng" của công nghiệp Việt Nam sẽ phải tự bước đi trên đôi chân của chính mình khi mà thực tế cuộc sống khiến vòng tay "bố mẹ" trở nên quá bé nhỏ, không thể tiếp tục bao bọc và cũng không còn đủ sức để bảo vệ con mình được nữa. Thứ hai, các doanh nghiệp giấy sẽ phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực... nếu muốn tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình, nếu muốn người tiêu dùng trong khu vực biết đến sản phẩm của mình. Đây là một khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến ra thị trường nước ngoài cũng sẽ phải đối mặt. Nếu vượt qua được, cơ hội thắng trên thương trường sẽ là rất lớn và ngược lại, sẽ gây không ít khó khăn nếu doanh nghiệp vấp ngã trước rào cản này . Thứ ba, các doanh nghiệp giấy Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro khi hoạt động trên thị trường nước ngoài, nhất là trong điều kiện không hiểu rõ chính sách, luật lệ, thủ tục và cách thức làm ăn tại thị trường đó và các đối tác nước ngoài (khả năng bị lừa đảo, xử bất lợi trong các vụ tranh chấp...). Đây là vấn đề không chỉ các doanh nghiệp của Việt Nam mới gặp phải mà là vấn đề chung đối với bất kỳ doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào khi tham gia thị trường quốc tế. Làm ăn ở thị trường trong nước rủi ro một thì làm ăn ở thị trường nước ngoài rủi ro sẽ là mười, thậm chí là hàng trăm. Vụ kiện cá ba sa giữa Mỹ và Việt Nam trong năm qua là một ví dụ điển hình. Rõ ràng cái đúng thuộc về Việt Nam, nhưng vì thấp cổ bé họng, chúng ta đã không thể tránh được cái thòng lọng mà Mỹ quàng lên đầu chúng ta. Với vị thế nhỏ bé trên trường quốc tế, Việt Nam không thể tránh khỏi những thiệt thòi, ấm ức khi kinh doanh với các quốc gia khác, nhất là những quốc gia mạnh về tiềm lực kinh tế và chính trị. Do đó, chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những tình huống tương tự chắc chắn sẽ xảy ra khi tham gia sâu rộng hơn vào thị trường khu vực và thế giới. II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 1. Về phía Nhà nước 1.1. Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy Định hướng phát triển vùng cây nguyên liệu giấy Với quy mô sản xuất lớn và thiết bị công nghệ hiện đại của ngành giấy thì nguồn cung cấp nguyên liệu phải ổn định và bền vững. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải lựa chọn phương thức kinh doanh rừng và các giải pháp kỹ thuật để đầu tư trồng rừng sản xuất công nghiệp sao cho hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu trên, trước tiên ta phải phân tích, lựa chọn và đưa ra những phương án quy hoạch phù hợp cho từng vùng trên nguyên tắc tập trung diện tích, ổn định và có điều kiện thâm canh cơ giới. Thứ hai, xác định tập đoàn cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái và các giải pháp kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nhằm tăng năng suất rừng trồng, trước mắt đạt từ 20-25 m3/ha/năm, và từng bước đưa năng suất rừng trồng lên tới 35-40 m3/ha/năm vào sau năm 2010. Thứ ba, đầu tư cao cho nghiên cứu khoa học và đầu tư phù hợp trong kinh doanh và lợi dụng rừng. Thứ tư, phải có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất mới. Chúng ta cần phải dành ưu tiên hàng đầu cho công tác cải thiện giống, tập trung nghiên cứu, tuyển chọn loài và xuất xứ thích hợp cho từng vùng, trên cơ sở đó tiến hành lai tạo tìm kiếm những giống tốt nhất. Tập trung đầu tư cho công nghệ sinh học nhằm tạo ra giống cây đầu dòng làm cơ sở phát triển công nghệ tạo giống theo phương pháp nhân hom. Kết hợp nghiên cứu các giải pháp lâm sinh như làm đất, phân bón và chế tạo sử dụng các chất cộng sinh khác nhằm hỗ trợ cho cây giống phát huy tối đa các đặc tính di truyền đã được lựa chọn. Nghiên cứu nhập những giống cây có hàm lượng bột giấy cao với chất lượng tốt trên cơ sở có điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam. Loài cây nguyên liệu chính cần tập trung nghiên cứu là: thông bản địa các loại, thông nhập ngoại (thông caribê), bạch đàn, keo các loại, luồng và các loài tre. Chúng ta phải từng bước thực hiện các những nghiên cứu cơ bản trong công nghệ di truyền, công nghệ gen, phân lập và phân loại vi sinh vật, phát hiện các loài có đặc tính sinh học cao hoặc tính chống chịu cao với điều kiện sống bất lợi, có khả năng cố định Nitơ, thích ứng với nhiều loại đất, nhiều vùng sinh thái khác nhau. Quy hoạch và đầu tư phát triển cây nguyên liệu giấy đến năm 2010 Để đạt mục tiêu tăng sản lượng giấy lên 660.000 tấn/năm vào năm 2010, nước ta cần tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu giấy sau đây: Vùng nguyên liệu giấy Bắc Bộ Theo quyết định số 197/QĐ của Thủ tướng chính phủ, phạm vi vùng nguyên liệu giấy thuộc địa bàn các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái với quy mô diện tích vùng nguyên liệu là 346.000 ha, trong đó bao gồm các huyện: Tập đoàn cây trồng nguyên liệu giấy chính đã được lựa chọn để phát triển là bồ đề, bạch đàn, keo các loại và các loại tre, luồng khác. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong vùng nguyên liệu giấy Bắc Bộ là tập trung tìm kiếm giống mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt đối với hai loài cây chủ lực là keo và bạch đàn các loại thông qua công nghệ lai tạo và chọn lọc di truyền những cá thể trội. Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm cộng sinh giúp cho cây giống phát huy tối đa tính di truyền đã được chọn lọc, từng bước thức hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá lĩnh vực sản xuất giống. Dự tính sản lượng gỗ trung bình toàn vùng là 90-100 m3/ha/chu kỳ và diện tích rừng được trồng theo quy hoạch trung bình mỗi năm 13.000 ha, có như vậy vùng nguyên liệu giấy Bắc Bộ mới có khả năng cung cấp đủ và ổn định trên 1,2 tấn nguyên liệu thô cho Công ty giấy Bãi Bằng để đảm bảo công suất 250.000 tấn/năm vào 2010 và cho công ty giấy Việt Trì công suất 50.000 tấn/năm. Đây là vùng nguyên liệu giấy có triển vọng, chắc chắn và ổn định nhất trong cả nước. Vùng nguyên liệu giấy phía Nam Theo chỉ thị số 86/CT của Thủ tướng chính phủ, vùng nguyên liệu giấy plhía Nam có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai và các nhà máy khác trong vùng. Tổng diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu giấy phía Nam là 270.000 ha thuộc các tỉnh, thành phố sau đây: Tỉnh Sông Bé, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh Tập đoàn cây trồng chính được xác định là cây bạch đàn, keo các loại và các loại cây phi gỗ. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong vùng nguyên liệu giấy phía Nam là tập trung cho hai loài cây chủ yếu là bạch đàn và keo các loại. Các đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết tuyển chọn cây trội có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh và gió bão. Thiết lập các mô hình có sử dụng các chế phẩm như chất giữ nước, nấm cộng sinh và các loại vi sinh vật nhằm phát huy hết ưu thế di truyền của cây mẹ đã được tuyển chọn, tiến hành tập trung cơ giới hoá trong trồng rừng, hiện đại trong sản xuất cây trồng đưa năng suất rừng trồng lên 25 m3/ha/năm toàn khu vực. Với mục tiêu phát triển của ngành giấy đến năm 2010, Công ty giấy Tân Mai phấn đấu đạt sản lượng 100.000 tấn/năm, Công ty giấy Đồng Nai đạt sản lượng 75.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu được quy hoạch theo dự kiến trên sẽ đủ nguyên liệu cung cấp ổn định cho hai nhà máy lớn cũng như các nhu cầu khác trong khu vực. Vùng nguyên liệu giấy Kon Tum Theo Quyết định số 1070/QĐ-TTg ngày 20/8/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Dự án khả thi vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum, giai đoạn I đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy 130.000 tấn/năm, giai đoạn II công suất 260.000 tấn sau năm 2010. Tổng diện tích quy hoạch cho cả hai giai đoạn 125.000 ha, giai đoạn I là 64.000 ha. Để vùng nguyên liệu tập trung và có điều kiện thâm canh cao, giai đoạn I diện tích trồng rừng được xác định là 58.000 ha. Tập đoàn cây trồng được xác định là thông nội địa và thông nhập ngoại, bạch đàn, keo các loại. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong vùng nguyên liệu giấy Kon Tum là tập trung cho công việc chọn giống, gồm các thử nghiệm chọn loài và xuất xứ thông, bạch đàn, keo các loại, đưa các dòng keo và bạch đàn đã được tuyển chọn ở các vùng sinh thái khác nhau, trồng khảo nghiệm trên khu vực lựa chọn dòng tốt nhất. Nhập giống thông ngoại xây dựng mô hình so sánh với thông bản địa. Tập trung cơ giới hoá khâu trồng rừng kết hợp nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ đưa năng suất rừng trồng đạt sản lượng 135 m3/ha/8 năm đối với keo và bạch đàn, thông đạt sản lượng 165 m3/ha/15 năm. Như vậy vùng nguyên liệu được quy hoạch có tổng diện tích 58.000 ha sản xuất cơ giới sẽ đủ nguyên liệu cung cấp ổn định cho nhà máy bột giấy công suất 130.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu giấy Lâm Đồng Theo dự kiến, Lâm Đồng sẽ cho xây dựng nhà máy bột giấy công suất 200.000 tấn/năm đến 300.000 tấn/năm. Năm 2002, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã tiến hành khảo sát và xây dựng dự án tiền khả thi vùng nguyên liệu giấy bao gồm 9 huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng và một phần diện tích thuộc 3 huyện của tỉnh Đắc Lắc (huyện M'Đrăk, Đăk Nông, Lăk) và 2 huyện của tỉnh Bình Thuận (huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc). Tổng diện tích quy hoạch để trồng rừng nguyên liệu giấy là 141.000 ha. Tập đoàn cây trồng chính được xác định là thông các loại và keo, bạch đàn các loại. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong vùng nguyên liệu giấy Lâm Đồng là tập trung cho 3 loại cây chính: thông, bạch đàn và keo các loại. Nội dung nghiên céu chủ yếu ưu tiên cho công tác cải thiện giống, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá khâu sản xuất giống kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến dưa năng suất rừng trồng đạt sản lượng 135 m3/ha/năm (đối với keo và bạch đàn), thông đạt sản lượng 165 m3/ha/15 năm. Vùng nguyên liệu giấy tây bắc Thanh Hoá Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 1/10/2002 phê duyệt Dự án đầu tư nhà máy sản xuất giấy, bột giấy Thanh Hoá, công suất giai đoạn I đến hết năm 2009 là 50.000 tấn bột giấy/năm, giai đoạn II từ năm 2010 là 150.000 tấn bột giấy/năm. Vùng nguyên liệu giấy được quy hoạch và xác định nằm trên địa bàn của 7 huyện (huyện Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Quan Hoá, Mường Lát, Quan Sơn, Ngọc Lặc). Tổng diện tích đất quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu giấy là 80.000 ha. Trong đó, quy hoạch để trồng luồng là 55.000 ha, quy hoạch để trồng keo và bạch đàn các loại là 250.000 ha. Mỗi năm dự án cần trồng từ 4.000 - 5.000 ha. Tập đoàn cây trồng chính được lựa chọn là luồng và keo và bạch đàn các loại. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chính trong vùng nguyên liệu giấy tây bắc Thanh Hoá là chọn và cải tạo giống luồng năng suất cao, nghiên cứu mô hình canh tác luồng bền vững và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong phạm vi toàn quốc đưa nhanh vào sản xuất (áp dụng cho cây keo và bạch đàn), thực hiện công nghiệp hoá trong sản xuất giống, cơ giới hoá trong trồng và chăm sóc rừng nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu phát triển ổn định phục vụ nhà máy công suất 150.000 tấn/năm. Vùng nguyên liệu giấy Bắc Kạn Vùng nguyên liệu giấy được quy hoạch và xác định nằm trong phạm vi 42 xã thuộc 5 huyện (huyện Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn, Rạch Thông, thị xã Bắc Kạn). Tổng diện tích quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu giấy là 52.000 ha. Trong đó: quy hoạch trồng tre, luồng 44.000 ha, quy hoạch trồng keo và bạch đàn các loại là 8.000 ha. Mỗi năm, dự án trồng 5.000 ha, trong đó: luồng là 4.000 ha, keo và bạch đàn trồng 1.000 ha. Nhiệm vụ nghiên cứu trong vùng là tập trung cho công tác chọn giống và xây dựng cơ sở sản xuất giống công nghiệp, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để thúc đẩy năng suất rừng trồng, đảm bảo kinh doanh rừng có hiệu quả. Nguyên liệu phi gỗ - một giải pháp cho vấn đề nguyên liệu Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu chỉ nhằm vào gỗ để sản xuất thì trong vòng mươi năm nữa, ngành giấy sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Trong khi đó, nếu khai thác tốt nguồn nguyên liệu phi gỗ mà nước ta khá dồi dào thì có thể đáp ứng được 50% nhu cầu nguyên liệu. Ngoài kế hoạch trồng mới các vùng nguyên liệu, nhiều người cho rằng giải pháp nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng các loại cây phi gỗ như tre, nứa, đay, sậy, cỏ bàng,... và các phế liệu của ngành công-nông nghiệp như bã mía, rơm rạ,... Các loài cây phi gỗ cho sơ sợi dài, có thể sản xuất các loại giấy mỏng chất lượng cao. Đây là những loài cây mọc nhanh, có chu kỳ khai thác ngắn (6 tháng đối với đay, cỏ bàng và 3 năm đối với tre nứa). Bã mía, rơm rạ có trữ lượng lớn và tập trung. Sau mùa thu hoạch, hàng năm đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cho ra khoảng 25 triệu tấn rơm rạ. Chương trình 5 triệu tấn mía đường vào năm 2005 sẽ thải ra 5-6 triệu tấn bã mía. Lượng bã mía này chỉ có giá khoảng 375.000 đồng/tấn nhưng nếu dùng nó làm nguyên liệu giấy thì có thể sản xuất ra 0,5 tấn cáctông hoặc 0,5 tấn giấy in, giá trị sẽ tăng lên từ 4 đến 10 lần. Tuy nhiên, để có thể sử dụng nguồn nguyên liệu phi gỗ vào sản xuất giấy, cần phải giải quyết một số vấn đề công nghệ phức tạp. Hạn chế lớn nhất của nguồn nguyên liệu này là việc thu mua, bảo quản, do nguồn nguyên liệu phân tán, thời gian bảo quản rất ngắn. Thứ hai là việc xử lý môi trường cho các nhà máy sản xuất giấy từ nguyên liệu phi gỗ. Trong khi các nhà máy giấy từ nguyên liệu gỗ hoàn toàn có thể đốt các hoá chất, các chất thải độc hại thành nguyên liệu tái sử dụng thì nhà máy từ nguyên liệu phi gỗ rất khó thu hồi các hoá chất này, đặc biệt là hàm lượng SO2 nhiều, gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ sử dụng dung môi hữu cơ trong quá trình chế biến nguyên liệu phi gỗ. Nếu công trình này thành công thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành giấy Việt Nam, bởi trên thực tế đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất giấy từ nguyên liệu phi gỗ thấp khoảng 10 lần so với nguyên liệu gỗ. Giấy loại - nguồn nguyên liệu không nhỏ cho ngành giấy Hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực khi phát triển ngành công nghiệp giấy đều có xu hướng gia tăng tỷ lệ sử dụng bột giấy từ giấy loại thu hồi tái chế. Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng bột giấy từ giấy loại cao nhất thế giới, đạt 72%. Tỷ lệ này ở Nhật Bản là 58%, ở Đài Loan là 66%,... Điều này cho thấy giấy loại được đánh giá là một nguồn nguyên liệu đáng quan tâm của ngành giấy. Nhưng ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu này dường như vẫn chưa được đặt đúng vị trí của nó. Tuy vậy, tại một số vùng, điển hình là tỉnh Bắc Ninh, giấy loại đã khẳng định được ưu thế của mình. Theo sở Công nghiệp Bắc Ninh, tổng sản lượng giấy toàn tỉnh đạt tối thiểu là 100.000 tấn giấy các loại/năm, bằng khoảng1/4 sản lượng của ngành giấy cả nước năm 2002. Điều đó cho thấy con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. 98% nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất giấy ở đây là từ giấy loại thu hồi. Để sản xuất ra trên 100.000 tấn giấy các loại bao gồm giấy vệ sinh, giấy kraft, giấy vàng mã, giấy cáctông,... với công suất khoảng 1 vạn tấn/tháng, thì lượng tiêu thụ rác thải giấy ở Bắc Ninh quả là một con số khổng lồ. Việc làm giàu từ phế liệu, việc nhiều người nông dân trở thành tỷ phú từ nguyên liệu rác thải tái chế ở Bắc Ninh không còn là chuyện lạ. Năm 2001, Công ty cổ phần công đoàn ngành giấy ra đời với mục đích thu gom giấy phế thải, tái chế làm nguyên liệu tạo đầu vào cho ngành giấy. Mục tiêu của công ty là thu mua từ 10-15% các loại giấy đã sử dụng, tức là khoảng 150.000 tấn. Số lượng giấy thu mua này đủ để cung cấp đầu vào cho sản xuất 130.000 tấn bột giấy mỗi năm, tương đương với dự án sản xuất bột giấy Kon Tum giai đoạn I. Hoạt động này sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, giảm khai thác 8.000-10.000 ha rừng nguyên liệu mỗi năm. Những ví dụ trên đã cho ta thấy việc sử dụng giấy loại tái chế là một giải pháp rất hiệu quả và nằm trong tầm tay của ngành giấy Việt Nam. Thiết nghĩ ngành giấy cần dành sự quan tâm thích đáng hơn cho nguồn nguyên liệu này. 1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy Tình trạng hầu hết các dự án đầu tư phát triển của ngành giấy đều triển khai chậm hơn so với kế hoạch đã đặt ngành giấy Việt Nam trước nhiều khó khăn, nhất là khi ngành giấy chỉ vài năm nữa sẽ phải hội nhập hoàn toàn với khu vực. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực để giải quyết tình trạng này như quyết định giải ngân 215 tỷ đồng cho dự án xây dựng vùng nguyên liệu giấy Kon Tum, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum khi đi vào hoạt động, nhưng đây chỉ là một giải pháp tình thế trong ngắn hạn mà thôi. Không thể để lặp lại tình trạng các dự án cứ kéo dài lê thê do các thủ tục rườm rà trong khi thời gian đang là vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp giấy, nếu không muốn các nước như Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan nhảy vào chiếm lĩnh thị trường trước khi ngành giấy Việt Nam đủ khả năng đứng vững. Theo kiến nghị của các doanh nghiệp giấy, Nhà nước cần đẩy nhanh quy trình xét duyệt dự án, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong ngành với lãi suất ưu đãi, thời gian hoàn trả từ 12 đến 15 năm, để đảm bảo tiến độ triển khai các dự án mới. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm cách khắc phục những nguyên nhân trực tiếp của sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án. Đó là sự yếu kém, thiếu năng động trong quản lý xây dựng cơ bản và thực hiện dự án. Đó là những ách tắc trong giao đất trồng rừng, thủ tục vay vốn đầu tư và việc thủ tục xét duyệt dự án kéo dài. 1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam sản xuất kinh doanh mà không hề vạch ra một chiến lược dài hạn cụ thể nào về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng sản xuất vô tội vạ, doanh nghiệp nào thích sản xuất cái gì thì cứ việc sản xuất, không hề quan tâm đến nhu cầu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì. Nhưng bước vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực với hàng loạt khó khăn trước mắt, ngành giấy Việt Nam không thể làm ngơ trước thực trạng đáng buồn đó mà cần phải xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường thật cụ thể. Chiến lược sản phẩm Một nghịch lý là ngành giấy Việt Nam hiện nay đang quá dư thừa năng lực sản xuất giấy in, giấy viết, hàng chục nghìn tấn giấy in, giấy viết chưa tiêu thụ được hiện đang nằm tồn kho, trong khi đó năng lực sản xuất các sản phẩm mà hiện thời nhu cầu thị trường đang đòi hỏi rất nhiều thì lại rất hạn chế, thậm chí nhường hẳn sân chơi cho các sản phẩm nhập ngoại. Do đó, việc đầu tiên cần làm khi xây dựng chiến lược sản phẩm cho ngành giấy là phải tiến hành điều tra thị trường, lập nên danh mục các mặt hàng hiện thị trường đang có nhu cầu, phải nêu rõ yêu cầu chất lượng cũng như lượng cầu thực tế đối với từng mặt hàng cụ thể. Ngoài ra cũng phải dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội để dự đoán những mặt hàng mà thị trường sẽ hướng tới trong những năm tới. Công việc này đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc nhưng lại không thể bỏ qua được. Do đó sẽ rất khó cho mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nếu muốn có những thông tin này. Ngành giấy nên đứng ra thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, đảm bảo cung cấp những thông tin và dự báo chính xác nhất cho các doanh nghiệp, đưa ra những gợi ý về mặt hàng nào nên phát triển và đầu tư trang thiết bị máy móc như thế nào để đạt được mức chất lượng thị trường yêu cầu. Nói cách khác, ngành giấy Việt Nam phải trở thành người dẫn đường cho các doanh nghiệp trong ngành. Với những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế như giấy vệ sinh, khăn giấy, giấy vàng mã,... ngành giấy cần có quy hoạch rõ ràng, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra. Ngành giấy cần có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn chất lượng phải đạt được đối với mỗi mặt hàng, vì chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, tránh tình trạng không kiểm soát được chất lượng các loại sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường như bây giờ. Cần phải mạnh tay với những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng khi tham gia hội nhập là vấn đề xây dựng thương hiêụ. Hiện tại, việc xây dựng thương hiệu chưa các doanh nghiệp đầu tư thích đáng, thường dưới 0,2% tổng doanh thu, thậm chí nhiều doanh nghiệp chưa hề đầu tư tài chính cho xây dựng thương hiệu mặc dù nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy những thương hiệu có uy tín thực sự trở thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, thậm chí có thể dùng để góp vốn liên doanh. Các doanh nghiệp giấy cần phải xác định rằng, các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dù có hoàn hảo tối ưu đến mấy cũng trở thành vô nghĩa khi doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm. Đây chính là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Chiến lược thị trường Điều đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ tới khi bàn về quá trình hội nhập kinh tế khu vực thường là tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của mình. Đây là một định hướng không sai nhưng cần phải xem xét lại. Trước khi tìm cách xâm nhập thị trường nước ngoài, có lẽ ngành giấy nên củng cố lại vị thế của mình trên chính thị trường nội địa. Ngành giấy cần phải khắc phục và lấp đi những lỗ hổng rất lớn trên thị trường hiện nay mà các sản phẩm nhập ngoại đang chiếm ưu thế và sẽ lấn lướt sản phẩm trong nước vì thuế suất thuế nhập khẩu đã và sẽ giảm mạnh. Đây là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi những nỗ lực rất lớn và sự hợp tác cả từ phía Nhà nước lẫn các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để chuẩn bị cho thị trường nội địa vì chiếm lĩnh thị trường trong nước khó hơn rất nhiều so với xuất khẩu. Trước mắt, ngành giấy không nên tham vọng quá nhiều vào thị trường xuất khẩu mà nên hướng tới thị trường nôị địa trước đã. Nếu giành được thắng lợi trên sân nhà, ngành giấy Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để xâm nhập thị trường khu vực. Như vậy, ngành giấy cũng nên xây dựng dần các chiến lược xuất khẩu cho những năm tới để tránh lâm vào tình trạng bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy Muốn thúc đẩy tiến trình CPH diễn ra nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Nhà nước cần có sự hỗ trợ thiết thực cho ngành giấy. Cụ thể, Nhà nước phải giúp các doanh nghiệp trong danh sách CPH giải quyết các khoản lỗ hiện thời vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự e ngại từ phía các cổ đông khi quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp này. Đồng thời, Nhà nước cần xúc tiến các kế hoạch đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị máy móc, góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty sẽ tiến hành CPH. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm ra các giải pháp để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình, không nên trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Đó có thể là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất cho hiệu quả hơn, sắp xếp lại nguồn nhân lực cho hợp lý,... nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Có như thế mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao được uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin ở các nhà đầu tư mà trong tương lai có thể là các cổ đông của doanh nghiệp. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ của Nhà nước và các doanh nghiệp mới có thể giúp cho quá trình CPH diễn ra nhanh hơn, không phải chờ đến năm 2006 mới đủ điều kiện CPH như kế hoạch, để có đủ khả năng đối mặt với những thách thức mà tiến trình hội nhập đặt ra cho ngành giấy. 2. Về phía doanh nghiệp 2.1. Nâng cao trình độ công nghệ Cải tiến những dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu Để đầu tư một máy giấy mới đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Chi phí này trung bình là 1.000-1.500 USD cho một tấn sản phẩm/năm (tính cho riêng thiết bị). Như vậy để đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy in và giấy viết cao cấp 50.000 tấn/năm thì chi phí đầu tư thiết bị là từ 50-75 triệu USD. Đối với Việt Nam chi phí này không phải là nhỏ. Vậy thì tháo dỡ đi hay cải tiến? Đó là một câu hỏi dai dẳng làm đau đầu các doanh nghiệp giấy Việt Nam khi có những dây chuyền sản xuất giấy lạc hậu không đáp ứng nổi yêu cầu sản phẩm của thị trường. Để khắc phục khó khăn về chi phí đầu tư mà vẫn trang bị được một dây chuyền tương đối hiện đại, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường, chúng ta nên xem xét khả năng phục hồi nâng cấp các máy giấy cũ hiện có hoặc mua một máy giấy cũ có khả năng phục hồi thành máy giấy hiện đại với chi phí đầu tư thấp hơn 5-10 lần so với đầu tư một dây chuyền mới. Đây là một hướng đi phù hợp cho các nước đang phát triển chưa có tích luỹ vốn đủ mạnh như các nước phát triển. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn máy giấy nào để phục hồi thì doanh nghiệp phải trả lời một số câu hỏi như: thiết bị này có sản xuất được loại sản phẩm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phương pháp sản xuất các chủng loại sản phẩm của máy này có tạo lợi nhuận được không? Nếu máy giấy này ngừng chạy có ảnh hưởng về mặt nào tới lợi nhuận của doanh nghiệp không?... Trước khi quyết định về mặt tài chính để phục hồi nâng cấp một máy giấy, các doanh nghiệp cần khảo sát tỉ mỉ những hạn chế của máy móc đó, những hạn chế dự tính của toàn dây chuyền có thể xác định được theo từng công đoạn hoặc từng bộ phận. Khi những hạn chế này đã xác định được, mức độ phục hồi nâng cấp có thể xác định được kể cả tốc độ thu hồi vốn. Việc thẩm định kỹ thuật trước giai đoạn phục hồi là một trong những bước quy định không thể bỏ qua được của quy trình mà chúng ta phải chú ý thực hiện tốt. Chủ động chế tạo thiết bị phụ tùng thay thế Một trong những khó khăn không nhỏ của ngành giấy Việt Nam như đã trình bày ở chương II là tình trạng bị động về thiết bị phụ tùng thay thế. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp trong nước cần phối hợp với các cơ sở sản xuất và nghiên cứu trong nước chủ động chế tạo các thiết bị phụ tùng cần thiết. Việc này mang lại những lợi ích hết sức thiết thực. Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể chủ động trong công tác vận hành và sửa chữa vì đã nắm rõ nhà cung cấp và khả năng cung cấp về chất lượng, thời gian mà không cần phải dự trữ trong kho nhiều, đáp ứng được những trường hợp sự cố đột xuất hoặc những nhu cầu bất thường vượt quá mức dự trữ trong kho. Thứ hai, giá lại rẻ, chi phí liên lạc giao dịch góp phần quan trọng trong hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, các thiết bị phụ tùng này dễ dàng thay đổi, cải tiến khi cần thiết và được bảo hành chu đáo. Tuy vậy, khi tiến hành sản xuất những thiết bị này ở trong nước, chúng ta lại phải đương đầu với nhiều khó khăn mới nảy sinh. Các thiết bị sử dụng ở các doanh nghiệp thường rất đa dạng về chủng loại nhưng về số lượng mỗi loại khi đặt hàng thường rất ít, gây nhiều khó khăn cho các nhà chế tạo. Hơn nữa, máy móc thiết bị hầu hết nhập từ các nước công nghiệp phát triển nên chất lượng phụ tùng có độ chính xác rất cao, các cơ sở sản xuất trong nước chưa đạt tới được. Phần lớn thiết bị phụ tùng không có bản vẽ chế tạo, không biết thành phần vật liệu, mà phụ tùng đó trong nhiều trường hợp hoặc đã bị mòn hỏng hoặc nằm trong thiết bị đang hoạt động, nên không thể lấy mẫu để phân tích được. Bản thân các nhà máy cơ khí của ta trình độ cũng có hạn, nguồn cung cấp vật liệu không ổn định nên cũng không chủ động được trong việc chế tạo phụ tùng thay thế. Ngay cả khi chế tạo xong rồi, việc bố trí lắp đặt chạy thử các phụ tùng nội cũng rất khó khăn. Muốn khắc phục những khó khăn trên, các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với các nhà máy chế tạo bằng cách tổ chức triển khai tốt việc lấy mẫu, thiết lập bản vẽ chế tạo các chi tiết phụ tùng theo nguyên dạng để sẵn sàng phục vụ cho công việc đặt hàng khi cần. Ngoài ra, phải tăng cường tìm hiểu về khả năng chế tạo của các đơn vị chế tạo cơ khí trong nước để có thể dễ dàng tìm được nhà cung cấp hiệu quả. Áp dụng công nghệ thông tin và tự động hoá vào sản xuất kinh doanh Đứng trước những thách thức mạnh mẽ của tiến trình hội nhập, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao hiệu quả quản lý càng trở nên cấp thiết. Chi phí để đầu tư CNTT không lớn lắm, nếu so với tổng mức đầu tư của một đơn vị kinh tế lớn như Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Việc đầu tư một hệ thống CNTT, thiết lập hệ thống mạng, nâng cấp và trang bị thêm các trang thiết bị CNTT, thuê đường truyền Internet riêng, chi phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng... ở mức dưới 1 tỷ đồng và chi phí hàng tháng khoảng 20 triệu. Tuy vậy, trang thiết bị CNTT là loại tài sản có mức xuống giá rất nhanh, thường chỉ sau một vài năm giá trị đã giảm đi rất nhiều so với giá trị gốc. Nếu không ứng dụng và sử dụng CNTT một cách có hiệu quả thì các phương tiện và trang thiết bị CNTT không những không phát huy được hết khả năng vốn có mà người đầu tư còn mất đi một khoản tiền đầu tư đáng kể. Nếu không được ứng dụng cùng với các giải pháp CNTT khác, trang thiết bị CNTT chỉ phát huy được từ 10-30% công suất. Công nghệ thông tin đưa ra cách thức mới cho hoạt động của doanh nghiệp theo hướng phát huy tối đa khả năng trang thiết bị, mạng máy tính, Internet và truyền thông điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, quảng cáo hay bán hàng trực tuyến 24h/ngày, 365 ngày/năm trên toàn thế giới. CNTT cũng đem tới giải pháp xử lý ở tất cả các lĩnh vực nhân sự, tài chính kế toán, quản lý kỹ thuật, hỗ trợ làm việc theo nhóm (teamwork), chia sẻ tài nguyên cơ sở dữ liệu và trở thành yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Giảm chi phí hành chính Việc gửi thư hoặc Fax bằng hình thức thông thường thường mất phí rất cao, đặc biệt là đường dài. Nếu gửi thư bằng E-mail sẽ nhanh hơn, rẻ hơn rất nhiều và chất lượng lại tốt hơn nhiều. Ngoài ra còn có thể giảm chi phí điện thoại quốc tế bằng cách gọi điện thoại qua Internet với mức giá chỉ có 0.04 USD/phút. Nếu sử dụng mạng đa số dịch vụ tích hợp ISDN (Integrated Service Digital Network), Công ty có thể tổ chức hội nghị trực tuyến Bắc-Nam, để giảm chi phí đi lại, ăn nghỉ của các đại biểu. Tiện lợi Nhờ CNTT, có thể xây dựng được mạng lưới thông tin giữa các đơn vị trong toàn Tổng công ty, giữa cấp quản lý và các cấp bị quản lý. Thông tin được chuyển tải đa chiều, hạn chế được số lượng báo cáo, trong khi chất lượng và số liệu các báo cáo được cập nhật kịp thời. Các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý có thể truy cập tìm hiểu thông tin về các đơn vị vào bất cứ lúc nào, vì các thông tin này đã được lưu trữ trong hệ thống máy tính trung tâm. Chúng ta sẽ không cần lưu trữ hàng kho dữ liệu cồng kềnh vì mọi thông tin đã được số hoá và lưu trữ vào ổ cứng máy tính. Tính an toàn và bảo mật Với sự bảo đảm của phía các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng cơ sở CNTT phát triển như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống máy tính sẽ hoạt động ổn định, không bị bất cứ nguy cơ lớn nào đe doạ về mặt an ninh thông tin. Thông tin sẽ được lưu trữ ở máy chủ với các phương tiện bảo mật ở mức tối đa, do đó khi các máy trạm có sự cố, thông tin không bị mất. Chế độ sao lưu hàng ngày bằng đĩa CD_ROM hoặc đĩa từ cho phép bảo quản thông tin một cách lâu dài, an toàn và tiết kiệm. Tổng số vốn đầu tư cho ngành giấy từ năm nay đến năm 2010 là 10.477 tỷ đồng, do đó sẽ có thêm nhiều dây chuyền sản xuất giấy mới lần lượt đi vào hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ứng dụng CNTT và tự động hoá (TĐH) vào quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp trong ngành giấy. Nếu như trước đây, việc tiến hành ứng dụng CNTT và TĐH mới chỉ tiến hành ở một số nhà máy lớn, thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, thì từ nay trở đi, theo yêu cầu phát triển chung, đa số các dây chuyền mới trang bị đều có khả năng ứng dụng tốt CNTT và TĐH vào trong sản xuất. Từ thực tế này cũng cho thấy, đây có thể là một mắt xích gắn các ngành CNTT và TĐH trong nước với hoạt động sản xuất của ngành giấy. Với trình độ hiện nay, ngành CNTT và TĐH trong nước có thể đáp ứng được một phần nhu cầu về các hệ thống thiết bị chuyên dùng cho ngành giấy. Điển hình là công trình nồi nấu bột đứng 140 m3 theo phương pháp Sunfat gián đoạn ở công ty giấy Đồng Nai. Hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS đều do các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam thực hiện. Chỉ có phần cứng và các thiết bị tích hợp mà trong nước chưa sản xuất được mới phải nhập ngoại. Riêng phần mềm điều khiển được thực hiện hoàn toàn bởi nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công nghiệp với giá thành chỉ bằng 70% sản phẩm nhập ngoại. Điều đó cho thấy chúng ta có thể tự làm chủ được CNTT áp dụng vào ngành giấy, thay vì phải lệ thuộc vào các hãng nước ngoài như trước kia. Công nghệ thông tin mở ra cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và trao đổi thông tin nhanh nhất giữa ngành giấy Việt Nam với ngành công nghiệp giấy thế giới. Nhờ có CNTT mà rất nhiều tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được chuyển tải cho người sử dụng qua các giải pháp truyền thông đa phương tiện, đĩa CD-ROM dưới dạng văn bản, hình ảnh hay âm thanh, ví dụ như bộ đĩa CD-ROM "How Paper is made" của TAPPI hoặc "Papermaking Science and Technology" của ANDRIZ AHLSTROM là những tài liệu bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh rất hữu ích trong việc truyền tải thông tin cho người sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu này do nước ngoài biên soạn nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Sẽ tiện hơn rất nhiều cho những người học tập, nghiên cứu, công tác trong ngành giấy, nếu chúng ta có những chương trình tương tự được viết bằng tiếng Việt. Có thể thấy CNTT và TĐH đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Ngay từ bây giờ, cần đưa CNTT vào chiến lược phát triển dài hạn của ngành. Đó là phải hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thông tin, thống nhất về mặt nguyên tắc các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng CNTT đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Thiết lập hệ thống mạng và xây dựng các giải pháp tích hợp, thuê đường truyền Internet riêng, trang bị thêm các phương tiện máy móc thiết bị CNTT. Có kế hoạch đào tạo về CNTT cho đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời bổ sung mới cán bộ chuyên về CNTT. 2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Về chủng loại, mẫu mã Muốn sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành giấy cần phải đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Một mặt, phải duy trì các mặt hàng truyền thống là giấy in, giấy viết. Mặt khác, phải xem xét khả năng đầu tư sản xuất những mặt hàng mà trên thị trường đang có nhu cầu rất lớn nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, phần còn lại đang bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh. Đó là các mặt hàng giấy bao bì công nghiệp cao cấp như giấy couché, giấy duplex tráng phấn, giấy ảnh và các loại giấy cao cấp khác. Bên cạnh đó, cũng phải biết phát huy những mặt hàng hiện đang có nhiều lợi thế so với hàng ngoại như giấy vệ sinh, khăn ăn, giấy vàng mã... Không những phải chú trọng tới chuyển đổi về chủng loại mặt hàng, các doanh nghiệp còn tuyệt đối không được bỏ qua vấn đề mẫu mã sản phẩm. Vấn đề này tưởng nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong tiêu thụ. Mẫu mã có đẹp và đa dạng thì mới thu hút được sự chú ý của khách hàng. Lấy mặt hàng khăn giấy làm ví dụ. Chất lượng các sản phẩm khăn giấy của Bãi Bằng hiện tại cũng đã ngang ngửa với một số sản phẩm của một số công ty khác như Puppy hay V&T nhưng tại sao đến nay vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Một trong những nguyên nhân chính là vì công ty Bãi Bằng chưa chú ý nhiều đến mẫu mã sản phẩm. Phần lớn người tiêu dùng chấp nhận chọn sản phẩm của Puppy hay V&T với bao bì được thiết kế rất đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao với mùi thơm dễ chịu, khi cầm vào bản thân bao bì đã khiến người ta có cảm giác như giấy bên trong mềm mại hơn, mặc dù giá bán có cao hơn đôi chút, chứ ít khi lựa chọn sản phẩm của Bãi Bằng với bao bì quá đơn giản, nhiều khi chỉ là lớp giấy nilon trong suốt, nhãn mác in trên đó có màu sắc đơn điệu và thiếu thẩm mỹ. Không quan tâm tới vấn đề mẫu mã tức là các doanh nghiệp đánh giá sai về thị hiếu của khách hàng và tự mình đánh mất cơ hội tiếp cận khách hàng. Về chất lượng Hiện nay, trong số các sản phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay các hộ sản xuất thủ công, vấn đề chất lượng là một vấn đề nổi cộm. Rất nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục được sản xuất và vẫn tiếp tục được tiêu thụ mặc dù không theo một tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hay quốc tế nào. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không ý thức được rằng chất lượng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại lâu dài được. Nếu cứ tư duy theo lối cũ, thị trường vẫn chấp nhận thì ta vẫn sản xuất là ta đã tự giết ta. Bởi vì trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, gần như không còn biên giới giữa các nước về mặt kinh tế, thuế suất mặt hàng giấy hiện nay là 20% nhưng sẽ chỉ còn 5% vào năm 2006 thì việc người tiêu dùng quay lưng với các sản phẩm giấy trong nước chỉ còn là vấn đề thời gian. Một số doanh nghiệp đã có cách nhìn đúng đắn về vấn đề này, các doanh nghiệp khác nên chăng nên học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước này. Công ty giấy Bãi Bằng là một điển hình. Để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đầu năm 1998, công ty đã hướng vào việc thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000. Công ty đã triển khai thực hiện chương trình 5S làm tiền đề cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 - một mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ đối với các sản phẩm giấy của công ty. Với những nỗ lực không mệt mỏi, năm 2000, sản phẩm giấy của công ty đã được tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế "TUVNORD" và tổ chức cấp chứng chỉ chất lượng "QUACERT" cấp chứng chỉ ISO 9002. Các chứng chỉ về chất lượng như thế này sẽ là những viên gạch đầu tiên xây nên con đường giúp ngành giấy Việt Nam hội nhập thực sự với nền kinh tế khu vực. Về giá cả Đây thực sự là bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp giấy trong nước. Trong điều kiện bị động về nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị lạc hậu như hiện nay thì chỉ có một con đường giúp các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. Đó là phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật, rà soát chặt chẽ các định mức kinh tế - kỹ thuật, sử dụng giấy loại và hoá chất trong nước, giảm chi phí tiền lương và chi phí quản lý doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm. Giảm chi phí tiền lương và chi phí quản lý doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc giảm mức lương của cán bộ công nhân viên. Ngược lại, chúng ta còn phải tăng dần lương cho nhân viên nhưng phải sắp xếp lại cơ cấu cán bộ công nhân cho hợp lý và hiệu quả, giảm bớt số cán bộ công nhân viên không cần thiết, chỉ giữ lại vừa đủ. Việc làm này các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được và có tác dụng rất lớn giúp hạ giá thành sản phẩm. Việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến cũng làm cho chi phí quản lý giảm đi đáng kể, mang lại mức giá cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước. 2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp giấy, đó là trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta phải nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp giấy, nhất là doanh nghiệp Việt Nam, đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị là một việc rất khó khăn, chủ yếu là vì vốn đầu tư rất lớn. Vậy thì các doanh nghiệp giấy Việt Nam lại càng phải chú ý đến việc nâng cao trình độ quản lý. Trước tiên, các doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, loại bỏ những người không có khả năng, đồng thời tuyển chọn thêm những cán bộ mới có kiến thức quản lý chắc và có hệ thống. Các doanh nghiệp có thể cử một số cán bộ ra nước ngoài học tập phương pháp quản lý tiên tiến ở các nước có ngành công nghiệp giấy phát triển như Inđônêxia, Thái Lan, Nhật Bản,... Ngoài ra, cần phải sắp xếp lại bộ máy nhân sự sao cho hiệu quả, với số nhân viên ít nhất có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tổ chức sắp xếp lại bộ máy nhân sự, nhất thiết phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các phòng ban từ trước tới nay như thế nào, chỗ nào nên giữ nguyên, chỗ nào nên thay đổi và thay đổi thế nào cho hợp lý, phải tham khảo thêm ý kiến của các nhà tư vấn, các chuyên gia trong lĩnh vực này để có quyết định đúng đắn nhất. Ban lãnh đạo không thể khinh suất khi tiến hành hoạt động này vì nó quyết định rất nhiều tới sự thành bại của doanh nghiệp. 2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại Một điều rất kỳ lạ là chỉ một vài năm trước đây thôi, các doanh nghiệp giấy dường như không hề quan tâm đến các biện pháp xúc tiến thương mại. Sản xuất là việc của doanh nghiệp còn tiêu thụ thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Chỉ đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp mới giật mình vì người tiêu dùng thuộc các nhãn hiệu như Puppy, V&T hơn là các nhãn hiệu Bapaco, Tân Mai,... Lúc này mới bắt đầu thấy xuất hiện các chương trình quảng cáo các sản phẩm sản xuất trong nước trên truyền hình, báo chí,... Và cũng chỉ đến lúc này người tiêu dùng mới biết đến những nhãn hiệu như khăn giấy Bapaco, Watersilk của công ty giấy Bãi Bằng, giấy viết, giấy in của công ty giấy Tân Mai,... Làm sao người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm của một công ty khi chưa hề nghe đến tên sản phẩm bao giờ? Trong khi các công ty giấy nước ngoài từ nhiều năm nay đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của và nhân lực để thực hiện tốt các biện pháp xúc tiến thương mại như điều tra thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, thông tin... thì đến nay ở Việt Nam, nhiều công ty vẫn còn rụt rè khi đầu tư cho các hoạt động này và chưa đánh giá được vai trò cực kỳ quan trọng của những nỗ lực xúc tiến thương mại. Muốn sản phẩm tìm đến được với khách hàng, các công ty cần lập kế hoạch ngay từ bước nghiên cứu thị trường. Không phải cứ thích cái gì thì sản xuất cái đấy như trước đây, chỉ sản xuất những sản phẩm mà nhu cầu thị trường đòi hỏi. Các công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh thông tin như mạng Internet, các công ty tư vấn, qua sự giới thiệu của các đối tác,... Và quan trọng nhất là các công ty phải tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Các công ty lớn của nước ngoài thường có một bộ phận riêng chuyên lo xây dựng các chương trình quảng cáo cho công ty. Nhưng với các công ty Việt Nam không có khả năng xây dựng một bộ phận như vậy, thì giải pháp tốt nhất là các công ty nên tìm đến một công ty chuyên về quảng cáo có uy tín để đảm bảo xây dựng được một chương trình quảng cáo hay, ấn tượng, làm nổi bật được những ưu thế của sản phẩm của mình. Ngoài ra, các công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức trong và ngoài nước để có thể quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng trong và ngoài nước. Việc xây dựng được một chiến lược marketing đúng đắn đã đảm bảo phần lớn thành công của công ty. KẾT LUẬN Trước sự gia tăng của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá trong những năm tới, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có những phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong khu vực ASEAN nói riêng và khu vực châu Á nói chung, quá trình tự do hoá sẽ được thúc đẩy lên mức cao hơn và rộng hơn về phạm vi lĩnh vực nhằm biến châu Á không chỉ trở thành một khu vực mậu dịch tự do mà còn là một thị trường chung, một cộng đồng kinh tế trong tương lai. Ngành giấy cũng cần phải xác định đúng con đường đi của mình để có thể hoà mình vào khí thế chung của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Tiến trình này sẽ đem lại những thay đổi không nhỏ cho ngành công nghiệp giấy. Đó có thể là những thay đổi tích cực, cũng có thể là những thay đổi tiêu cực. Ngành giấy cần tỉnh táo nhận biết được những ưu khuyết điểm của mình, cố gắng hạn chế những khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Hơn nữa, cần định ra từng đường đi nước bước cho các doanh nghiệp trong ngành trước những thay đổi mà quá trình hội nhập đem lại, cố gắng đón bắt, tận dụng triệt để những vận hội mà quá trình hội nhập đặt vào tay mình. Các cấp lãnh đạo của các doanh nghiệp giấy cũng nên đổi mới tư duy, vứt bỏ nhưng lối suy nghĩ đã quá mòn, quá cũ để có thể mang đến những luồng gió mới cho tương lai ngành giấy. "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"- đó là điều tôi muốn nhắn nhủ đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Do những hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức của bản thân, luận văn của tôi chắc chắn chưa phản ánh được đầy đủ bức tranh của ngành giấy trong giai đoạn trước cũng như thời điểm hiện tại, còn nhiều nhận xét mang tính chủ quan nhưng cũng đã phần nào giúp người đọc hình dung được những gì ngành giấy Việt Nam đã làm được, những ưu khuyết điểm, những khó khăn, thuận lợi, những cơ hội, thách thức đang phải đối mặt cũng như những gì ngành giấy nên làm trong điều kiện hiện nay. Tôi hi vọng những ý kiến của mình sẽ ít nhiều giúp được các doanh nghiệp ngành giấy tham gia tốt hơn vào tiến trình hội nhập, chủ động ở thị trường trong nước và năng động ở thị trường khu vực và tiếp theo là thị trường thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 năm Công nghiệp Việt Nam Bộ công nghiệp NXB Thống kê Hà Nội 2000 Giấy Bãi Bằng - Những chặng đường Phạm Tới, Nguyễn Duy Nghiêm, Ngô Thái, Nguyễn Văn Hoà NXB Lao Động 1997 Giấy Bãi Bằng - Những chặng đường lịch sử Nguyễn Minh San NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002 Làng nghề Việt Nam Lê Văn Vượng NXB Văn hoá thể thao Bước nhảy đầy lòng tin Alf Marten Jerve, Irene Norlund, Nguyễn Thanh Hà, Astri Suhrke Dịch: Nguyễn Thị Vân Anh NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1999 Biotechnology in the pulp and paper industry K.E.L.Eriksson NXB Springer 1997 Tạp chí Công nghiệp Giấy các số phát hành năm 2002, 2003 Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Hiệp hội Giấy Việt Nam Tạp chí Công nghiệp & Thương mại Tạp chí Nhịp sống Công nghiệp Tạp chí Công nghiệp Việt Nam Thời báo Kinh tế Sài Gòn Báo Đầu tư chứng khoán Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực.doc
Luận văn liên quan