Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đương
phố bằng phương pháp cho điểm là phương pháp đơn giản, dựa vào việc đánh
giá các tiêu chuẩn và cho điểm theo thang điểm đặt ra. Phương pháp này có
thể vận dụng linh hoạt trong thực tế tuy nhiên chưa khai thác hết được thông
tin của số liệu và phương pháp mới chỉ chú ý đến vị trí của từng tiêu chuẩ n
mà chưa chú ý đến giá trị thực. Chỉ tiêu nào có điểm cao hơn thì ở vị trí cao
hơn nhưng lại không rõ là cao hơn bao nhiêu vì vậy giữa hai số chỉ khác nhau
một số lẻ là có thể nhận hai số hạng khác nhau.
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách thường xanh
28 Ngọc lan Michelia alba lớn vừa đơn, to đơn, mọc cách đại kép thường xanh
29 Vông nem Erythrina variegata nhõ cao tròn đơn đơn, mọc cách hạch thường xanh
30 Bồ đề Ficus religiosa nhỡ vừa đơn thường xanh
31 Đa búp đỏ nhỏ thấp tròn đơn, mọc cách thường xanh
32 Dẻ sồi Lithocarpus pseudosundaicus lớn cao trứng tự bông đuôi sóc đơn, mọc cách kiên thường xanh
33 Sanh nhỏ thấp thuỗn đơn, mọc cách thường xanh
34 Tùng xà Sabina sinensis nhỏ tháp nón kim thường xanh
35 Bông gạo Ceiba pentandra Gaertn lớn cao trứng kép chân vịt Nang thường xanh
36 Liễu Salix babilonica Linn nhỏ thấp bông đs đơn,mọc cách Nang rụng lá
21
5.1.1 Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu
Đại lộ Lê Lợi
Đại lộ Lê Lợi chạy dài theo hướng Đông-Tây, nằm ở trung tâm thành
phố Thanh Hóa. Là đại lộ lớn và hiện đại nhất được khởi công xây dựng và
đưa vào lưu thông với tổng chiều dài là 7,8km, rộng 29,5 m. Trong đó lòng
đường rộng 20m, dải phân cách rộng 2m, vỉa hè 2 bên mỗi bên rộng 7,5m.
Tổng số cây trồng trên vỉa hè của đại lộ: 1287 cây
Bảng 5.2: Các loài cây đường phố trên đại lộ Lê Lợi
Stt Tên loài Số lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Phượng vỹ 26 12 9 3
2 Cau vua 960 955 5
3 Bàng 37 5 29 1
4 Lát hoa 17 16 1
5 Xà cừ 13 10 3
6 Tếch 21 16 5
7 Dẻ sồi 8 2 6
8 Bằng lăng 191 2 188 1
9 Đa Lông 4 3 1
10 Sao đen 6 6
11 Hoa sữa 4 1 3
Tổng 1287 51 1221 11
Đường có nhiều cây lớn, nhiều bóng mát, thành phần loài đa dạng, có
tính chất đối xứng, phân bố không đều. Mỗi bên vỉa hè trồng 2 hàng cây bao
gồm một hang Cau vua sát lề đường, mỗi cây cách nhau 5m, phía trong trồng
các loài khác không theo khoảng cách nhất định (trung bình mỗi cây cách
nhau khoảng 3-4m).
Cây trồng trên dải phân cách gồm: vạn tuế (706 cây),cô tông, cỏ, ngũ
sắc…
22
Số lượng cây tuy nhiều nhưng phân bổ không đều. Đoạn đầu đại lộ từ
ngã tư Đông Thọ đến tượng đài Lê Lợi tuy chỉ dài bằng 1/6 chiều dài con
đường nhưng tập trung đến gần 1/3 tổng số cây trên toàn tuyến, mật độ
50cây/100m. Từ trung tâm thương mại Thanh Hoa Plaza đến hết tuyến hầu
như chỉ có 2 hàng cau vua, hàng Bằng lăng bắt đầu từ cầu Đông Hương cách
điểm cuối đường 2km, mật độ trung bình 13cây/100m.
Ảnh 5.1: Đại Lộ Lê Lợi
23
Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Thanh Hóa có tổng chiều dài
9.4Km là đường giao thông huyết mạch của tỉnh cũng như của đất nước, có
vai trò quan trọng trong việc đi lại, vận chuyển lưu thông. Quốc lộ 1A (chỉ xét
đoạn đi qua thành phố Thanh Hóa ) có chiều rộng 20m, gồm 2 làn đường với
dải phân cách rộng 1m, lòng đường rộng 14m, vỉa hè mỗi bên 3m.
Qua điều tra, hiện tại trên tuyến quốc lộ 1A có tổng số cây là 1957 cây
trồng trên vỉa hè,dải phân cách gồm cau (927 cây) và một số loài cây bụi, cây
cỏ
Bảng 5.3: Các loài cây đường phố trên quốc lộ 1A
Stt Tên loài Số lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Bông gạo 98 57 32 9
2 Xà cừ 374 267 76 31
3 Bàng 135 34 87 23
4 Vông đồng 16 10 5 1
5 Trứng cá 113 26 82 5
6 Lát hoa 148 121 12 15
7 Sao đen 76 3 68 5
8 Sấu 83 65 12 6
9 Phượng vỹ 207 16 184 7
10 Dâu gia xoan 93 85 8
11 Lim xanh 36 26 8 2
12 Tếch 16 9 6 1
13 Bằng lăng 152 4 135 13
34 Hoa sữa 157 64 52 41
15 Keo tai tượng 78 45 22 11
16 Dừa 9 5 2 2
17 Sanh 14 9 3 2
18 Lộc vừng 63 60 3
19 Lim xẹt 57 48 9
20 Phi lao 32 16 9 7
Tổng 1957 970 815 181
24
Đoạn đầu quốc lộ 1A từ cầu Hoàng Long ( sông Mã) đến ngã tư giao
nhau với đại lộ Lê Lợi dài 3.2km, số lượng cây: 579 cây, mật độ trung bình:
9cây/100m chiều dài.
Phân bố: tập trung chủ yếu ở khu vực gần trung tâm ( từ bến xe phía
bắc đến ngã tư Lê Lợi) từ cầu Hoàng Long đến bến xe rất ít cây, có đoạn
300m mà không có cây nào.
Đoạn trung tâm từ Ngã tư Lê Lợi đến ngã ba Voi ( giao nhau với đường
Hải Thượng Lãn Ông), tuy nằm trong khu vực trung tâm, có nhiều công trình
kiến trúc xây dựng hai bên, vỉa hè không rộng nhưng phần lớn số lượng cây
lại tập trung vào khu vực này, tổng số cây:1192 cây/4,2km (14-15cây/100m).
Đoạn cuối từ ngã ba Voi đến cầu Quán Nam, số lượng cây rất ít,
186cây/2k ( 4-5cây/100m). Khu vực phía cổng trường đại học Hồng Đức đến
bệnh viện Nhi Thanh Hóa không có cây.
Nhận xét chung: Cây trồng trên tuyến quốc lộ 1A không thằng hàng,
không có khoảng cách đều nhau, đặc biệt có một số đoạn cây xõa cành ra lòng
đường gây trở ngại cho giao thông hoặc một số đoạn không có cây như đoạn
đường từ bệnh viện Nhi Thanh Hóa đến trường đại học Hồng Đức cơ sở 3.
Trong khi những đoạn đường đó là những nơi cần có nhiều cây bóng mát.Sự
phân bố cây không đồng đều.Trên tuyến đường 1A chủ ngoài cây xanh được
quản lý và nuôi trồng bơi công ty công viên cây xanh, có tới gần một nửa số
cây là do người dân tự trồng trước nhà, không theo quy hoạch gây nên tình
trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị.
25
Ảnh 5.2: Quốc Lộ 1A ( khu vực trung tâm)
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Trãi:
Dài: 1.5 Km
Rộng :16m ; lòng đường 10m, vỉa hè 1.5-3m
Hướng: đông – tây
Đường Nguyễn Trãi là một đoạn chạy qua thành phố của tuyến quốc lộ
45 nối liền thị xã Sầm Sơn với các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa.
Tổng số cây trên đường là : 147 cây. Gồm 9 loài. Cây trồng trên đường
hầu hết là cây nhỏ và vừa do nhiều cây bị chặt hạ để xây dựng nhà ở và công
trình kiến trúc.
Do đó trên tuyến đường có đoạn nhiều cây, có đoạn không có cây nào.
Đa số các cây đều sinh trưởng kém, cành lá trơ trụi.
26
Bảng 5.4: Các loài cây trồng đường phố trên đường Nguyễn Trãi
Stt Tên loài Số lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Xà cừ 35 1 32 2
2 Dẻ ăn quả 3 3
3 Sao đen 19 19
4 Sấu 21 3 17 1
5 Bông gòn 8 2 6
6 Lim xẹt 21 18 3
7 Phượng vỹ 21 2 15 4
8 Vông nem 2 2
9 Trứng cá 17 1 14 2
Ảnh 5.3: Đường Nguyễn Trãi
Đường Hạc Thành
Đường Hạc Thành dài 510m rộng 15m, là đường 2 chiều, không có dải
phân cách. Lòng đường rộng 10m, vỉa hè rộng 5m. Đây là tuyến đường mới
được thí điểm trồng cây sao đen. Tuy vẫn còn lẫn vào một số cây khác nhưng
theo dự án quy hoạch cây xanh năm 2011 của xí nghiệp công viên cây xanh
27
Thanh Hóa trên tuyến đường này chỉ trồng một loài cây duy nhất là cây sao
đen. Các cây khác sẽ được thay thế trong thời gian tới.
Theo điều tra hiện tại, số lượng và thành phần loài cây trên tuyến
đường như sau:
Bảng 5.5: Các loài cây trồng đường phố trên đường Hạc Thành
Stt Tên loài
Số
lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Sao đen 153 3 149 1
2 Phượng hoa vàng 8 5 2 1
3 Lát hoa 4 4
Tổng 165 8 155 2
Cây được trồng mỗi bên vỉa hè 1 hàng, mỗi cây trồng cách nhau 5-6 m,
trung bình 13-14cây/100m. Đường Hạc Thành có thành phần loài ít, hầu hết
cây đều mới lớn, chiều cao trung bình 5-7m.
Ảnh 5.4: Đường Hạc Thành
28
Đường Hà Văn Mao
Đường Hà Văn Mao là đoạn đường ngắn, chỉ dài 300m tuy nhiên cần
phải quy hoạch hệ thống cây xanh sao cho tạo cảnh quan đẹp mắt vì tại đó tập
trung các trụ sở hành chính, giáo dục…của tỉnh như : sở giáo dục và đào tạo,
sở văn hóa thông tin…
Kết quả điều tra trên đường như sau:
Bảng 5.6: Các loài cây trồng đường phố trên đường Hà Văn Mao
Stt Tên loài Số lượng Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Ngọc lan 15 15
2 Lộc vừng 21 5 16
3 Long não 8 7 1
4 Me chua 3 3
5 Phượng vỹ 12 10 2
6 Côm tầng 3 3
7 Dừa 1 1
8 Phi lao 1 1
Tổng 64 5 54 5
Ảnh 5.5: Đường Hà Văn Mao
29
Đường Phan Chu Trinh
Đường Phan Chu Trinh nằm phía trước quảng trường Lam Sơn,giao cắt
với quốc lộ 1A
Đường dài 988m, rộng 25m bao gồm vỉa hè 15m và lòng đường 10m.
Tổng số cây : 371 cây
Bảng 5.7: Các loài cây trồng đường phố trên đường Phan Chu Trinh
Stt Tên loài Số lượng Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Cau vua 50 48 2
2 Bằng lăng 198 3 182 13
3 Xà cừ 123 120 3
Tổng 371 3 350 18
Đường Phan Chu Trinh tuy có ít xe cộ lưu thông nhưng lại là đường
vào quảng trường Lam Sơn, là nơi thường tổ chức các hoạt động văn nghệ,
nghệ thuật lớn của tỉnh cho nên đã được quy hoạch lại rất đẹp. Bên phía
quảng trường, gồm 25 cây cau vua, phía đối diện trồng 2 hàng cây gồm 25
cây cau vua và 25 cây bằng lăng. Đoạn đường còn lại, mỗi bên vỉa hè trồng 2
hàng cây, một hàng bằng lăng bên ngoài, một hàng xà cừ bên trong. Tổng số
cây mỗi bên là 148 cây, bằng lăng 86 cây, xà cừ 61 cây.
Như vậy, trong tất cả các tuyến đường nghiên cứu, cùng với đường Hạc
Thành, đường Phan Chu Trinh cũng là con đường có ít loài cây trồng nhất,
nhưng số lượng cây nhiều, quy hoạch đẹp hơn so với đường Hạc Thành.
30
Ảnh 5.6 Đường Phan Chu Trinh
31
Đường Hải Thượng Lãn Ông
Đường Hải Thượng Lãn Ông là đoạn đầu trong tp Thanh Hóa của tuyến
đường quốc lộ 47 nối liền tp Thanh Hóa với huyện Như Xuân, nối quốc lộ 1A
với đường mòn Hồ Chí Minh. Bên cạnh trục đường là khu vực tập trung bệnh
viện của tỉnh : bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện da liễu, bệnh
viện mắt, bệnh viện nội tiết, bệnh viện lao phổi…
Chiều dài tuyến đường :1.7km
Chiều rộng : 35m, lòng đường 25m, vỉa hè 10m
Hướng : đông bắc – tây nam
Kết quả điều tra cây xanh trên tuyến đường:
Bảng 5.8: Các loài cây trồng đường phố trên đường Hải Thượng Lãn Ông
Stt Tên loài Số
lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 xoài 3 3
2 Long não 9 4 5
3 Trúc đào 14 12 2
4 Dừa 8 1 3 4
5 Keo tai tượng 13 1 9 3
6 Keo lá tràm 44 5 34 5
7 Bằng lăng 46 6 32 8
8 Bàng 5 5
9 Trứng cá 25 3 15 7
Tổng 162 20 113 29
Nhận xét : đây là đoạn đường gần khu vực bệnh viện, lại là trục giao
thông chính có nhiều xe đi lại trong khi số lượng cây trồng quá ít do đó lượng
bụi phát sinh lớn, tiếng ồn của các phương tiện giao thông có ảnh hưởng
mạnh đến khu dân cư ven đường cũng như đối với khu vực bệnh viện.
32
5.2 Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Thanh
Hóa
5.2.1 Đặc điểm hình thái cơ quan một số loài cây xanh đô thị được trồng tại
thành phố Thanh Hóa
1). Lim xanh-Erythrophleum fordii Oliv.
Họ : Vang - Caesalpiniaceae
Là loài cây có dáng và tán lá đẹp. Gỗ quý, rất bền,lá kép lông chim 2 lần
chẵn, lá trơn, nhẵn màu xanh bong. Gốc cây khi lớn hình thành bạnh vè, rễ ăn
sâu nên có khả năng chống chịu với gió bão tốt. Lim xanh là loài cây thường
xanh, có độ che bóng tốt rất thích hợp để trồng ở đường phố.
2). Lát hoa- Chukrasia tabularis A. Juss.
Họ Xoan – Meliaceae
Đây là loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), phân hạng sẽ
nguy cấp (Vulnerable), gỗ quý, có vân đẹp (nhất là gốc và rễ) màu đỏ sang.
Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mặt dưới lá có lông màu xám trắng, tinh dầu
dùng làm thuốc. Cây phát triển nhanh, vươn cành cao .
3). Lim Xẹt-Peltophorum pterocarpum
Họ : Vang- Caesalpiniaceae
Thân cây có màu xám trắng, vỏ sần sùi, lá kép lông chim 2 lần chẵn.
Hoa tự chùm màu vàng, quả đậu khô không nẻ. Hoa màu vàng, mọc thành
chùm ở đầu cành gần giống với hoa phượng vỹ.
4). Côm Tầng-Elaeocarpus dubius
Họ Côm – Elaeocarpaceae
Vỏ cây nhẵn, màu xám, gốc có bạnh vè, cành xếp tầng, lá đơn, mọc
cách, có lá kèm, khi rụng lá có màu đỏ. Cây sinh trưởng trung bình, chịu bóng
tốt, ra hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
33
5). Bông gạo-Ceiba pentandra Gaertn
Họ Bông Gạo – Bombaceae
Cây gỗ lớn, thân thẳng có màu xanh, gốc khi lớn có bạnh vè, lá kép
chân vịt, mọc cách, rụng lá, tán thành tầng rõ rệt. Quả nang nứt vách, trong
quả có nhiều lông dài.
6). Cau vua
Họ Cau – Arecaceae
Cây thân cột, lớn, thường xanh, thân có sẹo lá rụng vòng rõ. Lá đơn, xẻ
thùy lông chim, cuống lá phình to thành bẹ, lá tập trung trên ngọn. Hoa tự
bông tập trung trên ngọn, có mùi thơm dễ chịu, quả hạch hình ô van. Rễ chùm
ăn nông, gốc phình to
7). Long não - Cinnamomum camphora
Họ Re – Lauraceae
Cây gỗ lớn, vỏ màu xám tro, nứt dọc, lá đơn, mọc cách, không có lá
kèm, mép thường gợn sóng. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới phủ phấn trắng, nách
lá có tuyến chứa tinh dầu. Là cây ưa sáng, ưa khí hậu ấm và ẩm.
8). Tếch Tectona grandis Linn.f
Họ Tếch – Verbenaceae
Cây gỗ lớn, khi nhỏ thân cây có lông hình sao, lá đơn, mọc đối, phiến
lá lớn, mặt dưới có long. Cây phân cành cao, tán lá hình trứng, dày , có khả
năng ngăn giữ bụi tốt. Lá rụng theo mùa, hoa tự chùm, lưỡng tính, quả hạch.
9).Xà cừ: Khaya senegalensis A.Juss
Họ xoan: Meliaceae
Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, đường kính 0.6 -1.2m, thân tương đối tròn,
thẳng. Vỏ xám nâu, già bong vảy tròn, mốc trắng. Phân cành ở độ cao 4 - 6m,
cành nhánh rậm rạp, nặng nề. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách,
mang 3-6 đôi lá chét. Tán hình trứng, đường kính tán từ 10 -15m, mật độ lá
dày, tán xanh quanh năm. Hoa nhỏ không đáng kể, màu xanh vàng, nở tháng
4 - 6. Lúc nhỏ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng về sau đâm nhiều rễ ngang, rễ
34
rất to nổi cả lên mặt đất, gốc có bạnh vè. Tán lá nặng nề, phân bố không đều,
hay bị đổ khi gió bão. Cây chịu được đất khô hạn, nghèo xấu.
10). Bàng Terminalia catappa Linn.
Họ bàng: Combretaceae
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 20m, thân cây khi còn non thường thẳng vút, khoẻ
khoắn nhưng khi đã già thường hay cong queo, vặn xoắn, nổi nhiều u bướu,
đường kính thân khoảng 0.8m. Vỏ nâu xẫm, không nhẵn. Phân cành ởđộ cao
2-5m, cành mọc ngang và tạo thành tầng. Tán phân tầng, đường kính từ 8 -
10m mật độ lá dầy có màu xanh hơi bóng. Cây trơ cành vào tháng 2 - 3, cây
bàng đẹp và hấp dẫn nhất lúc sắp rụng lá cũng như sắp ra lá non. Trước khi
trơ cành bàng thường chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hồng sau khi rụng lá
hàng loạt vào thời tiết lạnh, cây nhú lá non xanh mơn mởn, mỡ màng, tràn
đấy sức sống. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành. Hoa tự bông nở vào
tháng 7 - 8. Quả hình thoi hơi tròn, dẹt và có cạnh, quả ăn được. Rễ cây mọc
nổi, hệ rễ ngang phát triển mạnh, vì thế bàng chịu được gió bão, nên trồng ở
những nơi trang nghiêm cổ kính, công viên, trường học...
11). Bằng lăng (Tử vi tàu): Lagerstroemia speciosa(L) Pers.
Họ săng lẻ: Lythraceae
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 25m, thân thẳng, đường kính 0.4 - 0.6m, vỏ xám
nâu nứt dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 6m. Tán hình thuỗn tròn, đường kính tán
8-10m, mật độ lá dầy, cây rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Lá đơn, mọc gần
đối, hình trái xoan, hoặc hình trứng trái xoan, dài 10-15cm, rộng 5-10cm. Hoa
tự chùm hoặc xim viên chuỳ ở đầu cành, dài 20 - 30cm, màu tím hồng, nở
tháng 5 - 7. Quả hình trứng tròn, đường kính 1.8 – 2.5cm. Bộ rễ khoẻ, rễ cọc
ăn sâu, không có rễ nổi, không có bạnh vè. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt
đới, nhiệt độ thích hợp 18 - 250C lượng mưa 1500mm/năm. Bằng lăng là cây
ưa sáng, chịu được gió bão, ít sâu bệnh, ưa đất phù sa nhưng vẫn sống được
nơi đất xấu, bạc màu, chịu được khô hạn. Bằng lăng là cây lâu năm, dễ trồng
35
lớn nhanh, có hoa đẹp, màu sắc nhẹ nhàng nên thường được trồng ở đường
phố, khu nhà ở, trường học, bệnh viện...
12). Hoa Sữa: Alstonia scholaris L(R).Br
Họ trúc đào: Apocynaceae
Cây gỗ nhỏ cao 10 - 15m, thân thẳng có múi dọc theo thân, đường kính
thân 50 - 60cm. Vỏ màu trắng xám, mềm, rạn dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 7m,
cành thường mọc vòng xếp thành tầng. Lá đơn, 3 - 8 lá mọc vòng, lá màu
xanh nhạt, hai mặt lá nhẵn. Tán hình ô tầng, hoặc trông giống như cái lọng
gồm nhiều tầng hẹp, đường kính tán từ 5 - 8m. Hoa nhỏ cụm hoa xim ở đầu
cành, hoa màu trắng xanh. Hoa có mùi thơm hắc (nồng), một năm ra hoa 2 lần
vào tháng 5 - 8 và tháng 10 - 12. Quả dài 20 - 25cm, buông rủ dọc theo thân,
tạo cho tán một dáng đặc biệt hấp dẫn, quả non màu xanh, chín màu nâu, sống
dai dẳng trên cây cho đến mùa ra hoa sau. Bộ rễ khoẻ, rễ cái ăn sâu, ít ăn
ngang, không có rễ nổi, gốc có bạnh vè nhỏ. Sữa ưa khí hậu nhiệt đới, thích
hợp với đất ẩm, nhiệt độ từ 21 - 240C, lượng mưa trung bình 2500mm/năm, là
cây mọc nhanh ưa sáng, chịu được khô hạn, xanh quanh năm, là cây lâu năm.
Sữa là cây trang trí đặc biệt ở nước ta. Cây cao, thân thẳng tắp, tán nhiều tầng,
tròn đầu nhưng thưa thoáng, màu sắc xanh dịu, hoa có mùi thơm nên thường
được trồng làm bóng mát và làm đẹp đường phố...
13). Phượng vĩ: Delonix regia Raf
Họ vang: Caesalpiniaceae
Cây gỗ nhỏ cao từ 12 - 15 cm, thân thẳng đường kính thân 0,6 - 0,7 m.
Vỏ mầu xám trắng, phân cành ở độ cao 3 - 6 m, cây lâu năm thường bị rỗng
ruột, thân bị gãy bất thường. Lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chính dài
50 - 60 cm, mang 20 đôi lá chét. Tán hình ô xoè, dáng mềm mại, đường kính
tán 8 - 15m, mật độ lá thưa thoáng, rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Hoa rất
đẹp, mọc thành chùm, màu đỏ tươi, nở vào tháng 5 - 7. Quả mỏng dẹt, vỏ hoá
gỗ cứng, dài 40 - 50cm, rộng 5 - 6cm. Rễ cái ăn rộng, rễ gang nhiều, có bạnh
vè nhỏ. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 300C, chịu rét
36
kém, ưa đất thịt hoặc đất cát pha, ưa sáng, thiếu ánh sáng cây không phát triển
đều, cây hay bị sâu bệnh, bị rỗng ruột nên thường bị đổ khi có gió bão.
Phượng vĩ là cây lâu năm, có tán lá nhẹ nhàng, hoa đỏ đẹp thường được trồng
ở đường phố, trường học, công viên, ....
14). Liễu: Salix babilonica Linn
Họ liễu: Salicaceae
Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 7 - 10m, thân tròn thẳng, đường kính thân 20 -
30cm, vỏ màu nâu xám, nứt dọc. Phân cành ở độ cao 1 - 2m, cành phân từ
thân chính mềm mại rủ xuống. Tán rủ tròn không đều, đường kính tán 4 - 6m,
mật độ lá thưa thoáng, lá rụng hoàn toàn về mùa đông. Lá bản nhỏ, hình ngọn
giáo, dài 8 - 16cm, rộng 1 - 2cm, mép lá có răng cưa nhỏ. Lá màu xanh nhạt,
lá non mọc tháng 3 - 4, màu xanh sáng. Mùa hè tán lá mềm rũ đẹp, cuối mùa
thu lá xanh xỉn rụng dần, rụng nhiều vào tháng 10 -12 và trơ cành vào tháng
1- 3. Hoa mọc ở nách lá thành bông như bông đuôi sóc, màu vàng nhạt, nở
tháng 4 - 5, hoa ít không rõ. Quả chín vào tháng 6 -7, rễ mọc chìm. Liễu ưa
khí hậu ôn đới, nhiệt độ thích hợp 16 - 20oC, ưa ẩm, ánh sáng trung bình và
đất màu mỡ, đất ven ao hồ, đất cóđá vôi, độ pH từ 7 - 8. Liễu là cây cành
nhánh mềm mại, rũ đẹp, thường được trồng ven hồ, công viên,.... Liễu là cây
nhập nội. Chủ yếu phân bố ở á nhiệt đới và ôn đới. ở nước ta đưa vào gây
trồng ở miền Bắc.
15). Sấu: Dracontomelum duperreanum Pierre
Họ xoài: Anacardiaceae.
Cây gỗ lớn cao 20 - 30m, thân thẳng, đường kính thân 0.6 - 1m, gốc có
bạnh vè, vỏ màu xám tro, loang lổ, phía gốc bong vẩy nhỏ. Phân cành ở độ
cao 4 - 5m. Lá kép lông chim lẻ, dài từ 30 - 45cm, có 11 -15 lá chét. Cây non
lá hình tròn, cây lớn lá hình tròn hay thuỗn tròn, đường kính tán 6 - 10m, mật
độ lá dầy, tán xanh quanh năm. Hoa mọc thành chùm viên chùy ở nách lá
hoặc đầu cành, màu xanh vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ, nở vào tháng 3 - 5.
Quả mọc thành chùm hình cầu, đường kính từ 2 - 2.5cm, khi chín màu vàng
37
nhạt, ăn được và làm thuốc. Rễ cái ăn sâu, rễ con ăn nhiều, rễ ngang ăn nhiều,
rễ ăn nổi lan rộng 2 - 3m, gốc có bạnh vè và có u bướu. Sấu ưa khí hậu nóng
ẩm, nhiệt độ thích hợp 25 -30oC, lượng mưa từ 1000 -2000mm, cây cần ánh
sáng, ưa đất thịt cao ráo thoát nước, độ pH thích hợp 6 - 7, cây thường gây
giống bằng hạt. Sấu có tốc độ tăng trưởng trung bình, trở thành cây cổ thụ,
cho nhiều bóng mát, nên trồng ở các khu vực rộng rãi như công viên, trường
học, đường phố,....
16). Sao đen: Hopea odorata Roxb
Họ dầu: Dipterocarpaceae.
Cây cao 20 - 25m, có thể cao tới 30 - 40m, thân thẳng tròn, đường kính
thân 0.6 - 1m. Vỏ màu nâu đen, vỏ xù xì nứt dọc theo chiều cao của thân cây,
phân cành ở độ cao 8 - 12m, cành nhánh phân từ thân chính. Cây non tán có
dáng hình tháp, cây lớn dáng hình thuỗn tương đối tròn, đường kính tán 8 -
10m, mật độ lá trung bình. Lá bản nhỡ hình trứng hay hình bầu dục dài, đầu
nhọn, lá dài 8-14cm, rộng 4 - 6 cm. Lá màu xanh thẫm, thay lá dần dần, rụng
nhiều vào tháng 10 - 11, lá non mọc rải rác mùa xuân, mùa hè tháng 4 - 5, gần
trơ cành vào tháng 2 - 3. Hoa chùm bông mọc ở đầu cành hay nách lá, màu
xanh lụa, thơm nhẹ, nở tháng 4. Hoa nhỏ không có giá trị trang trí. Quả hình
trứng, đường kính quả 0.7 - 0.8cm, mang hai cánh dài 4 - 6cm, rộng 1 - 2cm.
Quả dẹt có cánh, khi chín màu đen, thường bị gió bay đi xa. Rễ trụ ăn sâu, rễ
ngang ăn nhiều, cây lớn có rễ nổi trên mặt đất cao 10 - 30cm, lan rộng 1 - 2m.
Gốc có múi bạnh nhỏ, bộ rễ cây khoẻ. Sao đen ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
thích hợp 20 - 30oC, nhiều ánh sáng, chịu rét kém và lượng mưa thích hợp từ
1200 - 1500mm/năm phân bố đều. Cây ưa đất sét pha đến màu mỡ, thoát
nước. Cây sinh trưởng chậm, gây giống bằng hạt. Sao đen sống lâu năm, dáng
khỏe bề thế, tán xanh quanh năm. Nên trồng ở đường phố lớn, công viên,
bách thú, bách thảo, khu nhà ở, giải cách li, khu công nghiệp và các công
trình kiến trúc lớn.
38
17). Cây trứng cá: Muntingia calabura
Họđay: Tiliaceae.
Cây gỗ nhỏ thân tròn và thẳng, cành nhánh ngang và xà. Phân cành
thấp, tán xoè rộng, mật độ lá dày. Lá đơn mọc cách, mặt dưới lá có lông trắng,
hình trứng hoặc trái xoan, phiến bất đối xứng, mép có răng cưa, lá bẹ như
kim. Hoa đơn độc, màu trắng, nhỏ, có cọng dài 2 -3cm, ra hoa tháng 3 - 5.
Quả tròn, đường kính 1 -1.5cm, khi chín chuyển từ màu xanh sang đỏ,quả
rụng nhiều và nhanh phân hủy gây ô nhiễm môi trường, rễ mọc chìm. Là cây
ưa ẩm, chịu cắt tỉa, ít sâu bệnh, lá xanh quanh năm, thường dùng để trồng cây
bóng mát ở đường phố, thích hợp với những nơi có vỉa hè hẹp.
19). Vông đồng: Hura crepitans
Họ phụ bã đậu: Crotonoideae.
Cây gỗ lớn, cao 15m, thân tương đối tròn, thẳng, phủ đầy gai từ gốc lên
tới tận cành, gai ngắn nhưng nhọn và to. Vỏ nâu sẫm, đường kính thân 0.5 -
0.8m, cành nhánh con nhiều, phân cành ở độ cao 3 - 5m. Tán hình trứng hơi
rủ, đường kính tán 8 - 10m, mật độ lá dày, màu xanh sẫm, bóng. Là cây
thường xanh, không có giai đoạn trơ cành. Cành non ở ngọn và ở dưới đều có
xu hướng buông rủ, tạo cho cây một dáng đẹp mềm mại hơi buồn. Lá bản
hình tim, đầu hơi nhọn, lá to dài 8 - 16cm, rộng 6 - 10cm, mọc cách, gân lông
chim. Hoa tự hình bông mọc đầu cành, hoa đơn tính cùng gốc. Hoa thưa thớt
nên không có giá trị trang trí. Quả hình đĩa có nhiều múi, đường kính từ 5 -
10cm, nứt thành thành nhiều mảnh, khi chín văng hạt đi rất xa. Rễ mọc chìm.
Cây đủ ánh sáng phát triển có tán đều đặn, xum xuê, đẹp. Là cây bóng mát tốt
chịu được đất phèn mặn.
20). Keo tai tượng: Acacia mangium Willd
Họ trinh nữ: Mimosaceae.
Cây gỗ nhỏ có thể cao đến 20m, đường kính 25 - 35cm. Vỏ màu xám
nâu nứt dọc. Tán hình trứng hoặc hình tháp thường phân cành thấp. Cành nhỏ,
có cành nhẵn, màu xanh lục. Lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài,
39
đầu có mũi lồi tù, đuôi men cuống, dài 14 - 25cm, rộng 6 - 9cm, khá dày, hai
mặt xanh đậm. Có 4 gân dọc song song nổi rõ. Hoa tự hình bông dài gần bằng
lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2 - 4 tựở nách lá. Quả đậu xoắn. Hạt hình trái xoan
hơi dẹt màu đen. Rễ cây phát triển rộng, nhiều nốt sần cố định đạm. Cây mọc
tốt ở nơi đất sâu ẩm, nhiều ánh sáng. Nơi đất cằn cỗi mọc chậm và phân cành
sớm. Là loài cây dễ gây trồng, mọc nhanh sớm khép tán, có tác dụng che phủ
và cải tạo đất.
21). Keo lá tràm: Acacia auriculiformis Cunn
Họ trinh nữ: Mimosaceae.
Cây gỗ nhỡ, cao trên 25m, đường kính có tới 60cm. Thân tròn thẳng.
Cây mọc lẻ tán rộng và phân cành thấp. Vỏ dày màu nâu đen, nứt dọc sâu, tạo
thành rãnh ngoằn nghèo. Lá đơn hình trái xoan dài hoặc ngọn giáo, đầu tù,
đuôi men cuống, dài 10 - 16cm, rộng 1.5 - 3cm, phiến lá dày nhẵn, xanh
bóng, có 3 - 5 gân dọc gần song song chụm lại phía đuôi lá, các gân nhỏ song
song xen giữa các gân chính. Hoa tự hình bông dài 8 - 15cm, mọc ở nách lá
gần đầu cành. Quả đậu xoắn. Mùa hoa quả gần quanh năm. Hạt nằm ngang,
tròn và dẹt màu nâu bóng, dây dốn dài cuốn quanh hạt. Cây mọc nhanh, ưa
sáng, sống được nơi nhiệt độ bình quân năm 26 - 30oC, lượng mưa 1000 -
1700mm. Cây chịu được đất nghèo dinh dưỡng có thể sống trên đất thiếu ôxy
đất thịt nặng và cả đất cát. Khả năng tái sinh hạt và chồi đều tốt, thích hợp
trồng rừng phòng hộ chống xói mòn.
5.2.2 Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường
1). Tiêu chuẩn hình dáng
Khi nói tới cây xanh cảnh quan thì điều kiện đầu tiên chúng ta phải kể
đến là hình dáng của cây, đặc biệt đối với cây xanh đường phố. Hình dáng của
cây là phần nổi, là hình ảnh đầu tiên chúng ta cảm nhận được cái đẹp, nét đẹp
thẩm mỹ tính khoa học nghệ thuật qua đó. Nó được cấu thành bởi 3 yếu tố
thân thẳng đẹp, tán có hình khối đẹp, thân không có bạnh vè, rễ nổi. Thân
thẳng đẹp thế vóc dáng của cây nó mang vẻ đẹp tự nhiên nhưng chứa đựng
40
những nét nghệ thuật mặt khác cây trồng đường phố không được che tầm nhìn
và không ảnh hưởng tới giao thông nên cần có thân trụ thẳng.
Cây trồng đường phố cần phải đảm bảo không được phá vỡ các công
trình xây dựng, không làm ảnh hưởng đến giao thông vì vậy mà cây phải
không có bạnh vè, rễ nổi hoặc nếu có thì phải ít. Phần tán cây có hình khối
đẹp sẽ tạo cảnh quan sinh động hơn. Các kiểu hình tán khác nhau (tán tròn,
trứng, thuỗn...) màu sắc tán lá thay đổi theo mùa theo thời tiết các cây khác
nhau hình khối tán khác nhau hình dạng lá khác nhau tạo cảnh quan sống
động.
Sự phong phú, đa dạng về hình dáng của cây xanh có khả năng phù hợp
với nhiều kiểu kiến trúc sẽ tăng thêm giá trị nghệ thuật, che được các nét cứng
nhắc, góc chết của công trình.
2). Tiêu chuẩn hương sắc hoa
Hương sắc hoa cũng là một tiêu chuẩn quan trọng với mục tiêu cây
xanh cảnh quan. Nó bao gồm 2 yếu tố chính: Hương hoa và sắc hoa. Cái đẹp
của sắc hoa gây ấn tượng đậm nét vào thị giác. Hoa có màu sắc làm tăng giá
trị trang trí ở tầng cây cao. Cách sắp xếp tự nhiên của hoa trên cành trên tán,
sự phối hợp màu xanh của lá với màu sắc của hoa tạo nên cảnh quan rực rỡ,
đó là sự tinh tế mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Hương thơm của hoa có
kích thích khứu giác, gây cảm xúc dễ chịu của con người hương thơm có tác
dụng hấp dẫn côn trùng làm cảnh quan đô thị thêm phần sinh động mang vẻ
đẹp tự nhiên.
Các loài cây có hoa đẹp: Muồng đen, Phượng vĩ, Bằng lăng... cây có
hương thơm như: Sữa, ngọc lan….
3). Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại
Cây đô thị nói chung và cây đường phố nói riêng thường được trồng
nơi đông người sống và đi lại vì vậy các cây được lựa chọn đều phải giảm tối
đa mức ô nhiễm, độc hại. Nếu hoa quả, nhựa và các chất tiết phytonxit của
chúng gây ô nhiễm độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường, cản trở giao
41
thông và làm giảm mỹ quan. Vì vậy khi quy hoạch hệ thống cây xanh cần chú
ý vấn đề này. Đối với cây hoa to, quả thịt yêu cầu phải chín rụng đồng loạt.
Những cây ô nhiễm độc hại cần loại bỏ, còn nếu mức độ ô nhiễm bình thường
thì vẫn có thể xem xét các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn cây Bàng có quả chín
rụng gây bẩn đường phố hấp dẫn ruồi nhặng, cản trở giao thông nhưng lại có
dáng đẹp và có khả năng chống chịu gió bão tốt vì thế người ta vẫn dùng bàng
ở đường phố.
4). Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
Cây trồng muốn sinh trưởng tốt thì phải được sống ở nơi có điều kiện
lập địa phù hợp. Cây xanh đô thị cũng vậy muốn sống được thì phải thích ứng
với điều kiện hoàn cảnh môi trường đô thị như: chịu được hoàn cảnh khắc
nghiệt của đô thị nghĩa là cây xanh phải chịu được khói, bụi, tiếng ồn, chịu
được không gian sống chật hẹp, đất xấu, chịu được môi trường ô nhiễm, chịu
được những tác động của con người thường xuyên. Giai đoạn nhỏ còn sinh
trưởng nhanh để thoát khỏi sự phá huỷ của con người. Cây đường phố còn
chịu sự cắt tỉa để tạo nên cảnh quan phù hợp với kiến trúc, không gây cản trở
giao thông và các công trình khác (đường, dây điện, nhà ở....) khi cắt tỉa xong
thì mọc chồi mới ngay để giữ được vẻ đẹp tự nhiên và duy trì cảnh quan.
Đường phố là nơi đông người qua lại khó dùng được thuốc trừ sâu vì vậy cây
xanh đường phố phải ít sâu bệnh hại. Nếu cây bị bệnh gây ra sự sợ hãi nguy
hiểm đến con người và làm giảm vẻ đẹp cảnh quan của đường phố. Để xây
dựng một cảnh quan đẹp là rất khó nó đòi hỏi phải tốn nhiều công sức trong
thời gian rất dài vì vậy muốn giữ được cảnh quan môi trường ổn định thì phải
chọn những cây lâu năm.
5). Tiêu chuẩn chống chịu gió bão
Cây xanh đường phố trồng nơi có nhiều công trình xây dựng, đường
dây điện, người qua lại, cho nên một yêu cầu với cây xanh đường phố là ít đổ
gãy, cành cây dẻo, mềm không gãy, tán nhỏ nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ.
Nhưng cho đến nay vấn đề này chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh thành hệ
42
thống do đó rất khó khăn trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu. Số liệu này
được lấy từ kinh nghiệm của người dân và các chuyên gia và qua tìm đọc
nghiên cứu một số tài liệu có liên quan. Người ta thấy những cây có thân cành
dẻo dai, tán thưa nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ thì khả năng chống chịu gió
bão tốt.
6). Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn
Cây xanh đường phố bên cạnh việc tạo cảnh quan còn đóng vai trò rất
lớn trong việc cải tạo môi trường môi sinh. Một trong những vai trò đó chính
là góp phần vào việc chống bụi, chống ồn, làm xanh sạch đẹp đường phố.
Tiêu chuẩn này gồm ba yếu tố: cây thường xanh, tán lá kín dày, to và nhám.
Đây là một trong những yếu tố chính trong nghiên cứu khoa học cây trồng vệ
sinh chất lượng. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: loài cây có lá chét
thẳng đứng có nhiều tác dụng về ngăn chặn bụi ồn hơn loài cây có lá chét
ngang, loài cây có sức sinh trưởng mạnh tốt hơn loài cây có sinh trưởng
chậm. Nhưng nhìn chung thực vật đều có khả năng này, nó ở các mức độ khác
nhau và đây chính là tiêu chuẩn để phân định sự hơn kém đó. Đây là tiêu
chuẩn quan trọng đối với các nhà thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế cây
xanh đường phố nói riêng.
5.3 Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh
đường phố tại thành phố Thanh Hóa.
Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh qua
các chỉ tiêu bằng phương pháp cho điểm. Điểm cho các chỉ tiêu dựa vào khả
năng bảo vệ môi trường và tính thẩm mỹ.
o Tiêu chuẩn hình dáng:
Thân thẳng đẹp :Cho 3 điểm
Tán có hình khối đẹp : Cho 4 điểm
Thân không có bạnh vè và không có rễ nổi : Cho 3 điểm
o Tiêu chuẩn hương sắc hoa:
Có hương, có sắc : Cho 3 điểm
43
Có hương, không sắc : Cho 2 điểm
Không hương, có sắc : Cho 2 điểm
Không hương, không sắc : Cho 1 điểm
o Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại:
Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm, độc hại : Cho 3 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại vừa phải : Cho 2 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại nhiều : Cho 1 điểm
o Tiêu chuẩn khả năng thích ứng:
Sinh trưởng tốt : Cho 2 điểm
Chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị : Cho 2 điểm
Tuổi thọ dài : Cho 2 điểm
Chịu cắt tỉa : Cho 2 điểm
Không sâu bệnh : Cho 2 điểm
o Tiêu chuẩn chống chịu gió bão:
Thân cành dẻo dai, khó đổ gẫy : Cho 4 điểm
Tán nhỏ nhẹ : Cho 3 điểm
Rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ : Cho 3 điểm
o Tiêu chuẩn chống bụi, chống ồn:
Thường xanh : Cho 4 điểm
Tán kín, dày : Cho 2 điểm
Lá to, dày, nhám : Cho 2 điểm
Khả năng tái sinh chồi mạnh : Cho 2 điểm
Trên đây là những thang điểm tối đa, còn loài nào vi phạm một trong
các tiêu chuẩn thì phụ thuộc vào mức độ mà giảm dần điểm: Ví dụ trong tiêu
chuẩn hình dáng: Thân thẳng đẹp tròn thì cho 3 điểm; thân không được thẳng
lắm 2 điểm; thân cong xù xì thì cho 1 điểm.
44
Bảng 5.9: Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của một số
loài cây xanh đường phố tại thành phố Thanh Hóa
Stt Tên loài
Hình
dáng
Hương
sắc
hoa
Hoa,
quả,
nhựa
không
gây ô
nhiễm
Khả
năng
thích
ứng
Chố
ng
chịu
gió
bão
Chống
bụi,
chống
ồn
Tổng
điểm
1 Xà cừ 9 1 3 9 6 9 37
2 Bằng lăng 8 2 3 9 9 7 38
3 Sấu 9 1 3 10 10 9 42
4 Bàng 9 1 2 8 10 8 38
5 Keo tai tượng 7 1 3 7 6 8 32
6 Keo lá tràm 8 1 3 8 7 8 35
7 Phượng vĩ 8 2 3 8 7 7 35
8 Liễu 8 2 3 6 8 6 33
9 Phi lao 9 1 3 10 10 8 41
10 Sao đen 9 1 3 10 10 9 42
11 Trứng cá 9 1 3 9 9 10 41
12 Hoa Sữa 9 2 2 10 8 8 39
13 Vông đồng 8 2 2 8 5 8 33
14 Muồng hoa vàng 8 2 3 9 9 8 39
45
Chú thích: Thang điểm của 6 tiêu chuẩn trên được cho như sau.
+ Tiêu chuẩn 1: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 2: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 3: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 4: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 5: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 6: Cho 10 điểm
Qua bảng kết quả trên, các loài cây trồng đường phố tại thành phố
Thanh Hóa được đánh giá và xếp hạng như sau: Sấu, Sao đen là loài cây tối
ưu nhất; tiếp đến là phi lao xếp thứ 2; sau đó lần lượt là Trứng cá, Muồng, Xà
cừ....Vị trí cuối cùng là Keo tai tượng. Tuy nhiên với vị trí được xếp hạng như
trên chỉ là tương đối chính xác vì đặc điểm của phương pháp này là đơn giản,
vận dụng linh hoạt trong thực tế nhưng chưa khai thác hết được lượng thông
tin của số liệu và phương pháp mới chỉ chú ý đến vị trí của từng tiêu chuẩn
mà chưa chú ý đến giá trị thực. Chỉ tiêu nào có điểm cao hơn thì ở vị trí cao
hơn nhưng lại không rõ là cao hơn bao nhiêu vì vậy giữa hai số chỉ khác nhau
một số lẻ là có thể nhận hai số hạng khác nhau.
Bảng 5.10: Xếp hạng từ cao xuống thấp của 14 loài cây
Tên loài Thứ hạng
Sấu 1
Sao đen 1
Phi lao 3
Hoa Sữa 4
Muồng hoa vàng 5
Bằng lăng 6
Trứng cá 7
Xà cừ 8
Phượng vĩ 9
Bàng 10
Keo lá tràm 11
Vông đồng 12
Liễu 13
Keo tai tượng 14
46
5.4 Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố
5.4.1 Nguyên tắc trồng cây ở đường phố
Trồng cây ở đường phố hay vỉa hè, là một khâu quan trọng. Ở đó
thường số lượng cây chiếm tỷ lệ cao so với toàn bộ cây trồng trong đô thị mà
nó còn phân bố khắp nơi và mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân.
Ở nước ta vào mùa hè nhiệt độ không khí thường rất cao, trung bình
25-270c, có khi tới 35–370c. Nhiệt độ trên mặt đường cũng thường cao do sự
bê tông hóa mặt đường và các công trình xung quanh tạo nên tiểu khí hậu
nóng bức làm cho người đi đường rất khó chịu, mệt nhọc và mặt đường cũng
mau hỏng. Cây trồng vỉa hè che bóng cho người đi đường, bảo vệ mặt đường,
vì vậy ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khi lập quy hoạch xây dựng chung nên
chú ý dành vỉa hè rộng 2 – 3 m và sắp xếp, bố trí để trồng được 1, 2 hay nhiều
hàng cây hai bên đường phố.
Trồng cây vỉa hè còn cần lưu ý tới các công trình công cộng như sự ăn
lan của hệ rễ cây làm nứt rạn chân móng công trình, cây gãy đổ gây tai nạn,
tán cây gây trở ngại cho đường dây điện… Ngược lại sự phát triển mở rộng
các hệ thống đường xá, cáp ngầm, cống thoát nước… cũng mang đến bất lợi
cho hệ thống cây đã được trồng. Hay mực nước ngầm cũng là vấn đề gây ảnh
hưởng nhiều tới sinh trưởng của cây trồng. Ở nơi có mực nước ngầm cao, rễ
cây khó ăn sâu trong đất nên dễ bị chúc đổ. Nhiều nơi cây sinh trưởng xấu do
trong khi xây dựng công trình, người ta đã vùi mất lớp đất tốt trên mặt, đổ lên
đó tầng đất sét xấu. Vì vậy thiết kế cây trồng vỉa hè phải được xem xét kĩ
nhiều mặt để giúp cây sinh trưởng đảm bảo, hạn chế những sự cố bất lợi.
Thông thường, đối với các đường trục của đô thị, các đại lộ có vỉa hè
rộng trên 3 m, mặt đường trên 18 m và đường đôi hai chiều có thể bố trí một
hàng cây bụi thấp ở giữa, trên mỗi vỉa hè trồng một hàng cây. Cách bố trí này
sẽ tăng khả năng che chắn giữa các hàng cây, vừa trồng được nhiều cây, vừa
đẹp mắt.
47
Đối với đường đôi hai chiều, vỉa hè hẹp dưới 3 m thì nên bố trí một
hàng ở chính giữa mặt đường, còn vỉa hè trồng cây bụi thấp.
Đối với các đường rộng dưới 12 m, bố trí một hàng cây trên mỗi vỉa hè,
nếu vỉa hè rộng 3 m. Còn nếu vỉa hè rộng hơn có thể trồng hai hay nhiều hàng
cây.
Đối với những đường hẹp, bố trí thế nào để ngọn cây hai bên đường
khép thành một vòm cành lá che nắng cho nguời đi đường và tạo nên một
cảnh quan vui mắt.
Ở những đoạn đường cong, nơi nhiều đường giáp nhau hai bên đầu cầu,
nên dành một khoảng trống, không trồng cây tại mối đường giáp nhau đó để
cho lái xe và người đi đường nhìn đường dễ dàng. khoảng cách an toàn đó
rộng hẹp tùy tình hình từng nơi. Nếu đường tốt, mặt đường rộng, xe chạy
nhanh thì cần để khoảng cách rộng 100 –150 m. Nếu đường xấu hẹp, tốc độ
xe chạy chậm thì khoảng cách đó độ 30 – 50 m. Trên khoảng cách an tòan đó
có thể trồng cây hàng rào xén, cây bụi thấp có chiều cao dưới 0,5 – 0,6 m.
Trên các đường phố chạy từ ngoại ô vào nội thành cần nghiên cứu cách
bố trí mĩ thuật và chọn giống cây đẹp để gây cảm tình đầu tiên đối với khách
các nơi đến đô thị
Cách bố trí trồng, chọn loài cây đẹp trên vỉa hè, kết hợp có các công
viên nhỏ, danh lam là một nghệ thuật đáng chú ý, dễ thu hút khách.
Trong việc trồng cây đường phố lưu ý phải trồng thẳng hàng song song
theo lề đường, không có cây nào chệch ra khỏi hàng để đề phòng tai nạn giao
thông. Khoảng cách giữa các cây tùy theo loài cây, mặt đường…thường từ 4–
6 m.
5.4.2 Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè
Cây có thân thẳng tự nhiên, gỗ tốt, không giòn, dễ gãy bất thường gây
tai nạn. Cây có tán, cành lá gọn: sấu, sao đen, lát hoa…
Rễ cái và phần lớn bộ rễ ăn sâu trong đất, giữ cây vững chắc, khó bị
chúc đổ: muồng vàng nhạt, muồng vàng thẫm, nhội… Không có hoặc ít rễ ăn
48
nổi gần mặt đất để tránh làm hư hại vỉa hè, mặt đường và công trình xây dựng
xung quanh gốc cây
Lá có bản rộng như tếch, trẩu, vàng anh…
Hoa, qủa không hấp dẫn ruồi nhặng làm ảnh hưởng đến vệ sinh như cây
đa, đề, trứng cá…
Đời sống cây tương đối dài để đỡ tốn kém khi phải trồng lại. Có sức lớn
tương đối nhanh, không quá chậm để sớm phát huy tác dụng.
Cây có sức chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, và sâu hại phá hoại.
Cây có hoa thơm, đẹp hay có khả năng phóng chất phitonxít chống vi
khuẩn trong không khí, cây có giá trị kinh tế.
Các tiêu chuẩn cần lựa chọn linh hoạt vì khó chọn được loài cây đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn đó. Lưu ý các tiêu chuẩn về thân, rễ, lá. Nên chú ý tạo
nét riêng cho mỗi con đường bằng loài đặc trưng và trên một đường hay một
đoạn dài nên trồng một loài cây để vừa dễ chăm sóc, vừa đẹp và cần trồng
thẳng hàng
5.4.3 Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính ở thành phố Thanh
Hóa
Căn cứ vào nguyên tắc trồng cây ở đường phố, một số tiêu chuẩn trồng
cây vỉa hè, căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thành phố Thanh
Hóa,hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố, 7 tuyến đường thực hiện điều
tra được quy hoạch lại như sau:
Quy ước mật độ cây xanh tối thiểu là 15cây/100m chiều dài tuyến
đường.
1). Đại lộ Lê Lợi
Đối với Đại lộ Lê Lợi, là tuyến đường trung tâm thành phố, cần thiết
phải đưa tính thẩm mỹ lên trên hết để kết hợp với cảnh quan tại khu vực
tượng đài Lê Lợi.
Hiện nay trên tuyến đường này đã được thiết kế mang tính đối xứng 2
bên do vậy quy hoạch lại không nên làm phá vỡ quy hoạch cũ.
Trước hết cần thay thế 11 cây bị sâu bệnh, sinh trưởng kém bằng các cây
mới có cùng độ tuổi để tránh gây mất cân xứng.
- Thay 4 cây lát hoa bị gãy cành nhiều và sâu tại đoạn từ ngã tư Trung
tâm thương mại đến ngã tư Hạc Thành bằng 4 cây xà cừ và 2 cây sao
đen ( 2 cây sao đen trồng ở ngã tư Hạc Thành )
- Thay 3 cây cau vua bị sâu bằng 3 cây cau vua khác khỏe mạnh
49
- Thay 4 cây bằng lăng bị sâu bằng 4 cây bằng lăng khác
Đoạn từ trung tâm thương mại đến cầu Đông Hương dài gần 4km, mậ
độ trung bình 10cây/100m, để tăng mật độ lên 20cây/100m cần trồng thêm ở
2bên 2 hàng muồng hoa vàng với số lượng là 400 cây, khoảng cách trồng là
10m.
Đoạn cuối từ cầu Đông Hương đến hết tuyến trồng thêm 27 cây Bằng
Lăng để bù vào các khoảng đất trống chưa có cây. Khoảng cách giữa các cây
là 5m.
Sơ đồ 5.1: Mặt bằng quy hoạch Đại Lộ Lê Lợi ( đoạn cuối )
Chú giải
Cau vua
Muồng hoa vàng
Bằng Lăng
Thảm cỏ
10 m
Đại Lộ Lê Lợi
50
2). Quốc lộ 1A
Riêng với tuyến quốc lộ 1A cần bổ sung khá nhiều cây
- Đoạn đầu tuyến đường có nhiều xe vận tải lớn qua lại ( vì giao nhau với
đường vành đai), số lượng cây lại ít do vậy loài cây được lựa chọn phải giảm
bụi và cản tiếng ồn tốt, qua bảng 5.9 đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ
môi trường ta lựa chọn loài phi lao. Số lượng cây cần trồng: xét mật độ cây
trồng hiện tại là 9cây/100m, mật độ nên trồng là 15cây/100m. Như vậy số cây
cần bổ sung là 381 cây.
- Đoạn cuối tuyến đường có ít xe vận tải lớn qua lại hơn, chủ yếu là các
phương tiện cá nhân, xe vận tải nhỏ, đương gần khu vực trường học, vì vậy
loài cây lựa chọn cần cho bóng mát nhiều và đẹp, xét theo bảng 5.9 ta chọn
loài cây trồng là: bằng lăng, phượng vỹ.
Chiều dài đoạn đường là 2km, số cây hiện có 186 cây. Để đạt mật độ
15cây/100m cần trồng thêm 414 cây. Số cây mỗi loài là 207 cây.
Trồng cây: trồng riêng mỗi bên đường 1 loài cây. Bên phải ( theo
hướng bắc-nam) trồng bằng lăng, bên trái trồng phượng vỹ.
- Bổ sung tùy vào khoảng đất thiếu cây trong đoạn giữa, để tránh ảnh
hưởng tới mặt tiền mà người dân sử dụng để kinh doanh, ưu tiên trồng những
cây có giá trị thẩm mỹ cao, ít gây nguy hại tới công trình kiến trúc : Lộc
vừng, sao đen, sấu, hoa sữa….
51
Sơ đồ 5.2: Mặt bằng quy hoạch đoạn cuối quốc lộ 1A qua Tp.Thanh Hóa
Đại Học Hồng
Đức
Quốc Lộ 47
Quốc
lộ 1A
Quốc
lộ 1A
Phượng
Vỹ
Bằng
lăng
Cầu Quán
Nam
52
3). Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Trãi có bến xe phía tây và chợ Tây Thành do đó là khu
vực có nhiều người tham gia giao thông, tiếng ồn và khói bụi luôn luôn là
những nhân tố có tác động xấu nhiều nhất tới những người sống gần tuyến
đường này.
Tuy nhiên có điểm khác biệt là lề đường đã hẹp nhưng các hộ dân lại
làm nhà, mở cửa hàng lấn hết ra mặt đường khiến cho chiều rộng vỉa hẻ bị thu
lại rất hẹp, có chỗ chỉ còn 1-1,5m, cây xanh bị đốn hạ khá nhiều. Nếu muốn
trồng cây bóng mát thì không gian không đủ khả năng đáp ứng.
Vì vậy, để tránh phải giải tỏa mặt bằng gây ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế, đối với tuyến đường này thay vì trồng cây bóng mát, cây gỗ
thì cây lựa chọn là các loài hoa leo, bám như: Hoa giấy. Loài cây này có hoa
đẹp, không độc, là loài cây thường xanh có khả năng leo bám vào tường nhà
rất chắc cho nên khả năng bị gió bão làm đổ,gãy ít.
Quá trình sinh trưởng cây cần có điểm tựa là các bờ tường, hàng rào
cho nên không áp đặt trồng ở đâu mà chỉ khuyến khích từng hộ gia đình trồng
trước nhà. Khu vực bến xe phía tây và chợ Tây Thành cần có khoảng trống
rộng để buôn bán nên chỉ trồng thêm 6 cây Bồ đề, mỗi cây cách nhau 15m
Đường Nguyễn Trãi
Bến xe phía tây Chợ Tây Thành
Sơ đồ: 5.3 Mặt bằng quy hoạch đoạn đường Nguyễn Trãi
Cây Bồ Đề
53
4). Đường Hạc Thành
Thay thế 8 cây phượng hoa vàng, 16 cây xà cừ và 4 cây lát hoa bằng 28
cây sao đen để đồng bộ hóa hàng sao đen trên tuyến đường. ( các cây mới
phải có độ tuổi và chiều cao tương đương với các cây đã trồng trước đó)
Sơ đồ 5.4: Mặt bằng quy hoạch đường Hạc Thành
Đường
Hạc Thành
Đường
Hạc Thành
Đại lộ Lê Lợi
Đ Nguyễn
Trãi
Sao đen
5 m
54
5). Đường Hà văn Mao
- Thay thế 1 cây dừa ở đầu đường ( chỗ giao cắt với đường Nguyễn Trãi)
bằng 1 cây lộc vừng
- Thay thế 1 cây phi lao ở bên cây dừa bằng 1 cây lộc vừng
Sơ đồ 5.5: Mặt bằng quy hoạch đường Hà Văn Mao
Đ Nguyễn Trãi
Cây lộc vừng
Đường
Hà Văn Mao
55
6). Đường Phan Chu Trinh
Đường Phan Chu Trinh hiện nay đã được quy hoạch và trồng rất nhiều
cây, vì vậy không cần quy hoạch lại hệ thống cây xanh cho tuyến đường này.
Về khâu quản lý và chăm sóc: các cây trồng đều ở độ tuổi còn non do vậy
cần chăm bón, cắt tỉa thưởng xuyên.
7). Đường Hải Thượng Lãn Ông
Hiện nay trên tuyến đường có lượng bụi phát sinh nhiều gây ô nhiễm
không khí do vậy loài cây được chọn trồng mới phải có tác dụng giảm bụi, tán
lá dày và rộng.
Căn cứ vào bảng 5.9 đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường
của cây xanh đường phố tại thành phố Thanh Hóa ta lựa chọn cây trồng là cây
sấu.
- Để đạt mật độ 15cây/100m số cây cần trồng thêm là: 348 cây
- Trước hết cần thay thế 4 cây trứng cá bị sâu bệnh ở gần bệnh viện bằng 4
cây sấu, thay 2 cây dừa bị sâu bệnh bằng 2 cây sấu, chăm sóc cho 1 cây long
não bị bệnh
Sơ đồ 5.6: mặt bằng tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông
Cây sấu
Đường Hải Thượng Lãn Ông
56
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
6.1 Kết Luận
Về hiện trạng cây xanh đường phố tại thành phố Thanh Hóa: tổng số
cây xanh trong thành phố là 20.000 cây, đa dạng về thành phần loài, độ
tuổi,kích thước và mật độ. Thành phố Thanh Hóa có gần 60 tuyến phố chính,
trong các tuyến đường phố này có những tuyến được quy hoạch hệ thống cây
xanh như đường Phan Chu Trinh, Đại lộ Lê Lợi. Bên cạnh đó còn nhiều tuyến
đường phố có rất ít cây xanh, hoặc cây xanh không được quan tâm chăm sóc,
quản lý .
Trong 7 tuyến đường thực hiện điều tra nghiên cứu, đại lộ Lê Lợi,
đường Phan Chu Trinh, đường Hạc Thành, đường Hà Văn Mao là những
tuyến đường được quy hoạch tốt, số lượng cây nhiều, mật độ lớn, chất lượng
cao. Đường Nguyễn Trãi, đường Hải Thượng Lãn Ông là hai tuyến đường có
lượng xe lưu thông nhiều, trong khi số lượng cây trồng ít, không khí bị ô
nhiễm khói bụi và tiếng ồn nhiều. Quốc lộ 1A nhiều cây nhất nhưng mật độ
thưa, cây phân bố không đều, đặc biệt cây xanh trên quốc lộ 1A chưa được
quy hoạch, quản lý chặt chẽ, số cây do các hộ gia đình tự ý trồng khá nhiều,
trật tự lộn xộn.
Đặc điểm một số loài cây xanh đường phố được trồng tại thành phố
Thanh Hóa. Các loài cây mang nhiều đặc điểm khác nhau như hình thái lá,
hoa, quả. Tuy nhiên có nhiều đặc điểm gống nhau như: thích hợp với điều
kiện khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ưa sáng, ẩm, khả năng chống chịu với gió
bão tốt…
Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và cảnh quan là những tiêu chuẩn
quan trọng, mỗi chỉ tiêu có nhiều yếu tố khác nhau. Dựa vào các tiêu chuẩn
này ta lựa chọn được loài cây trồng phù hợp với mục đích quy hoạch. Do có
nhiều tiêu chuẩn cho nên một loài cây khó có khả năng đáp ứng đầy đủ tất cả
57
các tiêu chuẩn đặt ra vì thế khi lựa chọn ta phải đặt tiêu chuẩn nào đứng trước
tiêu chuẩn nào theo thứ tự ưu tiên.
Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đương
phố bằng phương pháp cho điểm là phương pháp đơn giản, dựa vào việc đánh
giá các tiêu chuẩn và cho điểm theo thang điểm đặt ra. Phương pháp này có
thể vận dụng linh hoạt trong thực tế tuy nhiên chưa khai thác hết được thông
tin của số liệu và phương pháp mới chỉ chú ý đến vị trí của từng tiêu chuẩn
mà chưa chú ý đến giá trị thực. Chỉ tiêu nào có điểm cao hơn thì ở vị trí cao
hơn nhưng lại không rõ là cao hơn bao nhiêu vì vậy giữa hai số chỉ khác nhau
một số lẻ là có thể nhận hai số hạng khác nhau.
Đề xuất quy hoạch đường phố: Sau khi được điều tra về hiện trạng cây
xanh, đặc điểm các tuyến đường, dựa theo bảng đánh giá xếp loại một số loài
cây xanh đường phố, các tuyến đường được quy hoạch để đảm bảo nhu cầu
cây xanh, bóng mát, chống bụi, giảm tiếng ồn, tạo cảnh quan. Loài cây được
lựa chọn trồng cần phải có điểm cao trong các tiêu chuẩn mà con đường quy
hoạch cần.
6.2 Tồn Tại
Do điều kiện về thời gian thực tập nên báo cáo vẫn còn tồn tại một số
hạn chế sau:
- Số tuyến đường điều tra quy hoạch còn ít, chỉ tập trung vào một số
tuyến đường chính có ảnh hưởng nhiều đến môi trường cảnh quan cũng như
dân cư xã hội.
- Công tác điều tra chưa đi sâu vào đánh giá độ tuổi, khả năng sinh
trưởng, sinh sản của cây mà chỉ đánh giá về số lượng, hình thái cơ quan, cảnh
quan.
- Các bản vẽ quy hoạch chưa thật hoàn chỉnh mà chỉ mang tính đại diện
cho tuyến đường quy hoạch.
- Do không có điều kiện đo các chỉ tiêu ô nhiễm nên việc đánh giá và lựa
chọn quy hoạch chưa đạt được mục đích tốt nhất.
58
6.3 Kiến Nghị
Để kết quả nghiên cứu có tính khả thi hơn tôi xin nêu ra một số kiến
nghị sau:
Cần thực hiện điều tra trên nhiều tuyến đường trong thành phố Thanh
Hóa.
Sử dụng máy móc, thiết bị đo nồng độ các khí thải, bụi, tiếng ồn trên
các tuyến đường nghiên cứu để xác định ưu tiên chỉ tiêu môi trường nào và bỏ
qua chỉ tiêu nào trong khâu quy hoạch.
Đánh giá sâu hơn về mặt chất lượng của cây trồng đường phố.
Khi quy hoạch, các bản vẽ quy hoạch cần vẽ chi tiết, cụ thể.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1). KTS. Tô Văn Hùng, KTS. Phan Hữu Bách ,Giáo trình Quy hoạch đô thị.
NXB Đh Bách khoa Đà Nẵng.
2). TCXDVN 362 : 2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các
đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Xây dựng, 2005
3). Hàn Tất Ngạn, Kiến Trúc Cảnh quan. NXB Xây Dựng, 1999
4). Trương Mai Hồng, Bài Giảng sinh lý thực vật.In tại trường ĐH Lâm
Nghiệp 2003..
5). Nguyễn Thị Thanh Thủy - Kiến trúc phong cảnh. NXB KHKT, 1996
6). Bảo Châu, Kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị. NXB Khoa học kỹ thuật,
2000
7). Kim Quảng Quân, Thiết kế đô thị. NXB Xây dựng 2000
60
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học 2007 - 2011, nhà trường tổ chức đợt thực tập
cuối khoá nhằm giúp sinh viên hoàn thành kế hoạch đào tạo và bước đầu làm
quen với thực tiễn nghiên cứu. Được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên
rừng và môi trường,trường đại học Lâm Nghiệp tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi trường cho hệ
thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa”
Đến nay, sau hơn 2 tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp đã hoàn thành và
đạt được các mục tiêu đề ra.
Với lòng biết ơn sâu sắc cho tôi gửi lời cảm ơn đến TS.Trần Quang
Bảo đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Nhân dịp này, tôi cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến Chi cục bảo vệ môi
trường – Sở Tài Nguyên Môi Trường Thanh Hóa, công ty TNHH một thành
viên Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra, phân tích số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và
các bạn để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 15 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Phạm Văn Long
61
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_1704.pdf