Trên thị trường đang có nhiều nhãn hiệu bột giặt, anh (chị) chọn loại bột giặt nào?
Anh (chị) chọn bột giặt đó vì?
2. Khi đánh giá lựa chọn bột giặt anh (chị) quan tâm đến những yếu tố nào?
3. Anh (chị) cảm thấy mua bột giặt ở đâu là thuận tiện? vì sao?
4. Khoảng bao lâu anh (chị) mua bột giặt một lần. Khi đi mua mà sản phẩm khác
khuyến mãi anh ( chị) có mua sản phẩm khác không?
5. Anh ( chị) biết đến sản phẩm thông qua phương tiện gì?
6. Anh (chị) nghĩ mức giá của Omo hiện nay thế nào?
7. Anh ( chị) thấy hài lòng với bột giặt đang sử dụng không? Nếu không, vì sao?
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt omo của người dân phường Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, với kỹ thuật
thảo luận tay đôi với 10 người, xoay quanh vấn đề nghiên cứu và từ đó phác thảo bảng
câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức sẽ được tiến hành thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh. Mẫu được lấy theo
phương pháp thuận tiện. Và cỡ mẫu là 40 người tiêu dùng tại phường Mỹ Xuyên. Các dữ
liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý và phân tích mô tả thông qua phần mềm
Excel.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng và
giá của bột giặt Omo. Qua phân tích thấy yếu tố giúp người tiêu dùng chọn mua sản
phẩm là đánh giá về chất lượng, thương hiệu, giá. Điều đó thể hiện, người tiêu dùng luôn
muốn mua những sản phẩm chất lượng tốt với giá cả phù hợp.
Việc ra quyết định mua thường được tự mua do điều kiện và thói quen sinh hoạt.
Người tiêu dùng có phản ứng mạnh khi có sự tác động của các hãng khác về giá và
nguyên nhân khiến người thay đỗi nhãn hiệu là chất lượng sản phẩm đang sử dụng thay
đổi.
Hạn chế trong nghiên cứu là mẫu hạn chế (Phường Mỹ Xuyên) không phác họa được
hành vi và thói quen tiêu dùng trên nhiều địa bàn khác nhau. Nhưng với kết quả nghiên
cứu hy vọng là nguồn thông tin hữu ích giúp nhà sản xuất biết được các nhu cầu của
khách hàng từ đó có thể đưa ra các chiến lược sản xuất, marketing phù hợp đáp ứng nhu
cầu khách hàng và ngày càng mở rộng thị phần cho bột giặt Omo.
Mục Lục
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN ........................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài: ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu: ................................................................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 1
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 1
1.5 Ý nghĩa đề tài: ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 3
2.1 Khái niệm hành vi của người tiêu dùng: ................................................................... 3
2.2 Những giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm: .............................. 3
2.2.1 Ý thức nhu cầu: ................................................................................................. 3
2.2.2 Tìm kiếm thông tin: .......................................................................................... 3
2.2.3 Đánh giá các phương án: .................................................................................. 3
2.2.4 Quyết định mua hàng: ....................................................................................... 3
2.2.5 Hành vi sau mua: .............................................................................................. 4
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: .................................................... 4
2.3.1 Các yếu tố văn hóa: ........................................................................................... 5
2.3.2 Các yếu tố xã hội: ............................................................................................. 5
2.3.2.1 Nhóm tham khảo: ........................................................................................ 5
2.3.2.2 Gia đình:...................................................................................................... 5
2.3.2.3Vai trò địa vị: ............................................................................................... 5
2.2.3 Những yếu tố cá nhân: ...................................................................................... 5
2.3.4.1 Động cơ: ...................................................................................................... 6
2.3.4.2 Nhận thức: ................................................................................................... 6
2.3.4.3 Trí thức: ...................................................................................................... 6
2.3.4.4 Niềm tin và thái độ:..................................................................................... 6
2.4 Mô hình nghiên cứu: ................................................................................................. 6
CHƢƠNG 3: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN UNILEVER VÀ SẢN PHẨM
BỘT GIẶT OMO .............................................................................................................. 8
3.1 Công ty Unilever Việt Nam: ..................................................................................... 8
3.2 Giới thiệu sản phẩm OMO: ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 11
4.1 Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................... 11
4.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu: ......................................................................... 11
4.1.2 Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau: .................................... 12
4.2 Mẫu ........................................................................................................................ 13
4.3 Thang đo: ................................................................................................................ 13
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14
5.1 Thông tin mẫu: 14
5.2 Quá trình quyết định mua hàng: .............................................................................. 15
5.2.1 Nhận thức nhu cầu: ......................................................................................... 15
5.2.2 Nguồn thông tin: ............................................................................................. 16
5.2.3 Đánh giá sản phẩm: ......................................................................................... 16
5.2.5 Hành vi sau mua: ............................................................................................ 20
5.4 Tóm tắt: ................................................................................................................... 23
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 24
6.1 Kết luận ................................................................................................................... 24
6.1.1 Ý thức vấn đề: ................................................................................................. 24
6.1.2 Tìm kiếm thông tin: ........................................................................................ 24
6.1.3 Đánh giá: ......................................................................................................... 24
6.1.4 Ra quyết định: ................................................................................................. 24
6.1.5 Hành vi sau khi mua: ...................................................................................... 24
6.2 Kiến nghị: .......................................................................................................... 24
6.3 Hạn chế: .................................................................................................................. 24
Phụ lục1.Dàn bài thảo luận tay đôi. .......................................................................... 26
Phụ lục 2.Bảng phỏng vấn chính thức. ..................................................................... 27
Danh mục hình
Hình 2.1 Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm. .................................................. 3
Hình 2.2 Những bước từ giai đoạn đánh giá cá phương án đến giai đoạn quyết định mua
hàng ..................................................................................................................................... 4
Hình 2.3 Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow ...................................................................... 6
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 7
Hình 3.1 Công ty UNILEVER Việt Nam ........................................................................... 8
Hình 3.2: Một số mẫu Omo thông dụng ........................................................................... 10
Hình 4.1 Quá trình nghiên cứu4.2 Mẫu ............................................................................ 12
Danh mục bảng
Bảng 2.1. Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi .......................................... 4
Bảng 4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
Bảng 4.2 Thang đo và các biến: ........................................................................................ 13
Bảng 5.1. Thông tin mẫu................................................................................................... 14
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 5.1: Giới tính ....................................................................................................... 14
Biểu đồ 5.2: Nghề nghiệp ................................................................................................. 14
Biểu đồ 5.3: Nhu cầu về loại bột giặt................................................................................ 15
Biểu đồ 5.4: Tính năng...................................................................................................... 15
Biểu đồ 5.5 Nguồn thông tin ............................................................................................. 16
Biểu đồ 5.6: Những tiêu chí đánh giá khi mua sản phẩm ................................................. 17
Biểu đồ 5.7 : Cách thức mua sản phẩm ............................................................................ 18
Biểu đồ 5.8: Chu kỳ mua .................................................................................................. 18
Biểu đồ 5.9: Trọng lượng mua .......................................................................................... 19
Biểu đồ 5.10: Nơi mua sản phẩm ...................................................................................... 20
Biểu đồ 5.11: Sử dụng tiếp bột giặt Omo ......................................................................... 20
Biểu đồ 5.12: Mức độ thay đổi sản phẩm ......................................................................... 21
Biểu đồ 5.13 Lý do thay đổi sản phẩm ............................................................................. 21
Biểu đồ 5.14 Sự ảnh hưởng của sản phẩm khác ............................................................... 22
Biểu đồ 5.15: Thái độ của người khác……………………………………………... ……23
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Bột giặt là một sản phẩm thông dụng và rất cần thiết cho nhu cầu dụng hàng ngày. Và
OMO là một trong những nhãn hiệu bột giặt rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt
Nam. Việc thự hiện Marketing của công ty Unilever Việt Nam cũng rất thành công nên
tạo được uy tín và sự tin dùng của người tiêu dùng. Nhưng trong thời kỳ hội nhập như
hiện nay việc cạnh tranh càng gay gắt hơn làm cho thị phần giảm đi một phần khá lớn
trong đó Tide là đối thủ cạnh tranh lớn của Omo. Vì vậy để có thị phần như hiện nay các
nhà Marketing phải đưa ra các chiến lược kinh doanh cho từng thị trường, từng khu vực
cụ thể
Việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh phải luôn đổi mới nhằm thi hút thị phần, nâng
cao thương hiệu. Để có nguồn thông tin hữu ích cho các chiến dịch trên nên tôi thực hiện
nghiên cứu Đề tài:“ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của ngƣời
dân phƣờng Mỹ Xuyên“ Mục đích là nghiên cứu và thu thập thông tin về hành vi mua
hàng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn mua.
1.2 Mục tiêu:
Mục tiêu của việc nghiên cứu như sau:
Phân tích hành vi tiêu dùng OMO của khách hàng
Phân tích một số yếu tố tác động mạnh đến hành vi người tiêu dùng.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện qua hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên
cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Khi thực hiện
nghiên cứu sơ bộ sẽ sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi xoay quanh vấn đề nghiên
cứu, mục đích là đặt ra bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi và yếu tố tác động đến việc
mua sản phẩm OMO. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp với cỡ mẫu 10 người. Sau khi hiệu
chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp sẽ tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính
thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng vẫn dùng hình thức
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với cở mẫu là 40 trên địa bàn phường Mỹ Xuyên.
Sau khi thu thập các dữ liệu sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả thông qua phần mềm
Excel.
1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng và phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn mua bột giặt OMO của khách hàng trong phạm vi phường Mỹ
Xuyên. Thời gian nghiên cứu từ 12/03/2010 đến 10/05/2010.
Đối tượng là sinh viên và công nhân viên chức.
1.5 Ý nghĩa đề tài:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu bột giặt, sự cạnh trang ngày càng gay gắt
khi các hãng luôn có sự đa dạng về chủng loại thiết kế, chất lượng…. Nên việc tạo ra một
sản phẩm hoàn hảo, phù hợp với người tiêu dùng luôn là bài toán khó cho các nhà sản
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
2
xuất. Việc phân tích hàng vi tiêu dùng của khách hàng đối với bột giặt Omo nhằm đem
lại các thông tin giúp các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với
nhu cầu trên thị trường. Luôn cải tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với
nhu cầu khách hàng. Mở rộng thị phần cho nhãn hiệu bột giặt Omo.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1 Khái niệm hành vi của ngƣời tiêu dùng:
Hành vi tiêu dùng là hành động của một người thực hiện mua sản phẩm dịch vụ, bao gồm
cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi hành động.
2.2 Những giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm:
Người tiêu dùng trãi qua năm giai đoạn: ý thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các
phương án, quyết định mua và hành vi hậu mãi. Rõ ràng là quá trình mua sắm đã bắt đầu
từ lâu trước khi mua thực sự và còn kéo dài đến sau khi mua.
Hình 2.1 Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm.
Mô hình này mô tả khi người tiêu dùng mua một sản phẩm phải trải qua tất cả năm giai
đoạn. Nhưng thực tế người tiêu dùng có thể bỏ qua hay đảo lộn một số giai đoạn, đặc biệt
là những mặt hàng ít cần để tâm.
2.2.1 Ý thức nhu cầu:
Quá trình mua sắm bắt đầu khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu. Nhu cầu có
thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngoài.
2.2.2 Tìm kiếm thông tin:
Khi nhận thức nhu cầu người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin. Các nguồn thông tin của
người tiêu dùng được chia làm bốn nhóm.
+ Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.
+ Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì, triễn
lãm.
+ Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thộng tin đại chúng, các tổ chức
nghiên cứu người tiêu dùng.
+ Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.
2.2.3 Đánh giá các phƣơng án:
Người tiêu dùng xử lý các thông tin về các đối thủ cạnh tranh rồi đưa ra phàn quyết cuối
cùng về giá trị như thế nào? Những mô hình thộng dụng nhất trong quá trình đánh giá của
người tiêu dùng điều theo định hướng nhận thức.
2.2.4 Quyết định mua hàng:
Ở giai đoạn đánh giá người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu
trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng có thể chọn mua nhãn hiệu ưa thích nhất. Tuy nhiên
Ý thức
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
các lựa chọn
Quyết định
mua sắm
Hành vi sau
mua
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
4
trong quá trình từ có ý định mua mua và quyết định mua còn hai yếu tố là thái độ của
những người khác và yếu tố bất ngờ.
Hình 2.2 Những bƣớc từ giai đoạn đánh giá cá phƣơng án đến giai đoạn quyết
định mua hàng
Yếu tố thái độ của người khác tùy theo sự tán thành, phản đối hay dề ra phương án
khác hay hơn cũng làm tăng hay giãm xác suất của quyết định mua.
Yếu tố tình huống bất ngờ cũng có khả năng làm thay đổi quyết định mua hàng.
2.2.5 Hành vi sau mua:
Sau khi mua hàng người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở mức độ
nào đó. Có những người mua quan tâm đến sự khuyết tật của sản phẩm, có người lại bàng
quang. Mức độ hài lòng cua người mua là sự thõa mãn những kỳ vọng của người mua
trên những tính năng của sản phẩm.
2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng:
Khi thực hiện một sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp người tiêu dùng luôn bị ảnh
hưởng bởi những yếu tố: Văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý. Từ những yếu tố trên được mô
phỏng qua mô hình sau:
Bảng 2.1. Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi
Văn hóa
Nền văn hóa Xã hội
Nhóm tham
khảo
Cá nhân
Tuổi và giai
đoạn chu kỳ
sống
Tâm lý
Đánh giá
các phương
án
Ý định mua
hàng
Thái độ của
những người
khác
Yếu tố tình
huống bất
ngờ
Quyết định
mua
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
5
Nhánh văn hóa Gia đình Nghề nghiệp Động cơ Ngƣời mua
Hoàn cảnh
kinh tế
Nhận thức
Lối sống Tri thức
Tầng lớp xã
hội
Vai trò địa vị Nhân cách và
tự ý thức
Niềm tin và
thái độ
2.3.1 Các yếu tố văn hóa:
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi người tiêu dùng.
Nền văn hóa:
Là yếu tố quyết định cơ bản nhất trong những mong muốn và hành vi của một người.
Nhánh văn hóa:
Mỗi nền văn hóa điều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù
hơn và mức độ hòa hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa
tạo nên các phân khúc thị trường khác nhau.
Tầng lớp xã hội:
Các tầng lớp xã hội có những đặc điển khác nhau tạo nên những khuynh hướng hành vi
khác nhau.
2.3.2 Các yếu tố xã hội:
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm
tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội.
2.3.2.1 Nhóm tham khảo:
Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một người. Nhóm tham khảo của một người
bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hành vi của người
đó. Có những nhóm là nhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và đồng
nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên.
2.3.2.2 Gia đình:
Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Gia
mỗi cá nhân luôn chịu sự tac động định hướng của gia đình như bố mẹ, anh chị…
2.3.2.3Vai trò địa vị:
Vị trí của một người nào đó trong mỗi nhóm có thể căn cứ vào vai trò và địa vị của họ.
Mỗi vai trò điều gắn với một địa vị. Người ta luôn chọn những sản phẩm thể hiện vai trò
và địa vị của họ trong xã hội.
2.2.3 Những yếu tố cá nhân:
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi
bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh
tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
6
2.3.4 Những yếu tố tâm lý:
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động
cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
2.3.4.1 Động cơ:
Lý thuyết động cơ của Maslow. Abraham Maslow đã tìm cách giải thích tại sao những
thời điểm khác nhau , người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.
Hình 2.3 Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow
2.3.4.2 Nhận thức:
Khi một người có động cơ hành động. vấn đề người đó sẽ hành dộng như thế nào còn phụ
thuộc nhận thức của họ về tình huống đó.
2.3.4.3 Trí thức:
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được trí thức. trí thức mô tả những
thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm.
2.3.4.4 Niềm tin và thái độ:
Thông qua hoạt động và trí thức, người ta có được niềm tin thái độ.
2.4 Mô hình nghiên cứu:
Dựa vào mô hình hành vi quyết định mua hàng và thông tin về thị trường tiêu thụ bột
giặt Omo tại phường Mỹ Xuyên hiện nay, hình thành mô hình nghiên cứu sau:
Nhu cầu tự
thể hiện
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được an toàn
Nhu cầu sinh lý cơ bản
Nhu cầu được tôn trọng
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
7
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu
Hành vi tiêu dùng bắt đầu từ nhận thức nhu cầu, khi nhận thức rõ các nhu cầu người tiêu
dùng sẽ tìm kiếm các nguồn thông tin về sản phẩm. Từ các nguồn thông tin người tiêu
dùng sẽ đưa ra các đánh giá lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ và ra quyết định mua
hàng. Kết thúc quá trình mua hàng là hành vi sau mua.
Nhận thức
nhu cầu
- Loại bột
giặt Omo
đang dùng
- Nhu cầu về
tính năng
Tìm kiếm
thông tin
Loại nguồn
thông tin
Đánh giá
Thương hiệu
Chất lượng
Giá
Bao bì
Bảo quản
Vị trí mua
Quyết định
mua
Ai mua?
Chu kỳ mua?
Trọng lượng
mua?
Mua ở đâu?
Hành vi sau
mua
Mức độ hài
lòng
Thay đổi ?
Lý do thay
đổi?
Yếu tố tác động
- Mức độ ảnh hưởng của sản phẩm
khác
- Sự tác động của thái độ người khác
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
8
CHƢƠNG 3: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
UNILEVER VÀ SẢN PHẨM BỘT GIẶT OMO
Giới thiệu khái quát về cộng ty TNHH Unilever Việt Nam và sản phẩm bột giặt OMO.
3.1 Công ty Unilever Việt Nam:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Unilever Việt Nam
Địa chỉ: 156 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
ĐT : 84 8 823 6607. 84 908 002 076
Có mặt ở Việt Nam từ năm 1995, tới nay công ty đã đầu tư hơn 130 triệu đô la Mỹ tại
Việt Nam.
Hình 3.1 Công ty UNILEVER Việt Nam
3.2 Giới thiệu sản phẩm OMO:
Xuất hiện từ 2001 ở Việt Nam thông qua hệ thống phân phối của công ty TNHH Unilever
Việt Nam đến nay bột giặt OMO đang dẫn đầu thị phần bột giặt tại Việt Nam.
Nhờ Chiến dịch Marketing mà công ty Unilever Việt Nam đã làm cho hầu hết người tiêu
dùng điều nhớ nằm lòng nhãn hiệu OMO. Dấu mốc quan trọng là cuộc cạnh tranh gay gắt
giữa OMO và Tide năm 2002. Omo đã chứng tỏ sự thành công trong chiến lược
Marketing của mình bằng slogan “OMO-chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” làm cho khách
hàng nghĩ đến OMO là nghĩ đến trắng sạch.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
9
Mục tiêu của OMO: “OMO được định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát
triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của OMO điều hướng tới mục tiêu định vị này”
Hàng loạt chương trình ra đời điều hướng đến mục tiêu nhất quán này, các chương trình
hướng về cộng đồng:
“OMO áo trắng ngời sáng tương lai”
“ Ngày hội những chiếc túi tài năng”
“Triệu tấm lòng vàng”
“Tết làm phúc sung túc cả năm”
Sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa
Hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết
Các trương trình đã mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. mỗi chưng trình ra đời là một
lần thu hút sự quan tâm của mọi người.
Sản phẩm của OMO luôn phát triển phục vụ theo các nhu cầu của khác hàng như bột giặt
dàng riêng cho máy giặt, bột giặt OMO hương ngàn hoa….
Một số mẫu mã OMO thông dụng:
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
10
Hình 3.2: Một số mẫu Omo thông dụng
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
11
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu:
4.1.1 Tiến độ các bƣớc nghiên cứu:
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Được thực
hiện thông qua thảo luận tay đôi (n= 10), đối tượng là những khách hàng đang sử dụng
sản phẩm bột giặt OMO. Thảo luận xoay quanh vấn đề nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh
bảng câu hỏi về hành vi và yếu tố tác động đến việc mua bột giặt OMO cho nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên
cứu này được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu 40
người. sau khi thu thập số liệu tổng hợp số liệu tiến hành làm mã hóa, làm sạch và cuối
cùng là phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Bảng 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bƣớc Dạng Phƣơng Pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay
đôi
n = 10
2 Chính thức Định lƣợng Phỏng vấn
chính thức
n = 40
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
12
4.1.2 Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 4.1 Quá trình nghiên cứu
Bảng câu hỏi (1)
Thảo luận trực diện
n = 10
Bảng câu hỏi (2)
Điều tra bằng bảng câu hỏi
n = 40
Làm sạch, mã hóa dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Viết báo cáo
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết hành vi
tiêu dùng
CÔNG TY TNHH
UNILEVR VIỆT NAM
Hoạt động kinh doanh
N
g
h
iên
cứ
u
sơ
b
ộ
N
g
h
iên
cứ
u
ch
ín
h
th
ứ
c
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
13
4.2 Mẫu
- Trong nghiên cứu sơ bộ: tiến hành lấy ý kiến xoay quanh vấn đề nghiên cứu của 10
người sử dụng bột giặt Omo trong phường Mỹ Xuyên.
- Trong nghiên cứu chính thức: mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện theo cách
phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp này thuận tiện cho việc chọn đáp viên, tiết kiệm thời
gian, dữ liệu được thu hồi nhanh chóng. Địa bàn phỏng vấn là phường Mỹ Xuyên.
4.3 Thang đo:
Bảng 4.2 Thang đo và các biến:
Thang đo
Nhận thức nhu cầu Danh nghĩa
Tìm kiếm thông tin Nhóm
Đánh giá
Giá cả
Tiêu chí chọn
Danh nghĩa
Likert
Ra quyết định
Nơi mua
Thái độ người khác
Yếu tố bất ngờ
Danh nghĩa
Likert
Danh nghĩa
Hành vi sau mua
Ý kiến về sản phẩm
Thay đổi sản phẩm
Lý do thay đổi
Likert
Danh nghĩa
Nhóm
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
14
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào việc trình bày các nội dung nghiên cứu:
thông tin mẫu; phân tích thống kê mô tả những nội dung: Nhận thức nhu cầu sử dụng bột
giặt Omo, tìm kiếm thông tin, đánh giá, ra quyết định và hành vi sau mua.
5.1 Thông tin mẫu:
Bảng 5.1. Thông tin mẫu
Mục tiêu nghiên cứu Số phiếu điều tra Số phiếu hợp lệ
Hành vi tiêu dùng 40 40
Đáp viên là người nữ chiếm tỷ lệ cao trong việc mua bột giặt 70% điều này cũng cho thấy
rằng việc mua sắm thường do người nữ đảm nhận. Tuy nhiên việc nam mua sắm cũng
chiếm một tỷ lệ tương đối 30%. Về cơ cấu ngành nghề thì người tiêu dùng là sinh viên
chiếm tỷ lệ cao 40%, hộ gia đình 33% và nhóm công nhân viên chức là 27%
Nữ
70%
Nam
30%
Biểu đồ 5.1: Giới tính
40%
60%
Sinh viên Công nhân viên chức
%
Biểu đồ 5.2: Nghề nghiệp
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
15
5.2 Quá trình quyết định mua hàng:
5.2.1 Nhận thức nhu cầu:
Trong phần này, ta sẽ trình bày các thông tin: Loại sản phẩm đang sử dụng, tính năng sản
phẩm, chu kỳ mua, trọng lượng sản phẩm mua và mua ở đâu…
Loại sản phẩm:
Loại sản phẩm cho biết nhu cầu về loại mặt hàng mà người tiêu dùng sử dụng chủ yếu.
Đây là một yếu tố xác định được tỷ lệ loại hàng sản xuất phù hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng. Từ kết quả phân tích cho thấy người tiêu dùng giặt quần áo bằng tay chiếm tỷ
lệ cao 65% so với trường hợp giặt máy 35%.
Giặt Tay
65%
Giặt Máy
35%
Biểu đồ 5.3: Nhu cầu về loại bột giặt
Nhu cầu về tính năng sản phẩm:
Ít bọt
6%
Lâu ƣ q ần áo
15%
Ít hại da tay
20%
Thơm lâu
23%
Giặt sạch
36%
Biểu đồ 5.4: Tính năng
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
16
Tính năng là một yếu tố quan trọng trong mỗi sản phẩm khi cần một loại sản phẩm người
tiêu dùng sẽ tìm những sản phần phẩm có tính năng phù hợp với nhu cầu. Ta thấy tính
năng giặt sạch được người tiêu dùng được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất 36%
trong tổng số ý kiến và tính năng được quan tâm kế đến là thơm lâu cũng được người tiêu
dùng quan tâm chiếm 23% sau đó là các yếu tố ít được quan tâm như ít hại da tay 20%,
lâu hư quần áo 15%, yếu tố ít bọt dành cho các sản phẩm cho máy giặt 6%.
Từ đó cho thấy người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm bột giặt thì họ quan tâm đến tính
năng giặt sạch nhất và thơm lâu nhiều nhất và hai tính năng này chiếm một tỷ lệ khá cao
59% trong tổng số ý kiến
5.2.2 Nguồn thông tin:
Thông tin rất cần thiết cho cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà sản xuất cung cấp
các thông tin vầ sản phẩm thông qua quảng cáo, tiếp thị. Người tiêu dùng thì tìm kiếm
thông tin trên và tìm ra sản phẩm phù hợp nhu cầu.
Đã có sử dụng
22%
Tiếp thị
21% Quảng cáo
39%
Bạn bè,
ngƣời thân
18%
Biểu đồ 5.5 Nguồn thông tin
Về mức độ tiếp cận nguồn thông tin của nhà sản xuất thì quảng cáo là nguồn thông tin
lớn nhất đối với khách hàng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguồn thông tin còn lại
39% các nguồn thông tin còn lại như đã có sử dụng qua chiếm 22%, tiếp thị 21% và
nguồn thông tin từ bạn bè và người thân chiếm tỷ lệ thấp 18%. Với 39% cho thấy người
tiêu dùng có thói quen tìm kiếm thông tin thông qua quảng cáo vì đây là nguồn thông tin
dễ tìm kiếm nhất qua báo, truyền hình… mà không cần phải hỏi thăm người khác hay
tiếp thi. Đây là một yếu tố quan trọng giúp các nhà marketing đưa ra các chiến lược thu
hút thị hiếu người dùng
Nguồn thông tin từ bạn bè và người thân chiếm tỷ lệ thấp. Có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn
thông tin dễ tiếp cận nhất và đầy đủ nhất là quảng cáo nên người tiêu dùng cảm thấy
không cần thiết phải nghe ý kiến từ bạn bè hay người thân.
5.2.3 Đánh giá sản phẩm:
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
17
Người tiêu dùng luôn muốn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và số tiền bỏ ra vì
vậy họ thường đưa ra các đánh giá thật kỷ về sản phẩm mình muốn mua.
- Các tiêu chí đánh giá sản phẩm khi mua:
35% 37% 28%
27% 33% 40%
12% 15% 32% 33% 8%
10% 28% 40% 22%
7% 8% 40% 25% 20
7% 5% 45% 25% 18%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Thƣơng hiệu
Chất lƣợng
Bao bì
Giá
Dễ bảo quản
Vị trí mua thuận tiện
Không quan tâm Tƣơng đối không quan tâm Bình thƣờng Tƣơng đối quan tâm Rất quan tâm
Biểu đồ 5.6: Những tiêu chí đánh giá khi mua sản phẩm
Qua biểu đồ cho thấy người tiêu dùng tỏ ra quan tâm đến yếu tố chất lượng cao nhất 73%
tiếp theo là yếu tố thương hiệu 65% và giá 62%. Người tiêu dùng luôn có tâm lý mua một
sản phẩm tốt phù hợp nhu cầu nhưng với giá phù hợp. Thương hiệu được khách hàng
quan tâm vì gắn liền với niềm tin của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể
nói khi đánh giá để mua một sản phẩm khách hàng sẽ chú trọng vào các yếu tố chất
lượng, thương hiệu, giá. Đây là các yếu tố giúp nhà sản xuất có thể cải tiến sản xuất tạo ra
những sản phẩm có giá phù hợp nhưng chất lượng không đổi, đồng thời cũng có các
chiến lược nâng cao thương hiệu nhằm tạo sự tin tưởng trong tâm trí người tiêu dùng về
sản phẩm
Người tiêu dùng tỏ ra bàng quan và không quan tâm đến các yếu tố bao bì 59%, vị trí
mua thuận tiện 57%, và dễ bảo quản là 55%. Theo tôi khi người tiêu dùng quan tâm đến
chất lượng bột giặt thì họ chỉ quan tâm chất lượng mà họ sử dụng còn yếu tố bao bì chỉ để
họ phân biệt với sản phẩm khác. Yếu tố vị trí mua thuận tiện cũng không được người tiêu
dùng quan tâm vì hiện nay việc mua một gói bột giặt rất dễ dàng chỉ cần ra tiệm tạp hóa
hay đại lý gần nhà. Điều này cũng có thấy được sự thành công trong kênh phân phối của
sản phẩm Omo. Do chu kỳ mua sản phẩm mới là tương đối ngắn và thường là 2kg/tháng
nên việc dễ bảo quản không được người tiêu dùng quan tâm.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
18
5.2.4 Quyết định mua:
Đây là giai đoạn quyết định sau khi trải qua một chuỗi quá trình: tìm kiếm thông tin, đánh
giá thông tin,….
Biểu đồ cho thấy bột giặt thường được tự mua chiếm tỷ lệ khá cao có lẽ do hai yếu tố
sau :đối tượng nghiên cứu là sinh viên chiếm 40%, do ở trọ nên việc mua các vật dụng
sinh hoạt là tự mua. Đối tượng là nữ cao 70%, thường thì việc mua các sản phẩm sinh
hoạt là do nữ đảm nhận trong gia đình nên hai yếu tố trên làm cho việc tự mua sản phẩm
bột giặt chiếm tỷ lệ khá cao 60%. Kế đến là ai trong gia đình mua cũng được chiếm 30%.
Tỷ lệ ba mẹ mua bột giặt chiếm tỷ lệ rất ít 10%.
Ai mua cũng
đƣợc 30%
Ba mẹ
10%
Tự mua
60%
Biểu đồ 5.7 : Cách thức mua sản phẩm
Chu kỳ mua bột giặt:
Biểu đồ 5.8: Chu kỳ mua
35%
48%
17%
2 tuần 1 tháng > 1 tháng
%
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
19
Xác định chu kỳ sử dụng bột giặt của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng giúp nhà
sản xuất có thể đưa ra các chu kỳ khuyến mãi, tung ra sản phẩm mới....hợp lý. Sau khi hết
bột giặt theo chu kỳ người tiêu dùng sẽ mua để sử dụng, trong giai đoạn này người tiêu
dùng sẽ mua tiếp sản phẩm hay sử dụng sản phẩm khác phù hợp hơn. Qua phân tích cho
thấy người tiêu dùng có xu hướng mua bột giặt sau một tháng chiếm tỷ lệ khá cao 48%
kế đến là mua sau hai tuần chiếm 35% đây là hai chu kỳ có thể giúp công ty có thể tung
ra các chiến lược cạnh tranh.
Trọng lƣợng mua:
Việc mua bột giặt với trọng lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng giúp người tiêu dùng
tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại,. không phải mua nhiều lần cũng là quan trọng.
Với số liệu thu được người tiêu dùng mua bột giặt có trọng lượng 2kg chiếm tỷ lệ cao
35% , kế đến là 1kg chiếm 27%, loại 0,5kg chiếm 20% và cuối cùng là loại 5kg là 18%.
Qua các số liệu ta thấy trọng lương 2kg và 1kg được người tiêu dùng thích mua vì đây là
trọng lượng dễ tiêu dùng . Trọng lượng 0.5kg thì ít người sử dụng hơn do mau hết nên
phải mua thường xuyên, tốn thời gian chi phi đi lại.
Biểu đồ 5.9: Trọng lƣợng mua
Nơi mua:
Hiện nay các hệ thống siêu thị, đại lý và các tiệm tạp hóa hầu như điều có sản phẩm bột
giặt Omo. Nên việc mua một sản phẩm là rất dễ dàng cứ đền siêu thị, đại lý hay tiệm tạp
hóa là có ngay. Người tiêu dùng mua bột giặt ở chợ chiếm tỷ lệ cao 45%. Chiếm một tỷ
lệ cũng khá cao là siêu thị 40% kế đến là đại lý 15%. Số liệu cho thấy việc mua bột giặt
chủ yếu phụ thuộc vào nơi ở và thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trong quá trình đi
chợ hay đi siêu thị mua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày người tiêu dùng sẽ mua luôn
bột giặt cho thuận tiện. Từ đó dựa vào điều kiện nơi ở, sự thuận tiện trong sinh hoạt hằng
ngày mà nhà sản xuất có thể phân phối một cách hợp lý.
20%
27%
35%
18%
0,5kg 1kg 2kg 5kg
%
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
20
Nói tóm lại người tiêu dùng có xu hướng mua bột giặt ở chợ do phù hợp với nơi ở, sinh
hoạt hằng ngày, và mua với trọng lượng là 2kg.
Biểu đồ 5.10: Nơi mua sản phẩm
5.2.5 Hành vi sau mua:
Tiếp tục sử dụng bột giặt Omo
Không
20%
Tiếp tục
80%
Biểu đồ 5.11: Sử dụng tiếp bột giặt Omo
Kết quả nghiên cứu cho thấy số người tiếp tục dùng bột giặt Omo chiếm một tỷ lệ cao
80% , tỷ lệ người tiêu dùng không sử dụng tiếp mà thay đổi sản phẩm khác chiếm tỷ lệ
thấp 20% cho thấy bột giặt Omo đã tạo được tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng. Vì thế,
các nhà sản xuất phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm hơn nữa đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng.
Mức độ thay đổi sản phẩm:
Đa số người tiêu không đổi sản phẩm đang sử dụng chiếm 52%, tỷ lệ đổi bột giặt thỉnh
thoảng là 38% và thay đổi bột giặt thường xuyên là không nhiều 10%. Điều này cho thấy
Chợ
45%
Đại lý
15%
Siêu thị
40%
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
21
người tiêu dùng đang sử dụng bột giặt Omo không có ý định thay đổi nhãn hiệu khác, thể
hiện sự hài lòng của khách hàng sau khi mua. Nhưng tỷ lệ thỉnh thoảng đổi bột giặt cũng
cao, tuy đôi khi họ thay đổi nhãn hiệu khác nhưng họ ưa chuộng và sử dụng bột giặt
Omo.
10%
38%
52%
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không đổi
%
Biểu đồ 5.12: Mức độ thay đổi sản phẩm
Lý do thay đổi sản phẩm:
14%
16%
15%
18%
37%Chất lƣợng thay đổi
Có sả phẩm mới thay thế
Giá thay đổi
Sản phẩm khác khuyến mãi
Hết hàng
%
Biểu đồ 5.13 Lý do thay đổi sản phẩm
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
22
Lý do để thay đổi sản phẩm là sản phẩm đó không thể thõa mãn nhu cầu của khách hàng
về sản phẩm đang sử dụng, sản phẩm không còn thu hút được khách hàng nữa.
Theo biểu đồ ta thấy tiêu chí chất lượng có sự tác động mạnh đến khách hàng, khi chất
lương thay đổi thì tỷ lệ thay đổi sản phẩm khác là khá cao 37%. Kế đến là có sản phẩm
khác thay thế 18%, sản phẩm khác khuyến mãi cũng làm cho người tiêu dùng thay đổi
nhãn hiệu, tỷ lệ này chiếm 16%, hết hàng chiếm 14%.
Qua nghiên cứu cho thấy khách hàng luôn đặt chất lượng là tiêu chí hàng đầu khi tin
dùng sản phẩm. Đây là vấn đề cần quan tâm. Tiêu chí về chất lượng và giá là hai yếu tố
quyết định cho quá trình mua hàng nhưng yếu tố chất lượng là yếu tố chính ảnh hưởng
đấn việc thay đổi sản phẩm của khách hàng.
5.3 Phân tích một số yếu tố tác động đến hành vi mua:
Mức độ ảnh hƣởng từ những hãng khác:
Không biết
13%
K ông ảnh
hƣởng
38%
Có ảnh
hƣởng
49%
Biểu đồ 5.14 Sự ảnh hƣởng của sản phẩm khác
Khi được hỏi “khi các hãng khác giãm giá bột giặt thấp hơn bột giặt đang sử dụng có gây
ảnh hưởng đến quyết định mua của anh (chị) không?” thì đa số đối tượng phỏng vấn trả
lời là gây ảnh hưởng đến họ và chiếm một tỷ lệ khá cao 49%. Phần không gây ảnh hưởng
chiếm 38%, số còn lại trả lời không biết chiếm 13%. Qua biểu đồ cho ta thấy khi sử dụng
hết sản phẩm khách và bắt đầu mua sản phẩm về tiếp tục sử dụng. Trong giai đoạn này
nếu có sự tác động từ các hãng khác sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến quá trình mua hàng của
người tiêu dùng. Lúc người tiêu dùng sẽ bắt đầu lại quá trình đánh giá để đưa ra quyết
định mua. Đây là một vấn đề quan trọng cho các nhà Marketing hợp lý khi các hãng khác
có chiến dịch tác động đến khách hàng.
Sự tác động của thái độ ngƣời khác:
Trong số những ý kiến của người thân về sản phẩm thì 52% ý kiến đó cho rằng bột giặt
Omo là tốt. Điều này cho thấy đây cũng là một nhân tố quan trọng kích thích việc mua
sản phẩm người tiêu dùng. Khi người thân đã sử dụng qua sản phẩm và đưa ra những ý
kiến đánh giá của họ. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy đối với những khách hàng
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
23
tham khảo ý kiến từ người thân. Các nhà Marketing nên chú trọng đến việc dùng thử sản
phẩm trong các các kỳ hội chợ, triễn lãm nhằm làm tăng lượng nhóm tham khảo
Người tiêu dùng có thái độ bàng quang với thái độ phục vụ nơi mua hàng chiếm 47%.
Thái độ phục vụ nơi bán hàng là một yếu tố quan trọng kích thích việc người tiêu dùng
trở lại mua hàng hóa. Điều này cũng cần quan tâm trong chiến dịch xúc tiến bán hàng của
các nhà marketing.
15% 52% 26% 7%
10% 38% 47% 5%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Ý iế gƣời thân về
sả phẩm
Thái độ phục vụ nơi
mua hàng
Rất tốt Tốt Trung Bình Chƣa tốt Kém
Biểu đồ 5.15: Thái độ của ngƣời khác
5.4 Tóm tắt:
Qua phân tích cho thấy người tiêu dùng có xu hướng mua bột giặt tay, tính năng họ cần là
giặt sạch và thơm lâu, họ thường mua bột giặt sau 1 tháng và mua với khối lượng là 2kg.
Việc mua bột giặt thường được mua ở chợ và sêu thị vì thuận tiện với nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày.
Người tiêu dùng đa số cảm thấy hài lòng với bột giặt đang sử dụng và không muốn thay
đổi nhãn hiệu khác. Nhưng có một yếu tố cần quan tâm là người tiêu dùng sẽ thay đổi sản
phẩm khi chất lượng thay đổi bằng sản phẩm khác có chất lượng hơn.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
24
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
6.1.1 Ý thức vấn đề:
Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy việc nhận thức về bột giặt Omo của người tiêu dùng như
sau: Đa số chọn sản phẩm giặt tay, tính năng chủ yếu là giặt sạch, thơm lâu, chu kỳ mua
sản phẩm thường là 1 tháng, mỗi lần mua với trọng lượng 2kg hay 1kg và họ thích mua ở
chợ, siêu thị. Từ các nguồn thông tin này nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản phẩm phù
hợp với người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng cần có các chiến lược phân phối sản phẩm
thuận tiện đến tay người tiêu dùng.
6.1.2 Tìm kiếm thông tin:
Đa số người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bột giặt Omo điều dựa theo nguồn thông tin từ
quảng cáo, việc xem trền hình, đọc báo là những phương tiện dễ tìm nguồn thông tin
nhất, ít tốn thời gian vì vậy các nhà Marketing nên dựa vào đây thực hiện các hoạt động
công bố sản phẩm.
6.1.3 Đánh giá:
Yếu tố về chất lượng và giá luôn là yếu tố hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua sản
phẩm. Người tiêu dùng luôn muốn mua sản phẩm tốt với giá phù hợp. Vì vậy nhà sản
xuất phải đưa ra các kế hoạch sản xuất phù hợp theo hai yếu tố này một cách tốt nhất.
6.1.4 Ra quyết định:
Từ số liệu thu thập cho thấy việc mua bột giặt là do tự mua. Do các yếu tố: điều kiện
sống, thói quen sinh hoạt.
6.1.5 Hành vi sau khi mua:
Qua kết quả phân tích. Người tiêu dùng đa số thõa mãn với bột giặt đang sử dụng. nhưng
có một yếu tố làm người tiêu dùng có thay đổi sản phẩm hay không là chất lượng có thay
đổi hay không. Lượng khách hàng thỉnh thoãng thay đổi sản phẩm cũng cần quan tâm vì
họ có thể thay sản phẩm đang sử dụng bằng sản phẩm khác.
6.2 Kiến nghị:
Qua nghiên cứu, ta thấy người tiêu dùng có những xu hướng chọn bột giặt nhà sản xuất
phải quan tâm sau đây: Sản phẩm thường là loại giặt tay, họ thích bột giặt có tính năng
giặt sạch, thơm lâu, trọng lượng thường mua là 2kg hay 1kg và họ thích mua ở siêu thị,
chợ. Qua khảo sát thì bột giặt Omo điều được người dân Mỹ Xuyên biệt đến và sử dụng
rộng rãi Nhưng còn một số tính năng của bột giặt chưa dược quan tâm nhiều, hay người
tiêu dùng không hiểu hết công dụng như loại bột giặt ít bọt bảo vệ máy giặt tốt hơn các
sản phẩm thông thường, Nguồn thông tin chủ yếu là quảng cáo, các hình thức thông tin
khác chưa được hiệu quả lắm. bao bì sản phẩm cũng ít được quan tâm. Do vậy nhà sản
xuất nên chú trọng các vấn đề như: thông tin giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Xúc tiến đẩy mạnh hệ thống thông tinh từ các nhóm khác, cải thiện bao bì bắt mắt, thu
hút thị hiếu người tiêu dùng, sản phẩm mới phải luôn đãm bảo về chất lượng và giá cả.
6.3 Hạn chế:
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
25
Đề tài chưa thể hiện hết các đặc điểm của người tiêu dùng sản phẩm bột giặt Omo vì địa
bàn tương đối hẹp, chỉ trong phường Mỹ Xuyên, việc lấy mẫu mang tính chất thuận tiện
nên tính đại diện không cao, chưa phác họa đặc điểm khách hàng trên các địa bàn khác
nhau.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
26
Bảng câu hỏi
Phụ lục1.Dàn bài thảo luận tay đôi.
Xin chào anh (chị)!
Tôi tên là Từ Đỗ Kinh Luân là sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại Học An Giang. Tôi
đang thực hiện chuyên đề: “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO
của ngƣời dân phƣờng Mỹ Xuyên“, để tìm hiểu thêm thông tin khách hàng sử dụng bột
giặt. Với sự đóng góp của anh (chị) là nguồn thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành bài
báo cáo nhằm làm cho sản phẩm Omo có thể ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của
người tiêu dùng.
1. Trên thị trường đang có nhiều nhãn hiệu bột giặt, anh (chị) chọn loại bột giặt nào?
Anh (chị) chọn bột giặt đó vì?
2. Khi đánh giá lựa chọn bột giặt anh (chị) quan tâm đến những yếu tố nào?
3. Anh (chị) cảm thấy mua bột giặt ở đâu là thuận tiện? vì sao?
4. Khoảng bao lâu anh (chị) mua bột giặt một lần. Khi đi mua mà sản phẩm khác
khuyến mãi anh ( chị) có mua sản phẩm khác không?
5. Anh ( chị) biết đến sản phẩm thông qua phương tiện gì?
6. Anh (chị) nghĩ mức giá của Omo hiện nay thế nào?
7. Anh ( chị) thấy hài lòng với bột giặt đang sử dụng không? Nếu không, vì sao?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH (CHỊ)!
CHÚC ANH (CHỊ) THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
27
Phụ lục 2.Bảng phỏng vấn chính thức.
BẢNG PHỎNG VẤN
Người phỏng vấn Từ Đỗ Kinh Luân
Người trả lời ……………………………… Giới tính……… Nghề nghiệp………………
Tôi tên là Từ Đỗ Kinh Luân là sinh viên khoa KT-QTKD trường Đại Học An
Giang. Tôi đang thực hiện chuyên đề: “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột
giặt OMO của ngƣời dân phƣờng Mỹ Xuyên“, để tìm hiểu thêm thông tin khác hàng
sử dụng bột giặt. Với sự đóng góp của anh (chị) là nguồn thông tin hữu ích giúp tôi hoàn
thành bài báo cáo nhằm làm cho sản phẩm Omo có thể ngày càng đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu của người tiêu dùng.
Câu 1. Anh (Chị) có sử dụng bột giặt OMO không?
□ Có □ Không (dừng lại)
* Nhận thức nhu cầu:
Câu 2. Phƣơng tiện gia đình anh (chị) giặt quần áo là?
□ Tay □ Máy giặt
Câu 3. Hiện nay gia đình anh(chị) đang sử dụng loại bột giặt có đặc tính? (có thể
chọn nhiều câu trả lời)
□ Giặt sạch
□ Thơm lâu
□ Ít hại da tay
□ Lâu hư quần áo
□ Ít bọt (dành cho máy giặt)
□ Khác…………………..
* Tìm kiếm thông tin:
Câu 4. Thông tin giúp gia đình anh (chị) chọn bột giặt? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
□ Bạn bè, người thân, hàng xóm
□ Quảng cáo
□ Tiếp thị
□ Đã có sử dụng
□ Khác………………………………………………….
* Đánh giá lựa chọn:
Câu 5. Anh (Chị) vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các tiêu chí sau?
Mức độ quan tâm:
1: không quan tâm 2: tương đối không quan tâm 3: bình thường
4: tương đối quan tâm 5: rất quan tâm
Thương hiệu 1 2 3 4 5
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
28
Chất lượng 1 2 3 4 5
Bao bì 1 2 3 4 5
Giá 1 2 3 4 5
Dễ bảo quản 1 2 3 4 5
Vị trí mua thuận tiện 1 2 3 4 5
* Quyết định mua hàng:
Câu 6. Ai là ngƣời mua bột giặt trong gia đình anh(chị)?
□ Tự mua
□ Ba mẹ
□ Anh chị
□ Ai mua cũng được
Câu 7 . Bao lâu anh(chị) mua bột giặt một lần?
□ 2 tuần □ 1 tháng □ >1 tháng
Câu 8. Mỗi lần mua bột giặt anh(chi) với số lƣợng bao nhiêu?
□ 0.5kg □ 1kg □ 2kg □ 5kg
Câu 9. Anh(Chị) thƣờng mua bột giặt ở đâu?
□ Siêu thị □ Đại lý □ Chợ
□ Khác………………………………………………….
* Hành vi sau khi mua:
Câu 10. Khi sử dụng hết anh (chị) có sử dụng tiếp nhãn hiệu Omo không?
□ Có □ Không
Câu 11: Anh (chị) có thƣờng thay đổi nhãn hiệu bột giặt không?
□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không đổi
Câu 12: Anh (Chị) sẽ thay đổi nhãn hiệu vì?(có thể chọn nhiều câu trả lời)
□ Chất lượng thay đổi
□ Có Sản phẩm mới thay thế
□ Giá thay đổi
□ Sản phẩm khác khuyến mãi
□ Hết hàng
□ Khác…………………….
Câu 13. Khi các hãng khác giảm giá bột gặt thấp hơn bột giặt đang sử dụng có gây
ảnh hƣởng đến quyết định mua của anh(chị) không?
□ Có □ Không □ Không biết
Câu 14. Ý kiến của thành viên trong gia đình khi anh(chị) mua bột giặt Omo?
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt OMO của người dân phường Mỹ Xuyên
SVTH: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD: Nguyễn Thị Minh Hải
29
□ Có (tiếp câu 12) □ Không ý kiến (tiếp tục câu 13)
Câu 15. Ý kiến ngƣời thân về sản phẩm?
□ Rất tốt
□ Tốt
□ Bình thường
□ Chưa tốt
□ Kém
Câu 16. Anh (chị) cảm thấy thế nào về thái độ phục vụ của ngƣời bán?
□ Rất tốt
□ Tốt
□ Bình thường
□ Chưa tốt
□ Kém
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH (CHỊ)!
CHÚC ANH (CHỊ) THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt Omo của người dân phường Mỹ Xuyên
SV: Từ Đỗ Kinh Luân GVHD:Nguyễn Thị Minh Hải
Tài liệu tham khảo:
Chuyên đề Seminar “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng về kem đánh
răng P/S tại TP. Long Xuyên
Phân tích thị trường
nguoi-mua.67196.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bột giặt omo của người dân phường mỹ xuyên.pdf