Đề tài Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và vải mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu Polyme Composite thân thiện môi trường

6. Các kết quảkhảo sát một sốkỹthuật hỗtrợchân không đểchếtạo vật liệu compozit PEKN và mát luồng cho thấy phương pháp tạo hình bằng lăn ép có hỗtrợhút chân không (VAT) có khảnăng tạo ra vật liệu với hàm lượng sợi tre cao và các thông số độbền lớn hơn cả: - Hàm lượng sợi luồng 32,2%, gấp 1,5 lần so với phương pháp lăn ép bằng tay. - Độbền kéo 68,23 MPa, độbền uốn 73,95 MPa, độbền va đập 11,38 KJ/m 2 , cao hơn các chỉsốtương ứng của vật liệu lăn ép bằng tay 20-40%. 7. Việc sửdụng sợi thủy tinh lai tạo với sợi luồng làm tăng độbền vật liệu lên đáng kể. Sợi thủy tinh còn có tác dụng làm giảm độhút nước, hút ẩm của vật liệu compozit gia cường bằng sợi luồng, giữcho kích thước vật liệu ổn định hơn trong môi trường ẩm.

pdf166 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và vải mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu Polyme Composite thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo kiểu vỏ cốt có khả năng chịu ẩm tốt nhất. Thay thế khoảng 1/3 trọng lượng mat tre bằng mat thủy tinh độ hấp thụ ẩm giảm đáng kể (khoảng 50% ở môi trường ẩm 75%). Khi độ ẩm môi trường càng cao, độ hấp thụ ẩm của vật liệu càng lớn. Ví dụ: sau 81 ngày ở độ ẩm 95%, độ hấp thụ ẩm của mẫu vật liệu MB là 8,11% nhưng cũng với thời gian đó ở độ ẩm 75% chỉ là 5,2%. Tóm lại, so với sợi tổng hợp, sợi xenlulo giá rẻ (sợi tre-luồng) có độ bền cao, tỷ trọng thấp và có khả năng tái sinh. Sử dụng chúng làm chất gia cường cho nhựa nhiệt dẻo sẽ cho phép giảm đáng kể giá thành của sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường của hệ vật liệu. Khi thêm chất trợ tương hợp (MAPP) vào vật liệu cho phép nâng cao độ bền liên kết ở bề mặt phân chia 115 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 pha giữa sợi và nhựa nền và làm tăng tính chất cơ học. Tuy nhiên, chúng làm giảm khả năng chịu nước, chịu ẩm. Tính chất cơ học và bền với môi trường ẩm của vật liệu PC gia cường bằng sợi tre tăng lên khi lai tạo với mat thủy tinh. Vật liệu PC lai tạo có độ bền và khả năng chống ẩm cao nhất. 2.5.2. Nghiên cứu chế tạo vật liệu Polyeste không no (PEKN) - luồng Một đặc điểm của mat luồng là có độ xốp rất lớn. Vì vậy để chế tạo compozit PEKN - luồng cần dùng các phương pháp hỗ trợ chân không để nhựa có thể điền đầy tối đa vào các khe hở giữa các sợi. Nếu chỉ dùng phương pháp lăn ép bằng tay sẽ không đủ để tạo thành vật liệu compozit có độ chặt sít dẫn đến độ bền không cao. Sơ đồ chế tạo mẫu compozit PEKN - luồng bằng phương pháp hút nhựa vào khuôn Để chế tạo vật liệu PEKN - luồng bằng phương pháp hút nhựa vào khuôn, sợi luồng được đặt vào khuôn theo sơ đồ sau. (Hình 2.58). Hình 2.58. Sơ đồ khuôn ép hút nhựa vào khuôn 1. Sợi luồng; 2- Tấm thép; 3- Túi ni lông; 4- Van hút Quá trình tạo mẫu như sau: Sợi luồng được đặt vào giữa hai tấm thép có kích thước tương đương tấm mat luồng. Sau đó toàn bộ khối này được đặt vào túi nilông và được dán kín. Trên túi ni lông có gắn van hút khí và van cấp nhựa. Tiếp đó dùng bơm chân không hút khí trong túi ra. Để đạt hiệu quả điền nhựa vào khe hở giữa các sợi luồng, áp suất âm cần được thiết lập ít nhất là -0,1 ÷ -0,15 bar. Sau đó mở van cấp nhựa và điều chỉnh sao cho trong vòng 5-10 phút nhựa phải điền đầy 2Bơm nhựa 3 4 Ra bơm chân không 1 116 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 khuôn. Nếu thời gian cấp nhựa quá dài, nhựa sẽ bị gel hóa một phần, độ nhớt tăng làm khả năng thấm vào mat luồng giảm đi. Ảnh hưởng của hàm lượng sợi đến tính chất cơ học vật liệu compozit PEKN - luồng. Trên hình 2.59 và 2.60 là tính chất cơ học của vật liệu compozit từ mat luồng với hai loại nhựa nền là polyeste không no và vinyleste Hình 2.59. Độ bền của vật liệu PC trên cơ sở nhựa PEKN/sợi luồng Đ ộ bề n Hàm lượng sợi 117 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hình 2.60. Độ bền của vật liệu PC trên cơ sở nhựa nền là vinyleste/sợi luồng Từ đồ thị ta thấy, khi hàm lượng sợi càng tăng thì tính chất vật liệu tăng lên. Tuy nhiên với phương pháp này để đạt được tỷ lệ sợi theo mong muốn là điều rất khó. Theo kết quả trên ta có thể đạt được hàm lượng sợi khá cao là 35%. Với hàm lượng này thì vừa dễ tiến hành chế tạo và tính chất cơ lý của vật liệu khá cao. Nếu hàm lượng sợi tăng lên nữa thì sẽ thiếu nhưạ và không thể điền đầy hết, sản phẩm sẽ không đẹp và độ bền không cao Từ hai đồ thị trên, ta có thể thấy tính chất cơ lý của sản phẩm với hai nhựa nền khác nhau không đáng kể. Cụ thể với nhựa nền là PEKN thì độ bền kéo đạt 61,64 MPa, độ bền uốn đạt 64,8 MPa, và độ bền va đập là 9,29 kJ/m2. Còn nhựa nền là vinyl este thì độ bền kéo đạt 45,49 MPa, độ bền uốn đạt 67,8 MPa và độ bền va đập là 10,9 kJ/m2. Trong hình 2.61 là ảnh SEM các bề mặt gãy của vật liệu compozit đi từ mat luồng và hai loại nhựa nền: PEKN và vinyleste. 118 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hình 2.61. Ảnh SEM vật liệu PC trên có sở PEKN/luồng (a), vinyleste/luồng (b) Từ hình 2.61 ta thấy sự bám dính giữa sợi và nhựa nền là tương tự nhau cả PEKN và vinyleste. So sánh với phương pháp lăn ép bằng tay Như đã nói trên, phương pháp hút nhựa vào khuôn cho ta nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp lăn ép bằng tay. Dưới đây là kết quả so sánh tính chất cơ lý khi cùng hàm lượng sợi 35%, với nhựa nền PEKN. Bảng 2.23. Tính chất cơ học của vật liêụ PC Phương pháp Độ bền kéo (MPa) Độ bền uốn (MPa) Độ bền va đập (kJ/m2) hút nhựa vào khuôn 61,64 64,00 9,29 Lăn ép bằng tay 32,02 60,51 4,90 Từ bảng 2.23 ta thấy tính chất cơ lý của vật liệu sử dụng phương pháp hút nhựa vào khuôn cao hơn đáng kể so với phương pháp lăn ép bằng tay. Cụ thể độ bền kéo cao hơn 92,5%, độ bền va đập cao hơn 86%. Riêng độ bền uốn không có sự thay đổi đáng kể của hai loại vật liệu trên (chênh lệch khoảng 5%). 119 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Chế tạo vật liệu PEKN – mat luồng theo phương pháp lăn ép bằng tay kết hợp hút chân không. Đối với sản phẩm có kích thước lớn, việc dùng phương pháp hút nhựa vào khuôn để chế tạo đòi hỏi giải quyết một số vấn đề kỹ thuật như: − Bơm chân không có công suất lớn − Bố trí các van cấp nhựa ở các vị trí hợp lý nhằm tạo dòng chảy nhựa tối ưu và điền đầy mọi ngóc ngách của sản phẩm. Trái lại, kỹ thuật lăn ép bằng tay đơn giản, có thể áp dụng cho mọi loại sản phẩm với hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng độ bền vật liệu lại kém hơn. Để khắc phục nhược điểm của cả hai phương pháp trên, đã tiến hành chế tạo vật liệu bằng cách kết hợp lăn ép bằng tay và hút chân không. Theo phương pháp này, tấm mat được đặt vào khuôn và tẩm nhựa theo tỷ lệ đã định sẵn. Sau đó lăn ép bằng tay thật kỹ (nhưng không quá 5-7 phút để tránh sự gel hóa nhựa). Mat tẩm nhựa đã lăn ép được kẹp giữa hai tấm thép, đưa vào túi kín và hút chân không đến áp suất âm -0,1 bar (xem hình 2.58). Chờ cho nhựa đã đóng rắn hết, tháo mẫu khỏi khuôn và xác định tính chất cơ học. Kết quả trình bày trên hình 2.62. 120 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hình 2.62. Độ bền vật liệu PEKN/mat luồng chế tạo theo phương pháp lăn ép bằng tay kết hợp hút chân không. Cũng như các phương pháp đã nêu trên, ở đây việc tăng hàm lượng sợi luồng cũng làm tăng tính chất cơ học của vật liệu compozit PEKN-mat luồng. Tuy nhiên, do công đoạn hút chân không được thực hiện sau khi đã tẩm nhựa nên một số bọt khí giữa sợi và nhựa không kịp thoát ra trước khi nhựa bắt đầu gel hóa. Điều này làm độ bền của vật liệu được chế tạo theo phương pháp kết hợp lăn ép – hút chân không nhỏ hơn so với phương pháp hút nhựa vào khuôn. So sánh kết quả do chỉ tiêu cơ học của vật liệu chế tạo theo hai phương pháp trên được trình bày trong bảng 2.22. Bảng 2.24. Độ bền cơ học của vật liệu PC trên cơ sở PEKN/luồng theo hai phương pháp Tên phương pháp Độ bền uốn (MPa) Độ bền kéo (MPa) Độ bền va đập (kJ/m2) Hút nhựa vào khuôn 61,6 64,8 9,29 Lăn ép đồng thời hút chân không 39,0 64,0 5,37 Từ bảng 2.24 ta thấy, tính chất cơ lý của sản phẩm theo phương pháp hút nhựa vào khuôn tốt hơn so với phương pháp lăn ép dồng thời hút chân không 121 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 ở cùng điều kiện và hàm lượng sợi như nhau. Đó là vì áp suất âm chưa đủ lớn để loại bỏ toàn bộ bọt khí hình thành giữa sợi và nhựa. Tuy nhiên, áp dụng công đoạn hút chân không sau khi lăn ép bằng tay đã loại bỏ được một phần bọt khí, do đó độ bền vật liệu cao hơn so với phương pháp lăn ép bằng tay đơn thuần. So sánh một số phương pháp chế tạo compozit PEKN - luồng có hỗ trợ bằng hút chân không. Đã tiến hành chế tạo mẫu từ mat luồng bằng các phương pháp khác nhau: Phương pháp lăn ép bằng tay có hỗ trợ hút chân không, ký hiệu VAT (vacuum assisted technique). Phương pháp hút nhựa vào khuôn, ký hiệu VIM (vacuum infusion molding) . Phương pháp hút nhựa bằng túi chân không, ký hiệu VIB (vacuum infusion bagging). Để so sánh còn tiến hành chế tạo mẫu PEKN – mat luồng theo phương pháp lăn ép bằng tay, mẫu gia cường bằng hệ lai tạo luồng - thủy tinh theo phương pháp vỏ - cốt (mỗi lớp vỏ là một lớp sợi thủy tinh, các lớp ở giữa là sợi luồng). Trên thực tế thì do tỷ trọng của sợi tre thấp và độ cồng kềnh lại khá lớn nên khi chế tạo mẫu VIM thì độ lèn chặt không cao, hàm lượng sợi rất thấp, chỉ tương đương với mẫu lăn ép bằng tay nên sự khác biệt về tính chất của hai mẫu này là không đáng kể. Với mẫu VAT thì mẫu đã được nén chặt, tăng hàm lượng sợi lên gần 1,5 lần nên các tính chất cũng tăng lên nhiều: độ bền kéo tăng 38%, độ bền uốn, độ bền va đập, mô đun uốn và mô đun kéo tăng khoảng 20 %. Riêng mẫu lai tạo chỉ với hai lớp vải thủy tinh thì độ bền đã tăng lên rất nhiều: 75 % đối với độ bền kéo, 60 % đối với độ bền uốn. Thậm chí độ bền va đập, mô đun đàn hồi kéo và uốn đều tăng mạnh, lên gấp đôi so 122 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 với mẫu lăn ép bằng tay. Đây là một gợi ý tốt cho các nhà sản xuất khi muốn tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn muốn có được các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Bảng 2.25. Các chỉ tiêu cơ học của vật liệu gia cường bằng sợi luồng Ký hiệu mẫu Hàm lượng sợi, % Độ bền kéo, MPa Độ bền uốn, MPa Độ bền va đập, kJ/m2 Modun đàn hồi kéo, GPa Modun đàn hồi uốn, GPa HLU.B 22.12 49.32 62.98 9.57 2.48 3.30 VAT.B 32.20 68.23 73.95 11.38 3.18 4.16 VIM.B 20.16 54.36 61.73 8.77 3.57 4.22 VAT.B- G 36.45 86.67 99.80 20.36 4.81 8.31 Ghi chú: B - bamboo: mẫu gia cường bằng sợi luồng; B-G -bamboo-glass: mẫu gia cường bằng lai tạo luồng-sợi thuỷ tinh; HLU - hand lay up: phương pháp lăn ép bằng tay; VAT- vacuum assisted technique: phương pháp tạo hình bằng chân không (lăn ép bằng tay + túi chân không); VIB - vacuum infusion bagging: hút nhựa bằng túi chân không; VIM - vacuum infusion molding: hút nhựa bằng khuôn chân không. 123 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 a) Mẫu HLU. B. b) Mẫu VAT. B c) Mẫu VAT.B-G Hình 2.63. Ảnh chụp mặt cắt của vật liệu gia cường bằng sợi luồng Từ ảnh chụp SEM của vật liệu gia cường bằng sợi luồng (hình 2.63) nhận thấy hầu như các mẫu không có bọt khí, nhưng liên kết giữa nhựa và sợi vẫn chưa hoàn toàn được tốt, các bó sợi vẫn xoè ra khi bị cắt, mặt cắt không mịn như trong trường hợp sợi thủy tinh. Đây cũng là một yếu tố cần được khắc phục khi đưa sợi tự nhiên vào sử dụng trong các phương pháp gia công như thế này. Sợi tự nhiên muốn có được liên kết tốt với nhựa PEKN thì cần phải qua xử lý bề mặt hoặc sử dụng các chất liên kết. Nghiên cứu vật liệu lai tạo mat luồng - thủy tinh a. Tính chất cơ học của vật liệu lai tạo Để tăng khả năng chống ẩm cũng như tính chất cơ học của vật liệu PC gia cường bằng sợi thực vật , đã tiến hành chế tạo vật liệu PC trên cơ sở nhựa 124 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 PEKN với xấp xỉ 40% theo khối lượng mat lai tạo tre/thuỷ tinh, tỷ lệ hàm lượng : 30/70, 40/60, 50/50, 60/40, 73/30 theo phương pháp vỏ cốt và xen kẽ. Kết quả đo đạc tính chất cơ học của vật liệu PC được trình bày trên bảng 2.27, 2.28. Bảng 2.26. Tính chất của vật liệu PC lai tạo theo phương pháp vỏ cốt STT Tỷ lệ sợi tre/thuỷ tinh, % Độ bền kéo MPa độ bền uốn MPa độ bền va đập kJ/m2 1 100/0 42.20 58.0 12.12 2 70 /30 74.45 171.8 54 3 60/40 78.4 185.1 53.5 4 50/50 86.56 216.3 58.5 5 40/60 96.2 209.1 63.5 6 30/70 100.64 257.1 60 7 0/100 176.4 278.3 60.1 Bảng 2.27. Tính chất của vật liệu PC lai tạo theo phương pháp xen kẽ STT Tỷ lệ sợi tre/thuỷ tinh, % Độ bền kéo MPa độ bền uốn MPa độ bền va đập kJ/m2 1 100/0 42.2 58 12.12 2 70/30 74.45 171.8 51 3 60/40 78.31 175 49 4 50/50 89.31 201.5 54.5 5 40/60 91.35 224 56 6 30/70 121.45 236.5 53 7 0/100 176.4 278.3 60.1 125 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Quan sát các số liệu nhận được cho thấy khi thay thế 30% khối lượng mat tre bằng mat thuỷ tinh thì tính chất cơ học của vật liệu tăng lên đáng kể : độ bền kéo tăng 76,4%, độ bền uốn tăng 196,2%, và độ bền va đập tăng 350% ở cả hai phương pháp lai tạo. Khi tăng hàm lượng mat thuỷ tinh, độ bền kéo và độ bền uốn tăng nhưng độ bền va đập tăng không đáng kể. So sánh sự ảnh hưởng của phương pháp lai tạo cho thấy: Độ bền kéo cũng như độ bền va đập không chịu ảnh hưởng nhiều từ phương pháp lai tạo, tuy nhiên độ bền uốn của PC lai tạo theo phương pháp vỏ cốt có xu hướng cao hơn so với PC lai tạo theo phương pháp xen kẽ. Vì khi bị uốn thì vùng chịu tác dụng chủ yếu là vùng vỏ,và khi lai tạo vỏ cốt, sợi thuỷ tinh được phân bố đều ở vỏ do đó có độ bền uốn lớn hơn . b. Khảo sát khả năng chịu nước của vật liệu PC lai tạo Khả năng chịu nước là tính chất sử dụng quan trọng của hệ vật liệu. Để khảo sát độ hấp thụ nước đã tiến hành chế tạo các mẫu vật liệu PC với các tỷ lệ hàm lượng mat luồng / thuỷ tinh khác nhau theo phương pháp vỏ cốt và các mẫu vật liệu được ngâm vào nước cất. 126 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 1 2 3 4 5 150 1 5 10 20 25 30 §é t¨ ng khèi luîng (%) thêi gian, ngày Hình 2.64. Độ hấp thụ nước của vật liệu PC 1-PC lai tạo tre/thuỷ tinh = 30/70. 2- PC lai tạo tre/thuỷ tinh = 40/60. 3- PC lai tạo tre/thuỷ tinh = 50/50. 4- PC lai tạo tre/thuỷ tinh = 70/30. 5- PC gia cường bằng mat tre = 100/0 Kết quả khảo sát độ hấp thụ nước được trình bày trong hình 2.64 cho thấy khi hàm lượng mat thuỷ tinh càng cao thì độ hấp thụ nước càng thấp. Đã tiến hành xác định hệ số khuếch tán của các vật liệu PC (bảng 2.28) và cho thấy hệ số khuếch tán của chúng tăng khi hàm lượng mat luồng tăng. 127 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Bảng 2.28. Độ hấp thụ nước và hệ số khuếch tán của vật liệu PC (*) : Sau 30 ngày. Để khảo sát sự suy giảm tính chất cơ học của PC lai tạo trong thời gian ngâm nước, đã tiến hành chế tạo VLPC lai tạo với hàm lượng mat thuỷ tinh/ mat luồng là 60/ 40 theo phương pháp vỏ cốt. Kết quả đo đạc tính chất cơ học thể hiện trong bảng 2.29. Bảng 2.29. Tính chất cơ học của VLPC sau thời gian ngâm nước STT Thời gian ngâm nước(ngày) Độ bền kéo MPa độ bền uốn MPa độ bền va đập kJ/m2 1 0 96.2 209.1 63.5 2 10 91.95 200.1 47.6 3 15 87.22 196.4 45.2 4 20 85.13 191.8 41.1 5 30 84.77 187.6 39.4 Từ số liệu trên cho thấy sau 10 ngày ngâm nước mức độ suy giảm độ bền kéo, độ bền uốn không đáng kể, còn độ bền va đập giảm 25%, Thời gian ngâm nước càng tăng thì độ bền cơ học của PC càng giảm . Sau 30 ngày ngâm mẫu độ bền kéo giảm 12,5%, độ bền uốn giảm 10,5% và độ bền va đập giảm rõ rệt nhất 38% . Điều này là do thời gian ngâm lớn, nước Mẫu Hàm lượng tre/thuỷ tinh % Hệ số khuếch tán Dx, 10-8cm2/s Lượng nước hấp thụ (*) Mmax,% 1 100/0 4.8 2.4 2 70/30 4.2 2.19 3 50/50 3.2 2.09 4 40/60 2.8 1.91 5 30/70 0.63 1.38 128 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 ngấm nhiều vào sợi tre làm tre sợi bị trương nở làm suy yếu các liên kết sợi nhựa do đó tính chất của vật liệu PC giảm. 2.6. THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG CHẾ TẠO MAT VÀ SỢI NGẮN Dây chuyền chế tạo sợi ngắn và mat từ tre, luồng được xây dựng trên cơ sở sơ đồ qui trình công nghệ trình bày trong phần 2.3.3. Theo sơ đồ trên, phần tách và xử lý sợi được thực hiện chung cho cả hai qui trình. Các máy móc chính cho công đoạn này bao gồm: − Máy cán dập thân cây tre, luồng: đã có sẵn − Hệ thống nồi hơi và tách nổ bằng hơi nước: đã có sẵn − Nồi xử lý kiềm nóng bằng inox: chế tạo theo thiết kế của đề tài − Máy cào tách sợi: chế tạo theo thiết kế của đề tài. Sau khi tách sợi tre và xử lý kiềm, sợi tre (luồng) được đưa đi chế biến theo hai hướng. a) Chế tạo sợi ngắn (nhánh I, hình 2.28) Các thiết bị chế tạo sợi ngắn gồm có máy cắt sợi kèm theo rây để khống chế độ dài sợi thu được. Đây là máy cắt RETSCH (Đức). Trường hợp chế tạo theo phương pháp ươt, sợi được đưa vào máy xay tốc độ cao và đánh tơi trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài mới chỉ sử dụng máy xay sinh tố để chế tạo lượng sợi nhỏ (qui mô phòng thí nghiệm). Chưa thiết kế, chế tạo máy xay ướt có qui mô lớn hơn. b) Chế tạo mat (nhánh II, hình 2.28). Sợi tre được đánh tơi, đưa vào máy rải sợi và qua hệ thống phân phối, cán ép rồi cuộn lại thành cuộn mat. Các thiết bị trong công đoạn này bao gồm: 129 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 − Máy trộn - rải sợi: Chế tạo theo thiết kế của đề tài − Hệ thống phân phối, cán tạo mat: Chế tạo theo thiết kế của đề tài. − Hệ thống tạo mat thành cuộn sản phẩm: chế tạo theo thiết kế của đề tài. Các bộ bản vẽ thiết kế của các máy được chế tạo theo nội dung đề tài được trình bày trong phụ lục. 2.7. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CATIA ĐỂ TÍNH ĐỘ BỀN VẬT LIỆU COMPOZIT ĐI TỪ SỢI LUỒNG CATIA là phần mềm đa năng được dùng để thiết kế 3D và tính toán độ bền cơ học của các sản phẩm có tính đến đặc trưng của vật liệu dùng chế tạo sản phẩm đó. Phần mềm CATIA cho phép dự đoán ứng xử của sản phẩm từ các loại vật liệu khác nhau khi chịu các tải trọng khác nhau. Với mục đích đánh giá ứng xử của vật liệu compozit gia cường bằng sợi luồng như một loại vật liệu kết cấu, đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phần mềm CATIA để tính mức độ biến dạng của sản phẩm từ các loại vật liệu trên. Việc ứng dụng phần mềm CATIA có hai phần. Phần thứ nhất nghiên cứu các đặc trưng của phần mềm CATIA áp dụng cho vật liệu compozit nhiều lớp, cốt sợi và các loại nền khác nhau. Trong phần này đã xây dựng qui trình làm việc trên phần mềm bao gồm các công đoạn: − Thiết kế sơ bộ: tạo các vùng chuyển tiếp, cac điểm xác định độ dày; − Thiết lập kỹ thuật xếp lớp sợi và các nút; − Tạo các lớp xếp chồng; − Tạo chi tiết chế tạo − Xuất chi tiết ra các tệp dùng chung với các phần mềm CAD/CAM khác. 130 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Dựa vào qui trinh làm việc trên và một số thông số đầu vào như các điều kiện tải trọng, nhiệt độ, có thể tính toán ứng suất tại các điểm chịu tải khác nhau trên chi tiết, mức độ biến dạng của chúng trong quá trình chịu tải trọng, qua đó đánh giá khả năng hoạt động của chi tiết cũng như mức độ đúng đắn của thiết kế. Trong phần hai đã tiến hành đánh giá ứng xử của bốn loại vật liệu compozit gia cường bằng sợi luồng là: − Vật liệu PP - sợi ngắn. − Vật liệu PEKN – mat luồng chế tạo theo phương pháp lăn ép bằng tay − Vật liệu PEKN – mat luồng chế tạo theo phương pháp lăn ép có hỗ trợ hút chân không. − Vật liệu lai tạo PEKN – mat luồng - thủy tinh chế tạo theo phương pháp lăn ép có hỗ trợ hút chân không. Để so sánh, đã tính toán thêm vật liệu PEKN - sợi thủy tinh lăn ép bằng tay (loại vật liệu thông dụng hiện nay). Sản phẩm được thiết kế là nhà vòm che máy bay chiến đấu, trước đây được chế tạo từ vật liệu PEKN - sợi thủy tinh. Các số liệu cho thấy, khi thay thế vật liệu compozit cốt sợi thủy tinh bằng vật liệu lai tạo tre - thủy tinh, khả năng chịu lực cũng như biến dạng của sản phẩm không thay đổi nhiều. Điều này chứng tỏ trong nhiều trường hợp, việc sử dụng sợi tre - luồng thay thế sợi thủy tinh là khả thi và có hiệu quả cao cả về kinh tế - kỹ thuật và cả về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các chi tiết về ứng dụng phần mềm CATIA được trình bày trong phụ lục. 131 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 THỰC NGHIỆM 1. Nguyên liệu, hóa chất + Nhựa polypropylen (PP) loại Y130 của hãng Honam Petrochemical Corp. (Hàn Quốc), có chỉ số chảy 4g/10 phút ở nhiệt độ 2300C, tải trọng 2,16g. + Polypropylen ghép anhydrit maleic (MAPP) với hàm lượng MA ghép là 0,6% của hãng Aldrich (Hoa Kỳ), có nhiệt độ nóng chảy 1520C, khối lượng riêng 0,950g/cm3. + Nhựa epoxy ED-20 của Nga, hàm lượng epoxy 22%. + Nhựa epoxy Ruetapox CY 160 (diglyxydylete hexahydrophtalic) của hãng Bakelite (Đức). Độ nhớt 1600 cp, hàm lượng nhóm epoxy 24,8%. + Chất đóng rắn Ruetadure HG (Hexahydrophtalic anhydrid) của hãng Bakelite (Đức). Độ nhớt 120 cp. + Dimetyl benzylamin (DMBA) của hãng Bakelite. + Nhựa polyeste không no (PEKN) của Singapore với hàm ượng styren 42%. + Các loại hóa chất khác (NaOH, Toluen,) là loại kỹ thuật của Trung Quốc. + Sợi thủy tinh loại E của Hàn Quốc. + Cây luồng (Dendrocalamus Membranaceus Munro) 3 tuổi được lấy từ tỉnh Hòa Bình. 132 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 2. Các phương pháp chuẩn bị mẫu 2.1. Chế tạo vật liệu PP-mát luồng Vật liệu PP-mát luồng được chế tạo bằng cách ép nóng trong máy ép thủy lực 30 tấn có gia nhiệt (Hình 1). Máy gồm 4 tấm phẳng, trong đó mỗi tấm phẳng có 2 thanh nhiệt. Đối với compozit gia cường bằng mat tre trên cơ sở nhựa PP, nhiệt độ có thể đặt từ 185 ÷ 1900C. Khuôn có kích thước 150x200 mm, chứa nguyên liệu. Khuôn mẫu được đặt vào giữa hai thớt nhiệt. Hình 1. Nguyên lý hoạt động của phương pháp ép nóng trong khuôn Nhiệt và áp lực Nhiệt và áp lực Tấm dẫn nhiệt Nắp/ đáy khuôn Tấm dẫn nhiệt Thanh nhiệt Thanh nhiệt Hỗn hợp mat tre/PP- MAPP trong khuôn 133 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Các bước tiến hành: − Nguyên liệu đầu (sợi gia cường dạng mat, nhựa nền) được xếp xen kẽ vào khuôn. − Gia nhiệt ở nhiệt độ 1900C trong thời gian 30 phút. − Áp lực 40 kg/cm2 − Thời gian ép 30 phút tính từ sau khi các thớt đạt nhiệt độ cài đặt. − Sau đó tắt nhiệt, giữ nguyên áp lực trong 1h. − Chờ khuôn nguội tự nhiên đến 800C. − Tháo khuôn lấy sản phẩm. 2.2. Phương pháp chế tạo vật liệu compozit PP –mat tre lai tạo mat thủy tinh Vật liệu compozit PP – mat tre lai tạo mat thủy tinh được gia công bằng phương pháp ép khuôn nóng, tương tự phương pháp chế tạo vật liệu compozit mat tre. Phần chuẩn bị nguyên liệu đầu như sau: − Kiểu lai tạo vỏ cốt: + Lớp mat thủy tinh được xếp bên ngoài cùng. + Các lớp mat tre được xếp ở giữa. + Màng PP được xếp xen kẽ giữa các lớp mat tre và mat thủy tinh. − Kiểu lai tạo xen kẽ: + Mat tre, mat thủy tinh và màng PP được xếp xen kẽ: màng PP – mat thủy tinh – mat tre. 134 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hình 2. Kiểu lai tạo vỏ cốt. 2.3. Các phương pháp chế tạo mẫu compozit nhựa nhiệt rắn – luồng 2.3.1. Làm mẫu thử theo phương pháp bơm nhựa vào khuôn (RTM) Sîi gia c−êng ®−îc ®Æt xen kÏ vµo khu«n sao cho ®¹t ®−îc ®é dµy khu«n. G¾n chÆt hai nöa khu«n nh−ng kh«ng qu¸ kÝn ®Ó khÝ trong khu«n ®−îc tho¸t ra ngoµi trong qu¸ tr×nh b¬m nhùa. ChuÈn bÞ nhùa vµ chÊt ®ãng r¾n ®−a vµo b×nh chøa. C¾m ®Çu b¬m vµo van cña khu«n, khëi ®éng m¸y. Theo dâi ®Õn khi nhùa trµo ra ®Çu van tho¸t khÝ th× dõng m¸y. Th¸o m¸y, dïng dung m«i vÖ sinh c¸c chi tiÕt m¸y. Chê cho mÉu ®ãng r¾n hoµn toµn th× th¸o khu«n, lÊy mÉu, ®Ó æn ®Þnh råi mang ®i c¾t mÉu thö nghiÖm 2.3.2. Làm mẫu thử theo phương pháp hút nhựa bằng khuôn chân không (VIM) Sîi gia c−êng ®−îc ®Æt vµo khu«n theo tÝnh to¸n sao cho võa ®ñ chiÒu dµy khu«n. G¾n chÆt khu«n råi hót kh«ng khÝ trong khu«n. KiÓm tra ®é kÝn khÝ cña toµn bé hÖ. Trén nhùa vµ chÊt ®ãng r¾n trong thiÕt bÞ chøa. Khëi ®éng l¹i m¸y b¬m, chê ®Õn khi ¸p suÊt giảm tèi ®a th× hót nhùa vµo. §iÒu chØnh thiÕt bÞ sao cho ¸p suÊt âm trong khu«n lu«n vµo kho¶ng 0,6 atm. Theo dâi ®Õn khi nhùa ®iÒn ®Çy khu«n th× ngõng hót nhùa, ®îi cho ¸p suÊt âm trong khu«n ổn định tèi ®a th× t¾t m¸y b¬m. Chê cho mÉu ®ãng r¾n hoµn toµn th× th¸o khu«n, lÊy mÉu, ®Ó æn ®Þnh råi mang ®i c¾t mÉu thö nghiÖm. Màng PP Mat thủy tinh Mat tre 135 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 2.3.3. Làm mẫu thử theo phương pháp hút nhựa bằng túi chân không (VIB) Sîi gia c−êng ®−îc ®Æt lªn khu«n ph¼ng víi sè l−îng nh− trªn. §Æt c¸c líp mµng theo thø tù råi dïng b¨ng dÝnh d¸n chÆt líp mµng bao ngoµi vµo bÒ mÆt khu«n. Hót kh«ng khÝ trong hÖ råi kiÓm tra ®é kÝn khÝ. ChuÈn bÞ nhùa vµ chÊt ®ãng r¾n bªn ngoµi råi ®−a vµo hÖ. §iÒu chØnh ¸p suÊt âm trong khu«n vµo kho¶ng 0,6 atm. Theo dâi ®Õn khi nhùa thÊm ®Çy c¸c líp sîi gia c−êng th× ngõng b¬m nhùa. T¨ng ¸p suÊt ch©n kh«ng lªn tèi ®a råi t¾t m¸y b¬m. Chê mÉu ®ãng r¾n hoµn toµn råi th¸o mÉu, ®Ó æn ®Þnh råi ®em ®i thö nghiÖm. 2.3.4. Làm mẫu thử theo phương pháp lăn ép bằng tay có hỗ trợ chân không (VAT) MÉu víi l−îng sîi vµ nhùa t−¬ng ®−¬ng ®−îc chÕ t¹o theo ph−¬ng ph¸p l¨n Ðp b»ng tay trªn khu«n. §Æt c¸c líp mµng lªn mÉu theo ®óng thø tù råi ®−a vµo tói kÝn. BËt m¸y b¬m cho hót hÕt kh«ng khÝ trong tói råi ng−ng. Chê cho mÉu ®ãng r¾n hoµn toµn, th¸o mÉu, ®Ó æn ®Þnh råi mang ®i thö nghiÖm. H×nh 3. S¬ ®å hÖ thèng hót ch©n kh«ng 3. Các phương pháp thử nghiệm 3.1. Xác định tính chất của sợi luồng 3.3.1. Đo độ bền kéo của sợi 136 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Chuẩn bị mẫu: Mỗi sợi được gắn trên tấm giấy có kích thước được trình bày trên hình 4. Chiều dài sợi 20mm, mỗi sợi được gắn hai đầu lên tấm giấy bằng keo 502, sấy mẫu sợi ở nhiệt độ 800C trong 2h trước khi chuẩn bị. Đo trên máy LLOYD0,5KN của Anh, tốc độ kéo 5mm/phút. Đặt tấm giấy vào hai đầu đo, kẹp chặt, dùng kéo cắt tấm giấy thể hiện trên hình 4, rồi tiến hành đo. Xác suất tích tụ độ bền của sợi luồng được thể hiện trên đường phân bố Weibull, dựa trên cơ sở hàm sau: ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡−−= βα )(exp1)( ttF (3.1) Trong đó α, β là thông số hình dạng và đơn vị đo. Hình 4. Mẫu đo độ bền sợi luồng Hình 5. Mẫu đo độ bền bám dính 3.1.2. Đo độ bền bám dính sợi luồng – nhựa nền Chuẩn bị mẫu: Dùng mẫu sợi luồng ở trên, nhỏ nhựa nền lên sợi thành giọt tròn rất nhỏ bao quanh sợi. Dùng một tấm đồng mỏng uốn vuông góc, phần ngắn có rãnh nhỏ hơn đường kính giọt nhựa để giữ giọt nhựa còn phần gài đi vào đầu kẹp của máy. (Xem hình 5). Đo trên máy LLOYD 0,5KN của Anh, tốc độ kéo 5mm/phút. Đặt mẫu vào đầu đo, dùng kéo cắt tấm giấy rồi tiến hành đo. Tấm giấy Vị trí cắt trước khi đo Keo dính Vị trí cắt khi đo Nhựa nền Tấm giữ giọt nhựa 137 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Độ bền bám dính được xác định theo công thức sau: LD F fΠ =Γ (3.2) Trong đó: Df là đường kính sợi L là chiều dài nhúng trong nhựa nền. 3.1.3. Phương pháp phân tích góc tiếp xúc DCA. Khả năng thấm ướt cũng như công kết dính giữa sợi gia cường và nhựa nền được xác định thông qua việc đo góc tiếp xúc trên máy Cahn DCA 315 (Mỹ). DCA là kỹ thuật phân tích bề mặt trong đó có góc tiếp xúc θ tại bề mặt rắn/lỏng/khí. Góc tiếp xúc của sợi luồng và nhựa nền được đo sử dụng kỹ thuật Wilhelmy. Dung dịch sử dụng để nhúng là nước cất khử ion, etylen glycol, glyxerin, diiodometan. Góc tiếp xúc, năng lượng kết dính, các thành phần cho và nhận, giới hạn năng lượng tự do phân cực và phân tán của sợi và nhựa nền được xác định. Công thức cơ bản cho phương pháp Wilhelmy như sau: F = mg + P. LVγ .cosθ - Fb (3.3) Trong đó: F là tổng lực tương tác giữa chất lỏng và chất rắn. m là khối lượng của đĩa g là gia tốc trọng trường Fb là lực đẩy Achimet P chu vi chất rắn thấm ướt LVγ Sức căng bề mặt của chất lỏng θ Góc tiếp xúc 138 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Vậy hiệu M = F - mg là công thức lực cần đo. Vì lực đẩy Achimet có giá trị bằng 0 tại bề mặt phân chia pha. Do đó công thức (3.3) có thể viết lại như sau: cosθ = LVD Mg γΠ (3.4) Góc tiếp xúc advancing, θadv là góc đo từ trên xuống dưới qua vùng bề mặt không bị thấm ướt, còn góc tiếp xúc receding, θrec là góc đo từ dưới lên qua vùng bề mặt đã thấm ướt. Vì vậy từ giá trị về θadv cho ta biết về tính chất kỵ nước của bề mặt cần đo, ngược lại giá trị θrec cho ta biết về tính chất ưa nước của bề mặt. - Thành phần axit-bazơ (hoặc liên kết hydro) bao gồm thành phần nhận eleectron +γ và cho electron −γ , chúng được xác định theo công thức sau: ( )21−+2= SSABS γγγ (3.5) Trong đó γs là năng lượng bề mặt chất rắn. γs+, γs -, γsLW lần lượt là thành phần axit, bazơ và Lifshitz-Vander Waals của năng lượng bề mặt chất rắn. Tính các thành phần trên theo biến đổi công thức young-Dupre về công kết dính được đưa ra như sau: ⎥⎥⎦ ⎤ ⎢⎢⎣ ⎡ +2+2=+1 2 1 −+2 1 +2 1 )()()()cos( -WW LSLS L L L S γγγγγγθγ (3.6) γl , γlLW, γl + và γl - được biết qua dung môi thử, cosθ có thể xác định qua công thức (3.5). - Tương tác Lifshitz – van der Waals được đánh giá qua giá trị năng lượng bề mặt của chất lỏng, chất rắn và góc tiếp xúc của dung môi không phân cực là loại dung môi không chứa thành phần axit và bazơ, ví dụ như diiodometan trên bề mặt chất rắn. Có thể tính toán γsLW theo công thức sau: 139 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 γl (1+cosθ) = 2(γsLW γlLW )0,5 (3.7) - Công kết dính hay sức căng bề mặt của chất rắn không thể đo trực tiếp vì công thức bề mặt của chúng rất phức tạp. Nhiều phương pháp đo gián tiếp đã được sử dụng để xác định sức căng bề mặt của chất rắn như phương pháp đồ thị Zisman, phương pháp tính trung bình Geometric và Harmonic đã được sử dụng phổ biến. Phương pháp tính trung bình Geometric được đề xuất bởi Girafalco và Good, sau đó được Fowkes, Owens và Wendt mở rộng thêm, phương pháp này thừa nhận rằng năng lượng bề mặt (hay sức căng bề mặt) của chất rắn bao gồm có hai thành phần: thành phần có cực ( pγ ) và thành phần phân tán ( dγ ), và thể hiện như sau: dp γγγ += (3.8 ) Để tính được giá trị γp, γd Owens – Wendt đã đưa ra công thức sau: γl (1+cosθ) = 2(γsd γlp )0,5 + 2(γsp γld )0,5 (3.9) Trong đó γl , γlp , γld đã biết từ số liệu của dung môi thử và γsp, γsd có thể tính toán từ góc tiếp xúc. Thậm chí thành phần phân tán và thành phần axit - bazơ của cả sợi và nhựa nền cũng có thể tính toán được. Có thể tính công kết dính, Wa giữa sợi và nhựa nền tại vùng tương tác pha bằng cách sử dụng công thức sau: Wa = 2[(γFLW γmLW )0,5) + (γF+ γm- )0,5 + (γF- γm+ )0,5] (10) Hoặc được tính qua góc tiếp xúc theo phương trình sau: Wa = γl (1+cosθ) = γl + γs - γls (11) * Chuẩn bị mấu đo: 140 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Các mẫu được đo trên máy Cahn DCA 315 ở nhiệt độ 220C trong điều kiện không khí phòng. Các dung môi sử dụng là nước khử ion, etylenglycol, glyxerin, diiodometan với tính chất vật lý và sức căng bề mặt được trình bày trong bảng các thành phần năng lượng bề mặt (mJ/m2) của các dung dịch thử sau: Dung môi γlT γlLW γAB γ+ γ - γd γp Glyxerin 63,4 37,4 26 9,08 18,6 37,4 26 Etylen glycol 48 29 19 1,92 47,4 29 19 Nước 72,8 21,8 51 65 10 21,8 51 Diodometan 50,8 50,8 - 50,8 0 Màng polypropylen (PP) và PPMA (PP chứa 8% PP-g-MA) sử dụng để chế tạo compozit gia cường bằng mat luồng được dùng để phân tích các thông số thấm ướt, với bề dày 1,5 mm. Sợi luồng xử lý và không xử lý dùng để đo có đường kính khoảng 0,2- 0,3 mm, chiều dài khoảng 10mm. Mỗi thí nghiệm đo 15-20 mẫu. 3.2. Phương pháp xác định tính chất của vật liệu compozit 3.2.1. Độ bền kéo. Mẫu đo có hình mái chèo, kích thước theo tiêu chuẩn ISO 527-1. Đo trên máy INSTRON 5582-100KN (Mỹ). Tốc độ kéo 5 mm/phút, tại 25oC, độ ẩm 70%. Độ bền kéo đứt σk tính theo công thức: [ ]MPa S F k o ,= σ Trong đó: F: tác dụng lên mẫu, N So: diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu, mm2 141 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 3.2.2. Độ bền uốn. Mẫu đo có hình khối thanh, kích thước theo tiêu chuẩn ISO 178-1993. Đo trên máy INSTRON 5582-100KN (Mỹ). Tốc độ uốn 5mm/phút, tại 25oC, độ ẩm 70% . Độ bền uốn σu được xác định theo công thức: [ ]MPa, b2h 3FL σu = Trong đó: F: lực tác dụng lên mẫu, N L: khoảng cách giữa hai gối đỡ, mm b: chiều rộng của mẫu, mm h: chiều dày của mẫu, mm 3.2.3. Độ bền va đập Độ bền va đập được xác định trên máy Radmana ITR - 2000 theo tiêu chuẩn ISO 179-1993. Tốc độ 3,5 m/s, đo trong môi trường không khí, nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%. Kích thước mẫu đo: 120 × 10 × 4 mm. Độ bền va đập Charpy (aav) được xác định theo công thức: 3−10= . b.h W ava , KJ/m 2 trong đó: W – năng lượng phá hủy mẫu, J b – chiều rộng mẫu, mm h – chiều dày mẫu, mm. 3.2.4. Phương pháp xác định độ hấp thụ nước, ẩm và hệ số khuếch tán của nước và ẩm vào vật liệu 142 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Theo phương pháp dùng kiểm tra tính chất hấp thụ ẩm và điều kiện cân bằng của vật liệu polyme compozit ASTM D5229, hàm lượng ẩm được tính theo công thức: Trong đó: Mt: khối lượng mẫu tại thời điểm t, (g). M0: khối lượng mẫu khô ban đầu, (g). Hệ số khuếch tán của một chất lỏng xâm thực vào polyme được coi là một chỉ số quan trọng để dánh giá khả năng tự bảo vệ của vật liệu polyme. Người ta xác định hệ số này dựa trên phương trình Fick về sự khuếch tán của hơi và chất lỏng vào chất rắn cho dòng không xác định trong quá trình thuận nghịch: ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ ⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛−−= 2)3,7exp(1max h tDxMM Trong đó: M: hàm lượng ẩm tại thời gian t, (%). Mmax: hàm lượng ẩm lớn nhất, (%). Dx: hệ số khuếch tán mm/s2. h: độ dày của mẫu, mm. Hệ số khuếch tán Dx trong thực nghiệm được tính theo phương trình sau: 143 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Khi ngâm mẫu vào chất lỏng, các phân tử sẽ chuyển động từ chỗ có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Bên cạnh sự khuếch tán, còn có sự hấp phụ và nhả hấp phụ chất lỏng. Sự chuyển động của chất lỏng kéo dài đến khi thiết lập cân bằng động giữa chất lỏng – polyme, đặc trưng bởi Mmax. Đối với nhiều loại vật liệu, Mmax được xác định bằng cách ngâm mẫu vào chất lỏng đến khối lượng không đổi. 3.2.5. Phương pháp phân tích nhiệt khối lượng TGA. Độ tổn hao khối lượng bởi nhiệt được đo trên máy phân tích nhiệt TGA 503 BARH của Đức với tốc độ tăng nhiệt 10oC/phút và tốc độ hạ nhiệt là 20oC/phút. H àm lư ợn g ẩm , % Căn bậc hai của thời gian, t 144 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Một số thiết bị đo tính chất và kiểm tra cấu trúc của vật liệu: Kính hiển vi điện tử quét JE OLJMS 6360 LV Máy chụp phổ hồng ngoại Tensor 27 của Brucker Máy đo độ bền kéo, uốn Máy đo độ bền va đập Máy phân tích nhiệt TG INSTRON 5582-100KN Radmana ITR - 2000 145 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI Trong quá trình thực hiện đề tài, đã tiến hành các nghiên cứu khá toàn diện và chi tiết về các quá trình tách và xử lý sợi luồng với mục đích làm sợi gia cường cho vật liệu polyme compozit. Đây là những kết quả đầu tiên trong lĩnh vực này đựơc thực hiện ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở khoa học cho việc triển khai sản xuất sợi tre, luồng dùng cho các ứng dụng công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu. Đề tài đã khảo sát các phương pháp khác nhau để tách sợi, từ cây luồng (tách cơ học, kết hợp cơ học và hóa học, tách nổ bằng hơi nước). Trên cơ sở đó đã xây dựng được qui trình tách sợi bằng phương pháp tách cơ học kết hợp xử lý hóa học. Bằng cách này đã thu được sợi luồng đường kính trung bình dưới 100 µm, độ bền nằm trong khoảng 300-400 MPa. Các đặc trưng này của sợi luồng khá phù hợp với một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài (Nhật, Bỉ). Đã xây dựng qui trình chế tạo sợi ngắn (chiều dài dưới 1000 µm) và mat từ sợi luồng thu được. Từ đó xây dựng hai dây chuyền công nghệ (qui mô thí nghiệm) để chế tạo sợi ngắn và mat. Đồng thời cũng thiết kế, chế tạo các thiết bị chính của dây chuyền, lắp đặt và vận hành đạt công suất 10 kg sản phẩm/giờ. Từ các sản phẩm sợi thu được, đề tài đã chế tạo được 2 nhóm vật liệu polyme compozit với 8 loại khác nhau: a. Vật liệu gia cường bằng sợi ngắn, bao gồm: − Vật liệu PP - sợi ngắn − Vật liệu epoxy - sợi ngắn − Vật liệu lai tạo PEKN - sợi ngắn luồng/thủy tinh. 146 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 b. Vật liệu gia cường bằng mat, bao gồm: − Vật liệu PP – mat − Vật liệu PEKN – mat − Vật liệu Epoxy – mat − Vật liệu lai tạo PEKN – mat luồng/thủy tinh − Vật liệu lai tạo PP – mat luồng/thủy tinh Các vật liệu trên đều đạt các chỉ tiêu độ bền đã đăng ký trong thuyết minh đề tài. Đã nộp 01 đơn đăng ký sáng chế về vật liệu PP - sợi ngắn. Một số kết quả của đề tài đã được báo cáo tại các Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước, đã thu hút được sự chú ý của các nhà Khoa học. Trên cơ sở đó đã mở ra được hướng hợp tác Quốc tế trong nghiên cứu phát triển vật liệu compozit sợi tre, luồng. Về mặt đào tạo, đã có hơn 20 sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện các nghiên cứu tốt nghiệp theo các nội dung đề tài. Đã bảo vệ được 4 luận văn cao học từ các kết quả đề tài. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển các kết quả của đề tài, đang thực hiện 3 luận án tiến sĩ, 2 luận văn thạc sĩ và một số đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung đăng ký trong Thuyết minh đề tài. Các kết quả thu được có độ tin cậy cao và đang tiếp tục đựơc triển khai theo hai hướng: - Phát triển các ứng dụng công nghiệp, bao gồm cả chế tạo sợi tre, luồng quy mô bán sản xuất và chế tạo sản phẩm (phục vụ trước hết cho công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ôtô) - Phát triển hợp tác Quốc tế trong nghiên cứu vật liệu compozit sợi tự nhiên, bao gồm các nghiên cứu về cấu trúc sợi, công nghệ xử lý sợi cao cấp và một số công nghệ cao để chế tạo vật liệu compozit sợi tự nhiên. 147 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 KẾT LUẬN 1. Trên cơ sở khảo sát các phương pháp tách sợi tre, luồng bằng các tác nhân khác nhau (cơ học, hóa học, hơi nước quá nhiệt) đã xây dựng được phương pháp kết hợp để tách sợi khỏi thân cây. Phương pháp này bao gồm xử lý kiềm nóng (0,5N, 800C, 2 giờ) hoặc nguội (0,1N, 72 giờ) sau đó tách bằng cơ học. Sợi luồng sau khi tách có đường kính trung bình dưới 100 µm và có thể sử dụng để chế tạo sợi ngắn hoặc mát. 2. Đã xây dựng được quy trình chế tạo sợi luồng ngắn, với đường kính trung bình dưới 20 µm, chiều dài 160-1000 µm. Các kết quả khảo sát cho thấy việc xử lý kiềm trước (phương pháp ướt) hoặc sau (phương pháp khô) khi tạo sợi cho kết quả xử lý gần như nhau. 3. Đã xây dựng hai dây chuyền công nghệ chế tạo sợi ngắn và mát luồng dựa trên các quy trình tương ứng nêu trên. Đã thiết kế và chế tạo được các thiết bị chính của dây chuyền, bao gồm nồi xử lý kiềm nóng, máy đánh sợi (cào tách), máy rải sợi, hệ thống phân phối và chế tạo mát thành phầm. Các thiết bị trên đã được lắp đặt, vận hành, bảo đảm công suất 10 kg mát/giờ. 4. Từ sợi luồng ngắn thu được theo quy trình của đề tài đã chế tạo được một số vật liệu compozit với nền nhựa khác nhau: a. Vật liệu PP-sợi ngắn: - Độ bền kéo 39,5 MPa - Độ bền uốn 65 MPa 148 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 b. Vật liệu epoxy-sợi ngắn - Độ bền kéo 67-73 MPa - Độ bền uốn 90-114 MPa c. Vật liệu lai tạo PEKN-luồng-thủy tinh - Độ bền kéo 20-22 MPa - Độ bền uốn 70-72 MPa - Độ bền va đập 2,7-3 KJ/m2 Trong ba loại vật liệu trên, vật liệu PP-luồng có khả năng chịu nước tốt hơn cả, thể hiện ở độ hút nước nhỏ nhất (4,6% sau 21 ngày ngâm nước). Vật liệu epoxy-luồng hút nước nhiều nhất, tới 20%, còn vật liệu lai tạo PEKN- luồng-thủy tinh giữ vị trí trung gian. 5. Từ sợi mat thu được theo quy trình của đề tài đã chế tạo được một số vật liệu compozit với nền nhựa khác nhau: a. Vật liệu PP-mát luồng: - Độ bền kéo 50 MPa - Độ bền uốn 68-77 MPa - Độ bền va đập 10-11 KJ/m2 b. Vật liệu lai tạo PP-luồng-thủy tinh - Độ bền kéo 67-73 MPa - Độ bền uốn 90-114 MPa - Độ bền va đập 22-26 KJ/m2 Trong vật liệu lai tạo này, kết cấu xen kẽ có độ bền cao hơn kết cấu vỏ cốt. 149 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 c. Vật liệu PEKN-mát luồng - Độ bền kéo 50-68 MPa - Độ bền uốn 61-73 MPa - Độ bền va đập 9-11,4 KJ/m2 d. Vật liệu lai tạo PEKN-luồng-thủy tinh - Độ bền kéo 86 MPa - Độ bền uốn 99,8 MPa - Độ bền va đập 20 KJ/m2 e. Vật liệu Epoxy – luồng - Độ bền uốn 70-87 MPa - Độ bền va đập 4-6 KJ/m2 6. Các kết quả khảo sát một số kỹ thuật hỗ trợ chân không để chế tạo vật liệu compozit PEKN và mát luồng cho thấy phương pháp tạo hình bằng lăn ép có hỗ trợ hút chân không (VAT) có khả năng tạo ra vật liệu với hàm lượng sợi tre cao và các thông số độ bền lớn hơn cả: - Hàm lượng sợi luồng 32,2%, gấp 1,5 lần so với phương pháp lăn ép bằng tay. - Độ bền kéo 68,23 MPa, độ bền uốn 73,95 MPa, độ bền va đập 11,38 KJ/m2, cao hơn các chỉ số tương ứng của vật liệu lăn ép bằng tay 20-40%. 7. Việc sử dụng sợi thủy tinh lai tạo với sợi luồng làm tăng độ bền vật liệu lên đáng kể. Sợi thủy tinh còn có tác dụng làm giảm độ hút nước, hút ẩm của vật liệu compozit gia cường bằng sợi luồng, giữ cho kích thước vật liệu ổn định hơn trong môi trường ẩm. 150 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 8. Từ các định hướng nghiên cứu của đề tài đã đào tạo được: - 4 thạc sĩ - 20 kỹ sư ngành vật liệu polyme . Ngoài ra, đang tiếp tục đào tạo 3 nghiên cứu sinh, 2 học viên cao học và một số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. 9. Các kết quả của đề tài được công bố trong 8 bài báo khoa học trong nước, 1 bài báo khoa học tại Hội nghị khoa học quốc tế và 1 đơn đăng ký sáng chế. 151 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ 1. Phan Thị Minh Ngọc, Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Thúy Hằng, Ảnh hưởng của chất trợ tương hợp PPMA đến tính chất cơ học của vật liệu polypropylen gia cường bằng mát luồng, TCHH, T.45, N3A, tr.77-84 (2007). 2. Phan Thị Minh Ngọc, Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Thúy Hằng, Nghiên cứu chế tạo vật liệu polypropylen compozit lai tạo mát tre-mát thủy tinh, TCHH, T.45, N3A, tr.85-91 (2007). 3. Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Thị Thủy, Cotton luồng và vật liệu compozit sợi cotton luồng, TCHH, T.45, N.3A, tr.100-103 (2007). 4. Trần Vĩnh Diệu, Phạm Gia Huân, Khảo sát công nghệ chế tạo vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa PEKN gia cường sợi thủy tinh và sợi tre bằng phương pháp hút chân không và một số tính chất sản phẩm, TCHH, T.45, N.3A, tr.118-125 (2007). 5. Trần Vĩnh Diệu, Phan Thị Tuyết Mai, Trần Hải Ninh, Tính chất cơ học của vật liệu compozit trên cơ sở nhựa PP gia cường mát luồng, TCHH, T.45, N.3A, tr.170-175 (2007). 6. Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Anh Hiệp, Cotton tre và vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường bằng cotton tre, TCHH, T.45, N.3A, tr.176-182 (2007). 7. Trần Vĩnh Diệu, Bùi Chương, Nguyễn Huy Tùng, Nguyễn Phạm Duy Linh, Nguyễn Việt Anh, Nghiên cứu ứng dụng vật liệu compozit PP- tre để chế tạo giá thể vi sinh dùng trong xử lý nước thải, TCHH, T.45, N.3A, tr.221-225 (2007). 8. Chuong Bui, Vinh Dieu Tran, Huy Tung Nguyen, Phuong Hoa Ta, Pham Duy Linh Nguyen, Minh Duc Vu, Study on Application of Vietnamese bamboo Fibre for Composite Materials, Proceedings of JSPS Asia-Africa Science Platform Program on Neo-fibre Technology, Seminar Series 4, Korea (2009). 9. Trần Vĩnh Diệu, Bùi Chương và các cộng sự, Bài Tổng quan: Nghiên cứu và ứng dụng của sợi tre và sợi đay làm chất gia cường cho vật liệu polyme compozit ở Việt Nam, TCHH, T.47, N2, tr.236-246 (2009). 152 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bansal, Arun K, Zoolagud, S.S. Ingenta connect Bamboo composites – Material of the Future. Journal of Bamboo and Rattan, V.1, N.2, p.119 – 130 (2002). 2. A.K.Bledzki.J. Gassan. Composites Reinforced with Cellulose Based Fiber. Pro. Polym. Sci. V.24, p.221-274 (1999). 3. Seema Jain, Rakesh Kumar. Processing of Bamboo Fiber Reinforced Plastic Composites. Materials and Manufacturing Processes, V.9, N.5, p.813 – 828, (1992). 4. Seema Jain, Rakesh Kumar. Mechanical Behaviour of Bamboo and Bamboo Composite. J. Mater. Sci, V.27, p.4598 – 4604, (1992). 5. D. NaBi Saheb and J.P.Jog. Natural Fiber Polymer Composites. A Review, Advances in Polymer Technology, V.18, N.4, p.351 -363,(1999). 6. Lê Châu Thanh. Hóa học gỗ và xenlulô. Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1980. 7. 15. Viện giấy và xenlulô. Sử dụng tre nứa làm nguyên liệu giấy. Nhà xuất bản nông nghiệp, (1998). 8. Abhijit P. Deshpande, M. Bhaskar Rao, C. Lakshmana Rao. Extraction of Bamboo Fibers and their Use Reiforced in Polymeric composites. J. Appl. Polym. Sci. V.76, p.83 – 92, (2000). 9. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp 1992 – 1995, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996. 10. Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Phạm Duy Linh, Đào Minh Anh, Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý bề mặt sợi tre bằng anhydric axetic đến tính chất kéo của vật liệu polyme composites trên cơ sở nhựa polypropylen, Tạp chí hoá học, T.43, N.4, tr.279-283, (2005). 11. Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái, Phan Minh Ngọc, Lê Phương Thảo, Lê Hồng Quang. Nghiên cứu chế tạo vật liệu PC trên cơ sở nhựa polypropylen gia cường bằng sợi đay. Tạp chí hoá học, T.40, N3A, tr.8-13, (2002). 12. Kazuya Okubo, Torufuji, Yuzoyamamoto, Development of Bamboo based Polymer Composites and their Mechanical Properites, Composites, Part A35, p.363 – 383, (2004). 13. www.takehiro.co.jp/. 14. Kazoya Okubo, Toru Fujii and Naoya Yamashita, “Improvement of Interfacial Adhension in Bamboo Polyme Composite Enhanced with Micro 153 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 – Fibrillated Cellulose”, JSME International Journal, V.48, N.4, p.199- 204, (2005). 15. A.K.Bledzki, S.Keihmane, and J.Gassan, “Natural Vegetable Fiber Composites”, Journal of Applied Polyme Science, V.59, p.1329-1336, (1996). 16. Prabhu Kandachar and Rik Brouwer, “Applications of Bio-Composites in Industrial Products”, Mat.Res.Sos.Symp.Proc.V.702, (2002). 17. Paul Wanbua, “Natural fibres: can they replace glass in fibre reinforced plastics?”, Composites Science and Technology, V.63, N.9, p.1254-1264, (2003). 18. Dr.-Ing.Dipl.-Chem.Ulrich.Riedel, Dipl.-Ing.Jörg Nickel, “Applications of Nature Fiber Composites for Constructive Parts in Aerospace, Automobiles, and other Areas”, D-38108 Braunschweig, Germany. 19. G.Bogoeva-Gaceva, “Natural Fiber Eco-composites”, Polyme Composite, p.98-107, (2007). 20. Phan Thị Minh Ngọc, Vũ Thị Kim Dung, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu PC trên cơ sở nhựa polypropylen gia cường bằng hệ sợi lai tạo dừa- thủy tinh”, Tạp chí Hóa học, T.40, N.3A, tr.21-27, (2002). 21. Moe Moe Thwe, Kin Liao, “Characterization of bamboo-glass fiber reinforced polyme matrix hybrid composite”, Journal of Materials Sci. Letters 19, p.1873-1876, (2000). 22. Moe Moe Thwe, Kin Liao, “Tensile behavious of bamboo-glass fiber reinforced polyme matrix hybrid composite”, Plastics, Rubber and Composites, p.422-430, (2002). 23. Wulin Qiu, Takashi Endo, Takahiro Hirotsu, “Structure and Properties of Composites of highly crystalline cellulose with polypropylene: Effect of polypropylene molecular weight”, European Polyme Journal 42, p.1059- 1068, (2006). 24. Xiao Li, “Physical, Chemical and Mechanical Properties of Bamboo and its utilization potential for fibreboard manufacturing”, Chinese Academy of Forestry, (2004). 25. E.Roddríguez, R.Petrucei, D.Puglia, J.M.Kenny and Analía Vázquez, “Characterization of Composites Based on Natural and Glass Fibers Obtained by Vacuum Infusion”, Journal of Composite Materials, V.39, p.265-282, (2005). 26. Alann André, “Fibers for Strengthening of Timber Structures”, Luleå University of Technology, 2006. 154 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 27. D.Puglia, A.Tomassucci and J.M.Kennny, “Processing, Properties and Stability of Biodegradable Composite Based on Mater-Bi® and Cellulose Fibers”, University of Perugia, Polym.Adv.Technol. V.14, p.749-756, (2003). 28. Ajay Karmarkar, S.S.Chauhan, Jayant M.Modak, Mans Chanda, “Mechanical properties of wood-fiber reinforced polypropylene composite: Effect of a novel compatibilizer with isocyanate functional group”. Composites: Part A, 38, p.227-233, (2007). 29. Tibor Czighny, “Discontinuous Basalt Fiber-Reinforced Hybrid Composites”, Department of Polymer Engineering, Budapest University of Technology and Economics, Budapest, Hungary, Chapt. 17, p.209-328. 30. Mohini Saxena and V.Sorna Gowri, “Studies on Bamboo Polymer Composites With Polyester Amide Polyol as Interfacial Agent”, Polymer Composites, V.24, p.428-436, (2003). 31. Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái, Lê Phương Thảo, “Nghiên cứu chế tạo vật liệu PC trên cơ sở nhựa polyester không no gia cường bằng hệ sợi lai tạo đay- thủy tinh theo cấu trúc xen kẽ và cấu trúc vỏ cốt”, Tạp chí Hóa học, V.40, N.3A, tr.1-7, (2002). 32. Laurent Warnet & Remko Akkerman, “ Constituents and manufacturing technicals”, Composite course 2007 – Univer. of Twente. 33. Karger-Kocsic, “Polypropylene”, Kluwer Academic Publishers, p.527-544, (1999). 155 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO 156 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 157 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Sợi luồng tách bằng phương pháp tách nổ trong hơi nước quá nhiệt 158 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Sợi cotton luồng 159 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Bát hoa bằng vật liệu PP-luồng 160 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Tấm mát luồng 161 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Nắp che máy ôtô khách ( Công nghệ ép hỗ trợ chân không) Hệ thống máy tạo mát 162 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hệ thống máy tạo mát 163 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hệ thống máy tạo mát Hệ thống cuộn mát 164 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Hệ thống cuộn mát 165 Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC.02.02/06-10 Máy rải sợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7725_3014.pdf