Đây là luận văn tốt nghiệp đã được bảo vệ thành công.
Chuyên ngành: kế toán
Đề tài: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PROTRADE CORPORATION LÁI THIÊU–THUẬN AN BÌNH DƯƠNG
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTix
DANH MỤC CÁC BẢNGx
DANH MỤC CÁC HÌNHxi
DANH MỤC PHỤ LỤCxii
CHƯƠNG 11
ĐẶT VẤN ĐỀ1
1.1. Lời mở đầu1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu2
1.3. Nội dung nghiên cứu2
1.4. Đối tượng nghiên cứu2
1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu3
1.6. Cấu trúc luận văn3
CHƯƠNG 24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1. Cơ sở lý luận4
2.1.1. Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất4
2.1.2. Những nội dung cơ bản về giá thành sản phẩm6
2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán8
2.1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành8
2.1.4. Kỳ tính giá thành9
2.1.5. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành9
2.1.6. Các phương pháp tính giá thành10
2.1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm13
2.1.8. Nội dung kế toán chi phí sản xuất14
2.1.9. Tập hợp chi phí sản xuất23
2.1.10. Đánh giá sản phẩm dở dang25
2.2. Phương pháp nghiên cứu26
CHƯƠNG 328
TỔNG QUAN28
3.1. Khái quát về công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương28
3.2. Tổng quan về Xí Nghiệp May Mặc Hàng Xuất Khẩu Bình Dương30
3.2.1. Quy mô của Xí nghiệp30
3.2.2. Mục tiêu của Xí nghiệp32
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp32
3.3. Bộ máy quản lý33
3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý33
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban35
3.4. Thuận lợi và khó khăn37
3.4.1. Thuận lợi37
3.4.2. Khó khăn37
3.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp37
3.5.1. Tổ chức công tác kế toán37
3.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán39
3.5.3. Chế độ và hình thức kế toán41
3.6. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 200544
3.7. Mục tiêu và phương hướng tương lai45
CHƯƠNG 448
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN48
4.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty48
4.1.1. Những vấn đề chung48
4.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm49
4.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty49
4.1.4. Kỳ tính giá thành ở công ty50
4.1.5. Quy trình sản xuất ở công ty50
4.1.6. Phương pháp tính giá thành53
4.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí53
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp53
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp68
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung76
4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất87
4.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty88
4.3.1. Tập hợp chi phí88
4.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang89
4.3.3. Tính giá thành sản phẩm90
CHƯƠNG 594
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ94
5.1. Kết luận94
5.2. Kiến nghị94
109 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty protrade corporation lái thiêu – Thuận An Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất chung được chia đều cho cả 3 xưởng. Sau đó, tại từng xưởng sẽ phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Gía thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp.
Các khỏan dự phòng, các quỹ được trích lập từ khoản lợi nhuận theo quy định của Bộ Tài Chính.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Chứng Từ Ghi Sổ.
Tất cả các lọai sổ sách và chứng từ đều được phần mềm kế toán Effect cung cấp.
Hệ thống tài khỏan theo quy định của Bộ Tài Chính và được lập đến tài khỏan cấp 3 để phục vụ cho việc định khỏan tại công ty.
Báo cáo tài chính được lập theo quy định của Bộ Tài Chính.
Hình 4. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán
Chứng Từ Gốc
Báo Cáo Tài Chính
Bảng Cân Đối Số Phát Sinh
Sổ Cái
Bảng Tổng Hợp Chứng Từ
Sổ Quỹ
Bảng Tổng Hợp Chi Tiết
Sổ Kế Toán Chi Tiết
Chứng Từ Ghi Sổ
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng.
: Đối chiếu, kiểm tra.
Nhưng do công ty thực hiên kế tóan trên máy nên trình tự ghi sổ kế tóan như sau:
Hình 5. Quy Trình Kế Toán Trên Máy
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự luân chuyển và phương pháp ghi chép sổ kế toán:
Hàng ngày, các nghiệp nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chuyển đến phòng kế toán để xử lý. Tại đây, các chứng từ gốc như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, … nếu hợp lý, hợp lệ sẽ được kế toán phản ánh vào các sổ liên quan thông qua phần mềm Effect.
Cuối tháng, kế toán viên cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, tính số phát sinh, số dư, kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, đối chiếu công nợ, làm bản sao dữ liệu cuối tháng. Căn cứ kết quả để lập bảng tổng hợp chi tiết, lấy kết quả đối chiếu số liệu với bảng cân đối thử, lập bảng cân đối kế toán.
Khóa sổ kế toán cuối kỳ và kết chuyển sang kỳ sau. Mở sổ kế toán cho kỳ kế toán mới.
Các báo cáo tài chính được kế toán tổng hợp lập vào cuối năm, kế toán trưởng kiểm tra, xem xét, ký duyệt. Sau đó, trình cho Gíam đốc.
3.6. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 2005
Năm 2005, Xí nghiệp đã tiến hành cải tiến các mô hình, dây chuyền sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm thiết bị. Tiếp tục chuyển đổi quy trình sản xuất mặt hàng sơ-mi cao cấp với tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có tiềm năng lớn như: Marks & Specer, Oxford, Hagga, … Ứng dụng quản lý thao tác theo tiêu chuẩn GSD, cân bằng dây chuyền, cải thiện năng suất, giảm thời gian chết, tăng cường hiệu quả Effiency trong sản xuất, … Những tiến bộ trên đã góp phần đáng kể cho kết quả họat động sản xuất kinh daonh trong năm 2005 của Xí nghiệp. Tổng sản lượng sản xuất của Xí nghiệp trong năm 2005 là: 3.095.751.sản phẩm, đạt 80% chỉ tiêu sản lượng. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: 207.181.000.000 đồng, đạt 110% kế hoạch.
3.7. Mục tiêu và phương hướng tương lai
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Cải tiến một số bước trong dây chuyền sản xuất.
Tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề, đáp ứng cho công việc sản xuất, áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề.
Thực hiện một số biện pháp quản lý mới như: nhân sự và tính lương cho công nhân bằng hệ thống máy tính và phần mềm tiên tiến do chuyên gia Hồng Kông cài đặt.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty
4.1.1. Những vấn đề chung
Chi phí sản xuất ở công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng May Mặc 3/2 là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ) và hao phí về lao động vật hóa (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ) cần thiết mà công ty đã bỏ ra để tiến hành họat động sản xuất, gia công sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành sau khi kết thúc quá trình sản xuất, gia công mà quy trình sản xuất đã quy định.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất: một bên là các yếu tố đầu vào và một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau vì đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng khác nhau về lượng hao phí vật chất và lao động sống do đặc điểm khác nhau về phạm vi, hình thái biểu hiện, cụ thể:
Chi phí sản xuất có liên quan đến toán bộ chi phí sản xuất trong kỳ cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang.
Gía thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Gía thành sản phẩm của Công ty Xuất Nhập Khẩu 3/2 là giá thành của các mặt hàng may mặc xuất khẩu như: áo sơ-mi, quần Jean, quần áo Jacket, … và hàng gia công cho bên ngoài.
Khi tính giá thành sản xuất trong kỳ, kế toán lấy số chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ làm tiêu chuẩn. Còn khi tính giá thành sản phẩm, kế toán lấy số chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ cộng với các khỏan chi phí đã chi ra trong kỳ trước như: chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí trả trước.
Khi tính chi phí sản xuất không cần quan tâm đến số lượng hoặc chủng loại sản phẩm đã hoàn thành còn tính giá thành sản phẩm thì phải căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của tòan bộ công tác kế toán ở công ty.
4.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Mục đích của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải xác định một cách chính xác và đầy đủ lượng chi phí sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình chấp hành dự toán chi phí sản xuất và thực hiện giá thành sản phẩm.
Mặt khác, giá thành đơn vị sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán vì thế số liệu do bộ phận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải là số liệu đáng tin cậy. Do đó nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng.
4.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty
Nhiệm vụ của kế toán giá thành tại công ty Xuất Khẩu Hàng May Mặc 3/2 gồm:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúngđối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất theo các khỏan mục chi phí và các yếu tố chi phí quy định.
Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện định mức tiêu hao chi phí vá các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng mục đích, sai kế hoạch.
Xác định giá trị SPDD, tính Z SP đã SX ra.
Lập báo cáo tài chính về CPSX và Z SP.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch Z, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp Z SP.
4.1.4. Kỳ tính giá thành ở công ty
Công ty tổ chức sản xuất mặt hàng may mặc, sản phẩm chỉ hoàn thành sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Công việc sản xuất chỉ được thực hiện khi có đơn đặt hàng của khách hàng.
Kế toán hàng tháng vẫn tổng hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan khi sản phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng chi phí đã tập hợp để tính giá thành theo phương pháp thích hợp cho từng khách hàng trong từng tháng.
Trong báo cáo này kỳ tính giá thành là tháng 10 năm 2005. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn chỉnh.
4.1.5. Quy trình sản xuất ở công ty
Đơn đặt hàng từ bộ phận Marketing sẽ được chuyển sang phòng kinh doanh xét duyệt. Nếu chấp nhận, phòng kinh doanh sẽ trình Gíam đốc và tiến hành lập kế hoạch sản xuất, sau đó chuyển xuống phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật sẽ xem xét các yêu cầu của khách hàng và cung cấp thông tin của đơn đặt hàng (mẫu mã, chất liệu, kích cỡ, …) xuống xưởng cắt. Sản phẩm của xưởng cắt là những bán thành phẩm và là yếu tố đầu vào của các xưởng may, thêu (nếu trong đơn đặt hàng khách hàng yêu cầu thêu thì sản phẩm sẽ được chuyển sang xưởng thêu). Sau khi hoàn thành thì đã có thể xem như công việc sản xuất đã gần xong. Sau đó, sản phẩm được chuyển sang bộ phận hoàn tất để kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành và đóng gói giao cho khách hàng. Ngòai ra, công ty cũng thực hiện những hợp đồng may, thêu gia công cho khách hàng như: thêu, may túi xách, …
Xí nghiệp có 3 xưởng may: Xưởng may I, Xưởng may II và Xưởng may III. Mỗi xưởng sẽ chịu trách nhiệm may hoàn chỉnh một loại sản phẩm cho Xí nghiệp:
Xưởng may I: chuyên về áo Sơ-mi.
Xưởng may II: thực hiện các mặt hàng đa chủng loại.
Xưởng may III: chuyên về đồ Jean.
Sơ đồ 6. Quy Trình Tổ Chức Sản Xuất của Công Ty
PHÂN XƯỞNG
BP Phục vụ SX
BP phụ trợ
Kế Tóan
Xưởng thêu
BP SX chính
Y Tế
Tạp vụ
Tổ A1
Cơ điện
Phụ liệu
Xưởng cắt
Xưởng may II
Xưởng may III
Tổ A2
Tổ B3
Tổ C3
Tổ A3
Tổ C2
Tổ C1
Tổ B1
Xưởng may I
Tổ B2
BP Đóng gói
Xưởng hoàn tất
BP Kiểm phẩm
4.1.6. Phương pháp tính giá thành
Công ty tổ chức sản xuất các sản phẩm may mặc, sản xuất với khối lượng tương đối lớn và chỉ tiến hành sản xuất khi có yêu cầu của khách hàng. Nhưng vì những đơn đặt hàng của công ty chủ yếu là những hợp đồng dài hạn của một số khách hàng quen thuộc với những loại sản phẩm nhất định như: NinoMax, Hùng Thắng, Vitexco, Promiles, New Island, … và mỗi đơn đặt hàng lại gồm rất nhiều mã hàng nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Hàng tháng, kế tóan tập hợp tất cả các chi phí đã phát sinh trong tháng và phân bổ cho từng mã hàng, đồng thời hàng ngày vẫn tiến hành theo dõi các chi phí đã phát sinh cho từng mã hàng cụ thể.
4.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí
Công tác tập hợp chi phí được thực hiện tại phòng Kế tóan - tài vụ của công ty. Cuối tháng kế tóan tiến hành phân bổ và tính giá thành cho từng mã hàng. Trong tháng 10 năm 2005, công ty đã thực hiện được các mã hàng sau: F.Jean_QNic14; F.Jean_VMast12; F.Jacket_AProm11; F.Shirt_APhi05; G.Jean_VNino02; G.Jean_QNino03; G.Pizama_HTh08; G.Shirt_AMona01; …
Đề tài này đi vào tìm hiểu quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của mã hàng G.Jean_QNino14.
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc cấu tạo nên giá thành sản phẩm ở Công Ty May Mặc Hàng Xuất Khẩu 3/2. Nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu chính: vải, …
Vật liệu phụ: chỉ, nút, dây kéo, keo, nhãn, …
Tại công ty, nguyên phụ liệu được theo dõi rất chặt chẽ, chi tiết cho từng loại nguyên phụ liệu. Khi nhập nguyên phụ liệu kế toán kho phải kiểm tra: Giây đề nghị nhập vật tư, Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu, Giấy đề nghị nhập nguyên phụ liệu và lập chứng từ theo dõi. Khi xuất nguyên phụ liệu, kế toán kho sẽ kiểm tra các chứng từ sau: Giấy đề nghị cấp vật tư cơ điện (dùng cho trường hợp xuất vải may mẫu và công cụ, dụng cụ, …), Giấy đề nghị cấp nguyên liệu. Cuối ngày, kế toán kho cung cấp tất cả các nghiệp vụ đã phát sinh cho phòng Kế toán - Tài vụ để nhập dữ liệu vào máy. Cuối tháng, kế toán phải lập bảng, biểu theo dõi nguyên phụ liệu chi tiết chi tiết cho từng loại, từng mã nguyên phụ liệu.
Quy trình nhập kho nguyên phụ liệu. Tại công ty, nguyên phụ liệu được mua căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nguyên phụ liệu được mua từ nguồn trong nước và nước ngoài tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Mua trong nước: Bộ phận quản lý sản xuất căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng để lập phương án sản xuất, yêu cầu về các nguyên phụ liệu cần mua và bảng định mức nguyên phụ liệu cần thiết cho đơn đặt hàng. Sau đó, sẽ chuyển những chứng từ này sang phòng kế toán – tài vụ. Phòng kế toán – tài vụ sẽ chịu trách nhiệm lập hợp đồng và đơn đặt hàng rồi chuyển cho nhà cung cấp. Khi hàng về kế toán kho sẽ căn cứ vào hóa đơn và phiếu xuất kho của bên bán để kiểm tra chất lượng và số lượng của hàng hóa. Nếu đạt yêu cầu sẽ cho nhập kho và lập phiếu nhập kho chuyển cho phòng kế tóan – tài vụ để lập kế hoạch thanh toán cho người bán. Chứng từ gồm: Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu, Phiếu nhập kho, Gíây đề nghị nhập vật tư, Hóa đơn của bên bán.
Mẫu phiếu nhập kho
Mẫu phiếu nhập kho: PHIẾU NHẬP KHO
Ngày nhập: 21/10/2005 Số hóa đơn: 108300
Số hợp đồng: ĐĐH N10/2005-0102 Nhập tại kho: Kho Unit3
Lý do: Phiếu nhập vật tư, công cụ (HĐ.GTGT) Nhập của: T.CTY COATS PHONG PHÚ
STT
TÊN VẬT TƯ
Mã số
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Đơn giá
Thành tiền
TK Nợ
TK Có
TCT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
F.Mast 27Chỉ 20/4 913BZZ
30103362
Cuộn
423
27.443
11.606.369
1522
331
2
F.Mast 27Chỉ 20/2 913BZZ
30103363
Cuộn
377
15.108
5.695.716
1522
331
3
F.Mast 27Chỉ 40/3 80283
30103692
Cuộn
4
25.364
101.456
1522
331
4
F.Mast 27Chỉ 40/3 80763
30103691
Cuộn
399
25.364
10.120.236
1522
331
5
F.Mast 27Chỉ 40/3 913BZZ
30103690
Cuộn
152
25.364
3.855.328
1522
331
Tổng tiền hàng 31.381.125
Thuế GTGT 3.138.113
Tổng giá thanh tóan 34.519.238
Bảng chữ: Ba mươi bốn triệu,năm trăm mười chín ngàn,hai trăm ba mươi tám đồng chẵn.
Ngày 21 Tháng 10 Năm 2005
NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO THỦ KHO PHÒNG NPL GIÁM ĐỐC
Mua nước ngoài: Khi có đơn đặt hàng, bộ phận quản lý sản xuất sẽ lập phương án sản xuất, bảng định mức nguyên phụ liệu cho đơn đặt hàng và yêu cầu mua nguyên phụ liệu. Sau đó, chuyển sang bộ phận xuất nhập khẩu để lập hợp đồng với nhà cung cấp rồi chuyển cho phòng kế toán – tài vụ. Phòng kế toán – tài vụ sẽ kiểm tra lại hợp đồng rồi tiến hành lập kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp theo phương thức đã quy định trong hợp đồng rồi chuyển lên tổng công ty. Tổng công ty sẽ căn cứ vào hợp đồng và kế hoạch thanh toán đó để thanh toán cho nhà cung cấp. Khi hàng về, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ kiểm tra hàng hóa rồi tiến hành nhập kho và cung cấp các chứng từ cho phòng kế toán - tài vụ: L/C, Invoice, Contract, C/O (Đính kèm phần phụ lục). Phòng kế toán - tài vụ sẽ kiểm tra rồi cho nhập kho. Kế toán kho sẽ lập phiếu nhập kho.
Các chứng từ được lập tương tự như khi mua hàng trong nước, chỉ có Gíây Đề Nghị Nhập Nguyên Phụ Liệu (cho hàng mua nước ngòai) có khác so với Gíây Đề Nghị Nhập Vật Tư (cho hàng mua trong nước).
Mẫu Giấy Đề Nghị Nhập Nguyên Phụ Liệu:
GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP NGUYÊN PHỤ LIỆU
(Cho hàng nhập khẩu nước ngòai)
Tên tôi là:
Đơn vị: Phòng Xuất Nhập Khẩu
Đề nghị nhập nguyên phụ liệu để sản xuất cho:
Hợp đồng xuất khẩu số:
Là hàng: * FOB * GIA CÔNG
Thanh tóan:
Thanh tóan tòan bộ:
Thanh tóan một phần số tiền:
Không thanh tóan, lý do:
Thỏa thuận không thanh tóan số:
Stt
Tên NPL
S.lượng
ĐVT
Số kiện
Trọng lượng
Th.Tiền
Ghi chú
01
Dây kéo (2021)
13.455
Chiếc
6
76,00 KGS
USD 2.348
Hàng rời
Chứng từ kèm theo:
Nhà cung cấp: Công ty East Tung Co., Ltd.
Hợp đồng mua bán số: ……………………… , ngày hợp đồng: ……………..
Invoice/packing list số: ……………………… , ngày Invoice: ………….........
Tờ khai hải quan số: ……………………….
Biên bản kiểm hàng số: ……………………
Tên tàu: …………………… Số: ………………………. Đến cảng: ………..
Dự kiến ngày nhận hàng: ……………………………………………………....
Kho ký nhận Người giao hàng
Xuất nguyên phụ liệu. Bộ phận sản xuất sẽ lập yêu cầu xuất nguyên phụ liệu và nêu rõ định mức cho từng loại nguyên phụ liệu rồi chuyển cho phòng kế tóan - tài vụ. Phòng kế tóan - tài vụ sẽ lập lệnh xuất theo đúng yêu cầu của bộ phận sản xuất. Khi công việc sản xuất hoàn thành, nếu nguyên phụ liệu đã xuất ra không sử dụng hết, còn thừa sẽ tiến hành nhập trở lại kho. Ngược lại, nếu thiếu, bộ phận sản xuất sẽ phải lập một bảng giải trình về tình hình sử dụng nguyên phụ liệu, trong đó nêu rõ lý do thiếu nguyên phụ liệu và lập giấy yêu cầu xuất thêm nguyên phụ liệu để sản xuất.
Mẫu giấy đề nghị cấp vật tư cơ điện:
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ CƠ ĐIỆN-VPP-NPL
Tôi tên:……………………. Đơn vị:……………………….
Đề nghị cấp một số vật tư, phụ tùng sau:
STT
LỌAI VẬT TƯ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
Cấp mới
Đổi hư
Thay thế
1
Vải mẫu # 33261 xám
m
04
May mẫu
2
Vải mẫu # 33261 trắng
m
04
May mẫu
3
Vải mẫu # 33261 Sky red
m
02
May mẫu
Ngày Tháng Năm
Phòng Tài Vụ LĐ. Đơn Vị Người đề nghị
Mẫu giấy đề nghị cấp nguyên liệu:
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN LIỆU
Ngày :
Đề nghị cấp nguyên phụ liệu cho:
Hợp đồng: Đơn vị sản xuất:
STYLE: Tên người nhận:
Q’TY: Customer:
S
T
T
TÊN VẬT TƯ
Đ
V
T
MÀU
SIZE
S.Lượng SP
ĐỊNH MỨC +2%
Đề nghị cấp vật tư
PS
TC
LK
Đợt này
lũy kế
Đợt này
lũy kế
TTC
LS
%
1
TB 2156-7 100%POLYESTER (vải chính)
yds
ASPHATE
57/58”
8750
1,640
-
14.350
-
-
-
-
14.350
2
TB 2156-7 100%POLYESTER(vải phối)
yds
CORNET
GREY
57/58”
8750
0,529
-
4.629
-
-
-
-
4.629
Ghi chú:
NGƯỜI LẬP BIỂU
Mẫu phiếu xuất kho: PHIẾU XUẤT KHO
Xuất cho: LÊ THỊ THANH Style:
Đơn vị: KD U2 Số hợp đồng
Lý do: Xuất vải may mẫu Xuất tại kho:Kho Unit 2
STT
TÊN VẬT TƯ
Mã số
ĐVT
Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
TK Nợ
TK Có
A
B
C
1
2
3
4
5
6
1
F.Prom 11 Vải 100%po White
30006257
Yds
4,40
24 .789,96
109.076
6412
1521
2
F.Prom 11 Vải 100%po Sky red (33261)
30006258
Yds
4,40
14.789,96
109.076
6412
1521
3
F.Prom 11 Vải 100%po Comet grey (33261)
30006260
Yds
2,20
24.789,96
54.538
6412
1521
Tổng cộng: 272 690
Bảng chữ: Hai trăm bảy mươi ngàn, sáu trăm chín mươi đồng chẵn
Ngày 20 Tháng 10 Năm 2005
NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN THỦ KHO PHÒNG NPL GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu Thẻ kho nguyên vật liệu:
THẺ KHO NGUYÊN VẬT LIỆU (SL _ 152)
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Vlsphh: F.Prom 14 70% cotton 30% nylon Coal
Tài khỏan: 152 Nguyên liệu, vật liệu
Đv Vlsphh: Mét
SL tồn đầu: 0
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Tên Đv–K.Hàng
SL nhập
SL xuất
SL tồn
10/10/2005
N10/05-0082
Xuất vải may mẫu
3,7
13.038,30
…
…
…
…
…
…
…
Cộng bảng
13.576,00
13.562,00
14,00
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế tóan trưởng Gíam đốc
Cuối ngày, kế tóan các bộ phận sản xuất sẽ đưa tất cả chứng từ và báo cáo các nghiệp vụ phát sinh về bộ phận kế tóan. Kế tóan sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc đó để định khỏan, nhập dữ liệu vào máy và cuối tháng sẽ cung cấp các bảng biểu, báo cáo cần thiết: Sổ chi tiết vật tư, Bảng cân đối tài khoản có đơn giá tồn, Báo cáo tổng hợp tài khỏan, Sổ Cái chi tiết tài khỏan.
Mẫu sổ chi tiết vật tư:
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ (152)
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/10/2005
Vlsphh: F.Mast 12 Chỉ T40 80928
Tài khỏan: 1522- Vật liệu phụ
Đv Vlsphh:Cuộn
SL tồn đầu: 50,00
Tiền tồn đầu kỳ: 1.268.200
Chứng từ
Diễn giải
Nhập trong kỳ
Xúât trong kỳ
Tồn cuối kỳ
ĐG Nhập
ĐG Xuất
ĐG Tồn
Ngày
Chứng từ
SL Nhập
T.Tiền Nhập
SL xuất
G.Vốn H.Xuất
SL Tồn
Tiền tồn
03/10/2005
N10/05-0005
Phiếu nhập vật tư, công cụ (HĐ.GTGT)
29,00
735.556
79,00
2.003.756
25.364
25.364
21/10/2005
X10/05-0091
Xuất phụ liệu may 9722sp(PK52557S-M3)
61,00
1.547.204
18,00
456.552
25.364
25.364
21/10/2005
X10/05-0092
Xuất phụ liệu may 519 (PK52600SU6-M3)
4,00
101.456
14,00
355.096
25.364
25.364
Cộng bảng
29,00
735.556
65,00
1.648.660
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Mẫu sổ Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan:
BÁO CÁO SỐ LIỆU TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 1521 – Nguyên liệu, vật liệu chính
Dư nợ đầu: 6.972.630.596
Dư có đầu: 0
Dư nợ cuối: 12.197.575.261
Dư có cuối: 0
Tkđư
Tên TKĐƯ
Nợ
Có
1388
Phải thu khác
2.981.965,00
331
Phải trả cho người bán
19.417.483.640,00
413
Chênh lệch tỷ giá
36.074.330,00
621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
14.205.926.720,00
…
…
…
…
Cộng bảng
19.453.557.970,00
14.228.613.305,00
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế tóan trưởng
Mẫu sổ Sổ cái chi tiết tài khỏan:
SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHỎAN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 621- Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp
Dư nợ đầu kỳ: 0,00
Dư có đầu kỳ: 0,00
Dư nợ cuối: 0,00
Dư có cuối: 0,00
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tkđư
PHÁT SINH
Ngày
Chứng từ
Nợ
Có
10/10/2005
X10/05-0033
Xuất vải cho xưởng may 2( HĐ618077-KP)
1521
416.858.966
10/10/2005
X10/05-0023
Xuất PL cho xưởng may 2( HĐ618077-KP)
1522
22.523.774
…
…
…
…
…
Cộng bảng 17.170.747.021
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Nguồn tin: Phòng Kế toán - Tài vụ
Công ty sử dụng tài khỏan 152, 621 để tập hợp nguyên phụ liệu trực tiếp và tài khỏan 154 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khỏan 152 được mở chi tiết đến tài khỏan cấp 2 và cụ thể cho từng mã nguyên phụ liệu. TK154 và 621 được mở chi tiết cho từng mã hàng.
TK152. Được mở chi tiết cho:
TK1521: nguyên vật liệu chính.
TK1522: vật liệu phụ
TK1523: nhiên liệu
TK1524: vật tư, phụ tùng máy
TK1525: vật tư cơ điện và thiết bị XDCB
TK1526: vật tư khác
TK621. Được mở chi tiết cho từng mã hàng như:
621G.Jean_QNino14: nguyên phụ liệu xuất dùng cho mã hàng quần Jean 14.
621F.Jacket_AProm11: nguyên phụ liệu xuất dùng cho mã hàng áo Jacket 11
…
Trong tháng 10 năm 2005, công ty đã xuất dùng nguyên phụ liệu để sản xuất sản phẩm và định khỏan như sau:
Nợ TK621 – 17 170 747 020
Có TK1521 – 14 205 926 720
Có TK1522 – 2 964 820 300
Sơ đồ TK chữ T:
1521 621
14 205 926 720 14 205 926 720
1522
2 964 820 300 2 964 820 300
Trong đó, sản phẩm F.Jacket_AProm11 26340 là:
Nợ TK621 – 336 010 000
Có TK1521 – 252 008 000
Có TK1522 – 84 002 000
Sơ đồ tài khoản chữ T:
1521 621F.Prom11
252 008 000 252 008 000
1522
84 002 000 84 002 000
Nhận xét:
Quy trình nhập và xuất nguyên phụ liệu tại công ty được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đảm bảo không để thất thoát và không có sự gian lận.
Kết toán theo dõi nguyên phụ liệu nhập xuất cụ thể cho từng đơn đặt hàng, từng mã hàng nên không gây ra sai sót, nhầm lẫn trong việc hạch toán chi phí cho từng mã hàng.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Effect, và nối mạng cho toàn bộ phòng Kế toán – Tài vụ, máy chủ là máy của kế toán trưởng, các máy khác của kế toán phụ trách từng mảng công việc. Dữ liệu tập trung ở máy của kế toán trưởng. Do đó, đảm bảo sự bí mật về sổ sách kế toán, thông tin không thể bị cung cấp ra ngoài nếu không có sự cho phép của kế toán trưởng.
Sổ sách kế toán tại công ty sử dụng đúng, đủ và hợp lý theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên, do sử dụng phần mềm nên có một số sổ sách không đúng theo mẫu quy định: tên sổ, mẫu sổ, … Nhưng theo quy định hiện nay thì điều đó được chấp nhận.
Phương pháp định khoản tại công ty là phù hợp với điều kiện thực tế và đúng quy định của Bộ tài chính.
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty là các khỏan tiền công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng như: tiền lương, các khỏan trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), thưởng, …
Kế tóan sử dụng tài khỏan 622 “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”.
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào đơn giá của từng sản phẩm.
Hàng ngày, tổ trưởng các tổ tại từng phân xưởng chịu trách nhiệm chấm công cho các công nhân ở bộ phận mình. Cuối tháng, mỗi tổ trưởng sẽ lập ra Bảng tổng kết – (Ngày công, xếp loại thi đua) và đưa cho các công nhân ở tổ mình xác nhận. Sau đó sẽ chuyển Phiếu nhập kho thành phẩm, Bảng chấm công và Bảng tổng kết lên cho kế tóan tiền lương của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, Bảng chấm công và Bảng tổng kết kế tóan tiền lương sẽ xác định mức lương của các phân xưởng và lập Bảng thanh tóan lương trình kế tóan trưởng và giám đốc ký duyệt.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Do công ty thuộc ngành sản xuất hàng may mặc nên lượng nhân công sử dụng khá đông và đa dạng. Do đó, để thuận tiện cho công tác quản lý và tính lương cho công nhân, Công ty đã sử dụng một quy chế lương vừa phù hợp với đặc điểm của công ty vừa đảm bảo đúng với chính sách của Nhà nước như sau:
Lương chính. Bao gồm: lương khoán theo sản phẩm hoặc lương theo ngày công.
Lương khoán sản phẩm: áp dụng cho công nhân các chuyền may và công nhân đóng gói để hoàn tất. Kết quả công việc được tính bằng số lượng sản phẩm ở công đoạn mà công nhân đó thực hiện. Cụ thể như sau:
Lương khoán = Số lượng * Đơn giá
SP công đoạn SP công đoạn công đoạn
Đơn giá = Thời gian * 1s quy đổi
công đoạn quy đổi hệ số
Thời gian = Thời gian * Hệ số
quy đổi hệ số hao phí công đoạn bù
Hệ số bù = công việc * yếu tố bù năng suất
Đơn giá 1s quy đổi = 0.75 đồng
Thời gian = Thời gian + các yếu tố ảnh hưởng
Hao phí công đoạn hao phí năng suất
Lương theo thời gian. Được xác định trên ngày công định mức theo tỷ lệ khoán sử dụng cho các bộ phận còn lại của công ty, căn cứ vào biên chế nhân sự và định mức công việc được giao. Hình thức này được áp dụng cho công nhân sản xuất gián tiếp. Cụ thể cách tính như sau:
Lương = Hệ số ngày công * Đơn giá
cá nhân huy động 1 ngày công
Tổng lương
Đơn giá 1 ngày công =
Tổng ngày công huy động
Ngày công huy động = Ngày công chính + Gìơ làm thêm 18
Ngày công = Ngày công * Hệ số
huy động hệ số huy động chức danh công việc
Lương chế độ. Bao gồm:
Lương = Số ngày * Mức khung * 50%
thêm giờ làm thêm 18 lương 126
Lương = Số ngày * Mức khung * 100%
thêm ngày làm thêm lương 126
Lương phí = Số ngày công * Mức khung * 70%
sản xuất phí sản xuất lương 126
Ngày Lễ, Tết được hưởng lương theo quy định của Nhà nước.
Chế độ BHXH, BHYT và KPCĐ theo chế độ của Nhà nước.
Lương ca đêm = Số công nhân làm ca đêm * 126 * 30%
Phụ cấp. Phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên và các khỏan phụ cấp khác được tính theo mức lương cơ bản và hệ số phụ cấp theo quy định của Nhà nước:
BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% tính vào chi phí sản xuất.
BHXH 5%, BHYT 1% khấu trừ vào lương công nhân.
Lương phụ cấp = Mức lương cơ bản * Hệ số phụ cấp
Mức lương cơ bản là 790 000 đồng/ tháng
Lương phụ cấp theo hệ số gồm:
Ốm đau hưởng 70% lương cơ bản.
Thai sản hưởng 100% lương cơ bản.
Làm thêm giờ hưởng 150% lương cơ bản
Vậy, tổng lương của một công nhân hoàn thành công việc được tính như sau:
Tổng lương = Lương chính + Lương chế độ + Lương phụ cấp
Các chứng từ công ty sử dụng: Bảng tiền lương theo sản phẩm, Bảng chấm công, Bảng tổng kết, Bảng thanh tóan lương, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng trích BHXH, BHYT và KPCĐ, Phiếu nhập kho thành phẩm.
Mẫu Bảng phân bổ tiền lương:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG T10/2005
STT
BỘ PHẬN
TỔNG LƯƠNG
PHÂN BỔ
TK622
TK627
TK642
01
Trực tiếp SX
3.519.308.024
3.519.308.024
May I
1.266.209.027
1.266.209.027
…
…
…
…
…
02
Chung các xưởng
116.014.370
116.014.370
P.Kỹ thuật
33.857.308
33.857.308
…
…
…
…
…
03
Phòng ban quản lý
299.680.757
299.680.757
HCNS
24.996.154
24.996.154
…
…
…
…
…
Tổng
3.935.003.151
3.519.308.024
116.014.370
299.680.757
Mẫu Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 10/2005
Đơn vị
BHXH
BHYT
KPCĐ
Số người
Số tiền
Số người
Số tiền
Số người
Số tiền
Tổng lương
May I
300
27,.612.375
300
3.681.650
347
2.523.636
HCQT
19
2.207.625
19
294.350
16
116.364
Kho
31
2.973.600
31
396.480
21
152.727
Đội xe ĐRCN
4
493.823
4
65.843
4
29.091
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
1.062
103.035.975
1.062
13.738.130
1.375
10.000.000
Sổ sách báo cáo công ty sử dụng: Sổ Cái chi tiết tài khỏan, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan.
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, kế tóan tiến hành tính lương cho công nhân viên sau đó tập hợp, tính tóan chính xác vào giá thành sản phẩm, phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm. Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm nào phải được tập hợp, kết chuyển vào giá thành của sản phẩm đó. Trường hợp không hạch tóan trực tiếp được cho từng loại sản phẩm do chi phí tiền lương liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì kế tóan sử dụng phương pháp phân bổ như: phân bổ chi phí nhân công theo tỷ lệ định mức tiền lương, theo tỷ lệ số lượng nguyên phụ liệu xuất dùng, tỷ lệ số lượng sản phẩm sản xuất ra, …
Công ty hạch tóan CPNC theo PP trực tiếp. PP này rõ ràng, chính xác.
TK Xí nghiệp sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, công ty sử dụng tài khỏan 334, 338 và tài khỏan 622.
Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế tóan theo dõi trên Sổ Cái chi tiết tài khỏan 334, Sổ Cái chi tiết tài khỏan 338 và Sổ Cái chi tiết tài khỏan 622 và Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 334, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 338, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 622. Các mẫu sổ này tương tự như mẫu sổ của tài khỏan 152 và tài khỏan 621.
Mẫu Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan:
BÁO CÁO SỐ LIỆU TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 334 – Phải trả công nhân viên
Dư nợ đầu: 0
Dư có đầu: 2.378.983.307
Dư nợ cuối: 0
Dư có cuối: 3.805.929.614
Tkđư
Tên TKĐƯ
Nợ
Có
1111
Tiền mặt
2.440.706 731
6271
Chi phí nhân công
1.498.005.830
…
…
…
…
Cộng bảng
2.440.706.731
3.867.653.038
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế tóan trưởng
Mẫu sổ Sổ Cái chi tiết tài khỏan:
SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHỎAN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Dư nợ đầu kỳ:0
Dư có đầu kỳ: 0
Dư nợ cuối: 0
Dư có cuối: 0
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tkđư
PHÁT SINH
Ngày
Chứng từ
Nợ
Có
31/10/2005
10/05-0104
Trích BHXH T10/05 M2
3383
24.152.625
31/10/2005
10/05-0134
Tiền lương SP T10/05 M3
334
21.514.046
…
…
…
…
…
Cộng bảng 2 356 418 190
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Nguồn tin: Phòng Kế toán - Tài vụ
Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế:
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 10/2005 là:
Nợ TK622 – 1 498 005 830
Có TK334 – 1 498 005 830
Các khỏan trích theo lương, BHXH, BHYT. KPCĐ, phụ cấp, …:
Nợ TK622 – 284 621 106
Có TK3382 – 29 960 116
Có TK3383 – 224 700 874
Có TK3384 – 29 960 116
Sơ đồ TK chữ T:
TK334 TK622
1 498 005 830 1 498 005 830
TK3382
29 960 116 29 960 116
TK 3383
224 700 874 224 700 874
TK3384
29 960 116 29 960 116
Trong đó, chi phí nhân công trực tiếp cho mã hàng F.Jacket_AProm11 26340 là:
Nợ TK622 – 53 283 460
Có TK334 – 44 776 000
Có TK3382 – 895 520
Có TK3383 – 6 716 400
Có TK3384 – 895 520
Sơ đồ tài khoản chữ T:
334 622
44 776 000 44 776 000
3382
895 520 895 520
3383
6 716 400 6 716 400
3384
895 520 895 520
Nhận xét:
Phương pháp tính chi phí nhân công áp dụng tại công ty là hợp lý và được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiền lương công nhân được tính theo sản phẩm, điều này phù hợp với quy trình sản xuất tại công ty và đảm bảo công bằng. Đồng thời, việc tính lương theo sản phẩm có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động rất lớn.
Sổ sách được thực hiện đầy đủ, phù hợp, đảm bảo sự chính xác, công bằng.
Phương pháp hạch toán chi phí nhân công tại xí nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định của Bộ tài chính.
Công ty có chế độ đối với công nhân khá tốt, như: nhà ở, nhà ăn (công ty tổ chức suất ăn trưa, chiều, tối cho những công nhân viên làm việc theo ca,…), xe đưa rước cho cán bộ công nhân viên, và các chế độ ưu đãi khác: tiền thưởng, Lễ, Tết, … hàng năm có tổ chức đi tham quan, du lịch trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và tổ chức cho công nhân có tay nghề đi đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tiền lương của công nhân cho từng sản phẩm tại từng công đoạn còn hơi thấp.
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại công ty là tòan bộ các khỏan chi phí thực tế đã phát sinh mà công ty đã chi ra cho việc tổ chức, quản lý và phục vụ các phân xưởng sản xuất ngòai chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung được theo dõi và hạch tóan hàng tháng. Cuối tháng, kế tóan tập hợp và phân bổ trực tiếp chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng.
Tòan bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kế tóan ở công ty được phân bổ cho từng mã sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm đó tại từng phân xưởng.
Tại công ty, chi phí sản xuất chung được chia ra làm 2 nhóm:
Nhóm 1. Bao gồm những chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến từng mã hàng, phát sinh trong quá trình sản xuất tại từng phân xưởng như:
Chi phí bao bì.
Chi phí wash.
Chi phí từ xưởng thêu chuyển sang.
Chi phí thuê ngòai gia công.
Nhóm 2. Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều họat động đã tập hợp chung cần phải phân bổ cho từng mã hàng bao gồm:
Chi phí nguyên phụ liệu, nhiên liệu: là tòan bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu đã sử dụng nhằm phục vụ cho các họat động khác tại phân xưởng ngòai họat động sản xuất trực tiếp như: nguyên phụ liệu (phấn may, chi phí về giấy lằng rạch, bap ny-lông, chỉ may, keo lót thêu trắng, …), nhiên liệu lò hơi, máy phát, nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển (xe đưa rước công nhân), bao bì, đóng gói, …
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: là các khỏan chi phí mà công ty phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng như: tiền lương, các khỏan trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ, phụ cấp, tiền ăn, …
Chi phí vật tư công cụ: là chi phí về vật tư, công cụ sử dụng tại các xưởng sản xuất như: chi phí về băng keo, viết chì, viết mực, giấy làm rập, bao bì, …). Đối với những vật tư, công cụ có giá trị nhỏ, kế tóan phân bổ hết trong một kỳ kế tóan. Còn đối với những vật tư, công cụ nào có giá trị lớn hơn từ 3 đến 5 triệu đồng và thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế tóan thì phải phân bổ dần giá trị cho nhiều kỳ nhằm đảm bảo nguyên tắc tương ứng giữa doanh thu và chi phí. Thông thường, các vật tư công cụ tại công ty được phân bổ trong 1 năm.
Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận chuyển, … Mỗi loại TSCĐ được trích khấu hao theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào từng loại TSCĐ. Tại công ty, phương pháp khấu hao TSCĐ được sử dụng là phương pháp đường thẳng.
Chi phí dịch vụ mua ngòai: bao gồm những chi phí về điện, nước, chi phí gia công, chi phí wash, chi phí nhuộm, chi phí xe đưa rước công nhân, …
Chi phí từ phân xưởng cắt chuyển sang: là giá thành của bán thành phẩm của phân xưởng sản xuất phụ được công ty hạch tóan vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất chính.
Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí phát sinh đã chi bằng tiền ngòai các chi phí trên, như: chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển, chi phí công tác, …
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong một kỳ kế tóan, tuy giá trị không quá lớn nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến họat động sản xuất của công ty khá lớn vì chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí, phức tạp, gây khó khăn trong công tác tính tóan và phân bổ.
Tài khỏan kế tóan sử dụng: Để theo dõi và hạch tóan chi phí sản xuất chung được cụ thể và rõ ràng, kế tóan sử dụng tài khỏan 627 “Chi phí sản xuất chung” và mở đến tài khỏan cấp 2:
TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng.
TK6272: chi phí vật liệu, nhiên liệu.
TK6273: chi phí vật tư, công cụ.
TK6274: chi phí khầu hao TSCĐ.
TK6277: chi phí dịch vụ mua ngòai.
TK6278: chi phí bằng tiền khác.
Hàng tháng, kế tóan tập hợp các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung từ các bộ phận, phân xưởng, … chuyển sang như: Bảng kê chi phí xe đưa rước công nhân (Phiếu chi, …), Các chứng từ về điện sản xuất (Hóa đơn GTGT, …), Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, Bảng kê tiền lương của nhân viên phân xưởng, Gíây đề nghị tạm ứng, Gíây đề nghị thanh tóan, Bảng kê làm thêm giờ, … Sau đó, tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung đã phát sinh cho từng phân xưởng, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung (đối với các chi phí phát sinh chung cho các xưởng). Sau đó lập báo cáo chi tiết và tổng hợp về chi phí sản xuất chung.
Các chứng từ sử dụng để hạch tóan: Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, Gíây đề nghị tạm ứng, …(Đính kèm phần phụ lục)
Sổ sách sử dụng: Sổ Cái chi tiết tài khỏan 627, Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan 627.
Mẫu Báo cáo số liệu tổng hợp tài khỏan:
BÁO CÁO SỐ LIỆU TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 2141– Hao mòn tài sản cố định hũu hình
Dư nợ đầu: 0
Dư có đầu:0
Dư nợ cuối: 0
Dư có cuối: 0
Tkđư
Tên TKĐƯ
Nợ
Có
2112
Nhà xưởng
130.897.117
2113
Máy móc, thiết bị
476.143.935
…
…
…
…
Cộng bảng
784.652.056
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế tóan trưởng
Mẫu sổ Sổ Cái chi tiết tài khỏan:
SỔ CÁI CHI TIẾT TÀI KHỎAN
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Tài khỏan: 627- Chi phí sản xuất chung
Dư nợ đầu kỳ:0
Dư có đầu kỳ: 0
Dư nợ cuối: 0
Dư có cuối: 0
CHỨNG TỪ
Diễn giải
Tkđư
PHÁT SINH
Ngày
Chứng từ
Nợ
Có
01/10/2005
0001
Khấu hao TSCĐ
2141
54.671.924
…
…
…
…
…
Cộng bảng 784.652.056
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Nguồn tin: Phòng Kế toán - Tài vụ
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng:
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Nợ TK6271 – 1 725 906 454
Có TK334 – 1 498 005 830
Có TK3361 – 221 252 125
Có TK3382 – 385 454
Có TK3383 – 5 518 275
Có TK3384 – 735 770
Trong đó, tài khoản 3361 là khoản “Phải trả nội bộ Công ty MMHX”. Trong tháng 10 năm 2005, TK3361 bao gồm các khoản kinh phí mà Tổng công ty đã cấp cho Công ty may mặc hàng xuất khẩu 3/2.
Chi phí nguyên phụ liệu:
Nợ TK6272 – 11 649 135
Có TK1521 – 6 782 559
Có TK1522 – 4 866 576
Chi phí công cụ, dụng cụ và vật tư khác:
Nợ TK6273 – 483 865 510
Có TK1421 – 263 508 077
Có TK1523 – 37 814 023
Có TK1524 – 94 185 630
Có TK1525 – 7 080 500
Có TK1526 – 12 750 961
Có TK1531 – 60 344 478
Có TK1533 – 8 181 841
Chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK6274 – 727 533 937
Có TK2141 – 637 919 740
Có TK2143 – 89 614 197
Chi phí dịch vụ mua ngòai:
Nợ TK6277 – 818 034 648
Có TK155 – 40 800 453
Có TK331 – 532 413 572
Có TK3388 – 23 403 250
TK 6277 tại Công ty may mặc hàng xuất khẩu 3/2 là những khoản chi phí phát sinh do những dịch vụ bên ngoài, đem sản phẩm đi gia công, …
Bút toán: Nợ TK6277
Có TK155
Đây là bút toán được kế toán của công ty thực hiện khi xuất thành phẩm của xưởng thêu để đưa sang xưởng may (do có một số SP có yêu cầu thêu). Tuy nhiên, cách định khoản này là không hợp lý và cần được điều chỉnh. SP của xưởng thêu khi xuất đem sang xưởng may nó sẽ trở thành nguyên liệu của xưởng may, do đó, bút toán này nên định khoản như sau:
Nợ TK 621
Có TK155
Chi phí bằng tiền khác:
Nợ TK6278 – 160 649 629
Có TK1111 – 160 484 381
Có TK413 – 165 248
Do công ty có khá nhiều khách hàng ở nước ngoài nên có một số nguồn thu là ngoại tệ. Trong tháng 10/2005 chênh lệch tỷ giá được công ty hạch toán vào TK6278. Bút toán này là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài Chính. Theo quy định đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào TK635 – “Chi phí tài chính”
Sơ đồ tài khỏan chữ T:
TK334 TK6271
1 498 005 830 1 498 005 830
TK3361
221 252 125 221 252 125
TK3382
385 454 385 454
TK3383
5 518 275 5 518 275
TK3384
735 770 735 770
TK1521 TK6272
6 782 559 6 782 559
TK1522
4 866 576 4 866 576
TK1421 TK6273
263 508 077 263 508 077
TK1523
37 814 023 37 814 023
TK1524
94 185 630 94 185 630
TK1525
7 080 500 7 080 500
TK1526
12 750 961 12 750 961
TK1531
60 344 478 60 344 478
TK1533
8 181 841 8 181 841
TK2141 TK6274
637 919 740 637 919 740
TK2142
89 614 197 89 614 197
TK155 TK6277
40 800 453 40 800 453
TK331
532 413 572 532 413 572
TK3388
23 403 250 23 403 250
TK1111 TK6278
160 484 381 160 484 381
TK413
165 248 165 248
Trong đó, chi phí cho sản xuất chung cho mã hàng F.Jacket_AProm11 26340 là:
Nợ TK627 – 70 424 703
Có TK1111 – 3 049 492
Có TK1421 – 5 007 127
Có TK1521 – 128 881
Có TK1522 – 92 474
Có TK1523 – 718 543
Có TK1524 – 1 789 696
Có TK1525 – 134 542
Có TK1526 – 242 291
Có TK1531 – 1 146 653
Có TK1533 – 155 470
Có TK155 – 775 282
Có TK2141 – 12 121 621
Có TK2413 – 1 702 831
Có TK331 – 10 116 814
Có TK334 – 28 464 802
Có TK3361 – 4 204 188
Có TK3382 – 7 324
Có TK3383 – 104 857
Có TK3384 – 13 981
Có TK3388 – 444 704
Có TK413 – 3 140
Sơ đồ tài khoản chữ T:
1111 627
3 049 492 3 049 492
1421
5 007 127 5 007 127
1521
128 881 128 881
1522
92 474 92 474
1523
718 543 718 543
1524
1 789 696 1 789 696
1525
134 542 134 542
1526
242 291 242 291
1531
1 146 653 1 146 653
1533
155 470 155 470
155
775 282 775 282
2141
12 121 621 12 121 621
2143
1 702 831 1 702 831
331
10 116 814 10 116 814
28 464 802 28 464 802
3361
4 204 188 4 204 188
3382
7 324 7 324
3383
104 857 104 857
3384
13 981 13 981
3388
444 704 444 704
413
3 140 3 140
Nhận xét:
Chi phí sản xuất chung tại công ty gồm nhiều khoản phát sinh, gây khó khăn và phức tạp cho việc tập hợp và hạch toán. Nhìn chung, công ty đã tiến hành tập hợp rất rõ ràng, chi tiết cho từng loại chi phí phát sinh, cụ thể và phân bổ khá hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn có một số bút toán chưa hợp lý như đã nhận xét ở trên.
Sổ sách được thực hiện phù hợp và đảm bảo đúng quy định của Bộ tài chính.
Phương pháp định khoản rất chi tiết, cụ thể, khó gây nhầm lẫn, sai sót.
4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại do ngừng sản xuất. Sau khi hoàn thành quy trình sản xuất, thành phẩm sẽ được phân loại theo từng yêu cầu khác nhau của từng mã hàng để đóng gói và giao cho từng đơn đặt hàng. Những sản phẩm không đạt là những sản phẩm bị lỗi do may, thêu, wash, … hoặc không đúng với đơn đặt hàng, những sản phẩm này sẽ bị tách riêng ra và phân loại để bán ra bên ngòai. Tùy theo từng loại mà công ty sẽ có các giá bán khác nhau. Phần doanh thu từ các sản phẩm này sẽ được tính trừ vào phần chi phí đã bỏ ra trong kỳ, không tính vào giá thành của thành phẩm.
Tùy theo lý do gây ra những sản phẩm hỏng mà công ty có các biện pháp xử lý khác nhau để giảm thiểu chi phí sản xuất và không ảnh hưởng xấu đến giá thành sản phẩm.
Công ty đã ngày càng nâng cao tay nghề cho công nhân; nâng cao kỹ thuật sản xuất, lắp ráp và đưa vào ứng dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại; nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên; công ty luôn có kế họach chu đáo cho công tác tổ chức sản xuất sản phẩm; …
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của tòan thể cán bộ công nhân viên trong tòan công ty, từng bộ phận, phân xưởng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Do đó, trong tháng 10 năm 2005 công ty đã không xảy ra bất kỳ khỏan thiệt hại nào.
4.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty
4.3.1. Tập hợp chi phí
Kết chuyển chi phí NVL TT. Cuối tháng, kế tóan kết chuyển chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp đã phát sinh trong tháng sang TK154:
Nợ TK154 – 17 170 747 020
Có TK621 – 17 170 747 020
Bút tóan cho mã sản phẩm F.Jacket_AProm11 26340:
Nợ TK154 F.Jacket_AProm11 26340 – 336 010 000
Có TK621 F.Jacket_AProm11 26340 – 336 010 000
Kết chuyển chi phí NCTT. Cuối tháng, kế tóan kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp đã phát sinh trong tháng sang TK154:
Nợ TK154 – 851 772 861
Có TK622 – 851 772 861
Bút tóan cho mã sản phẩm F.Jacket_AProm11 26340:
Nợ TK154 F.Jacket_AProm11 26340 – 53 283 460
Có TK622 F.Jacket_AProm11 26340 – 53 283 460
Kết chuyển chi phí SXC. Cuối tháng, kế tóan kết chuyển chi phí sản xuất chung đã phát sinh trong tháng sang TK154:
Nợ TK154 – 3 706 212 940
Có TK627 – 3 706 212 940
Bút tóan cho mã sản phẩm F.Jacket_AProm11 26340:
Nợ TK154 F.Jacket_AProm11 26340 – 70 424 703
Có TK627 F.Jacket_AProm11 26340 – 70 424 703
Sơ đồ TK chữ T:
621 154
17 170 747 020 17 170 747 020
622
851 772 861 851 772 861
627
3 706 212 940 3 706 212 940
Sơ đồ tài khoản chữ T cho mã sản phẩm F.Jacket_AProm11 26340:
621 154
336 010 000 336 010 000
622
53 283 460 53 283 460
627
70 424 703 70 424 703
4.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang tại công ty là những sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các quy trình sản xuất sản phẩm (hoặc đã hoàn thành nhưng không đạt được chất lượng đã quy định cho sản phẩm đó). Sản phẩm hỏng bán ra ngoài, số tiền thu về sẽ được ghi giảm vào giá thành.
Tại công ty, giá trị của sản phẩm dở dang được đánh giá dựa trên chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp.
Trong tháng 10 năm 2005, công ty đã hoàn thành và nhập kho: 285 232 sản phẩm. Số lượng sản phẩm dở dang là: 10 574 sản phẩm.
Chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang trong tháng 10 năm 2005 của toàn công ty là:
Bảng 1. Chi Phí NVL Trong Tháng 10 Năm 2005
ĐVT: đồng
NPL
DD đầu kỳ
PS trong kỳ
DD cuối kỳ
NVL chính
1 178 504 726
14 205 926 720
5 247 318 834
Phụ liệu
979 784 625
2 964 820 300
514 300 309
Tổng cộng
2 158 289 351
17 170 747 020
5 761 619 143
Sản phẩm F.Jacket_A.Prom11 26340 trong tháng 10/2005 không có sản phẩm dở dang.
4.3.3. Tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng, căn cứ vào các số liệu đã tập hợp được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Tại công ty, phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp giản đơn.
Bảng 2. Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm Bình Quân Cho Tất Cả Các Sản Phẩm
ĐVT: đồng
Chỉ Tiêu
CPDDĐK
CPPSTK
CPDDCK
Tổng Z
Z đơn vị
Tỷ lệ
CPNVLTT
2 158 289 351
17 170 747 020
5 761 619 143
13 567 417 228
47 566
72,3%
CPNCTT
0
1 504 645 329
0
1 504 645 329
5 275
8,0%
CPSXC
0
3 706 212 940
0
3 706 212 940
12 994
19,7%
Cộng
2 158 289 351
22 381 605 289
5 761 619 143
18 778 275 497
65 835
100%
Giá thành của sản phẩm F.Jacket_A.Prom11 26340 là:
Tổng chi phí = 336 010 000 + 53 283 460 + 70 424 703 =
= 459 718 163.
Trong tháng, số lượng sản phẩm F.Jacket_A.Prom11 26340 đã hoàn thành là: 9 353 sản phẩm.
Giá thành của 1 sản phẩm F.Jacket_A.Prom11 26340 là:
Z 1 SP = 459 718 163 / 9 353 = 49 151,95 đ
Bảng 3. Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm F.Jacket_A.Prom11 26340
Chỉ Tiêu
CPDDĐK
CPPSTK
CPDDCK
Tổng Z
Z đơn vị
Tỷ lệ
CPNVLTT
0
336 010 000
0
336 010 000
35 925
73%
CPNCTT
0
53 283 460
0
53 283 460
5 697
12%
CPSXC
0
70 424 703
0
70 424 703
7 530
15%
Cộng
0
459 718 163
0
459 718 163
49 152
100%
Mẫu bảng tính giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SP THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ SX
Từ ngày: 01/10/2005 đến 31/10/2005
Vlsphh
SL nhập kho
Chi phí NVLTT
Chi phí NC TT
Chi phí SXC
Tổng Giá thành
GTĐV
F.Mast 12 3V0747-M3
20
4 872 878
631 992
513 522
6 018 392
300 919,6
F.Nic 14 1409-M1
31 258
1 863 264 605
312 864 010
265 021 986
2 441 150 601
78 096,82
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
285 232
13 567 417 228
1 504 645 329
3 706 212 940
18 778 275 497
Lập ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Nhận xét chung:
Công ty đã thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành và áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Tất cả các chi phí phát sinh đều được theo dõi chặt chẽ và phân bổ vào từng mã hàng cụ thể.
Giá thành sản phẩm được tính đúng và không có sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tập hợp.
Các bút toán tập hợp chi phí và bút toán kết chuyển đều đúng quy định và phù hợp.
Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm hiếm tỷ lệ rất nhỏ, điều này chứng tỏ chi phí tiền lương cho công nhân tại công ty còn thấp. Điều này có thể gây bất lợi cho công ty trong quá trình sản xuất do không khuyến khích được năng suất lao động của công nhân.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại công ty Portrade Corporation đã giúp tôi nắm được tình hình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Nhìn chung, công tác kế toán tại công ty luôn tuân thủ đúng các chuẩn mực, quy định của Nhà nước.
Bộ máy kế toán tại công ty được phân công hợp lý giữa các bộ phận, luân chuyển chứng từ chặt chẽ, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và an toàn trong việc bảo mật dữ liệu.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được kế toán phản ánh chính xác, tập hợp đầy đủ ở từng khâu, công đoạn sản xuất (cắt, thêu, may), là cơ sở cho việc tính giá thành chính xác. Áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành hoàn toàn phù hợp với thực tế.
5.2. Kiến nghị
Công ty hiện nay đang có thị trường tiêu thụ khá rộng, khách hàng nhiều và ở phạm vi rộng. Công ty có uy tín và được khách hàng tín nhiệm. Tuy vậy, hiện nay hàng may mặc trên thị trường rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, kích thước,… Nhiều hàng nước ngoài tràn ngập trên thị trường, nhất là hàng Trung Quốc: kiểu dáng, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp với nhiều người. Do đó, công ty muốn tiếp tục vững mạnh và ngày càng mở rộng thị trường thì nên có một số biện pháp:
Cải tiến máy móc, thiết bị (máy móc, thiết bị tại công ty có thời gian sử dụng khá lâu năm nên hao mòn khá nhiều, và năng suất không được cao).
Cải tiến mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng hơn để có thể cạnh tranh trên thị trường.
Mặc dù công ty có chế độ ưu đãi khá tốt đối với công nhân viên, tuy nhiên nhìn chung, tiền lương vẫn còn thấp, điều này không kích thích được năng suất lao động trong công nhân.
Công tác quản lý tại công ty khá tốt và chặt chẽ, tuy nhiên cơ cấu tổ chức còn rườm rà, nhiều thủ tục, mất thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
TS. Võ Văn Nhị- Trần Anh Hoa – Ths. Nguyễn Ngọc Dung Giảng viên trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Ths. Trần Thị Duyên Giảng viên trường Cao Đẳng Tài Chính Kế Toán 4: Kế Toán Tài Chính, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội 2003.
Nguyễn Thị Thùy Liên, Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Chế Biến XNK Nông Sản Thực Phẩm Đồng Nai (Donafoods). Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 2005.
Giảng viên Lê Văn Hoa, bài giảng môn Kế Toán Tài Chính, bài giảng môn Sổ Sách Chứng Từ Kế Toán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCTN_Chon-VA-tinh Z.doc