Đề tài Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình

MỤC LỤC CHƯƠNG I. THÁI BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 1. Điều kiện tự nhiên 2. Về xã hội CHƯƠNG II. VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH VỚI NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 1. Vài nét về nghệ thuật múa rối nước trên thế giới 2. Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước CHƯƠNG III. NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC I. Nghệ thuật múa rối nước 1. Sân khấu và quân rối 2.Trò và tích trò 3. Âm nhạc II. Một số hình ảnh múa rối nước Thái Bình III. Phường hội Rối nước Thái Bình KẾT LUẬN

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5113 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng nhu cầu của cuộc sống vật chất, và các chiến công lẫy lừng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ngoại bang bảo vệ đất nước. Ông cha chúng ta còn để lại cho con cháu đời sau một di sản quý báu về lao động nghệ thuật, cấu tạo bằng âm thanh, màu sắc, đường nét, động tác, hình khối,... trong một thế giới hình tượng. Thế giới hình tượng này với những phong cách độc đáo nhưng rất quen thuộc, thân thiết, gắn bó khăng khít với thói quen, tình cảm, mỹ cảm của mọi người, thể hiện trong hình thức hoạt động nghệ thuật nhằm thoả mãn yêu cầu của cuộc sống tinh thần. Múa rối là một nghệ thuật dân gian truyền thống của nhân dân ta. Từ bao đời nay trò “leo dây múa rối” đã là nguồn vui chơi giải trí thích thú của đông đảo bà con xa gần kéo về tham dự các ngày hội hè đình đám ở các làng thôn. Múa rối là một nghệ thuật dùng quân rối làm trò diễn kịch trên sân khấu, còn người điều khiển được che giấu kín. Quân rối là những con nộm làm bằng gỗ, giấy bồi, nan đan, bông vải, chất dẻo... hoặc có khi chỉ là quả bóng bàn, củ khai, vỏ trứng... hoá trang phục trang. Ngày nay múa rối chia ra nhiều thể loại như múa rối tay, múa rối que, múa rôi dây, múa rối sân khấu đèn, múa rối dẹt, múa rối máy... Nhưng nhân dân ta xưa nay lấy sân khấu làm căn cứ phân loại, chia nghệ thuật múa rối làm hai loại hình. a. Nghệ thuật múa rối nước: Dùng sân khấu mặt nước. b. Nghệ thuật múa rối cạn: Dùng sân khấu dựng trên mặt đất. Nghệ thuật múa rối nước chuyên dùng quân rối máy, điều khiển từ xa. Nghệ thuật múa rối cạn dùng quân rối tay, quân rối dây, quân rối máy, quân rối que. Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của tổ tiên ta dựa trên hoàn cảnh tự nhiên của một vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa cao, và diện tích nước rộng. Các nghệ thuật múa rối nước đã lợi dụng sức cản đẩy và thể lỏng của nước vào việc điều khiển quân rối cử động biến hoá sinh động linh hoạt khác thường. Ông cha ta xưa không những dùng quân rối diễn trên cạn, diễn dưới nước mà còn đưa quân rối diễn trên diều sáo giữa trời, trên cây pháo hoa đốt trong các đêm hội. Qua công tác sưu tầm, nghiên cứu, bước đầu chúng ta đã xác định được trên miền Bắc xưa đã có tới hàng trăm cơ sở múa rối các dạng. Và đất Thái Bình đã từng nổi tiếng với trò rối tay, rối máy ở Chùa Keo - Vũ Thư, làng Đó - Quỳnh Phụ, trò rối nước làng Nguyễn, làng Đống, trò rối trên cây pháo hoa làng Nguyễn. Ngày nay, khi nhắc tới nghệ thuật múa rối nước, người trong nước và khách nước ngoài không thể không nhắc tới tên phường Nguyễn - Thái Bình - một đơn vị cổ truyền đã có mặt trong nhiều hội diễn nghệ thuật, hội diễn chuyên ngành ở Trung ương và địa phương. Với nhiều bằng khen, huy chương của nhà nước đã nói lên sự đóng góp quan trọng của phường vào công việc phát triển ngành nghệ thuật múa rối trong hoạt động văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Phường múa rối nước Nguyễn là cơ sở cổ truyền của Thái Bình sớm được cơ quan văn hoá nhà nước giúp đỡ để phục hồi. Toàn tỉnh xưa có bảy phường hội: Bắc Lạng - Nguyên Xá - Đông Hưng. Tây Trong (Nam Ninh) - Nguyên Xá - Đông Hưng. Tây Ngoài (Nam Ninh) - Nguyên Xá - Đông Hưng. Tăng (Lũ Phong) - Phú Châu - Đông Hưng. Tước (Duyên Tục) - Phú Lương - Đông Hưng. Đống (Đông Các) - Đông Động - Đông Hưng. Kỳ Hội - Đông Hà - Đông Hưng. Khu vực múa rối nước Thái Bình tập trung ở ven sông Tiên Hưng, giữa huyện Đông Hưng, trong một phạm vi khoảng 10 km, vùng ngã ba đường 10 và đường 39 gặp nhau. Lớn lên ở vùng nước nhiều hơn đất, nghệ thuật múa rối nước Thái Bình không có những sân khấu xây dựng cố định như Thuỷ Đình múa rối ở Chùa Thầy, đền Dóng (Hà Nội)... Nhưng qua bước đầu phát hiện, sân khấu rối nước Thái Bình đã có nhiều mặt hoàn chỉnh, nâng cao đáng lưu ý so với các phường hội nơi khác. Về thời điểm phát sinh, hiện nay chưa tìm được cứ liệu xác thực của nền nghệ thuật múa rối nước nói chung, cũng như ở Thái Bình nói riêng. Nhưng qua một số tư liệu thu thập được bước đầu - nghệ thuật múa rối nước Thái Bình chưa có dấu hiệu gì tỏ ra có sự cách biệt với nghệ thuật múa rối ở các tỉnh thành khác, trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu lịch sử múa rối nói chung và múa rối nước Thái Bình nói riêng ta không thể chỉ dựa vào trí nhớ của các nghệ nhân cao tuổi hay tục lệ lễ tổ. Các cụ phường Nguyễn cũng chỉ cho biết “lâu lắm, múa rối nước ở xã chúng tôi có trước đây từ 12 đời, tức là vào thời nhà Lê kia”. Nhưng rất có thẻ múa rối nước đã có mặt ở vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này từ trước năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1221), năm nghệ thuật múa rối nước và múa rối cạn của chúng ta đã khá thịnh đạt như bia Sùng Thiên Diên linh dựng ở chùa Đội (Hà Nam Ninh) cũ đã ghi chép. Mặt khác trong nghìn năm sống dưới chế độ phong kiến, nền kinh tế và văn hoá nước ta không có chuyển biến căn bản, cho nên đến năm 1945 nông dân ta vẫn sinh sống với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, với đạo phật, đạo lão, nho gia của kỷ nguyên Đại Việt. Sân khấu múa rối nước dân gian vốn nằm bí truyền trong từng phường hội gắn bó chặt chẽ với làng xóm vẫn gần như giữ nguyên, với những tiết mục phản ánh chân thực cuộc sống trì trệ này. Như trò làm ruộng, trò đánh cá, trò dệt cửi, trò hát củi, trò chăn trâu, trò xay lúa, giã gạo,... trò ông sư gõ mõ, bà vãi tụng kinh, trò rồng hành mã, trò rồng phun nước, trò tứ linh, trò đua ngựa, chọi trâu, đấu vật. Những trò này gợi cho ta liên tưởng tới cảnh sinh hoạt của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thời dân cư quần tự đông đúc, khai khẩn đất hoang, cày cấy phồn thịnh, đời sống ổn định. Múa rối nước là một nghệ thuật con đẻ của vùng đồng nước. Con người sống ở môi trường nào thì phải tìm cách thích nghi, nghĩ ra các trò giải trí, tiêu khiển theo điều kiện của môi trường ấy. ở nơi này, “nước nhiều hơn đất” thì rất thuận lợi để nghệ thuật múa rối nước hình thành và phát triển. Ngày nay nhìn vào sân khấu rối nước xưa để lại ta vẫn thấy người làm chủ nó là những cư dân vùng ngập nước như người đi cày, đi bừa, quăng chài, kéo lưới, chăn vịt, bơi thuyền, úp nơm, câu cá,... với đàn cá, con trâu, đàn vịt... Nghệ thuật múa rối nước phải chăng đã nảy sinh từ trong công cuộc tổ tiên ta lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo cái tai nạn số một là “nước” trong bốn tai hoạ lớn nhất của loài người (thuỷ, hoả, đạo, tặc) trở nên cái nhu cầu số một cho nguồn sống, sản xuất nông nghiệp là “nước” trong bốn yếu tố: Nước, phân, cần, giống. CHƯƠNG III NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC I. Nghệ thuật múa rối nước Trong nền nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là một bộ môn độc đáo, dùng mặt nước làm nơi hoạt động cho các nhân vật. Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng hiếm thấy ở trên thế giới, nó là một “đặc sản văn hoá” của đất nước chúng ta, một đất nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Nghệ thuật múa rối nước có những nét chung của nghệ thuật sân khấu, của nghệ thuật múa rối, nhưng nó có cái khác biệt căn bản là dùng mặt nước làm sân khâu, do vậy nó cũng có những đặc điểm riêng thể hiện trong các thành phần cấu tạo cụ thể: 1. Sân khấu và quân rối a. Sân khấu Dùng nước làm nơi quân rối diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật rối nước. Nước là yếu tố vừa cản trở, vừa hỗ trợ, vừa phối hợp, vừa công minh với quân rối. Nước còn là một nhân vật, một nhân vật chính yếu nữa chứ không phải chỉ là môi trường, chỉ là khung cảnh. Sân khấu rối nước là loại sân khấu ngoài trời, là khoảng mặt nước giữa buồng trò và nơi xem, dài khoảng từ 10m đến 15m. Sân khấu múa rối nước chỉ thật hoàn chỉnh khi các hàng cờ bật lên mở đầu buổi diễn và cũng tự kết thúc khi hàng quân rối sương, rối đô (hay còn gọi là quân đóng đường, quân lung linh, quân ông ninh...) được kéo về hết. Sân khấu múa rối nước được đánh dấu bằng mành cửa buồng trò ở phía sau, hai hàng lan can thấp (khoảng 0,20m) ở hai bên (khi diễn có hàng cờ bật lên và hàng quân rối sương điểm tuyết) và thường có một cồng chào (gọi là cửa sóc). Trước mặt cổng trào cũng là nơi cho quan rối hoạt động như ở trên có các trò Rồng hành mã, Tiên múa, Đấu ngựa, đua xe đạp... hoặc Rồng từ dưới nước leo lên cột cổng phun nước hay ngược lại. Cũng có phường bố trí hai đầu lân trên cột và cho phun khói (gọi là lân phun khói). Mặt khác sân khấu trường trống trơn khi chưa ra trò. Nhưng dưới mặt nước này là nhiều hệ thống cọc dây của máy điều khiển các trò dây. Phần lớn các hệ thống cọc, dây này đều từ trong buồng trò chạy ngầm ra, theo yêu cầu trò diễn trong phạm vi sân khấu đã định để gây bất ngờ. Hội Đống chò trò trọi trâu xa ngoài sân khấu hàng chục mét. Sân khấu múa rối nước cổ truyền không có phông cảnh trang trí. Nó dùng ngay tấm mành cửa buồng trò làm phông hậu. Các nghệ nhân cũng có khi quét màu và vẽ rồng phượng như kiểu mành thờ. Trên sân khấu này thường có những đạo cụ đựng sẵn như cây đu cho trò đánh đu, bụi cây cho trò chăn vịt, đánh cáo. Dạng tô điểm cho sân khấu rối nước cũng phải kể đến những hàng lan can, hai nhà ranh (hay lầu nhỏ) hai bên cửa buồng trò, những lá cờ, cái lọng, cái cổng chào... của trò Rồng hành mã, Lân phun khói... Cùng những quân rối của trò “Quân long linh”.... Các vật này đều được bố trí ở hai bên hoặc ra ngoài sân khấu để tránh vướng cho các máy sào hoạt động. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, hội rối nước Đống Đa có sáng kiến làm thùng tôn, đựng nước để biểu diễn thay ao hồ. Đây là một bước phát triển mới của nghệ thuật múa rối nước truyền thống của ta. Nó tạo ra nhiều thuận lợi về mặt phục vụ, về mặt nâng cao nghệ thuật diễn xuất, mở rộng khả năng xây dựng tích trò, giải phóng người điều khiển khỏi ngâm bùn, lội nước, gợi ý bước đầu cho việc nghiên cứu thực nghiệm đưa nghệ thuật múa rối nước dân gian tiến lên chính quy, hiện đại, ... sự hạn chế của sân khấu này mới phát hiện được ở chỗ diện tích sân khấu khó mở rộng - làm giảm mất cái phóng khoáng, cái khoái cảm của người xem khi tiếp xúc với không khí, phong cảnh thiên nhiên của ao hồ, một số trò mất đi tính hấp dẫn của chất kỳ lạ như bật cờ ghim ngầm từ dưới mặt nước lên... thùng này rộng 3m x 3m, sâu 0,40m để trên mễ cao 0,40m, gánh nước đổ vào khi diễn. b. Buồng trò Buồng trò hay nhà rối, hay thuỷ đình múa rối là nơi các nghệ nhân đứng giấu mình điều khiển quân rối. Nó là một công trình xây dựng kiên cố giữa các ao hồ, nằm hài hoà trong bố cục xây dựng của toàn bộ khu vực chùa, đền,... Buồng trò làm kiểu tám mái chồng diêm, mái cắt ra làm hai phần, giữa có khoảng cách. Tuy phần mái cao gấp đôi phần thân, nhà rối nom vẫn nhẹ nhàng thanh thoát, thêm vào đấy tám đầu đao được bắt cong lên. Lòng buồng trò là một hình vuông chai thành ba gian không đều (giữa rộng, hai bên hẹp) có bốn cột cái đỡ mái trên và mười hai cột con đỡ mái dưới. Nền hai gian bên cao hơn mặt nước có tường che ba bề, dùng làm nơi để quân, nơi sắp trò, đánh nhạc, nghỉ ngơi... Nền gian giữa ngập nước dưới mặt nước dốc thoai thoải sâu về phía trước, hai mặt trước, sau đều bỏ trống, khi diễn mới treo mành che. Khi vào việc các nghệ nhân lội xuống đứng sau mành điều khiển quân rối. Mành chỉ che mặt người xem nhìn vào buồng trò, còn các nghệ nhân đứng trong vẫn nhìn thấy bên ngoài dễ dàng qua các khe nan (vì trong buồng tối hơn). Nhiều khi để tránh lộ các nghệ nhân còn té nước lên mành tạo các khe nan mành thành các màng nước mỏng. Mành trước và hai đoạn mặt tường hai gian bên cùng mái buồng trò là màn hậu của sân khấu. Nó chỉ phân chia ranh giới giữa buồng trò và sân khấu ở trên mặt nước, còn phần dưới nước sân khấu và buồng trò thông liền cả với ao hồ. Các quân rối ra vào sân khấu đều được đưa qua mành này hoặc ngâm dưới chân rồi nổi lên hoặc hé mành đi ra. Các phường hội múa rối nước Thái Bình cũng như tát cả các phường hội nơi khác đều có buồng trò lưu động, làm bằng tre phên, và kích thước và hình thức đều phỏng theo buồng trò cố định trên, chỉ có lòng buồng trò không chia thành ba gian mà chỉ chia đôi theo chiều dọc. Phần ngoài cửa che mành rộng khoảng hai mét, phần sàn bên rộng khoảng bốn mét. Mái làm bằng cót đan quét màu đỏ vẽ ngõi bằng nét màu trắng. Buồng trò rối lưu động còn có hai lầu nhỏ hai bên cạnh cửa thông với sân khấu. Ở khoảng cách giữa hai mái các phường hội thường dùng làm nơi ném các pháo vịt đốt từ trong buồng trò ra sân khấu. Buồng trò của sân khấu thùng hội Đống chỉ nhỏ 3m x 3m theo kích thước thùng và làm ở ngoài, mái treo mành chờm vào thành thùng 0,50m. c. Quân Quân rối là cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghệ thuật múa rối. Không có quân rối thì cũng sẽ không có nghệ thuật múa rối. Sự phát triển của nghệ thuật múa rối không thể tách rời khỏi việc sáng chế và các tiến quân rối. Quân rối càng hoàn hảo thì càng giúp cho kỹ xảo của người điều khiển được nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. quân rối là một loại “diễn viên” khả năng của nó có hạn. Nó không thay đổi được tình cảm bằng nét mặt, không tự nói được, cử động chậm chạp, động tác thiếu tự nhiên. Nhưng nhờ nó người xem mới có thể lĩnh hội được nội dung tư tưởng và tình cảm của tiết mục. So với quân rối cạn, quân rối nước có nhiều hạn chế hơn. quân rối nước xưa đáng lưu ý hơn cả ở ba mặt: - Nghệ thuật tạo hình. - Kỹ thuật chế tạo máy điều khiển. - Chất liệu. Ngày nay quân rối cổ còn lại rất ít, do thiên tai, địch hoạ... đã làm hư hỏng, mất mát phần lớn quân rối cổ. Ở phường Nguyễn có hàng trăm quân rối, trong số đó chỉ có quân Tễu và Tiên là thuộc lớp tạo ra trước năm 1945. Các phường Tăng, Tuộc, Kỳ Hội không còn gì. Hội Đống còn giữ được nhiều quan rối cổ hơn cả. Tuy vậy quan rối Đống ra đời cũng chỉ khoảng bảy mươi năm, và hai quân rối ở Nguyễn cũng không già hơn bao nhiêu. Trong số ít ỏi quân còn lại này ta thấy được nhiều quân tạc rất khéo, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, trữ tình. Đó là những pho tượng nhỏ bằng gỗ, sơn đủ các màu dân tộc - màu của đất nâu, biển biếc, của núi rừng canh ngắt - màu của tranh vẽ dân gian... Công việc tạo hình quân rối nước do nghệ nhân trong phường đảm nhận hay thuê thợ về làm, (thường chia ra làm từng phần riêng như tạc gỗ, sơn thếp, làm máy và lắp máy. Mỗi phần một người làm, nhưng phần lắp máy bao giờ cũng do người trong phường tự làm lấy để giữ bí mật). Quân rối nước xưa tạc theo lối tượng thờ trong các đền chùa với nhiều chi tiết lắp ghep trong một thân hình, thường không cao quá 30 - 40cm, với những đường nét, hình khối, màu sắc chung chung... tính cách từng nhân vật chưa được khắc hoạ sâu. Nhưng điều đáng lưu ý trong mỗi phường hội rối nước đều có một số quân rối đặc biệt, có kích thước khác thường: Như chú Tễu, con cá, cô tiên ở Nguyễn. Quân rối nước gồm hai phần liền nhau là phần thân và phần đế. Phần thân: Là phần nổi trên mặt nước, là cho người xem thấy. Quân rối người thường tạc bàn chân liền với đế. Trường hợp đặc biệt mới có bàn chân rời. Quân rối vật loại có thân dài như con rắn, con rồng,… hay thân nằm trên mặt nước như con rùa, con phượng… thì thân làm nhiệm vụ luôn của đế. Thân loại này thường vừa bằng cỗ, vừa bằng vải để dễ uốn lượn. Quân rối vật loại có chân cao nhưcon trâu, con ngựa… Cũng có đế đỡ bốn chân. Phần đế: Là phân chìm dưới mặt nước. Giữ cho quân rối nổi và là nơi lắp máy điều khiển. Để vừa là phao đỡ quân rối, vừa là nơi tạo sức nước cản để thân quân rối xoay chuyển (với kiểu máy sào đơn giản như ở Nguyễn, ở Đống…) Để là nơi các đầu dây điều khiển dùng làm điểm tựa khi kéo giật các bộ phận của quân rối cử động, với quân rối có thân hình đứng cao như người, dễ còn có nhiệm vụ giữ cân bằng giữa phần nổi trên mặt nước và phần chìm dưới mặt nước. Nếu không cân bằng thì quân rối có thể bị chìm quá, nổi quá hay sẽ bị đổ. 2.Trò và tích trò a. Máy điều khiển Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc, mới chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tình mà thôi. Sự thành công của nó không chỉ nhờ vào giá trị nghệ thuật bề ngoài mà chủ yếu thể hiện qua diễn xuất sân khấu. Nhiệm vụ của nó là làm trò, đóng kịch, là hành động. Tuy nhiên tự con rối không thể cử động được mà nó phải nhờ vào tài năng điêu khắc của nghệ nhân. Nghệ nhân rối nước ẩn mình trong buồng trò thực hiện công việc bằng những bộ máy. Máy rối nước được chia thành hai loại là máy sào và máy dây. Máy sào: Còn gọi là máy cứng, máy ngang, máy kìm… gồm một cây sào tre hoặc gỗ dài khoảng 3 - 4m, đầu có bộ phận làm chuyển động quân rối và các bộ phận trong thân hình nó. Theo sự cấu tạo của bộ phận này, có thể chia ra, làm lại máy sào đơn giản và loại máy sào phức tạp. Máy sào đơn giản là máy sào chỉ giữ và làm di chuyển toàn thân quân rối như đi, lại, ra, vào và tự động xoay chuyển hướng đứng. Việc di chuyển là do sự đưa đẩy cây sào tạo nên. Còn sức cản của nước khi di chuyển tác động vào phần đế quân rối hay một bánh lái gắn vào đế là lực xoay chuyển hướng đứng. Mỗi phường đều có kiểu máy riêng, máy sào ở Nguyễn cũng khác xa máy sào ở Đống. Khi bộ phận máy ở đầu sào được cấu tạo để làm cử động được đầu, mình, chân, tay… cùng với toàn thân coi rối theo yêu cầucủa người điều khiển thì máy saò đã trở thành máy sào phức hợp. Mọi cử chỉ cùa quân rối đều nhờ vào các sợi dây nhr, các dây nhỏ này một đầu nối từ bộ phận cần cử động của quân rối theo bàn máy, cây sào đến tay người điều khiển máy này có cái nhẹ nhàng linh hoạt của máy sào đơn giản nhưng lại có cái phức tạp của máy dây. Máy này có thể chế tạo theo yêu cầu hành động của từng nhân vật để chuyên dùng. Với kiểu máy này nhiều tình tiết của hành động có thể thực hiện được. Nếu nhân vật chỉ hoạt động đơn giản, cần ít dây điều khiển thì nghệ nhân vừa cầm sào, vừa kéo giật, nhưng sự hoạt động đòi hỏi nhiều cách, nhiều kiểu khác nhau và mức độ tinh vi kỹ sảo thì phải có nhiều người cùng phối hợp thực hiện. Bàn máy sào bằng gỗ, bằng sắt gắn vào đầu sào bằng lạt buộc, hoặc đóng đinh. Dây điều khiển là loại dây nhỏ, mềm, có độ co dãn càng ít càng tốt. Có phường dùng tre vót thay cho đoạn dây dọc theo sào, nó có tác dụng tốt, đảm bảo độ bền và độ chính xác của kéo giật cao hơn. Máy dây: Hay máy mềm, máy dọc… thay cây sào bằng một dây chão, dây thép căng trên đầu một hệ thống cọc đóng ngầm từ buồng trò ra sân khấu (và có khi cả ngoài sân khấu) các nghệ nhân còn gọi dây chão này là dây nọc căng một vòng quanh hệ thống cọc, hai đầu buộc vào bàn máy để các nghệ nhân dứng trong buồng trò kéo đưa bàn máy mang trò ra sân khấu. Lối kéo thường là đàu này thả thì đầu kie kéo và ngược lại, để dây luôn căng, đường dây chính nằm gở giữa sân khấu dùng cho nhiều trò. Bên cạnh nó có thể còn có nhiều đường dây chuyên dùng cho từng trò như bật cớ, đàn ngũ phương, trọi trâu… Đường dây chính có nơi dùng một dây thép căng thẳng giữa hai cọc. Các dây lớn này có nhệm vụ đưa bàn máy ra, vào, còn điều khiển động tác của quân rối lại do nhiều dây nhỏ mắc vào quân rối và bàn máy… Hành động của trò máy dây đơn điệu, diễn đi diễn lại một số động tác nhất định, di chuyển cũng phải theo đường dây nhất định. Máy dây còn dùng cho các trò có quân rối lớn, sức máy sào không đương nổi như trò Tiên nước ở Nguyễn… hay những trò cần độ chính xác, độ vững chắc như trò kéo cờ ở Đống. Máy dây xưa chủ yếu dùng thể hiện trò “tập thể” các nhóm trò có nhiều nhân vật cùng hoạt động. Về cơ bản quân rối nước là loại rối máy, rối bàn trên sân khấu rối cạn. Kỹ thuật chế tạo máy rối nước gồm hai phần: Phần nằm trong cấu tạo bản thân quân rối và phần nằm trong bàn máy sào, dây như đã nói trên. Hai phần này gắn vào nhau ở đế quân rối. Do vậy đế vừa mang quân rối, mang máy điều khiển,vừa là điểm tựa cho các dây khi kéo giật. Mặt phao đế không được nổi lên trên mặt nước, nhưng cũng không ghìm sâu quá để giúp cho nghệ nhân đỡ tốn sức gìm giữ dây sào và chiều cao quân rối khi điều khiển làm động tác. Máy rối nước đòi hỏi ở kỹ thuật chế tạo, sự tính toán sao cho khi nghệ nhân khi dùng đứng từ xa điều khiển quân rối làm trò được thoải mái, chính xác. Xưa gỗ dùng tạo quân rối thường là loại nhẹ như: Vông, sung, vàng tâm, mỡ… Sơn để chống thấm nước, gắn chắp, tô vẽ. Nó đảm bảo độ bền chắc bên tỏng và vẻ đẹp bên ngoài cho quân rối nước. Đây là loại sơn thảo mộc thường gọi là sơn ta. Tre và các loại cây họ hàng thân thuộc với nó cùng làm sào, bàn máy, bện dây, bện cháo,… Dây điều khiển động tác được bộn bằng móc, tóc, cước, tơ tằm, sợi vải, vỏ đay, vỏ gai… để thêm bền chắc các nghệ nhân còn dùng sáp ong vuốt ngoài chỗng thấm nước. Dây chão bện bặng lạt dang, bẹ dừa, vỏ đao… Một số phường hội dùng bằng dây thép. b. Nghệ nhân Rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian của người nông dân làm ruộng nước. Nghệ nhân Rối nước có thể nói là người quan với nước từ trong “bụng mẹ”. Nghệ nhân Rối nước không phải học nghề theo trường lớp, mà theo lối truyền nghề, nhờ ở sự tinh ý trong các bậc đàn anh để trước mà bắt chước làm theo. Sự tinh thông nghề nghiệp là do quá trình làm đi làm lại nhiều lần mà thành. Cách học theo lối này không toàn diện, không hệ thống, không cơ bản… nên các trò hay, máy giỏi mà phức tạp khó khăn về cách làm và cách diễn thường bị thất truyền. Nhiều nghệ nhân ngày nay cũng chỉ còn như tên trò, mô tả trò diễn, còn cấu tạo của máy, cách mắc dây, cách giật trò cụ thể thì không rõ. Tư tưởng bí truyền cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng thất truyền này. Các Nghệ nhân rối nước không lấy nghề nghiệp này làm kế sinh sống, nguồn sống của họ là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp hay các nghề khác. Hàng năm khi những lúc nhàn rỗi (cày cấy đã qua, gặt hái chưa tới) vào lúc hội hè đình đám họ mới biểu diễn cho bà con cô bác xa gần tới xem. Múa rối xưa không cần tới giọng nói, giọng hát vì trò rối nước thường dễn không lời. Lời giáo trò, lời giới thiệu, lời hát làm nền đều do một người có giọng tốt, biết chữ ngồi trên sàn buồng trò đảm nhiệm. Lời nhân vật nếu có thì cũng được người này đảm nhiệm. Gần đây một số phường hội được phục hồi hoạt động có dùng một dàn hát lồng tiếng, hát làm nền hoặc thoại lời nhân vật, lời thuyết minh nội dung trò. Các Nghệ nhân đều ngâm mình tỏng nước, phải kéo, giật, đưa, đẩycác sào tre, máy gỗ làm cho quân rối diễn trò nên không thể thoại - hát lời kịch. Rối nước vốn là trò tạp kỹ, thu hút người xem bằng cái kỳ lạ nên Nghệ nhân Rối nước hầu như chỉ lưu ý tới lối diễn tả bằng hành động, hình thể bên ngoài. Mặt khác các Nghệ nhân chỉ đến với nghề này trong dịp hội hè đình đám ít ỏi hàng năm nên không có điều kiện luyện tập, trau dồi, nâng cao kỹ thuật điều khiển, nghệ thuật diễn xuất. Vả lại điều kiện tổ chức biểu diễn Rối nước vốn phức tạp không cho phép ôn tập tranh thủ, thường xuyên mỗi ngày một vài giờ như ở chèo, tuồng,… Việc ngâm bùn lội nước để mắc máy, gài quâncòn phải bí mật, tránh con mắt tò mò của người ngoài (Có khi ngay cả ở trong phường hội nữa) nên thường được tiến hành vào ban đêm. Những trò đặc biệt thì chỉ người có trách nhiêm mới biết như trò đánh đu của Hội Đống trước đây. Do đó sự hiểu biết về nghệ thuật của Nghệ nhân trong các phường hội Rối nước đã phát hiện được thường phiến diện. Qua bước đầu khai thác, chưa thấy một Nghệ nhân Rối nước nào nắm được về căn bản và toàn diện về nghệ thuật của mình. Thường trong một phường hội “người giỏi trò này, người hay trò khác” với trình độ và ở mức độ nhất định. Nghệ thuật múa Rối nước xưa hoàn toàn không có Nghệ nhân nữ. Các việc hát xướng, nội vụ trong phường đều do nam giới tự đảm nhiệm. Có lẽ công việc ngâm bùn lội nước này không phù hợp với phụ nữ, và việc diễn trò Rối nước xưa không vụ vào lời trò nên cũng không cần đến. Trong diễn xuất Rối nước âm nhạc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc gây không khí, giữ tiết tấu, nên phường hội nào cũng có một, hai nghệ nhân giỏi trống phách. Ngoài tiếng trống thường không thể thiếu được trong buổi diễn, múa rối nước còn dùng cả tiếng pháo, tiếng ốc, tiếng tù và, tiếng đồng la,… hỗ trợ. Việc sử dụng các nhạc cụ và phương tiện âm thanh này thường do nghệ nhân điều khiển, soạn trỏ kiêm nhiệm làm xen kẽ, tranh thủ những lúc nghỉ, lúc chờ đợi. Chứ không chuyên trách như đánh trống, giáo lời… Do tính chất bí truyền, nghệ nhân phường hội nào cũng chỉ quen cách hoạt động của phường hội mình, ít biết sử dụng quân máy của phường hội khác. c. Phường hội Các nghệ nhân múa rối nước tập hợp thành phường, thành hội. Đấy là những tổ chức dân gian, tự nguyện của những người yêu thích môn nghệ thuật này. Mỗi phường hội lấy xóm, làng hay xã làm phạm vi phát triển. Trong các cơ sở văn hoá nghệ thuật cổ truyền phường hội Rối nước là cơ sở có tư tưởng giữ bí mật nghề nghiệp rất cao. Phường hội chỉ kết nạp đàn ông (do sợ đàn bà khi đi lấy chồng nơi khác sẽ mang theo nghề đi hoặc làm lộ bí mật) chỉ kết nạp người có họ hàng thân thích trong làng xóm. Nhập phường phải qua lễ tiết nghi thức. Lễ nhập phường hàng năm được tổ chức vào ngày tế tổ. Người xin vào, sau khi đã nắm được người lãnh đạo phường nhận lời, tới ngày tế tổ phải khăn áo chỉnh tề, mang cơi trầu, chai rượu, đến có lời với cuộc họp toàn phường. Nếu được mọi người đồng ý thì vào lễ tổ, cam kết những điều lệ mà phường hội đưa ra, đóng góp quỹ phường, từ đó mới được coi là thành viên. Tuy là một tổ chức nghề nghiệp, phường hộ Rối nước không hoàn toàn bao gồm những người biết nghề, rất nhiều người được vào chỉ để tăng thêm phần đóng góp cho quỹ hoặc chỉ vì “thời thượng”, vì được dự phần khi tế tổ, khi “xuống quân, hạ cọm” khi đi phục vụ, khi gặp khó khắn… Cho nên các phường hội Rối nước thường đông người, có khi tới hàng trăm như ở phường Nguyễn. Phường hội Rối nước cũng như nhiều tổ chức văn hoá văn nghệ dân gian khác không chia thu nhập kinh tế cho thành viên, vì thực sự nó được lập ra chỉ nhằm mục đích góp phần làm vui bà con trong dịp hội hè, đình đám, và các thành viên có “nơi ăn chốn ngồi” trong một tổ chức của làng xã. Nó không dùng nghệ thuật Rối nước làm phương tiện kinh doanh. Phường Nguyễn có một ông trùm trông coi mọi việc. Hội Đống còn cử thêm một vài ông trông coi từng phần việc như : Giữ quỹ, giữ quân máy, … giúp ông trùm nhất. Các ông trùm thường là những người cao tuổi, có nhiều công lao trong việc xây dựng, đóng góp nhiều cho quỹ phường hoặc là người đứng ra lập phường. Các ông trùm còn là người có danh vọng, uy thế trong làng, xã. Ở các phường lâu đời, các ông trùm là người cao tuổi nghề thông thạo công việc. Mọi quyền hành trong phường đều tập trung trong tayông trùm, khi có nhiều ông trùm, thì có sự phân công, nhưng bao giờ ông trùm nhất vẫn giữ quyền quyết định. d. Trò và tích trò Chương trình, tiết mục các buổi biểu diễn Rối nước gồm chủ yếu là trò: Hoạt cảnh và tích trò chỉ chiếm một phần nhỏ. Tiết mục nào cũng ngắn gọn, kịch tính. Hầu hết phản ánh chân thực cuộc đấu tranh, cải tạo thiên nhiên, cải tạo cuộc sống giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh. Người xem sẽ tìm thấy ở đây những cái gì của mình, những cảnh, con vật, con người gần gũi, thân thiết với mình. Tiết mục Rối nước không chỉ là môn tiêu khiển, mua vui mà đều ít nhiều mang chủ định giáo dục, động viên hoặc uốn nắn người xem một nhận thức, một tư tưởng, một quan niệm nhất định về đời sống cũng như về thẩm mĩ. Các trò thường đứng tách riêng như đi cày, kiếm củi, dạy học đánh cá,… Và cũng tập hợp lại thành nhóm trò ngư, tiều, canh, độc. Hay trò “chăn vịt - đánh cáo” nơi là một hoạt cảnh (Nguyễn), nơi vừa là hoạt cảnh, vừa là trò (Đống) với lời giáo riêng. Nhiều trò rối xưa đã là một cụm trò như ở trong nhóm Từ dân: Trò canh: Đi cày, đi bừa, đi cấy, đi cuốc, đập đất… Trò ngư: Đàn cá, cá lớn, úp nơm, kéo vó, đi câu,… Hiện tượng này đã chứng tỏ sân khấu rối nước còn ở bước đầu hình thành, các trò lẻ đang được gom lại thành cụm, thành nhóm, thành hoạt cảnh và đang vươn tới tích trò. Nghệ thuật múa rối nước cổ truyền đưa tích trò chèo, tuồng lên sân khấu bằng lối trích từng đoạn. Hội Rối nước Đống có đoạn trao hoàng tử, chém tá trích từ tuồng Sơn Hậu, đoạn Thất Cầm Mạnh Hoạch từ tuồng Tam Quốc, Nhiều phường diễn trích đoạn Hoả công Xích Bích… Các trích đoạn tích trò này đều có trò lẻ làm cơ sở. Có lẽ trong sân khấu Rối nước tiết mục chăn vịt - Đánh cáo là một hoạt cảnh có nhiều tình tiếtvà gần kịch hơn cả. Câu chuyện đi từ ấp trứng nở ra vịt - chăn vịt - chăn nom vịt - đến cáo rình bắt - cáo bị lộ và bị đuổi đánh - cáo lại trở lại rình bắt cáo bắt được vịt tha đi và bị đánh chết (Phường Nguyễn). Về tích trò Chèo Lưu - Nguyễn nhập Thiên Thai, phường Tuộc cũng chỉ diễn đoạn tiễn biệt có tiên múa. Chèo thuyền… ở đây ta thấy trò rối minh hoạ cho lời hát chèo vì lời trò vượt quá sức thể hiện của quân rối. Trò Rối nước thường được diễn ra ba buổi trong một đợt, chương trình mỗi buổi có khác nhau chút ít, nhiều trò được diễn đi diễn lại, thường mỗi buổi có thêm một hai trò mới. Nhìn chung trò và tích trò Rối nước còn sơ lược, nhưng đã có sức hấp dẫn lớn vì cái kỳ lạ của phương tiện, nghệ thuật, kỹ sảo thể hiện và tính bình dị, thân thuộc với bà con hàng xóm. Hiệu quả phục vụ của chúng vẫn nghiêng về phần vui chơi giải trí. e. Nhân vật Trong gần một nghìn năm phát triển, sân khấu Rối nước đã để lại hàng nghìn nhân vật. Nhân vật của Rối nước cổ truyền rất phong phú, đa dạng. Có nhân vật chính diện và phản diện: Có con người thực sự mang bản chất giai cấp trong xã hội, có nhân vật thần tiên, tượng trưng, biểu tượng… Trên sân khấu Rối nước, chúng ta gặp nhiều tính cách tiêu biểu cho nhiều loại người của các tầng lớp xã hội khác nhau. Số nhân vật thường xuất hiện không nhiều trong một trò. Mỗi chuyện diễn ra đơn giản, xoay quanh một nhân vật. Các nhân vật này thường không được xây dựng một cách hoàn chỉnh, đa dạng, sâu sắc với lai lịch rõ ràng, qúa trình phát triển trọn vẹn mà thường được trích diễn vào một vài giai đoạn, công việc tiêu biểu. Tích điển hìnhcủa nhân vật Rối nước được khắc hoạ chủ yếu bằng ngoại hình, thể hiện cụ thể bằng tài nghệ tạo hình quân rối và bằng một số động tác hình thể hạn chế. Hành động của nhân vật ít dừng lại mổ xẻ nội tâm, thể hiện các trạng thái phức tạp của tình cảm con người. Chủ nhân của sân khấu Rối nước truyền thống chủ yêú là những người nông dân bình thường, ngoài ra chúng ta còn bắt gặp ở đó cả những nhân vật lịch sử vừa chân thực cụ thể, vừa kỳ vĩ lí tưởng, đó là những người anh hùng oai phong lẫm liệt, dũng cảm hy sinh. Các anh hùng dân tộc đều được nêu lên qua những chiến công hiển hách, bằng những hành động chiến đấu tiêu biểu, tạo nên khí thế hào hùng đối với các hình tượng nhân vật. Đối tượng đả kích chính của sân khấu Rối nước là những tên giặc cướp nước tàn bạo, những tên bán nước, hại dân,… Về cuộc đấu tranh nội bộ nhân dân, sân khấu ro chỉ nêu lên bằng lời những thói hư tật xấu chứ không có nhân vật rối cụ thể. Sân khấu Rối nước dùng nhiều nhân vật biểu tượng như, long, lân, quy, phượng, … và những con vật có thực như: Con cá, ba ba, con vịt, con trâu,… Đây là loại nhân vật có nhiều gắn bó với lòng ước mơ của một đời sống hạnh phúc cổ truỳên chưa có nhiều nhân vật điển hình, toàn diện. Mỗi nhân vật cũng mới chỉ mang một vài nét chung. Nhân vật được coi là tiêu biểu hơn cả là chú Tễu. Tễu chỉ phát hiện được ở các phường hội múa rối nước Thái Bình và hai phường vùng kế cận (Hà Nam, Hải Phòng). Ngày nay nhân vật Tễu đã trở thành quen thuộc với toàn ngành rối. Không những được người trong nước biết tới mà được cả người nước ngoài cùng quan tâm. Hiện nay trên sân khấu các Phường Nguyễn, Đống vẫn còn quan rối Tễu hoạt động. Đây là quân rối lớn nhất - hình tượng một trai cày khoẻ mạnh, béo tròn, phốp pháp, da dẻ hồng hào. qua hoạt động sân khấu, Tễu ở Nguyễn có hành động đa dạng, tích cực và gần cuộc sống làng xóm hơn các Tễu ở những phường hội khác. Tễu là một nhân vật tiêu biểu cho người nông dân lao động vùng ruộng nước. Ra mở đầu buổi diễn, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự, khép và chuyển trò. Riêng ở Nguyễn Tễu còn phê phán các thói hư tật xấu trong thôn xã. Tễu tỏ ra là chàng trai ngộ nghĩnh, hoạt bát, thẳng thắn, vui vẻ, hóm hỉnh, đa tình, nghịch ngợm, táo bạo, châm biếm, thông minh hài hước…. Rõ ràng chú Tễu đã trở thành người bạn thân thiết của những người dân “chân lấm tay bùn”. f. Biểu diễn Múa Rối nước chuyên thể hiện bằng động tác hình thể, các nghệ nhân gọi công việc của quân rối và của mình là múa, là giật trò. Múa là điều khiển quân rối hoạt động ngoài xa bằng các máy sào, máy dây được dấu kín dưới mặt nước. Các nghệ nhân phải đứng ngâm nửa mình trong bùn nước, ẩn sâu các tấm mành che cửa buồng trò, đưa, đẩy, kéo, giật, ấn, nâng,… Các sào, các dây làm chuyển động bộ máy làm cho quân rối hoạt động được ở ngoài sân khấu. Các hành động của nhân vật được các nguyên nhân kiểm tra qua những khe hở giữa các nan mành. Các trò đơn giản chỉ cần một người múa, trò phức tạp thì cần nhiều người phối hợp cùng thực hiện. Động tác diên tả tình cảm của nhân vật rối còn ít, phần lớn là những động tác thông thường. Trò “lân tranh cầu” của Hội Đống là trò Rối nước có trình độ diễn cảm phong phú hơn cả. Nghệ thuật đạo diễn Rối nước chưa hình thành, các nghệ nhân diễn trò thường tuỳ hướng. Chưa có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lời và động tác. Lời, kể cả lời trò, vẫn chỉ có tác dụng hỗ trợ cho các động tác hình hể. 3. Âm nhạc a. Văn học Nghệ thuật múa Rối nước cũng như nghệ thuật múa rối nói chung vốn xuất thân là các trò không lời. Nó thu hút, hấp dẫn đối với người xem là bằng sự kì diệu do tài nang của các nghệ nhân tạo hình, nghệ nhân điều khiển tạo nên. Văn học mới chỉ tham gia trong giai đoạn phát triển sau này. Qua sưu tầm, các phường hội múa Rối nước không ở đâu còn văn bản ghi chép. Số lời giáo, lời trò thu thập được là đều do trí nhớa của các nghệ nhân cung cấp, và cũng không nhiều. Nhiều cơ sở vẫn diễn trò không lời, và ngay trong số cơ sở đã diễn trò có lời thì cũng vẫn còn nhiều trò không có lời. Kịch bản Rối nước chưa phát triển được vở nào. Gia tài văn học Rối nước truyền thống gồm phần lớn lời giáo - một số lời hát và lời trò chuyển thể. Văn chương Rối nước truyền thống là các bài văn vần, lối biến ngẫu cổ thể, lối phóng khoáng dân gian. Hình tượng nêu lên thường mượn các diễn tích sử sách xưa. Tính khoa trương, gợi ý, công thức, biểu tượng rõ rệt và đậm đà trong các bài của những người có học sáng tác. Đó là văn của trò Lẻ. Còn tích trò chuyển thể từ sân khấu chèo, tuồng cũng chỉ là những trích đoạn ngắn phù hợp với trò rối. Lời trò cũng trích, cắt, thêm… sao cho tạm đủ giới thiệu. Mục đích của lời chỉ nhằm đặt trò vào mạch chuyện quen thuộc. Trong múa rối nước cổ truyền phần văn học và phần nghệ thuật chưa kết hợp hài hoà cân đối để trở thành một thể loại nghệ thuật sân khấu. Đó là điểm đáng lưu ý trong việc nghiên cứu nâng cao nghệ thuật múa Rối nước, đưa nó từ chỗ dân gian bí truyền tiến lên chuyên nghiệp, nhân dân, hiện đại. b. Âm nhạc Múa rối nước truyền thống chuyên sử dụng nhạc gõ dân tộc để giữ tiết tấu cho diễn xuất và khấy động không khí biểu diễn. Nhạc cụ chính là trống, não bạt, pháo (ngày xưa) cũng là một âm thanh hỗ trợ đắc lực. Tuy diễn Rối nước đã có tiếng hát nhưng âm nhạc giai điệu vẫn còn ít thấy trong các phường hội. Âm nhạc tiết tấu vẫn đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong diễn xuất Rối nước. Tiếng trống “sấm nở” của Phường Nguyễn xưa nay còn được nhiều người truyền tụng. Gần đây nhạc cụ, giai điệu dân tộc truyền thống được sử dụng đã đem lại cho múa rối nước những bước tiến quan trọng. II. Một số hình ảnh múa rối nước Thái Bình III. Phường hội Rối nước Thái Bình Tỉnh Thái Bình xưa có bảy phường hội Rối nước: Bắc Lạng (Nguyên Xá). Tây trong (Nguyên Xá). Tây ngoài (Nguyên Xá). Tăng (Lũ Phong). Tuộc (Duyên Tục). Đống (Đông Các). Kỳ Hội (Đông Hà). Hiện nay ba cơ sở ở Nguyên Xa hợp nhất thành Phường Nguyễn. Các phường hội khác đang được phục hồi hoạt động. a. Phường Rối nước Nguyễn (Xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng) Nguyễn là một làng lớn, đông dân, nằm cạnh ngã ba đường 10 và đường 39 gặp nhau. Trong làng trước đây có rất nhiều đình, chùa, miếu, đền. Nay rất nhiều công trình này đã không còn nữa do thực dân Pháp tàn phá trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ II (1945 - 1954). Hội làng Nguyễn Xưa có rất nhiều trò vui như: Đấu vật, đốt pháo hoa, pháo trò, hát chèo, hát tuồng, hát ả đào, thi pháp đất… và đặc biệt là múa Rối nước. Các trò này đều do các giáp ba phường chèo, tuồng, ba phường Rối nước… trong làng đảm nhiệm. Trong làng, trước đây có nhiều người đỗ đạt, làm quan. Dân cư đông đúc, ruộng đất lại có ít, ngoài nghề làm ruộng người làn còn dệt lụa, dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, nấu kẹo mạch nha, làm bánh kẹo, nấu rượu, đi buôn… đặc biệt ở đây còn có bánh cáy được coi là đặc sản của vùng quê lúa Thái Bình, đã nổi tiến khắp trong nước và cả ngoài nước. Truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nguyên Xá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn được truyền tụng qua đội “du kích làng Nguyễn” và danh hiệu “làng kháng chiến kiểu mẫu” toàn quốc do Hồ Chủ tịch trao tặng trong cuộc chiến tranh chống sự phá hoại của đế quốc Mỹ, Nguyên Xá lập được nhiều chiến công vẻ vang, được thưởng nhiều huân chương và đã được tuyên dương là đơn vị anh hùng. Về múa rối nước, làng xưa có phường ở hai thôn Bắc Lạng và Nam Ninh, sau lại chia thành hai là phường Tây trong và phường Tây ngoài. Trò rối nước ở đây còn được gọi là trò “ổi lỗi” và phường rối là phường ổi lỗi (gần đây gọi phường là hội). Qua bao thế hệ, các phườn Rối nước Nguyên Xá đã nối tiếp nhau đem môn nghệ thuật cổ truyền này làm vui bà con trong những ngày hội hè đình đám. Nhờ vậy mà nghệ thuật múa rối nưcớ tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Phường Rối nước, ngoài nội dung hoạt động nghệ thuật, còn là một tổ chức tương tế khi các thành viên gặp khó khắn, hoạn nạn. Phường Rối nước được tổ chức theo lối đóng tiền, góp thóc, cha truyền con nối. Những người chưa có quan hệ với phường, nếu muốn gia nhập phường thì phải nhờ người trong phường giới thiệu. Việc kết nạp người vào phường chỉ tổ chức vào ngày tế tổ hàng năm. Phường không cho phụ nữ gia nhập… Phường rối có một ông trùm chịu trách nhiệm lo liệu, sắp xếp tất cả mọi công việc và giữ gìn, bảo quan quân rối, tài sản của phường. Các trò diễn ở đây hoặc có lời giáo, lời hát hoặc chỉ có lời giới thiệu. Một số trò trích theo tích tuồng, tích chèo,… là giáo trò Rối nước Nguyễn là những bài văn mang nội dung chung chung, riêng lời giáo Tễu là rất đáng chú ý. Ngoài lời giáo các phường Rối nước Nguyễn còn dùng lời chèo, lời ca dao… để hát làm nền, để cùng với âm thanh của các nhạc cụ cùng phối hợp với các hành động của các nhân vật rối ngoài sân khấu. Dàn nhạc ở đây thường gồm: Trống cái, trống con, trống cơm, đồng la, nạo bạt, mõ… ngoài ra còn dùng cả pháo nữa nhưng chỉ dùng pháo dây, pháo đùng, pháo thăng thiên… là chủ yếu. Buồng trò Rối nước Nguyễn làm kiểu lưu động, lắp, buộc. Mái bằng cót, được quét sơn giống màu ngói. Khung bằng tre gỗ, vách bằng phên, bằng vải; sàn bằng rạp tre hay ván ghép… Máy điều khiển ở đây có hai loại là máy sào (máy cứng) va máy dây. Máy sào ở Nguyễn mới chỉ di chuyển được toàn thân con rối, chưa điều khiển được tay, chân, đầu… quân rối cử động. Máy dây phong phú hơn, có nhiều kiểu độc đáo. Một số tiết mục Rối nước Nguyễn. 1. Bật cờ Đây là trò mở đầu các buổi diễn. Nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (chỉ vài tích tắc đồng hồ), nhưng nó lại gây được hiệu quả lớn đối với người xem ngay từ đầu buổi diễn. 2. Múa Tễu Tễu người cao lớn, đẫy đà, da dẻ hồng hào, phốp pháp, mình trần vận khố điều, hai tay vung vẩy, giơ tay chỉ trỏ sang trái, sang phải. Lời giáo của chú tuy để giới thiệu buổi diễn trò ngày hôm nay nhưng nó rất sâu sắc, hóm hỉnh, đầy tính thời sự … gây tiếng cười thoải mái cho người xem. 3. Đánh cá Hai con cá rất lớn từ dưới mành nổi lên bơi lượn, sau đó một đàn cá nhỏ vùng vẫy, bơi lượn. Hai người đánh cá ra thả câu, cất vó. Có con cá mắc vào vó, kéo vó lên cao nó lại nhảy ra mất… 4. Múa leo dây Một người leo lên sợi dây căng ngang trên cao, đi đi, lại lại, làm các trò… mà không ngã. 5. Đánh đu Một cây đu trồng sẵn, hai chàng trai trèo lên đu và đánh đu. 6. Đấu kiếm Hai người người cầm hai kiếm giơ lên, đánh xuống, múa đấu với nhau. 7. Đấu mã Hai con ngựa từ hai bên buồng trò chạy ra, chạy thi với nhau nhiều vòng rất đẹp mắt. Sau đó xuất hiện hai chàng trai ra bắt ngựa, nhảy lên lưng ngựa và đánh ngựa chạy đua. 8.Từ linh Hai con lân ra đuổi rưỡn nhau, lăn mình nhiều vòng, lặn hụp… Hai con rồng nổi lên vươn mình, uốn khúc, uốn lượn, phun nước… con hạc ra xoè cánh, múa lượn con rùa bơi lội, cổ lúc thì vươn dài, lúc thì rụt ngắn. 9. Sĩ, nông, công thương, binh. Sĩ cầm sách, nông vác cuốc, công xách hòm, thương gánh sọt, binh vác súng. 10. Rồng hành mã Rồng đang múa lượn trên mặt nước, leo lên cột cổng sân khấu, lên xà ngang, phun nước, rồi lại xuống hút nước và phun tiếp. 11. Tiên nước Cô tiên vừa đi vừa múa hát theo nhịp trống phách, xoay mình, giơ tay, nhún mình đi chữ chi. 12. Tiên bè Bốn cô tiến sắp hàng ngang, ngồi xuống, đứng lên, xoay mình, giờ tay, đổi chỗ cho nhau, nhịp nhàng theo lời hát. 13. Tiên thuyền Bốn cô tiên vừa chèo thuyền, vừa hô. Một cô ở giữa thuyền múa. 14. Múa bát tiên Tám cô tiên xếp thành hai hàng dọc, vừa đi vừa múa. 15. Lục sở Bốn em nhỏ mình trần vận khố, tóc để trái đào. Em luồn thang, em trèo cây, em lộn trên ống, em bơi lội. Chơi chồng người rồi lần lượt nhảy xuống. Có em bị chết đuối. Thầy phù thủy ra đọc thần chú, em sống lại, rồi tiếp tục lại chơi đùa. 16. Đúc tượng Hai người thợ đúc mang bễ ra lò. Kéo bễ đúc tượng. Một lúc sau tượng đúc xong. (Tượng đẳttong lồng giấy, khi thụt bễ đúc tượng dùng pháo đốt toả khoá lửa mù mịt, lồng giấy cháy, khói và tàn tan, tượng lộ ra. 17. Rước kiệu Bốn người khiêng kiệu ra, quan bê tượng đặt lên kiệu, phu khiêng kiệu đi, lúc chạy dồn, lúc chạy tròn, lúc đi thong thả. 18. Chạy đàn ngũ phương Trên mặt nước sân khấu, năm lá phướn cắm lên ở giẵ và bốn góc, làm năm đàn. Từ trong buồng trò ông sư, chú tiểu cầm lọng, bà vãi kéo ra đi quanh mỗi lá phướn ba vòng thuận rồi lại quay ngược lại ba vòng nghịch. Cứ thế họ đi tuần tự hết cả năm đàn rồi vào lọng khi đi lúc giương, lúc cụp. 19. Múa sư tử Bốn chàng trai đứng bốn góc đánh trống, múa côn. Một người múa đầu sư tử, một người múa đuôi. Tất cả cử động nhịp nhàng theo nhịp trống. 20. Chăn vịt, đánh cáo Hai vợ chồng người nông dân mang ra một mẹt trứng để ấp. Trứng nở ra một đàn vịt con. Hai vợ chồng cùng nhau chăn đàn vịt. Đàn vịt lúc toả ra đi ăn, lúc lại được thu gọn lại để canh giữ. Còn cáo ra, mon men rình bắt vịt. Hai lần bị phát hiện và bị đuổi đánh, cáo phải chạy trốn lên cây cao. Nhân lúc hai vợ chồng người nông dân sơ hở cáo đã bắt được một con vịt, ngậm vào mõm tha đi và bị đánh chết. 21. Dệt cửi- trao con Một chị mang khung cửi ra dệt vải. Đang làm, bà mẹ bế cháu ra bảo chị cho con bú. Chị rời khung cửi, quay ra đón con rồi cho nó bú. Con bú no, chị lại trao con cho mẹ và tiếp tục dệt vải. 22.Tứ dân Người đi cày ravới con trâu đã mắc vào cái cày. Đang cày, trâu lồng phá dữ đội, nhưng cuối cùng vẫn phải ngoan ngoãn kéo cày. Người tiều phu gánh củi, người đi câu với cần câu giỏ cá, người chăn bò dắt con bò vàng béo mượt. 23. Bình dân học vụ 24. Đánh đường mười 25. Chiến thắng sông Lô 26. Đánh Mỹ Diệm 27. Trâu phá cày 28. Thi hoá rồng 29. Thi mẫu lên chùa - chuyển từ chèo sang múa Rối nước 30. Từ Thức - chuyển từ chèo sang 31. Xích Bích - chuyển từ trò tuồng Tam Quốc sang Lời giáo trò Nguyễn. Gồm có: Giáo Tễu. Giáo sản xuất Giáo trò sinh hoạt. b. Phường Rối nước Tuộc Tuộc tên Nôm làng Duyên Tục, xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, phường Tuộc nằm trong vùng múa rối nước tập trung của tỉnh Thái Bình: Tăng (Lũ phong), Tuộc (Duyên Tục), Nguyễn (Nguyên Xá) Đống (Đông Các) và Kỳ Hội. Phường Tuộc ít hoạt động, xưa khoảng một - hai năm mới múa một lần phục vụ bà con trong thôn. Sau năm 1944 phường ngừng hoạt động. Hoà bình lập lại, các nghệ nhân có dự định phục hồi nhưng không thành. Phường xưa có nhiều trò và trích đoạn tích trò. Ở đây chỉ còn một số nghệ nhân. Các quân rối và trang bị, dụng cụ đều đã bị phá huỷ trong thời gian giặc Pháp tạm chiếm. Quân rối tạc bằng gỗ và sơn thếp. Máy điều khiển cũng gồm hai loại là máy dây và máy sào (máy cứng). Phường xưa diễn trò có lời giáo, lời trò chuyển của chèo tuồng sang và cũng có trò chỉ có lời giới thiệu. Xưa chương trình biểu diễn thường có: Giáo đầu Bật cờ Quân ông Ninh Múa Tễu Múa Tứ linh Múa rắn Múa tiên Múa bát tiên Đi cấy Đi cuốc Xay thóc Giã gạo Dệt vải Thuyền buồm Chăn vịt đánh cáo Đánh đu Leo dây Nhào lộn Chồng người Đánh gậy Tung cầu Sóc đĩa Hàn Tín câu cá Siếu mẫu cho cơm Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai Quan Âm Thị Kính Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận. Một số lời giáo. Giáo đầu Quân ông Ninh Hàn Tín câu cá Siếu Mẫu cho cơm Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai Quan Âm Thị Kính c. Múa rối thùng ở Đống (Đông Các - Đông Hưng). Múa rối thùng là một sáng kiến độc đáo của hội Rối nước Đống, đóng góp vào nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền. Hội Rối nước Đống do ba cụ Phạm Viết Tạo (thợ sơn). Phạm Việt cư (thợ tượng) và Phạm Viết Nghinh lập ra năm 1931. Tuy trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, hội Rối nước Đống có thể coi là cái gạch nối giữa nghệ thuật Rối nước truyền thống và hiện đại. Làng Đống cách làng Nguyễn khoảng 3km, có chợ lớn, nằm trên đường số 10, người động, ruộng ít, gần chợ nên ngoài làm ruộng, nhân dân còn dệt mành, dệt chiếu, thợ sơn, thợ tượng, thợ mọc, thợ nề, buôn bán… Múa rối nước là một phương tiện kiếm sống của một số gia đình thợ thủ công ở xóm trại trong lúc nghề nghiệp gặp khó khắn, đình đốn. Những quan rối đầu tiên do cụ cư (thợ tượng) tạo ra và cụ Tạo sơn thếp đã bị thiêu huỷ cùng với toàn bộ nhà cửa của xóm trại trong một cơn hoả hoạn. Hiện chỉ còn quân Tễu và quân Tiên. Các cụ tạc lại được 42 quân rối người, ba cái đầu, 30 quân rối vật, một số đạo cụ. Năm 1957, những người kế tục có tạc thêm 4 quân rối bộ đội và là quân rối Tây dùng cho tiết mục đánh đèo Hải Vân. Các quân rối, máy điều khiển, đạo cụ… của hội này đều do hai cụ Tạo, cụ Cư nghĩ ra rồi tự làm lấy. Điều đáng lưu ý là quân rối Đống tạc nhỏ hơn ở Nguyễn và sơn thếp đẹp, công phu: Máy điều khiển được cải tiến nâng cao một bước trở thành loại độc đáo, không những khác xa máy điều khiển ở Nguyễn mà còn không giống với một cơ sở Rối nước cổ truyền nào trên miền Bắc. Hội rối Đống xưa dùng nhiều máy sào. Máy sào ở đây rất tinh xảo, thường được sáng chế theo yêu cầu của từng trò riêng như đánh đu, lân hí cầu, chém tá,… Máy sào ở Đống có hai kiểu: 1. Kiểu có mắc dây làm xoay chuyển toàn thân và các dây làm cử động từng bộ phận của cơ thể quân rối như chân, tay, mình… 2. Kiểu đơn giản nhờ sức nước cản làm xoay chuyển toàn thân hoặc có thể lắp dây để làm công việc này theo ý muốn. Máy này kết hợp được một phần khả năng của máy dây với máy sào cổ truyền. Cách làm gòn gàng, dễ tháo lắp, lưu động. Quân rối nước ở Đống thường cao khoảng 0,20m - 0,30m. Đặc biệt Tễu cao 0,60m… Xưa Hội Rối nước Đống có các tiết mục sau: Bật cờ Múa Tễu Chọi trâu Đấu mã Chăn vịt - đánh cáo Tứ dân Kéo cờ Múa tiên Đánh đu Múa Tứ linh Sư từ hí cầu Chạy đàn ngũ phương Lục sở Đường Tăng thỉnh kinh (trích Tây Du Ký). Quan Âm Thị Kính (trích). Trao Hoàng tử (trích Sơn Hậu) Chém tá (trích Sơn Hậu). Hạ vũ phong lang xã Thất Cầm Mạnh Hoạch (trích Tam Quốc) Tào Tháo Cát tu phế bào (trích Tam Quốc). Đánh đèo Hải Vân. Chương trình này gồm nhóm trò như Tứ dân, trò lẻ như đánh đu, trích đoạn tích trò tuồng, chèo như Chám tá, Quan Âm Thị Kính,… Các nhóm trò gồm nhiều trò lẻ như trò Ngư trong Tứ dân có úp nơm, quăng chài,… hay trò canh có đi cấy, bừa, cuốc,… Một số các tiết mục trên diễn có lời giáo như: Giáo Tễu Trao Hoàng Tử Chém Tá Thất Cầm Mạnh Hoạch. Hội Đống dùng thùng gò bằng tôn, vuông mỗi bề 3 m, sâu 0,40m chia làm hai nửa, ghép lại với nhau bằng đinh bu lông có đệm cao su chống rỉ nước để biểu diễn thay ao hồ. Khi diễn thùng này được kê trên giá gỗ cao 0,40m. Các nghệ nhân đứng trong buồng trò sát thành thùng phía sau điều khiển. Buồng trò là khung gỗ, khung tre lợp vải, có mành che chờm vào thùng 0,50m. Hội Đống có ít trò dậy. Khi biểu diễn có dùng nhạc gõ dân tộc để gây không khí và giữ tiết tấu. Gần đây hội có dùng nhạc dây… để hỗ trợ lời giáo, lời hát bằng nhạc giai điệu. Trò Đống có nhiều đặc sắc về kỹ sảo, về nghệ thuật điều khiển so với các phường hội dân gian khác. Đáng chú ý nhất vẫn là các trò: Trò đu Trò chém Tá rơi đầu, Tá xách đầu chạy Cá nhảy ra xa Tào Tháo cắt râu, cởi áo Kéo cờ Sư tử hí cầu KẾT LUẬN Trong nhiều năm qua bằng những nỗ lực tích cực của mình và được sự giúp đỡ của các ngành, các cấp ở Trung ương, Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình vẫn không ngừng được khôi phục, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn cả về chất và lượng. Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình đã có những đóng góp quan trọng cho việc khôi phục và phát triển nghệ thuật múa rối nước dân tộc. Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật múa rối nước Thái Bình đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc. Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bốn là một trò diễn của cư dân vùng ruộng nước, nghệ thuật múa rối nước Thái Bình đã phản ánh một cách sinh động, chân thực về đời sống, lao động, sinh hoạt, ước mơ, khát vọng của nhân dân quê lúa Thái Bình nói riêng và nhân dân ta nóichung. Ngày nay qua các trò diẽn nó không chỉ là tiếng cười bổ ích làm vui lòng bà con gần xa sau những lúc làm ăn mệt mỏi mà bên cạnh đó nó đã truyền tải tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong nhân dân. Tạo dựng niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Việc múa rối nước Thái Bình nói riêng và múa rối truyền thống nói chung được biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, đã góp phần rất quan trọng vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nó góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù, dũng cảm chịu thương chịu khó, sáng tạo, … và luôn thân thiện với mọi người. Ông cha ta đã tốn biết bao công sức bắt nước phải làm ra lúa gạo, … nuôi mình. Và làm trò Rối nước để giải trí. Chúng ta ngày nay thật hạnh phúc biết bao khi được kế thừa di sản quý báu này của cha ông. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp tục giữ gìn, phát triển và nâng nó lên một tầm cao mới. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thanh - Nhận diện văn hoá làng Thái Bình - Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Thái Bình - năm 1998. Di tích Khảo cổ học ở Thái Bình - Bảo tàng Thái Bình - năm 1999. Nguyễn Huy Hồng - Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình - năm 1977. Nguyễn Huy Hồng - Nghệ thuật múa rối Việt Nam - năm 1974. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghệ thuật múa rối nước Thái Bình.doc