Đề tài Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam

Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư TP.hồ chí minh Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2000-2005 . Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi và ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ (1/1//2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam.

pdf213 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
386 343 319 295 946 994 934 882 835 756 680 613 548 514 480 Nguồn: www.meti.go.jp Ghi chú: vớ đã bao gồm trong hàng quần áo. 2.3. Tình hình nhập khẩu trang phục của Nhật trong những năm gần đây Như đã đề cập trên, Nhật Bản hoàn toàn mở cửa trong việc nhập khẩu quần áo. Do đó nhập khẩu quần áo vào Nhật Bản tăng ổn định trong 7 năm qua (1999-2005), hiện trên 50% quần áo được bán ở Nhật là hàng nhập khẩu, trong đó Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu chiếm hơn 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu quần áo của Nhật. Ngoài hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc thì hàng hiệu nhập khẩu từ Châu Âu và Hoa Kỳ 167 được sản xuất ở Trung Quốc sau đó xuất trực tiếp sang Nhật cũng chiếm ưu thế đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội thuế quan Nhật, 2.175 tỷ bộ quần áo dệt kim được nhập từ Trung Quốc trong năm 2005, trị giá 836.564 triệu yên với mức giá nhập khẩu trung bình trên mỗi sản phẩm là 384,6 yên (3,34 USD). Trong khi đó, ở phân khúc thị trường cao cấp của Nhật Bản có 4,9 triệu bộ quần áo được nhập từ Ý trong năm 2005 và giá nhập khẩu bình quân là 6931,7 yên/bộ (60 USD). So với các nước trong khối EU thì Ý là nhà cung cấp quần áo lớn nhất cho Nhật, chiếm 4,2% tổng nhập khẩu quần áo của Nhật. Hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng cao nhất năm 1996 khi mà phong trào “thời trang thường phục theo kiểu Hoa Kỳ” bùng nổ trong giới nam thanh niên tuổi teen và giới trung niên độ tuổi 30. Nhưng trong vài năm gần đây, khi phong trào mặc thường phục kiểu Hoa Kỳ lắng xuống thì nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm đáng kể. 168 Bảng 4.4: Nhập khẩu quần áo và vải vào Nhật giai đoạn 1999 – 2005 Đơn vị tính: triệu USD Năm Trung Quốc Ý Việt Nam Hàn Quốc Hoa Kỳ Thế giới Giá trị 12.637,6 2.141,1 529,1 1.782,3 1.315,2 23.595,01996 Thị phần (%) 53,6 9,1 2,2 7,5 5,6 100 Giá trị 12.862,8 1.860,4 598,5 1.406,7 1.181,6 23.078,81997 Thị phần (%) 55,7 8,1 2,6 6,1 5,1 100 Giá trị 12.416,9 1.645,3 567,7 1.377,6 907,2 21.117,21998 Thị phần (%) 58,8 7,8 2,7 6,5 4,3 100 Giá trị 12.800,1 1.241,3 520,9 1.336,7 764,3 20.133,51999 Thị phần (%) 63,6 6,2 2,6 6,6 3,8 100 Giá trị 15.326,1 1.098,6 640,3 1.156,4 728,4 22.273,22000 Thị phần (%) 68,8 4,9 2,9 5,2 3,3 100 Giá trị 17.337,7 1.248,8 661,2 963,9 655,4 24.266,52001 Thị phần 71,4 5,1 2,7 4,0 2,7 100 2002 Giá trị 16.843,0 1.257,0 600,1 724,0 560,4 23.189,3 169 Thị phần (%) 72,6 5,4 2,6 3,1 2,4 100 Giá trị 17.683,6 1.252,7 592,1 613,2 472,6 23.812,72003 Thị phần (%) 74,3 5,3 2,5 2,6 2,0 100 Giá trị 18.636,5 1247,3 636,8 555,9 470,0 24757,42004 Thị phần (%) 75,3 5,0 2,6 2,2 1,9 100 Giá trị 19.872,1 1.224,6 703,8 682,3 508,2 26.195,42005 Thị phần (%) 75,9 4,7 2,7 2,6 1,9 100 Nguồn: Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản 170 Các nhà nhập khẩu quần áo Nhật trong thời gian qua đã xây dựng các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, tận dụng việc gia công ở Trung Quốc. Vài năm trở về trước, hàng may mặc của Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật chủ yếu là hàng giá thấp được sản xuất đại trà và lợi thế của các dòng sản phẩm của họ là quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã cải thiện đáng kể khả năng công nghệ của mình và các nhà máy Trung Quốc hiện có thể sản xuất ra những mặt hàng không thua kém các nhà máy ở Nhật. Thành công này của Trung Quốc phần lớn là nhờ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm của các công ty Nhật. Tình hình nhập khẩu năm 2005: Trong năm 2005, lượng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Nhật là từ Trung Quốc với hàng may mặc chiếm 83% và hàng dệt chiếm 49.3% tổng lượng nhập. Đứng vị trí thứ 2 là Ý với 4,7% (bảng 2.3 b) mặc dù tỷ trọng về số lượng chỉ chiếm 0,5%, điều này cho thấy các nguồn hàng từ Ý có giá trị cao. Trong khi đó, tỷ trọng về số lượng của Hoa Kỳ là 4,3% gần gấp đôi tỷ trọng về giá trị (1,9%). Hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Nhật chủ yếu là hàng dệt, có giá trị thấp hơn mặt hàng quần áo về đơn giá. Thị phần cao của hàng nhập khẩu Trung Quốc phản ánh kết quả đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc trong nhiều năm qua và phản ảnh thực tế là sản xuất tại Nhật Bản đã trở nên kém cạnh tranh. Điều này cũng cho thấy sự gần gũi của Trung Quốc với Nhật Bản đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất Trung Quốc đáp ứng các đơn hàng từ Nhật nhanh hơn, làm tăng tính cạnh tranh của các nhà sản xuất Trung Quốc. Đặc biệt, khi hạn ngạch dệt may toàn cầu được dỡ bỏ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Nhật Bản sẽ được xem là hình mẫu tương lai về nhập khẩu của EU, Hoa Kỳ. 171 Bảng 4.5: Nhập khẩu quần áo vào Nhật năm 2005 Đơn vị tính: triệu USD Hoa Kỳ Trung Quốc Triều Tiên Việt Nam Ý Tổng cộng Quần áo dệt kim 92 7274 246 102 295 8488 Thay đổi % so với 2004 7,6 8,8 54,2 13,5 -5,0 8,7 Quần áo dệt thoi 138 8057 63 399 483 9934 Thay đổi % so với 2004 31,6 2,6 92,1 10,0 -1,4 3,1 Tổng cộng 231 15331 309 501 778 18422 Thay đổi % so với 2004 20,84 5,44 60,62 10,67 -2,46 5,65 Thị phần 2005 (%) 1,25 83,22 1,68 2,72 4,22 100,00 Nguồn: Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản 2.4. Đặc điểm thị trường và xu hướng nhập khẩu hàng may mặc hiện nay 2.4.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 4 nhóm: • Hàng thời trang cao cấp: Loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc, mẫu mã, chất lượng kiểu dáng và thường được nhập từ châu Âu và Hoa Kỳ. • Hàng từ nguyên liệu thô: Ít có ở Nhật ví dụ hàng cashmere, angona, mohair. • Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: Những sản phẩm làm bằng tay được sản xuất ở những nước có mức tiền lương thấp. • Sản phẩm thủ công truyền thống. 172 Bảng 4.6: Phân loại sản phẩm nhập từ nước ngoài vào Nhật Nguồn: Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản Sau khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản luôn tăng và đã đạt đỉnh cao vào năm 1996. Từ năm 1997 do thuế tiêu thụ tăng, đồng yên mất giá nên mức tiêu dùng giảm. Và tình hình này vẫn còn kéo dài mãi cho đến 2005. Năm 2006 thì nền kinh tế mới phục hồi và tiêu dùng từ đó có sự gia tăng nhẹ. Trước tình hình đó, những nhà kinh doanh hàng dệt may Nhật Bản đã nhanh chóng thay đổi cơ cấu kinh doanh, đặc biệt là việc thu hẹp quy mô sản xuất, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm mang tính thời trang, vòng đời ngắn thông qua “hệ thống phản ứng nhanh”. Hiện nay, hình thức kinh doanh theo kiểu SPA (Speciality retailer of private – label apparel) trong đó người sản xuất đảm nhận luôn khâu bán hàng đã trở nên thông dụng ở Nhật bằng việc tự thiết lập cho mình mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Cấp độ sản phẩm Đặc điểm Nước xuất khẩu Sản phẩm thông thường Nguyên liệu dồi dào chủ yếu là hàng gia công Trung Quốc, các nước ASEAN. Sản phẩm có chất lượng vừa phải Các lô hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, chủng loại phong phú hợp với nhu cầu thị trường Nhật Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và các nước ASEAN Sản phẩm chất lượng cao Các lô hàng nhỏ, chủng loại phong phú hợp với những nhãn hiệu có tiếng. Chủ yếu là hàng thời trang cao cấp đắt tiền. Các nước Tây Âu, Hoa Kỳ. 173 2.4.2. Xu hướng nhập khẩu hàng dệt may và khuynh hướng thời trang trong thời gian tới. Tập trung vào hai thế hệ được sinh ra sau thế chiến thứ hai. Ngành công nghiệp may mặc Nhật hiện nay chủ yếu tập trung phục vụ cho thế hệ sinh sau thế chiến thứ hai (từ năm 1946 đến 1951) và con cái của họ (sinh ra từ năm 1971 đến 1975). Hai thế hệ này là thị trường mục tiêu lớn nhất xét về phương diện dân số. Sự phát triển trong tương lai của các nhà sản xuất quần áo và các cửa hàng bách hóa tùy thuộc vào việc họ có lôi kéo được các chị em phụ nữ thế hệ thứ hai bao gồm cả những người trẻ độc thân và những người có gia đình hay không. Vì những người này bị ảnh hưởng bởi thời trang ngay từ khi còn nhỏ, nên rất sành về thời trang. Và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn của họ. Họ có con mắt tinh tường và sự nhận xét nhạy bén đối với giá nên không dễ bị các nhà sản xuất chi phối. Các nhà sản xuất phải tiếp cận họ theo cách khác với các thế hệ trước. Đối với sản phẩm quần áo, thì yêu cầu không chỉ là cảm giác trẻ trung khi mặc, mà còn ở chất lượng. Đối với thế hệ sinh từ 1946 đến 1951, phân khúc quan trọng nhất là thị trường quần áo dành cho nam. Những người thuộc thế hệ này là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Nhật. Trong năm 2007, thế hệ này sẽ bắt đầu về hưu hàng loạt. Đây là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau thế chiến thứ hai và là thế hệ đầu tiên mặc quần jeans ở Nhật, họ có nhận thức về thời trang tốt hơn những người thế hệ trước và trong chiến tranh. Khi không cần phải mặc com-lê đến công sở nữa thì họ sẽ lựa chọn loại quần áo nào và khuynh hướng thời trang nào trong khoảng thời gian nghỉ ngơi của mình, và quan trọng hơn ngành công nghiệp may mặc sẽ làm gì để đáp ứng nhu cầu của họ là vấn đề đang được đặt ra hiện nay. 174 Hàng nhập khẩu thống trị Hàng nhập khẩu vào Nhật Bản đã chiếm 70% về mặt giá trị. Sản xuất trong nước đã và đang sụt giảm cả về lượng và về giá trị từ năm 1992. Sau một thời gian chững lại, nhập khẩu đã tăng trở lại trong 2, 3 năm gần đây. Trung Quốc là nhà xuất khẩu quần áo hàng đầu sang Nhật, chiếm lĩnh thị trường với hơn 80% tổng lượng quần áo nhập khẩu vào Nhật Bản. Khoảng 80% xuất khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản là sản phẩm “phát triển và xuất khẩu” được sản xuất ra theo phương thức OEM (Original Equipment Manufaturing) cho các công ty Nhật rồi “nhập khẩu ngược” bởi các nhà sản xuất quần áo Nhật Bản. Các nhà sản xuất quần áo châu Âu và Hoa Kỳ đều tìm cách giảm cả thời gian giao hàng và sự chênh lệch giá giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài bằng cách chuyển sang ủy thác sản xuất ở Trung Quốc, các sản phẩm được sản xuất ra theo phương thức này nằm trong 80% sản phẩm của Trung Quốc được xuất trực tiếp sang Nhật. Một công ty đã rất thành công trong chiến lược sản xuất hàng ở Trung Quốc là UNIQLO (tên công ty là Fast Retailing Co., Ltd). UNIQLO đã sử dụng chiến lược này để đạt được tốc độ tăng trưởng cao với mô hình là cửa hàng bán lẻ các nhãn hiệu quần áo riêng biệt chuyên bán các loại thường phục (casual) với giá thấp (gọi tắt là SPA). Mô hình này của UNIQLO đã buộc ngành công nghiệp may mặc phải xem lại chiến lược marketing và chiến lược sản phẩm của mình. Không những vậy, mô hình này còn tạo ra ảnh hưởng lên các ngành khác. Về phương diện chi phí sản xuất thì Trung Quốc không phải là nơi có chi phí thấp nhất. Đây là lý do giải thích tại sao hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển vì sự thu hút về mặt thời trang và sự cải tiến về mặt kỹ thuật có được qua kinh nghiệm làm hàng cho thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ. Nói cách khác, điều này phản ánh tình hình thực tế là nhu 175 cầu của của người tiêu dùng Nhật ngày càng đa dạng và mang tính độc nhất vô nhị và các công ty bị buộc phải thích nghi với yêu cầu này bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn về kiểu dáng và phong cách. Bản thân các nhà bán lẻ bao gồm các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng chuyên dụng như các cửa hàng chọn lựa (select shop) đang cạnh tranh với nhau về các sản phẩm đặc trưng, cung cấp các nhãn hiệu thời trang của các nhà thiết kế ở Hàn Quốc, Hồng Công. Sức hút đối với thị trường Nhật Bản của họ sẽ cao nếu họ tiếp tục theo đuổi các giá trị vượt ngoài lợi thế cạnh tranh về giá. Đa dạng hơn trong quan điểm và phân hóa sâu sắc trong tiêu dùng Bắt đầu từ những năm 1960, nền kinh tế Nhật tăng trưởng nhanh chóng, đất nước trở nên thịnh vượng và mọi người dường như đều gia nhập tầng lớp trung lưu. Khi nền kinh tế bong bong sụp đổ vào thập niên 90, nước Nhật bắt đầu đi xuống và người dân trở nên kỹ tính hơn trong chi tiêu. Có những người lắm tiền nhiều của trước kia chuyên mua hàng mang nhãn hiệu cao cấp, giờ đây cũng mua sắm ở các “cửa hàng 100 yên”. Hay nói cách khác người tiêu dùng bây giờ không chỉ mua hàng hiệu, mà họ linh họat hơn trong quyết định mua sắm, họ chọn mua theo gu ăn mặc, nhu cầu về phong cách hoặc cảm thấy rằng sản phẩm đáng đồng tiền. Nếu sản phẩm tạo ra giá trị nhiều hơn giá cả của nó thì người tiêu dùng thường ít quan tâm đến nhãn hiệu hoặc xuất xứ của sản phẩm. Mặt khác, họ cũng chấp nhận những sản phẩm giá cao nếu thấy chúng làm từ những nguyên liệu đặc sắc, tay nghề tinh xảo hoặc mang đặc tính thể thao riêng biệt, mà không quan trọng nơi sản xuất và mức giá cao của nó. Các nhãn hiệu nước ngoài lớn vẫn tiếp tục giữ vững thế mạnh Gần đây, người tiêu dùng Nhật Bản không ngần ngại mua những sản phẩm đắt tiền miễn là họ cảm thấy nó xứng đáng. Các 176 nhãn hiệu nước ngoài mạnh, chủ yếu là của châu Âu và Hoa Kỳ. Tổng doanh thu của các nhãn hiệu nổi tiếng có chi nhánh ở Nhật tiếp tục gia tăng và do đó các nhà sản xuất đã xem Nhật Bản là thị trường lớn nhất và mạnh nhất. Họ tiếp tục đổ xô vào Nhật, thành lập các chi nhánh và mở các cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Tại Ginza, trung tâm Tokyo, các nhãn hiệu nổi tiếng đua nhau đưa ra các sản phẩm tốt nhất và nhanh chóng mở rộng mạng lưới bán lẻ. Không chỉ có người giàu có mới có nhu cầu về hàng cao cấp, mà cả những người có mức thu nhập trung bình. Do đó vòng đời sản phẩm ở Nhật ngắn hơn so với ở Châu Âu và Hoa Kỳ và việc tung ra quảng cáo cho các sản phẩm mới là cần thiết. Vì vậy tại thị trường Nhật, tính thu hút về mặt thời trang đáp ứng khuynh hướng mới vẫn xếp sau sức mạnh của các nhãn hiệu nổi tiếng lâu đời. Nhìn chung, thế hệ đầu tiên được sinh ra sau thế chiến thứ hai từ (năm 1947 đến năm 1949) - nhân tố chủ chốt trong tổng cầu của nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm qua - sẽ bước vào tuổi nghỉ hưu vào đầu năm 2007. Sự kiện này dự đoán sẽ có một tác động to lớn đến nền kinh tế Nhật Bản. Bởi những người này sở hữu phần lớn tài sản của nền kinh tế và chi cho tiêu dùng của họ ngày càng tăng. Theo dự đoán, chi tiêu của họ cho nhiều lĩnh vực sẽ tăng đáng kể, và tất nhiên các doanh nghiệp đang sốt sắng tạo ra sản phẩm mới hoặc thích nghi hóa sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của họ, trong đó có lĩnh vực may mặc. 2.5 Kênh phân phối và các điểm cần lưu ý khi vào thị trường hàng may mặc Nhật. 2.5.1. Kênh phân phối Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng, hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu 177 khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các khâu, các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng). Hàng may mặc nhập khẩu từ nước ngoài luôn đi qua một hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng. Cũng có khi hàng do một hãng thương mại mua từ nước xuất xứ, khi đó hàng được phân phối cho các hãng may mặc hay các cửa hàng bán lẻ của Nhật. Ngày nay, một hình thức phân phối mới ngày càng phổ biến là các khâu nhập khẩu sẽ do chi nhánh công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may mặc hoặc các cửa hàng bán lẻ. Các nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản sẽ tự thiết kế, phát triển sản phẩm, tổ chức quản lý việc giao gia công cho các công ty gia công may mặc trong và ngoài nước để sản xuất và buôn bán những sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty mình. Với tư cách là nhà sản xuất bán buôn, công ty tiến hành bán hàng trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó một số công ty lớn có riêng cửa hàng bán các sản phẩm của mình trong các khu bách hóa. Ở đây, công ty bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. 178 Đối với các công ty vừa và nhỏ mà trước đến nay vẫn dựa vào việc nhận gia công sản xuất từ các công ty may mặc lớn đã có sự thay đổi. Họ cũng bắt đầu khai thác những kênh mới như thông qua internet để trực tiếp giao dịch với các cửa hàng bán lẻ để giao bán các sản phẩm công ty tự thiết kế. Tại Nhật Bản, hàng may mặc được coi là “Hàng nhập khẩu” là các mặt hàng có nhãn hiệu nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ, và được sản xuất theo giấy phép. Các hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan được coi là hàng nội địa trong khâu lưu thông. Hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Bản thông thường được phân phối theo sơ đồ sau: Biểu đồ 4.1: Các kênh phân phối và thương mại trang phục bên ngoài tại Nhật Nguồn: VCCI 2005 179 2.5.2. Các điểm cần lưu ý khi đưa hàng vào thị trường Nhật Bản Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyểt định thành công của nhà xuẩt khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật và tay nghề thì có ưu thế cạnh tranh. Vì vậy, cần phải lưu ý những điểm sau: Thời điểm xuất hàng và thời hạn giao hàng: phải đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm mang tính thời vụ và các sản phẩm thời trang nhất là khi các sản phẩm được xuất khẩu từ miền Nam nước ta nơi không có khí hậu 4 mùa như Nhật Bản. Còn ở Nhật, nơi có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt nên ngoài việc đáp ứng mẫu mã thời trang, các nhà xuất khẩu nên tính toán đến thời điểm xuất hàng sao cho phù hợp với từng mùa. Thông thường các cửa hàng bán lẻ bắt đầu bán quần áo mùa Xuân vào đầu tháng 2 và bắt đầu bán giảm giá vào đầu tháng 7 cho mùa hè. Họ bán hàng thời trang thu đông từ cuối tháng 7 đầu tháng 8 và bắt đầu bán giảm giá vào đầu tháng 1, do đó việc giao hàng chậm có nghĩa là gây thiệt hại cho các nhà nhập khẩu. Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công đoạn trước khi xuất khẩu như thời điểm thu mua nguyên liệu, tập trung phụ kiện, thời gían chuyên chở. Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì thời tiết không còn phù hợp nữa. Quy mô các lô hàng: khác với xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận ở nước xuất khẩu nhưng lại không 180 đạt các yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Hoa Kỳ đều chú trọng vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tì vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng. Về lý thuyết, không có một quy định pháp lý nào hạn chế việc nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản nhưng trên thực tế, các nhà xuất khẩu hay gặp khó khăn khi xâm nhập vào thị trường này do yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả, thói quen và thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đã thành công tại thị trường Nhật thì các doanh nghiệp có thể dễ dàng xâm nhập và thâm nhập vào thị trường khác. 2.6 Sức tiêu thụ Nhìn chung, sức tiêu thụ của tất cả các mặt hàng dệt may trong những năm qua có nhiều biến động, mức biến động tương ứng từ 1999-2004 là 17%; -5%; -8%; 11%; 11%. Năm 2000 và 2001 do nền kinh tế suy thoái, giảm phát nên sức tiêu thụ giảm, sang năm 2003 trở đi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên sức tiêu thụ từ đó cũng tăng lên, và nhập khẩu quần áo đã tăng đáng kể. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vốn có thế mạnh ở ngành quần áo phải tận dụng tốt cơ hội này. Theo Cục Thống kê thuộc Bộ quản Quản lý công cộng vấn đề gia đình, Bưu chính và Viễn thông Nhật thì tổng dung lượng thị trường quần áo năm 2005 là 5032 tỷ yên tương đương 43,8 tỷ USD. Trong chi tiêu của một gia đình thì chi tiêu cho quần áo nữ là lớn nhất 56.7% kế đến là quần áo nam 31,8% và quần áo trẻ em 11,5%. Trong các loại quần áo thì chủ yếu có hai loại lớn là quần áo mặc bên ngoài và áo gió. Nhìn chung chi tiêu của hộ gia 181 đình cho quần áo giảm 15% trong khoảng thời gian từ 2000 và 2005. Bảng 4.7: Chi tiêu cho trang phục trung bình của một hộ gia đình Nhật Nguồn: Cục Thống kê thuộc Bộ quản Quản lý công cộng vấn đề gia đình, Bưu chính và Viễn thông Bảng 4.8: Chi tiêu trung bình hàng năm cho quần áo của một hộ gia đình Nhật năm 2005 Quần áo mặc bên ngoài (yên) Áo sơ mi và áo gió (yên) Tổng cộng (yên) Số gia đình (1000) Dung lượng thị trường (tỷ yên) Thị phần (%) Tổng cộng 64.825 36.773 101,598 49,529 5.032,0 100,0 Quần áo nam 20.977 11.372 32.349 49.529 1.602,2 31,8 Quần áo nữ 35,506 22,172 57,678 49,529 2.856,7 56,7 Quần áo trẻ em 8.342 3.283 11.625 49.529 575,8 11,4 Nguồn: Cục thống kê thuộc Bộ Quản lý công cộng vấn đề gia đình, Bưu chính và viễn thông Năm Quần áo Áo sơ mi và áo gió Tổng cộng Chi tiêu trong 1hộ (yên) 80.243 42.174 122.417 Tổng số gia đình (hộ) 47.062.743 47.062.743 47.062.7432000 Tổng cộng (tỷ yên) 3.776 1.984 5.761 Chi tiêu trong 1hộ (yên) 64.825 36.773 101.598 Số hộ gia đình (hộ) 49.529.232 49.529.232 49.529.2322005 Tổng cộng (tỷ yên) 3.211 1.821 5.032 182 2.7 Phân loại sản phẩm Theo mã HS: Hàng dệt kim (6101 đến 6114 ) 6101 Áo khoác nam 6102 Áo khoác nữ 6103 Bộ com-lê nam 6104 Bộ com-lê nữ 6105 Áo sơ mi nam 6106 Áo sơ mi và áo choàng nữ 6107 Áo lót, áo ngủ nam 6108 Áo lót, áo ngủ nữ 6109 Áo phông 6110 Áo nịt len, áo len đan 6111 Quần áo dành cho trẻ em và hàng đi kèm Quần áo lái xe tải, quần áo trượt tuyết áo tắm 6112 Hàng may mặc bằng vải thun hoặc đan thêu bằng kim móc 6113 Hàng may mặc bằng vải thun hoặc đan thêu bằng kim móc khác 6114 Bít tất dài, bít tất ngắn, lót giày 6115 Găng tay 6116 Hàng phụ kiện Hàng dệt thoi (6201 đến 6211) 6201 Áo khoác nam 6202 Áo khoác nữ 6203 Bộ com-lê nam 6204 Bộ com-lê nữ 6205 Áo sơ mi nam 6206 Áo sơ mi nữ, áo choàng nữ 183 6207 Áo lót, áo ngủ dành cho nam 6208 Áo lót, áo ngủ dành cho nữ 6209 Quần áo dành cho trẻ em và hàng đi kèm - Quần áo làm bằng các nguyên liệu khác 6210 Quần áo lái xe tải, quần áo trượt tuyết, át tắm 6211 Quần áo lót 6212 Khăn tay 6213 Khăn choàng 6214 Cà vạt, nơ 6215 Găng tay 6216 Hàng phụ kiện Nguồn JETRO Phân loại theo giới tính, bao gồm quần áo dành cho nam (bao gồm người lớn và trẻ nhỏ), cho nữ, và cho trẻ em (tất cả bao gồm quần áo lót và quần áo mặc bên ngoài). Trong đó, hai phân khúc quan trọng là quần áo dành cho nam và nữ. Phân loại theo tính chất sử dụng, có quần áo dành cho làm việc, quần áo chuyên dụng và quần áo bảo hộ. 2.8 Phân khúc thị trường Các phân khúc thị trường chủ yếu là quần áo nữ, quần áo nam, vải tổng hợp và dệt thoi, jeans, quần áo trẻ em - trẻ sơ sinh, quần áo lót nữ, đồng phục công sở, quần áo thể thao, áo sơ mi vải, đồng phục học sinh. Trong đó phân khúc thị trường lớn nhất là thị trường quần áo nữ và nam. Thị trường dành cho quần áo nữ là lớn nhất chiếm gần 40% giá trị thị trường. Phụ nữ Nhật là người nghiện thời trang và có yêu cầu cao, do đó để xâm nhập thành công phân khúc này các nhà sản xuất phải tập trung vào chất liệu, kiểu dáng thiết kế và khuynh hướng thời trang hiện hành. Hiện nay hàng may mặc Việt Nam xâm nhập vào Nhật chủ yếu là hàng có mức giá trung bình do lợi thế về nhân công rẻ là chủ yếu nên chưa tận dụng được phân khúc béo bở này. 184 Bảng 4.9: Phân khúc thị trường theo sản phẩm hàng may mặc Nhật Bản Đơn vị tính: Triệu yên Nguồn: www.yahnoresearch.com 2001 2002 2003 2004 Doanh thu Tốc độ (%) Doanh thu Tốc độ (%) Doanh thu Tốc độ (%) Doanh thu Tốc độ (%) Quần áo nữ 3.970.800 100,3 3.881.920 96 3.818.220 100,2 3.760.800 98.5 Quần áo lót nữ 465.000 97,1 499.000 107,3 495.000 99,2 480.000 97 Cà vạt 88.800 95,5 81.000 91,2 76.200 94,1 73.200 96,1 Jeans 701.160 131 664.320 94,7 647.040 97,4 692.900 107,1 Áo sơ mi vải 214.242 91,3 183.781 85,8 173.775 94,6 158.445 91,8 Quần áo thể thao 146.510 111,4 142.960 97,6 153.960 107,7 171.500 111,4 Đồng phục công sở 386.400 245,6 367.000 95 374.300 102 374.000 99,9 Đồng phục học sinh 121.300 123,5 119.900 98,8 114.500 95,5 114.000 99,6 Vải tổng hợp dệt thoi 1.894.406 112,1 1.839.034 97,1 1.516.633 82,5 1.540.192 101,6 Quần áo nam 1.829.340 97 1.728.720 94,5 1.666.500 96,4 1.633.200 98 Quần áo trẻ em và trẻ sơ sinh 640.200 98,0 641.460 100,2 632.400 98,6 613.800 97,1 185 Bảng 4.10: Xếp hạng các nhà bán lẻ quần áo nam, nữ ở Nhật Quần áo nam Quần áo nữ Tên nhà bán lẻ 200 4 200 6 Tên nhà bán lẻ 2004 2006 Aoyama shoji 1 1 Takashimaya 2 1 Uniqlo 2 2 Mitsukoshi 1 2 Marui 3 3 World 4 3 Aoki Holdings 4 4 Marui 3 4 Takashimaya 5 5 Daimaru 5 5 Aeon 6 6 Isetan 6 6 Isetan 9 7 Seibu Department St. 7 7 Haruyama Shoji 10 8 Uniqlo 9 8 Daiei 7 9 Sogo 8 9 Mitsukoshi 8 10 Shimamura 10 10 Konaka 11 11 Aeon 12 11 Daimaru 12 12 Matsuzakaya 11 12 World 14 13 Hankyu Department St. 13 13 Seibu Department St. 13 14 Daiei 14 14 Sogo 15 15 Tokyu Department St. 15 15 Mac House 18 16 Leilian 16 16 Shimamura 16 17 Kintetsu Department St. 17 17 Uny 17 18 Chitose Kai 19 18 Work Man 21 19 Sanei International 24 19 United Arrows 20 20 Tobu Department St. 18 20 186 Five Fox 23 21 Odakyu Department St. 22 21 Hankyu Department St. 22 22 Tenma-ya 20 22 Matsuzakaya 19 23 Honeys 31 23 Taka Q 24 24 Uny 21 24 Beams 25 25 Five Fox 26 25 Nguồn: news/newsdetails.aspx?news_id=22828 Trong phân khúc thị trường quần áo nam, Aoyama Shoji là nhà bán lẻ điều hành Aoyama Clothing và công ty Suit. Hai tên tuổi lớn này đều là cửa hàng bán lẻ quần áo công sở và đều rất thành công trong lĩnh vực áo jacket, bất kể ở Nhật hiện đang có một chiến dịch khuyến khích ăn mặc thoải mái khi đi làm - gọi là Cool Biz. Công ty Suit rất được các bạn trẻ ưa chuộng vì sản phẩm của họ có giá hợp lý và đa dạng về kích cỡ. Đứng ở vị trí thứ hai là Uniqlo - nhà bán lẻ được tất cả các phân khúc thị trường yêu thích và nổi trội nhất ở phân khúc thị trường quần áo nam. Công ty này đã đạt mức doanh số khổng lồ đối với loại áo sơ mi mùa hè trong chiến dịch Cool Biz. Doanh thu của các sản phẩm trong chiến dịch Cool Biz của họ đã tăng 70% so với cùng kỳ năm 2005. Sản phẩm chủ đạo của loại áo sơ mi nam năm 2006 là 120 Prints và đã bán được 3 triệu chiếc. Giá cả phải chăng, kích cỡ đa dạng và kiểu dáng phong phú là những yếu tố then chốt làm nên thành công cho nhà bán lẻ này. Trong thị trường quần áo nữ thì các cửa hàng bách hóa chiếm các vị trí dẫn đầu. Xếp vị trí thứ nhất là Takashimaya (được thành lập từ năm 1831). Ban đầu là cửa hàng bán Kimono nhưng hiện nay Takashimaya là nhà bán lẻ quần áo nữ lớn nhất. Đây là cửa hàng được ưa chuộng nhất trong phân khúc thị 187 trường phụ nữ trung niên. Cho đến nay họ đang cố gắng thu hút khách hàng trẻ tuổi bằng các nhãn hiệu trẻ trung hơn. Đứng ở vị trí thứ ba là World. World là công ty bán lẻ sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng như C de C, Indivi, Ozoc, Index, và nhiều nhãn hiệu khác. Những nhãn hiệu này là một phần không thể thiếu của giới thời trang Nhật Bản. Phụ nữ Nhật tôn sùng các nhãn hiệu nổi tiếng cũng như chất lượng và cung cách phục vụ. Ngoài ra còn một yếu tố nữa nhưng không kém phần quan trọng là cách trang trí và bày trí cửa hàng. Các mặt hàng đơn giản được bán ở Uniqlo hoặc các cửa hàng bán lẻ số lượng nhỏ như Shimamura giống như phụ kiện cho bộ sưu tập. Còn đối với các mặt hàng chủ chốt, kiểu dáng, màu sắc, nhãn hiệu và mọi chi tiết đều phải đáp ứng đúng sở thích của phụ nữ Nhật. Mặc dù khuynh hướng mua sắm qua catalogue và internet mới chỉ bắt đầu ở Nhật nhưng sự hiện diện của Chitose Kai trong bảng xếp hạng chứng tỏ người tiêu dùng Nhật đã bắt đầu quen hơn với việc mua sắm mà không cần chính mắt nhìn thấy sản phẩm trước khi mua. Tuy nhiên, bảng xếp hạng cũng không có gì quá bất ngờ khi mà các tên tuổi lớn đều có mặt. Vì hiện nay nhiều cửa hàng bách hóa đang đầu tư lớn vào việc trang trí lại cửa hàng nên thị trường hứa hẹn sẽ có nhiều cạnh tranh khốc liệt. Theo dự đoán tình hình bảng xếp hạng trong 2 năm tới sẽ hoàn toàn khác so với hiện nay. 2.9 Thuế quan 2.9.1 Đôi nét về hệ thống thuế quan Nhật Bản Hàng nhập khẩu vào Nhật Bản chịu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ. Ngoài thuế tiêu thụ, hàng hóa còn phải chịu một vài loại thuế nội địa khác như thuế đánh vào đồ uống độ cồn 188 cao, thuốc lá….vv. Thuế tiêu thụ được áp ở mức 5% chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu và được sản xuất tại Nhật Bản. Giá trị tính thuế tiêu thụ của hàng nhập khẩu được tính dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa tại cửa khẩu cộng với khoản thuế quan phải đóng và các khoản thuế nội địa khác nếu có. Hệ thống phân loại hài hòa trong phần phụ lục của Luật thuế quan Nhật nêu cả phân loại và mức thuế tương ứng gọi là Mức thuế quan chung của từng loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, mức thuế thực tế áp dụng không nhất thiết phải là mức mức thuế chung. Mức thuế tạm thời sẽ được ưu tiên áp dụng so với mức thuế chung nếu sản phẩm đó nằm trong danh mục của luật thuế tạm thời của Nhật. Ngoài ra, trong trường hợp mà mức thuế trong chương trình ưu đãi của WTO, hoặc mức thuế được xây dựng trong Hiệp định hợp tác kinh tế Singapore-Nhật thấp hơn mức thuế chung hoặc mức thuế tạm thời được áp dụng thì mức thuế WTO và mức thuế Singapore sẽ được áp dụng. Tóm lại, mức thuế áp dụng là mức thấp hơn trong các mức: mức thuế WTO, mức thuế Singapore, mức thuế chung (hay mức thuế tạm thời). Đối với một số nước đang phát triển, Luật thuế quan và Luật thuế quan áp dụng tạm thời cũng đưa ra mức thuế ưu đãi (GSP) áp dụng cho một số sản phẩm và đương nhiên mức thuế này là thấp nhất trong các mức thuế được nêu trên. Mọi chi tiết về chương trình thuế quan có sẵn trong bảng chương trình thuế quan (Customs Tariff Schedules of Japan) tại trang www.apectariff.org hay www.customs.go.jp. Hải quan Nhật cung cấp các quy định chi tiết theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Hệ thống quy định phân loại chi tiết của Hải quan Nhật cho phép các nhà nhập khẩu nhận được những thông tin liên quan đến mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể trước khi họ trình các chứng từ khai báo hải quan. Hệ thống này cũng làm cho quy trình thông quan nhanh chóng hơn, ít gặp 189 trở ngại hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nhập khẩu chủ động chuẩn bị kế hoạch bán hàng và chi phí. Các nhà nhập khẩu có thể yêu cầu đến hải quan Nhật theo 2 cách: • Cách không chính thức: Các nhà nhập khẩu điện thoại, fax, hoặc email trước khi xuất trình các chứng từ khai báo hải quan. Khi đó họ sẽ nhận được các thông tin (không có giá trị ràng buộc) có liên quan đến phân loại thuế quan (mã HS) và mức thuế để tham khảo. • Cách chính thức: Các nhà nhập khẩu đệ trình một “giấy yêu cầu đến Hải quan” (“Inquiry Document to Customs”) với hàng mẫu. Họ sẽ nhận được quy định chính thức về thuế quan áp dụng cũng như phân loại thuế quan (mã HS). Quy định chính thức này có tính chất ràng buộc và có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày cấp phát. Để có thông tin chi tiết về phần này xin liên hệ với các cơ quan thuế của Nhật hoặc liên lạc website: 2.9.2 Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Nhật Bảng 4.11: Mức thuế quan chung cho hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Quần áo Mức thuế nhập khẩu % - Áo khoác lông thú, quần áo mặc ngoài - Quần áo lót - Áo sơ mi - Quần áo bơi - Cà vạt - Khăn choàng 20 6,5 đến 12,8 7,4 đến 10,9 9,1 8,4 đến 13,4 4,4 đến 9,1 Nguồn: Hải quan Nhật 190 Từng mặt hàng cụ thể sẽ căn cứ vào mô tả trong hệ thống hài hòa HS để tra mức thuế chi tiết áp dụng. Hệ thống hài hòa HS của các mặt hàng may mặc rơi vào hai nhóm 61 và 62 như sau: Bảng 4.12: Hệ thống hài hòa HS của các mặt hàng may mặc Nhật Bản Mã số thuế quan 61 Những mặt hàng quần áo và phụ kiện đan móc hoặc dệt kim 6101 Mô tả Áo khoác ngoài của nam (người lớn và bé trai), áo khoác lái xe, áo choàng không tay, áo che tuyết (bao gồm cả áo khoác trượt tuyết), áo chống gió (bằng da,len dày thắt ngang lưng), áo gió, những mặt hàng tương tự và những mặt hàng không thuộc 6103 6102 Mô tả Áo khoác ngoài của phụ nữ và bé gái, áo khoác lái xe ,áo choàng không tay, áo che tuyết (bao gồm cả áo khoác trượt tuyết), áo chống gío (bằng da, len dày thắt ngang lưng), áo gió, những mặt hàng tương tự và những mặt hàng không thuộc 6104 6103 Mô tả Bộ com-lê của nam và bé trai, áo jacket, áo jacket đồng phục, quần tây, bộ đồ làm việc quần liền áo, quần lửng và quần soóc (không thuộc đồ bơi) 6104 Mô tả Bộ com-lê của phụ nữ và và bé gái, áo jacket, áo jacket đồng phục, váy liền, váy rời, váy quần (quần phụ nữ ống rộng như váy), quần tây, bộ đồ làm việc quần liền áo, quần lửng và quần soóc (không thuộc đồ bơi) 6105 Mô tả 191 Áo sơ mi nam và bé trai 6106 Mô tả Áo sơ mi, áo sơ mi choàng và áo sơ mi giống áo sơ mi choàng của nữ và bé gái 6107 Mô tả Quần đùi (mặc bên trong) cho nam và bé trai, áo sơ mi mặc ngủ dành cho nam(dài và rộng), bộ quần áo ngủ, khăn khoác như áo mặc trong nhà hoặc sau khi tắm, quần lót và những mặt hàng tương tự 6108 Mô tả Quần lót dành cho nữ và bé gái, đầm ngủ, bộ quần áo ngủ, khăn khoác như áo mặc trong nhà hoặc sau khi tắm, và những mặt hàng tương tự 6109 Mô tả Áo sơ mi, áo lót mặc trong và các loại áo lót khác 6110 Mô tả Áo nịt len, áo tròng cổ, áo len có tay và áo len đan, áo ghi lê và và những mặt hàng tương tự 6111 Mô tả Quần áo trẻ em và phụ kiện đi kèm 6112 Mô tả Quần áo lái xe tải, quần áo trượt tuyết và quần áo bơi 6113 Mô tả Hàng may mặc là từ vải có mã HS là 59.03, 59.06 hoặc 59.07 6114 Mô tả Hàng may mặc khác 6115 Mô tả Quần liền tất vớ và bít tất dệt kim khác bao gồm cả tất dành cho người bị phù đau chân và giày dép không gót 6116 Mô tả Găng tay, găng tay hở ngón(làm bằng da dày để bảo vệ ngón tay của người mang) 192 6117 Mô tả Những phụ kiện, bộ phận của quần áo và những phụ liệu khác Mã số thuế quan 62 Những mặt hàng quần áo và phụ kiện đi kèm không phải đan, móc hoặc dệt kim 6201 Mô tả Áo khoác ngoài của nam (người lớn và bé trai), áo khoác lái, áo choàng không tay, áo che tuyết (bao gồm cả áo khoác trượt tuyết), áo chống gió (bằng da,len dày thắt ngang lưng, áo gió, những mặt hàng tương tự và những mặt hàng không thuộc 6203 6202 Mô tả Áo khoác ngoài của phụ nữ và bé gái, áo khoác lái xe, áo choàng không tay, áo che tuyết (bao gồm cả áo khoác trượt tuyết), áo chống gió (bằng da, len dày thắt ngang lưng), áo gió, những mặt hàng tương tự và những mặt hàng không thuộc 6204 6203 Mô tả Bộ com-lê của nam và bé trai, áo jacket, áo jacket đồng phục, quần tây, bộ đồ làm việc quần liền áo, quần lửng và quần soóc (không thuộc đồ bơi) 6204 Mô tả Bộ com-lê của phụ nữ và bé gái, áo jacket, áo jacket đồng phục, váy liền, váy rời, váy quần (quần phụ nữ rất rộng giống như váy), quần tây, bộ đồ làm việc quần liền áo, quần lửng và quần soóc (không thuộc đồ bơi) 6205 Mô tả Áo sơ mi nam dành cho người lớn và trẻ em 6206 Mô tả Áo sơ mi, áo choàng cho phụ nữ và bé gái 6207 Mô tả áo lót dành cho nam và bé trai và các loại áo lót khác, 193 quần đùi (mặc bên trong), áo sơ mi ngủ dành cho nam (dài và rộng), bộ quần áo ngủ, khăn khoác (như áo) mặc trong nhà hoặc sau khi tắm, quần lót và những mặt hàng tương tự 6208 Mô tả, áo lót dành cho nữ và bé gái và các loại áo lót khác, quần lót, đầm ngủ, bộ quần áo ngủ, khăn khoác (như áo) mặc trong nhà hoặc sau khi tắm và những mặt hàng tương tự 6209 Mô tả Quần áo cho trẻ em và phụ kiện đi lèm 6210 Mô tả Hàng may mặc làm từ vải có mã số 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07 6211 Mô tả Quần áo xe tải, quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; các loại khác 6213 Mô tả Khăn tay 6214 Mô tả khăn choàng vai và/ hoặc đầu, khăng choàng cổ của phụ nữ để giữ ấm hoặc trang trí, khăn choàng cổ dài và dày, khăn choàng mỏng và những thứ tương tự 6215 Mô tả cà vạt, nơ 6216 Mô tả Găng tay, găng tay hở ngón (làm bằng da dày để bảo vệ ngón tay của người mang) 6217 Mô tả phụ kiện, những bộ phận của quần áo và những phụ liệu khác Nguồn: CBI 194 2.10. Quy định và yêu cầu liên quan đến nhập khẩu hàng may mặc hiện nay vào Nhật Bản Quy định về luật liên quan đến nhập khẩu Theo nguyên tắc, không có quy chế áp dụng riêng cho hàng may mặc nhập khẩu. Tuy nhiên, khi buôn bán hàng may mặc phải chịu sự điều tiết của các luật: “Luật biểu thị chất lượng hàng gia dụng”, “Luật pháp liên quan đến những quy chế về hàng gia dụng có chứa chất độc hại”, và “Luật chống hàng khuyến mại bất hợp pháp và biểu thị không đúng”. Thêm vào đó khi buôn bán những hàng hóa có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền thương hiệu, cần phải chú ý đến vấn đề xâm phạm quyền lợi của người sở hữu. Bao bì, đóng gói, nhãn mác chịu sự điều chỉnh của “Luật xúc tiến sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên”- những quy định của luật pháp có liên quan đến sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, về vấn đề tái thương mại hóa bao gói, dụng cụ chứa, trừ những nhà kinh doanh với quy mô nhỏ nhất định. Như đã được đề cập trên, hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói cách khác là hàng này được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may có sử dụng một phần hàng da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington (Công ước Washington quản lý những mặt hàng được làm từ da các loại động vật quý hiếm.) Đối với những hàng may mặc có sử dụng da hoặc lông chim, Nhật Bản yêu cầu phải ghi tên khoa học của chúng vào mỗi sản phẩm. Đối với hàng hóa như trang phục kiểu Nhật Bản làm bằng lụa có xuất xứ hoặc bốc xếp lên tàu từ một số nước hay khu vực trong đó có Việt Nam phải có xác nhận trước. Ngoài ra theo luật thuế quan tỷ suất cố định, việc nhập khẩu hàng giả, hàng nhái những nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài bị nghiêm cấm. Do đó, căn cứ vào luật thuế quan, ngoài 195 việc bị tịch thu tiêu hủy tại các cơ quan hải quan, trong một số trường hợp người nhập khẩu có thể phải chịu những hình phạt như bị phạt tiền hoặc tù giam. Quy định về thuế Nhìn chung, mức thuế nhập khẩu hàng dệt may của Nhật từ 14 – 16,8%. Nước nào được áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thì có mức thuế thấp hơn theo điều kiện phân bổ trước hoặc miễn thuế. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Các mức thuế ưu đãi đối với hàng may mặc được quản lý như sau: Quần áo dệt kim phân bổ trước Đồ lót dệt kim phân bổ trước Quần áo dệt thoi của nam kiểm tra hàng ngày Quần áo dệt thoi của nữ kiểm tra hàng ngày Đồ lót nam phân bổ trước Đồ lót nữ phân bổ trước Các mức thuế trần ưu đãi được xác định cho mỗi năm tài chính và các mức thuế ưu đãi được phân bổ trước thông qua việc nộp đơn xin. Người nhập khẩu xin được phân bổ thuế ưu đãi trần bằng cách nộp đơn xin liên hệ phòng thuế quan, Vụ Kinh tế quốc tế, Bộ Công thương hoặc Văn phòng Thương mại quốc tế và Công nghiệp khu vực. Người nhập khẩu cần nộp giấy chứng nhận phân bổ cùng với giấy chứng nhận ưu đãi do cơ quan của nước xuất xứ cấp cho hải quan tại cảng đến (Thông tin chi tiết, có thể liên hệ Văn Phòng Thương mại quốc tế và công nghiệp khu vực hoặc Hiệp hội Nhập khẩu hàng dệt Nhật). Một số mặt hàng có các mức thuế ưu đãi trần và hạn ngạch tối đa cho từng nước xác định vào đầu mỗi năm tài chính và phải qua kiểm tra hàng ngày, theo đó nhập khẩu được tính toán hàng ngày và mức ưu đãi tối huệ quốc (MFN) được áp dụng 2 196 ngày sau khi mức thuế trần hoặc mức hạn ngạch tối đa nói trên bị vượt quá. Yêu cầu về tiêu chuẩn và nhãn hiệu: Luật Hàng hoá chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu với các thông tin sau: (a) Loại sợi dệt, tỷ lệ sợi pha (b) Cách giặt và sử dụng (c) Độ chống thấm nước (d) Biểu thị loại da được sử dụng (nếu có) (e) Nhãn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại có thể liên hệ. Kích cỡ hàng may mặc Nhật Bản theo tiêu chuẩn hàng công nghiệp Nhật Bản JIS (Japan Industrial Standard) (để dễ thâm nhập thị trường Nhật thì nên sản xuất theo tiêu chuẩn này chứ không mang tính bắt buộc). Ngoài ra tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Theo quy định của điều 26 trong Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS). 197 Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp giấy phép sẽ bị phạt tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên. Bên cạnh đó, biểu thị riêng của ngành như biểu thị về len và biểu thị về lụa cũng cần đăng tải nhưng không mang tính bắt buộc. 198 PHỤ LỤC I: DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WCO : World Customs Organization: Tổ chức Hải quan Thế giới CEECs : The Central and East European countries: Các quốc gia Đông và Trung Âu CMT : Cut, Make and Trim : Gia công thuần túy FOB : Free on Board: Hợp đồng gia công trọn gói DCs : Developing countries – Các nước đang phát triển ACP : Africa, Caribbean, Pacific: Các nước châu Phi, Ca-ri- bê, và Thái Bình Dương (Các nước ký kết Công ước Lomé) ACLA : European Clothing Association – Hiệp hội Trang phục châu Âu RGSP : Renewed Generalized System of Preferences: Hệ thống thuế quan mới sửa đổi chung MFA : The Multi Fibre Arrangement: Hiệp định đa sợi ATC : Agreement on Textiles and Clothing: Hiệp định về hàng dệt may FTAA : Free Trade Area of Americans: Khu vực Thương mại Tự do của Mỹ CITA : US committee for the Implementation of Textile Agreement: Ủy ban Hoa Kỳ phụ trách thực hiện Hiệp Định Hàng Dệt may CBI : Caribbean Basin Initiative: Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê NAFTA : North American Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ DR-CAFTA: The Dominican Republic - Central American Free Trade Agreement: Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ - CH Dominican AGOA : African Growth and Opportunity Act: Luật Phát triển và Cơ hội châu Phi CBTPA : Caribbean Basin Trade Partnership Act: Luật Ưu đãi Thương mại Vùng vịnh Caribê 199 TFPI : Textile Fiber Products Identification Act: Luật Xác định Sản phẩm Sợi dệt WPL : Wool Products Labeling Act: Luật về Nhãn Sản phẩm len FFA : Flammable Fabrics Act: Luật về Sản phẩm Dệt Dễ cháy ATPA : Andean Trade Preference Act: Luật ưu đãi thương mại Andean ATPDEA : Andean Trade Partnership and Drug Eradication Agreement: Luật Xúc tiến Thương mại và Xoá bỏ Ma tuý AGOA : African Growth and Opportunity Act: Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi OEM : Original Equipment Manufacturing: Sản xuất thiết bị gốc 200 PHỤ LỤC II : NHỮNG ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH THỊ TRƯỜNG EU Tổ chức may mặc của châu Âu Euratex (The European Apparel & Textile Organisation) Địa chỉ : 24, Rue Montoyer, Bte 10 B1000 Brussels, Belgium Điện thoại: + 32 (0) 2 285 2880 Fax: + 32 (0) 2 230 6054 Website: Công nghiệp may mặc Áo (Fachverband der Bekleidungsindustrie Österreichs) Địa chỉ: Schwarzenbergplatz 4, 1037 Wien, Austria Điện thoại: + 33 (0) 1 712 1296 Fax: + 33 (0) 1 713 9204 Website: Công nghiệp may mặc Bỉ (Belgian Clothing Association - FBIH) Địa chỉ: Rue Montoyer 24, B-1000 Brussels Điện thoại: + 32 (0) 2 238 1011 Fax: + 32 (0) 2 238 1010 Website: Công nghiệp may mặc Đan Mạch (Federation of Danish Textiles and Clothing) Địa chỉ: Birk Centerpark 38, Herning Hòm thư: P.O. Box 507, DK-7400 Herning, Denmark Điện thoại: + 35 (0) 97 117 200 Fax: + 35 (0) 97 122 215 Website: Công nghiệp may mặc Phần Lan (Federation of Finnish Textile and Clothing Industries) Địachỉ: Etelaranta 10, SF-00131 Helsinki, Finland Điện thoại: + 358 (0) 9 686 121 Fax: + 358 (0) 9 653 305 201 Website: Công nghiệp may mặc Pháp (Union Francaise des Industries de l’Habillement – UFIH) Địa chỉ: 8, rue Montesquieu, 75001 Paris, France Điện thoại: + 33 (0) 1 4455 6660 Fax: + 33 (0) 1 4455 6666 Website: Công nghiệp may mặc Đức (Bundesverband Bekleidungsindustrie e.V.) Địa chỉ: Mevissenstrasse 15, D-50668 Koln, Germany Điện thoại: + 39 (0) 221 774 4110 Fax: + 39 (0) 221 774 4118 Website: Công nghiệp may mặc Hy Lạp (Hellenic Clothing Industry Association -HFIA) Địa chỉ: 51 Ermou Str, 10563 Athens, Greece Phone: + 32 (0) 2 238 1011 Fax: + 32 (0) 2 230 4700 Website: Công nghiệp may mặc Ai-len (Irish Clothing Manufacturers’ Federation) Địa chỉ: Confederation House, 84/86 Lower Bagget, Str Dublin 2, Ireland Điện thoại: + 353 (0) 1 605 1560 Fax: + 353 (0) 1 638 1560 Công nghiệp may mặc Ý (Sistema Moda Industria -SMI) Địa chỉ: Viale Sarca 223, I-20126 Milano, Italy Điện thoại: + 39 (0) 2 6610 3391 Fax: + 39 (0) 2 6610 3667 Website: Công nghiệp may mặc Hà Lan (Modint ) Địa chỉ: P.O. Box 69265, 1060 CH Amsterdam, The Netherlands Điện thoại: + 31 (0) 20 512 1416 202 Fax: + 31 (0) 20 617 0634 E-mail: info@modint.nl Websitet: Công nghiệp may mặc Bồ Đào Nha (ANIVEC) Địa chỉ: Av. Da Boavista 3525-7, Ap.1398, 4107 Porto Codex, Portugal Điện thoại: + 351 (0) 22 616 5470 Fax: + 351 (0) 22 610 0049 Website: Công nghiệp may mặc Tây Ban Nha (Fedecon) Địa chỉ: Princessa 25-6-1, 28008 Madrid, Spain Điện thoại: + 34 (0) 1 541 4094 Fax: + 34 (0) 1 542 3352 Công nghiệp may mặc Thụy Điển (TEKO industrierna) Địa chỉ: Box 5510, Storgatan 5, 114 85 Stockholm, Sweden Điện thoại: + 36(0) 8 762 6662 Fax: + 36 (0) 8 762 6887 Website: Công nghiệp may mặc Anh (British Apparel & Textile Confederation -BATC) Địa chỉ: 5, Portland Place, London W1N 3AA, UK Điện thoại: + 34 (0) 171 636 7788 Fax: + 34 (0) 171 636 7515 Website: THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Triển lãm ngành dệt và thương mại điện tử Triển lãm ngành dệt và thương mại điện tử Bộ phận dệt may - Phòng Thương mại Hoa Kỳ Địa chỉ: U.S. Department of Commerce International Trade Administration 203 Office of Textiles and Apparel Room H3100, 14th and Constitution Avenue, N.W. Washington, D.C. 20230 Bộ phận kinh doanh và dữ liệu Điện thoại: (202) 482-3400 Fax: (202) 482-0858 Bộ phận mở rộng thị trường Điện thoại: (202) 482-5153 Fax: (202) 482-2859 Bộ phận đánh giá ngành Điện thoại: (202) 482-4058 Fax: (202) 482-0667 Hiệp hội nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ Địa chỉ: United States Association of Importers of Textiles and Apparel 13 East 16th Street, New York, NY 10003 USA Điện thoại: 212-463-0089 Fax: 212-463-0583 Các trang web cung cấp thông tin chung liên quan đến thị trường Hoa Kỳ Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam Số liệu thương mại Cung cấp thông tin về các công ty đối tác Dịch vụ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ Các thông tin liên quan đến các hội chợ thương mại quốc tế trên toàn thế giới Các thông tin liên quan đến các hội chợ thương mại quốc tế trên toàn thế giới Các website của chính phủ Hao Kỳ: 204 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN • Bộ kinh tế thương mại và công nghiệp (Ministry of Economy, Trade and Industry): • Bộ y tế và phúc lợi, văn phòng an toàn hóa, cục y tế • Cơ quan hải quan Nhật (Japanese Customs Agency): • Cơ quan xúc tiến thương mại của Nhật (Japan External Trade Organization JETRO): • Hiệp hội các nhà nhập khẩu Nhật (Japan Textile Importers Association): • Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản (Japanese Standards Association): Địa chỉ: 4-1-24 Akasaka, Minato-ku, Tokyo Fax: 011-81-3-3583-0462 Web site: • Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản (The Japan Textiles Importers’ Association) Điện thoại: 03 3270 0791 Fax: 03 3243 1088 • Hội đồng ngành công nghiệp quần áo Nhật (Japan Apparel Industry Council) Điện thoại: 03 5530 5481 Fax: 03 3243 1088 • Công ty trung tâm thương mại Okayama Prefecture (Okayama Prefecture Trade Center Co.Ltd) Địa chỉ: 1-3-37, Tamachi, Okayama City, Okayama 700- 0825 Điện thoại: 086-224-5956 Fax: 086-225-7018 Email: jotc@bronze.ocn.ne.jp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu ngành dệt may việt nam.pdf
Luận văn liên quan