Đề tài Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 I/Lý do chọn đề tài: . 1 II/ Mục tiêu nghiên cứu: . 2 III/ Kết quả mong muốn: . 2 IV/ Ý nghĩa thực tiễn: 2 V/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 3 I/ Cơ sở lý thuyết . 3 1/ Hành vi tiêu dùng 3 2/ Mô hình hành vi của người tiêu dùng . 3 3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng . 4 4/ Quá trình ra quyết định của người mua . 5 4.1/ Nhận biết nhu cầu 5 4.2/ Tìm kiếm thông tin 5 4.3/ Đánh giá các phương án . 5 4.4/ Quyết định mua . 5 4.5/ Hành vi sau mua 6 4.5/ Hành vi sau mua 7 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8 I/Nguồn số liệu sơ cấp và phương pháp thu thập: . 8 II/ Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: 10 III/ Quy trình nghiên cứu: 10 IV/ Thang đo các biến phân tích: 11 V/ Phương pháp chọn mẫu 12 VI/Cỡ mẫu . 12 VII/TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 I/ Thông tin về mẫu nghiên cứu 14 1.Cơ cấu mẫu theo giới tính . 14 2.Cơ cấu mẫu theo lớp 14 3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập . 15 II/Quá trình ra quyết định mua hàng . 15 1.Nhận thức nhu cầu 15 2.Tìm kiếm thông tin . 17 3.Đánh giá các phương án 19 4. Ra quyết định 26 5.Hành vi sau khi mua 31 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 36 I/Kết luận . 36 1.1.Nhận thức nhu cầu . 36 1.2.Tìm kiếm thông tin 36 1.3.Đánh giá các phương án . 36 1.4.Ra quyết định 37 1.5.Hành vi sau khi mua . 37 II/ Kiến nghị - giải pháp . 37 III/Hạn chế của đề tài . 3

pdf38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ bậc: Bạn hãy vui lòng đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với các tiêu chí sau về chất lượng quần áo: 1 2 3 4 5 Rất quan tâm Quan tâm Trung hòa Không quan tâm Rất không quan tâm 1. Vải không ra màu 1 2 3 4 5 2. Độ co giãn vừa phải 1 2 3 4 5 3. Vải mềm, mát, thoải mái 1 2 3 4 5 4. Không nhăn. 1 2 3 4 5 - Thang đo Likert: Theo bạn, mức giá và chất lượng quần áo như bạn đã mua có hợp lý không?( khoanh tròn số tương ứng với ý kiến mà bạn chọn). Hoàn toàn Không hợp lý Trung bình Hợp lý Hoàn toàn hợp lý không hợp lý 1 2 3 4 5 - Thang đo tỉ lệ: Bạn thường tốn bao nhiêu tiền/ lần cho việc mua quần áo?  Dưới 50.000 đồng  Từ 150.000 đồng đến dưới 300.000 đồng  Từ 50.000 đồng đến dưới 150.000 đồng  Trên 300.000 đồng Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 12 V/ Phương pháp chọn mẫu. Thị trường nghiên cứu là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang. Mẫu cho nghiên cứu được lấy theo cách lấy mẫu phân tầng. Do đối tượng là sinh viên nên việc tiếp xúc được dễ dàng.Dự kiến sẽ lấy mẫu như sau: Lớp 8KT: 12 sinh viên, 8K12: 12 sinh viên, 8QT: 14 sinh viên, 8NH: 14 sinh viên, 8TC: 8 sinh viên. VI/Cỡ mẫu. Khóa 8 khoa KT – QTKD trường ĐHAG có khoảng 464 sinh viên. Do tổng thể nhỏ hơn 10.000 nên tác giả định lấy 10% số lượng sinh viên của tổng thể ( 47 Sinh viên), tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu, tác giả chọn cỡ mẫu lớn hơn, n = 60. Đồng thời, số lượng sinh viên giữa các ngành có sự chênh lệch nhau nên có sự khác nhau về cỡ mẫu ở mỗi lớp, cụ thể: Lớp 8KT: 12 sinh viên, 8KD: 12 sinh viên, 8QT: 14 sinh viên, 8NH: 14 sinh viên, 8TC: 8 sinh viên. ( lấy theo tỷ lệ 60/464 = 12,93%, tuy nhiên có sự làm tròn cho thuận tiện trong việc chọn 50% nam, 50% nữ ở mỗi lớp.) Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 13 VII/ Tiến độ thực hiện. Đề tài dự kiến hoàn thành trong 08 tuần (từ 08/03/2010 đến 2/05/2010) Công việc Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 Lựa chọn đề tài Tham khảo tài liệu thứ cấp Viết đề cương sơ bộ Viết đề cương chi tiết+phát thảo bản câu hỏi Viết dàn bài phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu Hiệu chỉnh mô hình, thang đo, bản câu hỏi Thu thập dữ liệu sơ cấp Xử lý, mã hóa, phân tích dữ liệu thu được Viết bản nháp Viết bản chính thức Soạn thảo báo cáo Hình 3.3. Tiến độ thực hiện Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 14 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo. Chương 4 này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu của đề tài. Sau khi thu thập số liệu và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 với phương pháp thống kê mô tả, các kết quả có được như sau: I/ Thông tin về mẫu nghiên cứu. 1.Cơ cấu mẫu theo giới tính. Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn 50% nam, 50% nữ. Sau khi tiến hành phỏng vấn thì tỉ số nam nữ vẫn đúng theo tỷ lệ dự định ban đầu. Hình 4.1.1. Biểu đồ tỷ lệ nam nữ 50%50% Nam Nữ Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 2.Cơ cấu mẫu theo lớp. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối với sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại Học An giang, do đó các lớp được chọn nghiên cứu là: 8KT: 20%, 8KD: 20%, 8NH: 23%, 8QT: 23%, 8TC: 14%. Được thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 4.1.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo lớp 20% 20% 23% 23% 14% Lớp 8KT Lớp 8KD Lớp 8QT Lớp 8NH Lớp 8TC Nguồn do tác giả thu thập năm 2010 Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 15 3. Cơ cấu mẫu theo thu nhập. Thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, việc xác định mức thu nhập của các bạn sinh viên cũng rất cần thiết. Mức thu nhập được thể hiện như sau: Hình 4.1.3. Biểu đồ thể hiện mức thu nhập 42% 17% 7% 34% 1 triệu đến dưới 1,5 triệu 1,5 triệu đến dưới 2 triệu Trên 2 triệu Dưới 1 triệu Nguồn do tác nghiên cứu năm 2010 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có 34% sinh viên có mức thu nhập dưới 1 triệu; 42% sinh viên có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 1,5 triệu - đây là tỷ lệ cao nhất; từ 1,5 triệu đến dưới 2 triệu là 17%, và cuối cùng, trên 2 triệu với tỷ lệ 7%. Như vậy, thu nhập của phần lớn các bạn sinh viên hiện nay còn ở mức thấp.Trong khi đó giá cả hàng hóa ngày càng tăng cao, trong việc chi tiêu của mình, các bạn luôn phải đắn đo, suy nghĩ để đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp túi tiền của mình. II/Quá trình ra quyết định mua hàng. 1.Nhận thức nhu cầu.  Để có được quyết định mua hàng thì đầu tiên, người tiêu dùng phải có nhu cầu về hàng hóa đó. Viêc mua quần áo của sinh viên cũng vậy. Khi hỏi: “Bạn thường mua quần áo vì nhu cầu gì?” thì kết quả là: “Đơn giản là để mặc” có 62% sinh viên chọn, “nhìn thấy đẹp nên mua’ là 53%, “thể hiện phong cách”: 28%, “để tặng” là 7%, và “khác” là 2%. Và 2% ấy có ý kiến là: Vì tính lịch sự trong học tập nên thích tìm áo sơmi. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 16 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhu cầu mua quần áo 62% 53% 28% 7% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Đơn giản là để mặc. Nhìn thấy đẹp nên mua. Thể hiện phong cách thời trang Để tặng Khác Nguồn do tác nghiên cứu năm 2010 Ta thấy, có đến 62% sinh viên lựa chọn đáp án “đơn giản là để mặc”, đây là tỷ lệ cao nhất trong các đáp án lựa chọn. Chứng tỏ, nhu cầu của các bạn phát sinh đơn thuần ở mức độ “nhu cầu sinh học”(theo tháp nhu cầu của Maslow). Tiếp theo là tỷ lệ cao đứng hàng thứ hai: 53% với đáp án “nhìn thấy nên mua”. Điều này cho thấy, nhu cầu của các bạn phát sinh khi các bạn nhìn thấy những mẫu quần áo vừa ý, bắt mắt, đúng với sở thích và quan niện về cái đẹp của các bạn. Và 28% với “thể hiện phong cách thời trang”. Con số này không cao, tuy nhiên cũng đã thể hiện được rằng: hơn 1/4 sinh viên muốn thể hiện phong cách, cá tính, nhu cầu đã đến mức cao hơn: “nhu cầu thể hiện” ( tháp nhu cầu của Maslow). Đồng thời nhu cầu thể hiện phong cách thời trang này sẽ có xu hướng tăng lên, vì theo kết quả nghiên cứu có đến 67% sinh viên sẽ thay đổi chi tiêu khi thu nhập thay đổi (biểu đồ 4.21), tức là, khi thu nhập tăng lên, các bạn sẽ chi tiêu cho việc mua sắm quần áo của mình nhiều hơn. Và như vậy, họ sẽ mua những trang phục thể hiện được phong cách và vị trí, đẳng cấp của mình. Cuối cùng là 7% với đáp án “Để tặng”. Con số này là rất thấp. Cho thấy nhu cầu phát sinh chủ yếu là mua sắm cho bản thân, chỉ mua làm quà tặng vào những trường hợp đặc biệt như tặng người thân, bạn bè, quà sinh nhật, quà cưới,…  Câu hỏi tiếp theo là: “Bạn thường mua quần áo vào dịp nào?”. Kết quả trả lời phỏng vấn như sau: “Khi tết đến” có 45% sinh viên lựa chọn, “Khi nhận được lương, tiền từ gia đình” có 32%, “Quần áo đã cũ nên mua quần áo mới”: 50%, “Khi có dịp đi chơi, đám tiệc”: 42%, và “khác” là 5%: khi bắt đầu năm học, khi muốn mua, cần thì mua. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 17 Hình 4.3.Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dịp mua quần áo 45% 32% 50% 42% 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Khi tết đến Khi nhận được lương, tiền từ gia đình Quần áo đã cũ mua quần áo mới Khi có dịp đi chơi, đám tiệc Khác Nguồn do tác nghiên cứu năm 2010 Như vậy, nhu cầu mua sắm quần áo của các bạn sinh viên phát sinh vì “quần áo đã cũ nên mua quần áo mới” là đa số (50%). Quần áo là một trong những vật dụng gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, không thể nào không thay mới khi nó đã cũ. Vì thế ta có thể nói nhu cầu mua sắm quần áo của các bạn sinh viên sẽ là một chu kỳ, thêm vào đó có 32% sinh viên chọn đáp án mua quần áo khi “nhận được lương, tiền từ gia đình” càng khẳng định được rằng các bạn mua quần áo theo một khoảng thời gian gần như cố định, nhu cầu mua sắm quần áo gần như thường xuyên. Bên cạnh đó, nhu cầu mua quần áo phát sinh khi tết đến có đến 45% sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy, không phải bất kỳ một ai cũng mua sắm khi tết đến. Thông thường, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng phát sinh nhiều nhất vào dịp tết, tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên thì đây không là quy luật. “Khi có dịp đi chơi, đám tiệc” có 42% sinh viên lựa chọn. Việc đi chơi, đám tiệc thỉnh thoảng mới có, do đó, đây cũng là nhu cầu không thường xuyên, không ổn định. Như vậy, có một bộ phận sinh viên mua quần áo theo một chu kỳ gần như cố định nhưng một bộ phận còn lại thì không như thế. Những người kinh doanh nên chú ý vấn đề này để đáp ứng tốt cho từng đối tượng khách hàng. 2.Tìm kiếm thông tin. Sau khi nhận thức nhu cầu, người tiêu dùng sẽ tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu về những sản phẩm mà mình quan tâm để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Sau đây, ta sẽ phân tích về việc tìm kiếm thông tin của các bạn sinh viên trước khi mua quần áo. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 18 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguồn thông tin được thu thập 50% 10% 40% 17% 12% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Không hề thu thập thông tin Từ quảng cáo Từ bạn bè Từ chương trình khuyến mãi Từ người thân Từ nguồn khác Nguồn do tác nghiên cứu năm 2010 Nhìn vào biểu đồ, ta thấy, có đến 50% sinh viên không hề thu thập thông tin trước khi mua quần áo. Phần lớn các bạn khi có nhu cầu thì đi đến chợ, shop, siêu thị,..để lựa chọn và khi vừa ý thì mua chứ không tìm hiểu những thông tin cần thiết như: nơi nào có giá rẽ, giá cao, nơi nào đồ đẹp, nhân viên phục vụ tốt, ân cần,… Còn đối với đáp án “Từ quảng cáo” có 10% sinh viên lựa chọn. Cho thấy mức độ quan tâm của các bạn đối với nguồn thông tin này còn quá thấp. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các shop, siêu thị đều rất hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, internet… Chỉ một bộ phận nhỏ các shop, cửa hàng có chương trình quảng cáo thông qua internet, tờ rơi,..vì vậy, các bạn không thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin quảng cáo, điều này giải thích được tại sao việc thu thập thông tin của các bạn sinh viên từ chương trình quảng cáo hiện nay là thấp. Nguồn thông tin từ bạn bè được các bạn quan tâm với tỷ lệ khá cao, 40%. Cho thấy, trước khi mua, một phần các bạn sinh viên cũng quan tâm đến các thông tin được cung cấp từ bạn bè. Tâm lý chung của người tiêu dùng là khi mua những sản phẩm tốt, giá và chất lượng hợp lý, người bán phục vụ tốt,.. và ngược lại thì thường truyền đạt, giới thiệu hoặc phản ánh về nơi bán hoặc sản phẩm đó cho người thân, bạn bè. Do đó, việc bạn bè giới thiệu - tiếp nhận những thông tin về việc mua sắm quần áo cho nhau là điều hiển nhiên. Tiếp theo là “Từ chương trình khuyến mãi”: 17%. Các shop, siêu thị thỉnh thoảng có những chương trình khuyến mãi như giảm giá, quà tặng,..( ở chợ thì gần như không có). Các chương trình này cũng khá thu hút. Tuy nhiên, có thể do cách tổ chức các chương trình của các shop, siêu thị chưa được tốt, phần lớn việc mua sắm quần áo phát sinh khi quần áo cũ nên mua quần áo mới hoặc khi tết đến, có dịp đi Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 19 chơi, đám tiệc, nhu cầu không thường xuyên, do đó mức độ quan tâm của các bạn đối với các chương trình khuyến mãi ấy không cao. Nguồn thông tin thu thập từ người thân cũng ở mức thấp, chỉ 12%. Cho thấy, việc mua sắm của các bạn sinh viên không được ngưởi thân tư vấn, giới thiệu nhiều như từ phía bạn bè ( 40%). Như vậy, đa phần các bạn sinh viên tự đi đến những nơi bán quần áo để mua, không hề thu thập thông tin. Và khi thu thập thì phần lớn là từ bạn bè của mình. 3.Đánh giá các phương án. Giai đoạn thứ 3 trong quá trình ra quyết định mua hàng là đánh giá các phương án. Trong việc mua sắm quần áo của mình, các bạn sinh viên đã có những phương án lựa chọn như thế nào. Kết quả sau sẽ cho ta biết được các phương án của các bạn.  Đầu tiên, với câu hỏi: “ Chất lượng quần áo mà bạn mua như thế nào?” có 47% sinh viên trả lời cho đáp án “vải không ra màu’, “ra màu”: 10%, “vải mềm, mát mẻ, thoải mái”: 65%, ‘vải thô”: 3%, “độ co giãn vừa phải”: 42%, ‘không giản”: 5%, “quá giãn”: 3%, “không nhăn”: 22%, “nhăn”: 10% và “khác”: 2% (ý kiến khác là đường chỉ phải đẹp và chắc). Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về chất lượng quần áo sinh viên đã mua 47% 10% 65% 3% 42% 5% 3% 22% 10% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% V i không ra màu Ra màu Vải mềm, mát mẻ, thoải mái Vải thô Độ co giãn vừa phải Không giãn Quá giãn Không nhăn Nhăn Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Khi mua quần áo các bạn luôn quan tâm đến chất lượng của nó. Kết quả được thể hiện như sau: 82% sinh viên quan tân đến tiêu chí “vải mềm, mát mẻ, thoải mái” (gồm rất quan tâm và quan tâm). Điều này giải thích cho tỷ lệ 65% sinh viên mua quần áo có chất lượng “vải mềm, mát mẻ, thoải mái”. Đồng thời, tiêu chí “ độ co giãn vừa phải” được quan tâm với tỷ lệ 70% (rất quan tâm: 8% và quan tâm: 62%) và cũng vì thế ta có được 42% sinh viên mua những quần áo có “độ co giãn vừa phải”. Tiếp theo là tiêu chí vải không ra màu có tỷ lệ 83% sinh viên quan tâm ( rất quan tâm: 35% Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 20 và quan tâm: 48%). Sự quan tâm của các bạn đối với tiêu chí này rất cao, và đây cũng là nguyên nhân có 47% sinh viên mua những sản phẩm quần áo “không bị ra màu”. Những tỷ số còn lại: vải ra màu, vải thô, không giãn, quá giãn, nhăn vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối. Điều này là do sản phẩm quần áo mà các bạn mua là hàng có giá tương đối thấp, chất lượng không tốt, hoặc do mua nhầm những sản phẩm không tốt nhưng giá vẫn cao,… Tiêu chí “không nhăn” cũng được các bạn sinh viên quan tâm với tỷ lệ 57% (gồm cả rất quan tâm: 10% và quan tâm: 47%). Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên mua được những sản phẩm không nhăn theo ý của mình chỉ chiếm 22%. Hình 4.6.Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên đối với chất lượng quần áo 35% 8% 10% 42% 48% 62% 47% 40% 15% 22% 35% 13% 2% 8% 5% 3% 0 0% 3% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Vải k ôn ra màu Độ co giãn vừa phải Không nhăn Vải mềm, mát mẻ, thoải mái Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm Hoàn toàn không quan tâm Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010  Với câu hỏi: “Theo bạn, mức giá và chất lượng quần áo như bạn đã mua có hợp lý không?” thì đa phần các bạn cho rằng “hợp lý”: 50%, “trung bình”: 45%, 3% là “hoàn toàn hợp lý”, 2% là “không hợp lý”, “hoàn toàn không hợp lý” thì không có sự lựa chọn. Phần lớn các bạn mua được những sản phẩm quần áo “vải mềm, mát mẻ, thoải mái”, “độ co giãn vừa phải”, “vải không bị ra màu”, điều này đã đáp ứng được mức độ quan tâm của họ đối các tiêu chí về chất lượng quần áo như đã phân tích ở trên, do đó có 50% các bạn cho rằng mức giá và chất lượng mà các bạn mua là hợp lý; 3% là “hoàn toàn hợp lý”; 45% đánh giá là “trung bình”, điều này do những tiêu chí mà họ quan tâm không được thõa mãn hết, được thõa mãn một phần nên đối với Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 21 họ là trung bình. Đối với 2% ‘không hợp lý” là do: chất lượng không tốt nhưng giá lại cao, sản phẩm khi mua về phát hiện có khuyết điểm,… Như vậy, đa phần những nơi bán quần áo đã đưa ra mức giá hợp lý cho hàng hóa của mình. Các bạn sinh viên cũng mua được những quấn áo vừa ý, phù hợp túi tiền và cũng hài lòng về chất lượng, giá cả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận người bán không chú ý về sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng, chỉ muốn kiếm lời nên bán quần áo không tốt nhưng giá lại cao hơn nhiều so với mức giá thực của quần áo ấy. Đây sẽ là nguy cơ đánh mất uy tín của họ và niềm tin của khách hàng. Các nhà kinh doanh cần khắc phục và cải thiện vấn đề trên. Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện sự nhận xét về sự phù hợp giữa giá và chất lượng quần áo 3% 50% 45% 2% 0% Hoàn toàn hợp lý Hợp lý Trung bình Không hợp lý Hoàn toàn không hợp lý ỉ t Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010  Đối với quần áo thì sao? Những yếu tố nào các bạn quan tâm? Biểu đồ sau sẽ thể hiện vấn đề ấy. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 22 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lẽ quan tâm đối với quần áo 68% 68% 82% 48% 2% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Kiều dáng Loại vải Giá cả Màu sắc Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Ta thấy, yếu tố “giá cả” có mức độ quan tâm cao nhất, có đến 82% sinh viên lựa chọn. Trong hành vi tiêu dùng, bao giờ giá cả cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với khách hàng.Tình hình giá cả hàng hóa đang trên đà leo thang như hiện nay càng làm cho người tiêu dùng quan tâm về giá cả hơn nữa. Cho nên, các bạn sinh viên cũng thế, họ cũng quan tâm về mức giá mà mình sẽ phải chi trả cho quần áo mà mình muốn mua. Tiếp theo là kiểu dáng, có 68% sinh viên quan tâm tiêu chí này. Quần áo có kiễu dáng như thế nào là đẹp, phù hợp với phong cách và sở thích của mỗi người? đó là điều mà phần lớn mọi người quan tâm. Tuy nhiên con số 68% này không phải là cao. Vì một phần là do các bạn mua quần áo vì mục đích “đơn giản là để mặc” đến 62%. Do đó, mức quan tâm về kiểu dáng chỉ ở mức 68%. Tiếp theo “loại vải” và “màu sắc” có mức đô quan tâm lần lượt là: 68% và 48%. Như vậy, loại vải cũng được các bạn quan tâm ở mức khá cao: 68%. Đi song song với kiểu dáng là loại vải, kiểu dáng quần áo đẹp thì phải kèm theo chất lượng vải tốt. Nhưng tiêu chí loại vải không được quan tâm đến mức tối đa một phần là do thu nhập. Mức thu nhập nếu không cao thì sẽ rất khó cho việc mua được những quần áo tốt, chất lượng cao. Tuy nhiên đối với tiêu chí lọai vải thì có nhiều yếu tố để quan tâm. Có bạn quan tâm yếu tố này, có bạn quan tâm yếu tố khác (như đã phân tích ở câu trên). Kết quả đó cũng giải thích cho kết qủa 68% sinh viên có mức quan tâm đối với tiêu chí loại vải vừa phân tích ở trên. Do mức quan tâm đối với từng yếu tố của tiêu chí loại vải có sự chênh lệch nhau, do đó mức quan tâm trung bình của sinh viên đối với “loại vải” là không đạt mức cao nhất. Như vậy, trong việc mua sắm của mình, các bạn sinh viên quan tâm nhiều nhất yếu tố giá cả. Điều này một lần nữa nhắc nhở những người kinh doanh nên chú ý, quan tâm mức giá mà mình định ra phải có sự phù hợp, đúng giá đúng hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự đầu tư nhiều hơn về kiểu dáng và loại vải. Kiểu dáng đẹp, Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 23 chất lượng tốt, màu sắc cũng nên hài hòa, đừng nên quá lòe loẹt, màu mè sẽ khó có được sự đón nhận của các bạn.  Khi đi mua quần áo, nơi mua có nhiều tiêu chí để người mua lựa chọn có mua ở nơi đó hay không. Các tiêu chí ấy được thể hiện như sau: Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về nơi mua 13% 5% 13% 15% 22% 52% 30% 45% 48% 43% 35% 47% 32% 25% 27% 0% 17% 7% 12% 8% 2% 3% 0% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nhân viên phục vụ Bãi đậu xe Cách bày trí, sắp xếp quần áo Sự thoáng mát, rộng rãi Buồng thử quần áo rộng, mát Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm Hoàn toàn không quan tâm Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Trong đó, tiêu chí “nơi bán thoáng mát, rộng rãi”, “buồng thử quần áo rộng, thoáng mát”, “cách bày trí sắp xếp quần áo” được các bạn quan tâm với tỷ số khá cao lần lượt là 63% (15% rất quan tâm và 48% quan tâm), 65% ( 22% rất quan tâm và 43% quan tâm) và 58% (13% rất quan tâm và 45% quan tâm). Trong một shop quần áo cũng như những nơi bán ở chợ, siêu thị, cách bày trí, sắp xếp quần áo sẽ có sự ảnh hưởng đến khách hàng, có thu hút được khách hay không một phần là do cách bày trí ấy. Đồng thời, bước vào một nơi có bầu không khí thoáng mát, rộng rãi cũng tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu, thoải mái, tâm lý khách hàng vui vẻ, từ đó việc mua sắm cũng sẽ dễ dàng hơn. Buồng thử quần áo cũng vậy. Bước vào bên trong thử quần áo với một bầu không khí nóng nực, mồ hôi nhễ nhãi sẽ làm cho khách hàng thấy khó chịu, sự lựa chọn và ra quyết định mua cũng khó khăn, cáu gắt. Bãi đậu xe chỉ được các bạn sinh viên đánh giá ở mức độ 30% quan tâm và 5% rất quan tâm. Tuy con số này không cao nhưng cũng đã thể hiện được một phần quan trọng cho vấn đề bãi đậu xe ở những nơi bán quần áo. Khi đi mua sắm nhưng phải bận tâm về chiếc xe thì thật sự không thể thoải mái để lựa chọn những hàng hóa Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 24 mà mình muốn mua. Cho nên bãi đậu xe cũng là một yếu tố cần được quân tâm đối với những nơi bán quần áo. Đối với nhân viên phục vụ thì mức độ quan tâm của các bạn như sau:65% (13% rất quan tâm và 52% quan tâm). Đây cũng là một con số khá cao, chứng tỏ nhân viên phục vụ ảnh hưởng nhiều trong việc mua quần áo của các bạn. Thái độ ân cần, chu đáo, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái,… luôn là yếu tố quan trọng trong việc buôn bán, thu hút khách hàng.  Như vừa phân tích, tiêu chí “nhân viên phục vụ” có mức độ quan tâm là 65%. Nhưng những nhân viên bán quần áo ở những nơi mà các bạn sinh viên đến mua như thê nào? Mức quan tâm của các bạn đối với một nhân viên bán quần áo ra sao?Sự đánh giá của các bạn được thể hiện trong hai biểu đồ sau: Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện sự nhận xét đối với nhân viên bán quần áo 52% 53% 38% 10% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Vui vẻ, nhiệt tình Luôn giới thiệu cho khách các mẫu quần áo Để cho khách tự do lựa chọn, không đi theo sau Hiểu biết về thời trang Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 25 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện sự quan tâm về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng 68% 35% 55% 32% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Vui vẻ, nhiệt tình Luôn giới thiệu cho khách các mẫu quần áo Để cho khách tự do lựa chọn, không đi theo sau Hiểu biết về thời trang Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Ở biểu đồ 4.10, đối với tiêu chí “vui vẻ, nhiệt tình” có 52% sinh viên lựa chọn, “Luôn giới thiệu cho khách các mẫu quần áo” là 53%, “để cho khách tự do lựa chọn, không đi theo sau” là 38% và “Hiểu biết về thời trang” chỉ 10% . Cho thấy, nhân viên bán quần áo chưa có một thái độ phục vụ tốt, chưa đem đến cho khách hàng một cảm giác thoải mái trong lúc lựa chọn quần áo. Trong khi đó, có đến 68% sinh viên quan tâm đến tiêu chí “vui vẻ, nhiệt tình”. Là một nhân viên bán hàng thì thái độ vui vẻ, nhiệt tình là rất cần thiết, nhưng như kết quả thu thập và phân tích trên thì họ chưa đạt được yếu tố cần thiết ấy. Hiểu biết về thời trang cũng khá cần thiết vì đôi lúc có một bộ phận người mua cần sự tư vấn từ phía người bán ,điều ấy được thể hiện ở biểu đồ 4.11 – mức độ quan tâm về “sự hiểu biết về thời trang” là 32% và biểu đồ 4.15 – mức độ ảnh hưởng của người bán trong việc mua quần áo của sinh viên là 18%. Hai tiêu chí “luôn giới thiệu cho khách hàng các mẫu quần áo” và “ để cho khách hàng tự do lựa chọn, không đi theo sau” là 53% và 38%. Hầu như trong các shop, siêu thị và chợ, các mẫu quần áo bao giờ cũng được treo ra để khách hàng xem mẫu và lựa chọn, nên việc nhân viên bán hàng đi theo sau khách, giới thiệu về các mẫu không là cần thiết. Cũng chính vì vậy nên mức độ quan tâm đối với tiêu chí “luôn giới thiệu cho khách hàng các mẫu quần áo” cũng không cao, chỉ 35% và “để cho khách tự do lựa chọn, không đi theo sau” là 55%. Chỉ một bộ phận khách hàng thích có nhân viên theo bên cạnh, còn lại gần như họ thích được tự do lựa chọn, xem qua các mẫu quần áo, lúc nào cần thì nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 26 Ngoài các yếu tố trên thì có một số ý kiến còn cho rằng, nhân viên bán quần áo cần đẹp, dễ thương. Tuy nhiên, tỷ số cho các ý kiến này chỉ ở mức rất thấp 2%. Cho thấy, đẹp, dễ thương không là yếu tố quan trọng trong co6nng việc bán quần áo. Cái cần thiết đối với một nhân viên là hiểu tâm lý khách hàng, đem đến cho khách hàng một cảm giác thoải mái, dễ chịu, môt sự thân thiện, tự nhiên, điều ấy mới góp phần quyết định, giúp cho việc mua bán diễn ra thành công, tốt đẹp. 4. Ra quyết định. Sau khi đã có các phương án và đánh giá cho các phương án, người tiêu dùng bắt đầu ra quyết định mua hàng. Trong quyết định mua quần áo, các bạn sinh viên có sự lựa chọn về nơi mua, nhãn hiệu quần áo, kiểu mẫu và cũng không thể thiếu yếu tố thu nhập và chi tiêu. Đồng thời, khi ra quyết định mua thì cũng có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến quyết định ấy.  Đầu tiên là nơi mua quần áo. Đến chợ để mua quần áo có đến 70% sinh viên lựa chọn, shop: 50%, siêu thị: 38%, quần áo bán bên đường: 10% và những nơi khác thì không có sự lựa chọn nào cả. Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nơi mua quần áo 70% 50% 38% 10% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Chợ Shop Siêu thị Quấn áo bán bên đường Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Như vậy, ta thấy “chợ” là nơi mà các bạn đến mua với tỷ số cao nhất, 70%. Quần áo ở chợ được bày bán với rất nhiều kiểu mẫu, có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với rất nhiều mức thu nhập khác nhau, việc so sánh giá cả giữa các nơi bán, đi tìm những kiểu mẫu ưng ý nhất cũng dễ dàng vì các nơi bán có khoảng cách rất gần nhau (có 38% ý kiến nói rằng: họ sẽ đi đến những nơi khác để tìm những kiểu mẫu đẹp nhất, yêu thích nhất và 37% là so sánh giá với những nơi khác – số liệu được Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 27 thể hiện trong biểu đồ 4.16). Đồng thời có ý kiến cho rằng, mua quần áo ở chợ có thể ngã giá được, trong khi mua ở shop, siêu thị thì không thể mà mức giá lại khá cao. Tiếp theo là hai nơi khác: shop và siêu thị với tỷ lệ lần lượt là 50% và 38%. Đa phần quần áo ở các shop và siêu thị thường có giá khá cao như vừa nói ở trên. Tuy nhiên, chất lượng quần áo thì cũng khá tốt, tùy loại vải mà có những mức giá khác nhau, rất hạn chế trong việc bị nhầm giá, mua với giá cao nhưng chất lượng lại thấp Hai tỷ số này không là cao. Một phần là do mức hu nhập của các bạn, có đến 35% có thu nhập dưới 1 triệu, 42% có thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu ( biểu đồ 4.1.3). Niềm tin của các bạn đối với các shop cũng khá cao, kể cả đối với ở chợ, do các bạn cũng có chút kinh nghiệm trong mua sắm nên việc mua phải những sản phẩm không ưng ý vì chất lượng kém nhưng giá cao, mua về thấy không đẹp,..chiếm tỷ lệ không cao ( chiếm 37% “có khi không hài lòng” - biểu đồ 4.18), đồng thời sự đánh giá về sự phù hợp giữa giá và chất lượng có đến 53% ý kiến đánh giá là “rất hợp lý” và “hợp lý”, 45% đánh giá “trung bình”. Chỉ có 2% cho là “không hợp lý”, ‘hoàn toàn không hợp lý” không có ý kiến lựa chọn ( biểu đồ 4.7). Còn lại là 10% đối với “quần áo bán bên đường”. Vào các buổi tối, dọc theo hai dên đường phố thường có rất nhiều người bán quần áo. Nhưng các bạn mua quần áo ở đó không nhiều. Giá cả của các loại quần áo ấy tuy thấp, dễ mua nhưng chất lượng không cao. Hơn nữa chỉ bán vào buổi tối trong khi nhu cầu mua sắm của các bạn phát sinh mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, mua quần áo ở bên đường phần lớn không có buồng để thử, mua về lại không ưng ý. Chính vì vậy mà tỷ lệ mua quần áo ở “bên đường phố” là rất thấp.  Với câu hỏi tiếp theo, “bạn thường mua nhãn hiệu quần áo nào?”, các bạn đã có sự lựa chọn như sau: Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 28 Nhìn trên biểu đồ ta thấy được, nhãn hiệu “BLUE EXCHANGE” có 28% sinh viên lựa chọn, TCM: 20%, NINO MAX: 13%, WOW: 10% , DX MAX: 10%, VIET TIEN: 8%, TOMMY: 5%, BLOOK: 3%, cao nhất là ‘không nhãn hiệu” có đến 62%. Còn lại, các nhãn hiệu khác có tỷ lệ là 7%. Kết quả trên cho thấy, hiện nay đối với các nhãn hiệu quần áo nổi tiếng, các bạn sinh viên chưa có mức chi tiêu cao cho các nhãn hiệu ấy, đối với “không nhãn hiệu” thì lại rất cao: 62%.Nguyên nhân chính là do thu nhập của các bạn phần lớn là không cao. Hơn nữa nhu cầu đối với quần áo “chỉ đơn thuần là để mặc” lại khá cao, còn thể hiện phong cách, đẳng cấp thì thấp hơn (đã phân tích ở phần nhận thức nhu cầu – biểu đồ 4.2).  Kiểu mẫu của mỗi nhãn hiệu quần áo có rất phong phú, đa dạng. Sở thích của người tiêu dùng cũng vậy. Mỗi bạn có một sở thích khác nhau. Nhìn chung, đối với kiểu mẫu quần áo có thể có những kiểu như sau: có nhiều đường nét,nhiều màu; tươi sáng, năng động, phong cách; đơn giản, kín đáo, lịch sự; bó sát, mát mẻ. Kết quả về sự lựa chọn kiểu mẫu của bạn được thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kiểu mẫu quần áo được mua bởi sinh viên 7% 60% 58% 3% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 5 % 60% 70% Có nhiều đường nét, nhiều màu Tươi sáng, năng động, phong cách Đơn giản, kín đáo, lịch sự Bó sát, mát mẻ Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Có 60% sinh viên lựa chọn đối với kiểu mẫu ‘tươi sáng, năng động, phong cách” và 58% đối với kiểu mẫu “đơn giản, kín đáo, lịch sự”. Các bạn sinh viên được chọn phỏng vấn là những bạn của khoa Kinh tế, do đó, phần lớn các bạn là những người linh hoạt, năng động và cũng không kém phần lịch sự. Vì thế, trang phục mà các bạn chọn thường thể hiện phong cách, sự năng động và tính lịch sự của một nhà kinh tế tương lai. Bên cạnh đó cũng có những tính cách khác, thích quần áo “bó sát, mát mẻ”, “có nhiều đường nét, nhiều màu”. Tuy nhiên tỷ lệ rất thấp, chỉ 3% và 8%. Như vậy, với kết quả trên, các nhà kinh doanh nên tăng lượng quần áo có kiểu dáng năng động, tươi sáng, phong cách và đơn giản, kín đáo, lịch sự để đáp ứng tốt nhu cầu cảu sinh viên. Còn những mẫu có nhiều đường nét, nhiều màu, bó sát, thiếu Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 29 sự kín đáo thì không nên bán quá nhiều, chỉ cần lấy những mẫu đặc trưng để pphuc5 vụ cho một bộ phận nhỏ khách hàng có nhu cầu.  Thông thường, sau khi lựa chọn được kiểu mẫu mình ưng ý, các bạn nhờ đến sự tư vấn từ những người xung quanh. Ngoài bản thân, những người xung quanh có tác động mạnh đến quyết định mua hàng của các bạn, cụ thể là: Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của bản thân và những người xung quanh khi sinh viên mua quần áo 52% 7% 7% 5% 28% 48% 32% 13% 13% 33% 50% 50% 2% 8% 7% 25% 5% 3% 5% 7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bản thân Bạn bè Người thân Người bán Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Rất không ảnh hưởng Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Tự bản thân quyết định có đến 80%, nhưng sự ảnh hưởng từ bạn bè cũng không nhỏ: 55%. Tiếp đến là tác động từ người thân: 39%. Còn lại là người bán với mức độ ảnh hưởng rất thấp: 18%. Như vậy, trong quá trình ra quyết định mua quần áo, tự bản thân các bạn sinh viên quyết định chiếm một tỷ lệ cao nhất. Kế đến là sự tác động của bạn bè. Do đó, những người kinh doanh quần áo cần phải chú ý đầu tư cho các kiểu mẫu quần áo hơn nữa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, sở thích của các bạn như đã phân tích. Đồng thời phải có một cách buôn bán hợp lý, nhiệt tình, vui vẻ với khách hàng dù đối tượng khách hàng là ai, không phân biệt khách hàng ấy có phong cách thế nào, vẻ bên ngoài giàu hay nghèo, phải để lại ấn tượng tốt cho tất cả khách hàng khi họ ghé qua chổ của mình.  Lựa chọn và quyết định mua. Tuy nhiên, liệu các bạn mua ngay hay có một sự do dự. Với câu hỏi: “Khi mua quần áo bạn thường ra quyết định thế nào?” Các bạn thể hiện quyết định của mình như sau: Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 30 Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện quyết định của sinh viên khi đi mua quần áo 45% 38% 37% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Thấy thích và quyết định mua ngay Lựa chọn khắp các nơi để tìm cái đẹp hơn So sánh giá với những nơi khác Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Với quyết định “thấy thích và quyết định mua ngay” có 45% sự lựa chọn, “Lựa chọn khắp các nơi để tìm cái đẹp hơn”: 38% và “so sánh giá với những nơi khác” là 37%. Những quyết định khác thì không có sự lựa chọn. Như vậy, phần lớn các bạn sẽ đến những nơi khác để lựa chọn, so sánh. Đó là tâm lý chung của người tiêu dùng nói riêng và sinh viên nói chung. Trong việc mua sắm, bao giờ người tiêu dùng cũng muốn mua được cái đẹp nhất, ưng ý nhất mà giá cả lại rẽ nhất, phù hợp nhất. Và cũng do đó mà quyết định mua hàng của các bạn sinh viên thường có sự đắn đo, suy nghĩ chứ không phải lúc nào cũng ra quyết định mua ngay.  Dù có sự đắn đo hay mua ngay, thì cuối cùng cũng vẫn ra quyết định. Đa phần là mua khi đã có ý định mua hàng. Và mức chi tiêu mà các bạn sẵn sàng bỏ ra để mua quần áo là: Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 31 Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu cho việc mua quần áo 5% 43% 42% 10% Dưới 50.000 đ 50.000 đến dưới 150.000 đ 150.000 đến dưới 300.000 đ Trên 300.000 đ Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Cao nhất là 43% với mức chi tiêu từ 50.000 đến dưới 150.000 đ ( đồng), Từ 150.000 đến dưới 300.000 đ: 42%, trên 300.000 đ là 10% và thấp nhất là 5%: dưới 50.000 đ. Kết quả trên cho thấy, có 52% sinh viên sẵn sàng chi tiêu từ 150.000 đ trở lên cho việc mua quần áo của mình. Tuy nhiên với mức chi tiêu mà các bạn bỏ ra, các bạn cũng đòi hỏi một chất lượng phù hợp ( được thể hiện ở mức độ quan tâm đối với chất lượng quần áo – biểu đồ 4.6. Và có 48% sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm quần áo của mình với mức dưới 150.000 đ. Vấn đề này vẫn do yếu tố thu nhập quyết định nhiều nhất. Thu nhập của các bạn không đủ cao để sẵn sàng bỏ ra một khoảng tiền khá cao cho việc mua sắm của mình. Đồng thời, một phần cũng do ở nhu cầu của các bạn, các bạn không quan trọng về vấn đề thời trang, phong cách, thể hiện bản thân,..Vì vậy nên mức chi tiêu của các bạn không cao cho việc mua sắm quần áo. 5.Hành vi sau khi mua.  Câu hỏi đặt ra “Sau khi mua, các bạn có hài lòng về quần áo mà mình đã mua không?”. Kết quả nhận được là: Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 32 Hình 4.18. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên sau khi mua quần áo 30% 33% 37% Hài lòng Bình thường Có khi không hài lòng Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Hài lòng là 30%, đánh giá bình thường là: 33%. Còn lại là 37%: có khi không hài lòng. Như vậy ta thấy, mặc dầu rất quan tâm đến chất lượng quần áo, kiểu mẫu, có sự lựa chọn rất kỉ, đắn đo trong quyết định của mình,… nhưng đôi lúc các bạn vẫn không hài lòng về những bộ quần áo ấy. Sự không hài lòng ấy do nhiều nguyên nhân: Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện sự không hài lòng khi sau khi mua quần áo 23% 35% 25% 27% 0% 10% 20% 30% 40% Mua về mặc không thấy đẹp Mua về phát hiện ra khuyết điểm Nghĩ lại thấy giá và chất lượng không tương xứng Chất lượng không tốt Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Trong số 37% ý kiến nói rằng “ đôi khi không hài lòng” thì có,”mua về mặc không đẹp”: 23%, “mua về phát hiện ra khuyết điểm”: 35%, “nghĩ lại thấy giá và chất lượng không tương xứng”: 25% và “chất lượng không tốt” là 27%. Sự lựa chọn các sản phẩm mà mình mua không phải lúc nào cũng chính xác, không thể tránh khỏi Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 33 những sai sót, thiếu sót, không phải lúc nào cũng thỏa mãn. Vì vậy, việc mua của các bạn sinh viên cũng vậy, không thể tránh khỏi tình trạng không hài lòng. Từ những nguyên nhân trên, lại một lần nữa cho ta thấy rằng, có nhiều người kinh doanh chỉ vì lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng quần áo mà họ bán. Cứ như thế, họ sẽ đánh mất uy tín của bản thân và niềm tin của khách hàng. Cần phải đặt uy tín và thương hiệu lên hàng đầu cũng như phải tạo được niềm tin sâu sắc trong khách hàng.  Khi hỏi về nhận xét của các bạn đối với các mẫu quần áo hiện nay, phần lớn các bạn nhận xét rằng: “có nhiều mẫu hơi lòe loẹt, không kín đáo” – chiếm 55%, “rất phong cách, hợp thời trang: 33%; “mẫu mã đẹp” cũng: 33%, và bình thường là 20%. Các nhận xét khác không có. Hình 4.20. Biểu đồ thể hiện sự nhận xét về các mẫu quần áo hiện nay 33% 33% 55% 20% 0% 0 10% 20% 30 40% 50% 60% Mẫu mã đẹp Rất phong cách, hợp thời trang Có nhiều mẫu hơi lòe loẹt, không kín đáo Bình thường Khác Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Với sự nhận xét “có nhiều mẫu hơi lòe loẹt, không kín đáo” – chiếm 55%, cho thấy một phần các bạn sinh viên không thích những kiểu quần áo như thế. Có thể là do tính lịch sự của một sinh viên, truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số sinh viên thích phong cách ăn mặc hiện đại, theo những mốt thời trang của các diễn viên, ca sĩ hoặc phong cách ăn mặc của các nước phương tây. Có đến 33% sinh viên nhận xét“Mẫu mã đẹp”, 33%:“rất phong cách hợp thời trang”. Con số này như thế là còn quá nhỏ. Thời trang là vấn đề dần dần sẽ được quan tâm nhiều hơn ( vì theo số liệu thu thập được thì có đến 67% các bạn sinh viên sẽ thay đổi chi tiêu cho việc mua sắm quần áo của mình nếu thu nhập thay đổi – biểu đồ 4.21 bên dưới. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 34 Hình 4.21. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong chi tiêu mua quần áo khi thu nhập thay đổi 67% 33% Có Không Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 nhưng hiện nay, mẫu mã đẹp và hợp thời trang, thể hiện phong cách lại được các bạn đánh giá quá thấp. Như vậy sẽ không thu hút được sự quan tâm của các bạn trong khi có đến 53% sinh viên thể hiện nhu cầu mua sắm quần áo của mình là do thấy đẹp nên mua, thể hiện phong cách thời trang là 28%. Điều này lại cho ta thấy rằng, những người kinh doanh quần áo cần chú ý về kiểu mẫu, nên đáp ứng tốt nhu cầu về thời trang. Những mẫu mã lòe loẹt, thiếu sự kín đáo không nên bán với số lượng nhiều, chỉ có một bộ phận nhỏ yêu thích những kiểu mẫu ấy, cho nên chỉ cần lấy về một lượng vừa phải để phục vụ cho những đối tượng khách hàng ấy mà thôi.  Việc mua quần áo đôi lúc không hài lòng, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến hài lòng về những bộ quần áo mà họ đã mua. Vậy sau khi mua, họ có quay lại để mua nữa hay không? Kết quả sau sẽ cho ta biết được điều đó. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 35 Hình 4.22. Biểu đồ thể hiện lòng trung thành sau khi mua 17% 67% 13% 3% Chắc chắn sẽ quay lại Quay lại nhưng cũng sẽ đến những nơi bán khác Không chắc sẽ quay lại Không quay lại Nguồn do tác giả khảo sát năm 2010 Ta thấy có 17% sinh viên nói rằng, chắc chắn họ sẽ quay lại, 13% không chắc sẽ quay lại, 3% không quay lại và 67% sẽ quay lại nhưng cũng sẽ đến những nơi bán khác. Điều này chứng tỏ mức độ trung thành của các bạn đối với những nơi mà các bạn đã mua không là tuyệt đối. Chỉ một tỷ lệ nhỏ chắc chắn sẽ quay lại mà thôi. Trong khi đó lại có đến 67% quay lại và cũng đến những nơi khác. Điều này cũng hiển nhiên vì hiện nay, quần áo được bán khắp nơi, mẫu mã phong phú và đa dạng, việc mua và lựa chọn những mẫu mã đẹp nhất, yêu thích nhất cũng như việc so sánh giá cả giữa các nơi của người mua cũng là điều rất bỉnh thường. Tuy nhiên, điều này sẽ là những vấn đề khó khăn cho các nhà kinh doanh, họ nên có chiến lược, kế hoạch thu hút khách hàng, phục vụ tốt để có được lòng trung thành của khách. Cần chú trọng xây dựng thương hiệu, uy tín về giá cả và chất lượng quần áo, không nên chỉ vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên việc đầu tư lâu dài cho mai sau. Một nơi buôn bán có thương hiệu, uy tín cộng thêm sự phục vụ nhiệt tình, đem đến cho khách hàng sự thoải mái, thân thiện, không gò bó vì sự giám sát,…thì nhất định khách hàng sẽ mãi trung thành với nơi ấy. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 36 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chương 4 đã phân tích được các vấn đề xung quanh việc mua quần áo của các bạn sinh viên. Chương 5 này sẽ trình bày tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu được cũng như mô tả sơ lược lại hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học An Giang, đồng thời nêu ra một vài kiến nghị để giúp các nhà kinh doanh quần áo có thể kinh doanh tốt hơn. I/Kết luận. 1.1.Nhận thức nhu cầu. Đây là bước đầu quan trọng trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng nói chung và hành vi mua sắm quần áo của sinh viên nói riêng.Nhu cầu của các bạn phát sinh đơn thuần ở mức độ “nhu cầu sinh học”(theo tháp nhu cầu của Maslow), các bạn có nhu cầu “đơn giản là để mặc” chiếm đa số. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận quan tâm đến vấn đề thời trang, phong cách và ”khi nhìn thấy đẹp nên các bạn muốn mua cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Nhu cầu mua quần áo để tặng và nhu cầu khác thì rất thấp. Đồng thời, việc mua sắm của các bạn cũng không thường xuyên, ổn định. Đôi lúc bất chợt thấy thích, thấy đẹp nên mua hoặc thường là khi quấn áo đã cũ nên mua quần áo mới, khi tết đến thì không phải bất kỳ một sinh viên nào cũng mua sắm cả. Chỉ có một bộ phận là mua quần áo theo chu kỳ gần như cố định – khi nhận được lương, tiền từ gia đình. Còn một bộ phận có nhu cầu khi đi chơi, đám tiệc. 1.2.Tìm kiếm thông tin. Phần lớn trong việc mua sắm quần áo, các bạn không hề thu thập thông tin. Nếu có thì từ bạn bè là chính. Việc thu thập từ các chương trình quảng cáo, khuyến mãi cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, một phần cũng do những người bán quần áo không có những chương trình quảng cáo, quảng bá, thu hút khách hàng. Nếu có thì thường là những chương trình sale off, nhưng những mặt hàng sale off ấy dù giá có rẽ nhưng chất lượng thì lại không được tốt. 1.3.Đánh giá các phương án. Khi mua quấn áo, các bạn sinh viên cũng quan tâm đến rất nhiều yếu tố. Những yếu tố ấy thường là: giá cả, chất lượng, kiểu dáng, và màu sắc. Trong đó, giá cả là yếu tố các bạn quan tâm nhiều nhất, kế đến là chất lượng và kiểu dáng, mức quan tâm thấp nhất trong những yếu tố ấy là màu sắc. Khi mua các bạn lựa chọn những bộ quần áo phù hợp với túi tiền của mình nhưng đối với chất lượng cũng không kém phần quan tâm, chính vì vậy nên có 53% các bạn có sự nhận xét đối với sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng là hợp lý. Đối với chất lượng quần áo, các bạn cũng có nhiều yếu tố quan tâm. Trong đó, vải mềm, mát, thoải mái được quan tâm ở mức độ 82%, vải không ra màu là 83%. Và khi mua các bạn mua những sản phẩm có tính chất vải mềm, mát, thoải mái là 65% , vải không ra màu là 47%. Tỷ lệ này không là tối đa là do thu nhập cảu các bạn không đủ để mua những sản phẩm tốt hoặc do không mua được những sản phẩm như mong muốn. Yếu tố độ co giãn vừa phải cũng được quan tâm ở mức độ 70% và các bạn cũng đã mua được quần áo có chất lượng như thế với tỷ lệ 42%. Yếu tố không nhăn chỉ được quan tâm ở mức trung bình. Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 37 Kế đến là mức độ quan tâm của các bạn đối với nơi bán. Buồng thử quần áo; nhân viên phục vụ; sự thoáng mát, rộng rãi được các bạn quan tâm nhiều nhất. Bước vào nơi bán cũng như buồng thử quần áo thoáng mát, rộng rãi sẽ không gây cho khách hàng sự bứt rứt, khó chịu. Còn đối với nhân viên phục vụ thì các bạn quan tâm nhiều nhất đối với vui vẻ, nhiệt tình và để cho khách hàng tự do lựa chọn, không đi theo sau như thế sẽ đem lại cho khách hàng cảm giác dễ chịu, thoải mái. 1.4.Ra quyết định. Nơi mà các bạn mua nhiều nhất là chợ, kế đến là shop, tiếp theo là siêu thị, cuối cùng là quần áo bán bên đường. Quần áo ở chợ được bày bán với rất nhiều kiểu mẫu, có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với rất nhiều mức thu nhập khác nhau, việc so sánh giá cả giữa các nơi bán, đi tìm những kiểu mẫu ưng ý nhất cũng dễ dàng nên được các bạn đến mua nhiều nhất. Khi mua, các bạn cũng mua các loại quấn áo không có nhãn hiệu là nhiều nhất 62%. Kế đến là BLUE EXCHANGE” có 28% sinh viên lựa chọn, Còn lại các nhãn hiệu khác chiếm tỷ lệ rất thấp:TCM: 20%, NINO MAX: 13%, WOW: 10% , DX MAX: 10%, VIET TIEN: 8%, TOMMY: 5%, BLOOK: 3%. Đối với các kiểu mẫu quần áo mà các bạn mua chủ yếu là tươi sáng, năng động, phong cách; đơn giản, kín đáo, lịch sự. Các yếu tố khác các bạn không yêu thích nhiều, tỷ lệ đối với các yếu tố rất thấp. Khi mua quần áo, các bạn chịu ảnh hưởng từ bạn bè và tự bản thân là chính. Còn người bán và người thân thì rất thấp. Đồng thời, các bạn thường thấy thích và mua ngay, một phần các bạn so sánh giá với những nơi khác, lựa chọn khắp các nơi để tìm cái đẹp hơn. Chi tiêu thì các bạn thường có mức chi tiêu từ 50.000 đến dưới 150.000 đ ( đồng) và từ 150.000 đến dưới 300.000 đ là đa số, dưới 50.000 và trên 300.000 chỉ ở tỷ lệ thấp. 1.5.Hành vi sau khi mua. Sau khi mua, các bạn có sự đánh giá cho các sản phẩm mà mình đã mua như sau:Hài lòng là 30%, đánh giá bình thường là: 33%. Còn lại là 37%: có khi không hài lòng. Như vậy ta thấy, mặc dầu rất quan tâm đến chất lượng quần áo, kiểu mẫu, có sự lựa chọn rất kỉ, đắn đo trong quyết định của mình,… nhưng đôi lúc các bạn vẫn không hài lòng về những bộ quần áo ấy. Sau khi mua có đến 83% các bạn có sự trung thành đối với những nơi mà các bạn đã đến. Tuy nhiên các bạn cũng có đến các nơi khác để mua sắm. Còn không quay lại nữa thì tỷ lệ rất thấp. Đồng thời, xu hướng chi tiêu của các bạn sẽ có sự thay đổi nếu thu nhập thay đổi. Các bạn cũng có mức quan tâm đối với thời trang, nhưng hiện nay phần lớn các bạn có mức thu nhập không cao nên việc chi tiêu cho việc mua sắm vẫn còn ở mức thấp. II/ Kiến nghị - giải pháp. Có nhiều bạn có nhu cầu mua quần áo vì thấy đẹp, bên cạnh đó có một bộ phận có nhu cầu vì muốn thể hiện phong cách thời trang. Đồng thời, như đã phân tích, các bạn có sự thay đồi trong chi tiêu mua quần áo nếu thu nhập thay đổi hay họ Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang. SVTH: Ngô Thị Bích Chi 38 sẽ chi nhiều tiền hơn cho mua sắm quần áo nếu thu nhập tăng hơn. Vì vậy những người bán quần áo cần phải lấy về nhiều kiểu quần áo mới, đẹp hơn, phong cách hơn nhưng không kém phần lịch sự, kín đáo, không nên quá lòe loẹt, không kín đáo vì các bạn nhận xét rằng quần áo hiện nay khá lòe loẹt, kém phần kín đáo. Các bạn khi mua quần áo phần lớn không hề thu thập thông tin, và nếu có thì cũng chủ yếu từ bạn bè. Tâm lý chung của người tiêu dùng là khi mua những sản phẩm tốt, giá và chất lượng hợp lý, người bán phục vụ tốt,.. và ngược lại thì thường truyền đạt, giới thiệu hoặc phản ánh về nơi bán hoặc sản phẩm đó cho người thân, bạn bè. Do đó người bán cần phải biết tạo được thiện cảm cho tất cả những khách hàng, như thế cho dù khách hàng không mua thì cũng sẽ có ấn tượng tốt và sẽ giới thiệu cho những người khác. Trong đó, thái độ nhân viên phục vụ là cần quan tâm nhiều nhất: phải để cho khách tự do lựa chọn quần áo, không nên luôn theo sau sẽ làm khách hàng khó chịu cũng như cần có sự vui vẻ, nhiệt tình. Đồng thời cần trang bị buồng thử quần áo rộng, thoáng để cho khách hàng thử khi mua. Đây cũng là một yếu tố cần chú ý… Trong buôn bán thì quan trọng nhất là uy tín và thương hiệu. Do đó, những người bán càng phải tạo ra uy tín, thương hiệu cho các shop, cho tiệm của mình. Giá cả và chất lượng phải phù hợp, không nên chỉ vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên việc đầu tư lâu dài cho mai sau. Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cần có sự phù hợp. Đôi lúc không nên giảm giá quá nhiều vì sẽ làm mất uy tín về chất lượng và thương hiệu của mình. Đồng thời, các mặt hàng cần phải có chất lượng, đừng lấy về những sản phẩm có chất lượng quá tệ rồi lại phải giảm giá. III/Hạn chế của đề tài. Nhiên cứu chỉ thực hiện đối với các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và mẫu nghiên cứu nhỏ nên độ tin cậy của tính đại diện cho nghiên cứu này là không cao. Để thuận tiện trong tính toán, tác giả đã làm tròn các số phần trăm, bỏ đi các số thập phân. Vì vậy, tính chính xác không cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu hành vi mua sắm quần áo.pdf
Luận văn liên quan