Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở ĐÀN LỢN NUÔI TRONG CHUỒNG NỀN VÀ CHUỒNG SÀN TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH – TINH THANH HÓA”
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy
2.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại và độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn.
2.2. Những nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường ruột
2.2.1. Họ vi khuẩn đường ruột
2.2.2. Một số giống vi khuẩn đường ruột quan trọng
2.3. Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn phòng, trị = chế độ vệ sinh, nuôi dưỡng + chế phẩm sinh học + kháng sinh
2.3.1. Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy
2.3.2. Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy
2.4. Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
2.4.3. Tình hình dịch bệnh ở đàn lợn
3. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.2. Đối tượng, nguyên liệu và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2.2. Nguyên liệu
3.2.3. Địa điểm nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu phân
3.3.2. Phương pháp điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn tại Yên Định - Thanh Hoá
3.3.3. Phương pháp đo độ ẩm chuồng nuôi
3.3.4. Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gram phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy
3.3.5. Phương pháp phân lập, giám định vi khuẩn E.coli và Salmonella
3.3.6. Xác định độc lực của vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập
3.3.7. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella phân lập được bằng phương pháp kháng sinh đồ (Theo Bauer -
3.3.8. Phương pháp bố trí thí nghiệm điều trị lợn bị tiêu chảy
3.3.9. Phương pháp xử lý số liệu
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy ở lợn nuôi tại huyện Yên Định - Thanh Hoá
4.1.1. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng khác nhau4.1.2. Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi
4.1.3. Tình hình tiêu chảy ở lợn xét theo mùa vụ
4.4. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được từ lợn bị tiêu chảy
125 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7949 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện yên định – tinh thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 ngày tuổi: 132,56 x106 vi khuẩn so với 53,75 x 106 vi khuẩn , gấp 2,47 lần.
Bảng 4.6: Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn E.coli trong phân củalợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng
Mẫu phân
của lợn
Kiểu
chuồng Tuổi lợnKhông tiêu chảyBị tiêu chảySố mẫu kiểm traTỷ lệ phân lập (%)Số lượng vk/1gr phân (106CFU)Số mẫu kiểm traTỷ lệ phân lập (%)
Số lượng vk/1gr phân (106CFU)mmSànSơ sinh – cai sữa1510043,132,8118100124,283,83Cai sữa – 60 ngày1710049,292,7216100127,133,04Tổng hợp3210046,212,7634100125,713,44NềnSơ sinh – cai sữa1410048,361,7015100126,874,11Cai sữa – 60 ngày1610053,752,7916100132,563,64Tổng hợp3010051,052,2831100129,713,87 (Số lượng vk/1gr phân : Số lượng vi khuẩn trong 1gram phân)
Số lượng vi khuẩn E.coli/gramphân tăng mạnh nhất ở lợn con sơ sinh – cai sữa bị tiêu chảy. ở lợn nuôi trong chuồng sàn (gấp 2,88 lần) so với lợn không bị tiêu chảy cùng lứa tuổi và ở lợn nuôi trong chuồng nền là 2,62 lần. Theo chúng tôi trong giai đoạn này hệ vi khuẩn đường ruột của lợn chưa ổn định, nguồn thức ăn lại chủ yếu là sữa mẹ, khi nguyên nhân nào đó tác động gây rối loạn tiêu hoá thì sữa mẹ là môi trường dinh dưỡng tốt nhất để vi khuẩn E.coli đã có số lượng lớn trong đường ruột nhân lên nhanh và gây bệnh.
Giai đoạn cai sữa – 60 ngày tuổi hệ vi khuẩn đường ruột khá ổn định. Tuy nhiên khi bị tiêu chảy thì số lượng vi khuẩn E.Coli/gram phân cũng tăng đáng kể so với ở lợn không tiêu chảy ở cả hai kiểu chuồng nuôi.
So sánh giữa hai kiểu chuồng nuôi cho thấy khi lợn bị tiêu chảy không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân ở cả hai nhóm tuổi kiểm tra. Nguyên nhân đã được trình bày ở phần 4.2.
Theo nghiên cứu của Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] tỷ lệ phân lập được E.coli ở lợn 1-60 ngày tuổi bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy là 100%, về số lượng vi khuẩn/gram phân lợn 1-21 ngày tuổi, số lượng E.coli: 52,27 triệu tăng lên 128,75 triệu khi bị tiêu chảy, gấp 2,46 lần.
Tô Thị Phượng [43] cho biết tỷ lệ phân lập E.coli ở lợn ngoại là 100%. Số lượng E.coli trong phân lợn không tiêu chảy là 51,43 triệu vi khuẩn, tăng lên 132,66 triệu vi khuẩn /1gram phân.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [9] tỷ lệ phận lập E.coli ở các đối tượng lợn là 100%, Số lượng E.coli tăng từ 91,45 triệu vi khuẩn lên 174,09 triệu vi khuẩn /1gram phân.
Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Hình 4,6 cho thấy, tổng số vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy cao hơn nhiều so với lợn không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng .Không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng khác nhau.
4.3.2. Vi khuẩn Salmonella
Salmonella là vi khuẩn có mặt thường xuyên trong đường tiêu hoá và đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy.Từ kết qủa (bảng 4.7) kiểm tra vi khuẩn Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng cho thấy.
Về tỷ lệ phân lập : ở lợn không bị tiêu chảy tỷ lệ phân lập tăng theo nhóm tuổi. Tỷ lệ phân lập được Salmonella trong 1 gram phân của lợn không bị tiêu chảy thấp hơn nhiều so với ở lợn bị tiêu chảy ở cả hai kiểu chuồng nuôi.
Lợn nuôi trong chuồng sàn: Tỷ lệ phân lập được/gram phân của lợn không bị tiêu chảy là 46,88% so với 82,59% trong phân lợn bị tiêu chảy ( gấp 1,76 lần).
Lợn nuôi trong chuồng nền : Tỷ lệ phân lập được Salmonella tương ứng là 63,33% so với 90,32% (gấp 1,43 lần).
Về số lượng cho thấy : ở cả hai kiểu chuồng nuôi số lượng Salmonella/gram phân của lợn bị tiêu chảy tăng hơn nhiều so với ở lợn không bị tiêu chảy.
Lợn nuôi trong chuồng sàn: ở Lợn bị tiêu chảy có số lượng vi khuẩn Salmonella là 39,75 triệu vi khuẩn/1gram phân, tăng hơn nhiều so với ở lợn không bị tiêu chảy (11,99 triệu), gấp 3,32 lần.
Lợn nuôi trong chuồng nền: Kết quả phân lập được số lượng Salmonella tương ứng là 41,49 triệu so với 17,07 triệu vi khuẩn, gấp 2,43 lần.
So sánh giữa hai kiểu chuồng nuôi cho thấy tỷ lệ phân lập và số lượng Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn ở lợn nuôi trong chuồng sàn. Đặc biệt chúng tôi nhận thấy trong phân của lợn không tiêu chảy tỷ lệ phân lập được Salmonella ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn nhiều lợn nuôi trong chuồng sàn (63,33% so với 46,88%).
Mẫu phân
của lợn
Kiểu
chuồng Tuổi lợnKhông tiêu chảyBị tiêu chảySố mẫu kiểm traTỷ lệ phân lập (%)Số lượng vk/1gr phân (106CFU)Số mẫu kiểm traTỷ lệ phân lập (%)
Số lượng vk/1gr phân (106CFU)mmSànSơ sinh – cai sữa1540,008,270,961883,3338,441,90Cai sữa – 60 ngày1752,9415,711,081687,541,061,73Tổng hợp3246,8611,991,023485,2939,751,82NềnSơ sinh – cai sữa1457,1414,210,861586,6640,531,62Cai sữa – 60 ngày1668,7519,140,951693,7542,441,70Tổng hợp3063,3317,070,913190,3241,491,66Bảng 4.7: Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy và không bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn và chuồng nền
(Số lượng vk/1gr phân : Số lượng vi khuẩn trong 1gram phân)
Theo chúng tôi Salmonella là vi khuẩn sống cộng sinh trong đường tiêu hoá của lợn nên việc xuất hiện Salmonella trong phân lợn là thường xuyên. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện thấy Salmonella trong phân của lợn không bị tiêu chảy và bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn ở lợn nuôi trong chuồng sàn, đặc biệt là trong phân của lợn không bị tiêu chảy đã phản ánh phần nào điều kiện vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng ở kiểu chuồng này kém hơn bởi Salmonella là vi khuẩn có thể tồn tại một thời gian dài trong phân, chất độn chuồng và là nguồn lây nhiẽm chính cho lợn qua phân vào thức ăn, dụng cụ chăn nuôi. . . Điều đó cũng giúp giải thích vì sao tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền luôn cao hơn ở trong chuồng sàn.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [9], cho biết tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Salmonella trong phân lợn bình thường là 73,61% với số lượng 26,53 triệu vi khuẩn/1gram phân. Khi bị tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 90,37% với số lượng vi khuẩn cao hơn nhiều (51,05 triệu vi khuẩn/ 1 gram phân). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng đều thấp hơn, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này được trình bày ở phần 4.2.1.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [37] kiểm tra số lượng Salmonella trong phân của lợn nuôi trong chuồng nền tại Chương Mỹ-Hà Tây cho biết: ở lợn không bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn/gram phân luôn thấp hơn so với ở lợn bị tiêu chảy. Cụ thể: ở lợn 1-60 ngày tuổi là 25,33 triệu vi khuẩn so với 46,70 triệu vi khuẩn. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn Salmonella/gram phân của lợn nuôi trong chuồng nền của chúng tôi thấp hơn kết qủa này có thể do phương thức chăn nuôi, điều kiện địa lý, khí hậu thời tiết khác nhau.
Hình 4.7 cho thấy. ở lợn bị tiêu chảy số lượngvi khuẩn Salmonella /1gram phân tăng lên đáng kể so với bình thường ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng. Không có sự khác nhau nhiều về số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng khác nhau.
Hình 4.6 : So sánh số lượng vi khuẩn E.coli trong phân lợn
tiêu chảy và không tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng
Hình.4.7: So sánh số lượng vi khuẩn Salmonella trong phân lợn
tiêu chảy và không tiêu chảy ở hai kiểu chuồng
4.4. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được từ lợn bị tiêu chảy
Độc lực được xem như là một trong những yếu tố quan trong đánh giá khả năng gây bệnh của vi khuẩn, nó là biểu hiện cụ thể mức độ tính gây bệnh của vi khuẩn. Trong hội chứng tiêu chảy, nhiều kết qủa nghiên cứu đã đi đến kết luận nguyên nhân tác động bao giờ cũng cũng có vai trò của E.coli và Salmonella. Vì vậy xác định độc lực để khẳng định vai trò gây bệnh của chúng là cần thiết.
Với các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng chúng tôi tiến hành kiểm tra độc lực sau khi đã kiểm tra đặc tính hình thái và đặc tính sinh hoá của chúng.
Độc lực được kiểm tra bằng phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm. Động vật thí nghiệm sử dụng là chuột bạch tiêu chuẩn, mỗi con được tiêm 0,2 ml canh khuẩn nuôi cấy ở 370C/24giờ của từng chủng riêng rẽ vào phúc mạc. Theo dõi số lượng, thời gian chuột chết và bệnh tích.
4.4.1. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E.coli phân lập được.
Đối với chuồng sàn: Đã tiến hành kiểm tra 19 chủng vi khuẩn E.coli phân lập được từ lợn bị tiêu chảy và ở kiểu chuồng nền, số chủng kiểm tra tương ứng là 21 chủng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.10.
Đối với chuồng sàn: Trong tổng số 19 chủng vi khuẩn E.coli kiểm tra độc lực có 13 chủng (chiếm 68,42%) có độc lực mạnh giết chết 100% số chuột, 5 chủng (chiếm 26,32%) gây chết 50% số chuột và 1 chủng không giết chết chuột thí nghiệm sau 72 giờ chiếm 5,26%.
Trong 8 chủng E.coli phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa có 6 chủng có độc lực cao giết chết 100% số chuột thí nghiệm chiếm 75,00% và 1 chủng (12,50) giết chết 50% số chuột.
Với lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi cai sữa – 60 ngày tuổi đã kiểm tra 11 chủng, kết quả cho thấy có 7 chủng ( 63,64%) giết chết 100% số chuột và 4 chủng giết chết 50% số chuột chiếm tỷ lệ 36,36%.
Lợn nuôi trong
Nguồn gốc phân lập từ lợn
Đường
tiêm
Số chuột tiêm
(con)Kết qủa thử độc lựcSố chủng vi khuẩn kiểm traGiết 100%
số chuộtGiết 50%
số chuột
Không giết
chết chuột
Thời gian chuột chếtSố chủngTỷ lệ (%)Số chủngTỷ lệ (%)Số chủngTỷ lệ (%)Chuồng sànSơ sinh – cai sữaPhúc mạc168675,00112,50112,5024 - 72Cai sữa - 60 ngàyPhúc mạc2211763,64436,36--24 - 72Tổng hợp38191368,42526,3215,2624 – 72Chuồng nềnSơ sinh – cai sữaPhúc mạc189777,78222,22--24 – 72Cai sữa - 60 ngàyPhúc mạc2412866,67433,33--24 – 72Tổng hợp42211571,43628,57--24 – 72
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng E.coli phân lập được
Đối với chuồng nền: Trong tổng số 21 chủng vi khuẩn E.coli kiểm tra có 15 chủng giết chết 100% số chuột (chiếm 71,73%) và 6 chủng (26,57%) giết chết 50% chuột thí nghiệm sau 72 giờ. Trong đó 9 chủng E.coli phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa có 7 chủng có độc lực cao giết chết 100% số chuột thí nghiệm chiếm 77,78% và 2 chủng (22,22) giết chết 50% số chuột.
Với lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi cai sữa – 60 ngày tuổi, kiểm tra 12 chủng có 8 chủng ( 66,67%) giết chết 100% số chuột và 4 chủng giết chết 50% số chuột chiếm tỷ lệ 33,32%.
Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng cho thấy các chủng E.coli phân lập được có độc lực khá cao.
Đối với chuồng sàn: có 13/19 chủng (68,42%) giết chết 100% số chuột, 5/19 chủng (26,32%) gây chết 50% số chuột. Và với các chủng E.co li phân lập được từ phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi chuồng nền cho kết quả tương ứng là 15/21 chủng (chiếm 71,43%) và 6/21 chủng với tỷ lệ 28,57%.
Đặc biệt các chủng phân lập được từ lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa có độc lực cao cao hơn các chủng phân lập được ở lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi cai sữa – 60 ngày tuổi. Đối với chuồng sàn là 6/8 chủng (75%) so với 7/11 chủng (63,64%) giết chết 100% số chuột và ở kiểu chuồng nền cho kết qủa tương ứng là 7/9 chủng (77,78%) so với 8/12 chủng (chiếm 66,67%. Như vậy có thể thấy E.coli là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Kết quả này cũng cho thấy mặc dù có sự khác nhau về tỷ lệ các chủng E.coli có độc lực cao phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng nhưng sự sai khác này là không nhiều.
4.4.2 Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
Với các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được từ phân lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiẻu chuồng kết qủa kiểm tra độc lực được trình bày ở bảng 4.11.
Đối với chuồng sàn: Trong tổng số 19 chủng kiểm tra có 100% các chủng có độc lực trong đó 12/ 19 chủng (chiếm 63,16%) giết chết 100% số chuột và 7/19 chủng giết chết 50% số chuột chiếm tỷ lệ 36,84%.
Số chủng có độc lực cao phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy ở hai nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa và cai sữa – 60 ngày tuổi là tương đương nhau. ở lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa có 5/8 chủng (chiếm 65,5%) giết chết 100% số chuột và nhóm tuổi cai sữa – 60 ngày tuổi là 7/11 chủng (63,64%).
Đối với chuồng nền: Với 21 chủng vi khuẩn Salmonella kiểm tra kết quả cho thấy 100% các chủng kiểm tra có độc lực trong đó có 14/21 chủng có độc lực cao (66,67%) giết chết 100% chuột thí nghiệm và 7/21 chủng giết chết 50% số chuột với tỷ lệ 33,33%.
Kết quả ở bảng 4.11 cũng cho thấy số chủng có độc lực cao phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền ở hai nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa và cai sữa – 60 ngày tuổi là tương đương nhau. ở lợn bị tiêu chảy nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa là 6/9 chủng ( 65,5%) , nhóm lợn cai sữa – 60 ngày tuổi là 7/11 chủng (63,64%) giết chết 100% số chuột.
So sánh giữa hai kiểu chuồng cho thấy 100% só chủng vi khuẩn Salmonella kiểm tra đều có độc lực trong đó các chủng có độc lực cao phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng là tương đương nhau: 12/19 chủng (63,16%) giết chết 100% số chuột với các chủng kiểm tra ở lợn nuôi trong chuồng sàn và 14/21 chủng (66,67%) ở lợn nuôi trong chuồng nền. Với kết quả này cho thấy các chủng Sal nella phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng cố độc lực khá cao và là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Lợn nuôi trong
Nguồn gốc phân lập từ lợn
Đường tiêm
Số chuột tiêm
(con)Kết qủa thử độc lựcSố chủng vi khuẩn kiểm traGiết 100%
số chuộtGiết 50%
số chuột
Không giết
chết chuột
Thời gian chuột chếtSố chủngTỷ lệ (%)Số chủngTỷ lệ (%)Số chủngTỷ lệ (%)Chuồng sànSơ sinh – cai sữaPhúc mạc168562,50337,50--24 - 72Cai sữa - 60 ngàyPhúc mạc2211763,64436,37--24 - 72Tổng hợp38191263,16736,84--24 – 72Chuồng nềnSơ sinh – cai sữaPhúc mạc189666,67333,33--24 – 72Cai sữa - 60 ngàyPhúc mạc2412866,67433,33--24 – 72Tổng hợp42211466,67733,33--24 – 72Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng Salmonella phân lập được
4.5. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được
Kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh là vấn đề cần thiết trong điều trị tiêu chảy ở lợn bởi hiện nay việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn và kích thích sinh trưởng là khá phổ biến. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, lạm dụng kháng sinh trong điều trị đã dẫn đến những giống vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng nên hiện nay điều trị tiêu chảy bằng kháng sinh thông thường cho hiệu quả không cao.
Fairbrother J.M, Betscherger H.U, Nielsen O.N, Pohlenz J.F (1992)[73] cho biết trong một số trường hợp sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, tuỳ tiện hậu quả là sẽ xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Trong đó các loại vi khuẩn đường tiêu hoá thường kháng thuốc mạnh nên đã hạn chế hiệu quả điều trị bệnh.
Phạm Khắc Hiếu và cs (1996) [11], Lê Văn Tạo (1996) [50] khi nghiên cứu các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli gây bệnh cho biết có 12% chủng đa kháng với 7 loại kháng sinh, 32% đa kháng với 6 loại, 40% đa kháng với 5 loại, 10% đa kháng với 4 loại và 6% đa kháng với 3 loại kháng sinh.
4.5.1. Với E.coli
Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn đã phân lập được từ lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi với 6 loại kháng sinh khác nhau ở bảng 4.8 cho thâý thuốc có tác dụng tương đối tốt với vi khuẩn E.coli phân lập được trong phân lợn tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng là Nofloxacin, Ciprofloxacine. Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được từ phân lợn tiêu chảy ở kiểu chuồng sàn có tỷ lệ mẫn cảm với Nofloxacin là 91,67% và Ciprofloxacine là 83,33%, ở lợn bị tiêu chảy nuôi chuồng nền cho kết quả tương ứng là 90,91% và 81,82%.
Kết qủa kiểm tra kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng cũng cho thấy với các loại kháng sinh đã được sử dụng rộng rãi như Ampicilline và Chlotetracylin tỷ lệ mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập được trong phân lợn tiêu chảy rát thấp. Tỷ lệ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được từ phân lợn tiêu chảy ở kiểu chuồng sàn với Ampicilline là 41,67% và Chlotetracylin là 33,33%. ở lợn bi tiêu chảy nuôi trong chuồng nền cho kết quả tương ứng là 45,45% và 27,27%.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] kiểm tra kháng sinh đồ của 15 chủng E.coli thì 15/15 (100%) chủng mẫn cảm với Amoxicilline, Kanamycine, Norfloxacine và Ciprofloxacine. Các chủng mẫn cảm thấp (26,67%) với Amoxiciline và (40,0%) với Gentamycine.
Theo kết quả nghiên cứu của Tô Thị Phượng (2006) [43] các kháng sinh có tác dụng tốt với vi khuẩn E.coli phân lập được từ phân lợn ngoại bị tiêu chảy là Ciprofloxacine và Enrofloxacine. Tỷ lệ mẫn cảm với Ciprofloxacine, Enrofloxacine của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được là (91,67%) và (83,33). Ngược lại các chủng ít mẫn cảm với Ampicilline, Gentamycin (33,33%) và Neomycin (41,67%).
Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của chúng tôi cũng cho thấy phần lớn các chủng E.coli phân lập từ lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn có tỷ lệ mẫn cảm cao hơn với các kháng sinh kiểm tra so với lợn bị tiêu chảy nuôi chuồng nền. Có thể ở lợn nuôi trong chuồng nền tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dẫn đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiều hơn đã làm tăng tỷ lệ kháng với các thuốc này.
.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh các chủng E.coli phân lập được
Nguồn gốc
phân lập
E.coli từ
lợn
Tên nuôi
thuốc SànNềnSố chủng vk kiểm traMẫn cảm
mạnhMẫn cảm
trung bìnhKháng thuốc
Số chủng vk kiểm tra
Mẫn cảm
mạnhMẫn cảm
trung bìnhKháng thuốcSố chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Nofloxacine12325,00866,6718,3311327,27763,6419,09Ciprofloxacine12216,67866,67216,6711218,18763,64218,18Amoxicilline1218,33758,34433,3311218,18545,45436,37Kanamycine1218,33541,67650,001100654,45545,45Ampicilline1200541,67758,331100545,45654,45Chlotetracyline1200433,33866,671100327,27872,73
4.5.2. Với Salmonella
Với 8 chủng Salmonella phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn và 7 chủng phân lập được từ lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ với 6 loại kháng sinh khác nhau tương tự như E.col. Kết quả cho thấy có 100% các chủng Salmonella phân lập được ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng mẫn cảm với Nofloxacine. Với Ciprofloxacine có tỷ lệ mẫn cảm là 87,50% ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn và 85,71% ở lợn bị tiêu chảy chuồng nền. Các chủng Salmonella kiểm tra ít mẫn cảm với Kanamycine và Chlotetracylin. ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn tỷ lệ mẫn cảm của các chủng này với hai loại thuốc trên lần lượt là 50% và 37,50% và ở lợn nuôi trong chuồng nền là 42,88% và 28,57%.
Tại Yên Định chăn nuôi lợn phát triển mạnh mẽ đặc biệt là chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, song song với đó bệnh tiêu chảy trên đàn lợn cũng xảy ra thường xuyên và sử dụng kháng sinh trong điều trị là khá phổ biến. Thực tế chúng tôi cũng nhận thấy có rất nhiều loại thuốc kháng sinh được đưa vào điều trị ở đàn lợn tại đây nhưng thông thường sau một thời gian điều trị với một loại kháng sinh nào đó thì hiệu lực điều trị giảm đi. Tình trạng dùng thuốc kháng sinh không đúng nguyên tắc, lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh đã làm cho các chủng vi khuẩn quen thuốc, nhờn thuốc và kháng thuốc ngày càng gia tăng theo đó kháng sinh ngày một giảm hiệu lực, mất dần khả năng kháng khuẩn quan trọng của nó. Đây là khó khăn lớn trong công tác điều trị mà các cơ sở chăn nuôi đang gặp phải.
Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng E.coli và Salmonella của chúng tôi cho thấy: Các chủng E.coli và Salmonella phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng mẫn cảm cao với các kháng sinh thế hệ mới như Nofloxacine và Ciprofloxacine. Do vậy, đây là các loại thuốc có thể lựa chọn sử dụng để điều trị tiêu chảy ở lợn nuôi tại Yên Định - Thanh Hoá.
Bảng 4.11 : Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh các chủng Salmonellaphân lập được
Nguồn gốc
phân lập salmonella
từ lợn
nuôi
Tên thuốcSànNềnSố chủng vk kiểm traMẫn cảm
mạnhMẫn cảm
trung bìnhKháng thuốc
Số chủng vk kiểm tra
Mẫn cảm
mạnhMẫn cảm
trung bìnhKháng thuốcSố chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Số chủngTỷ lệ
(%)Nofloxacine8787,50112,50007571,43228,5700Ciprofloxacine8675,00112,50112,507571,43114,28114,29Amoxicilline8112,50562,50225,007228,57342,86228,57Kanamycine800450,00450,007114,28228,57457,12Ampicilline8212,50337,5337,507114,28342,86342,86Chlotetracyline800337,50562,50700228,57571,434.6. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn bằng các phác đồ
Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra song bao giờ cũng có vai trò tác động của vi khuẩn mà chủ yếu là E.coli và Salmonella, hậu quả của tiêu chảy là rối loạn cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, mất nước, chất điện giải làm con vật suy kiệt nhanh, trúng độc toan và chết. Hiện nay do hiện tượng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh nên lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả ở mỗi địa phương có khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều trị thử nghiệm bằng các phác đồ khác nhau để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
4.6.1. Điều trị tiêu chảy ở lợn bằng kháng sinh tác dụng tốt với vi khuẩn đã kiểm tra.
Từ kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập được từ phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi ,chúng tôi đã lựa chọn được một số kháng sinh có tác dụng tương đối tốt áp dụng trong điều trị thử nghiệm là : Ciprofloxacin, Nofloxacin. Đây là hai kháng sinh mới thuộc thế hệ thứ hai của nhóm Quinolon có hoạt phổ rộng, có tác dụng ngăn cản và tiêu diệt vi khuẩn gram (+) và gram (-), đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. Hiện nay đây là các kháng sinh được coi là đặc trị với các nhiễm khuẩn đường tiêu hoá ở lợn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị chúng tôi kết hợp sử dụng kháng sinh điện giải và vitamin tổng hợp. Sản phẩm điện giải và vitamin sử dụng là All –lyte do công ty thuốc thú y Xanh cung cấp, trong thành phần gồm có các loại vitamin A, D3, E, K, vitamin C và các vitamin nhóm B : B6, B1, B12, các muối cung cấp các chất điện giải cần thiết cho cơ thể khi mất nước là NaCl, KCl, NaHCO3 , và đường Gluco. Sản phẩm trên cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể giúp kích thích sinh trưởng, giải nhiệt, tăng cường chức năng giải độc, chống xuất huyết, và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Các muối giúp cung cấp các chất điện giải cho cơ thể khi mất nước.
Đối tượng chúng tôi tiến hành thử nghiệm là lợn ở nhóm tuổi từ sơ sinh – cai sữa bị tiêu chảy, đây là lứa tuổi có tỷ lệ bệnh cao nhất, tỷ lệ chết cao nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Số liệu trong bảng 4.13 trình bày kết quả điều trị tiêu chảy cho lợn sơ sinh – cai sữa cho thấy: Nofloxacin, Ciprofloxacin, cho kết quả điều trị khá cao ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong cả hai kiểu chuồng. Đối với đàn lợn nuôi trong chuồng sàn bị tiêu chảy dùng Nofloxacin tỷ lệ điều trị khỏi là 88,57%, Ciprofloxacin là 82,86%. Đàn lợn nuôi trong chuồng nền bị tiêu chảy cho kết qủa điều trị tương ứng là 86,47% và 81,08%.
Trong 2 loại kháng sinh chúng tôi lựa chọn để thử nghiệm điều trị thì Nofloxacin cho kết quả điều trị cao hơn ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong cả hai kiểu chuồng: 88,57% ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn và 86,47% ở lợn nuôi trong chuồng nền. Ciprofloxacin cho kết quả điều trị thấp hơn tương ứng là 82,86% và 81,08%.
So sánh kết quả điều trị giữa hai kiểu chuồng nuôi cho thấy không có sự khác nhau nhiều về kết quả điều trị bằng kháng sinh ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng.
Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây nên song kết qủa điều trị lại phụ thuộc vào việc có phát hiện sớm bệnh, điều trị tích cực, kịp thời và lựa chọn thuốc phù hợp hay không. Việc lựa chọn thuốc để điều trị của chúng tôi đã dựa trên kết quả làm kháng sinh đồ của các vi khuẩn gây bệnh ở hai kiểu chuồng nuôi để tìm ra kháng sinh mẫn cảm do vậy kết quả điều trị không có sự khác nhau nhiều ở hai kiểu chuồng. Kết quả này một lần nữa khẳng định, trong điều trị nhiễm khuẩn, việc thử kháng sinh đồ là cần thiết cho việc lựa chọn kháng sinh mẫn cảm áp dụng trong điều trị.
Bảng 4.12: Kết qủa thử nghiệm điều trị tiêu chảy cho lợn bằng kháng sinh mẫn cảm
Kiểu chuồngPhác đồTên thuốcLiều lượngCách dùngSố điều trị (con)Thời gian đt (ngày)Kết quả điều trịKhỏiKhông khỏiSố
conTỷ lệ (%)Số
conTỷ lệ (%)Sàn1Nofloxacin2ml/10kgPTiêm3533188,57411,43All - Lyte2g/con/ngàyUống2Ciprofloxacin2ml/10kgPTiêm3532982,86617,14All - Lyte2g/con/ngàyUốngNền1Nofloxacin2ml/10kgPTiêm3733286,47513,51All - Lyte2g/con/ngàyUống2Ciprofloxacin2ml/10kgPTiêm3632980,56719,44All - Lyte2g/con/ngàyUống
4.6.2. Điều trị tiêu chảy cho lợn bằng men vi sinh.
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Hoạt động sinh lý ở lợn chỉ diễn ra bình thường khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng, nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các vi sinh vật có hại sẽ phát triển gây rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 các nhà khoa học cũng đã nhận thấy những hạn chế của việc dùng hoá học trị liệu trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhất là với gia súc non. Mặt khác vấn đề kháng thuốc hiện nay đang là trở ngại lớn hạn chế tác dụng điều trị bằng hoá trị liệu và kháng sinh. Do vậy sử dụng chế phẩm sinh học hiện nay trong điều trị tiêu chảy đang được chú ý vừa có lợi trong điều trị, kích thích tăng trọng và khôi phục nhanh chóng sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Chế phẩm chúng tôi sử dụng là E.LAC do công ty thuốc thú y Xanh cung cấp. Trong thành phần gồm các vi khuẩn hữu ích:
Lactobacillus Acidophilus 108CFU/gr
Lactobacillus Spirogenes 108CFU/gr
Lactobacillus Kerfia 108CFU/gr
Vitamin B1, vitamin K …
Chế phẩm này khi đưa vào đường tiêu hoá các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng tái sinh trong đó Lactobacillus Acidophilus có trong chế phẩm có khả năng tái sinh gấp bội khi được đưa vào ruột do đó rút ngắn quá trình điều hoà rối loạn tiêu hoá nhằm khôi phục lại những vi khuẩn có ích đồng thời tạo ra sự đối kháng với các vi khuẩn có hại, vi khuẩn thối rữa trong trong đường ruột nhờ tạo ra một lượng acid hữu cơ làm giảm pH đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn gây bệnh yêu cầu độ pH cao. Vi khuẩn lactic còn tạo ra chất kháng sinh gây ức chế vi khuẩn gây bệnh giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Do vậy E.LAC có tác dụng phòng và trị bệnh phân trắng lợn con, rối loạn tiêu hoá đồng thời tăng khả năng hấp thu thức ăn, giúp phân khô và giảm mùi hôi chuồng nuôi.
Bảng 4.13 cho thấy kết quả điều trị tiêu chảy cho lợn sơ sinh – cai sữa tuổi. Số liệu cho thấy E.LAC cho kết quả điều trị không cao ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng. ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn E.LAC cho kết quả điều trị 71,43% và 69,44% ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền.
Từ kết quả điều trị ở bảng 4.13 cho thấy: điều trị tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học cho kết quả chưa cao bởi chế phẩm sinh học khi đưa vào đường tiêu hoá chưa thể ngay lập tức ức chế những vi khuẩn có hại hoặc gây bệnh có số lượng khá cao khi rối loạn tiêu hoá. Các vi khuẩn có lợi trong chế phẩm cần có thời gian tái sinh, sinh trưởng, sản sinh ra các chất cần thiết để tạo ra sự đối kháng, cạnh tranh, ức chế với các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá.
Theo Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] điều trị loạn khuẩn ở gia súc non là hết sức khó khăn và phức tạp vì nguyên nhân loạn khuẩn rất đa dạng. Tác giả cũng cho biết kết quả điều trị tiêu chảy bằng chế phẩm Biosubtyl ở lợn con 1 – 60 ngày tuổi là 68,4%.
Lê Thị Tài và cs (1997) [47] đã chế tạo viên subtilis từ vi khuẩn Bacillus subtilis để điều trị bệnh phân trắng và tiêu chảy ở lợn con đạt kết quả chữa bệnh trên 90%.
Điều trị bằng chế phẩm sinh học giúp khắc phục nhược điểm khi điều trị bằng kháng sinh. Dùng chế phẩm sinh học điều trị thay cho việc sử dụng kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển theo cơ chế Probiotic. Tuy nhiên, tại các cơ sở chăn nuôi chúng tôi thấy ít sử dụng chế phẩm sinh học điều trị tiêu chảy riêng lẻ mà thường sử dụng bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh, kích thích sinh trưởng và kết hợp với kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị.
Bảng 4.13: Kết quả điều trị hộị chứng tiêu chảy bằng
Kiểu chuồngTên thuốcLiều lượngCách dùngSố điều trị (con)Thời gian đt (ngày)Kết quả điều trịKhỏiKhông khỏiSố
conTỷ lệ (%)Số
conTỷ lệ (%)SànE,lac2ml/10kgPTiêm3532571,431028,57All - Lyte2g/con/ngàyUốngNềnE,Lac2ml/10kgPTiêm3632569,441130,56All - Lyte2g/con/ngàyUốngchế phẩm sinh học
4.6.3. Điều trị tiêu chảy ở lợn bằng kháng sinh tác dụng tốt với vi khuẩn đã kiểm tra và men vi sinh.
Qua kết quả điều trị tiêu chảy bàng kháng sinh, chế phẩm sinh học cho thấy hiệu quả điều trị chưa đạt như mong muốn. Do vậy chúng tôi tiến hành thử nghiệm phác đồ điều trị tổng hợp kết hợp sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học giúp điều trị nguyên nhân, triệu chứng và lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hoá.
Theo Lê Minh Chí (1995)[1] điều trị tiêu chảy cần kết hợp điều trị nguyên nhân, triệu chứng, nâng cao thể tạng cho gia súc, và chống loạn khuẩn đường ruột.
Bảng 4.14: Kết qủa thử nghiệm điều trị tiêu chảy cho lợn bằng kháng sinh mẫn cảm và men vi sinh
Kiểu chuồngPhác đồTên thuốcLiều lượngCách dùngSố điều trị (con)Thời gian đt (ngày)Kết quả điều trịKhỏiKhông khỏiSố
conTỷ lệ (%)Số
conTỷ lệ (%)Sàn1Nofloxacin2ml/10kgPTiêm3833694,7425,26All – Lyte
E,Lac2g/con/ngày
4g/con/ngàyUống2Ciprofloxacin2ml/10kgPTiêm3833489,47410,53All - Lyte
E,Lac4g/con/ngày
2g/con/ngàyUốngNền1Nofloxacin2ml/10kgPTiêm3633391,6738,33All - Lyte
E,Lac2g/con/ngày
4g/con/ngàyUống2Ciprofloxacin2ml/10kgPTiêm3633288,89411,11All - Lyte
E,Lac2g/con/ngày
4g/con/ngàyUốngPAGE
PAGE 108
Từ số liệu ở bảng 4.14 cho thấy : Khi kết hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học để điều trị bệnh cho kết quả khá cao ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong cả hai kiểu chuồng. ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn phác đồ 1 cho kết quả điều trị là 94,74% và phác đồ 2 là 89,47%. ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền cho kết quả tương ứng là 91,67% và 86,11%. Chúng tôi cũng nhận thấy cả 2 phác đồ đều cho kết quả tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với các phác đồ tương ứng khi không kết hợp với men vi sinh và cao hơn hẳn khi chỉ sử dụng mình chế phẩm sinh học trong điều trị tiêu chảy ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng.
Theo Tô Thị Phượng (2006) [43] kháng sinh Ciprofloxacin, Enrofloxacin kết hợp với chế phẩm sinh học Microcin để điều trị tiêu chảy cho tỷ lệ khỏi bệnh cao 93,33% và 91,94%.
Sự phối hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học trong điều trị tiêu chảy là cần thiết giúp bổ sung những vi khuẩn hữu ích bị mất đi trong quá trình bệnh, khôi phục lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột đồng thời tăng hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1. lợn nuôi trong chuồng sàn có tỷ lệ bị tiêu chảy thấp hơn so với lợn nuôi trong chuồng nền.
Chuồng sàn tỷ lệ bị tiêu chảy ở lợn là 23,63%, thấp hơn nhiều so với lợn nuôi trong kiểu chuồng nền 31,45%.
2. Lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ bị tiêu chảy khác nhau.Tỷ lệ tiêu chảy ở nhóm sơ sinh – cai sữa cao hơn lợn cai sữa – 60 ngày tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai lứa tuổi theo dõi ở lợn nuôi trong chuồng nền đều cao hơn lợn nuôi trong chuồng sàn.Tỷ lệ mắc bệnh trung bình năm 2006; 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 là:
Lợn nuôi trong chuồng sàn:
- Nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa:tỷ lệ mắc là 27,59 %; tỷ lệ chết 1,90%.
- Lợn cai sữa - ngày tuổi: tỷ lệ mắc bệnh là 18,68%; tỷ lệ chết 0,86%.
Lợn nuôi trong chuồng nền:
- Nhóm tuổi sơ sinh – cai sữa: tỷ lệ mắc là 40,12%; tỷ lệ chết 2,95%.
- Lợn cai sữa - ngày tuổi: 21,79%; tỷ lệ chết 1,32%.
3. Mùa vụ khác nhau, tỷ lệ bị tiêu chảy ở lợn khác nhau. Vụ đông xuân tỷ lệ bệnh cao hơn vụ hè thu ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng nuôi. Lợn nuôi trong chuồng nền tỷ lệ mắc cao hơn ở lợn nuôi trong chuồng sàn ở cả hai mùa vụ:
Kiểu chuồng sàn: tỷ lệ mắc là 25,36% (đông xuân) so với 22,32% (hè thu).
Kiểu chuồng nền: có kết quả là 33,43% (đông xuân) và 28,25% (hè thu).
4. Bước đầu kiểm tra cho thấy độ ẩm chuồng nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh. Độ ẩm ở hai kiểu chuồng nuôi khác nhau, độ ẩm trong chuồng nền luôn cao hơn ở kiểu chuồng sàn. Độ ẩm đo được ở kiểu chuồng sàn các tháng 1,2,3,4 và 5 năm 2008 lần lượt là: 87,05%, 90,00%, 88,10%, 86,03%, và 85,03%. ở kiểu chuồng nền là :89,05%, 92,14%, 89,74%, 87,78% và 86,33%.
5. Khi lợn bị tiêu chảy, có sự loạn khuẩn rõ, tổng số vi khuẩn hiếu khí/1gram phân tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với lợn không bị tiêu chảy cùng lứa tuổi ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng.
* Lợn nuôi trong chuồng sàn:
- Lợn sơ sinh – cai sữa: khi tiêu chảy gấp 2,63 lần
- Lợn cai sữa - 60 ngày tuổi: gấp 2,33lần
* Lợn nuôi trong chuồng nền:
- Lợn sơ sinh – cai sữa: khi tiêu chảy gấp 2,48 lần
- Lợn cai sữa - 60 ngày tuổi: gấp 2,08 lần
Không có sự khác nhau về tổng số vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn tiêu chảy cùng nhóm tuổi ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng.
6. Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella trong phân lợn bị tiêu chảy luôn cao hơn ở lợn không bị tiêu chảy cùng lứa tuổi ở lợn nuôi trong chuồng sàn và chuồng nền.
- ở lợn không bị tiêu chảy
Có 100% số mẫu phân phân lập có E.coli ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng với số lượng trung bình ở lợn nuôi trong chuồng sàn là 46,21 triệu vi khuẩn và 51,05 triệu vi khuẩn/1gr phân ở lợn nuôi trong chuồng nền.
Với Salmonella có 46,86% số mẫu phân, phân lập được Salmonella, số lượng trung bình 11,19 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn nuôi trong chuồng sàn. ở lợn nuôi trong chuồng nền tỷ lệ phân lập được là 63,33% với 17,07 triệu vi khuẩn/1gram phân.
- ở lợn bị tiêu chảy
+ Có 100% số mẫu phân lập có E.coli, với số lượng từ 125,71 triệu vi khuẩn/1gr phân ở lợn nuôi trong chuồng sàn và 129,71 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn nuôi trong chuồng nền.
Vói Salmonella :Lợn nuôi trong chuồng sàn có 85,29% số mẫu phân lập được Salmonella, với số lượng 39,75 triệu triệu vi khuẩn/1gram phân.
Lợn nuôi trong chuồng nền có 90,32% số mẫu phân lập được Salmonella, với số lượng 41,49 triệu triệu vi khuẩn/1gram phân.
Tỷ lệ phân lập được Salmonella trong phân lợn không tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn nhiều ở lợn nuôi trong chuồng sàn. Số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy không khác nhau giữa lợn nuôi trong hai kiểu chuồng.
7.Các chủng E.coli và Salmonella phân lập được ở lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng có độc lực khá mạnh. Đối với chuồng sàn có 68,42% số chủng E.coli và 633,16% số chủng Salmonella giết chết 100% số chuột thí nghiệm trong vòng 24 – 72 giờ và ở kiểu chuồng sàn tương ứng là 71,43% và 66,67%. Không có sự khác nhau nhiều về độc lực của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được ở lợn tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng.
8. Các chủng E.coli và Salmonella phân lập được trong phân lợn bị tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng mẫn cảm mạnh với Nofloxacine và Ciprofloxacin, mẫn cảm trung bình với Amoxicillin.
9. Kháng sinh Nofloxacin Ciprofloxacin dùng điều trị tiêu chảy ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng cho kết quả cao. Tác dụng điều trị cao hơn khi kết hợp với chế phẩm sinh học, bổ xung nước và chất điện giải. Điều trị tiêu chảy riêng lẻ bằng chế phẩm sinh học cho kết quả điều trị không cao.
5.2. Đề nghị
1.Chuồng trại ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ và tỷ lệ mắc tiêu chảy do vậy cần đầu tư nâng cấp chuồng trại, nên xây dựng kiểu chuồng sàn, nếu chuồng kín, có hệ thống làm mát là tốt nhất. Cần chú ý vệ sinh chuồng trại, đảm bảo các yêu cầu tiểu khí hậu chuồng nuôi: t0, A0, độ thoáng khí thích hợp, khống chế tốt độ ẩm chuồng nuôi, độ ẩm chuồng nuôi không nên > 85%.
2. Nghiên cứu xác định một số yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli và Salmonella: ST, LT, verotoxin, khả năng bám dính, khả năng xâm nhập, đặc tính gây dung huyết và định type vi khuẩn phân lập được tại Yên Định - Thanh Hoá.
3. Trong điều trị nên thử kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc mẫn cảm, kết hợp kháng sinh với chế phẩm men vi sinh điều trị tiêu chảy, đặc biệt là đối tượng lợn con theo mẹ.
tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1 .Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy gia súc. Tài liệu của Cục thú y Trung ương, Tr.16 – 18.
Phùng Quốc Chướng (1995), Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn vùng Tây Nguyên và khả năng phòng trị. Luận án PTS khoa học NN, Hà Nội.
Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị. Luận án tiến sỹ nông nghiệp , Hà Nội.
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng. NXB Nông thôn, Hà Nội.
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hoá ở lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Ngọc Hoè, Nguyễn Minh Tâm (2005), Giáo trình vệ sinh vật nuôi. NXB Hà Nội.
Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), “Khả năng mẫn cảm của Salmonella, E.coli phân lập từ gia sức tiêu chảy nuôi tại ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hóa dược và ứng dụng kết quả để điều trị hội chứng tiêu chảy”. Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 - 2001. Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.156-161.
Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1979), “Kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli gây bệnh lợn con”, Hội nghị công tác khoa học kỹ thuật năm 1976 - 1978, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cs (1996), “Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli trong 20 năm”. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi-Thú y, Đại học Nông nghiệp I (1975-1995). Tạp chí KHKT Thú y (số 4)
Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Khanh (1994), Chế phẩm vi sinh Biolactyl trong khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
Khoon Teng Hout (1995), Những bệnh đường hô hấp và tiêu hoá của lợn. Hội thảo khoa học thú y, Cục thú y, Hà Nội.
Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995), Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1997), Cẩm nang bệnh lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Lương (1963), Bệnh của gia súc non. NXB Nông thôn, Hà Nội.
Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999),“ Kết quả phân lập E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh vật hoá học của các chủng phân lập được”. Tạp chí KHKT thú y, tập 6 (3), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 47-51.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”. Tạp chí KHKT thú y. Tập IV (số 1), Tr. 15- 22.
Hồ Văn Nam và cs (1997), “Tình hình nhiễm Salmonella và vai trò của Salmonella trong bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”. Tạp chí KHKT thú y, Hội thú y Việt Nam (số 2), Tr.39-45.
Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng Stress trong bệnh phân trắng lợn con”. Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng”. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I (1991-1993)., NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 48.
Niconxki.V.V (1986), Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Văn Ngữ, Nguyễn Hữu Nhạ (1976), “Tìm hiểu nguyên nhân bệnh ỉa phân trắng ở lợn con và sơ bộ đánh giá tác dụng điều trị của lợi thuốc vi sinh vật Subcolac”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 9. NXB Hà Nội, Tr.369-371.
Vũ Văn Ngữ và cs (1979), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptyil. NXB Y học, Hà Nội.
Vũ Văn Ngữ và cs (1982), “tác dụng của Subcolac trong việc phòng và trị bệnh lợn con ỉa phân trắng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, (8). NXB Hà Nội, Tr.370-374
Vũ Văn Ngữ và cs (1992), “Xác định hiệu quả của Subcolac trong điều trị bệnh ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (2). NXB Hà Nội, Tr.142-143.
Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ-Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và Samonella, biện pháp phòng trị. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Nội (1985), Tìm hiểu vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vác xin dự phòng. Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định (2006), Báo cao tổng kết về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thời kỳ 2004 – 2010.
Nguyến Thị Oanh (2003), Tình hình nhiễm và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella ở vật nuôi (Lợn, trâu, bò, nai, voi) tại Đắc Lắc. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Vĩnh Phước (1976), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập II. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Khanh, Thái Kim Thanh (1981), “ Hiệu lực phòng bệnh đường ruột lợn của chế phẩm Biolactyl đông khô phòng trị bệnh ỉa chảy ở lợn”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, (2). 1981, Tr.159 – 160.
Phan Thanh Phượng (1988), Phòng và chống bệnh phó thương hàn lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phan Thanh Phượng và cs (1995), “Nghiên cứu xác định hệ vi khuẩn chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn”. Báo cáo khoa học thú y, Viện Thú y, Hà Nội.
Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thi Ngọc, Ngô Hoàng Hưng (1996), “ Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium pefringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn”. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 12), Hà Nội, Tr. 495-496.
Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Vân (1997), “Khống chế lợn con ỉa phân trắng bằng chế phẩm sinh học”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp (số 12), 1997, Tr. 9-13.
Tô Thị Phượng (2006), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại hướng nạc tại Thanh Hoá và biện pháp phòng trị. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
Trương Quang (2004), “Kết quả nghiên cứu tình trạng loạn khuẩn đường ruột, các yếu tố gây bệnh của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy lợn 1-60 ngày tuổi“. Tạp chí KHKT Thú y (số 1), Hội Thú y Việt Nam, Tr. 27-32.
Trương Quang (2005), “Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy lợn 3 tháng tuổi và lợn nái“. Tạp chí KHKT Nông nghiệp , Tập II (số 1), Hội Thú y Việt Nam, Tr. 255-260.
Lê Thị Tài và cs (1996), “Kết quả thử nghiệm Biosubtyl trong điều trị loạn khuẩn đường ruột gia súc non”. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (6). NXB Hà Nội, Tr. 263-264.
Lê Thị Tài và cs ((1997), “Sản xuất viên Subtilis để phòng và điều trị chứng nhiễm trùng đường ruột”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tr. 453-458.
Lê Văn Tạo và cs (1993), “Nghiên cứu chế tạo vác xin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”. Tạp chí Nông nghiêp Công nghiệp thực phẩm. NXB Hà Nội, Tr. 324-325.
Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), Xác định yếu tố gây bệnh di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng để chọn chủng sản xuất vác xin. Hội nghị trao đổi khoa học REI-HAU
Lê Văn Tạo (1996), “Cấu trúc Fimbriae, kháng nguyên bám dính K88 của vi khuẩn E.coli và vai trò của chúng trong quá trình gây bệnh phân trắng lợn con”. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (số 2), Tr. 62-63.
Đoàn Băng Tâm (1987), Bệnh ở động vật nuôi. Tập I. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Tr 119-135.
Nguyễn Như Thanh (1974), Giáo trình thực tập vi sinh vật thú y. Trường Đại học Nông nghiệp 1.
Nguyễn Như Thanh (1997), Giáo trình Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Giáo trình Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Kim Thành (1999), Bệnh giun tròn ký sinh. NXB Giáo dục Hà Nội.
Lê Khắc Thận và cs (1974), Sinh hoá động vật. NXB Nông thôn, Hà Nội
Nguyễn Văn Thắng (2001), Nguyên lý sử dụng các chế phẩm E.M trong phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn. ”. Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 - 2001 Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.139-143.
Trịnh Văn Thịnh (1964), Giáo trình bệnh nội khoa và bệnh ký sinh trùng thú y. NXB Nông thôn, Hà Nội.
Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn con ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Tr.90-95.
Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và phytoncid đối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, nguyễn Văn Tó (2006), Hướng dẫn vệ sinh chăm sóc gia súc.NXB Lao động Hà Nội.
Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), “Kết quả điều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một trại giống lợn hướng nạc”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập V (số 4), Tr. 61-64.
Hoàng Văn Tuấn (1998), Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn hướng nạc tại trai lợn Yên Định và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang (2006), Sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. . NXB Lao động xã hôi, Tr.92.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996), “Bước đầu thăm dò xác định E.coli và Salmonella trên lợn bình thường và lợn mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Tây và Hà Nội”, Tạp chí KHKT thú y, Tập III (số 1), Tr. 40-43.
B. Tiếng anh
Barrow P.A. (1990), Immunity to experimental fowl typhoid in chickens induced by a virulence plasmid – cured derivative of Salmonella gallinarum, Infection and immunity, pp. 2283 -2288
Bergeland H.U., Fairbrother J.N., Nielsen N.O., Pohlenz J.F. (1992), Escherichia coli infection Diseases of swine, Iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A.7th Edition, pp. 487-488.
Brown V. (1981), “Escherichia coli cells centaning The Col.v.Plamid produce The Iron ionophore aerobactin”. FEMS Microbicl.lett,p.225-228.
Carter G.R., Chengappa M.n and Roberts A.W (1995), Essentialss of veterinary Microbiolegy, copyright 1995 Wiliams and Wilkins, Rose Tree Corporale center Buiding 21400 North providence Rd. suite 5025 Media P.A 19063 -2043. Awaverly company.
Cabrera J.F., Gonzalez M (1989), Neccrotic enteritis due to Zygomycosis (Mucormycossis) in a pig farm. Revists-de salud-aminal 11.9 ref.P1, pp.89-90.
Evans D.G., Evan D.J., Gorbch S.L.(1973), “Production of vascular permeability factor by enterotoxigenic Escherichia coli isolated fromman”. Infect.Immun,V8, pp.725-730.
Faibrother J.M. (1992), Enteric Colibacillosos Diseases of Swine. IOWA. State University press/amess. IOWA. USA.7 th edition, pp. 489-497
Fairbrother J.M, Betscherger H.U, Nielsen O.N (1992),”Enteric colibacillosis”, In A.DLleman.B.E.straww.L.menngeling.S.D allare et D.J. taylor, Diseases of swine, iowa state University prres, Ames, p.489.
Gyles G.L. and C.O. Thoen (1993), “Pathogenesis of Bacterial infection in animals”, Ames Iowa State University Press, pp.109-123.
Jacob C.O, R.Arnon and R.A.Finkelstein (1986), “Immunity to heat-labile enterotoxins of porcine and human Escherichia coli strains achieved with cholera toxin peptides”. Immune.52,pp.562-567.
Jones G.W., Richardson A.L. (1981), “The attachment to Invasion of hela cells by Salmonella Typhimurium the contribution of manose sensitive and manose-sensitive haemalutinate aetivities”, J.Gen. Mcrobiol, V127, pp.. 361 -370.
Laval A (1997), Incidence des Enterites du porc. Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh lợn do Cục thú y tổ chức, Hà Nội, 14/11.
Lecce J.G., Kinh M.W, Mock R. (1976), “Rotavirus-like agent asociated with fatal diarrhoea in neonotal pigs”. Infec. Immun, pp. 816-825.
Nagy B. Et al (1991), Vet. Pathol, 28. p. 66 – 73.
Nilson O. et al (1984),” Epidemilogy of porcine Neonatal Steatorrhoea in Swedwen. I. prevalence and clinical significance of coccidal and rotaviral infection”. Scan. J. of Vet Sciende, pp 103-110.
Peterson J.W. (1980), Salmonella toxin, Pharm Ather, VII, pp. 719-724.
Radostits O.M., Blood D.C. and Gay C.C. (1994),” Veterinary medicine”, A textbook of the Diseases of cattle,Sheep, Pigs, Goats and Horses. Set by paston press L.t.d London, norfolk, Eighth edition.
Sperti G.S. (1997), Probiotics, Avi Publishing Co. Westpoint, Conbecticut.
Smith H.W. Halles Salmonella (1967), “The transmissinble nature of genetic factor in E.coli that control hemolyson production”, J. gen Mcrobiol 47, pp.153-161.
Woolcok. Austral (1973), “ Vet”. Jour, 49, pp. 307.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện yên định – tinh thanh hóa.doc