Đề tài Nghiên cứu thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn

Về đất đai: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông thôn thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về quyền sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện "đồn điền, đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khẩn trương tổng kết tình hình quản lý, sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp làm cơ sở bổ sung, sửa đổi luật đất đai và sớm thể chế hoá thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ.

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. 2. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nói chung. - Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. Chủ nghĩa xã hội cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển, xã hội chủ nghĩa cũng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức có thể bảo đảm sử dụng mọi nguồn lao động xã hội, bảo đảm những nhu cầu vật chất cho toàn xã hội phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản vì chỉ có như vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để chủ nghĩa tư bản. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Đó là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực bên ngoài. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Cũng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá khối liên minh công nhân với nông dân và trí thức ngày càng được củng cố, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được nâng cao, quan hệ về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng đất nước ngày càng phát triển đồng đều. Việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng có nhiều điều kiện để thực hiện, quốc phòng và an ninh của đất nước ngày càng vững mạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và sự tham gia vào phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng thu nhiều hiệu quả hơn. Vì vậy thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Khi xét trên góc độ môn kinh tế chính trị: Mỗi chế độ xã hội đều phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chấ của lực lượng sản xuất xã hội được sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã hội trước chủ nghĩa tư bản là một nền sản xuất nhỏ dựa trên lao động kỹ thuật thủ công, năng suất lao động thấp, tái sản xuất giản đơn là chủ yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là một nền sản xuất lớn đại công nghiệp dựa trên lao động bằng máy móc có năng suất lao động cao nên tái sản xuất mở rộng là chủ yếu nhưng vì dựa trên chế độ chiếm hữu tự nhiên tư bản chủ nghĩa sản xuất vô chính phủ thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế chu kỳ . Nền sản xuất xã hội phát triển không cân đối, có cơ cấu kinh tế không hợp lý cho nên đã kìm hãm tốc độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là một xã hội sau chủ nghĩa tư bản cho nên phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là một nền sản xuất lớn đại công nghiệp dựa trên lao động bằng máy móc có năng suất lao động cao, có sản phẩm thặng dư nhiều, tái sản xuất mở rộng là chủ yếu. Nền sản xuất xã hội phát triển có cơ cấu kinh tế hợp lý, do vấp phải khủng hoảng kinh tế chu kỳ nên tốc độ phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế lớn. Vì vậy tất cả các nước khi tiến lên chủ nghĩa xã hội đều phải có một thời kỳ quá độ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội (Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin nhà xuất bản chính trị quốc gia). 3. Đối với nông nghiệp, nông thôn nói riêng: Trước hết ta hãy tìm hiểu khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp: - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực tiễn cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tưu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khẩu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nền dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn. Khái niệm trên càng khẳng định tầm quan trọng của công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại. Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 80% dân số làm nghề nông, tuyệt đại bộ phận dân cư và lao động xã hội sống ở nông thôn, sản xuất nhỏ với năng suất thấp đời sống còn nhiều khó khăn nên nền kinh tế của nước ta còn chậm phát triển. Vì vậy muốn tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững đất nước ta phải từng bước tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đặc biệt là công nghiệp hoá nông nghịêp và nông thôn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển bền vững, ổn định với tốc độ cao được. Chính vì vậy ở nước ta hiện nay vấn đề nông nghiệp và nông thôn là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm. Tại đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong đó nêu rõ việc phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. II. NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. So với các nước ở Châu Á và Đông Nam Á, Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá tương đối muộn hơn. Do tiến hành chậm hơn nên chúng ta có được lợi thế của nước đi sau và rút được bài học kinh nghiệm không chủ của các nước tiên tiến mà ở ngay cả nước tiến hành trước ta không lâu. Chính vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta đã chủ trương "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn". Để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chúng ta cần tiến hành một số việc chủ yếu như phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, phát triển các dịch vụ kinh tế xã hội nông thôn, ứng dụng các thành tựu KHCN sinh học, hoá học vào sản xuất nông nghiệp, trang bị các máy móc cơ điện cho nông nghiệp, bước đầu thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá. 1. Phát triển các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nước ta đã có từ lâu nhưng do điều kiện kinh tế xã hội nhất định nên nó có những bước thăng trầm. Từ đầu những năm 90 đến nay nhờ đổi mới, nó đang được khôi phục và bắt đầu phát triển. - Nghề chế biến nông sản bao gồm chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến hoa màu, chế biến lâm sản và chế biến thuỷ sản. + Chế biến lương thực, thực phẩm chủ yếu là xay xát gạo. Các nhà máy xay xát của quốc doanh đặt ở các vùng trọng điểm lúa ở đồng bằng sông Hồng và cả một số ở đồng bằng sông Cửu Long đến nay không đáp ứng được yêu cầu về khối lượng và chất lượng xay xát ngày càng cao không chỉ đối với thị trường ngoài nước mà cả đối với thị trường trong nước vì thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu. + Chế biến hoa màu bao gồm công nghiệp chế biến mía đường, chế biến rau quả, chế biến chè, chế biến cà phê. Công nghiệp chế biến mía đường mấy năm gần đây cũng phát triển. Các nhà máy đường quốc doanh chỉ đảm bảo chế biến được khoảng 50% lượng mía của cả nước, còn một khối lượng khá lớn mía cây do các cơ sở chế biến mía tư nhân quy mô nhỏ, phân tán ở các làng xã đảm nhiệm chế biến bằng công cụ ép mía rất đa dạng. Công nghiệp chế biến rau quả ở nước ta còn ít phát triển, một số xí nghiệp chế biến ở các thành phố cũng được sử dụng hết công suất, cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu. Công nghiệp chế biến chè bắt đầu khởi sắc, trong đó các xí nghiệp quốc doanh tập trung sản xuất chế biến chè xuất khẩu là chủ yếu. Công nghiệp chế biến cà phê có các xí nghiệp tập trung của các nông trường và các cơ sở chế biến gia đình quy mô nhỏ phân tán. Có một vài xí nghiệp tư nhân quy mô lớn. Công nghiệp chế biến thuỷ sản có bước phát triển mới trong các thành phần kinh tế. Nhiều xí nghiệp chế biến đông lạnh quốc doanh của các địa phương được xây dựng phục vụ chế biến tôm, cá xuất khẩu. Các hộ tư nhân mở nhiều cơ sở chế biến với các quy mô khác nhau để chế biến nước mắm tôm cá khô, rau câu, đông lạnh…vv. Phát triển nghề dệt, may mặc, thêu ren, nghề thủ công mỹ nghệ nghề đóng đồ gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài… - Nghề dệt, may mặc, thêu ren: khi chuyển sang cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất được đổi mới, các hợp tác xã dệt cũ trước đây sản xuất tập trung, nay đưa khung dệt về cho các hộ gia đình, còn hợp tác xã huy động vốn cổ phần để làm dịch vụ đầu vào, đầu ra. Ở đây còn hình thành các hộ gia đình sản xuất độc lập , các tổ hợp và công ty trách nhiệm hữu hạn, và các hộ đầu tư vốn kinh doanh nguyên liệu, thiết bị và tiếp thu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nghề may quần áo: nhiều cơ sở may sẵn quần áo trẻ em, người lớn đã xuất hiện và sản phẩm của nó được tiêu thụ trên thị trường ở thành thị và nông thôn. Trong cơ chế thị trường nhiều người đã năng động tìm mẫu mã và thị trường trong nước và ngoài nước, bỏ vốn mua nguyên liệu, thuê gia công, lấy sản phẩm bán. Hộ có lao động và máy nhưng ít vốn thì đi may thuê nhận vải cắt sẵn về may. Nghề thủ công mỹ nghệ: các nghề thủ công mỹ nghệ như đồ gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, chạm khắc đá, gốm sứ mỹ nghệ, đan lát tre, mây… có truyền thống lâu đời, nhưng vừa qua giảm sút. Trong mấy năm gần đây, do bắt đầu khơi được luồng tiêu thụ nên nhiều làng nghề được khôi phục và bắt đầu phát triển. Nghề đóng đồ gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài được khôi phục và phát triển ở nhiều nơi. 2. Mở mang các dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn. Ở nông thôn sản xuất nông nghiệp đã bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phục hồi và đi vào hoạt động, đã tạo ra tiền đề cho các hoạt động dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn phát triển. Đến nay ở nông thôn đã và đang hình thành các loại tổ chức hoạt động dịch vụ kinh tế kỹ thuật như: dịch vụ về vốn cho sản xuất nông nghiệp và ngành nghề; dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất; dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; dịch vụ thương nghiệp mua bán sản phẩm và hàng tiêu dùng. Các tổ chức hoạt động dịch vụ nông thôn hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ; ở thành thị và nông thôn với nhiều hình thức khác nhau: công ty, cửa hàng, đại lý, chợ nông thôn, thương lái mua buôn, bán buôn, bán lẻ. - Dịch vụ về vốn ở nông thôn: hiện nay tham gia dịch vụ này chủ yếu là các ngân hàng nông nghiệp, các quỹ tạo việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo của Nhà nước. Trong mấy năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp đã có nhiều biện pháp đẻ rót vốn về tận các hộ nông dân và đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất. Tuy nhiên về thủ tục thời hạn cho vay, và lãi suất, còn có những mặt cần nghiên cưu thêm cho phù hợp với đặc điểm của nông nghịêp và nông thôn. - Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất: Trong nông nghiệp do tổ chức hoạt động dịch vụ của nhiều hợp tác xã nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu cho các hộ nông dân, nên đến nay, phần lớn các hộ nông dân sử dụng dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực này. Trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ở hầu hết các làng nghề đều có một số hộ gia đình có vốn và có năng lực kinh doanh đứng ra đảm nhiệm việc cung cấp vật tư nguyên liệu và mua lại sản phẩm của các hộ gia đình. Ở nông thôn đang hình thành các đại lý, cửa hàng tư nhân cung cấp vật tư kỹ thuật, phụ tùng, máy móc và cả những cây xăng cung cấp xăng dầu cho tàu thuyền, ô tô, máy kéo ở các thị trấn, các chợ nông thôn, các đầu mối giao thông. - Dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn. Các tổ chức hoạt động dịch vụ kỹ thuật có chiều hướng phát triển ở nông thôn. Đây là xu thế tất yếu của quá trình phân công hợp tác sử dụng lao động trong quá trình công nghiệp hoá. Các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện trong sản xuất, chế biến nông sản cũng như trong đời sống nông thôn. Do nhu cầu thực tế của cuộc sống, ở nông thôn đã và đang hình thành các tổ chức lực lượng kỹ thuật thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhưng phổ biến là tổ chức dịch vụ kỹ thuật tư nhân. Dịch vụ thuỷ nông, do các công ty thuỷ nông đảm nhiệm cung cấp nước ở các công trình đầu mối, còn các xã và hợp tác xã đảm nhiệm phần nội đồng, nhưng ở nhiều nơi hợp tác xã đã khoán cho một số hộ gia đình làm dịch vụ đưa nước vào ruộng. Trong các dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi cũng phát triển dịch vụ cung cấp giống lợn và gia cầm cho các hộ chăn nuôi của các trại giống quốc doanh và tư nhân. Dịch vụ thụ tinh nhân tạo và dịch vụ thú y ở nông thôn một phần do các hợp tác xã thực hiện, một phần do tư nhân thực hiện. Dịch vụ điện thoại cũng bắt đầu trở thành nhu cầu cấp thiết đối với những vùng nông thôn có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và cả những vùng nông nghiệp đi lên sản xuất nông sản hàng hoá. - Dịch vụ thương nghiệp nông thôn. Hiện nay dịch vụ này có chiều hướng gia tăng mạnh trước hết ở các vùng, các xã có nhiều nông sản hàng hoá và nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vì ở đây có nhu cầu lớn về cung ứng nguyên liệu, vật tư và lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức lực lượng dịch vụ thương nghiệp ở nông thôn phát triển nhanh chóng từ chỗ mở mang các chợ sẵn có, thành lập các chợ mới đến việc hình thành thị trấn, các phố làng, các tụ điểm công thương nghiệp mới. Những năm gần đây, lượng hàng hoá lưu thông ở nông thôn tăng lên, mạng lưới chợ nông thôn có sự phát triển về số lượng, quy mô và lưu lượng chu chuyển hàng hoá, cũng như cơ cấu mặt hàng. 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn còn có nội dung quan trọng là tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và cải thiện nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi cho nông nghiệp. Trong thời gian qua nước ta đã tập trung xây dựng và hoàn thiện một hệ thống công trình thuỷ lợi lớn vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư hàng tăm tỷ đồng để xây dựng một số công trình hồ đập lớn như Nghi Quang, Thạch Nhamvv… cùng với việc xây dựng mới thì vấn đền không kém phần quan trọng là củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, sửa chữa các công trình thuỷ lợi xuống cấp, đảm bảo năng lực thiết kế. Cho đến nay trong 46 hồ đập cỡ lớn có dung tích mỗi cái trên 10 triệu m3 nước, có 6 cái hỏng nặng, 20 cái hỏng cục bộ, trong 42 hồ đập cỡ vừa, dung tích 5 - 10 triệu m3 nước, có 6 cái hỏng nặng, 26 cái hỏng cục bộ, trong 960 hồ đập cỡ nhỏ, dung tích dưới 2 triệu m3 nước có 62 cái hỏng nặng, 91 cái hỏng cục bộ. Về kênh mương tưới và tiêu nước, nhiều đoạn cần phải nạo vét, tu sửa. Để khắc phục tình trạng trên, ở một số địa phương như Hà Tây, Thanh Hoá đã bắt đầu xây dựng bờ mương bằng gạch hoa, xi măng thay cho lớp đất. Riêng thành phố Hải Phòng đề ra mục tiêu phấn đấu kiên cố hoá kênh mương 60% vào năm 2000 và 100% vào năm 2005, với vốn đầu tư 144 - 224 tỷ đồng. Trong đó nông dân đóng góp 30%. Theo tính toán của ngành thuỷ lợi: kiên cố hoá kênh mương bằng bê tông sẽ tiết kiệm 25 - 30% đất làm kênh mương tiết kiệm 15 - 20% lượng nước tưới, 20 - 25% điện năng để bơm nước, thời gian tưới giảm 50 - 70% riêng thành phố Hải Phòng mỗi năm lợi được 4 - 5tỷ đồng. - Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Trong thời gian 1991 - 1995, mạng lưới giao thông nông thôn có bước phát triển nhanh. Cả nước đã huy động được 4.260tỷ đồng, trong đó nhân dân các địa phương đã đóng góp 2.200tỷ đồng với 146 triệu ngày công xây dựng trên 20.000 km đường trên địa bàn nông thôn từ huyện đến xã và các nông thôn, áp, và 18.260 cây cầu các loại với tổng chiều dài 213.778mét. Cho đến 1995, 9.146 xã có đường ô tô đến trung tâm và 15 tỉnh thành phố có đường ô tô đên 100% số xã. Thái Bình là tỉnh dẫn đầu phong trào giao thông nông thôn trong cả nước. Trong 5năm 1991 - 1995, Thái Bình đã huy động 9 triệu ngày công và đầu tư 219,9 tỷ đồng, đã xây dựng đường ô tô về 100% số xã, nhựa hoá 100% đường từ tỉnh về huyện, 279/285 xã có đường rải đá hoặc rải nhựa, nhiều làng xã, thôn xóm có đường bê tông, gạch. Phương tiện giao thông vận tải ở nông thôn đến nay cũng được tăng cường cả về số lượng và loại hình. Cùng với sự tồn tại của các phương tiện thô sơ dùng sức người và sức súc vật, các phương tiện vận tải cơ giới ở nông thôn như xe mô tô, ô tô, máy kéo, thuyền máy, xà lan, tàu thuỷ vv… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là vấn đề kkhó khăn tốn kém trong khi vốn đầu tư có hạn. Một số tỉnh như Thái Bình đã có kinh nghiệm giải quyết vấn đề vốn bằng cách Nhà nước và nhân dân cùng làm và được nhân dân tự nguyện hưởng ứng vì họ trực tiếp thấy được lợi ích của mạng lưới giao thông nông thôn. Vì vậy tỉnh Thái Bình đã thành công trong việc làm đường giao thông nông thôn và đây là kinh nghiệm tốt cho các địa phương khác vận dụng. Kinh phí làm đường tỉnh - huyện và liên huyện ngân sách Nhà nước chi 50%, dân góp 50%, đường trục liên xã dân góp 100%. Mạng lưới đường giao thông tỉnh, huyện, xã, thôn xóm ở Thái Bình được quy hoạch tổng thể hợp lý, phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tránh phá đi làm lại gây lãng phí. Vì xây dựng đường rất tốn kém nên việc bảo vệ, duy tu đường xá, cầu cống cần đặc biệt quan tâm và có tổ chức quản lý cụ thể, mỗi đoạn đường, mỗi cây cầu đều có chủ. Có sự phân cấp quản lý hệ thống cầu đường nông thôn từ tỉnh đến huyện, xã và nông thôn xóm sẽ giúp đỡ kiểm tra ngăn chặn việc xe cộ quá trọng tải. Khi phát hiện có hư hỏng nhỏ là sửa chữa kịp thời không để ổ gà sinh ổ trâu, ổ voi. Sở giao thông vận tải tỉnh quản lý sửa chữa các trục đường chính của tỉnh, phòng giao thông huyện chịu trách nhiệm các đường trục của huyện, còn đường của xã, thô xóm do đội duy tu của xã thôn đảm nhiệm. - Xây dựng mạng lưới điện ở nông thôn. Công nghiệp năng lượng ở nước ta phát triển đã tạo điều kiện vững chắc cho việc xây dựng mạng điện nông thôn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Đến năm 1995, tổng công suất nguồn điện đạt 4.400 MVA, sản lượng điện phát ra là 14,64 tỷ kwh, chiều dài các đường dây điện là 45.960km, dung lượng các trạm biến áp đạt 17.174 MVA. Tuy nhiên sản lượng điện bình quân đầu người mới đạt 200kwh/ năm. Điện đưa về nông thôn miền Bắc nước ta những năm 60 mới chủ yếu cho trạm bơm điện chứ chưa phải để mục đích cho thắp sáng ở nông thôn. Trong thời gian 1991 - 1995, mạng lưới điện nông thôn nước ta phát triển nhanh, trên địa bàn tương đối rộng, với mức độ khác nhau ở nhiều vùng trong nước, trong đó đồng bằng sông Hồng đạt mức cao nhất. Điện nông thôn lấy từ nguồn điện lưới quốc gia và các nguồn điện phát tại chỗ. Ở các vùng miền núi, điện lưới quốc gia cũng đang được đưa về các tỉnh, huyện, nhưng điện lưới đưa về các làng bản thì còn ít. Tỉnh Hoà Bình là nơi xây dựng thuỷ điện sông Đà đến cuối năm 1993 trong số 196 xã mới có 27 xã có điện. Về trang bị điện cho nông thôn nói chung theo số liệu của cuộc tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn do tổng cục thống kê tiến hành năm 1994, mức độ trang bị điện năng cho nông nghiệp và nông thôn các vùng trong cả nước như sau: cả nước có tổng số xã có điện là 5.305 xã chiếm 60,4% số xã của cả nước, số hộ nông dân có điện là 6.098.100 chiếm 53%. - Phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông nông thôn. Hiện nay ở nước ta do nông nghiệp đi vào sản xuất nông sản hàng hoá nên đã có nhu cầu phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông nông thôn, các phương tiện truyền thanh, truyền hình làm cầu nối về thông tin giữa các vùng. Điện khí hoá nông thôn được mở rộng là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông nông thôn. Đến năm 1994, trong cả nước có 1.405 xã có trạm bưu điện và 3.395 xã có trạm truyền thanh. - Phát triển mạng lưới giáo dục , y tế nông thôn. Mạng lưới giáo dục phát triển nâng cao dân trí, là trực tiếp phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống giáo dục nông thôn nước ta bao gồm từ mẫu giáo nhà trẻ, đến các trường tiểu học và trung học. Đến năm 1994 ở nông thôn6.749 xã có lớp mẫu giáo và 2.958 xã có nhà trẻ trong đó đồng bằng sông Hồng 97,2% số xã có lớp mẫu giáo và 85,7% số xã có nhà trẻ. Về hướng nghiệp, dạy nghề cả nước có gần 400 trung tâm ở các huyện. Nhìn vào số lượng trường sở của mạng lưới giáo dục ở nông thôn, chúng ta có thể thấy rõ sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta, sự đóng góp tích cực của nhân dân địa phương. Nhưng về chất lượng giáo dục nông thôn thì còn nhiều tồn tại. Trước hết là chất lượng cơ sở vật chất của giáo dục nông thôn so với thành phố thì còn quá thấp kém. Số trường lớp được xd kiên cố, hàng năm tuy có tăng lên, nhưng số trường lớp tạm bợ, tranh tre nứa lá còn chiếm tỷ lệ khá nhiều. Bàn ghế cho thầy và trò, bảng đen, đồ dùng dậy học, còn thiếu thốn và chưa đảm bảo tiêu chuẩn, điên, nước ở phần lớn các trường nông thôn chưa có. Số trường có trang bị dưới mức tối thiểu chiếm tỷ lệ cao: các trường mẫu giáo- 93,3%, tiểu học - 78%, phổ thông cơ sở - 67%, phổ thông trung học - 72%. Đội ngũ giáo viên nhiều nơi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, thiếu về số lượng. Chất lượng giáo viên còn yếu, nhất là cấp tiểu học. Đời sống vật chất tinh thần của giáo viên nông thôn còn thiếu thốn. Một quy hoạch tổng thể toàn diện phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hoá nói chung, đặc biệt là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Mạng lưới y tế nông thôn cũng có tác động trực tiếp đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong nhiều năm qua ở nông thôn đã hình thành mạng lưới y tế cơ sở và đội ngũ cán bộ y tế phục vụ cộng đồng nông thôn trong cả nước. Cũng như mạng lưới giáo dục, mạng lưới cơ sở y tế nông thôn nước ta nhìn về số lượng có sự phát triển khá. Nhưng về chất lượng thì còn tồn tài nhiều vấn đề. Trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật, cụng cụ y tế của các trạm xá xã còn nghèo nàn, lạc hậu, nguồn nước sạch chưa đảm bảo, nhiều nơi chưa có điện, thuốc men thiếu, nguồn thuốc nam kém phát triển. Trình độ thầy thuốc ở nông thôn còn thấp, nên hành nghề còn hạn chế, chưa có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và đời sống gặp nhiều khó khăn. - Cải thiện điều kiện sống ở nông thôn. Trong thời gian gần đây, bộ mặt nông thôn ở nhiều vùng đã có những thay đổi rõ nét. Ngoài hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, viễn thông, giáo dục y tế ở nông thôn có sự phát triển, cơ sở vật chất của các hộ cư dân nông thôn cũng đã được cải thiện. Về nhà ở: cả nước hiện nay có 12.114.079 nhà ở nông thôn trong đó có 1.446.771 nhà kiên có 5.522.183 nhà bán kiên cố. Nhà cửa ở nông thôn đang được xây dựng theo hướng tập trung ở ven đường giao thông, ven kênh rạch, ở những ngã ba, ngã tư, ở các tụ điểm thuận tiện giao thông, hình thành các phố làng, phố chợ, thị trấn, tụ điểm công thương nghiệp của xã hay tiểu vùng. Vấn đề cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn cũng được Nhà nước quan tâm, từ đầu những năm 80 đến nay chính phủ đã đề ra và chỉ đạo thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, có sự tài trợ 52% kinh phí của Quỹ nhi động liên hiệp quốc. Ở Miền Trung, riêng tỉnh Phú Yên đã xây dựng 1.100 nguồn nước sạch trong năm 1995 cho các vùng nông thôn, trong đó 70% là giếng khoan lắp bơm tay. Đánh giá về mức sống của cư dân nông thôn, ngoài nhà cửa và các điều kiện khác nhau, còn phải kể đến đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình nông dân. Thời gian 1991 - 1995, tiện nghi sinh hoạt trong các hộ gia đình nông thôn có nhiều thay đổi. Đến năm 1994 ở nông thôn cả nước, ngoài xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến, ở vùng đồng bằng mỗi nhà thường có một - hai xe đạp, nhiều nhà có quạt điện, còn có 4.466.108 máy thu thanh, 2.541.373 máy thu hình, tính ra máy thu thanh chiếm 37,30% số hộ nông thôn. Các phương tiện nghe, nhìn và xe gắn máy ở miền Đông Nam Bộ bình quân 100 hộ có 45 máy thu thanh, 33 máy thu hình và 30 xe gắn máy, vùng Tây Nguyên 31 máy thu thanh,14,8 máy thu hình và 13 xe gắn máy, cao hơn các vùng khác trong nước, vì ở đây nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu. 4. Bước đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. - Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý. Việc áp dụng những thành tựu của khoá học công nghệ vào nông nghiệp trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ và đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất. Trước hết là công nghệ sinh học đã góp phần thúc đẩy tăng năng suất của các cây trồng vật nuôi. Không chỉ các giống cây trồng tốt như lúa lai, ngô lai, lạc, đậu tương, rau, cây ăn trái, mía, chè, cà phê, cao su vv…mà cả giống vật nuôi tốt như gà công nghiệp, lợn nhiều nạc, bò thịt, bò sữa vv… đều được nông dân đưa vào sử dụng rộng rãi. Cùng với giống cây trồng và vật nuôi, các loại vật tư kỹ thuật như phân hoá học các phân vi sinh, thuốc trừ sâu, thuốc thú y cũng đã trở nên quen thuộc đối với nông dân các vùng từ miền xuôi đến miền núi. Các quy trình công nghệ tiến bộ với những công cụ máy móc thích hợp cũng đã và đang được phổ cập trong sản xuất. Ví dụ như kỹ thuật làm mạ non để tiết kiệm giống, tiết kiệm đất, đảm vảo chất lượng mạ tốt, năng suất lúa cao đang phát triển ở một số địa phương đồng bằng sông Hồng. Kỹ thuật trồng ngô bầu trên đất ướt vụ đông cũng được ứng dụng đại trà. Kỹ thuật chiết ghép một số loại cây ăn trái cũng có nhiều tiến bộ. Kỹ thuật cơ giới hoá một số khâu canh tác bắt đầu phát triển bổ sung và thay thế kỹ thuật thủ công. Đổi mới về vật tư kỹ thuật, công cụ sản xuất và công nghệ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá đã tác động tích cực đến sản xuất. Trong thời gian 1991 - 1995, nông nghiệp nước ta đã có bước tăng trưởng về nhiều mặt, đã góp phần quan trọng có ý nghĩa quyết định vào việc ổn định tình hình kinh tế xã hội, đưa đất nước ta vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, chuẩn bị bước vào thời kỳ công nghiệp hoá. Sản xuất lương thực có tốc độ tăng trưởng vượt mức tăng dân số, nên nước ta về cơ bản đã vượt qua cửa ải lương thực từ chỗ phải nhập khẩu, tiến lên xuất khẩu gạo. Tổng sản lượng lương thực năm 1991 là 21,9 triệu tấn, năm 1995 tăng lên 27,42 triệu tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 1991 là 324,9 kg, năm 1995 tăng lên 364 kg. Sản lượng cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả, rau, đậu, đàn trâu, bò, lợn, gia cầm đều tăng. - Bước đầu cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, là một nội dung quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Mặc dù cơ giới hoá nông nghiệp ở nước ta được bắt đầu từ cuối những năm 50 và phát triển tương đối mạnh vào thời gian từ 1975 - 1980 nhưng sang đến những năm 80 thì cơ giới hóa nông nghiệp giảm sút nhiều do thiếu vốn đầu tư, do không có người chủ quản lý thực sự. Từ năm 1988, sau khi có nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, việc chuyển quyền sở hữu và sử dụng máy móc nông nghiệp từ các hợp tác xã và các doanh nghiệp quốc doanh bắt đầu diễn ra với nhiều hình thức sinh động. Thời gian đầu, vào cuối những năm 80, do tình hình quản lý máy móc nông nghiệp của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp tác xã đã tổ chức khoán thầu các máy móc nông nghiệp. Các máy móc này vẫn thuộc quyền sở hữu của tập thể, nhưng giao quyền sử dụng cho một số hộ xã viên có năng lực quản lý, đển đảm bảo hoạt động của máy móc có hiệu quả. Xã viên nhận khoán tự sửa chữa, bảo dưỡng và sử dụng máy theo kế hoạch điều hành của hợp tác xã. Người sử dụng máy làm không tốt thì hợp tác xã thu lại giao cho người khác. Đây là hình thức tập dượt quản lý sử dụng máy móc thích hợp cho nông dân nhất là ở miền Bắc và đây cũng là hình thức quá độ chuyển dần từng bước quyền quản lý sử dụng máy nông nghiệp sang cho các hộ gia đình nông dân làm chủ có hiệu quả hơn. Bước tiếp theo là chuyển quyền sở hữu máy cho nông dân, thông qua hình thức bán khoán và bán hoá giá. Bán khoán là hình thức bán trả dần áp dụng đối với các máy móc còn đang hoạt động. Người nông dân mua máy sau khi thoả thuận giá cả, được trả dần trong một số năm, nhưng có nghĩa vụ nhận khoán với hợp tác xã tiếp tục dùng máy phục vụ các hộ xã viên một khối lượng công việc nhất định, theo những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thống nhất giữa hợp tác xã và người mua máy. Bán hoá giá là hình thức mua đứt, bán đoạn máy móc giữa hợp tác xã và người nông dân mua máy. Sau khi mua, chủ máy đầu tư vốn, sửa chữa hồi phục máy để làm cho gia đình hay đi làm thuê, tự do, không có sự ràng buộc về kế hoạch khoán của hợp tác xã. Hình thức này thường áp dụng đối với các máy móc đã hư hỏng nhiều, hợp tác xã không có vốn để sửa chữa hồi phục và có những trường hợp máy còn tốt cũng bán hoá giá để hợp tác xã thu hồi vốn đầu tư vào việc khác cần thiết hơn. Việc chuyển chủ sở hữu máy móc nông nghiệp ở miền Bắc đi từ hình thức các hộ gia đình nhận khoán gọn máy đến hình thức mua khoán máy và tiến lên hình thức các hộ gia đình mua sắm máy cũ về hồi phục, sửa chữa, đến mua cả máy móc mới. Không chỉ dừng lại ởnhững máy kéo và máy nông nghiệp công suất nhỏ, mà các hộ gia đình còn bắt đầu làm chủ sở hữu và sử dụng cả máy kéo lớn, ô tô vận tải. Các máy kéo và máy nông nghiệp quốc doanh thuộc các trạm đội máy kéo tỉnh, huyện quản lý ở đây phần lớn đã từng bước chuyển quyền sử dụng và sở hữu cho công nhân lái máy và nông dân, bắt đầu từ khoán gọn khối lượng công việc, chi phí sửa chữa và thu nộp, đến bán hoá giá. Đối với các trạm máykéo một số nông trường thì họ cũng chuyển sang hình thức khoán gọn máy kéo ô tô cho công nhân hoặc bán máy kéo cho công nhân sở hữu và quản lý sử dụng có hiệu quả hơn. - Cơ giới hoá làm đất: Cơ giới hoá làm đất có yêu cầu cấp thiết ở những vùng nhiều đất canh tác thiếu sức kéo như ở vùng đất mới đồng bằng sông Cửu Long, và vùng đất ít canh tác nhưng có nhu cầu tăng vụ như đồng bằng sông Hồng. + Cơ giới hoá tưới tiêu nước: Nhu cầu tưới tiêu nước cho lúa, mầu và cho một số cây lâu năm, cây ăn quả ở nước ta rất cấp thiết. Cho đến nay đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi, đảm bảo tưới nước tự chảy và các trạm bơm cố định, các máy bơm di động để tưới nước vào ruộng và các dàn tưới phun cho các vườn cà phê, các máy bơm nhỏ xách tay. + Cơ giới hoá bảo vệ cây trồng. Khâu phun thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng các bình phu thuốc thủ công, đeo vai. Việc sử dụng máy phun thuốc chạy bằng động cơ nhỏ, đao vai đã được sử dụng ở một số vùng trồng lúa tập trung và vùng trồng cà phê, cây ăn quả, nhưng số lượng chưa nhiều. + Cơ giới thu hoạch: Cơ giới hoá thu hoạch ở nước ta hiện nay mới tập trung vào khâu đập tuốt lúa. Cơ giới hoá đạp tuốt lúa đến nay đạt mức cao nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mức độ 70 - 80% khối lượng lúa thu hoạch, có vùng đạt 90% bằng kiểu máy đạp lúa do chính nông dân đồng bằng sông Cửu Long tuyển chọn và các xưởng cơ khí gia đình thiết kế chế tạo hàng loạt, bán cho các hộ đi đập lúa thuê. Cơ giới hoá cắt gặt bắt đầu trở thành nhu cầu của một số địa phương ở vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long. Qua nghiên cứu nhiều mẫu máy gặt và máy gặt đập liên hợp nhập của nước ngoài, hiện nay một số cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học đang thiết kế chế tạo thử nghiệm một số máy gặt nhỏ rải hàng và máy liên hợp thu hoạch lúa và đưa vào thử nghiệm ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên. Cơ giới hoá chế biến lương thực thời gian 1991 - 1995 đã phát triển nhan. Ngoài các nhà máy xay quốc doanh lớn và vừa xây dựng ở các vùng, số máy xay xát công suất nhỏ 0,5 - 1 tấn/ giờ được trang bị ngày càng nhiều trong các hộ nông dân ở cả vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Cơ giới hoá ép mía làm đường cũng phát triển ở các vùng, với các nhà máy đường quy mô lớn và vừa các lò đường tư nhân thủ công và nửa cơ khí. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM. I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẤT NƯỚC TA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC. Trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã bắt đầu thực hiện một số việc có liên quan đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn như khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền, các làng nghề truyền thống, mở mang các dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn. Đồng thời chúng ta tiếp tục thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, điện khí hoá nông thôn và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 1. Về khôi phục và phát triển các làng nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống. Trong máy năm gần đây, chúng ta đã khôi phục một số lượng lớn các ngành nghề cổ truyền và các làng nghề truyền thống với các nhóm nghề: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, sản xuất tư liệu sản xuất, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, và các nghề dịch vụ: mộc, vận tải, thương nghiệp và các dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. Các ngành nghề được khôi phục và phát triển với quy mộ phạm vi, địa bàn hoạt động tăng hơn trước, sô hộ gia đình tham gia nhiều lên, lan toả từ thôn xóm này ra thôn xóm khác trong một xã và đã phát triển thành cụm xã cùng nghề, hình thành các tụ điểm, các cụm công nghiệp địa phương chuyên một nghề, hay làm nhiều nghề. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn ở ta đã đem lại một số kết quả thiết thực. Thứ nhất, tạo ra việc làm tài chỗ cho một số lao động dư thừa ở nông thôn ngay trong điều kiện ít vốn, và công nghiệp thiết bị lạc hậu. Nhiều ngành nghề sử dụng được các loại lao động nông thôn: trai, gái, già, trẻ. Thứ hai, ngành nghề phát triển không những thu hút được một số lao động đáng kể vào trực tiếp sản xuất mà còn tạo ra việc làm cho một số hộ lao động dịch vụ như khai thác nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển, bốc vác. Thứ ba, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sử dụng lao động rất linh hoạt trong ngoài thời vụ nông nghiệp, ban ngày, ban đêm. Thứ tư, tăng thu nhập cho nông dân và cư dân nông thôn những người làm nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề nói chung đều có thu nhập cao hơn thuần nông, nâng cao mức sống hơn thuần nông. Thứ năm, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng kể với nhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, phục vụ sản xuất và đời sống, thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu, đồng thời sản xuất ra một số mặt hàng xuất khẩu thu được một khoản kim ngạch nhất định. 2. Về phát triển các dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn. Đi đôi với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ kinh tế kỹ thuật cũng đã bắt đầu phát triển trong nhiều lĩnh vực, vốn, dịch vụ, đầu vào, đầu ra phục vụ nông nghiệp và ngành nghề ngoài nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, xây dựng, giao thông vận tải. Ở nông thôn, nhìn chung dịch vụ kinh tế kỹthuật nông thôn đã xuất hiện và phát triển, là biểu hiện tích cực chứng tỏ kinh tế nông thôn có sự phát triển và đi vào sản xuất hàng hoá. Hoạt động dịch vụ đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế nông thôn tăng trưởng và phát triển. 3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong thời kỳ đổi mới, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nước ta đã được đẩy mạnh trước hết là các công trình thuỷ lợi, xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn, mạng lưới bưu chính viễn thông nông thôn, mạng lưới giáo dục y tế nông thôn. Hạ tầng cơ sở được xây dựng ở nông thôn vừa qua đã có tác dụng tích cực phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành văn hoá xã hội, góp phần cải tạo và xây dựng nông thôn mới. Các công trình thuỷ nông đã phục vụ thâm canh, tăng vụ, mạng lưới giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá ở các vùng nông thôn. Mạng lưới điện đã đem ánh sáng văn minh đến nhiều vùng. Mạng lới bưu chính viễn thông, truyền thanh truyền hình đã đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa nông thôn và thành thị, trực tiếp góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá và cải thiện đời sống nông thôn. Mạng lưới giáo dcụ y tế đã góp phần nâng cao dân trí, bảo vệ sức khoẻ cho cư dân nông thôn. 4. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá ca, một phần quan trọng là có sự tác động của các thành tựu công nghiệp và nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các thành tựu cộng nghệ sinh học đã cung cấp cho nông nghiệp nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt, tạo điều kiện tăng năng suất trong nông sản. Cùng với việc sử dụng phân hoá học, thức ăn gia súc tổng hợp, và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và dịch bệnh cho gia súc đi vào thâm canh tăng vụ, ở nông thôn đã sử dụng một số máy móc nông nghiệp để cơ giới hoá đã tạo điều kiện tăng nhanh sản lượng các nông sản chủ yếu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. II. HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 1. Về khôi phục và phát triển các ngành nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống. Bên cạnh những mặt thành công trong phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thì cũng còn nhiều mặt yếu kém, tồn tại. Một là, các ngành nghề và làng nghề những năm gần đây tuy có bắt đầu được phục hồi, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, địa bàn chưa được mở rộng, chủng loại mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chủ yếu là thủ công, nên giá trị sản phẩm còn thấp, hiệu quả hoạt động của các ngành nghề chưa cao. Hai là, hoạt động của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát triển còn gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, nguyên liệu, công nghệ, đến thị trường tiêu thụ. Vốn của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp còn ít, chủ yếu là vốn tự có, khả năng vay vốn ít vì có nhiều trở ngại. Nguyên liệu không ổn định và có chiều hướng khan hiếm dần, vì nguồn khai thác cạn kiệt dần. Việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các làng nghề là một vấn đề thời sự cần được đặt ra. Ngoài ra, vấn đề công nghệ thiết bị của các ngành nghề chậm được đổi mới ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm. Việc đổi mới thiết bị công nghệ gặp trở ngại là thiếu vốn và tổ chức sản xuất nhiều nghề chưa ổn định về đầu ra. Ba là, thị trường là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngành nghề ở nước ta còn nhiều hạn chế. Thị trường trong nước tiêu thụ chưa nhiều dù nông thôn là thị trường rộng lớn. Bốn là, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nước ta phát triển chưa nhiều, địa bàn chưa rộng nhưng đã xuất hiện tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động. Năm là, tai nạn lao động của một số ngành nghề ở nông thôn đang gia tăng do việc đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng đúng mức. Sáu là, trong hoạt động của các ngành nghề, làng nghề bắt đầu xuất hiện những mặt tiêu cực, vi phạm cơ chế quản lý của nhà nước về đăng ký kinh doanh, về trốn lậu thuế, về hàng giả. 2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Nhìn chung hạ tầng cơ sở nông thôn nước ta còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, vì chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Nhiều công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, cần được sửa chữa, tu bổ. Đường giao thông trong nông thôn còn thiếu và đặc biệt là chất lượng kém. Không ít nơi do thiếu đường giao thông mà nông sản bị ứ đọng, không vận chuyển đến nơi tiêu thụ được. Mạng lưới điện mới đưa về được một số vùng, còn nhiều vùng chưa có điện vì thiếu vốn đầu tư. Việc quản lý sử dụng điện ở nông thôn còn yếu kém nên đã hạn chế việc sử dụng điện của các hộ nông dân. Các cơ sở giáo dục, y tế ở nông thôn còn yếu kém về nhiều mặt: cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn xuống cấp, trang thiết bị giáo dục, y tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy giáo, thầy thuốc và nhiều vùng nông thôn còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và chữa bệnh. 3. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp Việc trang bị máy móc và cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nước ta hiện nay mới đạt mức độ thấp so với các nước láng giềng có điều kiện tương tự. Địa bàn cơ giới hoá còn hẹp, phạm vi đối tượng cơ giới hoá còn hạn chế trong một vài cây trồng, thuộc ngành trồng trọt, cơ giới hoá chăn nuôi còn yếu. Khó khăn lớn nhất hạn chế tốc độ và mức độ cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nước ta là vốn đầu tư và giải pháp sử dụng lao động dư thừa do cơ giới hoá nông nghiệp tạo ra. III. GIẢI PHÁP 1. Công tác quy hoạch Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường: đồng thời phải căn cứ vào lợi thế kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng vùng. Quản lý, cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng xã thị trấn, gắn kết chặt chẽ với an ninh - quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Khoa học, công nghệ Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất, coi đây là một khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tư hiện đại hoá hệ thống viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính, nhân sự nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, công nghệ cho nông dân. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hoá để mở rộng khuyến nông đến cơ sở. 3. Các chính sách - Về đất đai: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông thôn thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về quyền sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân thực hiện "đồn điền, đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết… tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khẩn trương tổng kết tình hình quản lý, sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp làm cơ sở bổ sung, sửa đổi luật đất đai và sớm thể chế hoá thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ. - Về tài chính, tín dụng: Nhà nước cân đối các nguồn vốn đề ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức tín dụng hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thoả thuận; tăng mức cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn. Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm 2000. Điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn. Về lao động và việc làm: dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo dạy nghề lên khoảng 30% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo và làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa. Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển ngành nghề và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân. - Về thương mại và hội nhập kinh tế: thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý một số ngành hàng có triển vọng nhưng còn khó khăn như: chăn nuôi, rau quả… bằng nhiều hình thức để nông dân phát triển sản xuất và hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách thích hợp huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại, tăng cường thông tin thị trường , xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của Việt Nam, khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. PHẦN KẾT LUẬN Theo phân tích ở trên ta có thể khẳng định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của các thành phần kinh tế. Thành tựu của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn mà đất nước ta đã đạt được hơn 10 năm qua là về cơ bản nông nghiệp nước ta đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng , môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản xuất từng bước mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm. Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về trình độ khoa học kém phát triển chưa có nhiều ứng dụng vào nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm chưa theo sát thị trường, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, tư tưởng lạc hậu của người dân và trình độ kiến thức trong nông nghiệp còn hạn chế. Do vậy để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện sâu sắc cụ thể, quyết liệt của Chính phủ và các cấp, các ngành. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn do Đảng ta đề ra là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và suất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Từ nay đến năm 2010 tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin- Nhà xuất bản: chính trị quốc gia. 2. Bài đánh giá tình hình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đăng trên báo nhân dân 30/3/2002. 3. Công nghiệp hoá, nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam nhà xuất bản chính trị quốc gia. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockc114_1131.doc
Luận văn liên quan