Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương th ực quan trọng trong nền kinh tế toàncầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 1995) [7]. Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải quyết nạn đói thường xuyên bị đe doạ (Nguyễn Hữu Lộc, 1969) [9]. Vào cu ối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các thành tựu kỳ diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý . Đi đôi v ới việc áp dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật . cũng được áp dụng kịp thời để khai thác t ối đa ưu thế của giống ngô lai. Ngôlai đ ã được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX. Từ những nhận thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và phương hư ớng đúng đắn cho công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích, đột phá về năng suất và tăng nhanh s ản lượng. Tuy nhiên, năng su ất ngô ở nước ta vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên cần xác định đúng những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất để có những hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh thái. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên” 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI. 2.1. Mục đích Chọn được những giống ngô năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm nông học của các giống. - Đánh giá kh ả năngchống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống. - Xác định mối tương quan giữa thời gian sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất của giống tham gia thí nghệi m có triển vọng. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đ ánh g iá được đ ặc đ iểm sinh trưởn g, phát triển của các g iống n gô trong điều kiện vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008, để làm cơ sở cho việc lựa chọn những giống ngô lai mới cho năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. GIẢ THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau 2 vụ nghiên cứu và đánh giá, có thể tìm ra được một số giống ngô lai sinh trưởng, phát triển và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao hơn đối chứng 10 - 15%. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Yêu cầu 2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 4. GIẢ THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 3 CỦA ĐỀ TÀI 1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA CÂY NGÔ 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ LAI 4 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô lai trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở Việt 6 Nam 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 8 1.3. ƯU THẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ƯU THẾ LAI 9 TRONG CHỌ N TẠO GIỐNG NGÔ 1.3.1. Khái niệm ưu thế lai 9 1.3.2. Các học thuyết về ưu thế lai 11 1.3.3. Thành tựu của việc ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất 14 nông nghi ệp CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 15 NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 15 2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 15 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 16 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.2.1 Đối với thí nghiệm khảo nghiệm giống 16 . 2.3.2.2 Xây dựng mô hình trình diễn 21 . 2.4. THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG 22 2.5. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU CỦA THÁI 23 NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG 2007 VÀ VỤ XUÂN 2008 3.1.1. Nhiệt độ 23 3.1.2. Ẩm độ 25 3.1.3. Lượng mưa 25 3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ 27 PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống 27 ngô trong thí nghệim vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 3.2.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý ủca các giống ngô lai 32 tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 3.2.2.1 . Chiều cao cây (cm). 32 3.2.2.2 . Chiều cao đóng bắp (cm) 33 3.2.2.3 . Số lá trên cây 35 3.2.2.4 . Chỉ số diện tích lá (CSDTL): m2 lá/m2 đất 37 3.2.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai 38 trong thí nghệim vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN 3.2.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí 41 nghiệm vụ Thu Đông 2007 và Vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHLNTN. 3.2.4.1 . Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai 41 trong thí nghệi m 3.2.4.2 . Khả năng chống đổ của các giống trong thí nghiệm 46 3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các 47 giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 3.2.5.1 . Trạng thái cây 47 3.2.5.2 . Trạng thái bắp 48 3.2.5.3 . Độ bao bắp 49 3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 49 3.2.6.1 . Số bắp trên cây 50 3.2.6.2 Chiều dài bắp 53 . 3.2.6.3 . Đường kính bắp 53 3.2.6.4 . Số hàng hạt trên bắp 53 3.2.6.5 . Số hạt trên hàng 54 3.2.6.6 . Khối lượng 1000 hạt 55 3.2.6.7 . Năng suất lý thuyết (NSLT) 55 3.2.6.8 . Năng suất thực thu (NSTT) 56 3.3. KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ 57 3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG Q UAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU 60 NÔNG HỌC VỚI NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65 1. KẾT LUẬN 65 2.

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17400 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô la bằng 11 - 12% năng suất. Ngô là một trong những cây trồng bị phá hoại bởi nhiều loại sâu bệnh, từ khi gieo đến thu hoạch. Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây có những loại sâu bệnh khác nhau gây h ại ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Trong những năm gần đây d o phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta tăng cao, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để trồng ngô quanh năm đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Đồng thời do sử dụng thuốc hóa học không đúng quy định dẫn đến sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc. Như vậy càng đi vào chuyên canh, thâm canh thì việc bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Diễn biến và tác hại của các loại sâu bệnh luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào diễn biến thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và đặc điểm của từng giống ngô. Vì vậy để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp bảo vệ ngô. Biện pháp này có tác dụng vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và sức khỏe của con người. Mục tiêu quan trọng là chọn tạo ra những giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN TT Chỉ tiêu Giống Sâu đục thân (% số cây) Sâu cắn râu (%số bắp) Bệnh đốm nâu (% số cây) Khô vằn (% số cây) Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 23,26 6,3 10,64 100 33,19 0 0 2,66 2 CN-07-1 44,28 4,7 21,75 100 37,53 0 0 6,66 3 H-06-1 22,43 10,4 24,23 100 52,96 0 0 0,66 4 TX-2003 44,08 5,2 19,86 100 10,81 0 0 2,66 5 LS-07-12 40,72 7,3 9,64 100 74,39 0 0 1,33 6 H-07-2 15,96 10,4 15,98 100 52,93 0 0 4,66 7 LS-07-51 26,85 7,3 11,85 100 80,31 0 0 1,33 8 KK-62 15,52 7,8 11,24 100 69,61 0 0 1,33 9 CH-06-8 25,35 9,4 18,33 100 59,55 0 0 3,66 10 H-06-5 10,1 16,1 1,62 100 73,47 0 0 2,66 11 BB-5 12,1 7,8 16,51 100 58,7 0 0 2,33 12 CN-07-2 27,75 15,6 12,3 100 55,06 0 0 3 13 LVN - 99 (Đ/C) 20,27 18,8 11,47 100 74,62 0 0 5 Qua theo dõi tình hình sâuệnbh gây hại của các giống ngô trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6. * Sâu đục thân ngô (ostrinin nubilalis hubner) Sâu đục thân ngô thuộc bộ lepidoptera phân bố phổ biến ở khắp các vùng trồng ngô trong nước và trên thế giới. Sâu tuổi 1 đến tuổi 2 gặm lá non. Nếu sâu nở đúng vào lúc ngô nhú cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gãy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô bị sâu đục vào thân gặp gió to, cây có thể bị gãy ngang thân. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp. Trứng được đẻ thành từng ổ, trứng xếp theo hình vảy cá. Trứng có hình bầu dục dẹt. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa, bề mặt trơn bóng, về sau có chấm đen rõ dần lên. Trong năm thường có 3 lứa sâu đục thân, Ở những vùng trồng ngô liên tiếp quanh năm, sâu đục thân ngô có thể hình thành 7 - 8 lứa. Từ lứa thứ 4, sâu phá hại trên ngô hè và ngô thu. Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn các bộ phận ít nước và nhiều đường. Sâu non mới nở chưa kịp chui vào bên trong thân ngô, nếu gặp độ ẩm thấp dưới 90%, có thể bị chết đến trên 50% số sâu đã nở (Đường Hồng Dật, 2004)[4]. Vụ Thu Đông tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống trong thí nghiệm biến động 10,10 - 44,28%. Hai gối ng H06 - 5 và BB - 5 có tỷ lệ cây nhiễm sâu đục thân đạt 10,1% và 12,1% thấp hơn so với giống đối chứng LVN 99. Giống CN-07-1; TX-2003; LS-07-12 có t ỷ lệ cây nhiễm sâu đục thân cao hơn 40%. Vụ Xuân, tỷ lệ nhiễm sâu của các giống biến động từ 4,7 - 18,8% thấp hơn vụ Thu Đông 2007, trong đó giống CN-07-1 có tỷ lệ nhiễm là ít nhất (4,7%), giống LVN-99 (đ/c) tỷ lệ nhiễm sâu đục thân là cao nhất. Tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở vụ Thu Đông 2007 lớn hơn so với vụ Xuân 2008, nhưng mức độ ảnh hưởng của sâu đục thân không lớn đến sự sinh trưởng, khả năng chống đổ, năng suất và phẩm chất của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông. * Sâu cắn râu. Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun râu, sâu non cắn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có hai loại: - Loại sâu có màu xanh (heliothis armigera): Sâu này thường cắn râu rồi đục hẳn vào trong bắp. - Loại sâu có màu xám (heliothis zea): Loại này cắn râu nhưng chỉ chui một nửa mình vào bắp. Vụ Thu Đông, tỷ lệ bắp bị sâu cắn râu thấp hơn so với vụ Xuân. Tỷ lệ sâu cắn râu biến động từ 1,62 - 24,23%. Ba gối ng SB -07-70 (10,64%); LS-07-12 (9,64%); H-06-5 (1,62%) có t ỷ lệ sâu cắn râu thấp hơn đối chứng. Ba giống có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu tương đương với đối chứng (11,47%) là giống LS-07-51; KK-62; CN-07-2. Các gi ống còn lạiđều có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu cao hơn đối chứng. Vụ Xuân 2008, tất cả các cây giống trong thí nghiệm đều bị sâu cắn râu phá hoại 100%, nhưng do sâu xuất hiện khi đã kết thúc quá trình thụ phấn nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và phẩm chất của hạt. * Bệnh đốm nâu (pseudomonas holci kendrich) Bệnh tương đối phổ biến gây hại chủ yếu trên lá, vết bệnh màu nâu, hình bầu dục. Vết bệnh có một đường viền màu nâu đỏ đậm, đưa lên ánh sáng có một quầng màu xanh nhạt bao quanh. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện trên bẹ lá và thân. Bệnh thường tập trung nhiều ở phần chóp lá. Bệnh nặng, các vết bệnh nhập vào nhau tạo thành những vết lớn làm cho diện tích quang hợp bị thu hẹp do đó làm giảm năng suất. Qua theo dõi tình hình gâạyi chủa bệnh đối với các giống ngô lai trong thí ngệhmi chúng tôi thấy bệnh đốm n âu chỉ xuất hiện trong thí nghiệm vụ Thu Đông mà không có trongụ vXuân. Tỷ lệ nhiễm bệnh bi ến động từ 10,81 - 80,31% trong đó gi ống LS07- 51 có tỷ lệ cây nhiễm bệnh đốm nâu lớn nhất đạt 80,31% cao hơn giống đối chứng LVN-99. Giống LS-07-12; KK-62; H06 - 5 có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tương đương với giống đối chứng (74,62%). Các giống còn lại có tỷ lệ cây nhiễm bệnh đốm nâu biến động từ 10,81- 59,55%, thấp hơn so với giống đối chứng LVN99. * Bệnh khô vằn(Rhizoctonia solani) Gây hại trong suốt quá trình sinh tr ưởng và phát triển của cây ngô, song biểu h iện rõ và nặng hơn khi cây ngô trong quá trình trỗ cờ, phát triển dần đến khi cây ngô chín và thu hạoch, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tượng chín ép. Các vết bệnh có hình dáng kiểu da báo (hình đám mây) kể cả bẹ lá lẫn phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Khi các sợi nấm phát triển lên (sợi trông màu trắng) và lan tới bắp gây chín ép, hạt không chặt. Sự xâm nhiễm chủ yếu bằng hạch nấm (Selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan tr ọng. Qua bảng 3.6 cho ta thấy: Bệnh khô vằn chỉ xuất hiện trong vụ Xuân mà không có trong vụ Thu Đông. Tỷ lệ nhiễm bệnh vụ Xuân dao động từ 0,66- 6,66%, trong đó giống H -06-1 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất và giống CN-07-1 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Giống H -07-2 có tỷ lệ này t ương đương với đối chứng. Các giống còn lại trong thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm khô vằn đều thấp hơn đối chứng (5%). 3.2.4.2. Khả năng chống đổ của các giống trong thí nghiệm Để đánh giá kh ả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu đổ rễ, gẫy thân. Đây là nh ững chỉ tiêu liên quan đến năng su ất ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Ngô bị đổ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào bị gẫy thân thì cây đó coi như mất trắng, Đổ rễ và gẫy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nền đất trồng, chế độ canh tác (nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc), sâu bệnh, Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh... Bảng 3.7. Tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN TT Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ gẫy thân (%) Tỷ lệ đổ rễ (%) Thu - Đông Xuân Thu - Đông Xuân 1 SB-07-70 0 0 0 2,08 2 CN-07-1 0 1,56 0 0 3 H-06-1 0 0 0 0 4 TX-2003 0 1 0 0,52 5 LS-07-12 0 0 0 0 6 H-07-2 0 0 0 0 7 LS-07-51 0 5,2 0 3,13 8 KK-62 0 2,07 0 3,13 9 CH-06-8 0 0,52 0 0 10 H-06-5 0 2,07 0 0,52 11 BB-5 0 5,06 0 0 12 CN-07-2 0 0 0 0 13 LVN-99 (Đ/C) 0 2,07 0 1,56 Qua bảng 3.7 chúng tôi thấy, tỷ lệ gẫy thân của các giống tham gia thí nghiệm tương đối thấp, dao động trong khoảng từ 0,0 - 5,2%, tập trung trong vụ Xuân. Các giống BB -5 (5,06%), LS-07-51 (5,2%) có tỷ lệ gẫy thân cao h ơn đối chứng, các giống KK-62, H-06-5 có tỷ lệ gẫy thân tương đương so với đối chứng. 3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai trong thí nghi ệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN Để đánh giá chính xácộ đđồng đều, tính ổn định của các giống thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp. Các chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu của giống với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Đây là các chỉ tiêu quan trọng trong công tác bảo quản. Đặc biệt, độ bao bắp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo quản ngô ở miền núi và tập quán sử dụng ngô của đồng bào các dân tộc thiểu số. Qua theo dõi các chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8. 3.2.5.1. Trạng thái cây Trạng thái cây được đánh giá ở giai đoạn lá còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ. Dựa vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ thiệt hại do côn trùng và tỉ lệ đổ gẫy để đánh giá. Qua theo dõi các gối ng ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông, chúng tôi thấy các giống KK - 62, H06 - 1, SB07 - 70, H07 - 2, CH06 - 8 và CN07 - 2 có trạng thái cây đạt điểm 2 thấp hơn giống đối chứng LVN 99. Các giống còn lại có trạng thái cây tương đương với giống đối chứng. Giống có trạng thái cây tốt sẽ có dấu hiệu về tiềm năng năng suất. Tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vụ Xuân, các giống trong thí nghiệm có trạng thái cây được đánh giá từ 1- 4 điểm. Giống CN-07-1; TX-2003; LS-07-51; BB-5 có trạng thái cây tốt nhất, được đánh giá 1 điểm. Hai giống có trạng thái cây tương đương với đối chứng là H-07-2; H-06-5 (điểm 2). Nhìn chung, vụ Thu Đông trạng thái cây của các giống thí nghiệm tốt hơn so với vụ Xuân là do gẫy thân, đổ rễ và bệnh khô vằn đều không thấy xuất hiện. Bảng 3.8. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Đơn vị: điểm TT Chỉ tiêu Giống Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 2 3 3 1 2 1 2 CN-07-1 3 1 3 3 3 2 3 H-06-1 2 3 3 1 2 1 4 TX-2003 3 1 3 1 3 1 5 LS-07-12 3 3 3 2 3 3 6 H-07-2 2 2 3 3 2 4 7 LS-07-51 3 1 3 1 3 2 8 KK-62 2 3 2 1 1 1 9 CH-06-8 2 4 3 2 1 3 10 H-06-5 3 2 4 1 1 1 11 BB-5 3 1 2 1 2 1 12 CN-07-2 2 3 3 3 3 3 13 LVN - 99 (Đ/C) 3 2 4 1 1 2 3.2.5.2. Trạng thái bắp Trạng thái bắp được đánh giá khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Căn cứ vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt và mức độ thiệt hại do côn trùng để đánh giá. Những giống có trạng thái bắp tốt, đạt điểm 1 hoặc điểm 2. Qua theo dõi trạng thái bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông, chúng tôi thấy trạng thái b ắp được đ ánh g iá từ điểm 2 đ ến điểm 4 trong đó hai gối ng KK - 62, BB - 5 đều được đánh giá điểm 2 tốt hơn giốn g đối chứng. Giống H06 - 5 có trạng thái bắp đạt điểm 4 t ương đương với đối chứng. Các giống còn lại trạng thái bắp được đánh giá thấp h ơn so với giống đối chứng. Vụ Xuân, trạng thái bắp của các giống được đánh giá đểi m từ 1 -3. Các giống CN-07-1; H-07-2; CN-07-2 có trạng thái bắp kém hơn đối chứng đánh giá ở thang điểm 3, giống LS-07-12 và CH-06-8 có trạng thái bắp đánh giá điểm 2. Các giống còn lại có trạng thái bắp tốt, t ương đương với giống đối chứng được đánh giá ở thang điểm 1. 3.2.5.3. Độ bao bắp Được đánh giá trước khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Đây là một trong những đặc trưng của giống. Giống có độ bao bắp tốt là giống có lá bi kéo dài che kín bắp. Độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn, giống có lá bi dài, che kín bắp sẽ ngăn cản những tác động bên ngoài như: mưa, nhệi t độ, sâu hại, tác động cơ giới nên có tác dụng bảo quản bắp tốt hơn. Các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông có độ bao bắp đạt điểm 1 - 3. Các gối ng KK -62; CH-06-8; H-06-5 có độ bao bắp đạt điểm 1 tương đương với giống đối chứn g. Các giống còn lại đều có độ bao bắp được đánh giá điểm 2 - 3. Vụ Xuân, độ bao bắp của các giống thí nghiệm được đánh giá điểm từ 1 - 4. Trong đó giống H -07-2 có độ bao bắp kém nhất đánh giá điểm 4, các giống LS-07-12; CH-06-8; CN-07-2 có độ bao bắp đánh giá điểm 3, kém hơn đối chứng. Hai giống có độ bao bắp tương đương với đối chứng là CN-07-1; LS-07-51. Các giống còn lại có độ bao bắp đạt điểm 1, tốt hơn so với đối chứng. 3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra được giống có năng suất sao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là mộ t chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết, năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng năng suất của giống, tức là phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.9, 3.10. Số liệu bảng 3.9; 3.10: cho thấy trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm, các giống khác nhau có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống nào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp, hạt tốt, là cơ sở đạt năng suất cao. 3.2.6.1. Số bắp trên cây Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô làm rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có 1 - 2 bắp/cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất cao hơn. Số bắp trên cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 0,92 - 1,18 bắp (vụ Thu Đông) và 0,85 - 1,01 b ắp (vụ Xuân). Tất cả các giống đều có số bắp trên cây tương đương so v ới giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 tại ĐHNLTN TT Chỉ tiêu Giống Bắp/ cây (bắp) Chiều dài (cm) Đường kính (cm) Hàng/ bắp (hàng ) Hạt/ hàng (hạt) M1000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha ) 1 SB-07-70 1 16,7 4,5 14 30,3 375,1 83,1 61,6 2 CN-07-1 1,05 16 4,1 13,3 31 358,1 88,9 60,9 3 H-06-1 0,98 14,5 4,5 14 28 400,5 82,7 57,9 4 TX-2003 1 16 4,4 13,3 35,3 342,1 95,9 69,9 5 LS-07-12 1,05 16,2 4,4 14 33,3 332,0 80,9 64,4 6 H-07-2 0,96 15,7 4,4 14 36,3 322,5 79,8 62 7 LS-07-51 0,98 17,4 4,3 13,3 32 406,8 89,2 70,6 8 KK-62 1,18 15,9 4,3 13,3 31,3 375,9 102 70,6 9 CH-06-8 0,92 15,5 4,6 15,3 27,7 365,2 78,3 54,6 10 H-06-5 1,03 16,4 4,3 12 32,7 401,1 95 66,4 11 BB-5 0,94 15,1 4,3 14 34,7 335,1 82,8 65,5 12 CN-07-2 1 16,4 4,2 14 31 356,3 83 55,2 13 LVN - 99 (Đ/C) 0,98 16,3 4,1 13,0 32,7 341,1 84,1 59,7 CV (%) 5,7 5,4 3,1 5,7 6,0 6,0 12,3 7,2 LSD0,05 0,95 1,45 0,22 1,32 3,22 30,08 41,75 7,59 Ghi chú: M 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt; NSLT: Năng suất lý thuyết; NSTT: Năng suất thực thu Bảng 3.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN TT Chỉ tiêu Giống Bắp/ cây (bắp) Chiều dài (cm) Đườn g kính (cm) Hàng/ bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) M100 0 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SB-07-70 1 15,3 4,45 14 31,1 398,3 85,77 76,36 2 CN-07-1 0,89 16,1 4,31 13,8 31,8 420,0 92,73 81,63 3 H-06-1 0,85 14,4 4,53 13,3 30,4 456,7 82,14 76,78 4 TX-2003 1,01 14,5 4,41 14,3 32,9 426,7 99,47 90,96 5 LS-07-12 1 16,2 4,38 13,5 32,8 380,0 89,46 81,74 6 H-07-2 0,91 15,9 5,03 14,2 33,8 406,7 92,07 81,11 7 LS-07-51 0,91 17,9 4,53 13,3 34,9 420,0 96,72 84,46 8 KK-62 1 15,1 4,03 12,5 32,8 386,7 86,29 78,68 9 CH-06-8 0,97 16,1 5,01 13,5 30,3 396,7 83,38 72,99 10 H-06-5 0,95 16,0 4,33 12,1 31,7 402,7 87,97 78,68 11 BB-5 1 13,9 4,21 14 29,6 408,3 96,21 82,61 12 CN-07-2 1 15,6 4,28 13,1 31,7 400,0 88,56 76,55 13 LVN - 99 (Đ/C) 0,87 15,7 4,18 13,6 30,2 395,3 77,26 68,40 CV (%) 5,5 2,8 3,2 5,3 5,3 2,7 5,8 5,72 LSD0,05 0,88 0,73 0,24 1,99 2,88 18,85 8,66 4,3 Ghi chú: M 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt; NSLT: Năng suất lý thuyết; NSTT: Năng suất thực thu 3.2.6.2. Chiều dài bắp Ở vụ Thu Đông, chiều dài bắp của các giống trong thí nghiệm biến động từ 14,5 - 17,4 cm. Giống H06 – 1 có chiều dài bắp thấp nhất đạt 14,5cm, thấp hơn so với giống đối chứng một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng LVN 99. Ở vụ Xuân, chiều dài bắp của các giống dao động từ 13,9 - 17,9 cm. Giống LS-07-51 có chiều dài bắp cao nhất đạt 17,9 cm và là giống duy nhất có chiều dài bắp cao hơn so với đối chứng. Giống H-06-1; TX-2003; BB-5 có chiều dài bắp thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp biến động từ 15,1 - 16,2 cm, sai khác không có ý ngĩha so với đối chứng LVN 99. 3.2.6.3. Đường kính bắp Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/bắp. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Số liệu bảng 3.9; 3.10 cho thấy: vụ Thu Đông đường kính bắp của các giống trong thí nghiệm biến động từ 4,1 - 4,6cm. Giống SB-07-70; H-06-1; TX-2003; LS-07-12; H-07-2; CH-06-8 có đường kính bắp đạt 4,4 – 4 ,6 cm, cao hơn đối chứng. Các giống còn lại có đường kính bắp tương đương với đối chứng 1 cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân, các giống SB-07-70, H-06-1, H-07-2, LS-07-51, CH-06-8 có đường kính bắp dao động từ 4,5 - 5,0cm, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có đường kính bắp đạt 4,0 - 4,4cm, tương đương với đối chứng. 3.2.6.4. Số hàng hạt trên bắp Số hàng hạt trên b ắp là đ ặc đ iểm di tru yền của g iốn g, ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Trong nghiên cứu, một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. Đặc tính của hoa cái là mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhưng hoa thứ hai bị thoái hóa chỉ có một hoa tạo thành, vì vậy số hàng hạt trên bắp thường là số chẵn. Vụ Thu Đông, số hàng trên bắp của các giống dao động từ 12 - 15,3 hàng. Giống CH - 06-8 có số hàng/bắp cao nhất (15,3 hàng) và cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống CN-07-1, TX-2003, LS-07-51, KK-62 có số hàng/bắp bằng đối chứng (13,3 hàng). Các giống còn lại có số hàng/bắp sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng. Vụ Xuân, số hàng/bắp của các giống dao động từ 12,1 - 14,3 hàng và không sai khác so với giống đối chứng. 3.2.6.5. Số hạt trên hàng Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột - đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt/hàng. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn, phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt. Ở vụ Thu Đông, các giống ngô trong thí nghiệm có số hạt trên hàng biến động từ 27,7 - 36,3 hạt. Giống H07 - 2 có số hạt trên hàng đạt 36,3 hạt, cao hơn đối chứng LVN 99 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Hai giống H-06-1 và CH-06-8 có số hạt trên hàng thấp hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có số hạt trên hàng không sai khác so với đối chứng. Vụ Xuân, các giống LS-07-51 và H-07-2 có s ố hạt trên hàng đạt 34,9 và 33,8 hạt cao hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hạt trên hàng biến động từ 29,6 - 32,83 h ạt tương đương với giống đối chứng. 3.2.6.6. Khối lượng 1000 hạt Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác.... Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận thì sẽ dẫn đến sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì khối lượng 1000 hạt cao có nghĩa là hạt mẩy, chắc, có nhiều chất dinh dưỡng. Vụ Thu Đông 2007, khối lượng 1000 hạt của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 322,5 - 406,8 g. Các gối ng SB -07-70, H-06-1, LS-07-51, KK-62, H-06-5 có khối lượng 1000 hạt đạt từ 375,1 - 406,8g, cao hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95 %. Các g iống còn lại có khối lượng 1000 hạt sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng. Vụ Xuân 2008, các giống trong thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động 380 - 456,7g. Trong đó các giống CN-07-1, H-06-1, TX -2003 và LS-07-51 có khối lượng 1000 hạt đạt 420 - 456,7g, cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lai có khối lượng 1000 hạt tương đương với đối chứng. 3.2.6.7. Năng suất lý thuyết (NSLT) NSLT là tiềm năng nă ng suất của từng giống, phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Ở vụ Thu Đông 2007, NSLT của các giống trong thí nghiệm biến động 78,3 - 102 tạ/ha. Trong đó có giố ng KK-62 có năng suất cao nhất (102 tạ/ha), tiếp đến là TX-2003 (95,9 ạt /ha), H -06-5 (95 ạt /ha). Giống có năng suất thấp nhất là CH-06-8 (78,3 tạ/ha). Các giống trong thí nghiệm đều tương đương với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Xuân, các giống trong thí nghệi m có NSLT dao động trong khoảng 77,26 - 99,47 tạ/ha. Các giống H -06-1, CH-06-8, SB-07-70 có năng sấut đạt 82,14 - 85,77 tạ/ha tương đương với đối chứng, các giống còn lại có NSLT cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 3.2.6.8. Năng suất thực thu (NSTT) NSTT là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của g iống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy, trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao. Qua bảng 3.9 v à 3.10 cho chúng tôi thấy, năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 biến động từ 54,6 - 70,6 tạ/ha. Giống LS-07-51 đạt năng suất 70,6 tạ/ha, KK-62 (70,6 tạ/ha), TX-2003 (69,9 tạ/ha) cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95 %. Các g iống còn lại có NSTT sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng LVN 99. Vụ Xuân 2008, NSTT của các giống tham gia thí nghệim dao động từ 68,4 - 90,96 tạ/ha. Trong đó giống CH-06-8 có NSTT đạt 72,99 tạ/ha không sai khác so với đối chứng, các giống còn lại đều có NSTT cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Biểu đồ 3.1: Biểu diện năng suất thực thu của các giống trong thí nghiệm cho thấy: Năng suất thực thu của hai giống TX -2003 và LS-07-51 tương đối ổn định và cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ. Biểu đồ 3.1. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm -2 B-5 -07 CN vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN 100 90 80 70 60 Năng su 50 40 30 20 10 0 Giống Thu Đông 2007 Xuân 2008 3.3. K ẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ Qua khảo nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên cùng với kết quả thu được tại vụ Thu 2007, Xuân 2008 tại Viện Nghiên cứu Ngô, chúng tôi đã lựa chọn giống TX-2003 là giống ngô có triển vọng trình diễn tại Phổ Yên - Thái Nguyên và Đan Phợưn g, Hà Nội vụ Thu Đông 2008. * Tại Phổ Yên, Thái Nguyên, vụ Thu Đông 2008 - Điều kiện khí hậu: Thời điểm gieo thời tiết khá thuận lợi, đất ẩm, nên cây mọc đều, sinh trưởng, phát triển tốt. Giai đoạn sau trỗ gặp phải mưa to, kéo dài, gây ngập úng trên toàn diện rộng đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đây là yếu tố quan trọng làm giống TX 2003 chưa phát huy hết tiềm năng năng suất. - Giống TX 2003 đã được phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên khuyến cao và bà con nông dân th ực hiện theo quy trình chăm sóc của Viện nghiên cứu Ngô. Ý kiến của các hộ trồng ngô: - Giống ngô lai TX 2003 được các hộ nông dân đánh giá là sinh trưởng mạnh, ít nhiễm sâu bệnh. - Thời điểm cây trước trỗ tuy bị ngậm úng trong 1 thời gian dài (5 ngày) nhưng sau khi nước rút cây phục hồi nhanh và phát triển tốt hơn 1 số giống địa phương đang trồng và LVN 99. - Có thời gian sinh trưởng trung bình, trỗ tập trung và đều. - Mức độ đầu tư phân bón thấp hơn so với giống khác như C919, DK999 - Kết hạt tốt, bắp phát triển nhanh. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các hộ tham gia hội nghị đầu bờ về mô hình giống TX 2003. Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm: 1-3 (điểm 1 - kém, điểm 2- trung bình, điểm 3 - tốt). Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của nông dân được trình bày ở bảng 3.11. Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô lai có triển vọng TX 2003 (Đơn vị: Điểm) TT Giống Chỉ tiêu TX 2003 LVN 99 (đ/c) 1 TGST 2,67 2,33 2 Độ bao bắp 2 2,33 3 Màu sắc hạt 2,33 3 4 Độ sâu cay 2,67 2 5 Năng suất 3 2,67 Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy: Giống TX 2003 được nông dân đánh giá là giống có thời gian sinh trưởng, phù hợp với công thức luân canh của vùng, độ bao bắp, độ sâu cây và NSTT cao hơn đối chứng. Riêng chỉ tiêu màu sắc thì có 2/3 hộ cho rằng màu sắc của giống LVN 99 vàng đỏ, đẹp và bóng hơn so với giống TX 2003. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ nông dân cho thấy TX 2003 đạt 12,67 điểm và LVN99 đạt 12,33 điểm. Tất cả các hộ nông dân tham gia phỏng vấn đều muốn sử dụng giống TX 2003 trong các vụ tiếp theo. Kiến nghị: - Tiếp tục hỗ trợ giống cho bà con thử nghiệm giống TX 2003 trên đồng ruộng qua 1-2 vụ để có kết luận chính xác hơn về khả năng thíchứng và cho năng suất của giống tại Thái Nguyên. - Kết hợp với kết quả đánh giá của nông dân, chúng tôi tiến hành tính năng suất thực thu của giống TX 2003 tại 2 điểm xây dựng mô hình trình diễn trong vụ Thu Đông 2008, được thể hiện qua bảng 3.12 . Qua bảng 3.12 ta thấy: Vụ Thu Đông 2008 tại 2 điểm trình diễn giống TX 2003 đều sinh trưởng, phát triển rất tốt. Năng suất của giống TX 2003 đạt 85,57 tạ/ha (Hà Nội) và 80,76 tạ/ha (Thái Nguyên) đều cao hơn đối chứng LVN99 chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.12: Năng suất thực thu của giống TX 2003 tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Thu Đông 2008 Địa điểm Năng suất (tạ/ha) CV(%) ) LSD(0,05) TX - 2003 LVN 99(đ/c Đan Phượng, Hà Nội 85,57 75,61 4,0 7,3 Phổ Yên, Thái Nguyên 80,76 70,51 4,1 7,0 3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC VỚI NĂNG SU ẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003 Các chỉ tiêu nông học có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây. Các chỉ tiêu nông học tương quan chặt với năng suất sẽ là cơ sở và nền tảng trong quá trình chọn tạo giống và được các nhà khoa học quan tâm và chú trọng. Chính vì vậy , chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các tính trạng như: thời gian sinh trưởng , cao cây , cao đóng bắp , số lá /cây, LAI, dài bắp , đường kính bắp , hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt với năng suất . Số liệu được xử lý theo chương trình Microsoft Excel version 5.0, kết quả được trình bày trong bảng 3.13: Qua bảng 3.13 cho thấy mối tương quan giữa các tính trạng nghiên cứu là khác nhau. Kết quả chỉ ra thời gian sinh trưởng tương quan thuận chặt với số lá (r = 0,76)ở mức tin cậy 99%, cao đóng bắp (r = 0,46), dài bắp (r = 0,44) có mức tin cậy 95% ở vụ Thu Đông, và với đường kính bắp, hạt trên hàng, M1000 hạt và NSLT có mức tin cậy 99% ở vụ Xuân. Tương quan giữa thời gian sinh trưởng với năng suất có hệ số dương với mức độ khác nhau: vụ thu đông có r = 0,56 tương quan chặt với mức tin cậy 95%, vụ Xuân hệ số tương quan r = 0,38, chưa đủ mức tin cậy. Chiều cao cây là chỉ tiêu tương quan thuận, chặt với năng suất với mức tin cậy 99% (r = 0,91 – Thu Đông ; r = 0,86 – Xuân). Ở cây ngô , chiều cao cây phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh , nếu chiều cao cây vượt quá ngưỡng giới hạn nhất định thì chính chiều cao cây sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết (gẫy, đổ...), ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn , thụ tinh . Bảng 3.13: Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của giống ngô lai có triển vọng TX -2003 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// ww6w3.lrc-tnu.edu.vn Chỉ tiêu Thời vụ trồng  TGST Cao cây Cao đ .bắp Số lá LAI Dài bắp ĐK bắp hàng/ bắp Hạt/ hàng M 1000 hạt NSLT NSTT TGST Thu đông 07 1 Xuân 08 1 Cao cây Thu đông 07 - 0,85 1 Xuân 08 -0,14 1 Cao đ.bắpThu đông 07 0,46* - 0,86 1 Xuân 08 -0,81 0,69** 1 Số lá Thu đông 07 0,76** -0,3 -0,23 1 Xuân 08 0,38 0,87** 0,24 1 Thu đông 07 -0,11 0,62* -0,93 0,56* 1 LAI Dài bắp Xuân 08 0,14 0,96** 0,47* 0,97* * Thu đông 07 0,44* 0,1 -0,59 0,92* *  1 0,84* * 1 Xuân 08 -0,07 0,99** 0,64* 0,9** 0,98* 1 * ĐK bắp Thu đông 07 0,24 0,3 -0,75 0,82* * 0,94* * 0,98* * 1 Xuân 08 0,96** 0,16 -0,6 0,63* 0,42 0.22 1 Thu đông 07 - 0,87 1** -0,85 -0,33 0,59* 0,07 0,28 1 Hạt/bắp Xuân 08 0,73** 0,57* -0,2 0,91* * 0,78* * 0,63* 0,9** 1 Hạt/hàng Thu đông 07 - 0,72 0,98** -0,95 -0,09 0,77* * 0,31 0,5* 0,97* 1 * Xuân 08 -0,07 0,99** 0,65* 0,9** 0,98* *  1** 0,22 0,62* 1 M1000 hạt Thu đông 07 - 0,29 0,75** -0,98 0,4 0,98* * Xuân 08 0,73* * 0,86* * 0,73* * 0,91* 0,87* * 1 0,95** 0,17 -0,59 0,64* 0,44* 0,24 1* * 0,24 1 Thu đông 07 - 0,68 0,96** -0,97 -0,03 0,81* * 0,39 0,55* 0,95* * 0,99* *  0,9** 1 SốNhSóaLbTởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// ww6w4.lrc-tnu.edu.vn Xuân 08 0,82** 0,46* -0,32 0,84* * 0,68* * 0,52* 0,95* * 0,99* * 0,51* 0,96* * 1 Thu đông 07 0,56* 0,91** -0,99 0,12 0,89* 0,5* 0,67* 0,89* 0,98* 0,95* 0,99* 1 r 0,05 = 0,444; r 0,01 = 0,679; n = 13; * biểu thị ở mức có ý nghĩa tin cậy 0,05; ** mức có ý nghĩa tin cậy 0,01 Ghi chú: ĐK bắp - đường kính bắp; M1000 hạt - khối lượng 1000 hạt; LAI - chỉ số diện tích lá; NSLT- năng suất lý thuyết; NSTT – Năng suất thực thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// ww6w5.lrc-tnu.edu.vn Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễ n Thị Lưu, (1999) [12], tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan rất chặt như: r = 0,799 (giống ngắn ngày , vụ Đông 1995), r = 0,740 (giống dài ngày , vụ Đông 1995), Kiều Xuân Đàm (2002) [ 5] cũng cho thấy : tương quan giữa cao cây với năng suất là tương quan thuận , khá chặt Nghiên cứu tương quan giữa số lá với năng suất chúng tôi thấy: Mối tương quan này thể hiện theo chiều thuận, với mức độ khác nhau ở các thời vụ, tương quan không chặt ở vụ Thu Đông (r = 0,12) và rất chặt ở mức tin cậy 99% tại vụ Xuân (r =1 ). Diện tích lá và LAI là một thành phần cơ bản của yếu tố nguồn (Tanaka, 1965) và Tsunoda , (1965) [trích ẫdn Kiều Xuân Đàm, 2002] [5]. Khác với các giống ngô thụ phấn tự do , các giống ngô lai giữa các dòng thuần có năng suất kinh tế p hụ thuộc vào năng suất sinh học , LAI và hiệu suất quang hợp . Sự tương quan giữa LAI với năng suất kinh tế của các giống ngô lai được thể hiện rất rõ với r = 0,575 (Bùi Mạnh Cường ,1994) [3]. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh lý ruộng ngô năng suất cao Đào Thế Tuấn và cộng sự , (1978)[25] đã xác định LAI là đặc điểm sinh lý quan trọng nhất đối với năng suất kinh tế và cho rằng bằng các biện pháp canh tác và di truyền để tăng LAI sẽ dẫn tới tăng năng suất kinh tế . Qua kết quả nghiên cứu tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy: tương quan giữa chỉ số diện tích lá với năng suất là tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy99% r = 0,89 (Thu Đông 2007) và r = 0,97 (Xuân 2008). Số hàng/bắp là chỉ tiêu do giống quyết định, ngoài ra tỷ lệ số hạt/hàng còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Mối tương quan giữa số hàng/bắp với năng suất phụ thuộc nhiều vào giống và mùa vụ. Tương quan giữa số hàng/bắp với nă ng suất là tương quan thuận , chặt ở mức tin cậy 99% ở vụ Thu Đông (r = 0,89) và vụ Xuân (r = 0,91). Điều đó chứng tỏ số hàng trên bắp ảnh hưởng đến NSTT do giống quyết định . Trong quá trình nghiên ứcu chọn lọc tính chống hạn của cây ngô nhiệt đới thông qua năng suất và một số đặc tính phù hợp Edmeades và ctv (1997) tìm thấy mối tương quan rất chặt giữa năng suất trong điều kiện hạn với số số hạt/hàng (R2 = 0,71). Từ đó các tác giả cho rằng để cải tạo năng suất và tính ổn định năng suất trong điều kiện khô hạn thì chọn lọc năng suất kết hợp với số hạt trên hàng sẽ cho kết quả tốt hơn và nhanh hơn. Nhận định này cũng được các nhà khoa học khác thống nhất (Vasal và ctv, 1997), (Banziger và Lafitte, 1997) (Trích theo Nguyễn Thị Lưu, 1999) [12]. Kết quả nghiên cứu tương quan giữa số hạt trên hàng với năng suất vụ Thu Đông 2007 và Xuân 2008 cho thấy: đây là mối tương quan thuận, rất chặt r = 0,98 (Thu Đông 2007) và r = 0,89 (Xuân 2008). Số hạt/hàng tăng thì năng suất cũng tăng, vì vậy để tăng số hạt trên hàng có thể chọn những giống có chiều dài bắp lớn, khoảng cách giữa thời gian tung phấn và phun râu nhỏ, trồng trong điều kiện thời tiết thích hợp để tăng khả năng kết hạt. Số liệu kết quả bảng 3.13 cho ta thấy: Khối lượng 1000 hạt cao thì năng suất hạt cũng sẽ tăng. Tương quan giữa khối lượng 1000 hạt với NSTT của các giống tham gia thí nghiệm là tương quan thuận và rất chặt ở mức tin cậy 99%, r = 0,95 (Thu Đông 2007) và tương quan thuận, chặt r = 0,65 (vụ Xuân 2008). Kết quả này phù hợp với một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Mai Xuân Triệu 1998 [19], Kiều Xuân Đàm,2002 [5]. Trong sản xuất để tăng khối lượng 1000 hạt bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo giống có khối lượng1000 hạt lớn cần xác định thời vụ gieo trồng hợp lý để tăng quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt. Tóm lại qua thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ xuân 2008 chúng tôi nhận thấy: Các chỉ tiêu nông học có mối tương quan với năng suất ở mức độ khác nhau tuỳ vào thời vụ, riêng chỉ tiêu chiều cao cây, LAI, dài bắp, đường kính bắp, hàng trên bắp, hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận, rất chặt ở mức tin cậy 9 5% và 9 9% ở cả hai v ụ. Ch ính vì vậy trong quá trình chọn tạo giống cần chú trọng đến các chỉ tiêu trê n nhằm nâng cao được năng suất của cây ngô. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN * Qua đánh giá kảh năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô trong thí nghệim vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau: - Các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn hoặc bằng 120 ngày, đều thuộc nhóm trung ngày - phù hợp với vụ Thu - Đông và Xuân ở Thái Nguyên. - Khả năng chống đổ của các giống ngô lai trong thí nghiệm rất tốt. - Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm đều ở mức khá. Giống TX - 2003 là giống có khả năng chống bệnh tốt nhất. Giống H06 - 5 là giống có khả năng kháng sâu đục thân và sâu cắn râu tốt nhất. Năng suất của hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng. Trong đó hai giống TX - 2003 và LS-07-51 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng chắc chắ n ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ Thu Đông 2007 và Xuân 2008. * Giống TX 2003 có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại Thái Nguyên. ạTi mô hình trình diễn năng suất của TX 2003 đạt 80,76 tạ/ha (Thái Nguyên) và đã được nông dân chấp nhận trong sản xuất. * Các chỉ tiêu nông học như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá/cây, chỉ số diện tích lá, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt đều tương quan thuận với năng suất nhưng mức độ tương quan thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ. Trong đó có cao cây, chỉ s ố diện tích lá, hàng/bắp và hạt/hàng tương quan thuận, chặt với năng suất ở mức tin cậy 99% ở cả hai vụ. 2. ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục tiến hành thí nghiệm canh tác (thời vụ, phân bón, mật độ ...) đối với giống TX 2003 để xác định quy trình kỹ thuật tối ưu cho giống ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. - Tiếp tục thử nghiệm giống TX-2003 ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định được vùng sinh thái phù hợp cho giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tiếng Việt 1 Trần Việt Chi (1993), Sử dụng ưu thế lai đối với Ngô và lúa. Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, tháng 6, 1993. 2 Nguyễn Văn Cương (1995), Nghiên c ứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghi ệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 3 Bùi M ạnh Cường (1994), Một số đặc điểm hình thái sinh lý giống ngô năng suất cao, hướng cải thiện năng suất ngô ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ KHNN, Vi ện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, HàNội, 125 tr. 4 Đường Hồng Dật (2004), Cây ngô - kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, NXB Lao Động - Xã hội. 5 Kiều Xuân Đàm (2002), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai lá đứng, Luận 6 Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên , http:// www.thainguyen.gov.vn 7 Vũ Đình Hoà và Bùi Thế Hùng (Dịch), Ngô nguồn dinh dưỡng của loài người, tài liệu FAO (1995), NXB Nông Nghiệp. 8 Nguyễn Thế Hùng (2002), Ngô lai và kỹ thuật thâm canh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9 Nguyễn Hữu Lộc (dịch), Kuperman F.M.(1969), Đặc điểm phát tiển sinh trưởng và hình thành cơ quan của cây ngô, Sinh lý Nông nghiệp - Tập V, NXB Trường ĐH Tổng Hợp Matxcova. 10 Nguyễn Lộc và Trịnh Bá Hữu (1975), Di truyền học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 11 Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (2000), Giáo trình cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nma, 170 trang. 12 Nguyễn Thị Lưu (1999), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai nhiều bắp, Luận án tiến sỹ Nông nghiệ,pViện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13 D.Ph. Petrop (1994), (Nguy ễn Thị Thuận và Nguyễn Mộng Hùng dịch từ tiếng Nga) Di truyền học và di truyền chọn giống, NXB MIR Matxcova, NXB Nông nghi ệp, Hà Nội. 14 Số liệu thống kê của FAO(2008), 15 Taktjan (1977), Những nguyên lý tiến hoá của thực vật hạt kín, NXB Khoa học Kỹ thuật, Nguyễn Lộc dịch, Hà Nội, 15-17. 16 Ngô Hữu Tình (1990), Thực hành toán học về khả năng kết hợp, Viện Nghiên cứ u Ngô. 17 Đào Thế Tuấn, Nguyễn Thị Ngân (1978), Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp, 1976 - 1978, Viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nông thôn, Hà Nội. 18 Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, 2007 – 2008. 19 Mai Xuân Triệu(1998), Đánh giá KNKH củamột số dòng thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ chương trình tạo giống ng,ôLuận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiêp Việt Nam, Hà Nội, 166 trang. 20 Trần Hồng Uy (1972), Nghiên c ứu khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Nicolaie Balcescu, Rumania. 21 Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới phát tri ển sản xuất ngô nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luận án tiến sĩ Khoa h ọc Nông nghiệp (bản dịch), Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Xôphia, Bungaria. 22 Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo k ết quả nghiên cứu ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo h ội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai, Viện Nghiên cứu Ngô, Hà Tây. 23 Trần Hồng Uy (1999), Một số vấn đề về triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống ngô lai ở Việt Nam trong giai đoạn 2000– 2005, Vi ện Nghiên cứu Ngô, Hà Tây. 24 Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001), Công trình nghiên cứu “Kiểm kê và đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng” B Tiếng Anh 25 CIMMYT (1990), Maize Improvement Course, 4-9 June, 1990. 26 CIMMYT(1993), Proceedings of the Fifth Asian Regional Maize, Workshop, Hanoi, HoChiMinh city, Vietnam. 27 CIMMYT (1999/2000), World Maize Facts and Trends, CIMMYT, El Batan, Mexico. 28 Duvick, D.N (1990), Ideotype evolution of hybrid maize in the USA 1930 – 1990, II Conferenza Nationle Sui Mais Grado (GO), Italia. 29 FAO/UNDP/VIE/80/004,(1988), Proceedings of the planning workshop: Maize research and development. Project, HCM city. 30 Galinat W.C. (1977), The origin of corn. Corn and corn Improvement. Ed G.F. Sprague.P.1 - 47. 31 KatoA. (1988), Cytological Classification of Maize Race Populations and Its Potential Use. Preeding of Global Maize Germplasm Worshop. Pp: 106- 117 32 Tomov,N. (1979), trands of Maize breeding in Bulganria, Sem.Res. Assoc 33 Vasal,S.K., Mc Lean,S., Felix,S.V.(1990), Achievements, challenges and future dirctions of hybrid maize research and development in CIMMYT, Lecture for CIMMYT advanced course of maize improvement, CIMMYT, El Bata, Mexico. 34 Vasal, S.K., Dhillon, B.S. and Srinivasan, J.(1999), Changing sceario of hybrid maize breeding and research strategies to develop two – parent hybrids, CIMMYT, El Batan, Mexico. 35 Vavilop N.I. (1926), Studies on the Combining Ability of CIMMYT Germplasm. CIMMYT Rearch Highlights. Pp: 24-33 36 Wilkes G. (1988), Teosinte and other wild relatives of maize. Proceeding of the Global Maize Germplasm Workshop. Pp 70 – 80. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là cô ng tìnr h nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác từ trước tới nay. Các thông tin, tài lệi u tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Phương Hạnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, các cá nhân trong và ngoài nước. Tôi xin chân thành cảm ơn: Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trưởng Bộ môn Cây Lương thực, trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên là người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau Đại học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc 2 CIMMYT Trung tâm cải tạo Ngô và lúa mì Quốc tế 3 LAI Chỉ số diện tích lá 4 NSLT Năng suất lý thuyết 5 NSTT Năng suất thực thu 6 CC đóng bắp Chiều cao đóng bắp 7 CC cây Chiều cao cây 8 ĐHNLTN Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 9 CV Hệ số biến động 10 LSD0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95% 11 LSD0,01 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 99% DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ A. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên từ 1996 - 2007 8 Bảng 2.1 Nguồn gốc và dạng hạt của các giống tham gia thí nghiệm 15 Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 24 2008 tại Thái Nguyên Bảng 3.2 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô 29 lai vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN. Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô 34 lai tham gia thí nghệim trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 Bảng 3.4 Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai tham gia 36 thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai 39 trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Bảng 3.6 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí 42 nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Bảng 3.7 Tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của các giống ngô lai trong thí 46 nghiệm vụ Thu Đông 2007 và v ụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN Bảng 3.8 Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống 48 ngô lai trong thí nghệim vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Bảng 3.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 51 ngô lai trong thí nghi ệm vụ Thu Đông 2007 tại ĐHNLTN Bảng 3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 52 ngô lai trong thí nghi ệm vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN Bảng 3.11 Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô lai có tri ển vọng TX 2003 58 Bảng 3.12 Năng suất thực thu của giống TX 2003 tại các điểm kh nghiệm trong vụ Thu Đông 2008 ảo 59 Bảng 3.13 Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất củ a 61 giống ngô lai có triển vọng TX-2003 B. DANH M ỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐH NLTN 57 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Yêu cầu 2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2 4. GIẢ THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 3 CỦA ĐỀ TÀI 1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA CÂY NGÔ 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NGÔ LAI 4 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô lai trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô lai ở Việt 6 Nam 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên 8 1.3. ƯU THẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ƯU THẾ LAI 9 TRONG CHỌ N TẠO GIỐNG NGÔ 1.3.1. Khái niệm ưu thế lai 9 1.3.2. Các học thuyết về ưu thế lai 11 1.3.3. Thành tựu của việc ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất 14 nông nghi ệp CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 15 NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 15 2.2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 15 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 16 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.2.1 Đối với thí nghiệm khảo nghiệm giống 16 . 2.3.2.2 Xây dựng mô hình trình diễn 21 . 2.4. THU THẬP SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG 22 2.5. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU CỦA THÁI 23 NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG 2007 VÀ VỤ XUÂN 2008 3.1.1. Nhiệt độ 23 3.1.2. Ẩm độ 25 3.1.3. Lượng mưa 25 3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ 27 PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống 27 ngô trong thí nghệim vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. 3.2.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý ủca các giống ngô lai 32 tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN 3.2.2.1 . Chiều cao cây (cm). 32 3.2.2.2 . Chiều cao đóng bắp (cm) 33 3.2.2.3 . Số lá trên cây 35 3.2.2.4 . Chỉ số diện tích lá (CSDTL): m2 lá/m2 đất 37 3.2.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai 38 trong thí nghệim vụ Thu Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHNLTN 3.2.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí 41 nghiệm vụ Thu Đông 2007 và Vụ Xuân 2008 tại Trường ĐHLNTN. 3.2.4.1 . Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai 41 trong thí nghệi m 3.2.4.2 . Khả năng chống đổ của các giống trong thí nghiệm 46 3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các 47 giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 3.2.5.1 . Trạng thái cây 47 3.2.5.2 . Trạng thái bắp 48 3.2.5.3 . Độ bao bắp 49 3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 49 3.2.6.1 . Số bắp trên cây 50 3.2.6.2 Chiều dài bắp 53 . 3.2.6.3 . Đường kính bắp 53 3.2.6.4 . Số hàng hạt trên bắp 53 3.2.6.5 . Số hạt trên hàng 54 3.2.6.6 . Khối lượng 1000 hạt 55 3.2.6.7 . Năng suất lý thuyết (NSLT) 55 3.2.6.8 . Năng suất thực thu (NSTT) 56 3.3. KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ 57 3.4. XÁC ĐỊNH TƯƠNG Q UAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU 60 NÔNG HỌC VỚI NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CÓ TRIỂN VỌNG TX- 2003 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65 1. KẾT LUẬN 65 2. ĐỀ NGHỊ 66 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ..............˜&™ ................ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẠNH TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN C ỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂNVÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ..............˜&™ ................ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẠNH TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN C ỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂNVÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ VÂN THÁI NGUYÊN – 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên.doc