MỤC LỤC
PHẦN I:MỞ ĐẦU 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
1.1 . Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài: 2
1.3. Nội dung nghiên cứu đề tài. 3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu 7
2.2. Thời gian nghiên cứu 7
2.3. Địa điểm nghiên cứu 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu 8
2.4.1. Thu mẫu định tính và định lượng ở thực địa 8
2.4.2.Tách động vật khỏi đất trong phòng thí nghiệm 9
2.4.3. Tách và cố định mẫu, chuẩn bị tiêu bản định loại. 10
2.4.4.Phân tích cấu trúc tổ mối 11
2.4.5. Phương pháp định loại mối: 12
2.4.6. Phân tích cấu trúc hình thái và số đo: 12
2.4.7. Xử lý số liệu. 15
2.5. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 15
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ 17
1.1. Tổng quan sơ đồ cấu trúc tổ mối loài Microtermes pakistanicus . 17
1.1.1.Hình dạng bên ngoài của tổ mối 17
1.1.2. Cấu trúc tổng quan bên trong của tổ mối 18
1.2. Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và vườn nấm: 19
1.2.1. Hoàng cung 19
1.2.2.Vườn nấm 21
1.3. Đặc điểm cấu trúc của khoang chính,khoang phụ và của hang giao thông 22
1.3.1. Đặc điểm về hình thái 22
1.3.3.vị trí các khoang tổ. 24
1.3.4.Về kích thước các khoang tổ 27
1.3.5.Vị trí và kích thước các đường giao thông. 28
1.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận. 31
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI CỦA CÁC LOẠI HÌNH ĐẲNG CẤP TRONG TỔ MỐI 32
2.1. Đặc điểm, cấu trúc số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối lính loài Microtermes pakistanicus 32
2.2. Đặc điểm , số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối thợ 37
2.3. Vị trí phân loại của mối Microtermes pakistanicus trong khoá phân loại giống (đối với các loài đã biết ở Việt Nam) [1,146] 39
2.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận 42
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC TỈ LỆ CÁC LOẠI HÌNH ĐẲNG CẤP Ở TỔ MỐI L OÀI MICROTERMES PAKISTANICUS 43
3.1. Tổng quan về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus 43
3.2. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp trong hoàng cung và vườn nấm của tổ mối 44
3.3. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp của loài ở khoang chính, khoang phụ và hang giao thông. 45
3.4. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở ngoài tổ mối:nơi kiếm ăn và nơi xây đắp tổ 46
3.5. Sơ bộ nhận xét và kết luận về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ của các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus 49
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
1.Kết luận 50
2. Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 52
Môc lôc h×nh ¶nh
Hình 1: Tách động vật đất ra khỏi phòng thí nghiệm 10
Hình 2:Giải phẫu tổ mối ngoài thực địa 11
Hình 3: Cấu tạo cơ thể mối lính 12
Hình 4 : Quan sát hình thái và ghi nhận số đo của mối trong 13
Hình 5 : Cách đo kích thước hàm trên, cằm, các tấm lưng ngực 14
Hình 6: Tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm trên thành tổ của loài mối khác 18
Hình 7 : Sơ đồ 2D mô tả cấu trúc tổng quan tổ mối loài Microtermes pakistanicus 19
Hình 8: Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus 20
Hình 8:Vườn nấm của tổ mối loài Microtermes pakistanicus (C) 22
Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus 23
Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus 24
Hình 11: Mặt cắt điển hình thể hiện phân bố khoang tổ theo chiều ngang (tổsố 1, lát cắt 3)- mặt cắt chỉ biểu thị vị trí mà chưa bao gồm thông số kích thước khoang tổ. 27
Hình 12 : Mối lính lớn loài Microtermes pakistanicus 33
Hình 13: Cơ thể mối thợ lớn loài Microtermes pakistanicus 38
Hình 14: Hình dạng đầu và các tấm lưng ngực ở mối lính loài M. Pakistanicus 40
Hình 15: Ảnh chụp đầu mối lính 41
Hình 16: Ảnh chụp đầu mối thợ loài M. Pakistanicus 41
Bảng 12: kết quả đếm tỉ lệ mối trong quần thể mối đi kiếm ăn 47
Bảng 13: Tỉ lệ phân bố các đẳng cấp ở các khu vực khai thác các loại thức ăn khác nhau 47
Bảng 14:Tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ 48
MỤC LỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Thời gian, số lượng mẫu định lượng Microtermes pakistanicus ở khu vực thực địa đã thu thập và phân tích 8
Bản đồ khu vực Hà Nội 16
Bảng 2:Thống kê vị trí các khoang tổ 24
Biểu đồ 1:Phân bố các khoang tổ theo độ sâu 25
Bảng 3. Thống kê kích thước các khoang tổ. 27
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các khoang tổ tương ứng với khoảng kích thước ghi nhận 28
Bảng 4. Vị trí các đường giao thông 29
Biểu đồ 3: Phân bố độ sâu các đường giao thông 29
Bảng 5. Thông số chính các khoang vẽ lát cắt 2D (lát cắt 7, tổ số 3) 30
Bảng 6: Kích thước mối lính lớn theo hai khoá định loại 34
Bảng 7: So sánh số đo mối lính lớn của Microtermes pakistanicus ở Hoà Bình, Tây Nguyên 35
Bảng 8: So sánh số đo hình thái phân loại mối lính nhỏ các khu vực địa lý khác nhau 36
Bảng 9: So sánh số đo hình thái của mối thợ 38
Bảng 10 : Tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở tổ mối loài M. Pakistanicus trong hoàng cung và trong vườn nấm 44
Bảng 12: Kết quả đếm tỉ lệ mối trong quần thể mối đi kiếm ăn 47
Bảng 13:Tỉ lệ phân bố các đẳng cấp ở các khu vực khai thác các loại thức ăn khác nhau 47
Bảng 14: Tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ 48
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau có ghi nhãn tương ứng với các túi mẫu, sau đó được đưa vào tủ lạnh đặt ở nhiệt độ -4oc để cố định hình dạng mối không thay đổi.
Công việc tách mẫu và đếm mẫu được chúng tôi tiến hành đồng thời. Chúng tôi dung pank gạt đất và rác sang một bên, gắp và đếm mối, ghi lại số liệu, sau đó cho mối đã sạch vào dung dịch cồn 70o để bảo quản mẫu. bảo quản trong dung dịch cồn 70o ghi nhãn đầy đủ và nút bông lại cho vào lọ to chứa cồn 70o để bảo quản. Ngoài lọ to cũng phải ghi nhãn đầy đủ để tiện theo dõi các mẫu.
2.4.5. Phương pháp định loại mối:
Mối được định loại theo tài liệu của Nguyễn Đức Khảm và ctv.(2006). Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu của Ahmad (1958,1965), Vũ Văn Tuyển(1993) [72,34], Thapa(81).
2.4.6. Phân tích cấu trúc hình thái và số đo:
Mối được phân tích cấu trúc hình thái và số đo theo tài liệu Mối- Động vật chí Việt Nam [1; 21]
Hình 3: Cấu tạo cơ thể mối lính
Hình A: 1. Hàm trên; 2. Xúc biện hàm; 3. Râu; 4. Tấm lưng ngực trước; 5. Bụng; 6. Gai đuôi; 7. Châm đuôi; 8.Thóp; 9. Môi
Hình B: 1. Hàm trên; 2. Xúc biện hàm; 3. Râu; 4. Cằm; 5. Lỗ chẩm;
Hình C: 1. Đỉnh mỡ; 2. Lông môi
Hình D: 1. Ống đốt chân; 2. Đốt cẳng chân; 3. Lá đệm; 4. Vuốt; 5. Đốt bàn chân; 6. Gai chân.
Để nghiên cứu hình thái đầu tiên chúng tôi nhận dạng và phân biệt giữa con trưởng thành và con non.Qua các chỉ tiêu về kích thước, chiều dài, chiều rộng cơ thể.
Khi nghiên cứu trên cá thể trưởng thành chúng tôi tiến hành phân biệt mối lính và mối thợ thông qua đặc điểm: mối lính có hàm cong, hàm trái dài hơn hàm phải. màu đầu của mối thợ nhạt hơn đầu mối lính.
Mẫu mối được phân tích cấu trúc nhờ sự trợ giúp của kính lúp có gắn máy ảnh chụp hình, sau đó vẽ mô tả các đặc điểm hình thái phân loại
Hình 4 : Phân tích mẫu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
Kích thước cơ thể và từng bộ phận của mối được đo bằng thước kẹp dưới kính lúp hai mắt:
- Chiều dài được đo cụ thể như sau:
+ Chiều dài cơ thể
+ Chiều dài đầu đến gốc hàm
+ Chiều dài của hàm trái
+ Chiều dài của tấm lưng ngực trước
- Chiều rộng được đo cụ thể như sau:
+ Chiều rộng đầu tại gốc hàm
+ Chiều rộng đầu sau hốc râu
+ Chiều rộng cực đại của đầu
+ Chiều rộng của tấm ngực trước
Hình 5 : Cách đo kích thước hàm trên, cằm, các tấm lưng ngực
DD’. chiều dài từ đỉnh răng đến đỉnh hàm; KK’. chiều dài cực đại của hàm; LL’. chiều dài của hàm trái (theo trục cơ thể); MM’. chiều dài hàm trái (thường dùng); NN’. chiều dài cực đại của cằm; OO’. chiều dài của cằm; QQ’. chiều rộng cực đại của cằm; RR’. chiều rộng cực tiểu của cằm; SS’. chiều rộng của tấm lưng ngực trước; UU’. chiều rộng của tấm lưng ngực trước; TT’ . chiều dài của tấm lưng ngực trước; VV’ . chiều dài của răng hàm.
Hình : Cách đo kích thước đầu mối lính
(Nguyễn Đức Khảm và cs, 2003)
JJ’: Chiều dài đầu đến gốc hàm; JJ’’: Chiều dài đầu kể cả vòi; LL’: Chiều dài đầu đến đỉnh trán; RR’: Chiều rộng cực đại của đầu; UU’: Chiều cao đầu không kể cằm; VV’: Chiều cao đầu kể cả cằm; WW’: Chiều dài đầu đến thóp; XX’: Đường kính dài của thóp hoặc của mắt kép; YY’: Đường kính ngắn của thóp hoặc mắt kép.
2.4.7. Xử lý số liệu.
Sau khi đo mẫu và đếm số lượng mẫu thu được chúng tôi tiến hành xử lý mẫu bằng phương pháp thống kê như sau:
: Trung bình cộng của mẫu
n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
: Giá trị thứ i của đại lượng X
- Độ lệch chuẩn (S)
Bản đồ khu vực Hà Nội
Huyện Lương Sơn
PHẦN III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ CỦA LOÀI MICROTERMES PAKISTANICUS, AHMAD, 1955
Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và của vườn nấm của tổ mối.
Tại khu vực Lương Sơn, chúng tôi nhận thấy hình dạng khu vực tổ mối Microtermes pakistanicus gần như không có các dấu hiệu khác biệt so với bình thường. Tổ mối Microtermes pakistanicus là tổ chìm, dấu hiệu duy nhất để dự đoán khu vực có tổ mối là các biểu hiện hoạt động kiếm ăn của mối chẳng hạn như vị trí cây mục, khu vực nhiều đường kiếm ăn… Trong rất nhiều trường hợp tổ mối Microtermes pakistanicus có thể làm tổ ở các ụ đất nổi tự nhiên và trong thành tổ của các loài Macrotermes, Odontotermes, thậm chí chúng có thể có khoang nhỏ ở giữa khoang chính của Macrotermes annandalei, nhưng đặc điểm này không thể coi là điển hình của một tổ mối riêng biệt.
A
Hình 6: Tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm trên thành tổ của loài mối khác (A, B).
Các đặc điểm ngoài của tổ mối mà chúng tôi đưa ra là khác biệt so với nhận xét của Nguyễn Đức Khảm (1976) [1],cho rằng đa số trường hợp M. pakistanicus (synonym M. dimorphus) làm tổ nổi với cấu trúc giống với Macrotermes. Với đặc điểm tổ chìm và khoang tổ quá nhỏ như vậy, việc phát hiện chính xác các khoang tổ M. pakistanicus bằng các biện pháp sinh học, sinh thái là rất khó khăn, gần như không thể thực hiện được. Vì vậy nhóm phương pháp duy nhất để diệt M. pakistanicus là dùng các phương pháp gián tiếp (bả độc, diệt đại trà theo khu vực).
Khi xác định chính xác vị trí của tổ mối loài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các lát cắt, thu lượm đo kích cỡ ghi nhận đặc điểm của năm hoàng cung và 5 vườn nấm.
1.1.1. Hoàng cung
Tiến hành khảo sát 5 hoàng cung thu được của 3 tổ mối loài nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được kết quả theo bảng sau:
Bảng 2: Đặc điểm hoàng cung của tổ mối
1.1.2. Cấu trúc tổng quan bên trong của tổ mối
Qua hai đợt thực địa, chúng tôi đã tiến hành giải phẫu ba địa điểm tổ Microtermes pakistanicus với 25 lát cắt, thống kê 226 khoang tổ và các cấu
trúc hang thông khí, đường giao thông… Chúng tôi cũng tiến hành thống kê chi tiết vị trí và kích thước 30 đường giao thông trên 2 lát cắt với chiều dài 3m.Cấu trúc tổng quan của tổ mối loài này như sau:
Hình 7 : Sơ đồ 2D mô tả cấu trúc tổng quan tổ mối loài Microtermes pakistanicus
Nhìn vào sơ đồ mô tả chúng tôi nhận thấy: bên trong tổ mối của loài có hệ thống các khoang và hang dày đặc, phân bố tập trung và có mối liên hệ với nhau. Hệ thống khoang phân hoá thành các khoang tổ, bao gồm các khoang chính và khoang phụ, các khoang chứa vườn nấm hoặc không chứa vườn nấm, giữa các khoang có các hang giao thông phân bố chằng chịt nối với nhau, là đường liên hệ giữa các đẳng cấp mối làm nhiệm vụ kiếm ăn, bảo vệ tổ, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ tổ mối.
Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và vườn nấm:
Hoàng cung
Chúng tôi tiến hành giải phẫu tổ
Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus nằm trong khu vực có chứa các khoang nhỏ khác. Hoàng cung của loài này là một khe hẹp trong đất và rỗng bên trong, khoang bên trong có dạng thấu kính. Chiều rộng nhất của đáy thấu kính hoàng cung thay đổi từ 1,5-1,7 cm, chiều dài của khe hẹp hoàng cung dao động từ 3-4 cm.Với kích thước này, Microtermes pakistanicus được đánh giá là một trong những loài có hoàng cung nhỏ trong họ Microtermes. Các hoàng cung này được tạo nên từ những hạt sét, cát nhỏ nên dễ bị vỡ nát trong quá trình phẫu tổ. Trong một hoàng cung chúng tôi thấy có 1 hoặc nhiều chúa.Trong khi khảo sát diện tích 1m2 thấy có thể có 3 hoàng cung , chúng tôi cho rằng đây có thể là 3 tổ khác nhau, nhưng đều không thấy chúa trong các tổ nên còn nhiều nghi vấn. Hoàng cung của loài có mối liên hệ với bên ngoài bằng các đường ra vào, số đường ra vào ở một hoàng cung thay đổi từ 2-5.
A
B
B: Vườn Nấm
A: Hoàng Cung
Hình 8: Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus
1.2.2.Vườn nấm
Tiến hành quan sát và đo 5 vườn nấm, chúng tôi thấy rằng:Vườn nấm của loài có màu xám trắng đến xám đen, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, kích thước vườn nấm thay đổi từ 3-5 cm,lỗ của vườn nấm nhỏ có đường kính lớn nhất khoảng 5mm. Vườn nấm của loài có dạng hình tròn, các lỗ vườn nấm có nhiều hình dạng: hình elip, hình tròn, có lỗ hình vuông, xếp chồng lên nhau quan sát xa các lỗ vườn nấm thành dạng lượn sóng, mô tả này giống như cấu trúc vườn nấm của loài M.annandalei [2; 86]. Kích thước lỗ vườn nấm rất nhỏ, lỗ lớn nhất có đường kính khoảng 5mm. Vườn nấm được cấu tạo từ các hạt sét hoặc hạt cát rất nhỏ, dễ nát.
Quan sát bằng mắt thường chúng tôi thấy phía trên vườn nấm có các sợi nấm mốc màu trắng đục. Hình dạng vườn nấm giống với mô tả của Nguyễn Đức Khảm,( 1976), [1] khi nghiên cứu loài này ở miền bắc Việt Nam.
Trong vườn nấm có chứa rất nhiều mối non. Trong tổ mối, vườn nấm phân bố rải rác và chiếm số lượng lớn, qua khảo sát thấy vườn nấm tập trung nhiều gần các khoang chính, các hang giao thông, điều này khẳng định vai trò của vườn nấm trong mối quan hệ dinh dưỡng với tổ mối.Loại đất cấu tạo nên vườn nấm là đất cát pha, hạt sét nhỏ như đất cấu tạo hoàng cung.Vì kích thước hoàng cung và vườn nấm của loài nhỏ, lại cấu tạo từ loại đất có tính chất tương tự nhau, nên rất dễ nhận diện nhầm và làm nát hoàng cung trong khi thu vườn nấm.
C
Hình 8: Vườn nấm của tổ mối loài Microtermes pakistanicus (C)
1.3. Đặc điểm cấu trúc của khoang chính,khoang phụ và của hang giao thông
Qua các lát giải phẫu tổ chúng tôi nhận thấy các khoang tổ của loài M. Pakistanicus bao gồm các khoang chính, khoang phụ, và hang giao thông . Các khoang tổ này có các đặc điểm về hình thái, phân bố và số đo đã được chúng tôi ghi nhận như sau:
1.3.1. Đặc điểm về hình thái
Khoang chính và khoang phụ của tổ mối loài M. Pakistanicus có đặc điểm hình dạng ngoài giống nhau chỉ có sự sai khác về kích thước, và thành phần đẳng cấp trong đó. Các khoang đều có hình dạng gần giống hình tròn, phân bố rải rác trong lòng đất, trong các khoang phụ có chứa nhiều mối non, đây là đặc điểm để phân biệt với các khoang chính, số đo các khoang phụ nhỏ hơn các khoang chính. Khoang chính và khoang phụ của loài đều được cấu tạo từ loại đất đặc trưng cấu tạo chung của tổ, đặc điểm này không giống như các loài thuộc giống Macrotermes: các khoang tổ được cấu tạo từ loại đất khác so với đất cấu tạo lên thành tổ.
E
D
Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus
D: Khoang chính
E: Khoang phụ
Hang giao thông của loài xuất phát từ đáy của các khoang chính và khoang phụ để thực hiện vai trò chính là tạo mối liên lạc thường xuyên giữa các thành viên trong tổ mối. Các hang đi ra từ xung quanh đáy khoang thường là các hang đi song song với mặt đất, các hang đi ra từ giữa đáy của khoang có hướng đi xuống sâu. Kích thước các hang thay đổi, phân ra thành hang lớn, hang nhỏ. Từ các hang lớn sẽ phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khi đi xa và xuống sâu. Trên các hang đi song song với mặt đất có các hang xiên lên trên mặt đất tới các nguồn thức ăn.
Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus
1.3.3.vị trí các khoang tổ.
Chiều sâu khoang tổ
Qua 2 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các lát cắt theo các chiều. khi khảo sát chiều sâu các khoang tổ chúng tôi thực hiện xử lý 224 khoang tổ ở các độ sâu khác nhau, kết quả được chúng tôi ghi nhận và tổng kết ở bảng và biểu đồ
Bảng 2: Số lượng và cấu trúc các khoang tổ mối theo độ sâu
Đặc điểm
Độ sâu các khoang tổ
Biểu đồ 1:Phân bố các khoang tổ theo độ sâu
Dựa trên các số liệu thống kê ở Bảng 3 và biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy:
Các khoang tổ phân bố ở tất cả các độ sâu của các lát cắt, từ các khoang cách mặt đất 0- 5 cm đến các khoang cách mắt đất 60cm. Mỗi khoang chiếm một tỉ lê Sự phân bố các khoang tổ theo chiều sâu trên các địa điểm khảo sát tuân theo quy luật phân bố chuẩn. Các khoang tổ tập trung nhiều nhất tại độ sâu từ trên 10cm đến 35cm (chiếm 51,57% tỷ lệ các khoang), trong đó nhiều nhất là vị trí sâu trên 25- 30cm (14,80%).
Biểu đồ 1 cho thấy phân bố của các khoang tổ theo độ sâu là tương đối rải rác. Độ sâu tập trung nhiều khoang tổ nhất chỉ chiếm 14,80% số khoang tổ. Số lượng các khoang tổ ở độ sâu trên 60cm (được coi là nằm ngoài đường cong phân bố chuẩn) chiếm 16,59%, rải đều cho đến độ sâu 95cm.
Phân bố khoang tổ theo chiều ngang
Khảo sát sự phân bố khoang tổ theo chiều ngang, chúng tôi nhận thấy:
Khoang tổ M. pakistanicus tập trung thành các cụm. Một tổ mối bao gồm nhiều cụm khoang tổ phân bố rải rác, trong đó có một cụm khoang lớn nhất có thể là cụm chính. Cụm khoang tổ chính gồm khoảng 30- 40 khoang tổ, phân bố trên khoảng dày 3-4 lát cắt (30-40cm), có nhiều khoang có con non và chứa hoàng cung tổ mối. Cụm khoang phụ chứa ít khoang hơn (10-15
khoang tổ), phân bố trên bề dày khoảng 2-3 lát cắt (20-30cm). Hai cụm khoang tổ có các đường giao thông kết nối với nhau. Một số cơ sở để chúng tôi đưa ra nhận xét này bao gồm:
Các đường giao thông hình thành sau khi tạo các lát cắt khoảng 1-2 tiếng cho thấy mối liên hệ giữa hai cụm khoang tổ.
Dùng phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) bắt và đặt chung các cá thể của hai cụm khoang tổ, chúng tôi không thấy các cá thể này xung đột với nhau, như vậy có thể kết luận các khoang tổ của hai cụm khoang là thuộc cùng một tổ mối.
Trong điều kiện thực nghiệm, việc xác định số lượng chính xác các cụm khoang tổ của một tổ mối và vị trí cụm xa nhất so với khoang trung tâm là không thể thực hiện được do khối lượng và thời gian thí nghiệm quá lớn. Dẫn liệu đầu tiên cho thấy trong một lát cắt (6m) có thể có 2- 3 cụm khoang tổ, khoảng cách xa nhất giữa cụm khoang chính và cụm vệ tinh ghi nhận được là 2m. Nếu mở rộng lát cắt, theo chúng tôi có thể còn phát hiện thêm khá nhiều cụm khoang tổ ở khoảng cách xa hơn. Nếu ước lượng khoảng cách đó là 4m thì đường kính khu vực tổ mối M. pakistanicus đã lên đến 8m. Dẫn liệu này cho thấy mức độ rải rác của các khoang tổ mối.
Hình 11: Mặt cắt điển hình thể hiện phân bố khoang tổ theo chiều ngang (tổ số 1, lát cắt 3)- mặt cắt chỉ biểu thị vị trí mà chưa bao gồm thông số kích thước khoang tổ.
1.3.4.Về kích thước các khoang tổ
Kết quả thống kê kích thước khoang tổ trên 209 khoang có dẫn liệu chính xác được thể hiện ở Bảng 2 và Hình 3. Thông số chính dùng để phân loại là kích thước khoang theo chiều ngang đo được.
Bảng 3. Thống kê kích thước các khoang tổ.
Kích thước
Từ 0-2cm
2 – 3 cm
3 - 4cm
4 - 5cm
5 - 6 cm
trên 6cm
Tổng số
Số lượng khoang
38
62
49
42
9
9
209
Tỷ lệ %
18.18%
29.67%
23.44%
20.10%
4.31%
4.31%
100%
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các khoang tổ tương ứng với khoảng kích thước ghi nhận
Về sự phân bố kích thước các khoang tổ, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Kích thước của các khoang tổ mối M. pakistanicus là rất nhỏ so với các tổ mối Macrotermes, Odontotermes, phổ biến nhất là từ 2 đến 3cm (chiếm 29,67%). Với kích thước này việc sử dụng các biện pháp bơm thuốc hay dò tìm là không khả thi và không thực tế.
Các khoang tổ có kích thước khá đều nhau, có tới 73,21% số khoang tổ có kích thước nằm vào khoảng từ 2 đến 5cm. Số khoang tổ lớn hơn 5cm chỉ chiếm 8,62%. Đây có thể coi là đặc điểm điển hình của tổ mối M. pakistanicus.
1.3.5.Vị trí và kích thước các đường giao thông.
Mật độ đường giao thông: Để tính mật độ đường giao thông, chúng tôi ước lượng bằng cách tạo một lát cắt với diện tích 3m, sau đó để khoảng 2 tiếng không can thiệp và đếm số điểm đầu và điểm cuối của các đường giao thông. Kết quả có tính chất ước lượng tuy nhiên có thể tham khảo khi làm các hàng rào ngăn mối trong các thí nghiệm.
Bảng 4. Vị trí các đường giao thông
Vị trí (sâu)
0 đến 10cm
11 đến 20
21 đến 30
31 đến 40
41 đến 50
Trên 50
Tổng số
Số điểm
2
4
11
4
4
5
30
Tỷ lệ
6.67%
13.33%
36.67%
13.33%
13.33%
16.67%
100%
Biểu đồ 3: Phân bố độ sâu các đường giao thông
Kết quả thể hiện ở Bảng 4 và biểu đồ 3 cho thấy độ sâu phổ biến nhất của các đường giao thông ở M. pakistanicus là từ 21 đến 30cm (36,67%). Độ sâu từ 0 đến 50 cm chiếm 83,33% số điểm đếm được, độ sâu trên 50cm chiếm 16,67%. Kết quả này cũng phù hợp với tỷ lệ thống kê độ sâu khoang tổ mối. Tuy nhiên với số lượng thống kê chưa nhiều (30 điểm),cho nên những dẫn liệu chúng tôi đưa ra ở đây cần được kiểm chứng thêm để có những kết luận chính xác nhất.
Về kích thước các đường giao thông, tiến hành đo kích thước các đường giao thông phát hiện được chúng tôi nhận thấy kích thước trung bình chỉ khoảng 1mm. Các đường mui đắp trên lát cắt có kích thước chiều ngang lớn hơn (khoảng 0,7-0,8cm). Với kích thước này việc phát hiện các đường giao thông của mối là rất khó khăn Chúng tôi vẽ sơ đồ 2D dựa trên lát cắt điển hình với các thông số khoang sau:
Bảng 5. Thông số chính các khoang vẽ lát cắt 2D (lát cắt 7, tổ số 3)
Vị trí
Ngang
Vị trí sâu
Kích thước
chiều ngang- x
Kích thước
dọc –y
Độ sâu
ước
lượng- z
Ghi chú
Khoang 1
163
65
4.5
4
6
Con non, khoang
không vườn nấm
Khoang 2
127
28
3
4
3
Khoang 3
143
15
4
1.5
1
khoang 4
167
70
5
5
6
Con non, khoang
không vườn nấm
Khoang 5
182
40
3
1.5
3
Khoang 6
184
35
3
5
khoang có nấm
Khoang 7
188
38
3.5
3
3
Khoang 8
188
70
7
6
5
có con non
Khoang 9
212
40
5
3
5
Nhiều quân
Khoang 10
227
32
4
4
4
vườn nấm
Khoang 11
259
10
4
2.5
0.5
Khoang 12
269
30
2
2
2
Nhiều quân
Khoang 13
275
16
2.5
2.5
Nằm chếch, có nấm
Các khoang không nằm trong lát cắt được bổ sung từ các lát cắt kế cận và đưa vào hình vẽ 2D.
1.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ, phân tích các số liệu ở các bảng và các hình , chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Tổ mối M. pakistanicus có cấu trúc tổ chìm, khoang tổ khó phát hiện được bằng các phương pháp khu trú dấu hiệu tổ mối, chúng ta chỉ có thể nhận ra tổ loài này dựa vào các dấu hiệu khai thác thức ăn ở khu vực ngoài tổ mối và nhờ mùi hăng đặc trưng của tổ phát ra.
- Hoàng cung và vườn nấm của tổ mối loài này có thành phần cấu tạo tương tự nhau, đều được cấu tạo từ các hạt cát, hạt sét nhỏ, nằm xen kẽ nhau, rất dễ nát trong khi phẫu tổ. Hoàng cung là các khe hẹp, chiều rộng khoảng 1,5- 1,7 cm, chiều dài khoảng 3- 5cm, vườn nấm và lỗ vườn nấm có dạng hình tròn, kích thước nhỏ
- Tổ mối M. pakistanicus có cấu trúc theo các cụm khoang tổ có thể không liền kề với nhau. Các cụm khoang có đường giao thông nối với nhau, có cụm chính và cụm phụ.
- Các khoang tổ mối tập trung nhiều nhất ở độ sâu trên 25 đến 30cm, kích thước từ 2 đến 3cm chiều ngang. Các khoang tổ mối có độ sâu khá phân tán nhưng kích thước khá đồng đều.
- Đường giao thông của M. pakistanicus tập trung ở khoảng độ sâu dưới 50cm, kích thước đường giao thông chỉ khoảng 1mm.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI C ỦA LOÀI MỐI NGHIÊN CỨU
2.1. Mối lính
Qua những mẫu mối thu được ngoài thực địa, và những mẫu mối lưu giữ trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Mối lính loài này có hai loại hình thái, một loại có kích thước lớn gọi là mối lính lớn, và một loại có kích thước nhỏ hơn gọi là mối lính nhỏ. Tuy chúng khác nhau về kích thước nhưng xét về đặc điểm cấu trúc đều có hình dạng gần giống nhau và được mô tả như sau:
Hình 12 : Mối lính lớn loài Microtermes pakistanicus
- Đầu mối lính màu vàng đỏ, đầu gần hình tròn, chiều dài gần bằng chiều rộng, cạnh sau tròn, cạnh trước gần thẳng, đầu có nhiều lông cứng rải rác.
Hàm màu nâu đỏ, nhạt ở gốc, hàm uốn mạnh vào ở gốc hàm, đoạn giữa thẳng, đỉnh hàm quặt vào, hàm trái có một răng mờ nhạt ở gần 1/3 phía trước, gốc hàm trái có cạnh trong khuyết hình chữ V lớn, dưới chữ V là mấu lồi nhọn; cạnh trong của hàm phải khuyết hình chữ v ở gốc tạo nên mấu tù lồi, trước khuyết chữ V một chút có một khía cạnh nhỏ.
Môi có màu vàng đỏ giống màu đầu, môi có nhiều lông cứng dài mọc thành hai hàng ở hai bên. Môi có hình lưỡi rộng nhất ở phía sau. Mảnh gốc môi màu trắng nhạt
Râu gồm 15 đến 16 đốt, đốt thứ hai dài bằng rưỡi đốt thứ 3, đốt thứ 4 dài hơn đốt thứ 3.
Cằm ngắn, chiều dài hơi lớn hơn chiều rộng, cạnh bên của cằm lồi, gẫy khúc. Cằm có một vài lông cứng dài và ngắn mọc ở cạnh trước, cạnh sau, ở thuỳ bên và trên mu.
Các tấm lưng ngực có màu vàng phớt nâu, có cạnh trước nhô lên rất nhiều, các tấm lưng bụng có màu nâu không đều.
Bảng 6: Đặc điểm số đo hình thái phân loại của quần thể mối lính lớn ở Hoà Bình và theo mô tả gốc.
Số đo
Các chỉ tiêu
Mối lính lớn(5 cá thể)(1)
mối lính lớn(5 cá thể)(2)
Khoảng giá trị (mm)
Trung bình
Khoảng giá trị (mm)
Trung bình
Chiều dài đầu đến gốc hàm
1,00-1.10
1,06
0,9- 1,1
0,92
Chiều rộng đầu tại gốc hàm
0,75-0,77
0,75
0,8- 1,1
0,89
Chiều rộng đầu sau hốc râu
0,97-1,00
0,99
0,8- 1,2
0,86
Chiều dài cực đại của đầu
1,02-1,08
1,05
0,62- 0,66
0,64
Chiều dài của hàm trái
0,65-0.70
0,68
0,5- 0,8
0,63
Chiều dài của tấm lưng ngực trước
0,55-0,65
0,61
0,54- 0,62
0,55
Chiều rộng của tấm lưng ngực trước
0,50-0,55
0,54
0,6- 0,8
0,7
(2) Tài liệu gốc: Nguyễn Đức Khảm & nnk, 2007. Mối- Động vật chí Việt Nam, tr. 147.
Chúng tôi đã tiến hành so sánh đặc điểm số đo hình thái của 5 cá thể mối lính lớn ở 7 chỉ tiêu số đo bao gồm chiều dài đầu đến gốc hàm, chiều rộng đầu tại gốc hàm, chiều rộng đầu sau hốc râu, chiều rộng cực đại của đầu, chiều dài của hàm trái, chiều dài của tấm lưng ngực trước, chiều rộng của tấm lưng ngực trước ở Hoà Bình và mô tả của Nguyễn Đức Khảm và nhận thấy: mối lính ở Hoà Bình có số đo khác so với mô tả gốc cụ thể như ở chỉ tiêu chiều dài đầu đến gốc hàm (nhỏ hơn so với mô tả gốc là 0,04mm)-à chiều rộng đầu sau hốc râu (nhỏ hơn 0,13mm).-à chiều dài cực đại của đầu (nhỏ hơn 0,39mm)-à chiều dài hàm trái (nhỏ hơn 0,05mm -àchiều dài của tấm lưng ngực trước( nhỏ hơn 0,06mm). Các chỉ tiêu còn lại mối ở Hoà Bình lớn hơn dao động khoảng 0,14mm- 0,16mm. Như vậy trong 7 chỉ tiêu so sánh thì mối lính ở Hoà Bình có 5 chỉ tiêu nhỏ hơn so với mô tả gốc, chứng tỏ mối ở Hoà Bình có kích thước nhỏ hơn so với mô tả của Nguyễn Đức Khảm.
Bảng : Đặc điểm số đo hình thái phân loại của quần thể mối lính ở Tây Nguyên và theo mô tả gốc.
Tt
Số đo
Các chỉ tiêu
Mối lính lớn (5 cá thể) (3)
Mối lính lớn (5 cá thể) (2)
Kích thước (mm)
Trung bình
Kích thước (mm)
Trung bình
1
Chiều dài đầu đến gốc hàm
1,02- 1,2
1,03
1,00- 1,10
1,06
2
Chiều rộng đầu tại gốc hàm
0,78- 0,97
0,81
0,75- 0,77
0,75
3
Chiều rộng đầu sau hốc râu
0,85- 1,1
0,84
0,97- 1,00
0,99
4
Chiều dài cực đại của đầu
0,58- 0,66
0,61
1,02- 1,08
1,05
5
Chiều dài của hàm trái
0,52- 0,81
0,65
0,65- 0,70
0,68
6
Chiều dài của tấm lưng ngực trước
0,47- 0,55
0,50
0,55- 0,65
0,61
7
Chiều rộng của tấm lưng ngực trước
0,54- 0,82
0,69
0,50- 0,55
0,54
(2): xem chú thích trang
(3): mẫu mối thu ở Tây Nguyên
Để so sánh đặc điểm hình thái mối lính lớn ở Tây Nguyên với mô tả gốc, chúng tôi đã tiến hành đo 5 cá thể cho từng khu vực ở 7 chỉ tiêu hình thái như mối lính lớn ở Hoà Bình và nhận thấy trong 7 chỉ tiêu đặt ra so sánh, có đến 5 chỉ tiêu mẫu mối ở Tây Nguyên nhỏ hơn, hiệu khoảng giá trị cho từng chỉ tiêu so với mô tả gốc như sau: Chiều dài đầu đến gốc hàm và chiều dài của hàm trái (-0,03)-à chiều dài của tấm lưng ngực trước (-0,11)-à chiều rộng đầu sau hốc râu (-0,15)-à chiều dài cực đại của đầu (-0,44). Hai chỉ tiêu hình thái còn lại là chiều rộng đầu tại gốc hàm và chiều rộng của tấm lưng ngực trước có hiệu khoảng giá trị dương lần lượt 0,06mm và 0,15mm. Như vậy nhìn một cách tổng quát toàn bộ các chỉ tiêu so sánh chúng tôi cho rằng mối lính của loài nghiên cứu ở Tây Nguyên nhìn chung có kích thước nhỏ hơn so với mô tả gốc của Nguyễn Đức Khảm.
Loài mối M. pakistanicus có đặc điểm bay phân đàn phụ thuộc vào cơn giông nên chúng phát tán rất xa trung tâm phân bố. Khi phát tán xa ổ sinh thái cũ, hình thái của chúng có thể biến đổi nhiều. Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát số đo của các đẳng cấp ở các điạ phương khác nhau.
Bảng 7: So sánh số đo mối lính lớn của Microtermes pakistanicus ở Hoà Bình, Tây Nguyên
Số đo
Mối lính lớn( 5 cá thể) (1)
Mối lính lớn(5 cá thể)(3)
Khoảng giá trị (mm)
Trung bình
(mm)
Khoảng giá trị
(mm)
Trung bình
(mm)
Chiều dài đầu đến gốc hàm
0,9-1,1
0,92
1.02-1,2
1,03
Chiều rộng đầu tại gốc hàm
0,8-1,1
0,89
0,78-0,97
0,81
Chiều rộng đầu sau hốc râu
0,8-1,2
0,86
0,85-1,1
0,84
Chiều dài cực đại của đầu
0,62-o,66
0,64
0,58-0,66
0,61
Chiều dài của hàm trái
0,5-0,8
0,63
0,52-0,81
0,65
Chiều dài của tấm lưng ngực trước
0,54-0,62
0,55
0,47-0,55
0,5
Chiều rộng của tấm lưng ngực trước
0,6-0,8
0,7
0,54-0,82
0,69
(1);(3) xem chú thích trang
Nghiên cứu và phân tích số liệu bảng 7 chúng tôi nhận thấy: số đo hình thái phân loại về các đặc điểm cấu trúc của mối lính lớn ở Hoà Bình và Tây Nguyên có giá trị khác nhau, hiệu giá trị về số đo các chỉ tiêu so sánh dao động trong khoảng -0,02- 0,11mm. Số đo hình thái mối lính lớn ở Hoà Bình lớn hơn mối lính lớn ở Tây Nguyên về các chỉ tiêu chiều rộng đầu tại gốc hàm (0,08mm); chiều rộng đầu sau hốc râu (0,02mm); chiều dài cực đại của đầu (0,03mm); chiều dài của tấm lưng ngực trước (0,05mm) và chiều rộng của tấm lưng ngực (0,01mm). Như vậy xét toàn diện trên các chỉ tiêu ta thấy mối lính lớn ở Hoà Bình lớn hơn mối lính lớn ở Tây Nguyên.
Kết hợp bảng chúng tôi nhận thấy rằng số đo hình thái của mối lính lớn ở Hoà Bình và Tây Nguyên có sự sai khác nhau về các chỉ tiêu so sánh, mối lính lớn ở Hoà Bình nhìn chung có kích thước lớn hơn so với mối lính lớn ở Tây Nguyên, nhưng lại có đến 5 chỉ tiêu số đo nhỏ hơn so với mô tả gốc của Nguyễn Đức Khảm.
Từ sự khác biệt về số đo đó chúng tôi có đưa ra những nhận xét chủ quan của mình: có sự khác nhau về kích cỡ mối ở các khu vực địa lý khác nhau trong cùng một quốc gia. Yếu tố địa hình, điều kiện địa lý của từng địa phương có thể là nguyên nhân tạo ra sự khác nhau về số đo hình thái giữa các cá thể mối lính khác nhau. Tuy vậy các kết quả so sánh của chúng tôi được thực hiên trên số lượng cá thể chưa đủ lớn, cần khảo sát số đo trên số lượng cá thể lớn hơn để có những nhận định đúng đắn nhất.
Sự sai khác nhau về các chỉ tiêu số đo này giúp cho chúng ta nhận ra rằng phân loại mối lính của loài dựa vào số đo hình thái chỉ mang tính tương đối, vì vậy sự khác nhau về số đo hình thái dễ làm cho các nhà phân loại học dựa vào hình thái nhầm lẫn [1].
Bảng 8: So sánh số đo hình thái phân loại mối lính nhỏ các khu vực địa lý khác nhau
Số đo
Mối lính nhỏ(15 cá thể)(3)
mối lính nhỏ(15 cá thể)(4)
Khoảng giá trị
Trung bình
khoảng giá trị
Trung bình
Chiều dài đầu đến gốc hàm
0,65-0,9
0,66
0,7-0,85
0,72
Chiều rộng đầu tại gốc hàm
0,4-0,6
0,45
0,4-0,5
0,41
Chiều rộng đầu sau hốc râu
0,35-0,5
0,37
0,4-0,5
0,41
Chiều dài cực đại của đầu
0,7-0,9
0,72
0,65-0,8
0,66
Chiều dài của hàm trái
0,5-0,7
0,59
0,43-0,61
0,45
Chiều dài của tấm lưng ngực trước
0,5-0,8
0,54
0,46-0,9
0.53
Chiều rộng của tấm lưng ngực trước
0,4-0,7
0,46
0,37-0,64
0,42
(3): Hoà Bình
(4): Tây Nguyên
Phân tích số đo của các cá thể mối lính nhỏ của loài ở Hoà Bình, Tây Nguyên chúng tôi nhận thấy: độ lệch giữa các chỉ tiêu cấu trúc hình thái giữa các cá thể mối lính nhỏ ở hai khu vực nghiên cứu nhỏ cụ thể như sau
+ Chiều dài đầu đến gốc hàm ( 0,66 - 0,72 ) độ lệch :0.06
+ Chiều rộng đầu tại gốc hàm (0.41- 0,45) độ lệch : 0,04
+ Chiều rộng đầu sau gốc râu (0,37- 0,41) độ lệch : 0,04
+ Chiều dài cực đại của đầu (0,66- 0,72) độ lệch : 0,06
+ Chiều dài của hàm trái (0,45- 0,59) độ lệch : 0,14
…
Với độ lệch nhỏ như trên, theo ý nghĩ chủ quan của chúng tôi, nếu tiến hành khảo sát và thống kê với số lượng mối lớn chúng ta có thể lập được bảng số đo phân loại hình thái của mối lính nhỏ.
So sánh kết quả phân tích ở bảng 7, bảng 8 chúng tôi thấy mối lính lớn có kích thước lớn hơn mối lính nhỏ, kết luận này phù hợp với những nhận xét khi quan sát các loại hình mối lính bằng mắt thường.
2.2. Đặc điểm , số đo hình thái phân loại của đẳng cấp mối thợ
Các mẫu mối thu tại thực địa đã được chúng tôi quan sát so sánh và nhận thấy đẳng cấp mối thợ cũng có 2 hình thái giống đẳng cấp mối lính, bao gồm mối thợ lớn, và mối thợ nhỏ, giữa chúng chỉ có sự sai khác về kích thước, còn hình dạng ngoài là tương tự nhau và được mô tả như sau:
Đầu mối thợ hình trứng, có màu vàng nhạt hơn màu đầu của mối lính, chiều dài hơn rất nhiều chiều rộng, rộng nhất ở giữa, có vài chiếc lông cứng rải rác.
Hàm màu nâu hơi đỏ, gốc hàm hơi vàng, hàm dưới rộng và hơi cong, cả hai hàm đều có răng
Môi, râu, tấm lưng ngực trước, chân và than mối hơi vàng nhạt hơn đầu
Lỗ tuyến trán hình ô van
Râu có từ 12-13 đốt, trong mẫu 12 đốt thì đốt thứ 2 gấp 1,5 lần đốt thứ 3.
Cằm ngắn, có vài lông cứng dài và ngắn mọc ở cạnh trước và cạnh sau.
Hình 13: Cơ thể mối thợ lớn loài Microtermes pakistanicus
Bảng 9: So sánh số đo hình thái của mối thợ
Số đo
Mối thợ lớn(3)
Mối thợ nhỏ(3)
Mối thợ lớn(4)
Mối thợ nhỏ(4)
Mối thợ lớn(5)
Mối thợ nhỏ(5)
Trung bình (mm)
Trung bình (mm)
Trung bình (mm)
Trung bình (mm)
Trung bình (mm)
Trung bình (mm)
Chiều dài cơ thể
10,2
6,6
9,8
6,0
11,01
8,2
Chiều dài đầu
2,68
1,5
2,2
1,14
2,7
1,7
Chiều dài ngực bụng
1,09
0,72
1,0
O,65
1,1
1.02
Chiều rộng ngực bụng
0,82
0,43
0,78
0,38
0,9
0,5
(3): Hoà Bình
(4): Tây Nguyên
(5): Nghệ An
Nhận xét: nhìn vào bảng trên thấy mối thợ lớn (9,8-11,01) có số đo lớn hơn nhiều so với mối thợ nhỏ(6,0-8,2).trong đó mối thợ ở miền nam có kích thước trung bình, mối miền trung có số đo lớn nhất .Như vậy sự khác biệt về số đo của các đẳng cấp mối thợ cũng chịu sự chi phối của yếu tố địa hình, khí hậu như đối với mối lính
Như vậy số đo hình thái của các đẳng cấp mối loài này dao động xung quanh tiêu chuẩn số đo chung, có sự khác nhau ở các quốc gia và khu vực khác nhau trong cùng một quốc gia. Vì vậy dựa vào số đo hình thái để phân loại loài này chỉ mang tính tương đối
2.3. Vị trí phân loại của mối Microtermes pakistanicus trong khoá phân loại giống (đối với các loài đã biết ở Việt Nam) [1,146]
Mối lính
1(2) Mối lính có hai dạng; mối lính lớn và mối lính nhỏ; đầu hình tròn Microtermes pakistanicus
2(1) Mối lính có một dạng; đầu không phải là hình tròn………………3
3(4) Cơ thể có lớp lông dày; chiều rộng cực đại của đầu là 0,8 mm, môi trên hình lưỡi, đỉnh không nhọn………………..Microtermes obesi
4(3) Cơ thể không có lớp lông dày đặc; môi trên hình lưỡi mác hoặc kim chích, đỉnh môi rất nhọn……………………Microtermes incertoider
Hình 14: Hình dạng đầu và các tấm lưng ngực ở mối lính loài M. Pakistanicus
A: Đầu mối lính lớn; B: Đầu mối lính nhỏ; C: Râu mối lính lớn
D: Môi lính lớn; E: Hàm trái mối lính lớn; F: Tấm lưng ngực mối lính lớn; G: Tấm lưng ngực mối lính nhỏ
Hình 15: Ảnh chụp đầu mối lính
Hình 16: Ảnh chụp đầu mối thợ loài M. Pakistanicus
2.4. Sơ bộ nhận xét và kết luận
Qua kết quả quan sát mối lính và mối thợ của loài và phân tích số liệu bảng 6, bảng 7, bảng 8, bảng 9 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Đẳng cấp mối lính và mối thợ của loài M. Pakistanicus đều có hai loại hình thái: một có kích thước nhỏ, một có kích thước lớn, song các đặc điểm cấu trúc hình thái giữa các loại hình trong cùng một đẳng cấp nhận thấy không có sự sai khác.
Có sự chênh lệch về số đo hình thái mối lính giữa các khoá định loại loài M. Pakistanicus
Có sự khác nhau về số đo hình thái ở các loại hình đẳng cấp ở các khu vực địa lý khác nhau trong cùng một quốc gia.
Hình thái cấu tạo của mối lính là đơn vị phân loại loài (đặc điểm cấu tạo hàm của mối lính), phân loại loài theo các chỉ tiêu số đo không mang tính tuyệt đối..
CHƯƠNG III:
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC TỈ LỆ CỦA CÁC LOẠI HÌNH ĐẲNG CẤP Ở TỔ MỐI LOÀI MICROTERMES PAKISTANICUS
3.1. Tổng quan về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus
Loài mối M.Pakistanicus có khả năng phân bố rộng khắp [1; 21], loài có thể xuất hiện hầu như trong tất cả các loại đất như: Đất feralit, đất bazan, đất xám bạc màu…Chúng ta rất dẽ bắt gặp loài này trong dải độ cao từ 0m- 1000m.
Loài mối M. Pakistanicus là côn trùng có đời sống xã hội, các cá thể có mối liên hệ mật thiết với nhau [1; 20 ]. Các cá thể mối trong tổ mối có sự chuyên hoá về chức năng, chúng đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau, mọi thành viên trong tổ lao động theo bản năng của mình.
Trong một xã hội của đàn mối có mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh, sự hình thành các đẳng cấp này tuỳ theo đặc điểm phát triển của loài. Các đẳng cấp này được hình thành sau khi chúng được thụ tinh. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, mối non của các đẳng cấp hoàn toàn giống nhau. Qua các lần lột xác về sau sự phân hoá ngày càng rõ rang. Tỉ lệ phân hoá thành các đẳng cấp từ mối non được cân đối bằng những tín hiệu pheromone sinh ra trong tổ mối – pheromon đẳng cấp. Không chỉ sự phân hoá về đẳng cấp chịu sự chi phối của pheromone mà chúng còn chi phối sự hình thành mối vua và mối chúa của loài. Sự phân hoá đẳng cấp này đảm bảo sự tồn tại của loài trong tự nhiên. Chính sự phân hoá đó đă quy định một phần sự phân bố cũng như tỉ lệ các đẳng cấp ở khu vực trong hay xung quanh tổ mối.
3.2. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp trong hoàng cung và vườn nấm của tổ mối
Theo nghiên cứu ở mục 1.2 chương II: Hoàng cung và vườn nấm của tổ mối loài này rất dễ lẫn với nhau, vì vậy khi khảo sát đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp trong hoàng cung và vườn nấm chúng tôi không phân định rõ rang nên những kết quả thu được chỉ mang tính tương đối
Tiến hành thu mẫu, và xử lý số liệu ở 3 hoàng cung, vườn nấm chúng tôi kết quả sau:
Bảng 10 : Tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở tổ mối loài M. Pakistanicus trong hoàng cung và trong vườn nấm
Tt
Đẳng cấp
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Số lượng (con)
%
Số lượng (con)
%
Số lượng (con)
%
1
Thợ lớn
170
5,2
250
10,9
290
7,5
2
Thợ nhỏ
260
8,0
310
13,5
310
8,0
3
Lính lớn
130
4,0
202
8,8
259
6,7
4
Lính nhỏ
210
6,3
210
9,2
270
7,1
5
Con non
2500
76,5
1321
57,6
2730
70,7
Tổng cộng
3270
100
2293
100
3859
100
Bảng trên cho thấy trong hoàng cung và vườn nấm loài mối nghiên cứu có số lượng con non chiếm tỉ lệ lớn trong khoảng 57,6%- 76,5 %, các đẳng cấp khác cũng xuất hiện như mối lính thợ lớn (5,2% - 10,9%), mối thợ nhỏ (8,0% -13.5%), mối lính lớn(4,0% - 8,8%), mối lính nhỏ (6,3% -9,2%), các đẳng cấp mối trưởng thành ở hoàng cung và vườn nấm chiếm tỉ lệ nhỏ, trong đó tỉ lệ mối thợ nhỏ là lớn nhất, chứng tỏ vai trò của mối lính nhỏ trong việc xây dựng hoàng cung và bảo vệ vườn nấm là rất quan trọng, song chúng vẫn có mối quan hệ với các đẳng cấp còn lại đảm bảo sự cân bằng sinh học trong hệ thống tổ mối của loài. Con non xuất hiện với số lượng lớn đã làm rõ hơn một phần vai trò nuôi dưỡng và phân hoá đẳng cấp của hoàng cung, vườn nấm của tổ mối loài này: Đa số con non được hình thành ở đây, sau đó phân hoá thành các đẳng cấp trong loài đảm nhiệm chức năng khác nhau
Khi khảo sát 3 tổ mốí loài này chúng tôi còn thấy trong hoàng cung có xuất hiện dấu vết của mối một đôi mối vua chúa của loài, và thấy xuất hiện nhiều ổ trứng ( cả trứng non và trứng sắp nở).
3.3. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp của loài ở khoang chính, khoang phụ và hang giao thông.
Bảng 11: Cấu trúc tỉ lệ các loài hình đẳng cấp của loài ở khoang chính, khoang phụ và hang giao thông
Đẳng cấp
Khoang giao thông
Khoang phụ
Khoang chính
mẫu 1(%)
mẫu 2(%)
Mẫu 3(%)
Mẫu 1(%)
mẫu 2 (%)
mẫu 3 (%)
Mẫu 1 (%)
mẫu 2 (%)
mẫu 3 (%)
TL
44,7
41,5
40,0
43,3
53,3
65,1
47,2
48,9
44,4
TN
8,3
12,3
10,9
13,3
21,9
14,0
5,5
7,0
12,2
LL
41,6
37,3
39,2
20,0
8,9
11,6
42,7
35,6
38,4
LN
5,4
8,9
9,9
23,4
15,9
9,3
4,6
8,5
5,0
Chú thích:
TL: mối thợ lớn
TN: mối thợ nhỏ
LL: mối lính nhỏ
LN: mối lính nhỏ
Phân tích kết quả cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp của loài ở khoang chính, khoang phụ và hang giao thông (bảng ) cho thấy: số lượng mối thợ lớn ở cả 3 loại khoang đều chiếm tỉ lệ lớn nhất, dao động từ 40,0% (mẫu 3- khoang giao thông) đến 65,1% (mẫu 3- khoang phụ), sau đó đến mối lính lớn chiếm (11,6%- 41,6%) à mối thợ nhỏ (5,5% - 21,9%)à mối lính nhỏ (5,0%- 23,4%). Đặc điểm cấu trúc tỉ lệ của loài trong các khoang tương tự đặc điểm với một số loài thuộc họ Macrotermes(2)
Trong 3 loại khoang chúng tôi nhận thấy:tỉ lệ mối thợ lớn ở khoang phụ lớn và đồng đều nhất (43,3%- 65,1%)àkhoang chính (44,4%- 48,9%)à khoang giao thông (40,0%- 44,7%). Qua đó khẳng định vai trò của mối lính lớn là rất quan trọng.
So sánh tỉ lệ hai đẳng cấp mối thợ lớn/ mối lính lớn trong tất cả các khoang chúng tôi thấy:
Trong khoang phụ tỉ lệ mối thợ lớn/ mối lính lớn dao động từ 2,1- 5,6
Trong khoang giao thông: mối thợ lớn/mối lính lớn khoảng 1,02-1,11.
Trong khoang chính: mối thợ lớn / mối lính lớn khoảng 1,1- 1,4
Như vậy mối thợ lớn chiếm ưu thế nhất trong khoang phụ, vai trò xây dựng và khai thác thức ăn của chúng là lớn nhất. Trong các khoang còn lại vai trò của mối lính lớn và mối thợ lớn là ngang nhau.
3.4. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở ngoài tổ mối: nơi kiếm ăn và nơi xây đắp tổ
Phân tích kết quả ở bảng tỉ lệ quần thể mối đi kiếm ăn cho thấy:
Nhóm mối tham gia kiếm ăn gồm có mối thợ lớn, mối thợ nhỏ, mối lính lớn và mối lính nhỏ. Mỗi nhóm chiếm một tỉ lệ nhất định, qua đó thể hiện vai trò khác nhau của chúng
Trong nhóm mối đi kiếm ăn thì mối thợ lớn chiếm số lượng đặc biệt lớn(từ 72,7-81,1%) so với các đẳng cấp còn lại,tiếp theo là mối thợ nhỏ chiếm tỉ lệ từ 9,08-14,2%, chỉ bằng 1/8 so với mối thợ lớn, thứ 3 là mối lính lớn, chiếm khoảng 4,9- 6,9% và thấp nhất là lính nhỏ chiếm khoảng 3,69-6,25%.Từ số liệu đã phân tích ta thấy vai trò chính trong nhiệm vụ đi kiếm thức ăn về chăm sóc tổ là lực lượng mối thợ lớn. Đặc điểm của loài mối này giống với các loài mối khác trong họ [3].
Bảng 12: Kết quả đếm tỉ lệ mối trong quần thể mối đi kiếm ăn
Tt
Đẳng cấp
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu3
Mẫu 4
Mẫu 5
số lưọng
%
Số luợng
%
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
1
TL
2142
80,8
1634
81,1
860
72,7
1363
74,2
978
77,1
2
TN
280
10,6
183
9,06
168
14,2
231
12,6
168
13,3
3
LL
131
4,94
121
6,0
81
6,85
128
6,9
76
6,01
4
LN
98
3,66
78
3,83
74
6,25
115
6,3
47
3,7
Tổng cộng
2651
100
2016
100
1183
100
1837
100
1209
100
Bảng 13: Tỉ lệ phân bố các đẳng cấp ở các khu vực khai thác các loại thức ăn khác nhau
TT
Đẳng cấp
ĐM1(thân cây)
ĐM2(lá cây mục)
ĐM3( cành cây mục)
ĐM4(mặt đất)
số lượng
%
Số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
1
TL
1200
68,8
1350
71,6
2111
81,8
2963
91,1
2
TN
320
18,3
270
14,3
270
10,5
120
3,7
3
LL
135
7,7
160
8,5
101
3,9
98
3,0
4
LN
90
5,2
105
5,6
98
3,8
72
2,2
Tổng cộng
1745
100
1885
100
2580
100
3253
100
Qua khảo sát trên thực địa thấy loài này khai thác tất cả các loại rác thực vật khô như lá cây, cành cây, rễ cây, lớp bần trên thân cây. Ngoài những loại thức ăn trên chúng còn tấn công cả mô sống của cây công nghiệp khác. Xung quanh khu vực có tổ mối, chúng tôi quan sát thấy có các đường kiếm ăn nổi của loài mối này, chúng đắp các đường nhỏ như đường đi của kiến lửa và đắp đất lên trên với các dạng ống hay dạng bản mỏng như mô tả của Nguyễn Đức Khảm, 1976 [1]
Nhìn bảng trên chúng tôi nhận thấy: tất cả các loại hình trong đẳng cấp mối lính và mối thợ đều đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thức ăn nuôi tổ. Và trong đó cũng có sự phân hoá vai trò rõ rệt. Ở tất cả các khu vực kiếm ăn, mối thợ lớn luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất, dao động đều khoảng 68,8%- 91,1%, gần chiếm giá trị tuyệt đốí, thứ 2 là mối thợ nhỏ dao động không đều (3,7%- 18,3%), mối lính lớn và lính nhỏ chiếm tỉ lệ nhỏ. Ở khu vực dưới mặt đất mối thợ lớn chiếm số lượng ưu thế.
Bảng 14:Tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ
TT
Đẳng cấp
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
số lượng
%
1
TL
155
38,6
136
44,01
296
54,5
197
58,5
2
TN
136
33,8
98
31,7
130
25,7
62
18,4
3
LL
63
15,7
50
16,2
60
11,9
48
14,2
4
LN
48
11,9
25
8,09
20
7,9
30
8,9
Tổng cộng
402
100
309
100
506
100
337
100
Khi tiến hành giải phẫu tổ, chúng tôi đã quan sát được một số tập tính bảo vệ và xây đắp tổ của loài rất sinh động: Khi tổ mối bị xâm phạm, tất cả các cá thể đập đầu xuống giá thể, mối lính xông ra tấn công, mối thợ sẽ rút vào tổ hay hang dưới đất. Nếu tổ mối bị phá, mối lính sẽ xông ra bảo vệ cho mối thợ dùng đất để trét kín lỗ hở. Ở hoàng cung mối lính ẩn mình ở phía trong chỉ thò đầu ra với hàm răng chắc khoẻ tấn công kẻ thù. Tập tính này cũng giống tập tính được mô tả ở các loài khác [6, 62].
Khi phân tích bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy: tập tính xây và bảo vệ tổ của loài mối này quyết định đến cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp của tổ. tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ ít có khoảng cách hơn như ở nơi kiếm ăn cụ thể là: mối thợ lớn và mối thợ nhỏ chiếm tỉ lệ lớn hơn so với đẳng cấp mối lính. Để lí giải điều này một cách hợp lý có lẽ do mối thợ có chức năng xây dựng và bảo dưỡng tổ, còn mối lính có nhiệm vụ canh giữ tổ.
3.5. Sơ bộ nhận xét và kết luận về đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ của các loại hình đẳng cấp mối loài Microtermes pakistanicus
Qua kết quả phân tích các số liệu ở các bảng có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Các đẳng cấp mối của loài phân bố rộng khắp ở cả trong tổ và khu vực ngoài tổ với số lượng không giống nhau.
Mối non chiếm số lượng lớn trong hoàng cung và vườn nấm của tổ mối, các đẳng cấp còn lại vẫn chiếm tỉ lệ nhất định, đảm bảo các điều kiện phát triển bình thường cho toàn tổ
Tỉ lệ mối thợ lớn chiếm tỉ lệ cao nhất so với các đẳng cấp còn lại, tỉ lệ mối thợ lớn / mối lính lớn: lớn nhất ở khoang phụ (2,1- 6,0), ở khoang chính tỉ lệ này khoảng 1,1- 1,4, ở khoang giao thông là 1,02 -1,11.
Vai trò của mối thợ, đặc biệt là mối thợ lớn trong việc kiếm thức ăn và xây đắp tổ là rất quan trọng.
PHẦN IV:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.Kết luận
Từ những kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Loài mối Microtermes pakistanicus có cấu trúc tổ chìm, rất khó phát hiện. Để nhận biết được tổ mối chúng ta phải quan sát khu vực kiếm ăn trên lá cây, thân cây và mặt đất, những nơi kiếm ăn của mối. Đặc biệt loài này có toát ra mùi hăng đặc trưng là một dấu hiệu nhận ra tổ mối của loài. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp rada dò tìm tổ mối loài này không đạt hiệu quả. Để phòng trừ loài mối này tốt nhất chúng ta nên sử dụng phương pháp phẫu tổ và đặt bả thuốc.
- Tổ mối loài Microtermes pakistanicus bao gồm hệ thống các khoang: Khoang chính, khoang phụ, khoang giao thông có hình dạng và cấu trúc đặc trưng phân bố dày đặc. Giữa các khoang có mối liên hệ với nhau và có mối liên hệ với hoàng cung, vườn nấm của tổ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ mối trong tự nhiên. Vườn nấm và hoàng cung được cấu tạo từ loại đất tương tự nhau, vị trí phân bố liền kề nhau nên dễ nhận dạng nhầm
-Hoàng cung của loài thấy xuất hiện dấu vết của mối vua, mối chúa, trong khi giải phẫu một tổ mối, thấy có nhiều hoàng cung, có thể tổ bao gồm nhiều tổ nhỏ.
- Vườn nấm có chứa nhiều trứng và con non, trên vườn nấm của loài xuất hiện nhiều quả thể nấm, sợi nấm mốc trắng.
- Mối lính và mối thợ của loài nghiên cứu có hai loại hình thái là mối cỡ nhỏ và mối cỡ lớn. Mối lính có cấu tạo hàm đặc biệt: Hàm uốn mạnh vào ở gốc hàm, đoạn giữa thẳng, đỉnh hàm quặt vào, hàm trái có một răng mờ nhạt ở gần 1/3 phía trước. Mối lính mang các đặc điểm hình thái phân loại cho loài.
- Số đo hình thái phân loại của các loại hình đẳng cấp của loài Microtermes pakistanicus ở các quốc gia khác nhau, ở các địa phương khác nhau thuộc cùng một lãnh thổ là khác nhau. Vì vậy dựa vào chỉ tiêu số đo để phân loại dễ dẫn đến nhầm lẫn, cần phối hợp nhiều phương pháp phân loại khác.
- Mối lính và mối thợ của loài nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao trong hầu hết các cấu trúc của tổ mối, trong đó mối thợ lớn luôn chiếm ưu thế. Khẳng định vai trò nuôi dưỡng và chăm sóc tổ của mối thợ lớn.
- Mối loài này ưa khai thác ở các loại thức ăn đã oải , mục như: lá cây mục, cành cây, gỗ cây mục.Chúng có thể khai thác thức ăn ở các mô sống của các cây công nghiệp. Dựa vào đặc điểm này chúng ta có thể đặt thuốc tại nơi mối khai thác thức ăn
- Cấu trúc tổ đặc biệt của tổ cũng như mối quan hệ mật thiết giữa các đẳng cấp của loài tạo nên sự thống nhất hoàn chỉnh đảm bảo sự tồn tại của loài trong tự nhiên, trong hệ thống phân loại sinh vật.
2. Đề nghị
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không bắt được mối vua và mối chúa vì vậy đặc điểm hình thái phân loại của hai đẳng cấp này chưa được nghiên cứu trong đề tài này. Chúng tôi muốn sẽ có những nghiên cứu tiếp về hình thái hai đẳng cấp này và sâu hơn về loài Microtermes pakistanicus ở các tập tính sinh học để có cơ sở để phòng chống đạt hiệu quả giảm thiểu tác hại do loài mối này gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng việt:
1. Nguyễn Đức Khảm, 1976: Mối (Isoptera) ở miền Bắc Việt Nam và phương pháp phòng trừ, Nxb Nông nghiệp, H.,,1- 185 tr.
2. Nguyễn Đức Khảm & nnk,2007. Mối- Động vật chí Việt Nam. NXB KH & KH Hà Nội; 1- 312 tr.
3. Nguyễn Tân Vương, 1997. Mối Macrotermes (Termitinae; Isoptera) ở Miền Nam Việt Nam và biện pháp phòng trừ; 1- 168 tr.
4.Vũ Văn Tuyển, Chu Bích Quế, Nguyễn Tân Vương,1989. Kết quả bước đầu nghiên cứu mối hại cà phê.
5. Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển, 1985: Mối (Isoptera) và phương pháp phòng trừ, nxb Nông Nghiệp, 1- 185 tr.
6. Nguyễn Hoàng Hanh, 2003: Mối ở vườn quốc gia Xuân Sơn. luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 1- 98 tr.
7. Vũ Quang Mạnh (Cb), 1995: Thế giới đa dạng sinh vật đất, Nxb Kh & KT, 1- 136 tr.
8. Vũ Quang Mạnh (Cb), 2000: Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển hệ sinh thái sinh vật đất. Nxb Nông Nghiệp, 1- 324 tr.
9. Vũ Quang Mạnh, 2003: Sinh thái sinh học đất, Nxb ĐHSP, 1- 265 tr.
10. Vũ Quang Mạnh, 2006: Thế giới côn trùng trong đất, Nxb GD, 1- 144 tr.
11. Vũ Quang Mạnh, Lê Văn Triển , Vũ Văn Tuyển, 1993: Nghiên cứu cấu trúc quần xã ve giáp ( acasi: aribatei), giun đất ( oligochaeta) và mối (Isecta: Isoptera) ở đất Việt Nam bằng Phương Pháp biểu đồ lưới - Tạp chí sinh học, 15, 4, 4- 11.
12. Vũ Văn Tuyển , 1991: Kết quả bước đầu nghiên cứu xử lý mối hại cây cà phê - tạp chí khoa học và kĩ thuật số 16. 1-33 tr.
13. Vũ Văn tuyển, 1991: Khả năng ứng dụng phương pháp đo điện trường để dò tìm tổ mối trong đê đập. Tạp chí khoa học và kĩ thuật xây dựng số 16. tr. 36- 37.
14. Vũ Văn Tuyển, Chu Bích Quế, 1989: Vài dẫn liệu về mối hại nhà cửa. Tuyển tập công trình nghiên cứu, Viện Khoa Học Thuỷ Lợi, tr.37-41.
15. Vũ Văn Tuyển , Nguyễn Tân Vương, 1993: Tình hình mối gây hại ở đập dầu tiếng. Tạp chí sinh học, tr.61-65.
16. Nguyễn Vị, Đỗ Đình Thuận, 1997: Các loại đất chính ở nước ta, Nxb KH & KT, tr. 8 – 139.
17. Tạp chí Nông Nghiệp & phát triển nông thôn, 2007; tr. 132- 160.
Tài Liệu tham khảo nước ngoài
18.Ahmad M., 1958. key to Indo-malayan termites. part I. biology, 4 (1): 33-118 .
19.Bathellier J., 1927. contribution a letude systematique et biologique des termites de lindo-chine. Faune Colonies franc. 1: 125-365
20.Braithwaite R. W., Miller L & wood J. T. 1988. The structure of
termite communities in the australian tropics. australian journal of Ecology 13: 375-391
21.Harris, W. V., 1968. Isoptera from vietnam, cambodia, Thailand. Opuscula entomlogica 33: 143-154
23.Inoue T, takematsu Y, hyodo F et al. 2001. The abundance and biomass of subterranean termites (Isoptera) in a dry evergreen forest of north-east Thailand. Sociobiology 37: 41-52.
24.Lee K. E. & wood T. G. 1971. Termites and Soils. academic press, london, pp. 1-251
25. 20.Roonwal, M. L. 1969. measurement of termites (Isoptera) for taxonomic purposes. journal zoological society of india 21 (1): 9-66
26. Vu Q. M., H. H. Nguyen, R. Smith, 2007: The termites (Isoptera) of Xuan Son National Park, norther Vietnam, The Pan- Pacific Entomologist, 83(2), 85- 94.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 16: Bảo quản mẫu thu được trong phòng thí nghiệm
Hình 17: Chuẩn bị dung dịch bảo quản mẫu
Hình 18: Đầu mối thợ loài M. Pakistanicus chụp mặt bụng
Hình 19: Ảnh chụp hàm của mối lính loài M. Pakistanicus
Hình 20: Sinh cảnh rừng trồng
Hình 21: Mối M. Pakistanicus đắp đường mui trên thân cây khi khai thác thức ăn
Hình 22: Vết mối tấn công trên mô sống của cây
MỤC LỤC
iii
Môc lôc h×nh ¶nh
Hình 1: Tách động vật đất ra khỏi phòng thí nghiệm 10
Hình 2:Giải phẫu tổ mối ngoài thực địa 11
Hình 3: Cấu tạo cơ thể mối lính 12
Hình 4 : Quan sát hình thái và ghi nhận số đo của mối trong 13
Hình 5 : Cách đo kích thước hàm trên, cằm, các tấm lưng ngực 14
Hình 6: Tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm trên thành tổ của loài mối khác 18
Hình 7 : Sơ đồ 2D mô tả cấu trúc tổng quan tổ mối loài Microtermes pakistanicus 19
Hình 8: Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus 20
Hình 8:Vườn nấm của tổ mối loài Microtermes pakistanicus (C) 22
Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus 23
Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus 24
Hình 11: Mặt cắt điển hình thể hiện phân bố khoang tổ theo chiều ngang (tổsố 1, lát cắt 3)- mặt cắt chỉ biểu thị vị trí mà chưa bao gồm thông số kích thước khoang tổ. 27
Hình 12 : Mối lính lớn loài Microtermes pakistanicus 33
Hình 13: Cơ thể mối thợ lớn loài Microtermes pakistanicus 38
Hình 14: Hình dạng đầu và các tấm lưng ngực ở mối lính loài M. Pakistanicus 40
Hình 15: Ảnh chụp đầu mối lính 41
Hình 16: Ảnh chụp đầu mối thợ loài M. Pakistanicus 41
Bảng 12: kết quả đếm tỉ lệ mối trong quần thể mối đi kiếm ăn 47
Bảng 13: Tỉ lệ phân bố các đẳng cấp ở các khu vực khai thác các loại thức ăn khác nhau 47
Bảng 14:Tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ 48
iv
MỤC LỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Thời gian, số lượng mẫu định lượng Microtermes pakistanicus ở khu vực thực địa đã thu thập và phân tích 8
Bản đồ khu vực Hà Nội 16
Bảng 2:Thống kê vị trí các khoang tổ 24
Biểu đồ 1:Phân bố các khoang tổ theo độ sâu 25
Bảng 3. Thống kê kích thước các khoang tổ. 27
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các khoang tổ tương ứng với khoảng kích thước ghi nhận 28
Bảng 4. Vị trí các đường giao thông 29
Biểu đồ 3: Phân bố độ sâu các đường giao thông 29
Bảng 5. Thông số chính các khoang vẽ lát cắt 2D (lát cắt 7, tổ số 3) 30
Bảng 6: Kích thước mối lính lớn theo hai khoá định loại 34
Bảng 7: So sánh số đo mối lính lớn của Microtermes pakistanicus ở Hoà Bình, Tây Nguyên 35
Bảng 8: So sánh số đo hình thái phân loại mối lính nhỏ các khu vực địa lý khác nhau 36
Bảng 9: So sánh số đo hình thái của mối thợ 38
Bảng 10 : Tỉ lệ các loại hình đẳng cấp ở tổ mối loài M. Pakistanicus trong hoàng cung và trong vườn nấm 44
Bảng 12: Kết quả đếm tỉ lệ mối trong quần thể mối đi kiếm ăn 47
Bảng 13:Tỉ lệ phân bố các đẳng cấp ở các khu vực khai thác các loại thức ăn khác nhau 47
v
Bảng 14: Tỉ lệ các đẳng cấp ở nơi xây đắp tổ 48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus.DOC