LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn được xếp vào top những thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời các kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các nhà thương mại trong và ngoài nước liên tiếp được công bố. Điều này càng tạo sự phân hóa giữa các hình thức phân phối hàng hóa: truyền thống và hiện đại.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ còn thấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực đô thị, vì tốc độ phát triển của chúng. Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày.
Trong khi đó hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng nề hơn, tuy sức mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ lại giảm mạnh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân, chưa kể nếu biết khai thác, chợ còn là “khẩu vị lạ, độc đáo” đối với khách du lịch quốc tế.
Vậy trong cuộc chiến giữa chợ truyền thống và siêu thị hiện đại, ai sẽ dành phần thắng? Phải chăng chợ truyền thống sẽ bị diệt vong hoàn toàn? Để trả lời những câu hỏi trên nhóm đã đi vào nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung, ở TP HCM nói riêng thông qua hai định chế bán lẻ cơ bản là siêu thị và chợ truyền thống
Vì thời gian có hạn và tầm hiểu biết còn hạn chế, bài nghiên cứu không tránh phải những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của Th.S Phan Thanh Sơn để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ 2
1.1. Thế nào là bán lẻ? 2
1.2. Vai trò của bán lẻ. 2
1.2.1. Đem hàng hóa đến với người tiêu dùng. 2
1.2.2. Phản hồi( Feedback). 2
1.2.3. Chia lẻ. 3
1.2.4. Dự trữ. 3
1.3. Các định chế bán lẻ ở Việt Nam. 3
1.3.1. Specialty store – Cửa hàng chuyên doanh. 3
1.3.2. Department store – Cửa hàng bách hóa tổng hợp. 4
1.3.3. Chain store – Chuỗi cửa hàng. 4
1.3.4. Supermarket -Siêu thị. 5
1.3.5. Dollar Store – Cửa hàng một đô. 6
1.3.6. Hypermarket – Siêu siêu thị. 6
2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 7
2.1. Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam 7
2.1.1. Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt Nam 7
2.1.2. Thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam 9
2.2. Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam 11
2.2.1. Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước 11
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn của nghành bán lẻ Việt Nam. 14
3. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM 17
3.1. Siêu thị - siêu thị Coop Mart 17
3.1.1. Sơ lược về Coop Mart 17
3.1.2. Sản phẩm kinh doanh 18
3.1.3. Thị trường mục tiêu 21
3.1.4. Chiến lược Marketing 23
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh _ Siêu thị BigC 42
3.1.6. Xu hướng trong tương lai 48
3.2. Chợ truyền thống quy mô lớn – Chợ Bình Tây 50
3.2.1. Sơ lược về chợ Bình Tây 50
3.2.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh 54
3.2.3. Khách hàng và thị trường mục tiêu 55
3.2.4. Đối thủ cạnh tranh chính 56
3.2.5. Chúng ta nói gì? 57
3.3. Chợ truyền thống quy mô trung bình – Chợ Bà Chiểu 57
3.3.1. Sơ lược về chợ Bà Chiểu 57
3.3.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh 58
3.3.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ 59
3.3.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu 59
3.3.5. Đối thủ cạnh tranh 59
3.3.6. Chúng ta nói gì? 59
3.4. Chợ truyền thống quy mô nhỏ - chợ tự phát Nghĩa Hòa 60
3.4.1. Sơ lược về chợ 60
3.4.2. Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh 60
3.4.3. Tiểu thương kinh doanh tại chợ 61
3.4.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu 61
3.4.5. Đối thủ cạnh tranh 61
3.4.6. Chúng ta nói gì? 61
4. NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM 62
4.1. Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới 62
4.1.1. Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh 62
4.1.2. Siêu thị có thể dần thay thế chợ truyền thống 63
4.1.3. Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng 66
4.1.4. Vị thế của Chợ, siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi 69
4.2. Giải pháp của nhóm 71
4.2.1. Cần thay đổi tư duy kinh doanh 71
4.2.2. Kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM) 71
4.2.3. Khai thác lợi thế văn hóa và du lịch để duy trì chợ truyền thống 73
KẾT LUẬN 75
MỤC LỤC 77
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khu vực Phan Văn Khoẻ là khu vực bán thực phẩm chính của chợ. Bao gồm các mặt hàng: ăn uống, thịt heo, thịt bò, tôm, cua - ếch - hàu, cá biển, cá đồng, vịt - heo quay, cá hấp, đậu hũ, kiệu chua, cá khô, trứng, gà - vịt sống, nước đá...
Chợ hoạt động suốt từ 2 - 3 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm. Tại đây khách hàng sẽ luôn tìm được những mặt hàng vừa ý với giá sỉ và ít khi bị nói thách. Du khách nước ngoài rất thích đến chợ Bình Tây để tham quan, mua sắm. Nhiều công ty du lịch đã đưa chợ vào danh mục tham quan trong tour của mình.
Nhìn chung khó có thể nói ưu thế của chợ là bán những mặt hàng nào, bởi gần như các mặt hàng thông thường đều có bán ở chợ, thế mạnh của chợ là hàng hóa đa dạng. Đặc biệt là chúng ta có thể mua rẻ hơn nơi khác như cái móc khóa bạn mua ở ven đường, văn phòng phẩm có giá trên mười nghìn một cái thì ở đây bạn có thể mua khoảng trên hai mươi nghìn nhưng là cho chục chiếc và chỉ mua được chục chiếc trở lên, bởi đây là nguồn cung úng hàng hóa cho các nơi khác như các chợ nhỏ hơn, các quầy tạp hóa…tuy nhiên, các của hàng ở đây rất ít khi bán lẻ, họ chỉ bán lẻ các mặt hàng có giá trị cao có giá từ vài chục ngàn như mực khô…Hay đồ sử dụng hàng ngày, không dự trữ được như thịt, cá, tôm…
Khách hàng và thị trường mục tiêu
Khách hàng tới chợ cũng rất đa dạng: xung quanh bên ngoài chợ bán các đồ tiêu dùng hàng ngày, khách ở đây là những hộ gia đình, những ngưới mua hàng hóa về sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Bên trong chợ, chủ yếu là bán sĩ, khách hàng là những ngưới mua đi bán lại và thông thường là khách quen. Những người này tới từ nhiều nơi khác nhau, từ các tỉnh lân cận thậm chí là các tỉnh miền trung như là Bình Định, Phú Yên... thậm chí là miền Tây và Campuchia. Những ngưới này tới xem hàng hóa, thỏa thuận giá, số lượng…sau đó họ ký vào sổ xác nhận của ngưới bán và lấy hàng, hàng hóa được dự trữ ở nhà người bán, nếu người mua mua với số lượng lớn ở sạp không đủ thì họ sẽ về nhà lấy, hàng hóa sẽ được vận chuyển bởi những người khuân vác. Những ngưới này có thể do người bán hay người mua thuê, thông thường là người bán thuê vì khu vực này họ am hiểu hơn.
Ngoài ra phải kể đến một lượng khách hàng khá tiềm năng, đó là khách du lịch từ nước ngoài tới Việt Nam. Khách du lịch rất thích tới chợ vì ở đây họ sẽ trực tiếp thấy được cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam, họ được tiếp xúc, trò chuyện với người bản xứ,tập làm giống như người Việt, trả giá mua các món hàng họ thích mà không có bán ở những nơi khác, hoặc mua hàng với giá thấp. Ngoài ra, chợ này có rất nhiều người Việt gốc Hoa làm ăn nên du khách tới đây là cũng tìm hiểu một phần nào đó văn hóa của người Hoa
Đối thủ cạnh tranh chính
Đối thủ cạnh tranh hiện nay của các loại chợ nói chung phải kể đến siêu thị, các cửa hàng tiện lợi. Nhưng ở đây em xin nói tới một đối thủ cạnh tranh rất lớn của chợ Bình Tây đó là chợ Bến Thành.
Chợ Bến Thành là biểu tượng, là hình ảnh độc đáo mà bất kì ai khi đến Sài Gòn cũng phải một lần ghé qua. Với vị trí ngay tại trung tâm thành phố và lịch sử tồn tại lâu dài, luôn song hành với sự phát triển thăng trầm của thành phố trẻ này, chợ Bến Thành luôn được mọi du khách ưu tiên tìm đến
Năm 1912, nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1911 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây.
Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quí hiếm của trong nước và nước ngoài.
Sau ngày giải phóng, năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.
Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sữa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa.
Chợ Bến Thành ngày nay có hơn 3.000 hộ kinh doanh. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới, luôn là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách để mua được những sản phẩm, vật lưu niệm đậm đà bản sắc Việt, đặc biệt là vùng đất Nam BộCũng giống như chợ Bình Tây, chợ Bến Thành cũng tập trung chủ yếu cho việc bán sỉ các hàng hóa, là đầu mối lấy hàng của những người mua đi bán lại.
Chợ Bến Thành không chỉ là nơi buôn bán mà giờ đây thành một địa chỉ tham quan du lịch của TPHCM. Chợ Bến Thành là một góc sinh hoạt của thành phố như một nét văn hoá của người Sài Gòn.
Chợ Bến Thành nằm ở một trung tâm thành phố, đây là một lợi thế cực kỳ thuận lợi so với chợ Bình Tây, đồng thời được đầu tư tốt hơn nên chợ có nhiều ưu thế hơn. Trong chợ có đội ngũ chào hàng có thể nói lưu loát tiếng Anh, Hoa, Nga...Bởi khách du lịch tới đây tham quan mua sắm rất nhiều.
Trước đây chợ đêm là một điểm lôi cuốn khách của chợ nhưng vào ngày 25/10, thành phó đã có quyết định đóng cửa chợ đêm ví gây ùn tắt giao thông, điều này có thể sẽ làm giảm khách du lịch đến với chợ bến Thành.
Nhìn chung, chợ bến Thành và chợ Bình Tây khá giống nhau về sản phẩm, khách hàng, đều tập trung bỏ mối là chủ yếu, tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ là ở vị trí. Chợ Bến Thành nằm trung tâm thành phố, là bô mặt thành phố nên được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn so với chợ Bình Tây, nó cũng có được những chính sách ưu đãi riêng, được xác định là nơi cho du khách tham quan du lịch vì vậy ngoài những sản phẩm như chợ Bình Tây nó còn có các hàng hóa lưu niệm cho du khách và những sản phẩm này thường có giá tính bằng USD. Hàng năm nguồn thu từ du khách cũng khá lớn.
Chúng ta nói gì?
Có thể khẳng định chợ đã trở thành một nét văn hóa của người dân Việt Nam, trong điều kiện kinh tế-xã hội cũng như văn hóa của dân ta, việc phát triển chợ là một điều tất yếu, ngay trong Nghị Định số 2/2003/NĐ-CP cũng đã khẳng định điều này. Cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống chợ phải được nâng cấp và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu người dân. Trong điều kiện ấy, mặc dù được nâng cấp, mở rộng quy mô nhưng hiện giờ chợ Bình Tây vẫn chưa xứng tầm với vị trí của mình- chợ đầu mối cho các tỉnh miền Tây, Campuchia. Chúng ta cần có một kế hoạch cải tạo, hoàn thiện chợ, khắc phục các vấn đề hiện đang tồn tại như: vệ sinh, nguồn gốc hàng hóa...
Ngoài ra chúng ta nên bắt trước mô hình kinh doanh của chợ Bến Thành, biến chợ không chỉ thành một dịa điểm mua sắm thuần túy mà còn là điểm du lịch, tham quan cho những du khách nước ngoài, bởi chợ có ưu điểm là mang văn hóa của người Hoa. Cần có một kế hoạch cụ thể, xây dựng gian hàng quà lưu niệm cho khách hàng
Chợ còn có ưu thế nữa là khách hàng ít bị nói thách hơn so với chơ Bến Thành, khách hàng sẽ ít bị mua hớ hơn, họ sẽ tin tưởng cho việc mua sắm ở đây hơn.
Chợ truyền thống quy mô trung bình – Chợ Bà Chiểu
Sơ lược về chợ Bà Chiểu
Chợ Bà Chiểu - Nét xưa Sài Thành Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ bán lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM. Địa danh có tiếng này còn lưu lại trong ký ức nhiều người đã gắn bó với khu vực quận Bình Thạnh từ xưa.
Chợ nằm kề bên Lăng tả quân Lê Văn Duyệt nên người dân vẫn gọi chung khu vực này là Lăng Ông Bà Chiểu. Chợ Bà Chiểu hàng ngày thu hút khá đông lượng người đến mua sắm cũng như tham quan. Chợ nằm ở vị trí khá đẹp, ngay trung tâm quận Bình Thạnh, chỉ cần năm phút đi xe máy là đã có thể đến được quận 1. Khuôn viên chợ được bao bọc bởi bốn con đường, mặt tiền chợ hướng ra đường Phan Đăng Lưu với hai làn xe luôn tấp nập, phía trước có khoảng không gian khá rộng, ban đêm người dân trong khu vực bày bán hàng ăn nên nơi đây thường khá đông đúc.
Theo tư liệu cũ, chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định, nằm trên khu đất rộng lớn gần bờ rạch Thị Nghè nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến năm 1989, chợ được nâng cấp và sửa chữa lại để theo kịp đà phát triển đô thị. Theo tư liệu cũ, chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định, nằm trên khu đất rộng lớn gần bờ rạch Thị Nghè nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến năm 1989, chợ được nâng cấp và sửa chữa lại để theo kịp đà phát triển đô thị.
Theo thời gian, khu chợ phát triển và trở thành một trong những nơi mua bán các mặt hàng sỉ và lẻ sầm uất nhất nhì thành phố. Với số đông người dân quanh khu vực, chợ Bà Chiểu là lựa chọn đầu tiên khi cần mua sắm. Đặc biệt, chợ Bà Chiểu có chợ đêm kinh doanh khá nhộn nhịp. Chợ đêm không mở trong nhà lồng mà tập trung ở mặt tiền chợ, chủ yếu bán quần áo, giày dép và các món ăn đêm. Về khuya, chợ đêm trở nên nhộn nhịp hơn hẳn bởi các mặt hàng như hoa, trái cây đổ về từng cần xé tập kết về trước chợ. Tiểu thương nhận hàng từ các xe tải nhỏ chất đầy khu vực. Trong ánh đèn đêm sáng chói, không khí mua bán nhộn nhịp tạo thành đặc trưng thú vị cho chợ Bà Chiểu. Nhiều người khi đã quen thuộc với khung cảnh này, đi xa mới thấy nhớ sự tíu tít bận rộn của chợ Bà Chiểu, nhớ khung cảnh tấp nập kẻ mua người bán. Chợ đêm Bà Chiểu nổi tiếng bán đắt vì vị trí trung tâm, mặt hàng khá đẹp và giá cả bình dân
Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh
Chợ Bà Chiểu được biết đến như một trong những ngôi chợ truyền thống lâu đời của TP HCM. Lượng thực phẩm tại chợ luôn dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu cho các bà nội trợ gần xa. chợ được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng….Trong đó, thủy hải sản là một trong những mặt hàng thực phẩm thế mạnh tại chợ, bày bán trong nhà lồng và ở những cửa hàng dọc theo các con đường bao quanh chợ
Hàng hóa trong chợ rất đa dạng cả về chủng loại cũng như về thương hiệu , nhãn hiệu, thường có những sản phẩm nhái hàng hiệu bán với giá rẻ rất được các đối tượng khách hàng trung bình ưu thích.
Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rất nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giá thực tế cần bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi. Khi người mua phải tự đánh giá giá trị của hàng hóa để trả giá , như vậy nếu như người tiêu dung có kinh nghiệm sẽ mua đúng với giá trị và mức giá này thường sẽ rẻ hơn ở siêu thị.
Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạng gian lận còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ở chợ. Hiện tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ.
Tiểu thương kinh doanh tại chợ
Chợ Bà Chiểu có khoảng 800 hộ kinh doanh và được chia thành sạp.Những người bán tại chợ bao gồm cả các chủ sạp và nhân viên được thuê để bán. Thường thì những người bán này không được đào tạo kĩ năng về bán hàng nên không được lòng khách hàng khi mua sản phẩm và đây cũng là một phần yếu kém tại chợ.
Khách hàng và thị trường mục tiêu
Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ bán lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM. Địa danh có tiếng này còn lưu lại trong ký ức nhiều người đã gắn bó với khu vực quận Bình Thạnh từ xưa.
Chợ nằm kề bên Lăng tả quân Lê Văn Duyệt nên người dân vẫn gọi chung khu vực này là Lăng Ông Bà Chiểu. Chợ Bà Chiểu hàng ngày thu hút khá đông lượng người đến mua sắm cũng như tham quan.
Chợ nằm ở vị trí khá đẹp, ngay trung tâm quận Bình Thạnh, chỉ cần năm phút đi xe máy là đã có thể đến được quận nhất. Khuôn viên chợ được bao bọc bởi bốn con đường, mặt tiền chợ hướng ra đường Phan Đăng Lưu với hai làn xe luôn tấp nập, phía trước có khoảng không gian khá rộng. Như vậy chợ có thể thu hút được các đối tượng tiêu dùng tiện đường đi qua.
Đối thủ cạnh tranh
Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường Ngô Nhơn Tịnh, Diên Hồng, Bùi Hữu Nghĩa đã trở thành những đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần của chợ
Chúng ta nói gì?
Bên cạnh những ưu điểm mà Chợ đã có được còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để có thể hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống chợ Bà Chiểu đối với các loại hình phân phối bán lẻ khác.
Thực trạng vệ sinh của chợ, bao gồm vệ sinh trong lòng chợ lẫn bên ngoài chợ. Việc thu gom và quản lý rác ở chợ vẫn còn khó khăn, không chỉ có rác mà còn cả nước thải, nước phun rửa mặt bằng đều đổ thẳng vào cống chung của thành phố hay chảy ra sông ngòi, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng. Đây là vấn đề xảy ra hàng ngày tại các chợ trên địa bàn TP.HCM nhưng ban quản lý vẫn không có biện pháp tập trung, thu gom rác ở chợ nên rác vẫn còn đổ bừa bãi.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về uy tín nhãn hiệu sản phẩm , ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và có nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên vẫn có các nguồn hàng không đảm bảo (hàng giả, hàng lậu..)
Công tác quản lý chợ: Ban quản lý chợ chưa làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.Điều này thể hiện qua việc ban hành và kiểm soát việc thực hiện nội quy chợ kém hiệu quả, các chính sách hỗ trợ còn nhỏ hẹp
Cơ sở hạ tầng (không gian buôn bán, công tác phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát nước, xử lý rác thải...): hầu hết các chợ trong thành phố đều lần lượt xuống cấp nhưng chưa được quan tâm cải thiện triệt để. Mặc dù đã có văn bản về Các dự án quy hoạch, kế hoạch cải tạo cơ sở hạ tầng chợ của Ủy Ban Nhân Dân thành phố nhưng theo tình hình đầu tư cải tạo thì tiến độ triển khai các dự án từ văn bản ra thực tế còn rất chậm. Các dự án đấu tư với quy mô nhỏ, thếu vốn và chưa đồng bộ. Nhiều chợ cải tạo xong khu vực này của chợ thì khu vực khác lại bị xuống cấp. Dẫn đến tình trạng chung của chợ thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở hạ tầng đều bị xuống cấp ở những mức độ khác nhau.
Mặt bằng kinh doanh của chợ không được khai thác hiệu quả trên hai phương diện thời gian và độ cao
Chợ truyền thống quy mô nhỏ - chợ tự phát Nghĩa Hòa
Sơ lược về chợ
Chợ Nghĩa Hòa nằm trên đường Nghĩa Phát, phương7 quận Tân Bình. Theo một cụ bà cho biết, chợ được hình thành cách đây khá lâu trước năm 1957. Chợ được thành lập trên nhu cầu mua sống hằng ngày của các hộ gia đình trong khu vực.
Thưở ban đầu, chợ Nghĩa Hòa đơn giản chỉ là các tiệm tạm hóa và các gian hàng nhỏ bán thực phẩm 2 bên đường. Dần dần qui mô được mở rộng hơn với nhiều sản phẩm được bày bán hơn, nhiều người bán hơn.
Các mặt hàng, giá cả các mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm ở đây chủ yếu được các hộ buôn lấy từ các chợ đầu mối. Với qui mô khá nhỏ, sản phẩm của chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của con người
Thực phẩm : bao gồm cá thịt, các loại hải sản
Nông sản : bao gồm các loại rau củ quả, trái cây...
Dụng cụ gia đình : bàn ghế, chén đĩa, chăn màng đều có thể tìm thấy được ở đây.
Ngoài ra các sản phẩm ở trên, tại đây cũng có vài gian hàng bán quần áo, giày dép. Mặc dù các loại thực phẩm, nông sản được nhập từ các chợ đầu mối về nhưng các sản phẩm này rất tươi ngon không kém gì so với ở chợ đầu mối. Nói chung, những sản phẩm cần thiết hàng ngày chúng ta đều có thể tìm thấy được tại chợ này.
Là chợ tự phát nên không có ban quản lý, chính về thế các sản phẩm được bày bán ở đây không được qui hoạch phân bố theo nhóm. Vì vậy để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất, chúng ta có thể phải đi hết cả chợ, thay vì chỉ đi trong 1 khu vực nhất định. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được đảm bảo.
Khi buôn bán ở đây, mục đích của các hộ buôn không phải là làm giàu, mà là kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính về thế ở đây người ta bán đúng giá và không thách giá, hoặc cùng lắm chỉ là thách hơn vài ngàn mà thôi. Nếu bạn là người không giỏi trong kĩ năng mặc cả cũng như không rành về giá các sản phẩm thì có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm tại đây.
Hầu hết các hộ buôn ở đây là nhỏ lẻ, hơn nữa lại không chịu thuế, chính vì thế giá ở đây là khá thấp, rất phù hợp với những người có thu nhập vừa mà thấp.
Tiểu thương kinh doanh tại chợ
Trong chợ được chia thành từng khu vực nhỏ, và mỗi khu vực là một tiểu thương nhỏ, họ cũng chính là người trực tiếp bán.
Khách hàng và thị trường mục tiêu
Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...
Đối thủ cạnh tranh
Đây là chợ tự phát, các hộ buôn chủ yếu là các gia đình ở 2 bên đường, do vậy chợ Nghĩa Hòa chủ yếu phục vụ nhu cầu sống của các hộ gia đình trong khu vực lân cận. Mọi người đều có thể đến đây để mua sắm, nhưng đối tượng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập vừa và thấp, là những sinh viên ở trọ gần khu vực chợ, những người công nhân,...
Chúng ta nói gì?
Nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị là những từ để mô tả chợ chồm hổm hay còn gọi là chợ tự phát. Do vậy mà ban quản lý đô thị thường can thiệp , nên chợ đôi lúc mất ổn định. Hiện nay, khi thành phố đang tập trung sức, gồm cả nhân lực và tài chính thực hiện nếp sống văn minh đô thị thì thực trạng hoạt động của những ngôi chợ tự phát nói trên đang trở thành lực cản.
Phải chăng ban quản lý nên dẹp hẳn chợ tự phát này để đem lại văn minh đô thị, nhưng để dẹp hẳn chợ tự phát phải giải quyết được công ăn việc làm cho nguồn lao đông này. Đây là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo.
NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CỦA NHÓM
Viễn cảnh cho chợ và siêu thị trong thời gian tới
Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh
Sức mua giảm sút tại các chợ trong những năm gần đây không còn là vấn đề mới. Nhưng điều đáng lưu ý là sức mua đang tụt dốc không phanh, trong khi chúng ta vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức mua, nuôi dưỡng nguồn thu.
Người mua tại chợ Bến Thành không còn nhộn nhịp như trước.
Khó cạnh tranh với siêu thị
An Đông là một trong những chợ lớn nhất tại TPHCM. 10 năm trước, nơi đây “kẻ mua, người bán” tấp nập, còn nay các bãi đậu xe đều vắng tanh. Toàn bộ khu vực nhà lồng cũng lâm vào tình trạng người bán nhiều người mua ít. Chợ Bến Thành và Bình Tây sức mua cũng không khá hơn. Do vậy, để có đủ tiền duy trì việc ngồi chợ nhiều tiểu thương buộc phải chơi hụi, đi vay nóng với mức lãi lên tới 4%-5%/tháng. Đến thời điểm cần thanh toán lại không có khả năng chi trả dẫn đến số lượng các vụ vỡ nợ, vỡ hụi tại các chợ ngày càng nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ sức mua giảm, ngoài nguyên nhân kinh tế khó khăn, khách hàng phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời ngày càng nhiều hình thức kinh doanh văn minh hiện đại như siêu thị làm cho mô hình kinh doanh truyền thống đang dần bị thay thế. Theo tính toán của Bộ Công thương, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, doanh thu từ các kênh phân phối hiện đại trong năm 2009 đã chiếm tới 37%, thay vì 20% so với 3 năm trước.
Khó khăn là vậy, song với cách tính thuế tại các chợ luôn trong tình trạng năm sau cao hơn năm trước, làm cho tiểu thương đã khó ngày càng thêm khó. Tại chợ An Đông, đầu những năm 2000, mức thuế nộp ngân sách nhà nước khoảng hơn 20 tỷ đồng/năm thì năm 2010, chỉ tiêu từ trên giao gần 56 tỷ đồng! Đây chính là lý do khiến nhiều tiểu thương phải ra ngoài, thuê mặt bằng thành lập chi nhánh hoặc văn phòng để… né thuế. Điển hình nhất là tại Thương xá Đồng Khánh. Trước đây nơi này có tới hàng ngàn hộ tiểu thương nhưng đến nay chỉ còn khoảng 400 hộ!
Hiện có tới hơn 70% số chợ trên địa bàn TP cần được nâng cấp, sửa chữa hoặc được xây dựng mới. Về vấn đề này, một lãnh đạo quận (yêu cầu không nêu tên) thừa nhận, hàng năm nhà nước vẫn thu đúng, thu đủ thuế của tiểu thương nhưng việc trích ngân sách để tu bổ, sửa chữa chợ là vô cùng khó khăn. Chính quy định này đã kéo lùi khả năng cạnh tranh của các chợ so với các kênh phân phối khác.
Siêu thị có thể dần thay thế chợ truyền thống
Người tiêu dùng đổ về siêu thị
Cơn sốt gạo hồi tháng 5 vừa qua đã gây ra tâm lý lo ngại cho người dân. Song, sự ra tay bình ổn giá kịp thời của một loạt siêu thị như Co.op Mart, Big C, Maxi Mart... bằng cách bán gạo với giá gốc đã góp phần làm yên lòng dân chúng. Có thể vào siêu thị, nơi người mua hàng phải chịu thuế giá trị gia tăng để mua gạo với giá rẻ hơn ngoài chợ đã khiến các bà nội trợ thêm thiện cảm với siêu thị. Từ đó, siêu thị đã trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều người.
Chị Nguyễn Huỳnh Anh Thư, một nhân viên văn phòng cho biết, nhà chị ở sát chợ Bà Chiểu nhưng thời gian gần đây, chị hầu như không biết đi chợ là gì. Cứ cuối tuần, chị vào siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng mua đủ lượng hàng cho cả nhà dùng trong một tuần, trữ trong tủ lạnh, hết lại mua tiếp. Theo chị, ngoài các lợi thế về không gian, môi trường mua bán mà các chợ không thể có được, chị cho rằng mua hàng trong siêu thị chị có nhiều cơ hội mua hàng với giá tiết kiệm hơn.
Theo nhận định của chị, nếu mua quần áo thì chị không chọn hàng giảm giá trong siêu thị vì hầu như phần lớn đồ đã qua "mốt". Song, chị rất hài lòng với việc giảm giá các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, nước mắm, rau quả, mì chính, dầu ăn, đường, trứng, sữa... Các đồng nghiệp nữ ở công ty chị cũng có xu hướng đổ vào siêu thị thay vì ra chợ.
"Thời buổi khó khăn, phải thắt lưng buộc bụng nên mua hàng cách nào mà tiết kiệm nhất đương nhiên mình sẽ chọn", chị Thư cho biết.
Nắm được tâm lý người tiêu dùng, các siêu thị triệt để áp dụng mọi chiêu thức kích cầu bằng cách liên tục khuyến mãi, giảm giá. Đại diện chuỗi siêu thị Saigon Co.op, bà Quỳnh Chi, PGĐ Marketing cho biết, chỉ từ cuối tháng 4 đến nay, Saigon Co.op đã phối hợp cùng các nhà cung cấp đầu tư trên 2,5 tỷ đồng để tham gia bình ổn giá. Trong đó, hệ thống này đã chi hơn 1,5 tỷ đồng cho mặt hàng thịt gia súc.
Cũng theo Bà Quỳnh Chi, từ nay đến cuối năm, hệ thống này sẽ tiếp tục nhiều chương trình giảm giá khác và tiếp tục mở rộng hệ thống trên toàn quốc.
Cũng là một hệ thống đi đầu về khuyến mãi, Big C liên tục tung ra các chiêu hút khách với hàng trăm mặt hàng được giảm giá. Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của hệ thống này, với những đợt bình ổn giá liên tục, áp dụng trên 1.300 mặt hàng từ mùa hè năm 2007 đến nay, lượng khách đến với hệ thống đã tăng lên khoảng 25-30%.
Có thể thấy, siêu thị đã như một cứu cánh cho người tiêu dùng trong thời tăng giá.
Tiểu thương khốn khó
Từ lâu, sự xuất hiện của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn đã khiến các chợ truyền thống bị chia sẻ một lượng khách đáng kể, phần lớn là những người có thu nhập trung bình - khá. Song, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến các chợ sụt giảm đáng kể.
Tại chợ Bà Chiểu, chị Hai Bình, một người bán giày dép lâu năm ở chợ này cho biết, đã qua rồi cái thời làm nên ăn ra như cách đây 5-7 năm về trước.
Theo chị, thời gian trước, các tiểu thương như chị làm ăn được là vì phần đông người dân còn giữ thói quen đi chợ truyền thống. Vả lại, nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng cũng không quá cao nên chợ là một sự lựa chọn phù hợp. Nhưng nay đời sống người dân đã cao hơn rất nhiều, thói quen sinh hoạt cũng thay đổi. Khi cần mua sắm, nhiều người chọn siêu thị hơn là đến chợ. Khách hàng đến chợ giờ đây phần đông là sinh viên và người bình dân.
Được biết, trước đây chợ Bà Chiểu nổi tiếng về nạn nói thách nhưng nay, nói như chị Hai Bình, "ai muốn nhịn đói thì cứ nói thách cho nhiều vào!". Huống hồ, bán một món hàng chỉ lời được năm ba ngàn đồng. Doanh thu giảm, mà tiền thuế, hoa chi, tiền vệ sinh môi trường và trăm chi phí khác thì ngày nào cũng phải tính.
Trên thực tế, đã có không ít tiểu thương, do kinh doanh không lời lãi nên đã sang sạp, chuyển nghề.
Ở chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, các tiểu thương kinh doanh hải sản, thịt heo, rau củ cho biết, trước đây, vào những ngày cuối tuần chợ rất đông nhưng khoảng vài tháng trở lại đây, ngày cuối tuần cũng như ngày đầu tuần. Hiện không ít quầy kinh doanh các mặt hàng này đang bị bỏ trống vì rao sang sạp (chỉ với giá 8-9 triệu đồng/năm) nhưng mãi vẫn chưa có người thuê.
Theo các tiểu thương, lượng khách quen thuộc của chợ đã dần "bỏ rơi" chợ, tìm vào siêu thị để được hưởng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Tại Trung tâm TM-DV An Đông (chợ An Đông cũ), một trong những đầu mối lớn nhất thành phố về mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn và thực phẩm khô, tình trạng cũng không khá hơn.
Theo chị Phương, phó Ban Quản lý chợ, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến chợ và doanh thu của các tiểu thương giảm đi thấy rõ. Đã có hơn 60 trường hợp sang sạp, bỏ nghề, chủ yếu là các tiểu thương kinh doanh trong ngành hàng quần áo may sẵn, vải sợi và hàng ăn uống.
Anh Trần Kế Hào, một tiểu thương kinh doanh mặt hàng vải sợi đã nhiều năm tại đây cho biết, hợp đồng thuê mặt bằng của anh có thời hạn từ năm 1997 đến 2011. Thời gian đầu còn "sống" được nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình buôn bán quá khó khăn. Các khách hàng "mối" của anh ở các tỉnh đã chuyển sang mua tận gốc, bán tận ngọn và dần bỏ qua đầu mối phân phối sỉ.
Trong khi đó, khách mua lẻ lại lựa chọn Trung tâm Thương mại An Đông Plaza ngay sát bên hơn là vào chợ. Thế nên, các tiểu thương như anh dù muốn hay không vẫn phải "ngồi chơi xơi nước".
Anh Hào cho biết, kinh doanh vải là nghề truyền thống của gia đình anh. Hai mươi năm nay, vợ chồng con cái anh đã gắn bó với cái nghề này, nhà cửa, gia sản cũng nhờ đó mà ra. Nay không cầm cự được, phải tính đến chuyện bỏ nghề, phần chưa biết sẽ làm gì, phần vì phải rời bỏ một nghề đã trở nên thân thiết, anh đã trăn trở không ít...
Được biết, Ban Quản lý Trung tâm TM-DV An Đông đã phối hợp cùng tiểu thương thực hiện một số biện pháp kích cầu, tăng mãi lực như cho tiểu thương phát triển thêm ngành hàng, kết hợp với các công ty du lịch đưa khách đến tham quan, tổ chức bốc thăm trúng thưởng cho những khách mua hàng trị giá từ 50.000 đồng trở lên. Song, những biện pháp này vẫn chưa thể kéo được người tiêu dùng quay về với chợ. Và như vậy, đời sống của một bộ phận tiểu thương đang rơi vào tình trạng bấp bênh, chưa lối thoát.
Động thái của nhà quản lý
Theo đề án phân phối bán buôn, bán lẻ vừa được UBND TPHCM phê duyệt, từ nay đến năm 2015, TPHCM sẽ giải tỏa 48 chợ truyền thống, thay vào đó là 95 siêu thị và 140 trung tâm thương mại.
Theo định hướng giải tỏa hầu hết các chợ bán lẻ trong khu vực trung tâm TPHCM, chỉ duy trì một số chợ phù hợp quy hoạch, từ nay đến năm 2015, TPHCM sẽ tiến hành di dời, giải tỏa 48 chợ truyền thống.
Các chợ còn lại phải tiến hành sữa chữa, nâng cấp và tổ chức, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh để văn minh, sạch sẽ hơn. Cụ thể, từ nay đến 2010, tiến hành sửa chữa 64 chợ; từ 2011 đến 2015, sửa chữa 31 chợ.
TP cũng yêu cầu các địa phương kiên quyết giải tỏa các điểm, khu vực mua bán tự phát, không phép, lấn chiếm lòng, lề đường. Các cá nhân mua bán tự phát được vận động chuyển đổi ngành nghề.
Chỉ các chợ đầu mối lớn là được duy trì hoạt động nhưng phải theo hướng hiện đại hơn. Dự kiến trong năm 2009 sẽ thực hiện thí điểm sàn giao dịch hàng hóa tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức. TP cũng đang xây dựng phương án thành lập Sở giao dịch hàng nông thủy hải sản TP theo mô hình công ty cổ phần.
Các chợ chuyên doanh hàng công nghiệp (hóa chất, vải sợi, nguyên phụ liệu ngành may, hàng may mặc, giày da, hàng công nghệ phẩm, hàng gia dụng…) cũng sẽ đươc duy trì nhưng phải đầu tư nâng cấp để phát triển thành các trung tâm giao dịch, đầu mối bán buôn phục vụ cả khu vực phía Nam.
Từ năm 2009 đến năm 2015, TPHCM sẽ phát triển thêm khoảng 95 siêu thị và 140 trung tâm thương mại. Trong đó, TP ưu tiên phát triển siêu thị, trung tâm thương mại tại những khu vực đầu mối giao thông, khu mua sắm tập trung, phố đi bộ, khu dân cư, khu đô thị mới.
Để hệ thống bán lẻ phủ khắp các khu dân cư, TP còn khuyến khích phát triển các cửa hàng tiện lợi phục vụ người tiêu dùng 24/24 giờ; mạng lưới các cửa hàng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến tại các khu dân cư tập trung.
Để thực hiện đề án này, TPHCM khuyến khích ứng dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu và đề ra nhiều ưu đãi rất tốt để kêu gọi các nhà đầu tư.
Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
Thời gian qua, có không ít lo ngại rằng chợ truyền thống sẽ “chết yểu” trước sự soán ngôi của trung tâm thương mại, Liệu chợ truyền thống có thể “hồi sinh”, vì nó có chỗ đứng nhất định trong một bộ phận khách hàng, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Lợi thế đặc thù
So với trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống vẫn có những lợi thế đặc thù. Về vị trí, chợ truyền thống thường nằm ở những vị trí đắc địa (chợ Bến Thành – trung tâm Q.1; chợ Lớn – trung tâm Q.5; chợ Bà Chiểu – trung tâm Q.Bình Thạnh…); về đối tượng, chợ truyền thống phục vụ cho các nhóm dân cư có thu nhập đa dạng; về sản phẩm, không nơi đâu bán nhiều mặt hàng đa dạng như chợ truyền thống.
Chợ Bình Tây là một trong những chợ truyền thống lâu đời và có tiếng tại đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Đến nay, chợ Bình Tây vẫn giữ được chức năng như thuở ban đầu của nó. Điểm khác biệt là giờ đây, khu chợ này đã được sắp xếp một cách quy củ hơn, từng khu vực được bày bán những nhóm mặt hàng khác nhau.
Tại chợ Bình Tây, theo chúng tôi quan sát, có khu dành riêng cho các sản phẩm gia dụng bằng inox, khu bán nón bảo hiểm, khu quần áo, khu khăn mặt, khu rau củ, khu trái cây, khu thịt, khu hải sản… Tuy nhiên, điểm khác biệt so với siêu thị là từng khu vực được phân bố diện tích khá rộng, có nhiều chủ hàng riêng lẻ nên khách có thể tự do đối chiếu giá bán.
Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
Một trong những nét riêng biệt nổi bật của chợ truyền thống là nơi “tập kết” của các sản phẩm làng nghề và dễ tìm các món hàng “độc” nên thu hút một lượng đối tượng khách hàng nhất định, đặc biệt là khách nước ngoài.
Với lợi thế là đầu mối của các đại lý bán lẻ, chợ truyền thống thu hút các tiểu thương cấp 2 (các cửa hàng nhỏ ở khu dân cư) lấy hàng với số lượng lớn. Chị Thủy, chủ quần bánh mứt 677 tại chợ Bình Tây cho biết, doanh thu chủ yếu của chị là bỏ mối cho tiểu thương các tỉnh. Các tiểu thương này có khi đến từ các tỉnh rất xa, cả ở miền Trung hay tận mũi Cà Mau.
Sở dĩ khách hàng đến từ các tỉnh xa như vậy vì chợ truyền thống ở TP.HCM vốn được xem là đầu mối tiêu thụ hàng giá sỉ của khu vực phía Nam. Khách ở tỉnh xa thường mua sỉ với số lượng lớn. Cũng chính vì vậy mà những thực phẩm khô như bánh mứt, đậu, đồ hộp, thực phẩm đóng gói; các mặt hàng như vải vóc, mỹ phẩm, đồ gia dụng… và sản phẩm làng nghề được xem là những mặt hàng đặc trưng có giá trị gia tăng của chợ truyền thống.
Chị Bùi Thu, nhà ở quận Tân Bình cho biết, nhà chị ở ngay chợ Tân Bình nên từ trước tới giờ chị không bao giờ mua hàng trong siêu thị, mặc dù thỉnh thoảng chị vẫn thích đi siêu thị nhưng chủ yếu đi dạo là chính. Chị Thu phân trần: “Vì sống gần chợ nên tôi đã quá quen với chất lượng sản phẩm và giá cả ở đây, nếu so với giá ở siêu thị thì giá ở chợ rõ ràng là cạnh tranh hơn. Chính vì vậy gia đình tôi cũng tiết kiệm được phần nào chi tiêu hàng ngày”.
Mơ “sự tái sinh”
Chị Bùi Ngọc Thạch, một thương lái từ Bình Dương không chút ngần ngại chia sẻ: “Tụi tui thường xuyên phải lấy sỉ các mặt hàng tạp hóa với số lượng lớn để về bán lại, do đó bằng mọi cách phải tìm cho được giá gốc mới có lãi, nếu không có chợ truyền thống thì tụi tui không biết lấy hàng ở đâu”.
Hầu hết các tiểu thương ở các tỉnh đều cho biết, khi lên Sài Gòn lấy hàng, chợ truyền thống chính là địa chỉ họ tìm đến. Với việc mua sỉ, họ có thể mua được với giá ưu đãi và đây là lợi thế mà siêu thị và trung tâm thương mại không có được. Ngoài ra, mua món gì thanh toán món đó, có thể trả giá… cũng là lợi thế của chợ truyền thống.
Đối với khách hàng mua lẻ, chị Tú Trinh, nhà ở quận 2 chia sẻ: “Đôi lúc tôi lại thích “la cà” ở chợ hơn là ở siêu thị, vì ở chợ tôi còn được trò chuyện với người bán hàng, quầy nào đều có chủ của quầy đó, nên được tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau”. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa chợ truyền thống và siêu thị, người đi siêu thị chỉ tiếp xúc với sản phẩm và nhân viên thu ngân, trong khi đi chợ, họ thích mua hàng của người nào thì đến quầy người đó.
Trong định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới chợ truyền thống giai đoạn từ năm 2011 – 2015, TP.HCM quyết định giữ lại tất cả các chợ đầu mối như chợ đầu mối Bình Điền (đầu mối hàng hóa từ miền Tây lên), chợ đầu mối Thủ Đức (đầu mối hàng hóa khu vực miền Đông). Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa 31 chợ khác.
Đối với hệ thống các chợ đặc thù chuyên kinh doanh hàng công nghiệp như chợ hóa chất, vải sợi, nguyên liệu ngành may, hàng may mặc, giày da, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng gia dụng… đều tiếp tục được duy trì hoạt động trên cơ sở đầu tư nâng cấp để mang dáng dấp của các trung tâm giao dịch, các đầu mối buôn bán phục vụ cho toàn khu vực phía Nam chứ không chỉ “gói gọn” trên địa bàn TP.HCM.
Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam nhận định: “Sự “tái sinh” của chợ truyền thống sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi. Qua đó, chợ truyền thống đóng vai trò như một khách hàng lớn thu hút khách hàng đến trung tâm thương mại”.
Theo các chuyên gia, điểm yếu của chợ truyền thống là công tác quản lý thường lỏng lẻo. Ngoài ra, hàng nhái, hàng giả cũng là vấn đề nhức nhối của chợ truyền thống từ bấy lâu nay. Chính vì vậy, để phát huy lợi thế và vực dậy chợ truyền thống, công tác quản lý và “điểm mặt” nguồn gốc hàng hóa phải tiến hành rốt ráo và công khai.
Thời gian gần đây, chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM đã được quy hoạch lại và hoàn thiện cả về giao thông, môi trường, không gian quầy hàng, an ninh trật tự và cách ứng xử của các tiểu thương. Với những lợi thế nêu trên và thói quen mua sắm của người dân, chợ truyền thống có nhiều điều kiện để “mơ” đến sự “hồi sinh” trong nay mai.
Vị thế của Chợ, siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi
Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ còn thấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực đô thị, vì tốc độ phát triển của chúng.
Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày.
Không chỉ có vậy, loại hình cửa hàng tiện lợi của hộ kinh doanh cá thể và của các công ty thương mại cũng có xu hướng phát triển mạnh hơn trong lòng các khu dân cư. Đây là loại hình bán lẻ những hàng hóa bổ sung cho việc đi chợ theo định kỳ, có ý nghĩa thiết thực, tức thời, phục vụ gần như 24/24 giờ nhằm đáp ứng loại nhu cầu “ra cổng là có cửa hàng”.
Không chỉ có doanh nghiệp trong nước quan tâm kênh phân phối này dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu, như G7, Shop & Go, Co.op Food... mà các thương hiệu nước ngoài cũng khá hăm hở.
Thông tin mới nhất hồi cuối tuần trước, chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K của Mỹ đã chính thức đến Việt Nam với sự hiện diện của năm cửa hàng đầu tiên đặt tại TPHCM. Mục tiêu phát triển trước mắt của thương hiệu này tại Việt Nam là 100 cửa hàng vào năm 2011 cũng thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Bên cạnh Circle K, nhiều thương hiệu bán lẻ khác với kinh nghiệm dày dạn đang có những động thái thâm nhập thị trường Việt Nam. Sự ra đời của liên doanh SATRA-AFC giữa Tổng công ty Thương mại Sài Gòn với Asiawide Franchise Consultants của Singapore hồi cuối năm ngoái là nhằm khai thác nhu cầu tư vấn nhượng quyền thương mại của cả doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng nề hơn.
Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ nội địa năm tháng đầu năm 2009 vẫn đạt trên 452.000 tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2008, và nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn còn tăng khoảng 8,4%.
Vấn đề là tuy sức mua tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ lại giảm mạnh. Theo bà Dương Thị Mai Lan, Phó ban Quản lý chợ Bến Thành, ước tính sức mua của người tiêu dùng tại chợ này sáu tháng đầu năm nay giảm 50-60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chợ bán lẻ khác trên địa bàn TPHCM như chợ Tân Định, Bà Chiểu, Thanh Đa, Xóm Chiếu... cũng có mức giảm tương tự.
Trao đổi với đại diện Ban quản lý một số chợ, tất cả đều thừa nhận những năm gần đây có dấu hiệu cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa chợ và hệ thống siêu thị, cửa hàng và trung tâm thương mại. Như vậy, câu hỏi đặt ra là số phận của mô hình chợ truyền thống sẽ đi về đâu? Và phải chăng khi mua sắm ở chợ giảm dần có nghĩa chợ đã thực sự không còn cần thiết nữa? Chuyện kể của Ban quản lý chợ An Đông cho thấy không phải vậy.
Vài năm trước, khi Trung tâm thương mại An Đông Plaza chuẩn bị đi vào hoạt động, hàng ngàn tiểu thương trong ngôi chợ An Đông cũ hết sức lo lắng, bởi “bên kia” hoành tráng, thoáng mát và đẹp đẽ hơn nhiều so với “bên này”.
Nhưng thực tế cho thấy đối tượng khách mua sắm ở hai bên khác nhau. An Đông Plaza đón lượng lớn khách mới, trẻ tuổi trong khi chợ cũ vẫn duy trì được khách quen lâu năm. Mặt khác, hàng hóa ở chợ vẫn phong phú hơn với nhiều cấp độ giá bán theo chất lượng, và người mua có thể mặc cả để được mức giá tốt nhất, nhất là đối với dân nghèo thành thị.
Hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng đang chiếm thị phần bán lẻ ước tính dưới 20% nhưng đang có khuynh hướng tăng nhanh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân, chưa kể nếu biết khai thác, chợ còn là “khẩu vị lạ, độc đáo” đối với khách du lịch quốc tế.
Chỉ riêng tại TPHCM, theo số liệu của Sở Công Thương, hiện có hơn 200 chợ đang bảo bọc cuộc sống của gần trăm ngàn tiểu thương và gia đình họ và vẫn đang chiếm giữ một phần đáng kể trong tổng doanh số của ngành bán lẻ.
“Do vậy, chợ vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối nhưng lâu nay, khâu tổ chức, quản lý chợ chưa được quan tâm đúng mức. Người tiêu dùng rời xa chợ không phải do chợ không còn cần thiết mà vì chợ bán nhiều hàng hóa không đảm bảo chất lượng, buông thùa trong khâu trưng bày, tiểu thương không được học kỹ năng giao tiếp, bán hàng, quầy, sạp tăm tối, ẩm thấp, nóng bức, vệ sinh kém...
Vấn đề nâng cấp chợ đang được đặt ra như một nhu cầu bức thiết không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn là vấn đề văn hóa, xã hội, bao gồm cả việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả người mua lẫn người bán. Thời gian gần đây, bản thân một số chợ đã có những nỗ lực cải thiện hoạt động mua bán, như chợ An Đông đã áp dụng quy trình quản lý theo ISO, giảm đáng kể các vụ vi phạm bán hàng không đúng giá, thiếu hòa nhã với khách, lấn chiếm không gian chung, quầy sạp không đảm bảo quy định phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh.
Ở góc độ quản lý nhà nước, các cấp chính quyền cũng đã bắt đầu có những hỗ trợ thiết thực mà khóa tập huấn cho gần 200 tiểu thương ở các chợ trên địa bàn TPHCM vừa được khai giảng là một ví dụ. Khóa tập huấn kéo dài trong sáu tháng do Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại phối hợp với Ban quản lý các chợ và các cấp chính quyền địa phương tổ chức nhằm hướng dẫn những kỹ năng bán hàng như cách mời chào, kỹ thuật trưng bày hàng hóa, niêm yết giá, các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng...
Nói như một vị lãnh đạo TPHCM tại buổi khai giảng khóa tập huấn, nếu như công tác quy hoạch, cải tạo cơ sở hạ tầng cho hệ thống chợ được thúc đẩy cộng với việc tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý và từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động bán hàng trong chợ, thì “chợ vẫn có một vị thế và sức hút rất riêng so với những mô hình bán lẻ khác”.
Giải pháp của nhóm
Cần thay đổi tư duy kinh doanh
Nhiều ý kiến cho rằng, để thay đổi bộ mặt kinh doanh của các chợ, không ai khác tiểu thương phải tự cứu mình trước. Tự mỗi tiểu thương cần đổi mới tư duy kinh doanh theo hướng thân thiện – văn minh – hiện đại. Loại bỏ ngay tình trạng thách giá và chửi mắng khách hàng. Đầu tư và xây dựng các quầy kệ khang trang, sạch đẹp dần dần biến sạp chợ thành những cửa hàng kinh doanh nhỏ. Đối với ngành hàng thực phẩm tươi sống cũng cần tiến đến việc sơ chế và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên thực tế, hiện mới chỉ có rất ít hệ thống siêu thị cung cấp đủ hàng thực phẩm tươi sống, còn lại các chợ vẫn là nơi đáp ứng chính cho nhu cầu phục vụ bữa ăn hàng ngày của người dân.
Một số chợ bước đầu cũng đã áp dụng cách khuyến mãi bằng nhiều cách thức khác nhau như mua hàng được bốc thăm trúng thưởng, tặng quà để kéo khách hàng đến với chợ. Tuy vậy, việc khuyến mãi chưa được thực hiện đều khắp cũng như chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số tiểu thương.
Đã đến lúc TP sớm sắp xếp và quy hoạch mới đối với các chợ. Trong đó, việc đầu tư và nâng cấp hệ thống chợ truyền thống phải được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức mua cũng như quyền lợi chính đáng cho tiểu thương. Làm được việc này chúng ta sẽ tiếp tục duy trì công ăn việc làm cho hàng chục ngàn tiểu thương và vài trăm ngàn lao động khác, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM)
Theo nhận định của nhóm, xu hướng tương lai của thị trường bán lẻ Việt Nam là sự kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại (TTTM). Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và thị trường bán lẻ, cùng với sự phát triển về đô thị và khu dân cư thì các TTTM, siêu thị và đại siêu thị dần trở nên là một phần của nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống của người Việt Nam.
Các TTTM lớn đã và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam từ các chợ truyền thống, cửa hiệu trên các tuyến phố và các siêu thị quốc doanh sang các siêu thị hiện đại, TTTM, khu mua sắm. Người thành thị ngày càng quen với việc đến các TTTM hiện đại để mua sắm.
Do đó, dù thị trường bất động sản ở nước ta lên xuống thất thường nhưng riêng phân khúc mặt bằng bán lẻ (MBBL) tại các TTTM thì vẫn phát triển rất ổn định và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai.
Theo thống kê của CBRE Việt Nam, diện tích MBBL tại các TTTM ở TPHCM hiện nay đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua và tăng gấp 7 lần cách đây 10 năm. Đến năm 2013, diện tích MBBL sẽ đạt con số 1 triệu m2, gấp 3 lần hiện nay; trong đó, diện tích tại khu vực trung tâm không tăng trưởng nhiều nhưng khu vực ngoài trung tâm lại tăng gấp 7 lần hiện tại.
Chính xu hướng phát triển trên làm xuất hiện tình trạng khan hiếm MBBL hiện đại tại khu vực trung tâm TP, đẩy giá thuê trong khu vực trung tâm lên mức kỷ lục; trong khi đó, các dự án ngoài trung tâm thì đang phải đối mặt với áp lực giảm giá để cạnh tranh.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là sự khan hiếm mặt bằng tại khu vực trung tâm thành phố. Đây không phải là đặc trưng của riêng TPHCM mà hầu hết các thành phố đang phát triển khác ở Châu Á cũng đều gặp phải.
Sự kết hợp giữa chợ truyền thống và TTTM sẽ giải quyết được vấn đề này. Theo mô hình ông giới thiệu thì chợ truyền thống có thể được cải tạo, xây cao ốc thấp tầng. 1, 2 tầng dưới tiếp tục kinh doanh như chợ truyền thống, các tầng trên thì kinh doanh theo hình thức bán lẻ hiện đại. Ông cho rằng: “Sự tái sinh của chợ truyền thống sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi”.
Mô hình kết hợp chợ truyền thống và TTTM (nguồn: CBRE Việt Nam)
Việc cải tạo các chợ truyền thống theo mô hình trên sẽ khai thác được rất nhiều lợi thế như: nằm ngay tại khu trung tâm, là vị trí đắc địa cho bán lẻ; và vì là khu vực mua sắm truyền thống nên có lượng khách hàng thân quen lớn; mặt khác khu vực tập trung dân cư đông nên đối tượng khách hàng và các nhóm thu nhập đa dạng…
Mô hình khu bán lẻ với một phần là chợ truyền thống, một phần là TTTM hiện đại sẽ không làm mất những khách hàng quen thuộc của chợ truyền thống; đồng thời thu hút thêm lượng khách trẻ, thu nhập cao thích thú với mô thức bán lẻ hiện đại.
Ngoài ra, với mô hình này, khách hàng của chợ truyền thống cũng có thể đến khu TTTM mua sắm, đóng vai trò khách hàng lớn của khu bán lẻ hiện đại; khách hàng của TTTM cũng có thể đến chợ truyền thống mua sắm, thu hút nhiều khách hàng có thu nhập cao cho chợ truyền thống.
Tuy nhiên, để thành công với mô hình mới lạ này, ông Richard Leech cho là công tác quản lý của chợ truyền thống và TTTM phải được kiểm soát chặt chẽ, chú ý kỹ đến chất lượng hàng hóa, thương hiệu, đội ngũ nhân viên, phân bổ hợp lý vị trí các ngành hàng…
Khai thác lợi thế văn hóa và du lịch để duy trì chợ truyền thống
Trong khi hàng loạt chợ truyền thống đã và đang được xem xét để chuyển đổi sang hình thức siêu thị cho phù hợp với xu hướng mới thì nhiều khu chợ vẫn là điểm thu hút không chỉ người tiêu dùng mà cả khách du lịch.
Một số chợ trong thành phố có lịch sử hình thành từ rất lâu đời như chợ Bến Thành (1914), chợ Tân Định (1949)... đã được coi là địa điểm văn hóa nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh. Tại các chợ này, khách du lịch có thể tham quan và mua sắm những mặt hàng mang nét văn hóa Việt Nam.Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho tiểu thương: Tại các có quy mô trung bình hiện có hàng ngàn tiểu thương và người lao động kinh doanh và làm việc. Những tiểu thương và gia đình của họ đều có nguồn thu nhập chính từ công việc kinh doanh ở chợ.
Không chỉ thỏa mãn nhu cầu mua sắm, việc đi chợ gần như trở thành niềm vui của rất nhiều chị em.Shopping ở chợ chắc hẳn không có cảm giác thư giãn như tại siêu thị nhưng vẫn được giới nội trợ ưa thích vì giá rẻ. Đặc biệt, nhiều chợ có thế mạnh bán chuyên một số mặt hàng.
Bí quyết đầu tiên mà hầu như chị em nào cũng biết, là nên tùy theo nhu cầu mà tìm đến đúng chợ. Nhiều chợ có “thương hiệu” bởi “chuyên trị” một số sản phẩm riêng. Chẳng hạn, khi đi mua vải vóc, áo quần ở miền Bắc thì nên tìm đến chợ Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc, chợ Đồng Xuân; còn ở Sài Gòn thì chịu khó lên chợ vải ở quận 5, Chợ Lớn, Tân Định... Với các loại quần áo cao cấp hơn thì tìm đến chợ Bến Thành, chợ An Đông, Saigon Square. Mua vật tư, vật liệu xây dựng có thể đến chợ chuyên kinh doanh mặt hàng này tại quận 5. Muốn mua sắm, nâng cấp, tân trang các thiết bị điện tử thì tìm đến chợ Nhật Tảo, mua các loại thực phẩm tươi sống thì đến chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Chợ Kim Biên nổi tiếng với vô vàn các mặt hàng hóa chất, mỹ phẩm, linh kiện điện thoại. Gần đây, chợ miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) thu hút dân mua sắm và đông đảo kháchdu lịch. Ở đây không chỉ đặc biệt đa dạng, phong phú các chủng loại hàng hóa mà giá cả cũng thường rẻ hơn khá nhiều so với mua tại các cửa hàng. Nhìn chung, tại các chợ lớn, giá cả thường rẻ hơn siêu thị và cửa hàng bên ngoài từ 10 đến hơn 30%. Đó là lý do vì sao nhiều chợ vẫn được ưa chuộng. Tại TP.HCM, chợ Bến Thành, chợ An Đông còn được coi như một điểm đến của du kháchđể mua sắm các mặt hàng đặc trưng với giá rẻ và thưởng thức văn hóa chợ truyền thống.
Với nhiều người, điều thú vị khi đi chợ là được thỏa sức trả giá. Tuy không có quy định, nhưng đa số các chợ vẫn còn chuyện người bán nói thách, buộc người mua phải… tự tìm đúng giá trị của món hàng. Trả giá được coi như một nét văn hóa của chợ. Theo kinh nghiệm của những người sành đi chợ, việc đầu tiên là phải khảo giá. Có thể tham khảo giá trước tại các siêu thị, trang web mua bán, thậm chí có thể khảo giá ngay tại chợ bằng cách đi một lượt các gian hàng, quan sát những người mua khác để nắm giá cả. Đôi khi, chỉ cách mấy sạp hàng, giá cả đã có sự chênh lệch kha khá. Để tránh trường hợp bị hớ hoặc hứng chịu những cáu giận vô lý của người bán trong quá trình ngã giá, tốt nhất bạn nên đi cùng một nhóm bạn, đặc biệt là những người có kinh nghiệm. Nên xem hàng kỹ càng trước khi trả giá để đưa ra mức giá hợp lý nhất và tránh trường hợp mua phải hàng không ưng ý.
KẾT LUẬN
-----o0o-----
Thị trường ngày nay đã trở thành nơi cạnh tranh khốc liệt của những nhà bán lẻ. Đã qua rồi cái thời mà nhà sản xuấtcũng chính là người phân phối trực tiếp sản phẩmđến người tiêu dùng. Từ nhiều thập kỷ trở lạiđây người tađã nhìn nhậnvai trò của những trung gian phân phối. Không một công ty nào không nhờ nhà trung gian mà có thể phân phối sản phẩm của mình rộng khắp trong dân chúng.Nói như vậy không có nghĩa là người ta phủ nhận vai trò của nhà sản xuất. Nhưngmột nhà sản xuất có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao thôi chưađủ, mànhà sản xuấtấy còn phải biết lựa chọn những kênh phân phốiđúngđắnđể làm chosản phẩm của mình ngày càng trở nên phổ biến. Trong những trung gian phân phối ấy, thì những nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng. Họ có thể mang sản phẩmđến với những khách hàng dù là xa xôi nhất và cũng chính họ là người có thể hiểuđược tâm tư và nguyện vọng của khách hàng nhất.
Hiện nay có rất nhiều loại hình bán lẻđang dần xuất hiện và ngày càng khẳngđịnhvị trí của mình trong nhiệm vụ phân phối hàng. Như vậy trong tương lai loại hìnhnào sẽ phát triển và chiếmưu thế,điều này còn tuỳth uộc vào chiêu bài của các đạigia bán lẻ và sự quyếtđịnh của người tiêu dùng
MỤC LỤC
----o0o----
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc