Đề tài Nghiên cứu những nhân tố cấp bậc, hệ số lương,phụ cấp, số ngày làm ảnh hưởng đến tiền lương của 30 công nhân chọn ngẫu nhiên của công ty xây dựng cổ phần Bảo Huy
Qua quá trình phân tích, ta thấy mức lương của nhân viên chịu tác động của các hệ số lương,phụ cấp,chức vụ, ngày làm việc. Nhưng mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố lại khác nhau. Trong đó, các biến X2, X3, X4 có |t-Statistic|>2 nên có ý nghĩa thống kê:
Giá trị 2: Khi cấp bậc tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0,176511 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị 3: Khi hệ số lương tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0,179388 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị 4: Khi phụ cấp tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0.328058 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị 5:Khi ngày làm việc tăng(giảm) 1 đơn vị thì mức lượng mỗi công nhân tăng(giảm)27.10797 đồng
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu những nhân tố cấp bậc, hệ số lương,phụ cấp, số ngày làm ảnh hưởng đến tiền lương của 30 công nhân chọn ngẫu nhiên của công ty xây dựng cổ phần Bảo Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ CẤP BẬC,HỆ SỐ LƯƠNG,PHỤ CẤP,SỐ NGÀY LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA 30 CÔNG NHÂN CHỌN NGẪU NHIÊN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CỔ PHẦN BẢO HUY.
1.Giới thiệu đề tài:
Trong nền kinh tế hiện nay khi lạm phát, giá cả tăng cao, đồng lương không đủ sống khiến làn sóng đình công của công nhân Việt Nam liên tục lan rộng từ Bắc đến Nam.Vì vậy tiền lương rất quan trọng đối với người công nhân cũng như với nhà quản lý. Việc lựa chọn hình thức trả lương tối ưu rất quan trọng, vì nó kích thích năng lực làm việc, tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong công ty.Nhà quản lý thường trả lương như thế nào theo giờ hay theo hiệu quả công việc… và đã thực sự hợp lý chưa? Có thể nói, một phương thức trả lương tối ưu là phương thức được hầu hết nhân viên tán thưởng, phù hợp hoàn cảnh của công ty. Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh riêng biệt mà mỗi công ty sẽ có những hình thức trả lương khác nhau.
Vậy tiền lương là gì?
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó,mà công việc đó không bị pháp luật nghiêm cấm.
Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc.
Nhận thấy vấn đề tiền lương rất quan trọng đối với mọi thành phần trong xã hội.Đồng thời làm cho các bạn sinh viên có thể hiểu hơn về cách tính lương của một doanh nghiệp nhóm chúng tôi đã chọn đề tài:”Nghiên cứư những nhân tố như hệ số lương,cấp bậc,phụ cấp,số ngày làm ảnh hưởng đến mức lương của 30 công nhân chọn ngẫu nhiên tại công ty xây dựng cổ phần Bảo Huy”.
2.Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
2.1:Khái niệm:
Tiền lương còn được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.Ngoài ra tiền công còn là một biểu hiện,một tên khác của tiền lương.Nó gắn trực tiếp với các quan hệ thoả thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh,các hợp đồng thuê mướn lao động có thời hạn.
2.2:Phương pháp tính lương:
Việc tính lương của công nhân được tính thông qua hệ số lương,cấp bậc,số ngày làm,phụ cấp…nó được xác định và tính toán trong quá trình làm việc của mỗi người trong công ty
3.Lý thuyết đưa biến độc lập, các biến phụ thuộc vào mô hình:
3.1:Hệ số lương:
Ở mỗi một công ty có cách tính lương riêng, nhưng hệ số lương cơ bản của các DN nhà nước hoặc tư nhân cũng áp dụng là theo trình độ học vấn của mỗi người.
ví dụ như Cử nhân đại học là 1.78 nhân với mức lương tối thiểu của NN là 650.000 đ(hoặc 540.000đ - xem nghị định 167/2007/NĐ-CP) và nhân với ngày công thực tế làm việc
3.2:Phụ cấp
Là mức phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo. Với những chức danh lãnh đạo khác nhau thì sẽ có những mức phụ cấp khác nhau.Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
3.3:Cấp bậc:
Là trình độ
3.4:Số ngày làm:
Là số ngày công đi làm thực tế của từng công nhân.Thông thường nó được ấn định theo chính sách của doanh nghiệp cho dù đó là tháng 1 hay tháng n (có thể là 22, 23, 24 ngày nhưng sẽ được ấn định cho cả một thời kì dài chứ không thay đổi theo số ngày lịch của từng tháng).
4.Thiết lập mô hình:
4.1.Biến độc lập:
Y:Mức lương tháng 12/2004(ĐVT:đồng)
4.2:Biến phụ thuộc:
X2:Cấp Bậc
X3:Hệ số lương
X4:Phụ Cấp
X5:Ngày làm việc
4.3. Nguồn dữ liệu và cách thu thập dữ liệu:
4.3.1. Dữ liệu:
Nguồn số liệu từ Công ty cổ phần Bảo Huy
Trụ sở: 12Mai Hắc Đế, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3934963
4.3.2. Không gian mẫu:
Khảo sát dựa trên 30 công nhân bất kỳ được lựa chọn ngẫu nhiên tại Công ty cổ phần Bảo Huy. Nhóm nhận thấy không gian mẫu đủ lớn và đủ mức độ tin cậy để xây dựng các mô hình thống kê.
4.4. Mô hình tổng thể:
PRF: Y= b1+ b2*X2i+ b3*X3i+ b4*X4i+ b5*X5i+Ui
4.5Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:
b2 dương: Khi cấp bậc tăng thì mức lương của mỗi công nhân tăng.
b3 dương: Khi hệ số lương tăng thì mức lương của mỗi công nhân tăng.
b4 âm: khi phụ cấp giảm thì mức nlương của công nhân giảm.
b5 âm: Khi ngày làm việc tăng thì mức lương của mỗi nhân viên giảm.
5.Phân tích dữ liệu:
(. Bảng số liệu: (bảng 1 phụ lục)
5.2:Thống kê mô tả:
Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được, nhóm đã tiến hành tính toán, thống kê các thông số : Xem xét ma trận tương quan giữa các biến, ta thấy hai biến cấp bậc và ngày làm việc có mức tương quan là -0,056625 < 0.9 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
5.3. Xây dựng mô hình hồi quy: (bảng 3 phụ lục)
Estimation Command:
=====================
LS Y C X2 X3 X4 X5
Estimation Equation:
=====================
Y = C(1) + C(2)*X2 + C(3)*X3 + C(4)*X4 + C(5)*X5
Substituted Coefficients:
=====================
Y = -2475903-1106,126*X2 -656237,1*X3 + 1967036*X4 +35149,29*X5
5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy:
Kiểm định cặp giả thiết:
H0: R2=0
H1: R2#0
Ta có: F= 10081.92
Mà Fa(k-1,n-k)=F0.05(4,25)=
Vì F=10081.92 > F0.05(4,25) nên bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1=> Mô hình phù hợp
5.5. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
Đối với b1 mũ :Khi cấp bậc,hệ số lương,phụ cấp,số ngày làm việc bằng 0 thì mức lương công nhân đạt giá trị thấp nhất là -2475903(triệu đồng)
Đối với b2 mũ: Khi hệ số lương,phụ cấp,số ngày làm việc không đổi, nếu cấp bậc tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương nhân viên tăng(giảm)1106,126 đồng.
Đối với b3 mũ: Khi phụ cấp,ngày làm việc,cấp bậc không đổi, nếu hệ số lương tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương nhân viên tăng (giảm)656237,1 đồng.
Đối với b4 mũ: Khi hệ số lương,cấp bậc, ngày làm việc không đổi, nếu phụ cấp tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương nhân viên tăng (giảm)1967036 đồng.
Đối với b5 mũ: Khi hệ số lương, phụ cấp,cấp bậckhông đổi, nếu ngày làm việc tăng (giảm) 1 ngày làm thì mức lương tăng(giảm)35149,29đồng.
5.6. Thống kê mô tả: (bảng 4 phụ lục)
Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được, nhóm đã tiến hành tính toán thống kê
các thông số:
a) Biến Y:
Tiêu chí
Giá Trị
Rơi vào công nhân
Trung bình
1602312
Trung vị
1571594
Nhỏ nhất
1041718
Cao Thái Tuấn
Lớn nhất
2463647
Phạm Quốc Việt
b)Cấp bậc(X2)
Tiêu chí
Giá trị
Rơi vào công nhân
Trung Bình
3,723333
Trung vị
3,700000
Lê Văn Hưng
Trần Thanh Nam
Nhỏ nhất
1,000000
Cao Thái Tuấn
Phạm Tuấn
Lớn nhất
7,000000
Phạm Quốc Việt
c)Hệ số lương(X3)
Tiêu chí
Giá Trị
Rơi vào công nhân
Trung bình
2,570433
Trung vị
2,530000
Lớn nhất
4,200000
Phạm Quốc Việt
Nhỏ nhất
1,550000
Cao Thái Tuấn
d)Phụ cấp(X4)
Tiêu chí
Giá Trị
Rơi vào công nhân
Trung bình
2,568067
Trung vị
2,543500
Lớn nhất
3,562000
Phạm Quốc Việt
Nhỏ nhất
1,946000
Cao Thái Tuấn
e)Ngày làm việc(X5)
Tiêu chí
Giá Trị
Rơi vào công nhân
Trung bình
24,40000
Trung vị
24,00000
Cao Thái Tuấn
Dương Văn Tứ
Lưu Tuấn
Nguyễn Văn Toản
Phạm Duy Khánh
Phạm Quốc Việt
Trần Anh Tuấn
Trần Sắc Tâm
Trần Văn Thìn
Lớn nhất
26,00000
Dương Văn Huy
Lê Văn Hưng
Nguyễn Văn Tuấn
Phạm Anh Hào
Phạm Tuấn
Phạm Tuấn Tú
Trương Tấn Nam
Nhỏ nhất
22,00000
Nguyễn Văn Toàn
Trần Thanh Nhàn
7.Kiểm định phương sai thay đổi (dùng kiểm định White):
Kiểm định mô hình gốc ban đầu: (Bảng 5 phần Phụ lục)
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
3.216206
Probability
0.014024
Obs*R-squared
20.82643
Probability
0.052981
Giả sử Ho : phương sai của sai số không đổi.
Sử dụng kiểm định White:
n.R2 = 20,82643< c2(0.05,12) =21,0261: Chấp nhận Ho, nghĩa là phương sai của sai số không đổi.
7.2 Kiểm định Bresch-godfgey:
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
1.285010
Probability
0.307588
Obs*R-squared
5.899043
Probability
0.206816
Kiểm định tự tương quan trong Mô hình bằng kiểm định Breusch – Godfrey (BG) ta thu được kết quả sau: (bảng 6 phụ lục)
8. Kết luận, nêu ý nghĩa thực tế của nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu:
8.1. Kết luận mô hình: Dựa vào bảng 2 phụ lục:
Y = -2475903-1106,126*X2 -656237,1*X3 + 1967036*X4 +35149,29*X5
Se (5995635) (6266,629) (3658197) (5996010) (1296,677)
t(-0.436301) (-0.176511) (-0.179388) (0.328058) (27.10797)
p_
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
-2615903.
5995635.
-0.436301
0.6664
X2
-1106.126
6266.629
-0.176511
0.8613
X3
-656237.0
3658197.
-0.179388
0.8591
X4
1967036.
5996010.
0.328058
0.7456
X5
35150.29
1296.677
27.10797
0.0000
Qua quá trình phân tích, ta thấy mức lương của nhân viên chịu tác động của các hệ số lương,phụ cấp,chức vụ, ngày làm việc. Nhưng mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố lại khác nhau. Trong đó, các biến X2, X3, X4 có |t-Statistic|>2 nên có ý nghĩa thống kê:
Giá trị b2: Khi cấp bậc tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0,176511 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị b3: Khi hệ số lương tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0,179388 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị b4: Khi phụ cấp tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lương mỗi công nhân tăng (giảm) 0.328058 đồng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị b5:Khi ngày làm việc tăng(giảm) 1 đơn vị thì mức lượng mỗi công nhân tăng(giảm)27.10797 đồng
Mô hình trên có hệ số R2=0.999380 là lớn thì tổng bình phương sai số dự báo nhỏ hay nói cách khác độ phù hợp của mô hình với dữ liệu càng lớn. Hay trong hàm hồi quy mẫu các biến độc lập giải thích được 99.9380% biến phụ thuộc Y (mức lương).
8.2. Hạn chế của mô hình :
Hạn chế lớn nhất của mô hình trên là chưa thể hiện được hết tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến mức lương công nhân như: các khoản BHXH, BHYT, các khoản tạm ứng, trợ cấp...
Số quan sát còn hạn chế (30 công nhân) nên kết luận của mô hình chưa phản ánh chính xác thực tế.
8.3.Ý kiến của nhóm:
8.3.1:Về hệ số lương:
Công ty nên tăng hệ số lương cho công nhân để có thể tăng thêm thu nhập và hiệu quả công việc.
8.3.2.Phụ cấp:
Do công việc mang tính chất nguy hiểm cao và độ độc hại cao nên cần nâng cao mức phụ cấp hơn nữa do lương của công nhân còn quá thấp(công nhân có lương cao nhất chỉ 2463467 triệu.
9.Lời cảm ơn:
Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Quang Cường trang bị cho chúng em nền tảng kiến thức cần thiết để hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất.Vì thời gian,kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhưng nhóm hy vọng với sự nỗ lực của nhóm sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan và rõ rệt nhất về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương của nhân viên.
10.Tài liệu tham khảo:
-Giáo trình Kinh tế lượng của thầy ThS.Nguyễn Quang Cường.
-Bài tập Kinh Tế Lượng của ThS.Hoàng Ngọc Nhậm(chủ biên)- ĐH Kinh Tế TP.HCM.
-Tài liệu của công ty xây dựng Bảo Huy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu những nhân tố cấp bậc,hệ số lương,phụ cấp,số ngày làm ảnh hưởng đến tiền lương của 30 công nhân chọn ngẫu nhiên của công ty xây dựng cổ phầ.doc