Hệ điều hành Android đảm nhiệm rất nhiều công việc, từ quản lý điều
khiển các thiết bị phần cứng, phần mềm đến việc cung cấp giao diện, m ôi trường
hoạt động
Không chỉ là một chiếc điện thoại nghe gọi bình thường. Android 1.0 ra
đời đã giúp cho Gmail được t ích hợp khá sâu và đem lại một trải nghiệm tốt nhất
cho dịch vụ email của G oogle này.
Tích hợp chợ ứng dụng Android Market ngay tr ên phiên bản đầu tiên trên chiếc
G1. Tích hợp tính năng mới trên dòng Froyo là U SB Tethering và Wi-Fi H otspot,
biến chiếc sm artphone Android thành thiết bị phát s óng W i-Fi từ kết nối 3G.
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình phát triển của hệ điều hành android, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................... 23
11) Thiết bị lõi kép......................................................................................... 23
12) Ứng dụng bàn phím của hãng thứ ba................................................... 23
13) NFC .......................................................................................................... 24
IV. NHỮNG DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI MỞ CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
ANDROID ................................................................................................................ 24
1) Nhận xét ................................................................................................... 24
2) Hệ điều hành Android và những chiếc máy ảnh số............................ 25
V. CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐƯỢC VẬN DỤNG VÀO QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID CŨNG NHƯ SẼ
ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG LAI: ........................................................................ 26
1) Nguyên tắc rẻ thay cho đắt .................................................................... 26
2) Nguyên tắc thay đổi màu sắc ................................................................ 26
3) Nguyên lý đảo ngược: ............................................................................ 26
4) Nguyên lý sao chép: ............................................................................... 27
5) Nguyên lý loại bỏ và tái sinh từng phần .............................................. 28
6) Nguyên lý chứa trong ............................................................................. 29
7) Nguyên lý vạn năng ................................................................................ 30
8) Nguyên lý kết hợp ................................................................................... 30
9) Nguyên lý dự phòng................................................................................ 30
10) Nguyên tắc phân nhỏ.............................................................................. 31
11) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác..................................................... 32
12) Nguyên tắc dao động cơ học ................................................................. 32
13) Nguyên tắc chuyển pha .......................................................................... 32
14) Thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng ....................................... 33
15) Nguyên tắc đồng nhất............................................................................. 33
16) Nguyên tắc biến hại thành lợi ............................................................... 33
17) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ .......................................................... 34
18) Nguyên tắc cầu tròn hóa........................................................................ 34
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những môn học đầu tiên của chương trình cao học Công Nghệ
Thông Tin là môn ”Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học” do thầy
Hoàng Kiếm phụ trách. Trước đây, khi chưa học môn này em cứ nghĩ rằng sáng
tạo phải là một vấn đề gì đó rất huyền bí, thiên bẩm. . . Nhưng qua môn học này
không những chỉ cho ta biết cách tự giải quy ết một vấn đề mà còn giúp ta phân
tích được vấn đề nào đó trong hiện t ại đã được giải quyết như thế nào, bằng những
quy luật, phương pháp gì và dự báo được khả năng trong tương lai của nó như thế
nào.
Chưa biệt được chính xác khả năng tiếp nhận môn học này của em như thế
nào, t hông qua hệ điều hành mã nguồn mở Linux em xin phép dùng những kiến
thức đã học để giải thích các các thủ thuật (trong số 40 nguyên lý được trình bày
bởi G enrikh Saulovich Altshuller) đã được con người áp dụng trong suốt quá trình
phát triển hệ điều hành này và nhờ thầy đánh giá giùm.
Qua đây, em xin gởi lời cám ơn đến thầy Hoàng Kiếm, thầy đã rất tận tâm,
truyền đạt rất nhiều kiến thức, ý tưởng mà em rất tâm đắc. Em chúc thầy cùng
luôn khỏe mạnh và đạt nhiều thành quả trong công việc của mình.
Trang 1
TỔNG QUAN
Từ ngàn xưa đến nay, xã hội loài người không ngừng phát triển, do nhu cầu
của cá nhân, của cộng đồng cùng với tinh thần cầu t iến con người đã tạo ra được
một xã hội phát triển như ngày nay. Trong quá trình phát triển xã hội, con người
đã không ngừng sáng t ạo một cách vô thức hoặc có ý thức. Sáng t ạo là một quá
trình phát triển không ngừng và ta thấy trong mọi hoạt động xã hội đều có bóng
dáng của sự sáng t ạo. Trước đây, hoạt động sáng tạo được cho là thiên phú, huyền
bí, may mắn hoặc ngẫu hứng, . . . thì ngày nay lĩnh vực s áng tạo đã được nhà
khoa học, nhà giáo Genrikh Saulovich Altshuller khái quát hóa thành một môn
khoa học và một bộ phận quan trọng nhất trong bộ môn khoa học này là hệ thống
40 thủ thuật, và một sự sáng tạo nào khi phân tích t a cũng thấy nó nằm trong hệ
thống 40 thủ thuật này.
Xã hội càng phát triển, con người càng không ngừng sáng tạo và đổi mới.
Phần trình bày dưới đây sẽ khái quát lịch sử phát triển của Hệ điều hành Android
và giải thích các các nguyên lý (trong số 40 nguyên lý được trình bày bởi Genrikh
Saulovich Altshuller) đã được áp dụng trong quá trình phát triển hệ điều hành này.
Trang 2
Phan 1. KHÁI QUÁT 40 NGUYÊN LÝ SÁNG T O
1) Nguyên l ý phân nhỏ:
a. Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b. Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c. Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2) Nguyên l ý “tách khỏi”:
- Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách
phần duy nhất “cần thiết ” (t ính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
3) Nguyên l ý phẩm chất cục bộ:
a. Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có
cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
b. Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối
với công việc.
4) Nguyên l ý phản đối xứng:
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói
chung giảm bậc đối xứng).
5) Nguyên l ý kết hợp:
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt
động kế cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6) Nguyên l ý vạn năng:
- Đối tượng thực h iện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự
tham gia của các đối tượng khác.
Trang 3
7) Nguyên l ý “chứa trong”:
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa
đối tượng thứ ba ...
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8) Nguyên l ý phản trọng lượng:
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng
khác có lực nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử
dụng các lực thủy động, khí động...
9) Nguyên l ý gây ứng suất sơ bộ:
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để
khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
10) Nguyên l ý thực hiện sơ bộ:
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí
thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11) Nguyên tắc dự phòng:
- Bù đắp độ tin cậy không lớn củ a đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12) Nguyên tắc đẳng thế:
- Thay đổi điều kiện l àm việc để không phải nâng lên hay hạ xu ống các đối
tượng.
Trang 4
13) Nguyên tắc đảo ngược:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ:
không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành
đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
14) Nguyên tắc cầu (tròn) hoá:
a. Chuy ển những phần thẳng của đối t ượng thành cong, mặt phẳng thành
mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b. Sử dụng các con lăn, vi ên bi, vòng xoắn.
c. Chuy ển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15) Nguyên tắc linh động:
a. Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao
cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b. Phân chia đối tượng t hành từng phần, có khả năng dịch chuyển với
nhau.
16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”:
- Nếu như khó nhận được 100% hi ệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đ ó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ
giải hơn.
17) Nguyên tắc chuyển sang chi ều khác:
a. Những khó khăn do chuy ển động (hay sắp xếp) đối tượng t heo đường
(một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả n ăng di chuyển
trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến
chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳn g sẽ được đơn
giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b. Chuy ển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Trang 5
c. Đặt đối tượn g nằm nghiêng.
d. Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e. Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của
di ện t ích cho trước.
18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học:
a. Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng t ầng số dao động
(đến t ần số siêu âm).
b. Sử dụng tần số cộng hưởng.
c. Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ r ung áp điện.
d. Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:
a. Chuy ển tác động liên tục thành t ác động theo chu kỳ (xung).
b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c. Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a. Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đ ối tượng
cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
b. Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c. Chuy ển chuy ển động tịnh tiến qua l ại thành chuyển động quay.
21) Nguyên l ý “vượt nhanh”:
a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Trang 6
22) Nguyên l ý biến hại thành lợi:
a. Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường)
để thu được hiệu ứng có lợi.
b. Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại
khác.
c. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23) Nguyên l ý quan hệ phản hồi:
a. Thiết lập quan hệ phản hồi
b. Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24) Nguyên l ý sử dụng trung gian:
- Sử dụng đối tượng trung gian, chuy ển t iếp.
25) Nguyên l ý tự phục vụ:
d. Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa
chữa.
e. Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
26) Nguyên l ý sao chép (copy):
a. Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không
tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b. Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh,
hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến (vùng ánh
sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản
sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
Trang 7
27) Nguyên l ý “rẻ” thay cho “đắt”:
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém
hơn (thí dụ như về t uổi thọ).
28) Thay thế sơ đồ cơ học:
a. Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b. Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với
đối tượng.
c. Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định
sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất
định.
d. Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng:
- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng:
nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng:
a. Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b. Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng
mỏng.
31) Sử dụng các vật liệu nhiều l ỗ:
a. Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ…)
b. Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32) Nguyên l ý thay đổi màu sắc:
a. Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b. Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Trang 8
c. Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng
các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
d. Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e. Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33) Nguyên l ý đồng nhất:
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ
cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các t ính chất) với vật liệu chế tạo
đối tượng cho trước.
34) Nguyên l ý phân hủy hoặc tái sinh các phần:
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải
tự phân hủy (hoà tan, bay hơi...) hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá
trình làm việc.
35) Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng:
a. Thay đổi trạng thái đối tượng.
b. Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c. Thay đổi độ dẻo.
d. Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36) Sử dụng chuyển pha:
Sử dụng các hiện tượng nảy s inh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi
thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
37) Sử dụng sự nở nhiệt:
a. Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b. Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác
nhau.
Trang 9
38) Sử dụng các chất oxy hoá mạnh:
a. Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
b. Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
c. Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy .
d. Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39) Thay đổi độ trơ:
a. Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b. Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất phụ gia, trung hoà.
c. Thực hiện quá trình trong chân không.
40) Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite):
- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung sử dụng các vật liệu mới.
Trang 10
Phan 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRI N C A H ĐI U
HÀNH ANDROID
I. Giới thiệu về HĐH Android
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một
số đầu phát HD, HD Player) được phát triển bởi Google và dựa trên nền t ảng
Linux. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó
được Google mua lại vào năm 2005). Android có một cộng đồng những nhà phát
triển rất lớn viết các ứng dụng cho hệ điều hành của mình. Các nhà phát triển viết
ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5
tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn
mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đ ính tạo
nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai. Google công bố hầu hết
các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache. Hệ điều hành Android bao
gồm 12 triệu dòng mã; 3 triệu dòng XML, 2.8 triệu dòng mã C, 2.1 triệu mã Java
và 1.75 triệu dòng mã C++. Bao gồm: hệ điều hành, những phần mềm trung
gian(middleware) và một số ứng dụng cơ bản mà người sử dụng cần đến. Bộ công
cụ phát triển phần mềm Android SDK cung cấp các công cụ và các giao diện lập
trình ứng dụng API cần thiết để xây dựng và phát triển các ứng dụng trên nền
Android bằng ngôn ngữ lập trình Java.Androi là một tổ hợp với 3 t hành phần cơ
bản:
- Hệ điều hành mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí cho thiết bị di động.
- Nền tảng phát triền mã nguồn mở cho việc tạo ra các ứng dụng trên thiết bị
di động Android.
- Các thiết bị, cụ thể là thiết bị di động chạy hệ điều hành Android và các
ứng dụng của nó.
II. Chặng đường phát triển của HĐH Android qua các phiên bản
Hệ điều hành Android đã trải qua chặng đường năm năm phát triển, hàng
loạt phiên bản mang nhiều cải tiến ra mắt. Sau đây là các tính năng chủ chốt trong
các phiên bản Android từ khi ra mắt đến nay.
Trang 11
1) Android xuất hiện
Kỉ nguyên của Android chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 10 năm 2008,
khi mà chiếc điện thoại thông minh T-mobile G1 ra mắt tại M ỹ. Rất nhiều tính
năng có mặt từ thời điểm ban đầu đó cho đến tận bây giờ mà chúng ta vẫn không
thể sống thiếu: đó là bàn phím hiển thị trên màn hình (on screen keyboard), màn
hình cảm ứng, các ứng dụng trả phí… Và những t ính năng đầu tiên của Android
đã xuất hiện trên chiếc G1 này:
Trang 12
Hệ thống thông báo (notification system)
Trang 13
Mặc dù những smartphone đầu tiên không thể tránh khỏi những thiếu sót,
nhưng hệ thống báo hiệu notification system của Android là một trong số những
thành công của Android đã đạt được cho đến tận ngày nay. Phải mất đến ba năm
để IO S của Apple mới làm được điều tương tự: thông báo những tin nhắn cùng với
các cảnh báo từ ứng dụng. Bí mật của G1 ở thanh trạng thái, có thể kéo xuống để
hiện lên tất cả những thông báo trong một danh sách: tin ngắn, hộp thư thoại,
chuông báo thức…
2) Android 1.0
Chính thức ra mắt ngày 23 tháng 11 năm 2008. HTC Dream là dòng
smartphone thương mại dùng Android đầu tiên với kiểu dáng trượt kèm bàn phím
vật lý. Phiên bản Android 1.0 chưa được Google định hình tên mã, dù trước đó tên
gọi Astro Boy hay Bender được gán cho thế hệ đầu tiên này.
Android 1.0 rất nguyên sơ, tích hợp sẵn khả năng đồng bộ dữ liệu với các
dịch vụ trực tuyến của Google như Gmail, Google Calendar và Contacts, một trình
phát media, hỗ trợ Wi-Fi và Bluetooth, thanh trạng thái hiển thị các thông báo ứng
dụng và một ứng dụng chụp ảnh (camera) tuy chưa cho phép thay đổi độ phân giải
và chất lượng ảnh.
3) Android 1.1
Ra mắt ngày 9 tháng 2 năm 2009. Bên cạnh con số,
Google đưa hệ thống t ên gọi (tên mã) vào các phiên bản
Android. Tuy chưa chính t hức áp dụng nhưng Android
1.1 đã có tên Petit Four. Không bao gồm nhiều tính năng,
phiên bản này bổ sung một số chức năng mới cho Google
Maps hiển thị chi tiết hơn, bàn phím ảo gọi điện thoại đã có t hể hiển thị hoặc ẩn
khi gọi, chương trình SMS cho phép người dùng lưu t ập tin đính kèm. Android 1.1
sửa một số lỗi trong Android 1.0.
4) Android 1.5: Cupcake
Trang 14
Ra mắt ngày 30 tháng 4 năm 2009. Cupcake, t ên mã
đầu tiên áp dụng cho phiên bản Android. Cupcake mang
nhiều tính năng mới như bàn phím ảo có khả năng dự đoán
từ đang gõ, từ điển từ ngữ do người dùng đặt ra, hỗ trợ
widget trên giao diện chủ, quay phim và phát lại video
clip, lược sử thời gian cuộc gọi, chế độ tự động xoay màn
hình theo hướng sử dụng (screen rotation). Trình duyệt
web trong Cupcake có thêm khả năng sao chép/ dán (copy/paste).
Ngoài ra, phiên bản này cho phép người dùng hiển thị hình ảnh trong danh
bạ, một điểm thú vị mà hầu hết người dùng điện thoại di động muốn có. Màn hình
chuyển đổi và hình ảnh khi khởi động máy được làm mới.
5) Android 1.6: Donut
Ra mắt ngày 30 tháng 9 năm 2009. Donut khắc phục
các chức năng "lỏng lẻo" trong Cupcake, mở rộng chức
năng tìm kiếm bằng giọng nói và ký tự đến bookmark và
danh bạ. Android M arket trở thành "chợ đầu mối" để
người dùng tìm kiếm và xem các ứng dụng Android. Ứng
dụng chụp ảnh và quay phim trong Donut nhanh hơn. Hệ
điều hành hỗ trợ màn hình có độ phân giải lớn hơn, hướng
đến các thế hệ smartphone màn hình lớn.
6) Android 2.0: Éclair
Ra mắt ngày 26 tháng 10 năm 2009. Chỉ sau gần một tháng ra mắt Donut
(Android 1.6), Google tung ra Eclair, phiên bản được nhận định là "bước đi lớn"
của hệ điều hành này.
* Nhip Sống Số: Android lên ba và bước nhảy xa ngoạn mục
Trang 15
Eclair cải tiến rất nhiều, từ giao diện đến ứng dụng bên trong hệ thống. Ứng
dụng chụp ảnh tăng cường thêm chức năng zoom số (phóng to), cân bằng trắng, hỗ
trợ đèn flash và các hiệu ứng màu sắc.
Hệ thống hoạt động ổn định hơn, cải thiện khả năng xử lý, hỗ trợ kết nối
Bluetooth tốt hơn, đặc biệt tùy chọn đồng bộ nhiều tài khoản. Một điểm thuận tiện
được đánh giá cao lúc bấy giờ là giao diện danh bạ cho phép nhấn chọn vào một
ảnh danh bạ để gọi, nhắn tin hay email đến họ. Giao diện ứng dụng lịch biểu
(Calendar) cũng thay đổi. Eclair là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ ảnh nền
động (live wallpaper) dù t ùy chọn này tiêu tốn khá nhiều pin.
7) Android 2.2: Froyo
Ra mắt ngày 20 tháng 5 năm 2010. Từ phiên bản 2.0 trở đi, Android dần
hoàn thiện hơn. Phiên bản 2.2 (Froyo) mang Adobe Flash đến Android, kéo theo
hàng loạt ứng dụng và game trên nền Flash.
Người dùng cũng có thể xem video clip nền
Flash như YouTube và "ra lệnh" thực hiện
cuộc gọi qua Bluetooth.
Một chức năng mới trong Froyo được
nhóm người dùng lưu động yêu thích là USB
Tethering và Wi-Fi Hotspot, biến chiếc
smartphone Android t hành thiết bị phát sóng
Wi-Fi từ kết nối 3G. Tính năng này được sử
Trang 16
dụng rất phổ biến đến ngày nay.
Lần đầu t iên Android cho phép cài đặt ứng dụng (app) lên thẻ nhớ SD thay
vì mặc định cài ngay vào bộ nhớ trong của thiết bị. Điểm "đầu t iên" nữa trong
Froyo bao gồm mật khẩu đã hỗ trợ số và chữ số. Thiết bị đầu tiên mang nhãn
Froyo ra mắt thị trường là HTC N exus One.
8) Android 2.3: Gingerbread
Ra mắt ngày 6 tháng 12 năm 2010. Đến cuối năm 2012, Gingerbread vẫn
đang "phủ sóng" trên rất nhiều thiết bị dùng Android,
chiếm đến hơn phân nửa (54%). Google hợp tác Samsung
trình làng dòng smartphone đầu tiên sử dụng Gingerbread
mang tên Nexus S, hỗ trợ công nghệ giao t iếp tầm gần
NFC.
Gingerbread đưa vào hệ thống một công cụ quản lý
tải tập tin, cho phép theo dõi và truy xuất đến các tập tin
đã tải về máy. Hệ thống này hỗ trợ nhiều camera cho các
thiết bị có camera mặt sau và trước, quản lý nguồn pin
hiệu quả hơn, tiết kiệm thời lượng pin. Phiên bản này khắc phục khá nhiều lỗi từ
Froyo, kèm theo một số điều chỉnh trong giao diện người dùng (UI).
9) Android 3.0: Honeycomb
Ra mắt ngày 22 tháng 2 năm
2011. Đây không chỉ là một phiên bản,
mà có thể xem là một thế hệ Android
đầu tiên dành riêng cho máy tính bảng
(tablet), ra mắt cùng tablet Motorola
XOOM.
Trang 17
Mang những tính năng từ thế hệ Android 2.x, Android 3.0 cải tiến giao diện
phù hợp với cách sử dụng máy tính bảng, bàn phím ảo thân thiện hơn, hỗ trợ xử lý
đa tác vụ (multi-t asking), cho phép chuyển đổi qua lại các ứng dụng đang cùng
chạy. Không chỉ có bề mặt được trau chuốt, phần lõi hệ thống có các cải tiến
tương thích với phần cứng như hỗ trợ chip xử lý (CPU) đa lõi, t ăng tốc phần
cứng...
Android 3.0 đặt nền móng quan trọng cho thế hệ Android 4.x hợp nhất,
khắc phục sự phân mảng của Android (có các phiên bản riêng dành cho
smartphone và t ablet).
10) Android 4.0: Ice Cream Sandwich
Ra mắt ngày 19 tháng 10 năm 2011. "Bánh kem sandwich" (ICS) là thế hệ
Android được mong đợi nhất đến nay, ra đời cùng dòng smartphone "bom tấn"
Samsung Galaxy Nexus, t hế hệ smartphone đầu tiên
trang bị ICS.
Android 4.0 đưa chức năng truy xuất nhanh
các ứng dụng thường dùng vào phần bên dưới giao
diện chủ, tùy biến widget, dễ sắp xếp và duyệt danh
sách ứng dụng hơn. Các ứng dụng đã có thể truy
xuất nhanh từ màn hình khóa thiết bị (Lock screen),
hiện các hãng sản xuất thiết bị chỉ mới cho phép
Camera có thể chọn nhanh từ Lock screen. Ice
Cream Sandwich hoạt động mượt mà, nhanh và đẹp
hơn.
11) Android 4.1: Jelly Bean
Ra mắt ngày 9 tháng 7 năm 2012. Máy tính bảng Nexus 7, sản phẩm hợp
tác giữa Google và Asus, là thiết bị dùng Jelly Bean đầu tiên ra mắt. Android 4.1
nâng tầm hoạt động cho hệ điều hành của Google, trở thành hệ điều hành cho thiết
bị di động hàng đầu hiện nay.
Khả năng sắp xếp giao diện chủ và widget trong Jelly Bean rất tùy biến và linh
Trang 18
hoạt. Hệ thống hỗ trợ dịch vụ ví điện tử Google
Wallet, đặc biệt trình duyệt web mặc định trong
Android được thay thế bởi đại diện tên tuổi: Chrome,
với khả năng đồng bộ dữ liệu theo tài khoản với bản
Chrome trên máy tính.
Jelly Bean giới thiệu Google Now, dịch vụ trực
tuyến mới hiện chỉ dành cho Android, một phụ tá ảo
đắc lực cho công việc sắp xếp lịch trình, tìm kiếm
thông tin, xác định vị trí... Rất đa năng và được xem như lời đáp trả của Google
với "phụ tá ảo" Apple Siri trong iOS.
12) Android 4.2: vẫn là Jelly Bean
Hiện vẫn còn đến 54% thiết bị Android dùng Gingerbread (Android 2.3),
Ice Cream Sandwich (Android 4.0) theo sau với 25,8% . Thế hệ Jelly Bean mới
nhất còn khá ít ỏi với 2,7% thiết bị sử dụng. Chính thức xuất hiện vào tháng 11
năm 2012. Chỉ sau gần năm t háng ra mắt Android 4.1, Google t iếp tục bồi thêm
sức nặng cho Android với phiên bản 4.2 và vẫn mang tên mã Jelly Bean. Android
4.2 tiếp tục mang đến những cải tiến hấp dẫn cho ứng dụng chụp ảnh (Camera)
như HDR, Photo Sphere, hiệu ứng ảnh, Google Now, đưa tính năng lướt chọn từ
rất hay trong bàn phím ảo. Chức năng "bom tấn" hỗ trợ nhiều tài khoản người
dùng (multi-user profile) lần đầu tiên được áp dụng trong Android 4.2 nhưng chỉ
có người dùng máy tính bảng thừa hưởng chức năng này.
13) Tương lai Android X
Nhiều dự đoán cho rằng t hế hệ Android 5.0 kế tiếp sẽ có t ên mã "Key Lime
Pie" và thế hệ t hiết bị Nexus mới của Google sẽ một lần nữa trở thành "đại diện
đầu tiên" sở hữu nền tảng mới này. Android sẽ dần xóa nhòa lằn ranh giữa hệ điều
hành cho thiết bị di động và hệ điều hành cho máy tính cá nhân, giảm khác biệt
phân mảnh, đem đến những chức năng thú vị hơn nữa.
Trang 19
III. SO SÁNH HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VỚI CÁ HỆ ĐIỀU HÀNH
KHÁC TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Thế giới di động đang biến đối không ngừng cùng với sự phát triển của các nền
tảng lớn. Để cung cấp một cái nhìn tổng quan, xin đưa ra một số điểm khác biệt
lớn nhất giữa 3 nền tảng lớn của thị trường di động: iOS, Android và Windows
Phone.
1) Tổng số thiết bị
Trước khi đi sâu vào các đặc điểm cụ thể của mỗi hệ điều hành, một trong những
điểm quan trọng nhất là số thiết bị chạy hệ điều hành đó. Nền tảng Android vốn
được phân phối tự do nên có số lượng thiết bị lớn nhất, trong thực t ế khó thống kê
được chính xác con số này. Hiện tại, có hàng trăm thiết bị Android của các hãng
sản xuất lớn như: Samsung, M otorola, HTC, LG, Sony Ericsson, Acer, Asus,
Amazon, Barnes & Noble, Toshiba. .
2) Tổng số ứng dụng
iOS dẫn đầu về số lượng ứng dụng. Điều này không chỉ có nghĩa số lượng ứng
dụng t ại App Store nhiều hơn trên Android Market, mà iO S còn có nhiều ứng
dụng chất lượng hơn, và ít ứng dụng “rác” hơn Android M arket. Điều này có thể
sẽ thay đổi khi một lượng lớn các thiết bị Android đang trên đà chiếm đa số thị
phần.
Trang 20
Marketplace của Windows Phone là “non trẻ” nhất và chưa được sử dụng rộng rãi
như iOS và Android. Số lượng hơn 50.000 của Windows Phone vẫn còn rất
“khiêm tốn”.
3) Ứng dụng tối ưu hóa cho máy tính bảng
Không phải điều ngẫu nhiên khi iPad có nhiều ứng dụng được t ối ưu hóa cho máy
tính bảng nhất. Máy tính bảng Android đạt doanh số không mấy khả quan một
phần vì có ít ứng dụng. Điều đó sẽ có thể thay đổi nếu thị phần của t ablet Android
gia tăng (một phần nhỏ nhờ Kindle Fire) và thu hút các nhà phát triển. Nhưng hiện
tại thư viện ứng dụng của iPad hoàn toàn chiếm ưu thế.
Điều đáng lưu ý là cả iPad và máy tính bảng Android đều có thể chạy các ứng
dụng của smartphone. Tuy nhiên, các ứng dụng smartphone Android chạy trên
tablet Android đem lại hình ảnh tốt hơn các ứng dụng iPhone chạy trên iPad, một
phần vì màn hình iPad có số lượng pixel lớn hơn rất nhiều so với iPhone.
Hiện chưa có máy tính bảng chạy Windows Phone. Microsoft đang chuẩn bị
Windows 8 cho các thế hệ máy tính bảng tương lai.
4) Hỗ trợ ứng dụng chưa phê duyệt của hãng thứ ba
Người dùng bình thường có thể không lo lắng về vấn đề này, nhưng nếu bạn chú ý
đến quyền tự do cài đặt phần mềm, đây sẽ là điểm đáng lưu ý.
Apple và Microsoft đều áp dụng chiến lược “walled garden” (bức tường bảo mật),
theo đó các ứng dụng cần trải qua một quy trình phê duyệt trước khi được hoạt
Trang 21
động trên các thiết bị iOS hoặc Windows Phone. T rong khi đó, Android Market
mở cửa cho hầu hết các ứng dụng (tất nhiên trừ những nội dung bị phát hiện chứa
mã độc), bạn có thể cài đặt các ứng dụng thứ ba bằng cách tải về từ mạng Internet.
Để tải các ứng dụng chưa kiểm duyệt về iOS hoặc Windows Phone, bạn phải tiến
hành jailbreak (bẻ khóa thiết bị). Một số ứng dụng Android cũng cần “root”
(chiếm quyền quản trị gốc) thiết bị trước khi cài đặt.
5) 4G
Hiện tại Android đang là "ông vua" 4G với chiếc điện thoại 4G đầu tiên là HTC
EVO 4G, và điện thoại LTE đầu tiên là HTC Thunderbolt. Ngoài ra còn rất nhiều
các sản phẩm khác.
Windows Phone có 3 thiết bị 4G, đó là Samsung Focus S 4G, Samsung Focus
Flash 4G, và HTC Radar 4G.
Phiên bản iPhone tiếp theo (thường được gọi là iPhone 5) có khả năng sẽ hỗ trợ
LTE, và các dòng sản phẩm Windows Phone cũng sẽ theo xu hướng này. Một
nhược điểm rất lớn của các thiết bị LTE hiện tại là chúng ngốn pin kinh khủng.
6) Dịch vụ đám mây
Một trong những bước đột phá của năm 2011 là “đám mây” cho phép chúng t a lưu
trữ dữ liệu trên các máy chủ từ xa. Việc này giúp tiết kiệm dung lượng ổ đĩa và dễ
dàng đồng bộ nhiều thiết bị.
Google không xa lạ gì với đám mây, với Gmail và rất nhiều các dịch vụ trên nền
tảng web (Google Music, Google Docs, Google Voice). Bên cạnh đồng bộ địa chỉ
liên lạc và cho phép sao lưu số một số ứng dụng, Android vẫn chưa có dịch vụ
đám mây tích hợp. Tuy nhiên, người dùng Android có thể sử dụng các ứng dụng
của hãng thứ ba như Dropbox hoặc Box.net.
Trang 22
SkyDrive là dịch vụ đám mây của Microsoft, nhưng không được liền mạch và tự
động như iCloud. Thậm chí SkyDrive còn không được cài đặt sẵn trên Windows
Phone, mà phải được t ải về từ Marketplace. Giống như các dịch vụ của hãng thứ
ba như Dropbox, SkyDrive, SkyDrive là dịch vụ lưu trữ hơn là dịch vụ đồng bộ
hóa tự động. Nó yêu cầu việc các thao tác thủ công bằng t ay.
7) Điều khiển bằng giọng nói
Từ lâu, Android và Windows Phone đã bước chân vào công nghệ điều khiển bằng
giọng nói, nhưng chính Apple mới là người tạo ra tiếng vang với Siri.
Nhiều thông tin cho rằng Google đang chuẩn bị đưa ra “câu trả lời” dành cho Siri,
nhưng hiện tại, “trợ lí ảo” Siri của Apple vẫn thuộc “đẳng cấp ” cao hơn so với
Voice Commands của Android hoặc Tellme của M icrosoft. Siri cho phép bạn đưa
ra câu lệnh bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Siri dĩ nhiên chưa hoàn hảo và cần tiếp tục được cải tiến trong vài năm tới. Tuy
nhiên, điểm nổi bật của Siri là ứng dụng này tạo cho người dùng cảm giác về một
cuộc đối thoại, khiến bạn không phải nhớ một lô những câu lệnh cứng nhắc cụ thể.
8) Đa nhiệm
Trong khi sử dụng phương pháp khác nhau, tất cả ba nền tảng đều hỗ trợ đa
nhiệm. Nhiều người cho rằng chỉ Android mới cung cấp đa nhiệm, nhưng trong
thực t ế, trải nghiệm chuyển giữa các ứng dụng trên iO S và Windows Phone cũng
tương tự.
9) Điều hướng
Cả ba nền tảng đều cung cấp nhiều lựa chọn điều hướng GPS, nhưng
Android có lợi t hế lớn nhất. Google Maps Navigation rất tuy ệt vời, tích hợp với
Voice Commands của Android và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, ngày càng xuất
Trang 23
hiện nhiều ứng dụng điều hướng giá rẻ hoặc miễn phí cho cả 3 nền tảng, nhưng ít
ứng dụng nào sánh được với dịch vụ của Google.
10) Tìm kiếm
Là nền tảng của Google, Android đi liền với Google Search. Tương tự,
Windows Phone đi kèm với Bing của Microsoft.
Riêng iO S yêu cầu bạn mở trình duyệt để tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm mặc định
của iOS là Google, nhưng bạn vẫn có thể thay đổi bằng Yahoo hoặc Bing.
11) Thi ết bị lõi kép
Ngoài LTE và đám mây, 2011 còn là năm chứng kiến sự ra đời của thiết bị
di động lõi kép. Giống như 4G, Android có rất nhiều t hiết bị dẫn đầu xu hướng
này. Chúng t a có thể đếm số lượng chính xác các thiết bị lõi kép chạy Android,
nhưng chỉ sau 2 tuần con số đó sẽ trở nên lỗi thời.
iPad 2 và iPhone 4S của Apple đều có chip A5 lõi kép. Windows Phone hiện vẫn
chưa có thiết bị lõi kép nào.
12) Ứng dụng bàn phím của hãng thứ ba
Trang 24
Hiện nay, Android là nền tảng duy nhất cho phép bạn tùy chỉnh bàn phím
ảo trên màn hình. N goài bàn phím Android mặc định (hoặc bàn phím mặc định
của nhà sản xuất thiết bị), bạn có thể lựa chọn cài đặt các loại bàn phím khác như
Swype, SlideIt, Swiftkey, hoặc 8pen.
13) NFC
Trong khi NFC – giao tiếp trường gần (thường được dùng cho thanh toán di
động) chưa được hỗ trợ bởi nhiều hãng bán lẻ, đây vẫn là một tính năng hấp dẫn
của các loại smartphone tương lai.
Hiện tại, Android đã có một số điện thoại gắn chip NFC (như Galaxy N exus và
Nexus S). Hai nền tảng còn lại chưa có thiết bị nào.
IV. NHỮNG DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI MỞ CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
ANDROID
1) Nhận xét
Miễn phí chính dấu ấn đậm nét của kho ứng dụng và game của Android tại
thời điểm này, thu hút người dùng lựa chọn. Đã có hàng ngàn ứng dụng và game
cho tải miễn phí trên kho ứng dụng Android Market, bỏ xa kho ứng dụng App
Store của Apple. Các hãng khác cũng mở kho ứng dụng nhưng các lập trình viên
lại không mặn mà. Nguyên nhân được cho là do mã nguồn mở của HĐH này dựa
trên nhân Linux (mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay) nên việc các lập trình viên
tiếp cận và làm quen khá dễ.
Google đã và đang hợp tác với các nhà sản xuất để cài đặt Android trên sản
phẩm của họ mà không tính phí hoặc rất ít. Nhiều hãng sản xuất đã tiết kiệm nhiều
chi phí sản xuất khi không phát triển HĐH riêng mà chỉ phát triển nét riêng của
hãng từ mã nguồn Android. Điều này giúp hãng công nghệ có nét riêng trên sản
phẩm của mình nhưng vẫn giữ được các tiện ích khác mà Google phát triển cho
Android.
Trang 25
Mặt khác, vấn đề tùy biến để tối ưu phần cứng hãng sản xuất hoàn t oàn chủ
động mà không bị Google can thiệp. Trong tương lai, khả năng phát triển của
Android là rất khả quan. Định hướng phát triển HĐH mã nguồn mở này có thể
vươn xa hơn, xuất hiện trên hầu hết các thiết bị công nghệ, từ đồ dùng điện tử
trong gia đình đến các phương tiện có quản lí bằng máy tính…
2) Hệ điều hành Android và những chiếc máy ảnh số
Android đã trở thành hệ điều hành phổ biến trên các thiết bị di động như
điện thoại thông minh, máy tính bẳng cùng các thiết bị di động khác. Vậy bước
tiếp theo cho hệ điều hành Android có thể là những chiếc máy ảnh số hay không?
Trong phân khúc máy ảnh số, hầu hết các nhà sản xuất đều trang bị cho mình một
hệ điều hành và ứng dụng hình ảnh độc quyền, hạn chế khả năng truyền tải và chia
sẻ ảnh. Nhưng ngày này, với xu hướng mở thì những hệ điều hành, các ứng dụng
trực tuyến ngày càng được đánh giá cao và thiết thực cho cuộc sống hiện đại. Do
đó, đòi hỏi các nhà sản xuất máy ảnh cần một hệ điều hành chung, giúp chia sẻ,
mở rộng khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn. Nếu điều này trở t hành xu hướng
cho các nhà sản xuất máy ảnh trong tương lại, Android có thể giúp khôi phục thị
trường máy ảnh kỹ thuật số du lịch, bằng cách đưa các ứng dụng tốt nhất của máy
ảnh điện thoại thông minh vào bên trong máy ảnh.
Với Android người dùng có thể chia sẻ hình ảnh, video lên int ernet qua một
kết nối di động và một ứng dụng Android đi kèm. Thêm nữa, máy sẽ cung cấp các
chức năng, các ứng dụng trò chơi, hướng dẫn, tương tác với mạng xã hội… Về
phần mình, các nhà nghiên cứu và phát triển có thể tập trung vào một hệ điều hành
duy nhất để cung cấp các tùy chọn tiện ích cho máy ảnh.
Trang 26
V. CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐƯỢC VẬN DỤNG VÀO QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID CŨNG NHƯ
SẼ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG LAI:
Trải qua chặng đường năm năm phát triển, hệ điều hành android ngày càng
phổ biến và được yêu thích bởi những cải tiến vượt bật của mình. Trong quá trình
cải tiến và phát triển, các nguyên lý sáng tạo đã được áp dụng và trở thành những
nhân tố xây dựng sự thành công cho HĐH Android ngày nay.
1) Nguyên tắc rẻ thay cho đắt
Android là hệ điều hành mở dựa trên nền tảng linux, được dùng miễn phí
cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng di động hấp dẫn phục vụ nhu cầu
của người dùng điện thoại di động.
Google M aps Navigation là ứng dụng sử dụng chính tài nguy ên Google
Maps để đưa ra những hướng dẫn chỉ đường cho người dùng. Với nhiều đặc điểm
khá độc đáo mà bạn hằng mong muốn trong một thiết bị dẫn đường như: góc nhìn
3D, hướng dẫn bằng âm thanh (kể cả tên tuyến phố), và lượng phương tiện giao
thông đi lại trên tuyến đường. Thay vì phải trả phí hàng tháng, hàng năm đối với
những ứng dụng chỉ đường khác hay là những thiết bị định vị đắt tiền trong xe ô tô
của mình, bước đi này của Google đã tiến một bước khá đột phá trong lĩnh vực di
động.
2) Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Từ những dòng điện thoại với màn hình đen trắng trên thị trường. Android
đã nắm bắt được những yếu điểm, hỗ trợ những thư viện giúp người dùng dễ dàng
tạo những ứng dụng với giao diện mượt mà, trong suốt với background. Màu sắc
đa dạng rõ nét thu hút thị hiếu của người dùng.
3) Nguyên l ý đảo ngược:
Trước khi Android ra đời thì các hệ điều hành t hường có mã nguồn đóng.
Android lại đi theo hướng ngược lại bằng cách cho mọi người xem và phát triển
Trang 27
mã nguồn của mình, từ đó phát triển thành cộng đồng android cùng nhau để xây
dựng các ứng dụng di động sáng tạo.
Điện thoại android có cơ chế tự động xoay màn hình khi người sử dụng
xoay chiếc điện thoại. Ví dụ như khi xem phim thì thường người dùng sẽ xoay
điện thoại nằm ngang để sử dụng tối đa màn hình.
4) Nguyên l ý sao chép:
Tất cả các phiên bản của hệ điều hành Android điều dựa trên những phiên
bản trước đó qua sự cải tiến, sửa đổi, thêm các tính năng mới để t ạo ra phiên bản
sau đa dạng, phong phú, và thuận tiện hơn.
Có cơ chế sao chép, lưu trữ danh bạ, các cấu hình vào một tập tin riêng. Mỗi khi
cần cấu hình, nâng cấp phiên bản không sợ bị mất mát dữ liệu vì điều được sao
chép lại.
Trước đây Android chỉ hỗ trợ copy text hay links trong một ứng dụng, vì
vậy không thể copy các đoạn text ra khỏi trình duyệt hay Gmail. Google đã cải
tiến sức mạnh cho Clipboard trong phiên bản Cupcake hỗ trợ Copy đoạn text từ
trình duyệt mặc định.
Trang 28
Cho phép chia sẻ nhạc, hình ảnh,.. với bạn bè bằng cách chép vào sdcard,
tải lên, lấy xuống thông qua những ứng dụng được hỗ trợ sẵn.
5) Nguyên l ý loại bỏ và tái sinh từng phần
Khi điện thoại được khởi động thì một số t iến trình được nạp vào bộ nhớ và
thực thi. Sau khi đã khởi động xong thì các t iến trình đó không cần thiết nữa thì hệ
điều hành sẽ gỡ bỏ các tiến trình đó để dùng bộ nhớ cho những công việc khác.
HĐH android hỗ trợ cơ chế xử lý đa luồng. Ví dụ khi đang chơi game, nhận được
1 cuộc gọi đến t hì ứng dụng đó sẽ được dừng lại. Sau khi nghe cuộc gọi xong, ứng
dụng sẽ được tiếp tục.
Đến đúng giờ hẹn, đồng hồ báo thức sẽ reo, có ứng dụng nhắc nhở thực
hiện công việc đã được cài đặt.
Có những ứng dụng đã được cài đặt nhưng không còn có nhu cầu sử dụng,
bạn có thể dễ dàng tháo bỏ và cũng có thể cài đặt lại, hay cài đặt những ứng dụng
mới yêu thích. Thực hiện một cách vô cùng tiện lợi dễ dàng.
Trang 29
6) Nguyên l ý chứa trong
Các nhà phát triển đã tạo ra nhiều loại ROM để hỗ trợ cho hệ điều hành
Android. Một số nhà phát triển nổi tiếng : ahmgsk, Amon_RA, Benbuchacher,
BH_MAN, HTCClay, eViL_D, domenukk, OpenTeam,.. Tất cả điều được tích
hợp và chạy mượt mà trên hệ đ iều hành Android.
Thay vì bàn phím điện được lắp cứng trên điện thoại, t hì Android đã sử
dụng bàn phím ảo vô cùng tiện lợi. Là một bàn phím mềm được tích hợp sẵn trong
hệ điều hành. Khi có nhu cầu sử dụng, người dùng chỉ cần gọi đến nó.
Gmail được tích hợp trên HĐH android có khả năng thực hiện thao t ác với
nhiều email một lúc (trước đây bạn không thể xoá hay lưu trữ hàng loạt các email
được cho đến tân phiên bản 1.5), hỗ trợ việc up load dữ liệu lên YouTube và
Picasa, Google Talk có thể hoạt động tốt
Trang 30
7) Nguyên l ý vạn năng
Hệ điều hành Android đảm nhiệm rất nhiều công việc, từ quản lý điều
khiển các thiết bị phần cứng, phần mềm đến việc cung cấp giao diện, môi trường
hoạt động…
Không chỉ là một chiếc điện thoại nghe gọi bình thường. Android 1.0 ra
đời đã giúp cho Gmail được t ích hợp khá sâu và đem lại một trải nghiệm t ốt nhất
cho dịch vụ email của Google này.
Tích hợp chợ ứng dụng Android Market ngay trên phiên bản đầu tiên trên chiếc
G1. Tích hợp tính năng mới trên dòng Froyo là USB Tethering và Wi-Fi Hotspot,
biến chiếc smartphone Android thành thiết bị phát sóng Wi-Fi từ kết nối 3G.
8) Nguyên l ý kết hợp
Hệ điều hành là một hệ thống kết hợp từ rất thiết bị phần cứng khác nhau.
Hệ điều hành Android là sản phẩm phát triển của một hệ thống cộng đồng. Một
ứng dụng hoạt động trên nền android có thể kêu gọi bất kỳ chức năng lõi của điện
thoại như thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn văn bản, hoặc bằng cách sử dụng máy
ảnh, cho phép các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng phong phú.
Camera trên điện thoại được dùng để quay video, chụp ảnh, nhận dạng
gương mặt, nhận dạng vân tay,…
9) Nguyên l ý dự phòng
Khi chúng ta làm việc với máy tính, thỉnh thoảng có một số trường hợp vô
tình không có lợi cho người sử dụng hoặc hệ điều hành, thì hệ điều hành luôn có
cơ chế đề phòng rủi ro để giảm thiểu thiệt hại.
Trên điện thoại Android khi vào Contracts\More\Accounts và check vào
Background Data and Auto-sync. Nó sẽ tự động lưu dự phòng toàn bộ danh bạ của
vào Gmail contacts với tất cả chi tiết. Không sợ bị mất mát danh bạ.
Dự phòng tin nhắn. Ở những dòng điện thoại bình thường, bộ nhớ giới hạn
sẽ có những lúc mà điện thoại thông báo rằng bộ nhớ đã đầy vì lưu trữ quá nhiều
Trang 31
SMS, và đề nghị xóa bớt. Thì điện thoại Android có thể chứa đựng SMS vô tư
trong bộ nhớ mở rộng.
Một ứng dụng dự phòng SMS là SMSBackup, nó tự động lưu dự phòng tất
cả những SMS của bạn sang Gmail, thông qua việc tạo thêm thư mục SMS trong
tài khoản Gmail, và như vậy toàn bộ SMS sẽ được copy vào đây một cách tự
động.
10) Nguyên tắc phân nhỏ
Có 5 tầng cơ bản trong hệ điều hành Android: Application Framework,
Android Runtime, Native Libraries, Linux Kernel,.. mỗi tầng đảm nhận những
nhiệm vụ khác nhau.
- Tầng Application: bao gồm t ất cả các ứng dụng có trong thiết bị chạy
Android như: phone,contact,game,browser,… và một số ứng dụng chạy
ngầm.Người dùng có quyền gỡ bỏ hay cài đặt các ứng dụng tùy thích ở t ầng
này.
- Tầng Application Framework: tầng Google xây dựng cho các nhà phát triển
xây dựng ứng dụng của họ trên Android,bằng cách gọi các API có sẵn mà
Google đã viết để sử dụng các tính năng của phần cứng mà không cần hiểu
cấu trúc bên dưới.
- Tầng Native Libraries: bao gồm một số các thư viện C/C++ được sử dụng
bởi các thành phần khác nhau của hệ thống Android,một số t hư viện cơ bản
như: System C Library,SQLite, Media Libraries,3D Libraries,…
- Tầng Runtime: mỗi ứng dụng Android chạy trên một tiến trình riêng của
máy ảo Dalvik(vitural machine).Dalvik được viết để chạy nhiều máy ảo
cùng lúc mộ cách hiệu quả trên thiết bị di động.
- Tầng Linux Kernel: đây là nhân của hệ điều hành Android,mọi xử lý hệ
thống đều phải thông qua tầng này.Linux Kernel cung cấp các trình điều
Trang 32
khiển thiết bị phần cứng như: camera,USB,bluetooth…Kernel hoạt động
như một lớp trừu tượng giữa phần cứng và phần mềm còn lại của hệ thống.
11) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
Với chiếc điện thoại android, bạn dễ dàng tìm được vị trí của mình.
Android hỗ trợ tính năng GPS, người dùng có thể theo dõi được vị trí của
thiết bị dù ở bất kỳ đâu, miễn sao chúng vẫn có thể kết nối int ernet thông
qua 3G hoặc Wi-Fi. Nhờ thiết kế đặc biệt với đế Silicon, áp dụng nguy ên lý
của con lắc xác định được v ị trí trong không gian 3 chiều. N goài ra với
chiếc điện thoại android, việc xoay chuyển chiều chiếc đ iện thoại cũng hỗ
trợ rất nhiều cho các ứng dụng đặc trưng của của android, góp phần tạo nên
sự thành công của android. Ví dụ ứng dụng úp mặt của điện thoại xuống để
tắt tiếng chuông điện thoại, các ứng dụng về Accelerometer,…
12) Nguyên tắc dao động cơ học
Cũng giống như nguy ên t ắc chuyển chiểu, android dựa vào nguyên
tắc dao động cơ học của con lắc t ạo nên những xung giao động để định vị.
Cơ chế vibrate ( rung ) giúp ích rất nhiều cho người sử dụng điện
thoại. Ví dụ báo cuộc gọi đến khi đang họp, đặc biệt là dùng rất nhiều trong
game, tạo hiệu ứng nổ, hiệu ứng rung lắc màn hình…
13) Nguyên tắc chuyển pha
Người dùng sử dụng tùy biến âm lượng, có thể điều chỉnh lớn nhỏ,
có thể chuyển từ chế độ âm thanh sang chế độ im lặng hoặc rung. Phục vụ
tùy biến t heo yêu cầu của người dùng.
Hấp thu điện năng (từ việc cắm sạc trực tiếp từ nguồn hay từ pin) sau
đó mang năng lượng tiêu t hụ. Quá trình này thực hiện liên tục trong suốt
vòng đời của chiếc đ iện thoại.
Trang 33
14) Thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng
Android hỗ trợ nhiều kích cỡ màn hình: Bản WVGA (480x800), Bản
HVGA (480x320), Bản WVGA 480x854, Bản QVGA (320x240), … Các
thông số này được cấu hình tùy biến, thích hợp với nhiều kiểu điện thoại,
ipad. Người dùng cũng có thể tạo các ứng dụng tùy thích dựa theo những
thông số mà Android đã cung cấp để t ạo ra một ứng dụng đẹp, hiệu quả.
Màn hình giao diện Android với Live Wallpaper tạo ra những hiệu
ứng màn hình sống động, mượt mà, hình ảnh di chuyển rõ nét và có thể
xoay chiều ngang dọc tùy thích. Màn hình giao diện với chiều dài tùy biến
giúp cho người sử dụng có cảm giác lướt các ứng dụng trong không gian.
Album, hình ảnh trên điện thoại android có thể phóng to, thu nhỏ,
xoay chiều, có thể được trưng bày theo nhiều kiểu. Rất đẹp mắt.
15) Nguyên tắc đồng nhất
Tất cả các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại android phải có
kiểu định dạng .apk.
Hỗ trợ các ứng dụng Calendar đồng bộ với thời gian thực.
16) Nguyên tắc biến hại thành lợi
Vì Android là hệ điều hành mở nên các Hacker được tiếp xúc, can
thiệp đến những tầng thấp của hệ điều hành. Dễ dàng tìm được các điểm
yếu để tấn công. Nhưng cũng chính điều đó, đã tạo thành một hệ thống
cộng đồng Android không ngừng phát triển. Ngày càng cải tiến, hoàn thiện
hệ điều hành Android.
Có quá nhiều nhà phát triển trên hệ điều hành Android. Điều này là
cho hệ điều hành Android bị phân mảnh. Nhưng cũng chính vì vậy mà
Android đã phát triển thần tốc. Trong vòng năm năm đã vươn lên vị trí đỉnh
cao thống trị trên thiết bị di động.
Trang 34
17) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
Có cơ chế backup dữ liệu theo lịch trình. Có đồng hồ báo thức t heo
lịch hẹn. Đồng bộ thời gian trên thiết bị với thời gian thực.
18) Nguyên tắc cầu tròn hóa
Hỗ trợ những thư viện để giúp người lập trình dễ dàng sử dụng và
tạo ra các hiệu ứng di chuyển theo đường cong rất s inh động.
Tín hiệu sóng được mô phỏng theo hình tròn với bán kính giới hạn.
Mở rộng khả năng thu phát sóng đạt hiệu quả tốt nhất.
Camera được thiết kế trên các thiết bị di động có dạng mắt trình tròn
để hỗ trợ tầm nhìn bao quát và dễ dàng.
Trên đây là một số nguyên t ắc được áp dụng vào bài toán tin học
trong việc xây dựng, phát triển một hệ điều hành mở - Android. Ngoài ra
còn rất nhiều những nguyên tắc và nguy ên lý khác đã được áp dụng và sẽ
được áp dụng trong lương lai.
Trang 35
TỔNG KẾT
Thời điểm Android ra mắt, nhiều người đã hoài nghi về khả năng của HĐH
di động còn non trẻ này. Trong khi thị phần đang thuộc về Symbian, iOS hay
Windows Mobile thì chưa có lấy một sản phẩm cài đặt HĐH mới mẻ này. Tuy
nhiên, sự giậm chân tại chỗ của Windows Mobile, sự độc quyền HĐH của Apple
(chỉ dành cho thiết bị của hãng là iPhone, iPad) và sự ỷ lại của Nokia với Symbian
đã giúp Android thành công như hiện nay.
Trở t hành HĐH cho thiết bị di động chiếm thị phần lớn nhất đã chứng minh
tầm nhìn của Google trong việc đầu tư, định hướng và phát triển Android. Google
đã xác định rõ Android là HĐH dành cho smartphone chứ không dành cho đa số
ĐTDĐ, nơi mà các HĐH khác đang hoạt động rất tốt.
Bài viết này chỉ là vận dụng một số kiến thức đã được học để giải thích các
nguyên lý mà những nhà lập trình đã áp dụng vào để tạo ra một HĐH nổi tiếng
như hiện nay và dự đoán tương lai phát triển của Android. Thật sự bài phân tích
này nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy. Bên cạnh đó môn học này đã
giúp em thay đổi một số quan niệm chưa đúng, đổi mới tư duy và biết được cách
để tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó.
Nếu trong mọi lĩnh vực, chúng t a cũng vận dụng được các nguyên lý sáng
tạo này thì khi đó xã hội sẽ phát triển vượt bậc. Ở một số nước trên thế giới, chẳng
hạn như Mỹ (một trong những nước có số lượng phát minh sáng chế nhiều nhất
thế giới) người ta đã thấy được lợi ích to lớn của bộ môn khoa học này mang lại
như t hế nào nên họ đầu tư rất sớm và áp dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, việc tiếp
cận bộ môn khoa học này còn rất hạn chế, do đó chúng ta phải tích cực góp phần
quảng bá để nhiều người hơn nữa được tiếp cận với bộ môn này.
Và nếu bộ môn học này được giới thiệu từ các cấp độ t hấp hơn, giúp cho
học s inh, sinh viên có những kiến thức nhất định sẽ giúp các em rất nhiều trong
việc định hướng, đánh giá, giải quyết những công việc gặp phải trong cuộc s ống
hằng ngày mà chưa có giải pháp thích hợp.
Trang 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hoàng Kiếm, Bài giảng PPNCKH, Trường ĐH KHTN, 2012.
(2) Hoàng Kiếm, Giải một bài toán trên máy tính như thế nào – Tập 1- 2 - 3, NXB
Giáo dục, 2005.
(3) Một số bài viết trên website của Trung t âm Sáng t ạo Khoa học – Kỹ thuật
(4) Phan Dũng, Làm thế nào để sáng tạo.Khoa học sáng tạo tự giới thiệu, 2003
(5) Một số bài viết trên website Wikipedia (vi.wikipedia.org)
(6) Một số bài viết trên int ernet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1211048tranhongnghi_ch1211048_ppnckh_6155.pdf