Đề tài Nghiên cứu, tính toán, kiểm tra, thiết kế máy bơm vận chuyển dầu H C 65/35 – 500

MỤC LỤC CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM VÀ VIỆC SỬ DỤNG BƠM LY TÂM TRONG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOVPETRO 1 1.1. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam và ở Xí Nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro . 1 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam 1 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ở XNLD Vietsovpetro. 1 1. 2. Đặc điểm công tác vận chuyển dầu trên các công trình biển của Xí Nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro 4 1.3. Giới thiệu về hệ thống bơm vận chuyển dầu ở XNLD Vietsopevtro 5 1.3.1. Dầu mỏ, tính chất hoá lý của dầu thô mỏ Bạch Hổ .5 1.3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ vận chuyển dầu ( Hình 1-1 ) .7 1.3.3 Các loại máy bơm vận chuyển dầu hiện dang sử dụng ở XNLD Vietsovpetro 7 1.4. Nhận xét về công tác bơm vận chuyển dầu hiện tại 13 CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN, KIỂM TRA, LỰA CHỌN VÀ THIẾT KẾ MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU HПС 16 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom và xử lý ( vị trí lắp đặt máy bơm trong hệ thống) ( hình 2-1 ) 16 2.2. Tính toán, kiểm tra, thiết kế một số bộ phận chính của bơm vận chuyển dầu HПC 65/35-500 16 2.2.1. Tính toán lựa chọn động cơ dẫn động 16 2.2.2. Tính toán các thông số ở cửa vào bánh công tác 17 2.2.2.1. Sơ đồ kết cấu bánh công tác và quy ước các kích thước( Hình 2-2) .17 2.2.2.2. Xác định đường kính đầu ra của trục bơm ( đường kính trục nơi lắp khớp nối ) 18 2.2.2.3. Xác định đường kính trục tại vị trí lắp bánh công tác . 18 2.2.2.4.Đường kính Moayơ bánh công tác . 19 2.2.2.5. Xác định đường kính Ds . 19 2.2.2.6. Xác định đường kính D1 . 19 2.2.2.7.Xác định chiều rộng mép vào b1 19 2.2.2.8 Xác định giá trị góc vào của cánh dẫn /01/clip_image002.gif[/IMG] 20 2.2.2.9. Chiều dày cánh dẫn S . 21 2.3. Tính toán các thông số cửa ra bánh công tác .22 2.3.1. Góc ra của cánh dẫn 2.3.2. Tính tốc độ vòng ở mép ra của cánh U2 . 22 2.3.3. Tính đường kính tại cửa ra bánh công tác D2 . 22 2.3.4.Tính chiều rộng cửa ra của bánh công tác b2 22 2.3.5.Xác định tốc độ tương đối 23 2.3.6. Xây dựng tam giác tốc độ 23 2.3.7. Số cánh dẫn Z 24 2.3.8. Chiều dày đĩa bánh công tác . 24 2.4. Kiểm tra kết quả tính toán 24 2.4.1. Kiểm nghiệm các hệ số thu hẹp 24 2.4.2. Kiểm nghiệm tỷ số 2.4.3. Kiểm nghiệm tỷ số 5 2.4.4. Kiểm nghiệm tỷ số 2.5. Xây dựng biên dạng cánh . 25 2.5.1.Xây dựng biên dạng cánh không gian trong mặt kinh tuyến . 25 2.5.2.Xây dựng biên dạng cánh không gian trên mặt vĩ tuyến . 29 2.6. Thiết kế bộ phận dẫn hướng 31 2.6.1.Bộ phận dẫn hướng vào 32 2.6.2.Bộ phận dẫn hướng ra . 35 2.6.3. Bộ dẫn hướng trung gian . 39 2.7. Lực tác dụng trong máy bơm và tính toán thiết kế trục bơm .42 2.7.1. Lực hướng trục: trong máy bơm ly tâm gồm 3 thành phần lực hướng trục chính đó là 42 2.7.2. Lực hướng kính . 44 2.8. Tính toán, thiết kế trục máy bơm 44 2.8.1. Xác định đường kính trục tại vị trí lắp bánh công tác . 45 2.8.2. Đường kính Moayơ bánh công tác . 45 2.9. Dựng bản vẽ lắp bơm . 45 CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU HПC 65/35-500 . 48 3.1. Quy trình vận hành 48 3.1.1. Trước khi khởi động bơm 48 3.1.2. Khởi động bơm . 48 3.1.3. Trong khi bơm hoạt động 49 3.1.4. Dừng bơm 49 3.1.5.Công tác an toàn 50 3.1.6. Công tác kiểm tra 51 3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật . 51 3.3. Sửa chữa bơm HΠC 65/35 – 500 . 53 3.3.1. Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu) . 53 3.3.2. Tháo bơm . 53 3.3.3. Kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa . 54 3.3.4. Lắp ráp bơm 60 3.3.5. Thử nghiệm kiểm tra và tiến hành nghiệm thu bơm sau khi sửa chữa 65 KẾT LUẬN

doc66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, tính toán, kiểm tra, thiết kế máy bơm vận chuyển dầu H C 65/35 – 500, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi lưu thể đi vài bánh công tác. -Thay đổi trị số và phương chiều của vận tốc dòng chảy sao cho phù hợp với yêu cầu thiết kếtừ cửa hút đến điểm vào bánh công tác. Bộ phận dẫn hướng vào có kết cấu ống dẫn hướng vào vuông góc với trục nên dòng chảy vào vuông góc với trục bơm sau đó được phân bố theo hướng đối xứng trục đi vào miệng hút bánh công tác. Hình 2.9. Bộ phận dẫn hướng vào Tốc độ dòng chảy từ mặt bích nối với ống hút vào bơm: Ch = Kch. (2.20) Hoặc tính theo công thức: Cch = Với: CD = Ta chọn: Ch = = 2,07 (m/s) Đường kính nơi cửa bích hút vào bơm : Dh = = = 0,11 (m) Khi chất lưu được dẫn vào miệng hút thì các tiết diện máng dẫn vào sẽ được thu hẹp dần theo quy luật máng xoắn để chất lưu vào cửa hút bánh công tác một cách đều đặn , không gây va đập , khử được không gian chết của dòng chảy ở gần trục quay của máy bơm . Do đó ta thiết kế máng xoắn từ tiết diện V đến tiết diện I giảm dần để đảm bảo tốc độ dọc máng đó là không đổi. Tại tiết diện cuối cùng O có lưới chắn để khử dòng chảy quay. Nếu giả thiết tốc độ Ch từ mặt bích hút đến CD tốc độ cửa vào bánh công tác thay đổi theo quy luật điều hòa ( thường là đường thẳng ), nhờ đó ta tính được các tốc độ ở các tiết diện trung gian và diện tích các tiết diện trung gian FVII, FVI Hình 2.10. Các tiết diện máng xoắn Hình 2-11. Quy luật biến đổi tốc độ Tiết diện IV có diên tích: FIV = Kp. (m2) (2.21) Hệ số Kp = ( 1,6 3 ), chọn Kp = 2 FIV = 2. = 0,038 (m2) Tiết diện III có diện tích: FIII = .FIV = 0,029 (m2) Tiết diện II có diện tích: FII = FIV = 0,019 (m2) Tiết diện I có diện tích: FI = FIV = 0,0095 (m2) Tiết diện VIII có diện tích: FVIII = = = 0,01 (m2) Tiết diện VII có diện tích: FVII = = = 0,0091 (m2) Tiết diện VI có diện tích: FVI = = = 0,0083 (m2) Tiết diện V có diện tích : FV = = = 0,0077 (m2) Khoảng cách: AF = 2.Ds = 2.0,111 = 0,222 (m) OO = .Ds = .0,111 = 0,0833 (m) BO = .Ds = .0,111 = 0,0925 (m) CO = Ds = 0,111 (m) DO = Ds = .0,111 = 0,1295 (m) EO = .Ds = .0,111 = 0,1388 (m) HO = .Ds = .0,111 = 0,1665 (m) 2.6.2.Bộ phận dẫn hướng ra. Nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướng ra là nhận lưu thể đi ra từ bánh công tác sau đó dẫn hướng ra ống đẩy. Để đảm bảo giữ được luật dòng chảy và ít tổn thất va đập, bộ phận dẫn hướng ra thường có dạng coắn ốc mở rộng dần . Đặt: r2: là bán kính ngoài của bánh công tác . r3: là bán kính đường tròn cơ sở của đường xoắn ốc . b2: là chiều rộng cửa ra bánh công tác . b3: là chiều rộng ban đầu của máng xoắn ứng với đường kính r3 . Hình.2-12. Bộ phận dẫn hướng ra Ta có : b3 = b2 + (0,020,05).D2 = 0,010 + 0,044.0,227 = 0,02 (m) r3 = (1,03 1,05).r2 = 1,04. = 0,118 (m) Hằng số máng xoắn : Kd = Cu.r2 = (2.22) HLT: là cột áp lý thuyết HLT = (2.23) : là hiệu suất thủy lực. Chọn = 0,65 HTL = = 769,25 (m) Với: là vận tốc góc . Kd = = 24,4 Diện tích phân bố chất lưu trong máng xoắn : (2.24) Ta phải thiết kế biên dạng đường xoắn ốc từ tiết diện O đến tiết diện VIII. Một điểm nào đó trên biên dạng được xác định với tọa độ cực R, phân tố lưu lượng trong máng xoắn là: (2.25) Do đó lưu lượng qua tiêt diện là: (2.26) Lưu lượng này phải bằng lưu lượng cho ra từ bánh công tác ứng với góc : (2.27) Từ hai phương trình (2.26) và (2.27) suy ra được: (2.28) Khi tiết diện máng xoắn có dạng hình tròn bán kính , giải tích phân ta được: (m) (2.29) Với đại lượng A đo bằng (s/m3) và biểu thị bởi công thức sau: A = (s/m3) Do có ma sát ở đường xoắn ốc nên giá trị sẽ lấy tăng lên giá trị : Với = + = 0,025.r3. Ta xây dựng được đường kính các tiết diện máng xoắn cũng như xây dựng được biên dạng máng xoắn từ tiết diện O đến tiết diện VIII khi cho biến thiên từ 0 370o Ta có: Tiết diện O, có = 10o (m) (m) Tại tiết diện I, có = 55o: = + = Tại tiết diện II, = 100o: Tại tiết diện III, = 145o: Tại tiết diện IV, : Tại tiết diện V, = 235o : Tại tiết diện VI, = 280o : Tại tiết diện VII, = 325o: Tại tiết diện VIII, = 370o: Từ tiết diện 8 đến tiết diện mặt bích nối với ống đẩy được thiết kế như một ống côn mở rộng dần với đọ côn của ống 12o . Tốc độ dòng chảy ra ống Vd = 2 2,5 (m/s), chọn Vd = 2 (m/s). Đường kính miệng đẩy: Chiều dài phần ống loe từ tiết diện VIII đến miệng đẩy là : Các tiết diện trung gian trên phần côn này được xác định từ luật thay đổi điều hòa của vận tốc trên đoạn đó (thường là quy luật đường thẳng). 2.6.3. Bộ dẫn hướng trung gian. Các bộ dẫn hướng trung gian làm nhiệm vụ dẫn lưu thể từ bánh công tác trước sang cửa vào của bánh công tác tiếp theo. Ở các máy bơm nhiều cấp có các bánh công tác đặt theo một chiều dài thì bộ phận dẫn hướng trung gian của nó được làm từ những đĩa dẫn có cánh phía trước nhận lưu thể từ bánh công tác trước và các cánh dẫn sau dẫn lưu thể đi vào cửa hút của bánh công tác tiếp theo . Đối với máy bơm nhiều cấp có các bánh công tác đặt đối xứng thì bộ dẫn hướng trung gian của nó là những ống dẫn làm rời ngoài máy hoặc đúc liền trong vỏ bơm. Ta sẽ tính toán thiết kế bộ phận dẫn hướng trung gian kiểu cánh dẫn: nó có ưu điểm là giảm được kích thước của bơm đặc biệt là theo hướng trục . Các cánh phía trước của đĩa dẫn được thiết kế theo đường cong xoắn ốc abc đẻ dẫn hướng dòng lưu thể và phần mở rộng bcde dược thiết kế với độ côn theo phương hướng kính và hướng trục. Để đảm bảo luật chuyển động của dòng chảy biên dạng ac thường có dạng đường xoắn ốc. Hình 2.13. Đĩa cánh dẫn hướng trung gian Phương trình đường biên dạng xoắn ốc ac: (2.30) Trong đó: r3: là bán kính đường tròn điểm bắt đầu vào cánh dẫn hướng. r3 = (1,031,05)r2, với r2= là bán kính ngoài cùng của bánh công tác. Chọn r2 = 1,05: - góc xoắn ốc, trên đường xoắn ốc = cosnt. (2.31) k3: là hệ số thu hẹp ở cửu vào cánh dẫn hướng. , chọn k3 = 1,15 C2u: là thành phần tốc độ ở cửa ra của bánh công tác chiếu trên phương u C2u = 20,3 (m/s). b2 = 0,010 (m), b3 = 0,02 (m) . Chiều cao tiết diện vào ao của ống khuếch tán được tính từ tam giác bch: (2.32) Trong đó: Rc: là bán kính tới điểm c của máng dẫn . : là chiều dày mép vào cánh bộ dẫn hướng . Công thức (2.32) có thể được viết dưới dạng: (2.33) Trong đó: Zđ: là số cánh đĩa dẫn hướng : Zđ = Z + ( 12 ), Chọn Zđ = 10 (cánh) . Chọn Số cánh Zđ sao cho tiết diện cửa vào bánh công tác gần vuông . Chọn ao = b3 = 0,02 (m) . Góc mở của ống côn lấy 10o theo hướng kính và 5o theo hướng trục . Chiều dài ống khuếch tán: Theo Pleiderer phần xoắn ốc abc có thể coi như một cung có bán kính là: (2.34) Trong đó bán kính Ro được tính bằng: (3.35) : là góc ở tâm của máng xoắn ốc: Thay kết quả tính được vào (2.34) ta có: Đường kính ngoài của đĩa dẫn (D4): Cánh dẫn dòng chuyển tiếp phía sau đĩa trung gian thường đươc thiết kế bằng một cung tròn nhờ phương pháp Bô-ric-xơ với điều kiện và . Đối với bộ dẫn hướng trung gian kiểu ống dẫn: Việc tính toán diện tích tiết diện ống dẫn trung gian sẽ được xuất phát từ lưu lượng và vận tốc dòng chảy qua ống. Vận tốc dòng chảy được biến đổi từ tiết diện ra của máng xoắn VIII ở bánh công tác trước đến giá trị CD ở cửa hút bánh công tác sau. Sự biến đổi đó được giả thiết theo quy luật đường thẳng. Từ đó ta tìm được diện tích tiết diện ống trung gian và thiết kế với hình dạng thích hợp. 2.7. Lực tác dụng trong máy bơm và tính toán thiết kế trục bơm. Trong các tài liệu và giáo trình lý thuyết bơm đều đã phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân phát sinh lực tác dụng trong máy bơm và các biện pháp khắc phục chúng. Ở đây chỉ là tóm tắt việc tính toán các lực và phương hướng tính trục máy bơm . 2.7.1. Lực hướng trục: trong máy bơm ly tâm gồm 3 thành phần lực hướng trục chính đó là: 1. Lực do chênh áp phía trước và phía sau bánh công tác: Sự phân bố áp suất trên hai phía bánh công tác được chỉ rõ trên hình vẽ . (2.35) Dấu (-) biểu thị Fxng có chiều ngược trục z . Trong đó: = (mH2O) : là trọng lượng riêng của lưu thể: Thay các giá trị trên vào công thức ta có: 2. Lực tác dụng bên trong của bánh công tác: Do kết cấu bánh công tác dòng chảy phía cửa vào bánh công tác sẽ phải thay đổi cả hướng và độ lớn của tốc độ, nghĩa là thay đổi động lượng. Điều đó gây ra một lực hướng trục tác động lên bánh công tác hướng từ phía trước ra phía sau của bánh công tác, độ lớn của lực đó là: (2.36) Trong đó: A = 1 đối với bánh hướng kính Q = 65 (m3/h) = 0,018 (m3/s) Thay số vào ta có: (N) 3. Lực phụ hướng trục: Khi vành lót phía trước bánh công tác bi mòn, áp suất phía trước đĩa bánh công tác trên khoảng từ Ry đến r2 sẽ nhỏ hơn áp suất phía sau và được biểu thị bởi đường nét đứt trên hình vẽ. Hình 2.14 . Sơ đồ tính toán lực hướng trục Kết quả là xuất hiện một phụ lực hướng trục tác dụng trên bánh công tác và hướng từ phía sau về phía trước, độ lớn của nó được tính theo công thức sau: (2.37) Thay số vào ta có: ( ) (N) Như vậy tổng lực tác dụng lên bánh công tác của bơm sẽ là: F = (2.38) F = = - 194738,7 (N) 2.7.2. Lực hướng kính: Lực hướng kính xuất hiện do sự thay đổi lưu lượng của máy bơm và do cấu tạo của máng xoắn ốc dẫn hướng ra. Lực đó được tính bởi công thức sau: (2.39) kR: hệ số phụ thuộc vào ns tra theo giản đồ hình bên dưới, lấy kR = 0,28 Q: lưu lượng hiện thời của bơm Qt: lưu lượng tính toán : chiều rộng bánh công tác ở cửa ra kể cả chiều dày đĩa bánh công tác tại đó (m) Thay số vào vào ta có: 530 (N) Với Q < Qt góc của lực FR lập với trục x một góc khoảng 100o Các biện pháp khắc phục lực hướng kính được thưc hiện bằng kết cấu máng xoắn ốc kép hoặc xắp xếp vị trí máng dẫn hướng ra cho hợp lý để khử lực . 2.8. Tính toán, thiết kế trục máy bơm Theo phần trên ta đã tính được đường kính đầu ra của trục theo công thức: dr = (2.3) Trong đó: dr : là đường kính của trục bơm. Mx: là mômen xoắn trên trục: Mx = 97403..9,81 ( N.cm) (2.4) []’: là ứng suất cắt cho phép của vật liệu làm trục. Ở đây ta chọn vật liệu là thép Cacbon, với thép C30C45 thì giá trị []’ sẽ là: []’ = 9,81.(200 250) (N/cm2). Ta chọn: []’ = 9,81.240 (N/cm2). Thay số vào công thức(3.3) ta được: dr = = 5,3 (cm) = 0,053 (m) 2.8.1. Xác định đường kính trục tại vị trí lắp bánh công tác. Bơm HC 65/35-500 có 8 cấp bánh công tác, gồm 2 phân đoạn với kết cấu nằm ngang sự bố trí các bánh công tác đôi một đối xứng nhau có tác dụng khử lực dọc trục sinh ra trong khi bơm làm việc. Dựa vào kết cấu của bơm đòi hỏi trục bơm khi thiết kế phải tính đến độ cứng vững cao, khả năng chịu các lực uốn, lực xoắn tốt. Các chi tiết trên trục khi lắp đặt phải có độ đồng tâm cao. Từ đó ta có thể quyết định kích thước trục với đường kính d > dr từ 5 20 (mm). Ta chọn d = 0,058 (m). 2.8.2. Đường kính Moayơ bánh công tác: d0 = (1,21,25).d (m) Chọn: d0 = 1,2.0,058 = 0,07 (m) 2.9. Dựng bản vẽ lắp bơm a) Cấu tạo Tổ hợp bao gồm bơm và động cơ điện được lắp chung trên một bộ khung dầm. Việc liên kết các trục của bơm và động cơ được thực hiện nhờ khớp nối răng và một trục trung gian. Chiều quay rôto của bơm là chiều quay trái, ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ phía động cơ). Bơm HПC 65/35-500 là loại bơm ly tâm nhiều tầng với thân vỏ có thể tháo được theo mặt phẳng nằm ngang. Vỏ thân bơm bao gồm 2 nửa tách rời, bề mặt phân cách của 2 nửa này được mài rà phẳng và được ghép chặt với nhau nhờ các bulông và đai ốc mũ. Nửa thân dưới là kết cấu hàn, bao gồm phần vỏ bằng thép đúc được hàn nối với ống dẫn từ cấp IV (11) ngược vào cấp V (18) và các đầu ống cong lắp ống giảm tải (22) để làm cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín với cửa hút cấp I. Hướng đường tâm của các phần nửa hình ống nằm trên mặt phẳng ngang, ở bên cạnh và thẳng góc với trục bơm. Bộ phận hướng dòng của bơm bao gồm các ngăn phải (14) và ngăn trái (8), khoang cửa vào cấp I (6) và cấp V (18), Khoang cửa ra cấp IV (11) và cấp VIII (13) .Tất cả các ngăn và khoang này đều được định tâm theo bề mặt tiện trong của vỏ thân bơm và được hãm chống xoay bởi các chốt. Việc lắp đúng các khoang tương ứng với các lỗ thoát ở vỏ được bảo đàm bởi các cữ hãm cắm váo. Việc làm kín khe hở giũa các chi tiết của bộ phận hướng dòng và thân vỏ máy bơm nhằm loại trừ việc rò rỉ chất lỏng giữa các cấp được thực hiện bởi các gioăng cao su có tiết diện tròn . Các bánh công tác được lắp trên trục bơm thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 4 bánh công tác. Các cửa vào của bánh công tác của 2 nhóm ở phía ngược nhau, điều đó cho phép giảm đáng kể lực dọc trục tác dụng lên rôto. Việc làm kín trục được thực hiện bởi bộ phận làm kín kiểu mặt đầu hoặc kiểu dây quấn. Trục (2) của bơm được quay trong gối đỡ của vòng bi lắp bên ngoài thân vỏ. Gối đỡ phía khớp nối bao gồm 2 vòng bi kiểu đỡ chặn No66414 L ГOCT 831-75, còn gối đỡ phía còn lại gồm 2 vòng bi đỡ No414 L ГOCT 8338-75. Các ổ bi này được bôi trơn bằng chất lỏng (dầu bôi trơn). Sự tuần hoàn cục bộ của dầu bôi trơn đã được dự tính đến, cùng với sự duy trì tự động mức của nó. Ở loại Salnhic mềm, các vòng dây Salnhic được phân bố bởi khoang vòm chứa Salnhic và thông qua đó dầu nguội tuần hoàn vừa làm mát, vừa bôi trơn Cho trục rôto và các vòng Salnhic. Ngoài ra dầu bôi trơn tuần hoàn còn có tác dụng làm màng ngăn thuỷ lực không cho các sản phẩm dầu thô nóng từ nhiệt độ lớn hơn 80oC lọt ra ngoài. Chất lỏng làm kín này được đưa vào khoang vòm chứa các dây Salnhic mềm dưới áp suất từ 0,5 - 1,5 at, giá trị này lớn hơn áp suất chất lỏng công tác ( dầu thô) ở phía trước bộ phận làm kín. Áp suất của chất lỏng làm kín được điều chỉnh bởi bộ phận điều chỉnh vi sai áp lực được nối vào hệ thống đường ống phụ của bộ phận làm kín. Các chỉ dẫn về cách sử dụng bộ điều chỉnh vi sai này được trình bày trong bảng hướng dẫn đi kèm với tổ hợp bơm. Các sơ đồ nối các đường ống phụ đã được dự tính sao cho có thể điều chỉnh bằng tay mức áp lực nhờ các van và đồng hồ báo đặt trên đường ra. Áp lực của chất lỏng làm kín và làm mát được đưa vào mặt đàu của bộ phận làm kín cần phải phù hợp với sự cần thiết đã được chỉ dẫn của cơ sở chế tạo các bộ phận này. b) Nguyên lý làm việc của bơm HПC 65/35-500. Khi động cơ điện của tổ hợp làm việc sẽ truyền chuyển động quay với vận tốc 2950 3000 vòng/phút cho trục rôto của bơm thông qua khớp nối răng, bánh công tác quay, chất lỏng công tác có áp lực ( lớn hơn 0,42 kg/cm2 ) từ đường cấp đi vào miệng hút qua khoang cửa vào của bánh công tác cấp 1 ( ở nửa ben trái ), dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị dồn từ trong ra ngoài chuyển động theo các máng dẫn, đến khoang cửa vào của bánh công tác cấp 2 và tiếp tục như vạy vào cấp 3 và câp 4 rồi theo đường dẫn hàn nối từ khoang cửa ra cấp 4 đèn khoang cửa vào cấp 5 ở đầu bên trái của bơm. Ở nửa bên phải của bơm, chất lỏng công tác đi từ phải sang trái, qua các cấp 5, 6, 7, 8 tương tự như ở nửa bên trái, rồi qua cửa ra của bơm đi vào đường ép. Chất lỏng công tác từ cửa vào của bơm đến cửa ra, qua mỗi cấp bánh công tác chất lỏng lại nhận thêm phần cơ năng mới thông qua các cánh dẫn của bánh công tác, tạo thành năng lượng thuỷ động (gồm động năng và áp năng) cho dòng chảy của chất lỏng. Mặc dầu số cánh dẫn của mỗi bánh công tác là có hạn, nhưng được quay với vận tốc góc lớn, và do sự liên kết nội năng giữa các phần tử chất lỏng nên dòng chảy chất lỏng di qua vẫn liên tục và có năng lượng do các cánh dẫn của bánh công tác truyền cho. Ở bơm HПC 65/35-500, 8 cấp bánh công tác của nó được chia thành 2 nhóm bên trái và bên phải, các cửa vào của bánh công tác ở mỗi nhóm là ngược nhau. Ở ngăn bên trái ( từ bánh công tác cấp 1 đến cấp 4 ) dòng chất lỏng công tác đi từ trái qua phải. Ở ngăn bên phải ( từ bánh công tác cấp 5 đến cấp 8 ) dòng chất lỏng đi từ phải qua trái, điều đó làm giảm đáng kể lực dọc trục tác dụng lên rôto. Phần chất lỏng có áp lực lớn ở khoang cửa vào cấp 5 rò rỉ đến phía trước bộ phận làm kín trục đầu bên phải theo ống giảm tải trở về đầu cửa hút của bơm. CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BƠM VẬN CHUYỂN DẦU HПC 65/35-500 3.1. Quy trình vận hành 3.1.1. Trước khi khởi động bơm - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống dẫn dòng chảy của bơm, hệ thống phụ trợ, các thiết bị đo và bảo vệ bơm. - Trước lần khởi động đầu tiên sau khi lắp đặt cần phải khởi động thử động cơ trong thời gian ngắn ( tức thời) để kiểm tra chiều quay của bơm ( không có khớp nối). - Đổ đầy đủ dầu bối trơn vào hai ổ đỡ bằng dầu bôi trơn T22 ( T30), Vetrea – 32, Vetrea – 46. Bôi trơn khớp nối bằng dầu công nghệp U 40A (Vetrea 100) có thể cho thêm 30÷50% chất làm đặc mỡ can xi hoặc mỡ Liptôn 24. - Kiểm tra độ chắc chắn của các mối liên kết ( lắp ghép) bulông, kiểm tra mức độ nhẹ nhàng của Rôto khi làm việc bằng tay hoặc khóa van ( đặt vào khớp nối), kiểm tra sự làm việc của các van. - Kiểm tra và đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa phần chuyển động và phần đứng yên của các chi tiết bằng kim loại của bơm. - Theo dõi và đảm bảo không xảy ra xâm thực khi bơm làm việc, áp suất vào bơm không vượt quá giá trị cho phép của đệm làm kín trục bơm. - Tháo đồ gá để lắp ráp đệm làm kín ma sát mặt đầu. - Đóng van trên đường đẩy của bơm. - Mở van của hệ thống phụ trợ tuần hoàn chất lỏng của bơm. - Mở van đường hút để nạp chất lỏng vào bơm. Đảm bảo bơm phải được nạp đầy và không có khí trong bơm. Chú ý: Không cho phép bơm vào làm việc khi bơm không được điền đầy chất lỏng . làm việc khi van ở cửa ra đóng quá 5 phút và khi lưu lượng thấp hơn 10% lưu lượng tối ưu. 3.1.2. Khởi động bơm - Khi bơm đặt chỉ số vòng quay tính toán, từ từ mở van đường đẩy cho tới khi áp suất sau bơm tương ứng với áp suất kỹ thuật lắp đặt. Khi đó cần phải chú ý theo dõi chỉ số của ampekế và đảm bảo động cơ không quá tải (dòng làm việc bé hơn dòng cho phép của động cơ). - Trong trường hợp áp suất đường ra giảm nhanh, động cơ quá tải chất lỏng qua đệm làm kín nhiều, xuất hiên tiếng đông không bình thường và va đập thì phải đóng nhanh van đường đẩy , tắt động cơ, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục. 3.1.3. Trong khi bơm hoạt động - Sau 5÷10 phút khởi động kiểm tra mức độ rò rỉ chất lỏng qua đệm làm kín, nhiệt độ ổ bi, độ rung và tiếng ồn của bơm: + Nhiệt độ ổ bi luôn luôn ≤ 600. + Nhiệt độ bộ làm kín ≤ 600. + Độ ồn cho phép: Đối với bơm đồng bộ với động cơ điện công suất lớn hơn 132 kBT: 180 dB. Đối với bơm đồng bộ với động cơ điện công suất nhỏ hơn 132 kBT: 130 dB. + Lượng nước thoát ra qua bộ làm kín dây quấn ≤ 180 cm3/h. + Tốc độ dao động của thiết bị ≤ 10 mm/s. - Sau vài giờ thiết bị làm việc theo dõi các chỉ số của dụng cụ đo lưu lượng, áp suất, nhiệt độ chất lỏng làm mát, chất lượng và mức dầu bôi trơn, nhiệt độ ổ đỡ, tình trạng đệm làm kín… - Nếu kim dụng cụ đo dao động nhiều, có tiếng ồn và rung nhiều, trong những trường hợp đó cần phải dừng bơm và loại trừ sai sót. Khi dừng bơm không lâu, vẫn tiếp tục truyền dẫn chất lỏng làm kín và làm nguội. 3.1.4. Dừng bơm Công việc dừng máy cần thực hiện các bước: + Đóng từ từ van ở đường đẩy. + Ngắt điện vào động cơ điện. + Đóng van ở đường hút. Sau khi dừng bơm cần thiết phải để hệ thống làm mát chảy một thời gian để nhiệt độ giảm xuống khoảng 500÷600C. Sau đó mới đóng các van đường nước làm mát. Trong trường hợp máy bơm chỉ ngừng tạm thời, hoặc trong một thời gian ngắn thì không cần phải ngắt nước làm mát và dung dịch làm kín. Khi dừng các máy bơm đang bơm các chất dễ bị kết tủa, dệ bị đông đặc, cần phải xả chúng ra khỏ bơm. Sau đó bơm qua bơm lại dầu nhẹ không bị đông đặc, hoặc có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhằm ngăn chặn sự đông đặc, sự kết tủa hoặc hóa bùn của các chất lỏng trong bơm. Khi dừng bơm trong thời gian dài, cần phải xả hết chất lỏng trong bơm để ngăn ngừa sự rỉ sét các chi tiết trong bơm. Ở khoang làm kín kiểu mặt đầu dạng đôi thì cần phải đổ dầu bôi trơn vào, còn ở loại Xanhich thì nên tháo ra. Sau khi dừng bơm, cần phải kiểm tra lại mức dầu ở trong khoang chứa vòng bi, kiểm tra lượng dầu bôi trơn đã qua làm việc thất thoát ra ngoài. Không được để dầu bôi trơn thất thoát vượt quá 60% lượng dầu rót vào khoang chứa vòng bi. 3.1.5.Công tác an toàn - Lắp đặt và vận hành bơm phải là các thợ cơ khí và thợ nguội lành nghề có kinh nghiệm nhất định về bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra bơm (Khi bơm đang làm việc) đã qua kiểm tra về nguyên tắc lắp ráp và bảo dưỡng bơm. - Khi nâng hạ và lắp đặt máy lên móng phải cẩu bằng cáp bằng cách buộc cáp vào lỗ ở đế móng. Cấm buộc vào móng động cơ và tai vỏ máy bơm. Không cho phép vận chuyển bơm khi đang có dung dịch bơm. - Thiết bị điện của tổ hợp bơm phải lắp ráp và vận hành phù hợp với quy định trong ngành điện. - Khi vận hành bơm cần phải nối đất. Nối đất thân bơm, từ một lỗ ren ở gối tựa đã có sẵn. - Tất cả các cơ cấu và phụ tùng làm kín (chịu áp lực) trước khi lắp ráp, và cả sau mỗi lần sửa chữa cần phải được thử nghiệm độ kín hơi và độ bền bằng áp suất. - Nghiêm cấm khởi động bơm khô, nghĩa là chưa mồi đầy bơm và chưa dẫn chất lỏng làm kín vào bộ làm kín trục trước khi khởi động. Dẫn chất lỏng làm kín vào bộ làm kín chỉ ngừng lại sau khi đã bỏ áp lực trong thân bơm (khi dừng máy). - Khi bơm làm việc: + Nghiêm cấm xiết đệm phớt hoặc sửa một trục trặc bất kỳ nào đó. + Tất cả các phần quay của bơm cần phải có lớp chắn bảo vệ. + Không cho phép bơm làm việc khi không có Xupáp một chiều và van trên tuyến ép, van được lắp giữa Xupáp một chiều và bơm. + Cấm việc điều chỉnh loại bỏ những hư hỏng nào đó khi bơm đang đầy chất lỏng. - Khi tiến hành công việc sửa chữa động cơ cần phải ngắt điện hoàn toàn khỏi nguồn điện. - Ở vị trí có khả năng gây nổ, khi bảo dưỡng và sửa chữa cần phải sử dụng các dụng không tạo tia lửa. - Trước khi tháo rời máy bơm dùng để bơm chất lỏng độc hại, nhiên liệu dễ cháy nổ, phải rửa bơm bằng nước và khử độc bằng hơi nước hoặc khí trơ cho đến khi khử hoàn toàn cặn dung dịch được bơm. - Khởi động bơm sau khi lắp ráp hoặc đại tu có thể được tiến hành sau khi ban kiểm tra của xí nghiệp đã kiểm tra độ an toàn của máy. - Để tăng cao độ an toàn làm việc tại các liên kết hoặc mặt bít nên lắp đai bảo vệ. 3.1.6. Công tác kiểm tra. - Công tác kiểm tra bơm trong quá trình làm việc là yêu cầu cần thiết. Để bơm làm việc ổn định, không xảy ra sự cố làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc của máy, gây ảnh hưởng đến công suất làm việc của hệ thống vận chuyển. - Kiểm tra số vòng quay của động cơ, chính là số vòng quay của bơm. Nếu số vòng quay của động cơ bị sai lệch sẽ làm thay đổi đường đặc tính của bơm cũng như tuổi thọ của nó, cần phải kiểm tra số vòng quay của bơm bằng đồng hồ đo số vòng quay (thường dùng Takhômêtter). - Khi máy bơm làm việc cần kiểm tra hệ thống làm kín. Khi bơm làm việc với áp suất dư ở cửa vào, đệm làm kín ngăn cản sự rò rỉ ra ngoài của chất lỏng bơm. Khi bơm làm việc ở áp suất chân không đệm làm kín ngăn không cho khí bên ngoài lọt vào trong bơm. Nếu khí lọt vào sẽ làm giảm áp suất đầu vào của bơm dẫn đến giảm áp suất và lưu lượng dễ bị xâm thực khí…do vậy cần kiểm tra sự rò rỉ của đệm làm kín. - Ổ đỡ gồm hai loại ổ đỡ chặn 66414 và ổ đỡ 414 dùng để chịu tải hướng tâm và hướng trục tác dụng đến Rôto. Do vậy trong quá trình làm việc ổ đỡ chặn bị hỏng hoặc ổ đỡ chặn có khe hở quá lớn cần có biện pháp kiểm tra khắc phục kịp thời. Hệ thống bôi trơn phải hợp lý với tốc độ quay của ổ bi trượt với tốc độ khoảng 8 m/s. Người ta dùng vòng bi tự bôi trơn còn khi vận tốc trượt lớn hơn 8 m/s thì bôi trơn cưỡng bức. - Do đặc điểm máy bơm vận chuyển dầu có số vòng quay cao, khoảng 2950 vòng/phút. Vì vậy trong quá trình làm việc nhiệt độ ổ bi cao. Muốn kiểm tra nhiệt độ ổ bi ta chỉ cần dùng đồng hồ đo nhiệt độ của hệ thống nước làm mát ổ bi ở đầu ra và đầu vào để xem mức độ chênh lệch nhiệt độ ổ bi đó. 3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật - Để máy bơm làm việc có hiệu quả cao thì trong quá trình làm việc công tác bảo dưỡng là rất quan trọng: - Trong thời gian máy bơm làm việc phải theo dõi thường xuyên các chỉ số của các dụng cụ đo kiểm tra và không cho phép bơm làm việc lâu ở lưu lượng bằng không hoặc xấp xỉ bằng không cũng như khi động cơ làm việc quá tải. - Không cho phép bơm làm việc khi áp suất trong ống nạp thấp hơn áp suất khảo sát bởi thiết kế. - Theo dõi mức bôi trơn của các cụm ổ trục. - Kiểm tra định kỳ nhiệt độ của vòng bi, bộ làm kín mặt đầu hoặc đệm Xalnhic, động cơ, quan sát theo doic việc cung cấp đầy đủ lượng nước làm mát. Nhiệt độ quy định của ổ bi và bộ làm kín không quá 600C. - Sau 2000÷3000 giờ làm việc, xả nhớt và lau sạch buồng ổ bi và thay nhớt mới. Nếu là bơm mói lắp đặt hoặc mới sửa chữa thì qua 24 giờ làm việc đầu tiên thì phải thay dầu bôi trơn. - Sau 4000÷5000 giờ làm việc cần: + Kiểm tra tình trạng ống lót bảo vệ ( đệm dây quấn) và ổ bi nếu cần thì thay mới. + Thay nhớt trong khớp nối răng. Sau 9000÷10000 giờ làm việc thì cần phải tháo toàn bộ bơm kiểm tra độ mài mòn, xói mòn, độ gỉ của các chi tiết và thay thế các chi tiết bị mài mòn quá giá trị cho phép. Kiểm tra tình trang các đệm làm kín và nếu cần thiết thì thay thế. Nếu sơ đồ công nghệ dự tính sử dụng hai tổ máy ( làm việc và dự phòng) thì: + Bơm dự phòng phải được mồi đầy đủ chất lỏng bơm và van trên đường ống hút phải mở hoàn toàn. + Phân bố đều chu kỳ thời gian làm việc cho hai tổ máy bơm hoặc đảm bảo cho máy bơm dự phòng làm việc không nhỏ hơn 1/3 lần thời gian giữa hai kỳ sửa chữa. Phải theo dõi độ rò rỉ qua bộ làm kín, độ rò rỉ khôngđược vượt quá quy định. Khi rò lớn phải ngừng máy bơm, kiểm tra và xử lý trục trặc. Theo dõi tiếng ồn và độ rung của máy bơm không được vượt quá giới hạn cho phép. - Quá trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bơm được thực hiện dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau đây: + Thực hiện từ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, cần chú ý đến điều kiện làm việc của máy bơm ở giàn và nhiệt độ khí hậu ở Việt Nam. + Từ điều kiện làm việc thực tế trên giàn , dựa vào chế độ làm việc và các thông số thực tế thay đổi liên tục. Mà từ đây xác định và lập quy trình bảo dưỡng thiết bị được tốt nhất, phải có thiết bị thay thế đồng bộ, kịp thời và đảm bảo chất lượng. + Phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ công nhân vận hành cũng là yếu tố quyết định đến năng suất làm việc và tuổi thọ cua thiết bị. Sự liên hệ giữa hệ thống này với hệ thống kia: công tác căn tâm theo định kỳ - Công tác lắp ráp căn chỉnh hệ thống …sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đề ra. 3.3. Sửa chữa bơm HΠC 65/35 - 500 3.3.1. Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu). Khi bơm bị hư hỏng không thể làm việc được hoặc quá thời hạn sử dụng, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, phải đưa vào xưởng sửa chữa, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Tiến hành lập biên bản về tình trạng kỹ thuật của bơm và đơn đặt hàng sửa chữa chúng. Bơm đưa vào sửa chữa, đại tu phải được lắp ráp đầy đủ các bộ phận và phải được lau chùi sạch sẽ, không dính bẩn, chất công tác ở trong bơm phải được xả và rửa sạch, các bề mặt công tác của bơm phải có nắp bịt bảo vệ cẩn thận. Bơm phải được đóng hòm bảo quản chắc chắn, an toàn trong quá trình vận chuyển. 3.3.2. Tháo bơm. Việc tháo bơm để đưa chúng vào sửa chữa phải tuân theo trình tự sau: - Ngắt nguồn điện của động cơ điện. - Làm sạch hoàn toàn các chất lỏng công tác trong bơm bằng cách thổi hơi hoặc rửa bằng nước đồng thời mở các nút xả hoặc các van trên đường thoát. - Lắp mặt bích bịt vào đường hút và đường xả ra của bơm (sau khi đã tách bơm khỏi đường hút và đường ép). - Tháo các đường ống dẫn phụ (trên đường nước làm mát và đường dung dịch làm kín salnhic). - Tháo các nút bịt xả hết nước và dầu bôi trơn ở gối đỡ ổ bi. - Tháo nắp vỏ bảo vệ và tháo lấy phần giữa khốp nối trục ra. - Tháo bulông đế của bơm sau đó dùng palăng nhấc bơm ra khỏi vị trí lắp đặt. - Lắp bộ chân đỡ chuyên dụng vào đế bơm để giữ cho bơm luôn ở vị trí nằm ngang chắc chắn, sau đó đưa bơm vào contener hoặc hòm, thùng bảo vệ để chuyển vào xưởng sửa chữa. - Sau khi đưa bơm vào xưởng sửa chữa, việc tháo lắp bơm phải được tiến hành trên bàn gá chuyên dụng. Việc tháo bơm sau đó được tiến hành theo trình tự sau: - Dùng vam tháo mặt bích khớp nối ra khỏi trục bơm. - Tháo các chốt côn định vị các gối đỡ, tháo các đai ốc và bu lông lắp ghép chúng với thân. - Tháo nắp chặn các vòng bi sau đó quay vỏ gối đỡ so với đường nằm ngang 1800 và rút vỏ ra khỏi các vòng bi. - Dùng vam tháo các vòng bi ra khỏi trục. - Tháo bộ phận làm kín kiểu mặt đầu ra khỏi trục. Ở loại làm kín kiểu salnhic, cần phải tháo bộ phận ép, ống lót salnhic. - Tháo các bulông lắp ghép khoang chứa salnhic với thân bơm. - Tháo các đai ốc mũ cùng các bulông dùng để xiết chặt nửa thân trên với nửa thân dưới của bơm. - Dùng palăng nhấc tháo nửa trên của thân vỏ bơm rồi đặt nó trên sàn gỗ (tấm lót bằng gỗ). - Nhấc rôto kèm theo tất cả các khoang bánh công tác, khoang cửa vào , cửa ra, khoang chứa bộ phận làm kín ra khỏi phần thân vỏ dưới và đặt chúng lên bộ giá chuyên dụng để tiếp tục công việc tháo dỡ sau này. Đặc biệt phải chú ý bảo vệ các cữ chuẩn lắp ráp và các vòng đệm cao su của các vành làm kín. - Sau khi đặt roto lên bộ giá đỡ chuyên dụng một cách chắc chắn, tiến hành tháo dỡ nó theo trình tự sau: - Ở bơm có bộ phận làm kín kiểu dây quấn, cần phải tháo các vòng chặn, các vòng làm kín, các ống lót bảo vệ v.v… - Tháo khoang chứa bộ phận làm kín và khoang cửa vào của cấp I và cấp V (ở ngoài cùng). Tháo các ống lót ra khỏi khoang chứa salnhic. - Tách các vòng cữ hãm (đàn hồi được) ở cả hai đầu trục rồi tháo các vòng phân cách và các ống lót. - Từ hai phía đầu trục , lần lượt tháo các vòng phân cách và các bánh công tác cho đến hết. - Bảo quản trục bơm ở vị trí thẳng đứng cho đến khi được đưa vào lắp ráp. - Tháo các vành thép làm kín ra khỏi cụm bánh công tác. 3.3.3. Kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa. Tất cả các máy bơm ly tâm HΠC 65/35 - 500 được đưa vào xưởng để đại tu đều phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật nhất định. Ở XNLD Vietsovpetro người ta thường vận dụng “Các quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 - 500” do Trung tâm liên hiệp sản xuất dầu khí KUBƯSEB biên soạn. Trong quy phạm này, việc kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và việc sửa chữa các chi tiết cần phải tuân theo những yêu cầu sau: - Đối với việc kiểm tra khảo sát sự hư hỏng của các chi tiết, yêu cầu: Tháo, rửa và chuẩn bị bơm để kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa cần được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tiến hành từng bước theo đúng quy trình công nghệ. Các chi tiết, các bộ phận (đơn vị) lắp ráp của bơm được đưa vào kiểm tra phải được làm sạch gỉ sét, bẩn. Việc kiểm tra khuyết tật, hư hỏng của các chi tiết và các đơn vị lắp ráp cần phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của phần “Các yêu cầu đặc biệt dành cho các mối ghép” trong “Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 – 500”. Khi tiến hành kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng của bơm, xưởng sửa chữa cần phải lập bảng thống kê các chi tiết và đơn vị lắp ráp còn có thể sử dụng được (đúng quy cách) hoặc cần phải sửa chữa hoặc phải loại bỏ, có chữ ký xác nhận của người kiểm tra, khảo sát. - Những yêu cầu trong việc sửa chữa các chi tiết và các mối lắp ghép cố định: Việc sửa chữa phải được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải phù hợp với quy trình công nghệ đã được duyệt. Các chi tiết của bơm mà trước đây đã tận dụng, khi sửa chữa lại thì không nên phục hồi, còn tất cả các chi tiết mới và các chi tiết phục hồi (sửa chữa lại) phải đúng quy cách của “Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm HΠC 65/35 – 500”. Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được chế tạo bằng cách cắt, hàn, uốn phải phù hợp với tiêu chuẩn CYSB 144 – 75. Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được gia công bằng cơ khí mà không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn dung sai nào thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn CYSB 144 – 75. Dung sai vị trí đường tâm lỗ của các chi tiết kẹp chặt phải phù hợp với GOCT 4140 – 69. Các chi tiết kẹp chặt được chế tạo từ vật liệu không gỉ phải có lớp phủ bảo vệ theo GOCT 14007 – 68. Các mối hàn sửa chữa chi tiết phải ngấu, không rỗ khí, không bị nứt, bị uốn, không ngậm xỉ và những khuyết tật khác làm giảm độ bền, độ kín của mối ghép ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã hàng hoá của bơm. Chỗ chuyển tiếp từ phần kim loại cơ bản của chi tiết đến phần đắp của mối hàn phải đều, trơn không có vết cắt (gẫy), không bị chảy tràn. Các chi tiết hàn nối phải phù hợp với GOCT 5264–69, GOCT 871–71, GOCT 70-75 Tất cả các chi tiết mới và chi tiết phục hồi phải có sự nghiệm thu của bộ phận OTK. Lúc này cần phải kiểm tra: - Vật liệu chế tạo chi tiết, thông qua việc kiểm tra giấy chứng nhận của nó (CERTIFICAT) hoặc thông qua kết quả phân tích, thử nghiệm tính chất lý, hoá của nó. - Kiểm tra hình dạng bên ngoài bằng mắt - Kiểm tra kích thước và độ sai lệch về hình dáng bằng các thiết bị đo chuyên dụng. - Kiểm tra độ nhám của các bề mặt gia công bằng các thước đo biên dạng theo GOCT 2789 – 73 hoặc bằng cách so sánh với độ nhám của các căn mẫu theo GOCT 9378 – 75. -Khi sửa chữa các chi tiết, cho phép sử dụng nguồn dự trữ lưu động các chi tiết thông dụng và các đơn vị lắp ráp hiện có ở xưởng sau khi đã kiểm tra và đảm bảo đúng quy cách. Qua nghiên cứu đánh giá quá trình hoạt động của bơm ly tâm vận chuyển dầu НПС 65/35–500 ở xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, người ta thấy loại bơm này thường gặp các sự cố chính như sau: Bảng 3.1. Các dạng hư hỏng của máy bơm НПС 65/35–500 Các dạng hư hỏng, biểu hiện bên ngoài và các dấu hiệu khác. Các nguyên nhân có thể xảy ra Biện pháp khắc phục Ghi chú 1 2 3 4 1. Động cơ điện không làm việc được. - Do cơ cấu bảo vệ bơm và động cơ ngắt. - Do điện áp nguồn thấp hoặc hỏng cáp điện hoặc mối nối với động cơ. + Kiểm tra hệ thống nước làm mát, mực chất lỏng trong bình, Rơle bảo vệ quá tải của động cơ… nếu có sai sót thì khắc phục. + Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện theo trình tự + Trường hợp này ít xảy ra ở giàn. 2. Máy bơm không có lưu lượng. - Do chiều quay của rôto không đúng. - Do động cơ điện không đạt được tốc độ cần thiết (2950v/phút). - Do áp lực đường bơm quá cao, hơn mức cột áp cho phép đối với bơm. - Có khí ở đường hút hoặc trong vỏ bơm. - Có sự lọt khí qua chỗ hở ở đường hút hoặc qua bộ phận làm kín trục. - Do kênh dẫn của bánh công tác và vỏ bị lệch hoặc do phin lọc ở đường hút bị bẩn, tắc. - Không cung cấp đủ chất lỏng công tác cho đường hút do dầu đông đặc ở đường hút hoặc do kẹt van chặn đầu vào… - Do độ cao đường hút quá lớn hoặc cột áp đầu vào quá nhỏ, dầu không vào được. + Kiểm tra và đảo lại chiều quay của động cơ điện. + Kiểm tra và sửa chữa động cơ hoặc thay thế + Cần kiểm tra lại sơ đồ công nghệ và chế độ làm việc của bơm để điều chỉnh cho thích ứng với các đặc tính kỹ thuật của bơm. + Xả khí, gaz và làm đầy chất lỏng cho bơm + Làm kín các bề mặt lắp ghép trên đường hút và đảm bảo độ kín cho trục roto ở các đầu ra. + Làm sạch kênh dẫn và phin lọc. + Làm nóng để tan dầu đông ở đường hút, kiểm tra van chặn đầu vào làm đầy chất lỏng công tác cho bơm. + Kiểm tra sức cản thủy lực ở đường hút và mực chất lỏng trong bình, làm cho chúng phù hợp với thiết kế. +Trường hợp này ít xảy ra. +Thông thường nên điều chỉnh thời gian bơm để giảm sự tập trung làm tăng áp trên đường vận chuyển dầu. + Trường hợp này ít xảy ra ở giàn 3- Máy bơm không đạt áp suất yêu cầu - Do chiều quay của roto không đúng, hoặc do động cơ không đạt tốc độ yêu cầu - Có sự hiện diện của khí và ga trongchất lỏng công tác. - Do các vành làm kín bị mòn nhiều, do các bánh công tác bị hư hỏng, nứt vỡ…. - Bị tắc một phần kênh dẫn của bánh công tác hoặc vỏ - Độ nhớt của chất lỏng công tác không tương ứng với giá trị đã nêu trong thiết kế. - Đường kính bánh công tác nhỏ hơn mức cần thiết. + Kiểm tra lại động cơ điện + Kiểm tra và đảm bảo độ kín ở các bề mặt lắp ghép ở đường hút và cụm làm kín trục + Thay thế các chi tiết bị mòn, hỏng bằng các chi tiết mới + Làm sạch kênh dẫn + Kiểm tra lại độ nhớt của chất lỏng công tác + Thay thế bằng các bánh công tác có đường kính lớn hơn . + Trường hợp này ít xảy ra ở trên giàn. 4- Máy bơm đòi hỏi công suất tải lớn. - Tần số quay lớn hơn mức tính toán . - Áp suất làm việc nhỏ hơn, còn lưu lượng thì lớn hơn quy định của thiết kế (tức là máy bơm làm việc trong vùng đặc tính có tổn thất năng lượng lớn). - Khối lượng riêng hoặc độ nhớt của chất lỏng công tác quá lớn - Có sự hư hỏng cơ khí các chi tiết của bơm hoặc động cơ điện. - Cơ cấu ép salnhic bị siết quá chặt. + Kiểm tra lại động cơ điện + Điều chỉnh bằng cách đóng bớt van chặn ở trên đường ra của bơm. + Kiểm tra các thông số tương ứng (độ nhơt, khối lượng riêng) của chất lỏng công tác. + Thay thế các chi tiết bị hư hỏng + Nới lỏng bớt cơ cấu ép . + Trường hợp ít xảy ra. + Trường hợp này cần xử lý chất lỏng công tác bằng các biện pháp công nghệ. 5- Có sự va đập và tiếng ồn khi làm việc - Có hiện tượng xâm thực khí - Có sự sai lệch độ đồng tâm giữa trục bơm và trục động cơ. - Các vòng bi (của bơm hoặc đ/c) bị mòn, rỗ hoặc bị rỉ , trục bị cong. - Độ cứng vững của dầm, sàn chưa đủ. - Độ siết chặt các bulông dầm sàn và các chi tiết đỡ, kẹp chặt các đường ống chính không đảm bảo. - Sự cân bằng của roto và các bánh công tác kém. - Lưu lượng bơm nhỏ hơn giới hạn dưới cho phép, hoặc nhỏ hơn 10% lưu lượng tối ưu. + Thay đổi chế độ làm việc bằng cách đóng bớt van chặn đường ra để giảm lưu lượng, hoặc tăng mức chất lỏng công tác ở đầu vào. + Kiểm tra và điều chỉnh lại độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp. + Thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng. + Thay đổi kết cấu của dầm, sàn hoặc tăng khối lượng của dầm lên. + Siết chặt lại các bu lông tương ứng. + Cân bằng lại roto và các bánh công tác. + Tăng lưu lượng lên. + Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với bơm ly tâm cần đặc biệt chú ý. + Ở giàn, có thể tăng độ cứng vững của sàn công tác lên (bằng cách hàn thêm các gân chịu lực) 6- Các vòng bi của bơm bị nóng quá mức dẫn đến nhanh hư hỏng - Do áp lực ở đầu vào tăng dẫn đến tăng lực dọc trục. - Có sự sai lệch lớn độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp - Do siết chặt quá mức các gối tựa theo phương dọc trục. - Lượng dầu bôi trơn không đảm bảo do kẹt vòng hắt dầu hoặc do hết dầu bôi trơn - Làm mát không đủ. - Chủng loại dầu bôi trơn không phù hợp. - Trong dầu bôi trơn có nước hoặc cặn bẩn + Hạ thấp áp suất ở đầu vào theo đúng thiết kế . + Căn chỉnh lại độ đồng tâm của tổ hợp + Giảm sự siết chặt dọc trục bằng cách đặt thêm các tấm căn đệm hoặc mài rà làm trơn các chi tiết của cụm vòng bi. + Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn, kiểm tra vòng hắt dầu. + Tăng thêm lượng nước làm mát vào khoang vỏ của gối đỡ các vòng bi. + Thay thế dầu bôi trơn đúng yêu cầu đề ra. + Xả hết nhớt cũ, rửa sạch khoang chứa nhớt sau đó thay dầu mới. 7 - Bộ phận Salnhic làm kín trục bị nóng quá mức. - Do áp lực chất lỏng ở phía trước khoang làm kín trục cao quá mức cho phép. - Do siết quá chặt bộ phận ép Salnhic - Sự làm mát cụm salnhic không đủ - Có sự ma sát của bộ phận ép salnhic vào trục + Giảm áp lực ở đầu vào của bơm đến mức qui định, hoặc kiểm tra thông rửa ống giảm tải(22) để cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín phía áp suất cao với áp suất ở đầu vào. + Giảm bớt (nới lỏng) lực ép salnhic. + Tăng lưu lượng nước làm mát + Loại bỏ sự ma sát này. 8- Rò rỉ chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục - Do salnhic bị mòn nhiều. - Do áp lực của dung dịch làm kín thấp. - Độ đảo của các bề mặt làm kín của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu quá lớn - Bề mặt ống lót bảo vệ trục chưa đạt đủ độ bóng cần thiết. + Thay salnhic mới. + Tăng áp suất chất lỏng làm kín bằng cách điều chỉnh bộ điều áp Visai. + Loại trừ độ đảo. + Đánh bóng lại bề mặt ống lót. + Trường hợp này ở dạng làm kín kiểu salnhic dây quấn. 3.3.4. Lắp ráp bơm: - Sau khi đã sửa chữa, phục hồi các chi tiết bị hư hỏng hoặc thay mới chúng, việc lắp ráp bơm được tiến hành phù hợp với những yêu cầu sau: Việc lắp ráp bơm phải được tiến hành ở trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tuân thủ trình tự quy trình công nghệ lắp ráp đã được phê duyệt. Tất cả các chi tiết và bộ phận (đơn vị) lắp ráp phải được làm sạch sẽ cẩn thận và phải có sự giám sát và nghiệm thu của bộ phận OTK của xí nghiệp sửa chữa. Bơm đã qua sửa chữa phải đảm bảo đúng kết cấu yêu cầu và các điều kiện kỹ thuật của “Quy phạm kỹ thuật về việc sửa chữa máy bơm HΠC 65/35 – 500”, cũng như phải đảm bảo đúng các đặc tính kỹ thuật đã nêu ở phần 2. - Quy trình lắp ráp bơm như sau: Việc lắp ráp bơm được tiến hành theo trình tự ngược lại với khi tháo. Các chi tiết để tiến hành việc lắp ráp không được có khuyết tật, bavia hoặc bị gỉ sét. Trước khi lắp ráp phải tiến hành làm sạch và rửa chúng trong dung dịch dầu Xola hoặc dầu hoả, sau đó phủ bằng mỡ bôi trơn. Phải đặc biệt chú ý kiểm tra cẩn thận chi tiết trục. Các vòng đệm, gioăng làm kín bị mòn hỏng cần phải được thay thế. Khi lắp ráp Rôto với các chi tiết mới, cần phải tiến hành kiểm tra độ đảo của các bề mặt làm kín, bề mặt lắp ghép và sự cân bằng động của Rôto. Rôtô được lắp ráp để cân bằng động không có các khoang ngăn giữa các phân đoạn (các cấp). Sau khi cân bằng động, vị trí tương ứng của các chi tiết được đánh dấu bằng các vạch chuẩn, sau đó Rôto được tháo ra và được đưa vào lắp ráp cùng với các khoang ngăn nói trên. Khi lắp ráp máy bơm với các cụm hoặc các chi tiết (thay thế) mới, cần phải kiểm tra khe hở của Rôtô và điều chỉnh chúng bằng cách điều chỉnh độ dày của các vòng đệm sao cho phù hợp với sai số tính toán cho phép. Việc lắp ghép nửa thân vỏ trên và dưới được định vị chính xác nhờ các chốt côn. Sau khi lắp vòng đệm vào dưới các đai ốc mũ rồi tiến hành xiết sơ bộ chúng một cách đều đặn từ vị trí giữa rồi đến vị trí trên các đường chéo từ cả hai phía. Khi đặt Rôtô cùng các cụm chi tiết vào thân vỏ dưới cũng như khi hạ phần nửa thân vỏ trên vào vị trí phải đặc biệt cẩn thận chú ý để tránh làm hỏng các gioăng cao su của các vòng đệm làm kín. Vị trí tương ứng của Rôto đối với phần thân vỏ của bơm được định vị bởi các chốt côn bố trí ở nửa dưới của vỏ bơm và vỏ của khoang chứa các ổ bi. Khi lắp ráp Rôto cần phải đảm bảo độ đồng tâm tương ứng của bộ phận làm kín khe hở (giữa các khoang công tác) và các khoang chứa Salnhic sao cho có thể quay Rôtô được dễ dàng bằng tay. Trong trường hợp ngược lại, cần phải điều chỉnh lại vị trí của nó bằng các vít điều chỉnh, sau đó chốt lại. Nếu việc quay Rôto bằng tay vẫn còn gặp khó khăn, tức là các gối đỡ vòng bi bị siết quá chặt theo phương dọc trục, hoặc các bánh công tác, hoặc các vành làm kín bị cọ sát vào thành của các khoang ngăn, hoặc có sự ma sát ở chỗ các bề mặt làm kín tiếp xúc. Sau khi lắp bơm xong, tiến hành quay thử trục bằng bộ khoá chuyên dụng sao cho mômen xoắn đạt được không lớn hơn 3kg lực/1m. Chú ý khi tháo cũng như khi lắp ráp bơm tuyệt đối không được dùng búa hoặc các vật kim loại đập trực tiếp lên các chi tiết của máy bơm. Việc tháo lắp, điều chỉnh các bộ phận làm kín kiểu mặt đầu được tiến hành theo hướng dẫn riêng về lắp ráp và sử dụng chúng. - Biểu đồ lắp ráp bơm HΠC 65/35 – 500 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2. Biểu đồ lắp ghép máy bơm HΠC 65/35 – 500 BIỂU ĐỒ LẮP GHÉP N0 Vị trí Cụm LG Sản phẩm: Bơm HΠC 65/35 – 500 Tên gọi cácchi tiết lắp ghép Số chi tiết Các kích thước, khe hở, độ dôi (mm) Theo bản vẽ Cho phép không cần sửa chữa Kích thước Độ hở (+) Độ dôi (-) Độ hở (+) Độ dôi (-) Các KT nối ghép với các CT Mới Đã qua sử dụng 1 2 3 4 5 6 7 8 1 - Khớp nối - Trục d/4 65/35-500-11 65H7(+0,050) +0,095 65js6 - 0,095 + 0,04 + 0,05 65,04 64,08 65,02 65,00 2 - Vỏ gối đỡ vòng bi. - Nắp chặn d/4 d/4 180H9(+0,09) -0,060 180e9 - 0,165 + 0,25 + 0,30 180,14 179,79 180,12 179,81 3 - Vỏ gối đỡ vòng bi. - Vòng bi d/4 180H7(+0,040) 180Cn (-0,025) + 0,07 + 0,08 180,05 179,96 180,03 179,98 4 - Vòng bi - Trục 65/35-500-1.1 70(+0,030) +0,0095 70js6 - 0,0095 + 0,04 + 0,05 70,04 69,98 70,02 69,99 5 - Vỏ bơm - Khoang chứa Salnhic 65/35-500-8cd 220H7 (+0,045) 220h6 (-0,09) + 0,08 + 0,09 220,06 219,96 220,04 219,98 6 - Khoang chứa Salnhic - Ống lót 65/35-50-16cd 65/35-50-2 115H8(+0,94) +0,198 115 u8 - 0,144 - 0,09 - 0,08 115,06 115,13 - - 7 - Ống lót trục - Trục 65/35-500-1.3 65/35-500-1.1 80H7 (+0,03) 80h6 (-0,09) + 0,05 + 0,06 80,04 79,97 80,02 79,99 918.00.000 14 1 2 3 4 5 6 7 8 8 -Ống lót khoang chứa salnhic - Ống lót trục 65/35-500-2 65/35-500-13 98H9(+0,037) 97,4h8 (- 0,054) + 0,69 + 0,83 98,18 97,21 98,16 97,23 9 - Khoang cửa vào cấp 1 - Vòng làm kín cấp 1 65/35-500-3 65/35-500-4 165H7(+0,04) 165 h6 (- 0,025) + 0,07 + 0,08 165,06 164,96 165,04 164,98 10 - Vòng làm kín cấp 1 - Bánh công tác cấp 1 65/35-500-4 65/35-500-14 150H7(+0,04) 149,5h6(-0,025) + 0,07 + 0,08 150,55 149,96 150,53 149,98 11 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 1 65/35-500-8cd 65/35-500-3 320 +0,07 +0,14 320G6 - 0,018 -0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 12 - Bánh công tác cấp 1. - Trục bơm 65/35-500-1.4 65/35-500-1.1 85H7 (+0,035) 85h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 13 - Vỏ bơm - Bộ phận dẫn hướng 65/35-500-8cd 65/35-500-4.1 320 + 0,07 + 0,14 320g6 - 0,018 - 0,054 + 0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 14 - Vòng làm kín - Bánh công tác cấp 1. 65/35-500-8 65/35-500-1.4cd 105H7 (+0,087) 104,5h6(0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 15 - Bộ phận dẫn hướng 65/35-500-4.1 65/35-500-8 120H7 (+0,035) 120h6 (-0,022) + 0,06 + 0,07 120,05 119,97 120,03 119,99 16 - Vòng làm kín - Bánh công tác bên trái 65/35-500-6 65/35-500-15 140H7 (+0,04) 139,5h6 (-0,025) + 0,06 + 0,07 140,17 139,34 140,15 139,36 17 - Vòng làm kín - Bánh công tác bên trái 65/35-500-8 65/35-500-1.5 105H7 (+0,087) 104,5h6 (-0,022) + 0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 918.00.000 15 1 2 3 4 5 6 7 8 18 - Bánh công tác bên trái - Trục 65/35-500-1.5 65/35-500-1.1 85H7 (+0,035) 85h6 (-0,022) +0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 19 - Ống lót trục giữa - Trục 65/35-500-1.7 65/35-500-1.1 90H7(+0,035) 90 h6 (-0,022) +0,06 + 0,07 90,05 89,97 90,03 89,99 20 - Bánh công tác bên phải. - Trục 65/35-500-1.5 65/35-500-11 85H7(+0,035) 85h6(-0,022) +0,06 + 0,07 85,05 84,97 85,03 84,99 21 - Ống lót đầu trục - Trục 65/35-500-1.9 65/35-500-11 80H7 ( +0,03) 80H6 (-0,019) +0,05 + 0,06 80,04 79,97 80,02 79,99 22 - Ống lót làm kín - Ống lót giữa 65/35-500-18 65/35-500-1.7 105H7 (+0,087) 104,6h6 (-0,022) +0,51 + 0,61 105,19 104,48 105,17 104,50 23 - Khoang cửa ra cấp 4. - Ống lót làm kín 65/35-500cd 65/35-500-18 130H7 (+0,03) 130h6 (- 0,025) +0,06 + 0,07 130,05 129,96 130,03 129,98 24 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cd 65/35-500-14 320 +0,07 +0,14 320g6 - 0,018 - 0,054 +0,19 + 0,23 320,18 319,91 320,16 319,93 25 - Vòng làm kín - Bánh CT bên phải 65/35-500-8 65/35-1.5 105H7 (+0,087) 104,5h6 (-0,022) +0,61 + 0,73 105,21 104,36 105,19 104,38 26 - Ống lót làm kín - Ống lót đầu trục 65/35-500-17cd 65/35-500-1.9 105H7 (+0,087) 104,6h6 (-0,22) +0,51 + 0,61 105,19 104,48 105,17 104,50 27 - Khoangcửa vào cấp 5. - Ống lót làm kín 65/35-500-14 65/35-500-1.7cd 130H7 (+0,04) 130h6 (-0,025) +0,07 + 0,08 130,06 129,96 130,04 129,98 28 - Vỏ bơm - Khoang cửa vào cấp 5 65/35-500-8cd 65/35-500-14 220H7 (+0,04) 220j6 -0,025 -0,096 +0,14 + 0,160 220,06 219,89 130,04 219,91 29 -Khoang chứa Salnhic - Ống lót 65/35-500-16cd 65/35-500-15 115H8 (+0,04) 115u8 +0,198 +0,144 -0,09 - 0,08 115,06 115,13 - - 918.00.000 16 3.3.5. Thử nghiệm kiểm tra và tiến hành nghiệm thu bơm sau khi sửa chữa: * Máy bơm đã qua sửa chữa phải có sự xác nhận nghiệm thu của bộ phận OTK của Xí nghiệp sửa chữa về kết quả kiểm tra bên ngoài, kiểm tra quy trình lắp ráp và chất lượng của việc sửa chữa, hiệu chỉnh. * Không tiến hành thử nghiệm kiểm tra bơm trên bộ gá chuyên dụng dùng để tháo lắp bơm. Việc nghiệm thu kiểm tra được thực hiện trên bệ thử (điều kiện tương tự nơi làm việc của bơm) ngay ở lần thử đầu tiên. Khi khởi động đưa bơm vào chế độ làm việc nên có mặt của đại diện bộ phận sửa chữa. * Tất cả các khuyết tật, hư hỏng được phát hiện trong quá trình nghiệm thu phải được loại trừ. Sau đó bơm phải được đưa vào kiểm tra, nghiệm thu lại. * Các kết quả kiểm tra, nghiệm thu phải được thể hiện thành biên bản và được đưa vào lý lịch của máy bơm. KẾT LUẬN Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, với việc thu thập tài liệu, vận dụng những kiến thức đã học, đồng thời được sự hướng dẫn, kiểm tra tận tình, chu đáo của thầy giáo Vũ Nam Ngạn cùng với sự nỗ lực của bản thân nay em đã hoàn thành bản đồ án với đề tài: “Nghiên cứu, tính toán, kiểm tra, thiết kế máy bơm vận chuyển dầu HC 65/35 – 500”. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài em đã có thêm nhiều kiến thức về bơm vận chuyển dầu, từ khâu tính toán, thiết kế đến công tác kiểm tra, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng tuổi thọ cho bơm Do khả năng còn hạn chế, quá trình thực tập sản xuất chưa nhiều nên mặc dù đã rất cố gắng song bản đồ án chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Một lần nữa em xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy giáo trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình đặc biệt là thầy giáo Vũ Nam Ngạn đã hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian em làm đồ án. Hà Nội, tháng 6 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Tiến Phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 2 + 3 + IN.doc
  • dwgBAN SO 1.dwg
  • dwgBAN SO 2.dwg
  • dwgBAN SO 5.dwg
  • dwgBAN SO 6.dwg
  • dwgBAN SO 7 A0.dwg
  • dwgBAN SO 8.dwg
  • vsdDrawing1.vsd
  • vsdDrawing2.vsd
  • docMCLC~1.DOC
  • docPHLC~1.DOC
Luận văn liên quan