Mục lục
Phần I: Tổng quan 5
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 5
1.2 nghiên cứu trong và ngoài nước 8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 13
Phần II: Mục đích và phương pháp nghiên cứu 23
2.1 Mục đích nghiên cứu 23
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 23
2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu chính 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Phương pháp điều tra định tính các tác nhân với các phiếu điều tra mở 24
2.2.2 Phương pháp hội thảo chuyên gia (Expert meetings) 25
2.2.3 Phương pháp đánh giá tác động KTXH của việc thực hiện DĐĐT. 27
2.2.4 Cách chọn các mô hình DĐĐT để nghiên cứu. 28
Phần III: Kết quả nghiên cứu 30
3.1 Giới thiệu các mô hình nghiên cứu 30
3.1.1 Các mô hình DĐĐT được chọn để nghiên cứu 30
3.1.2 Tính đại diện của các mô hình nghiên cứu 33
3.2 Thực trạng manh mún ruộng đất 34
3.2.1 Manh mún ruộng đất ở Đồng bằng sông Hồng 34
3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún: 37
3.2.3 Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất 39
3.3 Các phương thức DĐĐT đã được thực hiện 40
3.3.1 Các mô hình do địa phương chủ động triển khai (tự nguyện) 40
3.3.2 Các mô hình do chính quyền địa phương tổ chức 44
3.4 Kết quả giảm số thửa sau khi thực hiện DĐĐT 67
3.4.1 Mục tiêu giảm số thửa 67
3.4.2 Và kết quả đạt được ở các mô hình nghiên cứu 68
3.5 Đánh giá các tác động của DĐĐT 70
3.5.1 Mục đích và nội dung đánh giá 70
3.5.2 Phân tích các mục tiêu thực hiện DĐĐT 71
3.5.3 Vai trò của QHSD đất và Quota cho phép CĐMĐSD đất NN 75
3.5.4 Tác động của DĐĐT đến sự thay đổi hệ thống ruộng đất trong các vùng 76
3.5.5 ảnh hưởng của DĐĐT đến sự phát triển của các hệ thống canh tác 84
3.5.6 Tác động của DĐĐT đến các HTSXNN và kinh tế hộ nông dân 91
3.5.7 DĐĐT thúc đẩy sự phân hoá kinh tế trong các kiểu nông hộ 96
3.5.8 DĐĐT thúc đẩy sự trao đổi và phân hoá ruộng đất giữa các kiểu hộ 102
3.6 Những hiệu quả tác động khác của DĐĐT đến sự phát triển NT 112
3.6.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn 112
3.6.2 Mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân 113
Phần IV: Thuận lợi khó khăn và những bài học kinh nghiệm 114
4.1 Các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của DĐĐT 114
4.2 Các khó khăn và thuận lợi khi triển khai 114
4.2.1 Khó khăn chung đối với các địa phương 114
4.2.2 Khó khăn đối với tác nhân tham gia DĐĐT ở các cấp. 114
4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra 69
Phần v: Kết luận và kiến nghị 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined.
Mục lục bảng:
Bảng 1. Một số chỉ tiêu phát triển về nông nghiệp ở ĐBSH. 15
Bảng 2. Quy mô đất và thu nhập từ trồng lúa ở 2 đồng bằng lớn ở Việt nam 18
Bảng 3. Một số đặc điểm chính của các mô hình nghiên cứu 33
Bảng 4. Quy mô và sự thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) 34
Bảng 5. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước. 35
Bảng 6. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH 36
Bảng 7. Tình trạng manh mún ruộng đất của các mô hình trước DĐĐT 36
Bảng 8. Thu nhập của xã Nam cường sau 2 năm chuyển đổi 43
Bảng 9. Dự kiến 2 phương pháp chia đất 48
Bảng 10. Những thắc mắc của người dân và quan điểm của Đảng và chính quyền 57
Bảng 11. Những hạn chế khi chia đất năm 1993 theo nghị định 64/CP 58
Bảng 12. Kinh phí sử dụng của các mô hình 65
Bảng 13. Phân chia các khoản chi phí (%tổng chi phí hoạt động DĐĐT) 66
Bảng 14. Một số kết quả chính sau DĐĐT ở các mô hình 68
Bảng 15. Chiến lược và mục tiêu chính sách DĐĐT ở các địa phương 72
Bảng 16. Mục tiêu của DĐĐT theo đánh giá của các tác nhân 74
Bảng 17. Diện tích đất nông nghiệp trước và sau DĐĐT 77
Bảng 18. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau dồn điền đổi thửa 78
Bảng 19. Tỷ lệ đất công điền sau DĐĐT ở các xã 80
Bảng 20. Đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các điểm điều tra 86
Bảng 21. Diện tích lúa bình quân/khẩu tại các xã trước và sau DĐĐT 88
Bảng 22. Mức chi phí trên 1 sào lúa giữa trước và sau DĐĐT ở Mỹ thọ 88
Bảng 23. ảnh hưởng của DĐĐT đến đầu tư sản suất lúa ở Ngũ kiên 89
Bảng 24. So sánh chi phí và HQSX Ngô giữa Ngũ kiên và Vân xuân 90
Bảng 25. Sự thay đổi cơ cấu ruộng đất của các kiểu hộ ở Thanh xá 92
Bảng 26. Sự thay đổi cơ cấu ruộng đất giữa các kiểu hộ ở Mỹ thọ, Hà nam 92
Bảng 27. Đầu tư và thu nhập/sào của cây vải thiều trong các kiểu hộ 94
Bảng 28. Diện tích và thu nhập từ vườn của accs kiểu hộ ở xã Thanh Xá 94
Bảng 29. Mức đầu tư và thu nhập từ nuôi tôm ở xã Nam cường, Thái Bình 95
Bảng 30. Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập trước và sau DĐĐT 96
Bảng 31. Mức tăng thu nhập của các kiểu hộ ở các xã 99
Bảng 32. Tình hình trao đổi ruộng đất ở Mỹ thọ trước và sau DĐĐT 103
Bảng 33. Tình hình trao đổi ruộng đất của các nông hộ 104
Bảng 34. ý kiến đánh giá của nông dân về DĐĐT (trường hợp Quốc tuấn)
Bảng 35. Các khó khăn của các nhóm tác nhân trong DĐĐT 114
200 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả này lại cho phép chúng ta kết luận rằng DĐĐT đã thúc đẩy mạnh sự tăng thu nhập của các nhóm hộ khá giàu hơn là ở các nhóm hộ nghèo. Bằng chứng là sau 5 năm dồn điền đổi thửa các hộ khá giàu ở Ngũ kiên có mức tăng trưởng thu nhập cao hơn so với đối chứng ở Vân xuân (68% so với 60%), trong khi đó mức tăng thu nhập của các hộ nghèo ở đây lại thấp hơn nhiều so với mức tăng của cùng loại hộ ở Vân xuân.
Mức tăng thu nhập của các kiểu hộ ở các xã Có và Không thực hiện DĐĐT
(Đơn vị: 1000 đ)
Tổng thu nhập của hộ/năm ở Ngũ kiên
1997
2003
+/-
%
Hộ Khá
7425
12452
5027
67,7
Hộ TB
7562
11986
4424
58,5
Hộ Yếu
7598
9836
2238
29,5
Trung bình vùng
7528,3
11424,7
3896,3
51,8
Tổng thu nhập của hộ/năm Vân xuân
1997
2003
+/-
%
Hộ Khá
7352
11790
4437
60,3
Hộ TB
6552
10812
4260
65,0
Hộ Yếu
5093
8804
3712
72,0
Trung bình vùng
6332
10469
4136
74,5
Như thế có thể kết luận rằng DĐĐT đã góp phần làm tăng phân hoá giàu nghèo trong nông thôn. Và đây là điều mà các địa phương cần cân nhắc trong khi thực hiện DĐĐT.
3.5.7.3 Sự phân hoá kinh tế giữa các nông hộ
Trong biểu đồ dưới đây mô tả sự thay đổi thu nhập của các hộ nông dân trên 6 xã điều tra ở 2 thời điểm trước và sau DĐĐT (mỗi xã điều tra 45 hộ chia đều cho 3 kiểu Khá, Trung Bình và Nghèo, tổng cộng chúng tôi có 270 mẫu điều tra). Kết quả cho thấy, ở cả 3 kiểu hộ Khá, Trung bình và Nghèo, mức thu nhập của hộ sau DĐĐT đều tăng so với trước DĐĐT. Tuy nhiên, mức tăng thu nhập của các hộ khá giả cao hơn so với hộ nghèo (6,6 triệu/hộ đối với hộ khá và khoảng 5,5 triệu/hộ đối với hộ TB và nghèo).
Biểu đồ 2. So sánh thu nhập giữa các kiểu hộ trước và sau DĐĐT
Đương nhiên mức tăng này không hoàn toàn là do DĐĐT mang lại và không phải ở vùng nào mức tăng của hộ nghèo cũng thấp hơn hộ giàu. Những phân tích trên cho phép chúng tôi có một nhận xét rằng DĐĐT đã tạo điều kiện ít nhiều cho các nông hộ phát triển sản xuất. Biểu đồ dưới đây chúng tôi lấy năm trước DĐĐT làm mốc là 100% và tính tốc độ tăng thu nhập của năm sau DĐĐT để so sánh với nhau cho từng xã. Kết quả cho thấy:
Tốc độ tăng thu nhập của nông hộ ở các vùng phát triển cây ăn quả và NTTS cao và nhanh hơn nhiều so với các vùng khác (trên 200% như ở Thanh xá, và đến 300% như ở Nam cường). Cũng trong các vùng này mức tăng thu nhập của hộ nghèo thấp hơn so với các hộ khá và TB. Các vùng còn lại tuy thu nhập bình quân/hộ có tăng nhưng không cao.
Có 3 xã là Mỹ thọ, Đông quý và Quốc tuấn tốc độ tăng thu nhập của các hộ nghèo cao hơn so với các hộ khá và giàu. Có 2 lí do giải thích hiện tượng này:
Một là, mức tăng thu nhập của các hộ khá và trung bình ở các xã này không cao vì DĐĐT không cho phép các hộ khá, giàu ở đây đầu tư lớn để tạo ra sự đột biến trong thu nhập như ở vùng cây ăn quả và vùng NTTS.
Lí do thứ 2 là ở các xã này giá đất không cao, cách điều chỉnh đất công điền tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận dễ dàng hơn đối với đất để sản xuất. Vì thế mà thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn.
Biểu đồ 3. Mức tăng thu nhập của các kiểu hộ ở các mô hình (%/năm)
Tóm lại: Thu nhập của các hộ nông dân ở tất cả các mô hình đều có mức tăng cao so sánh trước và sau DĐĐT. Riêng Quốc Tuấn thu nhập của nhóm hộ khá và TB giảm nhưng mức giảm không nhiều. Thu nhập của nông hộ tăng mạnh về ở các xã có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như Nam Cường, Thanh xá. Vùng thuần lúa như Mỹ Thọ và Đông Quý tăng nhưng ở mức thấp hơn so với 2 xã trên.
3.5.8 DĐĐT thúc đẩy sự trao đổi và phân hoá ruộng đất giữa các kiểu hộ
Thúc đẩy sự trao đổi và phân hoá ruộng đất cũng là một trong những tác động quan trọng của DĐĐT đến thực tiễn ở nông thôn. Lí do giải thích nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trao đổi đất có nhiều nhưng chúng tôi tập trung vào một số lí do chính sau đây:
Quy mô các mảnh ruộng sau DĐĐT đã tăng, cho phép đầu tư có hiệu quả hơn, một số hộ có khả năng về lao động và vốn muốn nhận thêm ruộng để canh tác. Yếu tố lợi nhuận là mối quan tâm trong những trường hợp này.
Trong nông thôn có một số hộ (thường là những hộ khá giả, có nghề phụ, hưu trí...) không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trước đây ruộng phân tán, diện tích mảnh quá bé, khó cho thuê. Sau DĐĐT kích thước mảnh ruộng tăng lên. Điều này dẫn tới dễ cho thuê hơn.
Đối với trường hợp quy mô mảnh ruộng ở vùng đất cao, đẹp có thể làm màu được tăng lên, chủ hộ không trồng hết toàn bộ diện tích vụ đông trên đó nên cho thuê, mượn bớt và chỉ cho thuê mượn theo vụ.Sau DĐĐT cho phép các thủ tục giấy tờ quản lí đất đai đã rõ ràng hơn, ruộng đất được quy hoạch cụ thể, điều này khuyến khích sự gia tăng diện tích mua, bán đất ruộng ở nông thôn.
Tuy nhiên mức độ tác động không giống nhau giữa các vùng và giữa các kiểu nông hộ. Các vùng sản xuất hàng hoá phát triển như vùng cây ăn quả, vùng NTTS, vùng cây vụ đông... tỷ lệ trao đổi ruộng đất cao hơn. Các hộ khá giả, có lao động mua, tậu hay thuê đất nhiều hơn các hộ nghèo.
3.5.8.1 Trao đổi ruộng đất xã Mỹ thọ, Hà nam.
So với trước chuyển đổi, số hộ tham gia vào quá trình trao đổi ruộng đất tăng lên cả về số lượng và diện tích trao đổi. Hình thức tham gia trao đổi cũng tăng. Cụ thể: Số hộ tham gia trao đổi sau DĐĐT là 13 hộ tăng 5 hộ so với trước. Diện tích tham gia vào quá trình trao đổi tăng 49.4%. Mức tăng này chủ yếu là do sự tăng trao đổi giữa các hộ với nhau. Trong thống kê trao đổi đất chúng tôi thống kê cả diện tích thầu khoán, nhưng trong trường hợp Mỹ thọ số hộ tham gia đấu thầu đất của xã sau DĐĐT chuyển đổi đã giảm hơn so với trước (giảm 33.3%). Nguyên nhân là do giá đấu thầu đất của xã cao hơn so với giá mà các hộ tham gia trao đổi cùng nhau (sau chuyển đổi, giá đấu thầu đất của xã tăng gấp 2 lần so với trước chuyển đổi). Hơn nữa thủ tục cho nhau thuê mượn lại không quá phức tạp như thủ tục hành chính của UBND. Các gia đình chỉ cần thoả thuận với nhau bằng miệng hay giấy viết tay là xong, khi bên nào muốn thay đổi (thuê tiếp hoặc không) thì chỉ cần thông báo trước vụ thu hoạch cho đối tác là được, không cần cố định thời gian. Tuy nhiên đây chỉ là các hộ thuê và cho thuê đất theo hình thức mùa vụ, thời hạn ngắn (thường là 1-2 vụ). Nếu mua bán hay cho thuê, mượn lâu dài người ta sẽ đăng kí sang tên ở UBND. Trường hợp ở Mỹ thọ, các hộ khá giả và nghèo sau DĐĐT thường cho bớt hoặc bán ruộng đi, trong khi các hộ trung bình lại mua ruộng vào rất nhiều (xem bảng 32).
Tình hình trao đổi ruộng đất ở Mỹ thọ trước và sau DĐĐT
Hình thức
Trước chuyển đổi
Sau chuyển đổi
Hộ giàu
TB
Nghèo
Tổng
Hộ giàu
TB
Nghèo
Tổng
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
(hộ)
(sào)
(hộ)
(sào)
(hộ)
sào
(hộ)
(sào)
(hộ)
(sào)
(hộ)
(sào)
(hộ)
(sào)
(hộ)
sào
Cho thuê
2
20.5
2
8.4
4
28.9
Đấu thầu
2
6.2
4
34
6
40.2
1
5
3
24
4
29
Thuê
1
5.4
1
5.4
3
11.7
3
11.7
Cho mượn
1
9
1
9
1
3
1
9
2
12
Tổng
1
5.4
2
6.2
5
43
8
54.6
3
23.5
6
25.1
4
33
13
81.6
Nguồn: Điều tra hộ nông dân
Bảng trên ta thấy: Trước chuyển đổi thì số hộ tham gia đấu thầu ruộng là các hộ nghèo: Có 4 hộ đấu thầu ruộng thì cả 4 hộ này đều thuộc nhóm hộ trung bình. Sau chuyển đổi thì số hộ giảm còn 3 hộ. Đặc biệt ta thấy xuất hiện hộ cho thuê ruộng ở 2 nhóm hộ khá và trung bình, số hộ thuê ruộng cũng tăng lên 3 hộ ở nhóm hộ TB (trước chuyển đổi chỉ có 1 hộ ở nhóm hộ khá)
3.5.8.2 Trao đổi ruộng đất ở xã Ngũ kiên, Vĩnh phúc
Qua điều tra nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, vấn đề trao đổi ruộng đất trên địa bàn xã trước khi dồn ghép ruộng đất có rất ít hộ trao đổi hoặc đấu thầu ruộng đất, có 2 hộ thuộc diện trung bình khá tham gia đấu thầu khu đất hồ để nuôi cá với số lượng 26 ha. Tuy nhiên sau chuyển đổi ruộng đất thì số hộ này đã tăng lên 12 hộ với tổng diện tích là 44.5 ha (or sào)? , tương ứng với mức tăng là 11% năm.
Tình hình trao đổi ruộng đất của các nông hộ
Hình thức
Trước chuyển đổi
Sau chuyển đổi
Hộ Khá
TB-Khá
Hộ TB
Tổng
Hộ Khá
TB-Khá
Hộ TB
Tổng
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
SL (hộ)
DT (sào)
Mua
1
0.6
1
5
2
5.6
Bán
1
1.3
1
1.3
Đấu thầu
2
26
2
26
1
10
3
7.65
1
3
5
21
Thuê
2
3.7
2
3.7
Chuyển đổi
1
3
1
3
Cho mượn
1
3.5
1
3.5
Tổng
2
26
2
26
5
15.6
5
15.7
2
6.5
12
44.5
Nguồn: Điều tra hộ nông dân
Qua bảng trên cho thấy: Sau quá trình dồn ghép lại ruộng đất ở Ngũ kiên xuất hiện nhiều hình thức trao đổi đất ở cả 3 nhóm hộ như: mua, bán, đấu thầu, cho mượn, Trước khi dồn ghép ruộng đất chỉ có nhóm hộ trung bình khá là đấu thầu 26 sào đất hồ để thả cá. Sau quá trình dồn ghép ở nhóm hộ này tuy có sự giảm đi 10 sào về diện tích đấu thầu, nhưng đã tăng số hộ tham gia lên 5 hộ tương ứng với mức tăng là 20% năm.
Sau DĐĐT, ở nhóm hộ khá cũng xuất hiện nhiều hình thức khác nhau mà trước khi dồn ghép nhóm hộ này không có. Lý do trước kia ruộng đất ít, lao động trong nông thôn nhiều, không có nghề phụ nên hầu hết các hộ gia đình làm hết số diện tích của mình. Nhưng đến nay, do lao động trong xã đi làm thuê ở bên ngoài nhiều, chủ yếu là nghề xây dựng. Số hộ đi xây dựng nhưng đến mùa về cấy, thu hoạch chiếm 70%, số hộ để cho họ hàng mượn sản xuất chiếm 20%, số hộ cho thuê khoảng 10%.
Biểu đồ 4. Diện tích trao đổi ruộng đất ở các địa phương theo điều tra hộ
3.5.8.3 Hệ quả của DĐĐT là sự hình thành các nhóm lợi ích khác nhau về ruộng đất và sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp.
Lợi ích có thể thu được của bộ phận các hộ khá giả hoặc những hộ có “vị trí” trong nông thôn trong quá trình DĐĐT.
Có thể khẳng định, những hộ khá giả và những người “quan trong” trong nông thôn là những hộ thu được nhiều lợi ích hơn cả trong quá trình DĐĐT. Bằng nhiều cách khác nhau, tuy vào những điều kiện cụ thể của địa phương mà các hộ kiểu này tiếp cận được ruộng đất, trong khi các hộ nghèo hơn luôn có nguy cơ mất đất nông nghiệp. Điều này cũng làm gia tăng sự phân hoá ruộng đất trong nông thôn. Gia tăng sự phân hoá ruộng đất giữa người giàu và người nghèo và kéo theo là sự phân hoá về kinh tế. Tuy nhiên những ví dụ sau đây chứng tỏ rằng tuy có sự gia tăng về sự phân hoá ruộng đất nhưng rõ ràng ràng ruộng đất cũng đã được sự dụng có hiệu quả hơn.
Ông Đinh Văn M. 45 tuổi
Địa chỉ: Xóm 3 T Đ C – xã N C – Tiền Hải – Thái Bình
Gia đình có 4 khẩu, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng cũng thuộc vào những hộ có kinh tế khá hàng nhất nhì trong xã.
Trước khi chuyển đổi lại ruộng đất gia đình ông có tổng DT đất nông nghiệp là 2728 m2 được chia làm 6 mảnh, trong đó có 5 thửa đất lúa và 1 thửa đất màu. Sau khi chuyển đổi lại ruộng đất để NTTS gia đình ông chỉ còn 1 thửa trồng lúa và 1 thửa làm màu với tổng DT là 1045 m2. Còn lại 1683 m2 gia đình ông chuyển sang NTTS. Trong quá trình chuyển đổi đó gia đình ông đã mua thêm 842m2 đất nông nghiệp để chuyển sang NTTS. Như vậy tổng số diện tích NTTS của gia đình ông là 2525m2.
Ông kể lại việc mua đất trong quá trình DĐĐT như sau: Gần như ai cũng biết khi chuyển sang NTTS sẽ lãi gấp nhiều lần so với trồng lúa, đặc biệt là những vùng ven biển như Tiền Hải này. Tuy nhiên, khi chưa được phép chuyển đổi đất và khi ruộng vẫn phân tán trong các hộ thì việc mua đất để nuôi trồng là rất khó vì các hộ nông dân trong thôn đều giữ đất để làm lúa. Nhưng khi đã DĐĐT và được phép chuyển đổi cả cánh đồng ngoài bãi sang NTTS, trong thôn ông đang ở có một số hộ già cả không có lao động, một số thì không có vốn để đầu tư, số khác không có kiến thức làm ăn (ước chừng khoảng 10% đến 15% số hộ trong thôn), tóm lại là những hộ không có khả năng chuyển đổi đất để canh tác. Họ buộc phải bán ruộng trong khu chuyển đổi đi vì có giữ lại cung không làm được lúa nữa. Giá ruộng khi đã được phép chuyển đổi khá cao, nên ngay cả khi xã đứng ra làm trung gian để các hộ đăng kí mua bán trao đổi nhưng không phải ai cũng mua được thêm ruộng. Chỉ có một số người có kinh tế như ông mới mua ruộng vào. Còn đa số thì vẫn làm trên diện tích mà mình tự có. Theo ông cho biết, trong thời gian tới nếu như có hộ gia đình nào có nhu cầu bán đất khu vực ở NTTS, ông sẽ mua thêm để đầu tư hơn nữa trong việc nuôi trồng thuỷ sản.
Từ những trường hợp cụ thể như ví dụ của gia đình ông M. khiến người ta băn khoăn và đặt câu hỏi: liệu những tác động gây phân hoá giàu nghèo có phải là yếu tố cản trở chính đến DĐĐT ? Những hệ quả này có trở thành gánh nặng cho xã hội khiến cho mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đối giảm nghèo khó có thể thực hiện được? Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở đây cho thấy, không phải bất cứ hộ nghèo nào bán đất đều không phát triển được. Đã có một bộ phận nông dân, tuy tỷ lệ % còn rất nhỏ đã chuyển sang được các hoạt động dịch vụ có hiệu quả hơn hoạt động nông nghiệp như trường hợp gia đình ông Chu Văn C. dưới đây là một ví dụ:
Ông Chu Văn C 56 tuổi
Địa chỉ: Thôn H C – xã N K – Huyện V T – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Số nhân khẩu là 5 trong đó có 2 lao động làm nửa nông nghiệp (nửa thời gian đi làm thợ xây). Trước kia gia đình nhà ông thuộc diện nghèo.
Tổng số diện tích đất nông nghiệp là 1248m2 được chia làm 7 mảnh. Sau khi dồn ghép lại ruộng đất năm 1998 thì số mảnh còn 5 mảnh. Và đến năm 2000 thì gia đình ông cho thuê cấy hết số diện tích là (3,5 sào) mỗi sào 240.000đ/năm. gia đình ông có 2 lao động đi làm thợ xây. Đây là giá cho thuê ruộng chung trong thôn.
Ông cho biết làm nông nghiệp với số diện tích ít như thế này thì không đủ ăn, nên ông cho thuê hết ruộng đất đi và đi làm thợ mỗi tháng trung bình mỗi thợ cũng được khoảng 800 ngàn đến 1,0 triệu đồng/tháng (gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp).
Người thuê ruộng của ông là 2 người hàng xóm trong thôn. Họ thuê ruộng vì có ruộng liền kề với ruộng của ông. Họ thuê thêm để chăm bón tiện chăm bón, cấy cầy luôn thể. Ông C. chỉ làm giấy viết tay cho thuê không thời hạn. Nếu muốn lấy lại ruộng hay muốn trả lại ruộng các bên chỉ cần báo trước một thời gian để hộ có ruộng chuẩn bị mạ cấy cho vụ sau.
Vậy còn đại đa số những trường hợp không phát triển được nghề nghiệp phi nông nghiệp như gia đình ông Cố thì sao? Theo chúng tôi, để khắc phục vấn đề này, cần có các giải pháp sau đây:
Có chính sách ưu tiên tạo công ăn việc làm, hay hỗ trợ cho các hộ nghèo trong các vùng thực hiện DĐĐT phát triển các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp, hoặc các hoạt động nông nghiệp không cần ít đất như chăn nuôi lợn, gia cầm…
Thực hiện từng bước hoạt động DĐĐT ở các địa phương, nơi nào nhu cầu chuyển đổi đất cao hơn, hiệu quả hơn làm trước, nơi nào chưa có nhu cầu cao làm sau, không nhất thiết làm tất cả. Hay ngay trong một địa phương đất nào cần dồn, cần chuyển đổi cũng có thể tập trung làm trước.
Thực hiện chính sách công bằng (đặc biệt là ở đia phương, xã, thôn) tạo điều kiện cho các hộ trung bình, nghèo bình đẳng hơn trong việc tham gia thầu khoán, tiếp cận ruộng đất.
Ví dụ trường hợp ông NVQ dưới đây cho thấy: Những điều kiện mà UBND xã đưa ra khi tổ chức thầu trên thực tế đã chỉ khuyến khích được các hộ khá giả tiếp cận được ruộng đất. Những hộ nghèo hơn vô tình đã bị loại khỏi cuộc chơi. Trong khi đó UBND cũng có lợi ích không nhỏ trong việc tổ chức đấu thầu ruộng đất kiểu như thế này.
Ông N V Q
Địa chỉ: Thôn HC – xã Ngũ Kiên – Huyện VT – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Gia đình ông Q có 5 người với 3,0 lao động quy, trong đó có 1,5 lao động làm phi nông nghiệp, thuộc hộ gia đình khá giả. Trước khi dồn ghép lại ruộng đất gia đình ông có 2112 m2 đất nông nghiệp được chia ra làm 10 mảnh. Sau khi dồn ghép lại ruộng đất nông nghiệp gia đình ông chỉ còn 4 mảnh. Ông cho biết gia đình có nhiều lao động nhưng ruộng đất ít, ruộng đã dồn ghép thành mảnh to hơn, dễ dàng chăm sóc, vì vậy, gia đình ông đã thuê thêm (đấu thầu) 3600 m2 đất trũng (1 vụ lúa) của UBND để nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với cấy 1 vụ lúa.
Chân ruộng đấu thầu là đất công điền được UBND xã trưng thu từ các hộ nông dân. Trước DĐĐT diện tích này được chia đều cho các hộ gia đình, nên mỗi hộ chỉ được vài chục mét vuông. Sau khi dồn ghép lại ruộng đất, tất cả các hộ gia đình có ruộng đó đã uỷ quyền cho UBND xã cho đấu thầu trong thời hạn 3 năm một lần. Lợi nhuận cao thu được một phần sẽ trích lại cho UBND, phần khác sẽ chia lại cho hộ gia đình theo diện tích đất mà họ đã đóng góp vào. Điều kiện để có thể tham gia thầu ruộng đã được UBND quy định bao gồm: (1) Điều kiện kinh tế phải khá giả, vì theo UBND điều kiện này cho phép UB và các hộ có ruộng bị trưng thu không bị thất thu nếu gặp những năm mùa màng thất bát. Nếu cho các hộ kinh tế khó khăn thầu đất gặp khi mất mùa sẽ không trả được sản. (2) Gia đình phải có lao động. UBND quy định như thế trong điều kiện thầu ruộng là muốn cho hộ nhận thầu phải kinh doanh được trên mảnh ruộng này.
Điều kiện cuối cùng là giá bỏ thầu cao. Khi bỏ thầu xã sẽ chọn những người có giá bỏ thầu cao theo thứ tự từ trên xuống và xét các điều kiện phụ trên đây để quyết định ai thắng thầu.
Thực tế ông Q. đã thầu 2 khoá liền, theo ông thì còn tiếp tục thầu nữa.
DĐĐT đã thúc đẩy quá trình trao đổi ruộng đất và sự hình thành thị trường ruộng đất ở địa phương.
Thông qua những con số thống kê và các ví dụ cụ thể trên đây người ta có thể khẳng định rằng: DĐĐT đã đóng góp không nhỏ vào sự thúc đẩy trao đổi ruộng đất và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp trong nông thôn. Đây là một hệ quả quan trọng của chính sách thực hiện DĐĐT. Bản thân sự trao đổi hay sự hình thành thị trường ruộng đất không phải là những vấn đề đáng phải chê trách, thậm trí cần phải khuyến khích. Tuy nhiên, sự xuất hiện các nhóm có quyền lực về ruộng đất, sự xuất hiện những hiện tượng đầu cơ ruộng đất nông nghiệp mới là những vấn đề cần phải quan tâm và mỗi địa phương cần cố gắng hạn chế. Ví dụ chúng tôi nêu tiếp dưới đây minh chứng cho nhận định này:
Trường hợp đấu thầu ruộng đất: Xã TK, huyện GL, Tỉnh HD.
Xã có khu đất trũng 50,27 ha được phép quy hoạch chuyển đổi từ năm 1994, trong đó chỉ có 29,52 ha là đất thực tế của xã viên được chia theo tiêu chuẩn từ năm 1993 để trồng lúa 1 vụ, còn lại 20,75ha là đất trũng thuộc phần lưu không thuỷ lợi không có người sử dụng thì UBND xã đứng ra cho đấu thầu. Do có việc mua bán, cho hoặc đổi đất giữa các hộ ở khu này sau khi có quyết định chuyển đổi nên chức năng nhiệm vụ và quyền lợi của chính quyền ở khu vực này là:
Chuyển quyền sử dụng đất sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây lâu năm theo quyết định quy hoạch của tỉnh cho các hộ ở khu vực này đồng thời cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ (50 năm). Chính quyền xã đứng ra xác nhận cho việc mua bán đất giữa các hộ và thu thuế chuyển nhượng là 5%
Khu diện tích trũng 20,75 ha xã cho đấu thầu nhưng đây là nơi rất trũng cần đầu tư lớn, nên xã ưu tiên các hộ có khả năng kinh tế, và đề nghi cán bộ xã gương mẫu, dũng cảm nhận thầu. Qua đó ông H. chủ nhiệm HTX được nhận thầu 1 mẫu 1 sào, ông L chủ tịch xã được nhận 1 mẫu, 4 sào. Cả 2 ông H và L đã đào ao nuôi trồng thủy sản, lập vườn trồng cây ăn quả như táo, vải, trồng đào. Mỗi mẫu ruộng khi lập vườn cần vố n chi phí trên dưới 10 triệu. Nhưng đến năm 2002 khi có khách đến mua ông L. đã bán lại cho ông S. là người ở xã khác đến mua với giá 45 triệu để tiếp tục sản xuất. Trong vụ việc này, không chỉ có ông H, hay nhưng người có “vị trí”ở địa phương thu lợi mà quan trong hơn là thị trường ruộng đất nông nghiệp đã ra đời với các tác nhân mua, bán khá rõ ràng.
Tóm lại: Hệ quả của những chính sách, đặc biệt là chính sách liên quan đến ruộng đất khá phức tạp và cần phải được xem xét cẩn thận. Mục tiêu của chính sách luôn rõ ràng đặc biệt là các mục tiêu phát triển kinh tế. Nhưng cách ứng xử các các tác nhân trong xã hội là không giống nhau và cuối cùng hệ quả và các dụng của chính sách cũng rất khác nhau. Liên quan đến DĐĐT những hệ quả mà chúng tôi vừa đề cập qua các ví dụ trên đây chính là :
DĐĐT đã thúc đẩy sự phân hoá ruộng đất và cả phân hoá kinh tế trong các địa phương, trong đó một bộ phận xã hội đã được hưởng lợi lớn hơn những người khác.
DĐĐT thúc đẩy quá trình hình thành của thị trường ruộng đất ở các địa phương, kể cả ruộng đất nông nghiệp.
3.6 Những hiệu quả tác động khác của DĐĐT đến sự phát triển Nông thôn
3.6.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn
3.6 1.1 Hệ thống giao thông thuỷ lợi được chưa được cải thiện nhiều.
Việc dồn điền đổi thửa đã giúp cho chính quyền xã quy hoạch và điều chỉnh lại hệ thống mương máng và giao thông nội đồng: Cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giao thông – thuỷ lợi được quy hoạch theo hướng mở rộng tức là tăng diện tích cho xây dựng mương máng và đường GT nội đồng. Ngoài ra các tuyến GT nội đồng chính cũng như kênh mương cấp 1, 2 được hoàn thiện, được nạo vét khi tiến hành DĐĐT. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi ở các địa phương sau khi đã thực hiện DĐĐT về cơ bản tình trạng của CSHT phục vụ nông nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Lí do chính của tình trạng này là vấn đề kinh phí. Mặc dù các quy hoạch đã vẽ ra một bức tranh mới về đồng ruộng ở nông thôn có thể tính đến từng loại đưòng nội đồng phục vụ cho từng loại xe cơ giới có thể đi đến tận đầu bờ, nhũng con kênh đa phần đã được dự kiến sẽ bê tông hoá, nhưng kinh phí ở đâu để có thể đưa bản thiết kế này trở thành hiện thực thì lại là bài toán nan giải cho hầu hết các địa phương? Nhất là khi các khoản kinh phí này thông thường nếu thực hiện đầy đủ sẽ tiêu tốn bạc tỷ cho mỗi xã. Vì thế quy hoạch cuối cùng phần nhiều vẫn là quy hoạch. Sự kỳ vọng của người dân và chính quyền cơ sở thôn, xã (đôi khi lớn hơn cả sự kỳ vọng vào những mảnh ruộng to hơn), ít được đáp ứng
3.6.1.2 Đất công ích, xây dựng cơ bản
Trước dồn điều đổi thửa, đất công ích, đất xây dựng cơ bản phân tán ở nhiều vùng khác nhau, không tập trung, không liền mảnh nên việc theo dõi quản lý của chính quyền cũng như cho đấu thầu canh tác gặp nhiều khó khăn (vì hầu hết đất này đều là đất xấu, đất khó giao). Tuy thế sau khi DĐĐT thì đất này được quy hoạch tập trung thuận lợi cho việc quản lý của chính quyền mà còn tăng nguồn thu ngân sách xã (Tại Mỹ Thọ, giá đấu thầu đất công ích đã tăng gấp 2 lần so với trước DĐĐT: Từ 50 lên 100kg/sào/vụ). Đất xây dựng cơ bản cũng được quy hoạch và quy về một vùng tạo điều kiện cho chính quyền chủ động khai thác sử dụng quỹ đất này.
Những nghiên cứu của chíng tôi đợt này không đủ bằng chứng để chứng minh là sự khai thác và sử dụng các đất công điền sau DĐĐT là tốt hay xấu. Những quan sát của chúng tôi thừa nhận rằng sự phát triển của các thị trấn thị tứ, hay một số những công trình công cộng ở nông thôn, như trường học, nhà văn hoá hầu hết đó là sáng kiến xuất phát từ những động cơ của các cấp chính quyền ở cơ sở. Nơi nào, xã nào chính quyền quyền quyết tâm vào cuộc nơi đó ít nhiều có sự chuyển biến tích. Chợ nông thôn, đô thị nhỏ hay một ngôi trường học mới có thể được ra đời nhanh chóng mà không cần sự trợ giúp đáng kể từ bên ngoài. Tuy nhiên, những dự án mang tính tập thể này về bản thân nó không tạo ra thị trường về ruộng đất nhưng nó lại cho phép tạo ra sự canh tranh và khả năng đầu cơ đối với những ruộng đất nằm trong khu quy hoạch. Nói cách khác có nhiều biểu hiện ở nơi nọ nơi kia lợi dụng vào DĐĐT, các diện tích đất quy hoạch cho xây dựng đã được tăng lên vượt nhu cầu thực tế. Và một số đất đã đã bán và hợp thức hoá dưới dah nghĩa tập thể hay biện pháp để tự tạo nguồn kinh phí…
3.6.2 Can thiệp hành chính để thực hiện DĐĐT đã không thoả mãn được nhu cầu đa dạng của người sản xuất.
Những kết quả điều tra của chúng tôi chỉ ra rằng trong mỗi vùng tỷ lệ nông dân được hỏi có nhu cầu DĐĐT biến động trong khoảng 50% đến 70%, một tỷ lệ không thấp. Tuy nhiên, nhu cầu DĐĐT của nông dân lại rất đa dạng. Không đơn giản chỉ là nhu cầu tăng quy mô mảnh ruộng lên mà nhiều nông hộ còn có nhu cầu thông qua DĐĐT để có thể nhận được những mảnh đất phù hợp với mục đích sản xuất của mình, ví dụ người muốn chăn nuôi cá, trồng cây ăn quả muốn có được nhiều đất trũng, hộ nghèo hơn thì muốn được nhiều đất vàn và vàn cao trồng màu và cấy lúa…lại có nhiều hộ thích ruộng gần để tiện chăm sóc trông coi. Nhưng kết quả phỏng vấn ở 2 xã thực hiện theo phương thức can thiệp hành chính dưới đây cho thấy chỉ có 30% nông dân hài lòng thực sự về kết quả DĐĐT.
ý kiến của nông dân về DĐĐT
ý kiến của nông dân
Mô hình Mỹ thọ
(thuần lúa)
Mô hình Quốc Tuấn
(vụ đông)
Thoả mãn
30%
-
Chấp nhận
50%
70%
Không thoả mãn
20%
30%
Trong trường hợp này vùng phát triển đa dạng cây trồng màu hàng năm nư ở Quốc tuấn, tỷ lệ nông dân không hài lòng lại cao hơn so với vùng thuần lúa.
Lí do nông dân chưa hài lòng về DĐĐT: Có 4 lí do chính khiến nông dân chưa hài lòng về kết quả can thiệp hành chính nhằm thực hiện DĐĐT:
- Một là quy định cứng nhắc và mang tính áp đặt về số lượng mảnh/hộ và diện tích mảnh tối thiểu. Đa số các địa phương đều áp đặt số lượng mảnh tối đa là 3 mảnh/hộ và diện tích mảnh tối thiểu là 400 m2/mảnh, bất kể là cho mục đích sản xuất nào. Tuy nhiên, kết quả tìm hiểu nhu cầu diện tích mảnh hợp lí cho các hoạt động sản xuất là rất khá nhau:
Diện tích hợp lí cho một mảnh ruộng canh tác các cây trồng khác nhau trong điều kiện sản xuất hiện nay (yếu tố lao động và công nghệ)
Quy mô diện tích m2/mảnh
Yếu tố hạn chế đến quy mô
Tr.bình
Tối đa
Tối thiểu
1. Trồng lúa
700
1100
400
Lao động cần để cấy xong trong ngày, rễ chăm sóc
Sân phơi, lúc thu hoạch
Chủng loại giống: 2 đến 3 loại/hộ
2. Cây vụ đông (bắp cải)
400
800
240
Rủi do khi bán sản phẩm
Nhân công trồng, chăm sóc ho
3. Cây ăn quả
1500
2000
500
Vốn đầu tư ban đầu lập vườn
Kỹ thuật lên líp
Sự đa dạng của loại giống cây
4. Ao nuôi cá + trồng cây ăn quả
3000
4500
1000
Quy mô chăm sóc nuôi dưỡng
Kết hợp các hệ thống chăn nuôi
Hệ thống bảo vệ
Thu hoạch sản phẩm
5. Trồng lúa
700
1100
400
LĐ để cấy xong trong ngày, rễ chăm sóc
Sân phơi, lúc thu hoạch
Chủng loại giống: 2 đến 3 loại/hộ
- Hai là loại ruộng sau khi rũ rối bốc thăm không phù hợp với mục đích canh tác của nông hộ.
- Ba là mong muốn cải thiện điều kiện sản xuất nhưng không được đáp ứng: Có đến trên 80% nông dân khi được hỏi đều trả lời họ mong chờ vào một sự thay đổi nào đó sau DĐĐT, ví dụ như điều kiện tưới tiêu tốt hơn, quy hoạch sử dụng đất rõ ràng hơn, hay chính sách sử dụng ruộng đất phù hợp hơn cho phép nông dân chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của họ… Tuy nhiên, sự mong đợi này ít đựơc đáp ứng, cơ sở hạ tầng thay đổi không nhiều do không có vốn thực hiện…
- Bốn là một bộ phận nông dân chủ yếu là người nghèo thua thiệt hơn trong khi tham gia đấu thầu hay bình xét loại ruộng. Tỷ lệ người nghèo không đồng tình với việc thực hiện DĐĐT cao hơn nhũng nhóm hộ khác. Dưới đây là kết quả phỏng vấn của chúng tôi ở Quốc tuấn, Hải dương:
ý kiến của các nhóm nông dân đánh giá về thực hiện DĐĐT
Loại hộ
Bình hạng hoặc đấu thầu ruộng
Chia ruộng ngoài thực địa
Hợp lý
Không hợp lý
Tốt
Không tốt
Không ý kiến
1. Khá
75%
25%
75%
6.3%
12.5%
2. T.bình
79.2%
20.8%
91.7%
0%
9.3%
3. Nghèo
60%
40%
80%
0%
20%
Từ 4 lí do này một lần nữa đã giải thích nhận định trên đây cử chúng tôi rằng trong các tỉnh áp dụng biện pháp can thiệp hành chính nhằm thực hiện DĐĐT, nhiều nông dân đã chưa sẵn sàng tiếp nhạn chính sách này.
Phần IV: Những khó khăn và thuận lợi thực hiện DĐĐT theo mô hình can thiệp hành chính của Chiính quyền
4.1 Khó khăn chung đối với các địa phương
Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ở các địa phương cho thấy những khó khăn mà họ gặp phải thông thường là.
Mô hình
Khó khăn
Mô hình:
Quốc tuấn
Mỹ thọ
Ngũ kiên
Đông quý
(Chính quyền tổ chức, làm theo phương pháp rũ rối chia lại)
1. Địa hình không bằng phẳng, nhiều hạng đất, tổ chức cho nông dân bình hạng đất khó khăn và mất thời gian (họp nhiều).
2. Nông dân chưa sẵn sàng với DĐĐT. Nhu cầu DĐĐT chưa cao, nông dân sợ mất ổn định ruộng đất, chưa có hướng sản xuất hàng hoá rõ ràng.
3. Việc quản lý ruộng đất không được tốt và chưa hợp lý: đất công điền không tập trung, tài liệu quản lý không đầy đủ.
4. Việc chia ruộng đất năm 93 còn nhiều thiếu sót.
5. Một bộ phận nông dân kiên quyết phản đối do không muốn mất quyền lợi ưu đãi từ các lần chia trước.
6. ít kinh phí thực hiện
Mô hình:
Thanh xá
Nam cường
1. Có nhiều trường hợp nông dân tự mua bán trao đổi ruộng không thông qua chính quyền xã gây khó khăn trong quản lý đất đai (người mua ở nơi khác) và việc phát động tự nguyện dồn đổi.
2. Quy hoạch giao thông thuỷ lợi không kịp với tốc độ thực hiện chuyển đổi.
4. Thiếu kinh phí thực hiện.
Như vậy trong các mô hình do chính quyền chủ động tổ chức thực hiện ngoài 2 khó khăn về ruộng đất không đồng đều (khó khăn 1) và ít kinh phí để thực hiện (khó khăn 6). Bốn khó khăn còn lại tựu chung xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
Việc DĐĐT chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu đa dạng hoá và phát triển kinh tế nông nghiệp của nông dân. Người dân vẫn còn lúng túng khi chưa định hướng được sản xuất của mình sau DĐĐT.
Tình trạng quản lí đất đai còn nhiều vấn đề mà chính quyền các cấp đều thấy cần phải khắc phục. Có lẽ chính từ đây, mà chính quyền các cấp ở tất cả các nơi là người quan tâm hơn đến việc thực hiện DĐĐT.
Đối với những mô hình nông dân tự dồn ghép theo phương pháp “rút bù”, nhu cầu DĐĐT là rất cao nhưng thông thường tiến độ thực hiện DĐĐT luôn đi chậm so với yêu cầu của thực tế phát triển. Chính sự chậm trễ này, là nguyên nhân của những khó khăn như là tình trạng mua bán không đăng kí, khó khăn và thiếu quy hoạch giao thông, thuỷ lợi… Theo các chuyên gia để khắc phục vấn đề này, yêu cầu:
Cấp tiểu vùng, các chính quyền địa phương, thô, xã cần chủ động nắm bắt yêu cầu DĐĐT ở địa phương mình và chủ động tổ chức cho nông dân đăng kí nguyện vọng chuyển đổi và DĐĐT, càng sớm càng tốt.
Cấp vùng, các tỉnh huyện cần sớm có quy hoạch nông nghiệp, định hướng chiến lược lâu dài đối với vấn đề sử dụng đất và hỗ trợ cho các địa phương xã, thôn, quy hoạch sử dụng đất của họ.
Nếu là quá muộn một loạt những khó khăn phát sinh ngày càng khó giải quyết. Một ví dụ là khi tình trạng mua bán không khai báo đã xảy ra phổ biến thì việc tổ chức đăng kí DĐĐT là rất khó khăn. Trong khi đó giá đất càng ngày càng tăng ở những vùng sản xuất hàng hoá phát triển cho nên nếu làm DĐĐT muộn quá khó có thể lấy đất của nông dân ra làm các công trình công cộng. Nếu phải đền bù thì địa phương càng không đủ tài chính để thực hiện chi trả cho nông dân.
4.2 Khó khăn đối với tác nhân tham gia DĐĐT ở các cấp.
Dưới đây chúng tôi thống kê các ý kiến của chuyên gia ở các địa phương nêu lên về các khó khăn mà họ gặp phải trong DĐĐT. Chúng tôi xin được tóm tắt ý kiến theo từng cấp.
Cấp huyện: Do là cấp trung gian, không trực tiếp thực hiện DĐĐT nên các khó khăn của các tác nhân tham gia dường như tập trung vào 3 vấn đề:
Thống nhất chủ trương triển khai và tuyên truyền giải thích cho cán bộ cấp dưới xã, thôn.
Khó khăn khi xét duyệt phương án do các địa phương đưa lên. Do đa số các huyện còn thiếu quy hoạch sử dụng đất lâu dài, nên khi các xã đề nghị các phương án chuyển đổi, huyện gặp phải sự lúng túng trong xét duyệt phương án. Một số đã phải triển khai vội quy hoạch trước khi làm DĐĐT, số khác vừa làm vừa làm xin quy hoạch của tỉnh. Còn đa số thì bỏ qua việc xin chuyển đổi ruộng đất sang các mục đích sử dụng khác. Chỉ phê duyệt quy hoạch đất giao thông thuỷ lợi. Hệ quả là ở các địa phương nhiều nông dân muốn DĐĐT để chuyển đổi mục đích sử dụng đất (sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay lập vườn…) nhưng lại không được cấp phép, cho nên việc xây dựng phương án sử dụng đất trong đợt DĐĐT có sự tham gia của nông dân đã không được hiện thực hoá. Và mục tiêu của DĐĐT để thúc đẩy đa dạng hoá bị chặn lại.
Không có kinh phí cấp cho địa phương. Tình trạng này luôn diễn ra không chỉ đối với DĐĐT mà còn nhiều hoạt động khác.
Cấp xã, thôn: Khác với cấp huyện, các tác nhân cấp xã, thôn gặp nhiều khó khăn hơn. Các khó khăn của cấp xã thường là khó khăn của những người trược tiép thực hiện, tập trung vào:
Khả năng của cán bộ: Cán bộ cấp xã không có chuyên môn về địa chính hay lên kế hoạch, quy hoạch nên khi triển khai đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp tài liệu, số liệu. Thông thường do mục tiêu rà soát và kiểm kê và quản lí chặt chẽ đất nông nghiệp nên thủ tục ghi chép vào các biểu mấu thống kê ruộng đất khá phức tạp. Trung bình ngoài sơ đồ, bản đồ, biên bản, trích lục (khoảng từ 21 đến 29 giấy tờ khác nhau) các xã cần phải hoàn thiện từ 6 đến 10 biểu mẫu thống kê ruộng đất. Mỗi biểu mẫu ít là 8 chỉ tiêu, nhiều có thể lên đến trên 30 chỉ tiêu (xem phụ lục).
Khó khăn thứ 2 là tư tưởng của cán bộ xã khi phải đối mặt giải quyết các tiêu cực về ruộng đất ở địa phương. Trong những mối quan hệ phức tạp ở địa phương việc phải đứng ra giải quyết các sai phạm về ruộng đất là điều không dễ dàng. Thông thường các cán bộ địa phương xã, thôn phải dựa rất nhiều vào ban thực hiện DĐĐT, trong đó có đại diện đầy đủ của Quân, Dân, Chính, Đảng…
Tiếp theo là khó khăn phổ biến về thiếu tài liệu hay kinh phí thực hiện. Nhiều địa phương đã phải gần như thiết lập lại từ đầu hồ sơ ruộng đất. Các thôn, xã đã phải huy động một số lượng ngày công không nhỏ (hàng ngàn công/xã) để thực hiện các công việc DĐĐT như: họp bàn, khảo sát đất đai, chia ruộng, cấp lại sổ đỏ…nhưng có nơi người tham gia thực hiện chỉ nhận được phụ cấp vài ngàn đồng/ngày công
Cấp nông hộ: Đối với nông hộ, việc tham gia vào công việc DĐĐT có lẽ không phải là những khó khăn mà đúng hơn là các lo lắng băn khoăn, tập trung vào:
Sự ổn định hay không của chính sách ruộng đất khi làm DĐĐT
Định hướng sản xuất trong tương lai sau DĐĐT. Không phải hộ nào cũng có cùng mối quan tâm đến DĐĐT.
Các khó khăn của các nhóm tác nhân trong DĐĐT
BCĐ
Quốc tuấn
Mỹ thọ
Ngũ kiên
Đông quý
Thanh xá
Nam cường
Cấp
huyện
- Địa hình phức tạp
- Sự mất uy tín của chính quyền thông qua việc quản lý hoặc tranh chấp đất đai ở một số xã.
- Các chính sách về đất đai còn chồng chéo.
- Nhận thức của dân về đất đai còn hạn chế nên tình trạng vi phạm còn phổ biến.
-TW chưa có hướng dẫn cụ thể.
-Nhận thức của cán bộ, nhân dân một số xã chưa thông. Không có kinh phí.
- Dân lo ngại vì tỉnh mới làm đều chỉnh ruộng đất, tiếp sau DĐĐT.
- Nhiều xã đã có 4-5 thửa/hộ rồi nay không muốn làm nữa
- Nhiều xã đã chuyển đổi sang trồng cây lâu năm nên không dồn đổi được.
- Nhận thức của cán bộ, nhân dân một số xã chưa thông.
- Không có nhiều kinh phí để hỗ trợ các xã.
Cấp
xã
- Một số đảng viên chưa thông, một số chi bộ không xác định được vai trò, vị trí trong việc này.
- Một số người chống đối bởi lý do cá nhân.
- Kinh phí ít, thời gian lại dài.
- Một bộ phận cán bộ còn có tư tưởng ngại khó.
- Ruộng đất không đồng đều.
- Thiếu nhiều tài liệu về địa chính.
- Kinh phí còn hạn chế.
- Một số cán bộ còn ngại khó, chỉ đạo không quyết tâm.
- Ruộng đất không đồng đều.
- Thiếu nhiều tài liệu về địa chính.
- Kinh phí của xã không có nhiều.
- Một bộ phận nhân dân và cán bộ sợ bị rủi ro khi sản xuất trên mảnh ruộng to.
- Nhiều hộ đã tự dồn đổi rồi hoặc có ruộng gần đường nên không muốn dồn đổi.
- Kinh phí ít.
- Ruộng đất đã được phép trồng vải nên không dồn đổi được.
- Một số cán bộ còn ngại khó, chỉ đạo không quyết tâm.
- Không có kinh phí để hỗ trợ thêm cho các cơ sở. -Ruộng đất không đồng đều.
- Thiếu nhiều tài liệu về địa chính.
Cấp thôn
- Khó triệu tập dân đến họp đầy đủ.
- Khả năng lý luận, chuyên môn thấp.
- Thù lao cho người đi làm thấp.
- Khó ghép vùng vì ruộng đất phức tạp.
- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.
- Hệ thống giao thông thuỷ lợi chưa tốt. -Ruông đất không đồng đều.
- Thiếu nhiều tài liệu về địa chính.
- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.
-Nhiều cán bộ thôn chưa thông.
- Khó khăn trong đền bù khi lấy đất làm quy hoạch.
- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.
- Nhiều cán bộ thôn chưa thông.
- Thù lao cho người đi làm thấp.
- Vì diện tích phải DĐĐT còn ít nên dân không nhiệt tình với chủ trương này .
- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.
- Nhiều cán bộ thôn chưa thông.
- Thù lao cho người đi làm thấp.
Nông dân
- Sợ rủi ro khi gắp thăm.
- Điều kiện hạ tầng chưa tốt, không cải thiện nhiều về lao động
- Sợ rủi ro trong chuyển đổi ruộng đất.
-Không muốn thay đổi thói quen
- Sợ rủi ro khi gắp thăm
- Sợ rủi ro khi gắp thăm.
- Lo lắng về tiêu thụ sản phẩm.
-Thừa lao động
- Sợ rủi ro khi gắp thăm
- Thiếu vốn để nuôi trồng thủy sản.
Phần v: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
5.1.1 Về các kết quả nghiên cứu:
1. Tác động của DĐĐT đến sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn là rất phức tạp và theo hai chiều (-) và (+):
Những tác động tích cực có thể thấy rõ là:
Cho phép tăng hiệu quả đầu tư kỹ thuật đầu tư trên một đơn vị diện tích, phát huy được kinh tế quy mô ô thửa.
Cho phép thúc đẩy đa dạng hoá (cấp vùng), chuyên môn hoá (cấp vùng và nông hộ) nhưng chỉ đối với một số nơi, một số loại hình sản xuất như chuyển đổi trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, với một số kiểu hộ nông dân có khả năng kinh doanh, có vốn.
Tạo ra quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng ban đầu phục vụ phát triển
Tuy nhiên, DĐĐT cũng có tác động khác có chiều hướng bất lợi đó là:
Sự gia tăng chi phí sản xuất có thể làm cho năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn không được cải thiện.
Tạo ra những nhóm lợi ích khác nhau xung quanh vấn đề ruộng đất, những nhóm lợi ích này này đôi khi trái ngược nhau không phục vụ cho các mục tiêu ban đầu là hỗ trợ SX của DĐĐT. Sự gia tăng quyền lợi của UBND cấp xã đối với đất công điền nhiều khi đồng nghĩa với việc tạo ra những khó khăn cho phần nhiều nông hộ còn khó khăn ở địa phương tiếp cận được loại đất này.
DĐĐT thúc đẩy thị trường ruộng đất đặc biệt là thúc đẩy mạnh hơn thị trường mua bán đối với những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kết quả là đa số người sản xuất nhỏ, người nghèo gặp nhiều bất lợi hơn.
Góp phần vào việc gây phân hoá ruộng đất và phân hoá giàu nghèo.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu có thể bị giảm xuống nếu không được quản lí tốt nhất là trong trường hợp có sự can thiệp hành chính của chính quyền.
2. Có 3 hình thức thực hiện DĐĐT chính hiện nay trong ĐBSH, đó là:
Hình thức tự do mua bán dồn đổi: Cơ chế thị trường điều tiết hoàn toàn
Hình thức bán tự nguyện, trong đó nông dân tổ chức đăng kí dồn đổi, CQ địa phương hỗ trợ (Chúng tôi còn gọi là hình thức can thiệp nửa hành chính).
Hình thức tổ chức can thiệp hành chính trên diện rộng: Với các mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quy định hành chính, hỗ trợ tài chính… có sự tham gia đông đảo của các ban ngành chính quyền đoàn thể ở địa phương.
Mục tiêu của các tác nhân tham gia DĐĐT trong mô hình can thiệp hành chính là rất khác nhau: Nông dân tham gia với mục đích mong đợi sự cải thiện điều kiện sản xuất cho phép đa dạng hoá nông nghiệp. Chính quyền tỉnh, huyện tham gia với mục tiêu ưu tiên phát triển sản xuất và kiểm kê quỹ đất trong sự mong chờ một giải pháp mới thúc đẩy sản xuất ở địa phương nhằm tiếp tục bổ sung các biện pháp cải cách nông nghiệp nông thôn, trong khi chính quyền xã, thôn lại ưu tiên vấn đè quản lí ruộng đất (nhất là đất công điền), quy hoạch đồng ruộng.
Những can thiệp hành chính có ưu điểm là làm nhanh, giảm thời gian thực hiện nhưng có thể mắc sai lầm và hiệu quả không cao. Đa số các mô hình cant hiếp hành chính hiện nay không xác định được nhu cầu thực của nông dân đối với DĐĐT. Việc thực hiện tỏ ra nôn nóng, thiếu những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng nên DĐĐT không thoả mãn được những nhu cầu rất đa dạng của nông dân.
Với những tác động theo chiều hướng bất lợi của DĐĐT, những mục tiêu của chính quyền đặt ra ban đầu khi áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính nhằm DĐĐT có nguy cơ không thực hiện được. Kết quả nghiên cứu cho thấy, DĐĐT không thúc đẩy đa dạng sản xuất ở tất cả các nơi các vùng, việc rà soát quỹ đất NN cũng gặp kho khăn do động cơ tham gia của cấp cơ sở có thể bị sai lệch. Sự chuẩn bị thiếu đồng bộ về tài chính đặc biệt là để thực hiện quy hoạch CSHT, thiếu tài liệu và cán bộ chuyên môn cũng làm cho các biện pháp can thiệp hành chính không đạt được hiệu quả.
Hình thức tự nguyện, nửa can thiệp hành chính có ưu điểm là có thể thoả mãn tốt hơn nhu cầu DĐĐT của người dân. Trong khi đó nhà nước vẫn có thể quản lí tốt hơn được đất đai. Vì thế chủ chương thức đẩy và hỗ trợ cho các cơ chế phi tập trung tham gia thực hiện DĐĐT là điều đáng được xem xét trong tương lai. Tuy nhiên, cho dù có áp dụng cơ chế can thiệp, tác động nào thì việc xây dựng, công bố quy hoạch chiến lược sử dụng đất, các quy định, quy phạm về sử dụng đất công điền, đất dùng cho CSHT là rất quan trọng trước khi thực hiện DĐĐT.
5.1.2 Về phương pháp tiếp cận nghiên cứu và những tồn tại trong đề tài
5. Nghiên cứu tác động của chính sách là vấn đề phức tạp đặc biệt là các chính sách liên quan đến vấn đề ruộng đất và nông nghiệp, nông thôn. Ngay một chính sách nhằm mục tiêu đơn giản chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhằm vào những đối tượng cụ thể nào đó, nhưng trên thực tế các tác nhân khác nhau vẫn có thể tham gia và có thái độ hoặc cách ứng xử rất khác nhau về chi sách đó. Cuối cùng hệ quả của chính sách là không giống nhau đối với từng tác nhân và các mục tiêu ban đầu có thể bị lung lay. Vì thế nghiên cứu tác động chính sách, không thể chỉ đơn giản là tìm cách đo đếm các tác động về lượng của chí sách. Những phép đo này là quan trọng nhưng cần nghiên cứu kỹ hơn thái độ, cách ứng xử và động cơ của các tác nhân khác nhau trong xã hội về chính sách ban hành. Chỉ khi người ta chỉ ra bản chất đúng của mỗi động cơ tham gia vao thực hiện chí sách, hiểu được các ứng xử của các tác nhân, khi đó các phép đo về lượng mới chính xác và quan trong hơn là chỉ khi đó người ta mới có hướng để điều chỉnh chính sách tiếp theo sao cho có hiệu quả.
Nghiên cứu DĐĐT trong báo cáo này là ví dụ trong rất ít nghiên cứu tiếp cận chính sách theo cả 2 hướng này: (1) Đo đếm các tác động của chính sách và (2) phân tích thái độ hợp tác của các tác nhân liên quan khác nhau trong quá trình thực hiện chính sách. Chúng tôi cho rằng đây cũng chính là một trong những điểm thành công của nghiên cứu này.
Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian nhân lực và kinh phí của đề tài nên còn nhiều điểm cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu để có thể đa ra đầy đủ hơn các tác động do những ứng xử khác nhau của các tác nhân trong quá trình DĐĐT
Những ứng xử tiếp sau quá trình DĐĐT là gi? Kết quả của nó là gì?
Hiệu quả thúc đẩy hay kìm hãm tăng trưởng của chính sách DĐĐT nói riêng và chính sách RĐ nói chung là nh thế nào?
Việc thử nghiệm một phơng pháp DĐĐT mới đợc xây dựng trên cơ sở khắc phục nhược điểm cũng rất cần thiết.
Biện pháp nào khắc phục được những sai lệch của các tác nhân tham gia chính sách
5.2 Kiến nghị chính sách
Về chủ trương DĐĐT: Về lâu dài vẫn cần tiến hành, hoặc hỗ trợ để thúc đẩy quá trình DĐĐT, nhưng:
Không nhất thiết là phải tổ chức đồng loạt ở khắp mọi nơi, với mọi loại hình sản xuất nông nghiệp.
Hạn chế những can thiệp hành chính, mệnh lệnh, cần hõ trợ cho cơ chế phi tập trung tham gia vào thực hiện DĐĐT.
Ban hành các chính sách khuyến khích thị trường thuê mượn, bảo đảm các quyền và sự bình đẳng tiếp cận ruộng đất (ví dụ CQ giúp các hộ, xác nhận các hợp đồng thuê mượn, hợp đồng vay tín dụng để cải tạo đất thay vì chỉ làm thủ tục chuyển nhượng như hiện nay)
Hoàn thiện và đồng bộ hoá các chính sách tín dụng, lao động, phát triển CSHT nông thôn để hỗ trợ cho quá trình phát triển sau DĐĐT có hiệu quả.
Hạn chế can thiệp hành chính nhưng không có nghĩa là để thị trường tự điều tiết. Hình thức bán hành chính nên được áp dụng: Nghĩa là chính quyền nhà nớc chỉ tham gia với vai trò nh hỗ trợ kỹ thuật, hoàn thiện hồ sơ đất đai, trong tài trong xung đột RĐ…Về loại đất, đối tượng DĐĐT, cơ chế dồn ghép… sẽ do người dân địa phương tự quyết định. Sự hỗ trợ từ phía chính quyền trong các mô hình bán can thiệp hành chính cần tập trung vào:
Thực hiện quy hoạch cấp vùng trước làm cơ sở xét duyệt các sáng kiến của địa phương trong quy hoạch sử dụng đất.
Kết hợp tốt việc thực hiện DĐĐT với tổ chức quản lí đất đai, thiết lập hồ sơ, cấp lại giấy chứng nhận ruộng đất.
Cần có quy định cụ thể để QL đất công điền và có CS đối với các hộ nghèo giúp họ tiếp cận được ruộng đất công điền.
Hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng tài chính, thay thế bằng những hỗ trợ về chuyên môn, công cụ như bản đồ, sơ đồ và tổ chức tốt các khâu kiểm tra, giám sát thực hiện
Liên quan đến những vấn đề phức tạp về ruộng đất nông nghiệp ở nông thôn hiện nay, chúng tôi kiến nghị cần có nghiên cứu đồng bộ và tổng hợp hơn. Không chỉ gói gọn trong nghiên cứu DĐĐT, những nghiên cứu cần phải hướng vào (1) các giải pháp nhằm thiết lập thị trường trao đổi ruộng đất nông nghiệp ở nông thôn, (2) hỗ trợ cho nông hộ nhỏ tiếp cận bình đẳng ruộng đất, (3) quản lí đất có hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch đối với các nông hộ khi tham gia trao đổi ruộng đất, (4) Giải pháp hạn chế tiêu cực trong quản lí sử dụng ruộng đất…
Cuối cùng, riêng về mục tiêu DĐĐT, chúng tôi kiến nghị các cơ quan, ban ngành, tổ chức, các nhà tài trợ quan tâm và có trách nhiệm với vấn đề ruộng đất của nông dân thể hỗ trợ cùng với chúng tôi xây dựng một số mô hình DĐĐT dựa trên nguyên tắc huy động tối đa các cơ chế phi tập trung và sự tham gia của người dân.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở ĐBSH” (Phần thực trạng và các giải pháp chủ yếu) của Viện quy hoạch và phát triển nông nghiệp - Bộ NN và PTNT tháng 1/2003
Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, P. Gourou, 1936. Nhà xuất bản trẻ, Tái bản năm 2003, 598 trang.
Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ CNH, HĐH. Lê Ngọc Văn và CS, Nhà xuất bản KHXH, Hà nội, 2002. 196 trang.
Chỉ thị số 15/CT-TU ngày 4/5/2000 của thường vụ tỉnh uỷ Hà nam “V/v: Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”
Kế hoạch số 08/KH-UB ngày 10/5/2000 của UBND tỉnh Hà nam “V/v: Tổ chức chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất-Theo chỉ thị của ban thường vụ Tỉnh uỷ số 15/CT-TU ngày 4/5/2000”
Quyết định số 169/QĐ-TU ngày 5/5/2000 của Tỉnh uỷ Hà nam “V/v: Thành lập BCĐ vận động chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”
Quyết định số 472/QĐ-UB ngày 13/6/2000 của UBND tỉnh Hà nam “V/v: Thành lập tổ chuyên viên giúp việc BCĐ vận động chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp”
Hướng dẫn số 89/HD-ĐKTK ngày 11/5/2000 của Sở Địa chính Hà nam “V/v: Hướng dẫn trình tự, nội dung, phương pháp tiến hành chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp cho các hộ nông dân tại thôn, đội”
Hướng dẫn 133/HD-ĐC ngày 22/6/2000 của sở Địa chính Hà nam “V/v: Hướng dẫn chuyển đổi ruộng đát nông nghiệp tại cấp xã”
Báo cáo “Kết quả thực hiện kế hoạch số 08/KH-UB của UBND tỉnh Hà nam về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất theo Chỉ thị số 15/CT-TU ngày 4/5/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ” Ngày 28/5/2003.
Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TU của Phòng địa chính huyện Bình lục. (2003)
Tờ trình số 136/KH-UB của Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh phúc ngày 2/9/1997 “V/v: Hướng dẫn chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp”.
Báo cáo của UBND huyện Vĩnh tường về “Tình hình thực hiện dồn ghép ruộng đất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường năm 1998”.
Báo cáo của UBND huyện Vĩnh tường về “Sơ kết thực hiện chương trình dồn ghép ruộng đất và cấp GCNQSDRĐ – phương hướng và giải pháp cho năm 2001”.
Báo cáo của Đảng bộ xã Ngũ kiên về “Kết quả việc dồn ghép ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún”.
Chỉ thị số 21/CT-TU ngày 2/4/2002 của thường vụ tỉnh uỷ Hải dương “V/v: Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”
Đề án “Hướng dẫn nông dân đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” của UBND tỉnh HảI dương”
Quyết định số 392/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải dương “V/v: Phê duyệt đề án Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”
Chỉ thị số 16-CT/HU ngày 2/4/2002 của Ban thường vụ huyện uỷ Nam sách “V/v: Tập trung chỉ đạo hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”
Báo cáo kết quả chỉ đạo điểm DĐĐT tại xã Quốc tuấn của BCĐ huyện Nam sách.
Kế hoạch số 157/KH-UB ngày 28/11/2002 của UBND Huyện Nam sách Về triển khai thực hiện DĐĐT.
Quy trình hướng dẫn thực hiện Kế hoạch DĐĐT của UBND huyện Nam sách ngày 29/11/2002.
Quyết định số 208-QĐ/HU ngày 25/11/2002 của Ban thường vụ Huyện uỷ Nam sách “V/v: Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT của huyện”
Quyết định số 209-QĐ/HU ngày 25/11/2002 của Ban thường vụ Huyện uỷ Nam sách “V/v: Thành lập Ban tổ chức thực hiện DĐĐT của Huyện”
Quyết định số 210-QĐ/HU ngày 25/11/2002 của Ban thường vụ Huyện uỷ Nam sách “V/v: Phân công cấp uỷ phụ trách công tác DĐĐT ở các xã, thị trấn”
Quyết định số 211-QĐ/HU ngày 25/11/2002 của Ban thường vụ Huyện uỷ Nam sách “V/v: Cử cán bộ tăng cường chỉ đạo việc thực hiệnDĐĐT ở các xã, thị trấn”
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/3/2002 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái bình “V/v: dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp”
Đề án thực hiện DĐĐT và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ nông nghiệp của Tỉnh Thái bình.
Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 27/3/2002 của UBND tỉnh Thái bình “V/v: Ban hành Đề án thực hiện DĐĐT và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ nông nghiệp”
Hướng dẫn một số điểm trong “Đề án thực hiện DĐĐT và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ nông nghiệp” của ngành địa chính-nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái bình”
Kế hoạch “Tổ chức quán triệt và thực hiện nghị quyết 07 của Ban chấp hành Đảng bộ Thái bình và các kết luận của Ban thường vụ tỉnh uỷ (khoáXVI) của Ban thường vụ Huyện uỷ Tiền hải số 12KH/HU ngày 29/4/2002”
Kế hoạch “Thực hiện DĐĐT và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ nông nghiệp theo nghị quyết 07 của TU” của Ban thường vụ Huyện uỷ Tiền hải số 13KH/HU ngày 7/5/2002.
Quyết định số 67-QĐ/HU của Ban thường vụ Huyện uỷ “V/v: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nghj quyết 07 của TU v/v DĐĐT và cấp Giấy chứng nhận QSĐ”
Báo cáo “Tiến độ thực hiện đề án DĐĐT’’ của Phòng địa chính Huyện Tiền hải ngày 16/9/2002.
Báo cáo “Kết quả thực hiện đề án DĐĐT” Của UBND huyện Tiền hải ngày 31/12/2002.
Kế hoạch và kết quả DĐĐT ở Xã Đông quý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng S.doc