MỤC LỤC CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APPLE 2
1.Giới thiệu. 2
2.Thành tựu thu được. 5
CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI9
1.Môi trường chung. 9
2.Phân tích môi trường Ngành. 10
3Đối thủ cạnh tranh. 14
Chương III:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ19
1.Năng lực tài chính. 19
2.Nguồn nhân lực:19
3.Nghiên cứu và Phát triển (R&D). 20
4.Cơ cấu tổ chức. 21
5.Văn hóa doanh nghiệp. 23
CHƯƠNG IV:PHÂN TÍCH SWOT. 25
1.Các yếu tố của môi trường bên trong. 25
2.Các yếu tố của môi trường bên ngoài27
CHƯƠNG V:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA APPLE30
1.Nhãn hiệu Apple :30
2.Thông điệp đơn giản:31
3.Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú. 31
4.Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước. 31
5.Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.32
6.Chính sách bán hàng. 33
7.Chính sách giá cả. 34
CHƯƠNG VI:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÀNH CHO IPHONE36
1.Tổng quan về về Iphone:36
2.Phân tích chiến lược. 40
CHƯƠNG VI:KIẾN NGHỊ DÀNH CHO APPLE53
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu chiến lược phát triển của apple, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch quản lý các phần mềm không dây, Isabelle Mahe nắm giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng những ứng dụng điều khiển tính năng GPS và Bluetooth.
12. Jeff Robbin: Cái tên nổi bật nhất trong bảng danh sách khi nhìn dưới góc độ người tiêu dùng. Hiện Jeff Robbin đang là phó giám đốc mảng ứng dụng khách hàng.
13. John Theriault: Chuyển đến Apple từ Pfizer, chú ấy từng có thời gian làm việc tại FBI nữa nhé. Hiện giờ, John Theriault là phó giám đốc phụ trách bảo mật toàn cầu.
14. Michael Fenger: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh iPhone, Michael Fenger quản lý hợp đồng phân phối với nhà mạng trên khắp hành tinh
15. Jennifer Bailey: trên cương vị phó giám đốc phụ trách kho hàng trực tuyến Apple, Jennifer Bailey đã mang đến những trải nghiệm mua sắm online tuyệt vời chưa từng thấy.
Văn hóa doanh nghiệp
Apple luôn chiến thắng vì bản thân công ty đã có một khởi đầu ấn tượng. Nhưng quan trọng hơn hết, Apple vẫn tiếp tục phát huy văn hóa doanh nghiệp của mình ngay cả khi đã trở thành một công ty lớn.
Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu công ty, trọng lòng trung thành và theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều phương thức quản lý hiệu quả khác. Apple thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm việc và tận hưởng cuộc sống.Họ không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ.Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác.
Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên.Chính là sự tôn trọng lẫn nhau cùng với những nhóm tập thể dự án nhỏ luôn kề vai sát cánh là một phần quan trọng làm nên thành công của Apple hôm nay. Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp. Tại Apple, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn được chú trọng. “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng Apple để bạn tận hưởng thời gian của mình theo cách riêng”.Từ các chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng khoáng trong các ngày nghỉ lễ hàng năm,
Tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân.Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc chơi tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và như thế, Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng nổi trội hơn họ ở cùng một mức độ nào đó.
Quan niệm này đã ăn sâu vào văn hóa Apple. Các nhân viên không tập trung vào những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm mà họ chú trọng tới sự cách tân và cho ra đời các sản phẩm làm đảo lộn thế giới.
Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm những nhân viên thực sự đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa của Apple.
CHƯƠNG IV:PHÂN TÍCH SWOT
Các yếu tố của môi trường bên trong
Điểm mạnh (Strenght)
Thương hiệu: Apple là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ với thương hiệu “quả táo khuyết” nổi tiếng hàng đầu thế giới. Trong những năm qua, Apple đã xây dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường IT.Có thể nói mỗi khi nhắc tới Apple, người ta sẽ nghĩ tới một thương hiệu nổi tiếng, an toàn và đẳng cấp.
Sản phẩm đẳng cấp: Sản phẩm của Apple bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy nghe nhạc kỹ thuật số, điện thoại di động. Các sản phẩm này đã chiếm được tình cảm của phần đông khách hàng trên toàn thế giới bới chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với vẻ đẹp hình thức. Các sản phẩm của Appe có thể nói là hoàn hảo tới từng chi tiết, từ thiết kế, đóng gói cho tới cả những mẫu quảng cáo.
Kho ứng dụng khổng lồ: Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng kho ứng dụng cho các sản phẩm của hãng, đặc biệt là cho iPhone và iPad đã tạo ra lượng khách hàng trung thành khổng lồ với thị trường smartphone và máy tính cá nhân. Với 400.000 ứng dụng Apple đang sở hữu, sản phẩm iPhone có thể được cá nhân hóa để không cái nào giống cái nào.
Lòng trung thành khách hàng: Hình ảnh “quả táo cắn dở” đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ với sự yêu mến và hãnh diện khi được sở hữu một sản phẩm Apple. Bên cạnh đó, Apple cũng rất thành công trong việc thu hút khách hàng mới.
Lắng nghe: Điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần lưu tâm, đó là tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm mới và từ đó để cho những khách hàng trung thành và những phương tiện truyền thông giúp mình bán hàng. Đây chính là cách mà Apple đã làm. Để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, sau đó thu thập ý kiến của họ về sản phẩm. Căn cứ vào đó, Apple sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và thu được những phản hồi rất tích cực từ khách hàng.
Luôn đi trước một bước: Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được những nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật. Cách đây khoảng 5 năm, sau khi chiếm lĩnh thị trường MP3. Apple có thể đã tự tin với những thành công của mình. Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng này đã làm. Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới, và sau đó iPhone, iMac lần lượt ra đời. Có thể thấy rắng, LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone.
Một CEO có uy tín: Steve Jobs, CEO của Apple đã chiếm được trái tim khách hàng nhờ uy tín, tài năng và sự thân thiện. Apple dưới thời Steve Jobs không chỉ đưa ra những sản phẩm mới, đẳng cấp cho khách hàng mà còn thể hiện được mình là một thương hiệu “sạch sẽ” và uy tín.
Một cái tên dễ nhớ: Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac v.v… Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ. Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
Điểm yếu (Weakness):
Sản phẩm: Một số sản phẩm Apple được ra mắt công chúng nhưng lại gặp phải một số lỗi kỹ thuật hoặc không tiện ích. Ví dụ, Apple tự tin cho rằng iPad 2 sẽ là thiết bị của kỷ nguyên hậu PC. Thế nhưng, người dùng vẫn cần phải kết nối iPad với một máy tính để kích hoạt và đồng bộ. Bên cạnh đó, Apple iPod Nano cũng mắc phải lỗi màn hình và Apple đã phải thu hồi và thay thế tất cả các sản phẩm bị lỗi.
Giá cả: Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giá của các sản phẩm Apple trên thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung đang đứng ở mức cao. Vẫn biết rằng chính sách của Apple là hướng tới đối tượng khách hàng ở nhóm trên, tuy nhiên với mức giá như hiện nay thì chỉ có 1 bộ phận nhỏ khách hàng mới đủ khả năng sở hữu một sản phẩm Apple.
Các yếu tố của môi trường bên ngoài
Cơ hội (Opportunities)
Sản phẩm mới: Như đã nói ở trên, một trong những điểm mạnh của Apple là luôn đi trước một bước. Chính ưu điểm này đã mang lại cho Apple rất nhiều cơ hội kinh doanh mới và đáng giá..
Hướng tới đối tượng khách hàng yêu thích công nghệ: Tất cả các sản phẩm của Apple khi được tung ra thị trường đều có sự hoản hảo tới từng chi tiếtcó khả năng thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau về giải trí và ứng dụng, đây là ưu điểm lớn thuyết phục được hầu hết các khách hàng yêu thích công nghệ cao.
Mở rộng thị trường tiêu thụ: Apple là một tập đpàn lớn ra đời tại Mỹ, nhưng dường như các thế hệ CEO của Apple luôn luôn không bằng lòng với thị phần tại thị trường trong nước. Apple có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ không dây và các nhà phân phối. Apple có thể khiến AT&T phải bỏ ra hơn 400 USD cho một điện thoại để được độc quyền phân phối iPhone. Cũng với phương pháp này, Apple đã bắt tay với một số nhà cung cấp tại châu Âu, và sau đó là tại Nhật Bản và Trung Quốc. Và tất nhiên, sản phẩm của Apple có mặt trên các trang chủ của bestbuy.com, và có một vị trí đặc biệt tại các gian hàng điện tử của những doanh nghiệp bán lẻ như Wal-Mart.
Thị trường quảng cáo di động: Apple đã chính thức mua lại công ty Quattro Wireless vào đầu năm 2010. Đây được xem như là một bước tiến mới khẳng định sự hiện diện của “Quả táo khuyết” trong lĩnh vực quảng cáo trên điện thoại di động, đồng thời góp thêm “lửa” cho cuộc chiến “ngang tài ngang sức” của hãng với kình địch Google. Có thể nói, Apple đang đưa ra các nỗ lực vượt bậc để thu được lợi nhuận tối đa từ thế giới trực tuyến.
Thách thức (Threats)
Đối thủ cạnh tranh: Thành công đồng nghĩa với việc thu hút các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến Apple gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường của mình.
Sản phẩm thay thế: hiện nay, các công ty lớn kinh doanh các sản phẩm tương tự Apple rất nhiều, tiêu biểu Nokia, Samsung, HTC … và họ cũng đang nỗ lực tối đa để đưa ra các sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.
Sự phát triển của công nghệ không dây (wireless): có thể thay thế các loại máy nghe nhạc MP3 thông thường.
Vụ kiện với HTC: Hiện nay, Apple đang bị lôi kéo vào vụ kiện với HTC về vấn đề vị phạm bản quyền. Hai ông lớn của ngành công nghê trên thế giới là Google và HTC đã bắt tay nhằm đánh bại vị trí dẫn đầu của Apple. Và đây là thách thức lớn nhất mà Apple cần giải quyết trong thời điểm này.
Ma trận SWOT:
E
Điểm mạnh
Thương hiệu
Sản phẩm đẳng cấp
Kho ứng dụng khổng lồ
Lòng trung thành khách hàng
Lắng nghe
Luôn di trước một bước
CEO uy tín
Cái tên dễ nhớ
Điểm yếu
Sản phẩm lỗi
Gía cả
Cơ hội
Sản phẩm mới
Đối tượng khách hàng yêu thích công nghệ
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Thị trường quảng cáo di động
Tăng cường marketing thương hiệu.
Đẩy mạnh khả năng mở rộng hệ thống phân phối.
Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Tối đa hóa nguồn vốn kinh doanh, đầu tư vào cải tiến sản phẩm.
Tăng cường kiểm tra kỹ thuật sản phẩm, hạn chế tối đa sản phẩm lỗi.
Kiểm soát giá chặt chẽ hơn.
Thách thức
Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm thay thế
Wireless phát triển
Vụ kiện với HTC
Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn.
Phát huy lợi thế kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Chú trọng hơn tới vấn đề kỹ thuật.
Cố gắng duy trì mức giá ngang bằng với đối thủ.
Kích thích sáng tạo.
Tạo lòng tin tuyệt đối cho khách hàng.
CHƯƠNG V:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA APPLE
Từ khi bắt đầu của bất kỳ hành động nào của Apple, chiến lược của công ty là tập trung vào được một thị trường, và đến lượt một hãng sản xuất thị trường, bằng cách tập trung không ngừng vào kinh nghiệm của khách hàng. Và không chỉ tập trung với các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có, sản phẩm mới và dịch vụ được thiết kế, phát triển, và không ngừng theo đuổi để làm hài lòng các khách hàng cuối cùng. Sự khác biệt đổi mới của Apple là ít hơn tập trung vào bên trong . Thay vào đó, công ty tập trung làm thế nào để trực tiếp cải thiện doanh thu và lợi nhuận bằng cách giải quyết những thất vọng của khách hàng làm trung tâm.
Một điều mà Apple đã làm tốt được lắng nghe thị trường, và sau đó di chuyển các chương trình tiếp thị sắc sảo để tạo ra "dồn nén nhu cầu " cho một sản phẩm vẫn chưa được phát hành . Ngoài ra Apple cũng cố gắng thiết kế sản phẩm thanh lịch, và trực quan nhất có thể.
Sau đây sẽ là các chiến lược cấp công ty nổi bật nhất của Apple
Nhãn hiệu Apple :
Từ khi ra đời cho đến nay , qua quá trình hoạt động Apple đã tạo nên một vị trí vững chắc trong tâm trí của khách hàng. Khi nhắc đến Apple người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo, một sản phẩm chất lượng công nghệ cao, “ tạo ra xu hướng” cho cả thế giới đi theo, được thiết kế mẫu mã đẹp và quan trọng là nó thể hiện được đẳng cấp người tiêu dùng. Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. “Đó là một trong những câu thần chú của tôi – sự tập trung và tính đơn giản. Đơn giản thậm chí còn khó hơn phức tạp, bạn sẽ phải làm việc thực sự kiên trì và lối suy nghĩ sâu sắc để sáng tạo sự đơn giản. Nhưng kết quả sẽ rất quý giá, bởi vì khi bạn làm được như thế, bạn có thể làm được tất cả!”. Steve Jobs phát biểu trên Business Week vào ngày 25/5/1998, khi được hỏi quan niệm của mình về một thiết kế đẹp.
Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac … Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ . Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
Thông điệp đơn giản:
Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú
Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị. Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện. Hãy nhình nhanh vào website của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin vào một câu nói nổi tiếng "một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói". Với một khối lượng thông tin và nội dung được đăng tải hằng ngày. Chắc chắn, bạn sẽ đồng ý với điều đó. Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì (trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.
Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước
Trong kinh doanh, có rất nhiều thách thức và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn. Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước là một chiến lược giúp các công ty trụ vững trên thương trường. Để tạo được uy tín với khách hàng đòi hỏi một quá trình lâu dài, và không phải dễ dàng. Nhưng đây là điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của một công ty. Một trong những cách tốt nhất để một công có thể đạt được những nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là công ty đó phải thật sự nổi bật. Nhận thấy điều này, Apple đã một lần nữa, chinh phục được thế giới tiêu dùng bằng iPhone.
Hiện nay, LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone và giá còn thấp hơn của Apple, và 3G hiện nay cũng còn có các chức năng hơn hẳn iPhone. Nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn chọn sản phẩm của Apple và có lẽ uy tín của Apple cũng giải thích một phần nào đó cho câu hỏi này.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ là chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng.
Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí chắc chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh.Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt đối với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.
Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiến công. Công ty cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh khác.
Vì xây dựng chiến lược định vị sản phẩm là sản phẩm có chất lượng cao nên chất lượng sản phẩm là yếu tố quan tâm hàng đầu của công ty. Khi đã định vị như vậy thì chất lượng sản phẩm phải thực sự tốt vì đây là vấn đề cần được giải quyết đầu tiên, còn các yếu tố khác sẽ trợ giúp làm hình ảnh sản phẩm trở lên hoàn thiện hơn. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới tất cả các sản phẩm của Apple đều được cấp chứng nhận ISO 9000.
Bên cạnh chính sách kiểm tra chất lượng.Apple cũng không ngừng cải tiến sản phẩm.Nói đến Apple, người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo. Sáng tạo từ việc tung ra sản phẩm mới, đến cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Bên cạnh đó là sự thiết kế hoàn hảo trong tất cả các dòng sản phẩm. Ngay cả đến những chi tiết mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Bất kỳ đối thủ nào có ý định cạnh tranh với những sản phẩm mới nhất mà Apple vừa đưa ra đều chẳng mấy chốc bị tụt hậu vì chỉ sáu tháng ngay sau đó, Apple đã đưa ra những sáng tạo mới và hoàn thiện hơn rất nhiều. Nhiều các thế hệ máy mới ra đời và mỗi một thế hệ sản phẩm mới ra đời đều có sự cải tiến các đặc tính kỹ thuật, hoặc bổ xung các chức năng mới làm cho nó trở lên ưu việt hơn, số lượng chủng loại sản phẩm của Apple khá phong phú và đa dạng. Động lực thực sự cho sự tăng trưởng của Apple chính là những phần mềm và dịch vụ hoạt động trên các sản phẩm của họ: phần mềm iTunes và cửa hàng iTunes để quản lý, tải, mua nhạc và nội dung truyền thông; phần mềm iPhone và iPad để tạo ứng dụng và dịch vụ App Store để bán ứng dụng.
Ta có thể thấy các ứng dụng tối thiểu được Apple giảm đi để giảm chi phí – để có được mức chi phí mục tiêu: Camera kém khi chụp, không có led. Phần mềm ứng dụng rất ít, giao tiếp kiểu cũ gần như bị loại bỏ (thanh trượt, bàn phím ảo), Giao tiếp Bluetooth, wifi không mạnh và thường chỉ tích hợp với chính Apple… và còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí bảo dưỡng cao, phải đăng ký 2 năm thuê bao...
Nhưng những yếu tố khác lại rất tuyệt vời, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn: Cấu hình tương đương với 1 máy tính để bàn cách đây 10 năm, ổ cứng 8-16GB. Thiết kế bắt mắt với màn hình rộng. Cảm ứng đa chạm đầu tiên giúp người dùng có thể giao tiếp nhẹ nhàng bằng ngón tay.
Chính sách bán hàng
Ngoài ra Apple còn tạo dựng được sự khác biệt trong chiến lược bán hàng. Khi sản phẩm trở nên hút khách Apple không những không kịp thời cung cấp hàng mà còn chủ động kìm hàng để tạo cơn sốt hàng, chính từ đây tạo được cơn sốt giá, đồng thời thương hiệu Apple được khách hàng nhắc đến nhiều hơn. Chính điều này mà Apple dần thu phụt được khách hàng ở thị trường Châu Á, doanh thu hằng năm tại khu vực này tăng lên đáng kể.
Chính sách giá cả
Chính sách giá cả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung thì giá sản phẩm Apple không thực sự đắt với khách hàng châu Âu, đây cũng là điều Apple luôn mong muốn vì lợi nhuận ở thị trường này vẫn ổn định với mức giá mà họ đã xác định trước. Tuy nhiên với thị trường châu Á thì chiến lược giá cần mềm hơn vì ở đây hàng xách tay rất phổ biến và công nghệ nhái hàng Apple rất phát triển. Ví dụ để sở hữu một chiếc iPhone 3GS ở Việt Nam bạn cần bỏ ra khoảng 12 triệu cùng hợp đồng hai năm với nhà mạng. Chính vì thế chính sách giá của Apple cũng được thực hiện theo vòng đời của sản phẩm bao gồm các giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Đây chính là điểm khác biệt rõ so với sản phẩm cạnh tranh khác. Cụ thể chúng ta thấy rằng mỗi sản phẩm Apple tung ra ngoài thị trường đều tuân thủ tuyệt đối các bước trên. Ví dụ khi iPod Mini trãi qua giai đoạn giới thiệu thì đến giai đoạn phát triển Apple hạ thấp giá xuống để tăng thị phần. Khi thị trường đi vào suy tàn bộ phận thiết kế đã đưa ra hàng loạt các mẫu mới nhằm tạo một vòng đời mới cho sản phẩm ví dụ: Aplple đã tung ra nhiều sản phẩm trong năm 2010 với nhiều điểm độc đáo như iMac, iPhone, iPad, iOS X, iPod thế hệ mới với nhiều tính năng tuyệt vời
Nhìn chung trên thị trường sản phẩm thì giá của các sản phẩm Apple tương đối cao nhưng không thuộc vào hàng xa xỉ, điều này rất phù hợp khi khách hàng mục tiêu của công ty là doanh nhân và tầng lớp trẻ.
Chính sách giá của Apple rất phù hợp so với chiến lược phát triển của công ty, nếu định giá sản phẩm thấp thì lợi nhuận thu được giảm đồng thời thương hiệu của công ty cũng không thực sự được chú ý nữa. Khi sản phẩm bước qua giai đoạn bão hòa, giá cả có xu hướng giảm để có thêm khách hàng và đối đầu với các sản phẩm thay thế khác. iPhone của Apple cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng cho đối tượng tiên phong khi ra mắt sản phẩm với mức giá 599 USD Mỹ. iPhone nhanh chóng trở về mức giá 399 USD Mỹ chỉ sau ba tháng. Đây là chính sách linh hoạt trong giá cả của công ty, tùy theo tình hình thị trường mà Apple đã điều chỉnh giá phù hợp.
Về cơ bản, chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp. Apple đã áp dụng nguyên tắc trên trong chiến lược định giá của mình và kết quả công ty đã thành công.
CHƯƠNG VI:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÀNH CHO IPHONE
Tổng quan về về Iphone:
Lý do chọn Iphone (Vị trí của Iphone trong Apple)
Kết quả tài chính ở 6 tháng đầu năm 2011 kết thúc vào ngày 25 tháng 6. Công ty đạt kỷ lục với doanh thu là 28,57 tỷ USD( so với 24.7 tỉ USD của Quý 2, tăng 16%, và tăng tới 82% nếu so với cùng kỳ năm ngoái), với mức tổng doanh thu này sẽ đạt lợi nhuận từ7,31 tỷ USD đến 7,79 tỷ USD. Trong khi đó ở thời điểm này của năm 2010 tổng doanh thu chỉ đạt 15,7 tỷ USDvà chỉ có 3,25 tỷ USD lợi nhuận. Thời gian tới dự kiến sẽ đạt doanh thu lên đến 82% và lợi nhuận tăng 125 %.
Tổng lợi nhuận trên có được như thế chủ yếu là nhờ vào các dòng sản phẩm iPhone cung cấp cho thị trường một cách đột biến, đã tăng so với chỉ tiêu là 142% với 20,34 triệu. Bên cạnh đó iPad cũng không kém với "đàn anh" iPhone khi tăng 183% với 9,25 (iPad 1 chỉ bắt đầu bán vào đầu quý 3 năm 2010). Mac đã tăng 14% với3,95 triệu. Tuy nhiên theo các nhà phân tích thì mặt hàng máy nghe nhạc iPod lại suy giảm 20% với 7,54 triệu. (dưới đây là bảng về Doanh thu của Apple chia theo thiết bị, tính đến Q1.2011)
Hình 4: Doanh thu Apple chia theo thiết bị
Mới đây nhất, khi vào Q3.2011, với khoảng 46.5 % (thay vì 39% như đã thấy trên biểu đồ tại Q1.2011) doanh số đến từ iPhone (13,3 tỉ USD), có lẽ nên gọi Apple là 1 hãng sản xuất điện thoại di động thì đúng hơn. Và nếu so sánh với các hãng sản xuất điện thoại, thì từ tháng 4 năm nay, Apple đã giữ ngôi vị dẫn đầu thế giới, bỏ xa Nokia với doanh thu chỉ khoảng 10 tỉ USD.
Có thể thấy rõ điều này qua bảng dưới đây được chính Apple công bố về mức tăng trưởng ấn tượng của Iphone (125%) so với mức tăng trưởng chung của thị trường Smartphone trên thế giới (chỉ 74%)
Vì những lý do trên đây, để làm rõ chiến lược kinh doanh của Apple, không gì hay hơn là phân tích chiến lược kinh doanh của Iphone, mặt hàng chủ đạo của hãng,
Chặng đường phát triển của Iphone:
Sự ra đời của iPhone đã mở đường cho cuộc cách mạng smartphone, chuyển hướng sản xuất của hàng loạt hãng công nghệ hàng đầu như Samsung, Motorola, Nokia, HTC… sang các thiết bị màn hình cảm ứng lớn với nền tảng di động riêng. Cùng nhìn lại những mốc ra đời của từng thế hệ iPhone làm thay đổi ngành công nghiệp điện thoại di động trong suốt 4 năm qua:
29/7/2007: Thế hệ iPhone đầu tiên (hay còn gọi là iPhone 2G) với phiên bản 4GB, 8GB ra mắt tại Mỹ và đã bán hết sạch 270.000 máy trong 30 giờ đầu tiên. Sau đó 2 tháng, Apple đã phát hành thêm phiên bản 16GB nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ cho người dùng. Mặc dù đến nay, Apple đã ngừng sản xuất thế hệ này, nhưng iPhone 2G vẫn được nhắc đến như một huyền thoại công nghệ mở màn cho một trào lưu mới.
9/6/2008: Một năm sau, tiếp nối cơn sốt iPhone vẫn còn đang nóng bỏng, Apple trình làng phiên bản – thông minh hơn với công nghệ kết nối 3G.
19/6/2009: Sau 1 năm ra mắt iPhone 3G, Apple tiếp tục trình làng iPhone 3GS với nhiều thay đổi về tính năng, cấu hình và mang đến nhiều trải nghiệm mới.
24/6/2010: - Phiên bản được xem là thành công nhất, khác biệt nhất, hấp dẫn nhất trong số 4 phiên bản của iPhone chính thức xuất hiện trên thị trường. Phiên bản này đã giúp nâng cao doanh số bán hàng cho Apple trong suốt nhiều quý và đến nay sức nóng của nó vẫn chưa hề giảm đi. Đến thời điểm này, đã hơn 1 năm sau khi Apple công bố iPhone 4, hãng vẫn chưa có một thông báo chính thức về thế hệ tiếp theo, phiên bản 5. Nhưng không vì thế mà những thông tin “đồn thổi" quanh siêu phẩm mới này lắng xuống, hứa hẹn một cơn sốt mới sẽ tái diễn khi sản phẩm chính thức ra mắt.
Hình 5: Các model Iphone
Phân tích chiến lược
Chiến lược giá:
Chính sách giá cả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược giá hớt váng
Chiến lược giá biến động theo thời gian, theo vòng đời sản phẩm. Một sản phẩm mới hiện diện trên thị trường có tính đột phá thường được định giá cao. Bởi lẽ, nhà sản xuất nhắm vào đối tượng sẵn sàng mở hầu bao để được làm người tiên phong. iPhone của Apple cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng cho đối tượng tiên phong khi ra mắt sản phẩm với mức giá 599 USD Mỹ. iPhone nhanh chóng trở về mức giá 399 USD Mỹ chỉ sau ba tháng.
Chiến lược định giá khác nhau trên các thị trường khác nhau, dựa theo vòng đời sản phẩm
Cụ thể ở đây là có sự chênh lệch giữa giá bán ở thị trường Châu Âu, nơi mà có phần nhỉnh hơn thị trường Châu Á Nhìn chung thì giá sản phẩm Apple không thực sự đắt với khách hàng châu Âu, đây cũng là điều Apple luôn mong muốn vì lợi nhuận ở thị trường này vẫn ổn định với mức giá mà họ đã xác định trước. Tuy nhiên với thị trường Châu Á thì chiến lược giá cần mềm hơn vì ở đây hàng xách tay rất phổ biến và công nghệ nhái hàng Apple rất phát triển. Ví dụ để sở hữu một chiếc iPhone 3GS ở Việt Nam bạn cần bỏ ra khoảng 12 triệu cùng hợp đồng hai năm với nhà mạng. Chính vì thế chính sách giá của Apple cũng được thực hiện theo vòng đời của sản phẩm.
Lấy ví dụ với mặt hàng iPhone 4 16G. Khảo sát cho thấy nó được bán rẻ nhất ở HongKong (496 euro với loại 16GB, 585 euro với loại 32GB) và đắt nhất ở Ý (659 euro và 779 euro)
Giá bán iPhone 4 ở một số quốc gia, tính theo đơn vị Euro
Từ bảng trên, có thể thấy, giá iPhone 4 ở các nước châu Âu có phần cao hơn so với thị trường châu Á, với HongKong và Singapore đứng vào “top” các nước cung cấp iPhone với giá “mềm” nhất.
Chi phí iPhone 3GS 16 GB lại một số nước (với mức cước thấp nhất và hợp đồng 2 năm):
Quốc gia
Giá máy (USD)
Thuê bao hàng tháng
Tổng chi phí sử dụng
Mỹ
199
70
1.880 (35,5 triệu đồng)
Anh
130
51
1.354 (25,2 triệu đồng)
Pháp
205
52
1.453 (27,3 triệu đồng)
Đức
175
35
1.015 (19 triệu đồng)
Singapore
389
28
1.061 (20 triệu đồng)
Singapore
0
67-146
1.608 (30 triệu đồng)
Malaysia
419
30
1.140 (22 triệu đồng)
Thái Lan
710
12,3
1.005 (19 triệu đồng)
Giá sản phẩm cao hơn hẳn giá lắp ráp thực sự, trong khi thực hiện kế hoạch kiểm soát chi phí. Đây là điều giúp hãng có được những khoảng lợi nhuận khổng lồ. Để xây dựng chiến lược giá, hãy cùng phân tích các yếu tố tác động đến giá cả. Chiến lược định giá bị tác động trực tiếp bởi chính sản phẩm. Đó là giá cả của nguyên vật liệu, thù lao lao động, lợi nhuận biên. Thông thường, các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm đảm bảo mức giá bán bù đắp chi phí sản xuất và mực lợi nhuận kỳ vọng
Lấy ví dụ đối với mặt hàng Iphone 5 sắp tới sẽ tung ra thị trường. Theo trang Bloomberg, nó sẽ có giá bán ở mức 620 USD, tuy nhiên, trên thực tế, giá thành để sản xuất và lắp ráp chỉ ở mức 270.1 USD. Bảng dới đây thống kê chi tiết các linh kiện dung cho Iphone 5
* Chú thích:
Bảng giá chi tiết các linh kiện trên iPhone 5:
- Màn hình/Bộ phận điều khiển cảm ứng: 49 USD
- Vỏ, ăn-ten, bảng mạch chủ: 22 USD
- Bộ nhớ Nand Flash 16GB: 18 USD
- Nguồn, bộ phận nhận tín hiệu: 16.6 USD
- Vi xử lý A5 1GHz: 16 USD
- Máy ảnh độ phân giải cao: 16 USD
- Bộ nhớ RAM 512 DDRAM 2: 13 USD
- Thiết bị kết nối Wifi, Bluetooth, GPS: 7 USD
- Bộ phận cảm ứng, con quay hồi chuyển, bộ codec âm thanh: 5 USD
- Lắp ráp, đóng góp sản phẩm: 10 USD
- Kiểm định sản phẩm: 20 USD
- Phần mềm, chi phí bảo hành: 35.5 USD
- Pin và các phụ kiện kèm theo máy: 42 USD
Để có được mức chi phí cho sản xuất lắp ráp nhỏ như trên đồng thời thu được lợi nhuận nhờ chênh lệch rất lớn giữa chi phí và giá thành cho Iphone, Apple cố gắng đưa chi phí thực hiện dự án đó về điểm cân bằng giữ lợi nhuận, rủi ro và tiềm năng (tương lai). Nói cách khác, họ đang thực hiện “kế hoạch kiểm soát chi phí’’; Bao gồm:
Giảm chi phí vận hành: Ví dụ như khi Droid ra đời, người ta mất thêm vài khoản phí để viết thêm phần mềm mới, hỗ trợ cho phần cứng, ứng dụng. Nhưng Iphone sử dụng chính phần mềm của MAC! Cách làm này giúp hãng tiết kiệm một khoản không nhỏ.
Đánh vào tâm lý người tiêu dùng thông qua việc nếu họ CHẤP NHẬN ĐƯỢC cấu hình thấp hơn mà vẫn đáp ứng nhu cầu - thì đó là khoản TIẾT KIỆM rất lớn và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao. Để làm ra Iphone, những ứng dụng tối thiểu được Apple giảm đi để giám chi phí (Ví dụ Camera kém khi chụp, không có led. Phần mềm ứng dụng rất ít, giao tiếp kiểu cũ gần như bị loại bỏ (thanh trượt, bàn phím ảo), Giao tiếp Bluetooth, wifi không mạnh và thường chỉ tích hợp với chính Apple.), trong khi tập trung nhiều vào các yếu tố khác biệt hoá khác (Ví dụ: Thiết kế bắt mắt với màn hình rộng. Cảm ứng đa chạm đầu tiên giúp người dùng có thể giao tiếp nhẹ nhàng bằng ngón tay. Tích hợp với các thiết bị ngoại vi: điều khiển, thiết bị ôtô. Và đặc biệt là trình duyệt web rất tiện lợi) So sánh với hàng chục chiếc điện thoại mới ra để cạnh tranh với Iphone, những sản phẩm mà có cấu hình cao khoảng gấp đôi Iphone và hỗ trợ tất cả các kết nối. Tuy nhiên, theo 1 bài báo phân tích giá thành linh kiện của 1 trong những chiếc điện thoại đó thi chi phí linh kiện chỉ kém giá bán có vài đôla. Tuy nhờ việc chấp nhận giá bán rể hơn này giúp cho các doanh nghiệp đó có thể bán ra sản phẩm với số lượng lớn hơn, khác với Iphone khi mà Apple đã đẩy giá thành lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thưc.
Chi phí bản quyền
Chi phí quảng cáo (phân tích ở nội dung dưới đây)
Định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh. Mặc dù thực tế chênh lệch giữa giá bán và chi phí là rất lớn cho một sản phẩm iPhone, điều mà hoàn toàn giúp Apple có thể giảm giá sản phẩm của mình để đạt thêm doanh thu. Nhưng trên thực tế, hãng đã không làm như vậy: iPhone có giá bán trung bình hơn 600 USD, trong khi đó một smartphone của Nokia có giá bán chỉ vào khoảng 200 USD. Cách làm này cũng khẳng định thương hiệu và đẳng cấp vượt trội của Apple.
Chiến lược quảng bá
Apple áp dụng cho mình một chiến lược marketing theo vòng đời sản phẩm, bao gồm các giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Cụ thể chúng ta thấy rằng mỗi sản phẩm Apple tung ra ngoài thị trường đều tuân thủ tuyệt đối các bước trên.
Khi thị trường đi vào suy tàn bộ phận thiết kế đã đưa ra hàng loạt các mẫu mới nhằm tạo một vòng đời mới cho sản phẩm. Sự xuất hiện của hàng loạt phiên bản khác nhau của iPhone trong 4 năm liên tiếp liên tục tạo thành những cơn sốt trong người tiêu dùng.
Quảng bá sản phẩm dựa trên giá trị với sự tiện lợi và đẳng cấp, thay vì giá trị sử dụng. Không nhằm vào sự trải nghiệm công nghệ cao, giá thành rẻ, hay định vị thị trường cố định. IPhone đưa ra một trải nghiệm hoàn toàn mới trong thế giới smartphone lúc đó. Người dùng Iphone có cảm giác về đẳng cấp, sự khác biệt, thích thú, cũng như sự "chiêu đãi" của Apple với những khách hàng của mình. PR rất mạnh, hướng tới khách hàng ít khi dùng Smartphone, giảm giá bán, thể hiện đẳng cấp... là những chiến lược mà Apple đã thành công khi phát triển Ipod và Mac. Đối với iPhone, chiến lược tiếp thị sẽ tập trung vào sự tiện lợi của việc có một thiết bị để giao tiếp, mà còn âm nhạc, hình ảnh, video, và truy cập Internet đầy đủ. Nếu để nói một câu về thành công, thì đó là "mang đẳng cấp cho người dùng bình dân".
Hạn chế quảng cáo, tranh thủ làm PR. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự nổi tiếng của Iphone - 1 chiếc điện thoại đã tạo nên sự đột phá trong thị trường điện thoại di động. Đó là một chiến lược PR, quảng cáo ấn tượng, hệ thống phân phối ổn định, một thương hiệu có tên tuổi. Thế nhưng, Nokia đã chi số tiền không nhỏ để quảng cáo cho N-series như một kỷ nguyên giải trí đa phương tiện, hệ thống phân phối rộng khắp, và thương hiệu lớn nhất thế giới – vẫn không mang tới sự đột phá mạnh mẽ đến thế. Vậy nguyên nhân chính là gì? Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí. Iphone cũng không ngoại lệ. Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple. Thậm chí, việc PR của Apple còn gắn liền với những hoạt động liên kết, hợp tác vừa nhằm nâng tầm giá trị của Apple, vừa tạo tiếng nói trong dư luận. Ví dụ, để chuẩn bị cho AppletV và iPhone, Apple đã hợp tác với Google để cải tiến YouTube - trang web cung cấp video trực tuyến lớn nhất mà Google vừa mua lại với giá 1,6 tỷ đôla. Thương vụ này vừa giúp quảng bá cho Apple, cho sản phẩm mới iPhone của hãng một cách kín đáo nhưng ấn tượng, đồng thời thu hút được thêm nhiều khách hàng do những lợi ích gia tăng khi sử dụng sản phẩm.
Chuyển khách hàng ảo thành khách hàng thật. Tận dụng hiệu ứng đám đông. Hiện nay người ta rất quan tâm đến các mạng xã hội vì chúng có tác dụng và ảnh hưởng khá lớn. Truyền thông xã hội là một kênh hiệu quả để xây dựng cơ sở khách hàng ảo cho doanh nghiệp. Apple đã biến những khách hàng ảo này thành khách hàng thật bằng những lời mời chào hấp dẫn trên mạng xã hội. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, My Space,…đều có những thông điệp của công ty cũng như các forum yêu thích sản phẩm của Apple. Ngoài ra, Apple tỏ ra khôn ngoan khi luôn biết tận dụng hiệu ứng đám đông để quảng bá cho sản phẩm của mình. Viral marketing luôn được họ tận dụng triệt để. Ví dụ, thông qua mạng xã hội Youtube, người tiêu dùng vô cùng bất ngờ và kích thích bởi những hình ảnh đập máy, phá máy, thử nghiệm iPhone. Một mũi tên trúng hai đích khi mà Apple vừa khẳng định được chất lượng của mình, vừa để sản phẩm tự lan toả thông qua việc truyền tay của người tiêu dùng mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Một ví dụ khác, các thông tin đại chúng vô tình trở thành bạn của Apple khi giúp họ đăng tải tin về hàng loạt người xếp hàng chờ đón sự xuất hiện của một phiên bản Iphone mới. Điều này tiếp tục kích thích những người tiêu dùng khác trên toàn thế giới.
Kiểm soát thông tin và đánh vào tâm lý dư luận. Nói một cách đơn giản thì đây là nghệ thuật úp-mở thông tin của Apple để tạo dư luận. Tương tự như với các dòng sản phẩm khác, người dùng iPhone một mặt không nhận được bất cứ thông tin chính thức cụ thể nào về sản phẩm sắp ra lò. Trong khi trí tò mò của khách hàng bị đẩy lên mức cao thì hãng lại khéo léo dùng dư luận tung ra những tin đồn, càng tiếp tục làm khách hàng bị kích động. Tuy nhiên, về mặt chính thức, thông tin mới về sản phẩm không hề được hãng công bố, thay vào đó là bưng bít đến phút chót. Điều này luôn chứng tỏ về khả năng thành công của nó trong việc quảng bá sản phẩm cho Apple mà với mức chi phí cho quảng cáo luôn ở mức hết sức khiêm tốn
Chiến lược bán hàng
Tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà mạng:
Apple từng có chiến lược lựa chọn một nhà mạng nào đó để làm nhà phân phối độc quyền trên mỗi thị trường như AT&T tại Mỹ, China Unicom ở Trung Quốc hay Softbank tại Nhật Bản. Thế nhưng tới phiên bản iPhone 4, và giờ là iPhone 4S, chiến lược trên đã dần thay đổi.
Thay vì bó hẹp mối quan hệ đối tác với một nhà mạng duy nhất, Apple đã bắt tay với hàng loạt nhà mạng khác để tăng cường thêm nhà phân phối iPhone trên mỗi thị trường, và điều này vừa giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn phong phú, vừa là cách để Apple san sẻ “trọng trách PR” sản phẩm mới cho nhiều đối tác cùng gánh vác.
Khi cuộc chạy đua thực sự giữa các nhà mạng được bắt đầu, hãng nào cũng muốn thu hút được nhiều người mua iPhone về phía mình (để hướng tới mục tiêu gắn bó với dịch vụ sau này), và từ đây, hàng loạt chương trình cạnh tranh quyết liệt được tung ra.
Trên thị trường Mỹ, “lính mới” Sprint đã tung ra gói dịch vụ dữ liệu không giới hạn, để đối đấu với các nhà mạng Verizon Wireless và AT&T vốn không cung cấp gói dịch vụ này. Trong khi đó, tại Nhật Bản, đối tác độc quyền phân phối iPhone một thời là Softbank đã quyết định áp dụng chính sách giá thuê bao tháng hấp dẫn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ KDDI vừa giành được quyền bán iPhone 4S tại đây.
Sau tất cả những điều đó, Apple là hãng đắc lợi nhất phía sau, khi cung cấp nguồn hàng cho các nhà mạng cùng phân phối, cũng như hưởng “trái ngọt” từ những nỗ lực quảng bá mạnh mẽ của các đối tác viễn thông này. Vậy là, ngay từ lúc mẫu smartphone mới nhất chưa xuất hiện trên thị trường, Apple đã có được những bước chạy đà đầy tích cực trong ván bài mang tên iPhone 4S.
Gian ứng dụng App Store cũng là một nhân tố làm nên thành công cho iPhone.
Ảnh: Slashgear.
Ở Việt Nam, hai đại gia - 2 mạng di động đang là đối tác phân phối iPhone ở Việt Nam là VinaPhone và Viettel cho biết, họ sẽ tiếp tục hợp tác phân phối iPhone 4s của Apple tại Việt Nam.
Các nhà mạng lien tục có các chính sách khuyến mãi, khi sản phẩm mới ra, họ giảm giá sản phẩm cũ như Iphone 0 đồng hay 4 triệu đồng. Chiến lược “mức giá hấp dẫn kèm theo các gói cước đặc biệt ưu đãi” mà VinaPhone đưa ra đã khiến khách hàng “phát sốt” (khách hàng sẽ phải trả một khoản tiền nhất định ban đầu và gói cước bắt buộc không dưới 400.000 đồng/tháng).
Bán hàng qua APP STORE
Việc sáp nhập hai nhà mạng T-Mobile và AT&T sẽ tạo nên bùng nổ doanh số bán hàng cho iPhone thế hệ mới.
Ảnh: Myhoustonmajic
Vào tháng 5/2011, con số ứng dụng trên App Store đã đạt tới 500.000, trong đó 37% là miễn phí và giá trung bình cho một ứng dụng là 3,64 USD. App Store là “cửa hàng ứng dụng” nổi tiếng nhất thế giới. Qua đó, hàng tỉ ứng dụng của iPhone, iPad và iPod Touch đã được tải về, đem LẠI doanh số hàng tỉ USD cho hang .Đầu tháng 7/2011, 200 triệu người sử dụng iOS đã tải về 15 tỷ ứng dụng từ App Store.
Những ứng dụng họ trình làn cũng rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dung. Games, không có gì ngạc nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong số các ứng dụng (15%), nhưng sách điện tử (14%), giải trí (11%), giáo dục (8%) và lối sống/phong cách sống (7%) cũng chiếm một lượng đáng kể trong số các ứng dụng.
Như đã nói, phần lớn các ứng dụng iOS (63%) đều được tính phí, và giá trung bình phải trả là 3,64 USD. Khi nhìn vào số lượng các ứng dụng, cấu trúc/cách bố trí/thành phần của chúng và thực tế là đa số đều được trả tiền, thì rõ ràng rằng thị trường của Google Android sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với App Store bất chấp sự phổ biến của các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android.
Apple Store là ứng dụng miễn phí mới nhất vừa được Apple phát hành cho người dùng iPhone. Nếu App Store là nơi để người dùng iPhone, iPod Touch hay iPad mua game, ứng dụng thì Apple Store là nơi mà Apple bày bán tất cả các sản phẩm của họ bao gồm cả máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại, các dịch vụ, phần mềm... Ứng dụng Apple Store sẽ cho phép người dùng truy cập, tìm sản phẩm, phụ kiện, so sánh... về thiết bị mà người dùng định mua từ kho hàng khổng lồ của Apple ngay trên iPhone thay vì phải truy cập từ máy tính kết nối internet. Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép bạn đặt hàng trước sản phẩm cũng như tìm kiếm thông tin về các cửa hàng bán lẻ của Apple khắp nơi trên thế giới. Apple Store hoàn toàn miễn phí.Cụ thể là với hơn 300 cửa hàng bán lẻ cùng với hệ thống bán hàng trực tuyến Apple luôn cố gắng bán trực tiếp iPad tới khách hàng và hạn chế việc bán sản phẩm qua các nhà bán lẻ như Best Buy, Target, Wal-Mart, Amazon hay những thương hiệu bán lẻ khác.
Apple quản lý rất cẩn thận quá trình kiểm kê sản phẩm gửi tới các nhà bán lẻ. Ngay cả trong những dịp nghỉ lễ Apple cũng không phân phối iPad với số lượng lớn tới các nhà bán lẻ như Best Buy hay Wal-Mart, khác hẳn với các sản phẩm điện tử khác như Nintendo Wii hay Xbox 360. iPad sẽ được phân phối một cách rải rác đến nhiều nhà bán lẻ khác nhau trong dịp nghỉ lễ. Trái lại, các cửa hàng bán lẻ của Apple lại được phân phối jPad với số lượng không hạn chế do vậy nếu bạn muốn tìm cho mình một chiếc iPad ưng ý nhất hãy đến các cửa hàng này hoặc đặt mua trên kênh bán hàng trực tuyến của Apple. Ước tính Apple bán khoảng 8.8 chiếc iPAd 1 giờ tại mỗi của hàng bán lẻ vào “ngày mua sắm” (ngày thứ sáu trong dịp lễ tạ ơn – còn gọi là Black Friday).
Apple không cống bố các số liệu về phần trăm lượng iPad được bán trực tiếp tới khách hàng so với phần trăm lượng được bán thông qua các đối tác bán lẻ nhưng sẽ không gì là ngạc nhiên nếu số lượng bán trực tiếp lên tới 50%.
Điều đó có nghĩa là Apple có thể đưa ra một cái giá bán lẻ cực thấp. Với giá bán lẻ thấp như vậy, Apple có thể thu được rất ít lợi nhuận từ việc phân phối sản phẩm tới các đối tác bán lẻ nhưng hãng này hoàn toàn có thể bù lại bằng lợi nhuận của việc bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ và hệ thống bán hàng trực tuyến. Trong khi đó, các nhà sản xuất khác như Motorola, HP hay Samsung chỉ có thể thu lợi nhuận từ việc cung cấp toàn bộ sản phẩm của mình cho các đối tác bán lẻ.
Bán hàng qua mạng:
Apple bán iPhone thế hệ đầu tiên tại các cửa hàng trực tuyến và đại lý bán lẻ từ 06-2007 đến khi nguồn hàng cạn kiệt vào 05-2008. Khách hàng có thể kích hoạt thiết bị qua iTunues. Nhưng khi iPhone 3G ra mắt vào tháng 07, hãng chỉ bán qua các cửa hàng của mình và đối tác AT&T, nơi những chiếc smartphone đã được kích hoạt từ trước. Chiến lược bán hàng mới dành cho thế hệ iPhone 3G mà Apple từng áp dụng, như hầu hết các nhà phân tích đều khẳng định bắt nguồn từ việc hàng loạt sản phẩm đã bị jailbreak, gây tổn thất tới lợi nhuận của AT&T. Tuy nhiên, tháng 09-2008 Apple đã bắt đầu cho phép khách hàng đặt mua trước iPhone 3G qua mạng, sau đó tới cửa hàng đại lý trả tiền và kích hoạt thiết bị. Ezra Gottheil, một chuyên gia phân tích thuộc Technology Business Research, cho biết: “Apple luôn muốn mở rộng thị trường và dường như động thái lần này còn cho thấy họ đang muốn bán tống bán tháo hết lượng hàng hoá trong kho”.
Quảng cáo
Apple rất biết “khoe mình” trong những “chiêu” này. Tại Mỹ, các tính năng đa phương tiện, lướt Web, nghe nhạc là những điểm nhấn mà Apple đã “tô đậm” nhằm làm nổi bật iPhone trước những dế đối thủ khác. Sự thành công trong chiến dịch quảng cáo iPhone của Apple có lẽ chưa sản phẩm nào đạt được: iPhone từ khi chưa ra mắt đã trở thành “chiếc điện thoại di động của Chúa” (Jesus Phone). Thậm chí, trong hàng dài người chờ mua iPhone ở Mỹ trong ngày đầu tiên 29/6/2007, có những người cầm tấm biển với hàng chữ “Giáng sinh đến sớm”.
Chuẩn bị cho kế hoạch “xuất ngoại” iPhone sang châu Âu, Apple đã “làm mới” chiến dịch quảng cáo, mang lại cho những người dùng iPhone tương lai tại châu Âu đầy đủ lý do để đổi đời “con dế”. Hai đoạn quảng cáo “Instead” (thay vì) và “Amazing” (kinh ngạc) đã hoàn toàn thuyết phục người Âu. Chẳng hạn, “Instead” gợi ý nhẽ ra phải mang theo iPod để nghe nhạc và một con dế để giao tiếp, người dùng chỉ cần mang duy nhất một iPhone. Trong khi đó, “Amazing” liệt kê các ứng dụng nổi bật của iPhone - từ email đến video và chia sẻ video trực tuyến YouTube.
CHƯƠNG VI:KIẾN NGHỊ DÀNH CHO APPLE
Động lực thực sự cho sự tăng trưởng của Apple chính là những phần mềm và dịch vụ hoạt động trên các sản phẩm của họ: phần mềm iTunes và cửa hàng iTunes để quản lý, tải, mua nhạc và nội dung truyền thông; phần mềm iPhone và iPad để tạo ứng dụng và dịch vụ App Store để bán ứng dụng. Khi số lượng người mua iPhone và iPad gia tăng thì càng có nhiều nhà phát triển phần mềm và công ty truyền thông muốn viết ứng dụng cho các thiết bị này. Tương tự, khả năng người tiêu dùng mua những thiết bị này sẽ cao hơn khi có nhiều ứng dụng giải trí và thông tin dành cho chúng
Thế nhưng dường như chúng ta vẫn chưa khỏi choáng ngợp trước thành công vang dội của Apple trên Iphone và Ipad, nhiều người trong chúng ta vẫn còn bị mê hoặc và ám ảnh bởi các sản phẩm của Apple nên vô tình chung đã đưa nó tới vị trí “thần thánh” trong công nghệ.
Từ khi iPhone 4 xuất xưởng, có nhiều trường hợp cột sóng trên sản phẩm bị sụt đột ngột khi cầm trên tay. Apple và AT&T đã không thể hỗ trợ người dùng về mặt kỹ thuật và người dùng phải tự mình xoay sở với 3 giải pháp:
1. Cầm điện thoại theo một cách thức phi tự nhiên để giảm mức độ động chạm của ngón tay vào ăngten tránh đó là chạm tay vào phía dưới bên trái của máy. Máy chỉ có thể bắt sóng tốt khi bạn cầm ngược, chéo góc hoặc theo một tư thế rất không bình thường
2. Trả 10% phí lưu kho và trả lại điện thoại cho hãng
3. Bỏ ra 29,95 USD để mua loại bao máy đặc biệt do Apple sản xuất. Theo lời quảng cáo của Apple, loại bao này sẽ khắc phục được vấn đề tín hiệu
Trung tâm hỗ trợ bảo hành sản phẩm AppleCare của "Quả táo" khẳng định rằng việc cập nhật phần mềm trong thời gian tới chỉ có thể giúp iPhone 4 hiển thị vạch sóng chuẩn hơn so với trước.Điều đó cũng có nghĩa là việc nâng cấp phần mềm sẽ không khắc phục được lỗi mất sóng vốn dĩ thuộc về thiết kế phần cứng.
Thế nhưng,sau một thời gian đổ lỗi cho lỗi phần cứng, Apple đã chính thức xin lỗi khách hàng về sự cố sụt vạch sóng trên mẫu smartphone mới và khẳng định nguyên nhân là do phần mềm trong máy chưa thực sự ổn định.
Đây cũng không phải làn đầu tiên sản phẩm của apple có lỗi, Wi-Fi của iPad 1kém hơn rất nhiều so với thiết bị khác. Nguyên nhân một phần được cho là vỏ nhôm phía sau của máy làm cản trở việc thu sóng của ăng-ten. iPad 2 cũng mắc lỗi màn hình LCD bị vết màu vàng bên dưới. Tuy nhiên, Apple cũng đã giải thích rằng những vết vàng đó sẽ tự động biến mất sau một thời gian sử dụng(?)
Không lâu sau khi iTouch có mặt trên thị trường, thì lần lượt xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Mà trong đó chính là hàng loạt iPod Touch tự bốc nổ không biết nguyên nhân, dù máy đang trong trạng thái tắt nguồn. Sự cố này cũng gây thương tích và phẫn nộ cho không ít người dùng. Apple phản ứng ra sao trước tình hình đó? Apple đã có một hành động khiến cho người dùng cực kỳ thất vọng: từ chối trách nhiệm và muốn bít kín vụ việc bằng một bức thư gửi cho nạn nhân thỏa thuận bồi thường với điều khoản "đồng ý tuân theo các điều khoản và thỏa thuận này phải hoàn toàn bí mật". Có thể nói, các dòng sản phẩm của Apple cực kỳ bắt mắt và rất được lòng người dùng về mẫu mã, nhưng về mặt chất lượng thì vẫn chưa được như hứa hẹn từ phía Apple
Trong một diễn biến khác, Apple đã bị chỉ trích sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những chiếc điện thoại iPhone đang chứa đựng cơ sở dữ liệu không được mã hóa bao gồm thông tin vị trí người dùng và việc đó đôi khi kéo dài tới vài tháng.Apple đã đổ lỗi cho các lỗi lập trình về việc thu thập dữ liệu về vị trí của người dùng iPhone. Nhưng sau đó Apple đã đứng ra nhận lỗi và khẳng định lẽ ra đã không nên thu thập thông tin về người dùng đã tắt dịch vụ địa điểm và không nên thu thập dữ liệu này trong suốt 1 năm qua
Mới nhất gần đây Phiên bản iOS 5 nóng hổi vừa phủ sóng vào 12/10/2011. Tuy nhiên, hàng loạt fan hí hửng nâng cấp hệ điều hành mới đã phải nhận “gáo nước lạnh” đầu tiên. Chiếc iPhone/iPad đang chạy ngon lành bỗng chốc trở thành “cục gạch” sau khi cài xong iOS 5.tí n đồ “trái táo khuyết” cảm thấy bức xúc vì gặp lỗi trong lúc cài đặt khiến quá trình cập nhật bị ngắt quãng và iPhone/iPad quay về “thời kỳ đồ đá”. Thiết bị treo cứng, mất hết dữ liệu trong máy, không thể hoạt động hoặc có làm việc nhưng tậm tịt. Mới đây nhất, người dùng liên tục phàn nàn về tuổi thọ pin của chú dế. Nhiều ý kiến dự đoán iOS 5 tác động xấu tới nguồn pin và chưa thể khắc phục. Đặc biệt hơn, dù update thành công nhưng sản phẩm vẫn chẳng thể truy cập gian hàng trực tuyến App Store, đồng bộ bằng Wi-Fi và chạy ứng dụng kém ổn định…
Vì vậy theo ý kiến của chúng em,nên chăng apple nên chăm chút cho sản phẩm thật kĩ trước khi đưa ra thị trường để những tính năng của sản phẩm được hoàn thiện,không còn các vụ kiện nhằm vào apple với nội dung “apple quảng cáo sai sự thật, "lừa đảo" khi che đậy sự thật, cẩu thả khi thiết kế và cố tình quảng cáo sai, đánh lạc hướng người dùng” như vụ kiện hồi tháng 7/2010 khi iphone4 khác biệt so với quảng cáo được đưa ra.
Và nên chăng apple nên quan tâm hơn đến khách hàng,khi phát hiện lỗi sai thừa nhận lỗi sai ngay lập tức, không từ chối trách nhiệm và đổ lỗi quanh co.Nếu khắc phục được những nhược điểm đó,apple chắc chắn sẽ còn tiến xa trên con đường chinh phục khách hàng
LỜI KẾT
Để đạt được thành công như ngày nay,Apple đã trải qua không ít những khó khăn.Với tiêu chí tự làm mới mình liên tục,đưa đến cho khách hàng cái nhìn mới cho những sản phẩm tưởng chừng như đã quá quen thuộc,những sản phẩm của Apple luôn luôn không làm khách hàng cảm thấy nhàm chán.
Hy vọng rằng,thông qua bài tiểu luận này mọi người sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn những chiến lược đã làm nên thành công của Apple
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APPLE ................2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu chiến lược phát triển của apple.docx